Bí Mật Về "Hải Chiến Hoàng Sa 1974" và Những Điều Chưa Biết.
Không Quân VNCH ngày ấy đủ sức đánh bật Hải quân TC và lấy lại Hoàng Sa. Vì sao không thực hiện?
Khi rút quân khỏi VN thì Mỹ đã mặc nhiên không can thiệp còn ngăn cản, đe dọa TT Thiệu không được đánh trả Trung Quốc để lấy lại Hoàng Sa.
Trận hải chiến giữa quân đội VNCH và Trung Cộng từ 30 đến 45 phút kết thúc vào trưa 19/01/1974 với thiệt hại về người và phương tiện của cả hai bên. Tuy nhiên lực lượng hải quân của Trung Cộng đông hơn nên cuối cùng Hoàng Sa rơi vào tay họ.
Sau trận hải chiến, tàu HQ10 không điều khiển được, bị bỏ lại và sau đó bị Trung Cộng đánh chìm; 3 chiến hạm (HQ4, HQ5, HQ16) bị hư hại; 74 binh sĩ hy sinh, 28 người bị thương và 48 người bị bắt làm tù binh khi Trung Cộng tăng quân đổ bộ lên chiếm các đảo vào ngày 20/1/1974.
Về phía Trung Cộng, 2 chiến hạm (274 và 396) bị chìm hoặc dạt vào bãi san hô; 2 chiến hạm (271 và 389) bị thiệt hại nặng; không rõ số nhân viên bị thương và chết.
Khi hai bên chạm súng, cùng thời điểm đó bộ tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa nhận được thông báo của văn phòng tùy viên quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Hạm Đội 7 ghi nhận một số phóng lôi hạm và chiến đấu cơ MiG từ đảo Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Bộ tư lệnh hải quân VNCH đã yêu cầu Hạm Đội 7 của Mỹ trợ giúp, nhưng phía Mỹ đã khước từ với lý do với họ chiến tranh đã chấm dứt sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực!
Nhận được tin báo tăng viện của Trung Cộng sắp đến, với tình trạng HQ10 không thể sử dụng, HQ16 nước vào hầm máy, tàu bị nghiêng, HQ4 và HQ5 trúng nhiều đạn chỉ còn hỏa lực rất hạn chế, Chỉ huy trưởng Hải đội đặc nhiệm ra lệnh cho HQ5 rút lui về hướng Đông Nam. Đến 11 giờ 10 ngày 19/01/1974, toàn bộ quần đảo Hòang Sa rơi vào tay Trung Cộng.
Trong khi đó, ở trên bờ, 12 giờ ngày 19/01/1974 Sư đoàn 1 không quân VNCH nhận được lệnh chuẩn bị cuộc hành quân đánh bom các chiến hạm Trung Cộng tại Hoàng Sa nhằm tái chiếm và lập lại chủ quyền của mình trên quần đảo này.
Sáng 20/01/1974, Kế hoạch không tập các chiến hạm Trung Cộng tại Hoàng Sa hoàn tất và lực lượng tham chiến thuộc Phi đoàn 538 sẵn sàng chờ lệnh.
Một kế hoạch phản công bằng lực lượng của 4 phi đòan Không quân VNCH với chiến đấu cơ F-5 đã được chuẩn bị công phu với “khả năng chiến thắng là 100%”, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không được hành động.
Máy bay phản lực F-5 là tiêm kích siêu âm hạng nhẹ do hãng Northrop của Mỹ phát triển từ cuối những năm 1950 chủ yếu được Mỹ dùng để xuất khẩu hoặc viện trợ cho các nước đồng minh, trong đó có VNCH.
F-5 có 3 biến thể là tiêm kích F-5A/E và trinh sát RF-5. Trong đó, F-5A được coi là thế hệ đầu của dòng tiêm kích này, nó có nhược điểm thiếu radar điều khiển hỏa lực. Còn F-5E là thế hệ hai hiện đại hơn, có kích thước lớn hơn, hệ thống điện tử hàng không tinh vi, trang bị thêm radar điều khiển hỏa lực AN/APQ-153.
F-5A/E mang 3,2 tấn vũ khí trên 7 giá (2 ở đầu mút cánh, 4 dưới cánh và 1 dưới thân) treo được: tên lửa đối không AIM-9, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, rocket 70/127mm, bom không điều khiển.
Không lực VNCH được xây dựng và trang bị khá hiện đại, là một trong những lực lượng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
Theo tài liệu Bộ tư lệnh Không quân VNCH, ở thời điểm cao nhất, lực lượng này được trang bị 1.193 máy bay các loại (trong đó có 188 máy bay cường kích A-37, 126 tiêm kích F-5, 594 trực thăng UH-1 và 32 máy bay vận tải C-130).
Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19/01/1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F-5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Tổng thống Thiệu lúc đó rất tức giận trước hành vi gây hấn của Trung Cộng và muốn làm “một điều gì đó” để lấy “tiếng vang” và lịch sử ghi nhận ! Có tất cả 150 phi công thuộc sáu phi đoàn F-5 của không lực VNCH khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.
Hàng ngày, máy bay RF-5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các tọa độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Các cụm tàu của Trung Cộng được khoanh vùng thành 4 khu vực với số tàu chiến do không ảnh chụp được là 43 chiếc. Mỗi cụm tàu của Trung Cộng được giao cho mỗi phi đoàn với mục tiêu “nhấn chìm tất cả chúng nó xuống biển”. Một phi đoàn thứ năm bay yểm trợ bảo vệ trên không. Một phi đoàn dự bị nữa ứng chiến ở Đà Nẵng hầu bay lên ngăn cản nếu Trung Cộng cho máy bay MiG tham chiến vì kế hoạch sau khi không tập các tàu của Trung Cộng thì các máy bay F-5 sẽ về hạ cánh tại sân bay Phù Cát – Bình Định.
Về ưu thế không VNCH lúc đó có thể nói là hơn không quân Trung Cộng vì máy bay F-5 từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa tham chiến đều có bình xăng phụ, có thể chiến đấu trong vòng nửa tiếng đồng hồ vẫn có thể bay về hạ cánh tại Đà Nẵng. Còn phi cơ MiG-21 hoặc phiên bản sao chép J-7 của họ chỉ là loại tiêm kích đánh chặn nên máy bay chỉ đủ nhiên liệu bay lên tấn công chớp nhoáng rồi rút, nếu bay từ Hải Nam ra tới Hoàng Sa thì chỉ vừa đủ nhiên liệu xong rồi vứt máy bay để nhảy dù ra ngoài chứ đừng nói đến chuyện đánh đấm! Hơn nữa về trình độ phi công thì phi công VNCH hơn hẳn phi công Trung Cộng khi bay và tác chiến trên biển do phi công VNCH được đào tạo cơ bản và thường xuyên tu nghiệp tại Hoa Kỳ nơi đào tạo những phi công cho các hàng không mẫu hạm của họ rất tốt. Hơn nữa trong cuộc nội chiến Bắc Nam kéo dài hai mươi năm qua, tâm lý chiến đấu của người lính miền Nam thiên về tự vệ nhiều hơn nhưng nay lại đối đầu với Trung Cộng thì truyền thống lịch sử ngàn năm Bắc thuộc như “hồn nước” thôi thúc… Tất cả các sĩ quan từ cấp cao nhất là đại tá, trung tá …cho đến hàng cấp úy đều hăng hái, háo hức sẵn sàng tất cả được chết cho Hoàng Sa.
Tất cả người lính VNCH đều tâm niệm “Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy”
Chiến đấu cơ F-5 và F-5E của không quân VNCH tham chiến Hoàng Sa đều có mang bình xăng phụ, vừa mang bom, tên lửa, vừa có súng, hai bên 2 đại bác 20 mm, mỗi bên cánh 2 quả bom và chùm 3 quả ở giữa, hai bên đầu cánh là 2 tên lửa không đối không Sidewinder để chiến đấu với MiG-21 của Liên Xô viện trợ hoặc J-7 một bản sao MiG-21 của Trung Cộng. Hỏa lực của F-5 như thế là quá mạnh. Nếu ngày đó F-5 xuất kích thì 100% tàu chiến Trung Quốc sẽ bị đánh chìm xuống Biển Đông
Kế hoạch không kích tàu chiến của Trung Cộng là tuyệt mật, chỉ có những người tham gia mới biết và nếu tiêu diệt được các tàu của họ đang ở đó thì coi như việc chiếm lại Hòang Sa là khả thi. Chỉ huy cấp cao trong quân đội, nếu không có nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới việc triển khai chiến dịch, đều không biết được.
Một kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với “khả năng chiến thắng là 100%” và tái chiếm Hoàng Sa nằm trong tầm tay, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo Tổng thống Thiệu không được hành động. Lúc bấy giờ, Mỹ đã làm lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.
Còn nhớ năm 1972, sau chuyến ngoại giao con thoi của Kissinger giữa Washington và Bắc Kinh và sau đó là cú “bắt tay lịch sử” giữa Nixon và Mao Trạch Đông, mối quan hệ đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng đã giảm bớt và đã có những cuộc “đi đêm” về chiến tranh Việt Nam.
Sau đó không lâu, năm 1973 hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam được ký kết mà trong đó Mỹ tuyên bố, với họ chiến tranh đã chấm hết, việc còn lại là của người Việt Nam! Người Mỹ đã rút lui khỏi cuộc chiến tranh mà họ đã gây dựng nên với hai bàn tay rất sạch sẽ… Một sự “tháo chạy” đúng bài bản và thực dụng….Tất nhiên bây giờ với nhiều tài liệu đã được giải mật thì các phe phái tham chiến đều là những con cờ trên bàn cờ chính trị thế giới trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh giữa các phe phái siêu cường lúc đó mặc cả, thỏa thuận với nhau… Thân phận nhược tiểu cũng chỉ là con tốt rối trong bàn cờ này và việc họ thí tốt là chuyện không thể nào tránh khỏi!
Sự kiện Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa sau này được nhiều nhà phân tích và bình luận rằng đó chỉ là một “phép thử” sự hứa hẹn “vô can” của người Mỹ sau khi Hiệp định Paris được ký kết và có hiệu lực. Mà quả thực, người Mỹ đã “chứng minh” cho thế giới họ tuân thủ luật pháp quốc tế, sự vô can với các phe trong chiến tranh Việt Nam sau khi họ tuyên bố “nghỉ chơi” thật! Hạm đội 7 của Mỹ trên Biển Đông đã làm ngơ không cứu các chiến hạm và binh sĩ của “đồng minh” VNCH bị bắn chìm và bị thương trên đảo.
Chắp nối các sự kiện lại, ai cũng dễ dàng thấy trước thời điểm Hiệp định Paris, Trung Cộng không dám đụng đến vì trên đảo có quân lính VNCH trấn giữ và Hoa Kỳ vẫn còn sát cánh với quân đội VNCH.
Chính vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác. Phép thử Hoàng Sa đối với Trung Cộng đã thành công tiếp theo sau đó là một chuỗi các hoạt động quân sự cấp tập của miền Bắc Việt Nam và kết thúc vào tháng 4/1975…
Về phía VNCH, đã phản ứng việc Trung Cộng ngang nhiên xâm lược và cướp quần đảo Hoàng Sa bằng nhiều hình thức. Dân chúng miền Nam Việt Nam đã liên tục tổ chức biểu tình phản đối hành vi xâm lược trắng trợn của Trung Cộng, Chính phủ và Bộ Ngoại Giao VNCH trưng ra nhiều bằng chứng về chủ quyền đối với Hoàng Sa và gửi công hàm lên LHQ phản đối hành vi này…
Bây giờ thì những ai đã sống qua giai đoạn của chiến tranh Việt Nam mới chiêm nghiệm lại rằng đó là cuộc “Chiến tranh Lạnh” của những siêu cường, nhưng lại dùng quê hương chúng ta làm “Chiến trường Nóng”, là nơi để chạy đua vũ trang, thử nghiệm hết những loại vũ khí này đến vũ khí khác của các tập đoàn công nghiệp quân sự.
Một ngày nào đó khi mục tiêu của họ đã đạt thì họ êm thắm rút lui, mặc cho những hậu quả do họ gây ra có là gì đi nữa, họ cũng xem như chuyện đã rồi….
Nếu ngày đó Mỹ đã không “bật đèn xanh” cho Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa và chiến dịch sử dụng không quân VNCH diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu chúng ta đâu chỉ còn nhớ đến Hoàng Sa như là một hoài niệm đau buồn và ngày 19/01/1974 chỉ được tưởng nhớ một cách hời hợt như hiện nay …
Hoàng Sa, và sau này một phần lãnh thổ khác của cha ông để lại đã bị Trung Cộng chiếm đoạt chẳng có cơ may nào “đòi lại” được may ra nhờ một “phép lạ” nào đó…
Châu kia đã mất đi rồi …
Ngày về Hợp Phố xa xôi khôn cùng …
Hoài Nguyễn
( Bài viết có tham khảo một số nguồn tư liệu khác)
Không Quân VNCH ngày ấy đủ sức đánh bật Hải quân TC và lấy lại Hoàng Sa. Vì sao không thực hiện?
Khi rút quân khỏi VN thì Mỹ đã mặc nhiên không can thiệp còn ngăn cản, đe dọa TT Thiệu không được đánh trả Trung Quốc để lấy lại Hoàng Sa.
Trận hải chiến giữa quân đội VNCH và Trung Cộng từ 30 đến 45 phút kết thúc vào trưa 19/01/1974 với thiệt hại về người và phương tiện của cả hai bên. Tuy nhiên lực lượng hải quân của Trung Cộng đông hơn nên cuối cùng Hoàng Sa rơi vào tay họ.
Sau trận hải chiến, tàu HQ10 không điều khiển được, bị bỏ lại và sau đó bị Trung Cộng đánh chìm; 3 chiến hạm (HQ4, HQ5, HQ16) bị hư hại; 74 binh sĩ hy sinh, 28 người bị thương và 48 người bị bắt làm tù binh khi Trung Cộng tăng quân đổ bộ lên chiếm các đảo vào ngày 20/1/1974.
Về phía Trung Cộng, 2 chiến hạm (274 và 396) bị chìm hoặc dạt vào bãi san hô; 2 chiến hạm (271 và 389) bị thiệt hại nặng; không rõ số nhân viên bị thương và chết.
Khi hai bên chạm súng, cùng thời điểm đó bộ tư lệnh hải quân Việt Nam Cộng Hòa nhận được thông báo của văn phòng tùy viên quân sự Hoa Kỳ (DAO) tại Sài Gòn, cho biết radar Hạm Đội 7 ghi nhận một số phóng lôi hạm và chiến đấu cơ MiG từ đảo Hải Nam đang tiến về phía Hoàng Sa. Bộ tư lệnh hải quân VNCH đã yêu cầu Hạm Đội 7 của Mỹ trợ giúp, nhưng phía Mỹ đã khước từ với lý do với họ chiến tranh đã chấm dứt sau khi Hiệp định Paris có hiệu lực!
Nhận được tin báo tăng viện của Trung Cộng sắp đến, với tình trạng HQ10 không thể sử dụng, HQ16 nước vào hầm máy, tàu bị nghiêng, HQ4 và HQ5 trúng nhiều đạn chỉ còn hỏa lực rất hạn chế, Chỉ huy trưởng Hải đội đặc nhiệm ra lệnh cho HQ5 rút lui về hướng Đông Nam. Đến 11 giờ 10 ngày 19/01/1974, toàn bộ quần đảo Hòang Sa rơi vào tay Trung Cộng.
Trong khi đó, ở trên bờ, 12 giờ ngày 19/01/1974 Sư đoàn 1 không quân VNCH nhận được lệnh chuẩn bị cuộc hành quân đánh bom các chiến hạm Trung Cộng tại Hoàng Sa nhằm tái chiếm và lập lại chủ quyền của mình trên quần đảo này.
Sáng 20/01/1974, Kế hoạch không tập các chiến hạm Trung Cộng tại Hoàng Sa hoàn tất và lực lượng tham chiến thuộc Phi đoàn 538 sẵn sàng chờ lệnh.
Một kế hoạch phản công bằng lực lượng của 4 phi đòan Không quân VNCH với chiến đấu cơ F-5 đã được chuẩn bị công phu với “khả năng chiến thắng là 100%”, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu không được hành động.
Máy bay phản lực F-5 là tiêm kích siêu âm hạng nhẹ do hãng Northrop của Mỹ phát triển từ cuối những năm 1950 chủ yếu được Mỹ dùng để xuất khẩu hoặc viện trợ cho các nước đồng minh, trong đó có VNCH.
F-5 có 3 biến thể là tiêm kích F-5A/E và trinh sát RF-5. Trong đó, F-5A được coi là thế hệ đầu của dòng tiêm kích này, nó có nhược điểm thiếu radar điều khiển hỏa lực. Còn F-5E là thế hệ hai hiện đại hơn, có kích thước lớn hơn, hệ thống điện tử hàng không tinh vi, trang bị thêm radar điều khiển hỏa lực AN/APQ-153.
F-5A/E mang 3,2 tấn vũ khí trên 7 giá (2 ở đầu mút cánh, 4 dưới cánh và 1 dưới thân) treo được: tên lửa đối không AIM-9, tên lửa không đối đất AGM-65 Maverick, rocket 70/127mm, bom không điều khiển.
Không lực VNCH được xây dựng và trang bị khá hiện đại, là một trong những lực lượng mạnh ở khu vực Đông Nam Á.
Theo tài liệu Bộ tư lệnh Không quân VNCH, ở thời điểm cao nhất, lực lượng này được trang bị 1.193 máy bay các loại (trong đó có 188 máy bay cường kích A-37, 126 tiêm kích F-5, 594 trực thăng UH-1 và 32 máy bay vận tải C-130).
Lúc này hải quân của Việt Nam Cộng hoà không thể đổ bộ chiếm lại đảo được. Ngày 19/01/1974, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu điều năm phi đoàn F-5, bốn ở sân bay Biên Hoà, một ở sân bay Đà Nẵng, mỗi phi đoàn có 24 máy bay và 120 phi công ra Đà Nẵng chuẩn bị đánh lấy lại Hoàng Sa. Tổng thống Thiệu lúc đó rất tức giận trước hành vi gây hấn của Trung Cộng và muốn làm “một điều gì đó” để lấy “tiếng vang” và lịch sử ghi nhận ! Có tất cả 150 phi công thuộc sáu phi đoàn F-5 của không lực VNCH khi đó đều ký tên chung vào một lá đơn tình nguyện “Xin được chết vì Hoàng Sa”.
Hàng ngày, máy bay RF-5 có nhiệm vụ bay và chụp ảnh các tọa độ từ nhỏ nhất ở Hoàng Sa, xem có thay đổi gì, tàu chiến Trung Quốc di chuyển ra sao, bố trí các cụm phòng thủ thế nào… đưa về chiếu ra cho tất cả phi công theo dõi. Các cụm tàu của Trung Cộng được khoanh vùng thành 4 khu vực với số tàu chiến do không ảnh chụp được là 43 chiếc. Mỗi cụm tàu của Trung Cộng được giao cho mỗi phi đoàn với mục tiêu “nhấn chìm tất cả chúng nó xuống biển”. Một phi đoàn thứ năm bay yểm trợ bảo vệ trên không. Một phi đoàn dự bị nữa ứng chiến ở Đà Nẵng hầu bay lên ngăn cản nếu Trung Cộng cho máy bay MiG tham chiến vì kế hoạch sau khi không tập các tàu của Trung Cộng thì các máy bay F-5 sẽ về hạ cánh tại sân bay Phù Cát – Bình Định.
Về ưu thế không VNCH lúc đó có thể nói là hơn không quân Trung Cộng vì máy bay F-5 từ Đà Nẵng bay ra Hoàng Sa tham chiến đều có bình xăng phụ, có thể chiến đấu trong vòng nửa tiếng đồng hồ vẫn có thể bay về hạ cánh tại Đà Nẵng. Còn phi cơ MiG-21 hoặc phiên bản sao chép J-7 của họ chỉ là loại tiêm kích đánh chặn nên máy bay chỉ đủ nhiên liệu bay lên tấn công chớp nhoáng rồi rút, nếu bay từ Hải Nam ra tới Hoàng Sa thì chỉ vừa đủ nhiên liệu xong rồi vứt máy bay để nhảy dù ra ngoài chứ đừng nói đến chuyện đánh đấm! Hơn nữa về trình độ phi công thì phi công VNCH hơn hẳn phi công Trung Cộng khi bay và tác chiến trên biển do phi công VNCH được đào tạo cơ bản và thường xuyên tu nghiệp tại Hoa Kỳ nơi đào tạo những phi công cho các hàng không mẫu hạm của họ rất tốt. Hơn nữa trong cuộc nội chiến Bắc Nam kéo dài hai mươi năm qua, tâm lý chiến đấu của người lính miền Nam thiên về tự vệ nhiều hơn nhưng nay lại đối đầu với Trung Cộng thì truyền thống lịch sử ngàn năm Bắc thuộc như “hồn nước” thôi thúc… Tất cả các sĩ quan từ cấp cao nhất là đại tá, trung tá …cho đến hàng cấp úy đều hăng hái, háo hức sẵn sàng tất cả được chết cho Hoàng Sa.
Tất cả người lính VNCH đều tâm niệm “Một mảnh đất dù nhỏ cũng là tổ quốc mình, cha ông ta đã đắp xây nên bờ cõi, là con dân của đất nước ai cũng có nghĩa vụ thiêng liêng gìn giữ lấy”
Chiến đấu cơ F-5 và F-5E của không quân VNCH tham chiến Hoàng Sa đều có mang bình xăng phụ, vừa mang bom, tên lửa, vừa có súng, hai bên 2 đại bác 20 mm, mỗi bên cánh 2 quả bom và chùm 3 quả ở giữa, hai bên đầu cánh là 2 tên lửa không đối không Sidewinder để chiến đấu với MiG-21 của Liên Xô viện trợ hoặc J-7 một bản sao MiG-21 của Trung Cộng. Hỏa lực của F-5 như thế là quá mạnh. Nếu ngày đó F-5 xuất kích thì 100% tàu chiến Trung Quốc sẽ bị đánh chìm xuống Biển Đông
Kế hoạch không kích tàu chiến của Trung Cộng là tuyệt mật, chỉ có những người tham gia mới biết và nếu tiêu diệt được các tàu của họ đang ở đó thì coi như việc chiếm lại Hòang Sa là khả thi. Chỉ huy cấp cao trong quân đội, nếu không có nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới việc triển khai chiến dịch, đều không biết được.
Một kế hoạch phản công được chuẩn bị công phu với “khả năng chiến thắng là 100%” và tái chiếm Hoàng Sa nằm trong tầm tay, nhưng rốt cuộc đã không thể diễn ra do Mỹ cảnh báo Tổng thống Thiệu không được hành động. Lúc bấy giờ, Mỹ đã làm lành với Trung Quốc và chấp nhận làm ngơ để Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa.
Còn nhớ năm 1972, sau chuyến ngoại giao con thoi của Kissinger giữa Washington và Bắc Kinh và sau đó là cú “bắt tay lịch sử” giữa Nixon và Mao Trạch Đông, mối quan hệ đối đầu căng thẳng giữa Mỹ và Trung Cộng đã giảm bớt và đã có những cuộc “đi đêm” về chiến tranh Việt Nam.
Sau đó không lâu, năm 1973 hiệp định Paris về chiến tranh Việt Nam được ký kết mà trong đó Mỹ tuyên bố, với họ chiến tranh đã chấm hết, việc còn lại là của người Việt Nam! Người Mỹ đã rút lui khỏi cuộc chiến tranh mà họ đã gây dựng nên với hai bàn tay rất sạch sẽ… Một sự “tháo chạy” đúng bài bản và thực dụng….Tất nhiên bây giờ với nhiều tài liệu đã được giải mật thì các phe phái tham chiến đều là những con cờ trên bàn cờ chính trị thế giới trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh giữa các phe phái siêu cường lúc đó mặc cả, thỏa thuận với nhau… Thân phận nhược tiểu cũng chỉ là con tốt rối trong bàn cờ này và việc họ thí tốt là chuyện không thể nào tránh khỏi!
Sự kiện Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa sau này được nhiều nhà phân tích và bình luận rằng đó chỉ là một “phép thử” sự hứa hẹn “vô can” của người Mỹ sau khi Hiệp định Paris được ký kết và có hiệu lực. Mà quả thực, người Mỹ đã “chứng minh” cho thế giới họ tuân thủ luật pháp quốc tế, sự vô can với các phe trong chiến tranh Việt Nam sau khi họ tuyên bố “nghỉ chơi” thật! Hạm đội 7 của Mỹ trên Biển Đông đã làm ngơ không cứu các chiến hạm và binh sĩ của “đồng minh” VNCH bị bắn chìm và bị thương trên đảo.
Chắp nối các sự kiện lại, ai cũng dễ dàng thấy trước thời điểm Hiệp định Paris, Trung Cộng không dám đụng đến vì trên đảo có quân lính VNCH trấn giữ và Hoa Kỳ vẫn còn sát cánh với quân đội VNCH.
Chính vì lợi ích của mình, các quốc gia lớn có quyền mặc cả và thương lượng bất chấp sự toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia khác. Phép thử Hoàng Sa đối với Trung Cộng đã thành công tiếp theo sau đó là một chuỗi các hoạt động quân sự cấp tập của miền Bắc Việt Nam và kết thúc vào tháng 4/1975…
Về phía VNCH, đã phản ứng việc Trung Cộng ngang nhiên xâm lược và cướp quần đảo Hoàng Sa bằng nhiều hình thức. Dân chúng miền Nam Việt Nam đã liên tục tổ chức biểu tình phản đối hành vi xâm lược trắng trợn của Trung Cộng, Chính phủ và Bộ Ngoại Giao VNCH trưng ra nhiều bằng chứng về chủ quyền đối với Hoàng Sa và gửi công hàm lên LHQ phản đối hành vi này…
Bây giờ thì những ai đã sống qua giai đoạn của chiến tranh Việt Nam mới chiêm nghiệm lại rằng đó là cuộc “Chiến tranh Lạnh” của những siêu cường, nhưng lại dùng quê hương chúng ta làm “Chiến trường Nóng”, là nơi để chạy đua vũ trang, thử nghiệm hết những loại vũ khí này đến vũ khí khác của các tập đoàn công nghiệp quân sự.
Một ngày nào đó khi mục tiêu của họ đã đạt thì họ êm thắm rút lui, mặc cho những hậu quả do họ gây ra có là gì đi nữa, họ cũng xem như chuyện đã rồi….
Nếu ngày đó Mỹ đã không “bật đèn xanh” cho Trung Cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa và chiến dịch sử dụng không quân VNCH diễn ra đúng kế hoạch thì bây giờ và các thế hệ con cháu chúng ta đâu chỉ còn nhớ đến Hoàng Sa như là một hoài niệm đau buồn và ngày 19/01/1974 chỉ được tưởng nhớ một cách hời hợt như hiện nay …
Hoàng Sa, và sau này một phần lãnh thổ khác của cha ông để lại đã bị Trung Cộng chiếm đoạt chẳng có cơ may nào “đòi lại” được may ra nhờ một “phép lạ” nào đó…
Châu kia đã mất đi rồi …
Ngày về Hợp Phố xa xôi khôn cùng …
Hoài Nguyễn
( Bài viết có tham khảo một số nguồn tư liệu khác)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét