Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

Trả lại Danh Dự cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu

Thursday, October 1, 2015


Trả lại Danh Dự cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu




Sau hiệp định Genève chia đôi đất nước, ngày 20 tháng 7 năm 1954, chính phủ của Thủ Tướng Ngô Đình Diệm đã phải lo định cư cho gần một triệu người dân miền Bắc và miền Trung (bên kia vĩ tuyến 17) có cuộc sống an cư lạc nghiệp tại miền Nam, tiến hành việc lấy lại chủ quyền từ tay người Pháp qua việc rút ra khỏi khối đông dương, đổi tiền do Ngân Hàng Quốc Gia Việt nam ấn hành theo kim bản vị và ngoại tệ bản vị của đồng Mỹ Kim nhằm ngăn chặn sự phá hoại kinh tế do khối tiền của Pháp còn tồn tại ở ngân hàng Hà Nội, ổn định tình hình chính trị, xây dựng văn hoá giáo dục theo hệ thống hoá các trường dạy bằng tiếng Việt từ tiểu trung và đại học củng cố và xây dựng vững chắc cho nền Cộng Hòa trên vùng đất đầy dấu tích của chế độ thuộc địa và thực dân. Nhất là tiến hành quốc sách chống Cộng nhằm tiêu diệt hết hạ tầng cơ sở của Cộng Sản cố gài lại tại Miền Nam sau khi Việt Minh đã rút hết khoảng 80.000 cán binh CS ra miền Bắc theo các điều khoản quy định của bản hiệp định này.


(1954-1963) cần phải được nghiên cứu lại trong tinh thần đánh giá công bình, đúng đắn dưới ánh sáng của lịch sử.


Trong cuộc chiến giữa hai miền nam và bắc Việt Nam, điểm quan trọng trong sự tranh chấp Quốc-Cộng đó là vai trò của một hệ thống tư tưởng mà chế độ Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa đã xử dụng làm lợi khí đấu tranh để xây dựng các cơ chế dân chủ và xã hội. Chủ thuyết của miền Nam lúc bấy giờ là chủ thuyết Nhân Vị vốn được coi là nền tảng tư tưởng hoạt động của Cần Lao Nhân Vị Cách Mạng Đảng do ông Ngô Đình Nhu thành lập tại Sài gòn năm 1950.


Về phương diện tư tưởng, Cố vấn Ngô Đình Nhu đã tiên liệu và ý thức về sự cần thiết của một chủ nghĩa trong công cuộc xây dựng đất nước. Ông đã đưa ra “chủ thuyết Nhân Vị” hoàn chỉnh để phù hợp với tình hình của một quốc gia Á châu, nhằm đối đầu với chủ nghĩa Cộng Sản ở miền Bắc.


Ngày 8-1-1963, trong cuộc nói chuyện với cử tọa gồm các nhà trí thức, giáo sư đại học, giáo sư trung học và cán bộ tại Trung Tâm Thị Nghè, ông Ngô Đình Nhu giải thích rằng:

“…mình đánh nhau với Cộng Sản, bây giờ Cộng Sản nó đánh mình với một Ý Thức Hệ, mà chúng ta không có một Ý Thức Hệ cứng rắn, rõ ràng, trong tâm trí húng ta để đối lại, để có lẽ sống mà đánh Cộng Sản thì chúng ta sẽ bị ý thức hệ Cộng Sản lan tràn lung lạc.”


Cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, một cuộc chiến mà ngay đến cái tên gọi của nó vẫn còn là một vấn đề tranh cãi , sau Nghị quyết 15 năm 1959 của CSBV và đạo luật 10/59 của chế độ VNCH đã được đánh dấu bởi những biến cố lịch sử quan trọng cần phải được nhìn đến trước khi đi sâu vào nghiên cứu lại sự kiện. Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu nhấn mạnh:

” Muốn phục vụ con người trong xã hội thì con người đó phải tiến, xã hội đó phải tiến. Nhưng xã hội chỉ tiến được với những con người có ý thức nhiệm vụ. Cho nên, trên nguyên tắc, chúng ta phải nhìn nhận rằng cần phải có một ý thức hệ tiến bộ. Ý Thức Hệ chúng tôi chủ trương là Ý Thức Hệ Nhân Vị. Về Tư Tưởng Nhân Vị có nhiều thứ. Có thứ họ căn cứ vào một tín ngưỡng hữu hình, một tín ngưỡng chắc chắn, căn bản. Có thứ lại nhuốm phần nào vô thức… Ý thức hệ Nhân Vị chúng tôi chủ trương nó rất rộng rãi và không cần phải đi sâu vào các đạo giáo. Tất cả các đạo giáo, tất cả các triết lý khác, có thể cùng đi với chúng ta được trong ý thức hệ đó.”


“Nhân là người. Vị là thứ bậc”. Nhân-Vị là tính cách con người sống đầy đủ con người theo thứ bậc của mình, đối nội cũng như đối ngoại. Theo nghĩa đó, hai chữ Nhân-Vị đầy đủ hơn chữ Personne Humaine của Pháp ngữ, vì hai chữ Personne Humaine nhấn mạnh đến ý nghĩa của chữ nhân mà ít chú trọng tới vị. Cần phải hiểu theo một ý nghĩa đầy đủ của cả hai chữ.


“Nhân là sống đầy đủ con ngườiVị là sống theo đúng thứ bậc của mình trong những tương quan với người khác và vạn vật.”


Như vậy thì quan niệm về nhân-vị tùy thuộc quan niệm về con người và quan niệm các tương quan.


“Chủ nghĩa Nhân Vị nhấn mạnh đến sự điều hòa những ước vọng vật chất cũng như tinh thần của cá nhân với các nhu cầu xã hội của cộng đồng và các nhu cầu chính trị của quốc gia. Nó nhằm tìm kiếm một con đường trung dung giữa chủ nghĩa cá nhân tư bản và chủ nghĩa tập thể mác-xít.”


Một nữ ký giả Hoa Kỳ, bà Suzanne Labin, vốn có rất nhiều mối liên hệ với các viên chức của chế độ VNCH dưới thời Tổng Thống Ngô Đình Diệm, trong cuốn sách Vietnam, an eye-witness account, có trích lại bài viết về chủ nghĩa Nhân Vị của bà Ngô Đình Nhu (đăng trên báo The Wandererngày 4.6.1964) lúc bấy giờ bà đang sống lưu vong ở hải ngoại sau biến cố đảo chính 1-11-1963.


Đối với những người tỵ nạn đã trưởng thành, Cần Lao Nhân Vị là những tiếng quen biết. Cũng có lẽ vì quen biết quá nên không mấy ai lưu tâm đến ý nghĩa của nó. Sự thật, mấy tiếng đó xếp lại bên nhau có thể tạo nên một phương châm thiết thực nhất và cao cả nhất cho đời sống cá nhân và xã hội. Cần lao nhân vị gọn gàng là một triết lý của đạo làm người. Cần lao không có nghĩa là làm việc suông, vì chữ “Cần” nói lên rằng người làm việc đang tâm hướng về một mục tiêu nào đó. Và mục tiêu này được tức khắc bày tỏ bằng hai tiếng nhân vị. Cần lao là để phát huy và để bảo tồn nhân vị, chứ không phải để phục vụ tư lợi hay để làm mọi cho giai cấp đấu tranh. Nói cách khác, “Cần Lao Nhân Vị” là đặt giá trị con người trên việc làm, và con người lấy việc làm để củng cố chỗ đứng của mình giữa trời và đất.”


Khi chúng tôi nói đến sự tương phản giữa lao động và tư bản, không phải chúng tôi nói đến một quan niệm trừu tượng hay một mãnh lực phi vị (impersonal) đang chuyển hành trong cuộc sản xuất kinh tế. Đàng sau cả hai quan niệm đó (lao động và tư bản) vốn có con người sống động, con người như thấy được trong thực tế của cuộc đời.


Vì đó, vấn đề lao động trở thành vấn đề cần lao, nó không còn là nô lệ của lợi tức như trong chủ thuyết tư bản, hay nô lệ của đảng phái, như trong chế độ Cộng Sản, mà nó là của con người làm việc, của xã hội loài người. Thông điệp đề cập đến một lối xã hội hóa gọi là xã hội hóa thỏa đáng (satisfactory socialization) khác hẳn với lối xã hội hóa với nhà nước hay đảng làm chủ nhân ông của Cộng sản. Xã hội hóa thỏa đáng là đem một số các phương tiện sản xuất làm của chung nhưng dưới sự điều động của cần lao và tư bản. Như thế sẽ thực hiện được chủ thuyết bảo toàn giá trị con người, mà thông điệp gọi là thuyết nhân vị (personalism).


Với chính sách đặc thù của Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm, “Cần Lao Nhân Vị”là một chính sách được trình bày với màu sắc của địa phương. Con người không được quan niệm như là tối thượng, mà là một loại đầu đội Trời chân đạp đất. Ở trong tam tài “Thiên Địa Nhân”, con người không thể nào hơn Ông Trời, nhưng lại không thể nào thua vật chất. Đất, và tất cả những gì thuộc về đất, là để phục vụ con người. Nói một cách khác, con người không thể hoàn tất phận sự của mình nếu không xử dụng vật chất. Cần lao, sự chăm chú làm việc, cốt là để thể hiện giá trị con người, cốt là để tô bồi chỗ đứng của con người.

– NHÂN VỊ – khoảng giữa trời cao và đất rộng.


Trong xã hội “CẦN LAO NHÂN VỊ”, cố nhiên không có cảnh con người làm nô lệ con người, huống hồ là làm nô lệ phương tiện sản xuất. Nơi đây, chỉ có đồng lao cộng tác để thành tựu cuộc cách mạng NHÂN VỊ, với hình thức không gian ba chiều.


Về chiều sâu, con người cần lao luyện tập cho có thành tâm thiện ý. Phải tu thân đã mới mong tề gia và bình thiên hạ. Việc cách mạng phải ăn cả về chiều rộng, vì con người cần phải tri kỷ, tri nhân, cho nên phải sống trong cộng đồng và phải cùng nhau đồng tiến. Chiều cao của cuộc cách mạng nhân vị là nhờ cần lao mà vươn lên, vươn đến Chân, Thiện, Mỹ để thông cảm với người lãnh đạo đất nước. Trong chính sách cần lao nhân vị, con người sẽ làm viên mãn điềumà “bổn phận và lương tri” bảo phải làm trong bất cứ trường hợp nào (nên nhớ lại lời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm trả lời cho Đại sứ Hoa Kỳ Cabot Lodge chiều ngày 1 tháng 11 năm 1963, khi cụ Diệm hỏi đại sứ này về thái độ của Washington với cuộc chính biến).


Tư liệu sau đây nói về chính sách, kế hoạch quốc gia của VNCH lúc bấy giờ:

Thuyết Nhân Vị Á Đông do La Sơn Phu Tử Thời Đại Ngô Đình Nhu đề xướng được ông giản lược bằng phương trình sau đây:


“TAM TÚC + TAM GIÁC = TAM NHÂN”


A.TAM TÚC


1.- Về Tư Tưởng là tự mình suy luận, cân nhắc mà lựa chọn một chính nghĩa để phụng sự và một khi đã chọn rồi thì không còn lay chuyển nữa. Chính nghĩa đó là cuộc cách mạng chính trị, xã hội, quân sự mà ta đang cụ thể hóa trong các Ấp Chiến Lược. Sau đó ta tự phát huy chính nghĩa trong tâm hồn, tự học tập và tự bồi dưỡng tinh thần của ta, không cần ai thôi thúc. Tự túc về tinh thần, về tư tưởng, thì tất nhiên trong mọi trường hợp khó khăn ta vẫn vững tâm, hoặc dù có nội loạn ở Thủ Đô Sài Gòn chăng nữa, thì ta cũng không bị hoang mang hay bị lung lạc. Tự túc về tư tưởng để phát huy và bành trướng chủ nghĩa. Muốn được vậy thì phải:


2.- Về Tổ chức và Tiếp Liệu, là tự ta tìm tòi, phát huy sáng kiến để có nhiều nhân vật lực để hoạt động, không ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác. Chính phủ chỉ cần giúp ta một số vốn căn bản, dựa vào đó ta tìm cách biến cải thêm để hành động và mở rộng phạm vi hoạt động. Chẳng hạn hiện giờ ta thiếu kẽm gai để làm Áp Chiến Lược, thì ta cố gắng tìm vật liệu khả dĩ làm tê liệt cơ thể bất cứ ai động đến (như đồng bào Thượng đã làm trên cao nguyên); hoặc dùng địa hình địa vật để lồng hệ thống bố phòng ACL vào trong đó, đỡ cần đào hào hay rào kẽm gai. Muốn thực hiện Tự túc về Tổ chức thì cần phải:


3.- Về Kỹ thuật, là tự phát huy khả năng chiến đấu, và khai thác, phát triển khả năng của nhân vật lực sẵn có đến tột mức 100 phần trăm.


Ba bộ phận của Tam Túc có liên hệ mật thiết với nhau: muốn Tự túc về Tổ chức mà không Tự túc về Kỹ thuật thì Tổ chức không thành; thiếu Tự Túc Tư Tưởng thì tất nhiên sẽ không có Tự Túc Tổ Chức và Tự Túc Kỹ Thuật. Từ quan niệm Tam Túc đó phát sinh ra quan niệm Tam Giác.


B. TAM GIÁC là:


1.- Cảnh giác về Sức Khỏe (thể xác) nghĩa là không được đau ốm. Do đó ta phải tránh tất cả những việc làm phương hại cho thân xác ta như đau ốm, tứ đổ tường. Bảo đảm sức khỏe thì mới bảo đảm được khả năng làm tròn nhiệm vụ.


2.- Cảnh giác về Đạo Đức và Tác Phong Đạo Đức, vì tác phong và đạo đức là điều kiện cốt yếu của cán bộ, thiếu tác phong đạo đức sẽ chi phối tư tưởng, sẽ biến khả năng làm việc thiện ra việc ác, chưa kể việc thất nhân tâm.


3.- Cảnh giác về Trí Tuệ là phát huy óc sáng tạo, sáng tác khả năng chiến đấu của nhân vật lực sẵn có đến tột độ.


Vậy, không có sức khỏe, đau ốm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến óc sáng tạo và thu hẹp phạm vi hoạt động của đạo đức. Không có óc sáng tạo thì dù có sức khỏe, có đạo đức, cũng không có khả năng bồi bổ vào sự thiếu thốn nhân vật lực, là tình trạng của một nước chậm tiến. Có sức khỏe, có óc sáng tạo, nhưng không có đạo đức, thìsức khỏe ấy, óc sáng tạo ấy, sẽ phục vụ cho phi nghĩa, không phải cho chính nghĩa…” [8]


Thật sự nhà lãnh đạo về tư tưởng Ngô Đình Nhu một La Sơn Phu Tử thời đại của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa đã thấyđược sự cần thiết của một thứ vũ khí tư tưởng trong cuộc chiến tranh ý thức hệđối diện với Miền Bắc theo chủ nghĩa Cộng Sản. Tiếc thay khi Việt Nam Cộng Hòa và người sáng lập đang mang hoài bão để huấn luyện và trang bị cho cán bộ và nhân dân Miền Nam thứ vũ khí cần thiết này, thì Hoa Kỳ, người bạn đồng minh của húng ta, đã không chia sẻ cùng một tâm thức như vậy. Trái lại đối với cộng sản Bắc việt thì Lê Duẩn sau khi bị “Toán Đặc Vụ Miền Trung” của ông Cố Vấn Ngô Đình Cẩn gửi vào Sài Gòn bắt hụt ở Vườn Tao Đàn phiá sau Nhà Kiếng của Tổng Liên Đoàn Lao Công, sau khi thoát lưới tử thần của Toán Đặc Vụ Miền Trung do ông Dương Văn Hiếu chỉ huy thì chính Lê Duẩn đã báo cáo trước Bộ Chính Trị Cộng sản trong kỳ Đại Hội Đảng lần thứ hai tại Hà Nội vào cuối năm 1959 là:

Chúng ta đã gặp đối thủ miền nam. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã lê máy chém đi cả nước để tiêu diệt chúng ta.”


Cuộc chiến tranh ý thức hệ giữa hai miền Nam và Bắc Việt Nam, một cuộc chiến mà ngay đến cái tên gọi của nó vẫn còn là một vấn đề tranh cãi , sau Nghị quyết 15 năm 1959 của CSBV để đối đầu với Đạo Luật 10/59 của chế độ VNCH đã được đánh dấu bởi những biến cố lịch sử quan trọng cần phải được nhìn đến trước khi đi sâu vào nghiên cứu lại sự kiện


KHU TRÙ-MẬT và ẤP-CHIẾN-LƯỢC


Trước khi nói đến các cơ cấu trên đây, thiết tưởng cần nhắc đến chính sách Dinh Diền được tổ chức trước đó qua việc thiết lập Phủ Tổng Ủy Dinh Điền để thấy rằng các nhà lãnh đạo của nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa đã có một cái nhìn xuyên suốt trong chính sách an dân của mình.


Ngày 17.9.1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm ký nghị định số 928-NV thành lập Phủ Tổng Ủy Di Cư Tị Nạn, ngang hàng với một bộ trong Nội các, do ông Ngô Ngọc Đối làm Tổng Ủy Trưởng. Bên cạnh đó, vì số người Công Giáo di cư gần khoảng 70% trên tổng số tị nạn nên có một tổ chức cứu trợ tư nhân với tên Ủy Ban Hỗ Trợ Định Cư do Giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Tổng số dân rời bỏ miền Bắc để vào miền Nam là 875,478 người và họ được đưa đến Sài Gòn, Vũng Tàu hay Nha Trang, sau đóđi định cư các nơi khác như Bình Tuy, Cái Sắn, Tân Mai…tùy ý họ lựa chọn.


Nói chung đối với hầu hết các cơ chế được tổ chức dưới thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa và một khi đã bị giải thể hay bị chính quyền kế tiếp coi như là một thứ con ghẻ không hề lưu tâm tới (trong thời Đệ nhị Việt Nam Cộng Hòa) tất nhiên sự kiện đó đã góp thêm rất nhiều yếu tố thuận lợi cho biến cố Tết Mậu Thân, mà rõ ràng nhất là “Hệ thống Khu Trù Mật và Ấp Chiến Lược” được tổ chứcvà nâng lên thành quốc sách dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.


Ngày nay ai cũng biết hệ thống tổ chức “Khu trù mật và Ấp chiến lược” là sáng kiến rất đỗi lợi hại của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, nhờ đó mà bọn du kích Cộng Sản đã một thời khốn đốn không hoạt động được gì hữu hiệu. Thật ra việc gom dân lập ấp là một kinh nghiệm lịch sử quý báu của tiền nhân trong lúc đất nước có chiến tranh.


Người có sáng kiến tiên khởi về Ấp Chiến Lược có lẽ phải kể đến Tĩnh Man Tiễu Phủ Sứ Nguyễn Tấn (1820-1871), tỉnh Quảng Ngãi. Năm 1863, Nguyễn Tấn đã áp dụng kế sách đó trong việc đánh dẹp người Mọi Đá Vách, Quảng Ngãi.


Một sử liệu của Triều Nguyễn, Đại Nam Thực Lục, đã ghi lại như sau:

“Mới đặt chức Tiễu phủ sứ ở cơ Tĩnh man tỉnh Quảng Ngãi. Phàm các việc quan hệ đến sự phòng giữ dẹp giặc, thăng cử, chọn thải, lấy lương, gọi lính sát hạch, thì cùng bàn với chánh phó lãnh binh chuyên coi một nha mà tâu hoặc tư. Lấy người hạt ấy là Nguyễn Tấn lãnh chức ấy. Tấn trước đây thự án sát Thái Nguyên, khi ấy quân thứ Thái Nguyên dần yên, nghe tin bọn ác man hung hăng, dâng sớ xin về bàn bạc để làm, trong 1, 2 năm có thể xong. Vua thấy giặc Man có phần cần cấp hơn, bèn y cho. Đến đây, chuẩn cho thăng hàm thị độc sung lãnh chức ấy, cấp cho ấn quan phòng bằng ngà. Tấn dâng bày phương lược: (nói: việc đánh giặc vỗ dân cần làm những việc khẩn cấp trước. Về 3 huyện mạn thượng du, phàm những dân ở linh tinh, tiếp gần với địa phận núi thì, tham chước theo lệ của Lạng Sơn đoàn kết các dân ở cõi ven một hay hai khu, đều đào hào đắp lũy, cổng ngõ cho bền vững. Nếu có lấn vào ruộng đất của ai thì trừ thiếu cho. Còn 1, 2 nhà nghèo, ở riêng một nơi hẻo lánh, thì khuyên người giàu quyên cấp cho dỡ nhà dời về trong khu; còn đất ở thì không cứ là đất công hay đất tư đều cho làm nhà để ở. Các viên phủ huyện phụ làm việc ấy, liệu nơi nào hơi đông người thì bắt đầu làm ngay, nơi nào điêu háo (ít dân), thì phái quân đến phòng giữ, ngăn chận, dần dần tiếp tục làm, để thư sức dân.”


Cách đây hơn nửa thế kỷ, chế độ Việt Nam Cộng Hòa dưới sự lãnh đạo anh minh của Ngô Tổng Thống và nhà chiến lược tài ba La Sơn Phu Tử Thời Đại Ngô Đình Nhu đã khai sinh cùng với các quốc sách được ban hành như Khu trù mật và Ấp chiến lược nhằm giải quyết cho công cuộc định cư của gần một triệu đồng bào từ bắc di cư vào nam và sau đó để đối phó với chính sách khủng bố của du kích Cộng sản tái hoạt động ở các vùng nông thôn miền nam.


Khu Trù Mật là một cộng đồng nông nghiệp được chính quyền thành lập và gom thôn dân vào đấy sinh sống trong những thôn xóm hẻo lánh, xa cách các trục giao thông, do đó, chính phủ không thể kiểm soát được. Trước sự đe dọa của chiến tranh xâm lược Miền Bắc, Tổng Thống Ngô Đình Diệm quyết định tập trung thôn dân sinh sống rải rác vào Khu Trù Mật, để tiện bề kiểm soát họ, đồng thời cô lập “Việt Cộng”, tách địch ra khỏi dân giống như cá thiếu nước không thể sống tồn tại được. Mỗi Khu Trù Mật có khoảng 3.000 đến 3.500 dân, có hạ tầng cơ sở giống tựa như trường hợp của một thành phố:

* Một khu thương nghiệp (với một ngôi chợ xây cất bằng gạch và tiệm buôn bán).


* Một khu hành chánh (có một chi nhánh bưu điện), xã hội (một bảo sanh viện, một nhà trẻ) và văn hóa (các trường tiểu học và trung học cấp I, một phòng thông tin, nhà thờ và chùa chiền).


Các Khu Trù Mật được điện khí hóa. Vị trí của chúng được chọn lựa kỹ lưỡng, hội đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển (đất đai trù phú, gần các trục giao thông).


* Khu Trù Mật có thể phát triển nông nghiệp, diện tích đất trồng có thể được nới rộng nhờ khẩn hoang thêm đất màu mỡ, để trong tương lai, các thế hệ trẻ tấn lên trở thành điền chủ.


* Khu Trù Mật có thể phát triển thương nghiệp và các lãnh vực dịch vụ khác, cùng phát triển các tiểu thủ công nghệ lên hệ với ngành nông nghiệp địa phương.


* Nhờ Khu Trù Mật, chính quyền có thể cải thiện điều kiện sinh sống của thôn dân: cư trú tập trung cho phép chính phủ thực hiện nhiều công trình phục vụ nhân dân, ít đòi hỏi nhiều đầu tư hơn hình thức cư trú lẻ tẻ, rải rác (chẳng hạn như công tác thủy nông, điện khí hóa, xây cất trường học, nhà bảo sanh v.v…)


Khu Trù Mật là nơi bảo vệ dân chúng chống lại chiến tranh xâm lược của Cộng Sản Bắc Việt. Ngoài việc kiểm soát dân chúng trong Khu Trù Mật, chính quyền địa phương còn trang bị vũ khí cần thiết, để nếu cần, có thể biến Khu Trù Mật thành một “tiền đồn”, ngăn chặn đoàn quân Bắc Việt xâm nhập vào Nam.

Bởi vậy các Khu Trù Mật thường được thiết lập tại các địa điểm có tính cách chiến lược, dọc theo biên giới hoặc xung quanh một thành phố lớn, để tạo một vành đai an ninh. Đồng thời Khu Trù Mật cũng là thị trường tiêu thụ các nông sản và các chế phẩm tiểu thủ công nghiệp. Chính phủ cấp phát cho mỗi gia đình định cư một mảnh đất 3.000 m 2, để xây cất một ngôi nhà (với vật liệu do chính quyền địa phương cung cấp), một chuồng heo và một chuồng gà. Mỗi gia đình có một mảnh vườn cây ăn trái hoặc một mảnh vườn rau để tự túc mưu sinh.”


Sử gia Robert Scigliano, thuộc viện đại học Michigan, cho biết Cộng Sản Hà Nội tuyên truyền phản đối chính sách Khu trù mật vì ngoài việc ngăn chặn Cộng Sản xâm nhập vào nông thôn, các Khu trù mật được xây dựng ở những vùng chiến lược chẳng hạn dọc theo một con đường chính hay một trục thủy lộ gây trở ngại rất nhiều cho việc chuyển quân của Cộng Sản.


Trong tác phẩm “Ngo Dinh Diem en 1963: Une autre paix manqué”, tác giả Nguyễn Văn Châu, cựu Trung tá, nguyên Giám đốc Nha Chiến Tranh Tâm Lý, Bộ Quốc Phòng cho rằng sự chỉ trích chính quyền về Khu Trù Mật chỉ nhắm vào những chuyện xấu về nhân sự, và dư luận đối lập đi xa hơn nữa cho rằng chính quyền ép buộc dân bỏ làng mạc nhà cửa. Đối với bài học lịch sử cũ về Ấp Chiến Lược, thiết tưởng cần đọc Suzanne Labin, một nhà văn kiêm phân tích gia vốn nhiều lần tới thăm Miền Nam Việt Nam trong thời gian Đệ nhất Việt Nam Cộng hòa, từng được Tổng Thống Ngô Đình Diệm tiếp kiến nhiều lần, đã có những buổi thuyết trình chính trị tại Sài Gòn và nói chuyện tại một số tỉnh. Trong cuốn sáchVietnam, an eye-witness account (bản tiếng Pháp nhan đềVietnam, révélation d’un témoin), Suzanne Labin từng viết:

Khi nhà Ngô bị lật đổ, có tám ngàn (8,000) ấp chiến lược đã được thành lập xong và đang vận hành, với dự trù khoảng bốn ngàn ấp nữa cần thiết để bảo vệ cả nước. Nông dân sống rải rác dọc theo các con kênh, được yêu cầu dời chuyển để qui tụ lại thành nhiều làng, tập trung theo kiểu Âu châu. Mỗi làng được rào vững chắc bằng hàng rào kẽm gai hoặc hàng rào tre vót nhọn đằng sau có tăng cường hệ thống hào rộng gài mìn để chận đứng Việt Cộng mò vào ban đêm. Trong ấp, mỗi gia đình đều được khuyến khích đào một hầm trú ẩn ngay trước nhà họ.


Tại sao vậy?


Khi Việt Cộng tấn công, trước đây người dân thường quá sợ nên chạy tứ tung gây trở ngại cho lực lượng bảo vệ nhiều khi bắn cả vào người nhà mình. Từ khi có hầm trú, người già và trẻ con cứ việc núp dưới hầm để xạ trường quang đảng cho lực lượng chiến đấu hành sử”


Người dân làng được đoàn ngũ hóa theo tuổi tác, giới tính, và tùy theo khả năng mà được giao cho một phần vụ đặc biệt. Lực lượng tự vệ và thanh niên cộng hòa là những đơn vị chiến đấu; những dân làng khỏe mạnh khác thì tham gia công tác phòng vệ, thanh thiếu niên thì vót chông. Người có nhiệm vụ chiến đấu được cấp vũ khí cá nhân mang luôn bên mình ngay cả khi ở nhà. Nhiều làng mạc được trang bị thêm xe thiết giáp hoặc súng liên thanh. Máy truyền tin được cung cấp giúp cho các người bảo vệ ấp chiến lược có thể gọi ngay lực lượng chính quy đến một khi bị tấn công. Nhiệm vụ chính của làng là cầm chân kẻ thù, vô hiệu hóa chúng ngoài các vành đai của ấp, cố ngăn chúng không lủi mất vào rừng trong khi lực lượng chính quy kéo tới. Bấy giờ, Việt Cộng thấy quá khó khăn khi xâm nhập một vùng dân cư có phòng thủ và ngay cả rút lui cũng thấy nhiều trở ngại.


Bà Suzanne Labin còn nhắc lại câu nói có tính cách cô đọng của Tổng Thống Ngô Đình Diệm rằng: “…để nghiền nát quân thù giữa CÁI BÚA của sức mạnh cơ động và HÒN ĐE của các ấp chiến lược.”


Bà cho rằng ấp chiến lược chính là tâm điểm của một cuộc cách mạng chính trị và xã hội: đó là lý do tồn tại của Ấp chiến lược vì đã đưa lại một nền tảng vững chắc cho sự tiến bộ về kinh tế.


Chính sách Ấp chiến lược được thực hiện từ năm 1961 với sự cố vấn của Sir Robert Thompson, chuyên viên về chiến thuật phản nổi dậy người Anh cùng với hai người bạn là Desmond Palmer và Dennis Duncanson được kể là một kế hoạch táo bạo nhất của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.


Nhận định tổng quát về kết quả của chính sách Ấp chiến lược, tác giả Nguyễn Văn Châu đã khẳng định:

“Quốc sách Ấp chiến lược sau hai năm đã thành công trong việc ngăn chặn làm cho Việt Cộng không còn sống bám rút bòn nhân dân. Vấn đề an ninh làng ấp được vững vàng hơn, quân đội chính quy quốc gia trở thành lực lượng hành quân chủ động gây cho du kích cộng sản nhiều thất bại đáng kể, khiến cho các lực lượng du kích rơi vào thế bị động và mất thăng bằng sau khi đã mất hạ tầng cơ sở. Tinh thần quân đội quốc gia lên cao, dân chúng được bảo vệ an  ninh và du kích Việt Cộng càng ngày càng hồi chánh về đầu thú với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.”


Trong cuộc phỏng vấn của Đài Phát Thanh Tự Do Úc Châu nhân ngày kỷ niệm 43 năm Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị Trần Thiện Khiêm và nhóm phản loạn hạ sát vào ngày 2 tháng 11 năm 1963 người viết đã xác nhận ưu thế của quốc sách ấp chiến lược gây cho lực lượng xâm lăng của Cộng Sản nhiều khó khăn và thất bại trước đây, đã thẳng thắn bày tỏ rằng: “Cùng với thời gian và sự tìm hiểu những tài liệu lịch sử, tôi thấy cần phải trả lại lẽ công bằng cho nhân vật lịch sử này… Tôi cho rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một nhân vật chính trị đặc sắc, có lòng yêu nước sâu sắc, có tính cương trực thanh liêm, nếp sống đạm bạc giản dị.”


Một khi chính sách Ấp chiến lược đã bị nhóm tướng lãnh làm đảo chánh giải thể, an ninh nông thôn bị bỏ ngỏ trăm phần trăm thì việc lực lượng võ trang VC xâm nhập thành phố một cách rất dễ dàng như sẽ thấy qua vụ Tết Mậu Thân thiết tưởng cũng là điều dễ hiểu. Nhóm quân phiệt cầm quyền chỉ cần có chỗ dựa là Hoa Kỳ mà không cần chỗ dựa cốt yếu là nhân dân. Bởi thế cho nên khi Hoa Kỳ bàn giao một nửa đất nước Việt Nam vào tay Cộng Sản, bọn họ chỉ có việc im lặng thi hành và một vài lời phản đối chỉ là cử điệu chiếu lệ, giả dối mà thôi.


CÔNG-TÁC TÌNH-BÁO


Nhắc lại các hoạt động tình báo thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa để thấy rằng qua biến cố Tết Mậu Thân như chúng ta sẽ bàn đến trong phần sau, dư luận đã lên án việc Hoa Kỳ và chính quyền của Đệ Nhị VN Cộng Hòa đã không coi trọng vấn đề tình báo trước các hoạt động của CS. Chính nhờ công tác tình báo được thực hiện rốt ráo và nghiêm minh dưới thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa đã bảo đảm cho sự vững mạnh của chế độ trong một thời gian dài.


Cơ quan tình báo trung ương cần nói tới dưới thời Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa là Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội của bác sĩ Trần Kim Tuyến, trực thuộc Phủ Tổng Thống tức là CIA/VN do sự gợi ý của Hoa Kỳ. Tác giả Vĩnh Phúc trong cuốn Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đình Diệm đã viết nhiều về Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội, cho biết có sự bất đồng giữa người Mỹ và hai ông Nhu-Tuyến về hoạt động của sở này, thí dụ “phía VNCH muốn thả người ra ngoài Bắc để phá hoại, rải truyền đơn tuyên truyền về chính trị…, trái lại Mỹ chỉ muốn tung người ra, cho nằm yên, len lỏi vào các hàng ngũ quần chúng, chính quyền và nếu có thể thì cả tổ chức Đảng, để tìm hiểu. Tuyệt đối không được có hành động phá hoại. Chỉ cần nằm cho thật yên, ghi nhận, và nếu được thì tìm cách leo càng cao, lặn càng sâu, càng tốt. Để đến khi nào hữu sự, cần thiết, thì mới ra tay hành động. Nhưng vẫn không phải là các công tác phá hoại. Người Mỹ đã huấn luyện nhân viên Việt Nam cách sử dụng các loại máy truyền tin, cách đưa tin, cách chôn giấu tài liệu, vũ khí, cách sử dụng hóa chất trong ngành tình báo…”


Ông Trần Kim Tuyến điều khiển, là một người tương đối trong sạch, có đạo đức, nhiệt tâm làm việc. Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội do ông điều khiển, có trên 500 nhân viên, mặc dù bị vài người trong bộ máy lãnh đạo chính quyền ghét nhưng cũng đã làm được nhiều việc trong lãnh vực an ninh, tình báo. Đó là chưa kể đến Tổng Đoàn Thanh Thiếu Niên Dân Vệ được điều động trực tiếp bởi ông cố vấn Ngô Đình Nhu.


Sau ngày chế độ Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ bởi đám tướng lãnh Đại Việt tay sai ngoại bang hận thù với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, họ đã xuyên tạc và bôi bẩn chế độ qua báo chí nói nhiều về tổ chức “Mật vụ Ngô Đình Cẩn” tại Miền Trung, nhưng thực chất họ hoàn toàn không biết một chút gì về tổ chức này, nên đã viết với giọng điệu vu khống, xuyên tạc đầy ác ý.


Trong tác phẩm “Dòng họ Ngô Đình, ước mơ chưa đạt” tác giả Nguyễn Văn Minh cho biết vào nửa năm đầu năm 1957, ông Ngô Đình Cẩn đã đề nghị lên Tổng Thống Diệm xin cho ông thực hiện một chính sách được ông gọi là “Chiêu Mời Và Sử Dụng Những Người Kháng Chiến Cũ”, “Để giúp thành phần này dễ dàng thấu hiểu và chấp nhận chính sách, ông cho áp dụng kỹ thuật khai thác và chế độ giam giữ đặc biệt đối với những người bị bắt. Danh từ CHIÊU MỜI sau được đổi là CẢI TẠO theo đề nghị của các cán bộ Cựu Kháng Chiến.”


Sau khi đề nghị được chấp thuận, ông Ngô Đình Cẩn giao cho ông Dương Văn Hiếu thành lập Đoàn Công Tác Đặc Biệt gồm có 10 nhân viên với chủ trương cùng ăn chung, ở chung, chơi chung, ngủ chung với tù nhân Cộng Sản. Đoàn được tổ chức thành 4 ban: nghiên cứu, tuyên huấn, cải tạo, quản trị. Sau đây là ghi nhận của Dư Văn Chất, một cán bộ tình báo của CS trong cuốn “Người Chân Chính”:

“Đây là một ngành an  ninh đích thực, nhưng là một “siêu tổ chức” với nhiều đặc thù mà không có bộ máy nào của Ngụy so sánh được. Nó tập trung quyền lực cao độ: cực quyền, với các phương thức hoạt động hết sức tinh vi, hiểm độc và tàn bạo. Trong cái nhà tù không song sắt, Công an Mật vụ cùng với kháng chiến Việt Cộng, ăn  chung, ngủ chung, chơi chung và công tác chung. Chuyện khó tin mà có thật, và chỉ có được trong thời điểm lịch sử nhất định. Bắt đầu từ cuộc đấu tranh chính trị đòi hiệp thương tổng tuyển cử cho tới tiếng súng đồng khởi hạ màn kết thúc. Thành tích chống Cộng của Mật vụ Ngô Đình Cẩn – Dương Văn Hiếu thật diệu kỳ. Chúng đánh phá thẳng vào các cơ quan đầu não của các Đảng bộ miền Trung như Liên khu Ủy khu Năm, tỉnh ủy Thừa Thiên, thành ủy Huế rồi Đà Nẵng. Tiến xuống phía Nam, chúng tấn công cơ sở đặc khu Sài Gòn Chợ Lớn, Thủ Biên, Cần Thơ. Nổi bật nhất là mật vụ miền Trung đánh bắt gọn các lưới tình báo chiến lược của cộng sản trải suốt từ Bến Hải tới Sài Gòn trong vòng chỉ có một năm.”


Theo tác giả Nguyễn Văn Minh, do phương pháp khai thác độc đáo, chế độ nhà tù đặc biệt chưa từng có, chính sách “Cải Tạo Và Sử Dụng Những Người Kháng Chiến Cũ” đã thâu đạt được kết quả gây ngạc nhiên cho mọi người. Năm 1985, tôi có ở chung trại tù Nam Hà (tỉnh Hà Nam Ninh) với ông Lê Phước Thưởng, một cán bộ phái khiển của VC về đầu thú chính quyền quốc gia thời ông Ngô Đình Cẩn. Trong câu chuyện, ông Lê Phước Thưởng luôn luôn tỏ ra kính phục ông Ngô Đình Cẩn, và đúng như tác giả Nguyễn Văn Minh viết, ông Thưởng sẵn sàng đánh lộn với những ai nói xấu ông Cẩn hoặc Đoàn Công Tác Đặc Biệt.


Một cơ quan khác cũng chuyên lo về vấn đề an ninh, tình báo trong quân đội, đó là Nha An Ninh Quân Đội đặt tại Thủ đô Sài Gòn, và tại mỗi tỉnh đều có một Ty An Ninh Quân Đội phụ trách công tác này tại địa phương. Theo bài báo “Sớm đầu tối đánh”, trong thời gian Đỗ Mậu làm Giám Đốc An Ninh Quân Đội, vì biết khả năng kém cỏi của Đỗ Mậu nên “ông Ngô Đình Nhu đã giao cơ quan này cho bộ ba Tống Đình Bắc (nguyên Trưởng Ty Đặc Cảnh Miền Bắc), Tống Tấn Sĩ và Nguyễn Văn Minh phụ trách mọi công việc, vì Đỗ Mậu chẳng biết gì. Đỗ Mậu chỉ có nhiệm vụ theo dõi và báo cáo. Thỉnh thoảng Đỗ Mậu cũng được giao cho một số công tác đặc biệt, nhưng Đỗ Mậu thường làm hỏng hoặc làm không đến nơi đến chốn.”


Nói chung, các hoạt động tình báo dưới thời Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã tỏ ra hữu hiệu, không như tình báo dưới thời của Tướng Nguyễn Văn Thiệu, vì nhân viên về sau kém khả năng, làm việc chiếu lệ, không có tinh thần nghề nghiệp và lòng nhiệt thành như thời gian Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.


Về tác phong vị lãnh đạo của người đã khai sáng ra bốn chữ “Việt Nam Cộng Hòa”, sử gia John M. Newman trong cuốn Tổng Thống John F. Kennedy và cuộc chiến Việt Nam đã ghi:

“Khoảng đầu năm 1957 TổngThống Ngô Đình Diệm, bấy giờ là quốc Trưởng, đã dùng quyền hành của mình để chế ngự các giáo phái bất phục tùng và nghiền nát các chi bộ Việt Minh ở đồng bằng sông Cửu Long; những thành tích này khiến tổng thống Eisenhower ca tụng ông ta là CON NGƯỜI THẦN KỲ của Á Châu.”

Minh Hùng, tác giả Đời Một Tổng Thốngin tại Sài Gòn năm 1971, đã có ghi lại lời phát biểu của cụ Phan Bội Châu về việc ông Diệm rũ áo từ quan năm 1933 như sau:

“Ông Ngô Đình Diệm, con người có tâm huyết, biết thương giống nòi, biết nhục vong quốc, nên ông dám chống lại cường quyền, lui về ẩn tích, đợi thời tuyết sỉ. Đó mới là đáng bậc CHÍ SĨ, VĨ NHÂN, tất sau này cuộc Phục Hưng chỉ có hạng người ông Diệm mới làm nổi… Ta muốn tặng ông Diệm một bài thơ để tỏ lòng kính trọng bậc thiếu niên hiền triết… Ông Diệm bây giờ mới là ông lớn thật sự.”  


Trong cuốn hồi ký Honorable Men/My life in the CIA, William E. Colby đã từng làm trưởng nhiệm CIA tại Sài Gòn từ tháng 6 năm 1960 đến 1962, đứng đầu ngành CIA từ năm 1973 đến 1975, đã viết về Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chính sách của ông như sau:

“…Sau khi trình bày cho giám đốc McCone nghe, tôi cùng ông tới tòa Bạch Ốc trong chiếc Limousine của ông và tôi đã thú nhận với ông ta rằng cái chết của hai ông (Diệm Nhu) làm cho riêng cá nhân tôi rất đau lòng; tôi đã từng quen biết họ và kính trọng cả hai người; tôi là một trong số rất ít người Mỹ đã có cảm tình đó, đặc biệt là về phần ông Nhu…”


“Ấp chiến lược tại Việt Nam” ở sách của Colby, cho biết Colby đã nói nhiều về tính cương nghị và cái uy của Tổng thống Ngô Đình Diệm biểu lộ trong những cuộc khủng hoảng chính trị và gọi ông Diệm là nhà ĐỘC TÀI NHÂN TỪ:

“Thực vậy, ông Diệm điều hành công việc như một ông quan cai trị. MỘT NHÀ ĐỘC TÀI CÓ THIỆN TÂM (hay nhân từ, theo soạn giả), dùng quyền lực ép dân phải bắt tay vào công cuộc phát triển (cộng đồng), vì lợi ích của chính họ, bất chấp họ nghĩ gì về điều đó, độc đoán, thiếu dân chủ. Ông ta dùng – nhưng lại than phiền về – hệ thống thư lại do Pháp đào tạo vào công việc đó, vì ông tin rằng nó sẽ có thể được cải tiến dần dần và sẽ được thay thế bằng lớp người sắp tốt nghiệp từ những trường huấn luyện về hành chánh, quản trị của Mỹ.”


Ở một đoạn khác Colby viết:

“Rõ ràng đây là giai đoạn đầu của “chiến tranh nhân dân”, (Cộng sản đang) động viên và tổ chức các lực lượng để dùng vào cuộc chiến. Và rõ ràng ở điểm này sự thách thức có tính chính trị và khuynh đảo, chứ không phải là thứ cần đến các bộ tư lệnh sư đoàn hay quân đoàn để đối phó. Mặt khác cuộc thách thức chính trị, tuy vậy, cũng chẳng phải là loại mà giới thượng lưu trí thức có thiện ý nhưng không có thực lực (cơ sở chính trị) ngồi trong khách sạn Caravelle để ra tuyên ngôn, kêu gọi lập “chính phủ lương thiện, công chính”, “một quân đội anh dũng được phấn chấn bởi một tinh thần duy nhất”, và một nền kinh tế “phồn vinh”, miễn là chính phủ thay đổi đường lối. Và như vậy, theo ý tôi, những khuyến cáo có tính mệnh lệnh của tòa Đại Sứ Mỹ ép ông Diệm phải bổ nhiệm những người chống ông vào trong chính phủ, và cổ võ một cuộc điều tra của quốc hội theo kiểu Mỹ xem ra rất không xác đáng. Theo thiển ý của tôi, cuộc đọ sức thực sự lúc ấy là ở thôn xã. Những vấn đề căn bản hơn nằm ở đó.”


Nhận xét của Colby được ghi nhận như sau khi ông tới thăm các vùng thôn quê Việt Nam:

“Đường xá được mở lại. Số trường học tăng nhanh ở thôn quê. Chương trình ngũ niên Diệt Trừ Sốt Rét xịt thuốc diệt muỗi được khởi sự để thanh toán bệnh sốt rét rừng. Sức sản xuất lúa gạo bắt đầu tăng, xuất cảng gạo, lông vit… Những tiến bộ về kinh tế, xã hội lúc đó đã xuống đến nông thôn… Đặc biệt kế hoạch “Khu trù mật” năm 1959, là kế hoạch được Tổng Thống Diệm nâng niu nhất, bắt đầu với nhiều hứa hẹn. Những “đô thị” nông nghiệp được xây dựng trên phần đất truất hữu của địa chủ theo chương trình cải cách điền địa và được chia thành những khu trung tâm dân cư và vùng ruộng lúa…”


Nhưng chỉ một vài ngày sau biến cố 1-11-1963, Dương Văn Minh và nhóm tướng lãnh cầm đầu cuộc đảo chính như Lê Văn Kim, Trần Thiện Khiêm…đã cho lệnh phá bỏ 16.000 Ấp chiến lược, thả lỏng vòng rào kềm chế cho Việt Cộng mặc sức tung hoành ở nông thôn Miền Nam, bỏ tổ chức nghĩa quân, dân vệ, khiến Hoa Kỳ có cơ hội đổ quân ồ ạt vào Việt Nam, và chưa đầy 5 năm sau đã tạo một môi trường hết sức thuận lợi cho VC tiến hành cái gọi là cuộc Tổng Công Kích – Tổng Khởi Nghĩa với những hệ lụy rất trầm trọng.


Tướng Tôn Thất Đính còn tuyên bố: “Ấp chiến lược đem lại ấm no nhưng không đem lại hạnh phúc”.(Sic!)


Với cái chết của Tổng Thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu người mà chúng tôi xin được phép được ví ông như một La Sơn Phu Tử Thời Đại, những nhà lãnh đạo xuất sắc và tâm huyết của Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ đã đạp đổ một mẫu người thần tượng lãnh đạo của Miền Nam Việt Nam, những đối thủ đã từng gây lo sợ cho chính quyền miền Bắc của Hồ Chí Minh, và đặt lên một nhóm tướng lãnh Đại Việt cầm đầu đất nước mà chính Tổng Thống Hoa Kỳ Lindon B.Johnson mệnh danh là lũ côn đồ ác ôn đáng nguyền rủa (a goddam bunch of thugs), số phận của Miền Nam như vậy là đã được tính toán từ trước. Và biến cố Mậu Thân xảy ra cũng không phải là điều đáng ngạc nhiên đối với ai có những chú tâm theo dõi thời cuộc lúc bấy giờ.


Khi được tin Tổng Thống Ngô Đình Diệm bị lật đổ và bị giết cùng với người bào đệ là cố vấn Ngô Đình Nhu sau khi nhóm tướng lãnh Đại Việt làm đảo chánh đã đưa hai ông vào tra khảo đánh đập tại Tổng Nha Cảnh Sát trên đường Võ Tánh, Hồ Chí Minh đã nói với ký giả Wilfred G. Burchett: “Tôi không ngờ rằng tụi Mỹ ngu đến thế”. Ellen J. Hammer trong cuốn A Death in November cho biết: “Đài phát thanh Hà Nội đã trích dẫn báo Nhân Dân nói rằng do sự lật đổ Ngô Đình Diệm và em ông là Ngô Đình Nhu tụi đế quốc Mỹ đã tự mình hủy diệt những cơ sở chính trị mà họ đã mất biết bao năm để xây dựng.


Gần nửa thế kỷ sau suốt giòng lịch sử cận đại khi chúng tôi ngồi thu thập và viết lại những giòng chữ này thì những nhân vật nhúng tay vào việc giết hại Tổng Thống Ngô Đình Điệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu đang trình diện trước một “ĐẠI HỘI OAN HỒN” nơi âm phủ là tòa án lương tâm, chắc chắn Mai Hữu Xuân, Trần Văn Đôn, Đương Văn Minh…của nhóm phản loạn sẽ trình với ngài Tổng Thống Ngô Đình Diệm và Cố Vấn Ngô Đình Nhu về sự thật âm mưu đảo chánh và hạ sát vị sáng lập VNCH là do Trần Thiện Khiêm và Lê Văn Kim chủ trương.


Chúng tôi sẽ có dịp viết về cái chết thật sự của Đại úy Nguyễn văn Nhung trong trại giam Chí Hòa do cú đá của một trung sĩ giám thị (tôn thờ Ngô Tổng Thống), trước khi được chở về trại Hoàng Hoa Thám để ngụy trang cái chết tự tử. Nhân chứng sống là thiếu úy nhảy toán (1962-63) hiện có mặt tạo bắc California bị nhốt chung tại phòng giam ở Khám Chí Hòa.


Cũng như chúng tôi sẽ viết về thiếu Úy Hồng thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh là người đã ném quả lựu đạn ám sát ông tỉnh trửơng Thừa Thiên Nguyễn Phước Đảng khi xe ông ta tiến vào đài phát thanh Huế để kêu gọi sư sãi Huế ngưng làm loạn, thì tiếp theo là vụ nổ của chất Plastic do trung úy James Scott (nhiều sách viết lộn là Đại úy)… Sau đó thiếu úy Hồng đào ngũ về Sai gòn đăng lính vào TĐ.6 nhảy dù và bị chết tại trận Cai Lậy.



Phạm Lễ


Tham khảo


·  Dommen, Arthur. The Indochinese Experience of the French and the
Americans, Nationalism and Communism in Cambodia, Laos, and Vietnam
.
Bloomington, IN: Indiana University Press, 2001.

·  Goodman, Allan E. Politics in War. Cambridge, MA: Harvard
Univerity Press, 1973.

·  Keesing’s Research Report. South Vietnam, A Political History
1954-1970
. New York: Charles Scribner’s Sons, 1970.

·  Lê Xuân Khoa. Việt Nam 1945-1995, Tập I. Bethesda, MD: Tiên Rồng,
2004.

·  Masur, Matthew B. “Hearts and Minds: Cultural Nation-building in South
Vietnam, 1954-1963.” Ohio State University, 2004.


·  Nguyễn Văn Lục. Lịch sử còn đó. Garden Grove, CA: Tân Văn, 2008.


·  Penniman, Howard R. Elections in South Vietnam. Stanford, CA:

Hoover Institution on War, Revolution and Peace, 1972.


·  Phạm Thăng. Tiền tệ Việt Nam.: Phạm Thăng, 1995.

·  Press and Information Office. Embassy of the Republic of Viet-Nam. 
News from Viet-Nam
. Vol 10, No 10. Washington, DC: October, 1961.

·  Press and Information Office. Embassy of the Republic of Viet-Nam. 
News from Viet-Nam
. Vol 10, No 11. Washington, DC: December, 1961
Nguồn: http://vnchtoday.blogspot.com/2015/10/tra-lai-danh-du-cho-tong-thong-ngo-inh.html

Lịch sử Việt Nam: TT Ngô Đình Diệm và con đường dang dở

Bảo Giang (Danlambao) - Từ trước, có nhiều người, nhiều nguồn tin vẫn cho rằng Hoa Kỳ đưa ông Ngô Đình Diệm về làm Thủ tướng. Điều này, không phải như thế. Trái lại, cựu Hoàng Bảo Đại đã chọn ông Ngô Đình Diệm, và khẩn khoản mời ông về nước chấp chánh. Câu chuyện như sau:

- “Tôi kính trọng ý định của ông. Nhưng hiện nay tôi kêu gọi đến lòng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của mình. Nhưng sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.

Sau một hồi yên lặng cuối cùng ông Diệm có vẻ do dự:

- Còn bọn Pháp?

- Tôi đối phó với họ!

- Hoàng thượng sẽ cho tôi thời gian bao lâu?

- Ông được toàn quyền hành xử, khỏi cần hỏi ý kiến tôi trước, và thời gian vô hạn định cho đến khi Ông cảm thấy đánh bại Cộng sản Bắc Việt, trong mưu toan xâm lăng Miền Nam.

- Hoàng thượng hứa chắc?

- Tôi xin cam kết như vậy!

- Thưa Hoàng thượng, trong trường hợp đó, tôi xin nhận sứ mạng mà Ngài trao phó…"
"Ông Ngô Đình Diệm về Việt Nam nhậm chức, Pháp lồng lộn, tức giận. Ông Georges Bidault và một viên chức bộ Ngoại giao (trước kia lãnh đạo bộ thuộc địa) đến gặp tôi và đã không tiếc lời trách móc tôi. Lúc quá nóng giận, ông đánh giá việc tôi mời ông Ngô Đình Diệm về làm thủ tướng, là “có ý đồ chống Pháp, vô trách nhiệm và có ý phản bội”.

“Tôi trả lời như sau: - Ông Diệm là người duy nhất đủ khả năng, để không cho Cộng Sản bắc Việt xâm chiếm Miền Nam!

Tôi cứ tưởng nói như thế, thì Georges Bidault “thông cảm” hơn… nhưng, câu nói tiếp theo của ông ta, đã làm tôi choáng váng:

- Thà là Cộng sản Bắc Việt chứ không là Ngô Đình Diệm! (Nguyễn Nam Sơn. Bảo Đại con Rồng Việt Nam)
Riêng về việc “truất phế”, cựu hoàng Bảo Đại cho biết: "Nếu Ông Ngô Đình Diệm còn dính dáng đến tôi thì còn gặp rắc rối từ phía người Pháp, vì họ cho tôi là người “Pháp bảo gì làm nấy". Đến khi được hỏi, việc truất phế ấy đúng hay sai? Cựu hoàng cho biết: “- Sau khi đã biết rõ mọi “sự thực bên trong” của vấn đề, tôi cho rằng Ông Ngô Đình Diệm làm như vậy là Đúng, và sở dĩ tôi phải mời cho bằng được ông Ngô Đình Diệm, vì cần phải đối phó với Cộng sản Bắc Việt, và những mưu đồ của chúng. Cạnh đó, tôi vẫn không sao quên được việc người Pháp luôn luôn xem Ông Ngô Đình Diệm là kẻ thù, chứ không phải là Cộng sản Bắc Việt !... Do đó, tôi không còn coi việc tôi bị ông Ngô Đình Diệm “truất phế” là một hành động “bất trung”, vì tôi khẳng định Ông Ngô Đình Diệm là một Trung thần!” (Bảo Đại, Con rồng Việt Nam)
A. Hành trình xây dựng nền Cộng Hòa tại Miền Nam Việt Nam
Hiệp định chia đôi đất nước Việt Nam vào ngày 20-7-1954 hẳn nhiên không phải là một nỗi đau của riêng ai hay của riêng một thành phần nào, nhưng là của tất cả mọi người Việt Nam. Chỉ có những kẻ cướp trong tập đoàn CS/BV mới hả hê, cho đó là chiến thắng vinh quang của họ. Tệ hơn, miền nam Việt Nam cũng còn nằm trong âm mưu nhuộm đỏ của chúng. Đó là lý do vào ngày 6- 6- 1955, Phạm văn Đồng, thủ tướng nhà nước Việt cộng BV mồi chài miền nam là: "theo như qui định của Hiệp Định Geneva, Hà Nội sẵn sàng tham dự hội nghị hiệp thương với các giới chức thẩm quyền của miền Nam để thảo luận về việc tổng tuyển cử quốc gia".
Tiếc cho Y, miền nam hôm nay đã có một lãnh tụ biết rất rõ về những gian tà, bất nhân, bất nghĩa của tập đoàn cộng sản bắc Việt do Hồ Chí Minh cầm đầu và Phạm Văn Đồng chẳng qua chỉ là cái loa phải bước theo kế hoạch của CS/TQ là nhuộm đỏ cả nam Việt Nam và Dông Nam Á mà thôi. Theo đó, Y và tập đoàn CS đã nhận được câu trả lời khẳng khái từ cấp lãnh đạo miền nam vào ngày 17- 6- 1955, Thủ Tướng Diệm tuyên bố: “Chúng tôi đã không ký vào Hiệp Định Geneva. Do đó, chúng tôi không bị ràng buộc phải thi hành Hiệp Định này dưới bất cứ hình thức nào. Hơn nữa, Hiệp Định này đã được ký kết trái với nguyện vọng của dân tộc Việt Nam." (Documents Relating to British Involvement in the Indo China Conflict 1945-1965, tr. 107)
Nhận được cái tát tai này, PV Đồng vẫn không hết vẩu. Trái lại, ngày 19- 7- 1955, Phạm văn Đồng lại gởi một văn thư cho Thủ Tướng Diệm đề nghị tổ chức một hội nghị hiệp thương giữa hai miền như Hiệp Định Geneva đã qui định. Ngày 12- 8- 1955, Thủ Tướng Diệm đã thẳng thắn trả lời:
“Nhằm đạt được một nền dân chủ thực sự, chính quyền Việt Nam cứu xét nguyên tắc của những cuộc bầu cử thực sự tự do để tạo nên một định chế dân chủ và hoà bình. Nhưng trước hết phải thỏa mãn những điều kiện của một cuộc sống tự do và bầu cử tự đo. Trong quan điểm đó, không có một điều tích cực nào trên đây sẽ đạt được khi chế độ Cộng Sản miền Bắc còn không cho phép mỗi công dân Việt Nam được hành sử những quyền tự do dân chủ và những quyền căn bản của con người.” (Ibid. tr. 109-110
Rồi thay vì chuyện hiệp thương với miền bắc cộng sản. Miền nam tự hoàn chỉnh những công việc của Quốc Gia. Ngày 23-10- 1955, Chính quyền miền Nam đã tổ chức một cuộc Trưng cầu Dân Ý để toàn dân chọn lựa người lãnh đạo quốc gia. Cuộc trưng cầu này có hai ứng viên là Quốc Trưởng Bảo Đại và Thủ Tướng Ngô Đình Diệm. Kết quả ông Ngô Đình Diệm được 5,721,735 phiếu tín nhiệm (trên 60 %). Từ kết qủa này, ngày 26.10.1955, Thủ Tướng Ngô Đình Diệm tuyên bố Hiến Ước tạm thời, trong đó Việt Nam là một nước Cộng Hòa, và người lãnh đạo quốc gia là Quốc Trưởng kiêm chức vụ Thủ Tướng, được gọi là Tổng Thống Việt Nam Cộng Hoà.
a. Sách lược đối phó với Việt Minh cộng sản.
Mở đầu, ngày 20- 6-1956, chính phủ Miền Nam đã gởi cho nhà cầm quyền tại Hà Nội và cho hai vị đồng Chủ Tịch trong hội nghị Genève 1954 một văn thư. Trong đó đưa ra 6 điều kiện tiên quyết yêu cầu Hà Nội phải chấp nhận, trước khi miền Nam có thể ngồi vào bàn thương nghị hiệp thông như sau:
- Cho phép tự do trao đổi thư tín và thông tin giữa 2 miền Nam và Bắc.
- Cho phép những gia đình ở miền Nam hay Miền Bắc còn có thân nhân bị kẹt lại ở bên kia giới tuyến có thể xin đoàn tụ với gia đình.
- Cho phép thiết lập và tự do trao đổi thương mãi giữa hai miền...
- Tổng tuyền cử phải được tổ chức theo thể thức phổ thông đầu phiếu, trực tiếp và kín, một cách hoàn toàn tự do, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Liện Hiệp Quốc, (theo Cụ Cao Xuân Vỹ)

Tuy nhiên, “Hà Nội đã không dám chấp nhận những điều kiện tiên quyết này. Từ đó, hai vị đồng Chủ Tịch trong hiệp định là Liên Sô và Anh quốc đã bỏ qua vấn đề tổng tuyển cử và từ đây không còn cứu xét đến nữa”. (Dept, of State Bulletin, Washington, June7, 1965, tr. 893) ( TS Phạm Văn Lưu)
Cũng trong thời gian này, chính phủ Pháp đã gởi văn thư cho đồng Chủ Tịch của Hội Nghị Geneva thông báo là Pháp sẽ rút khỏi Việt Nam và không còn trách nhiệm trong việc phải thi hành Hiệp Định này nữa. Thư viết: “Hiệp Định Geneva dự định được tổ chức vào 7. 1956. Trên nguyên tắc, lập trường của chúng tôi rất rõ ràng: Nước Pháp là người bảo đảm cho Hiệp Định Geneva.. Nhưng chúng tôi một mình không có đủ phương tiện để buộc những đồng minh tôn trọng..." (Journal Officiel De La Republique Francaise, DebatsParlementaires, Feb 24, 1956, p. 197).(TS Phạm Văn Lưu). Từ đây câu chuyện về trưng cầu dân Ý sau hiệp định Genève về Việt Nam coi như chấm dứt.
b. Đường hướng của chính phủ miền nam đối với thực dân Pháp.
Xem ra đến thời điểm này, người ta tin rằng Tổng Thống Ngô Đình Diệm sẽ làm tất cả mọi chuyện để chờ một ngày lấp sông Bến Hải, thống nhất đất nước trong Tự Do chứ không phải là dìm đất nước vào vòng nô lệ như Hồ Chí Minh đã và đang làm. Bằng chứng là, vào cuối năm 1954, việc chuyển dời thị trường thương mại Việt Nam từ khu vực của đồng Franc sang khu vực đồng Mỹ Kim đã khiến giới kinh doanh Pháp nổi điên. Trước đây, họ đã không hài lòng về chính sách tiền tệ của Việt Nam, nay thành điên loạn. Việc này đã khiến nhiều người Pháp rời Việt Nam. Tuy nhiên, sau đó chính phủ Việt Nam còn yêu cầu, đòi hỏi chính quyền Pháp là, nếu muốn tái tục bang giao bình thường với Việt Nam, Pháp phải tuân hành những việc sau:
“Tuyên bố từ bỏ hiệp định Geneva, từ chối đề cập đến cuộc Tổng Tuyển Cử năm 1956. Công nhận một cách công khai và không dè dặt về chính sách của ông Diệm, chấm dứt mọi quan hệ với Việt Minh và triệu hồi phái bộ Sainteny về nước”. (Department of Defense, United States-Vietnam Relations 1945-1967, q.I, IV, tr. 39).* TS Phạm văn Lưu)
Kết quả, để thực thi hướng đi của đất nước, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa chính thức rút đại diện của mình ra khỏi Liên Hiệp Pháp. Đồng thời, để kiện toàn nền Độc Lập của xứ sở, Tổng Thống Ngô đình Diệm yêu cầu Pháp phải mau chóng chuyển giao chủ quyền quốc gia cho chính phủ Việt Nam. Đồng thời yêu cầu quân đội Viễn Chinh Pháp triệt thoái khỏi đất nước này, không thể để chậm trễ.
Đến lúc này, Pháp chỉ còn lại đôi mắt trắng, đã phải lần lượt thi hành toàn bộ những yêu cầu của chính phủ miền Nam. Trước hết là rút quân. Tình đến tháng 2- 1956, chỉ còn lại 15,000 quân Pháp tại Việt Nam và 10,000 trong số này buộc phải triệt thoái vào cuối tháng 3. Và ngày 25- 4-1956 quân đội Pháp chính thức triệt thoái toàn bộ khỏi Việt Nam. Rồi vào ngày 26. 4-1956 Phủ Cao Ủy Pháp tại Đông Dương chính thức bị hủy bỏ. Việc bị từ bỏ này cũng mang theo ý nghĩa chính thức chấm dứt 72 năm chế độ Pháp bảo hộ Việt Nam. (1884-1956)
I. Công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước.

1. TT Diệm và cuộc di cư tìm Tự Do từ miền bắc.
Hội nghị Geneve vào mùa hè năm 1954 đã đặt ra nhiều vấn đề trong đó có câu chuyện về chiến sự ở Việt Nam. Kết qủa, Pháp chấp nhận thua cuộc cay đắng sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy thế, Việt Nam còn phải chấp nhận một cay đáng ngàn lần đau thương hơn pháp là đất nước này bị chia ra làm hai vào ngày 20-7-194. Họ đã lấy con sông Gianh để làm ranh giới phân chia hai miền Bắc và Nam Việt Nam. Từ đây hai phần đất nước có hai chính phủ hoàn toàn đối nghịch nhau. Phía bắc do Hồ Chí Minh lãnh đạo theo chủ thuyết cộng sản. Miền Nam Tự Do với sự ra đời của chính phủ Ngô Đình Diệm với thể chế Cộng Hòa.
Vào lúc ấy, hầu hết các quan sát phương tây đều cho rằng Nam Việt hầu như không thể đứng vững và đương đầu với cộng sản bắc Việt, và nhiều người còn cho rằng cái khoảng thời gian ấy không chừng chỉ là đôi ba tháng hoặc nửa năm. Lý do. Ngoài đôi tay trắng, miền nam còn bị chồng chất lên những đa đoan như nạn sứ quân và cuộc di cư của người miền bắc vào nam.
Nạn sứ quân tôi đã nhắc đến ở phần trên. Nay đến “Cuộc di cư năm 1954 (nguyên bản tiếng Anh: Operation Passage to Freedom, tạm dịch: Mở đường đến Tự do) là một cuộc di cư của gần một triệu người Việt từ miền Bắc Việt Nam đến miền Nam Việt Nam trong những năm 1954–1955. Trong đó con số được chia ra như sau: Gần 310.000 người được đưa đến miền Nam bởi những đoàn tàu của Hải quân Hoa Kỳ, và khoảng 500.000 người được đưa đến Quốc gia Việt Nam bởi quân đội Pháp".(wikipedia). Theo chương trình, cuộc di cư sẽ chấm dứt vào ngày 19 tháng 5 năm 1955. Trong đó thời gian để được tự do ra đi được chia, phân định như sau: Dân Hà Nội có 80 ngày, Hải Dương có 100 ngày, còn Hải Phòng, điểm cuối cùng tập trung để di cư có 300 ngày..
a. Tại sao lại ra đi?
Người ta cho nó nhiều cái tên mỹ miều cho những chuyến đi này, nào là “cuộc bỏ phiếu bằng chân” nào là “đi tìm Tự Do”. Nhưng đơn giản hơn, đó là cuộc trốn chạy cộng sản. Mặc dầu các tên gọi có khác nhau, nhưng tất cả những ngôn từ này đều quy tụ về một đích điểm là người ta đã phải bỏ lại cả phần sản nghiệp, bao gồm nhà cửa đất đai và mồ mả của tổ tiên nhiều đời để đi tìm Tự Do khi Việt cộng (cộng sản) tìm đến.
Khi nhìn lại, không phải chỉ có một mình dân tộc Vệt Nam phải bỏ của chạy lấy người khi cộng sản đến. Trái lại, trước đó Dân chúng Đông Âu như Ba Lan, Hungary, Rumany và các quốc gia thuộc khối Đông Âu, cả dân Liên Sô nữa, đã bỏ của chạy lấy người ngay sau khi các quốc gia này bị cộng sản chiếm đóng sau đệ Nhị thế chiến. Chỉ riêng “năm 1966 đã có 6110 người Đông Đức đào thoát được sang Tây Đức. Tính từ năm 1949 đến 1952 có khoảng 228.500 người đã trốn thoát khỏi các vùng do Nga Sô kiểm soát để tới Bá Linh. Và cứ như thế, 5 vạn người Tiệp Khắc đã trốn ra khỏi nước họ."(Trích Cuộc Di Cư lịch sử, Phủ Tổng Ủy Di Cư tỵ nạn)
Trong khi đó, hiệp định Genève được coi là kết quả cuộc bại trận của Pháp tại Việt Nam. Rồi khi Pháp phải chấp nhận ký vào hiệp định này thì chỉ có 7/9 nước tham gia cùng ký. Và hai thành viên không ký là Hoa Kỳ và Quốc Gia Việt Nam. Vào thời gian đó ai cũng biết là về phía Quốc Gia Việt Nam thì Bảo Đại làm Quốc Trưởng và Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng. Mặc dù bị chính quốc trưởng BĐ thúc ép nhưng ông Ngô Đình Diệm nhất định không chịu ký. Sau cùng thì chính phủ cử Ngoại Trưởng Trần Văn Đỗ dẫn đầu một phái đoàn đến Giơneve như để quan sát mà thôi.
Đến khi Hiệp Định Giơneve 1954 được ký kết thì ông ngoại trưởng Trần Văn Đỗ đã bật khóc. Trong khi đó TT Ngô Đình Diệm tuyên bố treo cờ rủ vào ngày ký kết hiệp định. Lý do, ông chủ trương "Phải thống nhất đất nước trong Tự Do chứ không phải trong nô lệ".
Có lẽ điều ông chủ trương là hoàn toàn đúng đắn. Bởi lẽ, ngay từ trước khi hiệp định Genève năm 1954 ra đời, trên khắp lãnh thổ miền Bắc của VNDCCH đã có những nét u buồn. Từ thành thị đến nông thôn đâu đâu cũng chỉ thấy cảnh nhà cửa, làng thôn, phố xá tiêu điều. Nơi nơi đều vang lên những tiếng khóc than vọng thấu trời xanh. Lý do cuộc Cải Cách Ruộng Đất được mô tả là "Long Trời Lở Đất" với chủ trương cướp của giết người của Hồ Chí Minh đã bắt đầu nổ ra từ 1953 ở những nơi dưới quyền kiểm soát của chúng. Trong khi đó, những vùng chúng chưa kiểm soát được, cuộc di cư vào nam của hàng trăm ngàn đồng bào đã bắt đầu. Rõ ràng, cùng trên một mảnh đất mà đã sớm có hai đời sống khác biệt nhau. Điều ấy chỉ ra rằng, Ông hoàn toàn đúng khi không ký vào tờ giấy chia hai sơn hà do Pháp bại cuộc, chủ trương. Bởi lẽ, khoan nhượng, hay hòa hoãn với CS là tự sát. Rồi một quốc gia không dám đối đầu sanh tử với kẻ thù thì làm sao có thể tranh thắng, nếu như không muốn nói là đã chấp nhận thua cuộc trước đó.
Trở lại chuyện di cư, người ta chẳng cần ai rủ ai, nhưng tất cả đều muốn bỏ miền bắc để vào nam. Tại sao thế? Đơn giản là miền bắc sẽ thuộc về cộng sản hệ Nga, Tàu. Nga thì người dân chưa nhìn thấy mặt nó tròn méo ra sao. Nhưng Tàu thì người Việt Nam đã có kinh nghiệm từ hàng ngàn năm trước. Xem ra là không thể đội trời chung, nói chi đến việc nó làm chủ. Trong khi đó, miền Nam thuộc về Tự Do. Chỉ thế thôi, hai chữ Tự Do bừng lên trong mắt, làm rạng rỡ trong tâm hồn, rồi vội vàng trên đôi chân. Từ đó, nó tạo cho con người nguồn sống, nên chẳng cần ai dục ai, tất cả đều phải nhanh chân cho kịp với cái khoảng thời gian ngắn ngủi là số ngày được quy định theo hiệp định.
b. Bạn mang theo những gì đây? 
Chắc là chẳng có gì! Đã là người phải chạy loạn, phải bỏ nhà, bỏ nước ra đi để tìm lấy chữ Tự Do thì còn cần phải mang theo thứ gì nữa. Cứ thế, hàng hàng lớp lớp gánh gồng, bồng bế con cháu ra đi. Hỏi xem, dẫu có dăm ba ký gạo, nồi cơm nếp trong đôi quang kia thì cho họ được bao ngày sống trên đường đi? Hỏi thôi, nhưng bạn biết là chẳng một ai cần đến câu trả lời này. Bởi lẽ, mỗi người di cư đã không cần mang những thứ này khi ra đi. Trái lại, họ sẵn sàng quăng cả đôi quang gánh kia đi, rồi bồng lấy đứa con mà trốn chạy khi cộng sản chặn đường. Nói cách khác, đôi quang gánh kia chẳng qua chỉ là những ngụy trang của người ra đi mà thôi. Nó không phải là vật bất khả ly thân của người trốn chạy cộng sản!
Như thế, chuyện người bắc di cư vào nam năm 1954 là bài học lớn cho miền nam vào năm 1975. Hơn thế, đây còn là chuyện phải làm ngay và trước khi cộng sản nhuộm đỏ mảnh đất miền nam. Đã thế, người dân ở đây cũng không có một chọn lựa nào khác ngoài việc đem mạng sống của mình ra để đánh đổi lấy chữ Tự Do. Thật vậy, đến nay đã nửa thế kỷ qua rồi, chuyện ra đi vẫn như còn mới trong lòng người Việt Nam. Họ vẫn sẵn sàng bỏ ra đi bất cứ lúc nào, dẫu chuyện đi tìm Tự Do phải trả bằng cái giá qúa nặng. Thế mới biết, cộng sản còn tàn bạo hơn cả sự chết. Về chuyện này, khéo mà Duyên Anh nói đúng đấy “Nếu biết đi, con chó nó cũng không muốn ở lại” với Hồ Chí Minh, nói chi đến con người.
Đó là bài học đầu tiên người Việt Nam nhận được từ khi Hồ chí Minh xuất hiện. Kế đến gần 20 năm trong chiến tranh, người ta đã nhìn rõ bộ mặt thật của những thành phần dã nhân cộng sản này. Chuyện trường học Cai Lậy, chuyện Huế và tết Mậu Thân năm nào là những bài bọc không thể quên. Thêm vào đó là những cái loa hàng “tôm, cá, chợ búa” của nhà nước lải nhải dọc đường, đến việc tập trung cải tạo của chúng đều là những lý do để từ và sau ngày 30-4-1975 người miền nam xuống thuyền, ra khơi. Khi đi, chẳng có một đau đớn nào hằn trong tâm hồn một con người nặng hơn là việc mất quê hương, làng xóm, người thân, nhưng vẫn phải đi. Dĩ nhiên, tôi đã là một trong những kẻ ấy. Đã thế, không phải một, nhưng là hai lần! Nó bắt đầu bằng cái tên Việt Minh khi rời đất bắc, rồi Việt cộng ở trong nam.
Hôm nay, khi nhìn lại những chuyến đi. Xem ra người di cư từ miền Bắc vào năm 1954 còn bắt gặp rất nhiều may mắn. Họ mới chỉ mất nhà, mất gia nghiệp. Với những người rời Việt Nam từ và sau 30-4-1975 không chỉ mất nhà, mất gia nghiệp, nhưng còn là mất cả quê hương, tổ quốc của họ nữa!
2. Công cuộc đổi mới tại miền Nam sau 1954 (còn tiếp)
01-11- 2018
Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2018/11/lich-su-viet-nam-tt-ngo-inh-diem-va-con.html
Phần đã đăng:

Tưởng niệm Cố Tổng Thống GB. Ngô Đình Diệm tại TT Cộng đồng người Việt Dallas Fortworth 28.10.2018

 https://youtu.be/zg62gWQ3kBY

Cố TT Ngô Đình Diệm luôn ở trong tim của mỗi người dân Việt Nam và toàn thế giới

 https://youtu.be/ZsjZVPw_Zkc

Boston cử hành nghi thức chào quốc kỳ mừng khai sinh VNCH và giỗ thứ 55 cố TT Ngô Đình Diệm

https://youtu.be/WdY7LwxZ4M4

Dân Sài Gòn ùn ùn đi dự lễ Giỗ cố tổng thống Ngô Đình Diệm, phớt lờ sự bôi nhọ của cộng sản

 Sài Gòn - 2/11/2018 - Hàng ngàn người dân tham dự lễ Giỗ của cố tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ Ngô Đình Nhu. Buổi lễ do các cha Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn chủ lễ. Cố tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát mất ngày 2/11/1963 do nhóm quân nhân đảo chánh bức hại. Dù bao năm qua, chế độ đang cai trị CSVN ra sức tuyên truyền, bóp méo và bôi nhọ. Nhưng những hình ảnh về sự tưởng nhớ và ghi nhận công lao của cố tổng thống Ngô Đình Diệm của người dân Sài Gòn giống như một cái tát, tát vào mặt bộ máy tuyên truyền láo toét và mất dạy của chế độ. Để biết tài năng, công lao và đóng góp của cố tổng thống Ngô Đình Diệm đối với miền Nam Việt Nam, với người dân Việt Nam, các bạn có thể search google. Sinh thời, cố tổng thống Ngô Đình Diệm có nhiều đóng góp, nhiều lời nói và việc làm ý nghĩa, trong đó ngài có câu nói thể hiện y chí và sự hi sinh hết mình cho dân tộc và đất nước: "Tôi tiến, hãy tiến theo tôi/ Tôi lùi, hãy bắn chết tôi/Tôi chết, hãy nối chí tôi" 

https://youtu.be/xKBUzTPkRQ4 

Thời Kỳ Sùng Bái Lãnh Tụ Đã Bắt Đầu

26/10/201800:00:00(Xem: 442)

PHAM TRAN_
Phạm Trần


Trước và sau ngày Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội trao thêm chức Chủ tịch nước Việt Nam trong cuộc bỏ phiếu kín ngày 23/10/2018, một làn sóng sùng bái lãnh tụ đã lan tràn trên báo đài nhà nước, nhưng không phải của dân, do dân và vì dân mà từ cửa miệng những công thần của chế độ.

Ông Trọng được 476 trên tổng số 477, hay 99,79%  Đại biểu Quốc hội tín nhiệm, nhưng ông vẫn bị 1 phiếu chống, hay bằng 0,29% tổng số đại biểu có mặt. Vì là cuộc bỏ phiếu bấm nút kín nên danh tính người không thuận sẽ bí mật cho đến khi chính người này công khai.

Đây là một việc bất thường vì vào ngày 03/10 (2018), ông Trọng đã được  Ban Chấp hành Trung ương đảng họp kỳ 8  đồng ý 100% suy cử ông vào ghế Chủ tịch nước, thay ông Trần Đại Quang đã từ trần ngày 21/09/2018.

Ban Chấp hành Trung ương đảng, khóa XII gồm 178 Ủy viên chính thức và 20 Ủy viên dự khuyết.

Trong diễn văn nhận chức, ông Trọng kêu gọi các cấp “phối hợp chặt chẽ, đoàn kết thống nhất cao”, đồng thời hứa “sẽ cố gắng hết sức mình, nỗ lực phấn đấu để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ.”

Ông Nguyễn Phú Trọng đã  khéo léo khi tỏ ra khiêm tốn trước ống kính truyền hình trực tiếp: “Tôi xin thưa thật rằng, tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng là vì được Quốc hội, được nhân dân tin cậy, yêu mến giao nhiệm vụ. Lo là làm thế nào để hoàn thành được thật tốt trách nhiệm của mình.”

“Vì sao?’, ông giải thích, “Bởi vì 3 lý do: Một là tình hình đất nước bên cạnh mặt thuận lợi là cơ bản cũng đang có không ít khó khăn, thách thức, đặt ra nhiều vấn đề phải giải quyết. Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực và vị thế như ngày nay; nhưng đất nước cũng đang đứng trước những khó khăn rất lớn, tình hình thế giới diễn biến không thể lường hết được; chúng ta vui mừng với những thành tựu, kết quả to lớn nhưng tuyệt nhiên không được chủ quan, tự mãn, không được quá say sưa với thắng lợi, ngủ quên trên vòng nguyệt quế. Hai là hiện nay cùng với giữ chức Chủ tịch nước, tôi vẫn đang gánh chức Tổng Bí thư của Đảng, công việc rất nhiều, lại đang phải chuẩn bị cho Đại hội lần thứ XIII của Đảng. Ba là trình độ, năng lực, sự hiểu biết của tôi có hạn, tuổi tác lại đã lớn. Bác Hồ đã từng nói, khi người ta tuổi tác càng cao thì sức khỏe càng thấp; điều đó cũng không có gì lạ.”

Qủa đúng như ông dự  đoán. Nhiệm kỳ Tổng Bí thư đảng và Chủ tịch nước sẽ kết thúc cùng năm 2021, khoảng tháng Giêng,  theo nhiệm kỳ 5 năm kể từ năm 2016.  Như vậy là ông chỉ còn 2 năm rưỡi nữa thôi, ngoại trừ ông lại theo gương lãnh đạo Tập Cận Bình của nước láng giềng “vừa là đồng chí vừa là anh em” Trung Cộng, người đã đạo diễn thành công Quốc hội  bỏ phiếu hồi tháng 03/2018 không hạn chế nhiệm kỳ Chủ tịch nước để họ Tập có thể ngồi lại cho đến khi chết hay không muốn tiếp tục nữa.

Nhưng nếu ông Trọng muốn ngồi lại ở tuổi 77 vào năm 2021 thì ông cũng phải vận động để thay Điều lệ đảng, vì đảng không cho phép ông được giữ chức Tổng Bí thư qúa 2 nhiệm kỳ.  Vì vậy việc ông dấn thân gánh thêm chức Chủ tịch nước cũng là do ông quyết định cả. Nhân dân không được ai cho phép can dự vào việc tầy đình này. Có chăng là do Bộ Chính trị 17 người, do ông đứng đầu đã ngồi lại trao đổi với nhau rồi đưa ra Hội nghị Trung ương 8 biểu quyết cho có thêm sức mạnh đồng thuận gọi hoa mỹ là  theo “ý đảng”.

Kế đến là  bước  “hợp lòng dân”  cho vẻ dân chủ thì có  Quốc hội, cũng là của đảng, bỏ phiếu đề cử cho đúng quy định của Hiến pháp.

Mọi chuyện giản dị chỉ có thế, vì Việt Nam chỉ có một đảng Cộng sản duy nhất cầm quyền nên các màn trình diễn cho dù có ngoạn mục cách mấy thì cũng chỉ một mình một chợ, hay tự biên tự diễn mà thôi.

Nhưng nếu nói việc ông Trọng đắc cử Chủ tịch nước là “hợp lòng dân”, hay là “lựa chọn của lịch sử” thì có chủ quan quá trớn không?

Bởi lẽ lấy thước nào hay bằng chứng nào mà dám nói là “hợp lòng dân”, hay lịch sử nào đã chọn ông Trọng ngồi vào chiếc ghế của ông Hồ Chí Minh từ năm 1951 đến 1969?

LÒNG DÂN Ở ĐÂU?

Trước hết, nhân dân không hề được hỏi ý kiến, dù trực tiếp hay gián tiếp bằng bất cứ phương pháp nào trong việc ông Nguyễn Phú Trọng giữ luôn chức Chủ tịch nước.

Nhưng báo đài nhà nước lại cứ thi đua viết, nói sa sả ngày đêm rằng: “Việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Quốc hội nhất trí bầu giữ chức Chủ tịch nước là thể hiện đáp ứng nguyện vọng, lòng tin của toàn Đảng, toàn dân ta.” (báo Công an nhân dân, CAND, ngày 24/10/2018)

Còn  ông Nguyễn Đình Hương, nguyên Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Trưởng Ban Bảo vệ Chính trị nội bộ Đảng thì đã hoan hỷ nói  với VietTimes:” Tôi không ngạc nhiên, bởi đó là “ý Đảng, lòng Dân”….Còn ý Đảng? Ngày hôm nay (22/10/2018) Trung ương, với 100% ủy viên Trung ương, đại diện cho toàn Đảng, thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu vào vị trí Chủ tịch nước. Có thể nói Trung ương chưa bao giờ thống nhất cao như thế.

Còn lòng dân thì chúng ta thấy rồi: uy tín của đồng chí Nguyễn Phú Trọng ngày càng cao trong nhân dân. Nhân dân tin tưởng vào công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng ta, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư. Công cuộc phòng chống tham nhũng còn hết sức cam go, nhưng bước đầu đã đạt được những kết quả to lớn làm cho người dân ngày càng tin vào Đảng.”

Báo Dân Trí cũng phù họa theo rằng: “Hai nhiệm kỳ liên tiếp trên cương vị lãnh đạo cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều tâm sức cho cuộc chiến chống nạn tham nhũng. Đồng thời đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch nước trong thời điểm lịch sử, Tổng Bí thư quyết tâm tạo chuyển biến mới, quyết liệt hơn trên mặt trận này. (Dân Trí, 23/10/018)

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Ngọc Phương, tỉnh Quảng Bình nhanh nhẩu nói với báo Đảng CSVN: “Thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại nhiều dấu ấn lớn, được nhân dân cả nước tin tưởng, đặc biệt là trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Việc Quốc hội bầu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức vụ Chủ tịch nước là vấn đề mà cử tri và các đại biểu rất quan tâm và mong mỏi.”

Đến phiên Ủy viên thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Ninh Bình, Ông Đinh Trường Sơn còn hồ hởi hơn khi cho rằng: “Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là người được cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đánh giá cao về uy tín, sự trong sạch, hết lòng hết sức phục vụ nhân dân.”  (báo ĐCSVN, 23/10/018)

Tạp chí Xây dựng Đảng, thì viết trong số đề ngày 7/10/2018: “Việc BCH Trung ương Đảng đề cử Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là quyết định được đồng thuận cao trong Đảng và xã hội. Vì sao vậy?

Bởi đây là sự thể hiện cụ thể việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Tổng Bí thư thực hiện  quyền hạn và nhiệm vụ của người đứng đầu BCH Trung ương Đảng, đồng thời thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ của người đứng đầu Nhà nước. Tổng Bí thư là người lãnh đạo quá trình đề ra các nghị quyết của Đảng và đồng thời trực tiếp lãnh đạo quá trình tổ chức thực hiện có kết quả các nghị quyết đó. Từ khâu ban hành đến tổ chức thực hiện do một người đảm nhận sẽ nhanh hơn, đồng bộ, linh hoạt, kịp thời hơn, tạo sự thống nhất giữa chủ trương, nghị quyết với tổ chức thực hiện, nâng cao vai trò, hiệu lực lãnh đạo của Đảng, hiệu quả trong quản lý đất nước, phục vụ nhân dân của Nhà nước.”

Như thế thì có phải đã tập trung quyền lực vào một người không, dù ông Trọng không muốn coi ông là người “kiêm nhiệm”, hay là “nhất thể hóa” như nhiều chuyên gia Hiến pháp đã gọi quyêt định của đảng CSVN.

Đến phiên ông Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tư lệnh Quân khu IV, cũng muốn lấy điểm trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 24/10/2018, khi nói rằng:”

Tôi cũng như những cán bộ lão thành khác và nhân dân luôn tin tưởng tuyệt đối ở đồng chí. Chúng tôi tin tưởng đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ tạo nên nhiều kỳ tích mới, đưa đất nước bước vào những trang sử sáng ngời trong kỷ nguyên mới.”

Nhưng ai đã cho phép ông Thước dám cả gan vơ đũa cả nằm như thế? Ông có nên nói thêm cho thiên hạ biết đã có bao nhiêu “cán bộ lãnh thành” và “nhân dân” đã đồng ý cho ông nói thay họ, hay ông đã nổi hứng muốn được bổng lộc gì chăng?

LỊCH SỬ NÀO -AI VIẾT?

Bên cạnh những chữ nghĩa đã bị các công thần đảng và nhà nước tự ý nhét  vào mồm dân, Tác giả Ngô Đức Hành của  báo Pháp Luật online, trong bài viết ngày 22/10/2018 đã lẻo mép gán ghép lịch sử  vào trường hợp ông Trọng: “Việc Tổng Bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là việc không lạ với mỗi người Việt Nam. Từ ngày năm 11/2/1951 đến ngày 19/2/1951, Đại hội lần thứ II của Đảng đã bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng. Người làm song trùng hai nhiệm vụ từ 1951 đến khi mất năm 1969. Sự kiện tháng 2/1951 lại được tiếp nối, tái hiện trong Hội nghị TƯ 8 khóa XII vừa diễn ra đầu tháng 10/2018. Đó là sự kiện có tính quy luật của lịch sử. Ngày hôm nay là sự tiếp nối tự nhiên và là kết quả phát triển tất yếu của ngày hôm qua.

Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được TƯ giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước không chỉ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, kỳ vọng của Đảng, của nhân dân mà còn ghi nhận sự trưởng thành của Đảng trước trọng trách lãnh đạo dẫn dắt đất nước bước sang thời kỳ mới của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ. Đó cũng là tiếng vọng của lịch sử, là thách thức của lịch sử tương lai. Nói một cách khái quát, lịch sử đã lựa chọn, nhân dân đã lựa chọn.”

Nhưng có thật người ký tên Ngô Đức Hành không phải là Nhà báo Nhị Lê, Phó Tổng Biên tập của Tạp chí Cộng sản, hay có chuyện copy bài của nhau trong vụ này?

Bởi vì, ngày 07/10/2018, báo điện tử Zing.VN đã phổ biến bài phỏng vấn ông Nhị Lê do hai Phóng viên Nguyễn Hưng và Ngọc Tân thực hiện, trong đó có những đoạn y chang như trong bài của Ngô Đức Hành.

Zing.VN viết: “Nhà báo Nhị Lê, Phó tổng biên tập Tạp chí Cộng sản, chia sẻ với Zing.vn về việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban Chấp hành Trung ương thống nhất giới thiệu để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV khai mạc vào ngày 22/10 tới đây.

Theo ông, việc Tổng bí thư đồng thời làm Chủ tịch nước là việc không lạ với chúng ta, trong lịch sử đã thấy rồi. Từ ngày 11 đến 19/2/1951, Đại hội lần thứ II của Đảng đã bầu Chủ tịch nước Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Đảng. Người làm song trùng hai nhiệm vụ từ 1951 đến khi mất….”

- Theo ông, tại sao vấn đề Tổng bí thư làm Chủ tịch nước đã được đặt ra từ lâu nhưng bây giờ mới thực hiện?

- Mới đây, ngày 3/10, sự kiện tháng 2/1951 lại được tiếp nối, tái hiện trong Hội nghị Trung ương 8 khóa XII. Tôi gọi đó là sự kiện có tính quy luật của lịch sử, sau suýt soát nửa thế kỷ. Ngày hôm nay là sự tiếp nối tự nhiên và là kết quả phát triển tất yếu của ngày hôm qua.

Việc Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được Ban chấp hành Trung ương giới thiệu ứng cử chức danh Chủ tịch nước không chỉ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, kỳ vọng của Đảng, của nhân dân mà còn ghi nhận sự trưởng thành của Đảng trước trọng trách lãnh đạo dẫn dắt đất nước bước sang thời kỳ mới của công cuộc đổi mới toàn diện, đồng bộ. Đó cũng là tiếng vọng của lịch sử, là thách thức của lịch sử tương lai.

Nói một cách khái quát, lịch sử đã lựa chọn, nhân dân đã lựa chọn.”

Dù ai đạo văn của ai chăng nữa thì cũng toàn là ngôn ngữ thuộc loại phấn khởi và hồ hởi của thời đại kim tiền ở Việt Nam ngày nay. Việc diễn lại màn kịch một người làm hai việc là chuyện có gì đặc biệt đâu mà phải tô son vẽ phấn cho tốn phí tiền dân?

Vô số báo đài ở Việt Nam đã ca tụng công lao chống tham nhũng của ông Trọng, nhưng hãy đọc những lời ai oán của Đại biểu Quốc hội Thành phố  Hà Nội- thượng tướng Nguyễn Văn Được đã  bày tỏ bức xúc tại phiên thảo luận tổ  (tại Quốc hội) sáng 24-10-2018: "Nhiều cán bộ cấp bậc thấp hơn tôi mà nhà cửa, rồi biệt thự bề thế. Tiền đâu ra mà lắm thế?". (báo Tuổi Trẻ online, ngày 24/10/2018)

Báo TTO viết tiếp: “Tướng Được cho rằng thời gian qua nhiều vụ việc lớn được đưa ra xét xử, nhiều cán bộ dính líu đến tiêu cực được xử lý nghiêm minh nhưng ông có cảm giác như vẫn chưa "sờ trúng gáy" những đối tượng tham nhũng tầm cỡ.

Rồi việc quản lý cán bộ hiện nay lỏng lẻo, chưa nói đến cán bộ từ tỉnh trở lên mà ngay cả cán bộ xã, cấp phòng cũng xảy ra nhiều trường hợp tham nhũng hàng chục tỉ đồng…Vừa qua chúng ta đã "sờ" nhiều rồi nhưng có vẻ như cái gáy chính của tham nhũng, những đối tượng lấy của dân nhiều thì lại chưa bị sờ trúng. Tôi nói thật có nhiều thằng nó cấp bậc thấp hơn tôi nhiều bậc, nhưng nhà cửa nó thì to bề thế. Tiền lấy đâu ra mà lắm thế? Nó ăn, xơi của dân rất nhiều.”

Như vậy thì cái lò chống tham nhũng của ông tân Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã đủ sức nóng để đốt củi khô chưa, vội chi mơ đến củi tươi như ông từng khoe với dân?

Nhưng trước mắt, ai cũng muốn chờ xem một người có nhiều quyền lực như ông có thể cứu ngư dân Việt Nam khỏi các cuộc đàn áp, tấn  công và đâm chìm tầu dã man của bọn thảo khấu Trung Cộng ở Biển Đông hay không? Hay ông cũng chỉ là con hổ giấy trước nanh vuốt của Tập Cận Bình, và sẽ chẳng đòi được tấc biển nào ở Hoàng Sa và một phần Trương Sa như từ bấy lâu nay?

Người ta chỉ sợ rằng, khi được tâng bốc lên tận mây xanh và nghe nịnh hót đầy tai như đã diễn ra trong thời gian qua thì ông sẽ “ngủ quên trên vòng nguyệt quế”, như ông đã cảnh giác trong diễn văn nhận chức chiều ngày 23/10/2018.-/-

Phạm Trần

Nguồn: https://vietbao.com/a286864/thoi-ky-sung-bai-lanh-tu-da-bat-dau

HỘI LUẬN CÀ PHÊ ĐÁ - BỎ ĐẢNG - THỨ HAI 29 10 2018

https://youtu.be/zg62gWQ3kBY


Văn Nghệ Yểm Trợ Dự Luật SB 895:
Đưa Lịch Sử Người Việt Tỵ Nạn và Chương Trình Giáo Dục
Lê Bình

blank


Tin cập nhật.
Tại buổi điều trần hôm 25/4/2018
tại Uỷ Ban Giáo Dục Thượng Viện, SB 895 đã được thông qua tỷ số 6/6.
Dự luật này sẽ đưa qua Thượng Viện
để xem xét, sau đó xuống Hạ Viện.
.

Nhằm mục đích yểm trợ cho Dự Luật SB 895 - do TNS Janet Nguyễn sẽ đệ trình Ủy Ban Giáo Dục Thượng Viện Cali ngày 25-4-2018, Nội dung dự luật đề nghị các Học khu thuộc Tiểu Bang California đưa chương trình giảng dạy về cuộc chiến Việt Nam, sau ngày mất nước, và cuộc vượt biển của Người Việt để tỵ nạn…cùng các tài liệu về sự chiến đấu của Quân Dân Cán Chính VNCH trước mưu đồ nhuộm đỏ của Cộng Sản.- Một buổi họp mặt cộng đồng do Câu Lạc Bộ Truyền Thông Báo Chí Bắc CA, Ban Đại Diện Công Đồng Người Việt Quốc Gia, Đài Việt Nam FM Bắc CA phối hợp tổ chức đã diễn ra tại sân chùa Bảo Phước, trên đường Senter Rd thành phố San José, vào chiều Chủ nhật 22/4/2018 với sự tham dự khoảng 300 đồng hương. Trong số đó người tag hi nhận có TNS Janet Nguyễn, GS Nguyễn Văn Canh, Ông Nguyễn Văn Hiệp đại diện DB Hoa Kỳ Ro Khanna, NV D.7 Tâm Nguyễn, Ủy Viên Giáo Dục East Side Vân Lê, Ban Đại Diện CĐNVQG Bắc CA, BS Phạm Đức Vượng, Ông Trần Đức Túc, Ông Triệu Hà, Ông Mai Khuyên, Ông Lê Văn Đức, Ông Nguyễn Trung Cao…và giới truyền thông báo chí Bắc CA.

blank

Sân khấu rộng lớn, có mái che, trang hoàng đơn giản, và  một tấm biểu ngữ mang dòng chữ “Lịch Sủ Dân Tộc Việt Nam Còn, Đất Nước Con Người Viêt Nam Còn”. Cuối sân khấu gần cổng ra ra vào có chiếc bàn dài có ban tiếp tân và bàn để đồng hương ghi danh yểm trợ. Có rất đông người trưỡ khi vào ghế ngồi đã đến ghi tên yểm trợ.

blank
Lễ Chào cờ khai mạc diễn ra lúc 3:30pm, do Ông Huỳnh Phong điều khiển, bé Jenny Đan Anh hát quốc ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa. MC Nghê Lữ và Trần Nhật Phong điều khiển chương trình giới thiệu Hạ Vân, đài Việt Nam FM, thay mặt BTC chào mừng và cảm ơn đồng hương đã đến dự. Sau đó, TNS Janet Nguyễn đã lên nói lời cảm ơn đồng hương, và trình bày l‎ do, nguyên nhân, nội dung của dự luật SB895. Theo lời trình bày, người được biết rằng SB895 được bà TNS đệ trình vì, bà kể lại vào khoảng tháng 2/2017 tại Thượng Viên CA có buổi lễ vinh danh cựu TNS Tom Hayden, người đã cùng vợ là ca sĩ Jan Fonda binh vực Hà Nội chống VNCH, TNS Janet muốn nói lên điều đó, nhưng bà đã bị “was removed from the floor of the state Senate”, bà cho biết “wanted to offer "a different historical perspective" on what Hayden and his opposition to the war had meant to her and other refugees.” TNS Janet đã đê nghị một dự luật có tên SB895, một tiếng nói khác, một cách nhìn khác về cuộc chiến “Vietnam War”, với những gì người Mỹ (phản chiến) như Tom Hayden đã làm. 

blank
Trong dự luật SB895 chứa đựng những gì? Đó là những sự thật về người tỵ nạn Viet Nam, về cuộc chiến đấu của quân lực VNCH, về những mất mát đau thương mà người Viet Nam phải chịu đựng sau ngày mất nước …và đã được đệ trình vào Tháng 1/ 2018. Dự Luật SB 895 là một dự luật về lịch sử, nhằm tạo ra một Chương Trình Giảng Dạy, mà dựa trên đó các học khu khắp Tiểu Bang California có thể dùng để giảng dạy về những đau thương và mất mát của người tỵ nạn Việt Nam trên con đường đi tìm Tự Do. Nếu được chuẩn thuận, chương trình sẽ bao gồm các câu chuyện truyền khẩu, và các tác phẩm văn chương, bao gồm mọi khía cạnh từ chiến tranh Việt Nam, thời hậu chiến, những câu chuyện đau thương gian khổ của các Thuyền Nhân và Bộ Nhân Việt Nam, và về các người lính Việt Nam Cộng Hòa.

blank

Bà đã trình bày lý do sự ra đời của Dự luật SB-895 và muốn được Đồng hương hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của Dự luật để đồng hương ký tên yểm trợ, và sẽ đưa Dự luật ra Thượng Viện Tiểu Bang biểu quyết vào ngày 25/4/218 tại Thủ phủ Sacramento.

Sau đó, một số khách mời, và BTC đã lên sân khấu để trình bày thêm chi tiết về những điều SB 895 nói đến. Có sự phát biểu của GS Nguyễn Văn Canh, Ký giả Lê Bình (CLB Truyền Thông Báo Chí), Ông Phạm Hữu Sơn (CĐNVQG), Ông Trần Song Nguyên… Ông Nguyễn Văn Hiệp (DB Ro Khanna), BS Phạm Hoàng Tánh, Ông Đỗ Doãn Quế, Cô Vân Lê (Học Khu East Side)…

Một chương trình ca nhạc phong phú với những ca khúc nhắc lại cuộc chiến đấu hào hùng của Quân Dân Miền Nam, và người tị nạn công sản, vượt biên vượt biển tìm tự do, để có sự hiện diện của chúng ta trên đất nước Hoa Kỳ này.
Buổi văn nghệ chấm dứt lúc 7:30pm.

Theo BTC cho biết có hơn 500 người đã ký‎ yểm trợ, trong đó có những gia đình người Hoa Kỳ. Khách tham dự đến từ các thành phố Hayward, Oakland, Stockton, Sacramento…BTC cùng cho biết sẽ có một chuyến xe bus chở những ai muốn đi trực tiếp tham dự buổi điều trần, sẽ diễn ra vào lúc 9:00am ngày thứ Tư 25/4/2018 tại nhà quốc hội tiểu bang Sacramento. Những ai cần tìm hiểu thêm về SB 895 có thể vào trang http://baovecongdong.com.
 blank

Tưởng cùng nên biết thêm, trước buổi văn nghệ diễn ra cũng có một vài ý kiến chống đối SB 895 vì những hiểu lầm dự luật SB 895 là dự luật đưa ra để “xóa bỏ ngày Quốc Hận 30/4”. Khi bài báo này đến tay độc giả, không biết “số phận” SB 895 như thế nào. Theo TNS Jannet “Nếu không thông qua được Ủy Ban Giáo Dục Thượng Viện thì phải đệ trình lại vào năm sau.” Nếu được thông qua, SB 895 sẽ đem ra bầu tại Thượng Viện, và những nội dung sẽ được đệ trình (hạn chót) vào năm 2020, thực thi vào năm 2021 sau khi có sự đóng góp…của công chúng.

(e) On or before December 31, 2020, the Instructional Quality Commission shall submit the model curriculum to the state board, and the state board shall adopt, modify, or revise the model curriculum on or before March 31, 2021.
(f) The Instructional Quality Commission shall provide a minimum of 45 days for public comment before submitting the model curriculum to the state board.
http://leginfo.legislature.ca.gov/faces/billNavClient.xhtml?bill_id=201720180SB895

Hiện nay có 92 ngôn ngữ được xử dụng tại California, dân số người Việt tị nạn (tại CA) khoảng nửa triệu trong tổng sô dân 40 triệu của tiểu bang. Tại Thượng viên có 40 TNS.

TNS Janet là vị Thương Nghị Sĩ đại diện cho cư dân địa hạt 34 tại nam CA, nhưng là “Tiếng Nói” của cộng đồng người Việt Nam tị nạn cộng sản tại Thượng Viện California.

Nguồn: https://vietbao.com/a280288/van-nghe-yem-tro-du-luat-sb-895-dua-lich-su-nguoi-viet-ty-nan-va-chuong-trinh-giao-duc

CHÂN TRỜI TÍM
Đêm đêm mẹ đốt cây hương ngát / Mẹ khấn đôi lời con có nghe / Vì nước bỏ mình là bất tử / Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
https://youtu.be/vd2pXeHQPjw

 


Bộ phim CHÂN TRỜI TÍM (THE PURPLE HORIZON) đã được Mỹ Vân Films đem đi phục hồi bằng những phương tiện tối tân nhất tại Hollywood, phụ đề Anh Ngữ được thêm vào do Tôn Thất Hùng, Dale Peters và Hà Khánh Phi thực hiện. Phim đã được Hội Đồng Duyệt Phim tại Canada xếp phân loại Restricted (Cấm trẻ em dưới 18). Bộ phim đã qua được những đòi hỏi rất gắt gao tại Canada để có được Box Office. Đây là những yêu cầu rất khó đối với một bộ phim cũ gần 50 năm trước, thực hiện tại Việt Nam. Có những lúc Hùng tưởng đã chịu thua, tuyệt vọng, tưởng rằng đành phải chiếu CHÂN TRỜI TÍM theo kiểu "private" cho đơn giản, nhưng đó không phải là Film Premiere đúng nghĩa trong điện ảnh. Vì tự ái dân tộc, vì lòng kính trọng các quân nhân quân lực VNCH, vì muốn tỏ lòng tri ân của hậu duệ đối với các cựu Quân - Cán - Chính VNCH, và cũng vì rất trân quý bộ phim, Hùng lại cố gắng tiếp tục. Lòng nhủ lòng, sự trở lại của CHÂN TRỜI TÍM phải thật kiêu hãnh, bộ phim phải đầy đủ tư thế sánh vai cùng các tác phẩm của Canada... Và rồi tất cả khó khăn đã qua đi. Chữ PUBLIC SCREENING nghe thật đơn giản, nhưng đàng sau đó là những thủ tục, pháp lý thật phức tạp khi bộ phim tưởng đã mất tích, nay bỗng bất ngờ xuất hiện. Hai xuất chiếu thật cảm động với phần thảo luận Q&A cùng khán giả tại rạp Hot Docs Ted Rogers Cinema.
Xem tiếp:
http://vnchtoday.blogspot.com/2018/03/chan-troi-tim.html


Chuẩn Bị Chào Đón Tổng Thống Đào Minh Quân Đệ Tam VNCH Kỳ 4

 https://youtu.be/TpexdvvJvDw

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét