Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

Việt Nam làm Chủ tịch HĐBA tháng 1, không nêu ra vấn đề Biển Đông



Việt Nam làm Chủ tịch HĐBA tháng 1, không nêu ra vấn đề Biển Đông

03/01/2020



Ngày 02/01, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý đã chủ trì Họp báo quốc tế đầu tiên trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ tháng 1/2020. Photo UN




Ngày 2/1, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Đặng Đình Quý đã chủ trì họp báo quốc tế đầu tiên trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ tháng 1/2020. Tân Chủ tịch Qúy nói Việt Nam sẽ không đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông ra Hội đồng.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) cho biết đây là hoạt động mở đầu cho nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA 2020-2021. Trước đó, đại sứ Đặng Đình Quý tuyên thệ trước Hiến chương LHQ tại Lễ thượng cờ.
TTXVN trích lời đại sứ Đặng Đình Quý phát biểu: “Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp cho các hoạt động chung của hội đồng nhằm đảm bảo tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và thúc đẩy đa phương”.
Đại sứ Qúy cho biết HĐBA LHQ sẽ tổ chức 27 cuộc họp trong tháng 1 này, sẽ có 2 cuộc tranh luận mở và 11 cuộc họp giao ban, liên quan đến các khu vực từ Trung Á đến Trung Đông và Châu Phi - cũng như đổi mới các nhiệm vụ khác nhau, theo thông cáo của LHQ hôm 2/1.
Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Việt Nam với vai trò là Chủ tịch HĐBA LHQ trong tháng 1/2020 có nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông lên Hội đồng xem xét hay không, ông Qúy trả lời là “không,” nhưng nói thêm rằng Việt Nam sẽ “đảm bảo rằng phái đoàn của ông đang theo dõi tình hình [Biển Đông] một cách cẩn thận”.
Ông Qúy lý giải: “Hội đồng thường có hành động khi một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế xuất hiện”. Ông nói thêm: “Đề mục đó không nằm trong chương trình nghị sự tháng 1”.


Phái đoàn Việt Nam chủ trì cuộc họp báo HĐBA LHQ hôm 2/1/2020. Photo UN.
Phái đoàn Việt Nam chủ trì cuộc họp báo HĐBA LHQ hôm 2/1/2020. Photo UN.
Liên quan đến cuộc tấn công đang diễn ra tại thành trì cuối cùng của phiến quân ở Syria, ông Quý cho biết Việt Nam ủng hộ giải quyết hòa bình cuộc xung đột Syria kéo dài 8 năm cùng với lệnh ngừng bắn. Ông cho biết ưu tiên số một của đất nước này là bảo vệ thường dân, theo hãng tin AP.
Trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế về vấn đề Triều Tiên, Đại sứ Đặng Đình Quý cho biết các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên “không phải là kết thúc, các lệnh trừng phạt là một phương tiện, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là hòa bình, ổn định và phi hạt nhân hóa trong khu vực”.
Các phóng viên đặt ra nhiều câu hỏi với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng Đại sứ Qúy nói rằng ông không có đủ thông tin để phản hồi, mặc dù ông có “nghiên cứu,” vì ông mới vừa đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐBA trong cùng ngày.
Các thành viên Hội đồng Bảo an lần lượt giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an theo thứ tự Alphabet của tên nước bằng tiếng Anh. Nhiệm kỳ Chủ tịch kéo dài 1 tháng và phiên Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ của Việt Nam tiếp theo là vào tháng 4/2021.
Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên: 5 thành viên thường trực - Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ; và 10 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm do Đại hội đồng LHQ bầu. 10 ghế không thường trực Hội đồng Bảo an được phân theo khu vực địa lý.
Mỗi thành viên thường trực và không thường trực nắm một lá phiếu, tuy nhiên, chỉ 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết.


Việt Nam bắt đầu nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc

Hình minh họa. Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc hôm 30/4/2019
Hình minh họa. Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc hôm 30/4/2019
 AP
Ngày 2/1/2019, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò là Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ 2020 – 2021 tại buổi lễ diễn ra ở trụ sở của Liên Hiệp quốc (UN) tại New York.
Đại sứ, Trưởng phái đoàn Đại diện thường trực của Việt Nam tại UN Đặng Đình Quý phát biểu tại buổi lễ rằng đây là một vinh dự cho Việt Nam. Ông Quý nói Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp vào công việc của Hội đồng Bảo an nhằm bảo đảm việc tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp quốc và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương. Ông đồng thời cũng bày tỏ mong muốn có được sự ủng hộ của các nước đối với những nỗ lực của Việt Nam không chỉ trong Tháng Chủ tịch mà trong cả thời gian tới.
Trong cùng ngày, Hội đồng Bảo an đã thông qua chương trình làm việc của tháng 1/2020 do Việt Nam đề xuất bao gồm 12 cuộc họp công khai và 15 cuộc họp kín. Các vấn đề được thảo luận bao gồm tình hình Trung Đông, Syria, Yemen, Tây Phi, Sahel, Mali, Libi, Trung Á và Síp.
Trọng tâm của các hoạt động của Hội đồng Bảo an trong tháng 1 là thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp quốc và tăng cường hợp tác giữa Liên Hiệp quốc và ASEAN.
Cũng trong năm 2020, Việt Nam nhận ghế Chủ tịch luân phiên của ASEAN.
Việt Nam đảm nhận hai vai trò quan trọng vào khi đang có những căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
Một số chuyên gia cho rằng đây là cơ hội để Việt Nam đưa các vấn đề về vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc ra diễn đàn quốc tế.
Hồi tháng 9 năm 2019, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đề cập đến căng thẳng Biển Đông với Trung Quốc trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, dù không nêu tên Trung Quốc trực tiếp.
Đây là lần thứ hai Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an kể từ năm 2008.
Việt Nam nhận được 192/193 phiếu thuận tại lần bầu chọn vào ghế thành viên không thường trực nhiệm kỳ này hồi năm ngoái.
Cùng với Việt Nam, còn có 4 quốc gia khác cũng được bầu vào ghế thành viên không thường trực nhiệm kỳ này là Estonia, Niger, Tunisia Saint và Grenadines.

Việt Nam bác bỏ cáo buộc “chiếm đảo” của Trung Quốc

Ảnh minh họa: Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng.
Ảnh minh họa: Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng.
AFP
Việt Nam bác bỏ hoàn toàn cáo buộc của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vào ngày 8/11, cho rằng phía Việt Nam “chiếm đảo” của nước này.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố như vừa nêu trong cuộc họp báo vào ngày 13 tháng 11.
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, vào hôm 8 tháng 11 rằng Việt Nam đã “xâm lược và chiếm đóng” các đảo của Trung Quốc, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh là “Việt Nam bác bỏ hoàn toàn mọi nội dung phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/11 về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa”.
Bà Lê Thị Thu Hằng còn nói thêm rằng Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý đối với chủ quyền hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa, cũng như luôn mong muốn giải quyết những tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đồng thời nhắc lại Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc nỗ lực đóng góp vào sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước, duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
Vào ngày 8/11 vừa qua, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng kêu gọi Việt Nam không “làm phức tạp” vấn đề ở Biển Đông, sau khi một giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố Hà Nội có thể cân nhắc biện pháp pháp lý trong tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh ở Biển Đông, kéo dài hơn 4 tháng qua tại khu vực Bãi Tư Chính.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét