Thứ Hai, 7 tháng 1, 2019

VNCH-MỘT THỰC THỂ LỊCH SỬ KHÔNG THỂ MẤT
























Việt Nam Cộng Hòa, một thực thể lịch sử không thể mất

Văn Lang























Lá quốc kỳ VNCH vẫn tung bay ở hải ngoại, nơi có người Việt Nam sinh sống. (Hình: Getty Images)
Bộ lịch sử Việt Nam xuất bản ở Việt Nam mới đây đã chính thức đề cập tới danh xưng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), thay gì gọi là “ngụy quân,” “ngụy quyền” như trước đây.
Tuy nhiên, điều này có lẽ cũng không mới mẻ gì, vì kể từ thời ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn đương chức, những năm trước cũng đã dùng danh xưng này tại Quốc Hội Cộng Sản. Nhân lúc ông ta nói về sự xâm phạm chủ quyền ở Biển Ðông do Tàu Cộng hung hãn gây ra.
Tuy vậy, danh xưng VNCH vẫn bị không ít người bảo thủ tỏ vẻ khó chịu, thậm chí phản ứng gay gắt. Như mới đây, có một ông trung tướng quân đội Cộng Sản đã viết bài gọi những người chủ biên bộ sử Việt Nam này là “hèn nhát,” “phản bội”… và đòi truy tố. Trong khi giới chuyên môn trong nước đanh giá bộ sử này không có gì mới, ngoài tên gọi VNCH ra, thì quan điểm về thể chế chính trị tại miền Nam trước kia hầu như vẫn không thay đổi.
Một nhà văn nữ của Sài Gòn (nổi tiếng từ trước 1975), đã nói với cán bộ văn hóa Cộng Sản, khi những người Cộng Sản cực đoan mới tràn vào thành phố: “Các anh có thể nói Văn Học Miền Nam là ‘phản động’,’đồi trụy’… hay gọi như thế nào là quyền của các anh. Nhưng các anh không thể nói miền Nam không có Văn Học-Nghệ Thuật.”
Bây giờ thì mọi chuyện đã rõ như ban ngày. Nhưng lúc đó, phải can đảm lắm và cũng rất hiểu biết mới có thể nói với những người Cộng Sản ở rừng về như vậy. Nói “rõ như ban ngày” là vì những trường hợp cực đoan nhất, như Lê Hiếu Ðằng thời còn ở trong rừng, nghe lời nhạc của Trịnh Công Sơn – “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” đã tuyên bố, khi nào về thành thì ông ta sẽ “lấy máu” của Trịnh Công Sơn vì tội “xuyên tạc” chính nghĩa cách mạng, là “giải phóng dân tộc” thành… nội chiến.
Nhưng ai ngờ, sau bao nhiêu năm chính Lê Hiếu Ðằng đã tuyên bố bỏ đảng. Lại còn kêu gọi các đảng viên khác không lặng lẽ bỏ đảng, mà phải tuyên bố rõ lý do trước khi… thoát đảng.
Lịch sử luôn phải có “độ lùi” tương đối về thời gian để đánh giá, thẩm định lại. Mặc cho sự “đổi trắng thay đen” nhưng sự thật lịch sử chắc chắn sẽ không thể nào chối bỏ được. Như triều đại Gia Long sau khi thống nhất được giang san đã “bôi xóa” triều đại Tây Sơn, gọi đó là “nhà ngụy Tây sơn,” đào mồ cuốc mả để trả thù, để hả giận. Trong khi Cộng Sản lại ca ngợi anh em nhà Nguyễn Huệ là “anh hùng áo vải” là “anh hùng dân tộc.”
Sử Cộng Sản cũng bôi nhọ triều Nguyễn, gọi Nguyễn Ánh-Gia Long là “cõng rắn cắn gà nhà.” Trong khi cả Châu Á rơi vào tay tư bản phương Tây (trừ Nhật Bản đã theo học thuyết phương Tây tự cường từ thế kỷ 17 và Thái Lan nhờ “đu dây” trong chính sách ngoại giao giữa các cường quốc phương Tây mà giữ được độc lập). Vậy hóa ra cả Châu Á này “cõng rắn cắn gà nhà” hay thực ra nền kinh tế phong kiến lạc hậu không đủ sức chống lại sức mạnh kỹ thuật vượt trội của phương Tây thời đó?
Chép sử một chiều, hoặc đem “tâm tình viết lịch sử” đều có hại. Thí dụ như tác giả N.G.K một cựu công chức cao cấp của VNCH, trong cuốc sách “Tổ quốc ăn năn,” đã gọi người quốc gia là kết quả của “cuộc tình” giữa cô Tư Hồng và một viên thiếu tá Pháp. Viết “khơi khơi” như vậy, “bị đập” thì cũng khó lòng mà kêu… oan. Nhưng nếu đọc cuốn “Lịch Sử Quân Lực VNCH” do Phòng 5, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH biên soạn. Thì ý kiến của N.G.K tuy rất phiến diện nhưng cũng có chứa “một chút” sự thật. Mà “một chút” sự thật thì không hẳn là sự thật lịch sử, mà phải nói rộng ra từ thời Quốc Dân Ðảng của Nguyễn Thái Học, với những tấm gương của Cô Giang, Cô Bắc… Cho tới bao nhiêu người Việt Quốc Gia đã hy sinh trong kháng chiến chống Pháp đòi độc lập. Cuối cùng bị Cộng Sản thanh trừng, cướp công, bôi nhọ, xóa sạch lịch sử để biến lịch sử kháng chiến của dân tộc thành ra… lịch sử đảng.
Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, khi xe tăng Cộng Sản húc đổ cánh cổng sắt của dinh Ðộc Lập (dù canh cửa đã được mở sẵn và chính phủ Dương Văn Minh đang chờ bàn giao). Cộng Sản xông vô và tuyên bố “không còn gì để bàn giao!,” họ đã là người thắng cuộc và đòi chính phủ Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện. Dù vậy, trong những lời nói cuối với bên “thắng cuộc,” người đại diện cuối cùng của VNCH vẫn bày tỏ, mong muốn những người thắng cuộc sẽ là những người “mã thượng”…
Tiếc rằng, mong muốn của Tướng Dương Văn Minh cũng như mong muốn của bao nhiêu người Việt Nam sau chiến tranh đã không được bên thắng cuộc thể hiện. Nếu như người thắng cuộc mà “mã thượng” thì việc hòa hợp hòa giải dân tộc đã diễn ra từ trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Và lịch sử Việt Nam hiện đã đi theo một hướng khác, chắc chắn là tốt đẹp hơn, phồn vinh hơn và dân chủ hơn…
Dù bên thắng cuộc đã không mã thượng, nhưng bên buông súng lại tỏ ra rất mã thượng.
Vùng 4 chưa rơi vào tay Cộng Sản, các cấp chỉ huy VNCH sắp xếp bàn giao, cho binh sĩ trở về với gia đình, chiến tranh đã kết thúc và phải buông súng theo lệnh của thượng cấp. Sau đó các tướng chỉ huy đã tuẫn tiết để thể hiện khí tiết mà không trái với quân kỷ:”Tổ quốc-Danh dự-Trách nhiệm.”
Cổ nhân có câu: “Không ai lấy thành bại để luận anh hùng.” Phe thắng cuộc đã tỏ ra không mã thượng, khi nuốt lời hứa hòa giải dân tộc bằng cách vội vàng giải tán MTGPMNVN… để mau chóng tiến lên “thiên đàng XHCN.” Chính tà thuyết “xã ngãi” đã ngăn cản sự hòa hợp giữa hai người “anh em,” mà trong cuộc huynh đệ tương tàn mỗi bên ngã xuống đều là người Việt.
Lý thuyết Cộng Sản của ngoại bang không có chỗ cho tình anh em, tình dân tộc. Học thuyết Cộng Sản chỉ có đấu tranh giai cấp và cướp chính quyền bằng mọi cách, mọi giá gọi chung là “cứu cánh biện minh cho phương tiện,” tức là đê tiện mà thắng vậy là tốt!
Cho tới khi tà thuyết Cộng Sản bị nhân loại lên án là chống lại loài người, Liên Xô và khối Cộng Sản Ðông Âu tan rã. Trung Cộng chuyển sang kinh tế thị trường dưới sự chỉ huy của một nhóm quân phiệt, đề cao sức mạnh quân sự và chủ nghĩa anh hùng dân tộc cực đoan có nguy cơ trở thành một nhà nước kiểu – Ðức Quốc Xã thứ hai.
Lúc này, mà nhà cầm quyền CSVN không mau thức tỉnh xa lánh con đường của quốc xã Trung Hoa, để về với dân tộc, hòa giải anh em, liên kết sức mạnh với phe yêu chuộng hòa bình-dân chủ-tự do trên toàn cầu thì việc đi đến mất nước hay diệt vong trong cuộc chiến sắp tới là điều không thể tránh khỏi.
Mời độc giả xem bình luận “Tình trạng chia rẽ trong cộng động người Việt trên đất Mỹ”(Phần 2)
https://www.nguoi-viet.com/que-nha-que-nguoi/tinh-trang-chia-re-trong-cong-dong-nguoi
 https://www.nguoi-viet.com/que-nha-que-nguoi/tinh-trang-chia-re-trong-cong-dong-nguoi-viet-tren-dat-22/?fbclid=IwAR3dtMt8WGulJ8L4ceOktt7dtWadRFfAScPXyDmjGVV58t9_5qLA1Ud_-Xg
 

Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/dien-dan/viet-nam-cong-hoa-mot-thuc-lich-su-khong-mat/

Người Lính Việt Nam Cộng Hòa

https://youtu.be/R0X9ST0xVTg 

Người lính chế độ VNCH có xứng đáng để được đất nước vinh danh?

 https://youtu.be/gSe1Lq4sgnA

 
Huỳnh Mai St.8872- Diễn đàn Facebook
ĐÀI LOAN & LIÊN PHÒNG ĐÔNG NAM Á- NHỮNG TÊN PHẢN BÔI ĐỒNG MINH VNCH

Ở Việt Nam, trời đã quá khuya, nhưng đọc bài sưu tầm của cháu Bichthuy Ly về Bà TT. Thái Anh Văn/Đài Loan, bác Mai kích động và khen ngợi cháu vô cùng..., như bài viết: " NHỎ MÀ NÓ CÓ VÕ "- Đúng là cháu đó; chớ không phải Đài Loan mà cháu khen ngợi!?!.

Bác muốn đưa thêm ý kiến: " Khen là té hen " của các cựu quân nhân Ql.VNCH trong chiến tranh VN, Để góp phần sinh động cho bài sưu khảo của cháu về Đài Loan thêm phần gia trị...bản chất Tàu cộng sản của bà TT. Thái Anh Văn, vì Đài Loan đã bị 'cộng sản hóa ' cùng lúc với VNCH, khi Mỹ rút quân khỏi Miềm Nam VN/30/4/1975.. VNCH vừa bị đồng minh Hoa Kỳ phản bội và bức tử...để trao đổi thị trường kinh tế đông dân- 1 tỷ 4 dân TQ tiêu thụ hàng hóa Hoa Kỳ, túc là Hoàng Sa và Trường Sa VN phải chết dưới tay " Một Trung Quốc ", nên Khối Liên Phòng Đông Nam Á phải tự giải tán; trước khi giải tán, họ chiếm lấy một phần đảo Trường Sa cho họ, Và Đài Loan cùng 6 tranh chấp chủ quyền Trường Sa VN- Tức là họ đã phanh thây, xẻ thịt xác chết VNCH. Tóm lại đồng minh các nước ĐNÁ/TBD,không nước nào... chịu be bờ Cộng sản TQ, chỉ trông chờ QL.VNCH chiến đấu với TQCS thay ho,và để có thời gian xây dựng, phát triển đất nước vùng ĐNÁ/TBD vừa mới được Chủ Nghĩa đế quốc tư bản:Anh-Pháp-Mỹ- Tây Ban Nha trao trả nền độc lập, chủ quyền lãnh thổ cùng thời Việt Nam...Mà họ đã may mắn thoát khỏi chiến tranh như VN chúng ta...!?!
Bà Thái Anh Văn vừa nhâm chức, thì Mỹ, TT.Donald Trump yêu cầu Đài Loan trả lại chủ quyền Hoàng Sa cho VN theo công pháp quốc tế LHQ- Bà TT.Thái Anh Văn  tuyên bố thẳng thừng " Chủ quyền Trường Sa là của Đài loan, thuộc tryuền thống lâu đời:dân tộc: vã  laị, dù Tự Do hay Cộng Sản, Đài Loan cũng là dân Trung Hoa "- Tinh thần dân tộc và lòng yêu nước Đài Loan là thế đó...Tại sao chúng tacsVN , lại " hèn với giặc, ác với dân ", đây là điều nhức nhói trong lòng ta- Huỳnh Mai St.8872
Ghi chú:

Tuy bị Liên Xô (thành viên thường trực LHQ) phủ quyết nhưng tổ chức này chấp nhận Việt Nam Cộng Hòa là thành viên chính thức của các tổ chức quốc tế quan trọng trong LHQ như: Ủy ban Kinh tế của Liên hiệp quốc về Á châu và Viễn Đông ECAFE, Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực FAO (1950); Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA (1957); Tổ chức Hàng không Dân sự Quốc tế ICAO (1954); Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA; Tổ chức Lao động Quốc tế ILO (1950); Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF (1956); Liên hiệp Viễn thông Quốc tế ITU (1951); Tổ chức Giáo dục, Khoa học, và Văn hóa Liên hiệp quốc UNESCO (1951); Quỹ Thiếu nhi Liên hiệp quốc UNICEF, Liên hiệp Bưu chính Quốc tế UPU (1951); Tổ chức Y tế Quốc tế WHO (1950); Tổ chức Khí tượng Thế giới WMO (1955), Ngân hàng Thế giới (1956), và Ngân hàng Phát triển châu Á (1966) và là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Liên Phòng Đông Nam Á (SEATO) Việt Nam, Australia, Pháp, Anh, New Zealand, Pakistan, Philippines, Thái LanHoa Kỳ.
Tướng Kỳ, TT/ Úc, Thái Lan, Philippine, TT/New Zealand, Tướng Thiệu, TT/ Hoa Kỳ Lyndon Johnson (Liên Phòng Đông nam Á họp tại Manila – 1966).

ĐÀI LOAN CÓ THỂ LÀ VIỆT NAM CỘNG HÒA THỨ HAI?

 https://youtu.be/bHMs_4zrAUY

Lịch Sử HUY HOÀNG của VNCH trước năm 1975 khiến ĐCS không dám ĐỐI DIỆN với 90 Triệu dân VN

https://youtu.be/75j7wseFd2k 

Lê Ngọc Huệ và quần thể tượng mầu nhiệm Mân Côi nhà thờ Đức Mẹ La Vang























TT Nguyễn Văn Thiệu đang quỳ gối cầu nguyện trong Nhà thờ La Vang đổ nát 20.09.1972 sau khi quân lực VNCH tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. [nguồn: tư liệu LM Nguyên Thanh]
Ngô Thế Vinh






















Linh Đài với Ba Cây Đa cao 20 mét tượng trưng cho Ba Ngôi được dựng nơi Đức Mẹ đã hiện ra, với tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng. Có người cho rằng đây là tác phẩm của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ nhưng chi tiết khắc trên đá nơi sau chân tượng gốc ghi là của Điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế, ông cũng là tác giả công trình tượng đài Hai Bà Trưng Công Viên Mê Linh Sài Gòn, đã bị phá sập sau biến cố 1963. (5)
Linh Đài với Ba Cây Đa cao 20 mét tượng trưng cho Ba Ngôi được dựng nơi Đức Mẹ đã hiện ra, với tượng Đức Mẹ bồng Chúa Hài Đồng. Có người cho rằng đây là tác phẩm của Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ nhưng chi tiết khắc trên đá nơi sau chân tượng gốc ghi là của Điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế, ông cũng là tác giả công trình tượng đài Hai Bà Trưng Công Viên Mê Linh Sài Gòn, đã bị phá sập sau biến cố 1963. (5)
PHAN NHẬT NAM VỀ LA VANG VỚI NGÔ THẾ VINH
Con Đường Buồn Tênh / Street Without Joy, Dọc đường số 1, Đại Lộ Kinh Hoàng, Con Sông Bến Hải, Cây Cầu Hiền Lương, ngược về quá khứ, qua hai cuộc chiến tranh Việt Pháp, Quốc Cộng Nam Bắc, ngược dòng thời gian xuyên suốt con đường lịch sử đầy xác chết, đẫm máu và nước mắt, bằng cách này hay cách khác, thế hệ tuổi trẻ chúng tôi trong chiến tranh hay hoà bình cũng đã hơn một lần đi qua và chẳng thể nào quên.
Và trong chuyến đi này, Phan Nhật Nam cũng đã đến La Vang với tôi qua một hồi cảnh / flashback với hồi chuông báo tử hay sám hối / For Whom The Bell Tolls, với lời ai điếu hay cả lời nguyền… Những hồi chuông từ nơi tháp cổ mang đầy thương tích ấy vẫn như còn ngân và vang xa, vươn xa tới 9 cây số của Đại Lộ Kinh Hoàng để xoa dịu vỗ về và là nguồn an ủi cho linh hồn của vô số những ngưởi dân lành đã chết oan khiên trong Mùa Hẻ Đỏ Lửa 1972…
Ngày đầu tháng 7, 1972… Anh đang ở trên Quốc lộ 1 cây số 9 từ Quảng Trị kế đến, vùng thôn Mai Đẳng, xã Giáp Hậu, quận Hải Lăng cảnh tượng trước mặt, chỉ có thể im lặng, chỉ có thể nghiến răng, bặm môi, dù răng vỡ, môi chảy máu tươi, mắt mờ nhạt. Không biết gì khi thân thể đang sụp xuống, co quắp, luống cuống với cảnh tượng tàn khốc trước mặt. Trời ơi ! Hình như có tiếng kêu mơ hồ dội ngược trong ngực, sâu trong cổ họng, nơi óc não, hay chỉ là ảo giác khi mất hết khả năng kiểm soát. Anh không là người đang sống, vì sống là sống cùng với người sống, chia xẻ vui buồn, đau đớn lo âu với người sống. Nhưng bây giờ chung quanh, trước mặt chỉ còn một cảnh tượng, một vũng lầy – Chết. Chỉ Sự chết bao trùm vây chặt, che kín, chụp xuống…
Sự Chết trên 9 cây số đường này là 9 cây số trời chết, đất chết, chết trên mỗi hạt cát, chết trên đầu ngọn lá, chết vương vãi từng mảnh thịt, chết từng cụm xương sống, khúc xương sườn, chết lăn lóc đầu lâu, chết rã rời từng bàn tay cong cong đen đúa…
Làm được gì bây giờ? Tại 9 cây số đường chết của Quảng Trị ở Việt Nam không thể dùng danh từxác chết” nữa, vì nơi đây chết tan nát, chết tung tóe, chết vỡ bùng… Chết quá cái chết. Không còn được là “người chết” trên đoạn đường kinh khiếp của một chốn quê hương. Quảng Trị.
Đến La Vang thượng, anh xuống xe đi bộ vào La Vang Chính Tòa, nơi đơn vị bạn, Tiểu Đoàn 11 Dù đang chiếm giữ. Hai cây số đường đất giữa ruộng lúa xanh cỏ, anh đi như người sống sót độc nhất sau trận bão lửa đã đốt cháy hết loài người. Đường vắng, trời ủ giông, đất dưới chân mềm mềm theo mỗi bước đi, gió mát và không khí thênh thang. Ngồi xuống vệ đường bỏ tay xuống ao nước kỳ cọ từng ngón một – Anh muốn tẩy một phần sự chết bao quanh?
Đi vòng vòng ở sân Tiểu Vương Cung Thánh Đường, nhìn dãy tượng Thiên Thần gãy đổ, tượng Đức Mẹ lỗ chỗ mảnh đạn, hàng dương liễu cháy xám… Bây giờ sau khi qua 9 cây số chết, lòng cứng, não trơ, anh đi xiêu vẹo ngả nghiêng trong bóng nắng và gió nồng ẩm… Bước qua gạch ngói của căn nhà đổ nát, anh đến gác chuông kéo sợi dây… Hai quả chuông quá nặng, phải kéo bằng hai tay… Kính… coong… Tiếng chuông âm u vang động… Vang vào trong núi không nhỉ? Nơi đây là bình nguyên trùng điệp và Trường Sơn bao vây nơi xa… Vắng vẻ quá! Anh nói thật lớn cho chính mình nghe. Chẳng biết nên làm gì? Giật dây chuông thêm một lần nữa… Kính…coong...coong... vang... La...Vang… Phan Nhật Nam [Tháng 7/1972 - 1/2019] (2)






















Tượng Chúa Giêsu vác Thánh Giá, một trong quần thể tượng 15 Sự Mầu Nhiệm Mân Côi của Lê Ngọc Huệ và môn sinh có Mai Chửng bị bom đạn phá sập trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. [nguồn: tư liệu LM Nguyên Thanh]
Tượng Chúa Giêsu vác Thánh Giá, một trong quần thể tượng 15 Sự Mầu Nhiệm Mân Côi của Lê Ngọc Huệ và môn sinh có Mai Chửng bị bom đạn phá sập trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972. [nguồn: tư liệu LM Nguyên Thanh]
ĐẾN VỚI NHÀ THỜ ĐỨC MẸ LA VANG
Từ Huế ra đến Quảng Trị mấy ngày đầu năm 2019 là những ngày ủ dột mưa. Sau bài viết: Đi tìm bức tượng Mẹ và Con, tác phẩm bị lãng quên của Mai Chửng ở Hải ngoại. VOA 07.06.2018, tôi có ước muốn trở lại thăm Nhà thờ Đức Mẹ La Vang Quận Hải Lăng Quảng Trị, nơi đã từng có một quần thể tượng nghệ thuật tôn giáo của Giáo sư điêu khắc Lê Ngọc Huệ cùng đám môn sinh trong đó có Mai Chửng với chủ đề Mười Lăm Sự Mầu Nhiệm Mân Côi. (3)
Đây là một công trình tập thể của nhóm thầy trò trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế, do Giáo sư Lê Ngọc Huệ lúc đó còn rất trẻ, sinh năm 1936, tốt nghiệp điêu khắc từ trường Mỹ thuật Montpellier, Pháp mới từ Paris về. Ông cùng với mấy sinh viên khoa điêu khắc tuy ít nhưng tài ba và sau này họ trở thành những tên tuổi như Mai Chửng, Lê Tài Điển, Trần Văn Danh… Thầy trò cùng chung sức thực hiện trong khoảng thời gian hơn hai năm từ 1961 tới 1963 thì gần như hoàn tất.
Theo Lê Tài Điển, hiện ở Pháp, là một thành viên duy nhất trong nhóm môn sinh của GS Lê Ngọc Huệ mà tôi còn liên lạc được qua eMail [ngày 17.01.2019] cho biết: “Gs Bernard Huệ có giòng máu Pháp Việt, quê ở Miền Tây, có một lần ông vắng mặt nhà trường, sau đó ông cho biết về Hậu Giang để thăm mẹ. La Vang là công trình lớn lao với 12 điêu khắc các thánh... không hoàn thành do biến động... dở dang ! Riêng tôi có phụ trách 1 dự án “non bộ” hiện giữa 12 tượng đài.[ghi chú của người viết: 15 tượng đài chứ không phải 12]
Tính tới nay, khoảng thời gian 56 năm đâu đã quá xa, nhưng điều còn nhớ và ghi lại được trên các văn bản thì rất khiêm tốn. Ngay như một tiểu sử chi tiết và các hình ảnh của Lê Ngọc Huệ cũng rất khó kiếm, vì sau chính biến 1963 lật đổ TT Ngô Đình Diệm, ông rời Việt Nam trở lại Pháp và không còn để lại đầu mối liên lạc nào nữa.
Ngoài quần thể tượng nghệ thuật tôn giáo Mười Lăm Sự Mầu Nhiệm Mân Côi tại Nhà thờ Đức Mẹ La Vang là một công trình lớn có giá trị cao trong lịch sử điêu khắc Việt Nam thì Trụ Cột Hoà bình là một tác phẩm cá nhân duy nhất mà Lê Ngọc Huệ còn để lại. Trụ Cột Hoà bình đoạt huy chương Bạc trong cuộc triển lãm Quốc Tế Mỹ Thuật Sài Gòn lần thứ nhất năm 1962 [từ 26-10 đến 15-11-1962] tại Công Viên Tao Đàn gồm 22 quốc gia, là một tác phẩm điêu khắc theo khuynh hướng hiện đại, rất mới so với nền điêu khắc còn non trẻ của Việt Nam thời bấy giờ. Nhưng rồi sau biến cố 30 tháng 4, 1975 các tác phẩm rất giá trị của Sài Gòn Cũ như Trụ Cột Hoà bình của Lê Ngọc Huệ nơi khuôn viên Viện Đại Học Sài Gòn, Bông Lúa Con Gái của Mai Chửng ở thành phố Long Xuyên và một số các tượng đài khác đều chung số phận bị hất hủi hay bị phá huỷ… (1,4)
MỘT CHÚT LỊCH SỬ NHÀ THỜ LA VANG
Đức Mẹ hiện ra ở La Vang 221 năm về trước (1798 - 2019), được coi như phép lạ trong một thời kỳ mà đạo Thiên Chúa bắt đầu bị cấm đoán và bắt bớ tại Việt Nam. La Vang ngày nay được xem như một thánh địa, nơi hành hương quan trọng của giáo dân Việt Nam, ở xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo phận Huế. Các tín đồ vẫn tin rằng, Đức Mẹ đã hiện ra ở khu vực này vào năm 1798, và một nhà thờ đã được xây dựng gần ba cây đa, nơi Đức Mẹ đã hiện ra và đến năm 1961, nhà thờ Đức Mẹ La Vang được Tòa Thánh tôn phong là Tiểu Vương Cung Thánh đường La Vang. [Ba Tiểu Vương Cung Thánh Đường khác của Việt Nam là các nhà thờ: Sở Kiện Hà Nam, Phú Nhai Bùi Chu và Đức Bà Sài Gòn].
Dưới thời vua Cảnh Thịnh tức Nguyễn Quang Toản, con trai thứ của vua Quang Trung nhà Tây Sơn, ra chiếu chỉ cấm đạo năm 1798, để tránh bị nạn, nhiều giáo dân vùng Quảng Trị đã chạy lên vùng đất hẻo lánh này. Có nhiều “dật sự” về nguồn gốc tên La Vang, nhưng có một cách giải thích khá khả tín là khi giáo dân chạy lên vùng đất này thì bị dịch bệnh, lúc bấy giờ Đức Mẹ đã hiện ra và chỉ dẫn cho họ đi tìm một loại lá từ cây vằng – uống vào sẽ chữa khỏi bệnh, "lá vằng" viết không dấu thành La Vang. Sự kiện, người hành hương về nơi này có thể mua được “lá vằng”, một loại lá dân gian dùng sắc thuốc uống mát và lành, trị được một số bệnh. Khách thập phương đến đây hành hương và cầu xin ơn lành mà người Thiên chúa giáo tin rằng Đức Mẹ sẽ ban ơn như ý nguyện. Đức Mẹ La Vang được biểu tượng bằng một phụ nữ mặc áo dài bế con trong y phục truyền thống Việt Nam.
Theo truyền khẩu, năm 1885 nhà thờ bị đốt và nhóm giáo dân La Vang dựng lại nhà thờ Đức Mẹ trên nền cũ. Năm 1894, Giám mục Caspar Lộc cho xây lại một đền thờ bằng ngói, vì là vùng núi vận chuyển vật liệu khó khăn nên 15 năm mới hoàn thành. Năm 1901, đại hội La Vang đầu tiên được tổ chức vào ngày 08 tháng 08 để mừng khánh thành nhà thờ.
Năm 1924, do ngôi nhà thờ ngói chật hẹp, lại hư hại cho nên một đền thánh La Vang theo đồ án của kiến trúc sư Carpentier được dựng lên và khánh thành năm 1928, nhân dịp Đại hội La Vang 9. Thánh đường này được trùng tu năm 1959. Trong phiên họp ngày 13 tháng 04 năm 1961, Hội đồng Giám mục Miền Nam Việt Nam đã quyết định La Vang là Trung tâm Thánh Mẫu Toàn quốc. [https://vi.wikipedia.org/wiki/Đức_Mẹ_La_Vang]






















Nhà thờ Đức Mẹ La Vang 30.05.1970 vẫn còn nguyên vẹn, Bác sĩ Nguyễn Duy Hảo YK68 cùng LM Tuyên uý đưa anh em thương phế binh từ Tổng Y viện Duy Tân đi hành hương Nhà thờ La Vang. [tư liệu Bs Nguyễn Duy Hảo]
Nhà thờ Đức Mẹ La Vang 30.05.1970 vẫn còn nguyên vẹn, Bác sĩ Nguyễn Duy Hảo YK68 cùng LM Tuyên uý đưa anh em thương phế binh từ Tổng Y viện Duy Tân đi hành hương Nhà thờ La Vang. [tư liệu Bs Nguyễn Duy Hảo]






















Sau chiến tranh, chỉ còn lại di tích tháp chuông cổ từ ngôi Thánh đường La Vang cũ. [nguồn: daminhvn.net]
Sau chiến tranh, chỉ còn lại di tích tháp chuông cổ từ ngôi Thánh đường La Vang cũ. [nguồn: daminhvn.net]























Nhà thờ cổ Đức Mẹ La Vang trước chiến tranh còn nguyên vẹn. [tư liệu LM Nguyên Thanh]
Nhà thờ cổ Đức Mẹ La Vang trước chiến tranh còn nguyên vẹn. [tư liệu LM Nguyên Thanh]






















Ngôi nhà thờ đổ nát qua Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, sau đó quân lực VNCH tái chiếm Cổ thành Quảng Trị và khu Nhà thờ La Vang. [tư liệu LM Nguyên Thanh]
Ngôi nhà thờ đổ nát qua Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, sau đó quân lực VNCH tái chiếm Cổ thành Quảng Trị và khu Nhà thờ La Vang. [tư liệu LM Nguyên Thanh]






















Nhà Thờ La Vang 1985, tranh màu nước trên giấy gió 41cm x 51cm của Hoạ sĩ Dương Phước Luyến.
Nhà Thờ La Vang 1985, tranh màu nước trên giấy gió 41cm x 51cm của Hoạ sĩ Dương Phước Luyến.






















Nhà thờ La Vang 04.2017, photo by Dương Phước Luyến. [tư liệu Huỳnh Hữu Uỷ]
Nhà thờ La Vang 04.2017, photo by Dương Phước Luyến. [tư liệu Huỳnh Hữu Uỷ]






















Ngày 15 tháng 8 năm 2012 lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tiểu Vương Cung Thánh Đường La Vang mới, với các góc mái uốn cong như ngôi đình, mang phong cách kiến trúc Việt Nam.
Ngày 15 tháng 8 năm 2012 lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng Tiểu Vương Cung Thánh Đường La Vang mới, với các góc mái uốn cong như ngôi đình, mang phong cách kiến trúc Việt Nam.
Theo Linh Mục Nguyên Thanh, nguyên sĩ quan Tuyên uý của Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH, cũng là bạn tù cải tạo từ nhiều năm của người viết và từng viếng La Vang nhiều lần ở các giai đoạn khác nhau thì:
“ … Trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, Công trường Mân Côi bị bom đạn cày xới lỗ chỗ, một số bức tượng trong quần thể 15 Sự Mầu Nhiệm bị tan nát hoặc sứt mẻ trầm trọng. Chỉ còn ba cây đa nhân tạo nơi đài Đức Mẹ là vẫn đứng vững. [Hình 1,2]
Và từ năm 1995, Công trường Mân Côi, đã được tái thiết từng bước theo nguyên trạng ban đầu với sân cỏ, trồng cây, lối đi cũng là lộ trình kiệu được lát gạch chạy thẳng từ cổng tam quan đến lễ đài, và điều đáng kể là 15 pho tượng Mầu Nhiệm Mân Côi bị hư hại trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 cũng đã được tu sửa tái tạo.
Chủ đề 15 pho tượng của điêu khắc gia Lê Ngọc Huệ tương ứng với sự chiêm ngắm 15 Mầu Nhiệm Mân Côi gồm: Năm sự Vui, Năm sự Thương, và Năm sự Mừng. Chủ đề này đặc biệt thích hợp cho thánh địa sùng bái Thánh Mẫu nếu so với chủ đề thường thấy trong hầu hết khuôn viên của các nhà thờ là “14 Chặng đàng Thánh giá”.
Mân Côi / Rosary nghĩa là “vòng hoa hồng”, mỗi lời kinh Kính mừng Ave Maria như một đoá hồng xinh đẹp sẽ kết thành một Tràng Hoa dâng lên Đức Mẹ. Đọc kinh Kính mừng là sự chiêm nghiệm theo trình tự những mầu nhiệm hay sự kiện chính trong cuộc đời, sự thương khó, cái chết, và vinh quang của Chúa Giêsu và sự tham dự của Mẹ ngài là Maria.
Trong kinh nguyện Mân Côi đọc mỗi ngày, 15 mầu nhiệm được chia thành 3 bộ, mỗi bộ trong đó lại có 5 đề tài khác nhau để chiêm nghiệm (mỗi đề tài được đọc bằng mười bài kinh Kính mừng). Để bổ sung vào những mầu nhiệm chiêm ngắm này, trong đó người ta lại phối hợp chúng với các đức tính gương mẫu với từng mầu nhiệm (như tính khiêm nhường, bác ái, nghèo khó, thanh sạch…). Dựa vào đó, mỗi “bộ” về hình thể điêu khắc súc tích được cái ý tưởng cốt yếu của từng đề tài:
1. Năm sự vui: Chiêm ngắm những khoảnh khắc trong đời Đức Mẹ Maria, đây là những đề tài giàu cảm xúc và thân thiết, như trong cảnh thiên thần truyền tin hoặc tình cảm giữa người nữ với nhau, việc sinh đẻ, tình mẹ con. Điêu khắc chủ yếu dùng những bố cục và đường nét cong đầy nữ tính, hình khối tròn mềm mại hài hoà khi vận dụng đường uốn lượn nhịp nhàng của cử động và y phục.
2. Năm sự thương: loạt tượng này chủ yếu dùng những mẫu khối hình học lập thể táo bạo và mãnh liệt thật thích hợp để diễn tả nỗi khắc khoải và thống khổ vừa trong nội tâm và thể xác của Chúa Giêsu trong cuộc khổ nạn, như cảnh cầu nguyện trong vườn cây dầu, cảnh thụ hình và chịu đóng đinh.
3. Năm sự mừng : là những đề tài hân hoan, thăng hoa và tôn vinh. Hình khối điêu khắc từ đây ít tính khắc khổ, ngoại trừ pho “Chúa Giêsu sống lại” vẫn giữ phong cách lập thể và biểu hiện để thống nhất với Năm sự Thương, các pho còn lại trở về với hình khối mang tính tượng trưng với đường nét tròn đầy của nữ tính để diễn tả trạng thái viên mãn, nhất là với các bức thể hiện Đức Mẹ.
Tác phẩm của Lê Ngọc Huệ để lại sẽ vẫn còn toả sáng lâu dài vì mang những giá trị nghệ thuật và tâm linh thể nghiệm đạo đức Ki-tô giáo và mỹ học đương đại. Quần thể tượng là 15 đoá hồng mầu nhiệm - rosa mystica - chất chứa nhiều trạng thái cảm xúc từ bi tráng đến thăng hoa của con người vượt cảnh giới thế tục qua sự cứu chuộc của tôn giáo và nghệ thuật, và nằm trong một không gian và thời gian kết tinh của tâm linh qua những thăng trầm của lịch sử. [nguồn: LM Nguyên Thanh]
Sau thời gian gián đoạn, từ năm 1990, chính quyền địa phương cho phép hành lễ trở lại. La Vang trở thành thánh địa quan trọng nhất của người Thiên Chúa giáo Việt Nam, hàng năm có hơn nửa triệu người, cả từ khắp năm Châu về hành hương, con số ấy ngày một gia tăng.
TÁC GIẢ TƯỢNG BA CÂY ĐA LÀ AI?
Theo Chủng sinh Nguyễn An Phong, trong Kỷ Yếu Kỷ niệm 42 năm Lớp Mẹ Vô nhiễm Khoá Hoan Thiện / HT 67, viết theo lời kể của Ba Anh, ông Nguyễn Văn Nghiêm người gần như suốt cuộc đời gắn bó với Nhà thờ Đức Mẹ La Vang thì:
“Được nghe Ba tôi kể một vài điều, nhất là về việc xây cất Ba Cây Đa và các tượng Mười Lăm Sự Mầu Nhiệm. Theo như trang mạng của Địa Phận Huế bây giờ, cũng như trong sách Đức Mẹ La Vang của linh mục Hồng Phúc hoặc lời giải thích của thi sĩ Đình Bảng trong DVD về La Vang đều nói là công trình của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, vị kiến trúc sư lừng danh thế giới với giải Grand Prix de Rome năm 1955… Cậy nhờ đến internet để tìm kiếm, có khá nhiều trang mạng nói về vị kiến trúc sư tài ba nầy như ở trang bách khoa:
http://en.wikipedia.org/wiki/Ngo_Viet_Thu
hoặc http://www.geocities.com/namsonngoviet/NgoVietThu.html.
Đặc biệt, trang mạng sau này của Kiến Trúc Sư Ngô Viết Nam Sơn là con trai của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, nói về cuộc đời nghệ thuật của Ba mình. Trang nầy liệt kê các công trình tiêu biểu như khách sạn, chùa chiền, nhà thờ, chợ búa, trường Đại Học, dinh Độc Lập… nhưng hoàn toàn không nhắc tới công trình La Vang hoặc một công trình điêu khắc nào.
Tuy nhiên, sau lưng bàn thờ Mẹ, nếu để ý, ta có thể thấy khắc mấy hàng chữ nhỏ. Hàng chữ nầy khắc chìm vào đá, nhưng có ai mới sơn màu đỏ lên:
Hân hạnh phục vụ Linh Đài
Sáng kiến và mô hình: Ô. Nguyễn Văn Thế, điêu khắc sư
Quản lý: LM Trần Văn Tường
Công tác giám thị: Nguyễn Văn Nghiêm, Nguyễn Hữu Mùi
Tạc đá: Huỳnh Phạm
Vậy đúng là ông Nguyễn Văn Thế mà tôi còn nhớ. Ông Nguyễn Văn Nghiêm là Ba tôi. Ông Nguyễn Hữu Mùi là thân phụ của linh mục Nguyễn Hữu Hiến (Hoan Thiện 66)…. Nhưng đoan chắc Ba Cây Đa là của điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế, vì có khắc rõ ràng trên bảng đá” [Hết lược dẫn] (5)






















Điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế, Đệ Nhị Giải La Mã [Nghệ Thuật Việt Nam Hiện Đại, Nguyễn Văn Phương, Nha Mỹ Thuật Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH 1962] (6)
Điêu khắc gia Nguyễn Văn Thế, Đệ Nhị Giải La Mã [Nghệ Thuật Việt Nam Hiện Đại, Nguyễn Văn Phương, Nha Mỹ Thuật Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH 1962] (6)
Theo trang mạng tiếng Việt https://vi.wikipedia.org/wiki/Ngô_Viết_Thụ thì: “KTS Ngô Viết Thụ có vai trò quy hoạch kiến trúc tổng thể khu Thánh địa La Vang Quảng Trị cùng với công trình điêu khắc của “điêu khắc sư” Nguyễn Văn Thế, cũng như ông đã từng quy hoạch cảnh quan Công trường Mê Linh năm 1961 cùng với nhà điêu khắc Nguyễn Văn Thế là tác giả của tượng đài Hai Bà Trưng Sài Gòn.”
Với sự thận trọng, người viết đã nhờ LM Nguyên Thanh [ngày 18.01.2019], liên lạc với Cha nguyên quản nhiệm Tiểu Vương Cung Thánh Đường La Vang Quảng Trị thì được Cha cho biết, qua các giai đoạn trùng tu kể cả tượng đài Ba Cây Đa, đã không còn những dòng chữ khắc trên đá sau lưng bàn thờ Mẹ, và Cha thì vẫn nghĩ rằng tượng Ba Cây Đa là của KTS Ngô Viết Thụ.
Người viết chỉ ghi lại những sự kiện và không đưa ra một kết luận nào. Hy vọng trong tương lai gần, sẽ có thêm một tiếng nói của KTS Ngô Viết Nam Sơn con trai KTS Ngô Viết Thụ, để có thể giúp soi sáng một sự kiện có tính cách lịch sử mỹ thuật tôn giáo này.​






















KTS Ngô Viết Thụ, Khôi Nguyên Giải La Mã, được TT Ngô Đình Diệm mời về VN, ông đã để lại nhiều dấu ấn trên các công trình kiến trúc thời Việt Nam Cộng Hoà. Hình trên: Lễ đặt viên đá đầu tiên 1962 xây Trung tâm Giáo dục Y Khoa Sài Gòn; hàng trước từ trái: GS Phạm Biểu Tâm, TT Ngô Đình Diệm, KTS Ngô Viết Thụ, GS Nguyễn Quang Trình. [tư liệu gia đình GS Phạm Biểu Tâm]
KTS Ngô Viết Thụ, Khôi Nguyên Giải La Mã, được TT Ngô Đình Diệm mời về VN, ông đã để lại nhiều dấu ấn trên các công trình kiến trúc thời Việt Nam Cộng Hoà. Hình trên: Lễ đặt viên đá đầu tiên 1962 xây Trung tâm Giáo dục Y Khoa Sài Gòn; hàng trước từ trái: GS Phạm Biểu Tâm, TT Ngô Đình Diệm, KTS Ngô Viết Thụ, GS Nguyễn Quang Trình. [tư liệu gia đình GS Phạm Biểu Tâm]
ĐỨC TGM NGÔ ĐÌNH THỤC VÀ GS LÊ NGỌC HUỆ
Vẫn theo Nguyễn An Phong, trong Kỷ Yếu Lớp Mẹ Vô nhiễm Khoá Hoan Thiện/ HT 67, theo lời kể của Ba Anh, ông Nguyễn Văn Nghiêm một giai thoại thú vị về Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục, [anh TT Ngô Đình Diệm] lúc đó đã 64 tuổi đang cai quản Giáo phận Huế bao gồm cả Quảng Trị với Giáo sư Điêu khắc Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế Lê Ngọc Huệ còn rất trẻ, mới 25 tuổi từ Pháp về:​
Khi vị điêu khắc gia trình Đức Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục mô hình các bức tượng Mười Lăm Sự Mầu Nhiệm thì ngài bác ngay. Ngài lấy lý do dân Quảng Trị là những người mộc mạc, quê mùa. Mỗi khi đi viếng Mẹ, làm thế nào để họ có thể cầu nguyện trước những bức tượng “một hòn, một cục” được. Người dân quê cần những bức tượng theo lối tả chân để họ có thể hiểu mà để tâm cầu nguyện. Vị điêu khắc gia đã mất một thời gian khá dài để thuyết phục Đức Tổng. Vì đây là một công trình nghệ thuật tôn giáo quan trọng và lớn lao. Những bức tượng lập khối có những ý nghĩa nhất định… Tượng Mẹ Lên Trời, tà áo Mẹ phồng lên như có gió thổi để chỉ Mẹ được nâng lên trời, cả hồn lẫn xác. Trong khi tượng Chúa Lên Trời thì tự nhiên. Những bắp thịt trên vai của tượng Chúa Ngã Xuống Đất căng lên sức nặng của tội lỗi con người, nhưng khuôn mặt Chúa thì vẫn bình thản, thương yêu… Nghe lời giải thích hợp lý, Đức Tổng đồng ý với điều kiện là trước mỗi bức tượng, ghi những chú giải cần thiết để người dân dễ hiểu. Vị điêu khắc gia từ chối quyết liệt, vì như vậy còn gì là nghệ thuật nữa. Đức Tổng cuối cùng chịu thua, chấp thuận. Tôi cũng nghe kể vị điêu khắc gia nầy là một giáo sư trường Mỹ Thuật Huế, đã đem theo các môn sinh của mình để thực hiện công trình lớn lao nầy… Và Mười Lăm Sự Mầu Nhiệm có thể là của điêu khắc gia Bernard Ngọc Huệ và các môn sinh thuộc trường Mỹ Thuật Huế. [hết lược dẫn] (5)






















Điêu khắc gia Lê Ngọc Huệ, Huy chương Bạc Triển Lãm Quốc Tế Mỹ Thuật 1962 [Nghệ Thuật Việt Nam Hiện Đại, Nguyễn Văn Phương, Nha Mỹ Thuật Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH 1962] (6)
Điêu khắc gia Lê Ngọc Huệ, Huy chương Bạc Triển Lãm Quốc Tế Mỹ Thuật 1962 [Nghệ Thuật Việt Nam Hiện Đại, Nguyễn Văn Phương, Nha Mỹ Thuật Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH 1962] (6)
Qua sự kiện này, Huỳnh Hữu Uỷ nhà phê bình Nghệ thuật Tạo hình Việt Nam đã phát biểu: “Tôi lấy làm lạ là một người như Cha Ngô Đình Thục, quen với bầu không khí nghệ thuật cổ điển của Vatican mà lại chấp nhận được những pho tượng trừu tượng biểu hiện ấy của Lê Ngọc Huệ. Âu cũng là một cái may lớn cho chúng ta.”
QUẦN THỂ TƯỢNG MÂN CÔI TRONG SÂN NHÀ THỜ LA VANG
Như đã nói ở trên, quần thể tượng này, được sáng tạo theo sử thi Thiên Chúa giáo với 15 sự mầu nhiệm Mân Côi gồm: (a) 5 sự vui, (b) 5 sự thương, (c) 5 sự mừng. Công trình bắt đầu từ 1961 đến 1963 thì được coi hoàn thành.
Theo Trịnh Cung, điều còn nhớ được, thì nhóm tượng đã được tạo hình và làm khuôn tại trường CĐMT Huế, đến giai đoạn 2, quần thể tượng này được đúc bằng chất liệu granito tại sân nhà thờ La Vang, với xi măng trắng trộn đá nhỏ... Các pho tượng được đặt hai bên con đường lát đá từ cổng tam quan đi vào Quảng trường Mân Côi, con đường này dẫn đến một lễ đài rất lớn ngoài trời. Ngôi nhà thờ La Vang bị tàn phá trong những trận giao tranh khốc liệt, nhất là trong giai đoạn Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 và nhóm quần thể tượng này đã không còn nguyên vẹn. [Hình 2,7]
Mãi đến năm 1995, công trường Mân Côi và 15 pho tượng mầu nhiệm mới được phục hồi, và nay cũng đã gần một phần tư thế kỷ, đã lại có thêm rêu phong nhuốm màu thời gian. Đặc tính của những bức tượng này với những hình khối, có đường nét cách tân nhưng rất đẹp, nhìn theo cả không gian ba chiều.
Dưới đây là 12 những bức hình chụp vội dưới trời mưa chỉ với chiếc iPhone 8-plus của chính người viết, có giá trị như những ghi chép. Ba bức hình thiếu, được bổ sung bằng hình từ facebook Phanxi Pang có đánh dấu sao * / asterix.
Rồi ra, mong có dịp trở lại nơi đây, trong những ngày nắng ráo, với đầy đủ ánh sáng và một chiếc máy hình tốt để có thể có những bức ảnh đẹp, chụp lại được các góc cạnh và ánh sáng sắc bén của mỗi pho tượng tương xứng với giá trị nghệ thuật của mỗi tác phẩm điêu khắc này.






















Vui I: Thiên thần truyền tin Đức Mẹ thụ thai
Vui I: Thiên thần truyền tin Đức Mẹ thụ thai























Vui II: Đức Mẹ đi viếng bà thánh Ysavé
Vui II: Đức Mẹ đi viếng bà thánh Ysavé























Vui III: Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu
Vui III: Đức Mẹ sinh Chúa Giêsu























Vui IV: Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh
Vui IV: Đức Mẹ dâng Chúa Giêsu vào đền thánh






















Vui V: Đức Mẹ tìm được Chúa Giêsu trong đền thánh *
Vui V: Đức Mẹ tìm được Chúa Giêsu trong đền thánh *























Thương I: Chúa Giêsu cầu nguyện trong vườn cây dầu
Thương I: Chúa Giêsu cầu nguyện trong vườn cây dầu























Thương II: Chúa Giêsu chịu đội mão gai
Thương II: Chúa Giêsu chịu đội mão gai























Thương III: Chúa Giêsu chịu tội đánh đòn
Thương III: Chúa Giêsu chịu tội đánh đòn























Thương IV: Chúa Giêsu chịu vác thánh giá
Thương IV: Chúa Giêsu chịu vác thánh giá























Thương V: Chúa Giêsu chịu chết trên thánh giá
Thương V: Chúa Giêsu chịu chết trên thánh giá























Mừng I: Chúa Giêsu sống lại*
Mừng I: Chúa Giêsu sống lại*























Mừng II: Chúa Giêsu lên trời
Mừng II: Chúa Giêsu lên trời























Mừng III:Chúa Thánh thần hiện xuống*
Mừng III:Chúa Thánh thần hiện xuống*























Mừng IV: Đức Mẹ hồn xác lên trời
Mừng IV: Đức Mẹ hồn xác lên trời























Mừng V: Đức Mẹ được tôn vinh trên trời
Mừng V: Đức Mẹ được tôn vinh trên trời
LÊ NGỌC HUỆ MỘT TÀI NĂNG LỚN
Lê Ngọc Huệ khi từ Paris về Việt Nam 1961, lúc đó ông còn rất trẻ mới 25 tuổi, chỉ hơn học trò của ông, Lê Tài Điển sinh năm 1937 một tuổi! Ông tốt nghiệp điêu khắc ở Pháp, khi được mời về dạy trường CĐMT Huế, ông mang theo cả một làn gió mới thổi vào lãnh vực điêu khắc của Việt Nam lúc đó còn non trẻ và cả rất bảo thủ.
Theo Đinh Cường, trong bài viết về Lê Tài Điển đăng trên VOA, và có đăng trong Tuyển tập “Những mảng rời Lê Tài Điển”, Nxb Biển Khơi ĐKSS, Paris 2012, thì khi có Mai Lan Phương hoạ sĩ tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Trang trí ở Paris về thay hoạ sĩ Tôn Thất Đào, làm giám đốc CĐMT Huế, “Mai Lan Phương có mời người bạn là Lê Ngọc Huệ, tốt nghiệp điêu khắc Đại học Montpellier về dạy, Lê Tài Điển cũng ra học điêu khắc với Lê Ngọc Huệ, một thầy dạy điêu khắc trẻ, đã đem một luồng khí mới về cho trường, đã đào tạo được những điêu khắc gia tài ba như Mai Chửng, Lê Thành Nhơn…” (3)
Tên tuổi Gs Bernard Huệ lúc đó đã thu hút được một số sinh viên đang học điêu khắc tại trường Quốc Gia CĐMT Gia Định ra Huế học như Mai Chửng, Lê Tài Điển, Trần Văn Danh… Với quần thể tượng 15 Sự Mầu Nhiệm trên Quảng Trường Mân Côi Nhà thờ Đức Mẹ La Vang, qua thử thách của thời gian, đã có được một đánh giá phổ quát: Lê Ngọc Huệ trong lãnh vực điêu khắc là một tài năng lớn với thủ pháp tinh tế, đường nét tinh giản nhưng mạnh mẽ, đầy tính tượng trưng và sáng tạo. Chỉ với khoảng thời gian ngắn chưa đầy 3 năm ở Việt Nam, ông đã để lại một công trình nghệ thuật tôn giáo quan trọng và lớn lao, ghi những dấu ấn sâu đậm trong ngành điêu khắc Việt Nam, tạo được sự kết hợp thăng hoa giữa nghệ thuật và tôn giáo.
Quần thể tượng của Lê Ngọc Huệ và môn sinh cũng đã phải thăng trầm với lịch sử, với vận nước và tồn tại cho đến nay đã hơn nửa thế kỷ nhưng vẫn rất mới, rất cách tân mà vẫn rất gần gũi với quần chúng, với tín đồ chiêm ngắm khi hành hương tới vùng đất Thánh La Vang.
Tác giả gửi bài viết này tới các bạn trẻ trong và ngoài nước có quan tâm tới Lịch sử Mỹ Thuật Việt Nam, như gợi ý cho một nghiên cứu, có thể là đề tài hấp dẫn cho một luận án tiến sĩ về Quần thể tượng 15 Sự Mầu Nhiệm Mân Côi, một công trình nghệ thuật tạo hình lớn của nhà điêu khắc tài năng Lê Ngọc Huệ, trước khi các dữ kiện bị phủ mờ bởi lớp bụi thời gian và đi dần vào quên lãng.
Nhà thờ Đức Mẹ La Vang,
Hải Lăng Quảng Trị 01.2019

Tham Khảo:
1/ Đi tìm bức tượng Mẹ và Con, tác phẩm bị lãng quên của Mai Chửng ờ Hải ngoại. Ngô Thế Vinh, VOA 07.06.2018
https://www.voatiengviet.com/a/mai-chung-me-con-bong-lua-ngo-the-vinh/4427236.html
2/ Mùa Hè Đỏ Lửa. Phan Nhật Nam, Nxb Sáng Tạo Sài Gòn 1972. Phan Nhật Nam về La Vang với Ngô Thế Vinh, tư liệu cá nhân 07.1968 - 01.2019
3/ Nghệ sĩ tạo hình nhiều trải nghiệm. Đinh Cường, Tuyển tập Những mảng rời Lê Tài Điển, Nxb Biển Khơi ĐKSS, Paris Normandie 2012
4/ Mỹ Thuật Việt Nam, Những Vấn đề Xoay quanh. Trụ Cột Hoà bình, Tác phẩm điêu khắc giá trị bị hắt hủi [tr 106-108]. Trịnh Cung, C. Xuất bản 2010
5/ Nhớ nhớ… Quên quên… Nguyễn An Phong, Kỷ Yếu Lớp Mẹ Vô nhiễm HT/ Hoan Thiện 67. Website Cựu Chủng sinh Huế 2010 http://www.cuucshuehn.net/ht67/pages/nhonhoquenquen.htm
6/ Nghệ Thuật Việt Nam Hiện Đại, Nguyễn Văn Phương, Nha Mỹ Thuật Học Vụ Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH 1962
[Ghi chú: hình tư liệu có ghi nguồn, tất cả hình ảnh còn lại là của người viết]
Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/le-ngoc-hue-nha-tho-duc-me-la-vang/4757727.html






























CSVN viết lại lịch sử, Việt Nam Cộng Hòa không còn là ‘ngụy quyền’

































Dù nhà cầm quyền CSVN chưa chính thức công nhận, nhưng với người dân Việt Nam, các tử sĩ VNCH bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc, đã nằm trong tim họ. (Hình: Getty Images)
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bộ sách lịch sử Việt Nam (15 cuốn) vừa được tái bản lần thứ nhất. Bộ sách này đã được “chỉnh sửa, bổ sung” và khác hẳn ấn bản đầu tiên. Lịch sử Việt Nam đã được viết lại.
Trò chuyện với báo giới nhân dịp tái bản bộ sách lịch sử Việt Nam, ông Trần Đức Cường, chủ biên bộ sách này bảo rằng, công việc “chỉnh sửa, bổ sung” kéo dài chín năm với sự tham gia của hơn 30 chuyên gia sử học. So với ấn bản đầu tiên, bộ sách lịch sử Việt Nam vừa được tái bản lần thứ nhất có nhiều điểm mới, chẳng hạn xác định vương triều nhà Mạc, vương triều nhà Nguyễn đã có nhiều đóng góp đáng kể cho quốc gia, dân tộc chứ không “phiến diện như trước…”
Theo tường thuật của tờ Tuổi Trẻ về cuộc trò chuyện vừa kể thì trong lần tái bản đầu tiên, hai điểm mới, đáng chú ý nhất của bộ lịch sử Việt Nam là quan điểm của các sử gia CSVN về Việt Nam Cộng hòa và Trung Quốc.
Ông Cường giải thích, các sử gia CSVN vứt bỏ không sử dụng “ngụy quyền” khi đề cập đến chính thể Việt Nam Cộng Hòa và “ngụy quân” khi đề cập đến quân lực Việt Nam Cộng hòa, bởi Việt Nam Cộng hòa là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Trong bộ Lịch sử Việt Nam, tái bản lần thứ nhất, chỉ có chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.
Cũng theo lời ông Cường thì lần đầu tiên, trong một bộ thông sử Việt Nam, các sử gia CSVN ghi nhận sự kiện Trung Quốc xua quân xâm lược Việt Nam năm 1979. Ông Cường nhấn mạnh, đó là “xâm lược” và người Việt đã đổ rất nhiều xương máu để kháng cự cho đến năm 1988.
Người Việt chưa được đọc bộ lịch sử Việt Nam tái bản lần thứ nhất, tuy nhiên qua truyền thống Việt Nam, dẫu bộ sách vừa kể có nhiều điểm mới song dường như chưa đầy đủ.
Sau sự kiện ra mắt bộ lịch sử Việt Nam tái bản lần thứ nhất, qua tờ Tuổi Trẻ, một số sử gia CSVN đã nêu thêm ý kiến về bộ sách này, với mong muốn “nội dung của nó sẽ toàn diện hơn.”
Ông Nguyễn Mạnh Hà, cựu viện trưởng Viện Lịch Sử đảng CSVN, thừa nhận, trước đây, các sử gia CSVN “viết sử theo định hướng, không phản ánh hết sự thật lịch sử nên lịch sử còn rất nhiều khoảng trống.” Theo ông Hà, từ lâu ông đã ủng hộ quan điểm bỏ lối gọi “ngụy quân, ngụy quyền.” Việt Nam Cộng hòa là một thành viên Liên Hiệp Quốc, tham gia các cuộc đàm phán Paris, phải thừa nhận có một thực thể như vậy. Việt Nam Cộng Hòa cũng tỏ ra rất có trách nhiệm trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã chết để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, phải thừa nhận chứ không thể né tránh.

































Để xiển dương “tinh thần 4 tốt” và “16 chữ vàng,” Việt Nam đục bỏ cả bia ghi công Sư Đoàn 337 của quân đội CSVN đã chặn đứng quân xâm lược Trung Quốc, ở đầu cầu Khánh Khê, tỉnh Lạng Sơn năm 1979. Lịch sử Việt Nam đã từng được các sử gia CSVN trình bày theo mục tiêu “phục vụ chính trị” như thế. (Hình: Thanh Niên)
Ông Hà nói thêm rằng, thông sử Việt Nam phải đề cập cả tới những sai lầm của chính quyền CSVN như: Cải cách ruộng đất, nhân văn-giai phẩm, xét lại chống đảng… Nếu cứ tránh những vấn đề thường được gọi là “nhạy cảm,” sai lầm thì lịch sử sẽ không hoàn chỉnh. Ông Hà đòi phải tôn vinh những người lính đã chiến đấu, hy sinh trong cuộc chiến tranh chống xâm lược Trung Quốc. Phải như thế thì mới công bằng.
Nhận định của ông Vũ Dương Ninh, giảng viên Đại Học Quốc Gia Hà Nội, có rất nhiều điểm tương đồng với ông Hà. Ông Ninh đòi lấp những “khoảng trống trong lịch sử” về Việt Nam Cộng hòa, về các sai lầm của chính quyền CSVN (Cải cách ruộng đất, nhân văn-giai phẩm, xét lại chống đảng…) bằng cách thu thập sử liệu khách quan, tôn trọng tính khách quan của lịch sử và phải hiểu cho đúng thế nào là sử học phục vụ chính trị, để phục vụ chính trị mà cắt xén lịch sử thì sử không còn là sử nữa. Theo ông Ninh, phải rạch ròi giữa nói xấu lịch sử và nói ra cái xấu trong lịch sử. Ông Ninh nhắc thêm, sau việc tái bản bộ lịch sử Việt Nam, phải tính tới sách giáo khoa môn Sử.
Hồi Tháng Hai vừa qua, Ban Tuyên Giáo của Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN từng tổ chức một cuộc thảo luận về sử học. Lúc đó, nhiều sử gia CSVN từng công khai than phiền, dưới chế độ Cộng Sản tại Việt Nam, việc trình bày lịch sử Việt Nam tạo ra nhiều khoảng trống vì có quá nhiều “vùng cấm” như: Cải cách ruộng đất, nhân văn-giai phẩm, xét lại chống đảng, Việt Nam Cộng Hòa, thuyền nhân Việt Nam, cuộc chiến chống Trung Quốc bảo vệ biên giới phía Bắc… Do đó phải xác lập một quan điểm mới trong việc trình bày lịch sử. Không nhìn rõ những sai lầm trong quá khứ thì khó tránh cho xe đổ ở tương lai. Không nghiên cứu toàn diện về chính quyền Việt Nam Cộng hòa khó rút ra được bài học nào cho sự nghiệp xây dựng đất nước, cũng như thúc đẩy hòa hợp, hòa giải dân tộc. (G.Đ)
Nguồn:  https://www.nguoi-viet.com/tin-chinh/csvn-viet-lai-su-viet-nam-cong-hoa-khong-con-la-nguy-quyen/
































Sau hơn 40 năm mới thừa nhận thực thể “VNCH”


reading-newspaper


logo

Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng

20/08/2017 21:25 GMT+
TTO – Nhân việc bộ Lịch sử Việt Nam không dùng từ “ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975, TS sử học Nguyễn Nhã cho rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.
TS Nguyễn Nhã phát biểu trong một tọa đàm về chủ quyền biển đảo - Ảnh: L.Điền
TS Nguyễn Nhã phát biểu trong một tọa đàm về chủ quyền biển đảo – Ảnh: L.Điền
Như tôi đã nhiều lần phát biểu trong đó có hội thảo xây dựng bộ lịch sử trên, rằng để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa mà pháp lý quốc tế hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc bắt đầu tranh chấp chủ quyền năm 1909 cho Paracels (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa là đất vô chủ – res -nullius) thì sự chiếm hữu phải mang tính thật sự, nhà nước, liên tục và hòa bình. Từ năm 1954 – 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục
TS Nguyễn Nhã
TS Nguyễn Nhã cho rằng, về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử, Việt Nam cộng hòa là một thực thể chính trị rất hiển nhiên không thể chối cãi. Có thể khi còn đấu tranh chính trị vì lợi ích chính trị thì không công nhận nhau cũng là chuyện thường tình.
Song chính trị thì có thể thay đổi, nhất là khi đất nước đã được thống nhất và đang có nhu cầu thống nhất lòng người, đoàn kết dân tộc để phát triển hùng cường và đấu tranh chống các nguy cơ từ nguy cơ trở thành thuộc quốc hay nguy cơ tụt hậu”.
Trong cái nhìn triển vọng về việc thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa, ông Nhã cũng lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.
Không chỉ thế, theo ông Nhã, “… Thừa nhận Việt Nam cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”.
TS Lê Trung Tĩnh - Ảnh: LTT cung cấp
TS Lê Trung Tĩnh – Ảnh: LTT cung cấp
Việc từ bỏ cách gọi “ngụy quân”, “ngụy quyền” và công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh. Mặt khác điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế.
TS Lê Trung Tĩnh
Tác động tích cực với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu, phát hành bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn.
Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử quan trọng này là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam.
Như lời trả lời phỏng vấn báo chí, PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện Sử học, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sáchLịch sử Việt Nam, đã nói: “Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hòa, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn”.
Nhiều tác giả, đặc biệt là Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qua các bài viết của TS Dương Danh Huy, đã đi sâu về mối quan hệ giữa sự công nhận một hay hai quốc gia trong giai đoạn chiến tranh 1954-1975 và lập luận pháp lý bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức, quan điểm khác nhau và đi đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc.
Và đó cũng là quan điểm có thể chấp nhận về mặt chính trị hiện nay, so với việc chỉ công nhận một quốc gia tại miền Bắc hay tại miền Nam.
Nhận định Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia cũng là điều được chấp nhận dưới góc độ luật pháp quốc tế theo nghiên cứu của nhiều luật gia quốc tế nổi tiếng.
Giáo sư James Crawford, giáo sư hàng đầu về công pháp quốc tế và là một thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế, trong tác phẩm The Creation of States in International Law, đã cho rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia.
Theo ông, việc Hiệp định Genève 1954 thiết lập hai vùng tập kết quân sự phải được xem như sự thiết lập hai quốc gia. Trên phương diện luật pháp cũng như trên thực tế, lãnh thổ của mỗi quốc gia trên không phải là toàn bộ Việt Nam.
Ngoài ra sau này trong Hiệp định Paris 1973, Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa cũng được xem như hai thể chế trong việc sử dụng quân sự, tự khẳng định đối nội và đối ngoại, đáp ứng được các điều kiện có chính phủ và khả năng có quan hệ với các chính phủ khác.
Thật ra việc công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính thể quan trọng trong việc gìn giữ chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa đã được lãnh đạo Việt Nam đề cập trong các phát biểu quan trọng.
Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011 đã lặp lại không dưới ba lần từ “Việt Nam cộng hòa” và khẳng định: “Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp”.
“Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì hải quân chúng ta đã tiếp quản năm hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản”.
Cũng cần nhắc lại là ngày 19 và 20-1-1974, trong trận hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc, 74 binh sĩ Việt Nam cộng hòa đã ngã xuống để bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam.
Đó đơn giản là những người con của nước Việt, cũng như Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam cùng với Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Ý nghĩa của điều đó rất rõ và trường tồn đối với dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã từng đấu tranh 1.000 năm để có một lãnh thổ, và 1.000 năm để giữ gìn lãnh thổ.
TS Lê Trung Tĩnh (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
Tiền đề thống nhất nhân tâm
Chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1975. Đã đến lúc dân tộc phải tiến hành công cuộc hòa giải. Thống nhất đất nước phải là tiền đề cho thống nhất nhân tâm, thống nhất tinh thần dân tộc…
Có như thế dân tộc mới mạnh, mới đoàn kết để chống xâm lược, để giữ gìn giang sơn, đất trời và biển.
Ai cũng vui mừng vì đã đến lúc ta phải gọi cho đúng tên các thực thể dân tộc trong quá khứ.
Việt Nam cộng hòa là một thực thể lịch sử. Thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa như nó đã tồn tại ta sẽ làm giàu có thêm cho dân tộc vì đã có một nền giáo dục, một nền văn học, pháp chế, kinh tế… mà chúng ta cần nghiên cứu để thừa kế những giá trị và gạt bỏ những khuyết điểm, những yếu kém…
Và trên hết là hòa giải dân tộc, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc trong cuộc cạnh tranh và sống còn trong một thế giới còn nhiều thách thức.
Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc 
Nguồn:https://kontumquetoi.com/2017/08/22/sau-hon-40-nam-moi-thua-nhan-thuc-the-vnch/

Thừa nhận Việt Nam cộng hòa là bước tiến quan trọng

20/08/2017 21:25   























TTO - Nhân việc bộ Lịch sử Việt Nam không dùng từ “ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975, TS sử học Nguyễn Nhã cho rằng việc thừa nhận này có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

TS Nguyễn Nhã phát biểu trong một tọa đàm về chủ quyền biển đảo - Ảnh: L.Điền
TS Nguyễn Nhã phát biểu trong một tọa đàm về chủ quyền biển đảo - Ảnh: L.Điền
Như tôi đã nhiều lần phát biểu trong đó có hội thảo xây dựng bộ lịch sử trên, rằng để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa mà pháp lý quốc tế hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc bắt đầu tranh chấp chủ quyền năm 1909 cho Paracels (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa là đất vô chủ - res -nullius) thì sự chiếm hữu phải mang tính thật sự, nhà nước, liên tục và hòa bình.
Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục
TS Nguyễn Nhã
TS Nguyễn Nhã cho rằng, về pháp lý quốc tế cũng như về mặt lịch sử, Việt Nam cộng hòa là một thực thể chính trị rất hiển nhiên không thể chối cãi. Có thể khi còn đấu tranh chính trị vì lợi ích chính trị thì không công nhận nhau cũng là chuyện thường tình.
Song chính trị thì có thể thay đổi, nhất là khi đất nước đã được thống nhất và đang có nhu cầu thống nhất lòng người, đoàn kết dân tộc để phát triển hùng cường và đấu tranh chống các nguy cơ từ nguy cơ trở thành thuộc quốc hay nguy cơ tụt hậu”.
Trong cái nhìn triển vọng về việc thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa, ông Nhã cũng lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt”.
Không chỉ thế, theo ông Nhã, “... Thừa nhận Việt Nam cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”.
TS Lê Trung Tĩnh - Ảnh: LTT cung cấp
TS Lê Trung Tĩnh - Ảnh: LTT cung cấp
Việc từ bỏ cách gọi "ngụy quân", "ngụy quyền" và công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính quyền độc lập là một bước tiến quan trọng trong việc hàn gắn những vết thương của người Việt sau chiến tranh.
Mặt khác điều này có những tác động tích cực đối với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông, cụ thể là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa bằng công pháp quốc tế.
TS Lê Trung Tĩnh
Tác động tích cực với việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
Ngày 18-8, Viện hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam giới thiệu, phát hành bộ Lịch sử Việt Nam bao quát nền lịch sử nước ta từ khởi thủy đến năm 2000 do Viện Sử học Việt Nam biên soạn.
Một trong nhiều điểm mới của bộ sách lịch sử quan trọng này là việc đề cập đến sự tồn tại của chính quyền Việt Nam cộng hòa như một thực thể chính trị độc lập tại miền Nam Việt Nam.
Như lời trả lời phỏng vấn báo chí, PGS.TS Trần Đức Cường, nguyên viện trưởng Viện Sử học, chủ tịch Hội Khoa học lịch sử VN, tổng chủ biên bộ sách Lịch sử Việt Nam, đã nói: "Trước đây, khi nhắc đến chính quyền Việt Nam cộng hòa, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn".
Nhiều tác giả, đặc biệt là Quỹ Nghiên cứu Biển Đông qua các bài viết của TS Dương Danh Huy, đã đi sâu về mối quan hệ giữa sự công nhận một hay hai quốc gia trong giai đoạn chiến tranh 1954-1975 và lập luận pháp lý bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.
Các nghiên cứu này đã so sánh các cách thức, quan điểm khác nhau và đi đến kết luận rằng việc công nhận hai quốc gia Việt Nam trong giai đoạn 1954-1975 có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc.
Và đó cũng là quan điểm có thể chấp nhận về mặt chính trị hiện nay, so với việc chỉ công nhận một quốc gia tại miền Bắc hay tại miền Nam.
Nhận định Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia cũng là điều được chấp nhận dưới góc độ luật pháp quốc tế theo nghiên cứu của nhiều luật gia quốc tế nổi tiếng.
Giáo sư James Crawford, giáo sư hàng đầu về công pháp quốc tế và là một thẩm phán tại Tòa án Công lý quốc tế, trong tác phẩm The Creation of States in International Law, đã cho rằng Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa là hai quốc gia.
Theo ông, việc Hiệp định Genève 1954 thiết lập hai vùng tập kết quân sự phải được xem như sự thiết lập hai quốc gia. Trên phương diện luật pháp cũng như trên thực tế, lãnh thổ của mỗi quốc gia trên không phải là toàn bộ Việt Nam.
Ngoài ra sau này trong Hiệp định Paris 1973, Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa cũng được xem như hai thể chế trong việc sử dụng quân sự, tự khẳng định đối nội và đối ngoại, đáp ứng được các điều kiện có chính phủ và khả năng có quan hệ với các chính phủ khác.
Thật ra việc công nhận Việt Nam cộng hòa như một chính thể quan trọng trong việc gìn giữ chủ quyền của Hoàng Sa, Trường Sa đã được lãnh đạo Việt Nam đề cập trong các phát biểu quan trọng.
Nguyên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong phát biểu trước Quốc hội ngày 25-11-2011 đã lặp lại không dưới ba lần từ "Việt Nam cộng hòa" và khẳng định: "Đến năm 1974 cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam cộng hòa. Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên Hiệp Quốc can thiệp".
"Năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì hải quân chúng ta đã tiếp quản năm hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản".
Cũng cần nhắc lại là ngày 19 và 20-1-1974, trong trận hải chiến Hoàng Sa với Trung Quốc, 74 binh sĩ Việt Nam cộng hòa đã ngã xuống để bảo vệ lãnh thổ của Việt Nam.
Đó đơn giản là những người con của nước Việt, cũng như Hoàng Sa, Trường Sa là một phần lãnh thổ của Việt Nam cùng với Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
Ý nghĩa của điều đó rất rõ và trường tồn đối với dân tộc Việt Nam, một dân tộc đã từng đấu tranh 1.000 năm để có một lãnh thổ, và 1.000 năm để giữ gìn lãnh thổ.
TS Lê Trung Tĩnh (Quỹ Nghiên cứu Biển Đông)
Tiền đề thống nhất nhân tâm
Chiến tranh đã chấm dứt từ năm 1975. Đã đến lúc dân tộc phải tiến hành công cuộc hòa giải. Thống nhất đất nước phải là tiền đề cho thống nhất nhân tâm, thống nhất tinh thần dân tộc...
Có như thế dân tộc mới mạnh, mới đoàn kết để chống xâm lược, để giữ gìn giang sơn, đất trời và biển.
Ai cũng vui mừng vì đã đến lúc ta phải gọi cho đúng tên các thực thể dân tộc trong quá khứ.
Việt Nam cộng hòa là một thực thể lịch sử. Thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa như nó đã tồn tại ta sẽ làm giàu có thêm cho dân tộc vì đã có một nền giáo dục, một nền văn học, pháp chế, kinh tế... mà chúng ta cần nghiên cứu để thừa kế những giá trị và gạt bỏ những khuyết điểm, những yếu kém...
Và trên hết là hòa giải dân tộc, tiếp thêm sức mạnh cho dân tộc trong cuộc cạnh tranh và sống còn trong một thế giới còn nhiều thách thức.
Nhà nghiên cứu Trần Viết Ngạc 

Nguồn: https://tuoitre.vn/thua-nhan-viet-nam-cong-hoa-la-buoc-tien-quan-trong-1372210.htm























Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa, rồi sao nữa?

Phạm Nhật Bình - Web Việt Tân

























Sau hơn 40 năm xúc phạm chính quyền và người dân Miền Nam, “ngụy quân, ngụy quyền” được thay thế bằng “chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn” trong bộ sách lịch sử mới, do Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam biên soạn.
- Quảng Cáo -
Sau khi đánh bại Nguyễn Tây Sơn, nhà Nguyễn Gia Long thống nhất đất nước và coi Tây Sơn là ngụy triều. Nhưng sử gia Trần Trọng Kim, tác giả Việt Nam Sử Lược, ngay trong thời Nguyễn triều còn cầm quyền đã nhận định về tính chính thống của triều đại Tây Sơn như sau: “Vậy lấy lẽ tôn bản triều mà xét thì nhà Nguyễn Tây Sơn là Ngụy, mà lấy công lý mà suy thì vua Quang Trung Nguyễn Huệ là một ông vua cùng đứng ngang vai với vua Ðinh Tiên Hoàng và vua Lê Thái Tổ, mà nhà Nguyễn Tây Sơn cũng là một nhà chính thống như nhà Ðinh và nhà Lê vậy.” (Việt Nam Sử Lược trang 369). Đó là lời lẽ khảng khái vì sự thật của một nhà viết sử thời cận đại.
Năm 1954, Việt Nam trở thành một quốc gia bất hạnh khi cộng sản và thực dân bắt tay nhau chia đôi đất nước, một cách giải quyết hoàn toàn bỏ qua quyền lợi của toàn dân. Tại Miền Nam sau đó, nước Việt Nam Cộng Hòa hình thành trên nền tảng hợp pháp của Quốc Gia Việt Nam. Cho đến khi cuộc chiến tranh xâm lăng của Miền Bắc kết thúc và chế độ Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa, đảng CSVN vẫn tiếp tục ra sức xóa bỏ hình ảnh Việt Nam Cộng Hòa bằng sách báo tuyên truyền cũng như giáo dục trong nhà trường và ngoài xã hội. Ngụy quân, ngụy quyền là hai từ được nhắc đi nhắc lại hàng ngày với tính cách miệt thị kèm theo những hình ảnh, những câu chuyện ghê gớm mà chỉ những người cộng sản mới tưởng tượng ra nổi.
Sau hơn 40 năm xúc phạm chính quyền và người dân Miền Nam, mới đây qua bộ sách lịch sử tái bản lần đầu, “ngụy quân, ngụy quyền” được thay thế bằng “chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn”. CSVN coi như đã chính thức thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể của một giai đoạn lịch sử đất nước. Đây là điều đáng lẽ người thắng làm từ lâu, không phải đợi tới bây giờ. Đừng nên quên rằng chẳng những là một thực thể trong cuộc chiến tranh mà Việt Nam Cộng Hòa còn là một chính thể với đầy đủ yếu tố pháp lý tồn tại suốt 21 năm, từ 1954 đến 1975. Cho dù những người cộng sản có ngoan cố đến đâu cũng không thể chối bỏ chính thể đã từng hiện diện và được hàng trăm quốc gia công nhận, thiết lập bang giao.
Thử hỏi vì sao CSVN có sự thay đổi nhận thức về lịch sử đối với một chính thể mà họ luôn luôn muốn chối bỏ?
- Quảng Cáo -
Nhiều người đã cho rằng việc thừa nhận này dù chỉ mới trên sách vở, là nhằm tạo yếu tố pháp lý trong vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Cộng. Vì trong giai đoạn lịch sử từ năm 1954 đến 1975, Việt Nam Cộng Hòa là quốc gia duy nhất quản lý, làm chủ liên tục hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bên dưới vỹ tuyến 17. Mặt khác cũng có người lạc quan cho rằng việc thừa nhận này cũng thể hiện tinh thần “hòa hợp, hòa giải” của Hà Nội đối với người dân miền Nam và cộng đồng người Việt hải ngoại vốn bị chế độ mạt sát tàn tệ trong quá khứ. Cũng không ít người gật gù thích thú vì sự ban phát đúng lúc của đảng.
Thật ra những cái nhìn nói trên hoàn toàn chỉ là suy đoán chủ quan và phiến diện về thâm ý của lãnh đạo CSVN khi nghe tin cộng sản cho công nhận Việt Nam Cộng Hòa trong tài liệu dạy về lịch sử. Cánh cửa hẹp Hà Nội vừa mở ra chưa chắc đã là một tín hiệu gì tốt đẹp đưa đến những thay đổi sâu rộng trong chính sách độc quyền yêu nước của họ. Mà đó là vì CSVN hiện nay đang lâm vào vô số khó khăn không tháo gỡ nổi, từ nội trị đến ngoại giao quốc tế, từ sức ép các phong trào dân chủ cũng như lúng túng trong bài toán vừa đấu đá tranh quyền vừa giải quyết vấn nạn tham nhũng ngay trong hàng ngũ lãnh đạo. Mặt khác, thái độ của người dân thay đổi theo chiều hướng ngày càng coi đảng CSVN là vật cản đi ngược lại lòng dân trên con đường dân chủ hóa. Sự thần phục của đảng đối với Bắc Kinh, tạo nên nguy cơ mất nước ngày càng lộ rõ khiến vai trò bán nước của đảng là không còn nghi ngờ gì nữa.
Do đó, giờ đây đảng CSVN không dám và không muốn tiếp tục đẩy người dân miền Nam đứng lên chống lại chế độ. Nói cách khác, chính chủ trương mạt sát, xóa bỏ miền Nam mà CSVN tuy thống nhất đất nước hơn 40 năm qua nhưng đã chưa bao giờ thống nhất được lòng người.
Ngay như tại miền Bắc là nơi con người bị câu thúc từ tư tưởng tới miếng ăn, qua những vụ công khai cướp đất nông dân, đàn áp những công dân có tư tưởng tiến bộ, Hà Nội đã lộ rõ là một chế độ phản dân, hại nước trong chiếc áo xã hội chủ nghĩa lừa bịp. Và khi lòng người miền Nam phẫn nộ tột cùng vì bị khinh bỉ, họ sẽ coi khinh và chống lại lãnh đạo cộng sản. Chính điều đó làm ảnh hưởng đến người dân miền Bắc và thúc đẩy họ noi theo.
Cho dù Việt Nam Cộng Hòa chưa phải là một chế độ chính trị hoàn hảo nhưng trong 20 năm tồn tại của mình đã vừa chiến đấu vừa xây dựng, đặt nền tảng đầu tiên cho những tiến bộ về chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục mà không phải chính phủ nào trong thời chiến cũng làm được.
























Sách giáo khoa thời VNCH
Hai sự kiện tiêu biểu của Việt Nam Cộng Hòa mà ngày nay trở thành dấu ấn không chỉ ở miền Nam mà đang được tìm hiểu và lan rộng ở miền Bắc. Đó là triết lý giáo dục Nhân bản – Dân tộc – Khai phóng đã đào tạo được một thế hệ công dân kiến thức sâu rộng có lòng yêu nước nồng nàn, sẵn sàng xả thân vì chính nghĩa. Thứ hai là giòng nhạc trữ tình Bolero đầy tính nhân bản của miền Nam với những nhạc phẩm được tự do sáng tác, tự do phổ biến. Ngày nay chẳng những miền Nam mà ngay cả miền Bắc cũng sôi nổi tìm lại, thưởng thức những tình khúc bị chế độ cố tình ngăn cấm.
Phải chăng chính điều này đã khiến cho lãnh đạo CSVN thức tỉnh? Và họ không thể tiếp tục mạt sát, coi thường Việt Nam Cộng Hòa vì như thế chỉ là chống lại sức phản kháng nhân bản của người dân cả nước mà thôi.
Tuy nhiên bản chất của cộng sản là tráo trở, hôm nay có thể nói thế này, ngày mai có thể làm thế khác. Có thể chủ quan cho đây là một bước tiến bộ, một tiền đề cho hòa hợp hòa giải dân tộc. Nhưng đừng quên lời phát biểu ngày 21/8 với đài RFA của nguyên Viện trưởng Việt Sử học Nguyễn Đức Cường, người “tổng chủ biên” của bộ sách Lịch sử Việt Nam này: “Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền được dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa Cộng Sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt Nam một cách lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả. Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó cũng là một đội quân đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có một đánh giá nào khác so với thời gian trước đây. Nhưng về cách gọi, chúng tôi nghĩ rằng trong một văn bản khoa học, mình gọi trung tính vẫn hơn là ngụy quân, ngụy quyền.”
Không gọi ngụy quân, ngụy quyền nữa trong sách giáo khoa nhưng vẫn coi đó là một “đội quân đánh thuê” và một “chính quyền dựng lên từ đô la và vũ khí”. Luận điệu ngụy biện nguy hiểm của nguyên Viện trưởng Viện Sử học Nguyễn Đức Cường cuối cùng để lộ kiểu suy nghĩ của một nhà “giết sử”. Mà giết sử, sửa sử, bịa sử là nghề chính của các sử gia cộng sản.
Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa, dù chỉ là sự thừa nhận muộn màng với vài câu chữ trong sách lịch sử không mang lại một ý nghĩa gì to lớn vì chính bản chất của người cộng sản luôn luôn tráo trở với lịch sử. Đừng bận tâm về những thay đổi vô nghĩa này mà hãy đếm sự run sợ của chế độ khi phải đối diện trước các chuyển biến của đất nước hiện nay.

Nguồn:  https://chantroimoimedia.com/2017/08/25/thua-nhan-viet-nam-cong-hoa-roi-sao-nua/

Hồi ký Đời Lính

https://youtu.be/FJe1xlohHDc
























Thay đổi cách gọi VNCH: Một thủ đoạn lừa gạt của đảng CSVN


Trần Nhật Kim (Danlambao) – Ngày 18-8-2017, Viện Sử Học Việt Nam giới thiệu bộ sách “Lịch Sử Việt Nam” tái bản lần thứ nhất, gồm 15 tập trải dài gần 10,000 trang, do 30 Tiến sĩ, Thạc sĩ và nghiên cứu viên biên soạn trong 9 năm. Để biết về sự trung thực của công trình biên soạn bộ sách, chúng ta tìm hiểu về cơ cấu của tổ chức này.
Viện Sử Học được thành lập năm 1953 tính từ khi ra đời của tổ chức tiền thân là Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học trực thuộc Trung ương Đảng do Trường Chinh ký ngày 2-12-1953 (Số 34 QĐ/TW). Năm 1954, được đổi tên thành Ban Nghiên cứu Văn học, Lịch sử, Địa lý, gọi tắt là “Ban nghiên cứu Văn, Sử, Địa”. Hiện nay Viện trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, là cơ quan lý thuyết của Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Viện Sử Học: có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề cơ bản về khoa học lịch sử; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững định hướng Xã Hội Chủ nghĩa…
Vì được hoạch định theo chủ trương “định hướng Xã hội Chủ nghĩa”, nên cả về nội dung lẫn hình thức đã không theo quan niệm về sử học thông thường, mà lịch sử vốn là bộ môn khoa học nghiên cứu trung thực về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người và xã hội.
Bộ Sử thiếu trung thực: 
Trong danh sách lãnh đạo của Viện Sử học qua các thời kỳ, khởi đầu là GS. VS Trần Huy Liệu (1), nhiệm kỳ 1960 – 1969,… rồi đến người hàng thứ 6 là PGS. TS Trần Đức Cường, 2001 – 2005 và người đứng hàng thứ 8 là PGS.TS Đinh Quang Hải, kiêm phó Tổng Biên tập (7/2014 đến nay). Ở địa vị quan trọng này, quý vị lãnh đạo của Viện hẳn phải là những đảng viên tuyệt đối trung thành và thi hành theo đường lối do đảng đề ra. Dưới chế độ CS, tất cả mọi ban ngành đều phải phục vụ đảng, phục vụ chế độ, tính đảng phải cao hơn chuyên môn, nên các sử gia biên soạn bộ sách không thể qua mặt đảng mà thay đổi những giữ kiện lịch sử đã được chỉ đạo. Vì vậy, không thể chệch hướng, nên càng không có chuyện “Trung thực hay Đổi mới Tư duy”.
Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” xuất hiện từ năm 2015, mặc dầu đoạt giải thưởng sách hay, nhưng vẫn không lôi kéo được người đọc, vì người dân trong nước vốn hiểu rõ bản chất của đảng CS, nói một đằng, làm một nẻo, nói vậy mà không phải vậy.
Tháng 8-2017, bộ sách “Lịch sử Việt Nam” được tái bản lần thứ nhất đã gây nhiều tiếng vang vì chủ đề liên quan đến danh xưng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở một vài chỗ trong tập 12. Sự thay đổi cách gọi VNCH là “Ngụy quân, Ngụy quyền” như trước đây thành “Chính quyền Sài Gòn, Quân đội Sài Gòn”, khiến một số người Việt trong nước cho rằng đã có sự chuyển biến trong giới lãnh đạo Hà Nội, vì người dân đang chờ đợi một đời sống tự do thật sự. Có người còn đi xa hơn khi nêu ra vấn đề về “Hòa hợp Hòa giải”. Nhưng thực ra, nhóm biên soạn bộ sách “Lịch sử Việt Nam” không chính thức nêu đích danh “Chính quyền VNCH” mà chỉ dùng nhóm từ “Chính quyền Sài Gòn…” Về điểm này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường đã nói rõ khi trả lời báo Tuổi Trẻ:
“Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc Gia Việt Nam. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm Quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống… Trước đây khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.” 
Chỉ mới thay đổi cách gọi, nhưng để lộ thiên kiến và dụng ý của sự thay đổi này qua lời phát biểu của TS. Trần Đức Cường:
“Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt nam lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả.”
“Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn nữa là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó là thứ quân đội đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có cách đánh giá nào khác…”
Chúng ta hãy điểm lại nhận định “Đánh Thuê” về cả hai phía VNDCCH và VNCH:
Khi TS. Trần Đức Cường tái xác định “quân đội Sài Gòn là thứ quân đội đi đánh thuê”, hẳn ông đã quên lời phát biểu của Tổng Bí thư Lê Duẩn về thành tích và mục tiêu của “quân đội Nhân dân” miền Bắc:
“Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”
Với câu nói để đời này của Tổng Bí thư Lê Duẩn, các vị trí thức sử gia Hà Nội, nhất là TS. Trần Đức Cường cần phải “phong tặng danh vị” nào thật xứng đáng cho “Quân đội Nhân dân” miền Bắc, để phù hợp với ý nghĩa câu nói của Tổng Bí thư Lê Duẩn trên đây.
Về nhận định Quân đội Sài Gòn là “thứ Quân đội đi đánh thuê”, hãy so sánh “Mục tiêu và Trách nhiệm” của quân đội hai bên:
Về phía Quân đội Nhân dân, trong Hiến Pháp 1992 và 2013 đã quy định: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước để bảo vệ chế độ XHCN”. Nhưng những văn bản chính thức tại Việt Nam gần đây thường viết rằng: Quân đội cần phát huy truyền thống “Trung với Đảng, hiếu với dân”. Cũng chiều hướng trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Công an phải là lực lượng tuyệt đối trung thành với đảng…” 
Chúng ta không thấy hình bóng hai chữ “Tổ Quốc” trong tâm tư của tập đoàn lãnh đạo CS Hà Nội, vì tổ quốc của họ là Đế quốc Cộng sản. Chúng ta cũng không tìm thấy “Hiếu với dân” ở đâu, vì hàng ngày chính quyền Hà Nội đang đàn áp, tù đầy, đánh đập những người dân yêu nước.
Về phía Quân lực VNCH, đã chiến đấu để bảo vệ miền Nam trước họa xâm lăng của CS miền Bắc, nhiệm vụ được xác định với: Tổ Quốc – Danh Dự – Trách nhiệm. Một khẩu hiệu không chỉ riêng cho Quân, Cán Chính VNCH, mà mọi công dân đã thuộc nằm lòng, phải có bổn phận và trách nhiệm đối với Đất nước và Dân tộc, vì Tổ Quốc trên hết.
Vì bị hạn chế trong vấn đề “Phe ta” hoàn toàn chiến thắng trong các trận đánh chiếm miền Nam, “phe địch” luôn luôn thua, chẳng hạn như trận đánh Tết Mậu Thân (1968), mà chính quyền Hà Nội thổi phồng là “Tổng công kích và Tổng nổi dậy”, đã gây ra thương vong không cần thiết cho tuổi trẻ miền Bắc.
Trận chiến xảy ra vào ngày mồng 1 Tết Mậu Thân, bắt đầu vào ngày 30-1-1968, khiến quân dân miền Nam mất cảnh giác vì vào dịp hưu chiến để người dân hai miền Nam-Bắc vui Xuân. Đến cuối tháng 3-1968, số tổn thất gây cho quân đội miền Bắc khá nặng nề, nâng số tử thương lên 32.000, bị bắt 5.800. Về phía quân đội VNCH có 4.954 người chết và 3.895 quân nhân Hoa Kỳ tử thương.
Về phía nạn nhân miền Nam tại Huế do hành động sát hại của quân đội miền Bắc trong 26 ngày được ghi nhận qua 22 ngôi mộ chôn tập thể được phát hiện xung quanh thành phố Huế, trong đó có 2.326 sọ người. Sau Tết, số gia đình kê khai số người chết và mất tích lên tới hơn 4.000 người. Ngoại trừ số người ghi nhận mất tích khoảng năm 1.946 người, nơi các mồ chôn tập thể, số nạn nhân bị hành quyết dưới nhiều hình thức như trong tư thế bị trói, bị tra tấn và bị chôn sống được ghi nhận qua các đợt tìm kiếm phát hiện:
“1.173 người chết tìm thấy trong đợt đầu năm 1968. 809 tử thi tìm thấy trong đợt 2 khoảng tháng 3-7 năm 1969. 428 tử thi trong đợt 3 tại khu Đá Mài vào tháng 9-1969, 300 tử thi tìm thấy trong đợt 4 vào tháng 11-1969. 100 tử thi tìm thấy các nơi trong năm 1969”. Chưa kể tới tình trạng thương tật của người dân.
Viện trợ cho VNDCCH:
Cũng trong chiều hướng tuyên truyền cho đảng CS, với tiểu đề “Xây dựng chính quyền lệ thuộc Mỹ” tại trang 166-167 của tập 12, các soạn giả đưa ra nhận định:
“…Chủ trương của Mỹ trong giai đoạn này là tăng cường số “cố vấn” và viện trợ Mỹ, xây dựng và củng cố chế độ Ngô Đình Diệm, lấy đó làm chỗ dựa chủ yếu áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, ra sức nâng đỡ ngụy quân, ngụy quyền, dùng các lực lượng này đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam…”
Đến đây, người đọc có cảm tưởng các sử gia đưa ra tài liệu trong văn khố của đảng, đã được phân định giữa “phe ta” và “phe địch”, nên không đả động tới sự áp đặt, viện trợ quân sự của Nga-Tầu và các nước XHCN cho miền Bắc. Chắc các sử gia bỏ qua những điều dưới đây có ghi trong lịch sử đảng về cuộc chiến tàn khốc do quân đội miền Bắc xâm lăng miền Nam sau năm 1954, một cuộc chiến xảy ra trong lãnh thổ VNCH mà quân dân miền Nam chỉ là tự vệ.
Khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước”, “Thống nhất đất nước, Giải phóng dân tộc” chỉ là một chiêu bài để thúc đẩy, khích động lòng yêu nước mù quáng, bị mê hoặc bởi lời tuyên truyền. Cũng trong thời gian này, theo ông Hoàng Văn Hoan, là người tham gia cách mạng từ năm 1929-1930, ghi lại trong tác phẩm “Giọt nước trong biển cả” viết tại Bắc Kinh vào tháng 2-1986 (xuất bản tháng 7-1986), sau khi đào thoát khỏi cuộc đuổi giết của đảng CSVN, đã ghi lại nguồn viện trợ của các nước XHCN cho miền Bắc, trong cuộc đánh chiếm miền Nam như dưới đây:
“theo báo Hong Kong (Reuter), Trung cộng đã đưa vào miền Bắc 320.000 lính TC và viện trợ 20 tỷ Mỹ kim để trang bị cho bộ đội chính quy Bắc Việt về quân trang và quân dụng. Liên Xô cũng viện trợ cho miền Bắc Việt Nam 11,5 tỷ Mỹ kim và các võ khí nặng. Triều Tiên (Bắc Hàn) dưới thời lãnh tụ Kim II Sung cũng gửi quân tham chiến tại Việt Nam, trong đó có phi công và 2.000.000 bộ quân phục.
Từ năm 1950-1954, TQ là nước duy nhất viện trợ quân sự cho Việt Nam toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng. Trong thời gian “chống Mỹ”, TQ đã cung cấp phần lớn vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng gồm cả thuốc men, y cụ, đại bác, xe tăng, thiết giáp, cao xạ, tên lửa, máy bay, tầu chiến, dụng cụ thay thế và xăng dầu… đủ trang bị cho hơn 2.000.000 bộ đội Việt Nam và thường xuyên cung cấp đủ số đạn dược và trang bị cần thiết cho việc tác chiến liên tục trên chiến trường. 
Riêng từ năm 1965-1975, TQ đã viện trợ hơn 5 triêu tấn lương thực, hơn 300 triệu mét vải, hơn 30.000 chiếc ô tô, hơn 600 tầu thủy đủ các loại, hơn 500 đầu máy và 4 ngàn toa xe lửa, gần 2 triệu tấn xăng và các thứ hàng dệt bách hóa…” 
Nếu bảo Mỹ áp đặt chế độ “thực dân mới” tại miền Nam sau ngày chia đôi đất nước năm 1954 lại càng sai lầm. Nước Mỹ không chiếm đất của bất cứ quốc gia nào mà chỉ giúp các quốc gia đó phát triển, thoát khỏi đời sống chậm tiến nghèo đói và hiểm họa cộng sản. Nhìn vào Việt Nam bây giờ, nhiều địa danh tại miền Bắc như hang Pắc Bó, nơi ông Hồ cắm ngọn cờ đỏ sao vàng, dập theo mẫu cờ của tỉnh Phúc Kiến, đến thác Bản Giốc, đều phải xin giấy Thông hành của Trung cộng. Người dân lành đã bị nhà nước Hà Nội đàn áp, đánh đập khi biểu tình chống sự xâm lăng của Trung quốc. Là người mang danh trí thức hẳn các sử gia phải cảm thấy tủi hổ, đã đánh mất lương tri khi hành động theo đảng CS phản bội dân tộc.
Trước hành động đàn áp, bắt bớ, tù đầy người dân yêu nước của CSVN, Tướng Trần Độ đã so sánh giữa hai chế độ tù đầy của Thực Dân Pháp và XHCNVN, ông tuyên bố: “Nếu phải vào tù, xin cho vào nhà tù của chế độ Thực Dân”.
Sự bất nhân trong “Cải cách ruộng đất”:
Về Cải cách ruộng đất trong Chương I tập 12, với đề mục “Miền Bắc trong thời kỳ khôi phục” có ghi ngắn gọn con số sai biệt về nông dân bị quy vào diện “cường hào ác bá” tại các địa phương trong thời “Cải cách ruộng đất”:
“…Về địa chủ “cường hào gian ác”, trong số 2.033 xã có báo cáo kể trên đã quy lên tới 14.908 người. Sau sửa sai còn 3.932 người… Về “địa chủ kháng chiến”, trong cải cách ruộng đất chỉ công nhận có 461 người. Sau sửa sai đưa lên tới 2.696 người…”
Các con số nêu trên không thấy nói tới số phận 172.008 người dân lành tại miền Bắc bị hành quyết vào thời Cải cách ruộng đất. Trong số nạn nhân đó phải kể tới trường hợp tiêu biểu nhất là bà Nguyễn Thị Năm, người có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Bà Nguyễn Thị Năm còn được gọi là Cát Hanh Long, chủ một tiệm buôn lớn ở Hải phòng, đã giúp đỡ, che giấu nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng…
Trước “Cách mạng tháng 8”, nghe lời khuyến cáo của Việt Minh gia đình bà di chuyển lên Thái nguyên và mua đồn điền tại đây, đã ủng hộ cho Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương với 700 lạng vàng). Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, bà cũng đóng góp 100 lạng vàng và thóc gạo, vải vóc, nhà cửa… trong “Tuần lễ vàng”. Bà Năm còn là Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc trong 3 năm liền. Nhiều cán bộ và bộ đội được bà che dấu, tá túc tại khu đồn điền của bà.
Khi cuộc Cải cách ruộng đất thực hiện vào năm 1953, những hành động của bà Nguyễn Thị Năm bị cố vấn của Trung quốc cho là “giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại.” Theo hồi ký của Hoàng Tùng, thấy cố vấn Trung quốc bảo phải xử tử bà Năm, Hoàng Quốc Việt ủy viên Trung ương đảng, ủy viên ban lãnh đạo Cải cách ruộng đất, phụ trách cải cách ở Thái nguyên có báo cáo với Hồ Chí Minh về ý kiến của cố vấn Trung quốc. Ông Hồ hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với Trường Chinh, Trưởng ban chỉ đạo, để can thiệp. Nhưng ông Hồ đã không thực hiện lời hứa. Hành động này đã chứng tỏ tư cách bất nhân của ông Hồ đối với người ban ơn.
Bà Nguyễn Thị Năm là người đầu tiên được đưa ra đấu tố vào ngày 22-5-1953 và được Việt Minh trả ơn bằng “phát súng ân tình” tại Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên ngày 20-7-1953. Báo chí coi đây là phát súng khởi đầu cho cuộc vận động Cải cách ruộng đất “long trời lở đất”.
Bà Năm có hai con trai là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát hoạt động từ ngày đầu cách mạng năm 1944. Nguyễn Cát còn là Trung đoàn trưởng sư đoàn 308. Cả hai đã bị đi cải tạo trong nhiều năm.
Ngày 21-7-1953, một ngày sau khi bà Năm bị tử hình, báo Nhân Dân đăng bài “Địa chủ ác ghê” ký tên C.B., một bút hiệu của Hồ Chí Minh. Nội dung bài báo có nghi những lời bịa đặt:
“Mụ địa chủ Cát Hanh Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã giết chết 14 nông dân. Làm chết 32 gia đình gồm 200 người. Năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết không còn một người. Chúng đã hãm chết 30 nông dân… Năm 1944-1945, chúng đưa 20 trẻ mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng sau 15 em đã bỏ mạng…
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát Hanh Long đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào… Sau Cách mạng tháng 8, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến. 
Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát Hanh Long không thể chối cãi, đã thú nhận tất cả tội ác hại nước hại dân. Thật là: viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng. Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!”
Tác giả bài báo được ghi rõ là: C.B. (Nguồn: Wikipedia)
Trên thực tế, theo thống kê chính thức đăng trong cuốn Lịch sử Kinh tế Việt Nam ghi nhận, số nạn nhân bị thảm sát trong Cải cách ruộng đất lên tới 172.008 người, chia ra như sau:
– Địa chủ cường ào gian ác: 26.453 người (trong đó 20.493 người bị oan)
– Địa chủ thường: 82.777 người (trong đó có 51.480 người bị oan)
– Địa chủ kháng chiến: 586 người (trong đó có 290 người bị oan)
Như vậy, trong số nạn nhân bị hành quyết có 123.493 người bị oan. Ngoài số thân nhân liên hệ với nạn nhân tính gộp cũng lên tới 500.000. Họ bị khủng bố tinh thần, bị bạc đãi, sống vất vưởng ngoài lề xã hội. Như trường hợp bố mẹ vợ của nhà thơ Hữu Loan (tác giả nhạc phẩm “Mầu tím hoa sim” bị thảm sát một cách tàn nhẫn, tịch biên gia sản, con gái của ông bà bị địa phương sua đuổi, không nơi nương tựa, sống lây lất như một người ăn mày. Ông kể lại, bố mẹ vợ ông là một điền chủ đã từng ủng hộ nhiều thứ cho Việt Minh, cho người gánh gạo tới giúp các đơn vị bộ đội ốm yếu vì thiếu ăn. Vào ngày thi hành án tử hình, bố mẹ vợ ông bị chôn sống, chỉ còn cái đầu trên mặt đất. Đội cải cách đã cho trâu kéo chiếc bừa đi qua lại chỗ chôn bố mẹ vợ ông. Ông đã lấy cô gái này làm vợ sau khi bỏ đảng CS.
Về sai lầm trong cải cách ruộng đất có ghi ngắn gọn trong bộ sách Lịch sử Việt Nam:
“Những sai lầm trong cải cách ruộng đất rất nghiêm trọng. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm rõ sai lầm ngay trước kỳ họp Quốc Hội lần thứ 4 ngày 4-1-1957. Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội nêu rõ: “Công tác cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức đã phạm nhiều khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng…”
Trên thực tế, sau thời gian các đội, các đoàn CCRĐ giết hại quá nhiều người dân vô tội với tỷ lệ 5% dân số mỗi xã (2), đã gieo kinh hoàng cho người dân nông thôn miền Bắc, sự bất mãn ngày càng gia tăng trong dân chúng khiến đảng phải nhận sai lầm. Tháng 2-1956, Hội nghị TƯ đảng lần thứ 9 đã tuyên bố sai lầm trong CCRĐ. Tháng 3-1956, Quốc hội họp lần thứ 4, tường trình báo cáo sai lầm và biện pháp sửa sai. Ngày 18-8-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm.
Tháng 9-1956, sau Hội nghị lần thứ 10, ông Trường Chinh mất chức Tổng Bí thư, ông Hoàng Quốc Việt ra khỏi Bộ Chính trị, ông Lê Văn Lương mất chức Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, ông Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban chấp hành Trung ương đảng. Ông Hồ kiêm nhiệm Tổng Bí thư.
Ngày 29-10-1956, tại nhà hát nhân dân Hà Nội, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương đảng chính thức công nhận những sai lầm trong chính sách CCRĐ. Sự việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận lãnh sai lầm việc thực thi chính sách CCRĐ, mặc dù ông đứng ngoài chiến dịch này, đã chứng tỏ Hồ Chí Minh thiếu đạo đức và tư cách lãnh đạo của người cầm đầu đảng CSVN. Đúng ra, ông Hồ là người phải chịu trách nhiệm vì đã ký ban hành chính sách thất nhân tâm này. Ông Hồ đã để rơi giọt nước mắt xót thương những nạn nhân của CCRĐ. Nhưng đó chỉ là một hành động đạo đức giả sau khi đã đạt được thành quả mà các cố vấn Trung quốc mong muốn. Đến đây, chúng ta cũng không quên nhắc lại chuyện Trường Chinh đấu tố chính mẹ đẻ với câu nói để đời: “Bà ấy là mẹ tôi, nhưng nó là địa chủ” đã được ghi lại trong nhiều bài viết.
“Một cơn gió bụi” vạch trần tội ác của Hồ Chí Minh và đảng CS:
Cũng vào thời điểm xuất hiện bộ “Lịch sử Việt Nam” một số sách viết về lịch sử VN bị thu hồi, trong đó có quyển hồi ký “Một cơn gió bụi” của ông Trần Trọng Kim. Học giả trong nước đã nhận định về ông Trần Trọng Kim là một sử gia uyên bác, có nhiều công trình giá trị. “Một cơn gió bụi” là tác phẩm ghi lại trung thực những chứng cứ lịch sử vào thập niên 40 của thế kỷ trước, đã phơi bầy mục đích cũng như hành động tàn bạo của Hồ Chí Minh và đảng CSVN từ ngày đầu thành lập nước VNDCCH. Chúng ta điểm qua các trích đoạn trong Chương 7 của cuốn hồi ký này:
– “…Về đường thực tế, các đặc sắc của cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng. Người cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng, nên họ tìm cách xóa bỏ hết. Ai tin chỗ ấy là người sáng suốt, là người giác ngộ, ai không tin là người mờ tối, là người mê muội…
“Cái xã hội mới ấy không tranh đấu cho quốc gia dân tộc. Dù có nói tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc nữa cũng chỉ là cái phương pháp dùng tạm thời trong một cơ hội nào để cho được việc mà thôi, chứ mục đích cốt yếu là tranh đấu cho giai cấp vô sản…
“Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh, thấy luôn luôn nói nào là hạnh phúc, nào là tự do, bình đẳng, mà sự thật thì trái ngược cả. Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ hãi mà theo mình là được…
“Cái thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để được việc trong một lúc. Ngay như họ đối với Việt Nam Quốc dân đảng nay nói là đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được thì giết phá, đánh không được thì đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá…”
Lý do khiến học sinh chán học môn sử:
Sau hơn nửa thế kỷ ép buộc học sinh miệt mài với Chủ nghĩa Mác – Lenin bách chiến bách thắng, mặc dù chủ thuyết này đã lỗi thời và bị dẹp bỏ tại các nước theo chủ thuyết CS. Hay học tập “Tư tưởng và Đạo đức Hồ Chí Minh”, nhưng ông Hồ đã tuyên bố “Ông không có tư tưởng nào cả, mọi tư tưởng là của Mao Trạch Đông”. Hơn nữa, hành động của ông HỒ đã thể hiện sự tệ hại về đời sống không đạo đức.
Các vị Sử gia nghĩ gì về môn Lịch sử Việt Nam ngày càng xuống dốc thảm hại như hiện nay. Có phải vì chính sách của nhà nước đặt nặng vào tuyên truyền vọng ngoại, nên không còn hấp dẫn học sinh?
Từ Công Hàm Ngoại giao do Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu ân Lai năm 1958 về lãnh hải, trong khi các hải đảo thuộc chủ quyền VNCH, đến sách địa lý lớp 9 do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 1974, đã là phần tài liệu của Trung cộng chuyển tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki-moon ngày 9-6-2014, để xác nhận chủ quyền tại Biển Đông.
Một thí dụ điển hình, chiều ngày 2-6-2014, chỉ có 2 thí sinh thi môn Sử tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Sáng ngày 4-7-2015, tại điểm thi trường THPT Yên Thành 2, chỉ có 1 thí sinh duy nhất thi môn Sử với 66 cán bộ nhân viên phục vụ, gồm có 48 cán bộ coi thi, 12 nhân viên bảo vệ và 6 cán bộ phục vụ thi.
Chắc các sử gia không quên, vào ngày 21-3-2010, khi cả nước tổ chức rầm rộ lễ giỗ Hai Bà Trưng, đảng CS Hà Nội đã âm thầm cử một phái đoàn, với sự tham dự của Đoàn Nghệ Thuật Việt Nam, đóng vai Hai Bà Trưng và Thi Sách sang tế lễ Mã Viện nơi đền thờ Phục Ba Tướng quân tại Đông Hưng, Quảng Đông (Giáp ranh với cửa khẩu Móng Cái, Việt Nam). Hình ảnh phái đoàn Việt Nam sang tế Mã Viện từ năm 2008 được ‘Nhật báo Đông Hưng đăng tải ngày 17-2-2008) (Nguồn: Con dân đất Việt – 26-3-2010).
Lịch sử dân tộc ngày càng mai một là điều phải xảy ra khi chính quyền Hà Nội đặt trọng tâm vào tuyên truyền, xóa bỏ những bài học lịch sử anh hùng của tiền nhân từ hồi dựng nước, đã cùng dân tộc chống kẻ thù phương Bắc trong 1.000 năm đô hộ. Gương sáng của tiền nhân đã bị loại bỏ khỏi môn sử vì bị lệ thuộc vào Trung cộng, nhất là sau Hội nghị Thành Đô năm 1990.
Khi TS Trần Đức Cường tuyên bố, “thay đổi cách gọi tên chỉ thể hiện sự trung tính, tôn trọng lẫn nhau, là quyết định của tập thể các nhà nghiên cứu sử học, chứ không có bất cứ sức ép hay động cơ gì…” Câu nói “vuốt đuôi” trên đây chỉ là sự “tôn trọng nửa vời”, khó làm người Việt tin tưởng.
Dụng ý khi thay đổi cách gọi VNCH:
Do những mâu thuẫn trong bộ sách “Lịch sử Việt Nam”, một câu hỏi đặt ra: tại sao sự thay đổi cách gọi “Chính quyền Sài Gòn, Quân đội Sài Gòn” lại xảy ra vào thời gian này? Có phải vì nhu cầu:
– Lợi dụng chủ quyền của VNCH về Hải đảo Hoàng sa, Trường sa vốn nằm trong lãnh thổ VNCH với sự nhìn nhận của quốc tế qua Hiệp Định Genève năm 1954. Điều này gặp nhiều trở ngại khi các Hiệp định sang nhượng đất biển đã được các đời Tổng Bí thư của đảng CSVN ký kết với đảng CS Trung quốc hay dưới danh nghĩa các công ty ngoại quốc đầu tư, bất kể tới an ninh quốc phòng cũng như phương tiện sống của người dân nghèo.
– Kêu gọi cộng đồng người Việt hải ngoại đầu tư, đóng góp để bù lấp lỗ hổng kinh tế trong nước ngày một thiếu hụt, nợ công ngập đầu. Chính quyền Hà Nội không còn khả năng chi trả dù chỉ để trả phần tiền lời hàng năm. Trong khi lượng kiều hối từ 12 Tỷ/năm vào năm 2014 xuống dưới 5 Tỷ vào năm 2016 và lượng kiều hối ngày càng tuột dốc. Cho dù có cưỡng bách người dân đóng thuế, cũng không thể bù đắp lỗ hổng thiếu hụt vì nạn tham nhũng ngày một gia tăng.
– Hay gánh bớt tội “bán nước” cho đảng CSVN khi thời hạn bán nước giao kết giữa các lãnh tụ của hai đảng CS Việt-Tầu tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 đã gần kề. Chắc chắn người Việt trong và ngoài nước đã biết rõ mặt trái của chiêu bài giả hiệu này của đảng CSVN.
Kết luận:
Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” vừa tái bản đã để lại nhiều mâu thuẫn vì thiếu trung thực. Những dữ kiện lịch sử sai lạc nêu ra trong sách, chỉ thể hiện một bộ sách nặng về chính trị, đã không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về lịch sử dân tộc của người đọc, nhất là giới trẻ trong nước. Tệ hại hơn nữa, nhiều dữ kiện nêu ra trong sách hoàn toàn khác với thực tế đã được viết ra từ thế kỷ trước. Những sự kiện lịch sử được nêu ra thiếu nguồn gốc chứng minh. Điểm nổi bật nhất, trong 20 năm chiến tranh Nam-Bắc, như được chỉ đạo “phe ta” luôn luôn chiến thắng, “phe địch” phải thua, nên các soạn giả chỉ nói tới con số thương vong của “Địch” mà quên nói của bên “Ta”.
Nhiều sử gia cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra những nhận định về bộ sách này. Đơn cử như nhận định của sử gia Lê Văn Lan, cho rằng bộ sử có tiếng vang là do thủ thuật tuyên truyền. Nhà sử học Christopher Gosha, giảng dạy tại Đại học Quebec ở Montreal – Canada, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cho đây là “một công cụ phục vụ chính trị”.
Nhiều soạn giả khẳng định không bị bất cứ áp lực nào khi biên soạn bộ sách Lịch sử Việt Nam. Nếu đây là sự thật, qua nội dung của bộ sử, cần phải xét lại khả năng cũng như tư cách của các soạn giả. Nếu trường hợp biên soạn theo chỉ đạo của đảng CSVN, thì đó chỉ là một thủ đoạn tuyên truyền lừa gạt người đọc.
Thực chất của Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” thiếu trung thực, không giống cách biên soạn của bất cứ bộ sử nào tại các quốc gia Tự Do. Bộ sử LSVN chỉ có lượng mà thiếu phẩm. Với gần 10.000 trang sách kéo dài 15 tập, đáng được coi là một công trình “vĩ đại”, nên được ghi nhận kỷ lục Guiness, như nhiều thứ kỷ lục đã có tại Việt Nam.
Tháng 10-2017
__________________________________________
Chú thích:
Tài liệu tham khảo và hình trên mạng bách khoa – Wikipedia.
– FB Nguyễn Thị Bích Ngà: Về Bộ sách LSVN – Lịch sử do đảng viết
– Trần Trọng Kim: “Một cơn gió bụi” viết năm 1949, xuất bản tại Sài Gòn năm 1969 và được Hội Nhà văn Hà Nội tái bản váo tháng 4-2017 sau khi được cắt bỏ nhiều đoạn.
– Giáo sư Trần Anh Tuấn: Về bộ Lịch sử Việt Nam.
(1) – Trần Huy Liệu: sinh 1901-1969. Trước năm 1928 ông tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng, được kết nạp vào Đảng CS Đông Dương năm 1936. Từng giữ các chức vụ Bộ Trưởng Bộ thông tin chính phủ VNDCCH. Sau đó lần lượt: Bộ Trưởng Bộ tuyên truyền Cổ động, Chính trị Cục trưởng trong Quân sự Ủy viên hội, Bí thư Tổng Bộ Việt Minh, Ủy viên Thường trực Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội…
(2) – Nguyễn Minh Cần: Đừng quên bài học CCRĐ nửa thế kỷ trước.
Nguồn: https://dongsongcu.wordpress.com/2017/10/31/thay-doi-cach-goi-vnch-mot-thu-doan-lua-gat-cua-dang-csvn/

Có cần phục hồi tư cách pháp nhân Chính Phủ Quốc Gia VNCH để đòi lại Hoàng Sa?

28 Tháng Năm 201312:00 SA(Xem: 11728)

Công nhận VNCH vì biển đảo ngày nay?

Dương Danh Huy và cộng sự
Quỹ Nghiên cứu Biển Đông
Cập nhật: 09:14 GMT - thứ hai, 15 tháng 4, 2013
vong_hoa_tuong_niem_chien_si_hoang_sa_truog_sa
Tưởng niệm các quân nhân Việt Nam từ cả hai phía hy sinh ở Hoàng Sa - Trường Sa
Những định nghĩa pháp lý cho các chính thể Việt trong cuộc chiến chấm dứt ngày 30/4/1975 có vai trò quan trọng cho lập luận của Việt Nam về chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Sự quan trọng này không chỉ vì công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng, mà còn vì Hà Nội đã không khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ năm 1954 đến 1975-1976.

Quốc gia duy trì chủ quyền

Trong phán quyết năm 2008 về tranh chấp cụm đảo Pedra Branca giữa Malaysia và Singapore, Tòa án Công lý Quốc tế cho rằng ban đầu Malaysia có chủ quyền đối với đảo Pedra Branca.
Tòa nói công hàm 1953 của Johor, nay là một tiểu bang của Malaysia, trả lời Singapore rằng Johor không đòi chủ quyền trên đảo này, không có hệ quả pháp lý mang tính quyết định và không có tính chất ràng buộc cho Johor.
Nhưng Tòa lại dựa vào việc trước và sau đó Johor và Malaysia không khẳng định chủ quyền và dùng công hàm 1953 của Johor như một trong những chứng cớ quan trọng cho việc Malaysia không đòi chủ quyền, để kết luận rằng tới năm 1980 chủ quyền đã rơi vào tay Singapore.
Bài học cho Việt Nam là: bất kể ban đầu Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, và dù cho chúng ta có biện luận thành công rằng công hàm của Thủ tướng VNDCCH Phạm Văn Đồng không có tính ràng buộc về hai quần đảo này đi nữa, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền trong hơn 20 năm, trong khi các quốc gia khác làm điều đó, có khả năng sẽ làm cho VNDCCH không còn cơ sở để đòi chủ quyền nữa.
Vì vậy, trong lập luận pháp lý của Việt Nam phải có sự khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo này từ một chính phủ khác, lúc đó là đại diện hợp pháp cho một quốc gia Việt nào đó.
Trên lý thuyết, nếu chứng minh được từ năm 1954 đến 1975 chỉ có một quốc gia, và chính phủ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) là đại diện hợp pháp duy nhất của quốc gia đó, thì điều đó cũng đủ là cơ sở cho lập luận pháp lý của Việt Nam về Hoàng Sa, Trường Sa.
Trên thực tế, thứ nhất, chưa chắc chúng ta sẽ chứng minh được điều đó; thứ nhì, chính phủ Việt Nam ngày nay sẽ khó chấp nhận một chiến lược pháp lý dựa trên giả thuyết này.
Vì vậy, chiến lược khả thi hơn cho lập luận pháp lý của Việt Nam cần dựa trên điểm then chốt là từ năm 1958 đến 1976 có hai quốc gia khác nhau trên đất nước Việt Nam.
Phân tích này sử dụng ba khái niệm sau.
Đất nước, là một khái niệm địa lý, bao gồm một vùng lãnh thổ với dân cư. Chính phủ, là cơ quan hành pháp và đại diện. Quốc gia (trong bài này từ “quốc gia” được dùng với nghĩa State/État), là một chủ thể chính trị và pháp lý.
Trong Công ước Montevideo 1933, một quốc gia phải có lãnh thổ, dân cư, chính phủ, và khả năng có quan hệ ngoại giao với các quốc gia khác.
Thực chất, trong công pháp quốc tế chỉ có định nghĩa quốc gia như một chủ thể có năng lực pháp lý và năng lực hành vi (tức là có các quyền và nghĩa vụ phát sinh trực tiếp từ luật quốc tế) và chính phủ là thành phần của chủ thể đó, chứ không có khái niệm đất nước.

Một lãnh thổ - hai quốc gia

Hiệp định Genève 1954 chia đôi Việt Nam thành hai vùng tập kết quân sự. Mặc dù không chia Việt Nam thành hai quốc gia, Hiệp định đã tạo ra một ranh giới tại vĩ tuyến 17 giữa hai chính phủ đang tranh giành quyền lực, và ranh giới đó đã tạo điều kiện cho sự hiện hữu của hai quốc gia.
Việc VNCH không chấp nhận thực hiện tổng tuyển cử vào năm 1956 đã làm cho ranh giới đó trở thành vô hạn định.
mot_co_so_cua_trung_quoc_o_quan_dao_truong_sa_ma_ho_goi_la_nam_sa
Một cơ sở của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa mà họ gọi là Nam Sa
Sự hiện hữu của hai chính phủ hai bên một ranh giới vô hạn định ngày càng củng cố sự hình thành và hiện hữu trên thực tế của hai quốc gia trên lãnh thổ đó.
Điều có thể gây nghi vấn về sự hiện hữu của hai quốc gia là hiến pháp của VNDCCH và VNCH có vẻ như mâu thuẫn với sự hiện hữu đó.
Tới năm 1956, Hiến Pháp VNDCCH viết “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia”, và Hiến Pháp VNCH viết “Ý thức rằng Hiến pháp phải thực hiện nguyện vọng của nhân dân, từ Mũi Cà Mâu đến Ải Nam Quan” và “Việt Nam là một nước Cộng hòa, Độc lập, Thống nhất, lãnh thổ bất khả phân.”
Nhưng sự mâu thuẫn đó không có nghĩa không thể có hai quốc gia.
Hiến pháp của Bắc Triều Tiên viết Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên là đại diện cho dân tộc Cao Ly, hiến pháp của Nam Hàn viết lãnh thổ của Đại Hàn Dân Quốc là bán đảo Cao Ly và các hải đảo, nhưng Bắc Triều Tiên và Nam Hàn vẫn là hai quốc gia.
Như vậy, có thể cho rằng từ năm 1956 hay sớm hơn đã có hai quốc gia, trên lãnh thổ Việt Nam, với vĩ tuyến 17 là biên giới trên thực tế giữa hai quốc gia đó.
Việc có hai quốc gia là cơ sở để cho rằng VNCH có thẩm quyền để khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa; VNDCCH không có thẩm quyền lãnh thổ gì đối với hai quần đảo đó.
Khi Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CPCMLT) ra đời ngày 8/6/1969, có thể cho rằng trong quốc gia với tên VNCH, về mặt pháp lý, có hai chính phủ cạnh tranh quyền lực với nhau: chính phủ VNCH và CPCMLT.
Khi VNDCCH công nhận CPCMLT là đại diện hợp pháp cho phía nam vĩ tuyến 17 thì có nghĩa VNDCCH công nhận trên diện pháp lý rằng phía nam vĩ tuyến 17 là một quốc gia khác.
Nhưng tới năm 1969 CPCMLT mới ra đời, và cho tới năm 1974 mới có một tuyên bố chung chung về các nước liên quan cần xem xét vấn đề biên giới lãnh thổ trên tinh thần bình đẳng, vv, và phải giải quyết bằng thương lượng.
Vì vậy, nếu chỉ công nhận CPCMLT thì cũng không đủ cho việc khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ thập niên 1950.

Quá trình thống nhất

Ngày 30/4/75, VNCH sụp đổ, còn lại duy nhất CPCMLT trong quốc gia phía nam vĩ tuyến 17. CPCMLT đổi tên quốc gia đó thành Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam (CHMNVN), nhưng đó chỉ là sự thay đổi chính phủ và đổi tên, không phải là sự ra đời của một quốc gia mới.
viet_nam_cong_hoa_tung_la_mot_quoc_gia_co_chu_quyen_voi_hoang_sa_va_truong_sa
Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa
Năm 1976, trên diện pháp lý, hai quốc gia trên thống nhất lại thành một, và từ đó Việt Nam lại là một quốc gia với một chính phủ trên một đất nước (lãnh thổ).
Sự thống nhất này đã không bị Liên Hiệp Quốc hay quốc gia nào lên tiếng phản đối.
Năm 1977, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được chấp nhận tham gia Liên Hiệp Quốc.
CHXHCNVN kế thừa vai trò của hai quốc gia VNDCCH và VNCH/CHMNVN trong các hiệp định và các tổ chức quốc tế, kế thừa lãnh thổ và thềm lục địa của VNCH/CHMNVN trong các tranh chấp với Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Indonesia, và mặc nhiên có quyền kế thừa Hoàng Sa, Trường Sa từ VNCH/CHMNVN.
Lịch sử pháp lý trên nghe có vẻ sách vở, nhưng thực tế của nó là bom đạn, xương máu, và nhiều cảnh huynh đệ tương tàn.
Mặc dù lịch sử pháp lý đó đã kết thúc bằng một quốc gia trên đất nước (lãnh thổ) Việt Nam thống nhất, nó là một cuộc bể dâu làm đổ nhiều xương máu.
Nhưng quá khứ thì không ai thay đổi được, và tương lai thì không ai nên muốn đất nước Việt Nam lại bị chia đôi thành hai quốc gia lần nữa.
Cuộc bể dâu đó cũng đã góp phần làm cho Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm đóng, và để lại cho Trung Quốc một lập luận lợi hại, rằng trước 1975 Việt Nam không tuyên bố chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, và đã công nhận chủ quyền Trung Quốc trên hai quần đảo này.
Nhưng việc đã từng có hai quốc gia trên một đất nước (lãnh thổ) Việt Nam trong giai đoạn 1956 đến 1976, và việc, vào năm 1976, hai quốc gia đó thống nhất thành một một cách hợp pháp, là một yếu tố quan trọng trong lập luận về Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngày nay, chính phủ Việt Nam một mặt viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của Việt Nam Cộng Hòa về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng mặt kia vẫn e ngại việc công nhận cụ thể và rộng rãi rằng Việt Nam Cộng Hòa từng là một quốc gia, mặc dù trong quá khứ Hà Nội đã công nhận rằng Cộng hòa miền Nam Việt Nam là một quốc gia.
Việc không công nhận cụ thể và rộng rãi rằng VNCH đã từng là một quốc gia làm giảm đi tính thuyết phục của việc viện dẫn các tuyên bố và hành động chủ quyền của VNCH về Hoàng Sa, Trường Sa, vì các tuyên bố và hành động chủ quyền phải là của một quốc gia thì mới có giá trị pháp lý.
Vì vậy, chính phủ Việt Nam cần phải bỏ sự e ngại này.
Mặt khác, Việt Nam cũng cần phải hạn chế tối đa những gì Trung Quốc có thể lợi dụng để tuyên truyền rằng CHXHCNVN ngày nay chỉ là VNDCCH, chẳng hạn như không nên đổi tên nước thành VNDCCH.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của Dương Danh Huy, Phạm Thanh Vân và Nguyễn Thái Linh từ Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Các tác giả cảm ơn GS Phạm Quang Tuấn đã góp ý cho bài.

Đảng CSVN đã lỡ một chuyến tầu

Phạm Trần (Danlambao) - Nếu Lịch sử biết nói thì thời gian 43 năm lặng lẽ trôi qua sẽ bảo các Nhà viết sử Cộng sản Việt Nam rằng: "Vì kiêu ngạo và nhát gan mà đảng cầm quyền đã lỡ một chuyến tầu."
Tại sao?
Vì rằng đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã để mất chính nghĩa chủ quyền quốc gia ở Biển Đông ngay khi quần Hoàng Sa bị quân Trung Cộng đánh chiếm từ tay Hải quân của Việt Nam Cộng hòa ngày 19/01/1974.
Thời đó, chính quyền miền Bắc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã không dám hé răng phản đối Bắc Kinh vì sợ mất viện trợ và bị cắt đường tiếp vận vũ khí của Nga và các nước Đông Âu Cộng sản cho miền Bắc xâm lăng Việt Nam Cộng hòa đi qua lãnh thổ Trung Cộng.
Bây giờ, 43 năm sau, bộ sách “Lịch sử Việt Nam" từ khởi thủy đến năm 2000, gồm 15 tập có tổng số gần 10,000 trang đã không còn dùng từ “ngụy quân ngụy quyền Sài Gòn” để chỉ chính thể Việt Nam cộng hòa trước 1975. Và khi làm việc này, đảng CSVN nhắm đạt được 2 điều: 
Thứ nhất, việc công nhận Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam là một thực thể chính trị, song song với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc trong giai đoạn 1954-1975 “có lợi trong việc tranh biện pháp lý cho chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa trước Trung Quốc”, theo quan điểm của giới nghiên cứu Việt Nam.
Thứ hai, mở ra một cánh cửa mới trong nỗ lực hòa giải, hòa hợp dân tộc giữa hai miền Nam-Bắc nói chung và giữa đảng cầm quyền CSVN với ngót 4 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, nói riêng.
Phó Giáo sư, Tiến sỹ (PGS.TS) Trần Đức Cường, nguyên Viện trưởng Viện Sử học, Chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam, tổng chủ biên bộ sách nói với báo chí trong nước rằng: "Đây là tâm huyết của nhiều thế hệ cán bộ sử học. Hơn 30 nhà nghiên cứu sử học mất 9 năm để biên soạn bộ sử."
PGS Cường cho rằng: "Vấn đề Việt Nam Cộng hoà trong các bộ sử tới sẽ phải nêu rõ hơn, khi đây là một thực thể tồn tại ở miền Nam Việt Nam gần 21 năm. Có một sự gối nhau khi năm 1954 có thể chế nữa gọi là Quốc gia Việt Nam. Đến năm 1955, Ngô Đình Diệm truất Bảo Đại để làm quốc trưởng, rồi trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống...

Thời gian trước, nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng hoà, nhiều người vẫn quen gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Nhưng trong bộ sách gọi trung tính hơn là "quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn". Theo ông Cường, lịch sử cần phải khách quan, viết thế nào để cho mọi người chấp nhận." (VNExPRESS 19/8/017)
Vẫn theo VNEXPRESS, ông Cường nói thêm: "Khi viết tập 12, giai đoạn 1954 đến 1965, chúng tôi cũng có những tranh luận rằng có nên dùng "nguỵ quân, nguỵ quyền" như trước đây không? Từ lâu, giới nghiên cứu đã cho rằng không nên dùng, nói hay viết cũng đều không sai, nhưng mang hơi hướng miệt thị. Trong bối cảnh hoà hợp dân tộc thì có những cách gọi cần thay đổi. Khái niệm dùng trong văn bản khoa học nên có sự khách quan, trung tính nên cuối cùng qua vài buổi tranh luận, tổ biên soạn quyết định dùng từ quân đội Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn.”
Trên lãnh thổ Việt Nam từng tồn tại những thực thể chính quyền. Thời chống Pháp (1945 - 1954) ngoài chính thể là Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thì ở các đô thị lớn thuộc vùng tạm chiếm, Pháp đã thành lập chính quyền Quốc gia Việt Nam do Bảo Đại làm Quốc trưởng. Sau Hiệp định Giơnevơ (Geneve), ở miền Nam cũng có chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Dĩ nhiên, thực thể này không chính danh, không hợp pháp.

Ngoài nói thẳng tính chất phụ thuộc về mặt chính trị của chính quyền ấy, bộ sử cũng không né tránh khi viết về những thay đổi về kinh tế, văn hoá, xã hội ở những vùng chiếm đóng. Thậm chí, thừa nhận nền kinh tế hàng hoá miền Nam khi ấy phát triển hơn ở miền Bắc kế hoạch hoá tập trung; hay chính quyền ấy cũng có ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biển đảo, khi Trung Quốc ra tay đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974...”
Trong câu nói này, ông Giáo sư Cường đã “tiền hậu bất nhất”. Một mặt ông bảo “lịch sử cần phải khách quan, viết thế nào để cho mọi người chấp nhận” nhưng ông lại cho rằng nói hay viết (nguỵ quân, nguỵ quyền) cũng đều không sai . 
Tại sao nó “đúng” và như vậy là không “mang hơi hướng miệt thị” hay sao?
Ông còn “nửa tỉnh nửa say” khi nói “chính quyền Việt Nam Cộng hoà” được thành lập ở miền Nam sau Hiệp định Giơnevơ (Geneve) 1954, không chính danh, không hợp pháp.
Tại sao “không chính danh” và “không hợp pháp” khi VNCH (1955-1975) là một thực thể chính trị độc lập, có một chính quyền do dân bầu, có Hiến pháp và được 78 Quốc gia công nhận?
Trong khi, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) của đảng CSVN, từ năm 1954 đến năm 1976 cũng là nhà nước độc lập nhưng không do dân bầu và chỉ quản lý thực tế miền Bắc Việt Nam.
Nhưng trong đầu lãnh đạo đảng và các nhà khoa bảng Cộng sản Việt Nam thì chỉ có nhà nước VNDCCH mới “chính danh” và “hợp pháp” trên toàn lãnh thổ.
Bằng chứng như cái loa tuyên truyền của Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) từng xuyên tạc: "Có thể nói, ngay từ đầu, chính thể “Việt Nam Cộng hòa” đã không có một cơ sở pháp lý vững vàng nào. Mãi tới tận năm 1955 nó mới ra đời và ra đời một cách bất hợp pháp trên nửa lãnh thổ phía nam của Việt Nam như một “sáng tạo” thuần túy của người Mỹ nhằm theo đuổi các mục tiêu phản ánh lợi ích riêng của họ (thị trường Đông Nam Á, gia tăng ảnh hưởng ở vị trí chiến lược, ngăn chặn làn sóng xã hội chủ nghĩa…).

Trong khi đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập một cách chính danh trên toàn lãnh thổ Việt Nam vào năm 1945 sau cuộc Cách mạng tháng Tám của muôn triệu con dân đất Việt trước khi bất kỳ một lực lượng quân Đồng minh nào vào giải giáp quân Nhật. Ngay trong năm 1946, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành tổng tuyển cử bầu Quốc hội theo chế độ phổ thông đầu phiếu trên toàn quốc với sự tham gia của đông đảo đồng bào và đã có bản Hiến pháp đầu tiên được thông qua – hai sự kiện này đặt cơ sở pháp lý vững chắc cho nhà nước dân chủ mới khai sinh. Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hành những sắc lệnh, những văn bản pháp lý đầu tiên khẳng định nền độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ từ Bắc chí Nam.

Không những vậy, sau năm 1954 nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dù đang trên thế thắng về mặt quân sự (với trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu) vẫn chấp nhận một cuộc tổng tuyển cử sòng phẳng trên tinh thần hòa hợp để thống nhất đất nước đang tạm thời bị chia cắt. Tuy nhiên cả phía Mỹ và cái gọi là Việt Nam Cộng hòa đều kiên quyết từ chối thiện chí đó!" (VOV, ngày 23/04/2015)
Lu loa như thế chỉ đúng nửa sự thật. Bởi vì từ sau Chính phủ Liên Hiệp Kháng chiến Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hay liên hiệp Quốc-Cộng 1946, và Quốc hội có dân bầu đầu tiên 1946, dù nhiệm kỳ cho đến 1960 mới chấm dứt, nhưng lực lượng phá hoại của đảng CSVN do hai ông Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn chỉ huy đã tìm mọi cách để đánh phá hai đảng Việt Nam Quốc Dân Đảng và Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh Hội để chiếm độc quyền cai trị.
Bằng chứng đã được ghi trong Bách khoa Toàn thư mở: "Hồ Chí Minh giao cho Võ Nguyên Giáp và Trần Quốc Hoàn, sau này trở thành Bộ trưởng Công an, nhiệm vụ vô hiệu hóa các cuộc biểu tình do Việt Nam Quốc dân ĐảngViệt Nam Cách mệnh Đồng minh Hội tổ chức nhằm chấm dứt hoạt động tuyên truyền của các đảng này trong dân chúng. Võ Nguyên Giáp kể lại: "Chúng tôi phải trừng trị bọn phá hoại... Nhưng bằng mọi giá phải tránh khiêu khích và đảm bảo không xảy ra xung đột lớn". Võ Nguyên Giáp dùng lực lượng tự vệ và các hội viên Hội Cứu Quốc phá các cuộc biểu tình này."
Như vậy, dù có “chính danh” trên giấy tờ nhưng chính phủ liên hiệp ban đầu đã thay hình đổi dạng bằng một Chính phủ và Quốc hội đảng cử dân bầu của riêng đảng CSVN. Từ đó cho đến ngày được gọi là “thống nhất đất nước chính thức”, sau cuộc tổng tuyển cử ngày 25 tháng 4 năm 1976 và sau 20 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn do đảng CSVN chủ động xâm lược VNCH từ 1955 đến tháng 4/1975, cái “chính danh” của Quốc hội đảng cử dân bầu và nhà nước do đảng độc quyền lãnh đạo chưa bao giờ là “của dân, do dân và vì dân” như nhà nước tuyên truyền.
Lời Nguyễn Cơ Thạch
Nhưng tại sao Chính phủ VNDCCH ở miền Bắc đã không dám phản đối Trung Cộng khi Bắc Kinh xua quân đánh chiếm Quần đảo Hoàng Sa tháng 1/1974?
Ông Dương Danh Dy, một chuyện gia về Trung Hoa của Việt Nam đã trích lời Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch vào thời điểm xảy ra vụ Hoàng Sa để trả lời cho thắc mắc này.
Báo Tuần Việt Nam của Bộ Thông tin và Truyền thông CSVN, trong số ra ngày 6/1/2014 viết: "Nhân kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, 19.1.1974, có một băn khoăn của nhiều người là tại sao lúc đó Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng.
Có phải chăng như sử gia Nguyễn Đình Đầu đã nghĩ rằng tình đồng chí giữa những người Cộng sản lúc đó còn lớn hơn lãnh thổ?
Tuanvietnam có cuộc phỏng vấn với nhà nghiên cứu Trung Quốc lão thành Dương Danh Dy - người có may mắn biết được nội tình câu chuyện.
Phóng viên: Có một câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là, hồi Trung Quốc đánh Hoàng Sa đầu năm 1974, tại sao Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại không lên tiếng phản đối?
Và, đối với một số người, thậm chí còn đặt vấn đề nặng hơn là Việt Nam lúc đó đã nể, sợ Trung Quốc. Thậm chí không ít người còn chỉ trích Ban Lãnh đạo Việt Nam lúc đó còn đặt tình đồng chí cao hơn lãnh thổ quốc gia?
Dương Danh Dy: “Tôi xin nói rằng đó chính là câu hỏi mà tôi cũng thắc mắc cách đây 40 năm, khi còn là một tổ trưởng theo dõi quan hệ Việt - Trung. Tất nhiên, tôi phàn nàn với mấy anh bạn đồng nghiệp thôi. Nhưng không hiểu sao, ông Nguyễn Cơ Thạch, lúc đó là Thứ trưởng Ngoại giao, nghe được, và cho gọi tôi lên gặp ông.
Ông Thạch, vốn rất quý tôi vì biết rõ tính ngay thẳng của tôi, đã nói luôn:
"Dy ơi, sao cậu dại thế! Đất nước đã thống nhất chưa? Thống nhất đất nước so với việc Trung Quốc chiếm nửa Hoàng Sa thì cái nào lớn hơn?

Cậu có biết rằng viện trợ của Liên Xô và phe xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu dành cho chúng ta chủ yếu đi qua đường nào? Rồi cậu chắc biết hơn những người khác rằng Trung Quốc viện trợ cho chúng ta như thế nào trong cuộc kháng chiến chống Mỹ...

Thế mà bây giờ, vì cái chuyện Hoàng Sa, mà đằng nào họ cũng chiếm của Việt Nam rồi, chúng ta lên tiếng, đã không làm được gì còn ảnh hưởng tới sự nghiệp lớn hơn."

Lúc đó, ông Thạch chỉ nói cho tôi đến thế thôi, và tôi cũng thông."
Ông Dy “thông” nhưng lịch sử thì không vì vào năm 1958, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã gửi Công hàm cho Thủ tướng Trung Hoa Chu Ân Lai nhìn nhận chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trên Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong một dịp khác, lời nói của ông Dương Danh Dy còn được phổ biến trên Internet nhận định rằng: "Việc không nói để không ảnh hưởng tới sự nghiệp thống nhất đất nước thì rõ rồi. Nhưng việc không nói còn làm cho Ban Lãnh đạo Trung Quốc chủ quan, nghĩ rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi nhẹ vấn đề biển đảo mà không tìm cách đánh chiếm luôn quần đảo Trường Sa nữa.". 
Rất tiếc dự đoán về ý đồ của Trung Cộng ở Trường Sa của chuyên gia Dương Danh Dy không hoàn toàn đúng. Thay vì “đánh chiếm hết”, Trung Cộng đã làm chủ 7 đảo quân sự được tân tạo từ các bãi đá có vị trí chiến lược ở Trường Sa để đe dọa trực tiếp Việt Nam.
Đó là: đá Châu Viên, đá Chữ Thập, cụm đá Ga Ven, đá Gạc Ma, đá Tư Nghĩa, đá Vành Khăn và đá Xu Bi.
Không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Cộng sẽ chỉ dừng chân ở 7 vị trí này.
Như vậy, qua lời ông Nguyễn Cơ Thạch, ai cũng thấy rõ việc bảo vệ sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ đối với đảng và chính phủ miền Bắc khi Hoàng Sa bị Trung Cộng đánh chiếm năm 1974 không quan trọng bằng việc phải đánh phá để chiếm Việt Nam Cộng hòa!
Bây giờ, có sáng mắt ra cũng đã quá muộn vì dù sách sử mới có nhìn nhận VNCH thì Hoàng Sa và một phần Trường Sa cũng đã nằm trong tay Trung Cộng.
Cho nên nếu Tiến Sỹ sử học Nguyễn Nhã (thời VNCH ở lại) cho rằng "Việc thừa nhận này (VNCH) có lợi trước nhất cho công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam" (Tuổi Trẻ online, ngày 20/08/017) thì cũng chi là mong ước mà thôi.
Bởi vì khi Phi Luật Tân mời Việt Nam tham gia vụ kiện Trung Cộng ra tòa án Quốc tế năm 2013 để bác bỏ chủ quyền tự nhận của Bắc Kinh trong hình Lưỡi Bò (hay đường 9 đoạn), chiếm ¾ diện tích trên 3 triệu cây số vuông biển đảo ở Trường Sa thì Việt Nam không dám làm.
Tiến sỹ Nguyễn Nhã cũng nói với báo Tuổi Trẻ rằng: "Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục."
Nhưng tại sao phải mất tới 43 năm, kể từ khi Trung Cộng dùng võ lực đánh chiếm quấn đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/1/1974, từ tay Hải quân VNCH, sách sử của nhà nước CSVN mới biết nhìn nhận có một Chính quyền Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam để có lợi về mặt chủ quyền biển đảo ở Biển Đông nói chung và Hoàng Sa nói riêng?
TS Nguyễn Nhã còn lạc quan, theo tường thuật của Tuổi Trẻ: "Trong cái nhìn triển vọng về việc thừa nhận chính thể Việt Nam cộng hòa, ông Nhã cũng lưu ý rằng “Hiện nay có hơn 4 triệu Việt kiều trong đó các thành phần trong chính quyền Việt Nam cộng hòa cũng rất quan trọng. Công nhận Việt Nam cộng hòa sẽ tạo sự đoàn kết, hòa hợp hòa giải dân tộc, như ý nguyện lúc sinh thời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt".
Không chỉ thế, theo ông Nhã, “...Thừa nhận Việt Nam cộng hòa, Việt Nam chúng ta hiện nay có thể chính thức thừa hưởng gia tài rất quý báu về văn hóa giáo dục, kinh tế với cơ chế mà gần như cả thế giới hiện nay đang thực hiện. Đặc biệt như tôi đã phát biểu trong Đại hội kỷ niệm 50 năm thành lập Hội Khoa học lịch sử Việt Nam rằng giới sử học ở miền Nam trước đây không bị ảnh hưởng về chính trị, hay quan điểm. Bất cứ nước nào tôn trọng giới học thuật, khoa học, nghiên cứu, nước ấy sẽ phát triển và ngược lại rất khó phát triển”.
Quả là nhiêu khê đấy. Nếu chỉ cần tập sách sử biết nhìn nhận có một Chính quyền VNCH ở miền Nam từng kiểm soát chủ quyền ở Hoàng Sa và Trường Sa mà đảng CSVN lấy lại được chính nghĩa để vận động toàn dân hy sinh bảo vệ lãnh thổ thì rẻ quá.
Nhưng cái giá mà nhà nước CSVN phải trả cho hòa hợp, hòa giải dân tộc với người Việt Nam Cộng hòa trong và ngoài nước còn cao gấp vạn lần hơn. 
Còn cao hơn, nếu cụm từ “ngụy quân ngụy quyền” chỉ có giá trị trên trang sách mà trong đầu thì không. 
Chỉ lỡ một chuyến tầu thôi mà khổ thế đấy. -/-

(07/017)
danlambaovn.blogspot.com

Nguồn: https://danlambaovn.blogspot.com/2017/08/ang-csvn-lo-mot-chuyen-tau.html

Chính phủ VN đã công nhận cờ Vàng 3 sọc và VNCH sẽ có thể trở lại

https://youtu.be/1ODWEFnDh3I

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét