Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

HATHA YOGA- THỂ DỤC SINH TỒN TRONG TÙ CỘNG SẢN.

Trong hình ảnh có thể có: Mai Nguyá»…n Huỳnh, Ä‘ang ngồi và trẻ em Trong hình ảnh có thể có: Mai Nguyá»…n Huỳnh, ngoài trờiTrong hình ảnh có thể có: má»™t hoặc nhiều người, đám mây, bầu trời và ngoài trời

CHÚNG TÔI LÀ NHỮNG SĨ QUAN TÙ BINH TRONG TÙ CÔNG SẢN BẮC VIỆT SAU 30 THÁNG TƯ, NĂM 1975. BIẾT MÌNH KHÓ THOÁT " CỘNG SẢN HÓA MIỀN NAM ", NÊN


PHẢI TÌM CÁCH ' SINH TỒN ' TRONG HOÀN CẢNH KHẮC NGHIỆT TRONG NHÀ TÙ...NƠI RỪNG THIÊNG, NƯỚC ĐỘC ĐẦY MA LAM CHƯỚNG KHÍ. NGOÀI CÁI ĐÓI 

RÉT BỆNH TÂT, VÀ SỈ NHỤC TINH THẦN CỦA  ' NGƯỜI THUA CUỘC ', CHÚNG TÔI PHẢI TỰ LỰC, TỰ CƯỜNG VÀ " TỰ THẮNG CHỈ HUY " TRONG NHỮNG KHÓA HỌC " 

MƯU SINH THOÁT HIỄM- RỪNG NÚI XÌNH LẦY { MALASIA }, NÊN PHẢI CỐ GÁNG TẬP LUYÊN MÔN THỂ DỤC HA THA YOGA ẤN ĐỘ ĐỂ TỰ RÈN LUYỆN SỨ KHỎE VÀ

 TINH THẦN CỨNG CỎI- KHÔNG ĐẦU HÀNG CỘNG SẢN TỚI NGÀY HÔM NAY...!!- Huỳnh Mai St.8872- Cựu chiến binh QL.vnch
Hatha Yoga: Full 12 Asana Session

Hatha Yoga: Full 12 Asana Session

According to Hatha Yoga as taught by Prabhuji, in 

our session of pracice, after the Vinyasa (such as Sun Salutation or Surya Namaskara) we should

 practice Asanas, or yoga postures. Here is a demonstration of the 12 classical postures as 

taught by Prabhuji. Demonstrated by Shiva das. For more information about Prabhuji and Yoga please visit, http://prabhuji.net


https://youtu.be/WyHkJF9LDRg


Advanced Traditional Hatha Yoga with Babu Raj. Flexibility & Strength from the Himalayas, India



ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH


Tổng hợp - HATHA YOGA LEVEL 1

https://youtu.be/6pfzj96VVVM?list=RD6pfzj96VVVM

 ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH
   Xin được giới thiệu đến quý Độc Giả,và bạn đọc xa gần tập tài liệu: Đạt Ma Dịch Cân Kinh; quý giá vô cùng của  Nghiên cứu Bác sĩ Lê Quốc Khánh. Dây là phương pháp chữa bệnh và phòng bệnh từ ngàn xưa để lại...hiệu quả vô cùng !
    Chúng tôi là những cựu tù binh cải tạo trong các nhà tù lao cải Công Sản Bắc Vie65tNam. Các trại tù, thường nằm trong khe rừng , vánh núi dọc dãy Trường Sơn biên giới; đầy lam sơn chướng khí, ma thiêng nước độc. Nhưng  các chiến hữu và đồng đôi của chú tôi vẫn đủ khả năng sinh tồn, cho dù 3 năm 
10 năm 20 năm và hơn thế nữa...! cho đến ngày đồng minh quốc tế LHQ+ Hoa Kỳ can thiệp ra khỏi trại t...!!!.
     trong các trại tù, người chiến sĩ QL.VNCH, thường xuyên rèn luyện cơ thể bằng phương pháp Đạt Ma Dịch Cân Kinh, và xem đó là môn tập  luyện thể dục quân sự trong nhu cầu "Mưu Sinh Thoát Hiểm " của một quân nhân chiến trận.. Và tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh là để chống lại rừng thiêng nước độc, sơn lam chướng khí; đủ sức cầm hơi đói khát, và chịu đựng sự sỉ nhục, tra tấn trong tù của người Cộng Sản anh em.
    Đạt Ma Dich Cân Kinh,đã giúp tù binh chiến tranh, chúng tôi vượt qua những cơn bệnh hiểm nghèo, đói khát, chịu đựng được hoàn cảnh cải  tạo khắc ngiệt trong tù lao cải, nó chỉ là thân xác, bệnh tật mà thôi! Và cuối cùng chúng tôi đã đạt tới dĩnh cao của trạng thái tinh thần  " Biết tha thứ kẻ thù...!? "" qua đại pháp Đạt Ma Dịch Cân Kinh. Mà Sĩ Quan Tù Binh cải tạo gọi là:"Thiến Sống " có  nghĩa là sống được nhờ biết thiền của Đạt Ma Sư Tổ !!!
 Huỳnh Mai St.8872




Đạt Ma Dịch Cân Kinh
Bác sĩ Lê Quốc Khánh
alt
Lời thưa:
Sau khi đọc lần đầu tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh, tôi chỉ mỉm cười, không mấy tin tưởng vì thấy phương pháp chữa trị những bịnh nan y một cách dễ dàng và quá đơn giản.
Tôi cũng xin tự giới thiệu để quý vị thấy rằng tôi đã được đào tạo và phục vụ Tây y qua nhiều thời kỳ. Đến nay tôi đã có bốn mươi chín năm y nghiệp, đã từng làm việc trong các bịnh viện Quân và Dân Y lớn nhất nhì trong nước Việt Nam Cộng Hòa, đã từng làm việc với người Pháp. Mỹ và Phi Luật Tân; đã từng là cộng sự viên của Bác sĩ Đinh văn Tùng, nghiên cứu chữa trị bịnh ung thư qua phẫu thuật (1936-1965).
Tôi muốn nói rằng tôi có lý do để tin tưởng Tây y là một ngành khoa học có nhiều thành tích đáng tin cậy trong việc bảo vệ sức khỏe của con người. Cũng vì vậy mà tôi gần như có thái độ thờ ơ khi tiếp nhận Đạt Ma Dịch Cân Kinh.
Thế rồi một hôm, có người bạn cùng tuổi với tôi (sanh năm 1932) đi xe đạp ghé thăm. Tôi được nghe anh kể là anh đã khám bịnh ở Bịnh viện Chợ Rẫy, qua các xét nghiệm y khoa tối tân và các bác sĩ đã định bịnh cho anh: Ung thư gan, Lao thận.
Anh thấy hoàn toàn thất vọng. Vì nếu vấp phải một trong hai chứng bịnh ấy cũng đủ chết rồi, huống chi mắc cả hai chứng bịnh nan y cùng một lúc. Cuối cùng anh có được tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh.
“Cái phao mà anh đã níu được khi đang chới với giữa biển khơi” . Anh cố gắng tập, kiên trì thực hiện theo đúng tài liệu, và kết quả là anh đã thắng bịnh tật. Hiện nay anh sống khỏe mạnh bình thường, làm việc hớt tóc, có khi anh phải đứng hàng giờ để làm công việc, thế mà anh vẫn bình thường như bao người khác.
Từ đó đến nay, đã bốn năm, anh vẫn tập đều đặn. Nhìn tư thế và sắc diện, không ai nghĩ là anh đã mắc phải bịnh nan y. Thỉnh thoảng anh đi xe đạp đến thăm tôi. Cũng từ đó, tôi chú tâm nghiên cứu Dịch Cân Kinh.
Đầu năm 1986, tôi đã truyền đạt tài liệu này cho một người bạn trẻ bịbịnh lao phổi, không được điều trị đúng cách vì hoàn cảnh bản thân cũng như xã hội vào thập niên 80. Cuối cùng anh đã gầy guộc chỉ còn có 32kg trong cơ thể suy nhược, đã mấy lần cứ tưởng là không qua khỏi. Và anh đã vớt vát chút hy vọng còn lại, anh đã tập Yoga. Kết quả cơ thể có phần nào phục hồi nhưng vẫn yếu đuối. Suốt mùa Đông, anh vẫn không ra khỏi nhà, nhìn sắc diện, vẫn lộ những nét bịnh hoạn.
Sau khi nhận được tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh , anh đã cố gắng kiên trì luyện tập, thời gian đầu bạn tôi cũng gặp những phản ứng như ghi trong tài liệu. Dần dần anh qua được bước đầu vất vả, và gần cuối năm 1986, sau bốn tháng luyện tập, anh đã ho tống ra một khối huyết cứng to bằng trứng chim cút, và sau đó anh từ từ hồi phục sức khỏe, da dẻ hồng hào, vẻ mặt vui tươi, và mãi đến nay anh vẫn giữ được sắc thái của người bình thường không bịnh hoạn.
Một trường hợp khác, bạn tôi, sinh năm 1931, bị bịnh Parkinson đã bốn năm nay, đã chữa trị Đông, Tây y, thuốc gia truyền và nhân điện...Lẽ dĩ nhiên là bịnh không khỏi. Vì bịnh Parkinson cho đến nay, loài người vẫn bó tay.
Sau khi nghiên cứu và luyện tập Đạt Ma Dịch Cân Kinh, bạn tôi cũng gặp phản ứng như ghi trong tài liệu. Tuy vậy, anh vẫn kiên trì tập đều đặn.
Tuy hiện nay bịnh Parkinson không lành hẳn, song bịnh được ngăn chận giới hạn ở mức chỉ rung có hai bàn tay. Còn các khớp, nhất là khớp tay và chân, vẫn cử động bình thường, không gặp một khó khăn trở ngại nào mà lẽ ra, đúng theo các triệu chứng điển hình, thì bịnh càng lâu, các khớp bị cứng và hạn chế cử động cho đến một lúc nào đó sẽ bị cứng khớp, không cử động được nữa. Bịnh kéo dài bốn năm nay nhưng anh vẫn sinh hoạt bình thường, có nghĩa là bịnh bị ngăn chận ở một mức độ có thể chấp nhận được.
Một trường hợp nữa là một anh bạn sinh năm 1930 bị béo phì, cao huyết áp, rối loạn tiêu hóa kinh niên. Từ hơn ba mươi năm nay, anh đã dùng vô số thuốc Đông, Tây y và châm cứu nhưng vẫn quanh quẩn hết chứng này đến tật khác, không ngày nào vắng thuốc. Anh đã tiếp nhận Dịch Cân Kinh, và sau thời gian tập luyện cũng có những phản ứng như đã ghi trong tài liệu, và sau đó, anh phục hồi sức khỏe, nhất là rối loạn tiêu hóa không còn nữa, ít khi phải dùng thuốc trị cao huyết áp. Anh ca ngợi Dịch Cân Kinh là môn thuốc trị bá bịnh.
Qua bốn trường hợp mà tôi đã theo dõi hai năm nay, chưa phải là nhiều, tôi đã phải công nhận Đạt Ma Dịch Cân Kinh là một phương pháp chữa được nhiều bịnh hiểm nghèo mà hiện nay Tây y nhiều khi phải bó tay.
Đọc qua tài liệu Dịch Cân Kinh, chúng ta thấy vấn đề kỹ thuật luyện tập không có gì khó khăn, rất dễ tập. Điều cần nhấn mạnh ở đây là ý chí,quyết tâmkiên trì và thường xuyên. Nếu vượt qua được những điều này, tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ gặt hái được những kết quả mỹ mãn.
Năm 1943, khi giảng lớp Quân y Khóa 1, Phân khu Bình Trị Thiên và Trung Lào, thầy tôi, Bác sĩ Bùi Thiện Sự đã nói: “Nghề nghiệp của chúng ta có nhiệm vụ cao cả là phụng sự và làm vơi đi những đau khổ của nhân loại”. Để ghi nhớ lời dạy ấy của Thầy, tôi nguyện truyền đạt cho bất cứ ai, những gì mà tôi nghĩ sẽ giúp ích được cho mọi người.
Bây giờ tập tài liệu Đạt Ma Dịch Cân Kinh đối với tôi là một phương thuốc quý giá giúp cho đời. Tôi đã hối hận về nỗi thờ ơ của mình buổi ban đầu, khi mới tiếp nhận tài liệu này.
Bác sĩ Lê Quốc Khánh

 

SỰ TÍCH ĐẠT MA DịCH CÂN KINH

 
      Năm 917 (sau Tây lịch), Đạt Ma Tổ Sư từ Ấn Độ sang Trung Hoa thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn, Hà Nam, xây dựng chùa Thiếu Lâm, đã có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Ông nhận thấy nay đem một tín ngưỡng đi truyền tụng có khi trái với tín ngưỡng của dân bản xứ, dễ xảy ra xung đột. Do vậy các đệ tử của ông vừa lo học lý thuyết Phật Pháp vừa phải luyện võ để tự vệ (Môn phái Thiếu Lâm xuất hiện và tồn tại đến ngày nay).
   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét