|
Ký sự
SỰ LINH HIỂN TẠI NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
Webmaster * đăng lúc 10:18:38 PM, Apr 04, 2015 * Số lần xem: 7925
#1
|
Câu
chuyện mà ca sĩ Diamond Bích Ngọc trình bày sau đây là một sự thật 100
%. Đây là kinh nghiệm cá nhân của chị, đồng thời được sự chứng kiến của
rất đông những người cùng đi với chị trong đợt cứu trợ nhân đạo). VW:
Câu chuyện của chị liên quan đến những dấu hiệu hiển linh của Nghĩa
Trang Quân Đội (ở Biên Hòa) ra sao? DBN: Tôi có dịp đi về Việt Nam làm
thiện nguyện. Đây là công việc nhân đạo của riêng cá nhân tôi, không
nhân danh bất cứ một tổ chức, hội đoàn nào.
SỰ LINH HIỂN TẠI NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
Tượng Thương Tiếc trước ngày miền Nam bị cộng sản xâm chiếm
Cổng vào Nghĩa trang Quân đội VNCH sau 30/4/75 trở thành rêu phong, hoang phế
Ca sĩ Diamond Bích Ngọc
Câu chuyện mà ca sĩ Diamond Bích Ngọc trình bày sau đây là một sự thật
100 %. Đây là kinh nghiệm cá nhân của chị, đồng thời được sự chứng kiến
của rất đông những người cùng đi với chị trong đợt cứu trợ nhân đạo).
VW: Câu chuyện của chị liên quan đến những dấu hiệu hiển linh của Nghĩa Trang Quân Đội (ở Biên Hòa) ra sao?
DBN: Tôi có dịp đi về Việt Nam làm thiện nguyện. Đây là công việc nhân
đạo của riêng cá nhân tôi, không nhân danh bất cứ một tổ chức, hội đoàn
nào. Tôi cũng xin nói lại một lần nữa, tôi đã bỏ tiền túi ra để thực
hiện các chuyến đi về Việt Nam làm nhân đạo, đến các trại dưỡng lão,
trại cùi, trại cô nhi để cho quà, giúp tài chánh … trong phạm vi khả
năng của tôi. Khi ngồi trên máy bay, tôi đã định bụng là sẽ ghé vào
Nghĩa Trang Quân Đội tại Biên Hòa. Thực ra mà nói, trước năm 1975, tôi
còn rất bé, gia đình cũng không có ai đi lính. Nhưng dường như có một
động lực nào đó kỳ lạ, thúc giục tôi phải tới thăm Nghĩa Trang Quân Đội.
Về tới Việt Nam, tôi thuê một chiếc xe để di chuyển cho tiện. Như mọi
người về Việt Nam đều biết, các tài xế lái xe hiện nay phần lớn đều rất
trẻ, chỉ độ hơn 20 tuổi thôi. Do đó, khi tôi hỏi là có biết Nghĩa Trang
Quân Đội ở đâu không, các em trẻ đều trả lời là không biết. Cậu tài xế
tôi mướn để chở đi từ khách sạn đến các trại cô nhi viện, dưỡng lão v.v.
cũng trong tình trạng không biết nơi mà tôi muốn đến là Nghĩa Trang
Quân Đội ở đâu. Cậu ta mới nói là thôi để em về hỏi lại người chú cho
biết đích xác ở đâu. Sáng hôm sau, cậu ta hớn hở cho biết là biết nơi
rồi. Thế là cả phái đoàn lên xe, trực chỉ tới Nghĩa Trang Quân Đội. Khi
đi đến Biên Hòa, thực tế mới thấy là muôn vàn khó khăn. Khu vực xa lộ
Biên Hòa bị ngăn giữa bởi một “con lươn” chắn ngang (divider), cứ hun
hút mà đi. Lúc đó gần 3 giờ chiều, trời mưa lâm râm. Tôi cứ cầu nguyện,
thì thầm khấn vái rằng : “Các anh lính linh thiêng ơi, xin chỉ đường cho
chúng tôi tới nơi đi, chứ không ai trong xe biết đích xác vị trí của
nghĩa trang ở đâu …” Trời ơi, anh biết sao không?
VW: Chuyện gì vậy, có… sao không? Đụng xe hả?
DBN: Tự dưng lúc đó, ngay bên tay trái, có một ngã rẽ vào. Như tôi đã
nói, xa lộ ngăn cách bởi “con lươn” đi hoài không có bảng hiệu chỉ dẫn
là quẹo vào đâu gì cả. Vậy mà tự nhiên khi xe chúng tôi quẹo vào, đúng
là đường vào Nghĩa Trang Quân Đội. Đó là dấu hiệu lạ đầu tiên. Khi xe
chúng tôi dừng chân tại một quán nhỏ ngay ngã ba để hỏi thăm đường vào
Nghĩa Trang Quân Đội, người chủ quán mới chỉ ra bãi đất trống phía trước
quán, cho biết là trước đây, bức tượng “Thương Tiếc” được đặt tại chỗ
đó (xem ảnh minh họa). Theo hướng chỉ của người chủ quán, chúng tôi mới
thấy cái cổng nằm tít lít phía trong sâu
Mồ mả hoang phế, nhiều cái bị đập phá, đào bới
VW: Khi chị dừng bước trước cổng Nghĩa Trang Quân Đội, nơi các chiến sĩ VNCH đã nằm yên nghỉ tại đó, cảm tưởng của chị ra sao?
DBN: Tôi là người Công Giáo, trong giáo luật có điều luật đặt ra là nên
cầu nguyện cho kẻ sống và người chết. Xưa kia, bố tôi làm ở Bộ Nội Vụ,
tuy chỉ làm về hành chánh. Nhưng chiến tranh Việt Nam là một sự đau
thương chung cho cả một dân tộc, do đó, khi đứng trước cổng nghĩa trang,
tôi rất xúc động, ngậm ngùi cho sự hy sinh của những thanh niên trẻ vì
lý tưởng. Phải nói là nhờ có sự hy sinh của các chiến sĩ này, chúng ta
mới có được đời sống an vui như hiện nay. Trở lại với câu chuyện của
chúng ta. Khi tôi đến được cổng nghĩa trang, cũng không biết lối nào đi
vào được, vì nhà của dân đã bao xung quanh, không sao đi vào được. Thì
lúc đó, phép lạ xảy ra lần thứ hai …
VW: Là sao? Ma hiện ra hả?
DBN: Không phải là ma. Mà là một người thật, bằng xương bằng thịt. Đó là
một người đàn ông da cháy nắng, rắn rỏi. Khuôn mặt không có gì đặc
biệt. Điểm duy nhất đáng nhớ là ông ta mặc một cái quần lính cũ, đầu đội
mũ lính. Mình mặc áo thun 3 lỗ. Ổng đi xe đạp, từ xa, chúng tôi thấy
ổng ngoắc ngoắc xe của mình, ra dấu cho biết là đi về hướng đó … Tôi
thấy vậy, liền nói cậu tài xế đi theo hướng chỉ của người đàn ông đó.
Khi người đàn ông đạp xe đạp đó đi xuyên qua một bờ tường bị đổ, bể, xe
chúng tôi cũng theo con đường lớn đi qua bức vách, chúng tôi lúc đó mới
nhìn thấy một khu đất rộng mênh mông, với hàng ngàn ngôi mộ của nghĩa
trang quân đội (xem minh hoạ (không thấy lên lưới)). Cảnh quan thì mênh
mông, nhưng rất um tùm cây. Do đó, chúng tôi phải ngừng xe lại, cả đoàn
đi bộ. Người đàn ông vẫn đạp xe đi trước, tay vẫn ngoắc. Lúc đó tôi mới
đưa ra một đề nghị là nên dừng lại ở một ngôi mộ nào đó cũng được, đọc
kinh tượng trưng chung cho các chiến sĩ bị hy sinh. Vì ngôi mộ nào cũng
thế. Tôi vừa nói xong, người đàn ông đó, bỗng dừng lại phía trước. Và
vẫn ở một khoảng cách xa xa, ông ta chỉ vào một ngôi mộ và ra dấu cho
chúng tôi nên dừng lại ở ngôi mộ này. Chúng tôi không ai bảo ai, đều
dừng lại ngôi mộ người đàn ông ra dấu. Ai nấy cũng mệt, nên không còn để
tâm để trí gì đến người đàn ông tốt bụng kia. Thế là ổng đi mất tiêu,
không thấy đâu nữa.
VW: Ngôi mộ mà phái đoàn dừng lại có gì đặc biệt?
DBN: Khi đi qua các ngôi mộ, tôi có đọc lướt qua những tên người chết,
và nhận ra nhiều người chết quá trẻ. Phần lớn là trẻ cỡ 19, 20 mà thôi.
Nói về ngôi mộ lính mà người đàn ông chỉ, lúc đó tôi cũng không còn quan
tâm ai là ai nữa. Chỉ thấy trong lòng dâng lên một niềm thương cảm vô
cùng, khiến tôi không sao ngăn được dòng lệ rơi. Khóc ơi là khóc, không
ngăn lại được. Cho đến khi vừa khóc, vừa thắp nhang, đọc kinh cho người
nằm dưới ngôi mộ, mà tôi định bụng là cầu nguyện tượng trưng chung cho
các chiến sĩ, khi tỉnh ra, nhìn vào bia mộ, ôi chúa mẹ ơi ! Anh biết sao
không?
VW: Sao? Hồn ma hiện lên hả?
DBN: Không có ma cỏ gì hết. Mà ngôi mộ tôi cầu xin, là một chiến sĩ vô
danh, mà theo hình tôi nhìn ( xem minh hoạ ), người đó chính là nhân vật
trong bức tượng “Thương Tiếc” mà thiên hạ vẫn đồn đại là linh thiêng !
Cứ theo cái hình, người chiến sĩ vô danh này có ngày tử và ngày an táng.
Tôi biết nhiều về người lính của bức tượng linh thiêng này từ nhà văn
Lệ Hằng, hiện ở Úc. Chị đã kể cho tôi nghe nhiều về người lính này. Lúc
đó, nhớ lại những chuyện chị kể, tôi nổi hết gai ốc lên. Chợt nghĩ tới
người đàn ông mặc đồ lính, nón lính nọ, tôi mới hết cả hồn. Khi đi ra
tới đầu đường, ngừng lại ở quán nước, tôi mới kể cho ông bà chủ quán
nghe, cũng được họ xác nhận các câu chuyện, đồng thời kể thêm cho tôi
những câu chuyện linh thiêng khác mà trong suốt thời gian họ bán quán,
anh linh của hồn ma người lính vẫn cứ lảng vảng ở khu vực nghĩa trang để
làm một vài việc gì đó, kiểu như giúp đỡ người này tìm mộ người kia hay
người khác. Người ta gọi ông lính đó là “ông Đồng Đen”, vì bức tượng
được đúc bằng đồng đen.
VW: Những câu chuyện gì nói về ông lính đó?
DBN: Có nhiều, nhiều lắm, đại khái là những trường hợp ông lính giúp,
cứu những đứa trẻ khi đi băng qua xa lộ, không bị xe cán vì quá nguy
hiểm khi băng qua. Chuyện ông lính đi xin nước uống, và gần đây, ông
lính xin những người có khả năng, hay ở ngoại quốc về hãy rộng tay xây
dựng, chỉnh trang lại Nghĩa Trang Quân Đội, nơi các người lính nằm yên
nghỉ. Càng nghe những câu chuyện như vậy, tôi càng nổi gai ốc.
VW: Sau đó thì sao?
DBN: Sau đó, về lại Mỹ, tôi đã xin các danh sách các người lính hy sinh,
để dành tiền bạc gởi về cho những người bên Việt Nam, nhờ họ vào dịp
tiết Thanh Minh, xin tảo mộ, đặt vòng hoa, rẫy cỏ, sửa soạn, chỉnh trang
lại mộ phần cho một số các ngôi mộ của chiến sĩ vô danh. Vì tôi thấy cỏ
mọc um tùm quá, không ai coi sóc, nên có lẽ hương hồn của các anh chiến
sĩ không được vui. Tôi chỉ làm trong khả năng nhỏ bé của mình như vậy.
VW: Khi chị đi như vậy, có ai cùng đi, và làm chứng cho những gì chị nói không?
DBN: Cả phái đoàn tôi đi có 5 người, ngoài tôi, tài xế, còn có cậu Tùng,
cô Huyền, cậu Tôn … là nhóm thanh niên thiện chí đi theo giúp tôi. Họ
đều có cơ sở riêng như tiệm tóc, tiệm vàng … Lúc đó, cả nhóm nghe đều
hết cả hồn. Nhất là lúc không tìm thấy người đàn ông dẫn đường nữa. Một
điểm lạ nữa là khi đi ra, trời mới đổ mưa, khi cầu nguyện thì nắng lên
trông rất lạ. Rồi lúc ra về, trời mưa tầm tã, như trút nước. Lên xe, mấy
chị em ngồi nói chuyện với nhau, ai nấy đều sợ hãi với những gì đã xảy
ra. Mọi người trong xe đều là người Công Giáo, không tin vào chuyện ma
quỉ, dị đoan. Thế mà trước mắt mình, các sự kiện lạ xảy ra làm cho ai
nấy đều suy nghĩ. Ở đây cũng cần nói thêm, Nghĩa Trang Quân Đội được hệ
thống theo thứ tự từ A tới Z, rộng mênh mông. Nếu không có người chỉ
lối, không biết đâu mà tìm mộ này với mộ kia. Chưa kể chúng tôi là những
người lạ, chưa tới lần nào. Vậy mà ngôi mộ của người lính vô danh, ngồi
làm mẫu cho bức tượng lại được chỉ dẫn và chúng tôi đã tìm thấy.
VW: Mọi người ở Bolsa đều biết chị là một người rất nhạy cảm với thế
giới tâm linh, vô hình, trong nhiều trường hợp khác nhau. Riêng việc
người lính vô danh VNCH dẫn dắt tại Nghĩa Trang Quân Đội, chị có nghĩ
rằng đó là một thông điệp, một lời nhắn gởi nào đó dành cho chị hay
không?
DBN: Chuyện này xảy ra vào năm ngoái (2004), lạ ở một chỗ nữa là tuần
vừa qua, tôi đọc một bài viết trên Việt Weekly, phần nhạc sĩ Nguyễn Đức
Quang nói lên tâm trạng của ông khi ghé thăm nghĩa trang Chiến sĩ trận
vong tại Arlington (DC), trong đó ông có đưa ra một nhận định chung, là
bên cạnh tượng đài chiến sĩ Việt Mỹ, có lẽ chúng ta cũng cần có một
tượng đài dành cho hai người lính VNCH và Bộ đội Bắc Việt cùng đứng với
nhau. Cả hai miền đều có các chiến sĩ anh dũng hy sinh cho lý tưởng của
mình, mà khi chết, họ vẫn tin rằng họ đã chiến đấu cho một nước Việt Nam
hòa bình, ấm no, hạnh phúc. Khi đọc những ý tưởng của nhạc sĩ Nguyễn
Đức Quang, tôi vô cùng xúc động, không cầm được nước mắt. Liền sau đó,
tôi lục lại những hình ảnh tôi đã chụp tại Nghĩa Trang Quân Đội vào
chuyến đi năm ngoái. Khi tôi thực hiện chuyến đi thăm nghĩa trang, tôi
không hề ngờ rằng có lúc, lại có người cùng chung quan điểm với tôi, và
tôi cho đó là một “mission” cho tôi, khiến tôi lưu giữ hình ảnh này. Nay
tôi xin nhờ diễn đàn Việt Weekly đăng tải, để đánh động suy nghĩ của
người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước, hãy nghĩ tới anh linh của
các chiến sĩ trận vong của cả hai miền. Gia đình Việt Nam nào cũng có sự
mất mát, hy sinh vì cuộc chiến, vậy thì bây giờ, sau 30 năm, hãy làm
những việc gì cụ thể, để các hương hồn anh linh của hai miền được nguôi
ngoai nơi suối vàng.
VW: Cảm ơn chị Bích Ngọc cũng như nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã mở ra đề
tài nhắc nhớ tới công ơn của các chiến sĩ trận vong của cả hai miền Nam
và Bắc đã hy sinh cho lý tưởng chung của một nước Việt Nam. Những đau
thương mất mát của chiến tranh phải được đóng lại bằng cái chết của họ,
để đạt được một mục tiêu duy nhất là sự an vui của chúng ta hiện nay.
Trở lại với đời sống ở Mỹ, chị nghĩ sao về chuyến đi, và chị sẽ làm gì
trong thời gian sắp tới đối với “mission” về người lính?
DBN: Tôi chỉ xin các độc giả đọc được bài viết này, nếu về Việt Nam, xin
ghé vào nghĩa trang quân đội để thắp một nén hương cho người chiến sĩ
VNCH của chúng ta. Nếu không về được, cũng xin dâng lời cầu nguyện mỗi
tối cho họ. Cá nhân tôi, hàng năm, dù về được Việt Nam hay không, tôi
vẫn dành dụm tiền, gởi cho một số người lính còn ở lại Việt Nam, nhờ họ
ra nghĩa trang quân đội làm cỏ, đắp lại một số ngôi mộ, thắp nhang … một
cách tượng trưng, để tỏ lòng biết ơn người lính. Tôi tin rằng linh hồn
họ rất linh thiêng và sẽ phù hộ cho những ai tin vào họ. Có một điểm lạ
nữa mà tôi muốn tiết lộ trước khi kết thúc bài nói chuyện này, là :
Những người thân của tôi kể lại, sau lần tôi gặp người lính dẫn tới ngôi
mộ vô danh như đã kể, không ai tìm ra ngôi mộ vô danh mà tôi đã chụp
được ảnh. Đồng thời, theo như người gác mộ cho hay, dường như trong
nghĩa trang, chưa bao giờ ai thấy một ngôi mộ nào tương tự như vậy cả!
Mồ mả hoang phế, nhiều cái bị đập phá, đào bới
Phỏng vấn một số nhân vật khác
Thi sĩ Nguyễn Đức An: “Nghĩa tử là nghĩa tận”
VW: Anh nghĩ sao về sự nằm xuống của các chiến sĩ trận vong trong cuộc chiến Việt Nam?
NĐA: Người Việt mình có câu: “Nghĩa tử là nghĩa tận”. Dù có thù oán,
không ưa gì nhau trong bất kỳ một tình huống, một lý tưởng nào, nhưng
đến khi nằm xuống, tất cả phải bỏ qua hết. Không có một chiến tuyến nào
ngăn chia sự nằm xuống của các chiến binh đã hy sinh cho cuộc chiến.
Theo tôi nghĩ, vong linh của các chiến sĩ hai miền Nam và Bắc cần được
tôn trọng và chăm sóc chu đáo. Không nên phân biệt người chết này khác
với người chết khác.
Diễn viên Trần Quang: “Không nên phân biệt chiến sĩ Nam và Bắc, khi họ đã nằm xuống vì cuộc chiến …”
VW: Anh nghĩ sao về việc khôi phục hay hủy bỏ đi một nghĩa trang quân
đội, nơi người lính trận đã nằm xuống cho cuộc chiến Việt Nam?
TQ: Mỗi khi tôi đi ngang qua Nghĩa Trang Quân Đội, tôi đều nghiêng mình
chào kính cẩn những vong linh chiến sĩ đã nằm xuống vì lý tưởng cuộc
chiến. Chiến tranh vừa qua đã đốt đi biết bao nhiêu anh tài của đất
nước. Cả hai miền đều có những hy sinh to lớn về nhân lực. Vì lý tưởng
mà phải hy sinh, vậy mà, sau 30 năm, mồ không yên, mả không yên, thật là
đau đớn vô vàn. Nói đến đây, trong tôi dâng lên một mối thương cảm …
Cho tới giờ phút này, tôi nghĩ chúng ta nên nhìn lại vấn đề, để lưu giữ
lại những gì thiêng liêng, những biểu tượng chung của cuộc chiến một
cách ý nghĩa. Làm sao có thể nói hết đau thương của những gia đình khi
biết tin các ngôi mộ của thân nhân mình bị dời đi, bốc đi chỗ khác. Còn
các chiến sĩ vô danh lại càng đáng thương cảm hơn nữa. Vậy thì, nếu một
cuộc cải táng nào đó xảy ra, để mang lại chung cho các chiến sĩ hai miền
một kết hợp, để họ được nằm bên nhau, bỏ qua mọi dị biệt để họ biết
rằng hy sinh của họ cho lý tưởng là có lý. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam
làm được việc này, đây là sự an ủi lớn lao của người sống tạ tội với
những gì không đúng, không phải với người đã nằm xuống.
Kịch sĩ Ngọc Phu: “ Cần bù đắp cho các chiến sĩ trận vong về phần mộ”
VW: Đối với người Mỹ, sau cuộc chiến, trong nhiều chương trình tìm kiếm
lại những xương cốt của các chiến binh tham chiến tại Việt Nam … Còn
Việt Nam, ông nghĩ sao về những chiến binh Việt Nam của cả hai miền
trong cuộc chiến, dường như chúng ta chưa thể hiện sự tôn trọng đủ đối
với những anh linh của các chiến sĩ trận vong?
NP: Trước năm 75, tôi cũng là một quân nhân, trong ngành chiến tranh
chính trị. Tôi đã có nhiều dịp đến thăm các tiền đồn, và thông cảm được
sự chết và sự sống. Những chiến sĩ trận vong nằm xuống, nếu có thân
nhân, còn có mồ yên mả đẹp. Còn các chiến sĩ vô danh, xương cốt không ai
chăm sóc, đau đớn vô cùng. Dù nước nào cũng vậy, người Mỹ giàu có, với
tư cách một nước lớn, người ta bỏ tiền của ra để tìm xác, cốt của các
người lính Mỹ bỏ xác tại chiến trường là việc tốt. Còn người Việt, tuy
không làm hết được việc đó ngay trên chính quê hương của mình, nhưng tôi
tin rằng trong lòng mỗi người đều có niềm thương cảm, niềm tin vào sự
linh hiể n của các chiến sĩ trận vong. Tôi nghe nói ông Nguyễn Cao Kỳ
đang vận động xây dựng, tu chỉnh lại Nghĩa Trang Quân Đội, tôi rất mừng
và nghĩ rằng đây là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Nếu nhà cầm quyền Việt
Nam làm được việc đó, thật là tuyệt vời. Tuy là hai chiến tuyến, hai lý
tưởng khác nhau, nhưng đều là người Việt Nam. Chúng ta cần phải bù đắp
cho họ về phần nghĩa trang, để các anh linh của họ không lạnh lẽo, cô
đơn
ST
|
|