Thứ Ba, 31 tháng 12, 2019

Quan điểm cựu chiến binh QL.VNCH.


Quan điểm cựu chiến binh QL.VNCH.

Thật ra sự bổ nhiệm tân đại sứ Danied Kritenbrink của TT.D0nal Trump tại nước cựu thù CsVN là một hành động " Câu giờ " cho một giải pháp VN, có liên quan mật thiết đến tình hình ổn định an ninh trật tự Biển Đông Nam Châu á/TBD, cho Mỷ có cơ hội...làm kinh tế và làm giàu cho sự lón mạnh nước Mỹ " Americain great again ".
 Tân Đại sứ Daniel Kritenkrink với vai trò kiềm hãm độc tài CsVN với chính sách " Một Trung Quốc " của 4 đời tổng thống Obama, và TT.Donald Trump đang bị ' phá thối ' bởi đảng Dân chủ Obama, được mệnh danh là:" Đảng Dân chủ XHCN "rất thân cộng đang 'đốt nhà...!'; đốt cả một sách lược nước Mỹ lớn mạnh số 1 toàn cầu?!
 TT.Donald Trump rất có trách nhiệm về Dân chủ & Nhân quyềnVN. SựTự Do- Dân Chủ VN được phục hồi là bổn phận, trách nhiệm, danh dự của người Mỹ đối với đồng minh VNCH. Và cung cách giải  quyết toàn bộ vấn đề Biển Đông Á/TBD, là phải thi hành bằng được HĐ hòa bình Paris 1973, mới là  giải pháp tối ưu theo công ước quốc tế LHQ... Thì mới mong mang lại hòa bình Tự Do cho Việt Nam.

  Chiến lược Mỹ trở lại VN trong tư thế chiến thuật " Win.Win Spoil "

 “win-spoil”,Học Thuyết Chiến Lược Quân Sự Hoa Kỳ

ẢO TƯỞNG CAM RANH- CSVN- LÀ VÔ GIÁ TRỊ.
CAM RANH - VN CHÀO HÀNG CẢNG NƯỚC SÂU CHO TÀU 110.000 TẤN- Bichthuy Ly Ly đã thêm 4 ảnh mới — cùng với Hue Le và 79 người khác, là một công trình sưu khảo, nghiên cứu rất có giá trị về chiến lược quân sự toàn cầu và cho an ninh trật tự hòa bình tron khu vực ĐNA!/TBD...Rất đáng trân trọng và cảm ơn các cháu Hậu Duệ VNCH, như Bichthuy Ly. Nhưng không phải để tự hào cho CSVN lợi dụng cảng thiên nhiên Cam Ranh làm điều kiên ' đu cable ' qua lại giữa Tàu Cộng & Mỹ, để tồn tại cái đảng độc tài Thái Thú CSVN. Theo nhận địng các giới chức chính trị và quân sự mổ xẻ,vạch trần:
"Tranh chấp trên biển Đông ngày càng leo thang, ẩn chứa các mầm mống xung đột gay gắt. Do đó, giới hoạch định chiến lược hải quân của các nước lớn càng chú trọng tới vai trò của quân cảng Cam Ranh. Nhiều chuyến thăm mang tính biểu tượng cao của các quan chức quân dân sự một số nước đã diễn ra tại Cam Ranh trong những năm gần đây.

Trong bối cảnh biển đông đang tràn ngập áp lực nặng nề từ phía Trung Cộng, nên cộng sản VN..."
https://www.facebook.com/bichthuy.ly.5/posts/641502302666552

Nhung theo chiến lược , lẫn chiến thuật của chiến tranh hiện đại " Giữa các Vì sao ". Người ta không cần chiếm đất của nước nào, để làm căn cứ khu vực quân sự như cảng Cam Ranh của csVN, vì nó là vị trí định vị cho các hỏa tiển Xuyên lục địa có tầm bắn xa... Nên Hoa Kỳ, nên Mỹ không cần thuê bao tốn tiền và đem quân trấn giữ, phải là mục tiêu di động như dàn khoan HD. 981/ TQ làm căn cứ quân sự tiến chiếm VN, mới tránh tàu ngầm nguyên tử của Mỹ. Vì lưu động, nên khó định vị TQ trên Biể Đông bởi vệ tinh ' xuyên lục địa giũa các vì sao. Chính vì vậy mới có học thuyết chiến lược Quân sự Hoa Kỳ ra đời?!

" WIN- SPOIL" - HỌC THUYẾT CHIẾN LƯỢC QUÂN SỰ HOA KỲ

Từ cuộc đệ nhị thế chiến thứ 2 chấm dứt,cho tới cuộc chiến tranh Việt Nam được Mỹ đảm nhận với danh nghĩa bảo vệ Tự Do Hòa Bình và An Ninh thế giới…Hoa Kỳ đều áp dụng sức mạnh quân sự theo đường lối cổ điển của học thuyết “Win-Win”{cùng thắng} để rồi rút quân đi,bỏ lại những gì “cùng bại” tiếp theo ảo tưởng chiến thắng của anh hùng Mỹ Quốc khi bỏ rơi Miền Nam VNCH-30-4-1975.Và mới vừa qua tại Iraq cuối năm 2011 để tự đánh lừa mình đã hoàn thành trách nhiệm dân chủ,hòa bình mà nước mình,doHoa Kỳ đến giúp đỡ!?
Mỹ đến và đi… mọi việc vẫn đâu vào đấy,đến để chiến tranh,và rút đi để bất ổn lộn xộn nội tình nước đó khi mỹ đặt chân đến!?.Vì học thuyết chiến lược “Win-Win”Hoa Kỳ
không cho phép Mỹ hiện diện quân sự và chiếm đóng lãnh thổ một nước khác lâu dài,hơn nữa để tránh sự phá sản do chiến tranh gây ra,nên Hoa Kỳ phải tạo ra ảo tương “Cùng thắng-Win-Win.”để rút quân về tránh thiệt hại do chiến tranh gây ra.
http://maidayhoabnh.blogspot.com/2012/01/win-spoilhoc-thuyet-chien-luoc-quan-su.html

Gần đây, đầu tháng 10/2016. VNCs làm giá cho Trung cộng thuê cảng Cam Ranh - ' 10 năm cho thuê, sẽ được 50 tỷ đôla '  với mục đích câu khách Mỹ kiếm tiền của Cs Hà Nội cho thuê ' bến bải quân sự quốc phòng Việt Nam '  Nhưng với chiến lược " “win-spoil”,Học Thuyết Chiến Lược Quân Sự Hoa Kỳ, thì không cần đến quân cảng Cam ranh như ngày xưa chiến tanh VN của Mỹ. Là vì quân cảng Cam ranh sẽ  là nghĩa địa tập trung của những nấm mồ chôn vùi tàu chiến  Mỹ . Vì " Win-spoil ' là chiến tranh ' giữa nhưng vì sao ' xuyên lục địa...nên tránh các vị trí cố định như 7 cái  đập chứa nước ở thượng nguồn quốc tế sông Mekong của Trung quốc, là mục tiêu chiến tranh của Hoa Kỳ?!- Huỳnh Mai VNCH
Mời xem:



Nhận định về Tân Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2017-07-28
Chia sẻ
Ông Daniel Kritenbrink nói về chuyến đi của Tổng thống Obama tới Việt Nam và Nhật Bản tại Trung tâm Báo chí nước ngoài Washington vào ngày 18 tháng 5 năm 2016.
Ông Daniel Kritenbrink nói về chuyến đi của Tổng thống Obama tới Việt Nam và Nhật Bản tại Trung tâm Báo chí nước ngoài Washington vào ngày 18 tháng 5 năm 2016.
Screen capture of U.S. Department of State's video
Nguồn tin từ Nhà Trắng hôm 26 tháng Bảy xác nhận tổng thống Donald Trump đã bổ nhiệm một tân đại sứ cho Việt Nam là nhà ngoại giao kỳ cựu Daniel Kritenbrink.

Daniel Kritenbrink

Ông Daniel Kritenbrink được đánh giá là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp có bề dày kinh nghiệm về các vấn đề Á Châu, là cố vấn cao cấp trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia trong chính sách đối với Bắc Hàn,
Tốt nghiệp ngành Khoa Học Chính Trị từ đại học Nebraska, thông thạo tiếng Hoa và tiếng Nhật, ông Daniel Kritenbrink bước vào lãnh vực ngoại giao năm 1994, từng đảm nhiệm chức vụ phó đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh trước đây.
Dưới thời tổng thống Barack Obama, ông Daniel Kritenbrink là giám đốc chuyên trách các vấn đề Châu Á, cố vấn cấp cao về Châu Á thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Hoa Kỳ. Năm 2016, ông là một trong những nhân vật chủ chốt sắp xếp chuyến công du Việt Nam cho tổng thống Barack Obama.

Nhận xét

Bổ nhiệm một nhà ngoại giao kinh nghiệm về Châu Á làm đại sứ Mỹ tại Việt Nam là điều tốt nhưng xem ra có cái gì đó không đúng với phong cách Donald Trump lắm, là nhận xét đầu tiên của ông Nguyễn Cảnh Bình, Giám đốc Trung tâm Hợp Tác Trí Tuệ Việt Nam, tác giả cuốn sách Hiến Pháp Mỹ Được Làm Ra Như Thế Nào:
“Bởi vì Donald Trump thích và muốn lựa chọn người theo kiểu Donald Trump, có nghĩa là đối với một số vị trí quan trọng như ở Trung Quốc hay vài nơi khác thì Donald Trump sẽ chọn những người gọi là những chính trị gia. Tuy nhiên tôi có cảm tưởng như vì thời gian không cho phép và vì APEC sắp tới ở Đà Nẵng chỉ còn vài tháng nữa, cũng như chưa tìm được người nào thích hợp theo phong cách Donald Trump cho nên họ đã chọn một người có kinh nghiệm về ngoại giao và thông thạo vùng này hơn là một người theo phong cách Donald Trump.”
Dù tân đại sứ có thể nỗ lực về vấn đề nhân quyền cho Việt Nam nhưng tôi cho rằng khác biệt vẫn tồn tại, không có gì gọi là đột biến hay khác biệt gì lắm.
- Nguyễn Cảnh Bình
Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan, hiện là viện phó Viện Nghiên Cứu Các Vấn Đề Phát Triển Của Việt Nam VIDS, trình bày suy nghĩ đầu tiên của ông về tân đại sứ Daniel Kritenbrink:
“Các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã đến Việt Nam mỗi người một vẻ nhưng có mười phân vẹn mười hay không phải do phía Mỹ đánh giá, Việt Nam đánh giá cũng chỉ mới được 50% thôi. Đối với trường hợp ông Kritenbrink này tôi có trực giác ông là một nhà ngoại giao không chỉ kỳ cựu mà có lẽ còn thuộc vào hạng số má nhất của Hoa Kỳ ở Việt Nam từ trước đến nay. Ta biết các đại sứ Hoa Kỳ từ trước đến nay thường là phó đại sứ ở những nước mà cao nhất như ông Osius ở Indonesia, nhưng riêng ông Kritenbrink này là phó đại sứ Trung Quốc, một chuyên gia thượng thặng về Bắc Triều Tiên, lại giỏi tiếng Nhật và tiếng Tàu. Phó đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh thì rõ ràng không phải là một nhà ngoại giao tay mơ, chắc chắn phải có chất lượng như thế nào đó mới được ông Trump chọn.”
Ông Daniel Kritenbrink được chỉ định đến Việt Nam ngay thời điểm rất đáng chú ý, là nhận định tiếp theo của tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng:
“Rất đáng để ý, có thể nói là khúc quanh mới trong quan hệ Việt - Mỹ, cũng là đợt sóng ngầm tương đối dữ dội trong địa chính trị khu vực. Năm này và trong bối cảnh này là có nhiều chuyển động trong quan hệ Việt - Mỹ mà trước đây một vài năm chúng ta không thể hình dung được. Ví dụ chuyện tập trận, chuyện hạm đội Mỹ sẽ vào Cam Ranh... Hai lý do tôi vừa nói là những biến động, những thay đổi có thể nói là về chất trong quan hệ Việt Mỹ. Trong bối cảnh đó tôi thấy việc thay đại sứ là rất có ý nghĩa, còn sẽ như thế nào thì chúng ta phải chờ, nói trước thì sớm quá.”

Kỳ vọng

Với câu hỏi là người ta có thể kỳ vọng điều gì nơi ông Daniel Kritenbrink một khi ông được quốc hội Mỹ chuẩn thuận chức vụ đại sứ đặc mệnh toàn quyền Mỹ tại Việt Nam trong thời gian tới, nhà quan sát Nguyễn Cảnh Bình của Trung Tâm Hợp Tác Trí Tuệ Việt Nam nói rằng ông không chờ đợi gì nhiều lắm, nghĩa là thời gian đầu sẽ không có gì thay đổi trong các chính sách của Mỹ về Việt Nam.
DanielKritenbrink1.jpg
Ông Daniel Kritenbrink và ông Daniel R. Russel trong buổi họp báo nói về chuyến đi của Tổng thống Obama tới Việt Nam và Nhật Bản tại Trung tâm Báo chí nước ngoài Washington vào ngày 18 tháng 5 năm 2016. Screen capture of U.S. Department of State's video
"Ông ấy cũng sẽ giống những nhà ngoại giao chuyên nghiệp trong những năm qua, sẽ duy trì, xây dựng và giúp những mối quan hệ với Việt Nam tốt lên. Ông ta sẽ đảm bảo được lợi ích của Hoa Kỳ ở khu vực này. Là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp thì ông ta sẽ thực hiện đúng những việc như vậy.
Ít nhất là từ nay cho đến cuối năm thì chúng ta cũng chỉ có vài tháng để chuẩn bị cho APEC, thì chắc không có gì khác ngoài việc thu xếp những nghi lễ, những hoạt động thông thường về quan hệ giữa 2 nước trong khu vực.
Về vấn đề Biển Đông tôi nghĩ quan trọng nhất vẫn chính là công việc của người Việt Nam. Những đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam, nếu nhìn nhận vấn đề Biển Đông thì đa phần nhìn nhận dưới góc độ lợi ích của Hoa Kỳ nhiều hơn là nhìn dưới góc độ của người Việt Nam. Dù muốn hay không muốn thì họ cũng không thể nào hiểu hết được những suy nghĩ những dự định của người Việt Nam. Cho nên tôi nghĩ vấn đề Biển Đông sẽ là vấn đề của Việt Nam chứ vai trò của đại sứ Hoa Kỳ trong vấn đề này không lớn.”
Cùng câu hỏi này, nguyên Đại sứ Hà Lan Đinh Hoàng Thắng nhận định rằng với Việt Nam ông Kritenbrink sẽ có chỗ để thi thố tài năng:
“Tuy là đặc mệnh toàn quyền nhưng đại sứ Mỹ cũng thế, đại sứ Việt Nam cũng thế, các đại sứ cũng là những người thừa hành đường lối của tổng thống, thừa hành những chỉ thị của bộ trưởng ngoại giao. Ông Kritenbrink có gốc gác về vấn đề an ninh quốc gia thì cái này là cái rất quan trọng. Hội Đồng An Ninh Quốc Gia ở Mỹ có vai trò rất lớn trong hoạch định chính sách. Nếu đã có background như thế, cộng với đã từng làm phó đại sứ ở Trung Quốc, tôi nghĩ ông có hiểu biết rất sâu về mối tương tác quan hệ nhiều chiều. Không phải chỉ có giữa Việt Nam với Hoa Kỳ mà giữa Việt Nam - Hoa Kỳ - Trung Quốc, thậm chí ông lại là chuyên gia về Bắc Triều Tiên tức vấn đề Đông Á, Nhật, thì trong bối cảnh mới một chuyên gia thượng thặng như thế nó rất cần thiết cho tình hình Việt Nam. Tôi nghĩ ông Ktritenbrink sẽ có đất để thi thố tài năng. Còn thi thố thế nào bây giờ nói trước thì sớm quá. Các đại sứ đến rồi đi nhưng mối quan hệ hai nước thì còn đấy và nó cần được ở trong tay những chuyên gia rất giỏi."
Dù tân đại sứ có thể nỗ lực về vấn đề nhân quyền cho Việt Nam nhưng tôi cho rằng khác biệt vẫn tồn tại, không có gì gọi là đột biến hay khác biệt gì lắm.
- Nguyễn Cảnh Bình

Đánh giá

Theo đánh giá của trang mạng World Herald Bureau, ông Daniel Kritenbrink là một nhà ngoại giao tận tụy với công việc. Tháng Năm năm 2016, trước chuyến viếng thăm được coi là lịch sử của tổng thống Barack Obama đến Việt Nam, trong tư cách cố vấn cao cấp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ tại DC ông Daniel Kritenbrink từng tuyên bố rằng nhân quyền luôn là một nhân tố quan trọng, nếu không muốn nói là trung tâm, trong việc đưa quan hệ song phương Mỹ Việt thăng tiến hơn lên.
Dưới mắt ông Nguyễn Cảnh Bình, tân đại sứ Daniel Kritenbrink sẽ không tạo thay đổi về nhân quyền cho Việt Nam vì nhân quyền chỉ là một trong những vấn đề nhưng không quan trọng bậc nhất để có thể quyết định toàn bộ mối bang giao Mỹ - Việt:
“Có lẽ cả hai nước vẫn tiếp tục những quan điểm khác biệt về chủ đề này giống như trong những năm qua, dù tân đại sứ có thể nỗ lực về vấn đề nhân quyền cho Việt Nam nhưng tôi cho rằng khác biệt vẫn tồn tại, không có gì gọi là đột biến hay khác biệt gì lắm.”
Trong mắt cựu Đại sứ Hà Lan Đinh Hoàng Thắng, ông Daniel Kritenbrink vốn xuất thân là cố vấn cao cấp trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ nên khi làm đại sứ ở Việt Nam thì ông sẽ xử lý mọi vấn đề trong mức độ ngoại giao nhuần nhuyễn và chuyên biệt hơn, đặc biệt là trong khi chính sách của hành pháp Trump được giới phân tích cho là không rõ ràng và có tính cách bất chợt, tùy hứng mà không ai có thể dự kiến được.
 https://youtu.be/SvTelMTxwjc



Tân đại sứ sẽ cứng rắn hơn tiền nhiệm Osius?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét