Thêm một cái Tết nhớ VN, ơi “những đợt sóng” ngầm!
http://youtu.be/demrVS286Mk
Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) - Cuối năm chuẩn bị đón giao thừa, khi bên ngoài tuyết vẫn chưa tan. Muốn nhắm mắt lại và không nghĩ gì cả, nhưng thời khắc này không thể không nhẩm tính bao nhiêu mùa xuân, bao nhiêu cái Tết xa nhà, xa Việt Nam đã đi qua. Thời gian của những người bạn trong tù thì còn dài biết mấy, và giờ này các bạn ấy đang nghĩ gì với khoảng trống chơ vơ không Tết? Còn chúng ta cũng đang nghĩ gì, khi đêm trên quê hương Việt Nam vẫn tối như đêm 30?
Nguyễn Thị Thanh Bình (Danlambao) - Cuối năm chuẩn bị đón giao thừa, khi bên ngoài tuyết vẫn chưa tan. Muốn nhắm mắt lại và không nghĩ gì cả, nhưng thời khắc này không thể không nhẩm tính bao nhiêu mùa xuân, bao nhiêu cái Tết xa nhà, xa Việt Nam đã đi qua. Thời gian của những người bạn trong tù thì còn dài biết mấy, và giờ này các bạn ấy đang nghĩ gì với khoảng trống chơ vơ không Tết? Còn chúng ta cũng đang nghĩ gì, khi đêm trên quê hương Việt Nam vẫn tối như đêm 30?
Đi tìm một chút nhạc Xuân cho lòng đỡ hanh hao buồn tủi, lại đụng ngay
một đoạn nhật ký rời, à mà không, một truyện ngắn thì đúng hơn. Cũng tốt
thôi, vì cái “audio book” nhỏ nhoi này có chứa một giọng hát nhừa nhựa,
khàn đục, quyến rũ của ca sĩ Thùy Dương, do cố nhà văn Nguyễn Xuân
Hoàng thực hiện.
Vậy là có cơ may quên đi mấy nỗi bực tức về cái chương trình có tên đẹp
mỹ miều: Xuân Quê Hương, với một vài ca sĩ của Thúy Nga được quảng cáo
rùm beng. Hết ông Nguyễn Bắc Sơn rồi bây giờ đến ông Vũ Hồng Nam mời mọc
cái bánh vẽ Nghị Quyết 36.
12 tỷ đô của khúc ruột ngàn dặm mỗi năm, nhất là vào dịp Tết vốn là
truyền thống quy cố hương của đồng bào chúng ta, có lẽ đã đến lúc BCT
không cẩn múa võ mồm ba chuyện đại đoàn kết dân tộc, mà hãy để cho chính
đồng bào ruột thịt của dân tộc vốn yêu thương đùm bọc nhau tự lo liệu
lấy. Nói một cách khác, chúng ta không cần những nghị quyết ban ra với
một ý đồ ve vãn hội nhập quốc tế, khi trên thực tế vẫn còn danh sách đen
hàng trăm nhà từ thiện, giáo sư trí thức, doanh nhân chuyên gia… không
được phép nhập cảnh hàng năm, với lý do mập mờ: “Chúng tôi không hoan
nghênh các anh chị.” Hoặc: “Lệnh từ trên xuống, chúng tôi không biết”.
Chúng ta là những đứa con thân yêu của mẹ Việt Nam, chứ không phải là
những đứa con hoang lầm lỗi trong kinh thánh, mà khi trở về lại nhà mình
lại bị họ bắt bẻ, trù dập.
Mà họ không biết cũng phải, chủ trương và chính sách của nhà nước đưa ra
chỉ có trời mới biết. Sắc màu của loài tắc kè biến dạng.
Nói thật với số tiền hối suất 12 tỉ đô hàng năm hẳn nhiên đã cứu vãn
tình trạng kinh tế bết bát của Việt Nam, dưới chế độ thối nát này, tuy
nhiên điều đau lòng phí phạm nhất vẫn là con số 400 ngàn chất xám ở hải
ngoại, đã hoàn toàn bị chặt đứt cơ hội để trở về giúp đất nước được phát
triển. Khi mà chính Thủ Tướng Lý Quang Diệu của một Singapore đã chuyển
mình phải buột miệng: “Nếu có vị trí số 1 ở Đông Nam Á, thì đó phải là
Việt Nam mới xứng đáng. Bởi so sánh về địa chính trị, tài nguyên, con
người thì Việt Nam không thể xếp sau nước nào trong khu vực.”
Cuối năm ngồi tính sổ “nợ nước”, thật tình chúng ta thấy kiểm điểm được
một vài hướng đi khá ngoạn mục của tuổi trẻ và sự hỗ trợ của trí thức.
Tất cả hệt như những đợt sóng ngầm đang chuyển động dưới đại dương, và
có lẽ vào giờ phút khai bút đầu năm này, chúng ta hãy tiếp tục nuôi
dưỡng, thể hiện niềm khao khát tự do và ước nguyện ấy, để chính mình
được tự hào về đất nước mình, chứ không phải một ai khác.
Việt Nam phải là nơi đáng sống, đáng hãnh diện để con dân Việt không
phải tha phương cầu thực và không phải lạc lõng lưu vong trên chính đất
nước mình.
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2015/02/nhung-ot-song_19.html#more
Nhận xét
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét