Cái Lon Guigoz Của Người Tù
Cái Lon Guigoz Không Khác Nào Cái Nón Sắt Chiến Binh
Có ai có thể ngờ loại lon đựng sữa bột này đã trở thành 1 của quí trong các trại cải tạo . Cũng nhờ nó mà sống . Cũng vì nó mà có thể được thêm 1 người bạn . Và cũng có thể vì nó mà mất đi 1 người bạn khác .
Khi trình diện học tập cải tạo , tôi chỉ mang theo 1 số tiền nhỏ , gọi là để đóng tiền ăn cho 1 tháng , đúng như lời dặn dò của Việt Cộng trên đài truyền hình . Ngoài hai bộ quần áo mà 1 bạn hạ sĩ quan cho tôi sau 30/04/1975 , hành trang của tôi có thêm 1 áo len , 1 áo mưa nhà binh mua ở chợ trời , 1 tấm nylon trải nằm , và đôi giày cao su hiệu Bata mà tôi còn giữ được cho đến khi được tha khỏi trại cuối cùng . Và 1 áo blouson mua từ Pháp mà tôi còn giữ được ở nhà Má tôi ở tỉnh lẻ . Nhẹ nhàng khi bước ra khỏi cửa , tôi gở chiếc đồng hồ Omega Dynamic theo tôi từ lâu , để lại trên bàn . Ra đi không hề ngoái đầu nhìn lại vợ con còn đang ngủ , không có 1 nụ hôn trên má , không có lời giã từ , vì những thứ đó sẽ làm cho người nhà thêm khổ , thêm buồn , thêm cảm thấy bơ vơ không ai đùm bọc . Hướng về bến xe lam , mặt cuối nhìn chân đi hấp tấp , đầu như trống không . Khi đến bến đỗ , xuống xe và hướng về 1 quán nước bên đường ngồi xuống . Tôi nghĩ lúc đó là lúc duy nhất tôi còn hưởng được phút giây tự do trên cõi đời này . Cô bán hàng nước ăn mặc gọn gàng 1 bộ đồ kiểu trắng . Nhìn cũng biết trước kia , cô không phải thuộc loại bán hàng này , mà có lẽ là 1 cô gái kín cổng cao tường . Nhưng 1 khi thành phố đổi đời thì có chừa được ai . Cô cho tôi 1 trái dừa xiêm , bỏ 1 ít múi . Với ly dừa , tôi nhăm nhi từng ngụm thời gian còn lại trước giờ trình diện , mong chỉ đẹp dạ mát lòng chỉ phút này thôi . Nhìn cái đẹp của người bán hàng mà lòng không xao xuyến , không gợi cảm như bình thường . Trong cô cũng như trong tôi , tuy không nói ra mà ai cũng hiểu , cô đưa tôi lên đường trình diện … Chắc trong gia đình Cô cũng có người đi trình diện … Khi uống xong , tôi hẹn Cô 1 tháng sau sẽ về ngồi lại đây uống 1 trái dừa khác . Hy vọng sẽ ngọt ngào hơn ! Em sẽ đợi anh về ! mà ánh mắt long lanh rơi lệ … Cả thành phố chìm trong bi thảm …
Chỗ tập trung là 1 trường học . Sau khi ghi danh , tôi tìm 1 xó yên tĩnh để trải chiếc nylon ra nằm , mắt nhìn trần nhà , mặc kệ cho ai ai nói nói ồn ào , bàn tán xôn xao . Chẳng bao lâu thiếp đi lúc nào không biết . Vào khoảng nửa đêm , có người đánh thức dậy và lùa chúng tôi lên xe , điểm danh từng xe 1 . Bỏ vải che kín xung quanh và phía sau Molotova , 2 tay súng AK ngồi cạnh cửa , xe lăn bánh theo 1 đoàn dài , chạy ngoằn ngoèo trên khắp phố Sài Gòn , rồi rẽ vào xa lộ . Tới sáng thì xuống xe trong 1 khu vắng người trên lộ Bình Giả về Xuyên Mộc . Đây là trại đầu tiên , là Long Giao , trước là Trung Tâm Huấn Luyện Địa Phương Quân của Sư Đoàn 18 Bộ Binh . Bắt đầu từ trại này , chúng tôi chia thành đội , và đội trưởng đầu tiên của tôi là ông Hà Trọng Tín . Đội phó là Phạm Văn Thường . Ở đây không có lao động , nhưng bắt đầu đóng tiền cơm và học tập chánh trị . Bắt đầu công tác ẩy não , thay đổi lối suy nghĩ trước kia là Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm , là công lớn với huy chương này nọ , trở thành tội ôm chân đế quốc , ăn gan uống máu đồng bào … kèm theo những lời hăm doạ , đánh người chạy đi , không đánh người chạy lại . Những điều đó thật chưa quen .
Phải học hoài mà khó mà tiếp thu cho được . Người nhà cũng cho gởi quà và thuốc men vào địa chỉ mà trại cho phép ghi trong thơ , nhưng tuyệt đối không được tiết lộ nơi đang bị giam giữ . Lần đầu tiên nhận quà , tôi được 1 lon Guigoz đựng thức ăn mặn , nên bị rỉ mất 1 lỗ nhỏ dưới đáy lon . Nhờ vậy mà tôi mới sử dụng được lon này để tắm . Ở Long Giao , nước phải lấy từ giếng sâu hơn 25 mét . Chúng tôi dùng thùng đạn làm gàu múc nước từ đáy giếng . Một cái rõ rẻ treo trên miệng giếng , và 1 dây cáp bằng nhiều sợi dây điện thoại kết thành dùng để kéo thùng nước lên . Hai người luân phiên kéo nước , 1 người đứng đổ nước vào thùng lớn bằng nylon , và hai con voi ( trong đó có Huỳnh Minh Quang ) gánh thùng nước lớn về bếp để nấu nướng . Tắm tại giếng là khi nào có trong nhóm lấy nước này thôi , vì không có phương tiện riêng để lấy nước 1 mình . Vì thế , xin được 1 lon nước là không dễ . Do đó , chỉ hài lòng với 1 lon nước để tắm gội . Tôi tìm 1 xó yên tịnh , đặt lon nước hơi cao , rồi mở cho nước rò từ dưới đáy lon mà tấm với cái khăn nhỏ chà xát quanh người . Chưa khi nào tôi thấy sung sướng được tấm như vậy . Một vài tháng sau thì vào mùa mưa , không còn khan hiếm nước nữa , nhưng cũng là lúc mà mình thấy không còn khoẻ như trước vì ăn uống thiếu thốn . Trại bò lục lúc đó có khoảng 375 người mà bếp nấu 1 con gà trống già để chia nhau húp nước . Phần thì tay nghề nấu nướng của các quan , trước có người hầu hạ khi đánh nhau đã quen rồi , nên thủ bếp thì có lúc khê , lúc nhão , lúc sống , lúc cháy đen , nên chỉ ngày nào phụ bếp thì có cơm cháy để ăn . Mà đặc lợi này chỉ có khi có bạn làm bếp chia phần . Tiêu chuẩn cơm đã không đủ vào đâu mà còn bị hỏng mãi nên chỉ ăn được vào bụng chừng nửa tiêu chuẩn .
Trại K1 Gia Trung Long Thành
Tội cho các anh đã về hưu cũng vào đây , đã quá 70 tuổi rồi , mình đầy bệnh tật . Tội cho 1 chị nữ quân nhân phải chung chạ với chúng tôi , vì là bò lục . Nên chúng tôi che màn cho chị ở riêng , làm nhà tắm để cho chị làm vệ sinh cá nhân . Còn cái cầu xí nữa , thật là trăm bề khó khăn cho chị . Mãi sau này đưa chị nhập chung với các nữ quân nhân khác ở 1 trại khác , có lẽ sống đỡ hơn với chúng tôi .
Ở trại Long Giao , chúng tôi gần 1 năm sống ở đó , nên biết các kho tàng của chúng ta là các kho đạn cùng khắp trong trại . Vào đó mà hôi các vải túi đạn để may thành quần đùi , lấy vải quần áo trận trước kia làm bao lô , hay để nguyên vậy sau này mặc đi lao động khi đã ra Bắc . Có hôm hôi của , không biết có anh nào bất cẩn làm 1 kho cháy nổ tung , mặc cho cán bộ trại chửi bới và áp dụng kỷ luật . Những thứ chúng tôi hôi được cũng có thứ dùng đến mãi sau này , nhưng không có gì thay thế được cái Lon Guigoz mà gia đình gởi đến . Vì nó vừa nhẹ , vừa đa dụng .
Khi ra Hoàng Liên Sơn mới lao động cực nhọc . Cái Lon Guigoz theo sát chúng tôi như cái bidon đựng nước khi đánh trận . Ta chỉ cần may 1 bao , có quay mang vào vai , hay thắt ngang lưng . Sáng sớm , để trà sẵn vào lon , chạy xuống bếp chĩa 1 lon nước sôi là có uống cả ngày .
Đi lao động mà gặp bất cứ thứ gì có thể tăng cường bữa ăn , như con rít , con bò cạp , con rắn , con cua , con kỳ nhong , những thứ gì mà chỉ cần nướng sơ qua than hồng của bếp đội hay bếp trại , là ta bỏ vào lon mang về .
Về đến các trại do công an quản lý , đi lao động có thể mang theo những thức ăn khô như mì ăn liền , cơm sấy khô để sẵn trong lon . Khi bếp đội nấu xong nước , chỉ cần đổ nước sôi vào , đậy nấp lại 1 ít lâu là có thức ăn nóng tuyệt vời . Có người còn được thăm nuôi cho gạo trắng , họ canh gạo và nước quen rồi , chỉ cần để lên than hồng khi nấu nước xong cho đến khi than nguội là nồi cơm tí hon cũng chín . Lon Guigoz đã biến thành nồi dã chiến hữu dụng nhứt .
Ngoài việc dùng làm nồi hay chứa thực phẩm không mặn , vì muối làm cho nhôm bị rỉ nhanh , có bạn còn dùng lon này để chuyển tin cho nhau . Để thơ hay tài liệu dưới thức ăn trong lon , và khi gặp người bạn ở đội khác , chỉ giả vờ trao đổi lon là xong , ít ai để ý . Chuyển thơ chui ra ngoài cũng theo cái lon đựng nước này , vì mang theo hai lon , 1 khô 1 ướt thì cũng ít ai để ý theo dõi . Trong 1 Lon Guigoz có thể đựng hàng chục bức thơ nếu khéo nén vào .
Tại Nam Hà , chúng tôi chứng kiến 1 việc đau lòng quanh vụ Lon Guigoz . Có 1 bạn mất lon đựng nước uống của mình . Ít lâu sau , 1 anh bạn khác chỉ cho , có thấy cái lon đã mất đang nằm ở đâu . Nhưng người chủ cái lon ấy nói : Bỏ đi ! Tôi có làm dấu , lấy lại thì dễ , nhưng tôi sẽ mất đi 1 người bạn , mà cũng có thể có thêm 1 kẻ thù . Cũng tại Nam Hà , có lần 1 anh bạn nhờ tôi mang giao cho 1 cán bộ 1 Lon Guigoz mới tinh , nói là trong đó có thơ chui của tôi . Khi ra ngoài trại , tôi kiểm lại coi có đúng vậy không , vì tôi rất mong tin nhà . Than ôi ! Khi mở lon ra chỉ thấy 1 T shirt mới tinh , còn thơ thì chẳng thấy . Té ra , anh bạn ấy đã lừa chúng tôi , lấy mỗi thơ 1 đồng để mua cái áo kia mà biếu cho cán bộ . Còn thơ thì anh đã thủ tiêu đâu rồi . Chán ơi là chán !
Bao nhiêu năm tù bằng bấy nhiêu năm qua mưa đạn của kẻ thù , cái Lon Guigoz không khác nào cái nón sắt chiến binh . Còn sống phút giây nào , tôi vẫn còn nhớ hai biểu tượng này trong tâm trí .
Nguyên văn của 1 cựu tù cải tạo ▼
Lon Guigoz Hành Trang Của Ngưới Tù Cải Tạo
Không biết vô tình hay hữu ý mà trong hành trang lên đường của tôi có chiếc Lon Guigoz . Guigoz là lon sữa bột của nước Hoà Lan sản xuất . Hầu hết trước năm 1975 , con cái của công chức , quân nhân và gia đình khá giả đều uống loại sữa này .
Vợ tôi để dành những cái lon không để đựng những đồ gia vị gồm bột ngọt , tiêu , đường , muối , mỡ … vì vừa nhẹ , vừa sạch và vừa kín . Khi đậy nắp lại không có con kiến nhỏ nào chui lọt .
Trong ba-lô ( túi sách nhà binh ) đi học tập cải tạo của tôi có đến hai chiếc Lon Guigoz . Một cái đựng bàn chải đánh răng và kem súc miệng . Còn cái kia đựng thuốc ngừa sốt rét , thuốc đau bụng và hai chai dầu gió . Đó là những việc mà vợ tôi lo xa …
Ngày 27/06/1975 là ngày tôi đến trường nữ Trung Học Gia Long , đường Phan Thanh Giản , Quận 3 , Sài Gòn , trình diện .Sau mấy tháng không làm việc gì nặng nhọc , khi mang ba-lô trên vai đi bộ độ mươi bước thì tôi cảm thấy người như chùng xuống .
Tôi thầm trách vợ tôi : Đã nói học tập có 10 ngày , đem theo đồ gì gọn nhẹ mà sao không nghe . Đến trường Gia Long ở hai ngày 1 đêm mà tôi không buồn soạn cái ba-lô , coi trong đó đựng những thứ gì . Tôi chỉ lấy chiếc Lon Guigoz đựng kem súc miệng và cái khăn mặt để sử dụng hàng ngày . Thật là tiện lợi khi dùng nó vì nó chứa được nhiều nước .
Ngày 29/06/1975 , tôi đến trại tù ở Suối Máu Biên Hoà . Sau khi điểm danh và phân chia nhà ở xong , việc đầu tiên của tôi là xách chiếc Lon Guigoz đi tìm nước súc miệng . Đi 1 vòng xung quanh trại mà tôi chẳng thấy có cái lu , cái khạp , hay cái thùng phi nào chứa nước sẵn .
1975 Chỉ có 1 cái giếng duy nhất để chứa nước nấu ăn . Có giếng nước mà trại lại không phát thùng múc nước . Làm sao lấy nước lên được khi độ sâu của giếng khoảng hơn mười thước . Tôi đành xách chiếc Lon Guigoz đi về nhà ở . Thấy ai nấy đều đem mùng ra kiếm chỗ treo lên , tôi cũng mở ba- lô lấy cái mùng nhà binh màu xám ( loại mùng bằng vải nylon , phía trên nóc và xung quanh chân mùng có bốn sợi dây , mỗi sợi dài hơn ba thước ) .
Một ý nghĩ bỗng thoáng qua trong đầu tôi là tại sao tôi không lấy bốn sợi dây này nối lại( 1 cây làm chẳng nên non ) , xong buộc vào Lon Guigoz mà lấy nước từ dưới giếng lên . Tôi liền thực hành ngay . Quả thật tôi đã lấy nước 1 cách dễ dàng , không những cho tôi mà còn cho những bạn tù khác .
Đến 08G30 cùng ngày , cả nhà ( gồm 44 người ) ngồi lại bầu 1 nhà trưởng và 1 người phụ trách nấu ăn . Quái ác , 1 thằng bạn thấy tôi có sáng kiến lấy được nước từ giếng sâu lên , nó liền đề cử . Thế là cả bọn dơ tay tán thành .
Khởi sự đi nấu vào lúc 9 giờ sáng mà mãi đến 2 giờ chiều mới có cơm ăn . Độc nhất , chỉ có rau muống luộc bằng nước giếng . Nước dùng để vo gạo và rửa rau , kể cả nước để vô chảo để nấu cơm và luộc rau , cũng chỉ dùng chiếc Lon Guigoz lấy nước từ dưới giếng lên .
Còn củi để chụm là những khúc cây cao su bằng bắp chân cưa ngắn lại độ ba gang tay còn xanh . Làm sao nhúm lửa được mà nấu ? Trại tù không phát dao cũng không phát búa , sợ tụi này dùng vật bén nhọn tấn công tụi nó .
Tôi lại 1 phen đi đào lấy cọc sắt ấp chiến lược loại ngắn độ hơn gang tay để chẻ củi . Sau đó , đi lấy bao cát nylon để đốt cho cây củi cao su khô đi mới bắt cháy được . Thật là nhiêu khê !
Sau khi làm bếp xong , tôi lấy 1 Lon Guigoz nước để tắm búng( thắm nước cho ướt mình mẩy rồi lấy tay se se cho đất tróc ra , xong búng nó đi .
Có 1 hôm trời mưa to . Cả bọn mừng rỡ chạy ra tắm mưa dưới những mái tôn nhà đang ở . Bỗng nhiên mưa đứt hột 1 cách đột ngột . Cả bọn nhìn nhau cười ngặt nghẽo vì đầu cổ mình mẩy đứa nào đứa nấy đều dính đầy bọt xà bông , trông rất thảm hại ! Chiếc Lon Guigoz lại lần nữa giúp cho bọn tù chúng tôi rửa sạch bọt bèo xà bông .
Có nhiều đêm tôi muốn đi ngủ sớm vì quá mệt nhọc trong công việc nhà bếp nhưng mấy thằng ban đâu có tôi nằm yên , tụi nó thay phiên nhau tới chỗ tôi nằm để mượn chiếc Lon Guigoz . Đã mười giờ đêm mà tôi vẫn chưa ngủ được vì lấy Lon Guigoz đi , thì bốn sợi dây giăng mùng cũng đi theo .
Sau hơn 1 tháng , vào ngày 09/07/1975 , chúng tôi chuyển trại bằng đường bộ từ Suối Máu xuống An Dưỡng ( Biên Hoà ) . Dọc đường , chiếc Lon Guigoz lại giúp tôi đỡ cơn khát . Ở trại mới , so với trại cũ có phần thoáng mát hơn . Cũng xử dụng nước giếng nhưng trại phát cho thùng xách nước . Còn củi thì trại có đưa búa cho chẻ củi . Cho nên chiếc Lon Guigoz lúc này dùng việc ca cống ( là dùng ca và Lon Guigoz bằng nhôm nấu ăn hoặc nấu nước uống bằng than của nhà bếp ) .
Ở chung trại có anh bạn tù tên là Tuấn . Anh ta có 1 thân hình lực sĩ đẹp nhất trại nhưng vì anh ta hay bắt chuột làm thịt ăn nên cả bọn chúng tôi kêu anh ta bằng Tuấn chuột . Một đêm trăng , tôi nằm thao thức mãi không ngủ được , 1 phần thì nhớ nhà , 1 phần thì bụng đói cồn cào .
Tôi ngồi dậy , nhìn ra ngoài trời , dưới ánh sáng của vầng trăng tròn , tôi thấy hai con chuột đang tìm cách tha cái Lon Guigoz của Tuấn Chuột . Một con chuột nằm ngửa , bốn cẳng của nó ôm chặt chiếc Lon Guigoz , còn con kia cắn đuôi con chuột nằm ngửa mà kéo đi nhưng vì miệng hang quá nhỏ nên chúng không thể nào đem cái Lon Guigoz vào được .
Ngoài ra chiếc Lon Guigoz cũng giúp tôi khỏi bị bệnh tê liệt 1 thời gian ngắn . Số là ở trại tù An Dưỡng , bọn quản lý trại giam đã cho chúng tôi ăn gạo ẩm ( gạo cũ bị bể nát ) . Chỉ trong 1 tuần lễ là tất cả chúng tôi đều đi đứng không được mà phải bò bằng tay và hai đầu gối . Tuấn Chuột là người khoẻ mạnh mà cũng bị bò .
Riêng tôi , tôi vẫn đi đứng bình thường . Bởi trong khi đi lao động gần nhà bếp trại , tôi thấy bọn chúng vo gạo trắng , tôi liền lấy Lon Guigoz xin 1 lon đầy nước cơm vo . Mãn giờ lao dộng , tôi trở về lán ( chỗ ngủ của tù cải tạo ) để bắt đầu giờ ca cống . Tôi xin chút than nhà bếp để nấu nước cơm vo này . Nhờ có nước cơm vo ( có chất vitamin B1 ) mà tôi không phải bị bò .
Thấy tôi đi đứng bình thường , mấy thằng bạn nói tôi có nhiều thuốc vitamin B1 nên khám ba- lô của tôi . Đến khi lục soát xong , bọn chúng mới biết tôi chỉ có mấy viên thuốc ngừa sốt rét mà vợ tôi đã cẩn thận bỏ trong hành trang của tôi . Sau đó , Ban Quản Lý trại mới mua gạo lức về nấu cho chúng tôi ăn để khỏi bị bệnh tê liệt .
Ở trong trại , tôi có ăn chung với 1 thằng bạn tên Hoa . Nhân ngày lễ của bọn chúng , chúng tôi mỗi thằng được trại phát cho 1 cục thịt heo bằng ngón tay cái . Chúng tôi đâu dám ăn liền mà bỏ vào Lon Guigoz rồi lọc nước muối đổ đầy vào lon nấu thịt cho ra nước mỡ để hai đứa ăn 1 tuần lễ vì trại trừ phần ăn 7 ngày .
Ngày 17/06/1977 , chúng tôi chuyển trại từ An Dưỡng đến Căn Cứ 5 Rừng Lá , thuộc Hàm Tân , Phan Thiết ( trại Z30D ) . Thời gian ở trại này có thêm đội nữ ( gồm có các chi quân nhân và các chị ở Biệt Đội Thiên Nga Cảnh Sát ) . Tội nghiệp ! Các chị đều bị bệnh vì chế độ ăn uống ở đây quá khắc nghiệt .
Ba chục năm đã qua đi kể từ cái chết đó . Ngày hôm nay , chúng ta hãy nhìn lại giai đoạn bi thảm này để suy nghĩ về những bệnh tật trong thời gian ở tù .
Trong lúc này , tôi ở Đội Nhà Bếp . Hàng ngày , ngoài việc nấu cơm và luộc rau muống , tôi còn phải nấu 1 chảo nước sôi để chia cho đội nữ . Lợi dụng việc đi lại với nhà bếp , các chị đã gởi cho tôi sáu cái Lon Guigoz để gởi tôi nấu dùm . Đố các bạn biết trong đó đựng những gì ? Xin thưa : đó là đậu xanh hột . Số là trong khi các chị đi thu hoạch đậu xanh , các chị đã giấu lại không nộp hết rồi bỏ vô Lon Guigoz đem xuống nhà bếp nhờ tôi nấu chín .
Có lần tên cán bộ ( lúc này Công An Quản Lý ) nhà bếp hỏi tôi nấu cái gì trong đó . Tôi nói là nấu nước sôi cho đội nữ . Hắn ta thắc mắc hỏi . Tại sao anh nấu 1 chảo nước sôi mà không đủ chia ? Tôi giải thích rằng họ cần nước đun chín để uống thuốc . Thế là thoát nạn .
Trong thời gian cải tạo , người tù như chúng tôi đều trải qua những cơn đói khát kinh hoàng . Chiếc Lon Guigoz đã nuôi sống chúng tôi trong những cơn hoạn nạn . Chiếc Lon Guigoz là vật bất ly thân , đã đi theo chúng tôi từ trại tù này đến trại tù khác . Chiếc Lon Guigoz là người bạn đường thân thiết của tôi .
Chiếc Lon Guigoz cũng là hình ảnh , là báu vật mà suốt cuộc đời của người tù cải tạo không quên được .
Hoàng Chương
Thuan Do
LON GUIGOZ, HÀNH TRANG CỦA NGƯỜI TÙ CẢI TẠO
LON GUIGOZ HÀNH TRANG CỦA NGƯỜI TÙ CẢI TẠO
Không biết vô tình hay hữu ý mà trong hành trang lên đường của tôi có chiếc lon guigoz. Guigoz là lon sữa bột của nước Hòa Lan sản xuất. Hầu hết trước năm 1975, con cái của công chức, quân nhân và gia đình khá giả đều uống loại sữa này.
Vợ tôi để dành những cái lon không để đựng những đồ gia vị gồm bột ngọt, tiêu, đường, muối, mỡ… vì vừa nhẹ, vừa sạch và vừa kín. Khi đậy nắp lại không có con kiến nhỏ nào chui lọt.
Trong “ba – lô”(túi sách nhà binh) đi học tập cải tạo của tôi có đến hai chiếc lon guigoz. Một cái đựng bàn chải đánh răng và kem súc miệng. Còn cái kia đựng thuốc ngừa sốt rét, thuốc đau bụng và hai chai dầu gió. Đó là những việc mà vợ tôi lo xa..
Ngày 27 tháng 6 năm 1975 là ngày tôi đến trường nữ Trung Học Gia Long, đường Phan Thanh Giản, Quận 3, Sài Gòn, trình diện.Sau mấy tháng không làm việc gì nặng nhọc, khi mang ba – lô trên vai đi bộ độ mươi bước thì tôi cảm thấy người như chùng xuống.
Tôi thầm trách vợ tôi:”đã nói học tập có mười ngày, đem theo đồ gì gọn nhẹ mà sao không nghe”. Đến trường Gia Long ở hai ngày một đêm mà tôi không buồn soạn cái ba- lô, coi trong đó đựng những thứ gì. Tôi chỉ lấy chiếc lon guigoz đựng kem súc miệng và cái khăn mặt để sử dụng hàng ngày. Thật là tiện lợi khi dùng nó vì nó chứa được nhiều nước.
Ngày 29 thang 6 năm 1975,tôi đến trại tù ở Suối Máu Biên Hòa. Sau khi điểm danh và phân chia nhà ở xong, việc đầu tiên của tôi là xách chiếc lon guigoz đi tìm nước súc miệng. Đi một vòng xung quanh trại mà tôi chẳng thấy có cái lu, cái khạp, hay cái thùng phi nào chứa nước sẵn.
Chỉ có một cái giếng duy nhất để chứa nước nấu ăn. Có giếng nước mà trại lại không phát thùng múc nước. Làm sao lấy nước lên được khi độ sâu của giếng khoảng hơn mười thước. Tôi đành xách chiếc lon guigoz đi về nhà ở. Thấy ai nấy đều đem mùng ra kiếm chỗ treo lên, tôi cũng mở ba- lô lấy cái mùng “nhà binh” màu xám( loại mùng bằng vải nylon, phía trên nóc và xung quanh chân mùng có bốn sợi dây, mỗi sợi dài hơn ba thước.)
Một ý nghĩ bỗng thoáng qua trong đầu tôi là tại sao tôi không lấy bốn sợi dây này nối lại ( " một cây làm chẳng nên non”), xong buộc vào lon guigoz mà lấy nước từ dưới giếng lên. Tôi liền thực hành ngay. Quả thật tôi đã lấy nước một cách dễ dàng, không những cho tôi mà còn cho những bạn tù khác.
Đến 8 giờ 30 cùng ngày, cả nhà( gồm 44 người) ngồi lại bầu một nhà trưởng và một người phụ trách nấu ăn. Quái ác, một thằng bạn thấy tôi có sáng kiến lấy được nước từ giếng sâu lên, nó liền đề cử. Thế là cả bọn dơ tay tán thành.
Khởi sự đi nấu vào lúc 9 giờ sáng mà mãi đến 2 giờ chiều mới có cơm ăn. Độc nhất, chỉ có rau muống luộc bằng nước giếng. Nước dùng để vo gạo và rửa rau, kể cả nước để vô chảo để nấu cơm và luộc rau, cũng chỉ dùng chiếc lon guigoz lấy nước từ dưới giếng lên.
Còn củi để chụm là những khúc cây cao su bằng bắp chân cưa ngắn lại độ ba gang tay còn xanh. Làm sao nhúm lửa được mà nấu? Trại tù không phát dao cũng không phát búa, sợ tụi này dùng vật bén nhọn tấn công tụi nó.
Tôi lại một phen đi đào lấy cọc sắt” ấp chiến lược” loại ngắn độ hơn gang tay để chẻ củi. Sau đó, đi lấy bao cát nylon để đốt cho cây củi cao su khô đi mới bắt cháy được. Thật là nhiêu khê!
Sau khi làm bếp xong, tôi lấy một lon guigoz nước để” tắm búng”(thắm nước cho ướt mình mẩy rồi lấy tay se se cho đất tróc ra, xong búng nó đi)
Có một hôm trời mưa to. Cả bọn mừng rỡ chạy ra tắm mưa dưới những mái tôn nhà đang ở. Bỗng nhiên mưa đứt hột một cách đột ngột. Cả bọn nhìn nhau cười ngặt nghẽo vì đầu cổ mình mẩy đứa nào đứa nấy đều dính đầy bọt xà bông, trông rất thảm hại! Chiếc lon guigoz lại lần nữa giúp cho bọn tù chúng tôi rửa sạch bọt bèo xà bông.
Có nhiều đêm tôi muốn đi ngủ sớm vì quá mệt nhọc trong công việc nhà bếp nhưng mấy thằng ban đâu có tôi nằm yên, tụi nó thay phiên nhau tới chỗ tôi nằm để mượn chiếc lon guigoz. Đã mười giờ đêm mà tôi vẫn chưa ngủ được vì lấy lon guigoz đi, thì bốn sợi dây giăng mùng cũng đi theo.
Sau hơn một tháng, vào ngày 9 tháng 7 năm 1975, chúng tôi chuyển trại bằng đường bộ từ Suối Máu xuống An Dưỡng(Biên Hòa). Dọc đường, chiếc lon guigoz lại giúp tôi đỡ cơn khát. Ở trại mới, so với trại cũ có phần thoáng mát hơn. Cũng xử dụng nước giếng nhưng trại phát cho thùng xách nước. Còn củi thì trại có đưa búa cho chẻ củi. Cho nên chiếc lon guigoz lúc này dùng việc “ca cống”(là dùng ca và lon guigoz bằng nhôm nấu ăn hoặc nấu nước uống bằng than của nhà bếp)
Ở chung trại có anh bạn tù tên là Tuấn. Anh ta có một thân hình lực sĩ đẹp nhất trại nhưng vì anh ta hay bắt chuột làm thịt ăn nên cả bọn chúng tôi kêu anh ta bằng Tuấn chuột. Một đêm trăng, tôi nằm thao thức mãi không ngủ được, một phần thì nhớ nhà, một phần thì bụng đói cồn cào.
Tôi ngồi dậy, nhìn ra ngoài trời, dưới ánh sáng của vầng trăng tròn, tôi thấy hai con chuột đang tìm cách tha cái lon guigoz của Tuấn Chuột. Một con chuột nằm ngửa, bốn cẳng của nó ôm chặt chiếc lon guigoz, còn con kia cắn đuôi con chuột nằm ngửa mà kéo đi nhưng vì miệng hang quá nhỏ nên chúng không thể nào đem cái lon guigoz vào được.
Ngoài ra chiếc lon guigoz cũng giúp tôi khỏi bị bệnh tê liệt một thời gian ngắn. Số là ở trại tù An Dưỡng, bọn quản lý trại giam đã cho chúng tôi ăn gạo ẩm(gạo cũ bị bể nát). Chỉ trong một tuần lễ là tất cả chúng tôi đều đi đứng không được mà phải bò bằng tay và hai đầu gối. Tuấn Chuột là người khỏe mạnh mà cũng bị bò.
Riêng tôi, tôi vẫn đi đứng bình thường. Bởi trong khi đi lao động gần nhà bếp trại, tôi thấy bọn chúng vo gạo trắng,tôi liền lấy lon guigoz xin một lon đầy nước cơm vo. Mãn giờ lao dộng, tôi trở về ”lán”(chỗ ngủ của tù cải tạo) để bắt đầu giờ ca cống. Tôi xin chút than nhà bếp để nấu nước cơm vo này. Nhờ có nước cơm vo( có chất vitamin B1) mà tôi không phải bị bò.
Thấy tôi đi đứng bình thường, mấy thằng bạn nói tôi có nhiều thuốc vitamin B1 nên khám ba- lô của tôi. Đến khi lục soát xong, bọn chúng mới biết tôi chỉ có mấy viên thuốc ngừa sốt rét mà vợ tôi đã cẩn thận bỏ trong hành trang của tôi. Sau đó, Ban Quản Lý trại mới mua gạo lức về nấu cho chúng tôi ăn để khỏi bị bệnh tê liệt.
Ở trong trại, tôi có ăn chung với một thằng bạn tên Hoa. Nhân ngày lễ của bọn chúng, chúng tôi mỗi thằng được trại ”ưu ái” phát cho một cục thịt heo bằng ngón tay cái. Chúng tôi đâu dám ăn liền mà bỏ vào lon guigoz rồi lọc nước muối đổ đầy vào lon nấu thịt cho ra nước mỡ để hai đứa ăn một tuần lễ vì trại trừ phần ăn bảy ngày.
Ngày 17 tháng 6 năm 1977, chúng tôi chuyển trại từ An Dưỡng đến Căn Cứ 5 Rừng Lá,thuộc Hàm Tân, Phan Thiết(trại Z30D). Thời gian ở trại này có thêm đội nữ( gồm có các chi quân nhân và các chị ở Biệt Đội Thiên Nga Cảnh Sát). Tội nghiệp! Các chị đều bị bệnh vì chế độ ăn uống ở đây quá khắc nghiệt.
Trong lúc này, tôi ở Đội Nhà Bếp. Hàng ngày, ngoài việc nấu cơm và luộc rau muống, tôi còn phải nấu một chảo nước sôi để chia cho đội nữ. Lợi dụng việc đi lại với nhà bếp, các chị đã gởi cho tôi sáu cái lon guigoz để gởi tôi nấu dùm. Đố các bạn biết trong đó đựng những gì? Xin thưa: đó là đậu xanh hột. Số là trong khi các chị đi thu hoạch đậu xanh, các chị đã giấu lại không nộp hết rồi bỏ vô lon guigoz đem xuống nhà bếp nhờ tôi nấu chín.
Có lần tên cán bộ( lúc này Công An Quản Lý) nhà bếp hỏi tôi nấu cái gì trong đó. Tôi nói là nấu nước sôi cho đội nữ. Hắn ta thắc mắc hỏi. Tại sao anh nấu một chảo nước sôi màkhông đủ chia? Tôi giải thích rằng họ cần nước đun chín để uống thuốc. Thế là thoát nạn.
Trong thời gian cải tạo, người tù như chúng tôi đều trải qua những cơn đói khát kinh hoàng. Chiếc lon guigoz đã nuôi sống chúng tôi trong những cơn hoạn nạn. Chiếc lon guigoz là vật bất ly thân, đã đi theo chúng tôi từ trại tù này đến trại tù khác. Chiếc lon guigoz là người bạn đường thân thiết của tôi.
Chiếc lon guigoz cũng là hình ảnh, là báu vật mà suốt cuộc đời của người tù cải tạo không quên được.
Hoàng Chương.
Người Tù, Chiếc Lon Gô và Nhà Kỷ Luật
Tặng các bạn tù trại A-20 Xuân Phước.
Sống trong chế độ Cộng sản hàng chục năm ngoài miền Bắc trước năm 1975, người dân đã quên đi chiếc bàn ủi để ủi áo quần. Có lẽ sau khi giặt xong, vài người chỉ biết xếp áo quần lại rồi lót dưới gối cho thẳng. Vì thế chúng ta thường thấy những cán binh CS khi vào Saigon, ăn mặc luộm thuộm, lùng thùng như những con rối.
Mãi cho đến những năm 78-79, có những anh em tù muốn lấy điểm, đã bày vẽ cho bọn cán bộ việc dùng bàn ủi. Văn minh miền Nam từ chiếc bàn ủi điện đã nhờ chế độ CS, tụt xuống bàn ủi than mà chúng ta còn nhớ hình thù thô kệch với con gà trống trên đầu mũi để làm cái khoá mở ra đóng vào khi đổ than . Loại bàn ủi này đã biến mất những năm cuối thập niên 1950. Có còn chăng, hoạ hoằn là ở vùng nông thôn heo hút.
Bọn cán bộ CS thì dĩ nhiên không dám nghĩ đến việc xa xí là sắm một cái bàn ủi than này. Lo chi, đã có bọn tù khốn kiếp bày mưu tịch thu vật dụng bằng nhôm của tù cải tạo để đúc bàn ủi xài tạm.
Thế là thỉnh thoảng, trại tổ chức kiểm soát tư trang. Lấy cớ tù nhân nấu nướng làm mất trật tự nên ra lệnh tịch thu tất cả đồ dùng bằng kim loại gồm nồi niêu, soong chảo, lon hộp, chén bát…
Tất cả các vật dụng tùy thân thiết yếu đó của toàn trại, may ra đúc được một hai cái bàn ủi. Sau đó một thời gian, chúng lại nêu ra lý do tù đã có tiến bộ, chúng lại cho phép gia đình thăm nuôi gửi nồi niêu vào để đun nấu bồi dưỡng cơ thể. Cứ vài tháng, màn thăm nuôi tiếp tế soong nồi và khám xét, tịch thu này diễn ra một lần.
Đối với người tù, không gì quan yếu, thân thiết gắn bó bằng chiếc lon guigoz. Chẳng rõ khi hãng Nestlé thiết kế ra chìếc lon nhôm để đựng sữa bột cho trẻ em này, họ có tưởng tượng ra rằng, một ngày nào đó chiếc lon nhôm này lại quan yếu đến thế.
Mỗi người tù thường tậu ra cho bản thân ít lắm là một chiếc lon guigoz (từ đây xin gọi là lon Gô). Người khá giả, có thể có cả chục chiếc lon để chứa thức ăn rất tiện lợi.
Công dụng trước hết là để đựng nước uống khi đi lao động. Dù là nước suối, nước mưa hay nước giếng. Khi cần đun nấu, người tù có thể gửi ké bên bếp lửa của người nấu nước để đun chút cơm khô, nấu chút rau cỏ vừa hái trộm trên đường đi, hâm lại chút thức ăn do gia đình mới tiếp tế. Dù không khéo tay như người thợ hàn, bất cứ người tù nào cũng có thể làm được một cái niềng và quai xách bằng cọng kẽm cho tiện lợi. Họ sẽ tạo cho mình một cây dài bằng gỗ hay sắt có cái móc ở một đầu để “câu kéo”. Câu kéo là từ ngữ mô tả việc người tù đứng xúm xít quanh lò lửa nhà bếp đưa cái lon gô vào miệng lò để đun nấu. Việc này thường là bị cấm, nhưng tù có cả trăm cách để đánh du kích.
Một số tù còn khéo tay, may một cái bọc bằng vải hay simili cuire có độn vải để bao quanh lon gô, nhằm giữ ấm cho thức ăn nước uống.
Lon gô, vì rất mỏng, và phải kỳ cọ nhiều hay do rỉ sét, nên bị rò rỉ. Người tù có thể dùng hạt cơm, hay nhỏ giọt bao nylon đang chảy để trám. Người khéo tay có thể cắt một khúc nhôm hay đồng để tán lại.
Thời gian đó là khoảng cuối năm 1979, khi anh em chúng tôi từ các trại Hàm tân bị đưa ra trại A-20 Xuan Phước được chừng vài tháng. Tôi thuộc đội 13, nhà 1, phân trại E vừa mới xây xong với 4 dãy nhà gạch lợp ngói kiên cố.
Tôi cũng có vài chiếc lon gô; trong đó một chiếc có bao bọc bằng giả da cắt trộm từ chiếc ghế nêm trong xe chiếc xe Peugeot còn tốt của tên trưởng trại lúc đi lao động gần garage của trại. Nhờ khéo tay, tôi làm nhiều vật dụng bằng giả da, như chiếc nón vành rộng, chiếc ví tay dành cho bà xã (mà không biết thiên thu nào mới gặp lại). Lon gô của tôi giữ nước nóng rất lâu, vì lớp bọc bên trong là một khúc vải mền dày cộm.
Sáng hôm đó, tôi giả đau khai bệnh không ra ngoài lao động. Lúc các đội về thì trời đã nhập nhoạng tối, vì đã vào muà đông. Trong khi anh em lỉnh kỉnh ra vào thu dẹp chờ đi lãnh phần ăn tối, thì đột nhiên hai ba tên cán bộ trực trại và một bầy trật tự thi đua uà vào.
Tất cả ra ngoài sân tập họp, không được mang thứ gì theo. “khẩn chương, khẩn chương!”
Tôi đang nằm trên “lầu thương” (Trong nhà giam có hai tầng cho tù ngủ. Tầng trên chúng tôi gọi đuà là lầu thượng.) chưa kịp xuống thì đã thấy bọn trật tự hùng hổ vào lục soát khắp nơi. Chúng tìm ra những chiếc nồi, chiếc lon quăng xuống nền nhà nghe loảng xoảng. Tôi quơ vội chiếc lon gô bọc da có chứa ít nước nóng vừa lãnh từ người đun nước rồi thư thả leo xuống.
Tên cán bộ trực trại tên Luật - một tên sadist- thấy vậy ra lệnh:
- Anh kia, giao nộp chiếc “non” ngay.
Tôi bước vội ra cửa, né tránh những bàn tay nham nhở của của bọn trật tự.
Cán bộ Luật bước theo ra định giằng lấy chiếc lon. Tôi quay lại cố tỏ ra lịch sự:
- Báo cáo cán bộ, hôm nay tôi bệnh, phải chườm nước sôi. Vì thế tôi xin giữ lại chiếc lon gô nước nóng này.
Anh Tuyến (tên trật tự gốc tù hình sự tội hiếp dâm), thu cái “non” giùm tôi.
Tôi nhất định giữ cho được chiếc lon. Tên Tuyến cố giằng nó. Tôi lần lửa ra đến sân trại. Biết không thể giữ được, tôi ném mạnh chiếc lon xuống sân, dùng chân giẫm lên cho bẹp dúm rồi cúi xuống lượm nó và quăng mạnh qua bên kia hàng rào trại. Làm xong việc này, tôi đứng thẳng, trừng mắt nhìn vào mặt tên trực trại Luật dõng dạc tuyên bố:
- Các anh đã cướp đoạt tài sản cả miền Nam. Nay một chiếc lon goz cần thiết cuối cùng của người tù, các anh cũng không tha. Tôi không xài được, quyết không để cho các anh xài nó.
Nói xong, tôi lẻn vào xếp hàng cùng anh em trong đội.
Có lẽ trong đời làm công an gác tù, Luật chưa hề đụng phải một hành vi chống đối táo bạo bất ngờ ngoài sự tưởng tượng. Vì thế phải mất một phút sau, hắn mới có phản ứng. Khuôn mặt tên sadist tái đi, hắn nghiến răng trèo trẹo:
- Anh kia, tên gì?
Từ trong cửa miệng của hàng trăm người tù bị coi là cứng đầu nhất trong các trại tù miền Nam, những tiếng la hét bộc lộ sự uất ức dồn nén đã bao ngày:
- Đồ ăn cướp! Đồ ăn cướp!
Luật biết không nên gây căng thẳng trong hoàn cảnh này, vì có thể xẩy ra biến cố bất lợi. Hắn xuống giọng ra lệnh cho bọn trật tự thu vén các thứ đã tịch thu vào hai cần xé, mang đi. Xong, hắn ra lệnh cho tôi bước khỏi hàng đi theo hắn.
Luật dẫn tôi đến nhà bếp cạnh nhà kỷ luật bảo chờ ở đây. Lúc đó đã có sẵn bốn năm tên công an võ trang. Bọn này sấn tới sắp sửa đánh tôi. Tôi lùi vào sát vách bếp nói lớn:
- Cán bộ không được đánh tôi, Không được vi phạm chính sách.
Bọn này đột nhiên ngừng lại, hậm hực buông lời đe doạ rồi bỏ đi. Lát sau, tên Luật và tên trật tự Quý đen (con lai Mỹ da đen, từng là binh sĩ Nhảy dù của ta) đưa tôi vào nhà biệt giam. Tôi đã quá quen thuộc việc bị cùm, nên khi nhìn thấy hàng cùm chân sắp dọc theo chân tường nhà kỷ luật, tôi nhắm ngay một chiếc cùm rộng nhất hòng để cho cổ chân có thể cựa quậy chút đỉnh. Nhưng tên Quý đã nhanh tay chọn lấy hai chiếc chật nhất. Chúng đẩy tôi vào căn thứ ba, bảo leo lên bệ, duỗi hai chân ra áp vào vách cửa. Quý đen ấn hai chiếc cùm vào hai cổ chân tôi. Cùm quá chật. Hắn cốn nấn nấn đẩy cho miệng cùm qua được phần xương cổ chân, rồi nhét cả phần còn lại cho lọt hẳn vào cùm như người ta nhét cái bánh chưng vào khuôn gỗ trước khi gói chặt lại. Phần gân sau của cẳng chân tôi vẫn cứ ngoan cố không chịu ép qua hai cái lỗ cùm. Vì thế, khi tên Quý đẩy cây sắt 10 li từ một lỗ ở mép bệ xi măng qua lỗ cùm, tôi phải nén đau bóp hai gân lại. Nhưng cũng không tránh khỏi việc cây sắt cứa vào rách chân đau buốt tận trời xanh.
Thế là hai cẳng chân vừa bị kẹp cứng trong hai chiếc cùm chật, vừa bị gác lên cây sắt có khiá cở 10 li. Cả sức nặng phần cơ thể tựa trên hai bàn tiếp hậu đã ốm lòi xương và trên cây sắt đó. Vì thế, cơn đau bị bó chật đang âm ỉ thì cơn đau từ nhượng chân đã phát khởi do chỗ da bị rách và cây sắt tiếp xúc trực tiếp với gân bàn cổ chân.
Bị cùm thế này, người tù chỉ có hai vị thế: nằm hẳn ra hoặc nửa ngồi nửa nằm. Không thể ngồi hẳn lên, vì hai bàn chân quá sát vách tường. Bị cùm ở Xuân Phước rồi, mới thấy trại Hàm Tân là thiên đường. Tại trại Z30C Hàm Tân, nhà kỷ luật có hai gian, mỗi gian có thể cùm 5, 6 người. Thanh sắt để xỏ cùm lớn, có đường kính khoảng hơn 2 inches, bóng mượt do nhiều bàn chân đã mài qua trên đó nhiều năm. Dĩ nhiên qua một ngày sau, thì sức nặng của chân cũng sẽ gây đau đớn. Nhưng người tù biết dùng cái lon gô kê dưới bắp chân cho bớt đau (Ở Hàm Tân, cai tù cho đem lon gô vào nhà cùm). Trước mặt người tù là một khoảng tương đối rộng. Ngày có hai lần hai vắt cơm to bằng trái cam có rắc muối đậu phụng. Tôi đã nếm mùi cùm ở Hàm Tân hai lần, cũng tự cho rằng đi nghỉ mát, né được lao động cực nhọc.
Ngược lại, ở Xuân Phước thì coi như tầng chót địa ngục. Người tù khi vào nhà kỷ luật chỉ vỏn vẹn bộ pijama tù mỏng dính. Guốc dép, khăn, mũ… bỏ lại bên ngoài. Không mùng mền chiếu gối dù muà hạ hay muà đông. Mổi buồng giam có hai bệ xi măng hai bên vừa đủ rộng cho hai người nằm. Cai tù kiếm cho mỗi tù nhân một cái hộp nhựa mỏng đã cắt phần trên dùng để chứa thức ăn, một nửa hộp khác chưá nước uống. Và thêm một nửa hộp loại bình nước mắm hai lít để đựng phân và nước tiểu. Vì là chiếc hộp bị cắt ra, nên miệng bình đựng chất thải này nó mềm nhũn và dễ bể mỗi khi đụng vào. May mắn là thời gian trong cùm, chỉ ăn phần ăn của chim với hai ba lát khoai mì và khoảng hai ba muỗng nước mỗi ngày; nên ngoại trừ ngày đầu, thì những ngày sau đó chúng tôi chẳng có gì để bài tiết cả. Vả lại, với vị thế như vừa kể trên - hai chân bị khép cứng lại mà không ngồi được – thì chẳng thể nào làm công việc bài tiết được. Tôi đã nhịn đi cầu đến 32 ngày mà chẳng thấy bị thôi thúc gì.
Dãy nhà kỷ luật vừa mới xây xong trước khi chúng tôi đến. Mà chúng tôi lại được vinh dự khánh thành nó; vì thế chúng tôi được thấm thía thế nào là cơn lạnh muà đông trên cái nền xi măng còn ẩm hơi nước.
Qua một đêm vừa lạnh, vừa đói, vừa đau buốt như thế; hôm sau, tôi được gọi ra làm việc để bọn trực trại lập hồ sơ kết luận hợp thức hoá việc thi hành kỷ luật.
Chuyện dài Xuân Phước còn tiếp.
Mời quý vị đón đọc kỳ sau.
LON GUIGOZ
Khi trình diện học tập cải tạo, tôi chỉ mang theo một số tiền nhỏ, gọi là để đóng tiền ăn cho một tháng, đúng như lời dặn dò của VC trên đài truyền hình. Ngoài hai bộ quần áo mà một bạn hạ sĩ quan cho tôi sau 30-4-1975, hành trang của tôi có thêm một áo “len”, một áo mưa nhà binh mua ở chợ trời, một tấm “nylon” trải nằm, và đôi giày cao su hiệu Bata mà tôi còn giữ được cho đến khi được tha khỏi trại cuối cùng. Và một áo “blouson” mua từ Pháp mà tôi còn giữ được ở nhà má tôi ở tỉnh lẻ. Nhẹ nhàng khi bước ra khỏi cửa, tôi gở chiếc đồng hồ “Omega Dynamic” theo tôi từ lâu, để lại trên bàn. Ra đi không hề ngoái đầu nhìn lại vợ con còn đang ngủ, không có một nụ hôn trên má, không có lời giả từ, vì những thứ đó sẽ làm cho người nhà thêm khổ, thêm buồn, thêm cảm thấy bơ vơ không ai đùm bộc. Hướng về bến xe “lam”, mặt cuối nhìn chân đi hấp tấp, đầu như trống không. Khi đến bến đổ, xuống xe và hướng về một quán nước bên đường ngồi xuống. Tôi nghĩ lúc đó là lúc duy nhất tôi còn hưởng được phút giây tự do trên cõi đời này. Cô bán hàng nước ăn mặc gọn gàng một bộ đồ kiểu trắng. Nhìn cũng biết trước kia, cô không phải thuộc loại bán hàng này, mà có lẽ là một cô gái “kính cổng cao tường”. Nhưng một khi thành phố “đổi đời” thì có chừa được ai. Cô cho tôi một trái dừa xiêm, bỏ một ít múi. Với ly dừa, tôi nhăm nhi từng ngụm thời gian còn lại trước giờ trình diện, mong chỉ đẹp dạ mát lòng chỉ phút này thôi. Nhìn cái đẹp của người bán hàng mà lòng không xao xuyến, không gợi cảm như bình thường. Trong cô cũng như trong tôi, tuy không nói ra mà ai cũng hiểu, cô đưa tôi lên đường trình diện...Chắc trong gia đình cô cũng có người đi trình diện...Khi uống xong, tôi hẹn cô một tháng sau sẽ về ngồi lại đây uống một trái dừa khác. Hy vọng sẽ ngọt ngào hơn! “Em sẽ đợi anh về!” mà ánh mắt long lanh rơi lệ...Cả thành phố chìm trong bi thảm...
Chỗ tập trung là một trường học. Sau khi ghi danh, tôi tìm một xó yên tĩnh để trải chiếc nylon ra nằm, mắt nhìn trần nhà, mặc kệ cho ai ai nói nói ồn ào, bàn tán xôn xao. Chẳng bao lâu thíp đi lúc nào không biết. Vào khoảng nửa đêm, có người đánh thức dậy và lùa chúng tôi lên xe, điểm danh từng xe một. Bỏ vải che kín xung quanh và phía sau Molotova, hai tay súng AK ngồi cạnh cửa, xe lăn bánh theo một đoàn dài, chạy ngoằn ngoèo trên khắp phố Saigon, rồi rẻ vào xa lộ. Tới sáng thì xuống xe trong một khu vắng người trên lộ Bình Giả về Xuyên Mộc. Đây là trại đầu tiên, là Long Giao, trước là Trung Tâm Huấn Luyện Địa Phương Quân của Sư Đoàn 18 Bộ Binh. Bắt đầu từ trại này, chúng tôi chia thành đội, và đội trưởng đầu tiên của tôi là ông Hà Trọng Tín. Đội phó là Phạm Văn Thường. Ở đây không có lao động, nhưng bắt đầu đóng tiền cơm và học tập chính trị. Bắt đầu công tác “tẩy não”, thay đổi lối suy nghĩ trước kia là “tổ quốc, danh dự, trách nhiệm”, là công lớn với huy chương này nọ, trở thành “tội ôm chân đế quốc, ăn gan uống máu đồng bào”...kèm theo những lời hăm dọa, “đánh người chạy đi, không đánh người chạy lại”. Những điều đó thật chưa quen. Phải học hoài mà khó mà tiếp thu cho được. Người nhà cũng cho gửi quà và thuốc men vào địa chỉ mà trại cho phép ghi trong thơ, nhưng tuyệt đối không được tiết lộ nơi đang bị giam giữ. Lần đầu tiên nhận quà, tôi được một lon Guigoz đựng thức ăn mặn, nên bị rỉ mất một lỗ nhỏ dưới đáy lon. Nhờ vậy mà tôi sử dụng lon này để tấm. Ở Long Giao, nước phải lấy từ giếng sâu hơn 25 mét. Chúng tôi dùng thùng đạn làm gàu múc nước từ đáy giếng. Một cái rõ rẻ treo trên miệng giếng, và một dây cáp bằng nhiều sợi dây điện thoại kết thành dùng để kéo thùng nước lên. Hai người luân phiên kéo nước, một người đứng đổ nước vào thùng lớn bằng nylon, và hai con voi(trong đó có Huỳnh Minh Quang) gánh thùng nước lớn về bếp để nấu nướng. Tấm tại giếng là khi nào có trong nhóm lấy nước này thôi, vì không có phương tiện riêng để lấy nước một mình. Vì thế, xin được một lon nước là không dễ. Do đó, chỉ hài lòng với một lon nước để tấm gội. Tôi tìm một xó yên tịnh, đặt lon nước hơi cao, rồi mở cho nước rò từ dưới đáy lon mà tấm với cái khăn nhỏ chà xát quanh người. Chưa khi nào tôi thấy sung sướng được tấm như vậy. Một vài tháng sau thì vào mùa mưa, không còn khan hiếm nước nữa, nhưng cũng là lúc mà mình thấy không còn khỏe như trước vì ăn uống thiếu thốn. Trại bò lục lúc đó có khoảng 375 người mà bếp nấu một con gà trống già để chia nhau húp nước. Phần thì tay nghề nấu nướng của các quan, trước có người hầu hạ khi đánh nhau đã quen rồi, nên thủ bếp thì có lúc khê, lúc nhão, lúc sống, lúc cháy đen, nên chỉ ngày nào phụ bếp thì có cơm cháy để ăn. Mà đặc lợi này chỉ có khi có bạn làm bếp chia phần. Tiêu chuẩn cơm đã không đủ vào đâu mà còn bị hỏng mãi nên chỉ ăn được vào bụng chừng nửa tiêu chuẩn. Tội cho các anh đã về hưu cũng vào đây, đã quá 70 tuổi rồi, mình đầy bệnh tật. Tội cho một chỉ nữ quân nhân phải chung chạ với chúng tôi, vì là “bò lục”. Nên chúng tôi che màn cho chị ở riêng, làm nhà tấm để cho chị làm vệ sinh cá nhân. Còn cái cầu xí nữa, thật là trăm bề khó khăn cho chị. Mãi sau này đưa chị nhập chung với các nữ quân nhân khác ở một trại khác, có lẽ sống đỡ hơn với chúng tôi.
Ở trại Long Giao, chúng tôi gần một năm sống ở đó, nên biết các kho tàng của chúng ta là các kho đạn cùng khắp trong trại. Vào đó mà hôi các vải túi đạn để may thành quần đùi, lấy vải quần áo trận trước kia làm bao lô, hay để nguyên vậy sau này mặc đi lao động khi đã ra Bắc. Có hôm hôi của, không biết có anh nào bất cẩn làm một kho cháy nổ tung, mặc cho cán bộ trại chửi bới và áp dụng kỷ luật. Những thứ chúng tôi hôi được cũng có thứ dùng đến mãi sau này, nhưng không có gì thay thế được cái lon Guigoz mà gia đình gửi đến. Vì nó vừa nhẹ, vừa đa dụng.
Khi ra Hoàng Liên Sơn mới lao động cực nhọc. Cái lon Guigoz theo sát chúng tôi như cái bidon đựng nước khi đánh trận. Ta chỉ cần may một bao, có quay mang vào vai, hay thắt ngang lưng. Sáng sớm, để trà sẵn vào lon, chạy xuống bếp chỉa một lon nước sôi là có uống cả ngày.
Đi lao động mà gặp bất cứ thứ gì có thể tăng cường bửa ăn, như con rít, con bò cạp, con rắn, con cua, con kỳ nhong, những thứ gì mà chỉ cần nướng sơ qua than hồng của bếp đội hay bếp trại, là ta bỏ vào lon mang về.
Về đến các trại do công an quản lý, đi lao động có thể mang theo những thức ăn khô như mì ăn liền, cơm sấy khô để sẵn trong lon. Khi bếp đội nấu xong nước, chỉ cần đổ nước sôi vào, đậy nấp lại một ít lâu là có thức ăn nóng tuyệt vời. Có người còn được thăm nuôi cho gạo trắng, họ canh gạo và nước quen rồi, chỉ cần để lên than hồng khi nấu nước xong cho đến khi than ngụi là nồi cơm tí hon cũng chín. Lon Guigoz đã biến thành nồi dã chiến hữu dụng nhất.
Ngoài việc dùng làm nồi hay chứa thực phẩm không mặn, vì múi làm cho nhôm bị rỉ nhanh, có bạn còn dùng lon này để chuyển tin cho nhau. Để thơ hay tài liệu dưới thức ăn trong lon, và khi gặp người bạn ở đội khác, chỉ giả vờ trao đổi lon là xong, ít ai để ý. Chuyển thơ chui ra ngoài cũng theo cái lon đựng nước này, vì mang theo hai lon, một khô một ước thì cũng ít ai để ý theo dõi. Trong một lon Guigoz có thể đựng hàng chục bức thơ nếu khéo nén vào.
Tại Nam Hà, chúng tôi chứng kiến một việc đau lòng quanh vụ lon Guigoz. Có một bạn mất lon đựng nước uống của mình. Ít lâu sau, một anh bạn khác chỉ cho, có thấy cái lon đã mất đang nằm ở đâu. Nhưng người chủ cái lon ấy bảo, “bỏ đi! tôi có làm dấu, lấy lại thì dễ, nhưng tôi sẽ mất đi một người bạn, mà cũng có thể có thêm một kẻ thù”. Cũng tại Nam Hà, có lần một anh bạn nhờ tôi mang giao cho một cán bộ một lon Guigoz mới tuynh, nói là trong đó có thơ chui của tôi. Khi ra ngoài trại, tôi kiểm lại coi có đúng vậy không, vì tôi rất mong tin nhà. Than ôi! Khi mở lon ra chỉ thấy một “T shirt” mới tuynh, còn thơ thì chẳng thấy. Té ra, anh bạn ấy đã lừa chúng tôi, lấy mỗi thơ một đồng để mua cái áo kia mà biếu cho cán bộ. Còn thơ thì anh đã thủ tiêu đâu rồi. Chán ơi là chán!
Bao nhiêu năm tù bằng bấy nhiêu năm qua mưa đạn của kẻ thù, cái lon Guigoz không khác nào cái nón sắt chiến binh. Còn sống phút giây nào, tôi vẫn còn nhớ hai biểu tượng này trong tâm trí.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét