Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

Đối với nhiều cựu quân nhân Mỹ, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn

  • Đối với nhiều cựu quân nhân Mỹ, chiến tranh Việt Nam vẫn tiếp diễn

    Cựu quân nhân Mỹ đứng trước Bức tường đá đen khắc tên hơn 58.000 chiến binh Mỹ tử trận hay mất tích trong chiến tranh Việt Nam tại thủ đô Washington.
    Cựu quân nhân Mỹ đứng trước Bức tường đá đen khắc tên hơn 58.000 chiến binh Mỹ tử trận hay mất tích trong chiến tranh Việt Nam tại thủ đô Washington.

    Chủ nhật tuần này, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đến thăm Việt Nam, nơi mà nước Mỹ từng trú đóng hơn nửa triệu binh sĩ để chiến đấu trong một cuộc xung đột hết sức khốc liệt và đã làm cho nước Mỹ bị chia rẽ trầm trọng. Cuộc xung đột đó đến nay vẫn còn làm bùng ra những cuộc tranh luận, nhất là trong số những người từng tham gia chiến đấu. Thông tín viên Greg Flakus của đài VOA tường thuật.
    Cuối tháng tư vừa qua, nhiều cựu chiến binh cùng với các cựu quan chức chính phủ và các nhà báo đã tụ tập tại Thư viện Tổng thống Lyndon Johnson ở tiểu bang Texas để dự cuộc hội thảo được đặt tên Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam.
    Trước một cử toạ gồm nhiều người từng chiến đấu ở Việt Nam và những người phản đối cuộc chiến tranh đó, nhạc sĩ Joe McDonald đã hát lại bài hát phản chiến nổi tiếng một thời của ông. Ông cho biết như sau về bài hát này.
    "Điều đặc biệt của bài hát là nó không qui lỗi chiến tranh cho các chiến sĩ. Tôi vẫn thường nói là qui lỗi chiến tranh cho các chiến sĩ cũng giống như qui lỗi hoả hoạn cho lính cứu hoả."
    Những cựu chiến binh có những cảm xúc lẫn lộn khi nghĩ tới cuộc xung đột đã kết thúc cách nay hơn 40 năm. Họ không đồng ý với nhau về vấn đề là cuộc chiến tranh đó có chính đáng hay không và có thể thắng hay không, nhưng tất cả đều cảm thấy cuộc chiến đó đã làm cho cuộc đời của họ thay đổi rất nhiều.
    Ông Kerry Orr, một cựu chiến binh bị thương năm 1969 ở Việt Nam, cho biết như sau.
    "Thật khó để nghĩ là chúng ta đã thua bởi vì chúng ta đã không muốn thắng và cho tới giờ tôi vẫn không hiểu được tại sao chúng ta không muốn thắng."
    Cảm giác đó còn mãnh liệt hơn đối với những người lính Việt Nam Cộng hoà, như cựu Đại uý Michael Đỗ.
    "Tổng thống Nixon đã hứa là ông ấy sẽ giúp đỡ chúng tôi bằng mọi cách để bảo vệ đất nước trong trường hợp phe Cộng Sản tấn công trở lại."
    Nhà văn Robert Schenkkan cho biết công chúng Mỹ khi đó đã cảm thấy chán ngán đối với cuộc chiến tranh Việt Nam và các hồ sơ chính phủ cho thấy những nhà hoạch định chính sách tin rằng cuộc chiến tranh đó là một cuộc chiến không thể thắng.
    "Những hồ sơ lịch sử cho thấy một cách rất rõ ràng là nhiều người không nghĩ là sẽ có được một chiến thắng quân sự, xét theo hoàn cảnh chính trị và xã hội lúc đó."
    Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, một trong những kiến trúc sư trưởng chính sách của Mỹ trong thời chiến Việt Nam.
    Cựu Ngoại trưởng Henry Kissinger, một trong những kiến trúc sư trưởng chính sách của Mỹ trong thời chiến Việt Nam.
    Kiến trúc sư trưởng của chính sách của Mỹ lúc đó là Ngoại trưởng Henry Kissinger. Nhiều người chỉ trích nói ông đã phạm tội ác chiến tranh qua việc đề nghị Tổng thống Richard Nixon dội bom Campuchia, một nước trung lập nằm cạnh Việt Nam.
    Ông Kissinger nói rằng chiến dịch oanh tạc đó là một hành động chính đáng vì quân đội Bắc Việt đã đưa 4 sư đoàn tới Campuchia.
    "Trong tuần lễ thứ ba của nhiệm kỳ tổng thống của ông Nixon, họ đã phát động một chiến dịch phản công làm cho 500 người Mỹ bị thiệt mạng mỗi tuần."
    Cuộc hội thảo Thượng đỉnh Chiến tranh Việt Nam được tổ chức tại thư viện Tổng thống Lyndon Johnson, người đã quyết định tăng mạnh sự can thiệp của Mỹ vào cuộc chiến ở Việt Nam.
    Bà Luci Baines Johnson, con gái của cố Tổng thống Johnson, nói đã tới lúc để chữa lành vết thương.
    "Có lẽ là tất cả chúng ta, tất cả chúng ta, với tất cả những gì mà chúng ta có, đã thật sự cố gắng để làm những việc đúng đắn cho đất nước của mình."
    Ngoại trưởng John Kerry là người từng tham chiến ở Việt Nam rồi trở thành một nhân vật hoạt động phản chiến. Ông cho rằng tiến trình chữa lành vết thương chiến tranh đang tiếp diễn với chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama đến Việt Nam. Ông nói rằng các mối quan hệ giữa Washington và Hà Nội có thể là một kiểu mẫu cho sự hoà giải giữa các nước cựu thù.
    Tất cả các bình luận (78)
    • nguyen dinh thuy (VN)
      30.05.2016 19:11
      Cái bất-hạnh của Người-Dân Việt-Nam Cộng-Hòa đã và đang được Đền Bù của Thế-Giới Tự-Do sau hơn 40 năm , đó là sự cám ơn vì chỉ còn 1% Người thích Công-Sản ,
    • Hoàng anh Tuấn (Hà nội)
      21.05.2016 14:22
      chiến tranh dù đã qua đi hơn 40 năm nhưng nỗi đau thương mất mát là quá lớn. lòng hận thù dân tộc còn chưa hàn gắn được nhưng bản chất của người Việt luôn muốn quên đi quá khứ và hướng tới tương lai để phát triển đất nước chính vì thế mới có việc các nhà lãnh đạo cao nhất của hai nước tới thăm hỏi nhau chúng ta sẽ hy vọng là dân tộc ta sớm muộn gì thì cũng sẽ hòa hợp được chỉ cần chúng ta đừng có lòng hận thù và bao dung đất nước ta chỉ cường thịnh khi lòng người không còn thù địch nhau ?
    •   huemai
      21.05.2016 10:10
      He thong bao chi, truyen thanh, truyen hinh cua Hoa Ky da gop phan vao viec mien Nam VN roi vao tay CS, ho bop meo su that, chi dua cac tin tuc, hinh anh co loi cho CS. The gioi tu do trong thoi gian chien tranh VN cung bi CS lua bip hoac nham mat lam ngo.
    •   NVL (LONGXUYEN ANGIANG VN)
      21.05.2016 01:07
      Mỷ cầm còi, Mỷ đá banh trên sân bóng VN
    •   fisherman (bac kinh)
      20.05.2016 23:37
      Người Việt phải nói là dân ngu cu đen nên mới để bọn cộng sản lợi dụng. Không ai có thể cứu mình nếu mình không tự cứu mình. Mỹ không thể cứ tốn tiền cho một nước không thể tự đứng dậy một mình. Giúp đỡ cũng chỉ có giới hạn.
    *-Ông Kerry Orr, một cựu chiến binh bị thương năm 1969 ở Việt Nam, cho biết như sau.
    "Thật khó để nghĩ là chúng ta đã thua bởi vì chúng ta đã không muốn thắng và cho tới giờ tôi vẫn không hiểu được tại sao chúng ta không muốn thắng."
    *-
    Nhân năm mới 2017, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình lên tiếng bày tỏ quan ngại về tình hình đất nước và 'phương thức lãnh đạo' của Đảng Cộng sản Việt Nam.
    http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-38510091

    Bà Nguyễn Thị Bình hỏi về 'số đông Đảng viên'

    Bà Nguyễn Thị Bình ký văn bản Hiệp định Paris 1973 trong cương vị Bộ trưởng Ngoại giao CP CMLT Nam Việt Nam

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét