Ai đứng đằng sau “Terror in Little Saigon”?
Trong phỏng vấn của Báo Người Việt, ông A.C. Thompson, người thực hiện phim “Terror in Little Sai Gon” đã cho biết Tony Nguyễn là người đã đề nghị, hợp tác và hướng dẫn ông làm phóng sự điều tra về cái chết của 5 nhà báo Việt Nam từ 1981 đến 1991.
Trong phim, webstory dài 72 trang và kể cả trong bài phỏng vấn nói
trên, A.C. Thompson đã không đưa ra bất cứ chứng cứ gì mới mà hoàn toàn dựa trên những đồn đãi, phát biểu vô trách nhiệm của một số người để cáo buộc Mặt Trận là sát thủ của các vụ án nói trên.
Tại sao ông A.C. Thompson lại tốn bao nhiêu thì giờ, công sức, tiền bạc để làm một đoạn phim dài 1 tiếng đồng hồ mà không đưa ra được những thông tin gì mới?
Hơn thế nữa ông A.C. Thompson đã cố tình bác bỏ hoàn toàn kết luận của cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) là không có đủ chứng cứ để truy tố ai, sau 15 năm điều tra và đã đóng hồ sơ vào giữa thập niên 90.
Động lực của A.C. Thompson trong việc thực hiện đoạn phim với tựa đề mang tính giật gân “Khủng bố tại Sài Gòn Nhỏ” này là gì?
Câu trả lời phần lớn nằm ở người đã hướng dẫn và hợp tác với A.C. Thompson thực hiện cuộn phim này chính là Tony Nguyễn.
Trong phỏng vấn của Báo Người Việt, ông A.C. Thompson, người thực hiện phim “Terror in Little Sai Gon” đã cho biết Tony Nguyễn là người đã đề nghị, hợp tác và hướng dẫn ông làm phóng sự điều tra về cái chết của 5 nhà báo Việt Nam từ 1981 đến 1991.
Trong phim, webstory dài 72 trang và kể cả trong bài phỏng vấn nói
trên, A.C. Thompson đã không đưa ra bất cứ chứng cứ gì mới mà hoàn toàn dựa trên những đồn đãi, phát biểu vô trách nhiệm của một số người để cáo buộc Mặt Trận là sát thủ của các vụ án nói trên.
Tại sao ông A.C. Thompson lại tốn bao nhiêu thì giờ, công sức, tiền bạc để làm một đoạn phim dài 1 tiếng đồng hồ mà không đưa ra được những thông tin gì mới?
Hơn thế nữa ông A.C. Thompson đã cố tình bác bỏ hoàn toàn kết luận của cơ quan điều tra liên bang Hoa Kỳ (FBI) là không có đủ chứng cứ để truy tố ai, sau 15 năm điều tra và đã đóng hồ sơ vào giữa thập niên 90.
Động lực của A.C. Thompson trong việc thực hiện đoạn phim với tựa đề mang tính giật gân “Khủng bố tại Sài Gòn Nhỏ” này là gì?
Câu trả lời phần lớn nằm ở người đã hướng dẫn và hợp tác với A.C. Thompson thực hiện cuộn phim này chính là Tony Nguyễn.
Director Tony NguyenTony Nguyễn là ai?
Tony Nguyễn là một thanh niên khoảng 40 tuổi, tốt nghiệp đại học Berkley, là ổ thân cộng và phản chiến nổi tiếng ở miền Tây nước Mỹ vào thập niên 70s-80s.
Trong một cuộc phỏng vấn của Báo Tuổi Trẻ vào tháng 8/2004, Tony Nguyễn đã cùng một vài bạn trẻ lập ra nhóm Viet Unity để tạo cầu nối giữa Việt Nam với cộng đồng người Việt tại Mỹ, và đến tháng 5/2014 tổ chức buổi hội thảo về chiến thắng Điện Biên Phủ tại Oakland, nhằm công khai hoạt động.
Báo Dân Trí của CSVN (ngày 2-5-2005) đã có một bài viết về hoạt động của nhóm Viet Unity và Tony Nguyễn như sau:
“Những người ‘kết nối’ đất mẹ
Ở California có một nhóm Việt kiều trẻ tên gọi Viet Unity. Những ngày cuối tháng 2 (2005) nhóm này tổ chức một cuộc triển lãm về các pano cũ phản đối chiến tranh ở Việt Nam cách đây 30 năm.
Các thành viên của nhóm đã quyết tâm tổ chức cuộc triển lãm bất chấp những ý kiến phản đối và lời đe doạn của một số ít người Việt khác mà đa phần ở tuổi cha chú của họ.
Tony Văn Nguyễn là một thành viên của nhóm Viet Unity. Anh cho rằng ở Mỹ, nhiều người lớn tuổi trong cộng đồng còn có tư tưởng bảo thủ. Họ vẫn còn giữ quan điểm của chế độ Sài Gòn trước năm 1975.
Theo Tony, thế hệ trẻ phải vượt lên lối mòn ấy, phải có suy nghĩ ít gây hại hơn mà cụ thể, chính họ phải là nhịp cầu nối giữa những người Việt tại Mỹ với đất mẹ.”
Vào tháng 6/2005, nhóm của Tony Nguyễn cũng đã cực lực chống lại Nghị quyết SCR17 “Công Nhận Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” của tiểu bang California, và cũng chống lại việc thành phố Garden Grove, Nam California thông qua nghị quyết cấm các cán bộ CSVN đến vùng Garden Grove.
Sau vụ chống này, các hoạt động của Tony Nguyễn tập trung vào việc cổ võ cho chủ trương hòa hợp hòa giải với CSVN, giúp đỡ các nạn nhân chất độc gia cam ở Việt Nam; đồng thời mạnh mẽ phê phán cộng đồng người Việt hải ngoại là cực đoan, chống cộng quá khích.
Để minh chứng cho điều này, từ giữa năm 2008, Tony Nguyễn đã tự nghiên cứu thực hiện một phim tài liệu liên quan đến cái chết của Dương Trọng Lâm, một thanh niên thân Hà Nội bị bắn chết tại San Francisco vào tháng 8/1981.
Phim lấy tên là “Enforcing the Silence”, mô tả về cái chết của một người thanh niên đã bị thành phần chống cộng cực đoan sát hại. Mặc dù lúc đó một tổ chức có tên là Diệt cộng hưng quốc đảng công khai nhận trách nhiệm về vụ này; nhưng Tony Nguyễn vẫn cáo buộc Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã ra tay sát thủ.
Phim nói trên hoàn tất và ra mắt vào giữa Năm 2011, theo như Tony Nguyễn là để đánh dấu 30 năm ngày Dương Trọng Lâm bị giết.
Mặc dù phim được tổ chức Veteran for Peace, một tổ chức thân Hà Nội và ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch đòi Hoa Kỳ bồi thường nạn nhân vụ chất độc da cam, cổ võ nhưng không có hiệu quả.
Năm 2014, Tony Nguyễn gặp A.C. Thompson tại Oakland và theo lời kể của Thompson thì chính Tony Nguyễn là người đã thuyết phục thực hiện thiên phóng sự điều tra vụ 5 ký giả Việt Nam bị giết nhưng chính quyền Hoa Kỳ đã làm ngơ.
Nhóm làm phim có mục đích gì?
Qua cuộc phỏng vấn với tờ Los Angeles Times và Hanalei Somar khi ra mắt cuốn phim “Enforcing the Silence” năm 2011, Tony Nguyễn đã đưa ra những chủ điểm chính mà ta thấy xuất hiện y hệt trong phim “Terror in Little Saigon” như sau:
- Kết tội Mặt Trận đứng đằng sau 5 cái chết của ký giả người Việt tại Mỹ.
- Kết tội chính phủ Hoa Kỳ đứng sau lưng đồng lõa với Mặt Trận để che lấp tội ác.
- Đưa ra hình ảnh cực đoan, giết người bịt miệng, khủng bố của những tổ chức đấu tranh và tập thể cựu chiến sĩ VNCH.
Cả hai cuốn phim, dù với một số chi tiết khác nhau, nhưng đều cùng dựa trên một luận cứ, mục tiêu nhằm vẽ lên hình ảnh khủng bố của cộng đồng mà chính quyền Mỹ đã làm ngơ.
Mục tiêu của Tony Nguyễn là muốn vận động dư luận nhằm triệt hạ uy tín của tổ chức Mặt Trận và quan trọng hơn là bôi nhọ tập thể quân nhân QLVNCH là thành phần cực đoan, đang cản trở chủ trương hòa giải hòa hợp với chính quyền CSVN.
Nhìn như vậy, chúng ta thấy động lực chính của Tony Nguyễn là cho sống lại vụ án 5 ký giả bị giết để qua đó bôi bác hình ảnh cộng đồng người Việt thành cực đoan, quá khích. Có phải là để dọn đường cho sự xuất hiện của một lực lượng thân cộng mà chính Tony Nguyễn đang lãnh đạo qua Viet Unity?
Ai đứng sau Tony Nguyễn?
Phim Terror in Little Sai Gon chiếu trên hệ thống PBS toàn quốc vào lúc 10 giờ đêm (giờ phía Đông) ngày 3/11, tức 10 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4 tháng 11.
Nhưng tại Việt Nam, tờ Thanh Niên Online (tờ báo của Hội Liên Hiệp Thanh Niên CSVN) đã không chỉ đăng tin mà còn kèm theo một số nội dung, hình ảnh trong phim phóng sự này vào lúc 6 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4/11, tức 4 tiếng đồng hồ trước khi PBS chiếu chính thức.
Không những thế, ngay ngày 4/11 Thanh Niên Online còn cho biết là ProPublica, nơi A.C. Thompson làm việc, đã gửi E Mail yêu cầu Thanh Niên giúp loan tải thông điệp kêu gọi nhân chứng cung cấp thông tin các vụ ám sát nhà báo gốc Việt do nhóm K-9 thực hiện.
Thanh Niên Online đã đăng đường dẫn Youtube mà Thompson của ProPublica đã kêu gọi: “’Hãy giúp chúng tôi điều tra những vụ ám sát 5 nhà báo Mỹ gốc Việt’, và tìm câu trả lời cho nghi vấn: ‘Tại sao giới hữu trách Mỹ không giải quyết được việc này’.
Ai đã đưa phim và những kêu gọi giúp điều tra cho Thanh Niên Online?
Chắc chắn A.C. Thompson không thể làm được điều này. Người làm việc này không ai khác hơn là Tony Nguyễn. Nói cách khác, chính Tony Nguyễn là người đã dàn đựng để cho giới truyền thông CSVN nhập cuộc rất sớm, khai thác những tiêu cực quanh “Terror in Little Saigon” hầu tấn công chúng ta.
Chính Tony Nguyễn đã cho báo LA Times biết cuốn phim “Enforcing the Silence” đã nhận nguồn tài trợ từ Việt Nam (Nguyen said the film has received strong financial backing from people all over the U.S., Canada and Vietnam).
Sự kiện CSVN bỏ tiền mua ảnh hưởng ở Hoa Kỳ xuyên qua chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 8/2015 của Nguyễn Phú Trọng [qua bài viết “How Hanoi buys influence in Washington, D.C” của tác giả Greg Rushford – ngày 4-8-2015] cho thấy là càng lúc CSVN càng muốn lũng đoạn truyền thông Mỹ, để qua đó tác động những tiêu cực lên cộng đồng.
Ngọc Lan
===========
A.C. Thompson: Mọi bằng chứng đều chỉ về Mặt Trận
Friday, November 6, 2015
Bài liên quan
Câu kết khiến người con của nhà báo Nguyễn Ðạm Phong nhìn A.C. Thompson với cặp mắt long lanh biết ơn. Nhưng khẳng định của nhà làm phim khiến một số khán giả cảm thấy thất vọng, hụt hẫng.
Phóng viên A.C. Thompson trong một cảnh quay phim “Terror in Little Saigon.” (Hình: ProPublica)
Người xem phim kỳ vọng rằng A.C. Thompson sẽ trưng ra những bằng chứng cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, để làm sáng tỏ nghi vấn Mặt Trận là tổ chức đã ra lệnh thủ tiêu một số nhà báo trong thập niên 1980s. Nhưng nhiều người cho rằng trong suốt gần 60 phút chăm chú theo dõi phim, họ không thấy A.C. Thompson đưa ra được chứng cớ nào rõ ràng và thuyết phục đủ, để ông có thể cả quyết rằng Mặt Trận là thủ phạm. Người khác cho rằng các nguồn tin giấu tên không đáng tin cậy. Nhiều người, muốn hiểu rõ hơn về kết luận của A.C. Thompson, đã tìm đọc kỹ tài liệu dài 72 trang, do chính A.C. soạn và cho đi kèm cuộn phim, để tìm chứng cớ rõ ràng và thuyết phục. Nhưng vẫn không thấy có chứng cớ nào đủ mạnh.
Người Việt phỏng vấn phóng viên A.C. Thompson để thảo luận về những nhận định của khán giả và hỏi rõ thêm về những chứng cứ dựa vào đó ông đi đến kết luận của mình.
Dưới đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn.
A.C. Thompson: Tôi làm việc với ProPublica toàn thời gian từ năm 2008. Và mỗi khi tôi làm phim cho ProPublica thì tôi làm luôn một tài liệu đi kèm cho Frontline.
NV: Vào thập niên 1980, khi những nhà báo người Mỹ gốc Việt bị ám sát, ông đang ở đâu, làm gì?
A.C. Thompson: Lúc ấy tôi là một cậu bé, còn đang học ở vườn trẻ (cười).
NV: Mọi việc xảy ra đã hơn 30 năm rồi, các hồ sơ điều tra cũng đóng lại hơn 15 năm rồi, nguyên do nào khiến ông có ý định làm cuốn phim Terror in Little Saigon trong thời điểm này.
A.C. Thompson: Cách đây mấy năm, tôi đang làm một loạt bài về việc một ký giả ở Oakland bị giết chết, tên của ký giả đó là Chauncey Bailey. Tôi gặp một nhà làm phim trẻ người Việt Nam tên là Tony Nguyễn. Anh ta nói với tôi rằng việc này (ký giả bị giết) xảy ra trong cộng đồng Việt Nam hoài, mà chẳng ai trong làng truyền thông Mỹ quan tâm. Ðiều này khiến tôi bắt đầu suy nghĩ đến việc điều tra về cái chết của những ký giả gốc Việt. Tony Nguyễn sau này cũng hợp tác với tôi trong phim “Terror in Little Saigon.” [Vào năm 2011, Tony Nguyễn đã làm cuốn phim có tên “Enforcing the Silence” nói về việc ký giả Dương Trọng Lâm, 27 tuổi, chủ bút tờ Cái Ðình Làng, bị bắn chết Tháng Bảy, 1981, tại San Francisco, California. Trong cuốn phim này, Tony Nguyễn cũng kết luận rằng Mặt Trận là thủ phạm giết chết Dương Trọng Lâm - NV]
NV: Vai trò của Tony Nguyễn trong phim Terror in Little Saigon là gì?
A.C. Thompson: Anh ta là một trong những nhà sản xuất phim này. [Trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt sau đó, Tony Nguyễn xác định là anh cùng làm việc với A.C. Thompson từ những ngày đầu tiên, và đóng vai trò định hình cho cuốn phim - NV]
NV: Trước khi bắt tay vào việc làm phim Terror in Little Saigon, ông có hiểu gì về cuộc chiến Việt Nam, về người tị nạn Việt Nam và về cộng đồng người Mỹ gốc Việt không?
A.C. Thompson: Tôi không hiểu nhiều. Tôi có thân nhân đã phục vụ trong quân đội Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, và tôi biết về cuộc chiến và những người tị nạn, nhưng không biết nhiều. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu và nói chuyện với càng nhiều người càng tốt để hiểu về lịch sử đó.
NV: Ai là người tài trợ để làm cuốn phim này?
A.C. Thompson: Phim này do Frontline tài trợ, và Frontline thì được Corporation for Public Broadcasting (CPB) tài trợ một phần. Tiền của CPB do Quốc Hội Hoa Kỳ cấp.
NV: Ðể được làm phim, ông có phải thuyết phục cấp trên không? Việc thuyết phục có khó khăn không và phải kéo dài bao lâu?
A.C. Thompson: Tôi phải viết bài tường trình, viết email giải thích, trình bày những gì mình có thể làm và không thể làm. Các sếp của tôi ở ProPublica cũng tốn một thời gian khá lâu mới quyết định đây có phải là một dự án họ muốn theo đuổi hay không. Rồi bên Frontline cũng phải đi qua những tiến trình như thế. Nói chung là khá lâu, nhưng tôi không nhớ rõ là bao lâu. Việc này xảy ra cũng hơn hai năm rồi.
NV: Chủ đề chính của ông trong cuốn phim có phải là, lý do duy nhất mà cơ quan FBI sau bao nhiêu năm điều tra vẫn không thể tìm ra chứng cớ rõ ràng và thuyết phục, để xác định thủ phạm, là vì không ai chịu lên tiếng, phải không?
A.C. Thompson: Ðó chắc chắn là một chủ đề, những không phải là chủ đề duy nhất. Một trong những điều mà chúng tôi cố gắng vạch ra là FBI không tìm được người trong cuộc, hay gặp khó khăn phát triển những nguồn tin gần với, hay nằm trong, những sự kiện, có thể có đủ chi tiết để giúp họ đạt kết quả của cuộc điều tra.
NV: Một điều khác hình như ông cũng muốn ám chỉ là, chính phủ Hoa Kỳ, qua nhiều cơ quan khác nhau, như FBI, CIA, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Pháp, biết rất rõ về hoạt động của Mặt Trận, nhưng hình như ngầm hỗ trợ họ, để yên cho họ gây quỹ để có tiền hoạt động trong chiến khu, phải không?
A.C. Thompson: Hoàn toàn đúng sự thật và không có gì tranh cãi về việc đó cả. Họ được sự hỗ trợ của mọi nơi trong chính phủ. Chúng tôi có một điện tín từ cấp cao của CIA gửi cho nhân viên của họ trong thập niên 1980 cho thấy họ biết rất rõ tổ chức của ông Hoàng Cơ Minh làm gì. Chúng tôi có những lá thư từ Quốc Hội Mỹ, từ Bộ Ngoại Giao, nói với người nhận rằng chúng tôi muốn quý vị hỗ trợ những người này. Chúng tôi có tài liệu cho thấy ông Hoàng Cơ Minh đã gặp gỡ giới chức ngoại giao Hoa Kỳ ở Bangkok. Chúng tôi có điện tín của Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia cho thấy rõ những gì nhóm Hoàng Cơ Minh đang làm, và tôi muốn nói đến việc Mặt Trận muốn xâm nhập Việt Nam từ Thái Lan. Vì vậy, việc chính phủ Hoa Kỳ hồi đó hỗ trợ Mặt Trận không có gì là nghi vấn cả.
NV: Trở lại cuốn phim. Trong khi đội ngũ của FBI trong 15 năm điều tra không thể buộc tội ai vì thiếu chứng cớ, vậy thì ông có thể cho biết trong những điều ông đã khám phá ra trong thời gian hai năm điều tra, chứng cớ nào rõ ràng và thuyết phục nhất đã khiến ông có thể khẳng định rằng K9, một bộ phận của Mặt Trận, đã giết chết, ít nhất là ký giả Nguyễn Ðạm Phong?
A.C. Thompson: Có nhiều yếu tố. Tôi không thể nói một cách xác quyết (conclusively) rằng người nào đó chịu trách nhiệm cho tội ác đó. Tôi chỉ có thể nói là tất cả chứng cớ tôi tìm được đều chỉ về một hướng, chứ không trỏ đến một hướng khác. Và tôi đã xem hàng ngàn và hàng ngàn trang tài liệu của FBI, của cảnh sát, nói chuyện với các thân nhân, và đơn giản không thấy có một manh mối nào cho người nào khác ngoài Mặt Trận chịu trách nhiệm cho những tội ác đó. Con của ký giả Nguyễn Ðạm Phong cho biết ông đã nhận được đe dọa thường xuyên, và theo hiểu biết của chúng tôi, một số thành viên của Mặt Trận đã gặp ký giả Nguyễn Ðạm Phong, tìm cách cho tiền ông để đừng viết những bài chỉ trích họ nữa. Chúng tôi biết rằng họ đã gặp gỡ các thành viên của Mặt trận tại một nhà hàng ở đường Highland Street ở Houston, trước khi ông ta bị giết. Trong cuộc điều tra chúng tôi cũng gặp một người, vốn là thành viên cũ của Mặt Trận. Người này khẳng định là Mặt Trận chịu trách nhiệm cho việc giết hai ký giả đó, Dương Trọng Lâm và Nguyễn Ðạm Phong.
NV: Nhân chứng đó là ai? Tôi xem đi xem lại cuốn phim bốn lần mà không thấy. Tôi có bỏ sót chi tiết nào trong phim không?
A.C. Thompson: Không, người này là một người ẩn danh, và ẩn mặt. Người ấy không xuất hiện trên ống kính, và lúc đó, sau khi chúng tôi nói chuyện với người đó, chúng tôi tổng hợp tất cả những chứng cớ mình đã tìm thấy, những điều người khác nói, thì chúng tôi thấy là nhiều phần Mặt Trận là thủ phạm.
NV: Nếu đây là một nhân chứng ẩn mặt dấu tên, như vậy chúng ta không thể xác định thẩm quyền người ấy cũng như sự đáng tin cậy của họ, và dựa vào lời khai của người này, ông cảm thấy mạnh dạn hơn để đi đến kết luận, thì ông có
nghĩ là sự đáng tin cậy của cuốn phim bị giảm đi không?
A.C. Thompson: Vâng, chắc chắn là như vậy. Ðối với bất kỳ phóng viên nào, khi phải lấy tin của một người giấu mặt, giấu tên, thì đó không phải là tình huống lý tưởng. Chúng tôi chấp nhận sự hoài nghi của một số độc giả và khán giả. Ðó là bản chất của sự việc. Nhưng sự thật của vấn đề là, khi bạn đang tường trình câu chuyện về những người bị ám sát và bị khủng bố, thì rất ít người muốn liên lụy đến tội ác, hay dính líu vào để làm lụy đến bản thân. Ðó là lý do tại sao FBI đã gặp khó khăn. Vì thế trong trường hợp này, đối với chúng tôi, khi cân nhắc mọi điều, lời khai của người giấu tên được đánh giá cao.
NV: Câu hỏi cuối của tôi: Nhân chứng Nguyễn Xuân Nghĩa, khi tôi phỏng vấn ông ấy, khẳng định rằng mình không hề nói với ông [A.C. Thompson] rằng bản thân “đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát một biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam.” Xin ông cho biết ý kiến về việc này?
A.C. Thompson: Thật là hay khi ông Nghĩa nói như thế. Chúng tôi nghĩ rằng ông Nghĩa là một người tốt, và là một người rất thông minh, chúng tôi rất thích nói chuyện với ông. Nhưng vấn đề là không chỉ riêng tôi, mà ba người khác, ông Joseph Sexton, ông Cliff Parker, và ông Richard Rowley, đều nghe thấy điều ông ấy nói. Và vì điều ông nói quá quan trọng, nên sau đó, chúng tôi bàn luận với nhau, rồi tôi gọi điện thoại ngay cho sếp của tôi. Ðiều này không phải chỉ một mình tôi nghe thấy.
NV: Lạ thật, ông Nguyễn Xuân Nghĩa nằng nặc nói rằng không hề nói câu đó. Ông khẳng định là không nói câu nào “off the record” cả.
A.C. Thompson: Chúng tôi không bao giờ nói [với ông Nghĩa - NV] là chúng tôi đang “off the record” [thảo luận không ghi xuống và sẽ không được tường trình - NV]. Chúng tôi không nói với ông ấy là chúng tôi sẽ không tường trình những gì ông ấy nói. Chúng tôi chỉ tháo cái microphone ra, tắt đèn của máy ảnh, và rồi câu nói đó bật ra từ ông Nghĩa.
NV: Ông có ghi notes trên giấy không?
A.C. Thompson: Vâng, tôi ghi notes, và tôi nhớ rất rõ vì ngay sau đó chúng tôi thảo luận và gọi điện thoại nói chuyện với cấp trên của tôi, như tôi đã nói lúc nãy. [Ngày hôm sau, cả ba đồng nghiệp của A.C. Thompson, gồm Joseph Sexton, Cliff Parker, và Richard Rowley, đều gửi email cho Người Việt, xác định là ông Nguyễn Xuân Nghĩa có nói với họ như thế. - NV].
NV: Ông còn điều gì muốn trình bày?
A.C. Thompson: Vâng, tôi muốn nhật báo Người Việt chuyển lời xin lỗi của tôi. Tôi thật tình không muốn làm buồn lòng cộng đồng người Việt, không muốn vẽ lên một hình ảnh xấu cho cộng đồng người Việt. Chỉ là chúng tôi rất nóng lòng trong việc tìm công lý cho những ký giả gốc Việt, mà chúng tôi xem là đồng nghiệp, bị giết. Làm việc cùng với chúng tôi còn có những phóng viên người Việt khác, chăm chú đọc scripts, biên tập phim, không phải chỉ có đám phóng viên người Mỹ chúng tôi mà thôi.
NV: Cảm ơn ông.
(Người Việt)
=================
AC Thompson trả lời các vấn đề qua phim 'Terror in Little Saigon'
Nhà báo A.C. Thompson, tác giả phóng sự điều tra, đã lật lại hồ sơ vụ án về những cái chết của các ký giả Dương Trọng Lâm, chủ bút Cái Đình Làng, bị bắn chết tại San Francisco, California, năm 1981; ông Nguyễn Đạm Phong, sáng lập tờ Tự Do, bị ám sát tại nhà riêng ở Houston, Texas, năm 1982; ông Phạm Văn Tập, biên tập tờ Mai, chết trong vụ hỏa hoạn tại văn phòng năm 1987; Đỗ Trọng Nhân, biên tập viên tờ Văn nghệ Tiền phong, bị bắn chết trong xe tại Fairfax, Virginia; ông Lê Triết, bình luận viên của tờ Văn nghệ Tiền phong, bị bắn chết trong xe cùng với vợ năm 1990.
https://www.youtube.com/watch?v=bTsD_O9WmBc&feature=player_embedded
AC Thompson nói "Làm việc cùng với chúng tôi còn có những phóng viên người Việt khác, chăm chú đọc scripts, biên tập phim" vậy nhóm người Việt đó là những ai, có phải là Tony Nguyễn hay là ai, làm nghề gì, và ăn lương của "ai" ? Nếu quả thật là nguồn "thu nhập" của Tony Nguyễn đến từ bọn VC nằm vùng ở hải ngoại thì có lẽ ngày Tony có vé một chiều về VN xây dựng "xã hội chủ nghĩa cs vinh quang" của Tony không còn xa lắm đâu !
Nếu A.C. Thompson là người tôn trọng sự thật và yêu mến cộng đồng người Việt ở Little Saigon nhiều như anh ta tự nhận với LS Duyên ở cuối đoạn phim, hãy mời anh ta về VN để làm phóng sự về những hành động khủng bố rất đáng nguyền rủa đang diễn ra công khai tại VN, và mời Tony Nguyễn xem những clips quay cảnh người dân VN chịu đựng khủng bố hàng ngày dưới sự bảo trợ của côn an VN xem họ nghĩ sao?
Tony Nguyễn là một thanh niên khoảng 40 tuổi, tốt nghiệp đại học Berkley, là ổ thân cộng và phản chiến nổi tiếng ở miền Tây nước Mỹ vào thập niên 70s-80s.
Trong một cuộc phỏng vấn của Báo Tuổi Trẻ vào tháng 8/2004, Tony Nguyễn đã cùng một vài bạn trẻ lập ra nhóm Viet Unity để tạo cầu nối giữa Việt Nam với cộng đồng người Việt tại Mỹ, và đến tháng 5/2014 tổ chức buổi hội thảo về chiến thắng Điện Biên Phủ tại Oakland, nhằm công khai hoạt động.
Báo Dân Trí của CSVN (ngày 2-5-2005) đã có một bài viết về hoạt động của nhóm Viet Unity và Tony Nguyễn như sau:
“Những người ‘kết nối’ đất mẹ
Ở California có một nhóm Việt kiều trẻ tên gọi Viet Unity. Những ngày cuối tháng 2 (2005) nhóm này tổ chức một cuộc triển lãm về các pano cũ phản đối chiến tranh ở Việt Nam cách đây 30 năm.
Các thành viên của nhóm đã quyết tâm tổ chức cuộc triển lãm bất chấp những ý kiến phản đối và lời đe doạn của một số ít người Việt khác mà đa phần ở tuổi cha chú của họ.
Tony Văn Nguyễn là một thành viên của nhóm Viet Unity. Anh cho rằng ở Mỹ, nhiều người lớn tuổi trong cộng đồng còn có tư tưởng bảo thủ. Họ vẫn còn giữ quan điểm của chế độ Sài Gòn trước năm 1975.
Theo Tony, thế hệ trẻ phải vượt lên lối mòn ấy, phải có suy nghĩ ít gây hại hơn mà cụ thể, chính họ phải là nhịp cầu nối giữa những người Việt tại Mỹ với đất mẹ.”
Vào tháng 6/2005, nhóm của Tony Nguyễn cũng đã cực lực chống lại Nghị quyết SCR17 “Công Nhận Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ” của tiểu bang California, và cũng chống lại việc thành phố Garden Grove, Nam California thông qua nghị quyết cấm các cán bộ CSVN đến vùng Garden Grove.
Sau vụ chống này, các hoạt động của Tony Nguyễn tập trung vào việc cổ võ cho chủ trương hòa hợp hòa giải với CSVN, giúp đỡ các nạn nhân chất độc gia cam ở Việt Nam; đồng thời mạnh mẽ phê phán cộng đồng người Việt hải ngoại là cực đoan, chống cộng quá khích.
Để minh chứng cho điều này, từ giữa năm 2008, Tony Nguyễn đã tự nghiên cứu thực hiện một phim tài liệu liên quan đến cái chết của Dương Trọng Lâm, một thanh niên thân Hà Nội bị bắn chết tại San Francisco vào tháng 8/1981.
Phim lấy tên là “Enforcing the Silence”, mô tả về cái chết của một người thanh niên đã bị thành phần chống cộng cực đoan sát hại. Mặc dù lúc đó một tổ chức có tên là Diệt cộng hưng quốc đảng công khai nhận trách nhiệm về vụ này; nhưng Tony Nguyễn vẫn cáo buộc Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam đã ra tay sát thủ.
Phim nói trên hoàn tất và ra mắt vào giữa Năm 2011, theo như Tony Nguyễn là để đánh dấu 30 năm ngày Dương Trọng Lâm bị giết.
Mặc dù phim được tổ chức Veteran for Peace, một tổ chức thân Hà Nội và ủng hộ mạnh mẽ chiến dịch đòi Hoa Kỳ bồi thường nạn nhân vụ chất độc da cam, cổ võ nhưng không có hiệu quả.
Năm 2014, Tony Nguyễn gặp A.C. Thompson tại Oakland và theo lời kể của Thompson thì chính Tony Nguyễn là người đã thuyết phục thực hiện thiên phóng sự điều tra vụ 5 ký giả Việt Nam bị giết nhưng chính quyền Hoa Kỳ đã làm ngơ.
Nhóm làm phim có mục đích gì?
Qua cuộc phỏng vấn với tờ Los Angeles Times và Hanalei Somar khi ra mắt cuốn phim “Enforcing the Silence” năm 2011, Tony Nguyễn đã đưa ra những chủ điểm chính mà ta thấy xuất hiện y hệt trong phim “Terror in Little Saigon” như sau:
- Kết tội Mặt Trận đứng đằng sau 5 cái chết của ký giả người Việt tại Mỹ.
- Kết tội chính phủ Hoa Kỳ đứng sau lưng đồng lõa với Mặt Trận để che lấp tội ác.
- Đưa ra hình ảnh cực đoan, giết người bịt miệng, khủng bố của những tổ chức đấu tranh và tập thể cựu chiến sĩ VNCH.
Cả hai cuốn phim, dù với một số chi tiết khác nhau, nhưng đều cùng dựa trên một luận cứ, mục tiêu nhằm vẽ lên hình ảnh khủng bố của cộng đồng mà chính quyền Mỹ đã làm ngơ.
Mục tiêu của Tony Nguyễn là muốn vận động dư luận nhằm triệt hạ uy tín của tổ chức Mặt Trận và quan trọng hơn là bôi nhọ tập thể quân nhân QLVNCH là thành phần cực đoan, đang cản trở chủ trương hòa giải hòa hợp với chính quyền CSVN.
Nhìn như vậy, chúng ta thấy động lực chính của Tony Nguyễn là cho sống lại vụ án 5 ký giả bị giết để qua đó bôi bác hình ảnh cộng đồng người Việt thành cực đoan, quá khích. Có phải là để dọn đường cho sự xuất hiện của một lực lượng thân cộng mà chính Tony Nguyễn đang lãnh đạo qua Viet Unity?
Ai đứng sau Tony Nguyễn?
Phim Terror in Little Sai Gon chiếu trên hệ thống PBS toàn quốc vào lúc 10 giờ đêm (giờ phía Đông) ngày 3/11, tức 10 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4 tháng 11.
Nhưng tại Việt Nam, tờ Thanh Niên Online (tờ báo của Hội Liên Hiệp Thanh Niên CSVN) đã không chỉ đăng tin mà còn kèm theo một số nội dung, hình ảnh trong phim phóng sự này vào lúc 6 giờ sáng giờ Việt Nam ngày 4/11, tức 4 tiếng đồng hồ trước khi PBS chiếu chính thức.
Không những thế, ngay ngày 4/11 Thanh Niên Online còn cho biết là ProPublica, nơi A.C. Thompson làm việc, đã gửi E Mail yêu cầu Thanh Niên giúp loan tải thông điệp kêu gọi nhân chứng cung cấp thông tin các vụ ám sát nhà báo gốc Việt do nhóm K-9 thực hiện.
Thanh Niên Online đã đăng đường dẫn Youtube mà Thompson của ProPublica đã kêu gọi: “’Hãy giúp chúng tôi điều tra những vụ ám sát 5 nhà báo Mỹ gốc Việt’, và tìm câu trả lời cho nghi vấn: ‘Tại sao giới hữu trách Mỹ không giải quyết được việc này’.
Ai đã đưa phim và những kêu gọi giúp điều tra cho Thanh Niên Online?
Chắc chắn A.C. Thompson không thể làm được điều này. Người làm việc này không ai khác hơn là Tony Nguyễn. Nói cách khác, chính Tony Nguyễn là người đã dàn đựng để cho giới truyền thông CSVN nhập cuộc rất sớm, khai thác những tiêu cực quanh “Terror in Little Saigon” hầu tấn công chúng ta.
Chính Tony Nguyễn đã cho báo LA Times biết cuốn phim “Enforcing the Silence” đã nhận nguồn tài trợ từ Việt Nam (Nguyen said the film has received strong financial backing from people all over the U.S., Canada and Vietnam).
Sự kiện CSVN bỏ tiền mua ảnh hưởng ở Hoa Kỳ xuyên qua chuyến viếng thăm Hoa Kỳ vào tháng 8/2015 của Nguyễn Phú Trọng [qua bài viết “How Hanoi buys influence in Washington, D.C” của tác giả Greg Rushford – ngày 4-8-2015] cho thấy là càng lúc CSVN càng muốn lũng đoạn truyền thông Mỹ, để qua đó tác động những tiêu cực lên cộng đồng.
*
Terror
in Little Sai Gon không đơn thuần là phim phóng sự điều tra mà là phim
dựa vào 5 án mạng chưa tìm ra hung thủ để tiếp tục bôi nhọ Mặt Trận,
cộng đồng người Việt, và chính nghĩa đấu tranh của dân tộc.Ngọc Lan
===========
A.C. Thompson: Mọi bằng chứng đều chỉ về Mặt Trận
Friday, November 6, 2015
Bài liên quan
- Nguyễn Xuân Nghĩa: Chúng ta tiếp tục là nạn nhân của truyền thông Mỹ
- Hoàng Cơ Định: A.C. Thompson thiếu công tâm
Hà Giang/Người Việt
Câu kết khiến người con của nhà báo Nguyễn Ðạm Phong nhìn A.C. Thompson với cặp mắt long lanh biết ơn. Nhưng khẳng định của nhà làm phim khiến một số khán giả cảm thấy thất vọng, hụt hẫng.
Phóng viên A.C. Thompson trong một cảnh quay phim “Terror in Little Saigon.” (Hình: ProPublica)
Người xem phim kỳ vọng rằng A.C. Thompson sẽ trưng ra những bằng chứng cụ thể, rõ ràng và thuyết phục, để làm sáng tỏ nghi vấn Mặt Trận là tổ chức đã ra lệnh thủ tiêu một số nhà báo trong thập niên 1980s. Nhưng nhiều người cho rằng trong suốt gần 60 phút chăm chú theo dõi phim, họ không thấy A.C. Thompson đưa ra được chứng cớ nào rõ ràng và thuyết phục đủ, để ông có thể cả quyết rằng Mặt Trận là thủ phạm. Người khác cho rằng các nguồn tin giấu tên không đáng tin cậy. Nhiều người, muốn hiểu rõ hơn về kết luận của A.C. Thompson, đã tìm đọc kỹ tài liệu dài 72 trang, do chính A.C. soạn và cho đi kèm cuộn phim, để tìm chứng cớ rõ ràng và thuyết phục. Nhưng vẫn không thấy có chứng cớ nào đủ mạnh.
Người Việt phỏng vấn phóng viên A.C. Thompson để thảo luận về những nhận định của khán giả và hỏi rõ thêm về những chứng cứ dựa vào đó ông đi đến kết luận của mình.
Dưới đây là nguyên văn cuộc phỏng vấn.
***
Hà Giang (NV): Chào
ông A.C. Thompson, ông làm ký giả cho cơ quan ProPublica được bao lâu
rồi? Ông làm việc toàn thời gian với họ hay là một phóng viên độc lập?A.C. Thompson: Tôi làm việc với ProPublica toàn thời gian từ năm 2008. Và mỗi khi tôi làm phim cho ProPublica thì tôi làm luôn một tài liệu đi kèm cho Frontline.
NV: Vào thập niên 1980, khi những nhà báo người Mỹ gốc Việt bị ám sát, ông đang ở đâu, làm gì?
A.C. Thompson: Lúc ấy tôi là một cậu bé, còn đang học ở vườn trẻ (cười).
NV: Mọi việc xảy ra đã hơn 30 năm rồi, các hồ sơ điều tra cũng đóng lại hơn 15 năm rồi, nguyên do nào khiến ông có ý định làm cuốn phim Terror in Little Saigon trong thời điểm này.
A.C. Thompson: Cách đây mấy năm, tôi đang làm một loạt bài về việc một ký giả ở Oakland bị giết chết, tên của ký giả đó là Chauncey Bailey. Tôi gặp một nhà làm phim trẻ người Việt Nam tên là Tony Nguyễn. Anh ta nói với tôi rằng việc này (ký giả bị giết) xảy ra trong cộng đồng Việt Nam hoài, mà chẳng ai trong làng truyền thông Mỹ quan tâm. Ðiều này khiến tôi bắt đầu suy nghĩ đến việc điều tra về cái chết của những ký giả gốc Việt. Tony Nguyễn sau này cũng hợp tác với tôi trong phim “Terror in Little Saigon.” [Vào năm 2011, Tony Nguyễn đã làm cuốn phim có tên “Enforcing the Silence” nói về việc ký giả Dương Trọng Lâm, 27 tuổi, chủ bút tờ Cái Ðình Làng, bị bắn chết Tháng Bảy, 1981, tại San Francisco, California. Trong cuốn phim này, Tony Nguyễn cũng kết luận rằng Mặt Trận là thủ phạm giết chết Dương Trọng Lâm - NV]
NV: Vai trò của Tony Nguyễn trong phim Terror in Little Saigon là gì?
A.C. Thompson: Anh ta là một trong những nhà sản xuất phim này. [Trả lời phỏng vấn của nhật báo Người Việt sau đó, Tony Nguyễn xác định là anh cùng làm việc với A.C. Thompson từ những ngày đầu tiên, và đóng vai trò định hình cho cuốn phim - NV]
NV: Trước khi bắt tay vào việc làm phim Terror in Little Saigon, ông có hiểu gì về cuộc chiến Việt Nam, về người tị nạn Việt Nam và về cộng đồng người Mỹ gốc Việt không?
A.C. Thompson: Tôi không hiểu nhiều. Tôi có thân nhân đã phục vụ trong quân đội Mỹ trong cuộc chiến Việt Nam, và tôi biết về cuộc chiến và những người tị nạn, nhưng không biết nhiều. Tôi đã dành rất nhiều thời gian để tìm hiểu và nói chuyện với càng nhiều người càng tốt để hiểu về lịch sử đó.
NV: Ai là người tài trợ để làm cuốn phim này?
A.C. Thompson: Phim này do Frontline tài trợ, và Frontline thì được Corporation for Public Broadcasting (CPB) tài trợ một phần. Tiền của CPB do Quốc Hội Hoa Kỳ cấp.
NV: Ðể được làm phim, ông có phải thuyết phục cấp trên không? Việc thuyết phục có khó khăn không và phải kéo dài bao lâu?
A.C. Thompson: Tôi phải viết bài tường trình, viết email giải thích, trình bày những gì mình có thể làm và không thể làm. Các sếp của tôi ở ProPublica cũng tốn một thời gian khá lâu mới quyết định đây có phải là một dự án họ muốn theo đuổi hay không. Rồi bên Frontline cũng phải đi qua những tiến trình như thế. Nói chung là khá lâu, nhưng tôi không nhớ rõ là bao lâu. Việc này xảy ra cũng hơn hai năm rồi.
NV: Chủ đề chính của ông trong cuốn phim có phải là, lý do duy nhất mà cơ quan FBI sau bao nhiêu năm điều tra vẫn không thể tìm ra chứng cớ rõ ràng và thuyết phục, để xác định thủ phạm, là vì không ai chịu lên tiếng, phải không?
A.C. Thompson: Ðó chắc chắn là một chủ đề, những không phải là chủ đề duy nhất. Một trong những điều mà chúng tôi cố gắng vạch ra là FBI không tìm được người trong cuộc, hay gặp khó khăn phát triển những nguồn tin gần với, hay nằm trong, những sự kiện, có thể có đủ chi tiết để giúp họ đạt kết quả của cuộc điều tra.
NV: Một điều khác hình như ông cũng muốn ám chỉ là, chính phủ Hoa Kỳ, qua nhiều cơ quan khác nhau, như FBI, CIA, Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Pháp, biết rất rõ về hoạt động của Mặt Trận, nhưng hình như ngầm hỗ trợ họ, để yên cho họ gây quỹ để có tiền hoạt động trong chiến khu, phải không?
A.C. Thompson: Hoàn toàn đúng sự thật và không có gì tranh cãi về việc đó cả. Họ được sự hỗ trợ của mọi nơi trong chính phủ. Chúng tôi có một điện tín từ cấp cao của CIA gửi cho nhân viên của họ trong thập niên 1980 cho thấy họ biết rất rõ tổ chức của ông Hoàng Cơ Minh làm gì. Chúng tôi có những lá thư từ Quốc Hội Mỹ, từ Bộ Ngoại Giao, nói với người nhận rằng chúng tôi muốn quý vị hỗ trợ những người này. Chúng tôi có tài liệu cho thấy ông Hoàng Cơ Minh đã gặp gỡ giới chức ngoại giao Hoa Kỳ ở Bangkok. Chúng tôi có điện tín của Hội Ðồng An Ninh Quốc Gia cho thấy rõ những gì nhóm Hoàng Cơ Minh đang làm, và tôi muốn nói đến việc Mặt Trận muốn xâm nhập Việt Nam từ Thái Lan. Vì vậy, việc chính phủ Hoa Kỳ hồi đó hỗ trợ Mặt Trận không có gì là nghi vấn cả.
NV: Trở lại cuốn phim. Trong khi đội ngũ của FBI trong 15 năm điều tra không thể buộc tội ai vì thiếu chứng cớ, vậy thì ông có thể cho biết trong những điều ông đã khám phá ra trong thời gian hai năm điều tra, chứng cớ nào rõ ràng và thuyết phục nhất đã khiến ông có thể khẳng định rằng K9, một bộ phận của Mặt Trận, đã giết chết, ít nhất là ký giả Nguyễn Ðạm Phong?
A.C. Thompson: Có nhiều yếu tố. Tôi không thể nói một cách xác quyết (conclusively) rằng người nào đó chịu trách nhiệm cho tội ác đó. Tôi chỉ có thể nói là tất cả chứng cớ tôi tìm được đều chỉ về một hướng, chứ không trỏ đến một hướng khác. Và tôi đã xem hàng ngàn và hàng ngàn trang tài liệu của FBI, của cảnh sát, nói chuyện với các thân nhân, và đơn giản không thấy có một manh mối nào cho người nào khác ngoài Mặt Trận chịu trách nhiệm cho những tội ác đó. Con của ký giả Nguyễn Ðạm Phong cho biết ông đã nhận được đe dọa thường xuyên, và theo hiểu biết của chúng tôi, một số thành viên của Mặt Trận đã gặp ký giả Nguyễn Ðạm Phong, tìm cách cho tiền ông để đừng viết những bài chỉ trích họ nữa. Chúng tôi biết rằng họ đã gặp gỡ các thành viên của Mặt trận tại một nhà hàng ở đường Highland Street ở Houston, trước khi ông ta bị giết. Trong cuộc điều tra chúng tôi cũng gặp một người, vốn là thành viên cũ của Mặt Trận. Người này khẳng định là Mặt Trận chịu trách nhiệm cho việc giết hai ký giả đó, Dương Trọng Lâm và Nguyễn Ðạm Phong.
NV: Nhân chứng đó là ai? Tôi xem đi xem lại cuốn phim bốn lần mà không thấy. Tôi có bỏ sót chi tiết nào trong phim không?
A.C. Thompson: Không, người này là một người ẩn danh, và ẩn mặt. Người ấy không xuất hiện trên ống kính, và lúc đó, sau khi chúng tôi nói chuyện với người đó, chúng tôi tổng hợp tất cả những chứng cớ mình đã tìm thấy, những điều người khác nói, thì chúng tôi thấy là nhiều phần Mặt Trận là thủ phạm.
NV: Nếu đây là một nhân chứng ẩn mặt dấu tên, như vậy chúng ta không thể xác định thẩm quyền người ấy cũng như sự đáng tin cậy của họ, và dựa vào lời khai của người này, ông cảm thấy mạnh dạn hơn để đi đến kết luận, thì ông có
nghĩ là sự đáng tin cậy của cuốn phim bị giảm đi không?
A.C. Thompson: Vâng, chắc chắn là như vậy. Ðối với bất kỳ phóng viên nào, khi phải lấy tin của một người giấu mặt, giấu tên, thì đó không phải là tình huống lý tưởng. Chúng tôi chấp nhận sự hoài nghi của một số độc giả và khán giả. Ðó là bản chất của sự việc. Nhưng sự thật của vấn đề là, khi bạn đang tường trình câu chuyện về những người bị ám sát và bị khủng bố, thì rất ít người muốn liên lụy đến tội ác, hay dính líu vào để làm lụy đến bản thân. Ðó là lý do tại sao FBI đã gặp khó khăn. Vì thế trong trường hợp này, đối với chúng tôi, khi cân nhắc mọi điều, lời khai của người giấu tên được đánh giá cao.
NV: Câu hỏi cuối của tôi: Nhân chứng Nguyễn Xuân Nghĩa, khi tôi phỏng vấn ông ấy, khẳng định rằng mình không hề nói với ông [A.C. Thompson] rằng bản thân “đã tham gia một buổi họp của Mặt Trận, trong đó các thành viên thảo luận việc ám sát một biên tập viên của một nhật báo nổi tiếng ở Quận Cam.” Xin ông cho biết ý kiến về việc này?
A.C. Thompson: Thật là hay khi ông Nghĩa nói như thế. Chúng tôi nghĩ rằng ông Nghĩa là một người tốt, và là một người rất thông minh, chúng tôi rất thích nói chuyện với ông. Nhưng vấn đề là không chỉ riêng tôi, mà ba người khác, ông Joseph Sexton, ông Cliff Parker, và ông Richard Rowley, đều nghe thấy điều ông ấy nói. Và vì điều ông nói quá quan trọng, nên sau đó, chúng tôi bàn luận với nhau, rồi tôi gọi điện thoại ngay cho sếp của tôi. Ðiều này không phải chỉ một mình tôi nghe thấy.
NV: Lạ thật, ông Nguyễn Xuân Nghĩa nằng nặc nói rằng không hề nói câu đó. Ông khẳng định là không nói câu nào “off the record” cả.
A.C. Thompson: Chúng tôi không bao giờ nói [với ông Nghĩa - NV] là chúng tôi đang “off the record” [thảo luận không ghi xuống và sẽ không được tường trình - NV]. Chúng tôi không nói với ông ấy là chúng tôi sẽ không tường trình những gì ông ấy nói. Chúng tôi chỉ tháo cái microphone ra, tắt đèn của máy ảnh, và rồi câu nói đó bật ra từ ông Nghĩa.
NV: Ông có ghi notes trên giấy không?
A.C. Thompson: Vâng, tôi ghi notes, và tôi nhớ rất rõ vì ngay sau đó chúng tôi thảo luận và gọi điện thoại nói chuyện với cấp trên của tôi, như tôi đã nói lúc nãy. [Ngày hôm sau, cả ba đồng nghiệp của A.C. Thompson, gồm Joseph Sexton, Cliff Parker, và Richard Rowley, đều gửi email cho Người Việt, xác định là ông Nguyễn Xuân Nghĩa có nói với họ như thế. - NV].
NV: Ông còn điều gì muốn trình bày?
A.C. Thompson: Vâng, tôi muốn nhật báo Người Việt chuyển lời xin lỗi của tôi. Tôi thật tình không muốn làm buồn lòng cộng đồng người Việt, không muốn vẽ lên một hình ảnh xấu cho cộng đồng người Việt. Chỉ là chúng tôi rất nóng lòng trong việc tìm công lý cho những ký giả gốc Việt, mà chúng tôi xem là đồng nghiệp, bị giết. Làm việc cùng với chúng tôi còn có những phóng viên người Việt khác, chăm chú đọc scripts, biên tập phim, không phải chỉ có đám phóng viên người Mỹ chúng tôi mà thôi.
NV: Cảm ơn ông.
(Người Việt)
=================
AC Thompson trả lời các vấn đề qua phim 'Terror in Little Saigon'
Nhà báo A.C. Thompson, tác giả phóng sự điều tra, đã lật lại hồ sơ vụ án về những cái chết của các ký giả Dương Trọng Lâm, chủ bút Cái Đình Làng, bị bắn chết tại San Francisco, California, năm 1981; ông Nguyễn Đạm Phong, sáng lập tờ Tự Do, bị ám sát tại nhà riêng ở Houston, Texas, năm 1982; ông Phạm Văn Tập, biên tập tờ Mai, chết trong vụ hỏa hoạn tại văn phòng năm 1987; Đỗ Trọng Nhân, biên tập viên tờ Văn nghệ Tiền phong, bị bắn chết trong xe tại Fairfax, Virginia; ông Lê Triết, bình luận viên của tờ Văn nghệ Tiền phong, bị bắn chết trong xe cùng với vợ năm 1990.
========
AC Thompson nói "Làm việc cùng với chúng tôi còn có những phóng viên người Việt khác, chăm chú đọc scripts, biên tập phim" vậy nhóm người Việt đó là những ai, có phải là Tony Nguyễn hay là ai, làm nghề gì, và ăn lương của "ai" ? Nếu quả thật là nguồn "thu nhập" của Tony Nguyễn đến từ bọn VC nằm vùng ở hải ngoại thì có lẽ ngày Tony có vé một chiều về VN xây dựng "xã hội chủ nghĩa cs vinh quang" của Tony không còn xa lắm đâu !
Nếu A.C. Thompson là người tôn trọng sự thật và yêu mến cộng đồng người Việt ở Little Saigon nhiều như anh ta tự nhận với LS Duyên ở cuối đoạn phim, hãy mời anh ta về VN để làm phóng sự về những hành động khủng bố rất đáng nguyền rủa đang diễn ra công khai tại VN, và mời Tony Nguyễn xem những clips quay cảnh người dân VN chịu đựng khủng bố hàng ngày dưới sự bảo trợ của côn an VN xem họ nghĩ sao?
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=36663
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét