Thứ Hai, 21 tháng 12, 2020

Nấu cơm của lính Hành quân.

 Độc đáo niêu cơm "2 người gánh 1 người nấu" trong lễ hội Miếu Ông, Miếu Bà

 Nguyễn Quý Chủ nhật, ngày 15/04/2018 14:15 PM (GMT+7)
Aa Aa+
Nguyên liệu là những hạt gạo nương được chọn lựa từ trước Tết, cơm được nấu bằng niêu đất, 2 người gánh niêu cơm đi, người đốt bó củi cứ đi theo mà nấu cơm cho chín...
 Bình luận 0

.Ngày 15.4 (tức ngày 30.2 Âm lịch), tại khu di tích lịch sử Miếu Ông – Miếu Bà (xã  xã Nam Sơn, huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh) diễn ra Lễ hội Miếu Ông – Miếu Bà năm 2018. Đây cũng là một trong những hoạt động huyện Ba Chẽ tổ chức nhằm hưởng ứng năm Du lịch Quốc gia 2018 Hạ Long – Quảng Ninh.

Miếu Ông, Miếu Bà nằm đối diện nhau, cách con sông Ba Chẽ.

Lễ hội Miếu Ông – Miếu Bà được tổ chức hàng năm nhằm tưởng nhớ tới công lao của những người có công đánh giặc giữ nước và giúp dân làm ăn xây dựng cuộc sống ấm no. Du khách đến với lễ hội còn được hòa mình vào không khí vui tươi và có những phút thư giãn thật thoải mái với nhiều trò chơi dân gian, nhưng độc đáo nhất vẫn là phần thi nấu cơm niêu gánh.

Nấu cơm gánh không chỉ là 1 trò chơi giải trí trong lễ hội của người vùng núi Ba Chẽ. Dân gian truyền rằng, từ bao đời nay, nơi cửa sông Ba Chẽ tồn tại hai ngôi miếu cổ đó là miếu Ông và miếu Bà, gắn liền với câu chuyện lui quân lánh thế giặc Nguyên Mông của hai vua Trần năm 1285.

Theo tài liệu của Viện Hán Nôm Hà Nội, miếu Ông có tên cổ là Tam Trĩ linh từ (miếu Tam Trĩ linh thiêng), thờ Lê Bá Đức (hay Lê Tự Đức) - người có công trong cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông năm 1285 tại Ba Chẽ.

Cơm gánh cũng xuất phát từ việc phục vụ cho binh sĩ vừa hành quân, vừa kịp có cơm ăn trước khi vào trận.

Phụ nữ Ba Chẽ lên rừng trẻ cây dóc về làm củi nấu cơm miêu gánh.

Các xã từ miền núi cao của huyện Ba Chẽ đều kéo xuống Miếu Ông, Miếu Bà tham gia thi nấu cơm niêu gánh.

Lửa phải đốt cháy liên tục đảm bảo đủ nhiệt để nấu niêu cơm.

Niêu cơm gánh đến Miếu Ông mới được bỏ xuống nếm thử xem đã chín hay chưa.

Rồi bắc lên kệ bày chờ ban giám khảo chấm điểm.

Niêu cơm đạt tiêu chuẩn phải chín đều, hạt gạo mềm, dẻo, thơm ngon.

Du khách đến lễ hội Miếu Ông Miếu Bà được thưởng thức món cơm niêu gánh - sản phẩm từ chính cuộc thi.
Nguồn: https://danviet.vn/doc-dao-nieu-com-2-nguoi-ganh-1-nguoi-nau-trong-le-hoi-mieu-ong-mieu-ba-7777866600.htm


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét