Thứ Sáu, 5 tháng 1, 2018

MẬU TUẤT 2018 TẢN MẠN VỀ CHÓ

Chia sẻ ảnh và bài viết của - Google +


MẬU TUẤT 2018 TẢN MẠN VỀ CHÓ
Chó thuộc loài động vật có thính giác và khứu giác rất nhạy bén và được con người thuần hóa cách đây khá lâu để trở thành một loại gia súc trung thành với người nuôi nó. Theo phân tích DNA, thời gian chó sói tiến hóa thành chó nhà từ hơn 13 vạn năm trước và đã gắn bó rất thân thiết với cuộc sống con người. Nhưng quan điểm chung lại cho rằng, chó trở thành bạn thân thiết của con người cách đây mới hơn 1 vạn năm. Cho đến nay chó cũng được "phân ngành" theo các lĩnh vực hoạt động của con người, như: chó săn, chó giữ nhà, chó chăn cừu ( đây là sản phẩm của người Anh ), chó làm xiếc, chó dẫn đường, chó kéo xe, chó nghiệp vụ, chó làm thí nghiệm, chó cảnh... Chó kéo xe là loài chó rất khoẻ, dẻo dai, có lông và da dày , có thể sống ở nhiệt độ -70 độ và được dùng cả trong những công việc mạo hiểm như thám hiểm Bắc Cực. Cho đến nay có khoảng hơn 300 loài chó. Người ta đã tính được rằng: chó 1 năm tuổi tương ứng với người 16 tuổi. Chó 2 tuổi tương ứng với người 24 tuổi, chó 3 năm tuổi - người 30, và sau đó cứ thêm một năm tuổi chó bằng 4 năm tuổi người.

Tiếng Việt gọi con chó theo gốc tiếng Hán là khuyển hay cẩu, theo giống hay màu là con vện, con mực…, hay tiếng nói lóng của dân nhậu là “nai đồng quê”. Nói tới chó, người ta hay tương phản với mèo. Tục ngữ có câu: “Anh em cột chèo như mèo với chó”. Tiếng Việt so sánh sự cãi vã, cấu xé nhau “như chó với mèo”. Tiếng Anhcũng có câu “đánh nhau như mèo với chó” (fight like cat and dog). Đông và Tây lại gặp nhau đây. Có khác gì đâu? Ngoại trừ trong tiếng Việt “bình dân”, ta có thể thêm vô thành “Có khác chó gì đâu?” Không biết từ bao giờ, tiếng đệm “chó” trở nên đồng nghĩa với “rốt ráo, hoàn toàn không”(?) “Khác chó gì” là hoàn toàn không khác; “có chó gì” là hoàn toàn không có, v.v…Sau 1975 khi cộng sản chiếm miền nam trong dân gian lại có loại chó vàng chó xanh, tiếng ám chỉ CA cộng sản.

Trung thành với chủ là đức tính điển hình của chó, anh chị cũng biết câu chuyện con Hachiko hiện nay tượng đá vẫn còn trước nhà ga Shibuya - Tokyo. Đội K-9 (Canine) của cảnh sát và cứu hỏa Mỹ giúp cứu người, tìm nạn nhân mất tích, giải quyết các vụ buôn lậu rất có hiệu quả. Nhiều con hy sinh khi thi hành nhiệm vụ tang sự được tổ chức theo nghi thức của những anh hùng có sự hiện diện của thị trưởng, cảnh sát trưởng, nhân viên cảnh sát, có súng chào và huy chương danh dự được giữ tại ty cảnh sát địa phương. 

Mũi chó rất thính, và con người đã học được cách sử dụng điều đó. Người ta dùng chó để săn bắn, tìm kiếm người lạc, phát hiện tội phạm hoặc ma túy bất hợp pháp. Một số người ở Âu Châu cũng đã biết dùng chó đã huấn luyện đặc biệt để đi tìm kiếm loại nấm củ  ( Trüffel) quí hiếm này. Và bây giờ, nhóm các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chó có thể “ngửi thấy” mùi ung thư phổi.

Tại Bệnh viện Barcelona (Hospital Clínic de Barcelona), một con chó đã phát hiện ra trong hơi thở của người mùi các chất đặc trưng cho tế bào khối u phổi với độ chính xác rất cao. Kết quả của công trình nghiên cứu về con chó lai giữa giống labrador và giống pit bull tên là Blat thực hiện được trình bày trong Tạp chí Châu Âu về Phẫu thuật Tim Mạch, do Đại học Oxford xuất bản.

"Con chó này được huấn luyện từ ba đến bốn tháng để có thể xác định được hơi thở của bệnh nhân ung thư. Sau đó người ta đưa cho nó ngửi các mẫu hơi thở của bệnh nhân bị ung thư và người khỏe mạnh. Hơn 700 lần  kiểm tra được thực hiện với tỷ lệ thành công 98% ", đồng tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Laureano Molins nói với Sputnik Mundo.

VĂN THƠ, CA DAO, THÀNH NGỮ.... VỀ CHÓ

số những con vật gần gũi với con người, không ai không nhắc đến con chó, khác với loài vật khác, hình ảnh chú chó xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ, tục ngữ Việt Nam. Trong kho tàng tục ngữ, thành ngữ Việt Nam, có ít nhất 70 câu xuất hiện hình ảnh con chó.

Chó ngáp phải ruồi: Chỉ sự may mắn ngẫu nhiên, chứ không phải do tài mà có đã được
Chó chui gầm chạn: Chỉ về hoàn cảnh ở rể
Chó cắn áo rách: Chỉ nghèo khó, cùng cực bị kẻ xấu làm hại, bóc lột thêm - kẻ bất lương làm hại người khốn khó
Lên voi xuống chó
Chó ăn đá, gà ăn sỏi: Chỉ nơi đất đai cằn cỗi, hoang vu
Lạc nhà nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu
Đánh chó phải ngó mặt chủ
Chó nào chủ nấy
Chó ỷ thế nhà, gà ỷ thế vườn: Muốn nói ai đó ỷ vào thế có lợi của mình mà hung hăng bắt nạt người
Treo đầu dê, bán thịt chó
Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà thì sang
Chó húp cháo nóng
Giỡn chó chó liếm mặt: Chỉ sự khình nhờn do quen biết
Chó treo, mèo đậy: Nhắc đến việc có của phải biết cách giữ gìn
Như chó với mèo: Chỉ sự xung khắc
Chó chạy cùng sào
Chó quen nhà, gà quen chuồng
Chó khôn chớ cắn càn câu đối với câu: Lợn cấn ăn cám tốn
Chó dữ mất bạn hiền
Chó càn cắn dậu: khi nói đến kẻ hung hăng, gây gổ bừa bãi
Chó cùng dứt đau
Chó dại có mùa, người dại quanh năm
Chó tháng 3, gà tháng 7
Ráng mở gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa
Chó già giữ xương
Chó liền da, gà liền xương
Chó giữ nhà, mèo bắt chuột hay Chó giữ nhà, gà gáy trống canh: Chỉ sự phân công công việc
Chó cứ sủa, đoàn người cứ đi
Lợn rọ, chó thui
Giả cầy người ăn như chó
Trâu không có bắt chó kéo cày
Chó khôn tha cứt ra bãi/chó dại tha cứt về nhà
Chó ba năm mới nằm, gà ba lần vỗ cánh mới gáy
Chó giống cha, gà giống mẹ: Một nhận xét về quy luật di truyền ở súc vật
Mèo đàng, chó điếm: Chỉ người bất lương, lang thang vô dụng
Không có chó bắt mèo ăn cứt
Chó có chê cứt thì người mới chê tiền
Chó chê cứt nát: Chê những kẻ tỏ ra khó tính hay đòi hỏi.
Nói dai như chó nhai giẻ rách
Hàm chó vó ngựa
Chó chê mèo lắm lông: Phê phán kẻ khác không nhìn thấy lỗi mình mà chỉ nhìn thấy lỗi của người khác.
Con không chê cha mẹ khó/Chó không chê chủ nghèo
Khuyển mã chí tình: Tức là chó và ngựa là hai con gắn bó với người nhất
Ra sức khuyển mã
Sống trên đời ăn miếng dồi chó/Chết xuống âm phủ biết có hay không
Cẩu thả
Chó sủa là chó không cắn
Chó khôn chẳng sủa chỗ không
Lắt nhắt như chó đái
Chó chạy đường cùng
Chó đá vẫy đuôi: chỉ về chuyện không có thực
Đen như chó mực
Chó nhà nào sủa nhà ấy
Mang chết chó cũng lè lưỡi: làm hại được người khác thì mình cũng thiệt thòi
Chỉ chó mắng mèo: Ngầm ý nhắc nhở
Chó già, gà non
Tuồng chó lợn hay phường chó lợn: Chỉ những hạng người đáng khinh

Con người yêu chó vì lòng trung, lại càng chuộng chó vì sự hữu dụng:

Đêm năm canh con mắt như chong
 Đứa đạo tặc nép oai khủng-động.
 Ngày sáu khắc, lỗ tai bằng trống,
 Đứa gian tham thấy bóng cũng kinh.
 Lại đến ngày kỵ-lạp tiên-sinh,
 Cũng ra sức săn chồn, đuổi sóc.
 Bao-quản chui gai, lước góc,
 Chi nài múa mỏ, lòn hang.
(Lục Súc Tranh Công) 

Nhắc tới chó (và các con vật quen thuộc) trong các bài đồng dao, vừa có tính cách giáo dục về sinh hoạt của các loài vật vừa để vui giải trí:

 Con mèo con mẻo con meo
 Muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà
 Con chó nhắn nhủ con gà
 Đừng vào bươi bếp đừng ra phá vườn

Những năm trước 1975, học sinh học sinh ngử Pháp văn tại các trường  trường trung họ ở miền nam  Việt Nam cũng đều biết đến hai câu thơ đồng dao lục bát:

 Le coq là nghĩa con gà
 Le chien con chó, le chat con mèo 

Một chú chó khôn ngoan không sủa cắn càn nên khi có tiếng chó sủa chủ nhà biết phải đề phòng có người lạ đến nhà hay vào đêm khuya đề phòng trộm viếng nhà.

Chó đâu chó sủa lỗ không
Chẳng thằng ăn trộm, cũng ông ăn mày 

Người phương Tây căn cứ vào tính nết để đặt tên cho chó, ví dụ như con Victor, con Lucky, con Ringo, con Dream, con Héro... Để thể hiện sự ái mộ, một số người còn lấy tên những ngôi sao sáng trong các ngành nghệ thuật, thể thao và để đặt tên cho con chó quý của mình như con Péle, con Madonna, con Beethoven, con Marlon, con Michiko chẳng hạn. Người Việt ta đặt tên chó theo sắc lông: con Vàng, con Mực, con Đốm, con Mốc, con Vện...

CHÓ PHÚ QUỐC

Tại Việt Nam,  có một giống chó được xếp vào một trong những loài hiếm nhất thế giới rất thông minh. Đó chính là chó Phú Quốc! Tháng 10/2015, Catherine Lane, một người phụ nữ 42 tuổi quốc tịch Anh Quốc bỗng chốc trở thành người nổi tiếng. Đó là vì, cô là người châu Âu đầu tiên sở hữu và nhân giống thành công những chú chó hiếm nhất thế giới - chính là chó Phú Quốc của Việt Nam.
Cụ thể, Lane đã lặn lội từ Anh Quốc sang Việt Nam, chọn cho được 2 chú chó Phú Quốc đen mang về nước. Sau một thời gian chăm bẵm, cặp chó đã cho ra đời 4 chó con - 3 cái, 1 đực, và chúng được đặt mua với mức giá lên tới... 10.000 bảng Anh/con (khoảng hơn 300 triệu VNĐ theo tỷ giá lúc bấy giờ).

Đặc biệt của chó Phú Quốc: chúng sở hữu một chùm lông xoáy mọc ngược dọc theo sống lưng. Đây là đặc điểm chỉ duy nhất 3 loài chó trên thế giới có được, đó là chó xoáy Thái Lan, chó săn sư tử Nam Phi (Rhodesian Ridgeback), và chó Phú Quốc của Việt Nam chúng ta. 

Và cuối cùng, chó Phú Quốc nổi tiếng thông minh, dễ dạy và trung thành với chủ nhân. Điều này khiến cho loài chó đã hiếm lại càng quý, và giá trị được đẩy cao cũng là điều d hiểu. Dân gian Việt Nam có câu "nhất Vện, nhì Vàng, tam Đen, tứ Đốm" dành riêng cho chó Phú Quốc. Theo đó, 3 bộ lông đắt giá nhất lần lượt sẽ là vện cọp, vàng lửa, và mực tuyền. Phú Quốc vện cọp phải có vằn đều, rõ nét gần như lông hổ. Chó vàng lửa phải có màu đỏ sậm ánh đỏ, còn mực thì phải đen tuyền, không lẫn bất kỳ sợi lông khác màu nào.

 CHÓ DÙNG TRONG CHIẾN TRANH:

Ngày xưa người La Mã cổ đại đã biết dùng chó tham gia chiến đấu, chó cắn vào chân ngựa địch thủ, ngựa bị đau bỏ chạy. Vào thế kỷ 15, người Tây Ban Nha còn trang bị cho chiến binh chó những chiếc áo giáp bông. Quân đội Hoa Kỳ và VNCH đều có huấn luyện chó để sử dụng trong chiến tranh, có những đội quân khuyển lớn, mang tên từng đơn vị phục vụ trong chiến tranh,, những đàn quân khuyển này đã tìm thấy rất nhiều hầm bí mật, cũng như hệ thống địa đạo ở Củ Chi của cs Bắc Việt. Đoàn quân khuyển này cũng tìm thấy được các VC  dùng ống thông hơi được ngụy trang khéo léo dưới nước, dưới gốc cây, ổ mối đất...để lẩn trốn sự truy lùng của quân đội VNCH.

CHÓ HÈN VỚI GIẶC ÁC VỚI DÂN

CHÓ VÀNG… CHÓ ĐIÊN… CHÓ GHẺ !!!Muốn vào làm chó côn an
Đút năm trăm triệu , hiên ngang ( cướp ngày )
Không cần có đức , có tài
( Vốn ) năm trăm triệu , cướp ngày cướp đêm
Cướp rồi , cướp nữa , cướp thêm
Vốn lời lấy lại , “xây thêm nhà lầu”
Cướp đánh bị cướp bể đầu
Mua quan , làm chó , đè đầu dân đen
Cướp nhiều ( đảng sẽ ngợi khen )
Tại dân vô cảm , ăn quen cướp hoài
Cả bọn ngu xuẩn bất tài
Ngu dân sẽ bị cướp hoài ( vĩ nhiên )
Muốn vào nhập bọn chó điên
Giá năm trăm triệu , đương nhiên được vào
Cướp lại tài sản đồng bào
Lấy lại vốn liếng , làm giàu rất nhanh
Chó vàng cùng với chó ( sanh )
Cùng loài súc vật , súc sanh “cắn người”
Mai trời trả báo gắp mười
( Con không lỗ đít , ngồi cười sáng đêm )
Việt cộng không có con tim
Lừa dân , bán nước kiếm thêm chút tiền
Nhân quả báo ứng tới liền
Tham lam ngu muội chết liền con ơi !!!…
(ST)
 https://youtu.be/rkpiw64WxJk
Loài chó vàng chó xanh, chó đốm..là loại chó giống Bắc Kinh, được các đỉnh cao Ba Đình nuôi là thú cưng của đảng csVN, dùng để giử các phủ Thái  Thú và lăng Ba Đình, có đặc tính rất trung thành với đảng và thiên triều. Đây là loại chó rất hèn với giặc ác với dân, là chó được đảng huấn luyện đặc biệt để đi ăn cướp của dân, cắn dân, hà hiếp dân lành, người yêu nước trên khắp 3 miền đất nước. Đây là chó phản dân hại nước được ghi nhận trong sử cận đại. Nhân dân VN rất khinh bỉ đàn chó này.

GIAI THOẠI ÔNG ÍCH KHIÊM CHỬI CHÓ:

Giai thoại Ông Ích Khiêm về chó, sau khi vua Tự Đức (1829- 1883) băng hà, triều đình rối loạn vua kế vị còn nhỏ, các quan đại thần vì quyền lợi riêng không lo việc nước. Ông bực mình bèn làm tiệc mời các quan tới dự. Bàn trên cỗ dưới các món ăn đều bằng thịt chó . Lúc vào tiệc, nhiều quan không quen ăn thịt chó, hỏi có món nào khác không ? ông trả lời
- Bẩm, hôm nay trên dưới toàn là chó cả
Tiệc xong, các quan gọi nước mãi không thấy người nhà mang nước cho khách, vì ông dặn trước đừng đưa nước, các quan khát nước, khô cổ vì rượu. Một lúc lâu, người nhà đến bàn tiệc, ông quát tháo
- Lũ chúng bay đứa lớn, đứa nhỏ ăn hại cơm trời, chẳng biết việc nước là chi cả ?
Các quan tham dự buổi tiệc biết bị chưởi khéo, ra về trong lòng mỗi người một suy tư, thương, ghét theo thế thái nhân tình, nhưng Ông Ích Khiêm cũng đã lấy thịt chó để răn đời . Xem tiểu sử Ông Ích Khiêm:
http://vnthuquan.net/mobil/truyen.aspx?tid=2qtqv3m3237n2nqn1nnn31n343tq83a3q3m3237nvn&AspxAutoDetectCookieSupport=1
GIAI THOẠI BẦY CHÓ CỦA NGUYỄN XÍ
Việc dùng chó làm vũ khí trong chiến tranh chống giặc Bắc phương lại là câu chuyện độc nhất vô nhị của danh tướng nhà Lê – Nguyễn Xí.
Việc dùng chó làm vũ khí trong chiến tranh chống giặc Bắc phương lại là câu chuyện độc nhất vô nhị của danh tướng nhà Lê – Nguyễn Xí.
Tướng Nguyễn Xí sinh năm 1396 tại Nghi Lộc, Nghệ An nhưng là người gốc Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Tương truyền, ông dù sinh ra trong gia đình nghèo khó nhưng là người có tư chất thông minh nhanh nhẹn nên ngay từ khi mới 9 tuổi đã cùng anh trai Nguyễn Biện vào phục vụ nhà Lê Lợi. Sau khi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Xí được phong làm Long Hổ tướng quân, tước Huyện hầu, là bậc khai quốc công thần của triều Hậu Lê và được ban quốc tính (họ vua). Ông làm quan trải qua 4 đời vua, nắm giữ những chức vụ quan trọng của triều đình. Năm Ất Dậu (1465), ông bạo bệnh rồi mất, thọ 68 tuổi, triều đình truy phong là thái sư.
https://youtu.be/HBTu12E2aGM

Khi Nguyễn Xí tham gia cùng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, một trong những vị trí đầu tiên ông được giao trông coi chính là chăm sóc bầy chó săn. Dưới sự huấn luyện và chăm sóc của ông, bầy chó săn trở thành đội quân đặc biệt, từ đi đứng ăn ngủ cho tới tác chiến đều nhịp nhàng theo sự ban lệnh từ ông hay người trực tiếp chăm sóc và huấn luyện..
Có những lúc nghĩa quân bị vây hãm, hết lương thực, đàn chó đi săn thú, bắt chim về làm thức ăn. Khi xung trận, Nguyễn Xí điều khiển bầy chó lăn xả vào trận làm quân giặc hoảng sợ. Tên tướng nhà Minh là Mã Kỳ, mỗi khi nghe đến đội quân khuyển của ông lại kinh hãi.
Có lần, Nguyễn Xí cho buộc vào cổ đàn chó những chiếc đạc (chuông) ngựa, khi chó chạy sẽ phát ra tiếng kêu như kỵ mã. Ban đêm, ông dẫn quân đến vây trại giặc Minh rồi cho đánh trống reo hò ầm ĩ, xua chó chạy quanh trại. Quân Minh nghe tiếng đạc ngựa, lại thấy tiếng trống thúc, quân reo rất hốt hoảng tưởng bị tấn công, nhưng không rõ binh lực thế nào nên không dám ra đánh. Chúng đành dùng cung nỏ bắn ra như mưa. Cứ làm như vậy đến gần sáng, nghĩa quân thu nhặt được hàng vạn mũi tên.
Nghĩa quân Lam Sơn và nhân dân hết lời ca ngợi Nguyễn Xí, xem việc lập kế lấy tên giặc không kém gì mưu của Khổng Minh dùng thuyền rơm “mượn tên” của Gia Cát Lượng trong trận Xích Bích thời Tam Quốc. Trong 10 năm kháng chiến gian khổ, Nguyễn Xí cùng đàn chó của mình tham gia nhiều trận đánh quan trọng như cuộc vây hãm thành Đông Quan, hạ thành Xương Giang, hay như chiến dịch tiêu diệt và bắt sống gần 10 vạn quân Minh sang tăng viện năm Đinh Mùi (1427).
Lê Kim Anh  4.1.2018
Gepostet vor von

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét