Thứ Ba, 22 tháng 9, 2015

Nếu VN chuyển đổi qua chế độ dân chủ đa đảng, chính trường VN sẽ ra sao?

Nếu VN chuyển đổi qua chế độ dân chủ đa đảng, chính trường VN sẽ ra sao?


Nếu Việt Nam chuyển đổi từ chế độ độc tài toàn trị, độc đảng, qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, chính trường việt nam sẽ chuyển biến ra sao?
Hiện tại, đây là một giả định, tương lai sớm muộn sẽ là một hiện thực khách quan. Vì như chúng tôi đã khẳng định nhiều lần trong các bài viết trước đây, gần nhất là bài “Việt Nam Đã và Đang Đi Về Đâu” đã được Đài VOA cho đăng tải trên diễn đàn này, rằng Việt Nam sẽ đi đến dân chủ và nhất định phải đi đến dân chủ. Vì đó là chiều hướng phát triển tất yếu của lịch sử và thực tiễn Việt Nam, phù hợp với xu thế thời đại toàn cầu hóa.
I - Chuyển biến sinh hoạt chính trường trong chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng.
Nếu Việt Nam đã chuyển đổi từ chế độ độc tài toàn trị, độc đảng, qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, tất nhiên phải có sự chuyển biến sinh hoạt chính trường một cách phù hợp. Bởi vì sinh hoạt chính trường trong chế độ độc tài toàn trị, độc đảng có nhiều khác biệt, nếu không muốn nói là hoàn toàn trái ngược với sinh hoạt chính trường trong chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng. Trong chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, sinh hoạt chính trường phải theo nguyên tắc sinh hoạt dân chủ, trong khuôn khổ Hiến pháp và hệ thống pháp luật dân chủ, đa đảng.
Hiến pháp dân chủ đa đảng xác lập quyền tham gia vào guồng máy công quyền quốc gia cho mọi cá nhân công dân và các tổ chức chính trị. Luật pháp dân chủ đa đảng qui định rõ quyền, nghĩa vụ và cách thức sinh hoạt chính trị cho cá nhân và các chính đảng, phương cách tham gia công quyền. Nghĩa là mọi chính đảng hay cá nhân chính trị gia muốn nắm quyền lực cai trị quốc gia các cấp, các ngành từ trung ương đến các địa phương  đều phải thông qua con đường ứng cử, tranh cử và bầu cử tự do, không thông qua bất cứ sự trung gian chọn lọc, giới thiệu tiền định nào khác.
Chính lá phiếu bầu, của các cử tri trong các cuộc phổ thông đầu phiếu trực tiếp, kín, sẽ quyết định ai, chính đảng nào sẽ thay mặt họ cai trị đất nước, theo đúng ý nguyện của nhân dân. Vì trong chế độ dân chủ pháp trị, nhân dân mới là chủ thực sự đất nước, những người tham gia guồng máy công quyền chỉ là công bộc của dân, ăn lương bằng tiền đóng thuế của dân để làm công việc quản lý đất nước. Nghĩa là “một chính quyền của dân, do dân và vì dân”, khác “một chính quyền của đảng, do đảng và vì đảng” như bấy lâu nay. Thành ra, bất cứ công bộc lớn, bé nào làm trái ý dân là những tên quản lý bất trung, bất tín và người chủ là nhân dân có quyền thay thế họ theo luật pháp, bằng lá phiếu bầu hoặc lật đổ bằng bạo lực cách mạng của quần chúng nhân dân.
II - Vai trò các chính đảng trong chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng.
Chính đảng là các tổ chức chính trị có mục tiêu đấu tranh giành chính quyền để thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách cai trị đất nước theo mục tiêu lý tưởng của đảng. Có hai phương cách giành chính quyền: một cách hòa bình, hợp pháp và cách khác bằng bạo lực, bất hợp pháp. Trong giả định Việt Nam đã chuyển đổi qua chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng, các chính đảng chỉ có thể giành chính quyền bằng con đường hòa bình, hợp pháp, thông qua đấu tranh nghị trường để thuyết phục nhân dân trao quyền điều hành và quản lý đất nước bằng lá phiếu tín nhiệm của đa số cử tri tham gia các cuộc ứng cử, tranh cử và bầu cử tự do.
1 - Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ là một đảng bảo thủ thuộc cánh tả, đóng vai trò một đảng đối lập mạnh, có nhiều ảnh hưởng với đảng cầm quyền.
Trước hết, đối với đảng CSVN, đến lúc do tình thế bắt buộc phải chuyển đổi qua chế độ dân chủ, đa đảng, sau khi “Chính sách đổi mới” để cứu nguy chế độ xã hội chủ nghĩa thất bại hoàn toàn. Đảng CSVN đã chủ động thực hiện chuyển đổi bằng chính sách “Câu giờ, mềm nắn, rắn buông” để kéo dài tuổi thọ, cho đến lúc bắt buộc phải kết thúc quá trình này bằng một cuộc “hạ cánh an toàn”.
Như vậy, trên chính trường dân chủ, đa đảng, đảng CSVN vẫn sẽ tồn tại với hầu hết là các đảng viên cố cựu, già nua về tuổi tác, vẫn còn nặng tư tưởng bảo thủ khuynh tả, dù không còn cơ hội độc chiếm chính quyền như trước đây. Vì đảng CSVN đã có cơ hội nắm quyền quá lâu, nhưng đã thất bại hoàn toàn trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa, nên họ sẽ không còn cơ hội dành được chính quyền bằng đa số phiếu tín nhiệm của cử tri trong các cuộc tranh cử và bầu cử tự do. Do đó trên thực tế, đảng CSVN sẽ không nắm chính quyền, mà chỉ đóng vai trò đối lập xây dựng như các chính đảng khác..
2 - Một chính đảng thích dụng - có thể là một đảng cũ hay mới thức thời hình thành mang tính xã hội dân chủ, cấp tiến trung dung hay triệt để, thuộc cánh tả - sẽ là một chính đảng mạnh, có cơ hội nắm quyền kế tục đảng CSVN.
Theo dự đoán của chúng tôi, chính đảng thích dụng đó có thể là một chính đảng mới thành lập do tự phát và tự giác; hay do chính đảng CSVN ngầm lập ra. Một đảng mới, ví dụ như đảng Dân chủ Xã hội mà cựu đảng viên CS phản tỉnh Lê Hiếu Đằng đã đề nghị trước khi nhắm mắt, hay một chính đảng cũ tỷ như đảng Dân Chủ và đảng Xã hội do đảng CSVN thành lập ở Miền Bắc trước năm 1975, để ngụy trang đa đảng cho chế độ độc tài đảng trị Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Sau 1975 hai đảng này bị khai tử, sau này được cố cựu đảng viên CS Hoàng Minh Chính phục hoạt ngoài vòng pháp luật chế độ đương thời, kết hợp với đảng Thăng tiến mới thành lập, tạo thành một liên minh các chính đảng (Liên đảng Lạc Hồng) hay liên minh các tổ chức đấu tranh chính trị (Khối 8406).
Những chính đảng cũ hay mới này sẽ qui tụ một số ít thành phần ngoài đảng đã công khai tham gia hay âm thầm yểm trợ trong các cao trào đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền và chủ quyền lãnh thổ trong nước, còn đa số là các cựu đảng viên cộng sản đã “phản tỉnh”, ly khai và từng công khai chống lại đảng CSVN hoặc còn dấu mặt trước đây nay tách ra thành lập một đảng mới mang tính dân chủ xã hội, có khuynh hướng cấp tiến trung dung hay triệt để. Trong số này, ngoài số ít là những cựu đảng viên kỳ cựu có tên tuổi cầm trịch, giữ vai trò lãnh đạo thời kỳ chuyển tiếp, còn lại đa cố là các cựu đảng viên CS thế hệ trẻ. Những đảng viên trẻ tuổi của các chính đảng mới này sẽ là lực lượng nòng cốt giữ vai trò lãnh đạo sau này cho một chính đảng mạnh sẽ nắm quyền, ít nhất là trong vài nhiệm kỳ đầu của chế độ dân chủ, đa đảng mới hình thành. Chính sự chuyển đổi thế hệ lãnh đạo mới cách này, vẫn trong tầm tay lèo lái được, nên đảng CSVN mới an tâm khi tình thế bắt buộc, phải chấp nhận từ bỏ quyền thống trị độc tôn kéo dài nhiều thập niên qua, chuyển đổi qua chế độ dân chủ, đa đảng. Vì dẫu sao, với đảng cầm quyền kế tiếp là con em họ, sẽ không xẩy ra hiện tượng phục thù chính trị, sẽ bảo đảm an toàn mọi mặt cho cán bộ, đảng viên và gia đình của một chính đảng đã gây qua nhiều hận thù và hậu quả nghiêm trọng nhiều mặt, di hại lâu dài cho đất nước và dân tộc.
Có thể nói, một chính đảng mang tính dân chủ và xã hội có khuynh hướng cấp tiến, tạm gọi là thuộc “Cánh tả”, có thể dễ dàng được đa số cử tri tin tưởng trao quyền qua lá phiếu tín nhiệm trong các cuộc tuyển cử.
3 - Các chính đảng quốc gia mang tính bảo thủ, thuộc cánh hữu, vẫn chưa có cơ hội nắm quyền trong chế độ dân chủ, đa đảng. Nếu mỗi đảng hoạt động độc lập và biệt lập thì chỉ đóng vai trò đối lập yếu. Nếu hoạt động trong thế liên kết các chính đảng sẽ tạo thành một liên minh đối lập mạnh, có nhiều ảnh hưởng với đảng cầm quyền.
Chính đảng quốc gia bao gồm một số đảng phái hình thành trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp giành độc lập dân tộc  như Việt Nam Quốc dân Đảng, Đảng Đại Việt các phái, Dân Xã Đảng… Một số chính đảng hình thành trong chế độ dân chủ pháp trị Việt Nam Cộng Hòa ở Miền Nam Việt Nam (1954-1975) như đảng Tân Đại Việt, đảng Dân chủ, đảng Cấp tiến…. Và một số chính đảng hình thành sau năm 1975 như đảng Việt Tân, đảng Vì Dân, đảng Nhân dân Hành động, đảng Thăng tiến, Liên đảng Lạc Hồng… Hầu hết các chính đảng quốc gia không cộng sản hình thành trước sau đều có mục tiêu chung sau này là chống cộng để dân chủ hóa đất nước.
Trong thời kỳ đầu có thể chỉ có một số chính đảng quốc gia tham gia chính trường vì tin tưởng có sự chuyển đổi qua chế độ dân chủ, đa đảng là thật, do tình thế buộc đảng CSVN không thể làm khác hơn. Nhưng một số chính đảng khác có thể vẫn tẩy chay không tham gia chính trường, vì hoài nghị sự chuyển đổi qua chế độ dân chủ, đa đảng do đảng CSVN chủ động, đơn phương thực hiện vẫn chỉ là một thủ đoạn quen thuộc bao lâu nay của đảng CSVN để thoát hiểm, để đánh lừa nhân dân và thế giới, nên tạo ra một chế độ dân chủ, đa đảng giả, với “một chính quyền cộng sản không có đảng cộng sản” mà thôi.
Trong chính trường dân chủ, đa đảng, các chính đảng quốc gia chấp nhận tham gia chính trường có thể đưa người ra tranh cử vào các chức vụ dân cử hay công cử trong tư thế độc lập của một chính đảng hay tư thế liên minh giữa các chính đảng. Thế nhưng thực tế khó giành được chính quyền trong tư thế độc lập một chính đảng đã đành, mà trong tư thế liên minh các chính đảng cũng khó. Vì về chủ quan, đa số các chính đảng quốc gia đều đã “lão hóa”, bị phân hóa về tổ chức với nhiều phe phái. Hầu hết các đảng viên lãnh đạo cũng như các đảng viên còn hoạt động tích cực đều ở tuổi khá cao. Các đảng viên trẻ hậu duệ kế tục sự nghiệp của đảng không phát triển nhiều, thiếu rèn luyện và kinh nghiệm đấu tranh, tinh thần kỷ luật tự giác, tích cực không đều, sự đoàn kết gắn bó trong các hoạt động đấu tranh cho mục lý tưởng của đảng không triệt để, không tích cực bền bỉ, còn mang tính tùy tiện, bán thời gian. Cơ sở đầu não các đảng phái quốc gia đều ở hải ngoại; cơ sở hoạt động trong nước thì không nhiều, không có nhiều kinh nghiệm cầm quyền, vì thất thế sau ngày 30-4-1975. Về khách quan, các chính đảng quốc gia ít được nhân dân trong nước biết đến tên tuổi và các hoạt động. Một số không nhỏ cử tri có tâm lý dị ứng với các ứng cử viên của các chính đảng quốc gia từ ngoài về tham chính. Vì vậy cử tri sẽ không dễ dàng bầu cho ứng cử viên các chính đảng quốc gia mà có khuynh hướng chọn các ứng cử viên có tên tuổi quen thuộc và uy tín của các đảng mới thành lập và hoạt động trong nước, mà đa số đảng viên là những cựu cán bộ, đảng viên CS “phản tỉnh”, hay cán bộ, viên chức nhà nước chế độ cũ đã có thành tích ít nhiều về đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, dân quyền, dân oan trong quá khứ.
4 - Một chính đảng hay liên minh chính đảng thức thời mới hình thành mang tính dân chủ, cấp tiến, thuộc cánh hữu (như Đảng Dân chủ hay Đảng Cộng hòa hay Liên minh Dân chủ Cộng hòa…), sẽ là một chính đảng hay liên minh mạnh, có thế lực nắm quyền, ở thế đối trọng có sức cạnh tranh nghiêng ngửa với các chính đảng mạnh, cấp tiến, thuộc cánh tả (Đảng Xã hội hay đảng Dân chủ Xã hội).
Thật vậy, đối với các chính đảng hay liên minh mới thành lập theo khuynh hướng quốc gia, dân tộc, dân chủ, nếu chính đảng nào mạnh về tổ chức, có chân đứng trong nước, thu hút được nhiều đảng viên từ nhiều nguồn, đưa ra được những nhân sự lãnh đạo có uy tín và thành tích đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, với một chính cương và sách lược kiến quốc và giữ nước khả thi, có tính thuyết phục, lối kéo được đa số cử tri trao quyền qua lá phiếu trong các cuộc tranh cử và bầu cử tự do, thì đảng hay liên minh ấy sẽ có cơ hội nắm quyến, nếu không thì cũng là một đảng hay liên minh đối lập mạnh, sẽ có nhiều ảnh ảnh hưởng đối với đảng cầm quyền.
III - Kết luận.
Việt Nam nhất định sẽ đi đến dân chủ để hình một chính trường dân chủ trong tương lai. Nhưng vai trò của các chính đảng trên chính trường này chỉ là những dự kiến chính trị thể hiện một ước muốn riêng cũng như chung.
Ước mong rằng, đảng CSVN thức thời tiếp tục chủ động thực hiện giai đoạn cuối cùng kết thúc quá trình chuyển đổi từ chế độ độc tài độc đảng qua chế độ dân chủ, đa đảng, khởi sự từ Đại hội 12 của đảng CSVN và hoàn tất trong vòng 5 năm (2015-2020) để tạo ra một chính trường dân chủ đa đảng. Ước mong rằng, trên chính trường đa đảng này sẽ hình thành một hệ thống lưỡng đảng (Đảng Xã hội và Đảng Dân chủ) hay tam đảng (thêm đảng Xã hội Dân chủ hay Dân chủ Cộng hòa) để tạo ra một chính trường ổn định, lành mạnh và hữu hiệu.
Kinh nghiệp thực tế trong các chế độ dân chủ, đa đảng còn phôi thai, như Việt Nam Cộng Hòa trước đây ở Miền Nam Việt Nam (1954-1975), sự lạm phát chính đảng và có quá nhiều ứng cử viên trong các cuộc bầu cử vào các chức vụ dân cử đã đưa đến những hậu quả không tốt nhiều mặt như thế nào,
chẳng cần nói ra thì ai cũng có thể biết hay suy đoán được.
Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/neu-vn-chuyen-qua-che-do-dan-chu-da-dang-chinh-truong-vn-se-ra-sao/2972410.html

Ý kiến
bởi: camranh từ: saigon
22.09.2015 17:24
chuyển đổi chế độ trong thời gian này sẽ làm tình hình Việt Nam rối ren bất ổn, xã hội sẽ loạn còn hơn Syria. Vì sao? vì các từ "dân chủ", "tự do ngôn luận" chỉ là ngôn từ mĩ miều bên ngoài nhằm che đậy một âm mưu ác độc bên trong. Thử hỏi, ngay trên diễn đàn này đã có biết bao lời bình luận mang tính thù hận, khát khao trả thù, nếu giả sử chế độ này sụp đổ thì sẽ như thế nào? xã hội sẽ loạn vì hành vi trả thù qua lại, cũng giống như kiểu năm 1975, chế độ VNCH vừa sụp đổ thì hàng loạt những tên tội phạm đã truy tìm trả thù đám nhân viên công lực của chế độ cũ. Do vậy, vào thời điểm này, chế độ hiện hữu tại Việt Nam cần phải đứng vững để giúp ổn định xã hội. Chỉ đến khi mối thù hận không còn thì một chế độ dân chủ hơn, văn minh hơn sẽ thay thế.

bởi: Vansoncamera từ: Sài Gòn
22.09.2015 16:01
CSVN quyết tử chứ không để đa đảng, vậy ai sẽ làm việc này ?

bởi: Trân Nguyên từ: VN
22.09.2015 15:43
Sự chuyển đổi của một chế độ từ độc đảng sang đa đảng mà không có giọt máu nào rơi đó mới thể hiện sự văn hóa, văn minh của lịch sử loài người.

bởi: VietNam từ: Island
22.09.2015 14:00
Ý tưởng hay , nhưng chừng nào mới thành sự thật đây, rất nhiều người dân VN mong đợi điều đó,

bởi: Phan Bảo Lâm từ: TpHCM
22.09.2015 12:11
VN đã hình thành các nhóm lợi ích lớn. Ở các quốc gia đa đảng, nhóm lợi ích luôn là hậu thuẫn cho 1 đảng nào đó. Ngay trong ĐCS hiện tại, mỗi phe nhóm đều có sự hậu thuẫn của 1 nhóm lợi ích nào đó. Cho nên, không có gì lạ khi ở VN, ngay trong nội bộ ĐCS, người ta đề xuất đa đảng. 1 khi đa đảng thì ĐCS sẽ không còn tồn tại vì các phe phái trong đảng sẽ tách ra để thành lập đảng riêng. Cho nên sẽ không có chuyện ĐCS trở thành phe cánh tả đối lập (chuyện đó quá xưa rồi). Dù cho ĐCS có tồn tại đi nữa cũng sẽ nhanh chóng rớt khỏi chính trường vì thiếu hậu thuẫn tài chính. Tranh cử đa đảng là hoạt động rất tốn kém. Đảng nào không "mạnh vì gạo bạo vì tiền" khó lòng mà trụ nổi.

Tình hình của ĐCS TQ cũng không khác gì ĐCS VN. Vấn đề chỉ là thời gian. Thế mới hay, trước họng súng kẻ thù thì anh không sợ chết nhưng trước dục vọng quyền lực và kim tiền thì anh sẵn sàng đánh đổi tất cả, kể cả danh dự. Đã bảo rồi, tham nhũng sẽ phá hoại tất cả, trong đó lớn nhất là phá hoại niềm tin. Bất kể là anh theo tư tưởng chính trị nào, 1 khi anh tham nhũng thì mọi lý tưởng mà anh theo đuổi đều tan thành bọt nước. Kẻ thù của mọi chính đảng trên TG, không riêng gì ĐCS, chính là tham nhũng. Ở các quốc gia văn minh, người ta chống tham nhũng còn nghiêm khắc hơn cả chống buôn lậu ma túy vì tham nhũng là kẻ thù số 1 của mọi hệ thống chính trị. Mọi nền dân chủ được thiết lập bao giờ mục tiêu đầu tiên của nó cũng là chống tham nhũng, sau đó mới đến những chuyện khác.

ĐCS VN không quyết liệt chống tham nhũng cho nên giờ đây đảng chỉ có cái vỏ "cộng sản" bên ngoài, bên trong đã thối nát và mục ruỗng đến tận cùng. Không có đảng viên lãnh đạo nào mà không giàu đến mức khó tin. Mọi chức vụ nhà nước đều có giá cả của nó. Anh muốn làm chủ tịch quận hả ? Chưa phải đảng viên ? Chưa có thành tích cống hiến gì ? Không thành vấn đề, mọi thứ đều có giá cả của nó. Anh cứ nộp tiền vào tài khoản này đi, đến kỳ bầu cử, bất kể kết quả thế nào, anh sẽ được cái mà anh muốn.

Mua quan bán tước, chạy chức chạy quyền như thế bảo sao các quan chức VN không dốt nát. Trong bài viết khác, ông Phan Trần cho rằng đảng chỉ kết nạp những người "an toàn" hay có lý lịch đỏ chói vào đảng. Ông nhầm to. Phần lớn những người có lý lịch đỏ chói như chúng tôi là đối tượng bị loại bỏ đầu tiên đấy ông ạ. Đảng không muốn người có tư tưởng cấp tiến, đảng cần người "ngoan - hiền - dễ bảo". Chúng tôi cũng không vì thế mà bất mãn vì yêu nước không cứ phải là đảng viên.

Chúng tôi không bất mãn không có nghĩa là không có người bất mãn. Những người ấy đa phần là đảng viên có thành tích nhất định nhưng bị gạt ra để nhường chỗ cho những kẻ chạy chức chạy quyền. Thôi thì tù nhân lương tâm, bất đồng chính kiến, blogger tự do gì đó hầu hết nếu không là đảng viên thì cũng từng là đảng viên. Những người có lý lịch đỏ chói như chúng tôi tham gia vào cũng không ít như Lê Công Định, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung. Những người không có bối cảnh gì đặc biệt như cha Lý, Trần Huỳnh Duy Thức thì không nhiều. Những thông tin 1 thời được xem là "bí mật quốc gia", "bí mật nội bộ" xuất hiện ngày càng nhiều trên mạng là đủ hiểu. Bon họ bị gạt ra vì bọn họ không có đủ tiền để giữ cái chức vụ nhà nước mà họ đang làm. Cũng như các chú cờ vàng - thuyền nhơn - lưu vong, bất mãn 1 khi biến thành hận thù thì tư tưởng sẽ quay ngoắt 180 độ biến thành những kẻ cực đoan đầy lòng thù hận. Thù hận ở nơi xa xôi kia là cái cóc khô gì, thù hận trong nội bộ mới đáng sợ.

Phức tạp như thế cho nên nếu VN đa đảng ngay bây giờ thì phần lớn các đảng sẽ không có ý định vì cái gì "dân chủ" mà chỉ là muốn thay thế ĐCS để "được tham nhũng" mà thôi. Đấu tranh đòi nhân quyền là hướng đi đúng đắn nhất, ôn hòa và bất bạo động. 1 nhà nước được thiết lập trên nền tảng nhân quyền sẽ đi đúng con đường dân chủ mà không phải đi lòng vòng như phần lớn các quốc gia đa đảng khác. Khó khăn duy nhất hiện nay là ....mạnh ai người đó "đấu" và không "đấu" vì quyền lợi của số đông nên đa số người dân không tham gia.

bởi: Khanh Thuy Tran từ: Q6.TP/HCM
22.09.2015 11:21
Khi thực hiện đường lối của Chủ Nghĩa Mác-Lenine khi một cuộc đấu tranh do Đảng CS chín muồi để nhằm đoạt được sự áp bức ..ách thống trị bị phá bỏ !
Những người của Đảng CS giữ vững nền Chuyên chính Vô Sản ấy bằng tư cách giám sát bảo vệ ?
Học thuyết ấy không cho phép người của Đảng CS tham chính mà không thông qua 1 cuộc bầu cử dân cư ?
Nhưng họ không được phép đứng vào bộ phận nắm Chính quyền mà chỉ bảo vệ bằng đường lối của Đảng để giữ vững nền chuyên chính Vô Sản ấy có mục đích tối hậu là vì nhân dân, vì quyền lợi của toàn dân vì phục vụ lợi ích tối thượng của 2 giai cấp tiên phong Con nhà và Nông dân của đất nước ấy theo Đảng CS ?

bởi: Không ghi tên
22.09.2015 10:21
Neu thuc su vi dan thi dcs.phai co nhiem vu lanh dao dua dat nuoc theo con duong phap quyen ,tu do ,dan chu, da dang trong yen binh ko co tranh danh,dan den xh mat on dinh lam cho dan kho

bởi: Bao Nguyen từ: Milpitas, CA
22.09.2015 10:07
Cần gì phải hỏi nữa. Cứ nhìn cộng đồng người Việt quốc gia ở Bolsa, San Jose, hay Houston thì thấy ngay.

bởi: Tommy từ: Canada
22.09.2015 01:47
Bài Tham Luận của Tác gỉa Thiện ý qúa tâm đắc. Mong rằng trong sự chuyển đổi Đa Nguyên Đa Đảng thật nhẹ nhàng để Xây Dựng một Quốc Gia Việt Nam thịnh trị và phú cường vv...vv.

bởi: No Name từ: Hoa Kỳ
22.09.2015 01:25
Sự bất mãn cuả dân chúng ở VN đối với ĐCS giống như một rừng cỏ khô, chỉ cần một mồi lưả là bùng cháy. Con tắc kè CSVN đã đổi màu để khỏi bị ngọn lưả nướng chín.

bởi: Nguyen Seattle từ: Highpoint
22.09.2015 00:43
Khong bao gio dcsvn chia chac quyen hay, chap nhan da dang !
Tu ngu " vo san chuyen chinh ", chinh la chu truong cot loi, dcs chuyen biet luon luon nam quyen !
Chuyen VN rat de, chi can bo dieu 4 hien phap la co the tu tu duoc giai quyet, di vao phap tri trong thoi gian chuyen tiep !
Sau day can co quoc hoi lap hien !!!!
Co the tien trien uyen chuyen ma khong he do vo lon !
Neu khong, mot cuoc dao chinh, mot cuoc cach mang thuc su se triet tieu het cs ! Luc ay se tang thuong lam !
VN khong lam, 2020 khi csvn da lam xong nhiem vu voi TQ thi luc ay TQ cung se lam, giai tan het y nhu bai hoc da co voi Mat Tran Giai Phong Dan Toc Mien Nam sau nam 1975 !
TQ se an dan mot cach rat gioi ! Ten nao bi nhan dan moi moc ra se duoc xu ly dich dang !
Luc ay " muon dau heo nau chao ", TQ se tim cach tich thu het moi kho lam de phat trien mien dat moi, nhung ten xua nay giau su do tham nhung cua quyen se bi den toi !
Cop beo, cho meo, ruoi muon dinh dang toi tham nhung hoi lo se duoc TAp Can Binh xu rat dep !
Toi bao dam voi Tac gia Nguyen Thien Y !
E rang dieu tac gia ky vong se chi la ky vong, buoc di cua TQ se tien nhanh hon nhieu !
Du Tap Can Binh co dua TQ toi dan chu tu do, thi khe uoc Hoi Nghi Thanh Do van khong the thoat neu csvn khong bien mat truoc nam 2020 !
Chi co da dang va doi the che, moi xe duoc Hiep Uoc Thanh Do, dieu nay rat gap neu muon VN con !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét