Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2015

THĂM ANH LẦN CUỐI!!!


 
 
JWESTMINSTER (NV) - Qua các công điện ngoại giao của Mỹ bị Wikileaks công bố, tới bây giờ người ta mới biết Thượng Nghị Sĩ Jim Webb từng bí mật tới viếng Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa trong chuyến đi Việt Nam năm 2008.
Chuyến viếng thăm nghĩa trang này tiết lộ trong công điện đề ngày 9 tháng 1, 2009 đánh đi từ tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Sài Gòn.
Những chuyến đi của TNS Jim Webb, đảng Dân Chủ tiểu bang Virginia, về Việt Nam thường được báo chí quan tâm, vì ông không chỉ là một vị dân cử cao cấp, thành viên Ủy Ban Ngoại Giao và Ủy Ban Quân Vụ Thượng Viện, mà còn có những mối quan hệ đặc biệt với Việt Nam.
Ông từng là trung úy thủy quân lục chiến phục vụ tại Việt Nam, đoạt nhiều huy chương cao quý trong chiến đấu kể cả huy chương Navy Cross. Ông đại diện một tiểu bang nhiều người Việt sinh sống; “khu Eden” nằm trong tiểu bang Virginia. Vợ ông là người Việt Nam, và ông nói rành tiếng Việt.
Chuyến đi đầu tiên của ông trong tư cách thượng nghị sĩ năm 2007 chẳng hạn, hay chuyến đi mới đây vào tháng 8 năm nay khi chuyện biển Ðông và quan hệ với Trung Quốc đang nóng bỏng, đều được báo chí đưa tin dồn dập.
Nhưng chuyến đi cuối năm 2008 đặc biệt thầm lặng. Báo chí ít đưa tin, và văn phòng ông cũng không đưa ra một thông cáo báo chí nào. Việc ông viếng Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa được giữ kín từ đó tới khi công điện ngoại giao bị Wikileaks tung ra.
Trong bức công điện, Tổng Lãnh Sự Kenneth Fairfax cho biết, chính nhờ ông Webb được phép viếng nghĩa trang mà nhân viên lãnh sự được trở lại nơi này lần đầu tiên kể từ đầu năm 2007.
Thượng Nghị Sĩ Webb tới Sài Gòn ngày 29 tháng 12, và ngay hôm đó đi thăm nghĩa trang. Theo lời TLS Fairfax, chính quyền cho phép ông Web tới viếng nơi này vì “nguyện vọng cá nhân” của ông, và với điều kiện được xem là một chuyến đi “riêng tư,” không có nhân viên chính quyền nào đi theo. Thượng Nghị Sĩ Webb đồng thời cũng tới thăm một nghĩa trang liệt sĩ của quân đội cộng sản.
Nhại theo tựa cuốn tiểu thuyết của Charles Dickens, TLS Fairfax đặt tựa cho đoạn viết về hai nghĩa trang này là “A Tale of Two Cemeteries” - “Chuyện của hai nghĩa trang” để so sánh giữa một bên là nghĩa trang liệt sĩ được bảo toàn đẹp đẽ (ông dùng chữ “immaculate” - sạch không một vết nhơ) với tình trạng của Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hòa.
Theo hồ sơ của Việt Nam Cộng Hòa, tính tới ngày 30 tháng 4, 1975, có khoảng 16,000 ngôi mộ trong khuôn viên nghĩa trang, được dự trù xây cho 30,000 mộ. Trong số này, có một nửa đã kịp xây mộ bia bằng xi măng, còn một nửa thì chưa.
Tới nay, có khoảng 12,000 mộ, “trong nhiều tình trạng khác nhau” trên miếng đất 58 hectares này. Năm 2006, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định lấy khu vực này ra khỏi quyền cai quản của Quân khu 7, chuyển cho chính quyền địa phương, đổi tên lại thành nghĩa trang Bình An.
Phải tới khi đó, công điện viết, “nhiều gia đình vào được để sửa sang mộ bị hư hỏng.” Nhờ vậy, khi Thượng Nghị Sĩ Webb tới viếng, “nhiều bia mộ đã được chùi rửa, sửa sang, hoặc xây lại”. Có cả những người mở quán trước cửa nghĩa trang, họ nhận dịch vụ sửa sang mộ cho những gia đình ở xa không tới thường xuyên được, hoặc giúp người nhà tìm mộ của thân nhân.
Nhưng, ngoài những ngôi mộ được gia đình quan tâm sang sửa riêng, còn lại thì nghĩa trang tàn phế. Tổng Lãnh Sự Fairfax miêu tả:
“Một số mộ có bia trắng trong khi những mộ khác chỉ là một gò đất với cục gạch làm dấu. Nhiều ngôi mộ có vẻ như chưa từng được đụng tới từ năm 1975. Những tượng đài đổ vỡ và nhà cầu đứng trụ ngay giữa nghĩa trang, và đường đi chỉ là đất với sỏi.”
Bên ngoài nghĩa trang cũng không khá hơn, “cửa tiệm và nhà dân lấn đất nghĩa trang, cột đá và cầu thang trước đây là lối vào nghĩa trang thì nay bị cây cối, dây leo lấn hoàn toà”n
Ðền Tử Sĩ trên đồi cũng hoang phế: “Một vài con bò nhởn nhơ gặm có trong lúc Thượng Nghị Sĩ Webb và nhân viên tòa lãnh sự đi xem đền trên đỉnh đồi.”
Một nhóm người, có thể là nhân viên nghĩa trang hoặc là an ninh theo dõi, lặng lẽ đi theo đoàn nhưng không can thiệp.
Họp mặt với Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải và Chủ tịch Thành phố Lê Hoàng Quân, TNS Webb nêu vấn đề cựu chiến binh Việt Nam Cộng Hòa. Trong lúc khen Sài Gòn tiến bộ nhiều về kinh tế, ông kể chuyện ông đến Sài Gòn thời thập niên 1990 (lúc đó ông làm cố vấn thương mại cho các công ty Mỹ muốn làm ăn ở Việt Nam), công viên đối diện khách sạn New World, tức bùng binh Phù Ðổng Thiên Vương, đầy rẫy cựu chiến binh miền Nam vô gia cư đi ăn xin, mà nay ông chứng kiến người dân Sài Gòn tuôn ra đó vui vẻ mừng đá banh thắng Thái Lan.
Ông khuyến khích chính quyền giảng hòa với cựu quân nhân Việt Nam Cộng Hòa. Hai ông Hải và Quân, khi đáp lời ông Webb, không nhắc gì tới quân đội cũ. Cả hai nói tới vai trò quan trọng của Mỹ trong việc phát triển kinh tế Việt Nam.
Và cả hai đều nhắc tới những bước tiến trong quan hệ hai nước, để người Việt ở Mỹ có thể trở về nước làm ăn.
––––––

Liên lạc tác giả: VuQuiHaoNhien@nguoi-viet.com

'VN cần công bằng trong hòa giải'

 
 
Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua ngân sách một triệu đô la để giúp Việt Nam tìm lính mất tích trong Cuộc chiến Việt Nam trong năm tài khóa 2010.

Các bài liên quan

Ông Webb nói Thượng Viện Hoa Kỳ yêu cầu sử dụng ngân quỹ này "cho mục đích tìm kiếm và xác định quân nhân Việt Nam mất tích từ cả hai phía của cuộc xung đột".
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID - hiện đang thực hiện chương trình này.
Trong thông báo ra ngày 22/9, ông Web nói:
"Tôi đã đề nghị USAID ngưng chương trình này cho tới khi họ có thể bảo đảm rằng viện trợ sẽ được dùng để xác định danh tính của những người lính đã nằm xuống của tất cả các bên.
"Điều quan trọng cần thấy là trong Biên bản Ghi nhớ ký với Chính phủ Việt Nam về chương trình đã nhắc tới chuyện này khi nói tới chuyện "tìm kiếm và xác định danh tính những người lính Việt Nam mất tích trong chiến tranh.
"Việc thực hiện chương trình phải thể hiện sự tôn trọng như nhau đối với tất cả những người đã phục vụ trong quân ngũ và chết trong chiến tranh cũng như mang lại sự an ủi cho những người đã mất người thân yêu trong cuộc chiến lịch sử và thảm khốc.
"Chương trình hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam nhằm tìm kiếm hài cốt của những người lính Việt Nam có thể là cơ hội quý báu để thúc đẩy mục tiêu hòa giải - nhưng chỉ khi nó được thực hiện với sự tôn trọng đúng mực cho tất cả những người đã chiến đấu chứ không phải chỉ đối với một bên này, hay bên kia."
"Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."
'Hoang tàn và đổ nát'
Thượng Nghị sỹ Webb nói ông được biết rằng các thảo luận giữa USAID và Chính phủ Việt Nam cho thấy binh lính của Việt Nam Cộng hòa không nằm trong số quân nhân mà Việt Nam coi là đang bị mất tích và như vậy không thuộc dự án đang được Hoa Kỳ giúp đỡ.
Văn phòng của ông Webb cho biết Chính phủ Việt Nam nói họ muốn xác định danh tính của 350.000 lính Bắc Việt, những người đang được chôn tại những nghĩa trang chính quyền xây lên và con số ước tính 300.000 lính còn chưa tìm thấy xác.
Thông báo của vị Thượng Nghị sỹ cũng nói một con số không xác định các tử sỹ của Quân lực Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa được xác định danh tính trong khi Nghĩa trang Bình An (trước đây là Biên Hòa) đang "trong tình trạng cực kỳ bỏ hoang và đổ nát".
 
Nghĩa trang Biên Hòa
Ông Webb cũng nhắc lại chuyện ông sẽ cố gắng để "khôi phục khu đất thiêng liêng" của nghĩa trang Biên Hòa "để bày tỏ sự tôn trọng những người lính đã ngã xuống trong chiến tranh.
Ông Jim Webb, người có vợ là bà Hong Le Webb, người miền Nam Việt Nam, nói: "Đây là điều quan trọng trong tinh thần hòa giải và đối với quan niệm trung thành và tôn trọng của người Mỹ rằng chúng ta không bao giờ quên những người đã ở bên chúng ta, ngay cả khi chúng ta bước vào tương lai và hợp tác với những người từng chiến đấu chống lại chúng ta."
Các chuyên gia nói Bấm Nghĩa trang Biên Hòa là "sáng kiến của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu" và hoàn thành năm 1966.
Hồi năm 2006, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có Bấm quyết định chuyển 58 ha khu đất nghĩa địa Bình An thuộc tỉnh Bình Dương, khi đó do Bộ Quốc phòng quản lý, sang sử dụng vào mục đích dân sự.
Đông đảo độc giả BBC khi đó đã có Bấm bình luận về quyết định này.
Những người tới thăm nghĩa trang gần đây nói các công trình xây dựng và nhà máy hiện bao quanh khu vực nghĩa trang.

Tượng đài Thương Tiếc biểu tượng cho Tự Do/VNCH                        
 
 http://maidayhoabnh.blogspot.com/2011/10/tap-thoque-huong-tan-chinh-chien-phan_2614.html
Nguồn:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét