Xuân Chiến Địa
Hồ Đinh
“Chợt nhớ Xuân nào trên chiến địa,
Tao mày hiu hắt đón Xuân chơi.
Một thằng Bộ Binh đời như bỏ.
Một đứa Nhảy Dù cũng tả tơi…”
Bốn câu thơ cũ, mới đó mà đã mấy mươi mùa thương nhớ, càng khiến cho người lính già thêm trơ trọi lạc lõng, giữ những tối ba mươi lạnh lẽo nơi chốn quê người… Trong quán khách bên đường, ta một mình sóng đôi với ngọn đèn hiu hắt, qua đêm lại một năm buồn. Rượu chưa nhắp mà môi dã muốn cay sè, ngoài trời con chim kỷ niệm vẫn như thiết tha giục giã dù khói lửa đã ngưng trên chiến địa, bạn bè cũng không còn quan hà cạn chén ly bôi, sau những tiếng tỳ bà nhặt khoan nức nỡ.
Tan tác, chia xa giờ đây chúng ta đang lang thang như mây chiều, sau những năm tháng đã dốc ngược đời mình cho quê hương. Lính là thế đó, buồn nhiều vui ít với một chút nhun nhén tình cờ bắt gặp trên các nẽo đường hành quân vô định, qua dăm ba ngày Tết dưỡng quân hay canh giặc chốn tiền đồn lẽ loi ngoài quan tái.
Ai đã từng là lính mới cảm thông cho lính, sống thật cô đơn lếch thếch và chết cũng rất hiu hắt ngậm ngùi. Thời gian và không gian đời lính cũng chẳng qua chỉ là một cái mốc vô tình để biết ta hiện hửu. Nhưng thôi tiếc làm gì ai biểu chúng ta sinh ra làm trai hùng đất Việt ? nên phải chấp nhận kiếp lính “ ôm yên gối trống đã chồn, nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh “ để rồi thui thủi “ đêm từng đêm ngó mông lung, ôm cây súng lạnh hát rừng mà nghe “..
Gần mười hai năm lính, Tết nào cũng Tết tha hương, Xuân nào cũng Xuân chiến địa. Ðêm trừ tịch giữa tối ba mươi cái khoảnh khắc ” năm cũ sắp tàn”, khi mà mọi nhà chặt then kín cửa, để sửa soạn đón giao thừa trong niềm hạnh phúc của gia đình, thì lính cũng đón chào năm mới trong chiếc hầm trốn đạn hay mái chòi canh giặc đen tối lạnh băng. Nhớ từ đâu bổng kéo tới, vây kín cái không gian nhỏ hẹp này. Ngoài trời mưa Xuân đến sớm nhưng sao buốt lạnh quá chừng, khiến cho ta thêm buồn rầu trong bóng tối một tết tha hương. Dường như có ai đang hát ru một khúc tình ca của lính, nhắp một chút men nồng để thấy lại ngày xưa, để ta dìu ta trở về những mùa Xuân cũ nơi chiến địa, những Tết không bao giờ quên được trong cuộc đời.
– TẾT LÍNH ÐẦU TIÊN TRÊN RỪNG NÚI MIỀN TÂY BẮC BÌNH THUẬN :
Ma Lâm xưa nay vẫn là cửa ngỏ để vào vùng tây bắc Bình Thuận hùng vĩ và đầy huyền thoại. Ma Lâm là thủ phủ của quận Thiện Giáo, nằm giữa châu thổ phì nhiêu của con sông Cả (Quao), phát nguyên tại Di Linh và ra biển Ðông tại cửa Phú Hài, có Quốc lộ 12 hay còn gọi là Liên tỉnh lộ 8 hoàn thành ngày 1-10-1914, từ Phan Thiết đi Di Linh chạy ngang qua.
Ðây là biên địa cuói cùng của Vương quốc Chiêm Thành trước khi mất nước vào năm 1693, nên có nhiều người Chàm và Thượng Ba Phủ, sống tại các xã Ma Lâm Chàm, Phú Nhiêu, Sông Trao, Trịnh Hòa, Tịnh Mỹ. Nhiều địa danh như Rừng Ðú, Mang Tố, Làng Chão, Vũng Dao… và các câu chuyện xưa về người Chàm, trên mảnh đất Bình Thuận, theo thời gian tan biến vào cát bụi nay chỉ còn là huyền thoại của một thời vang bóng. Cũng vì địa thế hiểm trở, chinh chiến triền miên nên Quốc lộ gần như bị bỏ hoang, cũng như hầu hết miền Tây bắc bị quên lãng, để mặc cho người Thượng tha hồ đốt rừng bừa bãi làm rẫy, dù vùng này nếu ruộng đất được khai thác, cũng đủ cung ứng nhu cầu lúa gạo cho nhiều người trong tỉnh.
Đầu năm 1964 gần tết Nguyên Đán, chúng tôi gồm mười lăm đứa mãn khóa, từ Sài Gòn bổ sung cho Trung Ðoàn 43 biệt lập, lúc đó do Thiếu Tá Võ văn Cảnh (sau lên Chuẩn tướng là tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh năm 1972), làm Trung Ðoàn Trưởng kiêm Biệt Khu Trương Biệt Khu Bình Lâm, trách nhiệm ba tỉnh Bình Tuy-Bình Thuận-Lâm Ðồng. Bộ chỉ huy Trung đoàn đóng tại quận Di Linh với Ðại đội trọng pháo của Ðại Uý Ngô Tất Tống và Tiểu đoàn 3/43 của Đại Úy Uý Công. Riêng Tiểu Đoàn 1/43 của Ðại Uý Ngô văn Diệp (tử trận năm 1965 tại Trảng Bàng) và Tiểu Đàn 2/43 của Ðại Uý Hai, lúc đó đồn trú tại Phan Thiết.
Ngày đầu tiên về đơn vị cũng là ngày cuối năm, nên khi xe lủa tới Ðà Lạt, nhằm lúc thiên hạ đang rộn rịp chuẩn bị đón giao thừa. Cao nguyên Lâm Viên mùa Tết, nên trời rét căm căm. Chúng tôi hầu hết đều là dân xứ biển và miền Nam, nên chịu không thấu với cái lạnh miền núi cắt da tím thịt trong bộ đồ trận mỏng manh, qua đêm đầu tiên tại nhà vãng lai của Tiểu Khu Tuyên Ðức.
Viết sao cho hết nổi buồn rầu của bọn lính mớ xa nhà trong đêm Tết ? dù đêm Xuân Ðà Lạt thật tuyệt vời, khiến ta cứ ngở như mình đang lạc lối đào nguyên, giữa hoa và người đẹp, cả hai sắc hương đường như cùng với mây trời ngạt ngào trong sương giá. Ðà Lạt đêm Xuân thú vui không kể xiết, khắp phường phố thiên hạ quần áo là lượt hạnh phúc, gắn bó từng cặp, từng đôi trong muôn màu đam mê rực rỡ nhưng với bọn lính mới đầu đời, Ðà Lạt lại vô tình hờ hững. Bởi vậy cả bọn đều mong mau sáng để sớm trả lại cái thiên đường hạnh phúc mà trời trót dành cho những giai nhân tài tử.
Rồi thì chia tay, dăm đứa gọi là kém may mắn khi về Tiểu Đoàn 3/43 gần mặt trời. Số còn lại bổ sung cho Tiểu Đoàn 1 và 2/43. Một cuộc hành quân mở ra vào ngày mùng ba Tết Nguyên Đán, mục đích khai thông Quốc Lộ 12 đưa lính mới và Quân trang Quân dụng bổ sung cho hai đơn vị tại Bình Thuận. Nhờ vậy mới có dịp hưởng được một cái Tết núi rừng vui nhộn với người Koho, quanh bếp lửa hồng.
Bộ tộc Koho sống đông đảo tại Cao Nguyên Nam Trung Phần, có nguồn gốc pha trộn từ nhiều sắc dân Chàm, Mã Lai, Chà Và, Chân Lạp… gồm các bộ lạc Churu, Noang, Sre, Maa, Sil, Toa, Queyong, Lat, Nop, Kodiong, Nam.. chủ yếu sống tại các tỉnh Quảng Ðức, Tuyên Ðức, Lâm Ðồng,Bình Thuận, Bình Tuy và Long Khánh. Ðược vui Tết với người Koho là một thích thú tột cùng, vì ngoài việc được ăn uống tự do, còn hưởng được tình người qua cử chỉ, một hành động đối với người Việt trong thời chinh chiến, hầu như đã mất mát hay nếu còn cũng chẳng qua sự giả tạo, lớp son phấn hào nhoáng bên ngoài.
Vì lộ trình bị bỏ hoang lâu ngày không được sửa chữa và xử dụng nên khắp nơi đầy ổ voi ổ gà. Thêm vào đó là nhiều đèo cao với vô số khúc quanh co lên trời, xuóng lủng, do đó đoàn xe di chuyển rất chậm vì phải mở đường và tu bổ quan lộ, nên đêm đó phải đóng quân và cũng là dịp ngàn năm một thuở được chủ làng trong buôn Koho, tai thung lũng Klonodium sát Quốc lộ mời ăn Tết.
Lễ hội theo truyền thống được tổ chức giữa sân nhà Hội Ðồng. Tất cả đều là sự đóng góp chung từ củi đốt, trâu bò tới rượu cần. Quang cảnh đêm Tết thật hấp dẫn với đống củi cao như núi đủ rực sáng suốt đêm, mấy trăm hủ rượu cần và ba con trâu cột sẵn quanh các hàng cột được chạm trổ. Khắp nơi còn có những cây phướng, nêu và cờ xí càng tăng thêm nét đẹp và trang nghiêm trong ngày Tết.
Rồi khi ráng chiều vừa khuất sau rặng Núi Bà cao đen thăm thẳm đầy huyền bí, cũng là lúc chiêng trống nơi nhà Hội Ðồng trổi dậy, thúc dục dồn dập như tiếng trống trận xua quân, kêu gọi mọi người trong Buôn tề tựu nơi bếp lửa hồng vừa cất cao ngọn. Tiếng lửa lách tách nổ vui tai, cộng với tiếng người chuyện trò huyên náo. Nam nử, già trẻ vui Tết ăn mặc quần áo đẹp và mới nhất của họ, dù chỉ là thứ vải bâu thô thiển. Ở đây hoa nhiều không đếm hết nhưng cũng không có hoa gì đẹp hơn hoa mai làm đêm thêm ngát, làm cho lính đã ngây ngất bên ché rượu cần, lại càng ngẩn ngơ hóa bướm vì tiếng hát ngây thơ hồn nhiên của các cô gái vùng cao, khiến cho mấy chục năm qua rồi, mà trong hồn mỗi lần chợt nhớ, như muốn khựng vì mùi chua của rượu cần và muì hương của núi rừng Tây Bắc. Sáng tới lính lại lên đường, không được như người Koho, sung sướng tiếp tục cuộc vui Tết quanh các gia đình, cho đến hết tháng Giêng mới chấm dứt khi cả Buôn không còn rượu và thịt :
“Ớ chàng trai lính ơi,
đừng quên đêm nay bên vũ điệu Lam Tơi,
đôi ta tình cờ quen nhau ngắn ngũi
nhưng em nguyện chờ chàng trở về …”
– ÐÊM CHỜ TẾT NGOÀI VÒNG ÐAI AO CÂY BÀI (CỦ CHI).
Cuối năm 1964, toàn bộ Trung Ðoàn 43 Biệt Lập từ Di Linh tăng phái hành quân cho khu 32 Chiến thuật, trách nhiệm tỉnh Hậu Nghĩa nhưng chủ yếu là tại quận Củ Chi, khắp các xã Bình Mỹ, Tân Thạnh, Trung An, Phú Hòa Ðông, Phước Vĩnh An,Tân Phú Trung, Tân Thông, Nhuận Ðức,Trung Lập, Phước Hiệp, Thái Mỹ, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng và huyện lỵ Tân An Hội. Lúc đó, bộ chỉ huy đoàn đóng tại Tân Thông, các Điểu đoàn 2 và 3/43 nằm tiền đồn khắp các xã xôi đậu, chỉ riêng Tiểu Đoàn 1/43 được dưỡng quân ba ngày Tết tại quận, vì đã lội suốt một năm khắp các chiến trường Bình Thuận, Bình Tuy, Long Khánh, Bình Dương, Bình Long và Hậu Nghĩa.
Ban 5 Trung đoàn đã soạn thảo nhiều chương trình để lính và gia đình vui một cái Tết đặc biệt tại hậu phương. Ngày ba mươi tháng chạp, trung đoàn xuất tiền hành quân công thêm tiền thưởng của tỉnh và trung đoàn, giao cho Ban 4 ra chợ Củ Chi mua sắm gà, vịt, heo, bò, bánh trái và rượu đế Bà Ðiểm làm tiệc tất niên. Lúc đó, đa số lính của Tiểu đoàn là người Trung, nên trong dịp Tết chỉ có một số nhỏ có gia đình tại Sài Gòn và vùng lân cận được phép miệng về thăm gia đình, còn hầu như là ở lại với đơn vị.
Vì khỏi trực gác, nên lính tha hồ rong chơi khắp hàng quán, dù phố lỵ Củ Chi nhỏ xiú và buồn hiu, lưa thưa vài hàng quán và cái lồng chợ cũng bé bỏng khiêm nhượng. Cũng may, quận nằm trên Quốc Lộ 1, nên có rất nhiều xe đò xuôi ngược Sài Gòn-Trảng Bàng-Tây Ninh… cũng như ngã rẽ tới Bầu Trai, Hiệp Hòa, Ðức Huệ… Ðứng bên đường, nhìn trộm những người đẹp ngồi trên xe đang hối hả mua quà vật khi xe ngừng, hồn lính cũng cảm thấy phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà. Ở đây mùa Đông không lạnh lắm so với Phan Thiết nhưng gió nhiều nên cũng tái tê, se sắt. Bao nhiêu năm lính, lần đầu được vui một cái Tết thị thành cũng thấy an ủi phần nào.
Nhưng Tết chưa tới, tiệc cũng còn đang sửa soạn, thì lệnh hành quân khẩn cấp từ Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn ban xuống. Quân báo và an ninh tiểu đoàn lái xe ruồng bố khắp nơi để gom lính, làm cho người Củ Chi ngạc nhiên tuá ra đường dòm ngó, như thể họ đang xem hát tuồng. Và rồi nửa giờ sau Tiểu Đoàn 1/43 lại lên đường, lính chỉ mang theo súng đạn và nước uống với nhiệm vụ giải toả Ấp Cây Bài vừa bị giặc lợi dụng lệnh hưu chiến, từ mật khu Hố Bò tràn vào chiếm Ấp và bắt đồng bào làm con tin đỡ đạn. Quân ra đi như bóng ma đói, ai cũng phờ phạc buồn rầu thấy rõ, đầu gục xuống, súng vác vai, bất kể đội hình kỹ luật, im lặng như hến. Thế là thêm năm nữa, tàn mộng Tết-Xuân.
Bốn giờ rưởi chiều ba mươi Tết, Tiểu Đoàn 1/43 đã có mặt ngoài vòng đai Ấp, trong khi đó toàn bộ Trung Ðoàn đều tham dự cuộc hành quân này và các đơn vị đang dần xiết vòng vây. Súng nổ khắp bốn hướng giữa ta và địch, từ trong Ấp cho tới Làng Paris Tân Quy, Bến Cỏ, Phú Hòa, Ấp Nhà Việt… chỗ nào cũng có đụng lớn. Riêng TÐ 1/43 án ngữ ngay con đường Tỉnh lộ dẫn vào Ấp, đường đã bị cày xới tan nát.
Ấp nằm trong tầm ngó nhưng mù mịt vì bom đạn lửa khói và rừng cao su ngút ngàn che phủ. Cánh đồng lúa ven làng đang bắt đầu ươm hạt, mùi thơm sữa lúa theo gió thoang thoảng khắp nơi, mũi mòng từng đàn đáp đậu trên da thịt, tha hồ xơi tái lính. Trong cảnh buồn rầu thê thiết, ai cũng thẩn thờ quên đau vì muỗi chích, khi nghĩ tới đồng bào vô tôi đang nằm giữa dao thớt chiến tranh, trong lúc khắp nơi mọi nhà đang rộn rịp náo nức đón Xuân về. Thời gian qua thật chậm, chiến trường vẫn sôi sục bom đạn. Còi thúc quân vang dậy dồn dập nhưng lính vẫn không tiến nổi vì các khẩu súng cộng đồng của giặc từ các cao điểm trong Ấp bắn chận dữ dội, khiến cho lính TĐ lần hồi rụng tã tơi như mấy cánh mai vàng trước gió xuân tơi tả, khi tiệc tất niên chưa kịp hưởng, đã vội về với đất lạnh, đời lính như vậy sao mà không buồn ?
Không thể làm gì hơn, nên Bộ Chỉ Huy hành quân đã xin Khu chiến thuật nhờ Không Quân can thiệp. Màn đêm hững hờ buông rèm gói trọn vạn vật, chỉ còn nghe tiếng L19 và Khu trục cơ Skyraider vần vũ dội bom bắn phá mục tiêu. Xa xa về hường Sài Gòn, trời sáng hồng trong đêm tối, giờ này thiên hạ đang vui say chè chén nhảy nhót và hạnh phúc, chắc không ai ngờ tới, tại một thôn xóm hẻo lánh nghèo nàn, có không biết bao nhiêu người, dân cũng như lính, địch lẫn ta đang lặn lội trong bom đan, chỉ mong được phép lạ để sống còn. Suốt đêm trừ tịch, máy bay liên tục dội bom, Ấp Cây Bài đắm chìm trong biển lửa, bên ngoài tiểu đoàn nằm chờ trời sáng. ai cũng đói lạnh nên nhiều người mặc kệ lăn kềnh trên đất ngáy khò, bất kể cái chết kề cận.
Tờ mờ mồng một Tết quân vào Ấp trong nổi thê lương tận tuyệt, khắp nơi chỉ là cảnh chết từ người tới trâu bò heo chó. Giặc đã chém vè bằng các đường giao thông hào, bỏ lại nhiều tử thi lõa lồ bất động. Chiến tranh tàn nhẩn, oan nghiệt khiến suốt đời lính không quên được hình ảnh chết chóc của những người dân lành vô tội, giữa nhang đèn bánh mứt… chờ đón Xuân về.
– CHUYẾN TÀU BA MƯƠI TẾT.
Chiều hăm chín Tết năm 1977, trại cải tạo Huy Khiêm của tỉnh Thuận Hải rộn hẳn lên vì ngày mai cho tới mồng hai Tết, đoàn tù khổ sai của VNCH tạm nghĩ lao tác, được đổi khẩu phần Tết với đường, thịt heo, cơm trắng không độn và một bao thuốc có cán. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cái danh sách phóng thích tù nhân vào mỗi dịp Tết về, sẽ được Cán bộ gọi trong buổi sinh hoạt hôm nay.
Ðúng 1 giờ trưa chiều ba mươi Tết năm đó, trại có mười người được nhận giấy phóng thích về nguyên quán trình diện. Quỹ trại không có tiền cho tù nhân mua giấy xe đò xe lửa, nên ai lo mạng nấy bằng cách lội bộ, từ Huy Khiêm tới Ga Suối Kiết xa chừng 20 cây số. Tám giờ tối cả bọn tới nhà ga thì đã lỡ chuyến tàu chợ nên đành phải chờ chuyến tàu suốt Bắc-Nam, Nam Bắc vào lúc 11 giờ khuya cuối năm. Trong bọn chỉ có tôi về Phan Thiết, còn lại đều ở rất xa tận Sài Gòn, Nha Trang… Chia ly rồi sắp chia ly nữa, anh em chỉ đành ngậm ngùi trao gởi, hưa hẹn. Trong khoảnh khắc năm cũ sắp tàn, mọi nhà cài then đóng cửa đón mừng năm mới, thì chúng tôi cũng đang chờ phút giây thay đổi của đất trời.
Ga Suối Kiết nằm cheo leo trong rừng lá, cạnh vách núi Ông cao ngất hùng vĩ, bao quanh vài chụp nếp nhà lá lụp xụp của các công nhân hỏa xa và dân làm gổ. Có lẽ hôm nay mọi người đã về quê ăn tết nên xóm nhỏ thật đìu hiu không có một chút sinh khí, chứng tỏ nàng xuân chưa ghé chốn này. Cũng may Suối Kiết là một ga lớn trên tuyến đường xe lửa Nam-Bắc nên tất cả các chuyến tàu chợ và suốt đều phải ngừng lại, dù khách có hay không.
Về đêm, núi rừng càng buốt cóng lạnh căm. Bộ quần áo trận năm nào dù đã được đắp thêm chục mãnh vá, vẫn không ngăn nổi cái sắt se xa xót, như từ một cõi mộ địa, theo cái lạnh xâm chiếm tâm hồn những bóng ma đang lạc lõng trong đêm Xuân, không biết rồi sẽ về đâu, để kiếm chút hơi ấm của tình quê. Trong cái hiu hắt của đêm buồn, cũng đủ để mọi người nhìn rõ hình ảnh của sự cô đơn nơi ga lẽ, từ những thanh sắt han rĩ tróc sơn trước quầy bán vé, cho tới hàng ghế gổ mọt đầy vết bẩn. Tất cả bỗng dưng được trùng phùng một cách ngẫu nhiên với những người tù không bản án, những Quân, Công, Cán, Cảnh của VNCH bại trận, vừa được phóng thích trong đêm tết quạnh quẽ, buồn rầu. Phải vui lên một chút để mừng năm mới, thay vì mượn rượu phá thành sầu, cả bọn lại chụm đầu vào nhau, rít chung vài bi thuốc lào ăn Tết, trong khi bên ngoài gió núi lồng lộng thổi, tạt sương muối vào mặt mũi da thịt, khiến cho cơn lạnh đói càng thêm hành hạ mọi người.
Hình như Giao Thừa sắp đến trong mông mênh cùng tận, như những năm nao, tôi lại âm thầm lâm râm cầu nguyện cho mẹ già, em gái, cho ngươi vợ trẻ, bạn bè, đồng đội, đồng bào… được may mắn an bình trong buổi hổn mang dâu bể. Hởi ơi giờ này không biết mẹ già em thơ, có còn như những ngày Xuân dấu ái trước năm 1975, Giao Thừa đi lễ chùa, xin xăm hái lộc, nhà có vui xuân đón tết hay gia đình cũng lại như tôi, tại sân ga nơi rừng núi thẳm tăm tối lạnh lẽo này, cô đơn, đói lạnh và nhục nhã trùng trùng.
Kỹ niệm xưa từng mảng lại trôi bềnh bồng trên mắt, lén lút đẩn dắt đưa tôi về thuở hoa niên, khi những cánh hoa phượng đỏ ối nối hàng, dọc theo con đường Nguyễn Hoàng dẫn vào lớp học, đã bắt đầu rụng rơi lã tã giữa các trang lưu bút, trên từng rèm mắt ô môi, cũng là lúc bọn học trò nghĩ hè làm gã giang hồ lãng tử, trên những chuyến tàu hỏa chui Phan Thiết-Sài Gòn rồi Sài Gòn-Phan Thiết, đi hoài vẫn không thấy chán.
Rồi những ngày dài chinh chiến, định mệnh lại đẩy đưa tôi về chốn cũ Long Khánh-Bình Tuy-Phan Thiết. Tuy tàu hỏa đã bị gián đọan nhưng suốt con đường sắt từ Mường Mán về Gia Ray, con đường mòn Võ Xu tới Suói Kiết, kể cả những suối rạch, bải đá ven sông La Ngà, đều là những lối lại qua quen thuộc, đã cùng tôi chắt chiu suốt đoan đường tuổi trẻ. Làm sao quên được những ngày dừng quân ở Văn Phong, Mường Mán ? ngày ngày ngồi ngâm nga tách cà phê đen ngon tuyệt nơi quán lẽ ven sông, ngó nhìn các chuyền tàu xuôi ngược. Giờ đây cảnh xưa vẫn nguyên vẹn, riêng tôi thì ôm một tầng trời sầu thảm không đáy, lạc lõng trên quê hương hận thù với kiếp sống nào hơn loài cỏ cây.
Cuối cùng rồi tàu cũng đến, chúng tôi chia tay trong nước mắt. Ai nấy hấp tấp lên tàu như kẻ trốn nợ trong đêm trừ tịch, giữa tiếng còi tàu lanh lãnh thét vang, phá tan cảnh tịch mịch của rừng núi âm u, nghe sao quá ảo nảo lạnh lùng.
Chuyến tàu suốt Sài Gòn-Phan Thiết đêm nay ế ẩm, nhiều toa hành khách vắng ngắt lạnh tanh, không như ngày thường chen chân không lọt. Có lẽ mai là mồng một tết nguyên đán, nên ai cũng muốn ở nhà để xum họp với gia đình. Ðất trời buồn mênh mông quá, thêm gió thổi vi vút từ hai bìa rừng thả hơi lạnh khắp nơi, nhưng tôi vẫn muốn ngồi ngoài hành lang để được nhìn lại quang cảnh cũ Trong các toa tàu, đèn đóm tối om, dăm ba hành khách nằm dài trên ghế như đã ngũ tụ lâu rồi. Mặc kệ, tàu vẫn chạy xiết trên đường sắt như con thú điên, với hai ánh đèn pha phá tan màn đêm tăm tối. Hởi ơi cuộc đời sao oan nghiệt quá, trong lúc nhà nhà đang đầm ấm chờ đón chúa Xuân, thì tôi trong một tối ba mươi tết, buồn rầu nơi toa xe lửa lạnh lẽo này, yên lặng nép mình trong cô quạnh để đón một mùa Xuân vàng úa nữa, sắp rơi xuống bờ vai của cuộc đời.
Trong giờ phút năm cũ sắp tàn, con tàu cũng hối hả lướt qua từng ga vắng Sông Dinh, Sông Phan,Suối Vận, Mường Mán rồi Phú Hội vừa đúng 12 giờ rưỡi sáng. Thế là năm mới đã qua và tôi cũng đã lở dịp nghiêng mình chào đón nàng xuân mới trên quê hương mình. Trên tàu ai nấy đều thức dậy, đang chuẩn bị xuống ga Phan Thiết. Tất cả đều xa lạ, hờ hững, buồn rầu, im lặng như bóng tối, không ai chúc nhau một lời ngắn ngủi dù là ngày Tết. Bổng đâu đấy nơi một thôn xóm nào đó, dọc theo con đường sắt vang lên mấy tràng pháo chuột, bóng sáng lập lòe như muốn đưổi theo con tàu, khiến cho hồn thêm buồn rầu thương tiếc. Nổi náo nức thầm kín vừa lóe lên, chợt tắt hẳn khi nghĩ đến thực tại não nùng.
Bài hát cũ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông mấy chục năm về trước, nay sao vẫn nhớ như niềm nhớ về những cái Tết xa xưa nơi chiến địa : “Chốn biên thuỳ này Xuân tới chi, tình lính chiến khác chi bao người“. Trong những đêm tiền đồn hay các cuộc dừng quân bất chợt, được vui ké Tết với bản làng người Kpho ở Di Linh, người Thái tại Tùng Nghĩa, người Chàm vùng Tánh Linh hay người Mường tại Long Khánh… qua những cái Tết vui nhộn từ đầu thôn tới cuối ấp, khiến người lính trẻ xa nhà chạnh lòng để rơi nước mắt, khi “nhớ về những ngày Xuân cũ”, nhớ màu hoa Cúc hoa Mai, tết đến nở tròn như mắt môi em một thời tuổi học, tay anh đang ghì trên báng súng mà cứ ngỡ đang nắm chặt tay em khi hai đứa sóng bước vui Xuân trên các đường phố Phan Thành…
Hỡi ôi, mấy chục năm về trước, tôi, người lính trẻ xa nhà vẫn đam mê chạy đuổi theo những giọt mưa Xuân giữa trời lửa loạn. Nay trong buổi Xuân về, người lính già nơi đất khách trong buổi hoàng hôn, vẫn cứ lội ngược thời gian để mong tìm dấu vết ngày thơ như còn giấu đâu đó nơi vòm trời đồng đội, và em, và những tết cuối cùng trong Quân ngũ, để ngẩn ngơ bàng hoàng xúc động như thể vừa bước chân lên con tàu về Quê hương của những Tết ấm yên hạnh phúc đầu đời.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Chạp 2016
Hồ Ðinh
KBC 4424, 3435, 4508.http://hoiquanphidung.com/showthread.php?23489
“Chợt nhớ Xuân nào trên chiến địa,
Tao mày hiu hắt đón Xuân chơi.
Một thằng Bộ Binh đời như bỏ.
Một đứa Nhảy Dù cũng tả tơi…”
Bốn câu thơ cũ, mới đó mà đã mấy mươi mùa thương nhớ, càng khiến cho người lính già thêm trơ trọi lạc lõng, giữ những tối ba mươi lạnh lẽo nơi chốn quê người… Trong quán khách bên đường, ta một mình sóng đôi với ngọn đèn hiu hắt, qua đêm lại một năm buồn. Rượu chưa nhắp mà môi dã muốn cay sè, ngoài trời con chim kỷ niệm vẫn như thiết tha giục giã dù khói lửa đã ngưng trên chiến địa, bạn bè cũng không còn quan hà cạn chén ly bôi, sau những tiếng tỳ bà nhặt khoan nức nỡ.
Tan tác, chia xa giờ đây chúng ta đang lang thang như mây chiều, sau những năm tháng đã dốc ngược đời mình cho quê hương. Lính là thế đó, buồn nhiều vui ít với một chút nhun nhén tình cờ bắt gặp trên các nẽo đường hành quân vô định, qua dăm ba ngày Tết dưỡng quân hay canh giặc chốn tiền đồn lẽ loi ngoài quan tái.
Ai đã từng là lính mới cảm thông cho lính, sống thật cô đơn lếch thếch và chết cũng rất hiu hắt ngậm ngùi. Thời gian và không gian đời lính cũng chẳng qua chỉ là một cái mốc vô tình để biết ta hiện hửu. Nhưng thôi tiếc làm gì ai biểu chúng ta sinh ra làm trai hùng đất Việt ? nên phải chấp nhận kiếp lính “ ôm yên gối trống đã chồn, nằm vùng cát trắng ngủ cồn rêu xanh “ để rồi thui thủi “ đêm từng đêm ngó mông lung, ôm cây súng lạnh hát rừng mà nghe “..
Gần mười hai năm lính, Tết nào cũng Tết tha hương, Xuân nào cũng Xuân chiến địa. Ðêm trừ tịch giữa tối ba mươi cái khoảnh khắc ” năm cũ sắp tàn”, khi mà mọi nhà chặt then kín cửa, để sửa soạn đón giao thừa trong niềm hạnh phúc của gia đình, thì lính cũng đón chào năm mới trong chiếc hầm trốn đạn hay mái chòi canh giặc đen tối lạnh băng. Nhớ từ đâu bổng kéo tới, vây kín cái không gian nhỏ hẹp này. Ngoài trời mưa Xuân đến sớm nhưng sao buốt lạnh quá chừng, khiến cho ta thêm buồn rầu trong bóng tối một tết tha hương. Dường như có ai đang hát ru một khúc tình ca của lính, nhắp một chút men nồng để thấy lại ngày xưa, để ta dìu ta trở về những mùa Xuân cũ nơi chiến địa, những Tết không bao giờ quên được trong cuộc đời.
– TẾT LÍNH ÐẦU TIÊN TRÊN RỪNG NÚI MIỀN TÂY BẮC BÌNH THUẬN :
Ma Lâm xưa nay vẫn là cửa ngỏ để vào vùng tây bắc Bình Thuận hùng vĩ và đầy huyền thoại. Ma Lâm là thủ phủ của quận Thiện Giáo, nằm giữa châu thổ phì nhiêu của con sông Cả (Quao), phát nguyên tại Di Linh và ra biển Ðông tại cửa Phú Hài, có Quốc lộ 12 hay còn gọi là Liên tỉnh lộ 8 hoàn thành ngày 1-10-1914, từ Phan Thiết đi Di Linh chạy ngang qua.
Ðây là biên địa cuói cùng của Vương quốc Chiêm Thành trước khi mất nước vào năm 1693, nên có nhiều người Chàm và Thượng Ba Phủ, sống tại các xã Ma Lâm Chàm, Phú Nhiêu, Sông Trao, Trịnh Hòa, Tịnh Mỹ. Nhiều địa danh như Rừng Ðú, Mang Tố, Làng Chão, Vũng Dao… và các câu chuyện xưa về người Chàm, trên mảnh đất Bình Thuận, theo thời gian tan biến vào cát bụi nay chỉ còn là huyền thoại của một thời vang bóng. Cũng vì địa thế hiểm trở, chinh chiến triền miên nên Quốc lộ gần như bị bỏ hoang, cũng như hầu hết miền Tây bắc bị quên lãng, để mặc cho người Thượng tha hồ đốt rừng bừa bãi làm rẫy, dù vùng này nếu ruộng đất được khai thác, cũng đủ cung ứng nhu cầu lúa gạo cho nhiều người trong tỉnh.
Đầu năm 1964 gần tết Nguyên Đán, chúng tôi gồm mười lăm đứa mãn khóa, từ Sài Gòn bổ sung cho Trung Ðoàn 43 biệt lập, lúc đó do Thiếu Tá Võ văn Cảnh (sau lên Chuẩn tướng là tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh năm 1972), làm Trung Ðoàn Trưởng kiêm Biệt Khu Trương Biệt Khu Bình Lâm, trách nhiệm ba tỉnh Bình Tuy-Bình Thuận-Lâm Ðồng. Bộ chỉ huy Trung đoàn đóng tại quận Di Linh với Ðại đội trọng pháo của Ðại Uý Ngô Tất Tống và Tiểu đoàn 3/43 của Đại Úy Uý Công. Riêng Tiểu Đoàn 1/43 của Ðại Uý Ngô văn Diệp (tử trận năm 1965 tại Trảng Bàng) và Tiểu Đàn 2/43 của Ðại Uý Hai, lúc đó đồn trú tại Phan Thiết.
Ngày đầu tiên về đơn vị cũng là ngày cuối năm, nên khi xe lủa tới Ðà Lạt, nhằm lúc thiên hạ đang rộn rịp chuẩn bị đón giao thừa. Cao nguyên Lâm Viên mùa Tết, nên trời rét căm căm. Chúng tôi hầu hết đều là dân xứ biển và miền Nam, nên chịu không thấu với cái lạnh miền núi cắt da tím thịt trong bộ đồ trận mỏng manh, qua đêm đầu tiên tại nhà vãng lai của Tiểu Khu Tuyên Ðức.
Viết sao cho hết nổi buồn rầu của bọn lính mớ xa nhà trong đêm Tết ? dù đêm Xuân Ðà Lạt thật tuyệt vời, khiến ta cứ ngở như mình đang lạc lối đào nguyên, giữa hoa và người đẹp, cả hai sắc hương đường như cùng với mây trời ngạt ngào trong sương giá. Ðà Lạt đêm Xuân thú vui không kể xiết, khắp phường phố thiên hạ quần áo là lượt hạnh phúc, gắn bó từng cặp, từng đôi trong muôn màu đam mê rực rỡ nhưng với bọn lính mới đầu đời, Ðà Lạt lại vô tình hờ hững. Bởi vậy cả bọn đều mong mau sáng để sớm trả lại cái thiên đường hạnh phúc mà trời trót dành cho những giai nhân tài tử.
Rồi thì chia tay, dăm đứa gọi là kém may mắn khi về Tiểu Đoàn 3/43 gần mặt trời. Số còn lại bổ sung cho Tiểu Đoàn 1 và 2/43. Một cuộc hành quân mở ra vào ngày mùng ba Tết Nguyên Đán, mục đích khai thông Quốc Lộ 12 đưa lính mới và Quân trang Quân dụng bổ sung cho hai đơn vị tại Bình Thuận. Nhờ vậy mới có dịp hưởng được một cái Tết núi rừng vui nhộn với người Koho, quanh bếp lửa hồng.
Bộ tộc Koho sống đông đảo tại Cao Nguyên Nam Trung Phần, có nguồn gốc pha trộn từ nhiều sắc dân Chàm, Mã Lai, Chà Và, Chân Lạp… gồm các bộ lạc Churu, Noang, Sre, Maa, Sil, Toa, Queyong, Lat, Nop, Kodiong, Nam.. chủ yếu sống tại các tỉnh Quảng Ðức, Tuyên Ðức, Lâm Ðồng,Bình Thuận, Bình Tuy và Long Khánh. Ðược vui Tết với người Koho là một thích thú tột cùng, vì ngoài việc được ăn uống tự do, còn hưởng được tình người qua cử chỉ, một hành động đối với người Việt trong thời chinh chiến, hầu như đã mất mát hay nếu còn cũng chẳng qua sự giả tạo, lớp son phấn hào nhoáng bên ngoài.
Vì lộ trình bị bỏ hoang lâu ngày không được sửa chữa và xử dụng nên khắp nơi đầy ổ voi ổ gà. Thêm vào đó là nhiều đèo cao với vô số khúc quanh co lên trời, xuóng lủng, do đó đoàn xe di chuyển rất chậm vì phải mở đường và tu bổ quan lộ, nên đêm đó phải đóng quân và cũng là dịp ngàn năm một thuở được chủ làng trong buôn Koho, tai thung lũng Klonodium sát Quốc lộ mời ăn Tết.
Lễ hội theo truyền thống được tổ chức giữa sân nhà Hội Ðồng. Tất cả đều là sự đóng góp chung từ củi đốt, trâu bò tới rượu cần. Quang cảnh đêm Tết thật hấp dẫn với đống củi cao như núi đủ rực sáng suốt đêm, mấy trăm hủ rượu cần và ba con trâu cột sẵn quanh các hàng cột được chạm trổ. Khắp nơi còn có những cây phướng, nêu và cờ xí càng tăng thêm nét đẹp và trang nghiêm trong ngày Tết.
Rồi khi ráng chiều vừa khuất sau rặng Núi Bà cao đen thăm thẳm đầy huyền bí, cũng là lúc chiêng trống nơi nhà Hội Ðồng trổi dậy, thúc dục dồn dập như tiếng trống trận xua quân, kêu gọi mọi người trong Buôn tề tựu nơi bếp lửa hồng vừa cất cao ngọn. Tiếng lửa lách tách nổ vui tai, cộng với tiếng người chuyện trò huyên náo. Nam nử, già trẻ vui Tết ăn mặc quần áo đẹp và mới nhất của họ, dù chỉ là thứ vải bâu thô thiển. Ở đây hoa nhiều không đếm hết nhưng cũng không có hoa gì đẹp hơn hoa mai làm đêm thêm ngát, làm cho lính đã ngây ngất bên ché rượu cần, lại càng ngẩn ngơ hóa bướm vì tiếng hát ngây thơ hồn nhiên của các cô gái vùng cao, khiến cho mấy chục năm qua rồi, mà trong hồn mỗi lần chợt nhớ, như muốn khựng vì mùi chua của rượu cần và muì hương của núi rừng Tây Bắc. Sáng tới lính lại lên đường, không được như người Koho, sung sướng tiếp tục cuộc vui Tết quanh các gia đình, cho đến hết tháng Giêng mới chấm dứt khi cả Buôn không còn rượu và thịt :
“Ớ chàng trai lính ơi,
đừng quên đêm nay bên vũ điệu Lam Tơi,
đôi ta tình cờ quen nhau ngắn ngũi
nhưng em nguyện chờ chàng trở về …”
– ÐÊM CHỜ TẾT NGOÀI VÒNG ÐAI AO CÂY BÀI (CỦ CHI).
Cuối năm 1964, toàn bộ Trung Ðoàn 43 Biệt Lập từ Di Linh tăng phái hành quân cho khu 32 Chiến thuật, trách nhiệm tỉnh Hậu Nghĩa nhưng chủ yếu là tại quận Củ Chi, khắp các xã Bình Mỹ, Tân Thạnh, Trung An, Phú Hòa Ðông, Phước Vĩnh An,Tân Phú Trung, Tân Thông, Nhuận Ðức,Trung Lập, Phước Hiệp, Thái Mỹ, An Nhơn Tây, Phú Mỹ Hưng và huyện lỵ Tân An Hội. Lúc đó, bộ chỉ huy đoàn đóng tại Tân Thông, các Điểu đoàn 2 và 3/43 nằm tiền đồn khắp các xã xôi đậu, chỉ riêng Tiểu Đoàn 1/43 được dưỡng quân ba ngày Tết tại quận, vì đã lội suốt một năm khắp các chiến trường Bình Thuận, Bình Tuy, Long Khánh, Bình Dương, Bình Long và Hậu Nghĩa.
Ban 5 Trung đoàn đã soạn thảo nhiều chương trình để lính và gia đình vui một cái Tết đặc biệt tại hậu phương. Ngày ba mươi tháng chạp, trung đoàn xuất tiền hành quân công thêm tiền thưởng của tỉnh và trung đoàn, giao cho Ban 4 ra chợ Củ Chi mua sắm gà, vịt, heo, bò, bánh trái và rượu đế Bà Ðiểm làm tiệc tất niên. Lúc đó, đa số lính của Tiểu đoàn là người Trung, nên trong dịp Tết chỉ có một số nhỏ có gia đình tại Sài Gòn và vùng lân cận được phép miệng về thăm gia đình, còn hầu như là ở lại với đơn vị.
Vì khỏi trực gác, nên lính tha hồ rong chơi khắp hàng quán, dù phố lỵ Củ Chi nhỏ xiú và buồn hiu, lưa thưa vài hàng quán và cái lồng chợ cũng bé bỏng khiêm nhượng. Cũng may, quận nằm trên Quốc Lộ 1, nên có rất nhiều xe đò xuôi ngược Sài Gòn-Trảng Bàng-Tây Ninh… cũng như ngã rẽ tới Bầu Trai, Hiệp Hòa, Ðức Huệ… Ðứng bên đường, nhìn trộm những người đẹp ngồi trên xe đang hối hả mua quà vật khi xe ngừng, hồn lính cũng cảm thấy phần nào vơi đi nỗi nhớ nhà. Ở đây mùa Đông không lạnh lắm so với Phan Thiết nhưng gió nhiều nên cũng tái tê, se sắt. Bao nhiêu năm lính, lần đầu được vui một cái Tết thị thành cũng thấy an ủi phần nào.
Nhưng Tết chưa tới, tiệc cũng còn đang sửa soạn, thì lệnh hành quân khẩn cấp từ Bộ Chỉ Huy Trung Ðoàn ban xuống. Quân báo và an ninh tiểu đoàn lái xe ruồng bố khắp nơi để gom lính, làm cho người Củ Chi ngạc nhiên tuá ra đường dòm ngó, như thể họ đang xem hát tuồng. Và rồi nửa giờ sau Tiểu Đoàn 1/43 lại lên đường, lính chỉ mang theo súng đạn và nước uống với nhiệm vụ giải toả Ấp Cây Bài vừa bị giặc lợi dụng lệnh hưu chiến, từ mật khu Hố Bò tràn vào chiếm Ấp và bắt đồng bào làm con tin đỡ đạn. Quân ra đi như bóng ma đói, ai cũng phờ phạc buồn rầu thấy rõ, đầu gục xuống, súng vác vai, bất kể đội hình kỹ luật, im lặng như hến. Thế là thêm năm nữa, tàn mộng Tết-Xuân.
Bốn giờ rưởi chiều ba mươi Tết, Tiểu Đoàn 1/43 đã có mặt ngoài vòng đai Ấp, trong khi đó toàn bộ Trung Ðoàn đều tham dự cuộc hành quân này và các đơn vị đang dần xiết vòng vây. Súng nổ khắp bốn hướng giữa ta và địch, từ trong Ấp cho tới Làng Paris Tân Quy, Bến Cỏ, Phú Hòa, Ấp Nhà Việt… chỗ nào cũng có đụng lớn. Riêng TÐ 1/43 án ngữ ngay con đường Tỉnh lộ dẫn vào Ấp, đường đã bị cày xới tan nát.
Ấp nằm trong tầm ngó nhưng mù mịt vì bom đạn lửa khói và rừng cao su ngút ngàn che phủ. Cánh đồng lúa ven làng đang bắt đầu ươm hạt, mùi thơm sữa lúa theo gió thoang thoảng khắp nơi, mũi mòng từng đàn đáp đậu trên da thịt, tha hồ xơi tái lính. Trong cảnh buồn rầu thê thiết, ai cũng thẩn thờ quên đau vì muỗi chích, khi nghĩ tới đồng bào vô tôi đang nằm giữa dao thớt chiến tranh, trong lúc khắp nơi mọi nhà đang rộn rịp náo nức đón Xuân về. Thời gian qua thật chậm, chiến trường vẫn sôi sục bom đạn. Còi thúc quân vang dậy dồn dập nhưng lính vẫn không tiến nổi vì các khẩu súng cộng đồng của giặc từ các cao điểm trong Ấp bắn chận dữ dội, khiến cho lính TĐ lần hồi rụng tã tơi như mấy cánh mai vàng trước gió xuân tơi tả, khi tiệc tất niên chưa kịp hưởng, đã vội về với đất lạnh, đời lính như vậy sao mà không buồn ?
Không thể làm gì hơn, nên Bộ Chỉ Huy hành quân đã xin Khu chiến thuật nhờ Không Quân can thiệp. Màn đêm hững hờ buông rèm gói trọn vạn vật, chỉ còn nghe tiếng L19 và Khu trục cơ Skyraider vần vũ dội bom bắn phá mục tiêu. Xa xa về hường Sài Gòn, trời sáng hồng trong đêm tối, giờ này thiên hạ đang vui say chè chén nhảy nhót và hạnh phúc, chắc không ai ngờ tới, tại một thôn xóm hẻo lánh nghèo nàn, có không biết bao nhiêu người, dân cũng như lính, địch lẫn ta đang lặn lội trong bom đan, chỉ mong được phép lạ để sống còn. Suốt đêm trừ tịch, máy bay liên tục dội bom, Ấp Cây Bài đắm chìm trong biển lửa, bên ngoài tiểu đoàn nằm chờ trời sáng. ai cũng đói lạnh nên nhiều người mặc kệ lăn kềnh trên đất ngáy khò, bất kể cái chết kề cận.
Tờ mờ mồng một Tết quân vào Ấp trong nổi thê lương tận tuyệt, khắp nơi chỉ là cảnh chết từ người tới trâu bò heo chó. Giặc đã chém vè bằng các đường giao thông hào, bỏ lại nhiều tử thi lõa lồ bất động. Chiến tranh tàn nhẩn, oan nghiệt khiến suốt đời lính không quên được hình ảnh chết chóc của những người dân lành vô tội, giữa nhang đèn bánh mứt… chờ đón Xuân về.
– CHUYẾN TÀU BA MƯƠI TẾT.
Chiều hăm chín Tết năm 1977, trại cải tạo Huy Khiêm của tỉnh Thuận Hải rộn hẳn lên vì ngày mai cho tới mồng hai Tết, đoàn tù khổ sai của VNCH tạm nghĩ lao tác, được đổi khẩu phần Tết với đường, thịt heo, cơm trắng không độn và một bao thuốc có cán. Nhưng quan trọng nhất vẫn là cái danh sách phóng thích tù nhân vào mỗi dịp Tết về, sẽ được Cán bộ gọi trong buổi sinh hoạt hôm nay.
Ðúng 1 giờ trưa chiều ba mươi Tết năm đó, trại có mười người được nhận giấy phóng thích về nguyên quán trình diện. Quỹ trại không có tiền cho tù nhân mua giấy xe đò xe lửa, nên ai lo mạng nấy bằng cách lội bộ, từ Huy Khiêm tới Ga Suối Kiết xa chừng 20 cây số. Tám giờ tối cả bọn tới nhà ga thì đã lỡ chuyến tàu chợ nên đành phải chờ chuyến tàu suốt Bắc-Nam, Nam Bắc vào lúc 11 giờ khuya cuối năm. Trong bọn chỉ có tôi về Phan Thiết, còn lại đều ở rất xa tận Sài Gòn, Nha Trang… Chia ly rồi sắp chia ly nữa, anh em chỉ đành ngậm ngùi trao gởi, hưa hẹn. Trong khoảnh khắc năm cũ sắp tàn, mọi nhà cài then đóng cửa đón mừng năm mới, thì chúng tôi cũng đang chờ phút giây thay đổi của đất trời.
Ga Suối Kiết nằm cheo leo trong rừng lá, cạnh vách núi Ông cao ngất hùng vĩ, bao quanh vài chụp nếp nhà lá lụp xụp của các công nhân hỏa xa và dân làm gổ. Có lẽ hôm nay mọi người đã về quê ăn tết nên xóm nhỏ thật đìu hiu không có một chút sinh khí, chứng tỏ nàng xuân chưa ghé chốn này. Cũng may Suối Kiết là một ga lớn trên tuyến đường xe lửa Nam-Bắc nên tất cả các chuyến tàu chợ và suốt đều phải ngừng lại, dù khách có hay không.
Về đêm, núi rừng càng buốt cóng lạnh căm. Bộ quần áo trận năm nào dù đã được đắp thêm chục mãnh vá, vẫn không ngăn nổi cái sắt se xa xót, như từ một cõi mộ địa, theo cái lạnh xâm chiếm tâm hồn những bóng ma đang lạc lõng trong đêm Xuân, không biết rồi sẽ về đâu, để kiếm chút hơi ấm của tình quê. Trong cái hiu hắt của đêm buồn, cũng đủ để mọi người nhìn rõ hình ảnh của sự cô đơn nơi ga lẽ, từ những thanh sắt han rĩ tróc sơn trước quầy bán vé, cho tới hàng ghế gổ mọt đầy vết bẩn. Tất cả bỗng dưng được trùng phùng một cách ngẫu nhiên với những người tù không bản án, những Quân, Công, Cán, Cảnh của VNCH bại trận, vừa được phóng thích trong đêm tết quạnh quẽ, buồn rầu. Phải vui lên một chút để mừng năm mới, thay vì mượn rượu phá thành sầu, cả bọn lại chụm đầu vào nhau, rít chung vài bi thuốc lào ăn Tết, trong khi bên ngoài gió núi lồng lộng thổi, tạt sương muối vào mặt mũi da thịt, khiến cho cơn lạnh đói càng thêm hành hạ mọi người.
Hình như Giao Thừa sắp đến trong mông mênh cùng tận, như những năm nao, tôi lại âm thầm lâm râm cầu nguyện cho mẹ già, em gái, cho ngươi vợ trẻ, bạn bè, đồng đội, đồng bào… được may mắn an bình trong buổi hổn mang dâu bể. Hởi ơi giờ này không biết mẹ già em thơ, có còn như những ngày Xuân dấu ái trước năm 1975, Giao Thừa đi lễ chùa, xin xăm hái lộc, nhà có vui xuân đón tết hay gia đình cũng lại như tôi, tại sân ga nơi rừng núi thẳm tăm tối lạnh lẽo này, cô đơn, đói lạnh và nhục nhã trùng trùng.
Kỹ niệm xưa từng mảng lại trôi bềnh bồng trên mắt, lén lút đẩn dắt đưa tôi về thuở hoa niên, khi những cánh hoa phượng đỏ ối nối hàng, dọc theo con đường Nguyễn Hoàng dẫn vào lớp học, đã bắt đầu rụng rơi lã tã giữa các trang lưu bút, trên từng rèm mắt ô môi, cũng là lúc bọn học trò nghĩ hè làm gã giang hồ lãng tử, trên những chuyến tàu hỏa chui Phan Thiết-Sài Gòn rồi Sài Gòn-Phan Thiết, đi hoài vẫn không thấy chán.
Rồi những ngày dài chinh chiến, định mệnh lại đẩy đưa tôi về chốn cũ Long Khánh-Bình Tuy-Phan Thiết. Tuy tàu hỏa đã bị gián đọan nhưng suốt con đường sắt từ Mường Mán về Gia Ray, con đường mòn Võ Xu tới Suói Kiết, kể cả những suối rạch, bải đá ven sông La Ngà, đều là những lối lại qua quen thuộc, đã cùng tôi chắt chiu suốt đoan đường tuổi trẻ. Làm sao quên được những ngày dừng quân ở Văn Phong, Mường Mán ? ngày ngày ngồi ngâm nga tách cà phê đen ngon tuyệt nơi quán lẽ ven sông, ngó nhìn các chuyền tàu xuôi ngược. Giờ đây cảnh xưa vẫn nguyên vẹn, riêng tôi thì ôm một tầng trời sầu thảm không đáy, lạc lõng trên quê hương hận thù với kiếp sống nào hơn loài cỏ cây.
Cuối cùng rồi tàu cũng đến, chúng tôi chia tay trong nước mắt. Ai nấy hấp tấp lên tàu như kẻ trốn nợ trong đêm trừ tịch, giữa tiếng còi tàu lanh lãnh thét vang, phá tan cảnh tịch mịch của rừng núi âm u, nghe sao quá ảo nảo lạnh lùng.
Chuyến tàu suốt Sài Gòn-Phan Thiết đêm nay ế ẩm, nhiều toa hành khách vắng ngắt lạnh tanh, không như ngày thường chen chân không lọt. Có lẽ mai là mồng một tết nguyên đán, nên ai cũng muốn ở nhà để xum họp với gia đình. Ðất trời buồn mênh mông quá, thêm gió thổi vi vút từ hai bìa rừng thả hơi lạnh khắp nơi, nhưng tôi vẫn muốn ngồi ngoài hành lang để được nhìn lại quang cảnh cũ Trong các toa tàu, đèn đóm tối om, dăm ba hành khách nằm dài trên ghế như đã ngũ tụ lâu rồi. Mặc kệ, tàu vẫn chạy xiết trên đường sắt như con thú điên, với hai ánh đèn pha phá tan màn đêm tăm tối. Hởi ơi cuộc đời sao oan nghiệt quá, trong lúc nhà nhà đang đầm ấm chờ đón chúa Xuân, thì tôi trong một tối ba mươi tết, buồn rầu nơi toa xe lửa lạnh lẽo này, yên lặng nép mình trong cô quạnh để đón một mùa Xuân vàng úa nữa, sắp rơi xuống bờ vai của cuộc đời.
Trong giờ phút năm cũ sắp tàn, con tàu cũng hối hả lướt qua từng ga vắng Sông Dinh, Sông Phan,Suối Vận, Mường Mán rồi Phú Hội vừa đúng 12 giờ rưỡi sáng. Thế là năm mới đã qua và tôi cũng đã lở dịp nghiêng mình chào đón nàng xuân mới trên quê hương mình. Trên tàu ai nấy đều thức dậy, đang chuẩn bị xuống ga Phan Thiết. Tất cả đều xa lạ, hờ hững, buồn rầu, im lặng như bóng tối, không ai chúc nhau một lời ngắn ngủi dù là ngày Tết. Bổng đâu đấy nơi một thôn xóm nào đó, dọc theo con đường sắt vang lên mấy tràng pháo chuột, bóng sáng lập lòe như muốn đưổi theo con tàu, khiến cho hồn thêm buồn rầu thương tiếc. Nổi náo nức thầm kín vừa lóe lên, chợt tắt hẳn khi nghĩ đến thực tại não nùng.
Bài hát cũ của nhạc sĩ Nguyễn Văn Ðông mấy chục năm về trước, nay sao vẫn nhớ như niềm nhớ về những cái Tết xa xưa nơi chiến địa : “Chốn biên thuỳ này Xuân tới chi, tình lính chiến khác chi bao người“. Trong những đêm tiền đồn hay các cuộc dừng quân bất chợt, được vui ké Tết với bản làng người Kpho ở Di Linh, người Thái tại Tùng Nghĩa, người Chàm vùng Tánh Linh hay người Mường tại Long Khánh… qua những cái Tết vui nhộn từ đầu thôn tới cuối ấp, khiến người lính trẻ xa nhà chạnh lòng để rơi nước mắt, khi “nhớ về những ngày Xuân cũ”, nhớ màu hoa Cúc hoa Mai, tết đến nở tròn như mắt môi em một thời tuổi học, tay anh đang ghì trên báng súng mà cứ ngỡ đang nắm chặt tay em khi hai đứa sóng bước vui Xuân trên các đường phố Phan Thành…
Hỡi ôi, mấy chục năm về trước, tôi, người lính trẻ xa nhà vẫn đam mê chạy đuổi theo những giọt mưa Xuân giữa trời lửa loạn. Nay trong buổi Xuân về, người lính già nơi đất khách trong buổi hoàng hôn, vẫn cứ lội ngược thời gian để mong tìm dấu vết ngày thơ như còn giấu đâu đó nơi vòm trời đồng đội, và em, và những tết cuối cùng trong Quân ngũ, để ngẩn ngơ bàng hoàng xúc động như thể vừa bước chân lên con tàu về Quê hương của những Tết ấm yên hạnh phúc đầu đời.
Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Chạp 2016
Hồ Ðinh
KBC 4424, 3435, 4508.http://hoiquanphidung.com/showthread.php?23489
Advertisement
Nguồn:https://dongsongcu.wordpress.com/2017/01/31/xuan-chien-dia/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét