Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

Vũ khí Nhân Quyền có giật sập được chế độ độc tài đảng trị không ?




Sĩ quan cấp tá
Vũ khí Nhân Quyền có giật sập được chế độ độc tài đảng trị không ?

Thưa các bạn,
Cùng mang trăn trở cho sự tồn vong của một Việt Nam đang điêu linh, khốn khổ ...và tiếp tay với những người yêu tự do, dân chủ, nhân quyền, tôi xin gửi nơi đây những tài liệu pháp lý mà tôi sưu tầm được, liên quan đến Nhân quyền, để các bạn tham khảo và phổ biến đến những nơi, những người đang nặng lòng với đất nước và dân tộc Việt Nam .

-" Muốn có nhân quyền, kinh nghiệm cho biết, nhân quyền được tôn trọng và thực thi, không phải do thiện chí của nhà cầm quyền, mà do sự đấu tranh của người dân . Muốn có nhân quyền, người dân phải đấu tranh, muốn đấu tranh, phải nâng cao Dân Trí, và chấn hưng Dân Khí . Để nâng cao Dân Trí và Dân Khí, và thực thi Nhân Quyền, chúng ta phải phát động Phong trào truyền bá Nhân Quyền và bảo đảm Nhân Quyền ..."
****************

10 QUYN CA NGƯỜI DÂN VÀ 10 NGHĨA V CA NHÀ NƯỚC
Theo Tuyên ngôn Quc Tế Bo V Nhng Người Đu Tranh Cho Nhân Quyn ca Liên Hip Quc ngày 9-12-1998
Nhân k nim 50 năm Tuyên ngôn Quc tế Nhân quyn năm 1948
Nhân dp k nim 50 năm ban hành Tuyên ngôn Quc tế Nhân quyn, ngày 9-12-1998 Đi hi đng Liên Hip Quc đã biu quyết thông qua Bn ph đính Tuyên ngôn Quc tế Nhân quyn, gi là Tuyên Ngôn Quc Tế Bo V Nhng Người Đu Tranh Cho Nhân Quyn (TNQTBVNNĐTCNQ). Mc đích đ đ xướng, bo v và thc thi nhng Nhân quyn đã được tha nhn trên toàn cu, đng thi loi tr hu hiu các vi phm Nhân quyn.
Vì Nhân quyn có tính toàn cu, bt kh phân, liên lp và liên quan vi nhau, nên phi được thi hành thc s, đy đ, đng đu và ph cp cho tt c mi người, không phân bit kỳ th v chng tc, nam n, ngôn ng, tôn giáo hay chính kiến.
V mt Quc tế, nếu không có s hp tác bình đng và hu ngh gia các Quc gia, thì không th loi tr hu hiu các vi phm Nhân quyn tp th và thô bo do tham vng Đế quc bng s xâm chiếm đt đai, vi phm s toàn vn lãnh th và tước đot ca các Dân tc, quyn được hành x đy đ ch quyn đi vi các tài nguyên và ngun li thiên nhiên ca Đt nước; do các chính th đc tài toàn tr mun hn chế hoc tước đot các Nhân quyn cơ bn chính đáng ca người Dân.
Tuyên ngôn QTBVNNĐTCNQ tha nhn 10 quyn ca người Dân và nêu lên 10 nghĩa v ca Nhà nước hay Quc gia.
A. 10 Quyn ca người Dân :
1. Chiếu điu 1 Tuyên ngôn QTBVNNĐTCNQ “vi tư cách cá nhân hay hi viên ca các hi đoàn, ai cũng có Quyn đ xướng và tranh th s bo v và thc thi Nhân quyn trên bình din Quc gia và Quc tế.”
2. Ai cũng có Quyn được hưởng mt trt t xã hi và trt t quc tế trong đó nhân cách ca mình được phát trin T do và các Nhân quyn ghi trong Tuyên ngôn Quc tế Nhân quyn và các Công ước Quc tế được thc thi đy đ.
3. Ai cũng có Quyn bo v Dân ch, đ xướng và phát huy các xã hi Dân ch, các đnh chế Dân ch và các th tc sinh hot Dân ch.
Ngoài Quyn bình đng trước pháp lut, Tuyên ngôn QTBVNNĐTCNQ đt nng vn đ thc thi nhng quyn T do Dân ch như T do hi hp và lp hi, T do ngôn lun và phát biu, T do tuyn c và Quyn tham gia chính quyn.
Rút kinh nghim 50 năm sinh hot Nhân quyn trên thế gii, Tuyên ngôn QTBVNNĐTCNQ đã khai trin và đnh chế hóa các phương thc bo v nhng quyn T do Dân ch, chng nhng vi phm do bo hành hay do s gii thích xuyên tc ca các Nhà nước (Quc gia).
4. Quyn T Do Hi Hp.
Ai cũng có Quyn T do hi hp trong vòng hòa bình, t chc thuyết trình, mít tinh, biu tình, tun hành, đ đo đt thnh nguyn lên nhà cm quyn, hay đ phn kháng nhng vi phm Nhân quyn ca các viên chc và cơ quan chính quyn.
5. Quyn T Do Lp Hi.
Ai cũng có Quyn kết hp trong các hi đoàn dân s hay chính tr:
5.a. Các hi dân s sinh hot trong phm vi tôn giáo đo lý (giáo hi), kinh tế xã hi (công đoàn, nghip đoàn), văn hóa giáo dc, t thin nhân đo, ái hu tương tế v.v… Các hi dân s được quyn sinh hot t tr trong xã hi đa nguyên và không chu s giám sát ca Nhà nước.
5.b. Các hi chính tr hay chính đng sinh hot trong chế đ dân ch đa đng. Dân ch đa đng cng vi xã hi đa nguyên hp thành Dân ch đa nguyên.
6. Quyn T Do Ngôn Lun và Phát Biu.
Chiếu điu 19 Tuyên ngôn Quc tế Nhân quyn “ai cũng có Quyn tìm kiếm, tiếp nhn và ph biến các tin tc, ý kiến bng mi phương tin truyn thông, không k biên gii Quc gia. Ai cũng có Quyn gi vng quan nim và phát biu quan đim mà không b (nhà cm quyn) can thip“.
7. Quyn tham gia chính quyn.
Ai cũng có Quyn bình đng cơ hi tham gia chính quyn, trc tiếp bng cách ng c, hay gián tiếp qua các đi biu do mình T do la chn. Quyn này bao gm c quyn đo đt đến chính quyn nhng thnh nguyn, hay nhng phê bình ch trích đ yêu cu ci thin chính sách Quc gia.
Trái vi quan nim c xưa theo ch quyn xut phát t Quc gia, điu 21 Tuyên ngôn Quc tế Nhân quyn khng đnh rng “ý nguyn ca người Dân là căn bn ca mi quyn lc quc gia. Ý Dân phi được biu l trung thc qua nhng cuc tuyn c T do và công bng, theo phương thc đu phiếu ph thông, đnh kỳ và kín.”
8. Quyn được đn bù hu hiu.
Đ chng li nhng hành vi đc đoán xâm phm T do, danh d và tài sn ca người Dân, ai cũng có quyn khiếu t trước tòa ánc lp và vô tư) đ đòi đn bù hu hiu, như tiêu hy mt quyết đnh hành chánh, tuyên b mt đo lut vi hiến, truyn phóng thích mt b cáo b giam gi trái phép, hay buc Nhà nước phi bi thường thit hi cho nn nhân.
9.Quyn phn kháng.
Chiếu điu 12 Tuyên ngôn QTBVNNĐTCNQ, khi nhà cm quyn vi phm Nhân quyn, người Dân có quyn phn kháng trong vòng ôn hòa, bt bo đng, dưới hình thc kháng thư, truyn đơn, viết báo, hp báo, mít tinh, biu tình, tun hành, đình công, bãi th, bãi khóa vv…
10. Quyn thành lp nhng hi truyn bá và bo v Nhân quyn.
Kinh nghim cho biết Nhân quyn được tôn trng và thc thi không phi do thin chí ca nhà cm quyn, mà do s đu tranh ca người Dân. Mun đu tranh phi nâng cao Dân trí và chn hưng Dân khí.
Đ nâng cao Dân trí, trước kia chúng ta có Phong trào truyn bá quc ng. Ngày nay, đ chn hưng Dân khí và thc thi Nhân quyn, chúng ta phát đng Phong trào truyn bá và bo v Nhân quyn.
Phần 2

B. 10 Nghĩa v ca Nhà nước :
Nếu người Dân có quyn đ xướng và tranh th s bo v và thc thi Nhân quyn, thì Quc gia hay Nhà nước cũng có trách nhim phi tôn trng và thc thi Nhân quyn. Đây là trách nhim tiên khi ca Nhà nước (điu 2 Tuyên ngôn QTBVNNĐTCNQ).
Đ hoàn thành trách nhim này, Nhà nước có nghĩa v :
l. To điu kin kinh tế, xã hi, chính tr, văn hóa và pháp lý đ người Dân thc s được hành x nhng Nhân quyn ghi trong Tuyên ngôn Quc tế Nhân quyn và Tuyên ngôn QTBVNNĐTCNQ.
2. Ban hành lut l và các văn kin lp quy cn thiết đ nhng Nhân quyn này được thc s thi hành.
3. Tu chính Hiến pháp và lut pháp Quc gia cho phù hp vi nhng mc tiêu và nguyên tc ca Liên Hip Quc. Thí d : điu 4 Hiến pháp 1992 CHXHCNVN đi trái vi quyn Dân tc t quyết và quyn tham gia chính quyn ; Ngh đnh 37-CP năm 1997 ca Chính ph và các Pháp lnh 25-12-2001, 02-07-2002 ca Quc hi CHXHCNVN và 31/2007/PL-UBTVQH (ban hành quy chế qun chế hành chánh, ri sa đi) đi trái vi quyn T do cư trú và đi li, quyn riêng tư, quyn được suy đoán là vô ti, quyn T do thân th và an ninh thân th (theo đó không ai có th b bt gi nếu không có quyết đnh ca tòa án), quyn làm vic, quyn T do ngôn lun và phát biu, quyn T do hi hp và lp hi, quyn T do tuyn c và quyn tham gia chính quyn v.v…
4. Khi nhn được đơn khiếu t đòi đn bù hu hiu, Nhà nước (qua tòa án) phi m cuc thm vn, tuyên phán quyết và truyn thi hành án văn không trì hoãn.
5. Khi có bng chng kh tín cho biết có s vi phm Nhân quyn trong qun ht quc gia, Nhà nước phi m cuc điu tra mau chóng và công b phúc trình không chm tr.
6. Nhà nước có nghĩa v ging dy Nhân quyn ti các cp bc giáo dc như trung hc, đi hc, chuyên nghip v.v… Trong các chương trình tu nghip và hun luyn lut sư, bin lý, thm phán, công an, quân đi, công chc vv… phi ging dy nhng kiến thc Nhân quyn liên quan đên vic hành ngh chuyên môn ca các hc viên.
7. Nhà nước phi đc bit lưu ý các nhân viên công lc hành s v quyn và nghĩa v ca h như sau :
7.a. Hkhông được quyn vi phm nghĩa v (bng cách đàn áp nhng người tham d mít tinh biu tình ôn hòa), hay bng cách không ngăn cn nhng phn t quá khích hành hung nhng người đi kháng bt bo đng.
7.b. Trong khi thi hành các công v liên quan đến vn đ Nhân quyn, h có nghĩa vphi tôn trng nhng quyn T do cơ bn ca người dân theo các tiêu chun quc gia và quc tế v phương din tác phong và đo đc ngh nghip.
7.c.Các nhân viên công lc không th b trng pht hay thi hành k lut (như khin trách, h tng công tác, sa thi v.v…) ch vì không chu đàn áp nhng người hành x ôn hòa quyn T do phát biu và quyn đi kháng (điu 10 Tuyên ngôn QTBVNNĐTCNQ).
8. Nhà nướcphi tôn trng quyn đi kháng ôn hòa và dùng mi bin pháp cn thiết như triu dng nhân viên công lc đbo v nhng người đi kháng chng li mi bo hành, đe da hay tr đũa bt c t đâu ti.
9. Cùng vi các hi truyn bá Nhân quyn ca người Dân, Nhà nước có nghĩa v áp dng mi bin pháp thích nghi trên các lãnh vc truyn thông, lp pháp, tư pháp hay hành chánh, đph biến kiến thc v nhng quyn Dân s, chính tr, kinh tế, xã hi và văn hóa ca người Dân, k c nhng bn phúc trình thường niên v Nhân quyn ca y ban Nhân quyn Liên Hip Quc.
10.Nhà nước phi ym tr vic thành lp các y ban Nhân quyn Quc gia hay các y ban điu tra vi phm Nhân quyn, nhm đ xướng, phát huy và bo v Nhân quyn cho người Dân. Nhng cơ chế Nhân quyn Quc gia này phi được sinh hot đc lp và được hưởng quy chế và ngân sách t tr như các Vin đi hc hay Vin bo hiến.
Sau cùng, chiếu điu 19 Tuyên ngôn QTBVNNĐTCNQ, các điu khon trong Tuyên ngôn này không th b Nhà nước gii thích xuyên tc đ tước đot nhng quyn T do lit kê trong Tuyên ngôn Quc tế Nhân quyn và Tuyên ngôn QTBVNNĐTCNQ. @@@
TM U Ban Lut gia bo v Dân quyn
Ls Nguyn Hu Thng – 4. 2006
(S tht Dân cn biết 10-2)
26 NHÂN QUYN CƠ BN
đã được Công pháp Quc tế và Liên Hip Quc tha nhn & buc mi Nước thành viên phi cam kết tôn trng.
26 MC TIÊU C TH ca Khi 8406
& mi Công dân có trách nhim phi đu tranh tng bước giành li cho toàn Dân Vit Nam t năm 2006 v sau.
I. Các Nhân quyn v thân th :
1. Quyn sng (không b th tiêu, tàn sát, khng b, đe da, quy nhiu vì chính kiến, chng tc, tôn giáo, thành phn giai cp).
2. Quyn không b nô l hay nô dch (vì lý lch, chng tc, tôn giáo, chính kiến).
3. Quyn không b tra tn hành h (dưới mi hình thc, mm cung, bc cung).
4. Quyn không b giam gi đc đoán (vì các ti vu vơ ch có trong các chế đ đc tài : gây ri trt t, phá hoi chính sách đoàn kết, li dng tôn giáo, li dng dân ch, xúc phm lãnh t, tuyên truyn chng nhà cm quyn,…).
5. Quyn được xét x công bng (tư pháp phi đc lp vi hành pháp, lp pháp, công an).
6. Quyn được Tòa án bo vược bi hoàn danh d và thit hi).
7. Quyn được Lut pháp bo v (không có loi ti tuyên truyn chng chế đ, chng đi chính sách).
8. Quyn được bình đng trước pháp lut (hiến pháp, pháp lut công bng văn minh, có lut sư).
Phần 3

II. Các Nhân quyn v an cư :
9. Quyn t do cư trú và đi li, xut ngoi và hi hương (không b qun chế hành chánh).
10. Quyn có đi sng riêng (bn thân, gia đình,nhà ca, thư tín, đin thoi, đin thư được bo v).
11. Quyn kết hôn vàlp gia đình.
12. Quyn có quc tch.
13. Quyn t nn vì lý dochính tr, tôn giáo, chng tc.
14. Quyn tư huv vt dng cá nhân, gia đình, tp th, v đt đai vàvn kinh doanh.
III. Các Nhân quyn v lc nghip :
15. Quyn có vic làm, lương tương xng và được ngh ngơi – gii trí.
16. Quyn thành lp và tham gia Nghip đoàn đc lp và quyn đình công.
17. Quyn có mc sng xng hp cho bn thân và gia đình.
18. Quyn có an sinh xã hi vàbo him xã hi khi tht nghip, già lão.
19. Quyn bo v gia đìnhv hôn nhân, sn ph, hài nhi, thiếu nhi, bình đng gii.
20. Quyn được chăm sóc sc khe, cha bnh min phí hoc hp lý, được bo him y tế.
21. Quyn được giáo dc min phí cp tiu hc, ri trung hc ; hc đi hc đy đ thun li.
22. Quyn v văn hóa (t do hưởng th, sáng tác, được bo v quyn s hu trí tu).
IV. Các Nhân quyn v T do Dân ch :
23. T do tín ngưỡng – tôn giáo cách bình thường ph quát như ti đi đa s các Nước trên thế gii.
24. T do tư tưởng,phát biu, quan đim, t do thông tin ngôn lun, t do báo chí.
25. T do hi hp, lp hi, lp đng, biu tình; toàn Dân được trưng cu ý kiến v quc s.
26. Quyn tham gia công quyn, t do ng c – bu c bình đng không b gii hn bi hiến pháp, lut pháp khi không có mt bn án công bng nào ràng buc; Quyn tham gia xây dng, bo v và qun lý T quc. Tc là Quyn Dân tc T quyết.
Lm TNLT Nguyn Văn Lý sưu tp 01.10.2010
(Tham kho “T Hiến Chương 1977 cho Tip Khc đến Tuyên Ngôn 2006 cho Vit Nam”
ca Ls Nguyn Hu Thng – 15.4.2006)
************************************************** ****************

Cơ chế nhân quyền nào của LHQ có thể bảo vệ cho Bùi Hằng?
Sử dụng Cơ chế nhân quyền nào của Liên Hiệp Quốc để bảo vệ cho Bùi Hằng?

Blogger Cùi Các

Qua trang blog Dân làm báo, được biết gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng đã gửi đơn tới Văn phòng Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để khiếu nại chính phủ Việt Nam đã có hành động vi phạm "Hiệp Ước Quốc Tế Về Việc Chống Cưỡng Chế Mất Tích" khi bắt giam bà Hằng.
Sau khi xem qua nội dung này, tôi xin có vài ý với gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng như sau:

1. Bất kỳ một cá nhân nào cũng đều có thể sử dụng đến cơ chế bảo vệ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc để bảo vệ nhân quyền, bao gồm: Cơ chế dựa trên Hiến chương (là cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt động của các cơ quan chính của Liên hợp Quốc trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền), và Cơ chế dựa trên Công ước (là cơ cấu tổ chức và thủ tục hoạt động của các Ủy ban giám sát Công ước thực hiện một số công ước quốc tế về bảo vệ nhân quyền). Tùy vào vụ việc vi phạm nhân quyền và sự tham gia của các quốc gia mà mỗi công dân bị phạm nhân quyền ở quốc gia đó lựa chọn cho mình cơ chế bảo vệ nhân quyền sao cho phù hợp.

Qua nội dung được cung cấp từ gia đình bà Bùi Thị Minh Hằng, cho rằng bà Hằng bị "mất tích", rồi gửi khiếu nại cho Cao ủy nhân quyền, và ủy thác cho Ủy ban chống cưỡng bức mất tích xem xét cho trường hợp của của Hằng, bằng cách nêu lên “Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị cưỡng bức mất tích” (The International Convention for the Protection of All Persons from Enforced Disappearance, ICCPED), và cáo buộc chính phủ Việt nam vi phạm Công ước này ra trước Liên Hiệp Quốc.

Trước tiên, cần xác nhận lại rằng Việt Nam chưa tham gia Công ước ICCPED, nên việc gia đình bà Hằng sử dụng đến Công ước ICCPED để khiếu tố nhà nước Việt Nam vi phạm Công ước này là không phù hợp.

Giả sử trong tương lai Việt Nam có là thành viên của Công ước ICCPED thì vẫn chưa đủ cơ sở để Ủy ban chống cưỡng bức mất tích xem xét và giải quyết khiếu tố của cá nhân. Để được Ủy ban giám sát Công ước tiếp nhận khiếu tố cá nhân thì phải có 2 điều kiện là: quốc gia đó phải là thành viên của Công ước, và quốc gia đó đã công nhận thẩm quyền Ủy ban giám sát công ước trong việc tiếp nhận và giải quyết khiếu tố cá nhân.

Thông thường các quốc gia công nhận thẩm quyền của Ủy ban giám sát Công ước bằng cách Tuyên bố chấp thuận, hoặc gia nhập hay phê chuẩn Nghị định thư bổ sung (trong đó thừa nhận thẩm quyền giải quyết khiếu tố của Ủy ban giám sát), tùy vào mỗi Công ước khác nhau.

Cần lưu ý rằng, Việt Nam đã tham gia 7 trên 9 Công ước cơ bản về nhân quyền, nhưng hiện nay Việt Nam chỉ phê chuẩn duy nhất hai Nghị định thư bổ sung cho Công ước Quyền trẻ em (trong đó công nhận thẩm quyền của Ủy ban giám sát Công ước Quyền trẻ em). Cho nên, đối với công dân Việt Nam, hiện nay chỉ có thể khiếu tố các vi phạm nhân quyền liên quan đến trẻ em lên Ủy ban giám sát Công ước Quyền trẻ em, ngoài ra không thể khiếu tố lên các Ủy ban giám sát Công ước khác mà Việt Nam đã là thành viên, theo Cơ chế bảo vệ nhân quyền dựa trên Công ước.

Qua đây cũng xin bổ sung thêm tình hình công nhận thẩm quyền của các Ủy ban giám sát Công ước. Qua hai lần Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền, rất nhiều quốc gia khuyến nghị Việt Nam cần tham gia Nghị định thư bổ sung thứ nhất của Công ước về các quyền Dân sự và chính trị (ICCPR), để qua đó Công nhận thẩm quyền cho Ủy ban giám sát ICCPR (được gọi là Ủy ban Nhân quyền), để tạo điều kiện cho công dân Việt Nam khiếu tố lên Ủy ban này khi bị vi phạm về các quyền dân sự và chính trị. Nhưng nhà nước Việt Nam luôn bác bỏ khuyến nghị này, với lý do được đưa ra là công dân Việt Nam có thể áp dụng đến “quyền tài phán quốc gia”, tức là công dân Việt Nam khi bị vi phạm nhân quyền có thể gửi đơn khiếu tố đến các cơ quan hành chính và tư pháp ở Việt Nam để xem xét và giải quyết vụ việc.

Về nguyên tắc, quyền tài phán có thể áp dụng hiệu quả ở các quốc gia có hệ thống tư pháp độc lập. Nhưng ở Việt Nam, với nguyên tắc tập trung dân chủ, thiếu vắng nền tư pháp độc lập thì công dân Việt Nam không thể sử dụng đến cơ chế pháp luật quốc gia để bảo vệ hữu hiệu nhân quyền của mình khi bị vi phạm.

2. Qua đó cho thấy, không chỉ riêng trường hợp của bà Bùi Thị Minh Hằng, mà là công dân Việt Nam khi muốn được vụ việc bị xâm phạm nhân quyền của mình ra trước Liên Hiệp Quốc thì ít khi áp dụng được Cơ chế bảo vệ nhân quyền dựa trên Công ước. Nhưng bù lại, có thể sử dụng hiệu quả Cơ chế dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc để bảo vệ nhân quyền khi bị xâm hại.

Đối với Cơ chế dựa trên Hiến chương Liên Hiệp Quốc thì bất kỳ ai cũng có thể gửi các khiếu tố về vi phạm nhân quyền theo “thủ tục đặc biệt” (là các chuyên gia có nhiệm vụ theo dõi, nhận và xem xét các khiếu tố nhân quyền, đưa ra ý kiến tư vấn, báo cáo công khai về tình hình nhân quyền trong từng lãnh vực, hoặc tại một số nước cụ thể). Đây là cách thức nhanh chóng cho việc nộp các khiếu tố cá nhân bị vi phạm nhân quyền, phương thức này khá hữu hiệu để có được sự can thiệp trực tiếp của Liên Hiệp Quốc vào các vụ việc đơn lẻ.

Đơn khiếu tố theo Thủ tục đặc biệt này có thể gửi đến Nhóm công tác (working group) hoặc Báo cáo viên đặc biệt (special rapporteur), hay Chuyên gia độc lập (independent expert), tùy vào nhân quyền bị vi phạm.
Trong trường hợp cụ thể của bà Bùi Thị Minh Hằng, thì gia đình bà gửi đơn khiếu nại đến Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc là chưa chính xác, mà gia đình bà Hằng cần gửi đến Nhóm Công tác hoặc Báo Cáo viên đặc biệt thuộc Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Cũng cần nói thêm là đối với trường hợp của bà Hằng thì không được xem là “cưỡng bức mất tích”, nên không thể gửi đơn khiếu tố đến “Nhóm Công tác về Cưỡng bức mất tích” được. Vì theo như Điều 2 của Công ước ICCPED thì"cưỡng bức mất tích" được coi là việc bắt giữ, tạm giam, bắt cóc hoặc bất cứ hình thức tước đoạt quyền tự do được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước hoặc của người hoặc nhóm người được ủy quyền, hỗ trợ hoặc hẫu thuẫn của Nhà nước, được đi cùng với một sự khước từ nhận biết về việc tước đoạt tự do hoặc bởi việc che giấu số phận hoặc nơi cư trú của người mất tích, ở nơi như vậy một người nằm ngoài sự bảo vệ của pháp luật."

Như vậy để được xem là “cưỡng mất mất tích” thì phải có hai yếu tố: thứ nhất việc bắt giữ, tạm giam, bắt cóc hoặc bất cứ hình thức tước đoạt quyền tự do được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước, hoặc của người hoặc nhóm người được ủy quyền, hỗ trợ hoặc hậu thuẫn của Nhà nước và thứ hai là cơ quan nhà nước chối bỏ, khước từ nhận biết vụ việc, hoặc che giấu cho việc bắt giữ, tạm giam, bắt cóc hoặc tước đoạt tự do này.

Vụ việc bắt giữ và tạm giam bà Hằng đã được Cơ quan cảnh sát Điều tra Công an huyện Lấp Vò xác nhận bằng Thông báo bắt giữ và lệnh tạm giam, và được giám đốc Công an Đồng Tháp thừa nhận trên truyền hình. Họ đã không che giấu hay chối bỏ cho việc đã bắt giam bà Hằng, mà họ đã nhận lãnh trách nhiệm cho vụ bắt giam này. Trong trường hợp công an Đồng Tháp không Thông báo cho gia đình biết về nơi giam giữ, dù đã quá thời hạn giam giữ, nhưng bà Hằng vẫn chưa được thả, cũng như chưa có quyết định truy tố... thì họ đã vi phạm về việc giam giữ tùy tiện.

3. Nhóm Công tác về Giam giữ tùy tiện (Working Group on Arbitrary Detention, cơ quan được thiết lập theo nghị quyết 1991/42 của Hội đồng Nhân quyền), có thể nhận khiếu nại từ gia đình của bà Hằng. Tuy nhiên, vì bà Hằng chưa được tòa án xét xử và chưa bị nhận bản án tù, nên trường hợp của bà sẽ không gây chú ý nhiều cho Nhóm công tác về việc giam giữ tùy tiện.

Để trường hợp bà Hằng được giải quyết kịp thời, và quan tâm đặc biệt thì gia đình bà Hằng chỉ cần gửi gửi khiếu tố đến “Báo cáo viên đặc biệt về tình trạng của Người bảo vệ nhân quyền”, vì bà Hằng là người được biết đến với nhiều hoạt động đấu tranh và phổ biến cho nhân quyền, và bà đang bị “hình sự hóa” cho các hoạt động nhân quyền của mình. “Báo cáo viên đặc biệt về tình trạng của Người bảo vệ nhân quyền” sau khi nhận đơn sẽ xem xét, kiểm tra thông tin cung cấp, khi biết bà Hằng là Phụ nữ, bị tra tấn, tình trạng giam giữ tồi tệ, đang trong tình trạng tuyệt thực... thì vị Báo cáo viên này sẽ nhanh chóng tiến hành xử lý khiếu tố bằng cách phối hợp cùng các Báo cáo viên và Nhóm Công tác khác như có liên quan về phụ nữ, về tra tấn, giam giữ tùy tiện... và sẽ tập trung vào cuộc với “sự ưu tiên” dành cho những người tuyến đầu đang bảo vệ nhân quyền, và đang trong tình trạng nguy hiểm.

Một lợi thế cho bà Hằng, khi Báo cáo viên đặc biệt về tình trạng của Người bảo vệ nhân quyền đương nhiệm hiện nay cũng là phụ nữ, bà là Margaret Sekaggya người Uganda. Để liên lạc riêng tư với Bà: số điện thoại di động: 256-772-788821. E-mail cá nhân:
msekaggya@yahoo.com hoặc msekaggya@uhrc.ug.

4. Nội dung đơn khiếu tố cần có thông tin cá nhân về bà Hằng; các hoạt động nhân quyền; thông tin vụ việc bà bị đánh đập, bắt giữ và tình trạng giam giữ hiện nay; người đã vi phạm nhân quyền đối với bà (nếu không xác định được danh tính cá nhân, thì cần nêu tên cơ quan và người đứng đầu cơ quan đó); mối liên hệ giữ việc bắt giữ này với các hoạt động nhân quyền của bà Hằng; và cuối cùng là thông tin người gửi đơn.

Đối với trường hợp bà Hằng thì trong tiêu đề của đơn cần thêm vào chữ “cần hành động khẩn cấp” (for urgent action). Sau đó gửi tới e-mail
urgent-action@ohchr.orgdefenders@ohchr.org.

Cần lưu ý là gia đình bà Hằng khi làm đơn không cần phải phân tích luật pháp quốc gia hay luật nhân quyền quốc tế để cáo buộc cho các hành vi vi phạm nhân quyền của chính quyền. Trong đơn chỉ cần miêu tả lại chi tiết một cách rõ ràng về những gì đã xảy ra, chằng hạn như đánh đập ra sao, vào ngày giờ nào, ở đâu, có ai làm chứng, sau đó bị bắt giam như thế nào, ai ký lệnh bắt giữ, cấp bậc chức vụ của người ký lệnh bắt... Và cô đọng nó trong tối đa 2 trang A4. Đơn phải được viết bằng Anh ngữ.

Ngoài ra, gia đình bà Hằng nên phối hợp với gia đình của hai người bị bắt chung với bà Hằng là ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, để cùng nhau gửi đơn khiếu tố cho vụ việc này. Và để có được hiệu quả cao, gia đình nên vận động và kết nối với các tổ chức Phi chính phủ quốc tế cùng tham gia đứng tên trong Đơn khiếu tố về trường hợp này.

C. C.
Nguồn:
Blog Cùi Các
  Phần 4

Ý kiến của một số Luật Sư và Luật gia về Tòa Án Quốc Tế liên quan đến
Nhân Quyền :
*************************

Jacques Huỳnh Văn Lang

....
Tôi xin đề nghị cái nầy, tôi nghĩ có thể làm được và phải làm sớm vì nhiều chứng nhân còn sống. Tôi muốn nói đến chuyện đưa CSVN ra tòa án quốc tế xử những tội ác chiến tranh, tội ác với 1 dân tộc, tội diệt chủng...Đối với Gaddhafi Libya, CSVN tôi ác bằng 10 nêu không nói là bằng trăm từ CCRĐ ở Bắc 1952-55 đến tết Mâu Thân (1968) đến tháng tư Đen 1975 (tù Cải tạo). Thắng hay không thì cũng tố cáo trước thế giới rõ ràng hơn CSVN đã tội đến thế nào với dân tộc VN và để lại cho con cháu chúng ta biết tại sao cha ông chúng chống Cộng đến cùng và biết tự đề phòng khỏi lụy vì CSVN như cha ông của chúng.

Nhờ anh chuyển ý của tôi cho các luật sư ái quốc và chuyên nghiệp như LS Trần thanh Hiệp, chị GS luật ThànhTrai, LS Đạt, LS San, Ls Nghĩa và Ls Quát xem có làm gì được không. Nếu có thể làm được thì:
1. Thanh lập 1 ủy ban LS, 2. Quỹ (tôi lo được với vài anh em thiện nguyện), 3. Ban cố vấn, nếu anh Thúc muốn tham gia cũng tốt.
Thân thương!
Huỳnh văn Lang (Từ rày xin anh em dùng tên tôi đầy đủ là Jack Huỳnh văn Lang đúng như trong giấy nhập quốc tịch Mỹ của tôi)


Ls Trần Thanh Hiệp
.....

Về phần tôi, tôi thấy cần khai triển thêm những nhận định của tôi về tư cách và danh nghĩa chính thống của tập đoàn cầm quyền cộng sản ở Hà Nội. Tôi lại vừa có những những thúc bách mới để nhắc lại và nhấn mạnh rằng rằng tập đòan này, trên bình diện quốc nội, không còn tư cách và danh nghĩa chính đáng để cầm quyền nữa. Tư cách "thành viên Liên Hiệp Quốc" - nó có được từ năm 1977 - không phải là một cơ sở pháp lý (????)để nó tiếp tục theo đưổi đường lối cai trị phản nước hại dân hiện nay.

Vì 2 lý do. Một, tư cách thành viên này là để cho bộ máy cầm quyền tại chức có danh nghĩa thực hiện bang giao quốc tế chứ không phải để sang đoạt chủ quyền quốc gia. Hai, chủ quyền quốc gia ở Việt Nam thuộc về toàn dân Việt Nam, trên cơ sở quyền "Dân Tộc Tự Quyết", mà luật quốc tế đã công nhận và công bố trrong hai Công ước quốc tế về Nhân quyền 1966 (điều 1). Mặt khác, điều 25 của một trong hai văn bản này là Công ước quốc tế về các quyền dân dự và chính trị đã định rằng nhân dân của một nước thành viên của LHQ phải được sống dưới một chế độ dân chủ thực sự. Hà Nội đã tham gia Công ước này từ năm 1982, lẽ ra đã phải làm mọi thủ tục thích hợp để hội nhập quy phạm ấy vào luật quốc nội của Việt Nam. Nhưng Hà Nội cứ lì lợm lẩn tránh nghĩa vụ này để dễ bề hành sử quyền lực Hà Nội đã sang đoạt của quốc gia từ 1945 đến nay, bề ngoài cam tâm làm tay sai cho Trung quốc, trong nước trắng trợn dày xéo lên nhân quyền, dân quyền của gần 90 triệu đồng bào.

Do đó, về mặt pháp định (de jure) cũng như về mặt thực tế (de facto), tập đoàn cầm quyền Hà Nội là những kẻ phạm tội hiển nhiên cả đối với luật quốc nội lẫn luật quốc tế. Thử hỏi làm sao còn có thể trực tiếp hay gián tiếp công nhận cho tập đòan phạm tội ấy có chính danh để cai trị được nữa? Xin nhớ lại tiền lệ trong quốc sử : Những vua cuối cùng của nhà Đinh vì bất chính nên Lê Đại Hành đã phải lấy lại quyền bính để chống ngoại xâm.

Tiện đây tôi cũng xin gợi ý với đồng nghiệp Lưu Nguyễn Đạt rằng chúng ta chỉ cần khẳng định lại rằng dân tộc Việt Nam có quyền dân tộc tự quyết và rằng vì quyền này đã bị sang doạt trên nửa thế kỷ rồi, nên đã đến lúc đòi lại nơi tay những kẻ tiếm quyền để cải thiện nội chính đồng thời chống ngoại xâm. Ở Việt Nam đã có tiền lệ lịch sử theo chiều hướng này. Nhà Đinh đổ nát nên đã mất quyền bính cho nhà Tiền Lê. Chúng ta không cần phải dài dòng chứng minh vì sao phải đòi lại quyền dân tộc tự quyết. Trái lại chúng ta có quyền yêu cầu những đồng tác giả của Thư Ngỏ biện minh cho việc họ gián tiếp công nhận cho tập đoàn cầm quyền Hà Nội có danh chính để cai trị.

Sau hết, tôi xin thưa với lão huynh Jack Huỳnh Văn Lang rằng theo tôi thì trong hiện tình chúng ta không có khả thế đưa những kẻ phạm tội cộng sản ra trước các tòa án quốc tế. Vì chúng ta, những người Việt chống độc tài toàn trị ở hải ngoại, bởi nhiều lý do - tôi hy vọng sẽ có dịp trình bày sau - không có "tố quyền" để trực tiếp nhờ Tòa Án Quốc Tế xét xử các tôi ác của Đảng cộng sản Việt Nam. Nhưng gián tiếp thì tôi nghĩ rằng chúng ta có thể đi tìm Công lý Hình sự cho vô vàn những nạn nhân của cộng sản. Nhưng phải tranh đấu trong hiểm nghèo. Để, hoặc tính chuyện thành lập được một Tòa án Hình sự hỗn hợp như ở Căm Pu Chia. Hoặc nổi lên chống tập đoàn cầm quyền Hà Nội như phe khởi nghĩa ở Libya đã chống Gaddafi. Vì cha con Gaddafi và tay sai, đã đã dùng lính đánh thuê đàn áp dân chúng nên Hội Đồng Bảo An đã tự động yêu cầu Tòa Án Hình sự Quốc Tế truy tố những thủ phạm này. Nếu không dám đi đoạn đường cam go nnói trên thì sợ rằng chỉ còn cách khoanh tay ngồi trông đợi kết quả (không bảo đảm có) của những can thiệp của nhiều cơ quan quốc tế phi-tài-phán bảo vệ nhân quyền mà thôi. Về điểm này, xin lão huynh Jack Hùynh Văn Lang cho tôi được hỏi nhỏ một câu hỏi rằng nên trông đợi tới mức nào hàng ngũ trí thức của chúng ta ở hải ngoại sẵn sàng dấn thân sát cánh cùng dân chúng lên đường kéo cờ khởi nghĩa?

Kính thư,
Trần Thanh hiệp

Võ Văn Ái (Quê Mẹ, Paris)

Người Việt hải ngoại có thể Truy tố tội ác Cộng sản trước các Tòa án Quốc tế không ?

......Có nhưng khó khăn và phức tạp.
Pháp lý quốc tế là nguyên tắc được chấp nhận từ cuối Thế chiến thứ hai đối với một số tội ác như nạn diệt chủng, chiến tranh, tra tấn, mất tích… khiến nhân loại tổn thương. Các tội ác này có thể đưa ra xử tại bất cứ quốc gia nào. Tốt hơn hết là các tội ác này được xử tại các nước sở tại. Nhưng nếu không thể thực hiện các vụ xử, như tại Việt Nam cộng sản ngày nay, bất cứ ai cũng có thể nộp đơn kiện tại một nước thứ ba – thuật ngữ gọi là "Forum state".
Đã có 125 quốc gia tham gia ký kết Pháp lý quốc tế và đặt pháp lý này trong khuôn khổ luật pháp quốc gia, từ đó trở thành Forum state để thụ lý các hồ sơ thưa kiện của nạn nhân hay các tổ chức Phi chính phủ. Hiện nay, Châu Âu là các quốc gia dễ dàng chấp nhận việc thưa kiện này. Tuy nhiên việc thụ lý rất phức tạp, do mỗi quốc gia có một cách hành xử riêng, và thời gian thưa kiện khá dài. Những khó khăn, phức tạp gồm có :
1. Thời hiệubị giới hạn : những sự kiện tranh tụng không được xẩy ra quá lâu. Ở Pháp giới hạn là 10 năm, ở Đức 20 năm. Ít có quốc gia nào chấp nhận quá thời gian ấy. Do đó, tranh tụng vụ Cải cách Ruộng đất hay Mậu Thân Huế không thể thực hiện.
2. Sự có mặt của bị can : Bị can phải có mặt tại tòa án của quốc gia thứ ba (Forum State) vào lúc thụ lý đơn kiện (như ở Pháp), vào lúc thụ lý đơn kiện và trong thời gian điều tra (như ở Canada, Hòa Lan), hoặc lúc tòa xét xử (như ở Đức, Tây Ban Nha, Tiệp, Ỳ Đại Lợi, Na Uy).
3. Hồ sơ vững chắc : Để một nước thứ ba (Forum state) thụ lý đơn kiện, hồ sơ phải vững chắc, với sự có mặt của nhân chứng (First hand witnesses) hay các gia đình người bị giết, những chứng cớ phạm tội của bị can. Không thể sử dụng các phúc trình hay những nhân chứng ngoại cuộc thứ ba.
4. Quyền miễn trừ ngoại giao : Các vị Tổng thống, Thủ tướng, Bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng được miễn trừ ngoại giao, không ai được truy tố, ngoại trừ tại Tòa án Hình sự Quốc tế. Nhưng lắm khi các quốc gia thứ ba cho quyền miễn trừ các cựu bộ trưởng. Chẳng hạn năm 2004, Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền truy tố ông Donald Rumsfeld, cựu Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, về những tội ác tại Iraq, nhưng Pháp đã cho quyền miễn trừ và bác bỏ đơn kiện.
5. Áp lực chính trị : Trong nhiều trường hợp quốc gia thứ ba (Forum state) không muốn áp dụng pháp lý quốc tế vì nguy hại đến liên hệ ngoại giao. Ví dụ năm 2003 đơn kiện truy tố ông Tommy Franks, Chỉ huy trưởng quân đội Hoa Kỳ tại Iraq, ở Vương quốc Bỉ. Nhưng Bỉ đã bác bỏ ngay, vì Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Donald Rumfelds, hăm dọa nếu Bỉ thụ lý hồ sơ, Hoa Kỳ sẽ dời trụ sở OTAN ở Bỉ sang một quốc gia khác.
Riêng tại Hoa Kỳ, có hai sắc luật mà người Việt tị nạn có thể dùng để truy tố, đó là :
1. Alien Tort Claim Act (ATCA) ra đời từ năm 1798. Đây là trình tự tố tụng trong vụ kiện dân sự, chứ không phải hình sự. Những người chưa phải là công dân Hoa Kỳ có thể đâm đơn kiện những công dân nước khác (Việt Cộng chẳng hạn), mà không bị thời hiệu giới hạn. Tuy nhiên bị can phải vào Hoa Kỳ lúc đơn kiện được thụ lý. Hơn 200 năm qua chỉ có vài trường hợp thành công mà thôi.
2. Torture Victim Prevention Act được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua năm 1991. Tuy nhiên các sự kiện truy tố không được xẩy ra quá 10 năm.
Kết luận :
Điều quan tâm và phải truy tố tức khắc là những vi phạm ĐANG xẩy ra trong nước (các vi phạm nhân quyền đối với mọi giới kể cả thiếu nhi và phụ nữ, các vụ đàn áp tôn giáo, đàn áp người sắc tộc, đàn áp người biểu tình chống Trung Cộng xâm lược, v.v…).
Vì sao cứ lôi kéo những "tội ác Cộng sản" xẩy ra bốn chục, năm chục năm trước, đã quá thời hiệu, trong khi im lặng hay làm ngơ trước các tội ác, cũng của chế độ Cộng sản, ĐANG xẩy ra hằng ngày trên đất nước Việt Nam ?!
Không thể kêu gào "Truy tố tội ác Cộng sản" đồng thời với những lời công kích trên Paltalk, hay bài viết tung lên Mạng Internet hằng ngày đánh phá các đoàn thể, tôn giáo thuộc phe dân tộc, mà hậu quả thấy rõ chỉ làm phân hóa và ly gián Cộng đồng Người Việt Hải ngoại. Dù lời công kích, bài viết hóa trang dưới mỹ từ "Chống Cộng".
Thực tế, các lối công kích hay bài viết như thế cho đến nay vốn xuất phát từ cơ quan phản gián của Bộ Công an Hà Nội, chẳng hạn như A16 thuộc Bộ Công an, tương đương với X15 Cục 2 Bộ Quốc phòng chuyên trách biên soạn tài liệu phản gián giả (thông tin giả, tư liệu giả, hình ảnh giả, nhằm ly gián Cộng đồng người Việt hải ngoại và bôi nhọ, vu hãm các nhà đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ trong và ngoài nước, mà chúng ta thấy phát hành thường trực trên Mạng qua một số Cây bút "chống Cộng" hay Trang nhà "chống Cộng" hiện hữu tại Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi.
Không thể tiếp tục gọi kêu suông cho việc "Truy tố tội ác Cộng sản" hay gọi kêu "Đoàn kết", khi bản thân các tay viết hay trang nhà nói trên chưa hề có một Hành Động Chống Chia rẽ nào cả, chưa từng tham gia tố cáo Hà Nội trong các tội phạm hiện tại trên các Diễn đàn thế giới.

(Theo Quê Mẹ, Paris)

Ls Lưu Nguyễn Đạt

....trong Kết luận. Đa số người Việt hải ngoại là những người tỵ nạn cộng sản, từ 1954, từ 1975. Và song song, cũng còn có rất nhiều người Việt đang tỵ nạn ngay trong nước. Đa số không ai thù ghét đích danh cá nhân người cộng sạn, nhất là cá nhân người thừa hành. Vì thật ra họ chỉ là người Việt Nam chả may bị lôi cuốn vào guồng máy ý thức hệ sát hại, phá hủy con người, hủy hoại đất nước, phá sản dân tộc.
Kẻ thù của chúng ta không phải là con người bị lôi cuốn theo ảo vọng cộng sản, nhưng là những kẻ chủ mưu, sáng suốt, lạnh lùng lợi dụng “chủ nghĩa xã hội”, bịa đặt “thánh giáo cộng sản” để tạo vốn liếng tư bản đỏ kếch sù, quyền thế võ đoán công an trị lớp lang cho tập đoàn thống trị, vốn chỉ là một thiểu số ma quyền, vương giả, vua giả. Kẻ thù chính của chúng ta là chủ nghĩa cộng sản vậy, kể cả cái gọi là chủ nghĩa xã hội trá hình.

Chống cộng sản không ở chỗ đánh lộn tay đôi với họ, với người cộng sản [Có thể bị "mang tiếng" là nồi da xáo thịt?]. Không phải ở chỗ mưu toan những cuộc xung kích đấu khẩu thiếu văn hoá như họ. Cũng không phải có đắc ý tự hào chu toàn được vài kế “chiến thuật” nhì nhằng, vô thưởng vô phạt. Được cũng như không.

Chống cộng là triệt để giải trừ căn bệnh và ý thức hệ cộng sản, là cả một chiến lược bền bỉ của chính danh, chính nghĩa, của đạo làm người tử tế, “Đem Đại Nghĩa Thắng Hung Tàn — Lấy Chí Nhân Thay Cường Bạo” như Nguyễn Trãi đã từng chỉ dẫn ông cha chúng ta.

Nên muốn thắng cộng [gagner la guerre idéologique], chỉ có một cách duy nhất là ”Vượt Cộng”: Tử tế hơn họ. Sạch sẽ hơn họ. Trong sáng, thực tài hơn họ. Rộng lượng bao dung, công bằng hơn họ. Thông minh, nghĩ xa và xây dựng đứng đắn, kết quả hơn họ. Thượng tôn luật pháp hơn trò luật rừng của họ. Giúp dân có giáo dục, đạo đức, tử tế, ấm no, hạnh phúc hơn công việc lừa lọc, gian dối toàn bộ của họ. Tự do, tự quyết, cầu tiến và biết trách nhiệm hợn họ. Và nhất là không hề bán nước hại dân. Giản dị như vậy.

Do đó, chúng ta không thể a tòng, níu kéo “chế độ cộng sản” ung thư bất trị của họ, mà phải cố gắng sớm giúp họ vượt khỏi chính gông cùm của họ, hay mời họ ra một thiên đường khác. Hãy để nhơ bẩn lặng xuống, kéo nhau ra cống rãnh, hay bãi thải, thì dòng nước Hồng mới trong lại, dòng Cửu Long mới có lực nuôi dưỡng đủ toàn dân, bằng gạo thơm, bằng cá sạch.

Hãy về lại với con người hiền lành, tử tế trước đây của Đất Việt cao quý. Hãy gây dựng tương lai vững vàng cho dân tộc, đáng trọng, đáng quý. Tương lai của những người dân trong sáng, tự tin, tự hào, trong tầm tay và tấm lòng sạch sẽ, nhân từ của chúng ta, của con cháu chúng ta, tại hải ngoại cũng như trong nước.

Vậy, xin đừng chắp nối những bàn tay dơ bẩn của kể bán nước hại dân. Bất kỳ ở đâu, từ đâu.

Trân trọng.
TS- LS. Lưu Nguyễn Đạt
Phần 5

Ls. Nguyễn Thành, Coordinator “Justice & Peace for Paracel & Spratly Islands of Vietnam”
Truy tố VC ra tòa án Quốc Tế, có đúng thời điểm không? Sep 23, '11 12:29 PM


Lời Thưa.- Bài viết dưới đây được thực hiện cho Đặc San Luật Khoa [phát hành vào dịp] Hội Ngộ Mùa Thu Cựu Sinh Viên Luật Khoa Sàigòn-Huế-CầnThơ, do các CSVLK “trẻ” tổ chức ở San Jose, California, Hoa Kỳ, vào ngày 16/10/2010 sắp tới.

Thật ra, đây chỉ là tóm lược một phần của một bài nghiên cứu khá dài do người viết biên soạn ngay sau khi Toà Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực” [International Criminal Court =ICC] ra đời ngày 11/4/2002 và được báo chí ở Bắc California phổ biến hồi tháng 5 và 6/2002.

Gần đây, cùng với việc đưa đất nước đến chỗ nguy cơ trở thành Tây Tạng 2 của Trung-Quốc, Việt-Cộng đang mưu toan giao Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung-Cộng qua Luật Biển LHQ, việc đem các tội ác của Việt-Cộng ra trước Công Lý Quốc Tế lại được nêu lên. [1]

Từ Sàigòn, ngày 22/8/2010 vừa qua một số cựu tù nhân chính trị lâu năm nhất tố cáo: Cho đến nay, vẫn còn hàng trăm người bị giam cầm vô hạn định, trong đó có Đại Úy QLVNCH Nguyễn Hữu Cầu, bị giam giữ trái phép đã gần 34 năm và bị hành hạ đến gần mù cả 2 mắt.

Khung hướng của Luật Pháp Quốc Tế hiện nay liệt các “tội bắt bớ, hành hạ, thủ tiêu,… người đối lập” vào loại “tội ác nhân quyền” hay “tội ác chống nhân loại” và kẻ bị cáo buộc “có thể bị đem ra xét xử bất cứ ở đâu" và “bị truy lùng đến tận cùng trái đất để đem ra trước công lý."

Người viết xin được phổ biến rộng rãi bài viết vì những gì được nêu trong bài vẫn còn nguyên gía trị và hữu ích đối với việc đem các tội ác của Việt-Cộng ra trước Công Lý Quốc Tế, một phương cách khả thi “cứu nguy đất nước” trước hiện tình “Tổ Quốc lâm nguy” hơn bao giờ hết.

Khuynh Hướng của Luật Pháp Quốc Tế

Sau Thế-Chiến 1939-1945, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “ad hoc” Nuremberg và Tokyo [2] được thiết lập để xét xử bọn chóp bu quốc-xã Đức và quân-phiệt Nhật, những kẻ đã gây chết chóc và tàn tật cho nhiều triệu người trên thế giới. Khi hai Tòa Án này hoàn tất nhiệm vụ cuối năm 1946, bốn Công Ước Quốc Tế về “chiến tranh” và “nhân quyền” ra đời ở Genève với ước mong là các hành vi tàn ác man rợ sẽ không còn tái diễn nữa. Nhưng cuộc chiến tranh lạnh giữa khối Tự Do và Cộng Sản lại tiếp diễn, kéo dài hơn nửa thế kỷ và chém giết, thủ tiêu, tra tấn, tù đầy,... lại hoành hành tàn bạo khắp nơi và thủ phạm không hề bị truy tố, xét xử ở bất kỳ Tòa Án nào.

Sau khi khối Cộng Sản tan rã [năm 1991] không còn tác yêu tác quái được nữa, cộng đồng thế giới lại bắt tay vào việc thiết lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “ad hoc” Bosnia và Rwanda để trừng trị các tội ác man rợ ở Âu và Phi-châu, thực hiện châm ngôn "ở đâu có xã hội, ở đó phải có luật pháp" [ubi societas, ibi jus]. Và khuynh hướng quốc tế ngày càng đòi phải có một Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực” để xét xử những tội ác đối với nhân loại, một tòa án quốc tế hữu hiệu có thẩm quyền tài phán bao trùm khắp nơi mới có thể duy trì được “hòa bình, an ninh” thế giới, hai mục tiêu của LHQ.

Đó là lý do, tháng 6/1998, một hội nghị quốc tế qui tụ 4/5 hội viên LHQ và trên 800 “tổ chức phi chính phủ” [non-governmental organization] hội họp ở trụ sở chi nhánh của Hội Đồng Kinh Tế-Xã Hội [LHQ] ở Rome cùng với Tổng Thư Ký LHQ Kofi Anna để bàn thảo việc thiết lập Toà Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực” [ICC]. Ngày 17/7/1998, 121 nước tham dự hội nghị ký kết Quy Chế Rome thiết lập ICC nhưng ICC vẫn chưa ra đời vì chưa đủ 60 nước phê chuẩn theo quy định. Trong khi đó, Toà Án Quốc Tế Bosnia lại “dậm chân tại chỗ” và Toà Án Quốc Tế Rwanda thì “thất bại” hoàn toàn vì thiếu tài chánh.

Thẩm phán Tây Ban Nha Baltasar Gapzon, nhà tranh đấu nhân quyền tích cực, không thể kiên nhẫn được nữa khi tội ác nghiêm trọng xảy ra khắp địa cầu và tội phạm thì vẫn nhởn nhơ. "Cuộc cách mạng xanh” của giới thẩm phán xảy ra: Ngày 16/10/1998, Gapzon đã gây chấn động thế giới khi ký trát bắt giam cựu Tổng Thống Chile Augusto Pinochet về các tội ác xảy ra trong thời gian cầm quyền [1973-1990] khi ông này đến Anh, dẫn đến phán quyết “làm rung chuyển luật pháp quốc tế” của Tòa Tối Cao Anh. Ngày 2/3/2000, kết thúc vụ án Pinochet, Toà Tối Cao Anh phán quyết: " Một nguyên thủ quốc gia bị cáo buộc vi phạm nhân quyền có thể bị đem ra xét xử bất cứ ở đâu." [3]

Luật gia trứ danh Pháp Samuel Pisar trả lời phỏng vấn về phán quyết của Toà Tối Cao Anh đã nói: " Sự đòi hỏi phổ quát ngày nay là những tội phạm chống nhân loại phải bị truy lùng đến tận cùng trái đất, bất cứ ở đâu và bất kỳ lúc nào có thể tìm ra chúng để đem ra xét xử trước công lý." [4]

Tiếp theo, hàng loạt sự kiện xảy ra trên thế giới đã thể hiện sự hân hoan đón nhận phán quyết lịch sử của Toà Tối Cao Anh hay “luật lý” của Thẩm Phán Gapzon. Năm 2002, Toà Liên Bang Mỹ ở New York đã chấp nhận thụ lý vụ thân nhân sinh viên bị sát hại ở Thiên An Môn ngày 8/6/1989 kiện Thủ Tướng Trung-Cộng Lý Bằng và ra phán quyết khuyến cáo Tổng Thống Zimbabwe Magube phải bồi thường thiệt hại cho các nạn nhân “bị tra tấn, hành hạ” hay thân nhân các người “bị sát hại” bởi đảng cầm quyền của Magube ở Zimbabwe, khi Lý Bằng và Magube đến New York họp Đại Hội Đồng LHQ hàng năm với tư cách nguyên thủ một nước.

Ngày 24/4/2002, thẩm phán Gapzon cùng với một đồng nghiệp ngưòi Pháp yêu cầu Tòa Án Anh cho phép thẩm vấn Kissinger, khi ông này đến diễn thuyết trước 2500 doanh gia ở đại sảnh đường Royal Albert Hall, London, về những liên hệ của Kissinger với các tội ác xảy ra ở Chile dưới thời Pinochet [1973-1990] và tuy Gapzon không thành công nhưng đã khiến Kissinger phải bỏ dở buổi diễn thuyết và vội vàng về Mỹ.

Ngày 11/4/2002, Toà Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực” đầu tiên của thế giới ra đời tại trụ sở LHQ ở New York, sau khi được 10 nước phê chuẩn trong cùng một ngày, nâng số nước phê chuẩn Quy Chế Rome lên 66, vượt quá số 60 quy định, và Toà Án có hiệu lực từ ngày 1/7/2002. Cho đến nay, Toà Án Quốc-gia của Anh, Tây Ban Nha, Pháp, Canada,… đều có thẩm quyền tài phán “quốc tế” như phán quyết của Toà Tối Cao Anh trong vụ Pinochet.

Toà Án Quốc Tế và Tội Ác Việt Cộng

1. Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “tạm thời”?

Ngày 25/5/1993, lần đầu tiên HĐBA ra Nghị Quyết thiết lập Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “tạm thời” [International Criminal Court “ad hoc” Bosnia] để truy tố nguyên thủ đương quyền và 26 cộng sự viên về các "tội ác chống nhân loại" và "tội ác chiến tranh" xảy ra trong phạm vi một nước, gồm đương kim Tổng Thống Liên Bang Nam Tư Slobadan Milosovic, đương kim Tư Lệnh Quân Đội Nam Tư Dragoljub Ojdanic và Tổng Thống Serbia, Milan Milutinovic, trong Liên Bang Nam Tư.

Công tố viên đầu tiên của Tòa Án này là bà Louise Arbour đã nổi tiếng thế giới khi ra trát bắt giam đích danh Tổng Thống Milosovic và cộng sự viên về các “tội ác nghiêm trọng” xảy ra trong lúc cầm quyền. Công tố viên kế nhiệm là bà Carla D. Ponte, trong phiên xử khai mạc vào tháng 2/2002, tuyên bố: "Tòa Án này bắt đầu xét xử cựu Tổng Thống Nam Tư với những cáo buộc về “tội diệt chủng” và nhiều “tội ác nghiêm trọng” khác. Chúng ta sẽ được thấy nền Công Lý Thế Giới đang được tiến hành."

Ngày 11/4/2002, Quốc Hội Nam Tư đã hợp tác với Toà Án Quốc Tế Bosnia khi thông qua đạo luật về dẫn độ, cho phép chính phủ Nam Tư bắt giữ và dẫn độ tới Tòa Án đang diễn ra ở La Hague các tội phạm bị truy tố. Ngày 17/4/2002, hành pháp Nam Tư lệnh cho các bị cáo tự nộp mình cho Tòa Án để đổi lấy quyền tại ngoại trước khi xét xử.

Tư Lệnh Quân Đội Ojdanic bị cáo buộc tội cưỡng bách dân Albania ra khỏi Kosovo để dành riêng vùng này cho sắc dân Serb là người đầu tiên đến trình diện Tòa Án. Phó Thủ Tướng Nam Tư Nikola Sainovic cũng bay sang Hòa Lan trình diện Tòa cùng với Trưởng các trại giam vùng Bosnia, Momcilo Gruban, người bị cáo buộc về các tội tra tấn, đánh đập, hãm hiếp tù nhân và làm chết nhiều người. Và chỉ vài giờ đồng hồ sau khi Quốc Hội Nam Tư thông qua luật dẫn độ cho phép bắt giữ và dẫn độ các bị cáo, Bộ Trưởng Nội Vụ Nam Tư là Vlajko Stojilkovic đã tự tử để tránh sự nhục nhã.

Trong 3 bản cáo trạng dầy gần 160 trang, Milosovic và cộng sự viên bị cáo buộc về các “tội ác chống nhân loại” và “tội ác chiến tranh”, bao gồm các “tội lạm quyền", "tội tra tấn, hành hạ thường dân vô tội", "tội tra tấn, ám sát, thủ tiêu, bỏ tù các nhà đối lập", "tội cưỡng bách các dân tộc thiểu số phải rời bỏ nơi họ đang sinh sống,"… Theo cố Ls Phạm Thanh Dân, từng hành nghề nhiều năm tại Paris, “tất cả các tội ác nghiêm trọng của tập đoàn CS cầm quyền Hà Nội đối với dân tộc VN suốt bao năm qua là những tội ác chống nhân loại và bất khả thời tiêu.” [5]

2. Tòa Án Quốc Gia có Thẩm Quyền “quốc tế”?

Thật ra, trước khi xảy ra phán quyết lịch sử ngày 2/3/200 của Toà Tối Cao Anh, toà án một số nước đã có các phán quyết “nới rộng” thẩm quyền tài phán của Toà Án Quốc Gia.

Vụ án Eichmann : Sau khi Tòa Án Quốc Tế ad hoc Nuremberg xét xử xong nhóm đầu xỏ Quốc-Xã Đức vào cuối năm 1946, Tòa Án các nước vẫn tiếp tục truy nã và xét xử bọn tội phạm Đức còn sót lại. Điển hình là Aldolf Eichmann, chuyên viên giết người của Hitler, đã dùng lý lịch và thông hành giả lẩn trốn ở nhiều nước và sau cùng bị Do Thái bắt ở Argentina. Ngày 11/12/1961, Tòa Án Quốc Gia Do Thái đã lên án tử hình Eichmann về tội ác diệt chủng đối với dân Do Thái trong Thế Chiến II.

Qua vụ án Eichmann, Tòa Án Do Thái đã minh định 2 nguyên tắc quan trọng:

[a] Nguyên tắc "luật hình có giá trị hồi tố đối với các tội phạm nghiêm trọng." Khi Eichmann phạm tội ác đối với dân Do Thái vào thời điểm 1939-1945, nước Do Thái chưa ra đời. Do Thái ra đời vào ngày 14/5/1948 bởi Nghị Quyết của LHQ vào ngày 29/11/1947. Do Thái ban hành “luật hình có hiệu lực về quá khứ" năm 1948 để trừng phạt nhóm Đức Quốc-Xã lẩn trốn, chưa bị trừng trị.

[b] Nguyên tắc "lãnh thổ không giới hạn thẩm quyền của Tòa Án các nước đối với các tội phạm nghiêm trọng" cũng được Tòa Án Do Thái căn cứ vào để ra phán quyết trừng phạt Eihmann về các tội ác nghiêm trọng xảy ra ngoài lãnh thổ Do Thái gần 20 năm trước.

Vụ án Noriego: Viện dẫn lý do gìn giữ kênh đào Panama theo hiệp ước Mỹ-Panama [1978] và lý do bảo vệ công dân Mỹ, ngày 20/12/1989 Tổng Thống George Bush cho quân đội Mỹ hành quân vào Panama bắt Tổng Thống Panama Manuel A. Notiego đem về giam ở Florida. Năm 1992, Toà Liên Bang Mỹ ở Florida tuyên án phạt Noriego 30 năm tù về các “tội rửa tiền” và “tội buôn lậu ma túy."

Qua vụ án Noriego, Tòa Liên Bang Mỹ, ngoài sự công nhận nguyên tắc “lãnh thổ không giới hạn thẩm quyền của Toà Án Quốc Gia đối với các tội ác nghiêm trọng” còn minh định "tội rửa tiền” và “tội buôn lậu ma túy" là "tội ác nghiêm trọng" và “bị luật pháp quốc tế trừng trị.”

Vụ án Pinochet : Ngày 16/10/1998, thế giới sửng sốt trước tin cựu Tổng Thống Chile Augusto Pinochet bị Cảnh Sát Anh bắt giam tại London khi Pinochet tới đây nghỉ hè theo lời mời của bà M. Thatcher, cựu Thủ Tướng Anh, bạn thân của Pinochet và Tổng Thống Mỹ Ronald Reagan.

Người ký trát nã bắt quốc tế là thẩm phán Baltasar Gapzon đã cáo buộc Pinochet 35 tội ác, trong đó có “tội ác diệt chủng, bắt cóc, tra tấn, thủ tiêu đối lập”,… trong thời gian cầm quyền ở Chile [1973-1990], với trên 3,000 người bị giết, hơn 1,000 mất tích, trong đó có cả người ngoại quốc.

Toà Sơ Thẩm London quyết định Anh có thể dẫn độ Pinochet tới Tây Ban Nha một cách hợp pháp. Trái lại, Toà Thượng Thẩm bác bỏ quyết định của Toà dưới và phán quyết việc bắt giữ Pinochet là trái luật vì Pinochet được hưởng “quyền đặc miễn” truy tố. Nội vụ lên Tòa Tối Cao Anh, gồm 5 vị Thẩm Phán chuyên nghiệp [như Tối Cao Pháp Viện Mỹ] và ngày 2/3/2000, Tòa Án này phán quyết: "Một nguyên thủ quốc gia bị cáo buộc vi phạm nhân quyền có thể bị đem ra xét xử bất cứ ở đâu."

Theo "tập tục pháp lý", Tòa Án có thẩm quyền xét xử Pinochet phải là một Tòa Án Hình Sự Quốc Tế như Tòa Án xét xử Milosovic hay một Tòa Án Quốc Gia của Chile mới có thẩm quyền tài phán. Nay, sau án lệ Pinochet, hầu như tất cả các Tòa Án Quốc Gia trên thế giới đều có quyền truy tố và xét xử những tội ác nghiêm trọng như trường hợp Pinochet.

Được tin Pinochet bị bắt ở Anh, các nạn nhân sống sót và gia đình các người bị sát hại đã cùng với các nhà tranh đấu cho nhân quyền biểu tình rầm rộ ở Chile đòi dẫn độ Pinochet đến Tây Ban Nha. Trong khi đó, Tổng Thống Chile Eduardo Frei và bà Magaret Thatcher ráo riết vận động Anh phóng thích Pinochet, trả về nước để Pinochet ra trước Toà Án Quốc Gia của Chile.

Về phần Pinochet, tuy phạm nhiều tội ác trong lúc cầm quyền nhưng đã được Tòa Án Chile ân xá và được phong tước Thượng Nghị Sĩ trọn đời nên tin tưởng là sẽ được hưởng quyền đặc miễn truy tố về trách nhiệm cá nhân trong lúc cầm quyền. Cuối cùng, dàn luật sư danh tiếng biện hộ Pinochet đã cứu Pinochet khỏi bị dẫn độ vì lý do nhân đạo, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của phe bảo thủ Anh và bà Thatcher.

Theo giám định y khoa của 4 bác sĩ, Pinochet 84 tuổi bị bịnh tiểu đường, bịnh tim và từng ngất xỉu 2 lần trong lúc bị giam ở London, bộ não bị chấn thương, chân phải gần tê liệt,… không thể chịu đựng nổi thủ tục pháp lý lâu dài ở Tây Ban Nha.

Theo luật dẫn độ của Anh, Toà Án Anh không có quyền ra lệnh dẫn độ; quyền này và quyền phóng thích thuộc về hành pháp Anh. Do đó, hành pháp Anh [lúc đó là Tổng Trưởng Jack Straw] đã ra lệnh phóng thích và trả Pinochet về Chile vì lý do nhân đạo.

Các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền và những người chống đối việc phóng thích Pinochet biểu tình ở London để ngăn chặn chuyến bay chở Pinochet về Chile không thành công vì tới trễ. Chuyến bay chở Pinochet của không lực Chile đã khởi hành, chỉ 2 giờ sau khi có quyết định phóng thích Pinochet, và không ghé bất cứ nước nào vì sợ bị bắt lại, ngoại trừ một hòn đảo nhỏ thuộc Anh-quốc để tiếp tế nhiên liệu.

3. Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực”? [ICC] [6]

Trước sự “chậm trễ” của Toà Án Quốc Tế “tạm thời” Bosnia và trước tình hình tội ác diệt chủng, tội ác chống nhân loại, tội ác chiến tranh,… ngày càng gia tăng, tháng 6/1998 một Hội Nghị Quốc Tế quy tụ 4/5 nước hội viên LHQ hội họp ở Rome cùng với ông Tổng Thư Ký LHQ Kofi Annan bàn thảo việc thiết lập một Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực” có thẩm quyền tài phán đối với tất cả các tội ác nghiêm trọng trên toàn thế giới.

Sau 5 tuần lễ thảo luận, ngày 17/7/1998, 121 nước ký kết [signature] Quy Chế Rome thiết lập một Toà Án Hình Sự Quốc Tế thường trực. Tuy nhiên, Quy Chế Rome chỉ có hiệu lực khi được 60 nước phê chuẩn [ratification]; do đó Toà Án vẫn chưa hình thành. Phải đến ngày 11/4/2002 Toà Án mới ra đời [và có hiệu lực từ 1/7/2002], sau khi được 10 nước phê chuẩn trong cùng một ngày, nâng số nước phê chuẩn Quy Chế Rome lên 66, vượt quá con số 60 quy định. [7]

Vào ngày 17/7/1998, kết thúc hội nghị Rome, ông Annan tuyên bố: "Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực đang hình thành nhằm cung cấp những gì từ lâu được xem là mắt xích bị thiếu trong hệ thống pháp lý quốc tế để xét xử những tội ác liên quan sâu đậm đối với nhân loại và những tội ác chiến tranh" và, theo Annan, "giấc mơ ấp ủ từ lâu về một Tòa Án Hình Sự Quốc Tế thường trực nay được thực hiện."
Phần 6

Trách nhiệm cá nhân

Điều 1, Điều 25 và Lời Mở Đầu Quy Chế minh định:

[a] ICC có thẩm quyền xét xử các "cá nhân" vi phạm các "tội ác nghiêm trọng" quốc tế quan tâm, quy định trong Quy Chế Rome;

[b] ICC có quyền xét xử "bổ xung" đối với các Tòa Án Quốc Gia.

Tức là:

[a] Nếu quốc-gia là chủ thể đi kiện hay bị kiện trước Toà Án Quốc Tế La Hague [1945] thì cá nhân có quyền đi kiện hay bị kiện trước Toà Án Hình Sự Quốc Tế [ICC] [ra đời ngày 1/7/2002].

[b] ICC sẽ thụ lý nếu Tòa Án Quốc Gia liên hệ [bao che] không đem các "cá nhân" vi phạm các "tội ác nghiêm trọng" ra xét xử hay xét xử nhưng trừng phạt không đúng mức.

Trách nhiệm hình sự

Các Điều khoản khác trong Quy Chế Rome quy định:

[a] Phán quyết của ICC có "tính cách cưỡng hành" [chứ không thể "không thi hành" như ICJ quy định được]

[b] Nguyên tắc “bất khả thời tiêu”: Điều 29 qui định nạn nhân không kiện được lúc này thì sau này kiện lúc nào cũng được, không bị bất cứ "luật hạn chế thời hiệu" nào làm mất đi tố quyền.

Tội ác nghiêm trọng

[a] Điều 5 minh định tổng quát các "tội ác nghiêm trọng" quốc tế quan tâm và trừng trị, gồm: Tội diệt chủng [Crimes of Genocide]; Tội ác chống nhân loại [Crimes against Humanity]; Tội ác chiến tranh [War Crimes]; Tội xâm lược [Crime of Aggression].

[b] Các Điều 6, 7, 8 giải thích và liệt kê các "tội ác nghiêm trọng" bị trừng phạt dài trên 6 trang giấy mà các "cá nhân" nạn nhân có thể kiện trước ICC.


Thẩm quyền tài phán

Điều 13 qui định ICC có thẩm quyền tài phán theo 3 phương cách:

[a] Do quốc gia hội viên khởi tố;

[b] Do HĐBA yêu cầu; hay

[c] Do Công Tố Viên của Tòa Án tự tiến hành điều tra; tức là: Công Tố Viên của ICC có thể tự tiến hành điều tra và đưa ra ICC xét xử các tội ác nghiêm trọng do nạn nhân khởi tố.

Kết luận.- Trong phạm vi một bài báo và nhiều điều không tiện nêu ra ở đây người viết xin được kết luận bài viết như sau:

1. Rõ ràng là việc thiết lập một “Toà Án Hình Sự Quốc Tế “tạm thời” để xét xử bọn tội phạm Việt-Cộng là một giải pháp khả thi mà HĐBA đã từng áp dụng ở Âu-châu, Phi-châu và gần đây là Á-châu với bọn Pol Pot ở Cambodia và tội ác của bọn Milosovic, Mabuge hay Pol Pot không thể nào so sánh về số lượng và thời lượng với các tội ác của Việt-Cộng đối với đất nước và dân Việt trong gần một thế kỷ qua, kể từ khi Hồ Chí Minh bán đứng nhà cách mạng Phan Bội Châu cho Pháp.

2. Việc đem bọn tội phạm Việt-Cộng ra trước các “Toà Án Quốc Gia có thẩm quyền quốc tế” có phần

“đơn giản” và “hữu hiệu” hơn. Ngoài các vụ án tiêu biểu nêu trên, ngày 26/1/2010, Toà Phá Án Paris đã thừa nhận “thẩm quyền quốc tế” của Toà Án Pháp khi cho phép toà dưới thụ lý vụ vợ của ông Ung, cựu Chủ Tịch Quốc Hội Cambodia, kiện trước Toà Án Pháp về việc chồng bà bị tra tấn và mất tích ở Cambodia trong thời gian từ 1975 đến 1979 mà trước đó Toà Thượng Thẩm Paris từ chối thụ lý.

3. Về giải pháp đem bọn tội phạm Việt-Cộng ra trước “Tòa Án Hình Sự Quốc Tế “thường trực” [ICC], Việt-Cộng là 1 trong số 6 nước [trên tổng số 198 hội viên LHQ] chống việc thiết lập ICC vì biết chắc sẽ bị đem ra xét xử trước ICC về đủ thứ tội ác đối với đất nước và dân Việt. Ngoài ra, theo Điều 4 Quy Chế Rome thì “ICC có thẩm quyền trên lãnh thổ các nước hội viên và trên lãnh thổ nước không phải là hội viên với sự thỏa thuận của nước này.”

Thế nhưng theo Điều 13 của Quy Chế thì “Công Tố Viên của Tòa Án có thẩm quyền tự tiến hành điều tra và đưa ra ICC xét xử các tội ác nghiêm trọng do nạn nhân khởi tố.” Khi Mỹ đe dọa rút chữ ký ra khỏi Quy Chế Rome vì sợ rằng các quân nhân Mỹ có mặt khắp nơi trên thế sẽ bị đem ra ICC xét xử về hình sự, Barbara Crossette, bỉnh bút chuyên về luật pháp của tờ New York Times nhận xét: “Dù Bush có rút chữ ký của Mỹ khỏi Quy Chế Rome cũng thế thôi; sẽ không một nước nào được xem là ngoài thẩm quyền tài phán của ICC. Trên lý thuyết, người Mỹ, từ hàng viên chức cao cấp nhất trong chính quyền như Bộ Trưởng Quốc Phòng hay Ngoại Giao đến người lính Mỹ, đều có thể bị truy tố về hình sự trước ICC.” [8]

Thẩm quyền giải thích và áp dụng luật là của Toà Án. Do đó, về giải pháp này, nạn nhân nên nộp đơn khiếu tố với Công Tố Viên để ICC quyết định là hợp lý nhất.

Nguyễn Thành

Coordinator “Justice & Peace for Paracel & Spratly Islands of Vietnam”

Tài Liệu Tham Khảo

-Rome Statute of the International Criminal Court [ICC], United Nations, Original: English and French.

-Ratify or Reject: Examining the US' Opposition to the ICC, Matthew A. Barett, 2000.

-International Human Rights law challenges to the new ICC, Yale Journal of International Law, 2001.

-The American Political Dictionary, Plano and Greenberg, Ninth and Tenth Edition.

-Vụ án Pinochet làm rung chuyển luật pháp quốc tế, Nguyễn Văn Thành, VN nhật báo San Jose, 5/8/2000.

Chú thích

[1] Cựu HQ Tr. tá QLVNCH Vũ Hữu San, tác gỉa “Địa Lý Biển Đông với Hoàng Sa Trường Sa,” sau khi đọc hồ sơ Hà Nội nộp LHQ ngày 6 và 7/5/2009 đã nhận xét: “Hà Nội đã lùi bước khi vẽ hải-đồ nộp LHQ. Dân chúng VN đừng bao giờ nghe chúng nói, hãy nhìn những gì chúng làm. Nếu xem hải-đồ Hà Nội vẽ để nộp LHQ, chúng ta sẽ thấy: 3/4 biển Hoàng Sa nằm trong hải-phận Trung-quốc; VN chỉ còn 1 đảo độc nhất là Tri Tôn, trong số hơn 100 đảo của nhóm Hoàng Sa; 4/5 biển Trường Sa không còn nằm trong hải phận VN. VN chỉ còn đảo Trường Sa nổi và 2 đảo chìm, trong số trên 100 đảo nổi và chìm của nhóm Trường Sa.”

Vẫn theo chuyên gia về Biển Đông Vũ Hữu San: “Hà Nội đã công khai vẽ hải đồ và chính thức nộp LHQ. Từ nay, VN cãi gì ngược lại về hải phận cũng không được. Hà Nội tuyên bố sẽ tìm mọi cách để giải quyết vấn đề Biển Đông và thời gian sắp tới hai bên “cùng bàn bạc, đàm phán, phân định biên giới Biển.” Khi đó, Trung Quốc sẽ dùng hải đồ mà VN đã nộp LHQ để đàm phán thì số phận Hoàng Sa Trường Sa coi như xong!”

[2] "ad hoc" [La-tinh,“for this purpose”,“for this occasion”] được dùng để chỉ tính cách "không thường trực", "tạm thời", cho một "mục đích" hay một "trường hợp" nào đó khi lập một Tòa Án Quốc Tế.

[3] “A former head of State charged with abuse of human rights can be brought to trial almost anywhere.”

[4] “An almost universal clamor today that those who commit crimes against hunanity must be persued to the ends of the world, whenever and wherever they can be found, and brought to justice.”

[5] Ls Phạm Thanh Dân là người đã soạn thảo nhiều tài liệu và do Gs Lương Thị Nga, Chủ Tịch Hội Phụ Nữ VN tại Pháp, trình bầy nhiều lần trước diễn đàn LHQ, trong các khóa họp về nhân quyền ở Geneva vào 2 năm 1994 và 1995. Nghiên cứu các tài liệu của cố Ls Dân, người viết nhận thấy hầu hết những điều ông liệt kê trong Tuyên Cáo tố cáo Việt-Cộng đọc trước LHQ đều được ghi lại trong Điều 6 và 7 của Quy Chế Rome về các “tội ác diệt chủng” và “tội ác chống nhân loại.”

[6] Xin đừng nhầm lẫn ICC với ICJ [International Court of Justice], thường gọi là Toà Án Quốc Tế La Hague, do LHQ lập năm 1945, để phân xử tranh chấp giữa các nước hội viên LHQ. Quy Chế của Toà này quy định: Một bên tranh tụng có quyền “không thi hành” phán quyết của ICJ, dù chính nước này tự ý nhờ ICJ phân xử.

Vì thế, vai trò tài phán của ICJ chỉ là con số “0” và giới luật gia quốc tế cho rằng ICJ không phải là tòa án đúng với nghiã của nó mà chỉ là một "ủy ban trọng tài" trong đó hai bên tranh chấp có quyền không thi hành quyết định của trọng tài. Thế giới mất tin tưởng vào ICJ, nhất là từ khi xảy ra 2 vụ án sau đây, đều liên quan tới Mỹ.

-Vụ án 1: "U.S. v. Iran" (1980). Sau "cách mạng" 1979 ở Iran, bang giao Mỹ-Iran căng thẳng. Đầu 1980, Iran bắt nhân viên ngoại giao Mỹ ở Iran làm con tin. Mỹ kiện Iran trước ICJ [dù Mỹ không công nhận ICJ]. ICJ ra phán quyết buộc Iran thả con tin Mỹ, Iran từ chối không thi hành phán quyết của ICJ. Mỹ bó tay và sau đó phải tìm giải pháp bằng con đường ngoại giao thương thuyết.

-Vụ án 2: "Nicaragua v. U.S." (1984). Năm 1984, Nicaragua kiện Mỹ trước ICJ đòi bồi thường thiệt hại vì CIA [Mỹ] đã yểm trợ vũ khí, tiền bạc, kích động các cuộc nổi loạn và tổ chức gài mìn ở các hải cảng của Nicaragua. ICJ ra phán quyết chấp thuận yêu cầu của Nicaragua và Mỹ không thi hành trước sự chỉ trích dữ dội của nhiều nước trên thế giới].

[7] Theo Justice Sans Frontières, 6 nước chống ICC là Trung Cộng, Ấn, Pakistan, Indonesia, Iraq và Việt Nam; 21 nước không có ý kiến và 12 nước không bỏ phiếu. Trung Cộng sợ sẽ bị kiện vì vấn đề Tây Tạng. Ấn Độ và Pakistan chống vì không thành công khi đòi ghi vào Quy Chế Rome “có vũ khí nguyên tử” là “tội ác nghiêm trọng.” Indonesia có vấn đề Đông Timor, Iraq có vấn đề người Kurk và Việt-Cộng thì lu bù vấn đề. Mỹ lúc đầu chống, sau nghe khuyến cáo của cựu TT J. Carter đã ký Quy Chế Rome vào cuối nhiệm kỳ của TT Clinton.

Theo Hiến Pháp Mỹ, các hiệp ước quan trọng do Tổng Thống [hay đại diện] ký với nước ngoài phải được Thượng Viện chấp thuận [với tỷ lệ 2/3] mới có giá trị. Đầu năm 2001, hành pháp Bush tuyên bố: "Nó (Quy Chế Rome) sẽ không bao giờ được đưa ra trước Thượng Viện để phê chuẩn" và phía lập pháp thì tìm mọi cách để ngăn chặn việc thiết lập ICC với lý do "bảo vệ quân nhân Mỹ gìn giữ hoà bình có mặt khắp thế giới.”

Hạ Viện [Cộng Hoà] Mỹ còn thông qua luật “American Service Members' Protection Act” nhằm ngăn chặn việc Mỹ tham dự vào hoạt động của ICC, cản trở các nước phê chuẩn Quy Chế Rome và ủy quyền cho hành pháp được xử dụng các biện pháp cần thiết để can thiệp cho công dân Mỹ hay đồng minh bị giam giữ bởi ICC.

Thật ra, lý do "bênh vực các quân nhân Mỹ" hoàn toàn không có cơ sở. Vì Quy Chế Rome minh định rõ ràng ICC sẽ "không nhận xét xử khi Toà Án Quốc Gia liên hệ đang điều tra hoặc truy tố, trừ khi Toà Án Quốc Gia liên hệ không chịu điều tra hay truy tố các tội ác hay truy tố nhưng trừng phạt lấy lệ."

[8] “Bush appears to be removing the signature of the US from the treaty creating it. Even so, no country is deemed to be outside the court's jurisdiction. In theory, any American, from a high-ranking official like the Secretary of Defense or State to a soldier in the field, could be accused of a crime.” [War Crimes Tribunal Established, Barbara Crossette [NY Times], San Jose Mercury News, April 12, 2002]
[8] “B

Tướng 3 sao
Xin chào anh Bù nghe anh ra cái tựa đề nghe nóng bỏng quá .
Vũ khí Nhân Quyền có giật sập được chế độ độc tài đảng trị không ?
Xin thưa với anh và mọi người là . Vủ khí nhân quyền sẻ không làm gì được vc cả ,muốn tiêu diệt vc thì phải dùng VỦ KHÍ SÁT THƯƠNG HAY VỦ KHÍ HÓA HỌC thì mới có thể làm tan xác chúng ,chứ với cái món nhân quyền mọi người VN cứ xào đi xào lại cả bao nhiêu năm nay rồi vc có chết thằng nào đâu ? Vc là nhửng thằng lưu manh, gian tà làm gì có nhân quyền mà đòi ,nhân quyền là ở đây nè .
AI CÓ DAO DÙNG DAO ,AI CÓ SÚNG THÌ DÙNG SÚNG,AI KHÔNG CÓ DAO VÀ SÚNG THÌ DÙNG TAY KHÔNG 3 NGƯỜI BÓP CỔ MỘT THẰNG VC .Nếu mọi người đồng lòng làm được như vậy ,thì nhân quyền sẻ tự khắc đến ngay thôi ,tôi tin chắc 100% với mọi người là cái giá để giành lấy sự nhân quyền và tự do thật sự cho dân tộc VN sẻ là một cái giá đắt và có thể sẻ đánh đổi rất nhiều sự hy sinh của dân tộc VN .Người dân miền nam VN ai mà không biết câu nầy .
MUỐN ĂN THÌ LĂN VÀO BẾP .  
Sĩ quan cấp tá
Phong trào Nhân qưyền + Ngày Quốc tế nhân quyền -

Xin mời các bạn nghe Diễn đàn công dân của Nguyễn Đình Toàn, trích từ trang www.diendannguoivietquocgia.com :
************
Diễn Đàn Công Dân: 10-24-2014: Phỏng vấn Bs. Đỗ Văn Hội và ông Nguyễn Văn Tánh về Ngày QTNQ tại New York
Nguồn:  http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=31068
   

1 nhận xét:

  1. Muoi Den Muoi Den đã nối mạng
    Sĩ quan cấp tá
    Vũ khí Nhân Quyền có giật sập được chế độ độc tài đảng trị không ?
    Thưa các bạn,
    Cùng mang trăn trở cho sự tồn vong của một Việt Nam đang điêu linh, khốn khổ ...và tiếp tay với những người yêu tự do, dân chủ, nhân quyền, tôi xin gửi nơi đây những tài liệu pháp lý mà tôi sưu tầm được, liên quan đến Nhân quyền, để các bạn tham khảo và phổ biến đến những nơi, những người đang nặng lòng với đất nước và dân tộc Việt Nam .

    -" Muốn có nhân quyền, kinh nghiệm cho biết, nhân quyền được tôn trọng và thực thi, không phải do thiện chí của nhà cầm quyền, mà do sự đấu tranh của người dân . Muốn có nhân quyền, người dân phải đấu tranh, muốn đấu tranh, phải nâng cao Dân Trí, và chấn hưng Dân Khí . Để nâng cao Dân Trí và Dân Khí, và thực thi Nhân Quyền, chúng ta phải phát

    benzi60 benzi60 đã nối mạng
    Tướng 3 sao
    Xin chào anh Bù nghe anh ra cái tựa đề nghe nóng bỏng quá .
    Vũ khí Nhân Quyền có giật sập được chế độ độc tài đảng trị không ?
    Xin thưa với anh và mọi người là . Vủ khí nhân quyền sẻ không làm gì được vc cả ,muốn tiêu diệt vc thì phải dùng VỦ KHÍ SÁT THƯƠNG HAY VỦ KHÍ HÓA HỌC thì mới có thể làm tan xác chúng ,chứ với cái món nhân quyền mọi người VN cứ xào đi xào lại cả bao nhiêu năm nay rồi vc có chết thằng nào đâu ? Vc là nhửng thằng lưu manh, gian tà làm gì có nhân quyền mà đòi ,nhân quyền là ở đây nè .
    AI CÓ DAO DÙNG DAO ,AI CÓ SÚNG THÌ DÙNG SÚNG,AI KHÔNG CÓ DAO VÀ SÚNG THÌ DÙNG TAY KHÔNG 3 NGƯỜI BÓP CỔ MỘT THẰNG VC .Nếu mọi người đồng lòng làm được như vậy ,thì nhân quyền sẻ tự khắc đến ngay thôi ,tôi tin chắc 100% với mọi người là cái giá để giành lấy sự nhân quyền và tự do thật sự cho dân tộc VN sẻ là một cái giá đắt và có thể sẻ đánh đổi rất nhiều sự hy sinh của dân tộc VN .Người dân miền nam VN ai mà không biết câu nầy .
    MUỐN ĂN THÌ LĂN VÀO BẾP .

    Trả lờiXóa