Qua đợt đầu Cộng sản Bắc Việt tấn công mãnh liệt, hung hãn, ồ ạt, các căn cứ hỏa lực Carroll (Trung đoàn 56 thuộc Sư đoàn 3 Bộ binh) đầu hàng và Mai Lộc (Lữ đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến) phải cầm cự lui dần,...khi căn cứ Pedro trở nên tuyến đầu phòng thủ.



Thiếu tá đỗ Hữu Tùng, Sĩ quan khóa 16 đalat, phong thái trầm tĩnh, luôn như suy nghĩ điều gì, từ từ, thủng thẳng trong mọi biến cố, kinh nghiệm chiến trường, một trong các Tiểu đoàn trưởng cự phách của Thủy Quân Lục Chiến, là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến biết thế nào căn cứ cũng bị chiến xa cùng quân bộ Cộng sản Bắc Việt tấn công kế tiếp, nên anh phối hợp với Lữ đoàn 258 xin đặt mìn chống chiến xa sâu về hướng Tây đường tiến sát đến căn cứ.



Ngay trong đêm 8/4/1972, toàn bộ Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến phân tán lực lượng ra khỏi căn cứ, chốt tại các đỉnh cao xung quanh. Thật quả như đỗ Hữu Tùng dự đoán, địch chuẩn bị cho cuộc tấn công căn cứ vào ngày hôm sau nên pháo kích suốt đêm như mưa, binh sĩ Tiểu đoàn 6 dưới các hầm hố cá nhân bên ngoài căn cứ chờ địch suốt đêm, quả nhiên lúc 6 giờ 45 sáng ngày 9/4/1972, một Trung đoàn địch cùng đoàn chiến xa T54, T59 xuất hiện từ hướng Tâỵ Pháo binh được gọi can thiệp, nhưng chỉ cản sức tiến phần nào của Bộ binh địch mà thôi, còn chiến xa địch vẫn hăm hở xông xáo tiến lên trong thế nghênh ngang khinh đi.ch. đoàn chiến xa vượt hẳn đội hình bộ binh của họ, tiến thẳng đến căn cứ.



Từ một hố cá nhân chỉ huy đặt ống nhòm, Đỗ Hữu Tùng nở nụ cười nửa miệng, anh thường hay có lối cười như vậy, bạn bè thường nói: "Lại cười ruồi rồi", mà cứ mỗi lần cười ruồi là tiếp theo một đòn độc. Bản chất vốn thủng thẳng, anh giữ im lặng vô tuyến với các đại đội xa gần, ngay cả với hệ thống chỉ huy cao hơn, các con cái sốt ruột quá, không rõ ông Thái Dương (danh hiệu của Thiếu tá đỗ Hữu Tùng) của mình muốn gì đây.



Vài chiến xa đã cán hàng rào rồi, mà sao chưa lệnh lạc gì thế này, chờ cho đoàn chiến xa lọt hẳn vào tầm tác xạ dự trù, thì cũng vừa lúc 1 chiếc cán mìn, ầm một tiếng long trời dội đất, chiếc chiến xa lệch sang một phía bốc cháy, vài chiếc khác đã lọt hẳn vào trong căn cứ còn lựng khựng như đang cảm nghĩ chắc bị lừa, thì lệnh khai hỏa tấn công của Đỗ Hữu Tùng vang lên trong máy truyền tin.



Các chiến sĩ Tiểu đoàn 6 nhô ra khỏi hố cá nhân, súng nhỏ nhằm bộ binh địch mà khiển, ống phóng chống chiến xa M72, 57 ly không giật tha hồ mà phóng từ bên hông và theo đuôi đoàn chiến xa; cả chục chiếc bốc cháy, những chiếc còn lại hốt hoảng, đội hình rối loạn và húc vào nhau phóng chạỵ Nhưng đâu thoát, các đồi xung quanh căn cứ binh sĩ Tiểu đoàn 6 đã chốt hết rồi, cứ nhằm chiến xa địch mà xịt ống phóng M72, một hồi nuốt gọn gần 20 chiến xa đi.ch. Nhiều chiếc đang bốc cháy, một số binh sĩ Tiểu đoàn 6 hăng quá phóng ra khỏi hố cá nhân nhẩy phốc lên tháp chỉ huy chỉa súng M16 vào trong xe tăng, dọa tung lưu đạn, kêu ra đầu hàng. Về phần bộ binh địch tiến theo sau thấy đoàn chiến xa dẫn đầu bị phản công hung hãn, bốc cháy hàng loạt, đâm hốt hoảng rối loạn hàng ngũ tháo lui.



Ngay khi được báo cáo tình hình, Trung tá Ngô Văn định, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 258 (sau thăng cấp đại tá) liền ra lệnh Tiểu đoàn 1 Thủy Quân Lục Chiến cùng chiến xa M48 hoạt động gần đó nhào đến tiếp tay Tiểu đoàn 6 truy kích ngược lại địch, đồng thời Không Quân cũng được gọi đến khi trời quang sáng để dội bom gây cho địch thiệt hại nă.ng. địch cố thoát về hướng Tây bỏ lại hơn 400 xác ngổn ngang đầy đồi núi và 23 xe tăng (kể cả Tiểu đoàn 1 truy kích hạ thêm 4 và 2 xe tăng do Tiểu đoàn 6 bắt sống) bị cháy ngổn ngang.



Vô cùng ngoạn mục và hùng tráng, thường thì chiến xa chiến là 2 đoàn chiến xa bạn thù quần thảo với nhau, nhưng đây ngược lại lính Thủy Quân Lục Chiến quần thào với chiến xa hạng nặng địch khác nào như lấy trứng gà đập vào tảng đá.

Thật là một trận diệt chiến xa bằng bộ binh ít thấy ghi chép trong các trang quân sử trên thế giới. Sau trận này, 5 tiểu đoàn đàn anh, không một ông anh nào dám coi thường thằng em Thần Ưng nữa (xin xem bài Thần Ưng trong mùa Hè đỏ Lửa của Thiếu tá Thủy Quân Lục Chiến Lương Xuân đương, để rõ nét thêm về trận đánh này). Cũng lại Trung tá Đỗ Hữu Tùng dẫn Tiểu đoàn 6 tapi nửa Cổ thành đinh Công Tráng trong trận tái chiếm Quảng Trị sau đó ít tháng.



Lời kết, nhân danh là vị Tiểu đoàn trưởng đầu tiên của Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến "Thần Ưng" có vài cảm nghĩ như sau:



- Trung tá Đỗ Hữu Tùng, vị Tiểu đoàn trưởng lâu nhất, cũng là người dẫn dắt Tiểu đoàn 6 Thủy Quân Lục Chiến lập được nhiều chiến công hiển hách lẫy lừng.



- Đỗ Hữu Tùng sống anh dũng, khi về thì lặng lẽ biến đi, để lại biết bao thương tiếc cho bạn bè đồng đội và một mối tình sầu cho người nữ ca sĩ nổi danh.

- Nhiệm vụ sau cùng là Lữ đoàn phó Lữ đoàn 369, anh cùng với Lữ đoàn trưởng, Trung tá Nguyễn Xuân Phúc mất tích vào những ngày cuối tháng 3 năm 1975, hơn hai mươi năm sau, chúng tôi vẫn không tìm kiếm được một dấu tích nào về các anh.

Khi ngồi ghi lại những dòng này, người viết không khỏi bùi ngùi, xúc động tưởng nhớ các anh, những chiến hữu đã cùng người viết chia sẻ mười mấy năm vinh nhục trong cuộc nội chiến phi lý nhất lịch sử Việt Nam.



Cựu Đại tá Phạm Văn Chung .