Tập hợp ý kiến đóng góp của các Đảng viên về Đại hội XII của Đảng
Thứ Ba, ngày 05 tháng 1 năm 2016
Ngón đòn hiểm độc của người “đồng chí” nhắm vào ông Nguyễn Tấn Dũng
Ban Biên tập vừa nhận được 02 tư liệu quý của độc giả gửi đến, qua đó có thể thấy rõ ngón đòn hiểm độc của những người “đồng chí” với nhau. Xin công khai để độc giả xem xét, đánh giá.
1- Tư liệu thứ nhất: Chứng thực thông tin thẩm tra, xác minh của
Ban Tổ chức Trung ương tại báo cáo số 239-BC/BTCTW gửi Bộ Chính trị về
hoạt động của ông Nguyễn Bá Bang (thân gia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng) - người bị tố cáo là “Đại tá Tình báo Mỹ, Thứ trưởng Bộ Tài chính chế độ Ngụy Sài Gòn”:
Bản scan “Lệnh thuyên chuyển” đóng dấu “KÍN” (Bí mật) mang số 4755/TTM/TQT ngày 14/6/1973 của Phòng Tổng quản, Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Quốc phòng Việt Nam Cộng Hòa ghi rõ: Nguyễn Bá Bang, cấp bậc Trung úy Công binh, số quân 60/401-395 được thuyên chuyển từ Sở Kiều Lộ, Cục Công binh sang Bộ Kinh tế từ ngày 16/6/1973 nhằm phục vụ cho chương trình khuếch trương vùng Đà Nẵng và phụ cận.
Lệnh thuyên chuyển Trung úy Công binh Nguyễn Bá Bang từ Cục Công binh sang Bộ Kinh tế ngày 14/6/1973 |
Tài liệu trên của chế độ Việt Nam Cộng Hòa hoàn toàn trùng khớp với kết
quả thẩm tra của Ban Tổ chức Trung ương (báo cáo số 239-BC/BTCTW) và Bộ
Chính trị đã có kết luận tại tại phiên họp ngày 21/6/2010. Nội dung báo
cáo ghi rõ về quá trình hoạt động của ông Nguyễn Bá Bang, như sau:
“Ông Nguyễn Bá Bang, sinh năm 1940 tại Thừa Thiên Huế, trong một gia đình theo đạo Thiên Chúa giáo, từ năm 1960 đến năm 1965 học đại học tại Sài Gòn và tốt nghiệp kỹ sư công chính, sau đó làm kỹ sư tại Khu kỹ nghệ An Hòa, Nông Sơn, Quảng Nam; Năm 1968 bị bắt lính quân dịch, tham gia quân đội ngụy quyền Sài Gòn, được đào tạo (2 tháng) tại Trường sỹ quan Thủ Đức và qua các cấp hàm chuẩn úy, thiếu úy, trung úy, thuộc Cục Công binh, làm chuyên môn, kỹ thuật xây dựng cầu đường. Năm 1973 được biệt phái sang Bộ Kinh tế, giữ chức Giám đốc kế hoạch “Chương trình khuếch trương Đà Nẵng và vùng phụ cận” với nhiệm vụ phát triển cầu, đường, đô thị. Ngày 24/4/1975, cùng vợ và 4 con di tản bằng máy bay từ Tân Sơn Nhất, qua GUAM sang Mỹ. Ông Nguyễn Bá Bang và các thành viên gia đình có quốc tịch Mỹ. Theo báo cáo, xác minh của các cơ quan chức năng, từ năm 1993, ông Ban thường có quan hệ, giúp Đại sứ quán và cơ quan đại diện của ta tại Mỹ về một số việc cụ thể; đến nay, chưa thấy có tài liệu và thông tin nào phản ánh ông Bang và gia đình có tham gia các tổ chức của người nước ngoài, người Việt ở nước ngoài chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.”.
Như vậy, thông tin tố cáo ông Nguyễn Bá Bang là “Đại tá Tình báo Mỹ, Thứ
trưởng Bộ Tài chính chế độ Ngụy Sài Gòn” là hoàn toàn sai sự thật, một
sự vu khống trắng trợn đứng tên 03 giáo sư học viện Chính trị Quốc gia và ông Trịnh Văn Lâu (Tư Cẩn). Đây là Ý ĐỒ CỦA AI?
2- Cái gọi là “Đơn tố cáo” của ông Nguyễn Anh Minh (7423 Fountain Head Drive, Annandale, VA.22003, Hoa Kỳ, ĐT: (703)751-4224) gửi từ Mỹ về 02 địa chỉ ở Việt Nam
Kèm theo tài liệu trên, chúng tôi cũng nhận được bản scan 02 trang giấy
viết tay của ông Nguyễn Anh Minh, nguyên Thiếu tá, Trưởng phòng 2, Phủ
đặc ủy TW Tình báo, hiện đang định cư Mỹ. Theo lời người gửi, ông Minh
viết thư này vào cuối tháng 10/2015 với gợi ý của một người phụ nữ tên Mai theo lời nhắn gửi của ông Đặng Thành Tâm (Đại biểu Quốc hội Khóa XIII, ĐT: 0908.844.530).
Thư gửi Lãnh đạo Việt Nam của ông Nguyễn Anh Minh (trang 1) |
Thư gửi Lãnh đạo Việt Nam của ông Nguyễn Anh Minh (trang 2) |
Nội dung thư đề cập đến nguyện vọng mong được trở về quê hương của ông
Minh nhưng khéo léo lồng ghép một ý đồ vô cùng thâm hiểm: “Có những
bạn đồng nghiệp, nay trở về Việt Nam làm ăn rất thành công. Thậm chí kết
thông gia với Lãnh Đạo Cấp Cao của Việt Nam như trường hợp của Thiếu tá
Nguyễn Bá Bang nay là Suôi gia của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Và đương
nhiên, con cháu của Thủ tướng Việt Nam đương nhiên trở thành công dân
Hoa Kỳ”. Nội dung này đã được biến tấu thành hàng loạt đơn tố cáo của 03 vị giáo sư Học viện Chính trị Quốc gia và ông Trịnh Văn Lâu (sinh năm 1929, nguyên Ủy viên TW khóa VI, VII, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh, Vĩnh Long).
Gia đình Đặng Thành Tâm, Đặng Thị Hoàng Yến tại Mỹ sau khi thất bại trong chiến dịch “Quan làm báo” nhằm hạ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại HNTW 6 |
Điều đáng nói ở đây, lá thư của ông Nguyễn Anh Minh được người phụ nữ
tên Mai cho 02 địa chỉ để gửi về Việt Nam qua đường bưu điện. Địa chỉ
thứ nhất là số 04 Nguyễn Cảnh Chân, Ba Đình, Hà Nội và địa chỉ thứ hai
là 60 Thạch Thị Thanh, Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Như vậy, chúng ta đã quá rõ, ai là kẻ đứng đằng sau âm mưu thâm độc,
dùng mọi thủ đoạn hèn hạ nhằm hạ gục người mà ông ta vẫn gọi là “đồng
chí X”. Trước ngón đòn này, ông Dũng đã tự xin rút khỏi chính trường
bằng lá thư giải trình, trong đó có ghi rõ “TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ” gửi
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Liệu các UVTW có thấu hiểu và lên tiếng
cho sự mệt mỏi, chán chường của ông Dũng trước môi trường chính trị đầy
những thủ đoạn thấp hèn?
Ban Biên tập
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
nghe dịu nỗi đau của mẹ
3 lần tiễn con đi 2 lần khóc thầm lặng lẽ
các anh ko về mình mẹ lặng yên............ :p :p
Nhân dân ta, Đảng ta phải dùng Ngài để phát triển đất nước
Nếu ai cũng học ông Dũng...chắc......loạn!
quá chính xác !
trong cuộc họp thì quý
ra đường móc vị trộm chơi
60 Thạch Thị Thanh Q1 là nhà của ai vậy, sao là nơi liên lạc của bọn thân Tàu chống TT Nguyễn Tấn Dũng - người duy nhất trong BCT hiện nay có dũng khí chống Tàu???
có nhiều đoạn chứa đựng nhiều đóng góp tâm huyết. Xin được trích dẫn:
"Ngay cả đến cái “chốt” cuối cùng của câu chuyện đang diễn ra là giữa một bên là Nguyễn Phú Trọng hoặc Nguyễn Sinh Hùng, và một bên là Nguyễn Tấn Dũng, Đại hội XII này nên bầu ai… thiên hạ cũng nói nát ra rồi, có nhiều ý rất toạc móng heo, nhiều điểm rất trúng tim đen những nhân vật được đem ra bàn...
Lý trí của bối cảnh cụ thể này chỉ còn lại vẻn vẹn trong đầu tôi cái điều mà có lẽ ai cũng nói thế: Chọn cái đỡ xấu nhất trong những cái xấu này vậy!
Vậy thế nào là cái đỡ xấu nhất trong những cái xấu này?
Nếu đem được lên bàn cân, quả thật cũng sẽ khó nói cái nào đỡ xấu hơn cái nào:
- Tham nhũng tiền bạc và quyền lực hiển nhiên là xấu. Song ai dám nói tham nhũng cơ hội đổi đời của đất nước là tham nhũng nhỏ hơn? Ai nói được giữa hai loại tham nhũng này, loại nào “sạch” hơn loại nào? Loại nào ác hơn?
- Chống tham nhũng là đúng. Nhưng chống tham nhũng mà vẫn kiên định giữ nguyên hệ thống và chế độ hàng ngày hàng giờ đẻ ra tham nhũng là chống thật hay chống nhau?
- Lợi dụng quyền lực thu lợi riêng, so với nhân danh bảo vệ Đảng làm trái Điều lệ để chiếm quyền lực, ai nói được mèo nào cắn mỉu nào?
- Vi phạm đạo đức đảng viên là xấu. Song vin vào giữ gìn điều lệ tạo ra không khí đấu tố làm phân tâm nội bộ Đảng tội nào nặng hơn?
- …
- …
Vậy Hội nghị TƯ 14 và Đại hội XII nên chịu khó mất công hơn nữa để quyết định bầu “ai?” với tinh thần lựa chọn cái gì trong những cái xấu này có lợi hơn cho đất nước hoặc có triển vọng đem lại cái lợi lớn hơn cho đất nước. So đo như vậy may ra sẽ dễ hơn một chút.
Ví dụ:
- Giữa một cái là chống tham nhũng, và một cái là tạo thuận lợi cho thực thi dân chủ và khuyến khích tự do, cả hai cái đều tốt, nên ưu tiên cái nào?
- Chống tham nhũng bằng phá triệt để các vụ án, hay là bằng tạo ra một thể chế minh bạch và có trách nhiệm giải trình để ngăn chặn ngay từ gốc nguy cơ tham nhũng, cách nào hiệu quả hơn? Lúc này ưu tiên cái nào?
- Giữa một bên là cái kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa để bảo toàn chế độ và đất nước, và một bên là phát huy tự do dân chủ để thực hiện dân giầu nước mạnh, nên ưu tiên cái nào? Cái nào lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước hơn?..
- Giữa một bên là kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa và giữ đại cục, với một bên là nhân dân có tự do thì đất nước sẽ có tất cả, chọn cái gì?
- Nên làm tất cả để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của Đảng.., hay là nên xây dựng một thể chế chính trị mạnh trên nền tảng kinh tế thị trường - nhà nước pháp quyền – xã hội dân sự làm môi trường xây dựng cho Đảng lớn mạnh để phấn đấu trở thành đảng cầm quyền?
- Bộ Chính trị là cơ quan cấp trên của Quốc Hội, hay là Quốc hội phải là cơ quan quyền lực tối cao của cả nước? Chọn gì?
- Dân chủ, tự do, các quyền công dân, quyền con người, vấn đề kinh tế thị trường… là những vấn đề chấp nhận miễn cưỡng, thực hiện miễn cưỡng để hội nhập? Hay là phải được biến thành những yếu tố cần lựa chọn làm nên sự phát triển của đất nước và sức mạnh của quốc gia?
Chỉ có con đường thảo luận dân chủ và công khai ngay trong Hội nghị Trung ương 14 và sau đó là trong các phiên họp toàn thể của Đại hội XII, mới có thể có sự lựa chọn dễ hơn, đúng hơn."
" Đấu tranh cùng loài là ác liệt nhất!"
Ai cũng biết Trọng lú giáo điều và ngu muội....không ai muốn cho tái cử chức TBT.
Nhưng đối với Ba Ếch thì hãy nhìn những việc làm cho gia đình và đất nước....thì 99,99 % người Việt Nam khinh thường, ghê tởm....một thằng độc đoán, tham nhũng, ngu dốt....khôn vặt....rồi bố con nó sẽ dẫn nhau xuống hố....
Hãy chờ xem....bởi dân Việt....có một tính xấu đó là đố kỵ....cách hành xử như Ba Ếch....là cái khôn của kẻ vô học.
Nếu thực tài thì hãy thực hiện tài năng bằng những việc làm thiết thực đem lại lợi ích cho đất nước.
Lý luận suông để băt cả dân tộc phục vụ lợi ích cho một nhóm người - hay dùng quyền lực để bản thân và người nhà có lợi thì không xứng đáng đứng ở bất cứ cương vị nào.
Miễn bàn ai đùng ai sai, bàn luận suông không đêm lại điều gì thiết thực.
Dừng để cả dân tộc phải lao đao vì lợi ích của riêng ai, đó là một tội không thể tha thứ.
Bên chống Trung Quốc cũng tham nhũng.
Còn Đảng nào khác không?
Nguyễn Huy Canh.
(Hải Phòng)
Gần đến Đại hội XII chúng ta đọc được rất nhiều thông tin về việc sắp xếp vị trí tứ trụ, thông tin về các nhà lãnh đạo cao cấp của đảng.
Trong rất nhiều bài viết, trong những thông tin đó, tôi ủng hộ những ý kiến xác đáng của ông Nguyễn Thanh Giang trong bài viết “Phải chăng ông Trọng đã biết điều”đăng trên trang “ý kiến đảng viên” khi tác giả viết về những điểm mạnh, và những thiếu xót của thủ tướng trong lãnh đạo, tổ chức và điều hành kinh tế ở những năm trước; cũng như việc để lao động TQ vào Tây nguyên…
Tuy nhiên, khi viết về những việc làm của thủ tướng, tác giả đã không nêu ra được cái tầm của những nguyên lí, những tư tưởng chứa trong những việc làm đó.
Tư tưởng chứa đựng trong các hành động, hay là hành động có chứa đựng những tư tưởng, đó mới là nhân cách của các nhà lãnh đạo lớn. Theo tôi, trong toàn bộ hành động của mình, thủ tướng đã bộ lộ nhân cách đó.
Nghĩ về thủ tướng là nghĩ về những điều quí giá có được ở ông. Đó là:
-Trong quan hệ quốc tế, bang giao với TQ, ông đã mang được, phát biểu được, thể hiện được nguyện vọng, tư thế và khí phách của dân tộc chúng ta : không đánh đổi chủ quyền quốc gia để lấy cái thứ hữu nghị viển vông của TQ.
-Trong quá trình đổi mới, con đường đổi mới, ông không chỉ có ý chí quyết tâm thay đổi thể chế, nắm chắc ngọn cờ dân chủ, mà ông còn hình thành rất rõ ràng nguyên lí và bước đi cho quá trình đó.
Các tập đoàn kinh tế nhà nước đã lâm vào nợ nần, thua lỗ, phá sản. Vai trò chủ đạo của nó chỉ còn như một biếm họa. Trong cái tụt hậu, và đổ vỡ ấy, ông là người duy nhất trong tập thể các nhà lãnh đạo nhìn ra được động lực , vai trò nền tảng không thể thay thế của các doanh nhân,của các doanh nghiệp tư nhân trong sự phát triển và kiến tạo lịch sử nước nhà.
Không phải giai cấp công nhân, nông dân, cũng chẳng phải tầng lớp trí thức, mà phải là các doanh nhân, giai tầng doanh nhân mới là nền tảng, là chủ thể chân chính, đích thực của xã hội và lịch sử chúng ta.
Tái cấu trúc DNNN thông qua việc cổ phần hóa nó, hay bán đi các cổ phiếu của nhà nước trong các doanh nghiệp cho các nhà đầu tư trong mấy năm qua, đó là lộ trình, là bước đi cụ thể của tư tưởng có tính thời đại đó.
Tư tưởng về một nhà nước kiến tạo,tức không phải là một nhà nước làm kinh tế, kinh doanh theo đuổi lợi nhuận, cạnh tranh với tư nhân,mà làm chính sách, thể thế, kiến tạo ra môi trường, sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp ;quan tâm đến an sinh xã hội… mà ông và nhiều thành viên của chính phủ đang cố gắng thực hiện cũng chỉ là các hành động cụ thể của lộ trình đổi mới có tính chất lịch sử nói trên.
Tuy nhiên, bên cạnh điều quí đó, cũng phải thấy,thủ tướng cũng còn chưa vượt qua được cái nhìn “con ông cháu cha” của tư tưởng phong kiến lạc hậu. Ông đã thu vén cho con cái của ông vào các vị trí đầy bổng lộc của chế độ. Phải chăng, đây là gót chân Asin đáng tiếc của ông.
Với những hạn chế, và những điều quí nói trên, là một đảng viên, một công dân của đất nước, tôi mong rằng Đại hội hãy toàn tâm, toàn ý ủng hộ thủ tướng vì lợi ích của nhân dân và tiến bộ của đất nước.