Thứ Hai, 19 tháng 8, 2019

ông Trump để ý và muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch?

Trong hình ảnh có thể có: Mai Nguyá»…n Huỳnh Trong hình ảnh có thể có: Mai Nguyá»…n Huỳnh, ngoài trời


Mỹ đã mua quần đảo Virgin từ Đan Mạch như thế nào?


NỘI QUY: Các thành viên tự chịu trách nhiệm về các nội dung mình chia sẻ trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, tôn trọng lẫn nhau. Để tham gia Diễn đàn, các bạn có thể đăng ký làm thành viên tại ĐÂY. Trước khi bắt đầu, các bạn nên đọc hướng dẫn sử dụng Diễn đàn tại ĐÂY.
This topic contains 0 replies, has 1 voice, and was last updated by The Observer 5 hours, 51 minutes ago.
  • Author
    Posts
  • #31248

    The Observer
    Keymaster

    Mỹ đã mua quần đảo Virgin từ Đan Mạch như thế nào?

    Việc Tổng thống Trump tỏ ý muốn mua đảo Greenland khiến người ta nhớ lại hành trình “gian nan” khi Mỹ mua lại quần đảo Virgin từ Đan Mạch.
    Trong Thế chiến 1, Đan Mạch cuối cùng cũng đã bán các đảo Saint Thomas, Saint John và Saint Croix cho Mỹ với giá 25 triệu USD bằng đồng vàng (tương đương 500 triệu USD ngày nay).
    Cứ đến ngày 31/3 hàng năm, quần đảo Virgin gồm Saint Thomas, Saint John và Saint Croix lại tổ chức “Ngày Chuyển đổi” để kỷ niệm “thương vụ” Đan Mạch bán quần đảo này cho Mỹ. Trong số 5 vùng lãnh thổ của Mỹ, quần đảo Virgin là vùng lãnh thổ duy nhất mà Mỹ từng mua lại từ một đế quốc khác. Hai đế quốc đã đàm phán với nhau về 3 hòn đảo này suốt 50 năm trước khi chính thức chuyển giao vào năm 1917.

    My da mua quan dao Virgin tu Dan Mach nhu the nao? hinh anh 1
     Cư dân trên đảo St Croix (thuộc quần đảo Virgin ngày nay) năm 1916. (Ảnh: Getty).

    Mỹ dọa tấn công quân sự nếu Đan Mạch không bán
    Dù Mỹ và Đan Mạch đều có những động cơ phức tạp của riêng mình trong vụ trao đổi này, nhưng nó diễn ra khi Đan Mạch đang suy yếu đi còn Mỹ lại mạnh dần lên, nhà sử học Isaac Dookhan sau này đã viết như vậy trong cuốn sách nghiên cứu về Caribean năm 1975.
    Rốt cuộc Mỹ cũng gây sức ép thành công để Đan Mạch bán quần đảo này cho mình bằng cách đe dọa tấn công quân sự nhằm vào quốc gia trung lập trong Thế chiến 1.
    3 hòn đảo Saint Thomas, Saint John và Saint Croix mà Đan Mạch gọi là quần đảo Tây Ấn – nằm giữa miền đông nam Bắc Mỹ và miền bắc Nam Mỹ, ngăn cách biển Caribean – là thuộc địa của Đan Mạch từ thế kỷ 17 và 18. Họ đã buộc những người nô lệ châu Phi làm việc trên các đồn điền sản xuất đường – loại sản phẩm sinh lời cho đến những năm 1840 khi đường rớt giá.
    Đến cuối thế kỷ 19, Đan Mạch nhận thấy rằng việc quản lý điều hành các hòn đảo này ngày càng tốn kém. Trong khi đó, giai đoạn đầu cuộc Nội chiến, Mỹ mới để mắt tới các đảo này như một tài sản an ninh quốc gia và kinh tế khả dĩ. Giới chức Mỹ nghĩ rằng các hòn đảo sẽ giúp đảm bảo các lợi ích kinh tế Mỹ ở Caribean. Nhưng họ cũng lo ngại các thế lực thù địch nước ngoài khác sẽ  kiểm soát chúng trước khi Mỹ có thể làm.
    Trong những năm 1880 và 1890, sự nghi ngờ trực tiếp chủ yếu dồn vào Đức khi đó cũng đang rất quan tâm đến Mỹ Latin”, Dookhan viết.
    Việc công ty tàu hơi nước của Đức, Hamburg-American Line, đã sử dụng đảo St. Thomas làm trạm nạp nhiên liệu thường xuyên khiến cho nghi ngờ của Mỹ là có cơ sở thực tế.
    Các hiệp ước lần lượt bị bác bỏ
    Các cuộc đàm phán đầu tiên giữa Mỹ và Đan Mạch bắt đầu năm 1865, năm mà Nội chiến ở Mỹ kết thúc. Ngoại trưởng Mỹ khi đó là William Henry Seward thực sự đã đàm phán một hiệp ước với Đan Mạch về việc nhượng các hoàn đảo này cho Mỹ vào năm 1867, nhưng Thượng Viện Mỹ đã bác bỏ. Điều này có thể một phần là do quan điểm chống chủ nghĩa bành trướng được đặt ra sau Nội chiến, và một phần là do Thượng viện nổi giận với Seward vì sự ủng hộ của ông đối với Tổng thống Andrew Johnson trong phiên luận tội, theo các văn bản ghi chú của Bộ Ngoại giao Mỹ.
    Các cuộc đàm phán được tái khởi động vào những năm 1890 nhưng lại bị xao nhãng do cuộc chiến tranh Tây Ban Nha-Mỹ năm 1898. Sau cuộc chiến tranh này, Mỹ giành được vùng lãnh thổ Puerto Rico ở Caribbean, các vùng lãnh thổ Guam và Philippines ở Tây Thái Bình Dương (Puerto Rico và Guam ngày nay vẫn là vùng lãnh thổ của Mỹ, còn Philippines đã giành độc lập sau Thế chiến 2).
    Mỹ lúc này đã là một đế quốc lớn hơn và quan tâm hơn tới việc mở rộng [lãnh thổ]. Mỹ thậm chí còn đặt ra viễn cảnh xây dựng Kênh đào Panama và điều này lại khiến họ càng quan tâm hơn đến việc mua các đảo St. Thomas, St. John và St. Croix để đảm bảo lộ trình cho kênh đào tương lai. Một lần nữa, một vị Ngoại trưởng Mỹ, lúc này là John Hay, lại đàm phán một hiệp ước với Đan Mạch. Thượng viện Mỹ đã thông qua hiệp ước này năm 1902, nhưng lần này, Quốc hội Đan Mạch lại bác bỏ.

    My da mua quan dao Virgin tu Dan Mach nhu the nao? hinh anh 2
    Bản đồ quần đảo Virgin thuộc Mỹ. (Ảnh: BBC).

    Năm 1915, lo sợ người Đức sẽ nắm được những hòn đảo này đã thúc đẩy Mỹ thực hiện thêm một nỗ lực nữa. Đặc biệt là sau vụ chìm tàu Lusitania, Tổng thống Woodrow Wilson và Ngoại trưởng Robert Lansing lo sợ Đức có thể sẽ thôn tính Đan Mạch và tiến hành thêm nhiều cuộc tấn công từ quần đảo Tây Ấn.
    Các nhà lãnh đạo Đan Mạch khi đó vẫn phản đối việc nhượng lại quần đảo cùng các cư dân chủ yếu là người da màu cho nước Mỹ phân biệt chủng tộc.
    Giận giữ với điều này, Lansing bóng gió rằng nếu Đan Mạch không chịu bán quần đảo cho Mỹ, họ có thể sẽ tự thâu tóm chúng để ngăn cản Đức. Đó là một chiến thuật bắt nạt, ỷ mạnh hiếp yếu, nhưng nó đã có hiệu quả.
    Những công dân Mỹ không có quyền bầu cử?
    Rất muốn ngăn chặn một cuộc tấn công quân sự của Mỹ, Đan Mạch đã đàm phán một hiệp ước với Mỹ mà Tổng thống Wilson đã ký vào ngày 16/1/1917.
    Ngày 31/3/1917, Đan Mạch chính thức chuyển quyền quản lý quần đảo này cho Mỹ. Mỹ đáp lại bằng cách trả cho Đan Mạch 25 triệu USD bằng đồng vàng.
    Ý nghĩa của cuộc chuyển giao này đối với những người sống trên đảo St. Thomas, St. John và St. Croix – ngày nay là quần đảo Virgin  – vẫn chưa rõ ràng. Năm 1920, quyền Ngoại trưởng Mỹ nêu rõ rằng, các cư dân quần đảo Virgin chỉ có thể có “quốc tịch Mỹ” chứ không phải “quy chế chính trị của công dân”. Điều này đã được thay đổi vào năm 1932, khi các cư dân giành được quyền công dân Mỹ, nhưng quyền bỏ phiếu lại là một cuộc chiến khác.
    Phải đến năm 1970, các cư dân quần đảo Virgin mới giành được quyền bỏ phiếu lựa chọn người đứng đầu. Tuy nhiên, ngày nay, các công dân Mỹ trên quần đảo Virgin cũng như ở các vùng lãnh thổ Puerto Rico, Guam, Samoa của Mỹ và quẩn đảo Mariana phương Bắc, vẫn không thể bỏ phiếu chọn các thành viên vào Quốc hội cũng như bầu cử Tổng thống Mỹ.


Tại sao ông Trump để ý và muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch? - Ảnh 2.

Tại sao ông Trump để ý và muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch?

17/08/2019 11:20 GMT+7






TTO - Giới quan sát dồn sự chú ý vào Greenland khi người đứng đầu nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump, được ghi nhận đang mong muốn mua lại hòn đảo to lớn Greenland, xứ tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch.



Current Time0:01
/
Duration1:12
Auto


Một góc của vùng đất Greenland - Nguồn: Animal Planet/YouTube
Greenland được ông Trump để ý tới vì đây là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí chiến lược quan trọng. Và đây được cho không phải là lần đầu tiên Mỹ muốn mua lại đảo này từ Đan Mạch.
Như báo cáo của Wall Street Journal (Mỹ) tường thuật: "Trong các cuộc gặp, tại các bữa ăn tối và trong các cuộc nói chuyện thoáng qua, ông Trump đã hỏi các cố vấn liệu Mỹ có thể mua lại Greenland hay không. 
Ông đã chăm chú lắng nghe khi các cố vấn thảo luận về nguồn tài nguyên dồi dào và tầm quan trọng địa chính trị của hòn đảo này. Và theo lời kể, ông đã yêu cầu nhóm cố vấn Nhà Trắng xem xét ý tưởng đó".
Sau đây là những câu hỏi được Đài CNN đưa ra và giải đáp liên quan tới ý tưởng mua Greenland của Tổng thống Trump:
1. Tại sao?
Tại sao Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn mua lại một hòn đảo bị băng bao phủ tới 80% và có chưa tới 60.000 dân sinh sống? Ông Trump vẫn chưa phát biểu về lý do nhưng rõ ràng có một số nguyên nhân sau:
Trước hết, đó là vì Greenland được tin vô cùng giàu có các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: quặng sắt, chì, kẽm, kim cương, vàng, các nguyên tố đất hiếm, uranium và dầu. 
Nhiều nguồn tài nguyên này hiện khó khai thác vì lượng lớn băng tuyết và tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu tại đây.
Tuy nhiên, với sự nóng lên của toàn cầu, lớp băng đó đang tan chảy nhanh chóng. Hè này, các nhà khoa học NASA đã ghi nhận 2 trong số những vụ tan băng lớn nhất trong lịch sử Greenland. 
Sự xói mòn của lớp băng dày được đánh giá sẽ giúp việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên của Greenland dễ hơn.
Tại sao ông Trump để ý và muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch? - Ảnh 2.
Sáng kiến khắc khuôn mặt ông Trump lên một con sông băng ở Bắc Cực - Ảnh: Dự án Trumpmore
Thứ hai là nguyên nhân địa chính trị. Mỹ vốn đã có chỗ đứng tại hòn đảo lớn nhất thế giới này: Căn cứ không quân Thule. 
Theo báo Wall Street Journal, nằm ở vị trí cách vòng Bắc Cực khoảng 1.200km về phía bắc, căn cứ này chứa một trạm rađa thuộc hệ thống cảnh báo sớm các tên lửa đạn đạo của Mỹ. 
Căn cứ này cũng được Bộ Tư lệnh không gian Không quân Mỹ (AFSPC) và Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) sử dụng.
Không chỉ Mỹ, các cường quốc như Nga và Trung Quốc cũng đang mở rộng hoạt động nhằm tạo dựng ảnh hưởng ngày một tăng ở Bắc Cực.
Thứ ba, Tổng thống Trump là một nhà lãnh đạo Mỹ được đánh giá vô cùng quan tâm tới di sản của ông. Việc mua lại Greenland sẽ là một thành công lớn trong danh sách những gì ông đã làm được trong nhiệm kỳ của mình.
2. Greenland sẽ được bán cho Mỹ?

Dường như không!
"Greenland giàu các tài nguyên có giá trị lớn như các khoáng vật, nguồn nước và băng tinh khiết nhất, nguồn cá, hải sản, năng lượng tái tạo và là một mặt trận mới của ngành du lịch thám hiểm. Chúng tôi mở cửa Greenland để kinh doanh, chứ không bán!" - chính quyền Greenland đăng trên Twitter hôm 16-8.
Đan mạch hiện sở hữu Greenland, nhưng hòn đảo này có chính quyền tự trị riêng. 
Greenland phụ thuộc hoàn toàn vào Đan Mạch về kinh tế. Chính quyền của xứ tự trị này chỉ lo các vấn đề đối nội, trong khi đối ngoại và an ninh quốc phòng thuộc trách nhiệm của Copenhagen.
    3. Ý tưởng mua Greenland điên rồ?

Không!
Theo nhà sử học Đan Mạch Tage Kaarsted, thật ra Mỹ từng muốn mua Greenland trước đây. 
Năm 1946, tức thời Tổng thống Harry Truman, ngoại trưởng Mỹ khi đó là James Byrnes đã đề cập ý tưởng mua Greenland với ngoại trưởng Đan Mạch tại một cuộc gặp của Liên Hiệp Quốc ở New York.
Gần 100 năm trước đó, ngoại trưởng Mỹ William Seward - người đã nỗ lực xúc tiến thương vụ Alaska - cũng xem xét ý tưởng mua đảo Greenland từ Đan Mạch.
Tại sao ông Trump để ý và muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch? - Ảnh 3.
Băng trôi phía sau thị trấn Kulusuk ở Greenland vào ngày 16-8 - Ảnh: AFP
    4. Mỹ đã mua lãnh thổ từ nhiều nước khác?

Một trong những lần gần nhất Mỹ mua lãnh thổ từ một quốc gia khác là vào năm 1867, khi ngoại trưởng Mỹ William Seward tổ chức thương vụ mua Alaska từ người Nga với giá 7,2 triệu USD.
Mỹ cũng mua các đảo ở Philippines từ Tây Ban Nha vào năm 1898 với giá 20 triệu USD và mua quần đảo Virgin từ Đan Mạch vào năm 1917 với giá 25 triệu USD.
Thương vụ nổi tiếng nhất diễn ra trước đó, chính xác là vào năm 1803 khi Mỹ mua Louisiana từ tay Pháp. 
Mỹ đã trả 15 triệu USD vào thời điểm đó để mua vùng đất này. Đây là vùng đất chiếm gần 1/4 lãnh thổ hiện tại của Mỹ.
Hồi tháng 5-2018, nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người đối với vấn đề nóng lên toàn cầu, tổ chức hành động vì môi trường có tên "Melting Ice" (Băng tan chảy) có trụ sở tại Phần Lan đã lên sáng kiến "Dự án Trumpmore".
Theo đó, họ sẽ khắc chân dung khuôn mặt của đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump lên trên một con sông băng ở Bắc Cực.
Nếu gây quỹ thành công, tổ chức này sẽ phát sóng trực tiếp quá trình xây dựng tác phẩm điêu khác dự kiến cao 35m.
Sự thú vị về Greenland
Greenland và Iceland là hai vùng đất mang hai cái tên trái ngược hoàn toàn với bản chất. Trong khi Iceland (vùng đất băng giá) được cây cỏ phủ xanh và chẳng hề có băng giá, thì Greenland (vùng đất xanh tươi) lại phủ tuyết quanh năm.
TTO - "Chúng tôi mở cửa làm ăn chứ không bán đảo", ngoại trưởng Greenland tuyên bố sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ sẽ thảo luận với các lãnh đạo Đan Mạch việc mua lại hòn đảo này khi đến thăm vào tháng sau 


TT Trump Muốn Mua Đảo Greenland Của Đan Mạch

16/08/201900:32:00(Xem: 1625)
TT Trump Muốn Mua Đảo Greenland Của Đan Mạch
Tổng Thống Donald Trump được tường trình là thích thú trong việc mua hòn đảo lớn nhất thế giới cho Hoa Kỳ là đảo Greenland, lãnh địa tuyết phủ của Đan Mạch.
Theo báo The Wall Street Journal, cựu trùm địa ốc đã mang ý tưởng này hỏi các cố vấn, với “mức độ nghiêm trọng khác nhau,” tại các cuộc họp, ăn tối, và trò chuyện, hỏi ho rằng Hoa Kỳ có thể mua đảo Greenland không.
Ông Trump ngay cả đã nhờ cố vấn Bạch Ốc của ông kiểm tra, theo báo Journal tường trình, trích thuật 2 nguồn tin ẩn danh cho biết.
Sự hấp dẫn này đã có được nhiều ý kiến lẫn lộn: Một số cố vấn thì nghĩ rằng nó là trò chơi tốt cho kinh tế, những người khác thì loại bỏ nó như là một thứ đam mê rồi sẽ mờ nhạt, theo báo Journal cho biết.
Với dân số khoảng 56,000 người, đảo Greenland là phần tự trị của Vương Quốc Đan Mạch, với Copenhagan quyết định hầu hết các vấn đề nội trị, ngoại giao và chính sách an ninh.
Trump không phải là viên chức Hoa Kỳ đầu tiên có ý nghĩ mua đảo Greenland.
Sau Thế Chiến II, Tổng Thống Harry Truman đã phát  triển mối quan tâm địa chính tại Greenland và vào năm 1946 đã hỏi Đan Mạch để mua Greenland với giá 100 triệu đô la, theo Journal cho biết. Đan Mạch đã từ chối bán.
Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đã đưa ra việc mua Greenland và Iceland vào năm 1867, theo báo Journal cho biết tiếp. 



Đảo Greenland mà TT Trump muốn mua có giá bao nhiêu tỷ USD?

Greenland khẳng định "không phải để bán" trước tuyên bố muốn mua quần đảo này của ông Trump nhưng trên thực tế vùng đất toàn băng này có giá trị thế nào?
Đây không phải lần đầu tiên Mỹ tỏ ý muốn sở hữu Greenland. Theo tài liệu của Cơ quan Lưu trữ Quốc gia Mỹ (US National Archives), Washington từng đề nghị mua vùng đất tự trị thuộc Đan Mạch với giá 100 triệu USD bằng vàng vào năm 1946. Giá đó tương đương với số tiền 1,3 tỷ USD vào lúc này.
Nhưng dù cho Đan Mạch hay Greenland muốn bán vùng đất này cho Mỹ, cái giá 1,3 tỷ USD cũng khó có thể khiến họ ngồi xuống đàm phán.
Dao Greenland ma TT Trump muon mua co gia bao nhieu ty USD? hinh anh 1
Greenland đang khiến cả thế giới với hai câu chuyện: 1) Băng ở đây đang tan rất nhanh và 2) Tổng thống Trump nói muốn Mỹ mua vùng đất này. Ảnh: Reuters.


 Trong hình ảnh có thể có: Mai Nguyá»…n Huỳnh
Why Trump wants to buy Greenland
In Greenland, climate change is making the mineral wealth more readily accessible, which has caught the eye of global powers.
YOUTUBE.COM
In Greenland, climate change is making the mineral wealth more readily access

Mỹ từng mua rẻ rất nhiều vùng lãnh thổ

Các giao dịch trước đây của Mỹ với các lãnh thổ khác có thể cho cái nhìn rõ hơn về số tiền mà Washington sẵn sàng trả cho Greenland. Mỹ mua quần đảo Virgin từ Đan Mạch vào năm 1917 với giá 25 triệu USD, tương đương khoảng 500 triệu USD ngày nay.
Mỹ cũng mua Alaska từ Nga vào năm 1867 với giá 7,2 triệu USD và vùng lãnh thổ Louisiana rộng lớn trải dài từ sông Mississippi tới dãy núi Rocky từ Pháp với giá 15 triệu USD vào năm 1803.
"Mỹ mua được Alaska với giá hết sức rẻ mạt vào năm 1867, chỉ tương đương 125 triệu USD theo thời giá ngày nay. Chắc chắn sẽ phải mất nhiều tiền hơn để mua Greenland, trong thời điểm mà có rất nhiều vấn đề khác cần tiền ngân sách", ông Iwan Morgan, nhà nghiên cứu từ Viện châu Mỹ của đại học UCL, nhận định với CNN.
Ông Morgan cho rằng một thỏa thuận mua bán sẽ phải liên quan đến các hiệp ước, quy trình lập pháp ở Đan Mạch, Greenland và Mỹ. Cũng có nhiều khả năng là mọi chuyện sẽ dính dáng đến Liên minh châu Âu và ông Morgan cho rằng quy trình phức tạp này sẽ khó có thể thành công.
"Mọi chuyện không giống như việc mua lại một sân golf, khi mà bạn có thể đến gặp nhân viên tư pháp và bảo 'ông có thể phê chuẩn cái này được không'", chuyên gia Morgan nói.
"Dù bạn đồng ý sơ bộ về các điều khoản, cái giá phải trả có thể sẽ cực cao. Nếu vụ mua bán được tiến hành, cái giá có thể lên tới hàng tỷ, thậm chí hàng nghìn tỷ USD", ông Morgan nhận định.
Greenland chính là nơi đặt căn cứ quân sự cao nhất của Mỹ - Căn cứ Không quân Thule Air - nằm cách Vòng cực Bắc 1.207 km. Những radar và thiết bị nghe đặt ở căn cứ này thuộc hệ thống cảnh báo sớm tên lửa đạn đạo, có khả năng phát hiện các vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Những nguồn tài nguyên chưa được động đến của Greenland, trong đó có dầu mỏ, khí đốt và các loại quặng, cũng là những thứ hấp dẫn đối với ông Trump, trong bối cảnh các cường quốc đang cạnh tranh gay gắt cho các nguồn tài nguyên ở Bắc Cực.
Dao Greenland ma TT Trump muon mua co gia bao nhieu ty USD? hinh anh 2
Bắc Cực đang là nơi các cường quốc như Nga, Mỹ, Trung Quốc và châu Âu chạy đua để xây dựng sự thống trị. Ảnh: AFP.
Nhưng theo ông Morgan, nguyên nhân hàng đầu đằng sau ý tưởng mua lại Greenland của ông Trump có thể là vì tổng thống Mỹ muốn có một di sản.
"Điều này có lẽ là liên quan đến cuộc bầu cử, bởi vì đơn giản là không có thời gian để hoàn thành việc mua Greenland trước khi cuộc đua 2020 diễn ra. Nếu ông Trump dành chiến thắng thêm nhiệm kỳ nữa, ông ấy có thể sẽ coi việc mua lại Greenland như là một di sản và đẩy chuyện này lên", chuyên gia Morgan cho biết.

Tuyên bố thực hay màn PR cho bầu cử?

Tờ Wall Street Journal, nơi đầu tiên đưa tin ông Trump muốn mua Greenland, cho biết đối với những người ở bên ngoài Nhà Trắng, việc mua lại hòn đảo sẽ là hành động tạo nên di sản, giống như việc Tổng thổng Dwight Eisenhower công nhận Alaska là một bang của Mỹ.
Cũng theo Wall Street Journal, các phụ tá của ông Trump đang chia rẽ về vấn đề này, khi một bên cho rằng đây là chiến lược tiềm năng về mặt kinh tế, trong khi những người khác lại coi đó là mơ mộng nhất thời của tổng thống.
Theo ông Tim Boersma, giáo sư thỉnh giảng tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của đại học Columbia, việc mua Greenland sẽ khó đem lại những hiệu quả kinh tế trong thời gian ngắn.
"Về mặt khai thác năng lượng và tài nguyên khoáng sản, Greendland là quốc gia chỉ phát triển ở mức chấp nhận được và thiếu đi những cơ sở hạ tầng cơ bản để xây dựng các dự án quy mô lớn", ông Boersma nói với CNN.
"Thật khó tin là ông Trump hứng thú đến thế với năng lượng và khoáng sản. Có rất ít hoạt động thăm dò khai khoáng ở Greenland. Điều kiện tự nhiên rất khắc nghiệt, với phần lớn diện tích bị che phủ bởi băng tuyết", ông Boersma cho biết.
Dao Greenland ma TT Trump muon mua co gia bao nhieu ty USD? hinh anh 3
Nền kinh tế của Greenland rất nhỏ, với hầu hết dân số sống bằng nghề đánh bắt cá. Ảnh: Getty.
Tuy nhiên có thể những hứng thú thật sự của ông Trump sẽ nằm ở vùng biển xung quanh Greenland. Năm 2014, Đan Mạch tuyên bố họ có chủ quyền với khoảng 900.000 km2 ở Bắc Băng Dương do liên kết địa lý của vùng biển này với Greenland.
Trong khi băng ở Greenland đang tan rất nhanh, Mỹ sẽ phải tính tới cả những chi phí phát sinh khi sau khi mua vùng đất này, đặc biệt là các chi phí xã hội. Hòn đảo có 56.000 dân nhưng tỷ lệ thất nghiệp lên tới 9%, đặc biệt cao trong độ tuổi trẻ.
Greenland phụ thuộc rất nhiều vào nguồn trợ cấp đến từ chính phủ Đan Mạch để giữ cho nền kinh tế nơi đây hoạt động, với số tiền khoảng 500 triệu USD mỗi năm.




Đảo băng Greenland nóng bất thường, du khách mặc áo phông như mùa hè

Nhiệt độ lên tới 22 độ C ở Greenland trong những ngày đầu tháng 8 khiến cho những khối băng khổng lồ ở đây tan nhanh bất thường, dấu hiệu rõ rệt của tình trạng biến đổi khí hậu.



#tintuc24h #tintuc #tintuchoaky
TIN HOA KỲ: QUÁ HAY, Được cả Thế Giới ủng hộ Donald Trump ĐỒNG LOẠT nÔ sU'nG khắc chế Trung QUốc

TT Trump Muốn Mua Đảo Greenland Của Đan Mạch

16/08/201900:32:00(Xem: 1624)
TT Trump Muốn Mua Đảo Greenland Của Đan Mạch
Tổng Thống Donald Trump được tường trình là thích thú trong việc mua hòn đảo lớn nhất thế giới cho Hoa Kỳ là đảo Greenland, lãnh địa tuyết phủ của Đan Mạch.
Theo báo The Wall Street Journal, cựu trùm địa ốc đã mang ý tưởng này hỏi các cố vấn, với “mức độ nghiêm trọng khác nhau,” tại các cuộc họp, ăn tối, và trò chuyện, hỏi ho rằng Hoa Kỳ có thể mua đảo Greenland không.
Ông Trump ngay cả đã nhờ cố vấn Bạch Ốc của ông kiểm tra, theo báo Journal tường trình, trích thuật 2 nguồn tin ẩn danh cho biết.
Sự hấp dẫn này đã có được nhiều ý kiến lẫn lộn: Một số cố vấn thì nghĩ rằng nó là trò chơi tốt cho kinh tế, những người khác thì loại bỏ nó như là một thứ đam mê rồi sẽ mờ nhạt, theo báo Journal cho biết.
Với dân số khoảng 56,000 người, đảo Greenland là phần tự trị của Vương Quốc Đan Mạch, với Copenhagan quyết định hầu hết các vấn đề nội trị, ngoại giao và chính sách an ninh.
Trump không phải là viên chức Hoa Kỳ đầu tiên có ý nghĩ mua đảo Greenland.
Sau Thế Chiến II, Tổng Thống Harry Truman đã phát  triển mối quan tâm địa chính tại Greenland và vào năm 1946 đã hỏi Đan Mạch để mua Greenland với giá 100 triệu đô la, theo Journal cho biết. Đan Mạch đã từ chối bán.
Bộ Ngoại Giao Mỹ cũng đã đưa ra việc mua Greenland và Iceland vào năm 1867, theo báo Journal cho biết tiếp.


Tại sao ông Trump để ý và muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch?

17/08/2019 11:20 GMT+7

TTO - Giới quan sát dồn sự chú ý vào Greenland khi người đứng đầu nước Mỹ, Tổng thống Donald Trump, được ghi nhận đang mong muốn mua lại hòn đảo to lớn Greenland, xứ tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch.



Current Time0:00
/
Duration1:12
Auto


Một góc của vùng đất Greenland - Nguồn: Animal Planet/YouTube
Greenland được ông Trump để ý tới vì đây là vùng đất giàu tài nguyên thiên nhiên và có vị trí chiến lược quan trọng. Và đây được cho không phải là lần đầu tiên Mỹ muốn mua lại đảo này từ Đan Mạch.
Như báo cáo của Wall Street Journal (Mỹ) tường thuật: "Trong các cuộc gặp, tại các bữa ăn tối và trong các cuộc nói chuyện thoáng qua, ông Trump đã hỏi các cố vấn liệu Mỹ có thể mua lại Greenland hay không. 
Ông đã chăm chú lắng nghe khi các cố vấn thảo luận về nguồn tài nguyên dồi dào và tầm quan trọng địa chính trị của hòn đảo này. Và theo lời kể, ông đã yêu cầu nhóm cố vấn Nhà Trắng xem xét ý tưởng đó".
Sau đây là những câu hỏi được Đài CNN đưa ra và giải đáp liên quan tới ý tưởng mua Greenland của Tổng thống Trump:
1. Tại sao?
Tại sao Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn mua lại một hòn đảo bị băng bao phủ tới 80% và có chưa tới 60.000 dân sinh sống? Ông Trump vẫn chưa phát biểu về lý do nhưng rõ ràng có một số nguyên nhân sau:
Trước hết, đó là vì Greenland được tin vô cùng giàu có các nguồn tài nguyên thiên nhiên như: quặng sắt, chì, kẽm, kim cương, vàng, các nguyên tố đất hiếm, uranium và dầu. 
Nhiều nguồn tài nguyên này hiện khó khai thác vì lượng lớn băng tuyết và tầng đất bị đóng băng vĩnh cửu tại đây.
Tuy nhiên, với sự nóng lên của toàn cầu, lớp băng đó đang tan chảy nhanh chóng. Hè này, các nhà khoa học NASA đã ghi nhận 2 trong số những vụ tan băng lớn nhất trong lịch sử Greenland. 
Sự xói mòn của lớp băng dày được đánh giá sẽ giúp việc khai thác các tài nguyên thiên nhiên của Greenland dễ hơn.
Tại sao ông Trump để ý và muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch? - Ảnh 2.
Sáng kiến khắc khuôn mặt ông Trump lên một con sông băng ở Bắc Cực - Ảnh: Dự án Trumpmore
Thứ hai là nguyên nhân địa chính trị. Mỹ vốn đã có chỗ đứng tại hòn đảo lớn nhất thế giới này: Căn cứ không quân Thule. 
Theo báo Wall Street Journal, nằm ở vị trí cách vòng Bắc Cực khoảng 1.200km về phía bắc, căn cứ này chứa một trạm rađa thuộc hệ thống cảnh báo sớm các tên lửa đạn đạo của Mỹ. 
Căn cứ này cũng được Bộ Tư lệnh không gian Không quân Mỹ (AFSPC) và Bộ Tư lệnh Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) sử dụng.
Không chỉ Mỹ, các cường quốc như Nga và Trung Quốc cũng đang mở rộng hoạt động nhằm tạo dựng ảnh hưởng ngày một tăng ở Bắc Cực.
Thứ ba, Tổng thống Trump là một nhà lãnh đạo Mỹ được đánh giá vô cùng quan tâm tới di sản của ông. Việc mua lại Greenland sẽ là một thành công lớn trong danh sách những gì ông đã làm được trong nhiệm kỳ của mình.
2. Greenland sẽ được bán cho Mỹ?

Dường như không!
"Greenland giàu các tài nguyên có giá trị lớn như các khoáng vật, nguồn nước và băng tinh khiết nhất, nguồn cá, hải sản, năng lượng tái tạo và là một mặt trận mới của ngành du lịch thám hiểm. Chúng tôi mở cửa Greenland để kinh doanh, chứ không bán!" - chính quyền Greenland đăng trên Twitter hôm 16-8.
Đan mạch hiện sở hữu Greenland, nhưng hòn đảo này có chính quyền tự trị riêng. 
Greenland phụ thuộc hoàn toàn vào Đan Mạch về kinh tế. Chính quyền của xứ tự trị này chỉ lo các vấn đề đối nội, trong khi đối ngoại và an ninh quốc phòng thuộc trách nhiệm của Copenhagen.
    3. Ý tưởng mua Greenland điên rồ?

Không!
Theo nhà sử học Đan Mạch Tage Kaarsted, thật ra Mỹ từng muốn mua Greenland trước đây. 
Năm 1946, tức thời Tổng thống Harry Truman, ngoại trưởng Mỹ khi đó là James Byrnes đã đề cập ý tưởng mua Greenland với ngoại trưởng Đan Mạch tại một cuộc gặp của Liên Hiệp Quốc ở New York.
Gần 100 năm trước đó, ngoại trưởng Mỹ William Seward - người đã nỗ lực xúc tiến thương vụ Alaska - cũng xem xét ý tưởng mua đảo Greenland từ Đan Mạch.
Tại sao ông Trump để ý và muốn mua đảo Greenland của Đan Mạch? - Ảnh 3.
Băng trôi phía sau thị trấn Kulusuk ở Greenland vào ngày 16-8 - Ảnh: AFP
    4. Mỹ đã mua lãnh thổ từ nhiều nước khác?

Một trong những lần gần nhất Mỹ mua lãnh thổ từ một quốc gia khác là vào năm 1867, khi ngoại trưởng Mỹ William Seward tổ chức thương vụ mua Alaska từ người Nga với giá 7,2 triệu USD.
Mỹ cũng mua các đảo ở Philippines từ Tây Ban Nha vào năm 1898 với giá 20 triệu USD và mua quần đảo Virgin từ Đan Mạch vào năm 1917 với giá 25 triệu USD.
Thương vụ nổi tiếng nhất diễn ra trước đó, chính xác là vào năm 1803 khi Mỹ mua Louisiana từ tay Pháp. 
Mỹ đã trả 15 triệu USD vào thời điểm đó để mua vùng đất này. Đây là vùng đất chiếm gần 1/4 lãnh thổ hiện tại của Mỹ.
Hồi tháng 5-2018, nhằm thu hút sự quan tâm của mọi người đối với vấn đề nóng lên toàn cầu, tổ chức hành động vì môi trường có tên "Melting Ice" (Băng tan chảy) có trụ sở tại Phần Lan đã lên sáng kiến "Dự án Trumpmore".
Theo đó, họ sẽ khắc chân dung khuôn mặt của đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump lên trên một con sông băng ở Bắc Cực.
Nếu gây quỹ thành công, tổ chức này sẽ phát sóng trực tiếp quá trình xây dựng tác phẩm điêu khác dự kiến cao 35m.
Sự thú vị về Greenland
Greenland và Iceland là hai vùng đất mang hai cái tên trái ngược hoàn toàn với bản chất. Trong khi Iceland (vùng đất băng giá) được cây cỏ phủ xanh và chẳng hề có băng giá, thì Greenland (vùng đất xanh tươi) lại phủ tuyết quanh năm.
Đan Mạch chế giễu chuyện ông Trump đòi mua đảo GreenlandĐan Mạch chế giễu chuyện ông Trump đòi mua đảo Greenland
TTO - "Chúng tôi mở cửa làm ăn chứ không bán đảo", ngoại trưởng Greenland tuyên bố sau khi có thông tin Tổng thống Mỹ sẽ thảo luận với các lãnh đạo Đan Mạch việc mua lại hòn đảo này khi đến thăm vào tháng sau.

BÌNH AN




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét