Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

" BĂNG CHÁY " TẠI BÃI TƯ CHÍNH- VŨNG TÀU

Trong hình ảnh có thể có: Mai Nguyễn HuỳnhTrong hình ảnh có thể có: Mai Nguyễn Huỳnh, ngoài trời
" CHỮ TÀI { Tài lộc } ĐI VỚI CHỮ TAI {Tai ương } MỘT VẦN !!! "- Thơ Nguyễn Du- Cựu chiến binh QL. VNCH
VN có kho báo độc nhất vô nhị và đó là lý do TC muốn chiếm cho bằng được với bất cứ giá nào.


Băng cháy - nguồn năng lượng khổng lồ

 0
Biển Đông đang nóng lên không chỉ vì nguồn tài nguyên phong phú về hải sản, dầu khí mà còn có sức hấp dẫn khác mạnh hơn, đó là băng cháy.
Các nhà khoa học năng lượng tính toán năng lượng hóa thạch trên Trái đất chỉ có thể khai thác khoảng 60 năm nữa là cạn kiệt. Trong nỗ lực phát triển, con người đang đi tìm những nguồn năng lượng mới để thay thế. May mắn thay Trái đất này còn một nguồn năng lượng khác đó là băng cháy, có thể cung cấp cho con người nguồn năng lượng khổng lồ đủ cho con người sử dụng trong vòng 2.000 năm nữa.
Hơn 90 nước có băng cháy
Băng cháy (còn gọi là đá cháy), có tên khoa học là natural hydrate hoặc gas hydrate, hình thành từ các loại khí thiên nhiên như methane, ethane, propan và nước trong điều kiện áp suất cao (trên 30 atm) và nhiệt độ thấp (dưới 0°C). Băng cháy thường tồn tại ổn định trong điều kiện thềm biển sâu ít nhất từ 300 m trở lên, các đảo ngầm đại dương và ở các vùng băng vĩnh cửu, dưới dạng thể rắn giống như những trái banh tuyết nhỏ.








Băng cháy - nguồn năng lượng khổng lồ - nd

Năng lượng của băng cháy được xem là năng lượng tương lai của con người - Ảnh: Internet
Băng cháy là nguồn năng lượng khổng lồ, cứ 1 m3 băng cháy giải phóng khoảng 164 m3 methane (cao gấp 2 - 5 lần khí thiên nhiên, lại sạch, không gây ô nhiễm môi trường vì là hydrate đông lạnh, ít tạp chất). Băng cháy có nhiều màu khác nhau như trắng, vàng, nâu, đỏ, xám hay xanh da trời. Có hơn 90 quốc gia trên thế giới có trữ lượng băng cháy. Các nước có trữ lượng băng cháy lớn nhất là Canada, Nga, Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản, Trung Quốc.Băng cháy cũng có mặt trái của nó. Được hình thành ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp, nên chỉ cần thay đổi áp suất hoặc nhiệt độ tăng lên khoảng 1°C-20°C sẽ làm băng cháy phóng thích methane gây nên thảm họa nhà kính toàn cầu, gây sóng thần do các thềm lục địa đổ ập xuống. Đặc biệt, trong tình trạng biến đổi khí hậu dang diễn ra nhanh chóng, dễ làm băng cháy phóng thích năng lượng. Chính vì vậy băng cháy rất khó khai thác.
Cũng có giả thuyết cho rằng băng cháy có thể là nguyên nhân gây nên những vụ mất tích máy bay, tàu thuyền bí hiểm bởi năng lượng của chính băng cháy được giải phóng bất ngờ.
Chạy đua khai thác
Hiện nay, chưa có quốc gia nào khai thác băng cháy ở quy mô công nghiệp. Nga khai thác mỏ băng cháy ở Siberi từ năm 1965 với công nghệ truyền thống như với khí thiên nhiên nên hiệu quả thấp.
Làm sao khai thác băng cháy một cách an toàn và hiệu quả là một thách thức đối với nhiều nước. Phương pháp khai thác băng cháy về nguyên tắc là không được đào lên mà phải làm tan chảy băng cháy dưới lòng đất bằng cách làm giảm áp suất để thu khí methane. Nhưng làm sao xây dựng được hệ thống đường ống dẫn khí methane khi băng cháy phân hủy là một thách thức của giới công nghệ.








Băng cháy - nguồn năng lượng khổng lồ - nd2
Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản… là những quốc gia đang ráo riết đi tìm công nghệ để khai thác băng cháy. Canada đã chiết xuất thành công methane từ băng cháy trên đất liền. Nhật Bản đầu tư 127 triệu USD cho dự án khai thác băng cháy ở vùng biển Tây Nam Tokyo… Nhưng cho đến nay, công nghệ khai thác băng cháy hoàn chỉnh vẫn chưa được xác định và nó vẫn là một thách thức rất lớn đối với con người hiện đại.
Việt Nam tiếp cận với băng cháy
Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trữ lượng băng cháy khá lớn. Từ năm 2007, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã tổ chức hội nghị khoa học về băng cháy. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều quyết định, chương trình nghiên cứu, đánh giá tài nguyên băng cháy. Ngày 3-6-2010, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 796 phê duyệt “Chương trình nghiên cứu, điều tra cơ bản về tiềm năng khí hydrate ở các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam”. Theo đó, sau giai đoạn nghiên cứu (2007- 2015) kết thúc giai đoạn tiếp cận, nghiên cứu công nghệ, đến giai đoạn 2015-2020 bắt đầu đánh giá, thăm dò băng cháy trên những vùng biển và thềm lục địa có triển vọng.
Việc nghiên cứu băng cháy rất khó khăn, đặc biệt về công nghệ khai thác nên đòi hỏi cần nhiều thời gian. Với các nước có công nghệ tiến tiến, cũng cần phải mất đến vài chục năm nữa mới hy vọng tìm ra giải pháp công nghệ tối ưu trong việc khai thác an toàn, hiệu quả nguồn năng lượng khổng lồ này.

Trung Quốc khai thác ở biển Đông

Tờ China Daily dẫn nguồn tin từ Cục Khảo sát địa chất biển Quảng Châu, thuộc Bộ Đất đai và Tài nguyên Trung Quốc cho biết nước này đang chuẩn bị kế hoạch tìm kiếm và khai thác băng cháy ở Bắc biển Đông.

Theo đó, sang năm 2013 Trung Quốc sẽ đưa tàu Hải Dương 6 làm nhiệm vụ tìm kiếm và khai thác băng cháy trên Bắc biển Đông. Tàu có trọng tải 4.600 tấn, tầm hoạt động 15.000 hải lý, do Trung Quốc sản xuất với chi phí 63 triệu USD, được trang bị nhiều thiết bị công nghệ cao và hệ thống thăm dò dưới nước có thể điều khiển từ xa.

Trung Quốc tuyên bố đã tìm thấy băng cháy ở Bắc biển Đông từ năm 2007, với trữ lượng ước tính khoảng 19,4 tỉ m3.

Kế hoạch này, cùng với việc đưa tàu dầu khí Hải Dương 201 và giàn khoan dầu khổng lồ Ocean Oil 981 đi vào hoạt động, cho thấy tham vọng của Trung Quốc trong việc khai thác năng lượng trên biển Đông.
Theo Người Lao Động

Băng cháy - Năng lượng khổng lồ ở Biển Đông mà Trung Quốc khao khát
(ANTV) - Băng cháy với trữ lượng lớn gấp hơn hai lần năng lượng hóa thạch, đang được xem là nguồn năng lượng có hiệu suất cao, sạch và là năng lượng thay thế tiềm tàng trong tương lai. 
Chính vì vậy, băng cháy đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều quốc gia biển, quốc đảo trên thế giới. Các nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng: vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam có trữ lượng băng cháy khá lớn.
Băng cháy là một loại nhiên liệu an toàn cho môi trường. Khí này tồn tại ở dạng rắn, hình thành từ khí thiên nhiên và nước, ở dưới điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp.
Băng cháy có tên khoa học là natural hydrat hoặc gas hydrat. Dạng tồn tại của chúng cũng giống như khí gas, có thể sử dụng để làm nhiên liệu cháy.
Theo tính toán của các nhà khoa học, toàn bộ khu vực Biển Đông đứng thứ 5 châu Á về băng cháy và Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trữ lượng băng cháy khá lớn.

Nguồn: http://www.antv.gov.vn/tin-tuc/xa-hoi/bang-chay-nang-luong-khong-lo-o-bien-dong-ma-trung-quoc-khao-khat-48075.html
T.S Nguyễn Như Trung - Trưởng phòng nghiên cứu địa từ và địa điện thuộc Viện địa chất và địa vật lý biển cho biết: "Ở Biển Đông những khu vực có khả năng tồn tại băng cháy ở độ sâu từ 300-3000m nước, do vậy tiềm năng cho khu vực này rất cao. Ví dụ như khu vực ở phía Nam Hoàng Sa, khu vực bồn Vũ Khánh, khu vực phía Đông vũng Nam Côn Sơn, khu vực phía trên Vũng Mây và Trường Sa đều là những khu vực có trữ lượng rất lớn.”
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, trong khi các nguồn năng lượng truyền thống có khả năng cạn kiệt trong vòng 60 năm tới, thì băng cháy có thể cung cấp nguồn năng lượng khổng lồ đủ cho con người sử dụng trong vòng 2.000 năm nữa.
Nguồn năng lượng tương lai này chính là thứ mà những người khổng lồ tiêu thụ năng lượng như Trung Quốc đang tìm kiếm. Theo nhật báo Nihon Keizai, cơ quan hàng hải và cục thăm dò khảo sát địa chất của Trung Quốc từ lâu đã thăm dò băng cháy ở Biển Đông.
Nước này tuyên bố đã tìm thấy băng cháy ở phía bắc vùng biển này từ năm 2007, với trữ lượng ước tính khoảng 19,4 tỉ m3, đủ để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho Trung Quốc trong 130 năm tới.
Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng cường thăm dò và nghiên cứu hệ thống để thương mại hóa các nguồn năng lượng vào năm 2030.
Theo một số chuyên gia, việc đưa giàn khoan Hải Dương 981 đi vào hoạt động trái phép tại Hoàng Sa của Việt Nam không chỉ đơn thuần là khai thác dầu khí như Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố:
TS Nguyễn Hùng Sơn – Phó Viện Trưởng Viện Biển Đông – Học Viện Ngoại Giao cho ý kiến: “Tôi cho rằng Trung Quốc làm việc gì cũng vì nhiều mục đích. Việc đưa giàn khoan vào ngoài mục đích tìm kiếm dầu và khí, thì Trung Quốc có thể tìm kiếm và thăm dò khả năng khai thác băng cháy trong tương lai. Mặc dù công nghệ hiện nay vẫn chưa cho phép khai thác băng cháy nhưng tôi tin rằng Trung Quốc đang đầu tư nghiên cứu để khai thác nguồn năng lượng này trong tương lại.”
Song thăm dò vì mục tiêu kinh tế chưa hẳn là mục tiêu cuối cùng mà Bắc Kinh muốn đạt được mà ẩn đằng sau đó là những mưu đồ chính trị.
Ông Nguyễn Quốc Cường - Đại sứ Việt Nam tại Mỹ có ý kiến: "Trung Quốc đang tìm cách tạo ra thực tế mới, thay đổi nguyên trạng, biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp và điều này là không chấp nhận được"
TS. Đỗ Sơn Hải - Trưởng khoa chính trị quốc tế của Học viện Ngoại giao cùng quan điểm:
“Chúng ta thấy rằng câu chuyện giàn khoan này phần nhiều hướng tới câu chuyện chủ quyền. Có lẽ việc Trung Quốc muốn khẳng định chủ quyền rồi khai thác sau, hơn là thăm dò nếu có rồi khai thác, không thì bỏ đi. Không có như vậy. Tôi nghĩ ở đây là câu chuyện chủ quyền.”
Năng lượng là vấn đề chiến lược sống còn của mỗi quốc gia, năng lượng hóa thạch đến một ngày nào đó cũng sẽ cạn kiệt, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới cho tương lai là việc các quốc gia phải làm. Biển Đông là một vùng có tiềm năng băng cháy lớn, do vậy các quốc gia trong khu vực quan tâm nghiên cứu cũng là việc bình thường.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc cố tình hạ đặt giàn khoan 981 trái phép ở khu vực thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam bất chấp luật pháp quốc tế thì không đơn thuần  là một mũi khoan  nhằm vào mục đích thăm dò địa chất nữa. Nếu chỉ vì mục đích  thăm dò dầu khí, hay băng cháy thì không ai hành xử theo kiểu “ cưỡng, đoạt” như Trung Quốc đã làm trong thời gian qua.
  Cục diện Biển Đông tăng nhiệt vì Trung Quốc thấy băng cháy?

Trung Quốc công bố kết quả tìm thấy băng cháy ở Biển Đông sau khi đã cải tạo đầy đủ các cơ sở vật chất trên các đảo nhân tạo trái phép.

Guangzhou Daily ngày 26/6 dẫn nguồn Cơ quan Khảo sát Địa chất Trung Quốc cho hay băng cháy được phát hiện tại Biển Đông, gần lưu vực cửa sông Châu Giang.

Đợt thăm dò mới nhất ở phía tây lưu vực cửa sông châu Giang, Trung Quốc phát hiện một dải băng cháy trải rộng 350 km2 cùng các suối nước lạnh ở độ sâu 1.350 tới 1.430 m dưới mực nước biển.

Giới chức Trung Quốc không đưa ra con số ước tính về trữ lượng băng cháy mới nhất có thể sản xuất ra bao nhiêu lượng khí đốt tự nhiên.

image033
Băng cháy là nguồn nguyên liệu sạch và dự đoán sẽ gây tăng nhiệt trên Biển Đông.

Chính phủ Trung Quốc từng khẳng định về sự tồn tại của băng cháy ở Biển Đông, gần lưu vực cửa sông châu Giang 3 năm trước. Họ cho rằng, khu vực này có thể chứa 100 tới 150 tỷ m3 khí đốt tự nhiên. Tháng 8/2014, Bắc Kinh thông báo về kế hoạch khai thác băng cháy ở Biển Đông vào năm 2017.

Cuộc thăm dò do tàu lặn điều khiển từ xa mang tên Seahorse thực hiện và chia làm 3 đợt, từ tháng 5 năm ngoái tới tháng 10 và tháng 3 năm nay. Tàu Seahorse có thể lặn ở độ sâu 4.500 m.

Băng cháy hay còn gọi là methane hydrate, được hình thành từ khí methane nén chặt trong băng bên dưới đáy biển. Nó là nguồn năng lượng khổng lồ. Cứ một m3 băng cháy chứa khoảng 164 m3 khí đốt tự nhiên vì nó ở thể nén.

Theo Bộ Năng lượng Trung Quốc, nguồn năng lượng của mê-tan ở dạng hydrate có thể có thể vượt quá lượng năng lượng của tất cả các loại nhiên liệu hóa thạch từng được biết đến. Ngoài ra, hydrate đông lạnh có rất ít tạp chất, nên có thể coi đây là một nguồn năng lượng sạch, ít ô nhiễm so với dầu mỏ hay khí đốt tự nhiên.

Cục diện Biển Đông nóng vì băng cháy?

Trung Quốc đã ngang ngược tiến hành các thủ đoạn cải tạo đảo trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Nước này cũng liên tục bồi lấp, xây dựng loạt cơ sở hạ tầng trên các đảo nhân tạo và âm mưu quân sự hóa Biển Đông.

Mới đây, Bắc Kinh còn tuyên bố sẽ lập trung tâm nghiên cứu Biển Đông ở dưới biển để phục vụ công cuộc khai phá thiên nhiên và tìm kiếm nguồn năng lượng.

Khi Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản luôn dẫn đầu những nước nhập khẩu năng lượng nhiều nhất, băng cháy sẽ thực sự là những nguyên do cho cuộc chạy đua khai thác và gia tăng căng thẳng vì những tranh chấp lãnh thổ.

image035
Tàu lặn điều khiển từ xa mang tên Seahorse làm nhiệm vụ thăm dò băng cháy dưới biển. Ảnh: SCMP

Giới quan sát nhận định, một trong những mục đích của âm mưu chiếm Biển Đông mà Trung Quốc đang thực hiện là giành được "mỏ vàng" mang tên băng cháy.

Tháng 3/2013, Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới khai thác thành công khí đốt từ băng cháy trong cuộc thử nghiệm ngoài khơi nước này.

Hồi tháng 7/2014, Trung Quốc đã vạch kế hoạch khai thác băng cháy ở Biển Đông. Tại hội nghị quốc tế về khí hydrat, giới chức trách Trung Quốc đã tiết lộ kế hoạch mới để khai thác băng cháy ở Biển Đông vào năm 2017.

Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng cường thăm dò và nghiên cứu hệ thống để thương mại hóa các nguồn năng lượng vào năm 2030.

Trang mạng CriEnglish của Trung Quốc dẫn lời Zhang Haiqi, Giám đốc cơ quan khảo sát địa chất TQ nói: "TQ là một trong số ít các nước trên thế giới có triển vọng lớn về tài nguyên này. Có khoảng 10 tỉ tấn dầu cả trên đất liền và ở biển, tương đương với tổng lượng dự trữ dầu và khí tự nhiên ở TQ".

Theo tính toán của các nhà khoa học, toàn bộ khu vực Biển Đông đứng thứ 5 châu Á về băng cháy và Việt Nam được đánh giá là quốc gia có trữ lượng băng cháy khá lớn.

Trên Đất Việt, TS Nguyễn Như Trung - Trưởng phòng nghiên cứu địa từ và địa điện thuộc Viện địa chất và địa vật lý biển cho biết: "Ở Biển Đông những khu vực có khả năng tồn tại băng cháy ở độ sâu từ 300-3000m nước, do vậy tiềm năng cho khu vực này rất cao. Ví dụ như khu vực ở phía Nam Hoàng Sa, khu vực bồn Vũ Khánh, khu vực phía Đông vũng Nam Côn Sơn, khu vực phía trên Vũng Mây và Trường Sa đều là những khu vực có trữ lượng rất lớn.”

Hồi tháng 2/2013, PGS.TSKH Nguyễn Văn Cư Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam nhấn mạnh cho hay, đang tiến hành phối hợp với Nga để nghiên cứu về băng cháy và các khoáng sản đáy biển.

Theo Kim Hoa

Đất Việt 27/06/2016
Nguồn: https://nhatbaovanhoa.com/p145a4426/8/bang-chay-o-bien-dongT

THỜI SỰ

Băng cháy – của quý khiến Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông?

Đối với Trung Quốc – quốc gia đang lùng sục các nguồn năng lượng để phục vụ nhu cầu công nghiệp nội địa khổng lồ, đây thực sự là một kho báu.
Băng cháy – của quý khiến Trung Quốc hung hăng trên Biển Đông?Tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Việt Nam trên Biển Đông. Ảnh: AFP
THẢO MAI06:53 25/09/2015

Băng cháy, tên khoa học là methane hydrates, là một dạng khí thiên nhiên nén nằm dưới đáy biển. Đây rất có thể là nguyên nhân lý giải cho sự hung hăng về chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, trang Eurasia Review nhận định.
Công cuộc tiếp cận và khai thác băng cháy rất rủi ro và tốn kém. Tuy nhiên, mỗi mỏ băng cháy lại có trữ lượng cực kỳ dồi dào, kéo dài trong nhiều thập kỷ, nếu không muốn nói là thế kỷ.
Đối với Trung Quốc – quốc gia đang lùng sục các nguồn năng lượng để phục vụ nhu cầu công nghiệp nội địa khổng lồ, đây thực sự là một kho báu.
Theo ước tính, trữ lượng băng cháy tại Biển Đông ở mức 150 tỷ mét khối, đủ để thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ của cả Trung Quốc trong 50 năm. Một mét khối băng cháy có năng lượng tương đương 160 mét khối khí tự nhiên. 
Chỉ riêng mỏ Lăng Thủy 17-2, nằm cách đảo Hải Nam 150 km về phía Nam, đã có trữ lượng khí thiên nhiên tiềm năng lên tới 100 tỷ mét khối.

 Một mét khối băng cháy có năng lượng tương đương 160 mét khối khí tự nhiên. 
Đây cũng có thể là nguyên nhân giải thích cho hành động hai lần hạ đặt giàn khoan trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế và quyền tài phán của Việt Nam trong một năm qua.
Cả hai vị trí, nằm giữa Bắc Việt Nam và quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) là những địa điểm hứa hẹn khả năng phát hiện băng cháy.
Ngoài ra, Bãi Cỏ Rong, nằm cách đảo Palawan của Philippines chừng 50 tới 70 dặm, cũng có thể là khu vực chứa một lượng lớn khí thiên nhiên dưới dạng dạng băng cháy, chính quyền Manila ước tính.
Một cách trùng hợp, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền trái phép với Đá Vành Khăn và quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Cả hai khu vực này đều nằm ở phía Nam Bãi Cỏ Rong, là vị trí lý tưởng để xây dựng lực lượng quân sự ngoài biển nhằm yểm trợ cho hoạt động khai thác băng cháy tại bãi.
Nhiều năm nay, Trung Quốc đã đầu tư mạnh tay vào công nghệ khai thác dầu khí xa bờ. Bắc Kinh lên kế hoạch thử nghiệm công nghệ khai thác băng cháy vào năm 2017 và bắt đầu khai thác thương mại trước năm 2030, tuy nhiên không công bố cụ thể vị trí khai thác.
Ngoài Biển Đông, khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku trong tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc cũng là mỏ băng cháy tiềm năng.
Hiện tại, sự bành trướng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông đã đẩy Phillippines và Việt Nam tới gần một thỏa thuận đối tác chiến lược. Không ngoại trừ khả năng Nhật Bản sẽ tham gia thỏa thuận này trong tương lai, Eurasia Review nhận xét.
Điều này sẽ cản trở tham vọng đơn phương khai thác băng cháy của Trung Quốc trên vùng nước tranh chấp ở Biển Đông. Nước này sẽ phải phô diễn quyết liệt sức mạnh của lực lượng hải quân để đảm bảo an ninh cho khu vực khai thác và sản xuất.
Đây là cái giá đắt cả về chính trị lẫn kinh tế, có thể châm ngòi cho cả một cuộc chiến tranh, điều Trung Quốc không hề mong muốn.
Trong một kịch bản khả dĩ hơn, Trung Quốc có thể tận dụng năng lực công nghệ tiên tiến, gọi hỗ trợ tài chính dồi dào từ Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) và thiết lập “quan hệ đối tác” với Việt Nam và Philippines để khai thác các khu vực trên.
Trên thực tế, Trung Quốc đang triển khai nhiều dự án liên doanh trên Biển Đông. Tuy nhiên những tuyên bố về chủ quyền vô lý của Trung Quốc đang khiến nhiều nước châu Á ngày càng dè chừng khi bắt tay với nước này.
Có một cách khác để Trung Quốc khôi phục niềm tin bị xói mòn trong các nước khu vực, đó là tạo lập các Vùng khai thác chung. Những Vùng như vậy được thiết lập tại nhiều nơi trên thế giới, cho phép hai quốc gia đang tranh chấp chủ quyền tạm thời dẹp các bất đồng qua một bên để chung tay khai thác tài nguyên trong khu vực.

Băng cháy là một loại khí hydrate (gas hydrate, methane hydrate) tồn tại dưới dạng hỗn hợp rắn, trông bề ngoài giống băng hoặc cồn khô, có thể trong suốt hay mờ đục, dạng tinh thể màu trắng, xám hoặc vàng.
Nó ổn định ở điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất cao, phần lớn được tìm thấy bên dưới lớp băng vĩnh cửu và những tầng địa chất sâu bên dưới lòng đại dương.
Ban đầu. người ta cho rằng băng cháy chỉ xuất hiện ở khu vực ngoài Hệ mặt trời nơi có nhiệt độ thấp và nước đá là phổ biến, nhưng băng cháy sau đó lại được phát hiện trong trầm tích ở đáy đại dương của Trái Đất.  
Nguồn:https://m.bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/bang-chay-cua-quy-khien-trung-quoc-hung-hang-tren-bien-dong-1316476.html

Bãi Tư Chính mới nhất: Việt Nam chính thức mời Mỹ đem hạm đội vào quân cảng Cam Ranh
Mỹ và Việt Nam đã đạt được một “thỏa thuận ngầm” liên quan đến số phận của quân cảng Cam Ranh trong khi Trung Quốc gây hấn tại Bãi Tư Chính đã làm tăng tốc quá trình này.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, khác hẳn với phong thái bị coi là “rụt cổ” trước đây, còn lần đầu tiên “lên giọng” về “Việt Nam có quyền bảo vệ chủ quyền của mình”.

Trong hình ảnh có thể có: Mai Nguyá»…n Huỳnh, ngoài trời 
Tiết lộ bất ngờ: Bãi Tư Chính chứa nguồn BĂNG CHÁY vô tận là nguyên nhân khiến TQ đ.iên cuồng
Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu lượng băng cháy tương đối lớn. Chúng ta có khoảng 2.400 tỷ mét khối băng cháy, là quốc gia có thứ hạng ở Châu Á về loại tài nguyên này. Đây là nguồn năng lượng tuyệt vời. Do đó, TQ nhìn vào nguồn băng cháy như một loại tài nguyên thay thế cho dầu khí đang dần trở nên cạn kiệt”.

Giới thiệu về trang web này
YOUTUBE.COM
Việt Nam là một trong những quốc gia sở hữu lượng băng cháy tương đối lớn.
Chúng ta có khoảng 2.400 tỷ mét khối băng cháy, là quốc gia có thứ hạng ở Châu Á v...


Mỏ dầu Bạch Hổ - chuyện giờ mới kể

27/04/2018 20:22 GMT+7

TTO - Được tìm thấy từ trước 30-4-1975, Bạch Hổ nằm yên dưới đáy biển suốt hơn một thập niên cho đến ngày được bùng lên với bao bí mật chưa kể...

Mỏ dầu Bạch Hổ - chuyện giờ mới kể - Ảnh 1.
Mỏ dầu Bạch Hổ ngày nay - Ảnh: Tập đoàn Dầu khí VN
Lần đầu tiên soạn thảo và chưa từng có trải nghiệm để chỉnh sửa, nhưng đạo luật dầu hỏa VNCH được giới chuyên môn đánh giá khá chặt chẽ, chú trọng quyền lợi quốc gia
Bạch Hổmỏ dầu chủ lực quyết định thành - bại của ngành dầu khí Việt Nam, được tìm thấy từ trước 30-4-1975.
Khi chiến tranh Việt Nam gần đến hồi kết, các công ty dầu quốc tế rút lui. Bạch Hổ nằm yên dưới đáy biển suốt hơn một thập niên cho đến ngày được bùng lên với bao bí mật chưa kể...
Kỳ 1: Đạo luật dầu hỏa tham khảo Iran
Thập niên 1960, nhiều quốc gia trong khu vực đã khai thác được dầu thương mại để làm giàu. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa (VNCH) Nguyễn Văn Thiệu rất hiểu điều này.
Kinh tế VNCH thời chiến chưa có gì ngoài một nền nông nghiệp lỗ chỗ lỗ bom, pháo và nông dân luôn nhấp nhỏm chạy nạn chiến sự.
Nhưng nhìn ra Biển Đông, Việt Nam có thềm lục địa rộng lớn, nhiều người biết chắc chắn nơi ấy có tài nguyên dầu khí...
Đạo luật 011
Tuy nhiên, để khởi động được nền công nghiệp dầu khí dù chỉ là bước đầu thăm dò, phải có cơ sở pháp lý. Một đạo luật dầu hỏa là không thể thiếu. Có nó mới có thể đàm phán được với các công ty dầu quốc tế, nhất là các công ty Mỹ.
Đặc biệt, đạo luật này vô cùng cần thiết để VNCH bảo vệ được quyền lợi của mình và xây dựng nền hạ tầng nhân - vật lực phục vụ cho ngành dầu khí.
Một số đạo luật dầu hỏa của các nước được nghiên cứu, nhưng cuối cùng chính quyền Sài Gòn chọn đạo luật của Iran để tham khảo xây dựng đạo luật cho riêng mình. Bởi Iran có nền công nghiệp dầu hỏa rất lớn, nhưng lại khởi đầu phụ thuộc vào phương Tây với nhiều kinh nghiệm mà miền Nam Việt Nam có thể học hỏi.
Các chuyên gia Hồ Mạnh Trung, Võ Anh Tuấn thuộc Nha Tài nguyên thiên nhiên, Bộ Kinh tế VNCH, được giao chủ trì soạn thảo bộ luật mới mẻ này. Nền tảng đạo luật là hợp đồng đặc nhượng.
Một nguyên tắc cơ bản mà những nước có tiềm năng dầu hỏa phải áp dụng khi phụ thuộc vào các công ty quốc tế có tiềm năng tài chính, khoa học và kỹ thuật để khai thác được.
Nguyên tắc hợp đồng đặc nhượng đó là các công ty dầu khí quốc tế phải trả cho VNCH hai khoản thuế chính: nhượng tô 12,5% (tiền thuê đất) và thuế lợi tức 45-55% số lượng dầu sản xuất.
Đạo luật cho phép thời gian các công ty tìm kiếm dầu khí là 5 năm, có thể gia hạn thêm 5 năm; riêng thời gian sản xuất là 30 năm, có thể gia hạn thêm 10 năm...
Lần đầu tiên soạn thảo và chưa từng có trải nghiệm để chỉnh sửa nhưng đạo luật dầu hỏa VNCH được giới chuyên môn đánh giá khá chặt chẽ, chú trọng quyền lợi quốc gia. Toàn bộ đạo luật gồm 6 chương với 66 điều.
Nội dung là những quy định cụ thể, chi tiết về việc thăm dò, khai thác dầu hỏa trên thềm lục địa và trên lãnh thổ VNCH từ vĩ tuyến 17 trở vào. Quyền đặc nhượng cho các công ty dầu hỏa do thủ tướng Chính phủ VNCH quyết định.
Theo đó, các công ty quốc tế xin được cấp quyền đặc nhượng bắt buộc phải đóng trước 500 USD (hoặc 137.000 đồng tiền Sài Gòn). Số tiền nhỏ ban đầu này được gọi là tiền đăng ký chữ ký.

Sau khi hợp đồng đặc nhượng được ký kết và tiến hành thăm dò, khai thác, họ còn phải đóng thêm các khoản tiền lớn bất khả hoàn cho Chính phủ VNCH.
Đạo luật quy định cụ thể diện tích đặc nhượng tìm kiếm dầu hỏa được chia thành từng nhượng địa, mà sau này thường gọi là lô. Mỗi nhượng địa không quá 20.000km2. Mỗi công ty không được cấp quá 5 nhượng địa, tức không quá 100.000km2.
Quy định này để có nhiều công ty tham gia, cạnh tranh với nhau cũng như tránh dẫn đến tình trạng chính phủ và ngành dầu hỏa quốc gia phải phụ thuộc quá nhiều vào sự độc quyền của một công ty quốc tế.
Thời hạn quyền đặc nhượng tìm kiếm có thể biến động tùy theo từng trường hợp đàm phán hợp đồng, nhưng kéo dài trong khoảng 5-15 năm.
Đặc biệt, riêng quyền đặc nhượng khai thác dầu hỏa Chính phủ VNCH xét cấp cho mỗi nhượng địa không quá 5.000km2 trong thời hạn không dài hơn 40 năm.
Mỏ dầu Bạch Hổ - chuyện giờ mới kể - Ảnh 3.
Các lô đặc nhượng đầu tiên được chính quyền phân chia trên thềm lục địa VN - Ảnh: Tập đoàn Dầu khí VN
Thành lập Ủy ban quốc gia dầu hỏa
Sau một thời gian dài nghiên cứu, soạn thảo và lấy ý kiến, ngày 1-12-1970, ông Thiệu ký ban hành đạo luật dầu hỏa VNCH số 011/70.
Tháng 6-1971, tổng trưởng kinh tế Phạm Kim Ngọc công bố sẽ cấp quyền đặc nhượng tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu mỏ tại thềm lục địa với thể thức đấu thầu.
Toàn bộ vùng này nằm trong thềm lục địa miền Nam Việt Nam, được chia thành 61 nhượng địa, tức 61 lô. Trong đó 60 nhượng địa có diện tích tương đối bằng nhau, riêng nhượng địa thứ 61 rộng hơn với tổng diện tích khoảng 300.000km2.
Chính phủ VNCH sử dụng kết quả đo đạc địa vật lý lần thứ hai, năm 1970, của Công ty Ray Geophycical Madrel trên thềm lục địa miền Nam Việt Nam để làm cơ sở cho các công ty đấu thầu...
Tính từ thời điểm soạn thảo đạo luật dầu hỏa, chiến tranh ngày càng leo thang khốc liệt, nhưng các bước tiến nỗ lực thăm dò, khai thác dầu hỏa của VNCH được đánh giá là rất nhanh chóng. Ngay khi đạo luật dầu hỏa có hiệu lực, Ủy ban quốc gia dầu hỏa VNCH cũng được thành lập.
Ngày 7-1-1971, chỉ một tháng sau khi đạo luật được phê chuẩn, thủ tướng Trần Thiện Khiêm ký sắc lệnh số 003-SL/KT thành lập Ủy ban quốc gia dầu hỏa. Chủ tịch ủy ban này cũng chính là tổng trưởng kinh tế Phạm Kim Ngọc.
Đến tháng 6-1974, Chính phủ VNCH tiếp tục thành lập Tổng cuộc Dầu hỏa và khoáng sản để đẩy nhanh tiến độ khai thác, thăm dò dầu hỏa. Trụ trở tổng cuộc đặt tại số 2 Nguyễn Bỉnh Khiêm, nơi là văn phòng cũ của Nha Tài nguyên thiên nhiên.
Tổng cuộc có năm phòng trực thuộc để làm việc, gồm Cuộc dầu hỏa, Nha kế hoạch huấn luyện, Cuộc khoáng sản, Trung tâm nghiên cứu địa chất, Nha hành chánh và kế toán. Trong đó, kỹ sư địa chất Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách Cuộc dầu hỏa, kỹ sư phụ dầu khí Phí Lê Sơn đảm nhiệm Nha kế hoạch huấn luyện.
Vừa làm vừa học nghề
ông trần văn khởi, giám đốc tổng cuộc dầu hỏa và khoáng sản vnch - ảnh tư liệu tđdkvn 1(read-only)
Ông Trần Văn Khởi (trái), giám đốc Tổng cuộc Dầu hỏa và khoáng sản VNCH - Ảnh tư liệu
Quan điểm của Chính phủ VNCH là vừa làm vừa "học nghề" các công ty quốc tế. Nhưng ngay trong tình thế hạn chế đó, họ vẫn làm được rất nhiều việc hiệu quả, nhanh chóng, đặc biệt là tổ chức hai cuộc đấu thầu triệu đô thành công trên cả mong đợi.
Song song với nỗ lực tìm kiếm dầu, các dự án nhà máy lọc dầu cũng được kêu gọi đầu tư ở Cam Ranh, Vũng Tàu, Nha Trang nhưng chưa kịp thực hiện vì chiến sự leo thang.
Nhiều ý kiến chuyên môn khẳng định một năm nỗ lực của ngành dầu hỏa miền Nam Việt Nam bằng hành trình 10 năm của các quốc gia khác...
Kỳ tới: Tìm 3 bể dầu dưới thềm lục địa
QUỐC VIỆT b 


Trung Quốc muốn độc chiếm nguồn dầu khí Biển Đông?

Thanh Phương
media
Nhân viên của Rosneft Vietnam trên giàn khoan ở mỏ khí Lan Tây, ngoài khơi Vũng Tàu, Việt Nam. Ảnh tư liệu chụp ngày 29/04/2018.REUTERS/Maxim Shemetov/File Photo
Căng thẳng giữa Việt Nam với Trung Quốc trên Biển Đông đang gia tăng với việc tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8, với sự hộ tống của các tàu vũ trang, tiếp tục hoạt động ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thậm chí đang tiến gần hơn đến bờ biển Việt Nam. Theo các dữ liệu của trang web Marine Traffic, chuyên theo dõi sự di chuyển của các tàu, tàu Hải Dương 8 từ ngày 23/08 chỉ còn cách đảo Phú Quý của Việt Nam 102 km và cách bờ biển Phan Thiết 185 km.
Thứ Năm tuần trước, 22/08/2019, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã bày tỏ «quan ngại sâu sắc» về việc các tàu Trung Quốc tiếp tục gây cản trở các hoạt động dầu khí của Việt Nam trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Đối với bộ Ngoại Giao Mỹ, hành động của của Bắc Kinh là một sự «leo thang» trong nỗ lực nhằm hù dọa những nước khác cũng đang giành quyền phát triển các nguồn tài nguyên trên Biển Đông.
Vậy thì nhìn từ khía cạnh dầu khí, căng thẳng Biển Đông hiện nay nên được hiểu như thế nào? Oilprice (oilprice.com), trang mạng chuyên thông tin về năng lượng, ngày 24/08 đã có một bài viết về khía cạnh này.
Oilprice nhắc lại rằng, theo ước lượng của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ, trữ lượng của Biển Đông là khoảng 28 tỉ thùng dầu. Từ đó đến nay, cùng với những cải tiến công nghệ, ước lượng về trữ lượng dầu khí ở Biển Đông lẻ ra phải tăng thêm. Cho dù giá dầu cao hay thấp, dĩ nhiên là nước nào cũng muốn giành phần và Trung Quốc thì đòi phần lớn nhất.
Mỹ: Trung Quốc ngăn cản tiếp cận nguồn dầu khí
Theo cái nhìn của Mỹ, những hành động của Trung Quốc trong vùng đã ngăn cản các nước láng giềng tiếp cận nguồn tài nguyên dầu khí được ước lượng trị giá 2,5 ngàn tỉ đôla. Tuyên bố của bộ Ngoại Giao của Hoa Kỳ hàm ý rằng những hành động đó của Bắc Kinh cũng đã ngăn cản các công ty Mỹ tham gia vào việc khai thác trữ lượng dầu khí Biển Đông.
Oilprice nhắc lại rằng tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 hoạt động gần Bãi Tư Chính, ngay tại nơi mà cách đây 2 năm, Trung Quốc đã đe dọa Việt Nam về dự án thăm dò dầu khí do đối tác Tây Ban Nha Repsol tiến hành. Đe dọa đó đã có hiệu quả, vì Hà Nội lúc đó đã phải đình chỉ dự án này.
Nhưng bây giờ đối tác đang tham gia khoan thăm dò tại lô 136-3 của Việt Nam chính là công ty Ấn Độ ONGC, liên doanh với hãng dầu khí hàng đầu của Nga là Rosneft. Theo Oilprice, do ONGC là một công ty nhà nước, cho nên hoạt động của tàu Hải Dương Địa Chất 8 cũng không báo trước điều gì tốt cho quan hệ Ấn-Trung. Ấn Độ phụ thuộc vào dầu nhập khẩu thậm chí còn nhiều hơn cả Trung Quốc, cho nên đối với New Dehli, nguồn dầu khí Biển Đông rất quan trọng.
Riêng về quan hệ Mỹ-Trung, theo Oilprice, tuyên bố của bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ chỉ làm tăng thêm căng thẳng vào lúc mà chiến tranh thương mại giữa hai nước chưa biết bao giờ mới kết thúc. Về khả năng có những thay đổi thật sự trong hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, có thể khuyến khích các công ty Mỹ tham gia thăm dò dầu khí trong khu vực, theo Oilprice, cơ may này rất là ít, thậm chí không có.
Các nhà đầu tư sẽ ngán ngại?
Tờ Bangkok Post ngày 24/08 cũng đã có bài phân tích về tình hình Biển Đông nhìn từ khía cạnh dầu khí. Theo nhận định của tờ báo này, địa điểm lô dầu khí mà tàu Hải Dương Địa Chất 8 và các tàu vũ trang của Trung Quốc đang quấy phá là đặc biệt đáng lo ngại đối với các nước nhỏ hơn đang muốn khai thác dầu khí tại những khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông. Lý do là vì địa điểm này nằm gần Việt Nam hơn gấp 3 lần so với Hoa lục. Từ lâu, Bắc Kinh vẫn tìm cách gây cản trở hoạt động thăm dò dầu khí tại những khu vực mà họ khẳng định chủ quyền, nhưng nay, với việc phát triển lực lượng hải quân và xây dựng cơ sở quân sự trên cáo đảo tranh chấp, Trung Quốc có đủ sức mạnh áp đặt quyền kiểm soát của họ tại những khu vực xa bờ hơn nữa.
Bangkok Post trích lời chuyên gia Collin Koh, Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam, Singapore, ghi nhận là những hành động nói trên của Trung Quốc diễn ra với tần suất và với mức độ thật sự khác hẳn so với trước đây. Theo ông Collin Koh, căng thẳng hiện nay, «có thể khiến các nhà đầu tư phải đắn đo suy nghĩ về việc có nên tiếp tục dự án dầu khí hiện có hay không, thậm chí có thể làm nản lòng những nhà đầu tư lo xa hoặc không muốn gặp rắc rối sau này».
Bangkok Post lưu ý rằng hành động của Trung Quốc diễn ra vào lúc Bắc Kinh đang thương lượng với Philippines về việc cùng thăm dò dầu khí tại một vùng tranh chấp giữa hai nước. Riêng Việt Nam thì vẫn kiên quyết bác bỏ bản đồ «đường lưỡi bò» của Trung Quốc, không xem đó là cơ sở để hợp tác khai thác dầu khí Biển Đông, cho nên căng thẳng giữa hai bên mới gia tăng như vậy.
Việt Nam hiện sản xuất mỗi năm 33 triệu tấn dầu từ các lô ngoài khơi và hiện kiểm soát một trữ lượng khoảng 4,4 tỉ tấn dầu thô và khí đốt. Theo Bangkok Post, sự hiện diện của các tàu vũ trang của Trung Quốc trong vùng biển Việt Nam có thể gây tác hại nặng nề cho một nền công nghiệp đã đóng góp 20% GDP từ năm 1986 đến 2009.
Nguy cơ chiến tranh Việt-Trung
Do Việt Nam vẫn cưỡng lại các áp lực của Trung Quốc, Bắc Kinh trong những tuần gần đây đã có nhiều hoạt động mạnh mẽ, như tiến hành hai cuộc tập trận gần quần đảo Hoàng Sa, bãi bỏ lệnh cấm đánh cá, thử nghiệm các chiến hạm mới và vũ khí mới ở vùng Vịnh Bắc Bộ, gây quan ngại nổ ra chiến tranh Việt-Trung.
Theo đánh giá của ông Gregory Poling, giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI), quan hệ giữa hai nước trong 5 năm qua chưa bao giờ căng thẳng như thế. Ông Poling cho rằng, mặc dù nhìn bề ngoài «mọi việc tương đối yên ắng, có vẻ như không bên nào chấp nhận để yên như thế».
T.P.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét