Thứ Hai, 8 tháng 7, 2019

Đồng bằng sông Cửu Long dưới tác hại đập nước của Trung Cộng và đê bao của Việt Cộng

Mang theo hạt nhân đến Biển Đông,Cánh tay mặt của Trump tuyên bố SAN BẰNG Bắc Kinh

Description :

Chiến tranh thương mại bùng phát và Mỹ-Trung đối đầu trở thành tâm điểm thời sự của thế giới. Một lần nữa, cánh tay mặt châu Á Thái Bình Dương của ông Trump, người Mỹ gốc Việt, tướng Lương Xuân Việt lại được cử tới điểm nóng nhất trái đất hiện nay. Không đoàn 36 đóng tại Guam, đang sở hữu nhiều loại máy bay ném bom hạng nặng, bom nguyên tử. Theo tin từ Nhật Bản, quân đội Mỹ đã sẵn sàng ném bom thẳng vào Bắc Kinh nếu TQ có động thái gây chiến với Mỹ
3 weeks ago
https://youtu.be/OB5C2NiGmjw

#tinmới #thờisựhoakỳ #tinthếgiới

TIN MỚI 18/7/2019 TÌNH HÌNH C.ẤP BÁCH ĐÀI LOAN RA LỆNH "Tâɴ Côɴg" ĐẬP TAM HIỆP TRUNG #tinmới #thờisựhoakỳ #tinthếgiới

TIN MỚI 18/7/2019 TÌNH HÌNH C.ẤP BÁCH ĐÀI LOAN RA LỆNH "Tâɴ Côɴg" ĐẬP TAM HIỆP TRUNG QUỐC

https://youtu.be/h-TJVTkWoEA


Đập Tam Hiệp Trung Quốc xuát hiện các vết nức có thể dẫn đến vỡ đập lúc nào 
 
https://youtu.be/NjSM1ts-Qm0

#HIẾNPHÁPMẪNTV

Đập Tam Hiệp ở Trung Quốc SẮP VỠ

https://youtu.be/nAMGvWOJAc4

#tinmới #thờisựhoakỳ #tinthếgiới

TIN MỚI 10/7/2019 Đập Thủy Điện Tam Hiệp TQ biến dạng: Cảnh báo nguy cơ vỡ đập ch0n vùi Trung Cộng?

https://youtu.be/kKWsOl-_KD8

#cuongletv

Sự Thật Đập Tam Hiệp Bị Biến Dạng Và Số Phận 100 Triệu Dân Trung Quốc?

https://youtu.be/LzYmOxkxHXw

#HienTai #VoThanhLiem #NoThanTV

Nỏ Thần TV : Miền Tây dưới Xã Hội Chủ Nghĩa từ VỰA LÚA biến thành VŨNG TRŨNG

https://youtu.be/w1Z0wpggS7k


HẠ NGUỒN MÉKONG TRONG CƠN KHÁT VÔ TẬN CỦA BẮC KINH

https://youtu.be/9DxAdDDPcI8


TIN MỚI 10/7/2019 LỜI_NGUYỀN ĐẬP TAM HIỆP CUỐN_TRÔI 1 NỬA TRUNG QUỐC SẮP THÀNH HIỆN THỰC??? #tinmới #thờisựhoakỳ #tinthếgiới
https://youtu.be/-dLIulN5PpY

#DapTamHiep #LacvietTV

PHÂN TÍCH HAY: ‘Ai dám тấɴ côɴԍ đập Tam Hiệp?’: Chuyên gia giả thiết 17 bí mật bị che giấu (Phần 2)

https://youtu.be/ZZsQy721iQ4


Việt Nam đủ sức phá hủy Đập Tam Hiệp – Điểm yếu sống còn khiến Trung Quốc đau đầu tìm lối thó


https://youtu.be/fEbYYcoA3Cw

VN sẽ tấn công đập Tam Hiệp để trả đũa TQ sau sự kiện Bãi Tư Chính?

https://youtu.be/3yjCb2thF7o
















Mỹ cảnh báo về đập thủy điện lớn nhất sông Mekong: Khối nước khổng lồ đặt ở vị trí tồi tệ nhất

Hồng Anh | 

















Mỹ cảnh báo về đập thủy điện lớn nhất sông Mekong: Khối nước khổng lồ đặt ở vị trí tồi tệ nhất
Ảnh minh họa: Đập thủy điện Srisailam, Ấn Độ xả lũ.

Theo một báo cáo mới được Viện Bảo Vệ Môi Trường Mỹ tiết lộ, dự án xây dựng đập Sambor - đập thủy điện lớn nhất trên sông Mekong - có nguy cơ 'giết chết' dòng sông này.

Nguy cơ từ dự án xây dựng đập thủy điện lớn nhất sông Mekong
Một báo cáo mới được tiết lộ trên trang web của Viện Bảo Vệ Môi Trường Mỹ vừa qua cho biết dự án xây dựng đập thủy điện lớn nhất sông Mekong - đập Sambor - có nguy cơ 'giết chết' dòng sông chảy qua 6 quốc gia châu Á này.
Được biết, chủ thầu dự án xây đập thủy điện Sambor là Công ty Lưới điện Hoa Nam (CSPG) của Trung Quốc. Với chiều rộng lên tới 18km - riêng hồ tích nước đã có diện tích lên tới 620 km2 - đập thủy điện này được cho là sẽ tạo thành một rào chắn khổng lồ ảnh hưởng đến lưu lượng nước và hệ sinh thái trên sông Mekong.
Tuy hiện nay Bộ Năng lượng và Khoáng sản Campuchia vẫn chưa thông qua dự án đập Sambor, nhưng đây vẫn là ưu tiên hàng đầu về lĩnh vực năng lượng đối với chính phủ nước này.
Báo cáo của Viện Bảo Vệ Môi Trường Mỹ kết luận rằng dự án đập thủy điện Sambor đã lựa chọn "vị trí tệ nhất" trên sông Mekong để đặt một công trình có quy mô và tầm cỡ lớn như vậy.
Theo tổ chức này, đập Sambor sẽ có những tác động "hủy hoại" đối với nghề đánh bắt cá và những người dân địa phương phụ thuộc vào nguồn cung thủy sản của sông Mekong. Các loài cá là nguồn thực phẩm quan trọng đối với khoảng 80% dân số Campuchia.
Không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và an ninh lương thực trong khu vực, đập Sambor còn có nguy cơ khiến hàng ngàn gia đình mất nhà cửa. Theo các nghiên cứu sơ bộ, gần 20.000 người dân trong khu vực sẽ phải di dời nhà ở và tái định cư để dự án xây dựng đập Sambor được tiến hành.
Hơn nữa, với quy mô được cho là lớn nhất sông Mekong nếu được xây dựng, sức chứa của đập Sambor lớn hơn nhiều so với đập Xe Pian - Xe Namnoy vừa xảy ra sự cố nứt vỡ và lũ lụt kinh hoàng tại Lào, khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng trăm người khác hiện vẫn chưa rõ tung tích.
Như vậy, nếu một sự cố tương tự xảy ra với con đập Sambor, thì con số thiệt hại về người và của sẽ còn lớn đến đâu? Đây cũng là vấn đề mà các nhà chức trách địa phương cần cân nhắc trước khi quyết định thông qua dự án xây dựng công trình thủy điện này.
Mỹ cảnh báo về đập thủy điện lớn nhất sông Mekong: Khối nước khổng lồ đặt ở vị trí tồi tệ nhất - Ảnh 2.
Nhiều ngôi nhà bị dòng nước lũ 'nuốt chửng' sau sự cố vỡ đập thủy điện của tỉnh Attapeu, Lào. Ảnh: ABC Laos.
Đập to, rủi ro lớn
Một nghiên cứu mới được công bố gần đây cho thấy con người đã ảnh hưởng đến nguồn cung nước toàn cầu - không chỉ do nguyên nhân gián tiếp như biến đổi khí hậu, mà còn bằng các cách trực tiếp hơn như xây dựng các hệ thống kênh dẫn nước tưới tiêu đồng ruộng, hay xây các con đập ngăn nước và đập thủy điện.
Hiện nay trên thế giới có hàng vạn đập thủy điện. Tuy vậy, một số công trình thủy điện vừa không hiệu quả, lại vừa tàng ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và người dân trong khu vực.
Ví dụ như đập Tam Hiệp - dự án thủy điện khổng lồ trị giá hàng tỉ USD được xây dựng trên sông Dương Tử - từng khiến 13 thành phố và 140 thị trấn của Trung Quốc chìm trong biển nước và 1,3 triệu dân phải tái định cư vì mất nhà cửa.
Ngoài ra, đập Tam Hiệp cũng ảnh hưởng tới dòng di chuyển của các loài cá, làm suy yếu cấu trúc của các dốc thung lũng lân cận, và gây ra các vụ sạt lở đất nghiêm trọng.
Không đơn thuần chỉ vì đập nước, mà hiểm họa còn đến từ những bộ phận khác trong công trình thủy điện. Giữa thế kỉ 20, trong giai đoạn bùng nổ phong trào xây đập thủy điện, các chuyên gia đã cảnh báo rằng các đập thủy điện và hồ chứa nước tại tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) có thể khiến mực nước dâng lên và dẫn tới thảm họa.
Tháng 8/1975, những lo ngại trên đã trở thành sự thật khi đập thủy điện Banqiao của tỉnh Hà Nam bị vỡ sau một trận mưa bão lớn. Thảm họa vỡ đập Banqiao đã khiến gần 171.000 người dân địa phương thiệt mạng.
Trong những năm gần đây, dư luận thế giới đang hết sức lo ngại về các đập thủy điện lớn như đập Mosul của Iraq hay đập Kariba nằm giữa Zambia và Zimbabwe, sau khi giới chức địa phương cảnh báo các công trình này đã xuống cấp trầm trọng và có thể xảy ra tình trạng vỡ đập bất cứ lúc nào.
Không chỉ các đập thủy điện lớn, mà các đập nhỏ cũng rất nguy hiểm. Sự cố vỡ đập tại một đập thủy điện nhỏ xây dựng trái phép tại Kenya hồi tháng 5 vừa qua đã cuốn trôi hàng trăm ngôi nhà, và cướp đi sinh mạng của nhiều người dân địa phương.
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chứng minh rằng các đập thủy điện lớn không chỉ kém hiệu quả về sản lượng điện, mà còn tiêu tốn rất nhiều chi phí.
Theo các chuyên gia, thay vì chỉ sử dụng năng lượng nước, các quốc gia có thể cân nhắc lắp đặt pin mặt trời ngay trên các công trình này để đạt được sản lượng điện cao hơn. Đồng thời, giải pháp này còn giúp tối ưu hóa chi phí và bảo vệ môi trường tại các quốc gia có nhiều nhà máy thủy điện.


Current Time0:14
/
Duration0:23
Auto


Toàn cảnh ngôi làng bị ngập sâu sau khi đập thủy điện tại tỉnh Attapeu, Đông Nam Lào bị vỡ


















Trước lo ngại đại hồng thủy, TQ tuyên bố: Một phi đội B-2 mang siêu bom mới đánh sập được đập Tam Hiệp

Hải Võ | 

















Trước lo ngại đại hồng thủy, TQ tuyên bố: Một phi đội B-2 mang siêu bom mới đánh sập được đập Tam Hiệp

Đập Tam Hiệp là công trình thủy điện vĩ đại nhất thế giới, và còn là trọng điểm chiến lược, thậm chí là mục tiêu tấn công trong các kịch bản xung đột quân sự với Trung Quốc.

Đập Tam Hiệp, công trình vĩ đại nhất thế giới xưa và nay chắn ngang sông Dương Tử. Nó không chỉ có tác dụng kiểm soát lũ lụt và sinh điện năng mà còn là điểm đến du lịch trong thế kỷ XXI. 
Đập dài 2.308m, cao 185m, chiều rộng đỉnh đê 15m, đáy đê 124m, được xây dựng từ 30 triệu m3 bê tông, sử dụng 30.000ha đất nông nghiệp để có hồ chứa khổng lồ rộng tới 80.300 km2. Báo giới Trung Quốc mô tả, đập Tam Hiệp như một vách núi bằng bê tông cốt thép được xây dựng trên nền đá hoa cương (granite), hết sức kiên cố.
Khả năng chống vũ khí hạt nhân
Viện sĩ Viện công trình Trung Quốc, tổ trưởng Tổ chuyên gia đánh giá giai đoạn công trình Tam Hiệp, ông Thẩm Quốc Phảng lên tiếng nào năm 2011, khẳng định đập Tam Hiệp không chỉ kiên cố từ nền tảng cho đến kết cấu đập, mà còn được áp dụng nhiều biện pháp gia cố, đến mức sức công phá của chiến tranh thông thường không thể nào phá hủy nó được.
Nói cách khác, chỉ chiến tranh bằng vũ khí hạt nhân mới có khả năng gây tổn thất cho đập Tam Hiệp. 
Trong những năm qua, kịch bản "thiên hạ đệ nhất môn" của Trung Quốc bị tấn công hạt nhân, cũng như khả năng chống chọi của nó, vẫn không ngừng được đưa ra phân tích. Các luồng ý kiến cũng tồn tại nhiều bất đồng.
Tháng 3/2016, nhóm 4 nhà khoa học thuộc Hiệp hội năng lượng hạt nhân Trung Quốc liên danh trong một báo cáo, nói rằng tấn công hạt nhân không phải là vấn đề thuộc phạm vi xử lý của các nhân viên phụ trách xây dựng công trình, mà liên quan tới an ninh quốc gia, phụ thuộc vào hoạt động củng cố năng lực quốc phòng của Trung Quốc.
Đáp lại, giáo sư Trương Bác Đình - kiến trúc sư cấp cao, Phó tổng thư ký hiệp hội công trình thủy điện Trung Quốc - tuyên bố khả năng chống chịu tấn công hạt nhân của đập Tam Hiệp đã được tính đến ngay từ giai đoạn thiết kế.
Ông Trương chỉ ra, các kết cấu như đập đất hay đập vòm bê tông... nếu bị tấn công bằng hạt nhân thì sẽ rơi vào tình trạng nứt vỡ và sụp đổ chỉ trong vài phút dưới sức ép của nước từ hồ chứa.
Trong khi đó, kết cấu ổn định của đập bê tông trọng lực Tam Hiệp có được nhờ vào trọng lượng các đoạn đê cùng với ma sát giữa các lớp đất đáy sông để cân bằng áp lực nước ở vùng thượng lưu sông Dương Tử.
Với tính chất như thế, theo ông Trương, ngay cả khi vách đập bị [đầu đạn hạt nhân] bắn thủng thì nước cũng chỉ lọt ra ở lỗ hổng đó, nhưng toàn bộ kết cấu đập chắc chắn không bị sụp đổ, và không tạo thành thảm họa "đại hồng thủy" như nhiều người lo sợ về kịch bản vỡ đập.
Trước lo ngại đại hồng thủy, TQ tuyên bố: Một phi đội B-2 mang siêu bom mới đánh sập được đập Tam Hiệp - Ảnh 1.
(Ảnh: Sohu)
"Trọng binh" phòng thủ Tam Hiệp
Đập Tam Hiệp có vị thế chiến lược đối với Trung Quốc. Bên cạnh sản lượng điện cung cấp tới 18.2GW, đập được ghi nhận góp phần nâng cao năng lực vận tải trên tuyến sông Trường Giang, lượng hàng hóa vận tải qua khu vực Tam Hiệp từ 10 triệu tấn tăng lên đến 50 triệu tấn. Ngoài ra, đập có tác dụng trong lĩnh vực ngăn lũ, chống hạn, du lịch, thúc đẩy kinh tế địa phương, xóa đói giảm nghèo...
Trang quân sự của Sohu chỉ ra, đây là một trong những địa điểm được Trung Quốc bố trí "trọng binh" phòng thủ dày đặc nhất đất nước. Các hệ thống tên lửa phòng không và lực lượng cảnh sát vũ trang cơ động tạo thành mạng lưới bảo vệ vây quanh Tam Hiệp 24/7.
Về mặt giám sát phòng không, Quân giải phóng nhân dân (PLA) triển khai các hệ thống radar VLC-18, YLC-6 và VLC-15S do Trung Quốc sản xuất, bao phủ không phận từ 20km cho đến 70km xung quanh đập Tam Hiệp. Tổ hợp radar này tạo thành mạng lưới cảnh báo sớm tầm trung-cận, và được coi là "trạm tiền tiêu" trong hệ thống bảo vệ hồ chứa đập Tam Hiệp.
Về sức mạnh phòng không, hai sư đoàn tiêm kích lớn của không quân Trung Quốc được triển khai tại Trùng Khánh và Côn Minh, tạo thành "chiếc ô" bảo vệ hồ chứa Tam Hiệp theo chiều sâu vài trăm km.
Khí tài chủ lực của bộ phận đóng tại Trùng Khánh là mẫu biến thể nâng cấp J-11A/B của dòng máy bay tiêm kích J-11, ngoài ra còn có thể có các chiến đấu cơ Su-27SK. Một quân đoàn không quân ở Côn Minh thì được ghi nhận được trang bị loạt tiêm kích J-10. Tất cả đều là những khí tài nòng cốt trong hệ thống chiến đấu chủ lực của không quân Trung Quốc hiện đại.
Hạ tầng vũ khí trên mặt đất bên cạnh các hệ thống pháo cao xạ, PLA lựa chọn các hệ thống tên lửa đối không HQ-9 làm trung tâm của lá chắn phòng thủ đập Tam Hiệp. 
Sohu cho hay, đây là hệ thống phòng thủ tên lửa khu vực do Trung Quốc tự nghiên cứu chế tạo, nhằm vào các dòng máy bay chiến đấu chủ yếu trên thế giới hiện nay, cũng như các loại tên lửa hành trình và cả một số loại tên lửa đạn đạo tầm trung ngắn. HQ-9 được cho là có thể chống lại nhiều mục tiêu trên không trong bán kính 100km.
Lá chắn tên lửa HQ-9 cùng với HQ-16, HQ-10 - với số lượng lên tới hàng vạn tên lửa phòng không tầm ngắn, trung, xa - tổ hợp thành phòng tuyến bảo hộ thứ hai cho đập Tam Hiệp.
Ngoài hệ thống phòng thủ xung quanh Tam Hiệp, quân đội Trung Quốc còn xây dựng tuyến phòng không thứ hai, với cơ sở đặt tại các tỉnh miền Trung như Giang Tây, Quý Châu, An Huy... 
Trước lo ngại đại hồng thủy, TQ tuyên bố: Một phi đội B-2 mang siêu bom mới đánh sập được đập Tam Hiệp - Ảnh 2.
 Đập Tam Hiệp trước sức tấn công của tên lửa hành trình hiện đại
Trung Quốc từng thực hiện các cuộc thực nghiệm mô phỏng trên máy tính, kết quả cho thấy chỉ vũ khí hạt nhân chiến lược với sức công phá từ 1 triệu tấn trở lên phát nổ ở vị trí phía trên đập Tam Hiệp thì mới gây ra được tổn hại kết cấu vĩnh viễn đối với đập này.
Thiếu tướng, giáo sư ĐH Quốc phòng Trung Quốc Trương Triệu Trung nói rằng, Trung Quốc cũng là quốc gia sở hữu sức mạnh hạt nhân quân sự, và có khả năng chống tấn công hạt nhân tương ứng.
Các loại tên lửa hành trình chủ yếu hiện nay đều không có kích thước lớn, khối lượng thường dưới 1.5 tấn và bộ phận đầu đạn thường không quá 500 kg. Ví dụ tên lửa Tomahawk của Mỹ mang đầu đạn khoảng 454kg.
Sohu bình luận, những đầu đạn với kích cỡ như vậy có thừa khả năng bắn phá các boong ke hay nhà chứa máy bay (hangar), nhưng tấn công một công trình có tổng khối lượng trên 27 triệu tấn như đập Tam Hiệp thì không khác gì "muỗi đốt inox".
Tổng thống quá cố của Iraq Saddam Hussein từng xây dựng một hầm chỉ huy bên dưới phủ tổng thống của ông, ở vị trí sâu từ 12m tới 18m. Đây là một kết cấu bê tông cốt thép 3 tầng, với tường dày từ 1.8-2.4m. Phần phía trên của trung tâm chỉ huy là một vách chống đạn nằm ở độ sâu 10m dưới mặt đất, dày khoảng 60cm, có khả năng chịu sức công phá trực tiếp 225kg và mức độ giảm chấn tốt.
Các chuyên gia xây dựng đánh giá, phải cần 16 quả tên lửa Tomahawk để phá hủy căn hầm kiên cố này. Còn theo so sánh trên Sohu, "mật thất" của ông Saddam chỉ giống như một... hộp diêm so với "cỗ xe tăng" Tam Hiệp.
Trước lo ngại đại hồng thủy, TQ tuyên bố: Một phi đội B-2 mang siêu bom mới đánh sập được đập Tam Hiệp - Ảnh 3.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thị sát đập Tam Hiệp, ngày 24/4/2018 (Ảnh: Xinhua)
Ngoài bom hạt nhân, vũ khí nào có thể phá đập của Trung Quốc?
Các phân tích của Trung Quốc đa số chỉ ra rằng mọi ý định phá hủy hoàn toàn kết cấu đập Tam Hiệp gần như là bất khả thi, tuy nhiên vẫn thừa nhận công trình vĩ đại này có thể bị đe dọa.
Cũng theo Sohu, sức mạnh phi hạt nhân duy nhất có thể gây thiệt hại cho đập Tam Hiệp là bom siêu nặng MOP (Massive Ordnance Penetration) của Mỹ.
Sau khi nhận vào trang bị vào năm 2011, MOP được đặt ký hiệu là GBU-57. Bom có chiều dài gần 6 m, khối lượng 13.6 tấn, đầu đạn 2.5 tấn, cho phép xuyên sâu đến 60m bê tông cốt thép thông thường hoặc 8m bê tông siêu bền trước khi phát nổ.
MOP được chở bằng oanh tạc cơ tàng hình B-2, và do khối lượng bom rất lớn nên một máy bay chỉ có thể mang theo 1 quả bom.
Sohu nhận xét, chỉ 1 quả bom MOP thì chưa đủ để gây tổn hại đến phần hồ chứa đập Tam Hiệp. Theo đó, sức công phá của quả bom này chỉ có thể tạo thành một lỗ hổng có kích thước dài 25m, rộng 20m và cao 10m trên vách đập. Nói cách khác, phải cần một phi đội B-2 của Mỹ để mang tới số lượng bom cần thiết.
Tuy nhiên, một nhóm chiến đấu cơ như vậy có vượt qua được các lớp phòng thủ từ radar, không quân và lá chắn tên lửa mặt đất của PLA hay không vẫn là kịch bản rất khó lường. 
Truyền thông Trung Quốc những năm gần đây tin rằng với các lớp phòng thủ trùng điệp và thiết kế kiên cố ngay từ ban đầu, đập Tam Hiệp thực sự là một công trình "tường đồng vách sắt". 
Con đập trên sông Dương Tử cũng được tuyên bố là "giới hạn đỏ của Trung Quốc", bất kỳ kế hoạch nào tấn công vào đập Tam Hiệp cũng đi kèm hậu quả là rủi ro chiến tranh toàn diện hay chiến tranh hạt nhân với Bắc Kinh.
"Người dân cả nước có thể yên tâm" - trang Sohu khẳng định.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét