CON CỦA CÁC VỊ -" H.O "
Con của các vị H.O
Đôi dòng về những người con đi theo cha mẹ qua Mỹ theo diện H.O (H.O - Humanitarian Organization - Tổ chức nhân đạo, chương trình cho phép những người ở tù “cải tạo” trên 3 năm được định cư tại Hoa Kỳ. Tên chính thức từ Hoa Kỳ là chương trình ODP - Orderly Departure Program - Ra đi có trật tự). Số phận những người con của quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà đã hoàn toàn thay đổi nhờ vào chương trình H.O nhân đạo này. Họ có cơ may được sống, được học và làm việc trong một xã hội tự do, công bằng, để thực hiện những ước mơ của mình, những ước mơ mà sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu còn sống ở Việt Nam.
Sau ngày 30/4/1975, chính quyền mới đã có thái độ đối xử phân biệt đối với người dân miền Nam trước đây có liên hệ với chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Nhà nước bắt buộc mọi người dân phải kê khai lý lịch, ghi nguồn gốc xuất thân gia đình trước 1975 để các cơ quan, tổ chức nhà nước xem xét, kiểm soát chặt chẽ mọi thành phần trong xã hội, nhằm cho gia đình phe “thắng cuộc” được hưởng đặc ân và để ngăn chặn cơ hội phát triển của các thế hệ thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Những người con của lính Việt Nam Cộng Hoà sinh ra không dính dáng gì đến cuộc chiến Nam Bắc, nhưng lại bị đối xử phân biệt, trù dập sau khi cuộc chiến đã tàn. Một thế hệ trẻ miền Nam mà xã hội khi ấy không cần họ, họ không thể tìm được một chân đứng trong xã hội để tồn tại. Họ bị buộc phải sống bên lề, không được đóng góp cho xã hội nên họ chẳng là gì khi ở Việt Nam.
Cùng với người dân miền Nam, những người con của lính đã đứng lên trên nỗi tuyệt vọng vì tương lai sáng lạng vỡ vụn trên tay. Phần đông con em của những người làm việc cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà phải bỏ ngang trung học hay đại học để thay cha mẹ đang ở tù, kiếm cơm nuôi sống gia đình. Nếu có ai còn đi học hay cố gắng để vào đại học thì con đường đó thật là gian nan vì là “đối tượng 13, 14”, vì lý lịch gia đình có cha mẹ thuộc chế độ cũ, bị đi “học tập cải tạo”. Sau cuộc chiến tranh đau thương, đã có một thế hệ trẻ miền Nam bị ruồng bỏ, nhưng nhờ ý chí và sự giáo dục nhân bản của xã hội miền Nam Tự do, nên hầu như tất cả họ vẫn sống là người tử tế trong hoàn cảnh khó nghèo, nghiệt ngã, đầy chông gai. Họ đã nhẫn nhục chịu đựng những nụ cười chế giễu, ngạo mạn của những người cùng trang lứa thuộc phe “thắng cuộc”, chấp nhận làm các nghề lao động chân tay ở các vùng kinh tế mới hay các nghề lặt vặt ở thành phố để mưu sinh, để sống còn trong các tình huống bị giám sát, trù dập vô cùng khổ sở.
Đa số con cái của các người lính Việt Nam Cộng Hoà được qua định cư tại Mỹ khi tuổi đã lớn. Bước đầu đến đây, họ chẳng có gì ngoài những kinh nghiệm khổ đau trong Chế độ Cộng sản, nhưng cũng nhờ những nhọc nhằn, vùi dập đó đã hun đúc cho họ có một thái độ sống tích cực, giúp họ biết chắt lọc những tình cảm và biết sống yêu thương. Ngoài việc phải cố gắng thích nghi với cuộc sống mới, cả nam lẫn nữ phải vừa đi làm nghề lao động chân tay vừa đi học. Mỗi ngày, sau khi làm những công việc cực khổ, chân tay rã rời, họ lại phải đến trường học tiếng Anh, vào đại học học các ngành nghề. Khi vào chương trình đại học tại một trường cao đẳng cộng đồng hay một đại học, vì trở ngại ngôn ngữ nên họ phải mất nhiều năm hơn người Mỹ mới tốt nghiệp được. Tuy vậy, nhờ chăm chỉ việc học, siêng năng làm việc và tham gia vào rất nhiều hoạt động xã hội nên họ đã hoà nhập nhanh với cuộc sống nơi đất khách quê người.
Từ hai bàn tay trắng khi đặt chân đến nước Mỹ, chỉ với mơ ước được học hành đến nơi đến chốn, với niềm tin và hy vọng, những người con của các vị H.O đã tạo lập cho mình một cuộc sống mới trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất để thành công trên đất nước văn minh Hoa Kỳ. Đã từng là gánh nặng cho chính phủ Hoa Kỳ trong những tháng đầu định cư, nhưng họ đã mạnh mẽ vượt qua mọi trắc trở, tự khẳng định sự thành công của mình và đã đóng góp công sức, của cải lại cho đất nước Hoa Kỳ.
Nếu tìm kiếm, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều người con của quân dân cán chính miền Nam Việt Nam, qua Mỹ diện H.O, đã thành công trong nhiều lĩnh vực ở Hoa Kỳ. Chính trị có các vị dân cử, thượng nghị sĩ tiểu bang, dân biểu tiểu bang gốc Việt, trong quân đội Hoa Kỳ có nhiều binh lính, sĩ quan, chỉ huy gốc Việt, có nhiều luật sư nổi tiếng, một số chánh án cấp tiểu bang, liên bang Hoa Kỳ. Chúng ta còn thấy có rất nhiều các bác sĩ, kỹ sư, kỹ thuật viên, các nhà khoa học, thương gia... trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề là con của các vị H.O.
Ngày nay, dù sinh sống và thành đạt trên đất nước Hoa Kỳ, nhưng những người con của quân dân cán chính miền Nam Việt Nam vẫn không quên và tiếp tục dạy dỗ con cháu về cội nguồn của mình. Họ vẫn cùng với những người không chấp nhận chế độ độc tài, hoạt động hỗ trợ cho người dân trong nước đang tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền...
Những người con của quân dân cán chính miền Nam Việt Nam đã vượt qua sự tủi nhục, những nụ cười chế giễu trong nước cũng như ở ngoài nước, đã đi qua ngọn lửa trui luyện để trở thành những công dân hữu ích cho đất nước Hoa Kỳ cũng như cho quê hương Việt Nam. Họ đã bỏ lại sau lưng đoạn đời khốn khổ để bước tiếp trên quãng đường tương lai, cố gắng noi gương cha anh mình thuở miền Nam Tự do, để xứng đáng là “Hậu duệ của những người lính Việt Nam Cộng Hoà với Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm”.
Phước An Thy
Ngày 9 tháng 8 năm 2017
Nguồn:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1833043880045166&set=a.769221939760704.1073741826.100000187145866&type=3&theater
Đôi dòng về những người con đi theo cha mẹ qua Mỹ theo diện H.O (H.O - Humanitarian Organization - Tổ chức nhân đạo, chương trình cho phép những người ở tù “cải tạo” trên 3 năm được định cư tại Hoa Kỳ. Tên chính thức từ Hoa Kỳ là chương trình ODP - Orderly Departure Program - Ra đi có trật tự). Số phận những người con của quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hoà đã hoàn toàn thay đổi nhờ vào chương trình H.O nhân đạo này. Họ có cơ may được sống, được học và làm việc trong một xã hội tự do, công bằng, để thực hiện những ước mơ của mình, những ước mơ mà sẽ không bao giờ trở thành hiện thực nếu còn sống ở Việt Nam.
Sau ngày 30/4/1975, chính quyền mới đã có thái độ đối xử phân biệt đối với người dân miền Nam trước đây có liên hệ với chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Nhà nước bắt buộc mọi người dân phải kê khai lý lịch, ghi nguồn gốc xuất thân gia đình trước 1975 để các cơ quan, tổ chức nhà nước xem xét, kiểm soát chặt chẽ mọi thành phần trong xã hội, nhằm cho gia đình phe “thắng cuộc” được hưởng đặc ân và để ngăn chặn cơ hội phát triển của các thế hệ thuộc chế độ Việt Nam Cộng Hoà. Những người con của lính Việt Nam Cộng Hoà sinh ra không dính dáng gì đến cuộc chiến Nam Bắc, nhưng lại bị đối xử phân biệt, trù dập sau khi cuộc chiến đã tàn. Một thế hệ trẻ miền Nam mà xã hội khi ấy không cần họ, họ không thể tìm được một chân đứng trong xã hội để tồn tại. Họ bị buộc phải sống bên lề, không được đóng góp cho xã hội nên họ chẳng là gì khi ở Việt Nam.
Cùng với người dân miền Nam, những người con của lính đã đứng lên trên nỗi tuyệt vọng vì tương lai sáng lạng vỡ vụn trên tay. Phần đông con em của những người làm việc cho chế độ Việt Nam Cộng Hoà phải bỏ ngang trung học hay đại học để thay cha mẹ đang ở tù, kiếm cơm nuôi sống gia đình. Nếu có ai còn đi học hay cố gắng để vào đại học thì con đường đó thật là gian nan vì là “đối tượng 13, 14”, vì lý lịch gia đình có cha mẹ thuộc chế độ cũ, bị đi “học tập cải tạo”. Sau cuộc chiến tranh đau thương, đã có một thế hệ trẻ miền Nam bị ruồng bỏ, nhưng nhờ ý chí và sự giáo dục nhân bản của xã hội miền Nam Tự do, nên hầu như tất cả họ vẫn sống là người tử tế trong hoàn cảnh khó nghèo, nghiệt ngã, đầy chông gai. Họ đã nhẫn nhục chịu đựng những nụ cười chế giễu, ngạo mạn của những người cùng trang lứa thuộc phe “thắng cuộc”, chấp nhận làm các nghề lao động chân tay ở các vùng kinh tế mới hay các nghề lặt vặt ở thành phố để mưu sinh, để sống còn trong các tình huống bị giám sát, trù dập vô cùng khổ sở.
Đa số con cái của các người lính Việt Nam Cộng Hoà được qua định cư tại Mỹ khi tuổi đã lớn. Bước đầu đến đây, họ chẳng có gì ngoài những kinh nghiệm khổ đau trong Chế độ Cộng sản, nhưng cũng nhờ những nhọc nhằn, vùi dập đó đã hun đúc cho họ có một thái độ sống tích cực, giúp họ biết chắt lọc những tình cảm và biết sống yêu thương. Ngoài việc phải cố gắng thích nghi với cuộc sống mới, cả nam lẫn nữ phải vừa đi làm nghề lao động chân tay vừa đi học. Mỗi ngày, sau khi làm những công việc cực khổ, chân tay rã rời, họ lại phải đến trường học tiếng Anh, vào đại học học các ngành nghề. Khi vào chương trình đại học tại một trường cao đẳng cộng đồng hay một đại học, vì trở ngại ngôn ngữ nên họ phải mất nhiều năm hơn người Mỹ mới tốt nghiệp được. Tuy vậy, nhờ chăm chỉ việc học, siêng năng làm việc và tham gia vào rất nhiều hoạt động xã hội nên họ đã hoà nhập nhanh với cuộc sống nơi đất khách quê người.
Từ hai bàn tay trắng khi đặt chân đến nước Mỹ, chỉ với mơ ước được học hành đến nơi đến chốn, với niềm tin và hy vọng, những người con của các vị H.O đã tạo lập cho mình một cuộc sống mới trong hoàn cảnh khó khăn chồng chất để thành công trên đất nước văn minh Hoa Kỳ. Đã từng là gánh nặng cho chính phủ Hoa Kỳ trong những tháng đầu định cư, nhưng họ đã mạnh mẽ vượt qua mọi trắc trở, tự khẳng định sự thành công của mình và đã đóng góp công sức, của cải lại cho đất nước Hoa Kỳ.
Nếu tìm kiếm, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều người con của quân dân cán chính miền Nam Việt Nam, qua Mỹ diện H.O, đã thành công trong nhiều lĩnh vực ở Hoa Kỳ. Chính trị có các vị dân cử, thượng nghị sĩ tiểu bang, dân biểu tiểu bang gốc Việt, trong quân đội Hoa Kỳ có nhiều binh lính, sĩ quan, chỉ huy gốc Việt, có nhiều luật sư nổi tiếng, một số chánh án cấp tiểu bang, liên bang Hoa Kỳ. Chúng ta còn thấy có rất nhiều các bác sĩ, kỹ sư, kỹ thuật viên, các nhà khoa học, thương gia... trong tất cả các lĩnh vực, ngành nghề là con của các vị H.O.
Ngày nay, dù sinh sống và thành đạt trên đất nước Hoa Kỳ, nhưng những người con của quân dân cán chính miền Nam Việt Nam vẫn không quên và tiếp tục dạy dỗ con cháu về cội nguồn của mình. Họ vẫn cùng với những người không chấp nhận chế độ độc tài, hoạt động hỗ trợ cho người dân trong nước đang tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền...
Những người con của quân dân cán chính miền Nam Việt Nam đã vượt qua sự tủi nhục, những nụ cười chế giễu trong nước cũng như ở ngoài nước, đã đi qua ngọn lửa trui luyện để trở thành những công dân hữu ích cho đất nước Hoa Kỳ cũng như cho quê hương Việt Nam. Họ đã bỏ lại sau lưng đoạn đời khốn khổ để bước tiếp trên quãng đường tương lai, cố gắng noi gương cha anh mình thuở miền Nam Tự do, để xứng đáng là “Hậu duệ của những người lính Việt Nam Cộng Hoà với Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm”.
Phước An Thy
Ngày 9 tháng 8 năm 2017
Nguồn:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=1833043880045166&set=a.769221939760704.1073741826.100000187145866&type=3&theater
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét