Thứ Tư, 7 tháng 8, 2019

NGƯỜI VN SINH RA ĐỂ...CHỜ CHẾT

Sống Không Hận Thù
Hãy Nhớ Cái Chết Đang Chờ Chúng Ta

I. Con Người Sinh Ra Là Để Nhận Cái Chết
Chúng ta sinh ra là để nhận cái chết, nghe vậy có ai sợ không? Nhưng đó là lẽ thật của kiếp sống con người.
Khi mới mở mắt chào đời, thế gian chỉ nói bốn chữ "mở mắt chào đời" thôi, nhưng phải hiểu thêm là mở mắt chào đời cũng đồng nghĩa là "chào đón cái chết". Vì con người có sinh thì phải có tử, nên khi chào đời cũng là chào cái chết. Đó là lẽ thật nhưng ở thế gian ít ai dám nói đến phần sau.
Chúng ta là người học đạo nên nói thẳng không tránh né, không sợ, nghĩa là sinh đi đôi với tử, chào sinh tức là chào tử, rõ ràng là như vậy. Và dù muốn dù không, là người tầm thường bình dân cho đến hạng sang cả, hạng vua chúa gì rồi cũng phải chấp nhận cái chết. Dù ai muốn tránh né cách nào đi nữa nhưng cuối cùng cũng phải chết, muốn cũng chết mà không muốn cũng phải chết.
Thế nên, tất cả chúng ta đang ngồi đây là đang ngồi để chờ đến phiên mình, vì chưa biết là ai được kêu đi trước. Nói chung, tất cả nhân loại đều phải chết và đó là chân lý. Nói "tất cả nhân loại đều chết", đó là còn nói trong giới hạn ở con người, còn nói rộng ra hơn thì tất cả chúng sanh đã có sinh là phải chấp nhận cái chết, hoặc là chết chậm hoặc chết mau. Ai thấy rõ được lẽ thật này đó là thấy pháp, sẽ có một cách sống an ổn và sáng sủa hơn như câu chuyện cô bé con người thợ dệt:
Khi Đức Phật đến vùng Ãlavi thuyết pháp, Ngài dạy quán niệm về sự chết. Có một cô gái con người thợ dệt mới 16 tuổi, nhưng sau khi nghe Phật thuyết pháp xong cô có cảm xúc sâu, trở về thực hành quán niệm suốt ngày đêm. Cô này đúng là có căn lành từ đời trước, mới 16 tuổi mà vừa nghe qua bài pháp về liền ứng dụng đến thâm nhập.
Ba năm sau, Đức Phật quán sát thấy nhân duyên cô bé này sẽ được độ vào dòng Thánh, Ngài mới cùng với 500 vị Tỳ-kheo đi đến vùng Ãlavi này để độ cho cô. Dân chúng vùng này rất vui mừng khi nghe tin Phật đến, cùng nhau đến lễ Phật cúng dường rồi nghe pháp. Cô bé ấy cũng rất vui mừng, nhưng cô phải đi đến xưởng dệt trước khi gặp Phật nghe pháp.
Người cha dặn cô là vẫn còn thiếu một khổ vải nữa cần phải dệt xong trong ngày, nên con phải quấn chỉ vào thoi cho đầy rồi mang đến gấp cho cha. Cô vâng lời ngồi vào đánh sợi để đem đến cho cha, nên lở dỡ thời nghe pháp.
Hôm đó, theo thông lệ khi Đức Phật thọ trai xong sẽ thuyết một thời pháp ngắn cho đại chúng nghe. Nhưng thọ trai xong, Phật vẫn ngồi im lặng không nói, cả đại chúng không biết hôm nay có chuyện gì mà không dám hỏi. Bởi mục đích của Phật đến vùng này là để độ cô gái ấy mà giờ lại không thấy cô trên pháp hội cho nên Ngài đợi.
Bấy giờ, cô bé đã đánh xong chỉ và đem đến xưởng dệt cho cha. Trên đường đi ngang qua Tinh xá, cô đứng lại bên ngoài chăm chú nhìn vào chỗ Đức Phật đang ngồi. Đức Phật nhìn thấy cô và cô ngầm hiểu ý là Phật muốn gọi chô vào. Cô liền vào đến gần nơi Phật ngự, cung kính đảnh lễ Phật rồi ngồi vào hàng thính chúng. Đức Phật hỏi cô:
- Con từ đâu đến?
Cô thưa: 
- Bạch Thế tôn! Con không biết.
Phật hỏi:
- Vậy con sẽ đi đâu?
Cô thưa:
- Bạch Thế tôn! Con không biết.
Phật bảo:
- Con không biết sao?
Cô thưa:
- Bạch Thế tôn! Con biết.
Phật bảo:
- Con biết thật chứ?
Cô thưa:
- Bạch Thế tôn! Con không biết.
Thính chúng trong pháp hội nghe vậy bực mình khó chịu vô cùng nghĩ rằng cô bé này sao trả lời với Phật có vẻ như giỡn chơi, bất kính. Cho nên pháp hội xôn xao, định quở trách hạch tội cô, nhưng Đức Phật biết nên bảo tất cả im lặng! Phật hỏi lại cô:
- Này con! Khi Như Lai hỏi: "Con từ đâu đến?", vì sao con đáp là con không biết?
Cô mới thưa: 
- Bạch Thế tôn! Ngài hẳn là biết con từ nhà đến đây rồi. Nhưng Ngài hỏi như thế, theo ý con hiểu là Thế tôn muốn hỏi con là con từ đâu sinh đến đây, vì con không biết con từ đâu sinh đến nên con đáp là con không biết.
Phật khen:
- Lành thay!
Đức Phật hỏi tiếp:
- Này con! Còn khi Như Lai hỏi: "Con sẽ đi đến đâu?", tại sao con đáp là con không biết?
Cô thưa:
- Bạch Thế tôn! Ngài thấy con cầm giỏ chỉ dệt này thì Ngài cũng biết là con đi đến xưởng dệt nhưng Ngài vẫn hỏi như thế, theo ý con hiểu là Thế tôn muốn hỏi con sau khi rời khỏi thân này con sẽ sinh về đâu? Điều đó con không biết cho nên con đáp là con không biết.
Đức Phật khen ngợi "Lành thay!" lần nữa. Phật lại hỏi tiếp:
- Này con! Vậy khi Như Lai hỏi: "Con không biết sao?", lúc đó tại sao con lại đáp là con biết?
Cô thưa:
- Bạch Thế tôn! Con đáp như thế là vì con biết chắc chắn là con sẽ chết, cho nên con đáp là con biết.
Phật lại khen "Lành thay!" lần nữa và hỏi thêm:
- Này con! Và khi Như Lai hỏi: "Con có biết thật không?", tại sao lúc đó con đáp là con không biết?
Cô thưa:
- Bạch Thế tôn! Con đáp như thế là bởi điều con biết chắc chắn là con sẽ chết, nhưng mà chết vào lúc nào, vào ban đêm hay ban ngày, buổi sáng hay buổi chiều v.v... con không biết cho nên con đáp là con không biết.
Phật lại khen "Lành thay!", rồi Ngài dạy trong đại chúng:
- Các người không hiểu ý câu trả lời của cô bé cho nên mới nổi giận. Với người không có tuệ nhãn cũng giống như đui mù, chỉ người nào có tuệ nhãn mới thấy được điều này.
Phật mới nói thời pháp, cuối thời pháp cô gái này chứng quả Tu-đà-hoàn. Sau đó cô mới đi đến xưởng dệt, đang lúc cha cô đang ngủ, cô đi tới đưa thoi cho cha. Cha cô giật mình choàng dậy kéo khung cửi, đầu khung văng trúng vào ngực cô khiến cô ngã ra chết, ngay đó sinh lên cõi trời Đâu-suất. Sau đó, cha cô phát tâm xuất gia và chứng quả A-la-hán.
Câu chuyện cho chúng ta thấy một cô bé mới 16 tuổi, nghe pháp rồi cảm nhận, về tu tập kỹ nên thâm nhập pháp. Khi Phật hỏi, lúc đó trong tâm cô luôn nghĩ đến pháp và cái chết, nên Phật hỏi là cô hiểu ý và đáp ngay. Còn đại chúng bấy giờ không hiểu được ý câu hỏi của Phật, nên nghĩ theo thế gian. Ở đây, cô bé này hiểu pháp rồi có thực hành pháp, nên khi cô chết cũng chết trong pháp, do đó mà cô đã vào dòng Thánh sinh lên cõi trời. Như vậy, cô đã nói lên đúng lẽ thật của kiếp người, cô sẵn sàng không hề che giấu sự thật vì biết chắc chắn là sẽ chết, cô tin chắc như vậy. Nhờ thường xuyên quán xét nên cô đâu có sợ chết, chết trong niềm tin đối với pháp nên được nhẹ nhàng.
Lúc cô chết chỉ mới 19 tuổi. Đối với thế gian, lứa tuổi này cũng thuộc về chết yểu, nhưng đối với cô thì không phải chết yểu, tuy tuổi thọ ngắn nhưng cô đã chết trong pháp. Cho nên, cái chết của cô là một cái chết trong sáng mà chúng ta phải học theo, vì nhiều khi người trăm tuổi chưa chắc chết được như vậy. Đó là điểm nhắc chúng ta thấy cái chết chắc chắn sẽ đến, phải thấy điều đó để rồi mỗi người có sự chuẩn bị. Trong tập Nhập Bồ Tát Hạnh của Bồ-tát Tịch Thiên, về chương Sám Hối Nghiệp Chướng, có mấy bài kệ nói về sự chết như sau:
"Thần chết không đáng tin cậy gì cả, không chờ tội của ta sạch hay chưa. Bất kể có bệnh hay không bệnh, tử thần đều có thể đoạt mạng, cho nên thật không thể ỷ vào sự sống của mình".
Tức thần chết không đáng tin cậy, nó không chờ tội của mình sạch hay là không sạch, hoặc là có bệnh hay không bệnh, nó có thể đến đoạt mạng mình lúc nào không hay, cho nên không thể tin cậy, ỷ lại vào sự sống này.
"Kẻ thù hóa thành hư vô, người thân cũng tan đi như mây khói. Thân ta chắc chắn phải chết, tất cả rốt cuộc đều trở về không".
Xét rõ thì kẻ thù rồi cũng chết, người thân cũng ra đi, và thân mình rồi cũng ra nghĩa địa, tất cả đều trở về không thì có nghĩa lý gì! Như vậy, thù oán, hờn trách để làm gì! Buồn phiền hờn trách nhau một chút rồi cũng chết, cũng là kéo nhau ra nghĩa địa thôi. Hơn thua nhau chút xíu rồi cả hai cùng ngã lăn ra chết, vậy hơn thua nhau để làm gì? Cũng không thể đem theo được, có đem theo là đem theo nghiệp ác. Hãy luôn nhớ kỹ.
"Mạng sống tiếp tục suy giảm từng ngày đêm không bao giờ ngừng, không thể nào tăng lên thì làm sao một kẻ như ta lại không chết?".
Mạng sống này càng ngày càng giảm dần, bảo đảm đó là triệu chứng phải đi đến cái chết, vậy hãy thường xuyên suy gẫm về lẽ thật này. Đó là điều chúng ta phải biết để mở con mắt pháp cho sáng mà nhìn cuộc đời đúng pháp.
Đừng nhìn theo lối vô minh tăm tối mà đưa đến nhiều khổ đau, lo buồn, hơn thua v.v... những chuyện không đáng kể. Ngoài đời, một tấc đất có khi cũng tranh. Tấc đất cũng còn có cái cụ thể để tranh, còn có cái không cụ thể mà cũng tranh nữa! Như tiếng nói cũng tranh. Lời nói phát ra rồi liền tan như mây khói, vậy mà cũng tranh từng tiếng nói, ai nói hơn tôi là không chịu. Nhưng cuối cùng, hai người đều ngã lăn ra chết chứ không phải một người, vậy có nghĩa lý gì! Đó là điểm nhắc nhở chúng ta phải nhớ kỹ, quán kỹ để thấy lẽ thật, để mở con mắt mình luôn thấy pháp; để thường nhớ sinh ra đây là để nhận cái chết, nên khi còn sống tạm một lúc ở đây thì phải sống sao cho xứng đáng.

II. Sống Có Ý Nghĩa
Chúng ta đã thấy rõ lẽ thật của kiếp sống này như vậy rồi, sống đây là để nhận cái chết nên phải sống làm sao cho có ý nghĩa.
Ngay trong khoảnh khắc bấp bênh tạm bợ này, chúng ta sẽ chết bất cứ lúc nào, nên ai cũng hồi hộp sợ không biết cái chết đến lúc nào với mình! Vậy mà vẫn không khéo cứ lo giành giật, hơn thua làm khổ cho nhau trong giây phút tạm thời ngắn ngủi để chờ chết này. Vậy có ý nghĩa gì? Sống như vậy có thực là sống hay không? Chúng ta sống với cái đâu đâu, sống mà cũng như chết, cuộc sống thật thiếu ý nghĩa.
Như đã nói, hơn thua cho lắm rồi cũng ngã lăn ra chết như nhau, không có được gì. Nếu có được thì cũng được nấm mồ ở ngoài đồng hoang chứ không được ở trong nhà nữa. Trong khi tạo nghiệp ác gây đau khổ cho nhau, hơn thua giành giật, rồi nghiệp đó mang đi theo với mình, và được là được cái đó. Hoặc người khéo hơn khi sống tạo nghiệp lành, có được niềm vui là làm bạn với nghiệp lành cùng đi theo. Nghiệp ác nó đi theo nó hại mình chứ không phải bạn, còn nghiệp lành mới có niềm vui gọi là bạn, cũng đỡ khổ chút đỉnh.
Do đó, người trí phải chọn con đường nào để mình đi, được là được vậy thôi! Vì lúc đó ra đi một mình không ai đi theo cả, phải nhớ như vậy. Cha mẹ, vợ chồng thương cách mấy đi nữa cũng không thể đi theo. Thương nhiều cho mấy đến lúc đó không dám nhìn nữa nói gì là đi theo; có trường hợp không dám cho trở về là khác. Thí dụ chết nhằm ngày trùng thì con cháu sẽ ếm không cho trở về. Nếu nó giàu có sẽ làm đám ma linh đình cho bà con khen ngợi, nhưng khi đưa ra nghĩa địa rồi nó rước thầy ếm không cho về nhà, sợ về rồi rước nó đi. Mới thấy thế gian sống vừa tệ bạc vừa mâu thuẫn, đã rước thầy ếm không cho về nhà mà còn cúng cơm, là cúng cho ai ăn?
Người học đạo hiểu lý nhân quả, nếu chúng ta chưa tới số đừng sợ cha mẹ về rước đi; còn nếu tới số rồi cha mẹ không rước cũng phải đi, ếm cách mấy cũng phải đi. Nhờ vậy, chúng ta có cái nhìn sáng suốt, và sống có nghĩa hơn. Trong Nhập Bồ Tát Hạnh có bài kệ:
"Nếu khi chết ta phải bỏ lại sinh mạng này, cũng như tất cả người thân để ra đi một mình đến nơi vô định, thì kết bạn kết thù có ích lợi gì đâu!".
Lúc đó bỏ lại hết, người thân cũng không đem theo được thì kết bạn, kết thù đâu có lợi ích gì!
"Do tạo những nghiệp bất thiện đời trước mà có ra những thống khổ đời này, vậy làm sao để thoát ly khỏi vòng nhân quả khổ. Ta chỉ nên ngày đêm tư duy như vậy".
Nên thường xuyên tư duy quán xét về nhân quả khổ đau và cách để thoát ly nó. Đây mới là việc làm cấp bách, là điều cần thiết tư duy để chúng ta có hướng đi sáng sủa. Còn những chuyện buồn vui trong đời không quan trọng, dù kết bạn kết thù hay có vui chơi cách mấy đi nữa, khi chết rồi cũng bỏ lại hết.
Hiểu rồi chúng ta thấy được ý nghĩa việc làm của mình và sống cho xứng đáng. Do đó, khi còn sống tạm thời đây, còn đang ngồi đây để mà chờ chết thì chúng ta phải sống làm sao cho cuộc đời có chút ý nghĩa. Trong kinh Pháp Cú nói rõ:
Dầu sống một trăm năm
Ác giới không thiền định.
Tốt hơn sống một ngày
Trì giới tu thiền định.
Sống trăm năm mà không giữ giới tức là ác giới, lại không tu thiền định để tâm an ổn có công đức, chỉ phí nhiều thời gian, tạo nghiệp ác khổ thêm; không bằng chỉ sống một ngày mà biết tu, biết giữ giới.
Ai sống một trăm năm 
Ác tuệ không thiền định,
Tốt hơn sống một ngày
Có tuệ tu thiền định.
Sống một ngày có tuệ, có tu tập thiền định, có công đức, một ngày như vậy mà xứng đáng hơn cả một trăm năm kia.
Ai sống một trăm năm
Lười nhác không tinh tấn.
Tốt hơn sống một ngày
Tinh tấn tận sức mình.
Một ngày mà sống tinh tấn còn hơn sống trăm năm buông lung, cho nên chúng ta thấy mình vào chùa tu hành 20 năm mà buông lung vẫn không bằng một ngày tu tập tinh tấn. Như cô gái con người thợ dệt, sống tới 19 tuổi rồi chết, nhưng là một bài học cho nhiều người học theo. Còn như chúng ta sống cả trăm năm lại bỏ qua mấy mươi năm để cuộc đời uổng phí, vẫn không bằng cô gái chỉ sống 19 năm nhưng cách sống thật có ý nghĩa.
Xét rõ để chúng ta biết cách sống, tuy sống ngắn, sống chỉ một ngày nhưng xứng đáng một ngày. Nghĩa là phải sống vươn lên mà không để chìm xuống, không chôn vùi cuộc đời mình. Phải sống đời sống được bậc trí khen ngợi, đó là khéo biết sống.

III. Chuẩn Bị Cho Cái Chết Có Ý Nghĩa
Chuẩn bị như thế nào để sống có ý nghĩa mà chết cũng có ý nghĩa. Nghĩa là tất cả ai rồi cũng phải chết, đó là chỗ gặp nhau, chỗ giống nhau, nhưng cách chết của mỗi người thì có khác, đó là chỗ mà mỗi người phải học để chuẩn bị.
Có cái chết trong quằn quại đau khổ, chết trong kinh hoàng, hoặc là cái chết trong mờ mịt tối tăm không có lối đi, đó cũng là chết. Hoặc là có cái chết an lành, chết trong chánh pháp, chết với niềm tin sáng suốt thì cũng chết nhưng rõ ràng có khác. Chúng ta là những người đệ tử Phật, có học đạo hiểu đạo thì phải chết như thế nào cho thích hợp. Chúng ta phải chọn ngay lúc này, là đang ngồi để chờ chết đây, không phải đợi tới đó mới chọn thì không kịp. Bởi vì lúc đó đâu còn tinh thần để mà chọn nữa, hiện tại tinh thần còn sáng suốt mà không chọn là bỏ qua cơ hội tốt.
Chọn tức là chọn cho mình một cái chết an lành, có niềm tin vững với chánh pháp, thân chết nhưng tâm không chết, như vậy mới xứng đáng. Muốn được như vậy thì phải thường xuyên quán niệm về sự chết để chuẩn bị, đừng nghĩ cái chết còn xa, còn lâu mà lúc nào cũng luôn tập quán niệm để chúng ta làm quen với sự chết, vì khi bất ngờ tới thì trở tay không kịp.
Người thế gian thường làm ngơ, sợ không dám nói tới chết, nhưng khi nó tới bất ngờ thì hoảng hốt, chới với bởi vì chưa quen, còn người đã quen rồi tới lúc đó được bình tĩnh. Muốn vậy, chúng ta thường xuyên tu tập nhiều thiện nghiệp, tu tập theo pháp để huân sâu chủng tử lành trong tâm, để khi chết đến chúng ta chỉ nhớ thiện nghiệp, nhớ pháp nên không sợ vì có chỗ tựa, tâm an ổn ra đi. Còn kia là không có chỗ tựa, những nghiệp ác tới lúc đó quấy rối thêm, nên tâm càng hoảng hốt, mà tâm hoảng hốt tức nhiên nó càng đi bậy!
Phải luôn luôn nhớ thân này là vô thường, bản chất của nó là tan rã nên nó không phải là ta, là của ta, để không có ý niệm tham luyến về thân. Do đó, tới lúc phải bỏ nó thì sẵn sàng bỏ, không có giằng co vì như vậy sẽ khó chết. Còn biết tới lúc đó rồi, làm gì thì nó cũng phải tan rã, dù nắm cách mấy cũng phải buông thì buông một cái cho nhẹ, đi cho nhẹ nhàng, đó là nhờ không phải quá tham luyến về thân.
Rồi nhớ cha mẹ, con cái, bà con quyến thuộc, anh em, bạn bè thân thích v.v... cũng đều là pháp tan rã, đều không phải là của ta, nên không để ý niệm tham luyến trói buộc mà mãi nhớ những người thân thích thì cũng khó ra đi, là chết trong cái khổ. Bởi vì đó đều là những pháp phải tan rã, đều phải chia tay, làm gì cũng không thể nắm níu, có nắm níu gì cũng đâu kéo đi theo được, nên đừng tham luyến thì tâm nhẹ nhàng ra đi.
Kế nữa, thường nhớ nhà cửa, tài sản, ruộng vườn, kim cương, hột xoàn, v.v... cũng là pháp tan rã, đều không phải là cái của ta, cho nên cũng đừng khởi ý niệm tham luyến, như vậy ra đi được nhẹ nhàng. Như lời Phật dạy, những thứ đó thuộc về của năm nhà chứ không phải của chúng ta, chúng ta chỉ tạm dùng một lúc nào đó thôi, rồi cũng phải buông tất cả. Lẽ thật của nó là như vậy.
Cho nên, người đời vì mê lầm mà phải tạo những nghiệp sai lầm; còn người học đạo biết rõ chỗ đó rồi có hướng đi đúng, luôn xả bỏ những tâm niệm nuối tiếc, tư tưởng tham dục, hận thù che lấp tâm trong sáng của mình để lúc ra đi được nhẹ nhàng. Phải học thuộc lòng và quán sâu bài kệ của kinh Kim Cang:
Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, huyễn, bọt, bóng,
Như sương cũng như chớp,
Nên khởi quán như thế.
Nên nhớ tất cả pháp hữu vi đều là như mộng, như huyễn, như bọt như bóng hoặc như sương, như điện chớp, thường xuyên quán kỹ như vậy tâm chúng ta sẽ nhẹ nhàng và bớt tham luyến. Đó là nhắc cho chúng ta luôn nhớ rõ thế gian này đều không có gì đáng để cho mình tham luyến, chấp thủ. Bởi vì tất cả đều là pháp vô thường phải tan rã, không có thực thể chắc chắn gì hết.
Ngay bản thân của chúng ta đây còn không chắc chắn, không phải của mình, không thể giữ được thì có cái gì trên đời này mà có thể giữ được đâu! Biết thân này sắp chết mà còn giữ không được, lại lo giữ những thứ bên ngoài kia có mê lầm không? Người nhẹ tình chấp sẽ ra đi nhẹ nhàng, tự cứu cho mình chính là chỗ đó.
Nếu những người thân, những người gần gũi mà hiểu Phật pháp, hiểu đạo thì cũng nên trợ duyên thêm để nhắc nhở cho nhau những điều cần thiết này, đó là rất tốt. Đừng tới lúc đó khóc lóc, than kể để kéo trở lại làm khổ thêm cho nhau. Tưởng đâu thương nhưng lại làm khổ thêm cho nhau, khiến người thân quyến luyến khó đi. Còn như chúng ta dùng những lời Phật pháp, những yếu chỉ như đây để nhắc nhở giúp thân nhân không còn tham luyến, không còn bám chấp lầm lẫn để ra đi nhẹ nhàng, làm bạn đạo trợ duyên cho nhau. Như câu chuyện bà mẹ của ông Nakula. Lúc ấy, Đức Phật ở tại khu rừng Lộc Uyển. Khi người cha của ông bị trọng bệnh hấp hối sắp chết, mẹ của ông nói với chồng (tức cha của ông Nakula): "Thưa gia chủ! Gia chủ chớ có mạng chung với tâm còn mong cầu luyến ái. Đau khổ là khi người mạng chung với tâm còn mong cầu luyến ái. Thế tôn đã quở trách người khi mạng chung với tâm còn mong cầu luyến ái".
Bà vợ nhắc chồng khi sắp mạng chung chớ có chết với tâm còn mong cầu luyến ái. Sau đó, bà nhắc lại lời Phật dạy cho ông nhớ, vì các vị cũng là Phật tử thường nghe Phật thuyết pháp.
Bà lại nhắc: "Gia chủ có thể suy nghĩ: Sau khi ta mạng chung, mẹ của Nakula không thể nuôi dưỡng các con và duy trì nhà cửa. Sau khi ta mạng chung, mẹ của Nakula sẽ đi đến một gia đình khác. Sau khi ta mạng chung, mẹ của Nakula sẽ không muốn yết kiến Thế tôn và chúng tăng. Sau khi ta mạng chung, mẹ của Nakula sẽ không giữ giới một cách đầy đủ.
Thưa gia chủ! Gia chủ chớ có nghĩ vậy, sau khi gia chủ mạng chung, tôi có thể nuôi dưỡng con cái và duy trì nhà cửa. Gia chủ cũng đã biết 16 năm nay tôi đã sống với gia chủ và thực hành Phạm hạnh thế nào rồi. Sau khi gia chủ mạng chung, tôi sẽ yết kiến Thế tôn và chúng Tăng nhiều hơn, cho đến khi nào các nữ đệ tử áo trắng còn giữ giới luật một cách đầy đủ thì tôi là một trong những người đó. Do vậy, gia chủ chớ có mạng chung với tâm còn mong cầu luyến ái".
"Đệ tử áo trắng" tức là cư sĩ của Thế tôn. Bà trợ duyên nhắc nhở người chồng rất hay, chúng ta cũng khéo học những cách này để nhắc nhở bạn bè hay người thân trong gia đình khi sắp mạng chung để cho họ ra đi trong tâm an ổn nhẹ nhàng không phải tham luyến rồi lo lắng cho những người còn ở lại mà đi vào cảnh xấu. Bởi vì có nhiều người sắp chết, luôn lo sợ gia đình sống không đủ ăn, vợ nuôi con không nổi, nhưng lo vậy cũng đâu làm gì được. Nếu như vậy khi ra đi sẽ không yên, chết bất an rồi đi vào chỗ xấu.
Đó là những bài học cho chúng ta biết cách trợ duyên cho người thân khi sắp chết được buông xả nhẹ nhàng, và luôn nhắc nhở bản thân chuẩn bị cho ngày ra đi, như thế cuộc sống ngắn ngủi này cũng tạm có ý nghĩa của người đệ tử Phật. Được vậy thời gian chúng ta học đạo mới không uổng phí, và cũng có ít nhiều vốn liếng có thể dùng được. Đây là những điều quan trọng, là những việc cấp bách, thiết thực cho cuộc sống của con người nhưng người ta lại ít đế ý, mà để ý những cái không cấp bách, những chuyện đâu đâu quên mất cái chính, đó là điên đảo.

IV. Tóm Kết
Tất cả hãy luôn nhớ là chúng ta đang sống đây là đang sống để đón nhận cái chết, bởi vì đã sinh ra tức là phải chết. Vậy thì mỗi ngày, hay là mỗi giờ, mỗi phút chúng ta đang sống đây là sống tạm, sống để tiến gần đến cái chết, để nhận lấy cái chết. Nghe nói thế thấy buồn nhưng lẽ thật là như vậy.
Nhưng nếu chúng ta là người hiểu đạo thì không đến nổi buồn vì có cách sống như trước đã nói: "Thân này chết nhưng tâm không chết", như vậy mới có ý nghĩa. Và hiện tại đây, chúng ta đâu có thời giờ để mà vui buồn, hơn thua, giành giật với nhau. Trong khi hơn thua giành giật là giành giật cái gì? Những cái bóng tạm thời, đâu có nắm được gì, giống như cô công chúa đòi hạt ngọc bằng bong bóng nước, nắm rồi tan vậy thôi.
Chúng ta cũng vậy, khi còn mê cũng hơn thua giành giật, tưởng đâu nắm được gì nhưng đâu có nắm được gì, nắm vào tay rồi cũng tan. Nhiều khi chịu khổ nhọc để được danh vọng, địa vị nắm trong tay, nhưng nắm chút rồi cũng tan, có khi mới nắm đã tan rồi. Nếu không khéo tranh đua tạo đau khổ cho nhau càng không có lợi ích mà là tạo thêm nghiệp ác. Chi bằng cùng sống tốt với nhau để chia sẻ, nhắc nhở nhau, cùng ra đi trong vui vẻ nhẹ nhàng có phải hay hơn; vì làm khổ thêm cho nhau thì đâu có ý nghĩa gì! Người đời vì mê không thấy được lẽ thật cho nên mới đối với nhau như vậy, còn đây chúng ta thấy được đúng lẽ thật nên hiện tại còn gặp đây phải tập sống tốt với nhau sẽ hay hơn.
Kế nữa là cũng đâu có thời giờ nhiều để cho chúng ta buông lung, phóng dật theo những cái vui giả tạo, qua chút rồi thôi. Đi chơi tham quan ngắm cảnh, chụp hình rồi về cũng trả về quá khứ thôi; xem ti-vi, cải lương toàn là những thứ giả tạo, rõ ràng đâu có thật, vậy mà lại còn cười khóc theo nó nên mê thêm nữa, làm mất thời giờ vô ích. Tại sao người đời lại phải theo những thứ đó? Vì cuộc sống của họ quá khổ nên mượn cái đó tạm giải trí an ủi cho qua, chứ không có những cái đó thì chỉ nhớ đến khổ.
Người biết đạo đâu để thời giờ phung phí, buông lung vào những cái vui giả tạm vô ích, để mang lấy cái khổ lâu dài về sau. Nếu là người trí, người biết tự thương mình thì đâu nên làm như vậy, mà phải suy nghĩ trở lại. Nghĩa là sự thật nói là chúng ta sống đây để đón nhận cái chết thì đó cũng là nói hơi xa, nếu nói kỹ hơn thì phải nói cái chết nó ở ngay trong cái sống đây, không phải ở đâu mà phải đón nhận nó.
Một Thiền sư Thái Lan có lời nhắc nhở cho tất cả rằng: "Người hiểu biết phải ý thức rõ ràng rằng mọi pháp trên thế gian không có bản thể trường cửu. Bởi vậy, người hiểu biết thì không vui hay buồn, vì họ không bị cuốn trôi theo các pháp thế gian luôn luôn biến đổi này. Trở nên vui là sinh, trở nên buồn là tử. Chết rồi lại sinh ra, và sinh ra rồi lại chết nữa. Sống và chết trong từng phút giây là sự luôn luôn bất tận của vòng sinh tử".
Người hiểu biết đây là người trí theo Phật pháp, thì hiểu rõ mọi pháp trên thế gian không có bản thể lâu dài của nó. Vì thế người trí không theo pháp thế gian biến đổi mà vui buồn theo nó, thành thay đổi theo nó. Hơn nữa, ngay hiện tại đây khỏi cần phải tìm đâu xa, sinh tử ngay trong từng phút giây, đâu phải đợi đón nhận. Người hiểu kỹ là thấy như vậy, mà thấy vậy tức là thấy pháp, và sống được với pháp thì đúng là có chỗ sống sáng sủa và an lành, để lúc ra đi bảo đảm có sức tự chủ tuy chưa hoàn toàn nhưng cũng tương đối.
Như vậy, dòng sinh tử đáng sợ mà tất cả chúng ta đang vướng phải, nhưng lại không lo, lại lo những chuyện đâu đâu thật là quá uổng công. Là người học Phật, là người hiểu đạo chúng ta đâu có thể sống trôi theo dòng mê lầm đó mãi, ít nhất cũng phải có chút tỉnh táo quay trở lại.
Nếu mỗi ngày có sinh tâm vui buồn, hay sinh tâm buông lung thì hãy luôn nhớ nhắc mình "Cái Chết Đang Chờ Chúng Ta" thì mấy tâm đó sẽ bớt. Đây là bài học cuối năm xin gửi đến tất cả mọi người để làm món quà Tết thật nhiều ý nghĩa. 
#MCThanhTâm #vietlivetv #TinTuc
NGƯỜI VN SINH RA ĐỂ...CHỜ CHẾT

Giới thiệu về trang web này



Sau Khi Chết Chúng Ta Sẽ Đi Về Đâu?


Cả Giô-suê và vua Đa-vít đã nói đến về sự chết của mình rằng “Nầy, ngày nay ta sẽ đi đường cả thế gian phải đi” (Giô-suê 23:14; 1 Các Vua 2:2). Một trong những câu nói của loài người chúng ta phơi bày nên sự thật không thể chối bỏ được, dù đôi lúc chúng ta không hề muốn nói đến. Dù muốn dù không thì cả thế gian này đều gặp nhau tại một con đường, đoạn đường mà từ già đền trẻ, giàu hay nghèo và khỏe mạnh hay đau yếu! Điều đặc biệt về sự chết là không ai trong chúng ta trở nên ngoại lệ, và đoạn đường này là một đi không trở lại nên không ai có thể mô tả hay kể lại về nó cho chúng ta hầu cho cảm súc của chúng ta khi nghe nói về nói hoặc phấn khích hay kinh khiếp. Chình vì lý do không ai biết gì sau cái chết nên chúng ta thường nghe nhiều người đồn đoán về sự chết của một người sẽ trở thành và ra sao khi cái chết đến:
  • Luân Hồi: là ý tưởng nếu mình sống tốt có thể trở lại làm người vào kiếp sau, hay xấu thì trỏ thành động vật khi đầu thai chuyển kiếp.
  • Hồn Ma: khi người chết đi không siêu thoát hay vì lý do nào đó sau khi chết hồn của họ vẫn còn trên thế gian và có mối quan hệ hay tiếp xúc nào đó với người sống. Việc người Việt Nam hay tổ chức cúng kiến và lễ giỗ cho người thân nói lên ý tưởng này rất rõ ràng.
  • Luyện Ngục: là ý tưởng nói đến việc người chết phải ở một nơi đau đớn chờ rửa sạch hết tội trước khi được lên thiên đàng.
  • Chết là hết: nói lên ý tưởng loài người không có linh hồn và việc chết người đó không còn tồn tại nữa như vậy không có việc lên hay xuống – thiên đàng và địa ngục.
  • Những ý tưởng như trên không hơn không kém chỉ là sự suy đoán của con người và không tồn tại bằng chứng nào chứng minh nó là đúng, như vậy ai thích nghĩ sao thì nó là vậy, mặc cho nó có thật hay không?!
Đối với tín đồ Đấng Đấng Christ, chúng ta không cần phải suy đoán câu trả lời cho câu hỏi khi chết chúng ta sẽ đi về đâu? Vì chúng ta được Đức Chúa Trời tạo dựng và Ngài là Đấng Tạo Hóa cho mọi vật thì chính lời Ngài sẽ bày tỏ cho chúng ta biết câu trả lời. Trong bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu hành trình của linh hồn về nguồn gốc và đích đến của nó.

A.    Nguồn Gốc Của Linh Hồn

Khi công cuộc sáng tạo của Đức Chúa Trời gần đi đến hồi kết thì trọng tâm của sự sáng tạo này chính là loài người khi Ngài quyết định làm nên loài người. Cũng bởi sự nhận biết này mà chúng ta nhận biết nguồn gốc của mình.

I.          Linh Hồn Đến Từ Đức Chúa Trời, Thân Xác Từ Bụi Đất.

và bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Ðức Chúa Trờilà Ðấng đã ban nó. (Truyền Đạo 12:7)
Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng khi thân xác này trở về bụi đất là nơi mà thân xác được tạo dựng thì phần còn lại của con người tức là linh hồn (soul) hay thần linh (spirit) trờ về cùng Đức Chúa Trời. Điểm thú vị nằm ở chỗ Đức Thánh Linh cho chúng ta biết rằng linh hồn không xuất phát từ thế gian này nhưng từ nơi Đức Chúa Trời. Nói cách khác, thân xác con người ra từ bụi đất nhưng phần linh hồn thì ra từ Đức Chúa Trời, nghĩa là xuất thân của loài người đến từ thiên đàng – trời, chứ không phải từ đất.
Giê-hô-va Ðức Chúa Trời bèn lấy bụi đất nắn nên hình người, hà sanh khí vào lỗ mũi; thì người trở nên một loài sanh linh.(Sáng Thế Ký 2:7)
26 Ðức Chúa Trời phán rằng: Chúng ta hãy làm nên loài người như hình ta và theo tượng ta, đặng quản trị loài cá biển, loài chim trời, loài súc vật, loài côn trùng bò trên mặt đất, và khắp cả đất. 27 Ðức Chúa Trời dựng nên loài người như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Ðức Chúa Trời; Ngài dựng nên người nam cùng người nữ. (Sáng Thế Ký 1:26-27)
Khi Đức Chúa Trời tạo dựng chúng ta giống như hình ảnh của Ngài cũng đồng nghĩa chúng ta chúng ta giống và mặt thần linh vì Giăng 4:24 cho biết Đức Chúa Trời là thần. Đức Chúa Trời không có thân xác vậy chúng ta giống về mặt đó. Nhưng khi Đức Chúa Trời ban thần linh của Ngài xuống thế gian thì Ngài ban cho thân xác để làm vỏ bọc cho linh hồn. Do đó khi bào thai hình thành trong bụng mẹ thì cũng là lúc Đức Chúa Trời ban cho linh hồn[1]. Do đó loài người khi sinh ra có cha mẹ về phần xác nhưng cũng có cha về phần linh hồn.
Cha về phần xác sửa phạt, mà chúng ta còn kinh sợ thay, huống chi Cha về phần hồn, chúng ta há chẳng càng nên vâng phục lắm để được sự sống sao? (Hê-bơ-rơ 12:9)

II.          Sự Chết Của Thân Xác Và Linh Hồn Bởi Cớ Tội Lỗi.

Kinh Thánh cho chúng ta biết rằng loài người được tạo dựng một cách hoàn hảo và tốt lành (Sáng Thế Ký 1:31). Nhưng với ý chí tự do Đức Chúa Trời cho phép chúng ta chọn vâng lời Ngài hay không. Cũng bởi sự lựa chọn này mà chúng ta sẽ có phước lành hay sự rủa xả. Vậy hai người đầu tiên trên đất này đã chọn không vâng phục Đức Chúa Trời nên dẫn đến việc thân xác phải chết, nghĩa là “cho đến ngày nào ngươi trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi.” Sáng Thế Ký 3:31. Sự chết này không chỉ dừng lại nơi thân xác nhưng nó gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn chính là cái chết của linh hồn.
Nầy, mọi linh hồn đều thuộc về ta; linh hồn của cha cũng như linh hồn của con, đều thuộc về ta; linh hồn nào phạm tội thì sẽ chết. (Ê-xê-chi-ên 18:4)

1.     Thân Xác Loài Người Hấp Hối (Chết Từ Từ - Gần Chết) Từ Ngày Nó Chào Đời!

1 Trong buổi còn thơ ấu hãy tưởng nhớ Ðấng Tạo hóa ngươi, trước khi người ngày gian nan chưa đến, trước khi những năm tới mà ngươi nói rằng: Ta không lấy làm vui lòng; 2 trước khi ánh sáng mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao chưa tối tăm, và mây chưa lại tuôn đến sau cơn mưa; 3 trong ngày ấy kẻ giữ nhà run rẩy, những người mạnh sức cong khom, kẻ xay cối ngừng lại bởi vì số ít, nhiều kẻ trông xem qua cửa sổ đã làng mắt, 4 hai cánh cửa bên đường đóng lại, và tiếng xay mỏn lần; lúc ấy người ta nghe tiếng chim kêu bèn chờ dậy, và tiếng con gái hát đều hạ hơi; 5 lại người ta sợ sệt mà lên cao, và hãi hùng lúc đi đường; lúc ấy cây hạnh trổ bông, cào cào trở nên nặng, và sự ước ao chẳng còn nữa; vì bấy giờ người đi đến nơi ở đời đời của mình, còn những kẻ tang chế đều đi vòng quanh các đường phố: 6 lại hãy tưởng nhớ Ðấng Tạo hóa trước khi dây bạc đất, và chén vàng bể, trước khi vò vỡ ra bên suối, và bánh xe gãy ra trên giếng; 7 và bụi tro trở vào đất y như nguyên cũ, và thần linh trở về nơi Ðức Chúa Trời, là Ðấng đã ban nó. (Truyền Đạo 12:1-7)
10 Tuổi tác của chúng tôi đến được bảy mươi, Còn nếu mạnh khỏe thì đến tám mươi; Song sự kiêu căng của nó bất quá là lao khổ và buồn thảm, Vì đời sống chóng qua, rồi chúng tôi bay mất đi. (Thi Thiên 90:10)
16 Vậy nên chúng ta chẳng ngã lòng, dầu người bề ngoài hư nát, nhưng người bề trong cứ đổi mới càng ngày càng hơn. (2 Cô-rinh-tô 4:16)
Vả, chúng ta biết rằng nếu nhà tạm của chúng ta dưới đất đổ nát, thì chúng ta lại có nhà đời đời tại trên trời, bởi Đức Chúa Trời, không phải bởi tay người làm ra. (2 Cô-rinh-tô 5:1)
53 Vả, thể hay hư nát nầy phải mặc lấy sự không hay hư nát, và thể hay chết nầy phải mặc lấy sự không hay chết. (1 Cô-rinh-tô 15:53)
Qua những câu Kinh Thánh trên chỉ ra rằng loài người chúng ta có một thân xác hay chết và hư nát. Thân xác này không tồn tại mãi mãi “Vì, sự sống của anh em là chi? Chẳng qua như hơi nước, hiện ra một lát rồi lại tan ngay.” (Gia-cơ 4:14)

2.     Sự Chết Đến Khi... hồn lìa khỏi xác.

18 Vả, bởi Ra-chên gần trút linh hồn, vì đương cơn hấp hối, ... (Sáng Thế Ký 35:18)
26 Vả, xác chẳng có hồn thì chết... (Gia-cơ 2:26)

III.          Mục Đích Sống Của Chúng Ta Là Gì Trong Khi Sự Chết Đang Gần Từng Ngày?

Vả, chúng ta biết rằng nếu nhà tạm của chúng ta dưới đất đổ nát, thì chúng ta lại có nhà đời đời tại trên trời, bởi Đức Chúa Trời, không phải bởi tay người làm ra. 2 Vì chúng ta thật than thở trong nhà tạm nầy, mà hết sức mong được mặc lấy nhà chúng ta từ trên trời, 3 miễn là gặp thấy chúng ta đang mặc áo, không trần truồng. 4 Bởi chưng chúng ta ở trong nhà tạm nầy, than thở dưới gánh nặng, vì chúng ta không cầu cho bị lột trần, song cầu cho được mặc lại, để sự gì hay chết trong chúng ta bị sự sống nuốt đi. 5 Đấng đã gây dựng chúng ta cho được sự ấy, ấy là Đức Chúa Trời, đã ban của tin của Đức Thánh Linh cho chúng ta. 6 Vậy, chúng ta hằng đầy lòng tin cậy, và biết rằng khi chúng ta đang ở trong thân thể nầy thì cách xa Chúa 7 --- vì chúng ta bước đi bởi đức tin, chớ chẳng phải bởi mắt thấy. --- 8 Vậy tôi nói, chúng ta đầy lòng tin cậy, muốn lìa bỏ thân thể nầy đặng ở cùng Chúa thì hơn. 9 Cho nên chúng ta dầu ở trong thân thể nầy, dầu ra khỏi, cũng làm hết sức để được đẹp lòng Chúa.(2 Cô-rinh-tô 5:1-9)
3 một khi chúng ta được mặc lấy chỗ ở ấy, chúng ta sẽ không còn trần trụi nữa. BD2011
Trong đoạn Kinh Thánh này chỉ ra thân xác tạm bợ hay hư nát này là nhà tạm, mà linh hồn chúng ta đang cư ngụ. Cũng đồng một linh hồn này chúng ta trông đợi được mặc lấy nhà đời đời mà chính Đức Chúa Trời dựng nên cho chúng ta.
Trong khi đang trông đợi được ở cùng Chúa và mặc lấy nhà đời đời thì mục đích sống của chúng ta là gì? Câu 9 cho thấy rằng linh hồn của chúng ta phải làm hết sức cho được đẹp lòng Đức Chúa Trời. Đó là mục đích của chúng ta. Nếu chúng ta nhìn vào Giăng 4:24 sẽ thấy cùng một điều tương tự.
24 Đức Chúa Trời là Thần (spirit), nên ai thờ lạy Ngài thì phải lấy tâm thần (spirit) và lẽ thật mà thờ lạy. (Giăng 4:24)
Loài người được ban cho sanh linh hay linh của Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời là thần linh. Do đó chúng ta cũng là thần linh. Đoán xem nếu chúng ta phải thờ phượng Ngài thì Đức Chúa Trời yêu cầu nơi chúng ta cái gì? Chính là linh hay thần linh mà Đức Chúa Trời đã ban cho và cư ngụ nơi thân xác hay hư nát này. Đức Chúa Trời yêu cầu chúng ta phải thờ phượng Ngài bằng thần linh mà Ngài đã ban. Như vậy việc thờ phượng đòi hỏi xuất phát từ người bề trong của chúng ta hay chúng ta thường gọi là tấm lòng. Đó là mục đích sống cho phần linh hồn của chúng ta đang khi còn ở trong thân thể tạm này.
Điểm thú vị kế tiếp mà chúng ta cần lưu ý cách sứ đồ Phao Lô nói ở đây.
  1. Linh hồn của chúng ta có hai căn nhà.
    1. Nhà tạm – thân xác hay chết và hư nát. Từ bụi đất mà ra và sẽ trở về bụi đất.
    2. Nhà đời đời – thân thể mới được bởi Đức Chúa Trời, không hay hư hay nát.
  2. Chúng ta sẽ được mặc lấy thân thể không hay hư hay nát khi Đức Chúa Jêsus Christ hiện ra.
  3. Vậy sứ đồ Phao-lô có ý nói đến sẽ có khoảng thời gian linh hồn của chúng ta sẽ trần trụi hay không có vỏ bọc là thân xác hư nát này. Trong khi chờ đợi được mặc lấy chiếc áo mới.
Vậy điều này dẫn chúng ta đến câu hỏi linh hồn của tôi đi về đâu khi nó lìa khỏi nhà tạm này?

B.    Đích Đến Của Linh Hồn

Trước khi chúng ta nói đến chi tiết thì cần nhận biết rằng khi chúng ta chết, xác thịt trở về bụi đất và hư nát cho đến khi chúng ta chỉ còn thấy bụi đất mà thôi. Ít nhất nơi chôn hay giữ những xác chết này chúng ta gọi là mồ mã. Nhưng về phần nơi ở của những linh hồn thì chúng ta gọi là âm phủ (Hades). Âm phủ là nơi linh hồn của người chết cư ngụ. Nơi này khác biệt với địa ngục (Gehenna - nơi hình phạt) mà chúng ta sẽ đề cập sau. Vậy từ âm phủ này là cùng một ý với từ Hy-lạp mà Kinh Thánh sử dụng là Hades và từ Hơbơrơ là Sheol. Cả hai đều mang nghĩa là nơi cư ngụ của linh hồn không xác. Vậy người công bình khi hồn lìa khỏi xác thì đi vào âm phủ hay Hades. Linh hồn người ác lìa khỏi xác cũng vào trong Âm Phủ.
18 Còn ta, ta bảo ngươi rằng: Ngươi là Phi-e-rơ, ta sẽ lập Hội thánh ta trên đá nầy, các cửa âm phủ (Hades) chẳng thắng được hội đó. (Ma-thi-ơ 16:18)
Khi Đức Chúa Jêsus Christ tuyên bố Ngài sẽ lập Hội Thánh Ngài và các cửa âm phủ không thắng được hội đó mang nghĩa rằng sự chết không thể ngăn cản và cầm giữ linh hồn kẻ tin Đấng Christ lại được. Vì sao sự chết hay âm phủ không thắng được Hội Thánh. Vì chính Đấng Christ là đầu Hội Thánh đã chiến thắng sự chết hay âm phủ rồi. Những câu Kinh Thánh sau sẽ giúp chúng ta có góc nhìn rõ hơn về âm phủ nơi cư ngụ của linh hồn lìa khỏi thân xác.

I.          Âm Phủ Nơi Ở Của Linh Hồn Khi Lìa Khỏi Thân Xác.

Nơi này bao gồm hai nơi mà Kinh Thánh bày tỏ. Một là nơi Barađi – nơi yên ủi. Hai là nơi đau đớn.
19 Có một người giàu mặc áo tía và áo bằng vải gai mịn, hằng ngày ăn ở rất là sung sướng. 20 Lại có một người nghèo, tên là La-xa-rơ, nằm ngoài cửa người giàu đó, mình đầy những ghẻ. 21 Người ước ao được ăn những đồ ở trên bàn người giàu rớt xuống; cũng có chó đến liếm ghẻ người. 22 Vả, người nghèo chết, thiên sứ đem để vào lòng Áp-ra-ham; người giàu cũng chết, người ta đem chôn. 23 Người giàu ở nơi Âm phủ (Hades) đang bị đau đớn, ngước mắt lên, xa thấy Áp-ra-ham, và La-xa-rơ trong lòng người; 24 bèn kêu lên rằng: Hỡi Áp-ra-ham tổ tôi, xin thương lấy tôi, sai La-xa-rơ nhúng đầu ngón tay vào nước đặng làm cho mát lưỡi tôi; vì tôi bị khổ trong lửa nầy quá đỗi. 25 Nhưng Áp-ra-ham trả lời rằng: Con ơi, hãy nhớ lại lúc ngươi còn sống đã được hưởng những sự lành của mình rồi, còn La-xa-rơ phải những sự dữ; bây giờ, nó ở đây được yên ủi, còn ngươi phải bị khổ hình. 26 Vả lại, có một vực sâu ở giữa chúng ta với ngươi, đến nỗi ai muốn từ đây qua đó không được, mà ai muốn từ đó qua đây cũng không được. 27 Người giàu nói rằng: Tổ tôi ơi! Vậy thì xin sai La-xa-rơ đến nhà cha tôi, --- 28 vì tôi có năm anh em, --- đặng người làm chứng cho họ về những điều nầy, kẻo họ cũng xuống nơi đau đớn nầy chăng. 29 Áp-ra-ham trả lời rằng: Chúng nó đã có Môi-se và các đấng tiên tri; chúng nó phải nghe lời các đấng ấy! 30 Người giàu nói rằng: Thưa Áp-ra-ham tổ tôi, không phải vậy đâu; nhưng nếu có kẻ chết sống lại đến cùng họ, thì họ sẽ ăn năn. 31 Song Áp-ra-ham rằng: Nếu không nghe Môi-se và các đấng tiên tri, thì dầu có ai từ kẻ chết sống lại, chúng nó cũng chẳng tin vậy. (Lu-ca 16:19-31)

1.     Barađi – nơi yên ủi.

43 Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, ta nói cùng ngươi, hôm nay ngươi sẽ được ở với ta trong nơi Ba-ra-đi. (Lu-ca 23:43)
Khi Đấng Christ sắp chết có hứa cùng một tên cướp trên thập tự rằng người đó sẽ cùng ở với Ngài nơi Barađi. Vậy chúng ta đi đến kết luận rằng người đó được cứu. Nhưng ở Công Vụ bày tỏ rõ hơn nữa Barađi là nơi nào.
27 Vì Chúa sẽ chẳng để linh hồn tôi nơi Âm phủ, Và chẳng cho Đấng Thánh của Ngài hư nát đâu. (Công-vụ Các Sứ Đồ 2:27)
Bởi lời của Đức Thánh Linh thông qua Sứ Đồ Phierơ mà chúng ta biết rằng chính Đấng Christ cũng vào nơi âm phủ khi Ngài “giao linh hồn lại trong tay Cha! Ngài vừa nói xong thì tắt hơi.” (Lu-ca 23:46). Chúa chúng ta có vào trong nơi âm phủ nhưng Ngài không bị để ở nơi đó luôn vì Ngài sống lại. Chúng ta không thể bỏ rơi hay để lại bất kỳ vật gì của mình ở nơi nào đó mà trước nhất không đem vật đó đến nơi đó, rồi sau đó mới bỏ nó lại nơi đó. Đức Chúa Trời đem Đấng Christ vào nơi âm phủ nhưng Ngài không để Đấng Christ ở lại đó mãi mãi. Đấng Christ đã sống lại nghĩa là Ngài đã ra khỏi âm phủ. Nhưng Đấng Christ nói rằng chính Ngài và tên trộm sẽ vào nơi Barađi. Từ đó suy ra Barađi là một phần trong âm phủ.
Người nghèo Laxarơ cũng được đưa vào lòng Ápraham khi chết và được yên ủi. Cả hai đều đang ở trong âm phủ. Như vậy chúng ta thấy rằng Âm Phủ chỉ là tên gọi chỉ đến nơi linh hồn người chết cư ngụ. Trong Âm Phủ, Barađi là nơi linh hồn người được xưng công bình yên nghỉ.

2.     Nơi đau đớn - Tartarus.

Người giàu ở trong nơi đau đớn khi vào trong âm phủ. Chúng ta thấy rằng khi người này chịu khổ trong nơi này thì sự nhận thức vẫn còn cũng như ông nhận biết được đau đớn tột cùng của mình đến nỗi việc thoát ra không còn là mục tiêu của ông nữa, nhưng được yên ủi dù trong giây lát giờ là ưu tiên hàng đầu. Hãy ngẫm nghĩ mà xem! Có người vừa vào đó được vài giây, nhưng cũng có người đã ở đó vài ngàn năm. Hãy xem sự đau đớn mà người làm ác phải chịu với sự nhận thức về người thân của mình cũng xuống cùng một nơi với mình nếu họ không nhận biết Đức Chúa Trời.
Trong nơi này cũng là nơi các thiên sứ phạm tội bị giam cầm. Vả, nếu Đức Chúa Trời chẳng tiếc các thiên sứ đã phạm tội, nhưng quăng vào trong vực sâu (Tartarus), tại đó họ bị trói buộc bằng xiềng nơi tối tăm để chờ sự phán xét; (2 Phi-e-rơ 2:4)

3.     Vực sâu.

Trong âm phủ chia ra làm hai nơi như chúng ta thấy bởi lời của Đức Chúa Trời. Nhưng chính trong hai nơi này thì không thể qua lại với nhau có nghĩa là không có chuyện trốn sang nơi còn lại hay qua lại gì với nhau được. Vì Đấng Christ chỉ ra rằng có một vực sâu mà Đức Chúa Trời đã làm hầu cho hai bên không thể qua lại. Nêu hai bên không thể qua lại vậy trở về từ âm phủ thì sao? Nếu trong ba nhân vật này người muốn cứu gia đình mình và trở về từ cõi chết nhất chình là người giàu. Nhưng sự thật rằng ông xin Ápraham cho Laxarơ về để làm chứng chỉ ra rằng ông nhận biết mình không thể tự ý quay về từ cõi chết được.
Mọi việc không dừng lại ở âm phủ. Kinh Thánh bày tỏ cho biết rằng hết thảy chúng ta đều sẽ ứng hầu trước tòa án của Đấng Christ để được thưởng hay phạt.
  • Vậy chúng ta học được gì từ âm phủ.
  • Có hai nơi. Một là nơi yên ủi hai là nơi đau đớn.
  • Không thể vượt qua vì cớ vực sâu lớn và cũng không thể trở từ cõi chết.
  • Vẫn còn sự nhận thức và biết đau đớn.
  • Thông điệp từ người chết là đừng xuống nơi đau đớn này.
  • Những điều này là thật thì chuyện gì xảy ra với việc cúng kiến người chết và sự trông đợi họ trở về.
  • Âm phủ là nơi người chết chờ đợi sự phán xét của Đức Chúa Trời. Trong lúc đợi chờ này có người sẽ được yên ủi và có người sẽ chịu đau đớn.

II.          Ngày Phán Xét.

1.     Sự Tái Lâm Của Đấng Christ.

Khi Đấng Christ tái lâm thì sẽ có người được thưởng và có kẻ khác chịu phạt.
6 Vả, theo sự công bình Đức Chúa Trời, thì ắt là Ngài lấy điều khổ báo những kẻ làm khổ anh em, 7 và cho anh em, là kẻ chịu khổ, được nghỉ ngơi với chúng tôi, trong khi Đức Chúa Jêsus từ trời hiện đến với các thiên sứ của quyền phép Ngài, giữa ngọn lửa hừng, 8 báo thù những kẻ chẳng hề nhận biết Đức Chúa Trời, và không vâng phục Tin lành của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta. 9 Họ sẽ bị hình phạt hư mất đời đời, xa cách mặt Chúa và sự vinh hiển của quyền phép Ngài, (2 Têsalônica 1:6-9)
Thời điểm Chúa tái lâm là sự mầu nhiệm, hay nói cách khác đó là bí mật mà chỉ mình Đức Chúa Cha biết mà thôi. Nghĩa là không một ai biết chính xác! Do đó chúng ta đừng để bị mắc lừa về việc Chúa đến mà có ai đó biết trước được.
36 Về ngày và giờ đó, chẳng có ai biết chi cả, thiên sứ trên trời hay là Con cũng vậy, song chỉ một mình Cha biết mà thôi. (Ma-thi-ơ 24:36)
Hỡi anh em, về thời và kỳ, thì không cần viết cho anh em; 2 vì chính anh em biết rõ lắm rằng ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm trong ban đêm vậy. (1 Têsalônica 5:1-2)
10 Song le, ngày của Chúa sẽ đến như kẻ trộm. Bấy giờ các từng trời sẽ có tiếng vang rầm mà qua đi, các thể chất bị đốt mà tiêu tán, đất cùng mọi công trình trên nó đều sẽ bị đốt cháy cả. (2 Phi-e-rơ 3:10)

2.     Sự Sống Lại.

2 Nhiều kẻ ngủ trong bụi đất sẽ thức dậy, kẻ thì để được sự sống đời đời, kẻ thì chịu sự xấu hổ nhơ nhuốc đời đời. (Đa-ni-ên 12:2)
28 Chớ lấy điều đó làm lạ; vì giờ đến, khi mọi người ở trong mồ mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi; 29 ai đã làm lành thì sống lại để được sống, ai đã làm dữ thì sống lại để bị xét đoán. (Giăng 5:28-29)
15 và tôi có sự trông cậy nầy nơi Đức Chúa Trời, như chính họ cũng có vậy, tức là sẽ có sự sống lại của người công bình và không công bình. (Công-vụ Các Sứ Đồ 24:15)
Kinh Thánh dạy rất rõ ràng rằng sẽ có sự sống lại của người công bình và kẻ gian ác. Dù muốn dù không mọi người chết nơi âm phủ đều sẽ sống lại. Thời điểm sống lại của thân xác là khi Đấng Christ tái lâm hay sự đến là thứ hai của Ngài.
27 Theo như đã định cho loài người phải chết một lần, rồi chịu phán xét, 28 cũng vậy, Đấng Christ đã dâng mình chỉ một lần đặng cất tội lỗi của nhiều người; Ngài lại sẽ hiện ra lần thứ hai, không phải để cất tội đi nữa, nhưng để ban sự cứu rỗi cho kẻ chờ đợi Ngài. (Hê-bơ-rơ 9:27-28)

3.     Sự Phán Xét

31 vì Ngài đã chỉ định một ngày, khi Ngài sẽ lấy sự công bình đoán xét thế gian, bởi Người Ngài đã lập, và Đức Chúa Trời đã khiến Người từ kẻ chết sống lại, để làm chứng chắc về điều đó cho thiên hạ… (Công-vụ Các Sứ Đồ 17:31)
31 Khi Con người ngự trong sự vinh hiển mình mà đến với các thiên sứ thánh, thì Ngài sẽ ngồi trên ngôi vinh hiển của Ngài. 32 Muôn dân nhóm lại trước mặt Ngài, rồi Ngài sẽ chia người nầy với người khác ra, như kẻ chăn chiên chia chiên với dê ra; 33 để chiên ở bên hữu và dê ở bên tả. 34 Bấy giờ, vua sẽ phán cùng những kẻ ở bên hữu rằng: Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất. 35 Vì ta đói, các ngươi đã cho ta ăn; ta khát, các ngươi đã cho ta uống; ta là khách lạ, các ngươi tiếp rước ta; 36 ta trần truồng, các ngươi mặc cho ta; ta đau, các ngươi thăm ta; ta bị tù, các ngươi viếng ta. 37 Lúc ấy, người công bình sẽ thưa rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đói, mà cho ăn; hoặc khát, mà cho uống? 38 Lại khi nào chúng tôi đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần truồng mà mặc cho? 39 Hay là khi nào chúng tôi đã thấy Chúa đau, hoặc bị tù, mà đi thăm viếng Chúa? 40 Vua sẽ trả lời rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi đã làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy của anh em ta, ấy là đã làm cho chính mình ta vậy. 41 Kế đó, Ngài sẽ phán cùng những người ở bên tả rằng: Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi ta; đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó. 42 Vì ta đã đói, các ngươi không cho ăn; ta khát, các ngươi không cho uống; 43 ta là khách lạ, các ngươi không tiếp rước; ta trần truồng, các ngươi không mặc cho ta; ta đau và bị tù, các ngươi không thăm viếng. 44 Đến phiên các người nầy bèn thưa lại rằng: Lạy Chúa, khi nào chúng tôi đã thấy Chúa, hoặc đói, hoặc khát, hoặc làm khách lạ, hoặc trần truồng, hoặc đau ốm, hoặc bị tù mà không hầu việc Ngài ư? 45 Ngài sẽ đáp lại rằng: Quả thật, ta nói cùng các ngươi, hễ các ngươi không làm việc đó cho một người trong những người rất hèn mọn nầy, ấy là các ngươi cũng không làm cho ta nữa. 46 Rồi những kẻ nầy sẽ vào hình phạt đời đời, còn những người công bình sẽ vào sự sống đời đời. (Ma-thi-ơ 25:31-46)
  1. Thiên Đàng.
    • Hỡi các ngươi được Cha ta ban phước, hãy đến mà nhận lấy nước thiên đàng đã sắm sẵn cho các ngươi từ khi dựng nên trời đất.
    • Những người công bình sẽ vào sự sống đời đời.
  2. Địa Ngục – Hồ Lửa.
    • Hỡi kẻ bị rủa, hãy lui ra khỏi ta; đi vào lửa đời đời đã sắm sẵn cho ma quỉ và những quỉ sứ nó.
    • 10 Còn ma quỉ là đứa đã dỗ dành chúng, thì bị quăng xuống hồ lửa và diêm, trong đó đã có con thú và tiên tri giả rồi. Chúng nó sẽ phải chịu khổ cả ngày lẫn đêm cho đến đời đời. (Khải-huyền 20:10)
    • 14 Đoạn, Sự chết và Âm phủ bị quăng xuống hồ lửa. Hồ lửa là sự chết thứ hai. 15 Kẻ nào không được biên vào sách sự sống đều bị ném xuống hồ lửa. (Khải-huyền 20:14-15)
    • Người hư mất sẽ chịu hình phạt đời đời.

C.    Bạn Muốn Đi Về Đâu?

Câu trả lời chắc hẳn anh em đã có cho câu hỏi sau khi chết mình sẽ đi về đâu. Việc nhận biết mình xuất thân từ đâu là điều quan trọng vì nó sẽ cho mình biết mình phải đi về đâu và hiện tại mục đích sống là gì? Nhưng trên hết vẫn còn lại một câu hỏi và câu trả lời ở trong chính mỗi người chúng ta, mình chọn hay muốn đi về đâu? Lời Đức Chúa Trời cho biết những kẻ muốn được ở cùng Ngài đời đời thì có thái độ và việc làm (mục đích sống) trong hiện tại như sau.
Hỡi kẻ rất yêu dấu, chính lúc bây giờ chúng ta là con cái Đức Chúa Trời, còn về sự chúng ta sẽ ra thể nào, thì điều đó chưa được bày tỏ. Chúng ta biết rằng khi Ngài hiện đến, chúng ta sẽ giống như Ngài, vì sẽ thấy Ngài như vốn có thật vậy. 3 Ai có sự trông cậy đó trong lòngthì tự mình làm nên thanh sạchcũng như Ngài là thanh sạch. (1 Giăng 3:2-3)
13 Vả, theo lời hứa của Chúa, chúng ta chờ đợi trời mới đất mới, là nơi sự công bình ăn ở. 14 Vậy nên, hỡi kẻ rất yêu dấu, vì anh em trông đợi những sự đóthì phải làm hết sức mình, hầu cho Chúa thấy anh em ở bình an, không dấu vít, chẳng chỗ trách được. (2 Phi-e-rơ 3:13-14)
17 Hỡi anh em, hãy bắt chước tôi, lại xem những kẻ ăn ở theo mẫu mực mà anh em thấy trong chúng tôi. 18 Vì tôi đã thường nói điều nầy cho anh em, nay tôi lại khóc mà nói nữa: lắm người có cách ăn ở như là kẻ thù nghịch thập tự giá của Đấng Christ.19 Sự cuối cùng của họ là hư mất; họ lấy bụng mình làm chúa mình, và lấy sự xấu hổ của mình làm vinh hiển, chỉ tư tưởng về các việc thế gian mà thôi. 20 Nhưng chúng ta là công dân trên trời; ấy là từ nơi đó mà chúng ta trông đợi Cứu Chúa mình là Đức Chúa Jêsus Christ, 21 Ngài sẽ biến hóa thân thể hèn mạt chúng ta ra giống như thân thể vinh hiển Ngài, y theo quyền phép Ngài có để phục muôn vật. (Phi-líp 3:17-21)
14 Hãy cầu sự bình an với mọi người, cùng tìm theo sự nên thánh, vì nếu không nên thánh thì chẳng ai được thấy Đức Chúa Trời. (Hê-bơ-rơ 12:14)
Kinh Thánh cũng cho biết chỉ có kẻ trung tín và chết trong Chúa mới được phước (Khải huyền 2:10; 14:10). Vì họ đã chọn “...vào cửa hẹp, vì cửa rộng và đường khoảng khoát dẫn đến sự hư mất, kẻ vào đó cũng nhiều. 14 Song cửa hẹp và đường chật dẫn đến sự sống, kẻ kiếm được thì ít.” (Ma-thi-ơ 7:13-14). Người làm theo ý Cha trên trời sẽ được vào nước thiên đàng Mathiơ 7:21.Vậy nếu bạn chết ngay lúc này bạn sẽ đi về đâu? Liệu rằng bạn sẽ được an ủi và nghỉ ngơi khỏi sự khó nhọc (Khải huyền 14:13). Hay bạn sẽ đang bị đau đớn, ngước mắt lên... quyết định ở nơi bạn.

D.    Kết Luận

Vậy chúng ta đã nhận biết rằng linh hồn đến từ Đức Chúa Trời và có thân xác hay hư nát vì cớ tội lỗi làm nhà tạm. Khi hồn lìa khỏi xác thì nó đi vào âm phủ nơi đó nó sẽ ở cho đến khi sự sống lại đến. Trong khi chờ Chúa tái lâm lionh hồn trong âm phủ sẽ ở một trong hai nơi Barađi và Tartarus. Khi Chúa tái lâm linh hồn sẽ sống lại và ứng hầu trước sự phán xét của Đấng Christ. Linh hồn sẽ được mặc lấy nhà đời đời tức thân thể thiêng liêng và ở nơi thiên đàng mãi mãi. Còn linh hồn tội ác sẽ chịu hình phạt xa cách mặt Chúa đời đời. Tương lai này phụ thuộc vào việc con người chọn một trong hai cửa, hẹp hay rộng? Hãy chọn lựa một cách khôn ngoan! Nếu bạn chọn cửa hẹp vậy sự sống hiện tại của bạn phải thay đổi ra sao?

NGƯỜI VIỆT NAM SINH RA ĐỂ...CHỜ CHẾT.
Ở Việt Nam, cứ nói đến chính trị thì bị cho là rảnh hơi và nếu bạn không cùng ý kiến với nhà nước , bạn sẽ bị xếp vào những thành phần sau :
- Nếu là đảng viên thì bị cho là: đạo đức suy thoái.
- Nếu bạn là trí thức thì bị cho là: bất mãn với thời cuộc
- Nếu là kẻ nghèo thì bị cho là: bị kẻ xấu kích động
- Nếu là kẻ ít học thì bị cho là: bị dụ dỗ lợi dụng
- Lên facebook bày tỏ quan điểm : bạn sẽ bị cho là kẻ phản động ...
Thế đấy, tùy theo "khẩu nghiệp" mà bạn nhận được danh hiệu do họ phong tặng.
Và khi tôi và những người khác lên tiếng để mong có một tương lai tốt đẹp cho đất nước này, thì bạn nói : sống ở xã hội này thì phải chấp nhận như thế, có nói cũng chẳng làm được gì. Vậy:
- Khi nhà bạn có người gần chết, đưa vào bệnh viện mà chưa có tiền đóng viện phí, người ta không cứu, bạn đừng khóc vì khóc cũng chẳng thay đổi được gì.
- Nhà bạn có người bị tai nạn, xung quanh người ta đi lại, chỉ ném một cái nhìn vào chỗ người thân bạn đang nằm chổng vó ra đấy mà chẳng thèm làm gì hơn, bạn đừng trách sao họ thờ ơ vô cảm.
- Con cái bạn bị những kẻ vô loài hãm hiếp, mà pháp luật vẫn để những kẻ đó nhởn nhơ, bạn đừng kêu oan vì kêu cũng chẳng làm được gì.
- Bạn ra đường mà có bị cướp giật hay bị trộm mất xe ngay trước mặt, thì tốt nhất bạn hãy im miệng vào, vì có kêu thì cũng không ai nghe thấy đâu.
- Bạn bị công an bắt xe không lý do thì cũng nên vui vẻ mà nộp phạt, ấm ức cái gì?
- Sau này đất đai nhà bạn có bị quy hoạch và được trả giá 200k/m2, thì cũng đừng có kêu gào làm gì, không ai quan tâm việc nhà bạn đâu.
- Bạn đi khám mà chẳng may mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối, thì cũng nên vui vẻ mà chấp nhận sống nốt cuộc đời còn lại, vì ở cái xã hội thờ ơ tràn lan thực phẩm bẩn này mỗi ngày có khoảng 300 người chết vì bệnh ung thư chứ không riêng gì bạn đâu.
................. Và còn nhiều điều"khốn nạn nhưng rất đỗi bình thường" khác ở cái đất nước này, khi xảy đến với bạn thì tốt nhất bạn cũng nên ngậm chặt miệng vào, vì xã hội VN nó thế! Người Việt Nam sinh ra để làm gì? Người Việt Nam sinh ra để ...chờ chết!
Hãy cầu cho mình một cái chết nhanh nhất, như tai nạn giao thông chẳng hạn! Chết vì ung thư khổ lắm mấy con cừu ngoan ạ.
Và bây giờ hãy tiếp tục im miệng để sắp phải làm nô lệ cho Tàu ngay trên chính quê hương mình.
(Fb Nguyen Minh)
[K]






NGƯỜI VIỆT NAM SINH RA ĐỂ SỐNG HAY CHỜ CHẾT Bài viết của Toàn Thanh Chưa bao giờ người Việt cảm thấy bất an ,lo lắng cho số phận của mình như những năm gần đây .Hiểm họa bao vây khắp nơi ,nó ko chừa một ai dù bạn giàu hay nghèo ,già hay trẻ vv… Mỗi ngày đâu đâu cũng có người chết với muôn ngàn kiểu chết khác nhau ,mới thấy đó nhưng rồi mất đó . Bình yên ư ? Nó có bình yên như mọi người vẫn ca ngợi ko ? Cái bình yên mà Đảng luôn nhồi nhét vào não người Việt Nam là ko có chiến tranh .Nhưng tiếng súng đã tắt 43 năm rồi nhưng số phận người Việt sao mà bi thảm ,mong manh đến vậy .Nó còn tàn khốc hơn cả bom đạn mìn ,nó có sức tàn phá còn mạnh hơn bom nguyên tử của Mỹ .Người Việt không những mất dần thể xác mà ngay cả giá trị cốt lõi của con người cũng đang dần bị tiệt tiêu ,thay vào đó là những mưu tính lừa dối tận diệt nhau để tồn tại Người Việt bất chấp tất cả để làm giàu kể cả làm giàu trên xương máu và nỗi thống khổ của đồng bào mình ,sống vô cảm và tàn nhẫn hơn .Mỗi ngày mở mắt ra người Việt đã bị đầu độc bởi thực phẩm bẩn ,không khí bẩn ,nguồn nước bẩn ,giáo dục bẩn ,đài báo và truyền thông bẩn vv… Sinh ra và thành công dân Việt Nam hầu như ko ai có quyền được lựa chọn .Tất cả phải theo ý Đảng ,Đảng lúc nào cũng sáng suốt tài tình và đúng đắn .Bởi vậy đa số người Việt Nam đều phó thác tất cả cho Đảng kệ cả mạng sống của chính mình và người thân . Nhờ vậy số người chết trong hòa bình còn khủng khiếp hơn cả trong chiến tranh và bạo loạn . Nhưng bất hạnh hơn hầu như người Việt ai cũng thấy hết ,biết hết những thực trạng xã hội đó .Nhưng khả năng đấu tranh sinh tồn của họ hình như đã bị chôn vùi bởi lòng tham và sự ích cá nhân .Người ta trao cho nhau những lời chia buồn nhạt tếch khi bạn bè ,đồng nghiệp ,người thân mất đi trong bạo bệnh ,hay tai nạn giao thông ,hay bị lũ cuốn trôi đi hay bị đánh chết vv.Nhưng lại thờ ơ với tất cả những vấn nạn xảy ra trong xã hội .Chính sự im lặng đó đã vô tình đồng lõa và tiếp tay cho cái ác lên ngôi và lòng lương thiện bị vùi dập . Chính sự im lặng nhu nhược đớn hèn đó đã vô tình đẩy cả Dân Tộc đi vào con đường diệt vong .

https://vnch3.wordpress.com/2018/11/27/nguoi-viet-nam-sinh-ra-de-song-hay-cho-chet-bai-viet-cua-toan-thanh-chua-bao-gio-nguoi-viet-cam-thay-bat-an-lo-lang-cho-so-phan-cua-minh-nhu-nhung-nam-gan-day-hiem-hoa-bao-vay-khap-noi-no-ko-chua-m/


Kêu gọi toàn dân đi chết, ĐCSVN đừng hòng

Nguyên Thạch (Danlambao) - Tóm lại, căn cứ vào những kinh nghiệm quá cay đắng phũ phàng trong suốt thời gian dài chung sống với LŨ, người dân chúng tôi đã nghiệm ra một cách chắc nịch rằng: Đảng chỉ là một lũ khốn nạn, gian xảo, trí trá, chuyên lợi dụng, một lũ điếm hèn không hơn không kém. Từ đó, đảng chớ bao giờ hy vọng gì ở người dân thêm nữa, mà đảng đã gây nên hệ lụy quá bi đát của ngày hôm nay ở Biển Đông nơi Bãi Tư Chính thì đảng phải gánh chịu. Đi chết với giặc Tàu hay chịu NHỤC muôn thuở với lịch sử, đó là chuyện của các ông bà. Dân chúng tôi quá chán ngán với những thứ bạo ngược và hung tàn lắm rồi.

*

Đảng cộng sản Việt Nam là một bọn điếm đàng, xảo trá, chuyên lợi dụng và vô trách nhiệm, bất luận là Hồ Chí Minh, Nguyễn Phú Trọng hay bất cứ tên chóp bu cộng sản nào khác thì cũng đều như nhau.

Trước đây, chúng lợi dụng lòng yêu nước cùng sức mạnh của toàn dân để đánh Pháp, chống Mỹ diệt "Ngụy" cho đến khi cướp được chính quyền thì ĐCSVN lại quay mặt lại với dân, xem dân như cỏ rác, như kẻ thù trong cái gọi là "Thế lực thù địch, diễn biến hòa bình".

Qua chuỗi kinh nghiệm đau thương ấy, giờ đây dân chúng ngoảnh mặt thờ ơ trước những lời hô hào có chỉ đạo "Toàn dân ra sức chống quân xâm lược Tàu cộng ở Biển Đông". Trước khi kêu gọi dân trong tay không tấc sắt thì các ông bà hãy chứng minh khả năng của các ông bà đi, vì guồng máy của đảng có vũ khí, máy bay, tàu ngầm, quân đội và côn an đông hơn quân Nguyên cơ mà. Cho nên thái độ thờ ơ của dân chúng đã hàm chứa nhiều lý do, mà những ý chính như sau:

1- ĐCS độc quyền "yêu nước" thì để các ông bà thực hiện cái quyền ấy, hãy tự lo mà đối đầu với Tàu cộng, hà cớ gì phải cần đến người dân vì đất nước đã thuộc về đảng từ khi đảng lên nắm guồng máy cơ mà. Cụ thể nhất là Quốc Hội có bao nhiêu người dân? Hay chỉ có đảng viên mới có quyền nắm quyền lực toàn bộ? Đảng có hơn 4 triệu 5 trăm ngàn đảng viên, nhất là gần 2 triệu đảng viên côn an, cảnh sát, dân phòng đã và đang hiếp dân thì ắt phải đủ sức chống Tàu chứ?

2- Khi ĐCS đi đêm, nối giáo cho giặc xâm chiếm đất liền, biển đảo của Tổ Quốc, người dân phản đối, xuống đường biểu tình hoặc nêu ý kiến phê phán thì guồng máy của các ông bà bắt bớ, đánh đập, bỏ tù... Nay cơm không lành, canh không ngọt với Tàu cộng thì các ông bà lại lợi dụng lòng yêu nước của dân mà chết thay cho đảng, rồi sau khi sự vụ không còn phức tạp nữa thì các ông bà lại sẵn sàng phủ nhận hết công ơn của dân mà chỉ giành lấy đó là công của đảng, rằng thì là "Đảng lãnh đạo tài tình"...Thứ nữa, khi xong chuyện rồi các ông bà lại theo dõi dân, bắt bớ tiếp thì sao? Dân tôi giờ đâu có ngu như mấy ông bà tưởng.

3- Toàn dân muốn thấy đảng chứng minh là: Hãy thả hết các tù nhân lương tâm (TNLT), những nhà đấu tranh này vì tinh thần yêu nước mà đứng lên chống giặc Tàu xâm lược. Dân muốn biết rằng là tại sao cũng chống giặc Tàu mà lúc thì bị hãm hại, bắt bớ giam cầm, lúc thì được cổ vũ khuyến khích? Cũng là giặc Tàu nhưng sao lại có sự khác biệt?

4- Đảng đã rước giặc vào nhà như: Cho thuê rừng 99 năm, Bô Xít Tây Nguyên, Lee&Man ở miền Tây Nam Bộ cùng các cơ sở gián điệp và quân sự trá hình như: Vân Đồn, Bắc Vân Phong, và Phú Quốc. Chưa đủ, các ông bà còn bố ráp thêm cái gọi là "Luật an ninh mạng" để che giấu ý đồ nối giáo cho giặc và khóa mồm người dân. Những chuyện này, các ông bà làm thì các ông bà chịu, chứ tại sao phải bắt dân đi chết? Tại sao guồng máy cai trị của các ông bà hô hào mà không trang bị cho dân chúng tôi súng ống đạn dược để chống Tàu? Hay là đảng sợ rằng khi dân có vũ khí thì sẽ chống các ông bà trước? Cái thứ "làm dữ thì lo xa", nó quá đúng đi thôi.

Cái tật điếm đàng của ĐCSVN vẫn không chừa! Kêu gọi toàn dân đánh giặc nhưng khi thất bại trong cuộc chiến thì đảng lại có cớ đổi thừa đổ lỗi cho dân chứ không phải tại đảng. Dân chúng tôi đã thừa biết điều đó. Bây giờ, những cái đảo đầy cứt chim ỉa, theo như lời mà bác của các ông bà đã nói, thì đảng các ông bà ra Bãi Tư Chính, mà ăn hết đi.

Bộ Cá Tra (Bộ Chính Trị) các ông bà cắt xẻ từng phần da thịt của mẹ Việt Nam dâng cho Tàu cộng để chia nhau đớp phân (fund), nay dân chúng tôi chỉ còn trơ bộ xương mà cũng không tha là sao?

Theo Hiến Pháp do các ông bà lập ra thì Quốc Hội là "cơ quan quyền lực tối cao", thế thì tại sao con mụ Chủ tịch hội trèo cột dừa Nguyễn Thị Kim Ngân lại hớn hở tay bắt mặt mừng với giặc? Cũng theo điều 4 HP thì đảng lãnh đạo toàn diện và triệt để, thế tại sao tên Tổng bí chủ lại nín như nín đ... trong thời điểm cực kỳ nghiêm trọng như tình trạng Biển Đông, ở Bãi Tư Chính hôm nay?

Tóm lại, căn cứ vào những kinh nghiệm quá cay đắng phũ phàng trong suốt thời gian dài chung sống với LŨ, người dân chúng tôi đã nghiệm ra một cách chắc nịch rằng: Đảng chỉ là một lũ khốn nạn, gian xảo, trí trá, chuyên lợi dụng, một lũ điếm hèn không hơn không kém. Từ đó, đảng chớ bao giờ hy vọng gì ở người dân thêm nữa, mà đảng đã gây nên hệ lụy quá bi đát của ngày hôm nay ở Biển Đông nơi Bãi Tư Chính thì đảng phải gánh chịu. Đi chết với giặc Tàu hay chịu NHỤC muôn thuở với lịch sử, đó là chuyện của các ông bà. Dân chúng tôi quá chán ngán với những thứ bạo ngược và hung tàn lắm rồi.


Bãi Tư Chính thất thủ, có Lệnh Tổng Động Viên, dân chúng bất tuân, lãnh đạo VN lo sốt vó? 

https://youtu.be/dBiedISp098

Bãi Tư Chính thất thủ, có Lệnh Tổng Động Viên, dân chúng bất tuân, lãnh đạo VN lo sốt vó?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét