"HỘI CHỨNG VIỆT NAM" - NỖI ÁM ẢNH, "CĂN BỆNH" ÁC MỘNG VỀ CHIẾN TRANH VIỆT NAM CỦA CÁC CỰU BINH MỸ THAM CHIẾN TẠI VIỆT NAM
Cái chết chưa phải là tất cả, chiến tranh Việt Nam còn để lại những hậu quả khôn lường cho những binh lính Mỹ sống sót trở về. Nó đã “mở ra” một thời kì “sau Việt Nam” đầy đen tối cho nước Mỹ. Đi liền với cái chết, thương tật và những di chứng, binh lính Mỹ còn gặp phải nỗi ám ảnh mang tên “hội chứng Việt Nam”.
Kết quả là đầu những năm 1980, cuộc chiến ấy tạo ra một làn sóng thu hút: Hollywood, mạng lưới truyền hình, ngành công nghiệp âm nhạc hướng tới Việt Nam như một “điểm đến văn hoá”, các học giả, phóng viên, những cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam thì tung ra hàng loạt ấn phẩm về cuộc xung đột, đặc biệt là những tâm điểm các bài học và hậu quả để lại.
Kết quả là đầu những năm 1980, cuộc chiến ấy tạo ra một làn sóng thu hút: Hollywood, mạng lưới truyền hình, ngành công nghiệp âm nhạc hướng tới Việt Nam như một “điểm đến văn hoá”, các học giả, phóng viên, những cựu binh Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam thì tung ra hàng loạt ấn phẩm về cuộc xung đột, đặc biệt là những tâm điểm các bài học và hậu quả để lại.
Dando - Một cựu binh Mỹ run sợ bày tỏ "Tôi luôn thấy như mình có thể sẽ bị chết bất cứ lúc nào, thậm chí ngay trong từng bước đi"
Cựu binh Mỹ Jim Doyle: “Chiến tranh là địa ngục! chiến tranh không chỉ lấy cắp thời thanh niên của tôi mà còn đeo đuổi, ám ảnh suốt cuộc đời tôi”
Bob Kerrey là cựu binh Mỹ, từng tham gia chỉ huy trong vụ thảm sát ở Thạnh Phong, Bến Tre năm 1969 "40 năm nay (năm 2015), không lúc nào tôi không bị ám ảnh bởi cái ngày kinh khủng ấy. Thậm chí mùi của những cái cây nơi tôi ở cũng làm tôi nhớ ngay đến Mỹ Lai, và kỳ lạ mùi của chúng y hệt nhau.
Tôi không mong được tha thứ nhưng tôi thực sự xin ông tha tội cho những gì tôi đã gây ra trên mảnh đất này…".
Tôi không mong được tha thứ nhưng tôi thực sự xin ông tha tội cho những gì tôi đã gây ra trên mảnh đất này…".
John Attaway, hiện là mục sư Tin lành, khuôn mặt đầy uẩn ức, mắt ậng nước nói đứt đoạn: “Tôi là xạ thủ súng máy kiêm thợ máy thuộc một hải đoàn tác chiến 3 năm 67, 68, 69 ở Ðồng bằng sông Cửu Long. Tôi đã bắn rất nhiều. Ðược một số phần thưởng danh dự. Nhưng về Mỹ thì tôi bị trầm cảm. Gan thận cũng tổn thương vì chất độc da cam. Sức khỏe mất gần như 100%. Không hiểu vì lý do gì chúng tôi lại đến tham gia vào cuộc chiến ấy. Ðó là một tội lỗi. Nó làm tổn thương người Mỹ cho đến tận ngày nay. Tôi đến để mong được tha thứ”.
Mike - lính văn phòng, không trực tiếp tham gia chiến trận, và chưa từng đặt chân đến chiến trường Tịnh Khê, Quảng Ngãi. “Tôi đến với Việt Nam bằng khói súng và xin được trở lại bằng tiếng đàn. Chỉ mong đó như những lời thống hối, ân hận khôn xiết, mong được tha thứ và gửi niềm hy vọng cầu mong cuộc sống tốt đẹp”
Khi được hỏi về chiến tranh tại một sự kiện tại Dinh Thống Nhất, TP HCM hồi năm 2013, Paul - (Người dùng cả đời còn lại gắn bó với Việt Nam để xoá đi tội lỗi anh đã gây ra ) đã không cầm được nước mắt và ghi vào sổ lưu niệm:"Người Mỹ không bao giờ nên đặt chân đến Việt Nam".
Sonny Sowell, hiện nay 66 tuổi, từng phục vụ quân đội Mỹ trong 2 năm. Ngày 22/4/1968, ông đăng ký đi nghĩa vụ và được điều tới Fort Polk, Louisiana, trong 8 tuần để huấn luyện cơ bản trước khi được chuyển tới miền Nam Việt Nam. Ông ra quân ngày 22/4/1970. Và từ đó trở đi, ông Sowell chưa bao giờ có một giấc ngủ ngon.
“Chúng tôi luôn phải ngủ trong tình trạng một mắt nhắm, một mắt mở. Chúng tôi có người canh gác, nhưng bạn chẳng bao giờ thực sự muốn ngủ được. Bạn sẽ nghĩ nếu ngủ, có thể sẽ thức dậy với một con dao găm trên bụng. Suy nghĩ đó ám ảnh bạn. Đến giờ tôi vẫn thường phải đến gặp bác sĩ tâm lý. Đã 40 năm và thứ cảm giác đó vẫn hiện hữu”, Sowell nói về những ký ức thời chiến.
Ông Sowell đã được chẩn đoán mắc các bệnh bạch cầu, tiểu đường và rối loạn thần kinh, những căn bệnh mà các bác sĩ của ông cho là có liên quan đến chất độc màu da cam mà quân đội Mỹ rải xuống Việt Nam để phá rừng. “Chúng tôi ở ngay đó khi họ phun thứ chất độc hóa học ấy. Nhưng chúng tôi không biết đó là gì”
Người lính Mỹ đã gặp phải hai cú sốc nặng nề sau khi trở về từ cuộc chiến. Đầu tiên là khi mang súng sang Việt Nam, họ bị tuyên truyền là chiến sĩ bảo vệ tự do, bảo vệ Việt Nam khỏi họa bị “cộng sản” xâm lấn. Thế nên, có những người sau nhiều năm trở về từ cuộc chiến vẫn cho rằng mình chiến đấu cho phe chính nghĩa.
Nỗi đau mất đi người thân, đồng đội hoặc một phần thân thể, nỗi ám ảnh về những nghịch cảnh bạo tàn của quá khứ như bóng ma cứ đeo đuổi mãi, khiến cho vết thương tâm hồn ngày càng trầm trọng thêm, khi mà vết thương thịt da đã được chữa lành.
Nhiều người Mỹ trở về từ cuộc chiến đã mãi kẹt lại ở quá khứ, với những day dứt, hận thù, ám ảnh. Đó là những chấn động lớn về tâm lý và tình cảm của người Mỹ nói chung và các cựu chiến binh Mỹ nói riêng. Nó khiến cho hầu hết lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam đều nghiện một chất gì đó như rượu, thuốc lá… thậm chí cả heroin.
Bên cạnh đó, những tổn thương về tâm lý ở họ còn biểu hiện rõ ràng là thường xuyên trong trạng thái lo lắng, căng thẳng. Hàng chục năm sau chiến tranh Việt Nam, những triệu chứng bệnh đó vẫn còn tồn tại. Đó là cái giá quá đắt mà nước Mỹ phải trả cho cuộc chiến “định mệnh” của chúng ở Việt Nam.
Cú sốc thứ hai với những người lính Mỹ là ngày về, thay vì được đón chào như những anh hùng dân tộc như những lớp cha anh họ sau Chiến tranh thế giới thứ hai hoặc là thế hệ con cháu họ sau này sau vùng Vịnh, họ bị coi là những kẻ giết người.
Số cựu binh Mỹ tự sát sau chiến tranh nhiều hơn cả số người bỏ mạng trong chiến tranh. Có lẽ hơn ba phần tư trong số một triệu người trở thành vô gia cư hoặc thất nghiệp. Gần 700.000 lính quân dịch, rất nhiều người xuất thân nghèo khó, giáo dục thấp không được hưởng trợ cấp xứng đáng. Họ rất khó khăn khi tìm kiếm việc làm, duy trì các quan hệ gia đình…
Hơn nữa, thực tế, hầu như chính phủ Mỹ không làm gì để hỗ trợ các cựu chiến binh cùng gia đình của họ. Sau cuộc chiến đã xuất hiện hàng loạt tác phẩm, phim ảnh, chương trình truyền hình mô tả cuộc sống của cựu binh Mỹ, những ký ức tồi tệ họ trải qua, chứng loạn thần họ gánh chịu khi tham chiến ở Việt Nam và cả khi đã trở về nhà. Nhiều cựu binh đã thành công khi trở lại cuộc sống của những người dân bình thường, nhưng rất nhiều người thất bại.
CHIẾN TRANH VIỆT NAM - Món thuế máu nặng nề với nhân dân Mỹ. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam (1954 – 1975) là sự tiếp tục và cao nhất chính sách bành trướng của đế quốc Mỹ. Chính sách này bắt đầu từ thời kì Mỹ thực hiện “học thuyết Tơ-ru-man” (1947) nhằm đảm bảo “an ninh quốc gia” và “bao vây chủ nghĩa cộng sản”. Để thực hiện âm mưu, dã tâm xâm lược của mình, đế quốc Mỹ đã sử dụng bạo lực phản cách mạng đến cao độ, tiến hành một cuộc chiến tranh lớn nhất từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Tuy nhiên, điều mà Mỹ không bao giờ có thể ngờ tới là cuộc chiến tranh Việt Nam không những không đạt được mục đích ban đầu mà còn vấp phải những thất bại to lớn trên nhiều phương diện.
Chưa bao giờ nước Mỹ sử dụng lực lượng quân đội đông và mạnh để tham chiến như trong chiến tranh Việt Nam, với ý đồ nhanh chóng dẹp yên quân lực “cộng sản”, giành thắng lợi áp đảo. Song, trái với tham vọng đó, chiến tranh Việt Nam không những không mang lại lợi nhuận gì mà còn gây ra nỗi đau dài cho nhân dân Mỹ.
Chưa bao giờ nước Mỹ sử dụng lực lượng quân đội đông và mạnh để tham chiến như trong chiến tranh Việt Nam, với ý đồ nhanh chóng dẹp yên quân lực “cộng sản”, giành thắng lợi áp đảo. Song, trái với tham vọng đó, chiến tranh Việt Nam không những không mang lại lợi nhuận gì mà còn gây ra nỗi đau dài cho nhân dân Mỹ.
Theo thú nhận chính thức của chính phủ Mỹ, con số thương vong của lính Mỹ ở Việt Nam cao hơn tất cả các cuộc chiến tranh trong lịch sử nước này, trừ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Hậu quả đầu tiên là số người chết trong chiến tranh ngày một tăng. Tính chung cả cuộc chiến tranh, con số thống kê công khai là từ 1961-1974 có tới 57.259 người Mỹ đã chết ở Việt Nam trong đó có gần 37.000 người (64%) không quá 21 tuổi. Riêng năm 1970, gần 70% số thương vong là những lính quân dịch trẻ. Đó thực sự là món thuế máu nặng nề đối với nhân dân Mỹ.
CHÚ THÍCH ẢNH:
(1) SP4 Ruediger Richter (Columbus, Georgia), Tiểu đoàn 4, Trung đoàn Bộ binh 503, Lữ đoàn nhảy dù chiến đấu 173 đưa mắt mệt mỏi vì trận đánh đang nhìn lên bầu trời trong khi Trung sĩ Daniel E. Spencer (Bend, Oregon) nhìn xuống xác đồng đội. Trận chiến ban ngày kết thúc, họ chờ đợi trực thăng đến di tản đồng đội của họ khỏi các ngọn đồi có rừng nhiệt đới bao phủ năm 1966.
(1) SP4 Ruediger Richter (Columbus, Georgia), Tiểu đoàn 4, Trung đoàn Bộ binh 503, Lữ đoàn nhảy dù chiến đấu 173 đưa mắt mệt mỏi vì trận đánh đang nhìn lên bầu trời trong khi Trung sĩ Daniel E. Spencer (Bend, Oregon) nhìn xuống xác đồng đội. Trận chiến ban ngày kết thúc, họ chờ đợi trực thăng đến di tản đồng đội của họ khỏi các ngọn đồi có rừng nhiệt đới bao phủ năm 1966.
(2) Một quân nhân Mỹ đội chiếc mũ viết dòng chữ “Chiến tranh là địa ngục”, ngày 18/6/1965. Tác giả bức ảnh là Horst Faas, phóng viên người Đức.
(3) Paul, ngoài cùng bên trái, cùng các đồng đội.
(4) Kenneth Scheil.
(5) Cuốn sách Kill anything that move (trái) và tác giả Nick Turse.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét