Thứ Hai, 10 tháng 8, 2015

Nhân Quả Báo Ứng

 Những người bức tử Chúa Giê-su cuối cùng có kết cục như thế nào?

Rất nhiều người đều biết rằng Chúa Giê-su vì để chuộc tội cho loài người đã phải chịu bị đóng đinh lên thập tự giá. Tuy nhiên, có lẽ không có mấy người biết những ngươi đã phán Chúa Giê-su tội tử hình cuối cùng đã nhận phải báo ứng.



Kẻ phán Chúa Giê-su tội tử hình là Phi-la-tô, ông được đế quốc La Mã cử đến vùng đất của người Do Thái đảm nhận chức tổng đốc. Tổng đốc có đại quyền chỉ huy quân đội, quản lí tài chính, đúc chế tiền đồng thông hành khắp tỉnh, thu thuế, thẩm án, quyết định sống chết của phạm nhân. Đồng thời, đế quốc La Mã vì để thuận tiện trong việc thống trị vùng Do Thái, còn sắc phong một vị vua trực thuộc tại vùng đó, vị vua được đế quốc La Mã sắc phong lúc bây giờ là Hê-rô-đê. Còn trong dân chúng Do Thái, Do Thái giáo vì được quần chúng nhân dân tín ngưỡng, nên cũng có thế lực rất lớn mạnh.

Đương thời, người tin vào Chúa Giê-su mỗi lúc một nhiều, dẫn đến sự đố kỵ và oán hận của các tư tế và trưởng lão trong Do Thái giáo, họ bàn bạc với nhau rằng nhất định phải giết chết Giê-su, nếu không như thế thì sẽ chẳng còn ai tin và chu cấp cho họ nữa. Thế là họ bèn mua chuộc phản đồ Giu-đa, bắt trói Chúa Giê-su lại, rồi áp giải đến chỗ đại tư tế. Các tư tế, trưỡng lão và văn sĩ đã ngụy tạo tội danh, rồi tiến hành xét xử và đánh đập Đức Giê-su.

Tuy nhiên, vì dưới sự thống trị của người La Mã, hội đồng phán xét tối cao của Do Thái giáo không có quyền lợi trong việc chấp hành tội tử hình, nên họ bèn trói Chúa Giê-su lại rồi áp giả đến nha môn của tổng đốc La Mã, giao cho Phi-la-tô thẩm vấn. Họ đã vu cáo Giê-su xúi giục dân chúng nổi loạn, phản đối việc nộp thuế cho hoàng đế La Mã, hy vọng Phi-la-tô có thể kết án Giê-su tội tử hình. Tổng đốc Phi-la-tô trước đó cũng biết đến danh tiếng của Chúa Giê-su, con trai duy nhất của ông là Phê-rô, một chân bị tê liệt và khô cứng, lại mắc phải bệnh lạ nằm liệt giường không dậy được, tất cả bác sĩ đều đã hết cách, về sau lại được Giê-su dùng phép lạ mà trị khỏi.

Phi-la-tô tiến hành xét hỏi lần đầu tiên đối với Chúa Giê-su, Người đã phủ nhận hết thảy những lời vu cáo của các trưởng lão Do Thái giáo, rồi còn nói với Phi-la-tô về mục đích mà Người đến thế gian: “Tôi vì điều này mà sống, vì điều này mà đến thế gian, đến để làm chứng cho sự thật”.

Phi-la-tô nhanh chóng biết rõ rằng Đức Giê-su vô tội. Ông bèn nói: “Ta xét thấy người này không hề phạm phải tội gì cả”.

Phi-la-tô thừa biết các tư tế vì lòng đố kỵ nên mới hãm hại Chúa Giê-su, hơn nữa Giê-su lại là ân nhân cứu mạng của con trai mình, nên ông không muốn phán Ngài có tội. Tuy nhiên, các trưởng lão Do Thái giáo không muốn bỏ qua cho Ngài, nên vẫn tiếp tục kiên trì việc tố cáo của mình, nếu không dồn được Người vào chỗ chết, thì họ quyết không cam lòng.



Bản thân Phi-la-tô hy vọng trong nhiệm kỳ của mình, người Do Thái sẽ không mang lại những phiền phức và rắc rối, có như vậy sau khi hết nhiệm kỳ, ông sẽ dễ dàng thăng quan tiến chức, vậy nên ông không muốn đắc tội với các trưởng lão Do Thái. Thế nên, ông đã nghĩ ra một cách vô cùng khôn khéo: Đem Chúa Giê-su nộp cho vua Hê-rô-đê xử trí.

Vua Hê-rô-đê lúc đó đang ở Giê-ru-sa-lem, trông thấy Giê-su liền bảo Người làm một vài phép lạ để cho ông ta mở rộng tầm mắt, nhưng Chúa Giê-su lại kiên quyết không làm bất cứ màn trình diễn nào. Cuối cùng, vua Hê-rô-đê đã bỡn cợt Người. Trước những lời bỡn cợt ấy, Giê-su không nói một lời nào. Còn các trưởng lão Do Thái giáo đứng ở bên cạnh mà vu khống hãm hại Chúa Giê-su, mong sao vua Hê-rô-đê sẽ phán tội chết cho Người. Vua Hê-rô-đê không muốn đắc tội với thế lực của Do Thái giáo, thế là hạ lệnh đưa Giê-su trả về chỗ Phi-la-tô, đồng thời còn viết cho ông ta một bức thư. Trong thư nói: “Nội trong đêm nay, hãy mau chóng xử lí tên phạm nhân này, vì ngày mai ta sẽ đi La Mã và nói những lời tốt đẹp về ông trước mặt hoàng đế”. Cùng lúc cũng phái người ám thị rằng nhất định phải xử tử Chúa Giê-su, nếu không ông ta sẽ tố cáo Phi-la-tô trước mặt hoàng đế.

Tổng đốc Phi-la-tô bắt buộc phải thẩm vấn Giê-su lần nữa, dưới sự kích động của các trưởng lão Do Thái, quần chúng Do Thái lớn tiếng hò hét khẩu lệnh phải giết chết Chúa Giê-su. Phi-la-tô cho gọi toàn thể tư tế và dân chúng, nói với họ rằng: “Các người giải người này đến đây, nói rằng ông ta mê hoặc dân chúng. Hãy nhìn xem, ta đã đem các việc mà các người tố cáo ông ta ra thẩm vấn trước mặt các người, nhưng lại không xét thấy ông ấy có tội gì cả, ngay đến cả vua Hê-rô-đê cũng thế, vậy nên Ngài đã đem ông ấy thả về. Điều đó có thể thấy rằng ông ta không làm điều gì phạm tội cả; vì vậy, ta sẽ cho đánh đòn rồi thả ra”. Nguyên lúc đó chính là lễ Vượt Qua của Do Thái giáo. Theo thông lệ của người Do Thái, mỗi lần qua lễ họ sẽ theo ý nguyện của mọi người mà có thể phóng thích một tù nhân. Dân chúng Do Thái thà rằng phóng thích một tên cường đạo giết người, chứ cũng không muốn thả Chúa Giê-su. Các trưởng lão Do Thái giáo thậm chí còn nói thẳng với Phi-la-tô rằng: “Nếu như ông thả Giê-su, vậy ông không phải là trung thần của hoàng đế La Mã”.

Phi-la-tô nghe xong kinh hồn khiếp vía, liền dẫn Giê-su ra, đi đến một nơi gọi là “Đồi Sọ”, chính thức thăng đường thẩm án tại nơi đó. Phi-la-tô vẫn muốn thả Đức Giê-su, liền nói lại lập trường cũ của mình. Tuy nhiên, dân chúng cứ một mực la lớn: “Đóng đinh nó đi! Hãy đóng đinh nó vào thập tự giá!”.



Phi-la-tô hỏi lại lần thứ ba: “Tại sao vậy? Ông ấy rốt cuộc đã phạm tội gì? Ta quả thực không tìm thấy bằng chứ phạm tội nào cả, vì vậy ta sẽ khiển trách ông ta một phen, rồi phóng thích ông ta”. Dân chúng càng la hét dữ dội, đòi Phi-la-tô phải đóng đinh Đức Giê-su vào thập tự giá.

Cuối cùng, Phi-la-tô không muốn dân chúng nổi loạn mà ảnh hưởng đến việc thăng quan của mình, thêm vào đó bản tính ông ta vốn hèn nhát, liền lấy một chậu nước ra mà rửa tay trước mặt dân chúng, nói: “Vụ đổ máu này vốn không hề liên can gì đến ta, các ngươi hãy tự mình gánh lấy vậy!”. Thế là Phi-la-tô truyền lệnh đánh đòn Chúa Giê-su, rồi đóng đinh Người vào thập tự giá.



Tuy nhiên, cái chết của Chúa Giê-su, tuyệt đối không phải vì Phi-la-tô nói: “Vụ đổ máu lần này vốn không liên can gì đến ta cả, các người hãy tự mình gánh lấy vậy” thì ông lập tức vô tội rồi. Ngay cả đứng trên góc độ luật pháp ở thế gian con người mà xét, khi phán một người có tội hay không cần phải dựa trên điều khoản của luật pháp và bằng chứng phạm tội.

Phi-la-tô là quan tư pháp tối cao của vùng đó, trong tình huống Chúa Giê-su không có vi phạm điều khoản luật pháp nào cả, cũng không có bằng chứng nào chứng mình Ngài có tội cả, thì ông lại không đi duy hộ sự tôn nghiêm của luật pháp, trái lại còn chối bỏ trách nhiệm mà thuận theo tà ác, phán người vô tội tội tử hình; ngoài ra, đứng từ trách nhiệm của tổng đốc mà nói, dân chúng nếu làm loạn mà vi phạm pháp luật đế quốc, thì ông phải có trách nhiệm dẹp yên bạo loạn, chứ không phải hèn hạ khuất phục trước loạn dân.

Đứng ở góc độ của thế gian mà nói, cái chết của Chúa Giê-su, một là bị chết bởi phản đồ Giu-đa đã bán đứng Ngài; hai là chết bởi lòng đố kỵ điên cuồng của các trưởng lão và tư tế Do Thái, cùng với vua Hê-rô-đê và đám dân chúng bị sự kích động làm ảnh hưởng đến họ; ba là chết bởi lòng ích kỉ, sợ sệt và hèn nhát mà thuận theo tà ác của Phi-la-tô. Phi-la-tô tuyệt đối không thể vô tội trong chuyện này được, vì thế ông đã để lại vết nhơ vĩnh viễn không bao giờ rửa sạch được.

Vậy thì Phi-la-tô đã bị báo ứng như thế nào? Sau khi Phi-la-tô tuyên phán Đức Giê-su tội tử hình xong, đứa con trai độc nhất của ông là Phê-rô, người từng được Đức Giê-su chữa khỏi căn bệnh hiểm nghèo mà giữ được tính mạng, liền lăn xuống đất chết ngay tại chỗ, Phi-la-tô không lâu sau đó cũng lâm bệnh nặng, hôn mê rất lâu mà không hay biết gì cả. Tuy nhiên quả báo chỉ mới bắt đầu.

Không lâu sau đó, vua Hê-rô-đê đã làm trái lời hứa, ông ta tẩy chay Phi-la-tô mà tiến cử người thân tín của mình trước mặt hoàng đế La Mã, cắt cử người này đến Giê-ru-sa-lem. Phi -la-tô bị gọi về La Mã để từ chức, tại quốc hội La Mã vì có người làm chứng gian hãm hại ông, vì vậy ông đã bị đưa ra xét xử đánh đập, rồi bị lưu đày đến Gallia, giấc mộng thăng quan tiến chức của Phi-la-tô đã sụp đổ hoàn toàn.

Lần này Phi-la-tô hoàn toàn mất hết danh dự, ai nấy đều khinh thường xa lánh. Tất cả gia sản của ông ở La Mã đều bị sung vào công quỹ, cuối cùng rơi vào cảnh không đồng xu dính túi, sống cuộc đời giống như một người nô lệ. Sau khi đến nơi lưu đày, mọi người đều khinh thường, chế giễu ông, ngay đến cả trẻ con cũng đều xa lánh ông.



Hoàng đế La Mã vẫn không nguôi giận, không lâu sau lại hạ lệnh giết chết ông. Phi-la-tô sau khi nghe xong tin này, vô cùng tuyệt vọng, cuối cùng ông đã như điên như dại mà tự châm lửa thiêu sống chính mình. Thi thể của ông bị buộc vào một tảng đá mà quăng xuống sông, tuy bị cột vào tảng đá, nhưng lại không có chìm xuống, mà trôi nổi trên sông để cho lũ cá cắn xé.

Không chỉ Phi-la-tô, tất cả những người có tham dự vào việc bức tử Chúa Giê-su đều gặp phải báo ứng vô cùng khủng khiếp: phản đồ Giu-đa treo cổ tự sát, nghe nói sau khi chết liền bị đọa vào ngục vô gián ở âm ty, chịu đựng thống khổ ngày đêm không ngừng nghỉ; các trưởng lão và tư tế Do Thái cho đến cả dân chúng đã bị họ xúi giục cùng với con cháu của họ, còn có con cháu của vua Hê-rô-đê sau này đều bị đại quân La Mã giết chết hoặc bắt làm tù binh, Thánh điện của Do Thái giáo cũng bị phá hủy triệt để. Con cháu người Do Thái sau này đối mặt nạn diệt chủng mà Hitler phát động, cũng là một phần trong hành trình trả nợ nghiệp vì ông cha họ đã bức tử một vị Thần xuống thế nhân để cứu độ con người.

Lời cảnh tỉnh người đời vẫn còn đó, nhưng con người hiện nay không hề quan tâm, vẫn luôn trong vô minh hoặc bị danh lợi mê hoặc mà làm chuyện trái lương tâm. Như việc tại Trung Quốc đương thời, chính quyền Đảng Cộng sản không ngừng bức hại người tu Phật là những học viên Pháp Luân Công, hay Phật tử Tây Tạng, tất cả đều xuất phát từ những lời vu khống vô căn cứ. Độc ác hơn khi họ còn tiến hành hoạt động buôn bán nội tạng của những học viên này để mưu lợi.

Không kể họ là những người tu Phật, một lòng hướng vào Chân Thiện Nhẫn thì họ cũng là con người như chúng ta, ĐCSTQ lấy quyền gì để tàn sát họ, mổ cắp nội tạng của họ.

Những con người dám thực hiện hành vi độc ác kinh thiên động địa, khiến trời không dung, đất không tha ấy liệu có thể không bị quả báo.

Còn những ai trước tội ác kinh hoàng này mà không cất lên tiếng nói của lương tâm, liệu có thể không chịu chung số phận với người chủ mưu.

Bài học còn đó, tương lai là do bạn lựa chọn, đừng mê mờ dửng dưng để thống khổ vạn kiếp về sau.


Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=35234

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét