Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

Mỹ sẵn sàng hải chiến với Trung Quốc, bắt đầu gióng trống trận

Thống soái
Mỹ sẵn sàng hải chiến với Trung Quốc, bắt đầu gióng trống trận

Đăng Bởi Một Thế Giới - 11:46 31-05-2015


Tuần dương hạm Shiloh

Tiếng trống trận ở chân trời xa đang dần to khắp Biển Đông, khi Mỹ sẵn sàng hải chiến với TQ, tuyên bố quyết tâm ngăn chặn Trung Quốc độc chiếm hầu như toàn bộ Biển Đông.

Trong khi Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter đến Singapore dự Đối thoại Shangri-la, nói hải quân Mỹ sẽ đưa tàu chiến và máy bay đến bất kỳ nơi nào họ muốn trong hải phận quốc tế, tuần dương hạm Shiloh CG-67cũng cập cảng Vịnh Subic lịch sử ở tây bắc Manila (Philippines) sáng 30.5.
Sứ quán Mỹ ở Manila ra tuyên bố chuyến thăm của Shiloh trong chương trình tuần tra Thái Bình Dương của Hạm đội 7, và nó có khả năng xử lý những đe dọa từ trên không, trên biển và gần bờ.
Shiloh còn có thể sử dụng 2 trực thăng đa năng SH-60 Seahawk vào chiến tranh chống tàu ngầm, có 360 thủy thủ gồm 31 người Mỹ gốc Philippines sẽ giao lưu. Shiloh được đặt theo tên một trận đánh của Nội chiến Mỹ, đóng xong ngày 18.7.1992, thuộc lớp Ticonderoga có trang bị tên lửa điều khiển. Tàu này có Hạm trưởng Kurush Morris và trú đóng tại Yokosuka (Nhật Bản).
Tuyên bố cứng rắn của ông Carter tại hội nghị an ninh châu Á, cùng việc chiếc Shiloh ghé Vịnh Subic-căn cứ hải quân Mỹ lớn nhất trước khi Mỹ phải rút đi hồi hơn 20 năm trước là những tín hiệu Mỹ sẵn sàng hải chiến với TQ, dù ông Carter bắt đầu bài diễn thuyết rằng “Chúng tôi muốn có một giải pháp cho tất cả các tranh chấp”.
Các chuyên gia đều cho rằng tình hình Biển Đông sôi sục, có thể bùng nổ xung đột quân sự Mỹ-Trung xung quanh quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi TQ đã bồi đắp thêm 600 hectare đất để xây căn cứ, đường băng trên các đảo nhân tạo mà họ xây trái phép.
Theo Forbes, các chương trình tin tức truyền hình Philippines cùng những nước khác đều chiếu hình ảnh TQ đang xây các căn cứ, đường băng đủ dài cho bất kỳ loại máy bay nào.
Hiện tiếng súng chưa nổ, nhưng ông Carter kỳ vọng cuộc giao lưu của các lãnh đạo quân sự châu Á ở Singapore sẽ có một bộ quy tắc ứng xử, giúp thống nhất cả 10 nước thành viên Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) ủng hộ một yêu cầu tự do hàng hàng hải và giải pháp hòa bình cho mọi tranh chấp.

Tuần dương hạm Shiloh thả neo
Dù vậy, nỗi quan ngại một cuộc xung đột quân sự ngày càng tăng, khi máy bay tuần tra biển P-8 Poseidon của hải quân Mỹ bay giám sát một đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa, nhằm thách thức TQ vốn ngang ngược nói là không phận lãnh thổ của họ, và họ có quyền xây dựng trên các đảo nhân tạo.

Việc TQ cải tạo đất ồ ạt trên Biển Đông đã khiến các nước láng giềng cùng Mỹ phải cảnh giác về những tham vọng quân sự của TQ ở vùng biển này. Hình ảnh vệ tinh chụp được bãi đáp trực thăng và đường băng, rõ ràng là để phục vụ mục đích, ý đồ quân sự. Song Bắc Kinh chưa bao giờ thừa nhận các công trình này phục vụ quân sự, nói việc xây đảo nhân tạo “cũng giống như xây nhà cửa, cầu đường, mở nông trại v.v….” và TQ đe doạ “sẽ có phản ứng cần thiết” với các chuyến bay tuần tra trên Biển Đông của Mỹ.
TQ còn khẳng định “sẽ bảo vệ lãnh hải” và chỉ trích các nước làng giềng “khiêu khích ở các đảo và bãi đá của TQ” !
Trong cuộc trả lời phỏng vấn của báo The Wall Street Journal hôm 29.5, Đại sứ TQ Thôi Thiên Khải tại Mỹ nói: “Chúng tôi phải bảo vệ cơ sở hạ tầng trên các đảo và bãi đá” trong khi xây dựng là “để tự vệ, không phải để tấn công các nước khác”. Ông cũng cảnh cáo “Mỹ âm mưu tái diễn Chiến tranh Lạnh ở châu Á”.
Chuyến thăm Vịnh Subic của tàu chiến Shiloh cho thấy sự điều phối thân cận giữa Mỹ với Philippines trong việc phòng thủ Biển Đông.
Các quan chức Mỹ nói sau chuyến thăm, Shiloh sẽ lại lên đường sau khi tiếp nhiên liệu và lương thực.
Câu hỏi đặt ra là Shiloh, đi cùng các tàu chiến khác gồm khu trục hạm và có lẽ cả tàu ngầm-sẽ đến gần các đảo nhân tạo của TQ hay không. Nếu có, nhiều khả năng là TQ sẽ lại đòi các tàu này phải lui ra xa. Và rất có thể sẽ có va chạm, bùng lên một trận hải chiến trên Biển Đông giữa Mỹ-TQ...
Bảo Vĩnh (theo Forbes) 
Tướng 2 sao
Thế chiến thứ III sẽ xảy ra trên Biển Đông

Luật sư người Mỹ gốc Hoa Gordon G. Chang (Trương Gia Đôn) là một chuyên gia về Trung Quốc, tác giả cuốn sách “Trung Quốc sắp sụp đổ” (2001). Chang luôn kiên trì với dự đoán “Trung Quốc sụp đổ” của mình và vẫn thường bị báo chí Trung Quốc đưa ra chế giễu. Mới đây ông đã dự đoán - “Biển Đông sẽ trở thành khu vực tiếp theo bùng phát đối đầu quân sự nghiêm trọng”.

“Từ nay đến khi Mỹ tung ra những hành động mạnh mẽ hơn có lẽ không còn xa nữa. Đó là điều mà Washington phải làm, bởi Trung Quốc đã xâm phạm đến những lợi ích của Mỹ (tại châu Á-Thái Bình Dương )” - ông Chang nhận xét.

Thời báo Hoàn Cầu “tố”, trong bài phát biểu hôm 27/5 tại Viện Brookings (Mỹ), phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã “lôi Trung Quốc vào vấn đề Ukraine”.

“Vấn đề Ukraine có liên quan tới phòng thủ tập thể, cũng như năng lực đối đầu với xâm lược (tức việc Mỹ cáo buộc Nga ‘xâm lược’ Ukraine – PV) của Mỹ.

Trong khi đó, Trung Quốc cũng sẽ quan tâm chặt chẽ đến tình hình Ukraine. Bọn họ muốn học tập kinh nghiệm từ đây” – ông Biden cho biết.

Nghị sĩ Michael Turner thì phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban quân sự Hạ viện Mỹ dự đoán - “Trung Quốc có khả năng dùng vũ lực giải quyết mâu thuẫn với các quốc gia láng giềng ở Biển Đông và biển Hoa Đông”.

Đối với thái độ cứng rắn của Mỹ trên Biển Đông thời gian gần đây, Trung Quốc cũng tỏ ra không hề kém cạnh và luôn ngang ngược tuyên bố “sẽ không dừng các hoạt động xây dựng phi pháp tại các đảo đá ở Biển Đông”.

Tờ Washington Post hôm 27/5 bình luận, hành động của Mỹ là để “đối phó với sự bành trướng trên biển của Bắc Kinh” và tái khẳng định, máy bay Mỹ “hoàn toàn hợp pháp và đúng đắn” khi tiếp cận không phận các đảo đá bị Trung Quốc xâm chiếm phi pháp trên Biển Đông.

Tờ báo Mỹ bình luận, Trung Quốc đang ngày càng tỏ ra vội vã trong việc thiết lập bá quyền ở khu vực, nhưng Bắc Kinh cũng không dám quá mạo hiểm và vẫn mong tránh được xung đột với Mỹ cũng như các bên liên quan.

Trước đây, mỗi khi những biện pháp “ỷ lớn bắt nạt bé” của Trung Quốc vấp phải sự phản đối quyết liệt từ các nước láng giềng, Bắc Kinh đều bị buộc phải “rút lui chiến thuật”.

Vì vậy, Washington Post cho rằng, Mỹ và đồng minh nên liên kết chặt chẽ để giáng đòn vào “thành trì cát” mà Trung Quốc đang ra sức xây cất một cách phi pháp trên Biển Đông.

Nguồn SH

Tướng 2 sao
Đệ Tam Thế Chiến



Về phía Mỹ,liên tục nghiên cứu phát triển vũ khí để lúc nào cũng vượt trội một hay nhiều bậc so với Nga,Trung Cộng nhằm mục đích răn đe, tuy là một lẽ,nhưng mục đích ấy cũng có giới hạn,khi Nga,Trung cộng tỏ ra sẵn sàng, hay giả bộ sẵn sàng, lâm chiến. Nếu mục đích răn đe do "trên cơ" hẳn, không đạt, thì nổ lực phát triển vũ khí phải dẹp qua một bên,mà buộc phải chuyển sang mục đích tối hậu : tiên hạ thủ vi cường,tức đánh phủ đầu, cho Nga Tàu gục ngay ở nhát đầu tiên. Xét theo hướng ấy, thì khả năng đệ tam thế chiến là rất cao. Nhất là khi các đòn phép kinh tế, ngoại giao đã tỏ ra không có kết quả.

Về phía Nga,Tàu, nhất là Tàu, quê hương của Binh pháp Tôn Tử mà các trường võ bị lừng danh thế giới, kể cả West Point đều bắt buộc sinh viên sĩ quan phải thuộc như cháo, thì họ luôn có lòng tự tôn là đệ tử chân truyền của ông cố nội Tôn Tử của họ,mà xem trình độ võ thuật của Mỹ, Âu châu bằng nửa con mắt.Rằng trên chiến trường, một cao thủ có thể dùng một thanh kiếm tre/gỗ để hạ một đối phương dùng một thanh kiếm sắt,nhưng trình độ võ thuật kém xa. Xét theo hướng ấy, Nga Tàu tuy biết trình độ vũ khí kém Mỹ một bậc,nhưng cũng tự tin khai chiến với Mỹ, và do đó, khả năng đệ tam thế chiến cũng rất cao.

Ngũ giác đài hẳn nhiên phải sẵn sàng khả năng ra tay cùng một lúc với cả Nga và Tàu,không đợi Nga Tàu liên kết đánh mình.Nhất là khi các ý niệm chủ chốt của binh pháp Tôn Tử "hư hư thực thực", "dương đông kích tây" không còn là độc quyền kiến thức võ thuật của Tàu.

Xét theo chu kỳ ,đệ nhất thế chiến cách đệ nhị thế chiến khoảng 20 năm.Từ đệ nhị thế chiến đến nay cũng chừng 70 năm,đã quá lâu để đệ tam thế chiến KHÔNG xảy ra.

Xét theo lịch sử nhân loại,chiến tranh và hòa bình liên tục xen kẻ xảy ra,70 năm thế chiến không xảy ra là một thời gian quá lâu,và đủ lâu.

Mức độ hủy diệt,tàn phá của đệ tam thế chiến không đủ để Bộ chỉ huy Mỹ,Nga,Tàu chùng tay.Vì Lịch sử phải bước những BƯỚC ĐI CẦN THIẾT của nó,khi mà thế giới đã trở nên quá chật chội với trình độ phát triển ngày nay.Hai quả bom nguyên tử ở Nhật ,mặc cho mức độ tàn phá khủng khiếp của chúng,không đủ cho Truman chùng tay,vì cơn điên loạn của quân phiệt Nhật phải chấm dứt,là một sự CẦN THIẾT. Mỹ sẽ không để cho cơn điên loạn ,ngang ngược,tai họa cho nhân loại của Tàu loang ra nữa,trước khi quá trễ.Ngược lại,bộ chỉ huy Tàu cộng cũng không thể dừng lại, khi mà lẽ sống của họ là phải luôn luôn có một kẻ thù để dễ huy động quyền lực nội bộ,lẫn triệt hạ các tiếng nói đối lập cũng ngay trong nội bộ ,và cũng để đánh hỏa mù ,khỏa lấp các khuyết tật mãn tính,vô phương cứu chữa của chế độ "xã hội chủ nghĩa" (hố phân cách giàu nghèo,tàn phá môi trường,tham nhũng,sứ quân...).

Tôi không muốn,cũng không ai muốn đệ tam thế chiến,nhưng nếu đệ tam thế chiến xảy ra bởi các lẽ trên ,thì đối với ba phần tư nhân loại đang sống cùng khổ,trong đó có đa số dân Việt chúng ta,dân Tàu,dân Nga,dân Bắc Hàn...,cuộc thế chiến sắp xảy ra cũng không đau khổ hơn kiếp sống bế tắc của họ ,là mấy.Nói cách khác,đối với ba phần tư nhân loại hiện nay,đệ tam thế chiến có thể là một cơ hội đáng quí ,để xóa bàn cờ bế tắc,sắp lại một ván cờ khác !Một điều chắc chắn,sau cuộc đệ tam thế chiến,trình độ tiến hóa của nhân loại sẽ cao hơn hẳn hiện nay,những băng đảng giang hồ đội lốt chính trị,miệng thì nói dóc "nhân dân",tay thì ăn cắp tham nhũng,hay cầm vũ khí ngoại bang mà xúi giục anh em giết nhau... sẽ không còn ai nghe chúng nữa .

05/30/2015

Lộc Nguyễn
  
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34209

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét