Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Hoa Kỳ, hãy tỉnh thức: TQ là mối đe dọa thật sự


Hoa Kỳ, hãy tỉnh thức: Trung Quốc là một mối đe dọa thật sự

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 780x520.


Hoa Kỳ phải vượt lên trên nỗi lo sợ phải vạch mặt những hành vi xấu xa của Bắc Kinh vì sợ việc đó sẽ gây thù chuốc oán với Trung Quốc.

By James Jay Carafano
Ngày 07 tháng 2 năm 2015

Nằm giữa sự tự mãn và biện pháp đối đầu là một phương cách nhằm giữ cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương là một nơi đủ lớn để tiếp tục phục vụ các lợi ích sinh tử của cả Bắc Kinh lẫn Washington. Phần trọng trách sẽ phải do Hoa Kỳ đảm nhiệm. Cái đó cũng được thôi. Công việc này sẽ làm cho Hoa Kỳ hùng mạnh hơn và trở thành một đồng minh tốt hơn của châu Á.

Trong suốt thập niên vừa qua, nhà cầm quyền quyền Trung Quốc đã tỏ ra là một cơ chế phản dân chủ, chẳng phải là bạn hữu của thị trường tự do, một tên đầu gấu hạng nhất trên mạng điện toán và là kẻ quan tâm nhiều đến việc làm khác đi hoặc làm ngơ hơn là tôn trọng các chuẩn mực quốc tế. Do không bị kiểm soát, phương pháp quản lý các quan hệ quốc tế của Bắc Kinh đã không có khả năng làm cho thế giới trở thành một nơi tốt lành hay an toàn hơn cho đời sống con người.

Nếu không nằm trong cùng khu vực với Trung Quốc, Hoa Kỳ có thể bỏ qua hành vi của Bắc Kinh và để người khác đối phó với họ. Nhưng hiện nay Trung Quốc và Hoa Kỳ đang bị mắc kẹt với nhau.

Thật không may, chính sách đối phó với Trung Quốc của Hoa Kỳ hiện nay chẳng được tích sự gì. Đó là lý do tại sao TQ cho rằng chính sách đối phó với Hoa Kỳ của họ vẫn hữu hiệu, và mục tiêu của Bắc Kinh là giảm thiểu và gạt bỏ ảnh hưởng của Washington trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Có một chiều kích ngoại giao để cân bằng mối quan hệ ấy, nhưng việc này đòi hỏi Hoa Kỳ phải làm một cách nhịp nhàng hơn với các quốc gia trọng yếu, có nhiều thứ để mất nếu Trung Quốc cứ lấn lướt mãi không ngừng. Những quốc gia đó gồm có Ấn Độ, Australia và Nhật Bản.

Ngoài ra cần phải bao gồm yếu tố quân sự trong cách tiếp cận của Hoa Kỳ. HK sẽ không được tôn trọng trong khu vực nếu các lực lượng vũ trang của họ không đủ nhân số để bảo vệ lợi ích sinh tử của mình, cụ thể là việc bảo đảm tự do cho công chúng (trên không, dưới nước và trên mạng) cũng như ngăn chặn các cuộc xung đột chủ yếu trong khu vực (mà không phải hoàn toàn dựa vào các loại vũ khí hạt nhân).

Nhưng còn có nhiều việc khác nữa để Hoa Kỳ phải làm.

Cần phải có những bước khởi động về ngoại giao và quân sự nhằm đối phó với các mối đe dọa bởi Trung Quốc. Nhưng chính những hành vi vụng về đó (của TQ) lại nảy sinh ra những cơ hội cho phía Hoa Kỳ.

Để tận dụng tối đa những cơ hội này, Hoa Kỳ cần tăng lực cho hai yếu tố bổ sung vào sức mạnh quốc gia: sức mạnh kinh tế và sự tham gia của công chúng. Nhiệm vụ này cũng dễ dàng và thoải mái bởi chúng không chỉ nhằm kiểm soát Trung Quốc, mà còn giúp xây dựng một Hoa Kỳ hùng mạnh và kiên trì hơn nữa, lại còn cải thiện được vị trí của mình trong số đối tác và đồng minh ở châu Á.

Thái độ của Trung Quốc ngày càng làm mòn vẹt các quan hệ của Bắc Kinh đối với các nước chia chung quyền lợi với Hoa Kỳ. Hoa Kỳ không cần phải ganh đua từng li từng tí với Trung Quốc trong việc chi tiêu cho các trường đại học, hệ thống truyền hình và các đoàn thể du lịch. Trung Quốc đã tự tạo những cơ hội rất lớn để chống lại nỗ lực của chính mình. Ngay cả khi họ đổ càng nhiều tiền vào ngoại giao và các chương trình tiếp cận công cộng của mình, thái độ đầu gấu của họ đang bán rẻ thương hiệu Bắc Kinh. Hoa Kỳ lúc này chỉ cần tận dụng cơ hội đó .

Hoa Kỳ không phải ra chiêu với Trung Quốc. Phía Trung Quốc đã tự làm điều đó. Nhưng Hoa Kỳ phải lên tiếng một cách nhất quán và với nhiều quyết tâm hơn. Từ chính quyền, đến cơ quan tư nhân và những tổ chức phi chính phủ, tất cả đều phải vượt thắng nỗi lo sợ phải vạch mặt những hành vi xấu xa của Bắc Kinh vì sợ việc đó sẽ gây thù chuốc oán với Trung Quốc. Hoa Kỳ đã không gây hấn với Trung Quốc trong nhiều năm, và tất cả những gì (HK) đã làm chỉ tạo ra một bầu khí giúp cho Trung Quốc tự tung tự tác hơn trong việc gây hấn với các nước khác.

Hoa Kỳ nên quyết tâm hơn trong việc nói lên sự thật với Bắc Kinh, vạch ra những vi phạm nhân quyền, đàn áp tôn giáo, tham nhũng, trộm cắp sở hữu trí tuệ và kêu gọi sự dung hòa nơi các chế độ độc tài. Hoa Kỳ cũng nên tranh đấu cho các thương hiệu Mỹ, đề cao sự xuất chúng của Mỹ, cũng như doanh nghiệp tự do và dân chủ.

Ở bất cứ nơi nào có người Trung Quốc, người Mỹ phải có mặt và nói, "Khoan đã, còn có một khía cạnh khác của câu chuyện nữa đấy nhé"

Thay vì xóa nhòa sự khác biệt giữa những gì Bắc Kinh muốn và lập trường của mình, Hoa Kỳ cần phải cho bạn bè và đồng minh của mình một lựa chọn rõ ràng về tầm nhìn cho tương lai. Các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương sẽ có những lựa chọn riêng cũng như một biểu đồ vận mệnh minh bạch của họ. Hoa Kỳ cần phải đánh cược rằng, nếu cho họ quyền lựa chọn, sẽ có nhiều nước ngả về phía (Hoa Kỳ) hơn.

Hoa Kỳ cũng cần một nền kinh tế tăng trưởng thực sự. Điều này được thực hiện hiệu quả nhất bằng cách mở rộng tự do kinh tế trong và ngoài nước. Bắc Kinh đã quá sẵn sàng để chờ nhìn sự suy thoái của nền kinh tế như một dấu hiệu cho thấy sự suy yếu không thể tránh khỏi của Hoa Kỳ đã bắt đầu, cũng là lúc cho Trung Quốc bắt đầu thay thế vị trí.

"Chỉ số Tự do Kinh tế" năm 2015 cho thấy, sau 7 năm suy giảm liên tục, tự do kinh tế ở Hoa Kỳ đang thoát ra khỏi tình trạng suy sụp của nó. Sự phục hưng năng lượng của Hoa Kỳ đã phần nào tiếp tay cho việc hồi phục này. Chính trị cũng thế. Khi nhân số trong lưỡng viện đảo ngược, Quốc hội Hoa Kỳ tuy không hoàn thành được nhiều, nhưng nó đã làm chương trình nghị sự của Tổng thống Obama trong việc đối phó với tăng thuế, thâm thủng ngân sách - chi tiêu và các chương trình khác của chính phủ phải khựng lại .

Nếu kinh tế Mỹ thực sự cất cánh, nó sẽ là một trở ngại thật sự cho Trung Quốc. Những trao đổi mậu dịch thật sự thúc đẩy tự do mậu dịch và tự do hóa thị trường sẽ giúp hoàn thành việc này. Việc cải cách thuế, chính sách năng lượng của thị trường tự do và việc giảm bớt gánh nặng tê tái về luật lệ mà ông Obama vẫn bao vây nền kinh tế từ hồi nào đến giờ cũng sẽ giúp ích như thế.

Trong lúc đó, Trung Quốc sẽ tiếp tục mất tự do kinh tế một cách đều đặn. Họ đã đầu tư quá lố ở trong cũng như ngoài nước, nhưng nhiều khoản đầu tư trong số đó thấy rõ là không an toàn.

Cú sốc liên hoàn từ việc hồi sinh một tiếng nói tự tin, cộng với nền kinh tế dũng mãnh của Mỹ, đi đôi với một chính sách ngoại giao khu vực chủ động và sự phục hưng về sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ sẽ làm Bắc Kinh phải suy nghĩ lại xem việc họ hô phong hoán vũ suốt năm vừa qua có đem lại cho chế độ này cái gì tốt đẹp hơn ... hay tệ hại hơn so với ban đầu.

Cuối cùng, Trung Quốc có thể vẫn là ... Trung Quốc. Nhưng điều đó có thể không quan trọng nhiều như bây giờ nếu Hoa Kỳ hồi sinh lôi kéo được tất cả các đòn bẩy theo ý của mình để nâng cao triển vọng cho nền hòa bình, thịnh vượng và tự do trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Về tác giả: James J Carafano là phó chủ tịch của tổ chức Heritage Foundation, trong vai trò giám sát nghiên cứu của các chuyên gia về ngoại vụ và an ninh quốc gia

Nguồn: http://nationalinterest.org/feature/...l-threat-12204
 
Theo: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=32754 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét