Việc tống xuất Tổng Thư ký FIDH, bà Debbie Stothard bị phản đối trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc
Phóng viên Ỷ Lan
2018-09-19
2018-09-19
Hôm thứ ba, 18.9, phát biểu tại điểm 4 khoá họp lần thứ 39 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Điện Quốc Liên ở Genève, ông Võ Văn Ái Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam
(VCHR) tố cáo Nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm các tự do ngôn luận, lập
hội, biểu tình và tự do tôn giáo, đàn áp Gia Đình Phật tử Việt Nam tại
Huế, cũng như Dự thảo Phúc trình UPR đã dối gạt LHQ về tình hình khủng
bố nhân quyền tại Việt Nam. Đặc biệt những bạo hành mà Nhà cầm quyền Hà
Nội đàn áp các nhà hoạt động bảo vệ Nhân quyền người Việt cũng như ngoại
quốc nhập cảnh Việt Nam.
Debbie Stothard : Thực tế là tôi đã nhiều lần đến Hà Nội tham dự các hội nghị, nên tôi chẳng lo ngại vấn đề gì cả. Nhất là khi tôi được mời phát biểu tại Diễn Đàn Kinh tế Thế giới nổi tiếng của ASEAN. Nhưng khi tôi đến quầy hải quan, tôi liền bị dẫn độ đến gian phòng nằm sau cơ quan lo việc chiếu khán và được biết rằng tôi không được nập cảnh Việt Nam. Tôi hỏi vì sao ? Họ liền chìa tấm giấy ghi rằng tôi xâm phạm Điều 21. Sau đó mới biết Điều 21 khước từ nhập cảnh Việt Nam vì lý do « an ninh quốc gia » và vài lý do khác.
Lúc tôi mở máy điện thoại cầm tay để đổi chuyến bay về lại nước tôi, hai sĩ quan đứng gần cấm tôi sử dụng điện thoại. Tôi liền hỏi, tôi bị các ông bắt phải không ? Họ bảo không ! Bà không bị bắt. Nên tôi trả lời « Nếu tôi không bị bắt thì tôi có quyền sử dụng điện thoại ». Họ bắt tôi cung cấp số điện thoại tôi gọi và mở lớn âm thanh trao đổi để họ theo dõi tôi nói gì. Cuối cùng tôi biết chuyến bay sớm nhất trở về Kuala Lumpur vào lúc 9 giờ 30 sáng hôm sau (tôi đến Hà Nội vào lúc 3 giờ chiều). Thế là tôi phải qua đêm trong căn phòng nhập cảnh tại phi trường. Tôi là người độc nhất ở đấy. Tôi có thể đóng cửa phòng, nhưng có một cửa sổ lớn không màn che, qua đó lính canh có thể nhìn vào quan sát tôi bất cứ lúc nào. Ở đây không có phòng vệ sinh, muốn đi tôi phải xin phép để được đưa tới nơi khác cạnh đấy. Họ chẳng cho tôi ăn, chỉ cho chút nước uống. May mắn cho tôi là Bộ Ngoại giao Mã Lai liên lạc với Đại sứ quán Mã Lai ở Hà Nội báo động tình trạng của tôi. Ông Đại sứ đã mang lại cho tôi mấy món ăn Mã Lai. Tôi ngủ qua đêm trong căn phòng này, sáng hôm sau họ đưa tôi lên máy bay về lại Kuala Lumpur.
Debbie Stothard : Chao ơi, điều quá rõ đối với tôi là nhà cầm quyền Việt Nam gian dối với việc họ làm. Thật quá dễ dàng giải thích một điều tại LHQ, nhưng làm ngược lại tại Hà Nội hay bất cứ đâu trên lãnh thổ họ.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam khước từ tôi và ông Mina Pimple của Ân Xá Quốc tế, vì rằng cả hai tổ chức Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Ân Xá Quốc tế đều ám chỉ Việt Nam đang ở trong thời kỳ tồi tệ nhất của sự bức hiếp và đàn áp, không riêng cho giới bloggers và những nhà bảo vệ nhân quyền, mà tổng quan cho bất cứ ai muốn đặt lên nghi vấn về chế độ. Rõ ràng là nhà cầm quyền Việt Nam rất dễ bực bội và bất an khi thấy những nhà hoạt động thuộc các tổ chức nhân quyền quốc tế léo hánh tới Việt Nam. Nhà cầm quyền lo sợ chúng tôi sẽ bật mí tình trạng nhân quyền trước Diễn Đàn Kinh tế Thế giới của ASEAN, là nơi mà họ tìm cách lôi cuốn các nhà đầu tư đến Việt Nam. Họ lo sợ cho những điều chúng tôi thấy ra khi nhìn qua cửa sổ khách sạn. Cho nên tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền Việt Nam cảm thấy bất an với những ai có thể mang chuyện nhân quyền Việt Nam tới các diễn đàn quốc tế.
Ỷ Lan : Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) thu thập từ đâu những tin tức vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ?
Debbie Stothard : Là Tổng Thư ký của FIDH, tôi đã từng làm việc lâu năm với Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, cũng là thành viên quốc gia của tổ chức chúng tôi. Điều quan trọng là những tin tức FIDH thu lượm được, căn bản là những dữ liệu và chứng cớ hiển nhiên do Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thu tập, hay những nhà hoạt động bí mật khác do áp lực lớn rộng bủa vây họ. Vì vậy, mặc dù tôi rất tán thưởng sự quan tâm của những ai dành cho tôi qua cuộc câu lưu ngắn ngủi ở Hà Nội. Nhưng tôi thực sự nhận ra bỗng chốc mình được cư xử như một yếu nhân so với người Việt Nam bình thường đang phải bị nhà cầm quyền tra tấn, sách nhiễu và đàn áp hung bạo một cách bất nhân đạo.
Ỷ Lan : Xin cám ơn chị Debbie Stothard.
Điều 21 : "xâm phạm an ninh quốc gia"
Để rõ hơn sự vụ tống xuất Tổng Thư ký FIDH, chúng tôi phỏng vấn bà Debbie Stothart, xin mời quý thính giả theo dõi.Vì vậy, mặc dù tôi rất tán thưởng sự quan tâm của những ai dành cho tôi qua cuộc câu lưu ngắn ngủi ở Hà Nội. Nhưng tôi thực sự nhận ra bỗng chốc mình được cư xử như một yếu nhân so với người Việt Nam bình thường đang phải bị nhà cầm quyền tra tấn, sách nhiễu và đàn áp hung bạo một cách bất nhân đạo.Ỷ Lan : Chào chị Debbie Stothard, là Tổng Thư ký Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH, hôm nay trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, ông Võ Văn Ái lên tiếng phản đối việc Hà Nội câu lưu chị rồi tống xuất khỏi Việt Nam tuần trước. Xin chị cho thính giả RFA biết sơ lược trải nghiệm vừa qua tại phi trường Nội Bài ở Hà Nội ?
-Debbie Stothard
Debbie Stothard : Thực tế là tôi đã nhiều lần đến Hà Nội tham dự các hội nghị, nên tôi chẳng lo ngại vấn đề gì cả. Nhất là khi tôi được mời phát biểu tại Diễn Đàn Kinh tế Thế giới nổi tiếng của ASEAN. Nhưng khi tôi đến quầy hải quan, tôi liền bị dẫn độ đến gian phòng nằm sau cơ quan lo việc chiếu khán và được biết rằng tôi không được nập cảnh Việt Nam. Tôi hỏi vì sao ? Họ liền chìa tấm giấy ghi rằng tôi xâm phạm Điều 21. Sau đó mới biết Điều 21 khước từ nhập cảnh Việt Nam vì lý do « an ninh quốc gia » và vài lý do khác.
Lúc tôi mở máy điện thoại cầm tay để đổi chuyến bay về lại nước tôi, hai sĩ quan đứng gần cấm tôi sử dụng điện thoại. Tôi liền hỏi, tôi bị các ông bắt phải không ? Họ bảo không ! Bà không bị bắt. Nên tôi trả lời « Nếu tôi không bị bắt thì tôi có quyền sử dụng điện thoại ». Họ bắt tôi cung cấp số điện thoại tôi gọi và mở lớn âm thanh trao đổi để họ theo dõi tôi nói gì. Cuối cùng tôi biết chuyến bay sớm nhất trở về Kuala Lumpur vào lúc 9 giờ 30 sáng hôm sau (tôi đến Hà Nội vào lúc 3 giờ chiều). Thế là tôi phải qua đêm trong căn phòng nhập cảnh tại phi trường. Tôi là người độc nhất ở đấy. Tôi có thể đóng cửa phòng, nhưng có một cửa sổ lớn không màn che, qua đó lính canh có thể nhìn vào quan sát tôi bất cứ lúc nào. Ở đây không có phòng vệ sinh, muốn đi tôi phải xin phép để được đưa tới nơi khác cạnh đấy. Họ chẳng cho tôi ăn, chỉ cho chút nước uống. May mắn cho tôi là Bộ Ngoại giao Mã Lai liên lạc với Đại sứ quán Mã Lai ở Hà Nội báo động tình trạng của tôi. Ông Đại sứ đã mang lại cho tôi mấy món ăn Mã Lai. Tôi ngủ qua đêm trong căn phòng này, sáng hôm sau họ đưa tôi lên máy bay về lại Kuala Lumpur.
Gian dối
Ỷ Lan : Nhà cầm quyền Việt Nam bảo rằng chị không được nhập cảnh vì lý do « an ninh quốc gia ». Trong khi đó Việt Nam giải thích với LHQ qua nửa kỳ Kiểm điểm UPR, rằng các điều luật « an ninh quốc gia » tuân thủ theo tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Chị nghĩ sao về điều này ?Debbie Stothard : Chao ơi, điều quá rõ đối với tôi là nhà cầm quyền Việt Nam gian dối với việc họ làm. Thật quá dễ dàng giải thích một điều tại LHQ, nhưng làm ngược lại tại Hà Nội hay bất cứ đâu trên lãnh thổ họ.
Tôi nghĩ rằng Việt Nam khước từ tôi và ông Mina Pimple của Ân Xá Quốc tế, vì rằng cả hai tổ chức Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) và Ân Xá Quốc tế đều ám chỉ Việt Nam đang ở trong thời kỳ tồi tệ nhất của sự bức hiếp và đàn áp, không riêng cho giới bloggers và những nhà bảo vệ nhân quyền, mà tổng quan cho bất cứ ai muốn đặt lên nghi vấn về chế độ. Rõ ràng là nhà cầm quyền Việt Nam rất dễ bực bội và bất an khi thấy những nhà hoạt động thuộc các tổ chức nhân quyền quốc tế léo hánh tới Việt Nam. Nhà cầm quyền lo sợ chúng tôi sẽ bật mí tình trạng nhân quyền trước Diễn Đàn Kinh tế Thế giới của ASEAN, là nơi mà họ tìm cách lôi cuốn các nhà đầu tư đến Việt Nam. Họ lo sợ cho những điều chúng tôi thấy ra khi nhìn qua cửa sổ khách sạn. Cho nên tôi nghĩ rằng nhà cầm quyền Việt Nam cảm thấy bất an với những ai có thể mang chuyện nhân quyền Việt Nam tới các diễn đàn quốc tế.
Ỷ Lan : Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) thu thập từ đâu những tin tức vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ?
Debbie Stothard : Là Tổng Thư ký của FIDH, tôi đã từng làm việc lâu năm với Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, cũng là thành viên quốc gia của tổ chức chúng tôi. Điều quan trọng là những tin tức FIDH thu lượm được, căn bản là những dữ liệu và chứng cớ hiển nhiên do Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam thu tập, hay những nhà hoạt động bí mật khác do áp lực lớn rộng bủa vây họ. Vì vậy, mặc dù tôi rất tán thưởng sự quan tâm của những ai dành cho tôi qua cuộc câu lưu ngắn ngủi ở Hà Nội. Nhưng tôi thực sự nhận ra bỗng chốc mình được cư xử như một yếu nhân so với người Việt Nam bình thường đang phải bị nhà cầm quyền tra tấn, sách nhiễu và đàn áp hung bạo một cách bất nhân đạo.
Ỷ Lan : Xin cám ơn chị Debbie Stothard.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét