Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2020

Lhq Nhận Cờ Vnch, Bỏ Cờ Csvn

Image result for www. Cờ vàng VNCH Image result for www. Cờ vàng VNCH Image result for www. Cờ vàng VNCH

Diễn Hành Văn Hóa: Lhq Nhận Cờ Vnch, Bỏ Cờ Csvn

12/09/2000
Ghi nhanh Trần Đông Đức
Vào chiều ngày 10 tháng 9 năm 2000, một sự kiện trọng đại chưa từng có trong lịch sử tị nạn tại Hoa Kỳ của cộng đồng Việt Nam đã diễn ra tại thành phố New York. Cuộc diễn hành của đồng bào Việt Nam hải ngoại trên đại lộ Madison tới trụ sở Liên Hiệp Quốc đã gây sửng sốt và kinh ngạc cho các quan khách quốc tế. Đây là lần đầu tiên, Liên Hiệp Quốc đã chính thức công nhận văn hóa Việt Nam dưới màu cờ vàng ba sọc đỏ. Họ đã công khai hứa với ban tổ chức rằng sẽ không có màu sắc nào khác ngoài màu cờ vàng duy nhất của đại diện Việt Nam trong cuộc diễn hành về văn hóa của hơn 100 nước tại Liên Hiệp Quốc.
Nhận thấy đây là một thiện ý tích cực của LHQ trong việc cô lập các chính phủ độc tài mà điển hình là CSVN, cộng đồng Việt Nam tại New York và các đoàn thể khắp nơi đã lên kế hoạch nhằm thực hiện một cuộc tuần hành rầm rộ nhất trong tất cả các quốc gia tham dự. Dự định đã thành công và mang lại kết qủa rực rỡ. Trước mặt quan khách liên Hiệp Quốc, quốc gia nào cũng muốn trổ hết sở trường để phô bày văn hóa nước mình ra thế giới. Nhưng sự hùng hậu, huy hoàng, khang trang, mỹ lệ của văn hóa Việt Nam đã làm họ thán phục.
Khoảng một ngàn người Việt Nam đã về tham dự diễn hành đi thành hai hành song song để tạo hình con rồng Việt Nam bằng màu cờ vàng dài tới ba dãy phố. Hai hàng cờ vàng tươi cuộn cuộn tung mình giữa thanh thiên bạch nhật, giữa đại lộ Madison danh tiếng của thành phố New York. Xe phải dừng lại, cùng với tiếng vỗ tay không ngớt của quan khách hai bên đường. Tầm mắt ai nấy đều ngút vàng lấy những là cờ và cờ, theo những đoạn đường tuần hành lên xuống. Nhưng, tất cả đó chỉ mới tạo nên nên thân dáng của rồng mà thôi! Xe hoa với đám rước đi đầu mới là Long Đầu đích thực... là một tác phẩm văn hóa Việt tộc, gây ấn tượng, sự cảm thông và niềm thán phục sâu sắc.
Mở đầu của đoàn diễn hành là một lá đại kỳ được nâng rước bởi sáu vị nữ lưu trong quốc phục áo dài truyền thống. Phái đoàn Việt Nam là phái đoàn có lá cờ lớn nhất trong hàng trăm lá cờ của các quốc gia tham dự. Chỉ tính bề ngang đã bằng một làn đường xe chạỵ Vì có kích thước lớn như vậy, nên khi căng ngang, phiến vải làm cờ bắt gió, tạo sóng cuộn phấp phới. Sóng cờ vàng sọc đỏ in lấp lánh lên những cao ốc bọc kiếng và đá hoa cương lộng lẫy tạo cảm giác ngập lòng nô nức cho đoàn người và quan khách. Sung sướng và hãnh diện thay cho ngọn màu cờ vàng! Dù chưa bao giờ có cơ hội tham gia chính thức vào LHQ bằng đơn vị quốc gia, nhưng vẫn được người Việt hằng nâng niu yêu mến và vẫn đang chinh phục lòng người cho lý tưởng cao cả. Sau phần rước lá đại kỳ là những đại biểu của các cộng đồng đến từ các tiểu bang trong các mẫu áo đồng phục đặc biệt để ghi dấu sự kiện trọng đạị Đây cũng chính là những bước chân chính nghĩa, khát vọng và là linh hồn của nền dân chủ và tự do cho dân tộc Việt Nam về sau mà vấn đề còn lại chỉ là thời gian.
Thế giới đã bắt đầu nhận ra thảm cảnh của CS như một cơn kiếp nạn, đã hủy diệt tất cả các năng lực và sức đề kháng của một dân tộc. Dân tộc Việt Nam còn có những di sản cao quý hơn những điều mà CSVN thường khoe khoang và bóp méo để tô điểm cho tập đoàn gian trá. Để ghi dấu những năng lực và những kỳ tích oanh liệt đó, ban tổ chức diễn hành tại New York đã chọn lấy hình ảnh Hai Bà Trưng cưỡi voi phất cờ khởi nghĩa làm biểu tượng cho lịch sử văn hóa. Trên một chiếc xe hoa được trang hoàng rực rỡ với màu vàng tươi viền đỏ chấm phá, hình tượng voi chiến được dựng lên với đầy đủ yên ngai cờ lọng. Đặc biệt nhất là hai cô gái xinh đẹp đóng vai Trưng Trắc và Trưng Nhị uy nghi trong bộ chinh y vàng chói, cầm gươm đánh đuổi quân nhà Hán. Thật không thể tưởng tượng nổi hình ảnh Hai Bà Trưng trên lưng voi giữa thành phố New York nguy nga của gần 2000 năm sau! Đân tộc Việt Nam đang chia xẻ với thế giới một huyền thoại đẹp đẽ làm vẻ vang người đức hạnh người phụ nữ. Đây cũng là niềm tự hào và tiêu chuẩn cho nhân loại nhằm khẳng định tính chính nghĩa được sàng lọc bởi lịch sử. Phần giới thiệu do người phát ngôn từ khán đài khi đoàn người đi qua cũng đã khẳng định chân lý ấỵ “Tuy sự nghiệp của hai bà Trưng chỉ có trong ba năm, sau đó lại rơi vào tay của nhà Hán và nước Việt lại bị các triều đại Trung Quốc thống trị” Tuy kẻ thù đã có cả ngàn năm để viểt sử, để bóp méo hình ảnh lẫm liệt của hai Bà. Nhưng hôm nay, bóng dáng hiển hách của hai Bà đã lồng lộng giữa thế giới. Còn hình ảnh quân thù quỷ quyệt tàn bạo, thì đang ở góc nào"
Đám rước voi của Hai Bà Trưng rộn ràng trong khí thế tiền hô hậu ủng. Tiếng trống quân vang lên rập ràng từ các thiếu nữ trong bộ xiêm y tứ thân và áo dài đủ màu sắc giữa lòng phố. Các quân lính nghiêm cẩn gươm giáo trong các bộ binh phục cổ truyền. Các bô lão râu dài tóc bạc ngồi phía sau trong quốc phục áo thụng khăn vành. Nhìn vào tác phẩm văn hóa trình giữa làng thế giới mới cảm phục sức sáng tạo đầy tình tự dân tộc của cộng đồng Việt Nam tại New York. Nhưng cũng chưa hết cho phần trình diễn, bản sắc văn hoá lại được giới thiệu bằng một nghi lễ đám cưới truyền gồm cô dâu chú rể cùng với đoàn người mang các lễ phẩm. Đến đoạn này, giữa lòng đại lộ hoa lệ bậc nhất của Tây phương lại thấp thoáng các bóng dài, áo thụng xanh xanh đỏ đỏ. Bên đường lại có các vị trưởng thượng khác cũng mặc áo dài đứng vẫy cờ. Chưa bao giờ giữa New York mà người Việt Nam lại nổi bật như hôm naỵ Thân dáng của rồng vẫn cuộn theo, ngợp tầm mắt, khiến bao du khách, ký giả phải đổ ra đường chụp những cảnh tượng hiếm có. Trong các tầng lớp quan khách, có người lại thì thầm giải thích về màu cờ vàng và vấn nạn của Việt Nam cho nhau nghẹ Có người lại biểu lộ sự thông cảm bằng tiếng reo hò và vỗ tạy. Có người phất cờ nhịp nhàng theo ngọn sóng cờ của đoàn người. Mọi người trong hàng đều cảm thấy lòng phơi phới như những nghệ sĩ được khán giả trao tặng tình cảm. Lại có người cảm thấy lòng rộn rã như đoàn quân trong khúc khải hoàn ca vì họ đang là một chiến sĩ làm vẻ vang văn hóa nước nhà. Có người đã rơi lệ và biểu lộ niềm xúc động với nhau rằng chưa bao giờ thấy lòng được tràn ngập sung sướng như hôm naỵ Và lên trên tất cả của mọi lý luận và tranh chấp về chính trị, màu cờ vàng hôm nay đã nghiễm nhiên trở người thừa kế chính thức của văn hóa ngàn năm dân tộc. Văn hóa Việt Nam ra nước ngoài bằng màu cờ vàng ba sọc đỏ. Những người có lương tâm sẽ không thể nào chối bỏ được sự kiện nàỵ.
Màu cờ vàng giữa chốn tai mắt quốc tế đã biểu hiện sức sống và sự quyết tâm của người Việt Nam hải ngoại. Vì vậy, không lý gì mà thế giới lại làm ngơ trước cảnh đại đa số người Việt Nam, vẫn đầy đủ các chủng tử năng lực ấy lại ngập chìm trong sự nghèo đói và lạc hậu. Móng vuốt của rồng Việt Nam vươn cao với thế giới trong tiếng quân nhạc hùng tráng gây thêm nổi niềm ngưỡng mộ và sự khâm phục. Nhưng, bên kia trời, các móng vuốt vô hình này đang xé nát tâm địa hắc ám cuối cùng của đám sư đồ cuồng dại còn bám theo chủ nghĩa CS phi văn hóa. Đối với người CSVN còn có chút lương tâm thì hình ảnh cuộc diễn hành hôm nay sẽ xói mòn hết những niềm tin cuối cùng vào nhà nước CS nhằm thăng hoa dân tộc. CSVN không thể nào đủ sức làm vẻ vang văn hóa Việt Nam như một cộng đồng Việt Nam lưu vong. Điểm mấu chốt quan trọng hơn hết, Liên Hiệp Quốc đã can đảm đẩy CSVN đứng ra ngoài tư cách đại diện văn hóa Việt Nam mặc dù về công pháp, đây là một nước cũng có môn bài tại tổ chức này từ năm 1976, sau khi chiếm xong VNCH, khai tử “đứa con yêu dấu” là mặt trận giải phóng miền Nam để nhuộm lấy non sông Việt Nam bằng màu cờ đỏ.
Hành động của Liên Hiệp Quốc được cộng đồng Việt Nam ghi nhận là dũng cảm vì đã tạo một môi trường thuận lợi cho hình ảnh của một chính nghĩa của Việt Nam giữa vũ đài quốc tế. Đây có lẽ là một sự kiện ý nghĩa và hiển hách nhất trong 25 năm lưu vong tại hải ngoại của người Việt quốc gia.
Sau đây là tin tóm lược bên lề của toàn bộ cuộc diễn hành cho ngày văn hóa tại Liên Hiệp Quốc.
Chương trình bắt đầu vào lúc 2 giờ theo thứ tự chữ cái nên các nước như Á Căn Đình được đi trước.
Các nước Nam Mỹ nói chung đã biểu diễn các vũ điệu sống động và áo quần rực rỡ.
Các nước Phi Châu cũng nhảy múa với các vũ điệu của các bộ lạc rừng núi.
Các nước ở Âu châu như Ba Lan, Bồ Đào Nha có xe hoa trưng bày các di sản của dân tộc họ.
Đại Hàn: Phái đoàn không phất cờ vì có lẽ tế nhị về vấn đề thống nhất Nam Bắc. Họ múa trống trong y phục cổ truyền cùng với một đội hình tai-won-do.
Trung Quốc: Không có bóng dáng của Đài Loan. Cờ đại lục do một nhóm người nói tiếng Quảng Đông phất. Đại Sứ Quán Trung Quốc thuê một con Lân dài múa ngoằn ngoèo giữa đường và làm cảnh Bát Tiên “lội bộ”. Phái đoàn Trung quốc là phái đoàn đã gây tiếng cười nhiều nhất vì cách ăn mặc lùi xùi của các “hán cộng”, và nhất là có câu tiếng Anh độc đáo. Số là một trong hai đoàn thể tham gia có một cái gọi là “Trung Quốc Phụ Nữ Hội”. Hội này quá sơ sài nên khi dịch tên ra tiếng Anh lại để tên tắt là Chinesse Woman’s Ass. (Ass = Association). Trước tấm vải đề tên hội, có ba bà xẩm mặc xường xám múa vòng veo khiến mấy người Mỹ bảo nhau: “Wow”. Trung Quốc phát cờ cho công chúng bên đường bị quăng lại bừa bãi.
Thái Lan: Đoàn trang trí xe hoa bằng một thứ Phong Lan màu tím rất đẹp và đắt tiền lại khó mua. Trên xe họ trưng bày cổ nhạc và một cái am có mái cong, rất đẹp mắt. Phụ nữ Thái Lan mặc quốc phục, múa rất đẹp và uyển chuyển. Phái đoàn Thái Lan được sắp xếp trước Việt Nam. Họ có khoảng trên 100 người.
Hầu như tất cả các phái đoàn đều dưới 100 người.

Nguồn: https://vietbao.com/a30469/dien-hanh-van-hoa-lhq-nhan-co-vnch-bo-co-csvn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét