Trọng Đạt – “Cộng Sản Bắc Việt phải rút hết về Bắc”
Diễn tiến
Cách đây 42 năm vào khoảng thời gian này,
TT Thiệu cho phát động cuộc chống đối trên truyền thông, đòi CS phải
rút hết về Bắc. Hồi ấy, từ tháng 11-1972, đài phát thanh, truyền hình
bắt đầu cho đọc khẩu hiệu kể trên “Cộng Sản Bắc Việt phải rút hết về
Bắc”. Việt Nam Cộng Hòa cương quyết đòi CSBV phải rút khỏi miền nam VN
sau khi Hiệp Định thành hình.
Trong phạm vi bài này tôi đề cập riêng tới sự kiện nêu trên.
Hòa đàm Ba Lê bắt đầu từ thời TT Johnson
1968 nhưng thực sự bắt đầu khi Nixon lên nhậm chức Tổng thống 1969, tiến
sĩ Kissinger được giao đàm phán bí mật với Lê Đức Thọ mà người ta gọi
là đi đêm.
Nixon- Kissinger thừa hưởng gia tài đổ
nát do Johnson-McNamara trao lại. Về cuộc hòa đàm Ba Lê cựu TT Nixon cho
biết phía BV đưa ra những điều kiện tiên quyết: Mỹ rút đơn phương,
Thiệu phải từ chức, lập chính phủ Liên hiệp, cắt viện trợ quân sự kinh
tế VNCH (1). Nếu nhượng bộ coi như Nixon phải đầu hàng CS không điều kiện.
Hà Nội ngoan cố đòi Mỹ phải thỏa mãn
những yêu cầu ngang ngược như trên nhưng tới tháng 9-1972 vì bị thảm bại
trong trận Mùa hè đỏ lửa 1972 họ phải nhượng bộ nhiều điều khoản lớn.
Tại buổi họp 9/10/1972 đề nghị của Hà Nội coi như đã nhượng bộ gần hết
những khoản chính mà họ đã đòi từ mấy năm trước tới nay: không lập chính
phủ Liên hiệp, không lật đổ Thiệu, không đòi cắt viện trợ miền nam tuy
nhiên có một vấn đề mà Mỹ không thể nào đòi được, BV không chịu rút khỏi
miền nam.
Ngoài ra về lý do tại sao Hà Nội nhượng bộ, Kissinger cho là nhờ áp lực của Nga mà BV thay đổi lập trường (2).
Hà nội phải nhượng bộ cũng vì họ biết chắc Nixon sẽ tái đắc cử vào ngày
7/11/1972, qua thăm dò ông vượt quá xa đối thủ McGovern. Nếu tái đắc cử
Nixon sẽ cứng rắn hơn nên BV muốn ký sớm trước bầu cử (tháng 11) nghĩa
là ký vào tháng 10.
Kissinger sang Sài Gòn ngày 18-10-1972 sau khi thỏa thuận với phái đoàn BV về bản Sơ thảo Hiệp định Paris .
Ông Thiệu được cố vấn Hoàng Đức Nhã góp ý
đã bác bỏ bản Sơ thảo trong đó CSBV vẫn còn được đóng quân tại miền nam
VN. Điều khoản này làm cho ông Thiệu sợ hãi và nhất quyết chống đối
không ký Hiệp định cho tới khi CSBV phải rút hết về trên vĩ tuyến 17.
Kissinger thảo luận tại Sài Gòn từ 19 tới 23-10 thì về Mỹ, sau mấy ngày
từ dọa nạt tới ngọn ngọt dỗ dành VNCH nhưng ông ta vẫn thất bại. Ông
Thiệu nhất định không chịu ký. Sở dĩ Kissinger nóng lòng muốn ký Hiệp
định vào cuối tháng 10 trước ngày bầu cử Tổng thống 7-11 để lấy phiếu
cho Nixon.
Trước ngày về Mỹ ông đánh điện cho Nixon
đề nghị ký riêng rẽ với CSBV nhưng Nixon bác bỏ, ông bảo Kissinger đừng
ép Thiệu, không cần ký gấp Hiệp Định trước bầu cử vì qua thăm dò ông
vượt rất xa đối thủ McGovern. Nixon cũng không muốn mang tiếng vì dùng
Hiệp định để lấy phiếu, không muốn ký Hiệp định mà không có Thiệu, một
người bạn đồng minh. Ông không muốn vội ký với Thọ, một kẻ thù (3)
Ngày 7/11/1972 Nixon đại thắng, tái đắc
cử quá lớn với 60.7% số phiếu phổ thông, hơn McGovern 18 triệu phiếu,
Cộng hòa thắng 49 tiểu bang, Dân chủ chỉ có một tiểu bang , Nixon được
520 phiếu cử tri doàn (electorale vote) so với 17 phiếu của McGovern,
Dân chủ thua to.
Sang tháng 11/1972 hòa đàm không tiến
triển gì hơn, ông Thiệu phát động chống đối bản Sơ thảo Hiệp định, đòi
CS phải rút hết về Bắc. Ngày 19/11, Kissinger và Lê Đức Thọ bắt đầu đàm
phán trở lại, hai bên không tiến lại gần nhau được.
Cuối tháng 11-1972, Các vị chức sắc
Thượng viện như John Stennis, Barry Goldwater và Gerald Ford đã nhắc nhở
Nixon biết nếu Sài Gòn không chịu ký kết thì Quốc hội sẽ ra luật chấm
dứt chiến tranh để lấy lại tù binh đổi lấy việc rút quân và Hạ viện sẽ
thông qua việc cắt viện trợ VN với tỷ lệ 2/1 (4)
Sang tháng 12 tình hình còn bi đát hơn,
hòa đàm thêm bế tắc, ngày 13/12 tan vỡ, Lê đức Thọ bỏ Hội nghị không
thèm hẹn khi nào trở lại. Ngày 14/12 Kissinger về Mỹ cùng Nixon và Tướng
Haig bàn luận đưa tới quyết định ném bom BV. Nixon gửi tôi hậu thư cho
BV nếu không trở lại đàm phán sẽ bị oanh tạc.
Hà Nội bỏ Hội nghị vì đánh hơi thấy Quốc
hội Mỹ sẽ họp đầu năm 1973, hy vọng họ sẽ ra luật chấm dứt chiến tranh
rút quân về nước, đó là lỗi lầm tai hại. Lần đầu tiên trong chiến tranh
Đông Dương Nixon cho oanh tạc ngoại ô Hà Nội, Hải phòng bằng B-52, chiến
địch này gọi là Linerbacker II kéo dài 12 ngày từ 18/12 cho tới cuối
tháng 12/1972. Sau khi ăn 20,000 tấn bom, Bắc Việt chịu trở lại đàm
phán, ngày 9/1/1973 hai bên đi tới thỏa hiệp chung
Phía VNCH, ông Thiệu vẫn kiên quyết không
chịu ký một khi CSBV còn ở lại miền nam mặc dù TT Nixon hứa hẹn, ngon
ngọt dụ dỗ. Ngày 2-1- 1973 Ủy ban bầu cử Dân chủ Hạ Viện biểu quyết nội
bộ tỷ lệ 154/75 cắt viện trợ Đông Dương để đổi lấy tù binh, hai hôm sau
Thượng viện Dân chủ họp nội bộ biểu quyết tỷ lệ 36/12. Họ đe dọa Nixon
và Thiệu nếu không ký được Hiệp định sẽ thẳng tay trừng trị miền nam VN.
(5)
Ngày 9-1-1973, cũng là sinh nhật thứ 60
của TT Nixon, Kissinger từ Paris điện tín báo tin mừng cho Nixon biết
sắp ký được Hiệp định. Ngày 11-1 hai bên bàn thủ tục ký, buổi họp cuối
cùng ngày13-1 ấn định ngày ký kết 27-1-1973, quân BV được ở lại, ông
Thiệu không chịu ký. TT Nixon cử Phụ tá Tướng Haig sang VN nói với ông
Thiệu Mỹ sẵn sang ký một mình nếu VNCH không chịu ký. Nixon nói
Kissinger soạn hai bài diễn văn, một cho trường hợp Thiệu đồng ý và một
trường hợp ông ta không chịu.
Ngày 15-1-1973, ông Hoàng Đức Nhã gửi thư
cho Đại sứ Bunker nói trong bản Sơ thảo trước đây Hà Nội ngoan cố không
chịu rút về Bắc mặc dù VNCH đã nhượng bộ. Ngày 18-1 cả Mỹ và BV đều
loan tin Hiệp định sẽ ký vào ngày 23-1, TT Nixon sốt ruột chờ ý kiến của
chính phủ Sài Gòn. Nixon biết rằng nếu không ký kết được Quốc hội sẽ ra
luật chấm dứt chiến tranh vô cùng nguy hiểm.
Ngày 23-1 ông Thiệu cho Cố vấn điện thoại cho Bunker nói việc in Hiệp định ngày 24-1 không hợp lý. Có dư luận cho biết ông Thiệu sẽ ký Hiệp định sau Tết vì thầy tử vi riêng của ông khuyên không nên ký trước Tết. TT Thiệu từ bỏ chống đối ký kết (6)
Ngày 23/1/1973 Kissnger và Lê Đức Thọ ký tắt, bốn ngày sau 27/1 bộ ngoại giao Mỹ, BV, VNCH, VC ký chính thức Hiệp Định Chấm Dứt Chiến Tranh Lập Lại Hòa Bình Ở Việt Nam mà ta thường gọi là Hiệp Định Paris .
Ngày 23-1 ông Thiệu cho Cố vấn điện thoại cho Bunker nói việc in Hiệp định ngày 24-1 không hợp lý. Có dư luận cho biết ông Thiệu sẽ ký Hiệp định sau Tết vì thầy tử vi riêng của ông khuyên không nên ký trước Tết. TT Thiệu từ bỏ chống đối ký kết (6)
Ngày 23/1/1973 Kissnger và Lê Đức Thọ ký tắt, bốn ngày sau 27/1 bộ ngoại giao Mỹ, BV, VNCH, VC ký chính thức Hiệp Định Chấm Dứt Chiến Tranh Lập Lại Hòa Bình Ở Việt Nam mà ta thường gọi là Hiệp Định Paris .
Nhận xét
Cuộc hòa đàm kéo dài từ 1969 tới 1972 vì
CSBV ngoan cố đòi hỏi Mỹ và VNCH phải đầu hàng: Mỹ đơn phương rút, Thiệu
từ chức, lập chính phủ Liên hiệp, Cắt viện trợ miền nam. Sở dĩ như vậy
một phần vì phong trào phản chiến và vì đảng đối lập chống đối như
Kissinger đã kể lại trong hồi ký.
“Sau khi Nixon tiếp nhận chức vụ từ những
người (tức Dân Chủ) đã đưa chúng ta can thiệp vào Việt Nam , mới đầu họ
đứng giữa sau chống lại (chúng tôi). Buộc tội Nixon có trách nhiệm với
cuộc chiến mà thực ra ông chỉ là kẻ thừa hưởng rồi công kích Nixon nhân
danh những giải pháp này nọ mà chính họ khi cầm quyền chẳng làm gì cả” (7)
Dân chủ đối lập mới đầu đứng trung lập
sau quay ra chống đối Hành pháp Nixon, họ chống đối từ đầu chí cuối cho
tới khi sập tiệm mới thôi. Nixon nói chính phong trào tranh đấu đã nối
giáo cho giặc khiến Hà Nội không chịu đàm phán nghêm chỉnh (8)
Hiệp định Paris ký ngày 27-1-1973 Hà Nội
nhượng bộ những điều khoản chính nhưng họ vẫn đóng quân ở miền nam.
Nhiều nhà nghiên cứu và chính khách Mỹ chỉ trích Nixon đã mở trận oanh
tạc BV long trời lở đất 11 ngày đêm cuối năm 1972, trút 20,000 tấn bom
mà không tống khứ được CSBV về Bắc. Bản Hiệp định Paris ký ngày
27-1-1973 thực ra cũng chẳng khác gì bản Dự thảo Hiệp định mà Kissinger
mang sang Sài Gòn ngày 18-10-1972 và đã bị ông Thiệu từ chối ký kết như
đã nói trên. Cả hai bản đều không đuổi được Cộng quân rút về bắc.
Người ta chỉ trích Nixon làm thiệt hại 91
người phi hành đoàn, mất 27 máy bay trong đó có 15 B-52 mỗi cái trị giá
8 triệu đồng…nhưng không đòi được gì thêm, BV vẫn đóng quân tại VNCH.
Dưới đây là một số ý kiến
“Cuộc dội bom to lớn chỉ thay đỗi
được chút đỉnh. Cái mà B-52 làm được thêm tháng Giêng (1-73) chỉ là một
chút so với cái từ tháng 10”
Marvin Kalb and Bernard Kalb (9).
Hoặc như Walter Isaason nói
“Dù gây thiệt hại nhân mạng, sự thay đổi rất nhỏ mà cà Nixon và Kissinger không biết nó như thê nào.” (10)
Negroponte, phụ tá Kissinger nói
“Chúng ta oanh tạc BV để họ chấp nhận sự nhượng bộ của ta”
We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions
(11).
We bombed the North Vietnamese into accepting our concessions
(11).
Những lời chỉ trích Hành pháp đã ký Hiệp
định không thuận lợi, thiệt hại cho miền nam hoặc đã kéo dài chiến tranh
thiệt hại cho Hoa Kỳ. Tác giả Walter Isaacson chỉ trích cuộc oanh tạc
không đem lại một Hiệp định thuận lợi để tống cổ CSBV ra khỏi miền nam
VN. Richard Holbrook, phụ tá Bộ trưởng ngoại giao đặc trách Á châu sự vụ
chỉ trích Hiệp định như đầu hàng CS Ông nói “Cho quân đội BV ở lại miền
Nam chỉ là sự bỏ chạy trá hình” (12)
Nhiều người Việt Quốc gia kết án ông
Kissinger đã ép buộc ông Thiệu ký một hiệp ước bất bình đẳng để CSBV còn
ở lại miền nam. Sự thực không phải như vậy, ngày 18-10-1972 Kissinger
mang bản Dự thảo Hiệp định sang Sài Gòn nhưng ông Thiệu từ chối không
chịu ký.
Sau đó hòa đàm bị trở ngại do VNCH, tháng
12-1972 Hà Nội phá vỡ hòa đàm, Nixon cho oanh tạc 20,000 tấn bom ép BV
trở lại đàm phán và bản Hiệp định sau cùng ngày 27-1-1973 cũng không đòi
được CS rút về bắc. Cũng không phải Nixon ép ông Thiệu mà Quốc hội Dân
chủ đã thúc dục Hành pháp cũng như miền nam phải ký sớm để tái lập hòa
bình, họ đe dọa ra luật chấm dứt chiến tranh, cắt viện trợ VNCH.
Nixon nói
Nếu chúng ta không giải quyết cuộc
chiến nhanh chóng, Quốc Hội có thể biểu quyết đạo luật chấm dứt chiến
tranh vào tháng Một (1973). (13)
Sau trận mùa hè đỏ lửa 1972, Cộng quân
vẫn chiếm giữ một diện tích lớn dưới khu phi quân sự và tại Cao nguyên,
VNCH không đủ lực lượng để tấn công đuổi họ về bắc. TT Nixon cho biết
phái đoàn BV từ chối rút quân, không thể nào lay chuyển được họ và họ
nói không có quân tại miền nam. Nếu đòi CSBV rút khỏi miền nam thì họ sẽ
không chịu ký, sẽ không có Hiệp định hòa bình, đó là điều mà cà Hành
Pháp, Lập Pháp, cả nước Mỹ không thể chấp nhận được. Theo ý kiến TT
Nixon không thể đòi CSBV rút về bắc.
“Chúng tôi biết không thể nào buộc họ
phải nhượng bộ điều này. Có một châm ngôn ngoại giao là ta không thể
thắng tại bàn hội nghị nếu cái mà ta không thắng ở trận địa” (14)
Ông cũng nói sự tồn tại của miền nam Việt
Nam không phụ thuộc vào việc BV còn đóng quân ở miền nam nhưng nó phụ
thuộc vào việc Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ và với sự đe doạ trừng trị bằng
vũ lực (B-52). Hành pháp Mỹ, Nixon-Kissinger không thể đòi CSBV rút về
Bắc như VNCH mong đợi. Hà Nội có thể bắt chẹt Nixon như vậy vì họ biết
cái tẩy Hành pháp đang bị người dân và Quốc hội (DC) chống đối.
Như Kissinger đã than phiền ở trên về
đảng đối lập: chính Johnson, Tổng thống Dân chủ đã đưa đại binh vào miền
nam Việt Nam năm 1965, mặc dù nắm trong tay nửa triệu quân nhưng họ đã
thất bại khiến cho phong trào phản chiến lên cao chưa từng thấy. Năm
1969 Nixon lên nhậm chức Tổng thống để hốt cái đống rác kếch sù do
Johnson-McNamara để lại: đưa nửa triệu quân về nước, đàm phán hòa bình
trầy da tróc vẩy bốn năm trước một kẻ thủ quỷ quyệt. Mới đầu Dân chủ
trung lập, sau họ a dua với phong trào phản chiến để quay lại chống đối
Hành pháp mạnh hơn ai hết. Một điều nguy hiểm là họ nắm cả Thượng viện
lẫn Hạ viện trong suốt thời gian có cuộc chiến VN từ 1961-63 cho tới
1973-75 họ đều nắm lưỡng viện Quốc hội.
Trong thời kỳ Dân chủ can thiệp cuộc
chiến VN, họ cũng đã dùi cui báng súng đàn áp biểu tình phản chiến nhưng
nay thất cử nhục nhã, họ hợp tác với các thành phần chống đối để gây
khó khăn không cùng cho Hành pháp. Chính họ đã không giải quyết được
cuộc chiến sa lầy nay lại kết án buộc tội Nixon không biết giải quyết
tình hình bế tắc. Họ và phong trào phản chiến đã nối giáo cho giặc khiến
BV không chịu đàm phán nghiêm chỉnh tại bàn Hội nghị. Hành pháp yếu vì
nội bộ chia rẽ nên Nixon đã không tống cổ được Cộng quân tại miền nam về
bắc.
Sau khi Nixon ký Hiệp định Paris tháng
1-1973, lấy tù binh, đem quân về nước đảng đối lập chống Hành pháp mạnh
hơn trước. Giữa tháng 8-1973 họ ra luật cắt ngân khoản mọi hoạt động
quân sự tại Đông Dương, tháng 11-1973 ra luật Hạn chế quyền Tổng thống. (15).
Sau đó Quốc hội Dân Chủ cắt giảm quân
viện xương tủy VNCH mỗi năm khoảng 50%: Từ 2,1 tỷ tài khóa 1973 xuống
còn hơn 1 tỷ tài khóa 1974 và xuống còn 700 triệu tài khoá 1975 khiến
pháo binh VNCH hết đạn, Không quân hết săng và miền nam sụp đổ nhanh
trong vài tháng (16)
Đảng đối lập lợi dụng thành quả ngoại
giao của Nixon hòa với Nga, Trung Cộng để bỏ rơi đồng minh, một quyết
định tồi tàn cho dù phương hại uy tín của một siêu cường. Không những
thế họ đánh phá đồng minh VNCH tàn bạo y như đánh kẻ thù, thậm chí một
vài Dân biểu Thượng nghị sĩ Dân chủ còn tuyên bố cương quyết không cho
một người tỵ nạn VN nào vào Mỹ.
Lưỡng đảng dung hòa bảo thủ và cấp tiến
nhưng cũng là con dao hai lưỡi như ở đây, nó lộng hành sẵn sàng đánh phá
đối lập mà không cần biết gì tới tới uy tín quốc gia.
Như trên TT Nixon nói sự tồn tại của miền
nam Việt Nam không phụ thuộc vào việc BV còn đóng quân ở miền nam nhưng
nó phụ thuộc vào việc Quốc hội Mỹ tiếp tục viện trợ và cho phép trừng
trị bằng vũ lực (B-52).
Nhưng cuối cùng địch không rút về Bắc,
Quốc hội Dân chủ cắt giảm viện trợ xương tủy miền nam VN và không bao
giờ Hành pháp còn được trừng trị đối phương bằng vũ lực.
© Trọng Đạt
—————————————————————-
Chú thích
(1) Richard Nixon, No More Vietnams, trang 152
(2) Marvin Kalb & Bernard Kalb, Kissinger trang 346
(3) Sách kể trên trang 422
(4) Larry Berman, No Peace No Honor, Nixon- Kissinger and Betrayal in Vietnam , trang 200
(5) Sách kể trên trang 221
(6) Sách kể trên trang 232
(7) Henry Kissinger, White House Years trang 227
(8) Richard Nixon, No More Vietnams trang 127
(9) Marvin Kalb and Bernard Kalb, Kissinger trang 422
(10) Walter Isaason, Kissinger A Biography trang 470.
(11) Sách kể trên trang 483
(12) Sách kể trên trang 483
(13) No More Vietnams trang 155
(14) Sách kể trên trang 152
(15) Sách kể trên trang 180, 181
(16) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471
(1) Richard Nixon, No More Vietnams, trang 152
(2) Marvin Kalb & Bernard Kalb, Kissinger trang 346
(3) Sách kể trên trang 422
(4) Larry Berman, No Peace No Honor, Nixon- Kissinger and Betrayal in Vietnam , trang 200
(5) Sách kể trên trang 221
(6) Sách kể trên trang 232
(7) Henry Kissinger, White House Years trang 227
(8) Richard Nixon, No More Vietnams trang 127
(9) Marvin Kalb and Bernard Kalb, Kissinger trang 422
(10) Walter Isaason, Kissinger A Biography trang 470.
(11) Sách kể trên trang 483
(12) Sách kể trên trang 483
(13) No More Vietnams trang 155
(14) Sách kể trên trang 152
(15) Sách kể trên trang 180, 181
(16) Henry Kissinger, Years of Renewal trang 471
Ngồn: http://baotoquoc.com/2014/11/08/trong-dat-cong-san-bac-viet-phai-rut-het-ve-bac/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét