Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

HIỆP ƯỚC THÀNH ĐÔ & CHIẾM ĐÓNG BIỂN ĐÔNG CỦA CSTQ


Saturday, 17 May 2014


BÍ MẬT HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ N ĂM 1990



On Saturday, May 17, 2014 9:49 PM, "Tran Ho  [HUYETHOA]" <> wrote:


BÍ MẬT HỘI NGHỊ THÀNH ĐÔ N ĂM 1990
     
Kính thưa Quý Vị Quan tâm,
     Đọc kỹ tài liệu tuyệt mật về Hội Nghị Thành Đô năm 1990 chúng ta mới hiểu rõ lý do tại sao Trung Cộng dám ngang nhiên đưa giàn khoan dầu vào vùng biển của VN nhưng cứ khăng khăng nói rằng đó là vùng biển của Trung cộng. Thì ra Trung Cộng đã nói ĐÚNG, chiếu theo Hiệp Ước Thành Đô năm 1990, Việt Nam đã trở thành một phần của Trung Cộng, trước sau VN cũng sẽ sát nhập vào TC từ bây giờ cho tới năm 2020 mà nay chỉ còn có 6 năm nữa mà thôi !
     Lẽ ra bọn tay sai Tàu khựa trong Đảng CS như Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Sinh Hùng đã “ra mặt công khai” công bố bản Hiệp Ước Thành Đô năm 1990 từ lâu. Rất may là trong nội bộ Đảng CS còn có một bộ phận âm thầm chống lại việc sát nhập vào TC. Thành phần chống đối nầy bao gồm các thành phần cựu đảng viên CS và các tầng lớp sĩ phu trí thức chống Tàu. Nhưng quan trọng hơn cả là các cựu thành viên của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam vốn cay cú CS Hànội năm 1975 đã “phản bội” họ thi hành HĐ Paris 1973, phá vỡ cuộc tổng tuyển cử giữa VNCH và MTGPMN, cưỡng chiếm miền Nam và xoá sổ luôn MTGPMN. Các thành phần cựu MTGPMN vốn do Pháp yểm trợ. Các đảng viên CS như Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Thị Bình, Trần Văn Trà… đều gia nhập Đảng CS Pháp, có khuynh hướng cởi mở, cho phép TỰ DO ĐA ĐẢNG như Pháp, không chấp nhận ĐỘC ĐẢNG CS theo Tàu.
      Vì lý do bị “kỳ đà cản mũi”, bọn Việt gian CS tay sai của Tàu phải áp dụng chiêu thức “tằm ăn dâu” để cho Tàu lấn dần đất biển VN, tạo cớ cho dân Tàu tràn vào VN qua các diễn biến như sau :
      1.- Cho phép Tàu trúng thầu làm Xa Lộ Bắc Nam xuyên qua các dãy Trường Sơn theo con đường mòn Hồ Chí Minh ngoằn ngoèo. Trung Cộng huy động hàng chục ngàn nhân công công-binh, xẻ núi làm hầm trú ẩn, kho lương thực, vũ khí, và có khả năng ém hàng trăm ngàn quân, vừa khống chế VN, vừa sẵn sàng tràn quân xuống Đông Nam Á khi cần.
      2.- Việc phân định lại lằn ranh phía Bắc, đã khiến VN mất nhiều đất và biển, đặc biệt là Ải Nam Quan và phân nửa Thác Bản Giốc.
      3.- Việc để cho Tàu khai thác quặn Beauxite Tây nguyên, cùng nhượng đất biên giới cho tàu trồng rừng, cũng như cho Tàu trúng thầu rất nhiều công trình từ Bắc vô Nam, đã công khai cho phép Tàu di dân ồ ạt vào VN, thành lập các khu Tự Trị… dần dần đồng hoá VN.
      4.- Và nay với quyết định đưa giàn khoan dầu vào vùng biển của VN, bọn Tàu định áp lực VC phải công khai thừa nhận “VN bây giờ đã là một phần của Tàu”. Bọn Tàu định làm gấp, thống nhứt VN vào Tàu trước khi Hoa Kỳ hoàn tất việc “xoay trục” từ nay cho tới năm 2020.
      Nhưng cả TC và bè lũ Việt gian Nguyễn Phú Trọng không ngờ. Phe chống Tàu lập tức ra tay mạnh, thực hiện các vụ xuống đường, chỉ trong vòng mấy ngày đã tạo ra một luồng sóng chống Tàu thật dữ dội. Các cuộc xuống đường nầy đã làm thay đổi cục diện tại Đông Nam Á. Hoa Kỳ, Tây phương và các nước Đông Nam Á đã có một cái nhìn khác về VN, dĩ nhiên là đồng tình với nhân dân VN quyết tâm chống Tàu, giải trừ tai ách CS. Nhân dân VN không thể lùi được nữa !
     Bọn bành trướng Bắc Kinh cùng đám tay sai VC bị một vố bất ngờ ! Truyền thống chống Tàu xâm lược đã có dịp bùng lên thề… Sát Thát !
KÍNH XIN HỒN THIÊNG SÔNG NÚI HÃY PHÒ HỘ
CHO TỔ QUỐC VIỆT NAM !
(Góp Gió 17-5-2014)

 
----- Forwarded Message -----From: "HungThe
Subject: [VN-TD] Fw: Fwd: Wikileaks công bố một tài liệu " tuyệt mật " : Năm 2020 Việt Nam sẽ là một tỉnh của Trung cộng ?



 Nuoc non vo toi ,bong lang tri
Viet cong song lau ,nuoc chet non.
On Saturday, May 17, 2014 7:10 AM, thanh to  wrote:





Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời: Năm 2020 Việt Nam sẽ là một tỉnh của Trung Cộng? 
Tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt Nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung Quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành Đô.


        Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt Nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa Kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ:
“… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước
Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bày tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung Quốc để Việt Nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại
Bắc Kinh như Trung Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
Phía Trung Quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt Nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”…



       Thôi rồi ! .... Thế là xong ...

        Chúng ta có quyền phỏng đoán và chuẩn bị tinh thần cho mọi người và cá nhân mình rước sự thật không mấy tốt đẹp, mà nó liên quan tới sự tồn tại của đảng CSVN trong vai trò lãnh đạo xã hội và nhà nước. Vì nếu khi ta đối chiếu với các tin tức liên quan đến việc phía Việt nam đã
cho Trung Quốc thuê nhiều chục ngàn hecta rừng đầu nguồn biên giới, lá cờ Trung quốc có 6 ngôi sao (thay vì cờ Trung quốc chỉ có 5 ngôi sao) xuất hiện tại một nhà hàng Trung Quốc tại Vũng Tàu, hay Dự án boxit Tây Nguyên và gần đây nhất là tin Trung Quốc tiến hành thu hồi hàng loạt cột mốc biên giới với Việt nam có từ thời Hiệp định Pháp - Thanh (1887) …

Trong đàm phán biên giới, họ ép ta làm ta mất một nửa thác Bản Giốc, dân ta cũng không được đặt chân đến Ải Nam Quan nữa, tất cả ta mất hàng trăm km2 đất. Họ xóa hiệp định phân định ranh giới vịnh Bắc Bộ giữa hai Chính phủ Pháp – Thanh (do lịch sử để lại) đòi chia lại, ăn hơn của ta một phần hải phận thì giả thiết trên là hoàn toàn có cơ sở xảy ra.

Những tài liệu tối mật do Wilikeaks tiết lộ ra đều có tầm mức nghiêm trọng không lường được.

(Chắc chúng ta đều biết là người sáng lập Wikileaks: JulianAssange, hiện đang bị truy nã vì đã tiết lộ tài liệu có thể làm nguy hại đến an ninh của Mỹ)


Tin này đã được phổ biến một cách mập mờ trên mạng từ lâu, bây giờ Wikileaks xác nhận thì có đến hơn 90% là đúng sự thật.

Đây quả là 1 tin buồn cho đất nước, dân tộc Việt Nam với 4 ngàn năm văn hiến, nay đã được đảng Cộng Sản bán sĩ cho Trung Cộng với cái giá không thể rẽ hơn: FREE ...

Nếu chúng ta duyệt lại những gì đã xảy ra trong thời gian gần đây:
- Giao Hoàng Sa Trường Sa cho TC
- Giao Tây Nguyên cho TC
- Cắt thêm đất biên giới cho TC
- Nhường thêm biển vùng vịnh Bắc Việt cho TC
- Cho dân TC ra vào biên giới không cần giấy tờ nhập cảnh
- Luật lệ VN không dám đụng đến dân TC đang sống ở VN
- Cấm dân chúng không được tưởng niệm các tử sĩ đã hy sinh trong
cuộc chiến 1979 với TC.
- In sách giáo khoa cấp tiểu học với đường lưỡi bò và hình cờ TC thay vì cờ VN.
- Truyền hình nhà nước CSVN dùng cờ TC có thêm 1 ngôi sao nhỏ (tượng trưng cho xứ tự trị mới VN) .....tất cả những điều này đều ăn khớp với tài liệu mật này.
Xin quý vị đọc và phổ biến cho mọi thân hữu.

Dung  N.  Nguyen
Application Service Center
Nguồn: 
http://bien-dong-vn.blogspot.com/2014/05/bi-mat-hoi-nghi-thanh-o-n-am-1990.html

►Hội Nghị Thành Đô ngày 3 và 4-9-1990- Những sự thật cần phải biết (Phần 27)

Posted by hoangtran204 trên 30/10/2013
Tất cả ủy viên Bộ Chính trị của Đảng CSVN luôn luôn ngã rạp mình trước các đảng viên cao cấp của đảng CSTQ. Điều gì đã làm cho họ kinh sợ TQ đến như vậy? Người bình thường cũng đoán ra TQ hẳn đang nắm được bí mật nào đó mà đảng CSVN luôn che dấu…


Trần Hoàng
“Tôi không biết Bộ chính trị và Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đang nghĩ gì và làm gì.  Nhưng có một điều tôi biết chắc chắn: Họ không muốn, tuyệt đối không muốn chúng ta biết những gì họ đang làm và đang nghĩ.”  (Nguyễn Hưng Quốc).
Một trong các bí mật mà họ không muốn ai biết là Hội Nghị Thành Đô ở Bắc Kinh 1990. Đảng CSTQ và nhà nước TQ nhiều lần bóng gió hăm dọa công khai chi tiết hội nghị Thành Đô ra cho mọi người biết, thế là đảng CSVN và Nhà Nước VN lo sợ sốt vó, vội vã van lạy và chạy qua TQ xin cầu hòa.
Ông Dương Danh Dy, cựu Tổng Lãnh Sự của VNDCCH tại Trung Quốc, hiện sống ở Hà Nội, đã vén chút màn bí mật và úp mở cho biết duy nhất bằng câu: “Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã…” và ông không dám bàn thêm gì tiếp,   “Hậu quả tai hại của Hội Nghị Thành Đô” – BBC  (25-10-2014)
Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) lên nắm chức Tổng Bí Thư 1986, tức khắc nối lại bang giao với Trung Quốc 1990 bằng 1 câu nói để đời trong lịch sử: “Tôi cũng biết rằng, dựa vào Trung Quốc sẽ mất nước, nhưng mất nước còn hơn mất Đảng”.
Sau khi TQ kéo giàn khoan vào Biển Đông và ngang nhiên khoan dầu khí, đảng và Nhà Nước VN khóc la chói lói và lên tiếng phản đối trong 3 tháng (từ tháng 5 đến tháng 8, 2014).
Nhưng đột nhiên, TBT Nguyễn Phú Trọng phái Ủy viên BCT Lê Hồng Anh qua TQ ngày 26-8-2014…và rồi mọi chuyện yên ắng trở lại.
Trở lại chuyện Hội Nghị Thành Đô, mời các bạn đọc hai bài viết ngắn  Bối cảnh dẫn tới hội nghị Thành Đô 1990 trước khi đọc Những Sự Thật Cần Phải Biết (phần 27) để thấy rõ cái KHÔN LỎI của BCT và đảng csvn như thế nào.
Những chiêu bài như yêu nước, yêu dân tộc, giải phóng, độc lập, thống nhất, đổi mới, ‘Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông’… là nhưng cú lừa ngoạn mục. Đảng và Nhà nước biết rõ, chỉ một thời gian ngắn sau đó, mọi người VN đều quên hết các vụ lừa đảo của họ, vì ai cũng phải lo chuyện đời sống. Và cứ thế, họ tiếp tục độc quyền cai trị VN, gìn giữ uy tín, sự tồn tại  và các bí mật của đảng và nhà nước mới là quan trọng.
Trung Quốc  bảo kê cho đảng CSVN tiếp tục nắm quyền cai trị, nắm giữ các bí mật về HCM, có trong tay các mật ước mà HCM, LD đã ký với Mao Trạch Đông 1950s, 1960s, và nắm giữ các bí mật ký kết trong Hội nghị Thành Đô 1990.
Lâu lâu, Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông, chiếm các đảo HS, TS, Gạc Ma…, và chỉ cần dọa sẽ đưa ra công khai các bí mật giũaư hai đảng đã ký kết, thế là đảng CSVN và nhà nước nín khe. Cứ thế, TQ chiếm dần Biển Đông và các quần đảo HS, và TS, và các vùng đất biên giới phía Bắc.
Loạt 10 bài trong link sau đây cho thấy 18 tỉnh VN đã cho Trung Quốc thuê 382.000 hecta đất (3820 km vuông) trong thời hạn 50 năm, với giá 9 đô la/1 hecta/1 năm. 
Đọc bài này để thấy nước VN đã không may mắn vì bị CAI TRỊ bởi một bọn học lực tiểu học, đạo đức thấp kém, hành vi nhỏ nhen, nhưng sự tham lam tâm địa độc ác của chúng thì không ai qua nổi. 
Hiện nay, nhà nước cs đã gia tăng tuổi hưu trí lên 62 tuổi, điều này có khả năng là bộ tứ Hùng, Dũng, Sang, Trọng có người sẽ ngồi thêm 1 nhiệm kỳ 5 năm nữa để kềm kẹp cho con cháu của họ nối ngôi.  
TIẾT LỘ TỪ WIKILEAKS: HỘI NGHỊ SÁP NHẬP VIỆT NAM VÀO CHINA  (post cuối bài này)
Bài mới: tháng 7 và tháng 8-2014:
Đại tá quân đội NDVN Nguyễn Đăng Quang (8/2014), Thiếu tướng Lê Duy Mật (7-2014) đã viết thư đòi hỏi BCH và Ban bí thư Trung Ương đảng công bố chi tiết về các điều khoản mà đảng CSVN đã ký kết với TQ trong Hội nghị Thành Đô.
Ngày 2-9-2014, 6 cựu tướng lãnh và 14 đại tá trong Lực Lượng Vũ Trang thuộc QĐ Nhân Dân VN đã cùng ký tên yêu cầu đảng công khai cho biết các chi tiết trong Hội Nghị Thành Đô 1990.

Những sự thật cần phải biết (Phần 27):

Nguyễn Văn Linh – Một trong những ông trùm bán nước

 Nguyễn Văn Linh là người được đảng cộng sản che đậy bằng mỹ từ “Đổi mới” và “những việc cần làm ngay”. Nhưng cũng giống như Võ Văn Kiệt, chính Nguyễn Văn Linh là người tạo nên cái cũi màu đỏ để rồi lừa dối nhân dân là “phá cũi”. Và quan trọng hơn. Nguyễn Văn Linh là kẻ bán nước. Trong bài viết này sẽ cho thấy những điều đó là sự thật.

I. Nguyễn Văn Linh và “giải pháp đỏ”:

Nguyễn Văn Linh
Theo sách vở của cộng sản cho biết về tiểu sử Nguyễn Văn Linh như sau:
“Đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc, sinh ngày 1-7-1915 trong một gia đình công chức tại Hà Nội, quê ở xã Giai Phạm, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên.
Sớm giác ngộ cách mạng, đồng chí đã tham gia Học sinh đoàn do Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên lãnh đạo, từ lúc 14 tuổi. Ngày 1-5-1930, khi rải truyền đơn chống đế quốc, đồng chí bị địch bắt, kết án tù chung thân và đày đi Côn Đảo.
Năm 1936, do thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp, đồng chí được trả tự do. Ra tù, đồng chí tiếp tục hoạt động trong công nhân lao động ở Hải Phòng, Hà Nội và được kết nạp vào đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1939, đồng chí được đảng điều động vào công tác ở Sài Gòn, tham gia Ban Chấp hành đảng bộ thành phố. Cuối năm 1939, đồng chí được Trung ương cử ra miền Trung công tác nhằm lập lại Xứ ủy Trung Kỳ.
Đầu năm 1941, đồng chí bị địch bắt ở Vinh, chúng đưa về Sài Gòn xử án 5 năm tù và đày ra Côn Đảo lần thứ hai.
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, đồng chí được đón về Nam Bộ hoạt động ở miền Tây, sau đó lên Sài Gòn – Chợ Lớn trực tiếp lãnh đạo kháng chiến với các chức vụ Bí thư Thành ủy, Bí thư Đặc khu ủy Sài Gòn – Gia Định.
Năm 1947, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Xứ ủy Nam Bộ, năm 1949, đồng chí tham gia Thường vụ Xứ ủy Nam Bộ.
Từ năm 1957 đến năm 1960, đồng chí là quyền Bí thư Xứ ủy Nam Bộ.
Tháng 9-1960, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của đảng, đồng chí được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương chỉ định làm Bí thư Trung ương Cục và sau đó là Phó Bí thư Trung ương Cục miền Nam.
Năm 1976, đồng chí được cử làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của đảng (12-1976), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng.
Từ tháng 4-1977, đồng chí thôi giữ chức Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh để giữ các chức vụ Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa của Trung ương, Trưởng ban Dân vận – Mặt trận Trung ương, Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam đến năm 1980. Từ cuối năm 1980 đến cuối năm 1981, đồng chí được phân công theo dõi thực hiện nghị quyết của đảng và Chính phủ ở các tỉnh miền Nam.
Tháng 12-1981, đồng chí được phân công trở lại làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh cho đến tháng 6-1986.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của đảng (3-1982), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Tháng 6-1985, tại Hội nghị Trung ương 8, đồng chí được bầu vào Bộ Chính trị.
Tháng 6-1986, đồng chí được bầu vào Ban Bí thư Trung ương đảng và được phân công làm Thường trực Ban Bí thư.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của đảng (12-1986), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và được Trung ương bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
Tháng 6-1987, đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VIII.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII (6-1991) và lần thứ VIII (6-1996) của đảng, đồng chí được cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương đảng.
Đồng chí từ trần ngày 27-4-1998 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một nhà lãnh đạo kiên định và sáng tạo của đảng và cách mạng Việt Nam. Là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng ầu tiên của thời kỳ đổi mới, đồng chí Nguyễn Văn Linh đã có nhiều đóng góp quan trọng, cùng Trung ương đảng triển khai và đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, làm xoay chuyển tình thế, đưa đất nước tiếp tục tiến lên trên con đường xã hội chủ nghĩa.” [1]
Cũng giống như rất nhiều lãnh đạo cộng sản khác, trong phần lý lịch không có phần học vấn lúc ban đầu tương tự như Đỗ Mười, Nguyễn Tấn Dũng vv… Nguyễn Văn Linh cũng không là ngoại lệ.
Theo thông tin lề đảng về lý lịch, thì Ngày 1-5-1930, Nguyễn Văn Linh bị thực dân Pháp kết án tù chung thân, đày ra Côn Đảo, tức là năm Linh 14 tuổi. Có một điều cần phải nhớ là điều luật của nước Pháp không xử tù tuổi vị thành niên. Ví dụ như trường hợp ông Nguyễn Hữu Đang, sinh năm 1913, hoạt động trong tổ chức Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội, bị bắt 1930, năm 1931, khi ra tòa đã 17 tuổi, vẫn được tha bổng vì còn vị thành niên. Nguyễn Văn Linh khi ra tòa mới 14 tuổi 10 tháng, mà bị xử tù chung thân là một điều cần phải xem xét lại vì cộng sản vốn khai man lý lịch.

Nguyễn Văn Linh đến thăm một xí nghiệp
Năm 1976, Nguyễn Văn Linh lại được làm Bí thư Thành ủy thành phố Sài Gòn (Nay đã bị đổi tên thành thành phố Hồ Chí Minh), Võ Văn Kiệt làm Phó bí thư, kiêm Chủ tịch Ủy ban nhận dân thành phố. Chưa đầy một năm, ngày 20 – 12-1976, tại Đại hội đảng Toàn quốc lần thứ IV, Nguyễn Văn Linh được bầu tiếp vào Ủy viên Trung ương đảng, Ủy viên Bộ chính trị, và Ban bí thư Trung ương, nhưng phải nhường chức Bí thư Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh cho ông Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị.
Nguyễn Văn Linh được phân công làm Trưởng ban Cải tạo xã hội chủ nghĩa, Trưởng ban Dân vận Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN, và Chủ tịch Liên đoàn lao động Việt Nam. Ba cái ghế ấy không thể so sánh với cái ghế Bí thư Thành ủy Sài Gòn.
Nhưng tất cả tội lỗi của Nguyễn Văn Linh bắt đầu từ việc xác quyết trong hội nghị Thành Đô, Trung Cộng từ 3 đến 5 tháng 9-1990.
Từ đầu năm 2004, giới cán bộ ngoại giao rồi giới trí thức ở Việt Nam đã chuyền tay nhau tập hồi ký Hồi ức và Suy nghĩ của ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao. Tập hồi ký 82 trang (khổ A4, viết xong lần thứ nhất năm 2001, hoàn thành tháng 5-2003) chưa được xuất bản công khai (Hồi Ký Trần Quang Cơ  ). Với nội dung phong phú, chính xác và trung thực, tác giả cung cấp những thông tin quý hiếm về những vấn đề Việt Nam đương đại.
Tác giả làm việc ở Bộ ngoại giao từ năm 1954. Năm 1968 ông tham gia Hội nghị Paris (1968-1973), cuộc đàm phán về bình thường hóa quan hệ với Mỹ (1975-1978) và các cuộc thương lượng giải quyết vấn đề Campuchia (thập niên 80-90 thé ký 20).
Năm 1991, được đề nghị làm Bộ trưởng Ngoại giao thay thế ông Nguyễn Cơ Thạch, ông viện lý do “sức khỏe” để từ chối. Cuối năm 1993, ông xin rút khỏi Ban chấp hành Trung ương Đảng. [2]


Theo ông Trần Quang Cơ, ngày 29-8-1990, đại sứ Trung Cộng Trương Đức Duy, gặp Nguyễn Văn Linh ở Hà Nội, chuyển thông điệp của Giang Trạch Dân, Tổng bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, và Lý Bằng, Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc, mời Nguyễn Văn Linh, Đổ Mười, Phạm Văn Đồng sang Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung cộng ngày 30-9-1990 để hội đàm bí mật về vấn đề Campuchia và vấn đề bình thường hòa quan hệ hai nước.
Trương Đức Duy nói mập mờ rằng, Đặng Tiểu Bình có thể gặp Phạm Văn Đồng, và lấy cớ Bắc Kinh đang tổ chứ Á vận hội ASIAD, sợ lộ bí mật nên phải gặp nhau ở Thành Đô.
Đây là chuyện rất đột ngột, bởi mới 5 ngày trước, Trung Cộng khăng khăng không muốn bàn chuyện bình thường hóa, mà đòi phải giải quyết vấn đề Campuchia trước. Theo Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng ngoại giao nhận định: “Sự thay đổi đột ngột của Trung Cộng là do họ cần thực hiện 4 hiện đại hóa, nhưng bị Mỹ, Nhật, Liên Xô và các nước cấm vận sau vụ đàn áp Thiên An Môn, nên phải tìm cách thoát ra. Bên cạnh đó, Trung Cộng thấy Mỹ, Nhật, đặc biệt là các nước trong khối ASEAN, tỏ thái độ thân thiện với Việt Nam, nên muốn phá ta”.
Nhưng quan điểm của Nguyễn Văn Linh lại khác. Ông ta triệu tập họp Bộ chính trị và cho ý kiến:Tranh thủ Trung Quốc, hợp tác với Trung Quốc, để bảo vệ Xã hội chủ nghĩa!
(chú ý: Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao hiện nay, là con của Nguyễn Cơ Thạch; Phó Thủ tướng Nguyễn Thị Kim Ngân là con của Nguyễn Văn Linh)
Sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu (1989-1990), đặc biệt là Rumani mà Nguyễn Văn Linh vừa thăm, đã tác động rất lớn tới ông ta, làm cho Nguyễn Văn Linh quyết định đi theo Trung công – kẻ thù ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Mặc dù Nguyễn Cơ Thạch, Võ Chí Công, Trần Xuân Bách can ngăn, nhưng Nguyễn Văn Linh không nghe, vẫn giữ quan điểm: Hợp tác với Trung Quốc, bảo vệ XHCN chống đế quốc!”.
Nguyễn Văn Linh đã bị ám ảnh bởi cái gọi là “Diễn biến hòa bình” và say mê mật ngọt của Trung Cộng “16 chữ vàng”, “4 tốt” tại Hội nghị Thành Đô. Quan điểm theo Tàu của Nguyễn Văn Linh được Lê Đức Anh, Đỗ Mười, Đào Duy Tùng. . . ủng hộ.
Và thế là, ngày 2-9-1990, dù đang kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 45 năm, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng vẫn đi Thành Đô, với sự tháp tùng của Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng vàHoàng Bích Sơn, Thứ trưởng ngoại giao. Nguyễn Văn Linh không cho Nguyễn Cơ Thạch đi, vì Nguyễn Cơ Thạch không đồng quan điểm, Trung Quốc không thích Nguyễn Cơ Thạch.
Vấn đề Campuchia, Trung Cộng vẫn giữ thái độ như ngày 24-8-1990, đòi cấu trúc thành phần chính phủ hòa hợp dân tộc Campuchia theo công thức: 6+2+2+2+1 (6 người phe chính phủ Hun sen, 2 người phe Khmer đỏ, 2 người phe Hoàng gia, 2 người phe đảng dân chủ, và Sihanouk). Điều này hoàn toàn trái với công thức: 6 2 +2 +2 mà Hun Sen và Sihanouk đã thỏa thuận tại Tokyo.
Ông Trần Quang Cơ viết: “Hội nghị Thành Đô có 8 điểm, hai điểm về quốc tế, 5 điểm về Campuchia, chỉ có một điểm về Việt Nam. Nguyễn Văn Linh nêu ‘Giải pháp Đỏ’, Trung Quốc hoan nghênh nhưng không mặn mà !”.
Cái gọi là “Giải pháp Đỏ” của Nguyễn Văn Linh là Kéo Trung Quốc lại, thay thế Liên Xô, làm chỗ dựa vũng chắc bảo vệ phe Xã hội chủ nghĩa!”. Nguyễn Văn Linh mê muội phe chủ nghĩa xã hội, tìm mọi cách bảo vệ phe xã hội chủ nghĩa, quên quyền lợi và danh dự của dân tộc mình để đến nỗi Việt Nam chúng ta ngày nay đang đi theo vết xe đổ của việc mất nước.
Khi Trung Quốc đưa công thức 6+2+2+2+2+1 ra, Phạm Văn Đồng nhắc Nguyễn Văn Linh thận trọng. Phía Trung Cộng liền mời Phạm Văn Đồng ra chỗ khác để Nguyễn Văn Linh ký. Phạm Văn Đồng đã thấy nguy, nhắc Nguyễn Văn Linh sửa sai, nhưng Nguyễn Văn Linh nói: “Không sao đâu!”.
Cũng theo Trần Quang Cơ thì: “Từ Thành Đô về, Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh sang Campuchia gặp Hengsomrin và Hunsen trao đổi về Hội nghị Thành Đô, họ không chấp nhận công thức ấy và nói thẳng Việt Nam, Trung Quốc không có quyền can thiệp vào Campuchia. Xương máu của hàng ngàn cán bộ chiến sĩ quân đội ta đổ trên chiến trường Campuchia đã bị Nguyễn Văn Linh bán rẻ cho Trung Quốc!”
Trung Cộng nói giữ bí mật Hội nghị Thành Đô nhưng chính họ thông báo cho thế giới biết toàn bộ nội dung cuộc “họp bí mật” đó. Tờ Bangkok Post và tờ Tạp chí kinh tế Viễn Đông, ngày 4-10-1990, đăng bài bình luận “Củ cà rốt và chiếc gậy” nói Việt Nam đã nhượng bộ nhiều hơn làm vừa lòng Trung Cộng.
Nguyễn Văn Linh đã thất bại trong sách lược “Giải pháp Đỏ”, bị Trung Cộng kéo ra khỏi các mối quan hệ với phương Tây với nhiều  hướng tốt đẹp cho sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam, chỉ vì nghe Trung Quốc xúi cho bùi tai là làm thành trì bảo vệ Xã hội chủ nghĩa. Nói cách khác Nguyễn Văn Linh đã bán nước
Theo ông Trần Quang Cơ: “Sở dĩ ta bị mắc lừa ở Thành Đô vì chính ta lừa ta! Ta ảo tưởng Trung Quốc giương cao ngọn cờ Xã hội chủ nghĩa, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa vững chắc cho cách mạng Việt Nam và XHCN thế giới, chống lại hiểm họa “Diễn biến hòa bình” của chủ nghĩa đế quốc do Mỹ đứng đầu. Sai lầm đó đã dẫn đến sai lầm Thành Đô cũng như sai lầm: Giải pháp Đỏ”.
Nguyễn Cơ Thạch nói: Trung Quốc đã sử dụng Hội nghị Thành Đô để phá mối quan hệ Việt Nam với các nước phương tây, chia rẽ nội bô ta, kéo lùi tiến trình đổi mới của ta!”
Theo quan điểm gọi là “giải pháp đỏ” thì Nguyễn Văn Linh khẳng định: “Âm mưu đế quốc Mỹ chống phá xã hội chủ nghĩa ở châu Á, cả Cu Ba. Nó đã phá Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn rồi, nay chuyển sang phá ta!”. Và theo quan điểm của Nguyễn Văn Linh thì: “Dù Trung Quốc bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước Xã hội chủ nghĩa!”.
Từ Hội nghị Thành Đô trở về hình như Nguyễn Văn Linh là một con người khác. Ngày 28-9-1990, tuyên bố chấm dứt “Những việc cần làm ngay”. Nguyễn Văn Linh đã chỉ đạo Đào Duy Tùng, Nguyễn Hà Phan, Đỗ Mười đánh dập vùi Trần Xuân Bách, một người được coi là có trí tuệ và có tư tưởng tiến bộ lúc đó. [3]
Để thấy rõ hơn vai trò của Nguyễn Văn Linh và đồng bọn dưới cái tên “Giải pháp đỏ” mà sau này chúng ta nhận ra đó là một trò mèo bán nước không hơn không kém.
Trong một bài viết ca ngợi Nguyễn Văn Linh trên báo đảng. Các quan chức cộng sản thi nhau bốc thơm Nguyễn Văn Linh: “Đại tướng Lê Văn Dũng, đại diện lãnh đạo Đảng, Nhà nước trình bày tham luận nhấn mạnh: Đồng chí Nguyễn Văn Linh là một trong những người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc đời, sự nghiệp và những cống hiến của đồng chí Nguyễn Văn Linh với đảng và dân tộc là rất to lớn. Đồng chí Nguyễn Văn Linh đã trải qua nhiều cương vị khác nhau ở địa phương và cơ quan Trung ương, dù ở đâu và làm việc gì đồng chí cũng đem hết sức lực, trí tuệ để cống hiến cho đảng và nhân dân; đặt lợi ích của Cách mạng lên trên lợi ích cá nhân; luôn trau dồi kiến thức và lắng nghe ý kiến đồng bào, đồng chí; quan tâm tổng kết thực tiễn để làm sáng tỏ và góp phần xây dựng các quan điểm, đường lối của Đảng.
GS. TS Lê Hữu Nghĩa phát biểu đề dẫn hội thảo khẳng định: Đồng chí Nguyễn Văn Linh là “người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản rất mực kiên cường, trung thành, tận tụy, suốt đời chiến đấu vì lý tưởng độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân, một người lãnh đạo uy tín lớn của đảng, nhân dân và quân đội ta, người bạn tin cậy của bạn bè quốc tế”. [4]
Nhưng có một sự thật không thể khỏa lấp đó là: Ai được đảng ca ngợi là “học trò xuất sắc” của Hồ Chí Minh và “Kiên định theo đường lối đảng” thì dứt khoát đó là những kẻ bán nước. Và đó chính là sự thật sẽ được chứng minh dưới đây
II. Tội đồ bán nước:
Lịch sử đã cho thấy Nguyễn Văn Linh chính là một kẻ có chủ trương bán nước và làm nô lệ cho Tàu theo con đường Hồ Chí Minh đã lựa chọn. Điều đó là hoàn toàn không thể chối bỏ. Ngày nay nhiều tài liệu được bạch hóa đã chỉ ra điều đó. Và những sự thật đó sẽ được gửi tới bạn đọc ngay dưới đây.
Trước đó, xin quý bạn đọc tìm đọc lại “Những sự thật cần phải biết” – Phần 23 để thấy rõ đường dây và tiến trình bán nước của cộng sản gồm: Phiêu, Linh, Khải, Kiệt, Mười, Mạnh vv… Ở đây chỉ xin tóm tắt một số sự kiện chính để thấy rõ bộ mặt bán nước của Nguyễn Văn Linh.
Thứ nhất, Hãy đọc những đoạn “hồi ký” của đại sứ Trung cộng Trương Đức Duy tại Hà Nội cùng thời điểm với vụ bán nước của Nguyễn Văn Linh và đồng bọn để thấy dã tâm của cộng sản Việt Nam (Bản tiếng Việt của dịch giả Quốc Thanh)
Trước hết là những cuộc gặp bí mật giữa Lê Đức Anhvới đại sứ Tầu Trương Đức Duy và giữa TBT Nguyễn Văn Linh với Trương Đức Duy do chính sứ Tầu viết. Trong hồi ký còn có những tên Việt gian dắt mối nguy hiểm như Thiếu Tướng Vũ Xuân Vinh, cục trưởng cục đối ngoại Bộ quốc phòng (sau này được phong Trung Tướng), và Hoàng Nhật Tân con trai Hoàng Văn Hoan. Dấu mốc thời điểm này, Trương Đức Duy viết: 
“Tháng 4 năm 1989, tôi nhận nhiệm vụ làm Đại sứ tại Việt Nam, gánh trên vai một sứ mệnh quan trọng, đó là quán triệt phương châm mà Trung ương đã định ra là: Trước hết, Việt Nam phải thực sự rút sạch quân ra khỏi Campuchia, thực sự giải quyết công bằng vấn đề Campuchia theo chủ trương của cộng đồng quốc tế, thực sự thay đổi chính sách đối với Trung Quốc, thì mới có thể gạt bỏ được mọi trở ngại mà khôi phục lại mối quan hệ bình thường Trung-Việt, đây chính là then chốt….
Cần thấy rằng, điều kiện lúc này đã cơ bản đầy đủ. Nhưng, qua một thời gian tìm tòi và làm việc kể từ khi tới nhậm chức, tôi cảm thấy muốn giải quyết được hai vấn đề đại sự này vẫn còn những khó khăn không nhỏ, nguyên nhân là do tàn dư thế lực của Lê Duẩn vẫn còn gây quấy nhiễu từ nhiều phía, mối quan hệ Trung-Việt vẫn còn ở trạng thái đối lập và đối kháng, tranh chấp biên giới vẫn còn xảy ra đôi lúc; giữa hai nước ngoài quan hệ ngoại giao ra, mọi mối quan hệ khác đều đã bị đoạn tuyệt…
Song, vũ đài ngoại giao rất rộng lớn, tôi đã mở hoạt động bằng nhiều phương thức, tận dụng hết những mối quan hệ cũ, tới thăm khắp những người lãnh đạo các cấp các ngành để làm việc xoay quanh các vấn đề nói trên. Trải qua bao nỗ lực, tuy cũng có được một vài tiến triển, nhưng Nguyễn Cơ Thạch khi ấy là Ủy viên Bộ chính trị Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao lại đang nắm đại quyền ngoại giao của Việt Nam. Tôi đã nhiều lần bàn bạc trao đổi với ông ta về vấn đề Campuchia nhưng không bao giờ tới nơi, vấn đề mấu chốt vẫn chưa giải quyết được. Thời gian đã trôi qua 1 năm, làm thế nào bấy giờ? Lúc này tôi cân nhắc đến việc phải tìm cách thâm nhập chuyện trò với những người lãnh đạo cấp cao hơn bên phía Việt Nam. 
Vì thế, tôi nghĩ đến Nguyễn Văn Linh đang giữ chức Tổng bí thư Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, trong thời kì Đấu tranh chống Mỹ của Việt Nam từng bí mật tới thăm Trung Quốc với tư cách là nhà lãnh đạo chủ yếu của Miền Nam Việt Nam, khi gặp mặt các nhà lãnh đạo Trung Quốc ở Bắc Kinh, tôi từng đảm nhận vai trò phiên dịch cho ông ta, ông ta chắc vẫn còn nhớ tôi, thế là tôi bày tỏ ý muốn được tới thăm ông thông qua bạn bè.
Quả nhiên không lâu sau, Nguyễn Văn Linh đã tiếp tôi vào ngày 5 tháng 6 năm 1990. Khi gặp mặt, ông bắt tay tôi rất lâu và nhiệt tình, tỏ ra hết sức thân thiết. Tự đáy lòng, ông vẫn nhớ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước hai đảng trong quá khứ, đồng thời bày tỏ hết sức trân trọng mối tình hữu nghị tốt đẹp Việt-Trung, hi vọng mối quan hệ này sẽ được khôi phục trong thời gian sớm nhất…”
Trương Đức Duy viết tiếp: “Nguyễn Văn Linh nói, ông cũng có nguyện vọng giống như lãnh đạo Trung Quốc, đồng thời bày tỏ nguyện vọng được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, để đích thân trao đổi trực tiếp với lãnh đạo cấp cao Trung Quốc về những vấn đề cùng quan tâm. Ở lần gặp mặt này, vì có nhiều người đi theo cùng có mặt, nên Nguyễn Văn Linh chưa bàn sâu đến vấn đề Campuchia và quan hệ giữa hai nước. Nhưng sau đó, mọi việc đã có bước tiến triển mới….
Tối ngày 13 tháng 8, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh cho xe tới đón tôi đến nhà ông nói chuyện một tiếng đồng hồ, hỏi thăm kỹ lưỡng về tình hình sinh hoạt và sức khỏe của bố tôi, hết sức thân thiết. Tổng bí thư còn nói, ông muốn được gặp Đại sứ Trương lần nữa, nhưng Bộ ngoại giao nói chưa cần và đã ngăn lại. Vì thế, ông ấy nhờ tôi ghi lại một lời nhắn. Khi Tổng bí thư nói, tôi đã ghi lại hết sức tường tận. Cuối cùng còn đọc lại một lượt và đã được sự xác nhận của ông ấy”. 
Sau đó, Hoàng Nhật Tân trịnh trọng chuyển cho tôi lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, nội dung chủ yếu như sau: 
“Tháng 10 năm ngoái, đồng chí Khải Sơn đã chuyển đến tôi lời thăm hỏi của đồng chí Đặng Tiểu Bình và lòng mong mỏi sớm được thấy sự bình thường hóa mối quan hệ Trung-Việt của đồng chí Đặng Tiểu Bình, tôi nghe thấy rất phấn khởi. Tôi cũng tha thiết mong mỏi mối quan hệ tốt đẹp Việt-Trung có thể được khôi phục trong nhiệm kì Trung ương khóa 6 đảng cộng sản Việt Nam do tôi chủ trì, để mở đầu một giai đoạn mới cho quan hệ hai nước khi tiến hành Đại hội 7 của đảng cộng sản Việt Nam…
Tôi muốn nói một cách thẳng thắn rằng, sở dĩ trở ngại về vấn đề Campuchia cứ bị kéo dài chưa được giải quyết là vì có những người trong đảng luôn làm sai lệch sự việc, chưa quán triệt được tinh thần chủ yếu của Trung ương. Tôi hi vọng phía Trung Quốc cho mời tôi và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười cùng Cố vấn Phạm Văn Đồng tới thăm Trung Quốc theo con đường nội bộ, để trao đổi trực tiếp và sâu hơn với lãnh đạo Trung Quốc về việc giải quyết vấn đề Campuchia…, tin rằng những vấn đề này nhất định sẽ được giải quyết thật tốt, từ đó mà thực hiện được bình thường hóa quan hệ hai nước Việt-Trung.
Tôi sẽ đi theo con đường của Hồ Chủ tịch, vun đắp tình hữu nghị. Sau khi đã chăm chú nghe lại lời nhắn từ Nguyễn Văn Linh, tôi nói với Hoàng Nhật Tân: ”Tình hữu nghị Việt-Trung tốt đẹp, bảo vệ cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những lợi ích cách mạng chung giữa hai nước Việt-Trung, sẽ đi tiếp một cách kiên định không lay chuyển. Nếu có cơ hội, nhờ anh chuyển lời lại cho đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh rằng tôi hiểu được ý tứ và nỗi lòng của ông ấy, tôi sẽ báo cáo ngay với Trung ương chúng tôi. Tiễn chân Hoàng Nhật Tân xong, tôi quay về phòng làm việc suy nghĩ mãi về một vấn đề. Ngày 5 tháng 6, tôi từng báo cáo về trong nước là khi Nguyễn Văn Linh gặp tôi có đề xuất yêu cầu được đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ.”
Thứ hai, Để vấn đề được minh bạch sáng tỏ, hãy tiếp tục đọc cuốn “Hồi ký Trần Quang Cơ” (ở đây) của ông Trần Quang Cơ, nhân chứng lịch sử giữ vai trò quan trọng trong Bộ Ngoại Giao của cộng sản Hà Nội vào thời điểm đó. Về vai trò làm đầu sai trong việc đưa nước ta vào tròng ách nô lệ giặc phương Bắc của Nguyễn Văn Linh, Ông Trần Quang Cơ viết:
“Ngày 5. 6. 90, vài ngày trước khi Từ Đôn Tín đến Hà Nội, TBT Nguyễn Văn Linh đã mời đại sứ Trương Đức Duy (vừa từ Bắc Kinh trở lại Hà Nội) đến Nhà khách Trung ương đảng ói chuyện thân mật để tỏ lòng trọng thị đối với Bắc Kinh. Trong cuộc gặp, như để chấp nhận lời phê bình của Đặng (nói qua Kayson), Nguyễn Văn Linh nói: “Trong quan hệ hai nước, 10 năm qua có nhiều cái sai. Có cái đã sửa như việc sửa đổi Lời nói đầu của Hiến pháp, có cái sai đang sửa”. Anh sốt sắng ngỏ ý muốn sang gặp lãnh đạo Trung Quốc để “bàn vấn đề bảo vệ Chủ nghĩa xã hội” vì “đế quốc đang âm mưu thủ tiêu chủ nghĩa xã hội. . . chúng âm mưu diễn biến hoà bình, mỗi đảng phải tự lực chống lại. Liên Xô là thành trì XHCN, nhưng lại đang có nhiều vấn đề. Chúng tôi muốn cùng các người cộng sản chân chính bàn vấn đề bảo vệ chủ nghĩa xã hội. . . Tôi sẵn sàng sang Trung Quốc gặp lãnh đạo cấp cao Trung Quốc để khôi phục lại quan hệ hữu hảo. Các đồng chí cứ kêu một tiếng là tôi đi ngay… Trung Quốc cần giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội, kiên trì chủ nghĩa Mác – Lênin.”
Ngoài ra Trần Quang Cơ còn cho biết rất rõ về “giải pháp đỏ” mà Nguyễn Văn Linh và đồng bọn đảng CSVN muốn làm nô lệ cho Trung cộng như sau (Lê Đức Anh là người dẫn mối cho Linh tiếp xúc với Duy):
Sáng 6. 6. 90, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh lại gặp riêng và mời cơm đại sứ Trương Đức Duy. Cuộc gặp riêng chỉ giữa hai người, Trương Đức Duy vốn là thông dịch, rất thạo tiếng Việt nên không cần có người làm phiên dịch. Nội dung cuộc gặp này mãi đến ngày 19. 6 trong cuộc họp BCT để đánh giá cuộc đàm phán 11-13. 6 giữa tôi và Từ Đôn Tín, Lê Đức Anh mới nói là đã gặp Trương Đức Duy để nói cụ thể thêm ba ý mà anh Linh đã nói với đại sứ Trung Quốc (tham tán Lý Gia Trung và Bí thư thứ nhất Hồ Càn Văn) đã cho ta biết nội dung câu chuyện giữa Lê Đức Anh và Trương Đức Duy.
Còn đại sứ Trung Quốc cho anh Ngô Tất Tố, Vụ trưởng vụ Trung Quốc biết là trong cuộc gặp ông ta ngày 6. 6, anh Lê Đức Anh đã nói khá cụ thể về “giải pháp Đỏ”: Sihanouk sẽ chỉ đóng vai trò tượng trưng, danh dự, còn lực lượng chủ chốt của hai bên Campuchia là lực lượng Heng Somrin và lực lượng Polpot, Trung Quốc và Việt Nam mỗi bên sẽ bàn với bạn Campuchia của mình, và thu xếp để hai bên gặp nhau giải quyết vấn đề. Địa điểm gặp nhau có thể ở Việt Nam, có thể ở Trung Quốc, nhưng ở Trung Quốc là tốt hơn cả. Đây là gặp nhau bên trong, còn bên ngoài hoạt động ngoại giao vẫn như thường… Ngày xưa Polpot là bạn chiến đấu của tôi…”
Thứ ba, cũng vẫn là hồi ký của sứ Tầu Trương Đức Duy tại Việt Nam. Nhưng lần này chính Lê Đức Anh cũng đã xác định tư tưởng bán nước của mình và Linh với Trương Đức Duy. Hãy chú ý lắng nghe đoạn sau: ” Sau đó tôi nhắc đến lời nhắn của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã được ghi lại gửi cho tôi, tôi cảm thấy hết sức quan trọng, cho nên mong được gặp riêng Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh để trực tiếp lắng nghe ý kiến của Tổng bí thư, đồng thời tôi cũng có một vài điều nữa cần nói với Tổng bí thư.
Tôi nói, hiện giờ mà thông qua con đường khác sẽ có khó khăn, cho nên xin phiền đồng chí Đại tướng giúp cho. Lê Đức Anh nói rất thoải mái:
“Đây quả thực là việc hết sức quan trọng, hôm nay tôi sẽ báo cáo lại yêu cầu của Đại sứ với Tổng bí thư”.
Tiếp đó, Lê Đức Anh cũng nói về hai quan điểm, đại ý là:
Thứ nhất, nhấn mạnh Nguyễn Văn Linh rất có tình cảm với Trung Quốc, luôn chủ trương thân thiện với Trung Quốc, từ sau khi nhậm chức Tổng bí thư vào năm 1986 đã làm rất nhiều việc để khôi phục lại mối quan hệ giữa hai nước hai Đảng. Trước tình hình thế giới phức tạp như hiện nay, việc thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước lại càng trở thành niềm mong muốn ấp ủ của ông ấy”
Về diễn tiến cuộc gặp đại sứ Trương Đức Duy với Nguyễn Văn Linh và đồng bọn thì Trương Đức Duy đã thuật lại như sau: “Chiều hôm đó, Cục trưởng Vũ Xuân Vinh hẹn gặp gấp Tùy viên quân sự Triệu, nói rằng: Theo chỉ thị của Đại tướng Lê Đức Anh, xin chuyển lời tới Đại sứ Trương. Vào 19 giờ 30 phút ngày 22, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ gặp riêng Đại sứ Trương tại phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng. Cả hai bên đều không đem theo phiên dịch và thư ký. Đề nghị Đại sứ Trương đổi sang một chiếc xe nhỏ, không cắm quốc kỳ, đi vào từ cửa bên Bộ quốc phòng…
Mọi sự được tiến hành thuận lợi hơn dự kiến. Tối đó, tôi theo hẹn đúng giờ đến Bộ quốc phòng. Trong cuộc gặp hơn 40 phút, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh nói chuyện với tôi hết sức thân mật và thẳng thắn, ông đã chứng thực cho lời nhắn mà Hoàng Nhật Tân đã ghi lại.
Nguyễn Văn Linh còn nói đến cả chuyện khi lên làm Tổng bí thư vào năm 1986, ông liền quyết tâm khắc phục mọi trở lực, từng bước chỉnh sửa những sai lầm trong quá khứ, khôi phục lại tình thân thiện với Trung Quốc như sửa đổi lời đầu trong Hiến pháp, đồng thời sửa đổi những chính sách sai lầm đối với người Hoa và Hoa kiều. Sau đó, lại làm công tác từ các phương diện, để rồi cuối cùng đã ra được quyết định rút quân khỏi Campuchia.
Nguyễn Văn Linh còn nói một cách sâu sắc rằng:
Cả Mao Chủ tịch và Thủ tướng Chu Ân Lai đều không còn nữa, khi nào cùng với các đồng chí Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, ông mong sẽ được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe mọi ý kiến và kinh nghiệm từ đồng chí ấy.
Tôi nghe hết sức chăm chú từng chi tiết buổi nói chuyện của Nguyễn Văn Linh, đồng thời ghi lại những nội dung quan trọng mà ông đã nói. Cuối cùng tôi đã bày tỏ rằng vô cùng cảm động khi được nghe buổi nói chuyện hết sức thân mật của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, tôi nhất định sẽ báo cáo ngay lại với Trung ương chúng tôi về những ý kiến và yêu cầu của đồng chí Tổng bí thư”
Về chuyến đi Thành Đô của Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng họ Trương viết:“Chiều này 28 tháng 8, sứ quán chúng tôi nhận được điện trả lời từ trong nước về việc đồng ý mời các vị lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9.
Làm sao trực tiếp nói với riêng Nguyễn Văn Linh về quyết định quan trọng này của Trung ương bây giờ? Lúc này thời gian đã rất gấp, chỉ còn cách ngày lên đường đi Trung Quốc của đoàn Nguyễn Văn Linh có 5 ngày.
Thế là tôi liền quyết định vẫn thông qua kênh Bộ quốc phòng Việt Nam, như thế là nhanh chóng và ổn thỏa nhất. Không cho phép được chậm trễ một giây, tôi bảo ngay Tùy viên quân sự Triệu lập tức hẹn gặp Cục trưởng Cục đối ngoại Vũ Xuân Vinh.
Thật là không may, Vũ Xuân Vinh đi Hải Phòng mất rồi, ngày hôm sau mới về Hà Nội. Tùy viên quân sự Triệu nhanh chóng quyết định lập tức đổi sang hẹn với trung tá Vũ Tần Vụ trưởng của Cục đối ngoại. Sau đó anh ta báo lại với tôi, tôi nói anh làm rất đúng, phải hết sức tranh thủ thời gian.
Vào 9 giờ tối hôm đó, Tùy viên quân sự Triệu vừa gặp mặt trung tá Vũ Tần đã nói thẳng vào vấn đề luôn rằng Đại sứ Trương có việc hết sức gấp và quan trọng, mong được gặp ngay Đại tướng Lê Đức Anh, xin đồng chí trung tá giúp bố trí cho.
Vũ Tần bảo Đại tướng tối nay tham dự Hội nghị toàn thể Ban chấp hành trung ương khóa 9 đảng cộng sản Việt Nam, không biết lúc nào tan. Tôi sẽ đến ngay nhà ông ta xem sao. Khi Đại tướng định giờ gặp một cái là tôi sẽ gọi ngay điện thoại báo cho anh biết. Tùy viên quân sự Triệu vừa về tới sứ quán chưa được bao lâu đã nhận ngay được trả lời điện thoại của Vũ Tần: “Đúng 8 giờ sáng mai Đại tướng sẽ gặp Đại sứ Trương, địa điểm vẫn ở chỗ cũ”.
Sáng ngày 29, tôi đến phòng khách Bộ trưởng Bộ quốc phòng đúng giờ.
Khi gặp mặt, Đại tướng Lê Đức Anh nói một cách dí dỏm: “Trông bộ dạng Đại sứ Trương vui thế kia, chắc là đem tin tốt lành đến cho chúng tôi rồi”. Tôi nói: “Chiều tối qua, tôi nhận được chỉ thị quan trọng của Trung ương. Cho nên, hôm nay vừa mới sáng ra đã lại tới làm phiền anh rồi”.
Tiếp đó, tôi thông báo lại với Đại tướng Lê Đức Anh việc Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ, xin Lê Đức Anh chuyển lời mời đồng thời bố trí cho tôi được gặp Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh một lần nữa, để trả lời trực tiếp với đồng chí ấy.
Lê Đức Anh bày tỏ: Đây quả thực là một tin tốt lành, tôi nghe mà cảm thấy rất phấn khởi. Xin đồng chí Đại sứ cứ yên tâm, tôi sẽ báo cáo ngay với Tổng bí thư. Chuyến đi thăm lần này hết sức quan trọng, chúng tôi phải có những nỗ lực lớn nhất để chuyến đi thăm được thành công
Sau khi cáo từ Lê Đức Anh về sứ quán được khoảng hơn 1 tiếng, Trung tá Vũ Tần ở Bộ quốc phòng Việt Nam đã hẹn với Tùy viên quân sự Triệu rằng: Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh sẽ cùng với Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười gặp Đại sứ Trương vào 4 giờ chiều nay. Đại sứ có thể chính thức đề xuất yêu cầu được gặp mặt với Ban đối ngoại Trung ương cộng sản Việt Nam.
Tôi lập tức hẹn gặp luôn với Phó Ban đối ngoại đảng cộng sản Việt Nam Trịnh Ngọc Thái, nói rằng có chuyện gấp yêu cầu được tới thăm Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười, hi vọng anh ta sẽ báo cáo ngay. Một lúc sau, Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương đảng cộng sản Việt Nam liền thông báo cho sứ quán tôi: Theo yêu cầu của Đại sứ Trương Đức Duy, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười sẽ gặp Đại sứ Trương Đức Duy vào 4 giờ chiều tại nhà khách Trung ương đảng cộng sản Việt Nam.
Vào 3 giờ 55 phút chiều, tôi ngồi trên chiếc xe có cắm quốc kỳ tới cổng tòa nhà Trung ương đảng cộng sản Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Lễ tân Ban đối ngoại Trung ương đảng cộng sản Việt Nam Phạm Quang Anh dẫn tôi vào nhà khách, lúc này Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười đã có mặt, họ đều lần lượt bắt tay và ôm tôi rất thịnh tình.
Theo đề nghị từ phía Việt Nam, lần này vẫn không bố trí phiên dịch, thư ký và người đi cùng. Trước hết tôi cảm ơn hai vị đã dành thời gian đón tiếp tôi trong muôn vàn bận rộn.
Nguyễn Văn Linh nói: Theo báo cáo từ Ban đối ngoại Trung ương, đồng chí Đại sứ có việc gấp cần trao đổi với chúng tôi, chúng tôi rất vui được gặp anh.
Tôi nói: Chiều tối qua, tôi có nhận được chỉ thị từ trong nước, yêu cầu tôi nhanh chóng chính thức chuyển ý kiến của Tổng bí thư Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng mời các đồng chí Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng đi thăm Trung Quốc theo đường nội bộ từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9. Để tiện cho việc bảo mật, sẽ bố trí địa điểm ở Thành Đô.
Sau đó, tôi lấy văn bản từ trong cặp ra đọc rành rọt từng chữ tờ đính kèm đánh máy bằng tiếng Việt rõ ràng. Đồng chí Nguyễn Văn Linh còn đòi tôi đưa cho tờ đính kèm ấy, đọc xong rồi chuyển cho đồng chí Đỗ Mười xem.
Hai vị Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười bàn bạc ngay tại chỗ xong, Nguyễn Văn Linh bày tỏ: Tôi và Chủ tịch Đỗ Mười rất phấn khởi, rất hoan nghênh, rất cảm ơn lời mời của Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng. Chúng tôi hết sức vui mừng khi nhận được lời mời, đồng ý với sự bố trí thời gian, địa điểm và những việc có liên quan do phía Trung Quốc đề xuất. Chúng tôi sẽ báo cáo ngay lên Bộ chính trị, nhanh chóng xác định danh sách đoàn đại biểu và bắt tay vào công tác chuẩn bị, thậm chí ngay cả đồng chí Phạm Văn Đồng, nếu như tình trạng sức khỏe cho phép, cũng nhất định sẽ tiếp nhận chuyến đi thăm theo lời mời này
Cuộc gặp mặt được diễn ra hơn nửa giờ trong bầu không khí thân mật, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh còn đề xuất một lần nữa nguyện vọng được gặp đồng chí Đặng Tiểu Bình, được đích thân lắng nghe những ý kiến và kinh nghiệm quý báu từ đồng chí ấy.
Ngày 9-1990 tại Thành Đô, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Bằng tiến hành hội đàm với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ Trưởng đảng Cộng sản Việt Nam Đỗ Mười, bàn về vấn đề bình thường hóa quan hệ hai nước, sau hội đàm đã cùng chụp ảnh lưu niệm, nhưng thực chất là bán nước.

Hình ảnh tại hội nghị bán nước 1990

Thứ tư, Lý Bằng – cựu thủ tướng Trung Cộng có tập Nhật ký đối ngoại (Lý Bằng ngoại sự nhật ký) có ghi chép diễn tiến của Hội nghị bán nước của Nguyễn Văn Linh và đồng bọn. Xin trích một đoạn như sau: “Ngày 6/6/1990- Thứ tư. Trời quang tạnh. 
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh hội kiến với Đại sứ Trương Đức Duy tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn hy vọng thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, hai Đảng.
Ngày 26/8- Chủ nhật. Trời mưa u ám.
Về chuyến đi của TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh và những người cùng đi đến Trung Quốc viếng thăm nội bộ, tôi đã hội báo với đồng chí Đặng Tiểu Bình. Xét vì Á vận hội sắp khai mạc ở Bắc Kinh, mà lần gặp này liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ hai nước Việt Trung là sự việc trọng đại, để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm quyết định bố trí ở Thành Đô.
Ngày 30/8-Thứ năm. Trời quang tạnh.
Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đi Thành Đô hội đàm nội bộ với TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch HĐBT VN Đỗ Mười, đã gửi lời mời đến phía Việt Nam. Hiện còn phải chờ xem phúc đáp của phía Việt Nam thế nào?
Ngày 2/9 -Chủ nhật. Trời quang tạnh.
Buổi chiều, 3 giờ 30 tôi lên chuyên cơ khởi hành từ sân bay ở ngoại ô phía tây Bắc Kinh. Khoảng gần 6 giờ đến sân bay Thành Đô. Tôi đi ô tô mất khoảng 20 phút đến Khách sạn Kim Ngưu. Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại chờ đón tôi tại đó. Đồng chí Giang Trạch Dân đi một chuyên cơ khác, đến Thành Đô muộn hơn tôi 30 phút. Buổi tối từ 8 g30 đến 11g tôi và đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi ý kiến về phương châm hội đàm với phía Việt Nam ngày mai.
Ngày 3/9 Thứ hai. Thành Đô trời tạnh sáng.
Buổi sáng tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân cùng đồng chí ấy tiếp tục nghiên cứu phương châm sẽ hội đàm với phía Việt Nam vào buổi chiều.
Khoảng gần 2g chiều, TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười và Cố vấn BCHTƯ ĐCSVN Phạm Văn Đồng đến khách sạn Kim Ngưu, Thành Đô. Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đón tiếp họ ở sảnh tầng 1. Nguyễn Văn Linh mặc Âu phục màu cà phê, phần nào có phong độ như một học giả. Đỗ Mười thân thể tráng kiện, đầu tóc bạc trắng, vận âu phục xanh lam. Cả hai người đều vào khoảng 73-74 tuổi. Còn Phạm Văn Đồng cả hai mắt bị lòng trắng che, thị lực rất kém, mặc áo kiểu đại cán xanh lam, giống như một lão cán bộ Trung Quốc.
Buổi chiều, hội đàm bắt đầu. Nguyễn Văn Linh nói trước một thôi dài. Tuy nói nguyện vọng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, đồng thời nói việc thành lập Hội đồng Tối cao Campuchia là việc cấp thiết trước mắt, không nên loại bỏ bất cứ một bên nào, nhưng lại tỏ ý không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra, vấn đề Campuchia Nguyễn Văn Linh chỉ muốn tỏ một thái độ về nguyên tắc mà đặt trọng điểm vào việc bình thường hóa quan hệ Trung Việt.
Hội đàm diễn tiến đến tận 8g tối. 8g30 mới chiêu đãi cơm tối. Trên bàn ăn tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại từng người làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh.
Ngày 4/9. Thứ ba. Trời âm u.
Buổi sáng chúng tôi tiếp tục họp với các đồng chí lãnh đạo Việt Nam. Đến lúc đó những vấn đề hội nghị đề xuất có thể nói là đã đạt được nhận thức chung một cách đầy đủ, quyết định khởi thảo một bản Kỷ yếu của Hội nghị.
Buổi chiều, 2g30 tại sảnh tầng 1 khách sạn Kim Ngưu hai bên Trung Việt cử hành nghi thức ký kết chính thức. Hai bên riêng biệt do Tổng Bí thư và Thủ tướng ký. Đây là bước ngoặt mang tính lịch sử của quan hệ hai nước Trung Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đương diện tặng các đồng chí Việt Nam một câu thơ:
Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu”.
Qua đây chúng ta có thể thấy rõ âm mưu bán nước hơn nữa của Nguyễn Văn Linh và bè đảng cộng sản.

Bè lũ bán nước là đây :  TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch HĐBT Đỗ Mười, và Cố vấn BCHTƯ ĐCSVN Phạm Văn Đồng, Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng và Hoàng Bích Sơn, Thứ trưởng ngoại giao.
Thứ năm, Trong cuốn sách “Mao chủ tịch của tôi” của tác giả Hà Cẩn – Viện văn học Trung Quốc đã được giới thiệu trong “Những sự thật không thể chối bỏ” có đoạn viết: ” Việt Nam cuối cùng cũng đã xích lại gần hơn nữa với Trung Quốc. Những gì thuộc về quan hệ tốt đẹp của hai đảng từ thời Mao Chủ tịch và Hồ Chủ tịch đã được tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh cụ thể hơn sau chiến tranh biên giới năm 1979. Không có gì có lợi hơn cho cả Việt Nam và Trung Quốc khi đứng cạnh nhau vv…” (trích “Mao chủ tịch của tôi” – Trang 198)
Qua đoạn trích chúng ta thấy gì? Đó là Nguyễn Văn Linh đã thực hiện đúng mong muốn của Hồ và Mao: Biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung cộng mà chúng ta thấy đang ngày một hiện ra rõ hơn.

Nguyễn Văn Linh gặp Đại sứ Trương Đức Duy (5-6-1990)

III. Kết Luận:
Nguyễn Văn Linh và đồng đảng là một lũ bán nước tồi tệ. Những sử liệu của Trung cộng và cộng sản Việt Nam đã chứng minh điều đó. Cộng sản tất cả đều giống nhau là ngụy biện và bán nước. Những ai thật sự lương thiện đã không theo cộng sản hoặc biết cộng sản tồi tệ thì đã ly khai khỏi đảng. Cái cách mà Nguyễn Văn Linh mỵ dân bằng “cởi trói” chính là cách ngụy biện cho đường lối độc tài của cộng sản: Xây nhà tù rồi khoét một lỗ nhỏ để đi từ nhà tù nọ sang nhà tù kia rồi gọi đó là “đột phá” và “đổi mới”. Chúng ta ngày nay không còn bị lừa dối bởi những điều đó. Vậy thì không có gì quý hơn là mỗi chúng ta hãy đem những sự thật này đến với nhân dân Việt Nam. Vì đó là con đường ngắn nhất để cứu nước trước thảm hỏa đang đến rất gần. Đừng mong đấu tranh cho dân chủ khi mà chưa có độc lập. Những mơ tưởng về đấu tranh dân chủ mà không lật đổ cộng sản đều là những mơ tưởng hão huyền mà thôi !

18/10/2013
 Bối cảnh dẫn tới hội nghị Thành Đô. 1990…Tại sao BCT đảng csvn đến Thành Đô.  Ng V Linh, Lê Đức Anh, Đỗ Mười là chủ chốt, và vì quyền lợi cá nhân của tất cả ủy viên BCT, nên toàn thể đã biểu quyết cuộc gặp mặt ở Thành Đô
Đặng Chí Hùng, 30 tuổi, một thanh niên Miền Bắc  ở Hà Nội, xuất thân trong một gia đình CS nòi, đã viết loạt bài này. An ninh và công an VN đã truy lùng Đặng Chí Hùng và vây bắt anh ta như thế nào…

Về 3 Người Việt Vừa Bị Bắt Ở Thái Lan – Trần Hoàng Blog (20-12-2013)

Nhà báo tự do Đặng Chí Hùng được Cao Ủy Tị Nạn LHQ  (11-1-2014)

Nhà báo tự do Đặng Chí Hùng sẽ tị nạn chính trị tại Canada  (29-1-2014)

Đặng Chí Hùng đã tới Canada ngày 10-9-2014  https://www.youtube.com/watch?v=CgQA5Omv5Cg
http://www.youtube.com/watch?v=um88_IUqQJA      ( Phỏng vấn Đặng Chí Hùng)
www.youtube.com/embed/ca0lRHCZM3U                  (ĐCH nói về Hiểm Họa Mất Nước)
Chú thích:
————–
CÁC BÀI LIÊN QUAN TỚI BÀI NẦY
Không thể bỏ qua các bài này:
 – 6 tướng và 14 đại tá thuộc Lực Lượng Vũ Trang, Quân Đội NDVN kiến nghị đòi đảng CSVN và nhà nước công khai hóa Hội Nghị Thành Đô 1990 cho dân chúng biết (2-9-2014)
————-
TIẾT LỘ TỪ WIKILEAKS: HỘI NGHỊ SÁP NHẬP VIỆT NAM VÀO CHINA
Vu Pham, FB 3-6-2014

VIỆT NAM: TỈNH HAY KHU TỰ TRỊ ?

(Ninh Cơ ghi lại. Trích tài liệu chép lại từ băng ghi âm cuộc họp mật giữa đại diện Tổng Cục Tình Báo Hoa Nam và Tổng Cục 2 Việt Nam để lưu trữ, được bảo quản theo chế độ tuyệt mật.)


Cái gì chờ đợi cũng đã đến, khi tổ chức Wikileaks công bố một tài liệu “tuyệt mật” động trời liên quan đến Việt nam. Đó là biên bản họp kín giữa ông Nguyễn Văn Linh Tổng BT Đảng CSVN, ông Đỗ Mười Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam và ông Giang Trạch Dân Tổng BT và ông Lý Bằng Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành đô.

Thưa các đồng chí.
Trong mấy ngày qua, ta đã cùng nhau thảo luận nhiều vấn đề, đạt được đồng thuận về căn bản, tuy không khỏi có sự tranh biện về tiểu tiết. Khép lại, ta có thể hài lòng khẳng định hội nghị đã thắng lợi và thắng lợi lớn. Xin các đồng chí hoan hỉ cạn chén. Trong lời phát biểu kết thúc hội nghị, Lương Tư Lệnh nhấn mạnh: “Những gì được đưa ra bàn ở hội nghị chung quy chỉ là những điều đã được đề cập nhiều lần từ nhiều năm trong những cuộc gặp gỡ các cấp tham mưu và cả cao cấp.” Với tư cách Chính Ủy được đề cử ra chủ trì hội nghị tôi xin tóm tắt vài điều cần thiết.Trước hết, hội nghị nhất trí cao về quan điểm không có và không hề có chuyện Trung Quốc thôn tính Việt Nam . Trung Quốc không có nhu cầu hôn tính nước nào. Các nước lân bang đều nghèo. Họ cần đến Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần đến họ. Những cái họ có đều ở dạng tiềm năng dưới đất hoặc ngoài biển. Không có Trung Quốc giúp đỡ thì chẳng khai thác được. Trong giai đoạn phải dồn toàn lực cho phát triển kinh tế, mà Ðặng Tiểu Bình lãnh tụ đã vạch ra, mọi sự đèo bồng đều vô nghĩa. Chúng kiềm hãm bước tiến vĩ đại của Trung Quốc vĩ đại. Thế mà ở Việt Nam lại có những luồng dư luận như thế đấy. Nào là Trung Quốc bá quyền, nào là Trung Quốc bành trướng. Thối lắm, thưa các đồng chí, không ngửi được.

Bọn dân chủ ở Việt Nam đã hô hoán rầm rỉ rằng cuộc vạch lại biên cương giữa Trung Quốc và Việt Nam là tranh chấp biên giới. Trong khi đàm phán, tất nhiên có những điều hai bên phải nhân nhượng nhau. Có chỗ lồi ra, có chỗ lỏm vào, ở bên này hay bên kia. Nhưng, đó là kết quả của những thương thảo sòng phẳng, thuận mua vừa bán. Các đồng chí Việt Nam thấy chúng tôi nói thế, lại chỉ thanh minh mới chán. Như, Lê Thứ Trưởng (tức là ông Lê Công Phụng) trả lời phỏng vấn: “Thác Bản Giốc ta cứ tưởng là của ta, bạn cũng không bảo là của bạn. Ðo ra mới biết là của ta chỉ có một phần ba. Vì tình hữu nghị với ta, bạn cho ta hưởng một nửa.” Nói thế là tốt. Nhưng vẫn cứ là thanh minh.Việc gì mà phải là thanh minh cơ chứ? Với bọn phản động chuyên gây rối à? Cứ thẳng tay trấn áp, bịt cái miệng chó của chúng lại. Cứ lừng chừng, thiếu kiên quyết. Cứ hữu khuynh nhân nhượng. Nhân nhượng là chết đấy. Phải quét cho bằng sạch, không thương xót bọn dân chủ. Không cho chúng được đàng chân lên đàng đầu. Vùi chúng xuống đất đen, không cho chúng ngóc đầu dậy. Nhưng, cái đó sẽ không còn là vấn đề trong tương lai. Việc tiêu diệt bọn dân chủ dòi bọ sẽ không còn là việc của riêng các đồng chí Việt Nam. Nó sẽ là nhiệm vụ chung của tất cả chúng ta.

Thưa các đồng chí.Hội nghị đã thành công là nhờ nó gạt được ra những chuyện lặt vặt vô bổ, đang là đề tài thời sự, để tập trung vào đại sự: bàn về chuyện hợp nhất hai quốc gia trong tương lai. Tương lai có thể chưa tới ngay, nhưng lại có thể rất gần. Vì thế, ta phải có viễn kiến và phải có sự chuẩn bị.

Hợp kết Trung Quốc Việt Nam có thể là một mốc lịch sử vĩ đại trên đường phát triển của tổ quốc. Với tư cách tham mưu cho cấp cao hai bên, trong hội nghị này chúng ta bàn thẳng vào những phương án phát thảo những bước tiến hành cụ thể, những công việc cụ thể trong công tác chuẩn bị.Nào, xin cạn chén một lần nữa, mừng thắng lợi của hội nghị lịch sử này.Trong tình thế hiện nay, Việt Nam không còn lựa chọn nào khác, không còn con đường nào khác hơn là trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại.

Ði với Mỹ chăng? Thì các đồng chí chạy đi đâu? Trở về với tổ quốc thì các đồng chí mới tiếp tục tồn tại như những ông chủ duy nhất trước hiểm họa của bọn dòi bọ đang tích cực phản công nhằm tống cổ các đồng chí ra khỏi chỗ ngồi của mình. Hãy tưởng tượng một ngày nào đó, các đồng chí không được ngồi ở bàn giấy trong công thự, mà phải đi lang thang ngoài đường kiếm việc làm. Thật khủng khiếp. Vì thế, chúng ta phải chiến đấu hết mình cho sự tồn tại của chúng ta, cho con cháu chúng ta, tương lai của chúng ta, của con cháu chúng ta. Quyết không để lọt vào tay kẻ khác.

Lũ dân chủ dòi bọ ấy có cả ở Trung Quốc. Tôi thừa nhận điều đó. Nhưng chúng tôi thẳng thắn trấn áp chúng thắng lợi. Nhưng ở Việt Nam tình trạng có khác. Chúng hung hăng hơn, lì lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên quyết.

Nếu ở Trung Quốc có một Thiên An Môn, thì tại sao Việt Nam không có một cái tương tự? Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng, Trung quốc sẽ tận tình chi viện cho các đồng chí, một khi có sự biến đe dọa quyền lợi của đồng chí, để bảo vệ các đồng chí. Trung Quốc không thiếu xe tăng dĩ chí trong vài Thiên An Môn.. Các đồng chí cứ hỏi Nông đồng chí (tức ông Nông Ðức Mạnh) xem Hồ đồng chí (tức là Hồ Cẩm Ðào) đã hứa hẹn gì trong cuộc gặp gỡ cấp cao vừa rồi. Nhưng đó là trong tình huống hiện nay. Trong tương lai thì hai nước đã là một, thì sẽ không phải như vậy.

Việc Việt Nam trở về với tổ quốc Trung Hoa vĩ đại là việc trước sau sẽ phải đến. Không sớm thì muộn. Mà sớm thì hơn muộn. Trong lịch sử, Việt Nam từng là quận huyện của Trung Quốc, là một nhánh của cây đại thụ Trung Hoa. Trung Quốc và Việt Nam là một. Ðó là chân lý đời đời. Ðó cũng là lời của Hồ đồng chí (tức là ông Hồ Chí Minh) trong lễ tuyên thệ gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc. Hồ đồng chí tôn kính còn dạy: “Trung Quốc, Việt Nam như môi với răng. Môi hở thì răng lạnh.” Có nghĩa là hai nước là hai bộ phận trong cùng một cơ thể. Nông đồng chí (tức là đồng chí Nông Ðức Mạnh) từng tự hào nhận mình là người Choang (Zhuang) trong cuộc gặp gỡ các đại biểu trong Quốc Vụ Viện. Mà dân tộc Choang là gì? Là một bộ phận của đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.Trong thời đại hiện nay thì thế giới được tái phân chia sau đệ nhị thế chiến, thì Hoa Kỳ đã mất sự độc tôn trong sự trỗi dậy bất ngờ của tổ quốc chúng ta, thì sự sát nhập trở lại của Việt Nam và toàn bán đảo Ðông Dương tiếp theo là điều tất yếu. Thế nhưng chúng ta đều đã thấy, đã biết những biểu hiện lừng chừng, giao động lúc này lúc khác, trong ban lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam muốn người dựa lưng vào Trung Quốc, người dựa hơn con hổ giấy Hoa Kỳ. Bây giờ đã khác.

Sự lựa chọn chỉ còn có một. Và ở đây, các đồng chí Việt Nam tỏ ra có lựa chọn đúng.
Ngày nay, Trung Quốc vĩ đại phải dành lại vị trí đã có của mình. Có Việt Nam nhập vào, Trung Quốc đã vĩ đại lại càng thêm vĩ đại. Thế giới hôm nay chỉ còn lại hai siêu cường. Ðó là Trung Quốc và Hoa Kỳ. Con hổ giấy Hoa Kỳ.

Những việc mà bây giờ chúng ta phải làm. Tôi xin nhấn mạnh lại lần nữa. Không phải bây giờ mới làm, nhưng làm chưa đúng, làm chưa đủ, thì nay cần phải đẩy mạnh hơn nữa.Phải triển khai rộng hơn nữa là đè bẹp và tiêu diệt luận điệu tinh thần dân tộc vẫn còn tồn tại dai dẳng trong bọn kiên trì lập trường độc lập dân tộc. Ðặc biệt trong đám trí thức và vài phần tử công thần chủ nghĩa trong tướng lĩnh. Cần phải tiêu diệt cả về tinh thần, cả về vật chất.
Trong tướng lĩnh, phần nhiều là người của ta, do ta đào tạo, cất nhắc. Công này là nguyên chủ tịch Lê (tức là Lê Ðức Anh) người rất biết nhìn xa trông rộng. Tuy nhiên, lẫn vào đấy cũng vẫn có vài phần tử lừng chừng, giao động, chủ yếu do kém hiểu biết. Các đồng chí cần đả thông, bồi dưỡng thêm cho họ về lập trường, quan điểm và trường đảng các cấp. Mấy anh già sắp chết hay nói ngang thì phải đe nẹt cho chúng biết rằng, một khi đã bị coi là chống đảng thì chúng sẽ bị tước hết mọi tiêu chuẩn cao đang được hưởng, tất chúng sẽ im mồm.
Ðám trí thức lèo tèo mới là đáng ngại. Tuy chẳng có trong tay cái gì, nhưng chúng có khả năng kích động tinh thần nhân dân để cản trở sự hợp nhất. Nhưng không lo. Mao chủ tịch đã dạy: “Trí thức khởi xướng được, nhưng không làm được. Chúng chỉ lép bép lỗ miệng. Thấy súng lên đạn là chúng rùng rùng bỏ chạy.” Ðáng ngại là ở chỗ ấy, chỗ khởi xướng. Nhưng không đáng sợ cũng ở chỗ ấy.
Ở chỗ bản tính trí thức, hãy lên đạn, hãy hô bắn thật to, đâu sẽ vào đấy. Lực lượng chủ yếu của chúng ta trong việc trấn áp bọn dân tộc chủ nghĩa là hai cánh quân. Về vật chất là công an, về tinh thần là truyền thông.

Công an sẽ được cung cấp mọi trang bị hiện đại nhất để đè bẹp mọi mưu toan đối kháng. Nhưng phải chú ý đến điểm này: Không được lạm dụng các phương tiện hiện đại. Chiếu cố những biện pháp truyền thống ít gây ồn ào, tránh những phản ứng quốc tế bất lợi. Truyền thông phải xừ dụng mọi phương tiện sẵn có. Tăng cường viết và nói hằng ngày hằng giờ, biện luận cho dân thấy cái lợi của việc sát nhập. Họ sẽ được hưởng mọi phúc lợi của người dân Trung Quốc hơn hẳn phúc lợi đang có. Họ sẽ không còn chuyện lủng củng vướng mắc về biên giới. Ngư dân được tha hồ đánh cá trên biển Ðông này cũng là của họ mà không còn phải lo lắng: vì xâm phạm lãnh hải, bị hải quân Trung Quốc trừng phạt.
Người dân khi xuất ngoại sẽ được cầm hộ chiếu của một nước lớn mà thế giới phải kiêng nể.
Tuy nhiên, tôi đặc biệt lưu ý các đồng chí là phải tiến hành kín đáo, để mọi việc chuẩn bị diễn ra như bình thường, không nhận thấy được. Trong khi chưa được hợp nhất, trung ương chính phủ, cũng như các tỉnh chính phủ, tuyệt đối không lộ ý đồ. Thỉnh thoảng cũng phải cho phát ngôn nhân trung ương chính phủ nói dăm ba câu phản đối về chủ quyền Tây Sa và Nam Sa. Và cho phép các báo đăng vài bài chiếu lệ về biên giới và hải đảo với mọi sự cố xảy ra trên biển như vừa rồi. Cứ tiếp tục ám chỉ một nước ngoài nào đó, hoặc một tàu lạ nào đó, không rõ quốc tịch là được.
Ðừng quên xem thường các nhà báo. Họ là công bộc trung thành của ta. Thiếu họ không được. Hiện nay đang nổi lên sự phản đối Trung Quốc khai thác Bauxite ở miền Trung, ồn ào lắm, có vẻ hung hăng lắm. Nhưng là bề ngoài thôi. Chứ bề ở trong, bọn phản đối cũng thừa biết mọi sự đã an bài. Tiền đã trao thì cháo phải được múc. Bộ Chính Trị quyết không bỏ kế hoạch này. Nhất là đồng chí Nông Ðức Mạnh. Là chuyện sinh tử của đồng chí Nông Ðức Mạnh nên đồng chí ấy rất cương quyết. Trong chuyện Bauxite, tôi thấy bên cạnh cái xấu lại có cái tốt đấy.
Các đồng chí ạ! Phải công bằng mà lập luận, một khi Việt Nam đã nhập vào Trung Quốc thì vùng Tây nguyên của Việt Nam là của chung nước ta. Chưa chừng, trên sẽ thay đổi kế hoạch. Ta không khai thác ở đấy nữa, mà chuyển sang khai thác, thực hiện ở Châu Phi. Bauxite của ta, ta để đấy dùng sau. Cũng như ta đâu có vội khai thác cả tỷ tấn Bauxite ở Quảng Tây. Nói để các đồng chí phấn khởi. Về thực chất, qua con đường ngoại thương, đầu tư, ta nắm Châu Phi trong nhiều năm nay rồi. Ta đã mua hết các chính quyền ở đấy. Cái đó gọi là quyền lực mềm. Trung Quốc đến sau phương Tây và Hoa Kỳ, vậy mà chỉ trong vòng một thập niên, ta đã quét sạch chúng khỏi đấy. Ta còn chuyển dân mình sang Châu Phi, làm thành những vùng đất Trung Quốc trên lục địa đen kia nữa. Người Trung Quốc bây giờ có quyền nói: “Mặt trời không bao giờ lặn trên đất đai của tổ quốc.”

Phải trấn an các cán bộ các cấp, từ trung ương cho đến địa phương để họ thấy rằng sau hợp nhất, mọi vị trí quyền lợi, bổng lộc của họ không bị suy suyển. Các đơn vị hành chính sẽ được giữ nguyên trong một thời gian dài trước khi áp dụng mô hình hành chánh chung của toàn quốc. Việc này rất quan trọng.

Xin các đồng chí chớ coi thường. Lãnh đạo từ trung ương cho đến địa phương có thông thì dân mới thông. Nhân dân đã được giáo dục chu đáo trong nhiều năm, tinh thần tuyệt đối phục tùng lãnh đạo. Nhưng nếu họ thấy cấp trên của họ giao động, tư tưởng bất thông thì chính họ cũng sẽ giao động theo, trở thành mồi ngon cho những tư tưởng dân tộc chủ nghĩa.
Thưa các đồng chí. Còn lại việc cuối cùng là mô hình quản trị Việt Nam trong tổ quốc thống nhất. Tỉnh hay khu tự trị? Chuyện này xin các đồng chí về nghĩ thêm, bàn thêm. Tỉnh thì cũng như Quảng Ðông, Quảng Tây. Về diện tích hơn kém không nhiều. Khu tự trị kiểu như khu tự trị Choang trong tỉnh Quảng Tây thì lại quá nhỏ về vai vế. Nông đồng chí vốn rất e ngại sự chống đối trong nội bộ. Mà làm khu tự trị với ý nghĩa lớn hơn thì lại vướng chuyện Tây Tạng. Bọn chó Ðạt Lai Lạt Ma cũng đang xin tự trị đấy, mà trung ương không thuận. Còn mấy đồng chí Việt Nam nêu ý kiến, hay là tổ chức Trung Quốc thành liên bang, Việt Nam sẽ là một nước hay một bang trong liên bang ấy. Ý kiến này không mới. Nó đã từng được nêu lên. Nhưng các đồng chí thử nghĩ xem. Nếu như thế thì thống nhất làm sao được với bọn Tây Tạng, bọn Nội Mông, bọn Mãn Châu, bọn Hồi Bột.
Chính chúng nó đang muốn cái đó để xưng độc lập, hoặc tự trị trong liên bang. Trên nguyên tắc thì đúng, là cái gì cũng được. Danh chính thì ngôn thuận. Nhưng nội dung bất biến. Vùng nào cũng chỉ là một bộ phận lãnh thổ của Trung Quốc. Có điều những danh hiệu độc lập, tự trị là cái rễ bị lồng vào đấy cái tinh thần dân tộc, mầm mống cho sự phận liệt.
Không được. Quyết không được.
Thưa các đồng chí. Vấn đề hình thức nhưng lại có tầm quan trọng. Xin các đồng chí phát huy tự do tư…
(hết phần trích và dịch đoạn băng ghi âm)
Vu Pham, FB  (3-6-2014)
 —————————-
=============
Có rất nhiều bài  được  bạn đọc  giới thiệu tới hàng trăm diễn đàn trong và ngoài nước post ở đây
*Lê Văn Mọi – (đã từng tham gia bộ đội đánh TQ 1979-1989) 
Sau thế chiến II nhiều nước CS ra đời, không thấy một nước CS nào bị nước khác xâm lược, chỉ thấy các nước CS xâm lược nước khác, điển hình là Trung quốc xâm lược Ấn độ và muền Bắc VN CS xâm lăng miền Nam VN (đã được coi như một quốc gia, trước kia Trung quốc giúp miền Bắc chiếm miền Nam để sau này Trung quốc chiếm cả Việt Nam cho gọn, sau đó muốn chiếm cả Đông Nam Á để thực hiện mộng bá quyền).Lần này thì Việt Nam là nước CS đầu tiên bị nước khác xâm lược, mà nước đi xâm lược lại cũng là một nước CS. Điều này gợi lên cho các nước khác nghĩ gì? Chưa thấy ai phát biểu về vấn đề này, nhưng nếu ta đặt địa vị ta là người nước ngoài nhìn 2 nước CS xâm lược lẫn nhau vì quyền lợi thì ta thấy rất rõ là CS rêu rao “vô sản thế giới liên hiệp lại” là giả dối, nước CS trưng ra khẩu hiệu ấy nhưng thực sự họ theo chủ nghiã dân tộc cực đoan, lừa nước khác để mở rộng bờ cõi. Chỉ nước nào lạc hậu, trình độ dân trí thấp, thiếu giác ngộ chính trị nên ăn phải bả lừa dối (như chính nước ta) và bị thiệt thòi, có thể mất nước.Có thể người ta đứng nhìn hai nước CS đấu đá nhau mà vỗ tay, cứ để hai thẳng CS tiêu diệt nhau xem sao. Người thiếu giác ngộ chính trị lại đi giáo dục cái thiếu giác ngộ ấy cho nửa dân tộc (miền Bắc) lại chính là “Bác Hồ vĩ đại” được cả thế giới ca ngợi. Đến lúc gần tắt thở rồi mà Bác ta vẫn còn đau lòng khi thấy thế giới CS mất đoàn kết. Sau này, gần đây thì tổng Trọng Lú có lặp lại vở kịch ấy bằng cách bật khóc trong một hội nghị gì gì đó của Đảng.Lúc đầu nghe thủ tướng tuyên bố “‘Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông’ “mọi người dân đều khen thủ tướng và muốn ủng hộ thủ tướng vì điều đó phù hợp với lòng dân. Thế nhưng thấy việc làm của thủ tướng thì nhiều người lại đâm ra nghi ngờ, vì một động cơ nào đó CÒN BÍ ẨN nên thủ tướng nói thế. Mặt khác trước kia thủ tướng tuyên bố một số điều (như nếu không chống được tham nhũng thì từ chức và cần có luật biểu tình) nhưng thủ tướng nuốt lời, nói một đằng làm một nẻo.Một mặt thủ tướng coi trọng chủ quyền nhưng mặt khác chính thủ tướng lại cho Tàu khai thác bâu xít ở vùng chiến lược Tây nguyên và cho Tàu thuê đất rừng ở biên giới. Đến bây giờ thủ tướng mới thấy lộ rõ mặt thằng Tàu, sao thủ tướng chậm giác ngộ thế? Điều thể hiện rõ nhất làm người dân nghi ngờ là vừa hôm trước cho dân biểu tình thì ngày hôm sau lại ngăn cấm biểu tình và không thả những người trước đây biểu tình chống Trung quốc bị bắt oan.Cái nhà nước CS do thủ tướng điều hành có lắm điều kỳ lạ, ngược chiều với các nước khác.
Nhà nước này thắng dân nhưng lại thua giặc,
nhà nước này đánh dân nhưng lại kêu gọi hòa bình với giặc,
nhà nước này khôn với dân nhưng dại với giặc,
nhà nước này cảnh giác với dân nhưng lại mất cảnh giấc với giặc,
nhà nước CS này không dựa vào dân mà dựa vào giặc,
nhà nước này cướp đất của dân nhưng lại dâng đất cho giặc.
Nhà nước CS này đối phó với dân thì thành công nhưng đối phó với giặc thì thất bại.
Nhà nước này bí mật với dân nhưng phô bầy với giặc, hội nghị Thành Đô thế nào thì dân không biết, nhưng giặc biết rõ như ban ngày. Liệu điều này thì thủ tướng có dám phanh phui cho toàn dân biết không?TÓM LẠI NHÀ NƯỚC CS NÀY COI DÂN LÀ THÙ, COI GIẶC LÀ BẠNCuối cùng dẫn đến kết quả nhà nước CS này vừa bị dân oán ghét vừa bị giặc xâm chiếm.* Nguyễn Thiện:Một số người vì quan tâm và muốn tốt cho VN hoặc vì muốn thấy VN bước ra khỏi tình thế bức bí hiện nay cho nên mới hoan hô ông TT Dũng vì một câu nói mang tính chính trị mục đích làm giảm bớt sự căm phẫn của người dân.Đi mà tin lời các ông cộng sản thì có nước THÁC. Tiếp tục độc quyền cai trị VN, gìn giữ uy tín và các bí mật của đảng và nhà nước mới là quan trọng. Mọi thứ như biển đảo đất đai biên giới nếu TQ chiếm lấy cũng không làm  đảng CSVN nao núng.Tôi tin rằng chỉ trong vòng 6 tháng-9 tháng sắp đến, tất cả mọi lời nói của ông Thủ Tướng Dũng, hay các ông kia đều sẽ rơi vào quên lãng, và mọi chuyện rồi sẽ êm xuôi; Trung Quốc vẫn tiếp tục kế hoạch bồi đắp đá ngầm Gạc Ma thành đảo nổi trên mặt biển; sẽ tiếp tục khai thác dầu chung quanh vùng Hoàng Sa; sẽ thanh toán các đảo trong quần đảo Trường Sa. Hai đảng sẽ giao hảo tốt với nhau như mọi lần.
(Năm ngoái, báo chí nước ngoài ghi nhận rằng 6 năm qua 2007-2013, trên trường quốc tế, chính phủ Hà Nội đã không còn nhắc đến tên Hoàng Sa nữa; trong tương lai, Hà Nội sẽ làm y như thế với Trường Sa).
Sở dĩ kỳ nầy Hà Nội lên gân vung vít chút xíu, đó là vì VN coi nguồn tài nguyên dầu khí là TÍN DỤNG, là nguồn thu nhập để các nước ngoài và tổ chức tín dụng và tài chánh quốc tế cho VN mượn tiền bấy nhiêu năm nay. Nay, Trung Quốc vào Biển Đông khai thác dầu khí là thọc tay vào túi tiền của đảng là chia phần với đảng và nhà nước (tổng doanh thu của PVN là 37 tỷ đô la hàng năm, PVN đóng góp 195 nghìn tỷ đồng vào ngân sách ngân sách 2013, tương đương với 24%.) Thậmchí, Trung Quốc có thể sẽ mời VN chung nhau khai thác dầu khí, chia hai, thế là Việt Nam nghe theo.
Nhưng lá bùa của Trung Quốc là họ đang nắm giữ các bí mật, hiệp định ký kết giữa hai nhà nước và hai đảng. Đảng và Nhà nước sẽ CHÙN TAY một khi Trung Quốc hăm dọa sẽ đưa các thứ này ra ánh sáng. Chuyện nầy từng xảy ra vài lần trong quá khứ. Một thí dụ là vụ ký hiệp định Biên Giới Trên Bộ 31-12-1999. Trước đó, VN còn chần chừ chưa ký, thì TQ xì ra vài thứ trên mạng internet. Kết quả, chính quyền Hà Nội lo sợ xanh mặt và vội vã ký ngay, và để mất hàng ngàn km vuông ở phía Bắc.
Đảng và uy tín của đảng là cao hơn hết thảy. Chuyện HS và TS là quá khứ; chỉ là sự đổi chác, thuận mua, vừa bán.
Chuyện gì họ cũng dám làm hết. Các bạn search trên google sẽ thấy rất nhiều bài báo viết rằng: 18 tỉnh Việt Nam cho nước ngoài thuê đất trồng rừng với hợp đồng 50 năm… “Đến tháng 8-2010, tổng diện tích đất lâm nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài thuê để trồng rừng 100% vốn nước ngoài được cấp GCN đầu tư là gần 289.000 ha và hơn 21.600 ha liên doanh liên kết là giữa nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước. Trong số các công ty nước ngoài đã được phép đầu tư, chỉ riêng InnovGreen (Hong Kong, Trung Quốc) đã thuê tới 274.848 ha, chiếm 87% diện tích đất thuê. Đến nay, Công ty InnovGreen với 8.123 ha đã được cấp đã nộp ngân sách 77.946 USD, giá thuê đất trồng rừng trung bình 9,58 USD/ha, tương đương 180.000 đồng/ha. Ủy ban KH-CN&MT cho rằng mức giá trên là quá thấp.
————
*Các bạn suy gẫm lời nói của những người sống cùng thời với ông HCM, Mao, Staline, Lê Duẫn…, những người nầyđã chứng kiến buổi bình minh, sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa cộng sản, và họ đã tiên đoán đúng 100% những gì đang xảy ra tại Việt Nam 2014
Trong tác phẩm Chinh Đề Việt Nam, hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng ngày nay cũng đã được báo động cách đây gần 50 năm:
[Trích] Sự lệ thuộc nói trên và sự chia đôi lãnh thổ đã tạo hoàn cảnh cho sự chi phối và sự toan thống trị của nước Tàu đối với Việt Nam tái hiện dũng mãnh, sau gần một thế kỷ vắng mặt. Ký ức của những thời kỳ thống trị tàn khốc của Tàu đối với chúng ta còn ghi trong mỗi trang lịch sử của dân tộc và trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta.
Các nhà lãnh đạo miến Bắc, khi tự đặt mình vào sự chi phối của Trung Cộng, đã đặt chúng ta trước một viễn ảnh nô lệ kinh khủng. Hành động của họ, nếu có hiệu quả, chẳng những sẽ tiêu diệt mọi cơ hội phát triển của chúng ta, mà lại còn đe dọa đến sự tồn tại của dân tộc.
Sở dĩ, tới ngày nay, sự thống trị của Trung Cộng đối với Việt Nam chưa thành hình, là vì hoàn cảnh chính trị thế giới chưa cho phép, và sự tồn tại của miền Nam dưới ảnh hưởng của Tây phương là một trở lực vừa chính trị vừa quân sự cho sự thống trị đó. Giả sử mà Nam Việt bị Bắc Việt thôn tính, thì sự Trung Cộng thôn tính Việt Nam chỉ là một vấn đề thời gian.
Trong hoàn cảnh hiện tại, sự tồn tại của miền Nam vừa là một bảo đảm cho dân tộc thoát khỏi ách thống trị của Trung Cộng, vừa là một bảo đảm một lối thoát cho các nhà lãnh đạo Cộng Sản Bắc Việt, khi họ ý thức nguy cơ họ đang tạo cho dân tộc. Nhưng ngày nào họ vẫn tiếp tục thực hiện ý định xâm chiếm miền Nam thì họ vẫn còn chịu sự chi phối của chính sách chiến tranh xâm lăng của Trung Cộng, thay vì chính sách sống chung hòa bình của Nga Sô.
Vì vậy cho nên, sự mất còn của miền Nam, ngày nay, lại trở thành một sự kiện quyết định sự mất còn trong tương lai của dân tộc. Do đó, tất cả nỗ lực của chúng ta trong giai đoạn này phải dồn vào sự bảo vệ tự do và độc lập, và sự phát triển cho miền Nam để duy trì lối thoát cho miền Bắc và cứu dân tộc khỏi ách trống trị một lần nữa. (tr.212) Chính Đề, Ngô Đình Nhu, 1960.
——–
Về mặt đạo đức, CNXH không thể tạo dựng mà chỉ phá hủy, nền tảng của tất cả các giá trị đạo đức, tự do, và trách nhiệm cá nhân.
Về mặt chính trị, nó sớm hay muộn dẫn tới chính phủ toàn trị.
Về mặt vật chất, nó sẽ làm tổn hại đáng kể quá trình tạo ra của cải, nếu không muốn nói, nó là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo trên thực tế.  
F.A. HAYEK (1899-1992), kinh tế gia, triết gia người Áo, đoạt giải Nobel kinh tế 1974. 
———

Đào Minh Quân : Tổng Thống đệ tam Việt Nam Cọng Hòa phát biểu ...

Ngày Quân lực Việt Nam Cọng Hòa . Tổng Thống Đào Minh Quân phát biểu trước Quân Dân cán chính , kêu gọi toàn dân Việt Nam đoàn kết chống Trung Quốc xâm lược và muốn chiếm Việt Nam để cai trị đô hộ , đồng hóa dân tộc Việt . Lật đổ chế độ cong sản bán nước , là của toàn dân Việt . Hoan hô Đào Minh Quân dám đứng ra hô hào đoàn kết chống Trung quốc , chống cọng sản Việt Nam .

https://youtu.be/0eZi00MBT4k https://youtu.be/n6XBHIWRt-g

Nên hiểu ‘Mật ước Thành Đô’ như thế nào?

13/12/2017















Hội nghị Thành Đô đã diễn ra trong bí mật.
















Hội nghị Thành Đô là một chủ đề gây rất nhiều tranh cãi ở Việt Nam cũng như trong các cộng đồng người Việt hải ngoại suốt nhiều năm qua.
Chỉ 4 ngày sau khi được Đại sứ Trung Quốc thông báo, ba nhà lãnh đạo Việt Nam là TBT Nguyễn Văn Linh, Thủ tướng Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng đã có mặt tại Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) vào đúng ngày Quốc khánh lần thứ 45, trong khi Đặng Tiểu Bình thậm chí không thèm xuất hiện như lời hứa hẹn lấp lửng ban đầu.
Bối cảnh
Cuối thập niên 1980, hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu bắt đầu chao đảo trước khi sụp đổ hàng loạt.
Về phần mình, mặc dù đã thực hiện cải cách kinh tế từ sau Đại hội VI nhưng Việt Nam vẫn chưa thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng trầm trọng về chính trị - kinh tế - xã hội vốn bắt đầu ngay từ năm 1975.
Lo sợ cho số phận của mình và tự huyễn hoặc “dù bành trướng thế nào thì Trung Quốc vẫn là một nước XHCN”, một số nhân vật chủ chốt trong ban lãnh đạo CSVN, đứng đầu là TBT Nguyễn Văn Linh, đã quay sang ôm chân các ông chủ Trung Nam Hải, bất chấp thực tế là trước đó Bắc Kinh đã đánh chiếm toàn bộ Hoàng Sa năm 1974, phát động cuộc chiến tranh biên giới từ 1979 - 1989, thảm sát 64 quân nhân Việt Nam rồi chiếm đảo Gạc Ma năm 1988.
Mật ước Thành Đô?
Từ nhiều năm trước, trong dư luận đã lan truyền thông tin rằng kết quả Hội nghị Thành Đô là một bản mật ước, theo đó lãnh đạo CSVN đề nghị và lãnh đạo Trung Quốc đồng ý để Việt Nam trở thành một khu vực tự trị của Trung Quốc.
Đến tháng 5/2014, một số trang mạng thậm chí còn đăng tải nội dung của bản “mật ước” (được cho là do Hoàn Cầu Thời Báo và Tân Hoa Xã công bố): “…Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….
Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.…”
Đâu là sự thật?
Trong cuốn hồi ký “Hồi ức và Suy nghĩ” của mình, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trần Quang Cơ đã tiết lộ: “Sau 2 ngày nói chuyện (3 - 4/9/1990), kết quả được ghi lại trong một văn bản gọi là ‘Biên bản tóm tắt’ gồm 8 điểm. Khi nghiên cứu biên bản 8 điểm đó, chúng tôi nhận thấy có tới 7 điểm nói về vấn đề Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về cải thiện quan hệ giữa hai nước mà thực chất chỉ là nhắc lại lập trường cũ của Trung Quốc gắn việc giải quyết vấn đề Campuchia với bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.”
Nghĩa là, Hội nghị Thành Đô kết thúc song việc bình thường hoá quan hệ hai nước, điều mà ban lãnh đạo Việt Nam nóng lòng mong đợi, vẫn chưa chốt lại được. Vì thế, giả thuyết về bản “mật ước” kia rõ ràng là thiếu cơ sở.
Thậm chí ngay cả “Biên bản tóm tắt” 8 điểm nói trên cũng không được phía Việt Nam thực hiện đầy đủ. Nguyên nhân chủ yếu là do sự phản đối của Bộ Ngoại giao dưới quyền Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, với sự đồng tình của một vài uỷ viên Bộ Chính trị khác, như Thứ trưởng Trần Quang Cơ đã thuật lại trong hồi ký. (Trong cuộc họp kiểm điểm về Hội nghị Thành Đô, Phó Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nói: “…Mình bị nó lừa nhiều cái quá. Tôi nghĩ Trung Quốc chuyên là cạm bẫy.”)
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh (Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc từ năm 1974-1987) cho biết là mặc dù cùng 19 cựu sỹ quan cao cấp khác ký tên vào bản kiến nghị yêu cầu minh bạch hóa Hội nghị Thành Đô song ông cũng không tin vào thông tin phía Trung Quốc đưa ra.
Đại tá Nguyễn Văn Tuyến (cán bộ tiền khởi nghĩa và là thành viên sáng lập CLB chống tham nhũng, tiêu cực của các vị lão thành cách mạng ở Hà Nội) cho chúng tôi biết là trong một cuộc gặp với Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh, khi ông đề cập đến “Mật ước Thành Đô”, ông Huynh khẳng định đích thân ông ta đã vào kho lưu trữ của đảng để tìm nhưng không hề thấy bản “mật ước” đó. (Lãnh đạo cộng sản nói thì không hẳn là đáng tin, song điều đó không có nghĩa là họ chưa bao giờ nói thật. Và sự khẳng định của nhân vật số 5 trong ban lãnh đạo Việt Nam phù hợp với logic ở trên, cũng như với một tài liệu được cho là của Ban Tuyên giáo Trung ương năm 2014 nhằm giải thích về Hội nghị Thành Đô.)
Toan tính gì?
“Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán.” Thông tin về “Mật ước Thành Đô” được Bắc Kinh tung ra ngay giữa lúc họ đưa giàn khoan HD981 vào sâu trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 2/5 đến 15/7/2014. Rõ ràng, họ muốn qua đó để biện hộ cho hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam, gây chia rẽ trong ban lãnh đạo CSVN, khiến người Việt trong và ngoài nước bị phân hoá, và cuối cùng là làm suy yếu nỗ lực của Hà Nội trong việc chống lại hành vi ngang ngược đó.
Mặc dù nội dung cụ thể của “Mật ước Thành Đô” được Bắc Kinh “tiết lộ” vào thời điểm họ đưa giàn khoan HD981 xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhằm mục đích như chúng tôi đã đã chỉ ra, song thông tin về sự tồn tại của nó thì đã xuất hiện từ lâu. Vậy động cơ của họ là gì?
Quả thực, không khó để nhận ra toan tính của Bắc Kinh khi cho lan truyền thông tin về “Mật ước Thành Đô”. Đây thực sự là một mũi tên trúng nhiều đích theo đúng bản chất “thâm như Tàu” của họ: (i) khiến những người Việt tâm huyết với công cuộc chống bành trướng Trung Quốc nản lòng (do nghĩ rằng mọi nỗ lực đều vô ích bởi cái văn kiện bán nước kia); (ii) làm phân tâm những người chống hiểm hoạ Trung Quốc tại Việt Nam (thay vì lẽ ra cần tập trung vào việc vạch trần và ngăn chặn bàn tay tội ác của “nhóm lợi ích Tàu” trong bộ máy hiện hành thì họ lại phung phí thời gian và công sức vào việc tranh cãi hoặc lên án và đòi bạch hoá một chuyện không có thật trong quá khứ); và (iii) khiến cho người dân bình thường không tin tưởng vào truyền thông phi chính thống (khi thấy trên mạng toàn loan truyền những thông tin nhảm nhí).
Không chỉ nặn ra cái gọi là “Mật ước Thành Đô”, Bắc Kinh thậm chí còn dựng lên cả một câu chuyện kỳ bí qua tác phẩm “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” của Hồ Tuấn Hùng. Theo đó, Hồ Chí Minh không phải là Nguyễn Ái Quốc - Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Sinh Cung (nguyên quán Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An), mà là Hồ Tập Chương, người Đài Loan. (Ngoài những mục đích nêu trên, điều này còn giúp dọn đường dư luận để “con ngựa thành Troy” Hoàng Trung Hải ngày càng “chui sâu, leo cao” và cuối cùng là thâu tóm chiếc ghế Tổng Bí thư.)
Không còn nghi ngờ gì, “Mật ước Thành Đô” là một câu chuyện bịa đặt nhằm phục vụ mưu đồ đen tối của Trung Nam Hải. Việc nhà cầm quyền CSVN không công khai Thoả thuận Thành Đô là vì đó không chỉ là một thất bại nhục nhã trong lịch sử ngoại giao Việt Nam, mà còn là bằng chứng không thể chối cãi về hành vi “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về dày mả tổ” của họ. Chỉ chừng ấy thôi họ đã bị lịch sử và nhân dân đời đời lên án, chứ đừng nói đến chuyện mưu toan biến Việt Nam thành một bộ phận của “đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Ngoài ra, ngay cả khi “Mật ước Thành Đô” là sự thật đi nữa thì nó cũng không có giá trị pháp lý, bởi nó không tuân theo những trình tự pháp lý thông thường của một hiệp ước giữa hai quốc gia. Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười hoàn toàn không đủ chính danh để đóng dấu hiệu lực vào một hiệp ước vô cùng hệ trọng như thế. Trong khi đó, những người ký kết “mật ước” đó hoặc đã chết, hoặc gần như không còn ảnh hưởng trên chính trường, nên nó lại càng vô giá trị.
Trong một bài viết trước đây, chúng tôi đã chỉ ra rằng, nếu các bản tuyên bố chung Việt - Trung xưa nay luôn được Hà Nội thực hiện đúng thì Việt Nam đã trở thành “một bộ phận không thể tranh cãi của Trung Quốc” từ lâu, chứ chẳng cần phải đợi đến khi “Mật ước Thành Đô” được thi hành. Điều này không xẩy ra bởi thực tế là trong ban lãnh đạo Việt Nam luôn tồn tại những thành phần ý thức được hiểm hoạ phương bắc mà Bắc Kinh chưa thao túng được (chẳng hạn như Nguyễn Cơ Thạch và Võ Văn Kiệt trong “Hồi ức và Suy nghĩ”), bên cạnh áp lực từ một công chúng vốn ngày càng bộc trực và “dị ứng” với những gì liên quan đến Trung Quốc.
Bất luận thế nào, việc đất nước chúng ta ngày càng bị các gọng kìm của Đại Hán siết chặt như hiện nay không phải là vì “Mật ước Thành Đô” kia, mà chính là vì 90 triệu người Việt, đặc biệt là những tinh hoa của giống nòi, đã làm chưa đủ để bảo vệ giang sơn gấm vóc mà tổ tông đã đổ bao máu xương để dựng xây, gìn giữ.

Tiết lộ động trời về ĐCSVN tại Hội Nghị Thành Đô Trung Quốc .

RFA : ((Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây….Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên )) (Tờ Thời báo Hoàn Cầu và Tân Hoa Xã ) http://www.rfa.org/vietnamese/in_dept..

Wikileaks tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990

Wikileaks vừa tiết lộ biên bản họp kín giữa Tổng Bí Thư Đảng CSVN, Chủ tịch HĐBT đại diện cho phía Việt nam với Tổng BT và Thủ tướng Chính phủ đại diện cho phía Trung quốc trong hai ngày 3-4/9/1990 tại Thành Đô.

13256334_1612613752399003_1648033163924389333_n
Trong tài liệu tuyệt mật liên quan tới Việt nam này của mình, Wikileaks khẳng định thông tin dưới đây nằm trong số 3.100 các bức điện đánh đi từ Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh của cơ quan ngoại giao Hoa kỳ tại Việt nam gửi chính phủ Hoa kỳ, tài liệu này có đoạn ghi rõ “… Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng thành công CNCS, Đảng CSVN và nhà nước Việt nam đề nghị phía Trung quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt nam xin làm hết mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh dày công xây đắp trong quá khứ và Việt nam bảy tỏ mong muốn đồng ý sẵn sàng chấp nhận và đề nghị phía Trung quốc để Việt nam được hưởng quy chế Khu tự trị trực thuộc chính quyền Trung ương tại Bắc kinh như Trung quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng tây…. Phía Trung quốc đã đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, cho thời hạn phía Việt nam trong thời hạn 30 năm (1990-2020)để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung quốc”.
Facebooker Phong Phạm

Hội nghị Thành Đô hay là Mật hội Bán Nước Thành Đô

22-maho
Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây”.
Lê Duy San
Sau khi cưỡng chiếm được miền Nam Việt Nam, bọn “lãnh đạo” Hà Nội cảm thấy Trung Cộng quá lấn áp Việt Nam; nếu không sớm thoát khỏi sự kìm kẹp này thì sớm muộn gì, Việt Nam, nếu không trở thành một tỉnh của Tầu thì cũng trở thành một nước nô lệ Tầu như hai lần Bắc thuộc trước. Do đó bọn lãnh đạo Hà Nội đã thi hành chính sách đánh tư sản mại bản để không những cướp đoạt tài sản của người miền Nam mà cả của người Hoa và trục xuất người Hoa ra khỏi Việt Nam bằng cách cho vượt biên bán chính thức. Điều này đã làm cho Trung Cộng nổi giận. Không những thế, bọn lãnh đạo Hà Nội còn xua quân sang Cao Miên để đánh nhau với bọn Khmer Đỏ là bọn đang cầm quyền và được Trung Quốc ủng hộ và trợ giúp lúc bấy giờ. Trung Cộng cho rằng bọn lãnh đạo Hà Nội là một bọn “ăn cháo đá bát” và cần phải dậy cho chúng một bài học. Đó là nguyên nhân của cuộc chiến Việt Trung vào năm 1979.
Tuy nhiên cuộc chiến Việt Trung 1979 vẫn không làm bọn lãnh đạo Hà Nội khiếp sợ, vì chính Trung Quốc cũng thiệt hại và đã phải rút lui, chỉ chiếm giữ một số đất vùng biên giới, Ải Nam Quan và thác Bản Giốc. Hơn nữa, bọn lãnh đạo Hà Nội vẵn còn chỗ dựa vũng chắc, đó là Liên Sô, một cường quốc vẫn còn đang ở vị thế vững mạnh nhất nhì thế giới về quân sự. Do đó chúng vẫn tiếp tục đánh nhau với Khmer Đỏ và dựng lên một chính phủ thân Việt Nam do Heng Samrin làm chủ tịch.
I/ Nguyên nhân đưa đến Hội Nghị Thành Đô.
Sau 10 năm chiến tranh với Khmer Đỏ (1979-1989), Việt Nam tổn phí cũng nhiều. Hơn nữa, Liên Sô, lúc bấy giờ do Gorbachev nắm quyền, chủ trương xét lại, nên bọn lãnh đạo Hà Nội không còn trông mong gì ở Liên Sô nữa. Năm 1989, bức tường Bá Linh xụp đổ. Cộng Sản Hà Nội càng cảm thấy rất nguy hiểm nếu vẫn cứng dắn với Trung Quốc nên đã quyết định rút quân toàn bộ khỏi Campuchia để làm hài lòng Trung Cộng và ngỏ ý muốn sang thăm Trung Quốc để hàn gắn lại tình hữu nghị hai nước. Trung Cộng cũng biệt vậy, nhưng thấy Mỹ đã thay đổi chính sách đối với Cộng Sản Việt Nam, nên cũng cảm thấy nếu qúa cứng dắn với Cộng Sản Việt Nam có thể bất lợi. Do đó mà Hội Nghị Thành Đô đã được manh nha hình thành. Theo các tư liệu được Trung Quốc tiết lộ thì vào chiều ngày 28/8/1990, Đại Sứ Trung Cộng Trương Đức Duy ở Việt Nam đã nhận được chỉ thị từ trong nước để chuyển tới Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh một thông điệp như sau: “Tổng Bí Thư Giang Trạch Dân và Thủ Tướng Lý Bằng hoan nghênh Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh và Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng Đỗ Mười thăm nội bộ Trung Quốc từ ngày 3 đến ngày 4 tháng 9 năm 1990, cũng hoan nghênh Cố Vấn Phạm Văn Đồng cùng đi.” (Xem thêm tại http://nghiencuuquocte.net/forums/topic/hoi-nghi-thanh/).
Hội Nghị Thành Đô, đúng ra là một Mật Hội bán nước, được diễn ra vào ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại tỉnh Tứ Xuyên bên Tầu. Cả hai “chính phủ” Trung Cộng và Việt Cộng đều không chính thức loan báo về bất cứ một tin tức gì về Hội Nghị này. Người ta chỉ mới biết được trong 2 năm gần đây nhờ Wikileaks và một vài tài liệu khác như Nhật Ký của Lý Bằng, Hồi Ký của Trần Quang Cơ, bài viết của Lý Gia Trung (Tham Tán Chính Trị ĐSQ Trung Cộng), bài viết của Trương Thanh (Vụ Phó Vụ Á Châu Bộ Ngoại Giao Trung Cộng) v.v…mà phiá Trung Cộng đã tiết lộ.
II/ Nội dung Hội Nghị Thành Đô.
Lý Bằng, Giang Trạch Dân, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đồng.
Hội nghị thành Đô không hề nói gì tới những thiệt hại mà Trung Cộng đã gây cho Việt Nam trong chiến tranh Việt Trung năm 1979 và cũng không đề cập gì tới những phần đất của Việt Nam ở biên giới, đến Ải Nam Quan, đến thác Bản Giốc mà Trung Cộng đã chiếm. Trái lại, đảng Cộng Sản Việt Nam lại xin được làm một khu tự trị trực thuộc Bắc Kinh. Wikileaks xác định văn kiện đó là một trong 3,100 bức điện thư lưu trữ tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Biên bản buổi họp kín giữa Nguyễn Văn Linh, Tổng Bí Thư đảng CSVN, Đỗ Mười, Chủ tịch Hội Đồng Bộ Trưởng, đại diện phía Việt Nam, và Giang Trạch Dân, TBT/CSTQ, Lý Bằng, Thủ tướng Trung Cộng, đã họp 2 ngày từ 3 và 4-9-1990, tại Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tài liệu chi tiết như sau:
“Vì sự tồn tại của sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản, đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc giải quyết các mối bất đồng giữa hai nước. Phía Việt Nam sẽ cố hết sức mình để vun đắp tình hữu nghị lâu đời vốn có giữa hai đảng và nhân dân hai nước do Chủ tịch Mao Trạch Đông và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công xây đắp trong quá khứ. Và Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền Trung Ương tại Bắc Kinh, như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, Quảng Tây”.
“Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên, và cho Việt Nam thời gian 30 năm (1990-2020) để đảng CSVN “giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc.”
Tháng 11 năm 1991, sau hội nghị Thành Đô, lãnh đạo cao cấp hai đảng, hai nước liên tiếp thăm viếng lẫn nhau. Sự giao lưu, hợp tác giữa hai bên về các lãnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, khoa học kỹ thuật, văn hoá v.v… được mở rộng, nâng lên tầm cao là bước đầu của việc hội nhập.
Tiếp tục thúc đẩy tiến trình bí mật 30 năm Thành Đô, Giang Trạch Dân đưa ra chiêu bài để ngụy trang là phương châm 16 chữ vàng. Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu nhất trí ngay và cam kết luôn luôn thực hiện với quyết tâm cao độ để hoàn thành “đại cuộc” đó. Thế là phương châm 16 chữ vàng ra đời từ đó. Bản tuyên bố chung về 16 chữ vàng chính thức được Giang Trạch Dân và Lê Khả Phiêu ký vào tháng 2 năm 1999.
Ngày thứ bảy, 31 tháng 5, 2014 đài BBC đưa tin như sau: “Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam nói quan hệ Việt-Trung vẫn “phát triển tốt đẹp” và so sánh xung đột hiện nay trên Biển Đông với ‘mâu thuẫn gia đình’.
Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh
GS Carl Thayer cho biết: “Giới chức Việt Nam thường có thói quen nói chung chung và không đi vào cụ thể”, do đó ta có thể nhận ra ‘mâu thuẫn gia đình’ nằm trong đại gia đình các dân tộc Trung Quốc. Còn Ngoại Trưởng Nguyễn Cơ Thạch của Việt Cộng thì than thở: “Một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu.” Chính vì lời nói này mà ông đã bị mất chức Ngoại Trưởng.
Cho dù Wikileaks không tiết lộ, thì xuyên qua những hành động hèn nhát và bất động mà đảng CSVN đã thể hiện và nhiều người đã xác nhận đó là hành động bán nước và Hội Nghị Thành Đô là Hội Nghị Bán Nước..
Do kinh nghiệm ở hai khu tự trị Tây Tạng và Tân Cương, chính quyền trung ương ở Bắc Kinh đã kiềm chế CSVN bằng cách đặt chiếc vòng kim cô lên đầu CSVN cho nên những tên Hán gian hiện nay như cá nằm trên thớt, không dám cựa quậy hay phản đối gì.
HBSơn, PVĐồng, NVLinh, Giang Trạch Dân, (áo xám đứng giữa), LBằng, ĐMười, và HHà.
Theo Huỳnh Tâm tác giả bài “Tiến Trình Đàm Phán Bí Mật Thành Đô 1990” thì “Kỷ yếu hội nghị bí mật Thành Đô 1990”, mà Nguyễn Văn Linh đã ký kết gồm có 5 qui ước Việt Cộng phải tuân thủ thực hiện:
1 – Xác định chủ quyền vùng đảo Bạch Long Vĩ và Vịnh Bắc Bộ.
2 – Laoshan thuộc về lãnh thổ Trung Cộng.
3 – Xác định chủ quyền biên giới Trung-Việt từ đất liền đến Biển Đông.
4 – Áp đặt luật pháp Trung Quốc vào Việt Nam.
5 – Kế hoạch đưa quân đội Trung Quốc vào Việt Nam.
Kết quả của Hội Nghị Thành Đô là Giang Trạch Dân đã cho CSVN thời gian 30 năm để tiến hành “sự nghiệp vĩ đại” đối với Việt Nam cho nên gọi đó là “đại cuộc” và việc thực hiện chương trình 30 năm nằm trong khuôn khổ “4 tốt và 16 chữ vàng”. Vì thế cứ mỗi lần có tranh chấp gì thì Bắc Kinh khuyên nhũ Việt Cộng hãy vì “đại cuộc”, và CSVN luôn luôn cam kết thực hiện 4 tốt là: “Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt” và 16 chữ vàng là: “Láng giềng hữu nghi, Hợp tác toàn diện, Ổn định lâu dài, Hướng tới tương lai”. Và tất cả những Tổng bí thư, chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội và thủ tướng của Việt Nam đều phải qua diện kiến lãnh đạo Trung Cộng. Tổng bí thư, chủ tịch nước của Việt Nam đều phải ký những bản Tuyên bố chung xác định quyết tâm thúc đẩy, hợp tác toàn diện trên phương châm 4 tốt và 16 chữ vàng mà thực chất là hoàn tất lộ trình 30 năm (1990-2020), để sát nhập vào “đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”.
Tóm lại, hội nghị Thành Đô không những để tái lập bang giao giữa hai nước được tổ chức công khai vào hai ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1990 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, mà còn là để cho CSVN xin được sát nhập vào đại gia đình các dân tộc Trung Quốc tức sát nhập Việt Nam vào Trung Quốc. Vì thế gọi Hội Nghị Thành Đô là Hội Nghị Bán Nước của Việt Cộng cũng không sai.
Cho mãi đến khi Wikileaks phổ biến tài liệu mật đó thì người Việt ở nước ngoài mới biết đến, nhưng đối với đa số người trong nước thì nó vẫn còn là một bí mật. Vì thế, để lừa bịp nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai đảng Cộng Sản nầy thực hiện được ngụy trang dưới những từ ngữ mỹ miều như “đại cuộc”, “phương châm 16 chữ vàng”, “hợp tác chiến lược toàn diện”, “Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác toàn diện” v.v…
Bọn Tàu được vào Việt Nam không cần Visa nhập cảnh, nên tự do đi lại như chúng đã từng đi vào Tây Tạng, Tân Cương, Mãn Châu, Nội Mông. Bọn chúng đã có mặt trên khắp hang cùng ngỏ hẻm của đất nước Việt Nam. Trong 65 khu chế xuất, khu công nghiệp, không nơi nào vắng bóng bọn Tầu.
Chúng chiếm đóng các vị trí chiến lược, từ việc thuê đất 306,000 hecta trong 50 năm với giá rẻ mạt ở biên giới phía Bắc, từ Bauxite Tây Nguyên đến Cà Mau, chúng di dân tới ở và có thể thành lập nhiều sư đoàn của đạo quân thứ năm với những công nhân người Hoa, mà thực chất là binh sĩ, tình báo, đặc công. Họ nắm trong tay những bản đồ vị trí các nhà máy điện, nhà máy nước, các cơ quan quốc phòng, cơ xưởng sản xuất v.v…
Chúng thuê dài hạn những đất đai mầu mỡ của Việt Nam và cho di dân tới tạo lập thành những khu riêng biệt của người Hoa mà công an Việt Nam không được vào đó để kiểm soát.
“Trung tâm thương mại Đông Đô Đại Phố “ở Bình Dương
”Sau Casino của người Hoa ở Đà Nẵng chỉ dành cho người nước ngoài, lại đến khu phố dành riêng cho người Hoa ở Bình Dương, Hà Tĩnh v.v… nơi mà người Việt cũng không được bén mảng tới. Vậy trong tương lai, người Việt còn được sử dụng một phạm vi đất đai là bao nhiêu bởi vì biển, rừng, đô thị đều tràn ngập người Hoa ?
Phố Tàu là khu vực riêng biệt của cộng đồng người Hoa, người Việt khó len chân vào. Phố Tàu ở Bình Dương mang tên “Trung Tâm Thương Mại Đông Đô Đại Phố”, trong đó có một trường Đại học quốc tế Miền Đông, một bịnh viện có cả 1,000 giường cho bệnh nhân, một khu vực ăn chơi, giải trí gồm: các sân vận động thể thao, sân golf, các cửa hiệu thương mại, các nhà hàng sang trọng v.v…
Bọn Tàu sinh hoạt theo phong tục tập quán của họ và luật pháp Việt Nam Cs bị bỏ ra ngoài. Nhân viên công lực CSVN không được vào để kiểm tra cần thiết hay để kiểm soát an ninh khu vực. Ngay cả nghĩa địa người Hoa ở Việt Nam cũng là một khu vực riêng biệt bất khả xâm phạm. Vậy thử hỏi chủ quyền quốc gia của Việt Nam còn hay đã mất?
Lê Duy San 10/ 6/2015
nguon
This entry was posted in Bí Mật Thâm Cung csVNHồ Chí Minh. Bookmark the permalink.

4 Responses to Hội nghị Thành Đô hay là Mật hội Bán Nước Thành Đô

  1. haiz00 says:
    Hội nghị Thành Đô – 1990














    Họp Thành Đô ‘nguyên nhân và diễn biến’

    Cuộc họp bí mật Thành Đô tháng 9/1990 làm VN đổi hướng.

    BBC giới thiệu một phần bài tư liệu của ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu về các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới Hội nghị bí mật Thành Đô năm 1990 giữa một số lãnh đạo hai Đảng Cộng sản Trung Quốc và Việt Nam:

    Nguyên nhân từ phía Việt Nam:

    Ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta, người quyết liệt chống bọn bành trướng bá quyền Trung Quốc qua đời tháng 7 năm 1986, tạo điều kiện cho Ban lãnh đạo Việt nam nhất là ngưòi lãnh đạo chủ chốt mới, đại biểu cho xu hướng cần phải bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, để thoát khỏi vũng lầy Campuchia, thế bị bao vây cấm vận, phải căng mình ra đối phó trên nhiều mặt trận…để có cơ hội thuận lợi tiến hành thực hiện bước chuyển đổi chiến lược “cải cách, đổi mới”.
    Ban lãnh đạo và người lãnh đạo chủ chốt mới của Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng: Đảng Cộng sản Liên Xô đứng đầu là Gorbachev là xét lại, chỉ có Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc mới kiên trì con đường xã hội chủ nghĩa, kiên trì chủ nghĩa Mác Lênin.
    Qua thực tiễn “cay đắng” về nhiều mặt, đã thấy tác hại rất lớn của “cái bẫy” Campuchia, ban lãnh đạo mới quyết tâm thay đổi chính sách về vấn đề CPC mạnh hơn trước.
    Việt Nam đang tiến hành cải cách và đổi mới, đã thu được nhiều thành quả rõ rệt, nếu chưa bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc sẽ bị những hạn chế và gặp những khó khăn nhất định về thu hút đầu tư và mở rộng mậu dịch đối ngoại.

    Nguyên nhân từ phía Trung Quốc:

    Trong thời gian dài hơn 10 năm, mặc dù Ban lãnh đạo Bắc Kinh đã dùng mọi thủ đoạn xấu xa, tàn bạo nhất hòng làm cho Việt Nam suy sụp, phải khuất phục Trung Quốc, nhưng Việt Nam vấn đứng vững, đặc biệt là những thành quả rõ rệt thu được sau mấy năm chúng ta tiến hành chính sách đổi mới, mở cửa đã khiến họ phải thay đổi cách nhìn và đối sách cũ đối với Việt Nam.
    Ngoài ra những chuyển biến trong thái độ của Mỹ đối với Việt Nam và chuyển biến bước đầu trong quan hệ Việt Mỹ đã khiến ban lãnh đạo Bắc Kinh thấy nếu tiếp tục kéo dài căng thẳng với Việt Nam sẽ làm cho Mỹ được hưởng lợi.
    Trung Quốc đang bị cấm vận sau sự kiện Thiên An Môn, bình thường hoá quan hệ với Việt Nam sẽ tạo thêm thế.
    Thấy rõ những điểm yếu của ban lãnh đạo Việt Nam, chủ động chấp nhận bình thường hoá với Việt Nam lúc này sẽ thu lợi nhiều hơn trong chính sách đối với Việt Nam và trên quốc tế.

    Nguyên nhân quốc tế:

    Trung Quốc thông qua Liên Xô gây sức ép với Việt Nam, phải nhân nhượng, chấp nhận các yêu cầu của Trung Quốc
    Các nước XHCN Đông và Trung Âu không còn nữa, Liên Xô mất quyền lãnh đạo, sắp tan rã, Việt Nam đứng trước nguy cơ mất chỗ dựa về nhiều mặt (chính trị, kinh tế, quốc phòng) cần phải tìm chỗ dựa mới, và Trung Quốc là đối tượng thích hợp nhất. Do đó cần phải tích cực đáp ứng một số yêu cầu của phía Trung Quốc nhằm nhanh chóng bình thưòng hoá quan hệ với họ.

    Hội nghị bí mật Thành Đô:















    null

    Hội nghị Thành Đô họp theo ‘lý luận Đặng Tiểu Bình’ dù ông này không có mặt
    Thời gian họp và những nội dung thảo luận.
    Do không thể trực tiếp tiếp cận những tư liệu do phía ta nắm giữ nên người viết đành phải dựa vào một số cuộc hỏi chuyện với đồng chí phiên dịch của đoàn và đồng chí Hồng Hà, Chánh văn phòng Trung ương đảng, thành viên của đoàn.
    Ngoài ra đồng chí Đinh Nho Liêm chủ động cho biết một số tin liên quan và một số ít tư liệu đã được công khai của phía Trung Quốc, đó là Nhật ký của Lý Bằng (Bản tiếng Trung, Mạng “Nhân Dân” Trung Quốc ngày 5/1/2008) bài viết của Lý Gia Trung (lúc đó là Tham tán chính trị ĐSQ Trung Quốc), nguồn “Hà Bắc tân văn võng” ngày 30/10/2007 đưa lại tin của “Báo cuộc sống ngưòi già” Trung Quốc ) và bài viết của Trương Thanh (lúc đó là Vụ phó Vụ Á châu 1 Bộ Ngoại giao Trung Quốc, người tham dự hội nghị. Nguồn “Tạp chí “Thế giói trí thức” số 24 năm 2004, đang lại trên “Tân Hoa văn trích” số 5/2005)).
    Để đỡ nhắc đi nhắc lại, khi dưới đây ghi “Nhật ký Lý Bằng”… bạn đọc nên nhớ cả nguồn đã ghi trên và đặc biệt là cuốn “Hồi ký Trần Quang Cơ” bản năm 2001 và bản năm 2003.
    Theo các tư liệu đó thì diễn biến và kết quả đạt được của hội nghị như sau:
    “Chiều ngày 28/8/1990 Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Trương Đức Duy nhận được chỉ thị trong nước, chuyển lời tới TBT Nguyễn Văn Linh:
    “TBT Giang Trạch Dân và Thủ tướng Lý Bằng hoan nghênh TBT Nguyễn Văn Linh và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưỏng Đỗ Mưòi thăm nội bộ Trung Quốc từ ngày 3- 4 tháng 9 năm 1990, cũng hoan nghênh Cố vấn Phạm Văn Đồng cùng đi.
    Hồi ký Trần Quang Cơ cho biết Trương Đức Duy nói mập mờ là Đặng Tiểu Bình có thể đến hội nghị gặp anh Tô. Do Á vận hội sắp cử hành tại Bắc Kinh, để tiện bảo mật, nên sắp xếp hội đàm tại Thành Đô, Tứ Xuyên” (Lý Gia Trung: “Nội tình gặp gỡ Thành Đô…” “Hà Bắc tân văn võng” ngày 30/10/2007).
    “Nhật ký Lý Bằng” cho biết:
    “Sáng ngày 3/9/1990 chuyên cơ Việt Nam rời Hà Nội, 1 giờ chiều tới Thành Đô, hai giờ chiều đoàn Việt Nam tới nhà khách Kim Ngưu, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân đón tiếp họ tại phòng khách, rồi cuộc hội đàm bắt đầu.”
    “Mặc dù biểu thị nguyện vọng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề Campuchia, nhưng lại biểu thị không muốn can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia.”
    Nguyễn Văn Linh có bài nói dài mà hiện nay chưa tìm đọc được vì cả hai phía đều không công bố, bài nói của Giang Trạch Dân tại hội nghị cũng như “Kỷ yếu hội nghị” cũng trong tình trạng như vậy.
    Lý Bằng nhận xét:














    null
    Ban lãnh đạo Việt Nam năm 1990 lo sợ diễn biến Đông Âu làm phe cộng sản than rã

    “Xem ra trên vấn đề Campuchia Nguyễn Văn Linh chỉ muốn làm một cái biểu thị nguyên tắc mà đặt trọng điểm vào mặt bình thường hoá quan hệ Trung Việt.”
    “Hội đàm kéo dài tới 8 giờ tối. 8: 30 mới bắt đầu tiệc tối . Tại bàn tiệc tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lại lần lượt làm công tác Đỗ Mưòi và Nguyễn Văn Linh.
    Sáng ngày 4 tháng 9, chúng tôi cùng các đồng chí Việt Nam tiếp tục họp. Đến đây những vấn đề mà hội nghị đề xuất có thể nói là đã tương đối đạt được đồng thuận, tương đối trọn vẹn đầy đủ. Quyết định khởi thảo một kỷ yếu hội nghị.
    Vào 2 giờ 30 phút chiều, hai bên cử hành lễ ký kết, lần lượt do TBT và Thủ tướng mỗi bên ký. Đó là bước ngoặt có tính lịch sử trong quan hệ Trung Việt. Chuyên cơ Việt Nam bay về nước ngay trong ngày.”
    Bài viết của Trương Thanh nói:
    “Đây là lần gặp gỡ đầu tiên giữa những ngưòi lãnh đạo hai nuớc Trung Việt sau hơn 10 năm, hai bên tiến hành hội đàm cấp cao. Trước tiên Giang Trạch Dân biểu thị: quan hệ Trung Việt đã xấu đi hơn 10 năm. Hai bên chúng ta nên quán triệt lý luận Đặng Tiểu Bình “kết thúc quá khứ, mở ra tương lai”.

    Vừa là đồng chí vừa là anh em

    “Ngoài việc khôi phục quan hệ hữu hảo láng giềng hai nước Trung, Việt ra, phía Trung Quốc đã đề xuất ý kiến quan trọng giải quyết chính trị vấn đề Campuchia: Việt Nam rút quân toàn bộ, hội đàm với các phái Campuchia, tiếp nhận văn kiện khung do năm nước thưòng trực Hội đồng Bảo an chế định, tham gia hội nghị quốc tế Paris về Campuchia, đó là then chốt của việc hai nước Trung Việt khôi phục quan hệ hữu hảo.
    TBT ĐCSVN Nguyễn Văn Linh cám ơn bài phát biểu quan trọng của Giang Trạch Dân, ông biểu thị, quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc là “vừa là đồng chí vừa là anh em” như lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nói. Trung Quốc đã ủng hộ to lớn cho cuộc chiến tranh cứu nước của Việt Nam.
    “Đáng tiếc là Lê Duẩn người lãnh đạo tiền nhiệm đã thi hành chính sách sai lầm khiến người ta khó lý giải. Hai nước Việt Nam, Campuchia xảy ra 10 năm chiến loạn, khiến quan hệ Trung Việt bị phá vỡ nghiêm trọng, nhân dân Việt Nam vô cùng đau lòng.














    null
    Giang Trạch Dân: ‘Các đồng chí tới đây cho đến nay các nước không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này’.

    Bây giờ chúng tôi quyết tâm sửa chữa chính sách sai lầm trước đây, khôi phục tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước, hai Đảng, cùng đi về con đường XHCN tươi đẹp.”
    Về việc giải quyết chính trị vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười đều biểu thị “chúng tôi tiếp nhận văn kiện khung, kết thúc cuộc xung đột Việt Nam, Campuchia.”
    Qua hai buổi thảo luận, chiều ngày 3 và sáng 4, người lãnh đạo hai nước đã đạt được sự đồng thuận quan trọng, ký văn kiện “Kỷ yếu hội đàm”.
    TBT Giang Trạch Dân biểu thị: bắt đầu từ hôm nay, hai nước Trung Việt “Độ tận kiếp ba huynh đệ tại;Tương kiến nhất tiếu mấn oan cừu” (thơ cổ: Qua hết sóng gió anh em vẫn còn, gặp nhau cười một cái là quên ân oán )”
    Giang Trạch Dân nói thêm:
    “Các nước Phương Tây rất chú ý tới quan hệ của chúng ta. Các đồng chí tới đây cho đến nay các nước không ai biết, cũng không cho các bên Campuchia biết. Chúng tôi cảnh giác vấn đề này. Họ cho rằng Việt Nam XHCN, Trung Quốc XHCN đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo, họp với nhau bàn cái gì đây? Vì vậy chúng tôi giữ kín chuyến đi này. Trong tình hình quốc tế hiện nay, nếu để hai đảng cộng sản bắt tay nhau là sách lược không có lợi cho chúng ta.”
    Trước khi đánh giá hội nghị xin nói thêm một nhận xét quan trọng: Giang Trạch Dân và Lý Bằng đã “tỏ ra” rất kính trọng ba vị Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười trong đoàn Việt Nam, coi họ thuộc thế hệ cha chú của mình.
    Xin nêu một ví dụ : để tỏ lòng kính trọng ba vị ấy, tại nơi họp họ đã bố trí mỗi vị ở riêng một biệt thự cách nhau khá xa. Xin hỏi mấy ông già bảy mươi, tám mươi này sau khi họp mệt nhoài về liệu có thể tranh thủ gặp nhau để hội ý thêm được không?
    Ngoài ra việc vì sao Đặng Tiểu Bình không đến dự hội nghị cũng cần được đánh giá thêm.
    Ông ta sợ bị phía Việt Nam trực tiếp phê phán, để làm phía Việt Nam dịu bớt thái độ khi bàn về bình thường hoá quan hệ, để phía Việt Nam dễ tiếp thu dàn xếp của Trung Quốc.

    Tổng bí thư Đỗ Mười

    …Chấp nhận thoả thuận Thành Đô, Đại hội VII ĐCSVN, họp từ ngày 17/6 đến 27/6/1991 đã gạt đồng chí Nguyễn Cơ Thạch ra khỏi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng, không để ông giữ bất kỳ chức vụ nào về đảng và nhà nước.














    null
    Các ông Lê Đức Anh và Đỗ Mười lên làm lãnh đạo Việt Nam sau cuộc họp Thành Đô

    Đại hội đã bầu Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Đỗ Mười làm Tổng Bí thư. Sau đó ít lâu Uỷ viên Bộ Chính trị Lê Đức Anh được bầu làm Chủ tịch nước. Như đã nêu trên, tháng 10/1991 hội nghị quốc tế về CPC họp tại Paris giải quyết về cơ bản vấn đề Campuchia.
    Và chỉ sau khi hai sự kiện lớn đó đã diễn ra theo đúng yêu cầu của phía Trung Quốc, ngày 5/11//1991 (tức là hơn một năm sau Hội Nghị Thành Đô) phái đoàn Việt Nam do TBT Đỗ Mười và Chủ tịch HĐBT Võ Văn Kiệt mới được mời tới Bắc Kinh, đặt dấu mốc cho việc chính thức bình thường hoá quan hệ giữa hai nước.
    Tuy nhiên tại hội nghị này Lý Bằng đã “thẳng thừng” nêu ra nhiều vấn đề tồn tại trong quan hệ hai nước, trong đó có vấn đề Việt Nam nợ Trung Quốc, vấn đề của cái gọi là “nạn kiều” từ Việt Nam về Trung Quốc… (Nhật ký Lý Bằng) trong khi phía Việt Nam không có động thái gì.
    Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, ngưòi ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến “kết quả” của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.
    Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số “yếu kém” của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.
    Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những “dại khờ, non yếu” của chúng ta, không vạch trần những “mưu ma chước quỷ” của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những “đồng chí cộng sản”, những người đang cùng chúng ta xây dựng “chủ nghĩa xã hội”… thì sẽ là một “nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn” đối với dân tộc.
    Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy, hiện sống tại Hà Nội. BBC sẽ đăng tiếp phần ông viết về ‘hậu quả lâu dài của Hội nghị Thành Đô’.

    1. haiz00 says:

      Lý Bằng tiết lộ hội nghị Thành Đô 1990

      Huỳnh Tâm – Hội nghị Thành Đô ngày 3-4/9/1990 là bước ngoặt của quan hệ Trung-Việt… Hai bên ký kết “Kỷ yếu hội nghị” đồng thuận bình thường hóa quan hệ song phương. Đảng cộng sản Việt Nam không tiết lộ và cũng không công bố cho toàn nhân dân Việt Nam biết cuộc đàm phán bí mật, một sự kiện lịch sử quan trọng này. Ngày 5/11/1991, Đỗ Mười Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam và Võ Văn Kiệt Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến thăm Trung Quốc. Ngày 7/11/1991, hiệp định mậu dịch Trung-Việt và hiệp định tạm thời về việc xử lý công việc biên giới hai nước đã được ký tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán Bắc Kinh (钓鱼台国宾馆).
      Một phần tư liệu về Hội nghị bí mật Thành Đô 1990, được tiết lộ bởi “Lý Bằng Nhật ký ngoại sự” (李鹏外事日记 ) và “Hợp tác phát triển Hòa Bình” (和平发展合作), ngoài ra tác giả công bố hơn 230 bức ảnh phụ trang, phần lớn đã được công bố tại Trung Quốc. Nguồn: Công bố bởi Nhà xuất bản Tân Hoa Xã.
      Chúng tôi xin tóm lược một luồng thông tin giới thiệu tới độc giả như để tham khảo những tài liệu sau này về Hội Nghị Thành Đô 1990:
      Lý Bằng (Li Peng) viết hai cuốn Hồi ký “Nhật ký ngoại sự”, và “Hòa Bình phát triển hợp tác”, đó là những cuốn sách nhật ký chú trọng phần hoạt động đối ngoại của Lý Bằng đã từng là Phó Thủ tướng, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban Thường vụ (NPC).
      Bài này trích trong cuốn “Nhật ký ngoại sự” và “Hòa bình phát triển hợp tác” của tác giả Lý Bằng. NXB Tân Hoa xã xuất bản. Nguồn: people.com.cn. [1]
      Hàng trước từ trái sang: 1) Hoàng Bích Sơn, trưởng ban đối ngoại T.Ư. (3) Phạm Văn Đồng, (4) Nguyễn Văn Linh (bên phải Giang Trạch Dân), (5) Giang Trạch Dân (áo xám đứng giữa), (6) Lý Bằng, (7) Đỗ Mười, (9) Hồng Hà (bìa phải) và Đinh Nho Liêm. Ảnh chụp tại Kim Ngưu tân quán Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)
      Hội nghị vừa kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam: “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ý và đồng ý chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc!” [2]
      Lý Bằng “Nhật ký ngoại sự” (外事日记)  ghi lại quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Việt như sau:
      Cuối những năm 1970. Việt Nam đưa quân sang Campuchia. Năm 1979, quan hệ Trung-Việt đụng đáy hết thuốc chữa. Tháng 12 năm 1986, thời đó Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đương quyền, tình hình quốc tế thay đổi, đặc biệt là ở Đông Âu, Liên Xô bị tan rã. Nguyễn Văn Linh tìm kiếm chính sách, điều chỉnh lại bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc-Việt Nam.
      Sau khi hai bên Trung-Việt thông qua đường liên lạc, đồng ý hội nghị bí mật vào ngày 03 – 04 tháng 9 năm 1990. Nguyễn Văn Linh và Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười chấp nhận đàm phán với các nhà lãnh đạo Trung Quốc tại Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên.
      Thứ Sáu, ngày 26 tháng 12 năm 1986. Tổng Bí thư Lê Duẩn qua đời vào tháng 7. Nguyễn Văn Linh được đắc cử Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam, tại Đại hội 6 đảng Cộng sản Việt Nam.
      Thứ Bảy, ngày 26 tháng 8.
      Việt Nam tuyên bố “Rút toàn bộ quân đội của Việt Nam ra khỏi Campuchia”. Lần này, tạo ra các điều kiện để giải quyết “trơn tru” cho mọi thuận lợi của vấn đề Campuchia, đồng thời làm “sạch” các chướng ngại bình thường hóa quan hệ Trung-Việt.
      Thứ Tư, ngày 6 tháng 6.
      Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, hẹn gặp Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei) [3] tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Nguyễn (Văn Linh), hy vọng cho một lần đầu, thực hiện bình thường hóa quan hệ giữa hai nước, hai đảng, đồng thời mong sớm được đàm phán tại Trung Quốc.
      Chủ Nhật, ngày 26 tháng 8.
      Giới thiệu chuyến viếng thăm nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam tại Trung Quốc, gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh mục đích giải tỏa những vấn đề hai nước, hai đảng…, tôi đã nói với đồng chí Giang Trạch Dân, ông cho biết hoàn toàn tán thành.
      Thứ Hai, ngày 27 tháng 8.
      Về việc đồng chí Giang Trạch Dân và tôi sẽ hội kiến với Nguyễn Văn Linh theo những dự thảo liên quan, tôi đã báo cáo lên đồng chí Đặng Tiểu Bình. Theo quan điểm của Thế vận hội Châu Á (Asian Games) sắp tới tổ chức tại Bắc Kinh, nhưng cuộc họp này liên quan đến việc bình thường hóa quan hệ song phương Trung-Việt, đặc biệt hệ trọng, nên để tiện cho việc bảo mật, địa điểm hội đàm sẽ được bố trí ở Thành Đô.
      Thứ Năm, ngày 30 tháng 8.
      Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đi đến Thành Đô để đàm phán nội bộ với Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười, đã có ban hành lời mời phía Việt Nam. Bây giờ thử xem Việt Nam trả lời thế nào.
      Chủ Nhật, ngày 02 tháng 9.
      15 giờ 30, tôi lên chiếc máy bay chuyên cơ, cất cánh từ vùng ngoại ô sân bay Tây Giao Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 00 đến sân bay Thành Đô. Chúng tôi di chuyển bằng ô-tô qua lộ trình mất hơn 20 phút đến Kim Ngưu tân quán (宾馆金牛), Bí thư Tỉnh ủy Dương Nhữ Đại đang chờ đợi. Đồng chí Giang Trạch Dân đáp một chiếc bay chuyên cơ đến Thành Đô vào lúc 08 giờ 30 tối, chậm hơn tôi nửa giờ sau. Đến 11 giờ đêm, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân trao đổi chính sách cho cuộc đàm phán với phía Việt Nam vào ngày mai.
      Thành Đô, thứ Hai, ngày 03 tháng 9.
      Buổi sáng, tôi đến chỗ đồng chí Giang Trạch Dân tiếp tục nghiên cứu các nguyên tắc tiến hành đàm phán với phía Việt Nam.
      Khoảng 14 giờ 00, Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Đỗ Mười và Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam Phạm Văn Đồng cùng đến Kim Ngưu tân quán Thành Đô (成都宾馆金牛) [4]. Giang Trạch Dân và tôi chào đón họ tại tầng lầu 1. Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh, mặc veston cà phê, phong thái học giả. Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Đỗ Mười mái tóc bạc trắng cũng có thái độ mạnh mẽ, mặc veston màu xanh. Họ là những người trên bảy mươi tuổi, và Phạm Văn Đồng thị giác mắt nheo đục, mặc veston đại cán phù hợp với màu xanh, ông cũng là cựu chiến binh Trung Quốc.
      Kim Ngưu tân quán Thành Đô Tứ Xuyên (成都宾馆金牛)
      Buổi chiều, cuộc đàm phán bắt đầu, Nguyễn Văn Linh lần đầu tiên thực hiện một bài phát biểu dài. Mục đích mong muốn bày tỏ giải quyết các vấn đề Campuchia càng sớm càng tốt, đồng thời đàm phán việc thành lập Hội đồng tối cao của Campuchia là một phần ưu tiên, không nên loại trừ bất kỳ bên nào, không thể bày tỏ sự miễn cưỡng để can thiệp vào công việc nội bộ của Campuchia. Xem ra về vấn đề Campuchia, Nguyễn Văn Linh có vẻ chỉ muốn bày tỏ thái độ tuyên bố về nguyên tắc, trọng điểm là đặt vào phương diện bình thường hóa quan hệ Trung-Việt. Cuộc đàm phán tiếp tục cho đến 8 giờ 00, sau 08 giờ 30 mới bắt đầu mở tiệc buổi tối. Bên bàn tiệc, tôi và đồng chí Giang Trạch Dân lần lượt làm việc với Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh.
      Thứ Ba, ngày 04 tháng 9.
      Buổi sáng, chúng tôi tiếp tục họp với các nhà lãnh đạo của Việt Nam. Tại thời điểm này, có thể nói những vấn đề nêu ra trong đàm phán đã đi đến sự đồng thuận một cách khá thỏa đáng, cùng quyết định soạn thảo một bản “Kỷ yếu hội nghị”.
      14 giờ 30, trong hai bên Trung-Việt tổ chức một buổi lễ ký kết tại khách sạn trên tầng số 1 Nhà khách Kim Ngưu, hai bên lần lượt đồng ký do Tổng bí thư và Thủ tướng Chính phủ tương ứng. Đây là một bước ngoặc lịch sử trong quan hệ Trung-Việt. Đồng chí Giang Trạch Dân đọc câu thơ của Lỗ Tấn “Phong ba đã trôi, mỗi tình anh em vẫn còn, gặp nhau lại vui, bỏ qua hết thẩy hận thù” (Độ tận kiếp ba huynh đệ tại, Tương phùng nhất tiếu mẫn ân cừu) tặng cho các đồng chí Việt Nam. Về vấn đề này, các đồng chí Việt Nam tỏ ra hài lòng.
      16:00, chuyên cơ cất cánh về Bắc Kinh, khoảng 6 giờ 10 như vậy đã đến nơi.
      Đảng cộng sản Việt Nam họp Đại hội 7

      Thứ Bảy, ngày 29 tháng 6 năm 1991.
      Đại hội 7 Đảng cộng sản Việt Nam bế mạc, Đỗ Mười được đắc cử Tổng bí thư, Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng làm cố vấn. Những giai điệu tổng thể của Đại hội 7, Đảng cộng sản Việt Nam, nhấn mạnh kiên trì giáo lý chủ nghĩa xã hội, tham gia vào các cải cách kinh tế, chủ trương tình hữu nghị Việt-Xô, Việt-Trung. Tinh thần của Đại hội 7 có lợi cho việc cải thiện quan hệ song phương Trung-Việt.
      Bắc Kinh thứ ba, ngày 30 tháng 7.
      Buổi chiều, tôi đã gặp gỡ các đại diện đặc biệt của Lê Đức Anh của Ủy ban Trung ương Việt Nam và Hồng Hà. Họ yêu cầu mở cuộc họp cấp cao Trung-Việt tổ chức tại Việt Nam. Tôi cho rằng, để nhân dân hai nước có sự chuẩn bị trước, để cho ASEAN và các nước khác không nảy sinh nghi ngờ, hai bên Trung-Việt cần tiến hành cuộc đáp ứng, gặp ở các cấp thứ trưởng và bộ trưởng ngoại giao trước đã, như cuộc họp cấp cao, phía Trung Quốc cho rằng không có vấn đề về nguyên tắc. Ngày hôm sau Tổng bí thư Giang Trạch Dân sẽ trả lời chính thức với phía Việt Nam. Về việc bình thường hóa quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Việt Nam, theo nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi, cả hai đối tác thông qua tham khảo ý kiến​​ và giải quyết. Trung Quốc giữ thái độ tích cực với tất cả các lĩnh vực về thương mại, bưu chính, vận chuyển, thanh toán ngân hàng, khôi phục giao thông đường bộ.
      Thứ Ba, 17 giờ 00, ngày 05 tháng 11.
      Đồng chí Giang Trạch Dân và tôi đã đã tổ chức lễ đón chính thức Tổng bí thư Đảng cộng sản Việt Nam Đỗ Mười và Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt tại quảng trường ở ngoài cửa phía đông Đại lễ Đường Nhân dân.
      Tiếp đó, chúng tôi tổ chức tiến hành cuộc đàm phán. Đỗ Mười có thái độ rất rõ ràng về vấn đề Đài Loan. Đồng chí Giang cho biết, sau khi quan hệ song phương một thời quanh co, nay đã trải qua một quãng đường gập ghềnh, các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Việt Nam có thể ngồi lại với nhau để tiến hành cuộc đàm phán cấp cao mang ý nghĩa quan trọng. Đây là một kết thúc của các cuộc đàm phán trong quá khứ, hướng tới tương lai, nó đánh dấu sự bình thường hóa trong quan hệ hai nước, sẽ có tác động sâu sắc đến sự phát triển của quan hệ song phương. Đỗ Mười nói rằng, bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, đồng thời cũng giúp ích cho hòa bình và ổn định của khu vực và trên thế giới. Tiếp đó, tổ chức bữa tiệc.
      Thứ Tư, ngày 06 tháng 11.
      Buổi chiều, tôi đàm phán với Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam Võ Văn Kiệt, bầu không khí rất tốt. Đầu tiên tôi nêu ra rằng Tổng bí thư Giang Trạch Dân và Tổng Bí thư Đỗ Mười đã tiến hành đàm phán khả quan, đã trao đổi đầy đủ quan điểm. Về vấn đề Đài Loan, thái độ Võ Văn Kiệt thể hiện rất tốt. Tôi điểm qua các vấn đề về vay nợ, biên giới, người dân tị nạn… trong cuộc hội đàm. Hai bên đồng ý sau này sẽ không bàn tới nữa. Với các dự án vay vốn do phía Việt Nam vừa đề xuất, tôi đã hứa sẽ cho khảo sát các dự án của phía Việt Nam. Về vấn đề Campuchia, tôi nêu rõ, thỏa thuận về giải pháp chính trị toàn diện cho vấn đề Campuchia đã được ký tại Paris, việc thực hiện thỏa thuận vẫn đòi hỏi các bên phải tiếp tục nỗ lực.
      Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (钓鱼台国宾馆)
      Thứ Năm, ngày 7 tháng 11.
      Buổi chiều, Hiệp định Thương mại Trung-Việt và Hiệp định tạm thời về việc xử lý các vấn đề biên giới giữa hai nước đã được ký kết và thỏa thuận tại Nhà khách chính phủ Điếu Ngư Đài Quốc Tân Quán (钓鱼台国宾馆). Các lãnh đạo đảng và chính phủ hai nước đã dự lễ ký kết, sau đó, tôi cùng đồng chí Giang Trạch Dân chia tay Đỗ Mười và Võ Văn Kiệt. Họ sẽ đi du lịch đến Quảng Châu, Thẩm Quyến và đến thăm những nơi khác.
      ________________________________________
      Chú thích:
      [2] (越南表示愿意接受作为中央政府在北京的一个自治区为中国的内蒙古,西藏,广西…中国方面同意接受并同意上述建议和越南为期30年的越南共产党解决必要加入中国民族的大家庭中的步骤!)
      [3] Đại sứ Trung Quốc Trương Đức Duy (Zhang Dewei) thư ký riêng của Hồ Chí Minh.
      [4] Kim Ngưu tân quán Thành Đô (成都宾馆金牛)
      Tham khảo:
      1- “Hợp tác phát triển Hòa Bình – Ngoại giao Li Peng Diaries”
      2- Li không né tránh “nhạy cảm” phát hành 230 thêm hình ảnh công khai
      3- “Hợp tác phát triển Hòa Bình – Ngoại giao Li Diary” được công bố

    2. haiz00 says:














      Hậu quả tai hại của Hội nghị Thành Đô

      Image copyrightAP
      Image captionCác ông Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Linh và Đỗ Mười

      …Hơn 20 năm sau Hội nghị Thành Đô, nay có dịp nhìn lại vấn đề, người ta sẽ thấy “ngộ” ra được một số điều mà ngay từ khi được phổ biến kết quả của Hội nghị, những người quan tâm đến tình hình đất nước lúc đó đã ít nhiều biểu thị sự không đồng tình.
      Bước đầu, xin mạnh dạn công khai một số yếu kém của phía chúng ta, cũng như xin thẳng thắn đề cập tới một vài tác hại của những “quyết đoán” sai lầm khi đó đối với đất nước.
      Nêu ra một số việc, không phải là muốn truy cứu trách nhiệm chính trị, hoặc nhằm bôi xấu, hạ thấp uy tín của một ai mà chỉ nhằm một mục đích: nếu không thấy hết những dại khờ, non yếu của chúng ta, không vạch trần những mưu ma chước quỷ của kẻ mà cho đến tận giờ phút này trong chúng ta vẫn còn có không ít ngưòi lầm tưởng họ là những đồng chí cộng sản, những người đang cùng chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội thì sẽ là một nguy hại to lớn, lâu dài, tiềm ẩn đối với dân tộc.
      Ngoài những nhân nhượng vô nguyên tắc về Campuchia như đã trình bày ở bài trước, phía Việt Nam đã không hề (hay không dám) đề cập tới nguyên nhân tạo ra bất đồng trong quan hệ Việt Trung trong hơn 10 năm qua nhất là cuộc Chiến tranh Biên giới tháng 2 năm 1979 do Ban lãnh đạo Bắc Kinh cố tình, chủ động gây ra.
      Phía Việt Nam đã hoàn toàn cho qua vấn đề sau khi nghe Giang Trạch Dân nói trong diễn văn: quan hệ hai nước từ nay “hãy gác lại quá khứ, hướng tới tương lai”.
      Đó là những điều ngưòi viết bài này thu nhận được sau khi đã hỏi kỹ đồng chí phiên dịch và nói chuyện nghiêm túc nhiều lần với đồng chí Hồng Hà khi đồng chí còn sống tại một số cuộc họp và tại phòng làm việc của đồng chí tại số 2 Nguyễn Cảnh Trân và tại nhà riêng của tôi do đồng chí chủ động tới gặp.

      Không dám hé một lời
















      Chúng ta không đòi Trung Quốc phải bồi thường chiến tranh trong khi đã nêu vấn đế Mỹ bồi thường chiến tranh là điều kiện tiên quyết để bình thường hoá quan hệ hai nước nhưng tại sao trong đàm phán bí mật lại không dám nói dù chỉ là một lời với Trung Quốc về cuộc chiến tranh tàn ác đó và buộc họ chí ít phải nói ra câu ‘lấy làm tiếc’ về hành động phi nghĩa của mình?
      Nhượng bộ vô nguyên tắc này của Việt Nam đã làm cho Trung Quốc dường như giành được ‘vị thế chính nghĩa’ trước dư luận quốc tế và nhất là trong đông đảo nhân dân Trung Quốc dù họ mang hơn 60 vạn quân chính quy xâm lược, giết hại nhiều đồng bào ta, tàn phá nhiều cơ sở vật chất của ta tại vùng sáu tỉnh biên giới Việt Nam.
      Làm cho một bộ phận người trên thế giới cho rằng những vu cáo bịa đặt của Trung Quốc: ‘Việt Nam xua đuổi người Hoa’, ‘Việt Nam xâm lược Campuchia’… là đúng, việc thế giới ‘lên án, bao vây cấm vận Việt Nam’ là cần thiết, việc Trung Quốc ‘cho Việt Nam một bài học’ là phải đạo…trong khi chính chúng ta mới là ngườì có công lớn trong việc đánh tan bọn Khơme Đỏ, cứu nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng. Tóm lại là đã làm cho khá nhiều người trong thời gian khá dài hiểu lầm, ác cảm với Việt Nam.
      Cho tới khi đặt bút viết những dòng này mặc dù đã mất nhiều công sức tìm hiểu, người viết vẫn chưa biết ai là người đề xuất chủ trương cấm không được nói lại chuyện cũ với Trung Quốc, khiến cho trong hơn 20 năm qua, trên các phương tiện truyền thông của Việt Nam không hề có một tin tức nào động chạm tới Trung Quốc. Ngay cả tên tuổi, nghĩa trang của các liệt sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh yêu nước thần thánh trên cũng bị cố tình lảng tránh không dám công khai nói tới, thậm chí bị lãng quên.














      Image copyrightVN ARCHIVES
      Image captionCuộc Chiến tranh Biên giới năm 1979 bị quên đi

      Cần phải nói ra đây một sự thực là trong khi đó, báo, mạng chính thống của Trung Quốc vẫn ra sức tung hoành, không hề bị một sự cấm đoán, hạn chế nào, ngày ngày tìm hết cách để bôi xấu, xuyên tạc Việt Nam về mọi mặt, đến nỗi phần lớn người dân Trung Quốc bình thường khi được hỏi về Việt nam cũng thốt lên, Việt Nam là ‘vô ơn bội nghĩa, là kẻ ăn cháo đá bát’…
      Theo tài liệu chính thức của Trung Quốc trong một cuộc điều tra công khai, đã có tới “80% dân mạng Trung Quốc – tức khoảng 300 triệu ngưòi-chủ yếu là thanh niên và người có học – tán thành dùng biện pháp vũ lực với Việt Nam tại Biển Đông.
      Cảm tình, ấn tượng tốt đẹp của đa số nhân dân Trung Quốc về một nước Việt Nam anh dũng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, hữu nghị với Trung Quốc trước đây dường như không còn nữa. Hậu quả tai hại này chưa biết bao giờ mới xoá bỏ được.
      Chấp nhận yêu sách trắng trợn của phía Trung Quốc gạt bỏ mọi chức vụ trong và ngoài đảng đồng chí Nguyễn Cơ Thạch, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, rồi lợi dụng mọi cơ hội đế đến Đại hội 8 Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức làm được việc đó khi đồng chí là một trong số rất ít người lãnh đạo có tư duy sáng tạo, am hiểu tình hình quốc tế, có sức khoẻ dồi dào, có uy tín quốc tế, nhất là đối với các nước Phương Tây là một việc làm thể hiện sự yếu kém về bản lĩnh và sự tha hoá về tình nghĩa cộng sản, là một việc làm dại dột “vác đá tự ghè chân mình”…
      Có thể nói mà không sợ quá mức rằng, nếu Nguyễn Cơ Thạch còn trong ban lãnh đạo cấp cao Đảng ta một nhiệm kỳ nữa thì việc bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ và việc Việt Nam gia nhập Asean chắc chắn không phải mãi đến năm 1995 mới thực hiện, chậm hơn việc bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc tới gần 5 năm.
      Ban lãnh đạo Bắc Kinh các thế hệ, lo sợ ảnh hưởng của Nguyễn Cơ Thạch tới mức, mặc dù ông buộc phải nghỉ hưu và mất đã khá lâu mà hơn hai mươi năm sau ngày bình thưòng hoá quan hệ Việt Trung, tại Đại hội lần thứ XI ĐCSVN tháng 1 năm 2011 họ còn không muốn để con trai ông làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam (lời nguời lãnh đạo đảng ta lúc đó nói, tôi được nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Trọng Vĩnh trực tiếp cho biết)
      Cần nói thêm, việc ngoan ngoãn chấp hành yêu sách gạt bỏ đồng chí Nguyễn Cơ Thạch đã tạo điều kiện để từ sau đó, Bắc Kinh can thiệp ngày càng sâu hơn vào công tác cán bộ, nhân sự chủ chốt của đảng và nhà nước ta qua mấy kỳ đại hội Đảng (IX, X, và XI) nhằm có người thân Trung Quốc trong cơ cấu lãnh đạo cấp cao.














      Image copyrightVNA
      Image captionQuan hệ Việt – Trung đ̣ã trải qua nhiều bước thăng trầm

      Việc tỏ ý không muốn thấy con trai đồng chí Nguyễn Cơ Thạch nêu trên chỉ là một ví dụ gần đây nhất.
      Đây là việc chưa từng có trong Đảng ta. Chúng ta đều biết thời Bác Hồ, trong Đảng ta tuy có người này kẻ kia thân Liên Xô, thân Trung Quốc nhưng ngưòi nào cũng phải nghiêm chỉnh chấp hành đường lối của Đảng, thời đồng chí Lê Duấn là người lãnh đạo chủ yếu đã không duy trì được nếp chung sống đó, nhưng bất kể là ai hễ thân Liên Xô, thân Trung Quốc trong đảng đều bị loại trừ.
      Có thể nhận định thế này thế nọ về hiện tượng trên nhưng có một điều có thể khẳng định, thời đó nước ngoài và nhất là Trung Quốc, không thể trực tiếp thò tay can thiệp vào nội bộ Đảng ta nhất là vê công tác nhân sự tổ chức.
      Nhưng từ năm 1991 đến nay, việc Trung Quốc can thiệp vào nội bộ ta đã hầu như đã diễn ra thường xuyên và chưa hề bị lên án. Phải chăng đã xuất hiện ‘Nhóm lợi ích thân Trung Quốc’ trong Đảng ta? Không giải quyết được tình trạng này thì hậu hoạn khôn lường.

      Bài học bị dắt mũi nhớ đời

      Không thể dùng các từ ngữ thông thưòng để đánh giá các hậu quả trên mà phải dùng từ “cái giá phải trả bằng xương máu” mới phản ánh đúng bản chất của vấn đề.
      Hội nghị Thành Đô đã, đang và sẽ còn mang lại cho đất nước chúng những hậu quả to lớn, cay đắng, nhục nhã…
      Vì vậy một vấn đề cũng quan trọng không kém mà người viết xin mạnh dạn khởi đầu trước: từ những cái giá phải trả đó chúng ta cần rút ra những bài học gì? Cần ghi nhớ những bài học nào?
      1. Những ngưòi lãnh đạo chủ chốt của Đảng ta lúc đó hầu như không nắm được những thay đổi, những diễn biến lớn trên trường quốc tế, nhất là về các nước XHCN Đông Âu, tình hình Liên Xô, tình hình Mỹ cũng như tình hình đối thủ trực tiếp của mình lúc đó là Trung Quốc. Từ đó đã có những nhận định rất sai lầm để rồi đưa ra những quyết định rất sai lầm.














      Image copyrightREUTERS
      Image captionLãnh đạo Việt Nam đã nhận định sai về vị thế quan hệ Trung – Xô

      Thắng lợi của Công đoàn Đoàn kết tại Ba Lan, sự kiện Bức tường Berlin bị nhân dân Đức xoá bỏ, việc Yeltsin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại Liên bang Nga, Gorbachev từ bỏ chủ nghĩa xã hội và đảng cộng sản… đã không làm cho một số ngưòi trong ban lãnh đạo chúng ta thấy rằng chủ nghĩa xã hội đã không còn được nhân dân ở chính ngay những nước đó ưa thích, theo đuổi, sự sụp đổ của họ là lẽ tất nhiên.
      Trong tình hình như thế mà lại chủ trương ‘bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, chống đế quốc’, ‘Mỹ và Phương Tây muốn cơ hội này để xoá cộng sản’.
      “Nó đang xoá ở Đông Âu. Nó tuyên bố là xoá cộng sản trên toàn thế giới. Rõ ràng là nó là kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm. Ta phải tìm đồng minh. Đồng minh này là Trung Quốc.” (trích Hồi ký Trần Quang Cơ)
      Cần thấy rằng, trước đó Liên Xô là chỗ dựa về nhiều mặt của Việt Nam, tuy vậy phải nói thẳng ra rằng, so với Cuba thì Việt Nam tương đối ít lệ thuộc hơn. Thế nhưng trong khi Cuba phụ thuộc nặng nề vào Liên Xô, lại ở ngay sát nách Mỹ đã không tỏ ra hoảng hốt khi Liên Xô tan rã, và các bạn ấy vẫn hiên ngang đứng vững từ đó đến nay, Mỹ không dám can thiệp… thì Việt Nam đã phải vội vã quay sang tìm đồng minh ngay với kẻ đang là đối thủ nguy hiểm trực tiếp của mình chỉ vì cái đại cục chung chung, chỉ vì sợ mất chỗ dựa, sợ có thể mất chủ nghĩa xã hội, mất Đảng.
      Không thấy hết những khó khăn trong ngoài nước của Trung Quốc lúc đó. Trong nước họ vừa xảy ra sự kiện Thiên An Môn, Triệu Tử Dương bị cách chức Tổng Bí thư, nội bộ lãnh đạo cấp cao bất đồng sâu sắc, một bộ phận nhân dân bất mãn với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
      Do đàn áp đẫm máu học sinh sinh viên, Trung Quốc bị các nước Phương Tây chủ yếu cấm vận về chính trị, kinh tế, quân sự, có hạng mục như xuất khẩu kỹ thuật cao trong quân sự đến nay vẫn chưa huỷ bỏ.
      Họ ở vào thế không có lợi nhiều mặt khi bình thường hoá quan hệ với ta, nhưng do mấy nhà lãnh đạo chúng ta lúc đó đánh giá không đúng tình hình nên không những không sử dụng được lợi thế của mình, mà còn bị Trung Quốc ‘dắt mũi’ kéo theo, thiệt đơn thiệt kép trong xử lý quan hệ cũ và trong giai đoạn bình thường quan hệ mới, cho tới tận bây giờ và cả trong tương lai nữa.














      Image copyrightVIETNAM ARCHIVES
      Image captionLãnh đạo Đảng năm 1990 đã đánh mất bản lĩnh và trở nên sợ địch

      Không thể không đề cập tới một vấn đề nữa là trong hơn 10 năm đối kháng, nhà nước Xã hội chủ nghĩa Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã không từ thủ đoạn nào trong đối xử với nước ta, không những thế thái độ của họ trong đối xử với Liên Xô, trong đối xử với nước Ấn Độ láng giềng đồng tác giả với họ trong đề xướng 5 nguyên tăc chung sống hoà bình những năm trước đó.
      Chẳng lẽ Ban lãnh đạo Việt Nam lúc đó lại không thấy chút nào?
      2. Bằng những thoả thuận tại Hội nghị Thành Đô, mấy nhà lãnh đạo chủ yếu của Đảng ta lúc đó đã tự đánh mất bản lĩnh kiên cường, bất khuất, không sợ địch mà nhiều thế hệ lãnh đạo đã nêu cao, để sẵn sàng nhận sai về phần mình trước kẻ thù, tuỳ tiện đổ lỗi cho người tiền nhiệm.
      Người viết bài này không hiểu vì sao, người đại diện cho Đảng ta, một nhân vật có tinh thần sáng tạo lớn với ý chí kiên cường đã tích cực phát triển đường lối cải cách và Đổi mới và chỉ đạo toàn Đảng toàn dân thu được những thành tích to lớn rất quan trọng bước đầu, thế nhưng trước đối thủ Trung Quốc hình như chỉ còn là chiếc bóng, mất hết cảnh giác cách mạng gật đầu tin tưởng và làm theo mọi đề xuất mang đầy chất lừa bịp ‘vì chủ nghĩa xã hội’, ‘vì đại cục’ của Trung Quốc, thậm chí chấp nhận để họ can thiệp vào công việc nhân sự cấp cao của đảng ta.
      Bài học này, cần được phân tích sâu sắc trong toàn Đảng, toàn dân, một mặt để thấy rõ sai lầm quá khứ, một mặt để ngăn chặn, phá tan những âm mưu, mánh khoé mới của ngưòi ‘láng giềng bốn tốt’, của ‘những đồng chí’ luôn rêu rao ’16 chữ vàng’ đang không ngừng vận dụng những thành quả cũ vào trong quan hệ với Việt Nam chúng ta hiện nay và trong tương lai.
      Bài viết thể hiện quan điểm riêng của nhà ngoại giao kỳ cựu Dương Danh Dy, hiện sống tại Hà Nội. Mời quý vị đọc bài trước ‘Họp Thành Đô ‘nguyên nhân và diễn biến’
    3. haiz00 says
      1. Tư liệu: ‘Việt – Trung và Giải pháp Đỏ’

        BBC1 tháng 7 2015
        Để cung cấp thêm một góc nhìn vào các diễn biến dẫn tới bình thường hóa quan hệ Việt – Trung và hội nghị Thành Đô 3-4/09/1990, BBC xin giới thiệu phần tư liệu từ cuốn Hồi ký của nhà ngoại giao Trần Quang Cơ (1927-2015):
        Những biến động lớn trong tình hình thế giới bên ngoài lúc này đã tác động mạnh mẽ tới suy nghĩ của lãnh đạo ta về phương hướng chiến lược đối ngoại.














        null
        TBT Nguyễn Văn Linh dẫn đầu phái đoàn VN sang Thành Đô 3-4/09/1990

        Cuộc khủng hoảng chính trị tại nhiều nước theo chế độ XHCN đã bùng nổ từ năm 1989 và đang có chiều hướng lan rộng ra.
        Tháng 6.89 xảy ra vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc. Cũng trong năm 1989, chế độ XHCN ở các nước Đông Âu như CHDC Đức, Ba Lan, Rumani, Hung, Tiệp, Ba Lan đều đã sụp đổ.
        Đầu tháng 10.89, TBT Nguyễn Văn Linh đi dự kỷ niệm 40 năm Quốc khánh CHDC Đức, khi về đến Hà Nội thì bức tường Berlin đổ, Honecker bị lật…
        Trước tình hình ấy, trong nội bộ lãnh đạo ta đã nảy sinh những ý kiến khác biệt trong nhận định về sự kiện Thiên An Môn cũng như về những biến đổi dồn dập tại các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô.
        Nổi lên là ý kiến nhấn mạnh mặt XHCN của Trung Quốc, phải bằng mọi giá bắt tay ngay với Trung Quốc để bảo vệ chủ nghĩa xã hội, để chống Mỹ và các thế lực đế quốc khác. Chính điều đó đã tạo nên bước ngoặt khá đột ngột trong thái độ của ta đối với Trung Quốc…Lào cũng đã thoả thuận trao đổi đại sứ trở lại với Trung Quốc và bình thường hoá quan hệ giữa hai nước, đánh dấu bằng cuộc đi thăm chính thức Trung Quốc của Kayson Phomvihan, TBT Đảng NDCM Lào, tháng 10.89.
        Chính là thông qua cuộc nói chuyện với Kayson ngày 7.10.89 ở Bắc Kinh mà Đặng Tiểu Bình đã bộc lộ rõ phần nào những tính toán sâu xa của mình đối với Việt Nam:
        “Phân hoá Việt -Lào, Việt – Campuchia, Việt – Xô và phân hoá cả nội bộ Việt Nam. Đặng nói với Kayson rằng: Việt Nam đã có biểu hiện chống Trung Quốc từ khi Hồ Chí Minh còn sống; rằng sau khi thắng Mỹ, Lê Duẩn trở mặt chống Trung Quốc, xâm lược Campuchia, Việt Nam đi theo Liên Xô, đưa quân vào Campuchia, nên mới có chuyện Trung Quốc đánh Việt Nam.
        Lúc đầu Trung Quốc cho là vì Brezhnev xúi giục nên Việt Nam xâm lược Campuchia, nhưng chính là do Việt Nam có ý đồ lập Liên bang Đông Dương, không muốn Lào, Campuchia độc lập. Việt Nam chống Trung Quốc vì Trung Quốc là trở ngại cho việc lập Liên bang Đông Dương…”















        Trong khi không tiếc lời phê phán Lê Duẩn, Đặng đã hết lời ca ngợi Nguyễn Văn Linh. Đặng kể lại khi làm TBT Đảng Cộng sản Trung Quốc, năm 1963, đã tổ chức đưa Nguyễn Văn Linh từ miền Nam sang Hồng Kông để đi Bắc Kinh gặp nhau, khen anh Linh là “người tốt, sáng suốt và có tài”; nhờ Kayson chuyển lời hỏi thăm anh Linh; khuyên Nguyễn Văn Linh nên giải quyết dứt khoát vấn đề Campuchia, nếu làm được việc này thì sẽ khôi phục được uy tín của Việt Nam.
        Cho đây là việc Việt Nam phải làm, vì những gì Việt Nam đang làm là sai lầm; mong muốn bình thường hoá quan hệ với Việt Nam trước khi ông ta nghỉ hưu… Về điều kiện bình thường hoá quan hệ Trung – Việt, Đặng nhấn mạnh Việt Nam phải rút hết quân, rút triệt để, rút thật sự khỏi Campuchia thì sẽ có bình thường hoá quan hệ (tuy lúc đó ta đã kết thúc đợt rút quân cuối cùng khỏi Campuchia từ ngày 26.9.89).
        Theo thông báo của đại sứ Lào tại Trung Quốc, trong 70 phút nói chuyện với Kayson, Đặng nói về Việt Nam và quan hệ Trung – Việt tới 60 phút.
        Ngày 21.10.89 Bộ Chính trị ta đã họp để nhận định về phát biểu của Đặng Tiểu Bình khi tiếp Kayson cuộc họp đã đi đến kết luận là:
        “Trong lúc Trung Quốc đang còn găng với ta, ta cần có thái độ kiên trì và thoả đáng, không cay cú, không chọc tức nhưng cũng không tỏ ra nhún quá. Cần tiếp tục thực hiện đường lối Đại hội VI và Nghị quyết 13 của BCT, cần thấy cả mặt XHCN và mặt bá quyền nước của Trung Quốc. Trong khi cố kéo Trung Quốc, ta cần đồng thời hoạt động trên nhiều hướng; củng cố kết chặt chẽ với Lào; phân hoá Mỹ, phương Tây, ASEAN với Trung Quốc.”














        null
        Vụ Thiên An Môn tác động mạnh đến tư duy của Hà Nội

        Theo phương hướng đó, ngày 6.11.89, anh Thạch đã chuyển qua đại sứ Trung Quốc thông điệp miệng của TBT Nguyễn Văn Linh gửi Đặng Tiểu Bình, ngỏ ý mong sớm có bình thường hoá quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
        Ba tuần sau, anh Thạch lại gửi thư cho Tiền Kỳ Tham nhắc lại thông điệp ngày 6/11 và đề nghị phía Việt Nam sẵn sàng gặp lại phía Trung Quốc ở cấp bộ trưởng hoặc thứ trưởng ngoại giao tại Hà Nội hoặc Bắc Kinh trong tháng 12.89. Nhưng Trung Quốc không trả lời thông điệp của TBT ta lẫn thư của anh Thạch.

        Vấn đề Campuchia

        Mãi đến ngày 12.12.89, Đại sứ Trung Quốc mới gặp anh Thạch chuyển thông điệp miệng của Trung Quốc trả lời TBT Nguyễn Văn Linh, vẫn đặt điều kiện cho việc nối lại đàm phán với ta:
        “Đồng chí Đặng Tiểu Bình và các lãnh đạo khác của Trung Quốc chân thành mong muốn sớm bình thường hoá quan hệ Trung – Việt. Vấn đề Campuchia là nguyên nhân chủ yếu làm cho quan hệ hai nước xấu đi đến nay chưa được cải thiện. Việc khôi phục quan hệ hữu nghị giữa hai nước chưa có thể cải thiện nếu bỏ qua vấn đề Campuchia.
        Đồng chí Đặng Tiểu Bình có nêu ra là việc Việt Nam rút quân sạch sẽ, triệt để và việc Campuchia lập Chính phủ Liên hiệp Lâm thời 4 bên do Sihanouk đứng đầu là hai vấn đề hạt nhân thiết thực cần đồng thời giải quyết. Phía Trung Quốc sẵn sàng suy xét đề nghị của Việt Nam về việc mở vòng thương lượng mới ở cấp thứ trưởng nếu Việt Nam chấp nhậnmột cơ chế giám sát quốc tế do LHQ chủ trì có 4 bên Campuchia tham gia để kiểm chứng việc rút quân Việt Nam và lập chính phủ bốn bên do Sihanouk đứng đầu trong thời kỳ quá độ.”
        Ngày 11.11.89, BCT họp bàn và thông qua đề án đấu tranh ngoại giao về vấn đề Campuchia. Trên cơ sở đánh giá tình hình quân sự, chính trị trên chiến trường và xu thế chung trên thế giới, ta chủ trương cần phấn đấu đạt một giải pháp chính trị về vấn đề Campuchia. Để ra 4 phương án về cơ quan quyền lực ở Campuchia trước tổng tuyển cử. Phương án thấp nhất là giữ nguyên bộ máy của hai chính phủ đang tồn tại, lập chính phủ liên hiệp hai bên ở trung ương để tổ chức tổng tuyển cử và thực hiện những điều thoả thuận.
        Ngày 2.12.89, anh Thạch sang bàn với BCT Campuchia, phân tích chiến tranh ở Campuchia là một cuộc nội chiến, Việt Nam không thể đưa quân trở lại (4 ngày sau khi Việt Nam rút quân đợt cuối, lực lượng Son San đã đánh chiếm Thmar Ponk; ngày 22.10.89, Khmer Đỏ đánh chiếm Pailin và uy hiếp thị xã Battambang, theo yêu cầu của Bạn, ta phải đưa lực lượng đặc biệt lên giúp), nói kỹ về tính chất quốc tế của vấn đề Campuchia và xu thế trên thế giới. Bàn với Bạn cần đấu tranh để đạt một giải pháp chính trị để giành giật thắng lợi từng bước. BCT Bạn hoàn toàn nhất trí và thấy cần sử dụng vai trò LHQ như sáng kiến của Ngoại trưởng Úc G. Evans ngày 24.11.89.
        Cuộc họp BCT ta ngày 6.12.89 đã bàn về sáng kiến của Úc và nhất trí về việcsử dụng vai trò LHQ. Sau khi trao đổi, BCT Campuchia hoàn toàn đồng ý với ý kiến của BCT ta. Từ ngày 10-25.1.90, Bạn triệu tập Hội nghị TƯ 10 để bàn đi vào giải pháp chính trị. Ngày 18.1.90, quốc hội Campuchia đã thông qua việc để LHQ tổ chức tổng tuyển cử, uỷ quyền cho Hunxen đàm phán về vấn đề này.
        Việc ta và Bạn Campuchia chấp nhận sử dụng vai trò LHQ và xem xét sáng kiến của Úc để giải quyết vấn đề phân chia quyền lực bị bế tắc ở Hội nghị quốc tế Paris đã thúc đẩy mạnh mẽ các diễn đàn bàn về vấn đề Campuchia: cuộc họp IMC ở Jakarta ngày 26.3.90, các cuộc họp P5, cuộc họp Hun Sen-Sihanouk vòng 6 ở Bangkok ngày 22.2.90
        Từ 26.2 đến 1.3.90 tại thủ đô Indonesia đã họp Hội nghị không chính thức về Campuchia (IMC).
        Dự họp ngoài các bên Campuchia, Việt Nam, Lào và 6 nước ASEAN (như họp JIM), còn có thêm đại diện Tổng Thư ký LHQ, Pháp và Úc. Hội nghị không ra được tuyên bố chung vì Khmer Đỏ dùng quyền phủ quyết.
        Thất bại của Mặt trận Giải phóng Sandino trong cuộc tổng tuyển cử ở Nicaragua ngày 25.2.90 và thất bại của cuộc họp IMC về vấn đề Campuchia ở Jakarta ngày 28.2.90 đã tác động mạnh vào lãnh đạo ta về phương hướng giải quyết vấn đề Campuchia.















        Ngày 8.3.90, cố vấn Lê Đức Thọ cho gọi tôi và anh Đinh Nho Liêm đến nhà riêng ở số 4 Nguyễn Cảnh Chân nói mấy ý kiến về vấn đề Campuchia:
        “Cần có chuyển hướng chiến lược trong đấu tranh về vấn đề Campuchia. Phải giải quyết với Trung Quốc, nếu không thì không giải quyết được vấn đề Campuchia. Không thể gạt Khmer Đỏ. Cần mềm dẻo về vấn đề diệt chủng, có thể nói “không để trở lại chính sách sai lầm trong quá khứ”. Không chấp nhận LHQ tổ chức tổng tuyển cử. Cần nêu phương án lập chính phủ liên hiệp lâm thời hai bên bốn phái để tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia. Phải giải quyết một bước cơ bản vấn đề Campuchia trước Đại hội VII để khai thông những vấn đề khác.”
        Hai hôm sau anh lại nói với Nguyễn Cơ Thạch những ý đó. Sự việc này khiến tôi suy nghĩ: tại sao lại thay đổi phương hướng đối sách trước khi đại hội Đảng họp ? Tại sao lại chỉ nói với anh Thạch sau khi đã nói với chúng tôi?
        Từ ngày 8-20.3.90, Heng Somrin nghỉ ở Hà Nội, có dịp gặp gỡ TBT Nguyễn Văn Linh, Cố vấn Lê Đức Thọ, Cố vấn Phạm Văn Đồng, Lê Đức Anh trao đổi về tình hình Liên Xô Đông Âu, Nicaragua và tất nhiên về tình hình Campuchia. TBT Nguyễn Văn Linh và Lê Đức Anh nói cần phải cảnh giác với LHQ, không thể để LHQ tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia. Từ đấy Bạn Campuchia chuyển sang phương án SNC tổ chức tổng tuyển cử, không tán thành để LHQ tổ chức tổng tuyển cử nữa. Sau này, ngày 11.8.90, khi nhắc lại vấn đề này, Hun Sen than phiền với anh Ngô Điền, Đại sứ ta ở Phnom Penh:
        “Khi anh Heng Somrin đi nghỉ ở Hà nội, đồng chí Nguyễn Văn Linh và đồng chí Lê Đức Anh gặp anh Heng Somrin tỏ lo ngại về việc sử dụng vai trò LHQ. Anh Heng Somrin về nói lại cái này. Tôi có nói là giao cho LHQ có mặt phức tạp nhưng giao cho SNC phức tạp hơn vì nó có hệ thống, người nhiều mà ta còn phải lo đối phó với cả LHQ nữa. Cái này làm tôi rất khó. Quyết định của hai đồng chí TBT làm tôi rất khó. Không nên để có ý kiến khác nhau giữa TBT và Thủ tướng. Tôi phải làm theo ý kiến nhất trí… Việc sử dụng vai trò LHQ hay SNC là bộ phận quan trọng của quyết định chiến lược có đi vào giải pháp chính trị hay không. Dùng SNC rất phức tạp. Campuchia không đủ người và khả năng tham gia các uỷ ban của SNC để đối phó với bọn kia.” Hun Sen còn cho biết ngày 20-21.5.90, khi 3 TBT Việt Nam, Lào, Campuchia gặp nhau tại Hà nội nhân dịp 100 năm ngày sinh Hồ Chủ tịch, bàn việc không để LHQ tổ chức tổng tuyển cử ở Campuchia, TBT Đảng Lào Kayson băn khoăn điều này và nói: “ Ta nhận rồi ta lại thôi. Ta trèo cao rồi, nếu tuột xuống dễ ngã đau”.
        Đến ngày 3.4.90, Trung Quốc đột nhiên lại biểu thị hoan nghênh việc thứ trưởng Đinh Nho Liêm đến Bắc Kinh “kiểm tra sứ quán” và công bố tin Trung Quốc sẽ đàm phán với thứ trưởng ngoại giao Việt Nam về vấn đề Campuchia.
        Lúc này CP 87 đã giải thể. Các thành viên thường trực của CP 87 đều đã được bổ nhiệm đi nhận các trọng trách ở nước ngoài.
        Anh Đặng Nghiêm Hoành đã nhận quyết định đi Đại sứ ở Trung Quốc. Anh Trần Xuân Mận nhận chức Đại sứ ở Angiêri. Anh Nguyễn Phượng Vũ trên đường đi nhận chức Đại sứ ở Philipinnes, đã chết trong tai nạn máy bay trên bầu trời Thái Lan.
        Thay vào đó, Bộ Ngoại Giao đã lập Nhóm ad-hoc về giải pháp Campuchia với nhiệm vụ cụ thể hơn vì vấn đề Campuchia đã đến lúc giải quyết. Nhóm vẫn do tôi phụ trách, có các anh Trần Huy Chương, Lê Công Phụng, Huỳnh Anh Dũng, Nguyễn Can tham gia.
        Nhóm nghiên cứu giải pháp Campuchia chúng tôi nhận định có mấy lý do đã khiến Trung Quốc mềm mỏng hơn trong thái độ đối với Việt Nam về vấn đề Campuchia:
        • Quan hệ Mỹ – Xô đang có chuyển động mạnh. Chỉ trong vòng 6 tháng, từ tháng 12.89 đến tháng 5.90, đã có 2 cuộc gặp cấp cao Xô Mỹ. Trong khi đó quan hệ của Trung Quốc với Mỹ và các nước phương Tây chậm khôi phục sau vụ Thiên An Môn.
        • Giữa Trung Quốc với Mỹ, ASEAN, phương Tây đang nảy sinh những mâu thuẫn mới về vấn đề Campuchia, chủ yếu trong vấn đề đối xử với Khmer Đỏ. Trong các cuộc họp 5 nước thường trực Hội Đồng Bảo An tháng 2 và tháng 3.90, Trung Quốc ở thế bị cô lập đã buộc phải có nhân nhượng và phải chấp nhận vai trò lớn của LHQ.
          null
          LHQ đóng vai trò đem các lãnh đạo Khmer Đỏ ra xét xử
        • Đàm phán Sihanouk – Hunxen có tiến triển. Ngày 9.4.90 Sihanouk có phần nhượng bộ khi đưa ra 9 điểm giải pháp, nhận lập Hội đồng Dân tộc Tối cao (SNC33) gồm số đại diện bằng nhau của hai chính phủ, 6 của Chính phủ Phnom Penh và 6 của “Chính phủ Campuchia Dân chủ” như Hun Sen đề nghị; không đòi giải tán Nhà nước Campuchia (SOC), tuy đòi thực quyền cai quản Campuchia trong thời kỳ quá độ phải là cơ cấu quyền lực của LHQ.
        Ngày 10.4.90, BCT họp bàn phương hướng thúc đẩy giải pháp chính trị vấn đề Campuchia. Đề án đấu tranh sách lược về vấn đề Campuchia do Bộ Ngoại Giao dự thảo: dùng công thức LHQ nói về vấn đề diệt chủng và cho Khmer Đỏ vào chính phủ liên hiệp Campuchia, nhận vai trò Sihanouk. BCT thấy không nên giao cho LHQ tổ chức tổng tuyển cử mà nên trở lại phương án 4 mà BCT thông qua ngày 6.12.89 (lập chính phủ liên hiệp để tổ chức tổng tuyển cử.)
        Đại đa số BCT đồng ý. Các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Lê Đức Anh, Đào Duy Tùng, Đồng Sĩ Nguyên còn nhấn vào âm mưu của đế quốc Mỹ sau cuộc khủng hoảng chính trị ở Đông Âu.

        Bảo vệ chủ nghĩa xã hội

        TBT Nguyễn Văn Linh có ý kiến:
        “Việt Nam và Trung Quốc là hai nước XHCN cùng chống âm mưu đế quốc xoá bỏ CNXH, phải cùng chống đế quốc. Trước hết phải phát triển quan hệ giữa 2 nước. Các vấn đề khác giải quyết sau… một Campuchia thân thiện với Trung quốc, thân thiện với Việt Nam là tốt nhất. Trên cơ sở điểm đồng này mà giải quyết vấn đề Campuchia có lợi cho Campuchia… Phương án 4 là tốt. Không để LHQ nhúng tay vào vì LHQ là Mỹ, Thái Lan là Mỹ”.
        Riêng Nguyễn Cơ Thạch nói rõ quan điểm của Bộ Ngoại giao là cần tranh thủ Trung Quốc, song đồng thời phải chuẩn bị có 3 khả năng về thái độ của Trung Quốc.
        khả năng 1: Trung Quốc cùng ta bảo vệ chủ nghĩa xã hội;
        khả năng 2: Trung Quốc cấu kết với Mỹ chống ta như trước;














        null
        Đặng Tiểu Bình ‘bình thường hóa quan hệ’ với VN để tranh thủ Mỹ là chính

        khả năng 3: Trung Quốc vừa bình thường hoá quan hệ với ta, vừa tranh thủ Mỹ, Phương Tây là chính.
        Lúc đó tôi có cảm giác nhiều uỷ viên BCT không tán thành quan điểm này vì đã có định hướng “cùng Trung Quốc bảo vệ chủ nghĩa xã hội chống đế quốc”.
        Ngày 16.4.90, thực hiện quyết định của Bộ Chính trị theo hướng sớm làm lành với Bắc Kinh, anh Nguyễn Cơ Thạch đi PhnomPenh gặp bốn người chủ chốt trong BCT Campuchia: Heng Somrin, Chea Sim, Hun Sen và Sor Kheng để cố thuyết phục bạn nên tính tới bước sách lược về vấn đề diệt chủng và không gạt Khmer Đỏ.
        Nhưng Bạn Campuchia không đồng ý và tỏ ra muốn giữ đường lối độc lập trong việc giải quyết vấn đề Campuchia, không muốn ta đàm phán với Trung Quốc về các vấn đề nội bộ của Campuchia. Bạn tỏ ra rất găng về vấn đề diệt chủng, nói nếu bỏ ta sẽ không còn vũ khí gì chống lại các luận điệu của đối phương vu cáo “Việt Nam xâm lược Campuchia”, “chính quyền PhnomPenh do Việt Nam dựng lên”. Hơn nữa chính lúc này phương Tây lại đang khơi lên vấn đề lên án diệt chủng.
        Phải nhận rằng ta khuyên bạn Campuchia đi vào “Giải pháp Đỏ” (từ năm 1987), việc ta thuyết phục Bạn chấp nhận vai trò của LHQ (tháng 12.89) rồi lại bảo Bạn bác vai trò của LHQ (tháng 3.90), khuyên Campuchia đi vào phương án 4 (lập chính phủ liên hiệp 2 bên) (tháng 4.90) đã gây nghi ngờ trong lãnh đạo Campuchia đối với Việt Nam. Việc lãnh đạo Campuchia không chấp nhận gợi ý của BCT ta trong cuộc hội đàm ngày 17.4.90 đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ Việt Nam-Campuchia sau khi Việt Nam rút hết quân khỏi Campuchia.
        Ngày 2.5.90 dưới danh nghĩa “đi kiểm tra sứ quán”, anh Đinh Nho Liêm đến Bắc Kinh để có cuộc “trao đổi ý kiến không chính thức” với Trung Quốc. Lần này đối tác không phải thứ trưởng Lưu Thuật Khanh mà là trợ lý bộ trưởng Từ Đôn Tín. Phụ tá cho anh Liêm là anh Đặng Ngiêm Hoành, lúc này đã là đại sứ Việt Nam ở Trung Quốc từ tháng 2.90. Cuộc đàm phán có vài tiến triển nho nhỏ.














        null
        Campuchia ngày nay đã có tổng tuyển cử đa đảng

        Nội dung cuộc trao đổi ý kiến chủ yếu về vấn đề Campuchia. Ta tỏ ra mềm dẻo hơn, nói có thể trao đổi ý kiến về một giải pháp toàn bộ, nhưng không thể quyết định về các vấn đề nội bộ Campuchia. Từ nhắc lại lời Đặng: Để giải quyết vấn đề Campuchia cần phải thực hiện 3 điểm: một là, Việt Nam thực sự rút quân, rút “sach sẽ, triệt để”, đó là tiền đề cho việc giải quyết vấn đề Campuchia; hai là, sau khi Việt nam rút quân, 4 bên Campuchia cần thực hiện liên hiệp; ba là, chính phủ liên hiệp phải do hoàng thân Sihanouk đứng đầu, Polpot không được mà Hun Sen cũng không được. Nếu những vấn đề trên được giải quyết thì có thể nói là chúng ta đã kết thúc quá khứ, tiếp đó sẽ mở ra tương lai.
        Lần này phía Trung Quốc đi vào những vấn đề thuần tuý nội bộ của Campuchia, đòi ta đàm phán về phạm vi quyền lực của SNC và về việc xử lý quân đội “4 bên” Campuchia. Về vấn đề chính quyền Campuchia trong thời kỳ quá độ (từ khi Việt Nam rút hết quân đến khi tổng tuyển cử), Từ nói Trung Quốc thấy tốt nhất là thành lập một chính phủ liên hiệp 4 bên – gọi là Hội đồng Dân tộc Tối cao cũng được – băng không thì phải chọn phương án giao quyền cho LHQ. Chính quyền thời kỳ quá độ này phải bao gồm cả 4 bên Campuchia (với hàm ý Khmer Đỏ được chính thức coi là một bên tham chính) mới thể hiện được tinh thần hoà giải dân tộc. Nếu các đồng chí thấy nói 4 bên có khó khăn thì nói là các bên Campuchia cũng được. Không gạt một bên nào, không bên nào nắm độc quyền. Trong buổi làm việc với anh Đặng Ngiêm Hoành sáng 4.5.90, Vụ phó Trương Thanh cũng nhắc lại ý này: “Hội đồng này bao gồm đại diện của 2 chính phủ, 4 bên hay các bên Campuchia đều được.”
        Từ nói: “Nếu so sánh giữa phương án chính phủ liên hiệp lâm thời do Trung Quốc đề ra và phương án LHQ quản lý thì chúng tôi vẫn thấy phương án Trung Quốc là tốt hơn”.
        Về vấn đề diệt chủng, Từ nói có ý đe doạ là nếu cứ khẳng định Khmer Đỏ phạm tội thì phía bên kia sẽ nói Việt Nam là xâm lược và Phnom Penh là nguỵ quyền, cho nên, không nên nói đến vấn đề đó nữa.
        Trong đàm phán, phía Trung Quốc để lộ rõ ý đồ muốn SNC thực tế sẽ thay thế chính phủ Phnom Penh; còn quân đội của Bốn bên Campuchia phải tập kết vào những địa điểm được chỉ định rồi giải giáp toàn bộ; ít nhất là lúc đầu giảm quân số tới mức tối đa. Mục đích là tước bỏ thế mạnh cả về chính quyền lẫn về lực lượng vũ trang của Nhà nước Campuchia.
        Cách làm của Trung Quốc đúng là “một mũi tên bắn hai đích”, vừa xoá sạch thành quả cách mạng Campuchi, vừa phân hoá quan hệ Việt Nam-Campuchia.















        …Đáng chú ý là Từ Đôn Tín đã gợi ý là sau khi Việt Nam và Trung Quốc nhất trí được về giải pháp Campuchia thì ba nước Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan sẽ họp lại. Điều này chứng tỏ là Thái Lan giữ một vai trò không nhỏ trong việc cùng Trung Quốc nuôi dưỡng Khmer Đỏ và làm chảy máu Việt Nam bằng vấn đề Campuchia.
        Về bình thường hoá quan hệ hai nước, phía Trung Quốc không mặn mà gì với gợi ý của ta về việc xích lại gần hơn giữa hai nước XHCN để cứu vãn sự nghiệp XHCN chung trên thế giới đang lâm nguy. Trung Quốc chỉ đặt quan hệ với Việt Nam trong khuôn khổ chung sống hoà bình như với các nước láng giềng khác.
        Phần vì tình thế thúc bách đẩy nhanh giải pháp Campuchia, phần vì hài lòng với cuộc gặp ấy, Tiền Kỳ Tham đồng ý đầu tháng 6 sẽ cử Từ Đôn Tín sang Hà nội với danh nghĩa “khách của đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội” để tiếp tục trao đổi ý kiến với ta.
        Đây là lần đầu tiên trong 10 năm qua phía Trung Quốc nhận sang Hà Nội đàm phán với ta, trong khi tuyệt đại đa số các đợt đàm phán Việt – Trung đều tiến hành ở Bắc Kinh.
        Đồng thời thái độ này đã được lãnh đạo ta hiểu như một cử chỉ thiện chí đặc biệt của Trung Quốc đối với Việt Nam…
        Tựa của bài tư liệu do BBC đặt, từ Chương 9 ‘ĐẶNG TIỂU BÌNH TIẾP KAYSONE PHOMVIHAN ĐỂ NÓI VỚI VIỆT NAM’ trong cuốn hồi ký của cựu Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Trần Quang Cơ, người vừa qua đời hôm25/06/2015 ở Hà Nội.
        Đọc thêm bài của TS Đinh Hoàng Thắng‘Khí phách Trần Quang Cơ’.

    4. Việt Nam bất ngờ công bố giải mật Hội Nghị Thành Đô

    5. https://youtu.be/0DGreqOg-54
Advertisements

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét