Tướng 3 sao
Những ảo tưởng về TPP hay “thực tại là một con chó đẻ”
Quan điểm trái ngược của tôi là bộ mặt Trung Đông đã hình thành qua cả ngàn năm lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục… nó sẽ không thể thay đổi trong vài năm chỉ vì Mỹ và ông Bush có ước muốn như vậy. Dù lý tưởng và triết thuyết có hay đẹp đến đâu, thực tại luôn là một “son of a bitch” (con chó đẻ). Tôi kết luận là sau 2 nhiệm kỳ (nếu ông Bush tái cử) , Iraq sẽ không khác gì ngày nay, a messy nation under some form of dictatorial regime (một quốc gia hỗn loạn dưới một hình thức độc tài nào đó). Riêng Trung Đông, it’s the same old story (thành ngữ VN là –vũ như
cẩn).
Lúc đó, căn nhà ở Hồng Kông của tôi có trưng bày một lộc bình thời Khang Hy rất quý. Tôi không sưu tầm đồ cổ, nhưng mua được với giá quá hời từ một công ty nhà nước nhỏ ở Xian (Tây An). Ông đại gia Mỹ thèm thuồng đòi mua lại, thuê cả người định giá là khoảng 30 ngàn đô la, nhưng tôi không bán. Sẵn đó, ông cược với tôi là nếu nhận xét của ông đúng, khi Iraq và Trung Đông đã ngoan ngoãn trong vòng tay Mỹ, thì 6 năm nữa, ông sẽ làm chủ chiếc lộc bình này. Nếu ông sai, ông sẽ ghé Hồng Kong và trả tôi 30 ngàn tiền thua cuộc. Tôi đồng ý, nhưng năm sau, vợ tôi bán chiếc lộc bình khi trang trí lại nhà cửa (không biết sau này ông TBT Trọng có là chủ nhân?). Tôi thấp thỏm cả mấy năm trời, nghĩ là phải mất 30 ngàn nếu thua cược. May mắn sao, trước khi TT Bush hết nhiệm kỳ hai, ông đại gia Mỹ ghé Hồng Kong, tìm tôi và trả tôi chi phiếu 30 ngàn đô la như một gentleman.
TPP và cao trào của hy vọng
Vừa rồi, khi đài truyền hình Saigon TV ở California phỏng vấn tôi về TPP, tôi tranh luận với ông bạn cũ Lương Đức Hợp, là TPP sẽ chẳng thay đổi gì bộ mặt chính trị và xã hội của Việt Nam chút nào trong thập niên tới. Về kinh tế vĩ mô thì TPP có thể ảnh hưởng nhưng không nhiều; riêng lợi và hại cho Việt Nam cũng chưa chắc đã cân xứng như những lời xưng tụng.
Trước khi tôi trình bày quan điểm, anh Hợp cho rằng TPP, theo pháp lý, sẽ bắt Việt Nam phải thay đổi cơ chế theo thị trường, quyền điều hành công đoàn sẽ tự do hơn, nhân quyền được tôn trọng, bản quyền trí tuệ được bảo vệ và quyền lợi của doanh nghiệp tư nhân sẽ do pháp trị định đoạt. Khi vào TPP, Việt Nam sẽ được công nhận chính thức là một thành viên mới của nền kinh tế liên thông, sẽ gia tăng xuất khẩu, cùng thu nhập của người dân và quan trọng nhất, là Việt Nam sẽ đứng về phía Mỹ để thoát Trung.
Tôi nhắc lại, thực tại là son of a bitch. Về pháp lý và cơ chế “hành” chính, Việt Nam có một hiến pháp vừa hoàn thiện, một bộ luật dầy đặc những khôn ngoan của mọi triết thuyết, và một bộ máy gồm toàn các tiến sĩ, giáo sư, học giả…với đủ loại bằng cấp đen trắng đỏ vàng. Nhưng mọi tầng lớp của xã hội, từ người làm ra luật, thi hành luật, hay “chịu đựng”
luật… đều giống nhau ở chỗ “nobody give a shit” (không ai quan tâm). Xui bị công an kêu lại thì lo mà móc túi nộp mãi lộ. Không mấy ai mất thì giờ (hay mất mạng) để tranh cãi trừ khi mắc bệnh tâm thần (kiểu VN).
Ảo tưởng muôn đời của lý tưởng Âu Mỹ
Mọi điều phân tích khác của anh Hợp rất tương tự với lý luận mà Nixon và Kissinger đã “bán” cho dân Mỹ 43 năm trước, khi ôm hôn Mao và “mở cửa” Trung Quốc. Hai ông chính trị gia cho rằng nếu giúp cho Trung Quốc giàu có thịnh vượng hơn, chính quyền Cộng sản sẽ “tự diễn biến” và trở nên dân chủ, tự do, nhân đạo, hòa bình… hơn. Sau đó, tiền ào ạt đổ vào Trung Quốc, vô sản biến thành “tư bản đỏ” nhưng các vị tư bản COCC này lại rất khác biệt với những hình tượng về tư bản mà Mỹ mong ước. XHCN theo sắc màu Trung Quốc hay Thiên An Môn là một miếng xương hóc búa khó nhai cho Mỹ và những đồng minh.
Lợi và hại của TPP trên nền kinh tế Việt
Ngoài cái ảo tưởng phổ thông nói trên, hiệp định TPP còn chất chứa nhiều ảo tưởng khác. Nhưng trước khi bàn sâu về ảo tưởng, cho tôi định vị lại những “lợi” và “hại” của TPP với nền kinh tế Việt Nam.
Những cái lợi thì các mạng truyền thông và chuyên gia của chính phủ đã “ca cảnh” quá nhiều:
– Mở rộng thị trường xuất khẩu qua nhiều quốc gia thành viên, tạo hiệu ứng tăng trưởng mạnh mẽ cho GDP và thu nhập cá nhân (dựa trên GDP);
– Lượng FDI và FII (đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài) sẽ gia tăng vì theo TPP, hàng rào thuế quan, bản quyền trí tuệ và thao túng tỷ giá… sẽ giảm thiểu tối đa. Ngoài ra, khi đầu tư nhà máy vào Việt Nam, những dự án FDI từ Trung Quốc hay Hàn Quốc sẽ hưởng lợi từ thị trường của các quốc gia thành viên. Cũng trong khung cảnh tích cực đó, kiều hối (một thành tố vô cùng quan trọng cho ngân sách) sẽ tát nước theo mưa.
– Khi kinh tế phát triển và hội nhập sâu, nhu cầu lao động sẽ lên cao hơn và cấp chuyên viên sẽ hăng hái trau luyện kỹ năng thêm để tăng thu nhập.
– Với chuẩn mực mới về cạnh tranh quốc tế, có thể sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt sẽ được cải thiện về chất lượng, công nghệ và thương hiệu.
Những cái lợi trên cũng đi kèm với vài thực tế hơi chua chát và những cái hại mà TPP sẽ gây ra cho nền kinh tế:
– Hiện nay, 72% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam là từ các doanh nghiệp FDI. Tôi không tìm ra dữ liệu là phần chia lại cho lao động và thuế lợi tức của Việt Nam được bao nhiêu phần trăm? Tôi đoán là dưới 5% vì giá nhân công quá rẻ, gia công những phân khúc sản xuất nhỏ là chính, rồi chánh phủ lại miễn trừ nhiều loại thuế với giá khuyến mãi cho đất đai hạ tầng. Như tình trạng đã xảy ra cho Trung Quốc, khi những điều kiện kiếm tiền của nhà đầu tư ngoại kém đi (giá nhân công, thuế, luật, giá đất…lên cao), họ sẽ đi tìm những nơi chốn khác.
– Kỹ năng chuyên viên và chất lượng sản phẩm có tăng nhưng sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa rất yếu. Như một cậu học trò mẫu giáo được khuyến khích để bắt kịp các bạn đã vào đại học. Việc khả thi sẽ là một vấn nạn về khoảng cách kiến thức, tư duy và thời gian.
– Với TPP, chúng ta không kiếm được nhiều ở các thị trường Âu- Mỹ- Nhật, nhưng thị trường nội địa phải được rộng mở để hàng ngoại tự do xâm nhập. Khi sản phẩm Việt bị giá rẻ của hàng Trung Quốc, Thái Lan cạnh tranh từ phía thấp, còn lại bị đè bẹp bởi chất lượng của hàng Âu, Mỹ, Nhật… ở phía trên; thì lợi thế cạnh tranh càng ngày càng thu hẹp cho mọi doanh nghiệp Việt.
– Đáng quan tâm nhất là lĩnh vực nông nghiệp: lúng túng với bộ máy “hành” chính nông thôn, phí thuế ngất ngưởng cao rồi lối canh tác cổ truyền manh mún, nông dân Việt sẽ chịu gánh nặng khủng của TPP.
– Trong khi đó, với dòng tiền mới từ FDI và kiều hối, quyền lợi và quyền lực của nhóm nhỏ siêu giàu sẽ gia tăng mạnh mẽ. Các phe nhóm không những kiểm soát mọi hoạt động huyết mạch như tài chánh ngân hàng chứng khoán; mà còn tạo ra các chính sách hỗ trợ đắc lực cho những dự án BDS, xây dựng hạ tầng, khai thác khoáng sản… của phe nhóm.
Chuyện nhân quyền
Giữa lợi và hại, tùy vị thế chánh trị và xã hội, TPP sẽ khiến vấn đề “nhân quyền” trở nên ít cấp bách hơn vì người Việt chỉ cần chút cải thiện về mức sống vật chất là đã thỏa mãn và chấp nhận mọi bất cập từ chính phủ. Chúng ta thấy rõ là sau khi “đổi mới”, cho đến nay, môi trường sinh hoạt của Việt Nam còn xuống cấp, tệ hơn cả Lào, Kampuchia (chưa cần so sánh với Singapore hay Hàn Quốc); nhưng phần lớn người Việt, kể cả các giới trẻ, đã happy ăn nhậu, cà phê, mê chuyện siêu sao, đá bóng… mà không quan tâm đến chính trị hay văn hóa. Mặc cho nước ngập mỗi ngày mưa tại Hà Nội và Saigon, hay ô nhiễm thực phẩm, không khí, hay kinh tế bị Trung Quốc đô hộ; dân Việt vẫn được tiếng là “hạnh phúc và lạc quan” nhất nhì thế giới. Khi người dân địa phương không “care” thì mọi hoạt động về nhân quyền của các hội đoàn trong hay ngoài nước sẽ èo uột hơn. Các chính phủ
Âu, Mỹ… cũng sẽ thờ ơ với vấn nạn này, không cần phải đánh võ mồm để làm vui lòng nhóm cử tri gốc Việt.
Ảo tưởng của hai bên
Cùng với một thực tại khá chua chát, TPP là xúc tác cho vài ảo tưởng khác của nhiều thành phần.
Ngoài ảo tưởng về dân chủ tự do như đã nói bên trên, chính phủ Mỹ luôn mơ về một Việt Nam mạnh mẽ, liên minh với các đồng minh tư bản để chặn tham vọng bá chủ của Trung Quốc trong khu vực. TT Obama còn gắng hoàn thành việc “xoay trục về châu Á” và TPP như một di sản lịch sử vào cuối nhiệm kỳ. Cái giá phải trả cho ảo tưởng này thực ra không to lớn lắm so với kích cỡ của kinh tế Mỹ, nhưng thất vọng là thất vọng. Quan hệ giữa chính phủ và đảng CS của Việt Nam và Trung Quốc sâu xa hơn cả 16 chữ vàng. Thực ra nó là “lá chắn” của cả 2 đảng trước “diễn biến hòa bình”, đồng nghĩa với sự sinh tồn và quyền lực của vài chục triệu đảng viên tại 2 nước.
Trong khi đó, nhiều quan chức và chuyên gia Việt Nam lại ảo tưởng quá nhiều về “con bài” Mỹ trong bàn cờ mà họ cho là khôn ngoan, thủ đoạn của họ. Họ tin rằng chỉ việc để cho tư bản Mỹ vô làm ăn; rồi chém gió vô tội vạ về nhân quyền, tôn giáo, công đoàn… là chính phủ Mỹ sẽ mở rộng hầu bao (và biên giới) để các quan chức kiếm tiền và giấu tiền. Thêm vào đó, nếu đàn anh Trung Quốc có ức hiếp bóc lột nhiều quá, như chiếm đất chiếm biển… thì quân đội Mỹ sẽ mạnh tay can thiệp. Chính phủ Mỹ dù đôi khi giả vờ ngây thơ, nhưng khối điều nghiên chính trị, kinh tế của họ luôn nhậy bén. Họ biết tính ra từng con số (tiền hay sinh mạng) để thẩm định giá phải trả. Không cân xứng là không thực hiện, mặc cho những sáo ngữ “đối tác toàn diện” hay “toàn bịp”.
* * *
TPP không phải là hiệp ước thương mại tự do (free trade agreement –FTA) duy nhất của Việt Nam. Trong 2 năm qua, Việt Nam đã ký 8 FTA với ASEAN, ASEAN + , Hàn Quốc, Chile, Liên Minh Nga- Kazakistan- Belarus… Kết quả của các FTA này không gì là ấn tượng, vì ngoài những doanh nghiệp FDI, công ty nội địa Việt chưa đủ sản phẩm và dịch vụ chất lượng, giá cao để xâm nhập những thị trường này. Mức sống người dân không có cải thiện gì đáng kể. Nghịch lý và mâu thuẫn còn trùng điệp trong xã hội và cơ chế. Chỉ có những quan chức và đại gia là có thêm những phần bánh ngon ngọt.
Bây giờ, nếu được gia nhập TPP, miếng bánh này có thể lớn gấp nhiều lần các FTA hiện tại. Và may mắn thì người dân sẽ có chút mảnh vụn tung tóe đâu đó. Các lãnh đạo 2 chánh phủ Việt, Mỹ sẽ hồ hởi khen tặng nhau vì dù sao, TPP cũng là một cột mốc lịch sử như… hiệp định Geneva, hiệp định Paris, hay WTO hay hiệp ước song phương Việt- Mỹ.
Nhưng với khách quan của người ngoài cuộc, thì TPP là khi kẻ cắp gặp bà già.
ALAN PHAN (nguồn: góc nhìn Alan)
Khoảng 2002, trong cuộc tranh cãi với một đại gia Mỹ, hai chúng tôi đánh cược vào một tình thế chính trị đang “hot” lúc bấy giờ. Khủng bố Hồi giáo đã đánh sập tòa nhà World Trade Center ở New York năm ngoái, dân Mỹ sôi sục với an ninh quốc gia, và TT G. W. Bush đang chuẩn bị đổ quân vào Iraq, lấy lý do tiện lợi là Hussein có thể đe dọa Mỹ và thế giới với “weapons of massive destruction” (WMD, vũ khí có sức tàn phá diện rộng). Ông bạn đại gia Mỹ hồ hởi tin rằng cuộc chiến mới sẽ thay đổi bộ mặt chính trị và xã hội của Trung Đông, đặc biệt là kinh tế dầu khí… Là siêu cường duy nhất còn lại, khi Mỹ kiểm soát nguồn năng lượng quan trọng này, thế giới sẽ có Pax Americana (thời đại thanh bình kiểu Mỹ)….
Chua chát, cay đắng. Ngược với cảm xúc hồ hởi lạc quan đang ngập tràn. Một góc nhìn khác của chuyên gia, tiến sĩ Alan Phan về Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TPP.
Quan điểm trái ngược của tôi là bộ mặt Trung Đông đã hình thành qua cả ngàn năm lịch sử, văn hóa, chính trị, xã hội, giáo dục… nó sẽ không thể thay đổi trong vài năm chỉ vì Mỹ và ông Bush có ước muốn như vậy. Dù lý tưởng và triết thuyết có hay đẹp đến đâu, thực tại luôn là một “son of a bitch” (con chó đẻ). Tôi kết luận là sau 2 nhiệm kỳ (nếu ông Bush tái cử) , Iraq sẽ không khác gì ngày nay, a messy nation under some form of dictatorial regime (một quốc gia hỗn loạn dưới một hình thức độc tài nào đó). Riêng Trung Đông, it’s the same old story (thành ngữ VN là –vũ như
cẩn).
Lúc đó, căn nhà ở Hồng Kông của tôi có trưng bày một lộc bình thời Khang Hy rất quý. Tôi không sưu tầm đồ cổ, nhưng mua được với giá quá hời từ một công ty nhà nước nhỏ ở Xian (Tây An). Ông đại gia Mỹ thèm thuồng đòi mua lại, thuê cả người định giá là khoảng 30 ngàn đô la, nhưng tôi không bán. Sẵn đó, ông cược với tôi là nếu nhận xét của ông đúng, khi Iraq và Trung Đông đã ngoan ngoãn trong vòng tay Mỹ, thì 6 năm nữa, ông sẽ làm chủ chiếc lộc bình này. Nếu ông sai, ông sẽ ghé Hồng Kong và trả tôi 30 ngàn tiền thua cuộc. Tôi đồng ý, nhưng năm sau, vợ tôi bán chiếc lộc bình khi trang trí lại nhà cửa (không biết sau này ông TBT Trọng có là chủ nhân?). Tôi thấp thỏm cả mấy năm trời, nghĩ là phải mất 30 ngàn nếu thua cược. May mắn sao, trước khi TT Bush hết nhiệm kỳ hai, ông đại gia Mỹ ghé Hồng Kong, tìm tôi và trả tôi chi phiếu 30 ngàn đô la như một gentleman.
TPP và cao trào của hy vọng
Vừa rồi, khi đài truyền hình Saigon TV ở California phỏng vấn tôi về TPP, tôi tranh luận với ông bạn cũ Lương Đức Hợp, là TPP sẽ chẳng thay đổi gì bộ mặt chính trị và xã hội của Việt Nam chút nào trong thập niên tới. Về kinh tế vĩ mô thì TPP có thể ảnh hưởng nhưng không nhiều; riêng lợi và hại cho Việt Nam cũng chưa chắc đã cân xứng như những lời xưng tụng.
Trước khi tôi trình bày quan điểm, anh Hợp cho rằng TPP, theo pháp lý, sẽ bắt Việt Nam phải thay đổi cơ chế theo thị trường, quyền điều hành công đoàn sẽ tự do hơn, nhân quyền được tôn trọng, bản quyền trí tuệ được bảo vệ và quyền lợi của doanh nghiệp tư nhân sẽ do pháp trị định đoạt. Khi vào TPP, Việt Nam sẽ được công nhận chính thức là một thành viên mới của nền kinh tế liên thông, sẽ gia tăng xuất khẩu, cùng thu nhập của người dân và quan trọng nhất, là Việt Nam sẽ đứng về phía Mỹ để thoát Trung.
Tôi nhắc lại, thực tại là son of a bitch. Về pháp lý và cơ chế “hành” chính, Việt Nam có một hiến pháp vừa hoàn thiện, một bộ luật dầy đặc những khôn ngoan của mọi triết thuyết, và một bộ máy gồm toàn các tiến sĩ, giáo sư, học giả…với đủ loại bằng cấp đen trắng đỏ vàng. Nhưng mọi tầng lớp của xã hội, từ người làm ra luật, thi hành luật, hay “chịu đựng”
luật… đều giống nhau ở chỗ “nobody give a shit” (không ai quan tâm). Xui bị công an kêu lại thì lo mà móc túi nộp mãi lộ. Không mấy ai mất thì giờ (hay mất mạng) để tranh cãi trừ khi mắc bệnh tâm thần (kiểu VN).
Ảo tưởng muôn đời của lý tưởng Âu Mỹ
Mọi điều phân tích khác của anh Hợp rất tương tự với lý luận mà Nixon và Kissinger đã “bán” cho dân Mỹ 43 năm trước, khi ôm hôn Mao và “mở cửa” Trung Quốc. Hai ông chính trị gia cho rằng nếu giúp cho Trung Quốc giàu có thịnh vượng hơn, chính quyền Cộng sản sẽ “tự diễn biến” và trở nên dân chủ, tự do, nhân đạo, hòa bình… hơn. Sau đó, tiền ào ạt đổ vào Trung Quốc, vô sản biến thành “tư bản đỏ” nhưng các vị tư bản COCC này lại rất khác biệt với những hình tượng về tư bản mà Mỹ mong ước. XHCN theo sắc màu Trung Quốc hay Thiên An Môn là một miếng xương hóc búa khó nhai cho Mỹ và những đồng minh.
Lợi và hại của TPP trên nền kinh tế Việt
Ngoài cái ảo tưởng phổ thông nói trên, hiệp định TPP còn chất chứa nhiều ảo tưởng khác. Nhưng trước khi bàn sâu về ảo tưởng, cho tôi định vị lại những “lợi” và “hại” của TPP với nền kinh tế Việt Nam.
Những cái lợi thì các mạng truyền thông và chuyên gia của chính phủ đã “ca cảnh” quá nhiều:
– Mở rộng thị trường xuất khẩu qua nhiều quốc gia thành viên, tạo hiệu ứng tăng trưởng mạnh mẽ cho GDP và thu nhập cá nhân (dựa trên GDP);
– Lượng FDI và FII (đầu tư trực tiếp và gián tiếp của nước ngoài) sẽ gia tăng vì theo TPP, hàng rào thuế quan, bản quyền trí tuệ và thao túng tỷ giá… sẽ giảm thiểu tối đa. Ngoài ra, khi đầu tư nhà máy vào Việt Nam, những dự án FDI từ Trung Quốc hay Hàn Quốc sẽ hưởng lợi từ thị trường của các quốc gia thành viên. Cũng trong khung cảnh tích cực đó, kiều hối (một thành tố vô cùng quan trọng cho ngân sách) sẽ tát nước theo mưa.
– Khi kinh tế phát triển và hội nhập sâu, nhu cầu lao động sẽ lên cao hơn và cấp chuyên viên sẽ hăng hái trau luyện kỹ năng thêm để tăng thu nhập.
– Với chuẩn mực mới về cạnh tranh quốc tế, có thể sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp Việt sẽ được cải thiện về chất lượng, công nghệ và thương hiệu.
Những cái lợi trên cũng đi kèm với vài thực tế hơi chua chát và những cái hại mà TPP sẽ gây ra cho nền kinh tế:
– Hiện nay, 72% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam là từ các doanh nghiệp FDI. Tôi không tìm ra dữ liệu là phần chia lại cho lao động và thuế lợi tức của Việt Nam được bao nhiêu phần trăm? Tôi đoán là dưới 5% vì giá nhân công quá rẻ, gia công những phân khúc sản xuất nhỏ là chính, rồi chánh phủ lại miễn trừ nhiều loại thuế với giá khuyến mãi cho đất đai hạ tầng. Như tình trạng đã xảy ra cho Trung Quốc, khi những điều kiện kiếm tiền của nhà đầu tư ngoại kém đi (giá nhân công, thuế, luật, giá đất…lên cao), họ sẽ đi tìm những nơi chốn khác.
– Kỹ năng chuyên viên và chất lượng sản phẩm có tăng nhưng sức cạnh tranh của doanh nghiệp nội địa rất yếu. Như một cậu học trò mẫu giáo được khuyến khích để bắt kịp các bạn đã vào đại học. Việc khả thi sẽ là một vấn nạn về khoảng cách kiến thức, tư duy và thời gian.
– Với TPP, chúng ta không kiếm được nhiều ở các thị trường Âu- Mỹ- Nhật, nhưng thị trường nội địa phải được rộng mở để hàng ngoại tự do xâm nhập. Khi sản phẩm Việt bị giá rẻ của hàng Trung Quốc, Thái Lan cạnh tranh từ phía thấp, còn lại bị đè bẹp bởi chất lượng của hàng Âu, Mỹ, Nhật… ở phía trên; thì lợi thế cạnh tranh càng ngày càng thu hẹp cho mọi doanh nghiệp Việt.
– Đáng quan tâm nhất là lĩnh vực nông nghiệp: lúng túng với bộ máy “hành” chính nông thôn, phí thuế ngất ngưởng cao rồi lối canh tác cổ truyền manh mún, nông dân Việt sẽ chịu gánh nặng khủng của TPP.
– Trong khi đó, với dòng tiền mới từ FDI và kiều hối, quyền lợi và quyền lực của nhóm nhỏ siêu giàu sẽ gia tăng mạnh mẽ. Các phe nhóm không những kiểm soát mọi hoạt động huyết mạch như tài chánh ngân hàng chứng khoán; mà còn tạo ra các chính sách hỗ trợ đắc lực cho những dự án BDS, xây dựng hạ tầng, khai thác khoáng sản… của phe nhóm.
Chuyện nhân quyền
Giữa lợi và hại, tùy vị thế chánh trị và xã hội, TPP sẽ khiến vấn đề “nhân quyền” trở nên ít cấp bách hơn vì người Việt chỉ cần chút cải thiện về mức sống vật chất là đã thỏa mãn và chấp nhận mọi bất cập từ chính phủ. Chúng ta thấy rõ là sau khi “đổi mới”, cho đến nay, môi trường sinh hoạt của Việt Nam còn xuống cấp, tệ hơn cả Lào, Kampuchia (chưa cần so sánh với Singapore hay Hàn Quốc); nhưng phần lớn người Việt, kể cả các giới trẻ, đã happy ăn nhậu, cà phê, mê chuyện siêu sao, đá bóng… mà không quan tâm đến chính trị hay văn hóa. Mặc cho nước ngập mỗi ngày mưa tại Hà Nội và Saigon, hay ô nhiễm thực phẩm, không khí, hay kinh tế bị Trung Quốc đô hộ; dân Việt vẫn được tiếng là “hạnh phúc và lạc quan” nhất nhì thế giới. Khi người dân địa phương không “care” thì mọi hoạt động về nhân quyền của các hội đoàn trong hay ngoài nước sẽ èo uột hơn. Các chính phủ
Âu, Mỹ… cũng sẽ thờ ơ với vấn nạn này, không cần phải đánh võ mồm để làm vui lòng nhóm cử tri gốc Việt.
Ảo tưởng của hai bên
Cùng với một thực tại khá chua chát, TPP là xúc tác cho vài ảo tưởng khác của nhiều thành phần.
Ngoài ảo tưởng về dân chủ tự do như đã nói bên trên, chính phủ Mỹ luôn mơ về một Việt Nam mạnh mẽ, liên minh với các đồng minh tư bản để chặn tham vọng bá chủ của Trung Quốc trong khu vực. TT Obama còn gắng hoàn thành việc “xoay trục về châu Á” và TPP như một di sản lịch sử vào cuối nhiệm kỳ. Cái giá phải trả cho ảo tưởng này thực ra không to lớn lắm so với kích cỡ của kinh tế Mỹ, nhưng thất vọng là thất vọng. Quan hệ giữa chính phủ và đảng CS của Việt Nam và Trung Quốc sâu xa hơn cả 16 chữ vàng. Thực ra nó là “lá chắn” của cả 2 đảng trước “diễn biến hòa bình”, đồng nghĩa với sự sinh tồn và quyền lực của vài chục triệu đảng viên tại 2 nước.
Trong khi đó, nhiều quan chức và chuyên gia Việt Nam lại ảo tưởng quá nhiều về “con bài” Mỹ trong bàn cờ mà họ cho là khôn ngoan, thủ đoạn của họ. Họ tin rằng chỉ việc để cho tư bản Mỹ vô làm ăn; rồi chém gió vô tội vạ về nhân quyền, tôn giáo, công đoàn… là chính phủ Mỹ sẽ mở rộng hầu bao (và biên giới) để các quan chức kiếm tiền và giấu tiền. Thêm vào đó, nếu đàn anh Trung Quốc có ức hiếp bóc lột nhiều quá, như chiếm đất chiếm biển… thì quân đội Mỹ sẽ mạnh tay can thiệp. Chính phủ Mỹ dù đôi khi giả vờ ngây thơ, nhưng khối điều nghiên chính trị, kinh tế của họ luôn nhậy bén. Họ biết tính ra từng con số (tiền hay sinh mạng) để thẩm định giá phải trả. Không cân xứng là không thực hiện, mặc cho những sáo ngữ “đối tác toàn diện” hay “toàn bịp”.
* * *
TPP không phải là hiệp ước thương mại tự do (free trade agreement –FTA) duy nhất của Việt Nam. Trong 2 năm qua, Việt Nam đã ký 8 FTA với ASEAN, ASEAN + , Hàn Quốc, Chile, Liên Minh Nga- Kazakistan- Belarus… Kết quả của các FTA này không gì là ấn tượng, vì ngoài những doanh nghiệp FDI, công ty nội địa Việt chưa đủ sản phẩm và dịch vụ chất lượng, giá cao để xâm nhập những thị trường này. Mức sống người dân không có cải thiện gì đáng kể. Nghịch lý và mâu thuẫn còn trùng điệp trong xã hội và cơ chế. Chỉ có những quan chức và đại gia là có thêm những phần bánh ngon ngọt.
Bây giờ, nếu được gia nhập TPP, miếng bánh này có thể lớn gấp nhiều lần các FTA hiện tại. Và may mắn thì người dân sẽ có chút mảnh vụn tung tóe đâu đó. Các lãnh đạo 2 chánh phủ Việt, Mỹ sẽ hồ hởi khen tặng nhau vì dù sao, TPP cũng là một cột mốc lịch sử như… hiệp định Geneva, hiệp định Paris, hay WTO hay hiệp ước song phương Việt- Mỹ.
Nhưng với khách quan của người ngoài cuộc, thì TPP là khi kẻ cắp gặp bà già.
ALAN PHAN (nguồn: góc nhìn Alan)
CHỚ VỘI LẠC QUAN VỀ HIỆP ĐỊNH TPP
Nguyễn Quang Duy Nếu Việt Nam không thay đổi thể chế để có những cải cách toàn diện và sâu rộng, thì gia nhập TPP Việt Nam cũng chỉ hưởng lợi theo cách người làm công hưởng lợi từ các ông chủ Mỹ, Nhật trả cho. Luật chơi mới Ngày 5-10-2015, Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác đã kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Hiệp định sẽ xóa bỏ các loại thuế và rào cản đối với hàng hóa, dịch vụ xuất nhập cảng giữa 12 quốc gia thành viên, tạo ra một thị trường với những tiêu chuẩn chung về tài chính, đầu tư, dịch vụ, thuế má, thủ tục hành chính, thông tin, sở hữu trí tuệ quyền lao động, phẩm chất hàng hóa, an toàn thực phẩm, thuốc men, quyền người tiêu dùng… Các thỏa thuận sẽ được đưa ra Quốc hội mỗi nước thảo luận thông qua hay phủ quyết. Khi đã gia nhập TPP, các quốc gia thành viên phải thay đổi luật pháp cho thích hợp và sẽ không được đề ra các chính sách mới đi ngược với luật chơi chung TPP. Mười hai quốc gia ký thỏa thuận TPP chiếm 40% tổng GDP toàn cầu. Đại Hàn, Colombia, Costa Rica, Nam Dương, Đài Loan, Thái Lan, cũng đã bày tỏ ý định tham gia. Việc thương thảo bắt đầu từ 2005 do bốn nước Tân Tây Lan, Tân Gia Ba, Chí Lợi, và Brunei khởi xướng, Hoa Kỳ chỉ tham gia vào giữa năm 2009 nhưng đã nhanh chóng trở thành quốc gia dẫn đầu và TPP trở thành chiến lược xoay trục của Hoa Kỳ. Chiến lược xoay trục tự do kinh tế TPP không khác gì chiến lược tự do hàng hải Hoa Kỳ đã đeo đuổi từ ngày lập quốc. Các quốc gia thành viên sẽ từng bước phá bỏ biên giới kinh tế, chấp nhận luật chung để thiết lập một khu vực tự do mậu dịch. Về lâu dài luật này sẽ trở thành luật kinh tế thế giới buộc các quốc gia khác muốn cạnh tranh đều phải tuân theo. Viễn cảnh Việt Nam khi gia nhập TPP Trong 12 nước, Việt Nam là nước chậm phát triển nhất vì vậy được ước tính sẽ là quốc gia có lợi nhất khi gia nhập TPP. Theo thông tin chính thức, các ngành dệt may, giày dép, hải sản sẽ được hưởng lợi nhiều nhất. Đặc tính các ngành này là thu dụng nhân công thiếu chuyên môn, năng suất lao động kém và lương ít. Còn các ngành khác nhất là công nghiệp sẽ khó cạnh tranh với các quốc gia thành viên khác. Các doanh nghiệp tư nhân thiếu khả năng cạnh tranh sẽ phải đóng cửa. Các doanh nghiệp nhà nước cũng phải cải cách hay đóng cửa. Đầu tư từ các quốc gia thành viên khác sẽ gia tăng. Các công ty may mặc, giày dép, lắp ráp gia công của Mỹ, Nhật ở Trung cộng sẽ dời sang Việt Nam – nơi có nhiều lợi nhuận cho công ty và cũng có lợi hơn cho hai nước Hoa Kỳ và Nhật. Từ khi Việt Nam mở cửa năm 1986, thay vì thực hiện những cải cách vi mô tăng khả năng cạnh tranh, Việt Nam chủ yếu vẫn phát triển dựa trên lao động thiếu tay nghề chuyên môn. Gia nhập TPP, Việt Nam sẽ khó trợ giúp các kỹ nghệ non trẻ đòi hỏi lao động với chuyên môn cao, năng suất lao động cao, đồng lương cao và đời sống công nhân nhờ thế khá hơn. Nói cách khác việc gia nhập TPP sẽ khó cho Việt Nam thoát khỏi một nền kinh tế gia công dựa trên lao động thiếu chuyên môn. Nhưng về lâu dài khi giá lao động tăng đến mức bão hòa Việt Nam sẽ mất đi lợi thế này. Tháo dỡ hàng rào quan thuế đồng nghĩa với việc giảm giá hàng nhập cảng từ các quốc gia thành viên, nhưng lợi ích từ hàng nhập rẻ tiền vẫn chỉ dành riêng cho những người giàu có. Công Đoàn Độc Lập Hai tổ chức công đoàn lớn ở Hoa Kỳ là AFL-CIO và Communications Workers of America đã cùng hằng trăm dân biểu Hoa Kỳ đồng tuyên bố Việt Nam không hội đủ tiêu chuẩn để tham gia Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vì Việt Nam không tôn trọng quyền tự do lập công đoàn. Cần hiểu rõ họ ngăn chặn Việt Nam gia nhập TPP không phải vì quyền lợi của người công nhân Việt Nam, mà vì họ muốn giảm thiểu ảnh hưởng từ việc bóc lột lao động tại Việt Nam, tạo công bằng cạnh tranh và giữ công việc cho công nhân tại Hoa Kỳ. Chính vì vậy phía Hoa Kỳ mạnh mẽ đòi hỏi Việt Nam phải tôn trọng quyền và điều kiện lao động của công nhân qua việc hình thành công đoàn độc lập. Trong buổi họp báo ngày 5-10-2015, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết các điều kiện về lao động trong Hiệp Định TPP dựa trên tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Việt Nam là thành viên của ILO nên sẵn sàng đáp ứng tất cả các yêu cầu này. Hiệp định TPP là luật chơi mới nhưng khi chơi không phải mọi thành viên đều chủ trương tuân thủ hay chơi đẹp. Việt Nam đã là thành viên của ILO từ những năm 1950, câu trả lời của ông Hoàng cho thấy sự kỳ vọng vào công đoàn độc lập rất dễ trở thành thất vọng. Với luật chơi mới có thể Hoa Kỳ sẽ “ép” được Việt Nam cho thành lập các công đoàn “độc lập”, nhưng vẫn chỉ hình thức. Thực tế người công nhân Việt Nam rất ít hiểu biết về quyền lao động, phong trào công nhân còn rất yếu tự phát, không tổ chức, không người lãnh đạo. Cần một thời gian dài có chiến lược tốt, chiến thuật hay và tích cực vận động thì may ra mới có thể thành lập công đoàn và hoạt động được. Theo Mỹ thoát Trung Việc gia nhập Hiệp Định TPP sẽ gắn bó Việt Nam với Hoa Kỳ về mặt kinh tế, nhưng thoát Trung về mặt kinh tế không phải là một việc dễ làm. Điện lực là một thí dụ điển hình. Điện là nguồn năng lượng cần thiết cho việc phát triển công nghiệp gia tăng xuất cảng. Đáng tiếc Việt Nam vẫn phải tiếp tục nhập điện từ Trung cộng . Việc Việt Nam lệ thuộc vào nguồn điện Trung cộng môt phần vì Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) vẫn độc quyền mua bán, phân phối nguồn điện nên hoạt động thiếu hiệu quả. Muốn thoát khỏi lệ thuộc nguồn điện Trung cộng , Việt Nam cần cải cách vi mô, cần thay đổi cách quản lý và điều hành thị trường điện theo đúng các quy luật kinh tế thị trường. Các đập, các nhà máy sản xuất điện nội địa thường do Trung cộng xây dựng với thiết bị, kỹ thuật và chuyên gia Trung cộng. Muốn thoát khỏi lệ thuộc kỹ thuật Trung cộng, Việt Nam cần có chiến lược mở cửa hướng đến các kỹ thuật từ các quốc gia khác. Muốn thực hiện được hai thay đổi trên hay thoát Trung về điện lực cần có ý chí chính trị cao, một điều mà Việt Nam chưa có được. Đây chỉ là một thí dụ còn hằng ngàn thứ khác Việt Nam cần thay đổi. Tóm lại nếu không thay đổi thể chế để có những cải cách toàn diện và sâu rộng, Việt Nam sẽ không bao giờ đuổi kịp 6 quốc gia Đông Nam Á, gia nhập TPP có chăng chỉ giúp Việt Nam không bị Cam Bốt và Lào bỏ rơi. N.Q.D. 9-10-2015 Melbourne Úc Đại Lợi Tác giả gửi BVN
Nguồn http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=36219
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét