Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

PHẤN KẾT
Tuyệt mật sách lược Cộng sản VN
ĐẢNG VIÊN- SINH TỬ PHÙ CSVN...!!

Kết quả hình ảnh cho www.. Lệnh Sinh tử phù- thần chú csVNImage result for www.Thẻ Đảng- sinh tử phù csVN

Đảng cộng sản VN thoát thai và chịu ảnh hưởng tư tưởng ngàn đời dân tộc Á Đông Trung Hoa theo sách lược ' gồm thu lục quốc ', theo Chiến quốc Xuân thu - Tần Thủy Hoàng..Suốt 43 năm qua,kể từ 30-4-1975, Miền Nam VNCH bị " Cộng sản hóa "- Biết rằng, lương tri dân tộc... là  "Mất nước VN ". Nhưng người dân Việt Nam đều bất lực đứng nhìn...và phó thác cho định mệnh, do siêu cường, đế quốc định đoạt VN.
Là vì người dân Việt cả Nam, lẫn Bắc việt Hà Nội, đều bị nô quyền Thái Thú CsVN cấy đạo bùa chú " Sinh Tử phù "bán nước Việt Nam... Và hô biến, dân tộc VN này, thành kẻ " Đồng phạm hay đồng lõa " bán nước VN. Họ mang cả di dân miền Bắc, theo đoàn quân chiếng thắng của họ vào Nam, cượp phá và chiếm đất đai, ruộng vườn, nhà của và tài sản của dân quân, cán chính VNCH. Bắt sĩ quan tù binh cải tạo vào tù dộng sản ,và duổi gia đình vợ con cải tạo đi vào ' vùng kinh tế mới ' để cán bộ VC chiếm chiếm nhà lầu, xe hơi... và cưởng bức, hiếp dân vợ con ngụy...Làm đa số quân dân ,cán chính VNCH phải tháo chạy, tìm đường vượt biển, vượt biên tìm Tự do dưới lòng biển lạnh...!!-Cả thế giới bồi hồi xúc động, thương cảm cho thuyền nhân tỵ nan công sản VN.
Nay 43 năm, là thời gian dài quá sức chịu đựng của cộng đồng Việt tỵ nạn công sản, thì các chính phủ như Hoa Kỳ của Donald Trump nhận lãnh trách nhiệm...cùng các nước ký HĐ Paris 1973 và công pháp quốc tế LHQ, phải đúng ra phục hồi tính chính danh thể chế VNCH tại diễn đàn LHQ và đưa VNCH trở về Việt Nam để tiếp tục thi hành HĐ hòa bình Paris/VNCH/1973- CSBV/HN , trắng trợn vi phạm cướp Miền Nam VNCH.

Chúng tôi, là nhưng cựu chiến binh QL.VNCH cỏn sống và' kẹt lại ' trong nước...đang mong chờ người dân, là nận nhân cộng sản trong nước đồng loạt đứng lên- " Tổng Biểu tình " để hổ trơ cộng đồng yêu nước Hải ngoại...và LHQ biết chúng tôi sẵn sàng đúng dậy từ noi té ngã quê hương!!. Nhưng rất thất vọng, vì không ai đồng lòng yêu nước...nên chúng tôi phải phải nương vào đám " Dân oan " mà biểu tình, đòi lại đất đai nhà cửa bị chinh quyền CS cướp giật lại vói lý do- thu hồi nhà đất do chính quyền cộng sản gao cho giữ hộ khi vào ' phỏng dái' miền Nam, chớ chúng tôi dã chuyên chính vô sản từ lâu, và không còn vì để mất...để dòi?!. Lạ mội điều, khi nhà nước giải quyết được đơn khiếu kiện cho ai, thì họ rói rít: " Cảm ơn Bác Hồ ...?! "- theo bà Lê Hiền Đức- Cán bộ cộng sản  nói-Thật sự người dân ' ăn theo cộng sản ', họ không có lòng tự trọng yêu nước?!. Và khi người dân Sài gòn- Hậu Duệ VNCH- biểu tình bi CAcsVN ví bắt... thì họ chạy trốn...vào nhà dân, có mấy của hàng shoping mở của, thì họ đuổi mình ra, và kêu CA nậtt vụ tới bắt đi...Té ra là cán bộ tư bà bản đỏ từ Miền Bắc Hà Nội vào làm làm chủ hầu hết các của hàng shoping khu vục Sài Gòn, còn dân cu li người Nam kỳ xua cũ, chỉ là người chạy xe ba gác, xích lô , bán vé số,đờn ca hát dạo

Hiện tình, dân Sài Gòn Miền Nam hiện nay rất sợ biểu tình... và tâm trạng của họ bị nung nấu bỏi quê hương mất nước không còn bao lâu nữa, và 2 năm tới đây 2020, Việt Nam sẽ là khu tự trị của Trung cộng, theo Hiêp ước Thành Đô 1990 của bọn Thái Thú ĐCSVN bàn giao cho Tàu cộng sản. Và dù thế nào đi nữa...Người dân csVN vẫn không chịu đứng lên giành lại độc lập tự do đã mất,,,Đem VNCH trở lai cứu quê hương, dân tộc sắp diệt vong và xóa sổ Việt Nam trên bản đồ thế giơi. Là vì thành phần 3,6 triệu Đảng viên Cs-; con ông, cháu cha, tư bản đỏ lãnh đạo csVN, và cùng cái nhóm phe lơi ích tham nhũng MTGPMNVN, đã bị Tàu công TQ và Đảng Thai thú csVN cấy Sinh Tử Phù, là đao bùa, với cái tên " Đông Phạm- Đông lõa bán nước VN " trước hội bàn LHQ nay mai, khi Hội Đồng Bảo An LHQ phục hồi tính chích danh VNCH tại Diễn Đàn LHQ.-

Trân trọng kính chào
Huỳnh Mai St.8872
Đại Úy Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH
Cựu tù binh cải tạo tù cộng sảnVN

5 lý do chính để có thể mở lại Hiệp Định Pari 1973 và đưa Việt Nam Cộng Hòa trở lại
https://youtu.be/xznMzoj18-Y

Mỹ tái xét Hiệp định Paris để ngăn chặn mật ước Thành Đô do Việt Cộng ký với với Trung Cộng?
https://youtu.be/Lgd7-dIQeCs

ĐCS VN lo sợ khi công cuộc vận động mở lại Hiệp Đinh Pari 1973 đã lan rộng

 https://youtu.be/TSX0liD-xAM

 
Giải pháp nào cho cờ Vàng và cờ Đỏ
Phi Cảnh
2018-05-04
Nhiều hội đoàn từ nhiều quốc gia khác nhau đã tụ họp trước tòa nhà Quốc Hội Âu châu ở Bruxelles, Bỉ để cùng biểu tình hôm 30/4/2015
Nhiều hội đoàn từ nhiều quốc gia khác nhau đã tụ họp trước tòa nhà Quốc Hội Âu châu ở Bruxelles, Bỉ để cùng biểu tình hôm 30/4/2015
RFA
Cờ Vàng hay cờ Đỏ là chủ đề gây tranh cãi bao năm qua, đó không chỉ là sự tranh cãi giữa những người Cộng hòa và Cộng sản, mà còn là sự bất đồng trong chính những người đấu tranh dân chủ. Tình trạng này bao giờ mới chấm dứt?

Hiểu biết là một quá trình

Việc bị nhồi sọ từ bé khiến cho ác cảm về cờ Vàng rất khó phai nhạt. Người Cộng sản tô vẽ rằng “Cờ ba sọc” là biểu tượng của cái ác. Vì thế mà ngay chính những nhà hoạt động dân chủ - những nạn nhân của Chủ nghĩa Cộng sản cũng ngượng ngùng khi được trao cho lá cờ này.
Ban đầu thì những nhà dân chủ chỉ đơn thuần chỉ trích lãnh đạo hiện tại, cho rằng họ suy thoái đạo đức, tham nhũng, đi chệch hướng so với những gì mà thế hệ lãnh đạo đi trước mong muốn. Có nghĩa là lý tưởng Xã hội Chủ nghĩa vẫn tốt đẹp, những lãnh tụ như Hồ Chí Minh vẫn vĩ đại, và vì thế mà lá cờ đỏ sao vàng vẫn thiêng liêng. Có người còn giặt sạch sẽ, gấp phẳng phiu lá cờ để mang đi biểu tình chống Trung Quốc.
Nhưng mà dần dần rồi người ta hiểu thêm được nhiều thứ.
Cờ Đỏ sao vàng hóa ra không phải cờ dân tộc như mọi người vẫn nghĩ, nó giống đến 99% cờ của tỉnh Phúc Kiến – nơi có thể coi như điểm khởi đầu của Cộng sản Trung Quốc. Nhìn cờ Phúc Kiến khiến cho cảm tình với cờ Đỏ sao vàng giảm đi ít nhất 1 nửa.
Rồi cùng với thời gian, hàng bao nhiêu cái xấu xa được tìm hiểu. Rồi Nhà nước Việt Nam lập nên những Hội cờ Đỏ đi đàn áp tôn giáo, xỉ nhục những người lên tiếng vì chủ quyền đất nước… Với từng ấy điều xảy ra, ngày trước dẫu có yêu cờ Đỏ mấy thì bây giờ nhìn vào cũng thấy không đẹp nữa.
Cho dù lá cờ ấy có tung bay khi một người Việt nào đó giành được một thành tựu ở quốc tế, Nhà nước Việt Nam Cộng sản cũng chỉ tìm cách khuếch trương, tung hô quá đà với mục đích cho người dân và những nhà đấu tranh dân chủ thấy rằng: đất nước Việt Nam vẫn tươi đẹp lắm, đáng tự hào lắm, các anh đừng có quấy phá, chê bai làm gì.
Xin khẳng định đó đều là những thành tích nhỏ nhoi và phải lâu lắm mới có 1 lần, nó không giúp ích được gì nhiều mà còn làm che giấu thực trạng đáng báo động của đất nước với bao nhiêu vấn đề cấp bách cần phải quan tâm.
Các quốc gia dân chủ, tiến bộ hơn cũng có vấn đề, nhưng mức độ của nó thấp hơn, không đến mức “chết người”, không vô lý đến mức khủng khiếp. Người ta có lúc đấu tranh với các vấn đề xã hội, có lúc ăn mừng thành tựu, thì việc ăn mừng ấy là bình thường. Còn mình chẳng quan tâm đến những vấn đề ngay sát sườn tác động trực tiếp đến miếng cơm manh áo mà lại đi tung hô quá đà, tự hào mù quáng với thứ mà mình chẳng được hưởng thì đúng là kỳ cục.
Cứ mỗi một thành tích nhỏ bé ấy, Đảng thổi phồng lên, cho tung hô với cờ Đỏ ru ngủ người dân dù đất nước ngày càng tụt hậu. Việt Nam hiện nay đã thua cả Lào và Campuchia về năng lực cạnh tranh và trình độ sản xuất; thua Campuchia về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, thua về Công nghiệp ô tô và thua cả những lĩnh vực nông nghiệp có thế mạnh như lúa gạo.
Chúng ta từ trước tới nay luôn “tự hào” là dẫn đầu nhóm 4 nước nghèo nhất Asean là Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar; nhưng nay đã bị Lào và Campuchia vượt qua nhiều mặt, nếu cứ tiếp tục tình hình này thì sẽ còn thua cả Myanmar.
Cái công lao “thống nhất đất nước” đến nay cho thấy không còn đúng nữa. Tại sao không nghĩ rằng đó là sự mở rộng cái nghèo đói cho cả 2 miền vốn chẳng đem lại lợi lộc gì ngoài bao nhiêu người chết?
Kết quả ấy chỉ đơn thuần là chiến thắng của Chủ nghĩa Cộng sản, hay nói đúng hơn là của một nhóm lãnh đạo Cộng sản. Nhóm người có chức có quyền ấy thắng, là vì sau khi cướp được chính quyền, họ có thể dễ dàng trở thành triệu phú, tỷ phú Đô la dễ như bỡn; còn phần thua thuộc về cả dân tộc, cả đất nước.
Người Đức có cách thống nhất mà không tốn một giọt máu. Mà nếu không mang Chủ nghĩa Cộng sản về Việt Nam thì còn độc lập dễ hơn nhiều, vì các nước thực dân đến một thời điểm đều trao trả thuộc địa. Hồng Kông rồi cũng được trả về cho Trung Quốc đấy thôi, nhưng dân Hồng Kông có lẽ chẳng bao giờ được tự do như thời còn làm thuộc địa nữa. Và một điều quan trọng: Hồng Kông giàu có văn minh là do thực dân Anh hay do Trung Quốc?

Có giải pháp nào dung hòa?

Nhiều người kêu gọi sự hòa giải từ hai phía, nghĩa là cần phải có giải pháp dung hòa cho cả hai, điều này nghe thì hay và tưởng chừng là khách quan, nhưng không hợp lý.
Hãy nhìn người Mỹ hòa giải như thế nào. Khi tướng Lee - chỉ huy quân đội miền Nam quyết định đầu hàng, vị tư lệnh miền Bắc là tướng Grant đã nghiêm cấm các sĩ quan và binh lính không được tỏ ra bất cứ hành động nào vô lễ với vị tướng miền Nam bại trận. Tướng Lee đến nơi hẹn trong tiếng kèn chào đón của lính miền Bắc.
Hai người nói chuyện thân mật về kỷ niệm từng sát cánh thời chiến tranh với Mexico. Tướng Grant (bên thắng) ngại ngùng không dám hỏi tướng Lee về quyết định đầu hàng. Thành ra câu chuyện kéo dài, đến nỗi tướng Lee (bên bại) sốt ruột, phải chủ động nói: mục đích buổi gặp gỡ ngày hôm nay là bàn về việc đầu hàng.
Tướng Grant (bên thắng) chủ động viết những điều khoản và trao cho tướng Lee, trong đó cam kết binh lính miền Nam không bị coi là phản quốc và không phải ở tù; chính phủ coi binh lính miền Nam là những công dân bình thường nếu họ chấp hành tốt luật lệ. Sau đó ông cũng chấp nhận cho bính lính miền Nam được đem lừa ngựa về nhà để giúp gia đình.
Khi quân miền Bắc định bắn đại pháo ăn mừng, tướng Grant ra lệnh ngưng ngay lập tức. Ông nói: “Chiến tranh đã kết thúc. Giờ đây họ đã là đồng bào của chúng ta”. Ông cho rằng cách tốt đẹp nhất để bày tỏ niềm vui của miền Bắc là không vui mừng trước thất bại của miền Nam.
Sau chiến tranh, có nghĩa trang chung cho binh lính hai miền, cờ miền Nam vẫn tung bay trên nước Mỹ. Và còn nhiều tình tiết cảm động nữa. Đáng chú ý, miền Bắc nước Mỹ - phe thắng trận, phe muốn xóa bỏ chế độ nô lệ, là phe có nhiều chính nghĩa hơn nhưng lại chủ động nhún nhường.
Nó trái ngược hoàn toàn với cách đối xử của Bắc Việt với Nam Việt sau 1975:  hàng trăm ngàn người bị bắt đi tù khổ sai với mỹ từ “học tập cải tạo”; cả triệu người bị tịch thu tài sản, bắt đi vùng Kinh tế mới; đó là chưa kể những nghĩa trang của quân đội Việt Nam Cộng hòa bị cư xử tàn tệ, còn cờ Vàng đương nhiên là bị cấm.
Thế cho nên những trường hợp nhắn nhủ với người Việt tị nạn rằng: “Ở đâu cũng là người Việt Nam, phải yêu thương lấy nhau, không nên hận thù”, thì đấy là những người chẳng hiểu gì cả. Họ cầm cờ Đỏ sang Mỹ “hòa giải” trong khi đáng lẽ phải cầm cờ Vàng ra Hà Nội mới đúng. Họ nói đồng bào hải ngoại đừng “thù hằn” trong khi người ở trong nước ai ai cũng được dạy phải căm thù “Mỹ - Ngụy”. Đã thắng rồi mà còn căm thù, vậy mà bắt những người bị tan cửa nát nhà, chết trên biển cả phải yêu quý mình sao?
Quân miền Bắc nước Mỹ nhiều lẽ phải hơn mà còn nhún nhường để hòa giải, còn Bắc Việt đã sai mà lại tìm mọi cách nhục mạ người bị hại. Hòa giải phải xuất phát từ bên đã làm việc không đúng, phải đi xin lỗi người mình đã gây hại chứ không thể nào xuất phát từ bên bị hại. Nhất là bên sai nhưng lại suốt ngày ca ngợi việc làm sai ấy thì làm sao xóa đi được nỗi đau.
Xin khẳng định là: Nếu không phân biệt được đâu là bên chính nghĩa sẽ không thể có sự hòa hợp dân tộc, không thể có giải pháp dung hòa. Dung hòa thế nào, rằng “chúng tôi đã có công thống nhất đất nước, các anh hãy quên chuyện cũ đi, quên cờ Vàng đi để yêu cờ Đỏ rồi đừng thù hằn nữa” chăng?
Chỉ khi nào bên Cộng sản thừa nhận rằng “chúng tôi đã dại dột làm anh lính xung kích cho Nga và Trung Quốc khiến bao người Việt chết oan để rồi đất nước nghèo nàn và lại bước vào một thời kỳ Bắc thuộc mới. Chính chúng tôi hiện nay cũng dị ứng với cờ Đỏ vì gợi nhớ lại thứ chủ nghĩa quái thai và mang ý nghĩa là 1 tỉnh của Trung Quốc. Mãi sau này chúng tôi mới biết được rằng cờ Vàng là cờ dân tộc có từ thời vua Thành Thái. Nay chúng tôi đồng ý đổi tên nước thành Việt Nam Cộng hòa, xóa bỏ chế độ độc đảng, đưa đất nước đi theo con đường tự do dân chủ. Chỉ xin giữ lại bài Tiến Quân Ca làm quốc ca (có thể thay lời), vì nhạc sỹ Văn Cao thật ra sau này cũng chẳng ưa gì Cộng sản và bị đóng dấu phản động”, thì khi đó người Việt tị nạn mới có thể bỏ qua hết mọi chuyện để chung tay xây dựng đất nước.
Nhưng điều này chắc chắn chẳng bao giờ xảy ra, nếu không tin, hãy nhìn cái cách họ ăn mừng ngày 30/4 thì rõ.
Nguồn:https://www.rfa.org/vietnamese/news/ReadersOpinions/how-to-reconcile-05042018104504.html

Sự thật sức mạnh của ĐCSVN hiện nay

Anh Vũ, thông tín viên RFA
2013-06-18
Cờ phướn tuyên truyền cho Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP) tại Hà Nội ngày 17 tháng 1 năm 2011.
Cờ phướn tuyên truyền cho Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam (VCP) tại Hà Nội ngày 17 tháng 1 năm 2011.
AFP photo


Trong lịch sử chính trị Việt Nam, đảng CSVN là một đảng chính trị giữ vị trí hàng đầu, về cả chiều dầy lịch sử, thành tích và quy mô. Do cơ chế độc đảng, với số lượng trên 3 triệu đảng viên chiếm khoảng 3% dân số, có mặt ở mọi nơi, trong mọi tổ chức của đời sống xã hội dễ tạo cho người ta cảm giác đảng CSVN có một sức mạnh vô địch. Sự thật sức mạnh của đảng CSVN hiện nay thế nào, thông tín viên Anh Vũ đã có cuộc trò chuyện cùng Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, một cựu cán bộ an ninh, hiện là đảng viên đảng CSVN, hiện đang sống ở Sài gòn về vấn đề này.
Anh Vũ: Thưa Tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, hiện nay số lượng đảng viên đảng CS Việt Nam là khoảng 3,6 triệu người. Nhưng trên thực tế, có khoảng 50% là các đảng viên cao tuổi đã nghỉ hưu và một số đông đảng viên trên danh nghĩa đã không tham gia sinh hoạt đảng sau khi chuyển công tác. Số đảng viên không chức quyền thì chả ai quan tâm đến việc bảo vệ đảng, duy chỉ có số còn lại có chức, có quyền hoặc lớp trẻ trong lực lượng vũ trang bị nhồi sọ thì mới có ý thức về việc này. Ông đánh giá lực lượng đảng viên có ý thức bảo vệ đảng là khoảng bao nhiêu người?
TS Phạm Chí Dũng: Tất nhiên, không phải ai cũng mang ý thức bảo vệ Đảng với cùng một động cơ. Mà có những động lực khác nhau, thậm chí khác biệt hoàn toàn giữa những người được coi là cùng chung một chiến hào.
Từ nhiều năm qua, tôi thấy báo cáo của các cơ quan Đảng thường chỉ thừa nhận một số đảng viên nào đó là “không tốt”. Nhưng những năm gần đây, trước tình hình tham nhũng đã đến mức quá manh động và trầm trọng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phải cảm thán là tham nhũng và suy thoái đạo đức có thể “đe dọa đến sự tồn vong của chế độ”. Sau đó các báo cáo của Đảng mới chuyển dần từ “một bộ phận” đến “một bộ phận không nhỏ” đối với đối tượng đảng viên biến chất.
Tham nhũng trên thực tế đang trở thành quốc nạn và có nguy cơ kéo tất cả xuống hố, mà Vinashin và Vinalines là những ví dụ điển hình.
-TS Phạm Chí Dũng
Tuy nhiên cách đánh giá này thường bị dư luận người dân và ngay trong cán bộ đảng viên xem là thiếu tương hợp và cố tình che giấu sự thật.
Chỉ vài năm gần đây, có báo cáo của một số cơ quan Đảng thừa nhận khoảng 30% số đảng viên về hưu không sinh hoạt đảng.
Ở một góc độ khác, nhận định của giới quan sát và phân tích chính trị độc lập là có phần trái ngược và khác biệt lớn so với các báo cáo của đảng. Tức là có đến ít nhất 50% số đảng viên về hưu không sinh hoạt đảng, 30% đảng viên đã nhận thức về hiện trạng quá nhiều bất cập, mâu thuẫn và cả xung đột xã hội. Về việc lãnh đạo đảng xa rời thực tế, yếu kém trong công tác điều hành chính quyền - tỷ lệ này phải lên đến ít nhất 70% theo dư luận.
Hiện chỉ còn khoảng 30% đảng viên thuộc về “nhóm thủ cựu” (tức nhóm cách mạng lão thành, nhóm giáo điều, nhóm đặc quyền đặc lợi, nhóm kém năng lực không muốn ra khỏi biên chế…). Khá chua chát nhưng lại cần phải trần thuật một cách hài hước, điều được xem là “một bộ phận không nhỏ” của những nhóm này lại mang tâm lý “còn đảng còn mình”.
Đảng CS Trung Quốc - cho rằng chỉ cần giữ lại 30 triệu tấm thẻ đảng trong tổng số 80 triệu đảng viên như hiện nay. Như vậy, có thể xem rằng Trung Quốc đã gián tiếp thừa nhận trên thực tế chỉ có 30/80 triệu, chiếm khoảng 37%, là đảng viên thuộc loại “trung thành”.
Trung Quốc và Việt Nam lại có nhiều đặc thù giống nhau, đặc biệt là nền chính trị và tâm lý xã hội.
Qua đó có thể thấy, tỷ lệ trung thành với đảng ở Việt Nam vào khoảng 30% trên tổng số đảng viên hiện thời, tức chỉ khoảng 1,2 triệu người.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tỷ lệ 30% trung thành với đảng đã được giới quan sát độc lập ước tính từ những năm 2006-2007, tới nay con số đó có thể thấp hơn. Tuy nhiên, vẫn không hề có một số liệu thống kê chính thức nào từ phía các cơ quan đảng về tình trạng đảng viên xa rời đảng, hay dân gian còn gọi là “thoái đảng”.

Chất lượng đảng viên

Các bị cáo trong vụ Vinashin tại Tòa án nhân thành phố Hải Phòng hôm 27/3/2012. AFP photo
Các bị cáo trong vụ Vinashin tại Tòa án nhân thành phố Hải Phòng hôm 27/3/2012. AFP photo Các bị cáo trong vụ Vinashin tại Tòa án nhân thành phố Hải Phòng hôm 27/3/2012. AFP photo
Anh Vũ: Về chất lượng đảng viên của đảng là một vấn đề phải bàn. Đặc biệt là động cơ vào đảng của tuyệt đại đa số hiện nay là vì lợi ích cá nhân, đó là tham nhũng. Lãnh đạo Đảng CS Việt Nam cũng thừa nhận đây là một quốc nạn và là một trong những nguy cơ nghiêm trọng nhất đe doạ sự tồn vong của Đảng. Ông có đánh giá và nhận xét gì về vấn đề này?
TS Phạm Chí Dũng: Trong các báo cáo của đảng, thường tổng kết về biểu hiện 5 suy thoái về đạo đức, lối sống của đảng viên là:


Thứ nhất là suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên có xu hướng tăng cả về số lượng và phạm vi.
Thứ hai là bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, đó là chạy chức, chạy quyền, chạy chỗ, chạy lợi và chạy tội cho bản thân cho người thân.
Thứ ba, nói nhiều làm ít; nói nhưng không làm. 
Thứ tư, quan liêu, xa dân, thích nghe thành tích, ngại nghe sự thật, việc nhận xét cán bộ chung chung, thậm chí sai lệch với mức “vô trách nhiệm”. Ví dụ vụ tham nhũng và tha hóa đạo đức, lối sống của một số cán bộ đảng viên ở PMU 18 nghiêm trọng vậy mà Phó bí thư đảng ủy cơ quan Bộ Giao thông vận tải vẫn khẳng định: “Trước khi bị khởi tố, họ đều là đảng viên tốt”.
Thứ năm, tham nhũng, nhũng nhiễu dân gây hậu quả nặng nề trên nhiều mặt, không chỉ làm thất thoát tài sản, tiền vốn của nhà nước, của nhân dân mà còn dẫn tới sự hư hỏng của “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên.
Đảng cần bổ sung hai vấn đề đang diễn ra trong đảng và chính quyền, đó là sự lộng hành của Nhóm lợi ích và Nhóm thân hữu.
Đáng chú ý có các biểu hiện tàn bạo và manh động của Nhóm lợi ích và Nhóm thân hữu trong việc trưng thu đất đai ở nông thôn Việt Nam.
-TS Phạm Chí Dũng
Tham nhũng trên thực tế đang trở thành quốc nạn và có nguy cơ kéo tất cả xuống hố, mà Vinashin và Vinalines là những ví dụ điển hình. Chúng ta đang nói về vấn đề lượng và chất và mối quan hệ giữa hai phạm trù này, vì thế tôi cũng nêu ra một đối sánh mới là nợ tính theo đầu đảng viên so với nợ theo đầu người dân.
Chẳng hạn, cho đến thời điểm đổ vỡ, Vinashin có 6.000 đảng viên nhưng lại nợ đến 80.000 tỷ đồng, tức mỗi đảng viên nợ 13,3 tỷ đồng, tương đương 665.000 USD, gấp hơn 800 lần nợ công trên đầu người ở Việt Nam là 800 USD. So sánh như thế để mọi người thấy rằng những người được gọi là “công bộc của dân” có thể mang tính đại diện đến thế nào về đặc quyền, đặc lợi và tất nhiên không thể thiếu cái bị gọi là “nghiệp chướng”.
Dẫn chứng trên cũng chứng minh một nghịch lý về chất lượng đảng viên đương thời: không phải mọi đảng viên đều cùng chung một “dòng máu”, không phải đảng viên  nào cũng mang tư tưởng bảo vệ đảng xuất phát từ một động cơ, cho dù rằng trên danh nghĩa toàn bộ 3,6 triệu đảng viên đều cùng chung một chiến hào.

Sự ủng hộ của quần chúng

Anh Vũ: Sức mạnh của một tổ chức đảng chính trị dựa trên hai yếu tố cơ bản, đó là số lượng cũng như chất lượng của đảng viên. Nhưng yếu tố thứ hai không kém quan trọng là sự ủng hộ của quần chúng. Việc đảng CSVN xa rời nguyên tắc cơ bản của Chủ nghĩa Marx-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là việc lấy ruộng của người cày cho các nhà tư bản. Ông đánh giá vấn đề này thế nào?
TS Phạm Chí Dũng: Đây là vấn đề lớn nhất, nóng nhất ở Việt Nam hiện nay. Đang có một sự phân hóa rất lớn trong nội bộ Đảng, thể hiện ít nhất qua việc những đảng viên thuộc Nhóm lợi ích và Nhóm thân hữu, giữa nhóm doanh nghiệp và giới chức chính quyền địa phương, đã cấu kết chặt chẽ với nhau để sẵn lòng bóc lột nông dân và phủ nhận chính những đồng chí đáng tuổi cha mẹ của họ.
Đáng chú ý có các biểu hiện tàn bạo và manh động của Nhóm lợi ích và Nhóm thân hữu trong việc trưng thu đất đai ở nông thôn Việt Nam.
Từ những năm 2006-2007 đến nay, khoảng 70% trong tổng số đơn thư khiếu tố thuộc về lĩnh vực đất đai. Trong số đó, khoảng 70% đơn thứ khiếu tố lại chỉ mặt điểm tên nhiều vụ việc, nhiều cán bộ địa phương ăn chặn tiền đền bù.
Khi bị thu hồi đất, người dân không chỉ phải chịu mức bồi thường thấp mà còn mất nguồn thu nhập thường xuyên, thất nghiệp, sinh hoạt đảo lộn (giao thông, học hành, y tế…), không có chỗ tái định cư. Trên hết, những trường hợp dân oan đã mất niềm tin vào chế độ…
Nhưng hậu quả ghê gớm mà Nhóm lợi ích và Nhóm thân hữu gây ra không chỉ đè lên đầu dân thường mà còn áp chế với cả những cán bộ đảng viên ngay trong nội bộ.
Theo tôi những vấn đề đó là vấn đề đáng báo động, có ảnh hưởng đến ý chí, tư tưởng của các đảng viên và sự tồn vong của đảng, mà hậu quả cuối cùng là  đảng CS Việt Nam cũng khó tránh khỏi đổ vỡ. Do vậy, đảng cần phải nhanh chóng xem xét và điều chỉnh cho phù hợp trước khi quá muộn.
Anh Vũ: Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Kinh tế Phạm Chí Dũng đã dành cho đài chúng tôi cuộc phỏng vấn này.
Ý kiến (13)

haiduongvn

nơi gửi saigon
Dcsvn nen trao quyen Cho nguoi Dan tu chin Loi di Cho dat nuoc dung co giu che do muc Nat nay lam gi
18/07/2013 12:20

dân

nơi gửi hà nội
dưới góc nhìn của nhiều người dân việt nam đảng viên cộng sản không khác gì một loại dịch bệnh đang tàn phá xã hội việt nam.
23/06/2013 08:33

nguzen

nơi gửi cy
dang ta ngu hon dan ta thi lam sao malanh dao duoc xa hoi ca lu ngudau .
22/06/2013 05:03

le dân

nơi gửi San jose USA
Là một đảng viên cộng sản mà không ăn hối lộ,không tham nhũng. Thì cũng giống như một chú chó ở VN mà không biết xơi phân người.
22/06/2013 00:47

Ho Le

nơi gửi USA
CS Nga lúc tan rả có 19 triện đàng viên. cs tàu hiện có 80 triệu. VN có ba triệu chỉ là tập họp của tham nhũng, nhóm lợi ích xa rời dân là một lực lượng lổi thời sớm muộn gì cũng sẽ tự giải thể không mạnh như ta tưởng.
21/06/2013 09:
Xem tất cả ý kiến.
Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/real-power-of-vcp-06182013093402.html/

Hèn với giặc, ác với dân

Bạn đọc Danlambao - Ảnh trái là khuôn mặt đau đớn của ngư dân Lê Anh do bị bọn giặc Trung Cộng dùng gậy đánh đập đến ngất xỉu khi đang đánh cá tại vùng biển Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Từ khi hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, lính Trung Cộng đã rat tay đánh đập ngư dân VN ngày càng tàn nhẫn hơn.

Ảnh bên phải ghi lại cảnh một tên côn đồ do đảng bảo kê điên cuồng lao đến đấm mạnh vào mặt bạn sinh viên Lâm Vanda trong cuộc biểu tình chống Trung Quốc sáng ngày 18/5/2014 tại Sài Gòn. Tên mật vụ côn đồ mặc áo trắng, ngực đeo cờ đỏ sao vàng đã ra tay hết sức tàn bạo chỉ vì Lâm Vanda cầm một biểu ngữ kêu gọi hòa giải, đoàn kết có biểu tượng lá cờ vàng ba sọc đỏ của chế độ Việt Nam Cộng Hòa.
Cùng là cộng sản, cho nên Tàu cộng hay Việt cộng cũng đều tàn ác như nhau. Chỉ khác là như dân Lê Anh bị đánh bởi bọn giặc, còn bạn sinh viên Lâm Vanda bị đánh bởi chính những kẻ cùng chung một nước.
Quả đúng là hèn với giặc, ác với dân.
danlambaovn.blogspot.com

Ai đang muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại?

Các chủ nghĩa Marx








Bản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Các chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Toàn trị v.v... tiếp tục vẫn là đề tài được nhiều giới quan sát, phân tích nghiên cứu và luận bàn.

Đang có khuynh hướng một số quốc gia 'lớn và mạnh' trên thế giới muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại, trong khi việc 'tôn vinh' chủ thuyết Marx - Lenin ở một số quốc gia với Đảng Cộng sản cầm quyền thực chất chỉ là cách thức để 'tồn tại' và giữ độc quyền 'cai trị', theo ý kiến các nhà phân tích và quan sát người Việt Nam từ Pháp.
Trao đổi với BBC Tiếng Việt hôm 17/5/2018 từ Marne-la-Vallée, mạn nam Paris, Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy, nhà báo và nhà nghiên cứu, nêu quan điểm:
"Ngày nay, nhìn chung toàn thế giới, các vấn đề toàn trị đang phát triển ở một vài nước lớn, chẳng hạn như Nga hay Trung Quốc, nhưng các quốc gia cũ như ở lục địa Phi Châu, hoặc là Nam Mỹ thì nó đang giảm dần.




"Nhưng có phong trào mới là ngày nay các quốc gia trong khối Cộng sản cũ đang có khuynh hướng muốn trở lại toàn trị để giữ vững được niềm tin của dân chúng của họ."
Hậu Cộng sản - cuộc chuyển đổi 'chưa có điểm kết'
Tư tưởng Marx 'không phải là già cỗi'
5 điều đáng nhớ về Karl Marx
Khi chết Marx vẫn là người 'vô tổ quốc'
Và Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy đưa ra lý giải cho góc nhìn của mình, ông nói:
TS Nguyễn Văn Huy




Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt
Image caption Một số nước trong đó có các cường quốc như Nga, Trung Quốc đang muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại để 'thâu tóm và củng cố' quyền lực tốt hơn, theo TS Nguyễn Văn Huy (trái) từ Marne-la-Valée, Pháp
"Tại vì với trào lưu toàn cầu hóa, người dân có khả năng biết được những tin tức ngoài quốc gia của họ qua hệ thống mạng Internet, thành ra ngày nay các quốc gia lớn mà đang cố gắng tập trung quyền lực vào tay mình, như Trung Quốc và Nga, đang có khuynh hướng tập trung lại, muốn kiểm soát mọi người và muốn duy trì chính sách toàn trị."
Về Chủ nghĩa Cộng sản, trong dịp quốc tế đánh dấu 200 năm sinh của Karl Marx, nhà quan sát này nói thêm:
"Chủ nghĩa Cộng sản sau Đệ nghị Thế chiến phát triển rất mạnh mẽ, đang ở châu Âu thì có thể nói là Chủ nghĩa Cộng sản trong những năm 1940-1955 phát triển rất mạnh, nhưng từ khi khối Liên Xô đối đầu với khối Tự Do mà do Mỹ và Tây Âu lãnh đạo, phong trào cộng sản bắt đầu giảm bớt chút xíu, người ta hạn chế quyền lực của những người cộng sản.
"Đến gần đây Chủ nghĩa Cộng sản như tại Pháp đã gần như bị triệt thoái hoàn toàn và họ phải kết hợp với những tổ chức khuynh tả khác tạo một thế lực, còn thực sự Đảng Cộng sản Pháp này không còn khả năng quy tụ quần chúng nữa. Chủ trương đường lối của họ ngày nay không còn hấp dẫn người ta nữa.








Karl Marx sẽ nói gì nếu ông còn sống thời nay?

"Còn nhìn sang vấn đề khác, nhìn qua các quốc gia thứ ba, trong đó có Việt Nam, Lào, Trung Quốc hay là phía Đông Á, thì Chủ nghĩa Cộng sản chỉ nói ngoài miệng thôi, chứ thực sự tổ chức xã hội của họ ngày nay không còn gì cộng sản hết.
"Là vì cộng sản là phải đem quyền lợi cho người dân và làm sao duy trì được công bằng xã hội, mà ngày nay trong các quốc gia cộng sản ở Việt Nam, hoặc thấy như Bắc Hàn hoặc Lào, hoặc Trung Quốc, thấy rằng bất công xã hội hoàn toàn ngự trị.
"Chỉ có những người có tiền, mà có tiền trong Đảng Cộng sản, họ mới lãnh đạo, thành ra tôi thấy Chủ nghĩa Cộng sản, mặc dù người ta vẫn nói là Chủ nghĩa Cộng sản, nhưng nó đã biến thoái và nó không còn có ý nghĩa gì của thời Karl Marx đưa ra, nghĩa là mọi người đều bình đẳng và được bảo vệ như nhau trước luật pháp của một xã hội dân sự tốt," Tiến sỹ Nguyễn Văn Huy bình luận.

'Sai lầm lớn nhất'
Nhà văn Vũ Thư Hiên





Bản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt
Image caption Nhà văn Vũ Thư Hiên (trái) bình luận về Chủ nghĩa Cộng sản nhân 200 năm sinh của Karl Marx
Những điều có lẽ chúng ta phải biết ơn Marx
'Stalin trung thành với chủ nghĩa Marx'
VN: ngôn từ XHCN ngày càng giảm?
Tham khảo thêm về chủ nghĩa cộng sản
Ông tổ của CHXH yêu hai chị em một nhà
Từ Paris, nhà văn Vũ Thư Hiên đưa ra quan điểm của ông về Chủ nghĩa Marx và bình luận về điều mà ông cho là hạn chế hay sai lầm của chủ thuyết này, ông nói:




"Tôi nghĩ rằng không phải vô lý mà ở nhiều Đại học trên thế giới người ta vẫn dành ra những giờ cho việc nghiên cứu Marx và Engel, các ông ấy trong phương pháp nghiên cứu và những phát biểu của mình, đặc biệt là Marx lúc trẻ có nhiều ý kiến hay, nhưng sai lầm lớn nhất của họ sau những nghiên cứu rất kỹ càng về các vấn đề của Chủ nghĩa Tư Bản, thì lại đi đến một kết luận sai lầm là tất cả sinh ra bởi tư hữu tài sản, cái đó là sai.
"Thứ hai, và là cái sai lớn nhất, là ở trong Tuyên ngôn Cộng sản, khi ông tuyên xưng sự chuyển biến từ một xã hội bình thường mà chúng ta quen gọi là xã hội Tư Bản Chủ nghĩa, sang Chủ nghĩa Xã hội và đích cuối là Chủ nghĩa Cộng Sản, thì ông cho rằng cái đó phải được tiến hành bởi giai cấp vô sản và phải áp dụng một cái gọi là chuyên chính vô sản, thì những cái đó đã tạo ra một tệ nạn kinh khủng ở trên thế giới này.
"Tất cả các Đảng Cộng sản mà đi theo con đường đó đã để lại những di họa rất lớn, số người chết thì không thể tính trăm, tính nghìn, mà tính hàng triệu rồi, thì cái đó phải nói rằng Chủ nghĩa Marx gây ra tai hại," tác giả cuốn hồi ký chính trị 'Đêm giữa ban ngày' nói.
Khi được hỏi, nếu có những hạn chế hay điểm gây tranh cãi như vậy, tại sao Chủ nghĩa Marx, mở rộng hơn là Chủ nghĩa Marx - Lenin, vẫn tồn tại và được tôn vinh ở một số quốc gia, trong đó có Trung Quốc hay Việt Nam v.v..., nhà văn Vũ Thư Hiên nói:
Tác phẩm 'Tư bản' của Marx được trưng bày ở Trier




Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Tác phẩm 'Tư bản' của Marx được trưng bày ở Trier
"Tôi nghĩ rằng chuyện đó cũng bình thường, nó tùy vào tầm hiểu biết mà người ta tôn vinh cái này hoặc cái kia, thí dụ như tục vái những ông bình vôi treo ở các cây đa đầu làng, thì vẫn có những bà đến vái, vì vậy cho nên chúng ta có thể bằng trí tuệ nói chuyện về Chủ nghĩa Marx chứ không nên tấn công những cụ bà già đó làm gì, cái đó không xứng đáng với con người trí tuệ của thế kỷ này,
"Trong trường hợp phải nói là những người hiện nay cố gắng giữ Chủ nghĩa Marx và cộng thêm Lenin vào đấy, mà thực sự ra cái đó cũng khiên cưỡng, họ đưa vào đấy để tồn tại và giữ được quyền cai trị chứ không phải vì cái gì khác...
"Cái câu mà nói rằng 'cái gì tồn tài, cái đấy hợp lý', khái niệm hợp lý có thể ở trong một thời điểm, có thể trong một quãng thời gian, chúng ta thấy rằng nó đã từng hợp lý ở Liên Xô và các nước Đông Âu, nhưng sau đó người ta đã chứng minh là nó không hợp lý và người ta làm cái khác.
"Vì vậy nếu chúng ta nói là nếu nó tồn tại ở Trung Quốc, Việt Nam là hợp lý, thì tôi không thể chia sẻ cách suy nghĩ đó," nhà văn Vũ Thư Hiên nói BBC Tiếng Việt từ thủ đô của nước Pháp.
Mời quý vị bấm vào các đường dẫn sau đây để theo dõi một số bài vở mà chúng tôi giới thiệu trong dịp này về Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Toàn trị nhân 200 năm sinh của Karl Marx
Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/forum-44212894

Vì sao nói Cộng sản: HÈN VỚI GIẶC - ÁC VỚI DÂN

https://youtu.be/2h1GoY4C8YA 

TT Ðào Minh Quân với “Chiến lược VNCH” giai đoạn 1

 https://youtu.be/Gwi2Jmg18U8

VNCH, Thế Chiến Lược của Mỹ và CPQGVNLT với TT Ðào Minh, giaidoan2

 https://youtu.be/4wVLTMyvTFk

Công nhận Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa, Hiệp Định Paris 1973 được tái lập, Cơ hội cho VNCH Trở Lại

 https://youtu.be/MYdsj3mNMoU

Chiến lược VNCH là bảo kiếm của Mỹ và Quốc tế tại biển Ðông.

 Chiến lược VNCH là bảo kiếm của Mỹ và Quốc tế tại biển Ðông. VNCH, Thế chiến lược được các nhà Chiến lược Mỹ chọn lựa. “Chiến lược VNCH” có hai khả năng: 1) Triệt tiêu đảng cộng sản Việt-Nam. 2) Vô hiệu hóa thế chiến lược của Tàu cộng tại biển đông Dẫn đến đối đầu với lực lượng Mỹ tại Ấn độ dương và Thái Bình Dương. Vậy, “sinh lộ” nào cho đảng cộng sản Việt-Nam???!!!
https://youtu.be/Amds60fPLr4

Người Trung Quốc 'ồ ạt mua nhà giá rẻ ở VN'

  • 24 tháng 5 2018
Bản quyền hình ảnh Linh Pham/Getty Images Image caption Khách Trung Quốc đổ xô đến Nha Trang (ảnh chụp tháng 10/2017) Việt Nam, bất động sản
Giá nhà đất thấp hơn so với nhiều quốc gia láng giềng khiến Việt Nam trở thành địa chỉ hấp dẫn cho giới săn nhà Trung Quốc và Hong Kong.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (BĐHN) ngày 23/5 cho hay giá nhà tại thành phố Hồ Chí Minh hiện trung bình khoảng 2.800 đô la Hong Kong/feet vuông (khoảng 0,1 m2), chỉ bằng khoảng 14% giá nhà trung bình tại Hong Kong, hoặc bằng 18% giá nhà tại Singapore.
Giá bất động sản cao cấp ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh từ 3.000 - 6.000 USD/m2, rẻ hơn một nửa so với mức giá 7.000 - 9.000 USD/m2 cho loại bất động sản tương đương ở Bangkok và rẻ hơn 10% so với ở Hong Kong.
Thủ tướng Phúc 'muốn rà soát đất đai'
VN: 'Vướng mắc đất đai tước cơ hội của nông dân'
Mất hay không có bản đồ Khu đô thị Thủ Thiêm?
Sóng ngầm phẫn nộ của nông dân mất đất
Vì thế, Việt Nam đang nhanh chóng thu hút giới đầu tư bất động sản Hong Kong và Trung Quốc.
Người mua từ Trung Quốc, Đài Loan và Hong Kong năm 2017 chiếm 25% tổng số giao dịch của người mua nước ngoài tại Việt Nam, so với 21% năm 2016, theo số liệu của CBRE Việt Nam.
Nhu cầu mua bất động sản tại Việt Nam của người Trung Quốc trong quý đầu tiên của năm 2018 cao gấp 300% so với quý đầu tiên của năm 2017, theo ý kiến của bà Carrie Law, giám đốc điều hành của trang môi giới nhà đất trực tuyến Juwai.com, được BĐHN trích lời.
Người nước ngoài xem việc mua nhà tại Việt Nam như một cách đa dạng hóa đầu tư khi họ chỉ sở hữu tài sản hạn chế ở nước ngoài.
Ví dụ với 700 ngàn nhân dân tệ (109.781 đô la Mỹ), họ có thể mua nhà tại Việt Nam trong khi với năm triệu nhân dân tệ cũng không thể mua nổi nhà ở Úc hay Mỹ.
Giới kinh doanh nhà đất tại Việt Nam được phép bán 30% số căn hộ trong mỗi tòa nhà cho người nước ngoài vì luật cho phép người nước ngoài sở hữu căn hộ theo hợp đồng 50 năm.
Đã có nhiều tập đoàn đầu tư vào các dự án bất động sản tài Việt Nam. CapitaLand của Singapore sẽ triển khai dự án khu dân cư cao cấp De La SOL tại quận 4 TP Hồ Chí Minh, để mở bán ở Hong Kong với giá 1,8 triệu đô la HK (229,321 đô la Mỹ) cho 60-100 m2. Dự án này dự kiến hoàn thành vào quý cuối năm 2020.
Tập đoàn này đã bán được ít nhất 300 căn nhà của các dự án trước đó cho thị trường Hong Kong trong hai năm qua.
Abhinav Maheshwari, người làm việc trong ngành tài chính của Hong Kong, có vợ là người Trung Quốc, đã trả 2 triệu đô la Hong Kong để mua một căn hộ rộng 87 m2 tại TP Hồ Chí Minh.
"Chúng tôi mua nhà để đầu tư. Với sự ổn định chính trị của chính phủ xã hội chủ nghĩa, chúng tối thấy Việt Nam có khả năng phát triển giống như Trung Quốc," ông Maheshwari nói với BĐHN.
Người TQ 'gom' đất Nha Trang
Theo tờ Diễn đàn Doanh nghiệp, thời gian gần đây giá nhà ở Nha Trang tăng mạnh cho người Trung Quốc ồ ạt mua.
Tờ này cho biết người Trung Quốc đến Nha Trang qua đường du lịch, nhưng không về mà "len lỏi về các làng xã ngoại ô thành phố để mua đất, sinh sống hoạt động".
Đã xuất hiện nhiều tờ rơi rao bán nhà công khai bằng hai thứ tiếng Việt Trung ở Nha Trang.
Giá đất ở thôn Phước Lộc, xã Phước Đồng hiện là 10 triệu đồng/m2 so với 7 triệu đồng trước đây.
'Xô xát' trong vụ thi công trên đất Nhà Dòng Thánh Phaolo
Vụ Thủ Thiêm 'đã động đến các quyền của dân'
Tờ Người Lao Động cho hay người Trung Quốc 'núp bóng' người Việt để mua đất ở Nha Trang. Họ thuê người Việt Nam đứng tên để mua đất trị giá cả chục tỷ đồng.
Không chỉ mua đất ở thành phố Nha Trang, người Trung Quốc đổ xô gom nhà, đất ở các xã vùng ven như Vĩnh Thạnh, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Trung.
Ông Nguyễn Văn Phúc, Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Khánh Hòa, cho tờ Người Lao Động biết người nước ngoài được mua nhà, đất trực tiếp từ chủ đầu tư dự án nhưng không được phép giao dịch với cá nhân.
Ông cũng nói việc người Trung Quốc mua bán đất đai mà người Việt đứng tên trở nên phổ biến.
"Để ngăn chặn tình trạng này, các cơ quan chuyên trách cần tăng cường rà soát, xử lý", ông Phúc được báo Người Lao Động trích lời.
Mới đây, ông Ding Zuyu, Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn E-House Trung Quốc hiện đang có kế hoạch đầu tư bất động sản ở TP Hồ Chí Minh, đã kiến nghị để người nước ngoài nói chung sở hữu nhà mua ở Việt Nam 100 năm, thay vì 50 năm như luật hiện hành, theo tờ Thanh Niên.

Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/business-44220384

Hàng vạn người TQ bất ngờ chuyển hộ khẩu sang VN sinh sống vì nghĩ VN là của TQ
https://youtu.be/P4UE-PbApDc

 

Hàng chục ngàn công dân Hoa Kỳ Mỹ ủng hộ dự luật hồi sinh VNCH khiến Trọng Lú són ra quần

 https://youtu.be/U7ZePMaxbhE

Buồn trong chiến bại...!!





Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016


Re : Nghĩa trang quân đội Biên Hòa.

Thứ Hai, ngày 04 tháng 4 năm 2016


Re : Nghĩa trang quân đội Biên Hòa.

Re : Nghĩa trang quân đội Biên Hòa.
1 bài đăng của 1 tác giả



thi bui

29/04/2013

Xin thắp một nén hương lòng tưởng nhớ đến các chiến sĩ - đồng bào đã hy sinh cho nền độc lập - tự do của VNCH.

Phân biệt đối xử với cả mộ phần

Cọc GPMB (Giải phóng mặt bằng) cắm giữa nghĩa trang Biên Hòa. Ảnh http://letungchau.blogspot.com/
Uyên Nguyên (RFA) - Nghĩa trang Biên Hòa
Dường như, nơi nào cũng gợi lên một nỗi buồn nào đó thật khó tả. Những ngôi mộ hoang vu, cỏ cây um tùm, bia đá trơ trọi và trâu bò giẫm nát mọi thứ… Có một điều lạ là cách nghĩa trang Biên Hòa chưa đầy 30 cây số đường chim bay, nghĩa trang Lái Thiêu của người Hoa nằm cạnh quốc lộ 13 thì rất khang trang, kín cổng cao tường, có bảo vệ nghiêm ngặt, trừ con cháu người Hoa, bất kì ai cũng không được bước vào bên trong nghĩa trang dù chỉ vài mét.
Sau Tết Nguyên Đán, người ta cho xây dựng hai bệ thắp nhang ở nghĩa trang Biên Hòa để đón khách, mà khách ở đây là những sứ giả của cộng đồng Châu Âu, tổ chức Nhân Quyền quốc tế, hoặc các dân biểu Mỹ.
Sự chăm chuốt qua loa, lấy lệ của nhà cầm quyền địa phương dường như có sự tính toán, có tính phô trương cái gọi là “lượng khoan hồng của chính thể mới” hơn là lòng trắc ẩn của con người với con người, sự tôn kính đối với người đã khuất, đặc biệt là những chiến binh đã nằm xuống sau một cuộc chiến tranh dài của đất nước. Liền sau đó, không bao lâu, nhà cầm quyền lại cho phóng tuyến mở đường băng qua khu nghĩa trang Biên Hòa, những cột mốc được cắm khắp nơi trong khuôn viên nghĩa trang. Điều này cũng cho thấy rằng có một chiến dịch ngấm ngầm nhằm xóa sổ nghĩa trang Biên Hòa.
Nghĩa trang Phú Ninh
Ở nghĩa trang Phú Ninh, đây là một khu mộ cải táng từ một hố chôn tập thể ngay chùa Dương Lâm, thôn Dương Lâm, xã Tam Dân, huyện Phú Ninh. Theo những nhân chứng là những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận đánh còn sống sót thì ngày 29 tháng 3 năm 1975, hai binh đoàn Dù và Biệt Động Quân ở phía Tây Quảng Nam đã rút về cố thủ ở thôn Dương Lâm, gom quân vào chùa Dương Lâm để tìm đường thoát ra biển. Những người lính không hề hay biết là mình đang lọt vào sào huyện của đối phương, những ngọn đồi Phú Ninh đã được đặt sẵn các ụ súng nhắm vào chùa Dương Lâm.
Trưa 29 tháng 3, phía Cộng sản Bắc Việt bắc loa kêu gọi đầu hàng. Các chiến sĩ VNCH vẫn cố thủ, không trả lời. Chiều hôm đó, một đặc công Bắc Việt bò vào đến bờ rào chùa Dương Lâm thì dính mìn phòng thủ của phía VNCH. Tiếp theo sau đó là trận pháo kích nảy lửa và các du kích, bộ đội Cộng sản tấn công tứ phía. Những chiến sĩ VNCH chiến đấu cho đến hơi thở cuối cùng, bị dính pháo kích, đạn bắn tỉa và lựu đạn, đã hy sinh gần như là toàn bộ. Vài ngày sau, người dân chung quanh tìm đến chùa, đào một hố chôn tập thể sau chùa để chôn xác các chiến sĩ VNCH.
Mãi đến hơn ba mươi năm sau, ngôi chùa bỏ hoang được một trụ trì trẻ pháp danh là Thích Pháp Tánh kêu gọi các đồng đạo, Phật tử, nhà hảo tâm tìm cách soi môi, cầu hồn báo mộng để các chiến sĩ về chỉ nơi mình đang nằm. Nhà chùa cải táng, âm thầm bốc mộ tập thể, mang lên đồi Phú Ninh, chôn thành từng mộ phần riêng lẻ. Nhờ vào các thẻ bài còn nằm trong thi hài nên việc nhận dạng từng liệt sĩ cũng không khó khăn mấy.
Và, cho đến bây giờ, khu mộ liệt sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Phú Ninh vẫn được nhang khói tử tế, tuy không được gắn tên cho khu nghĩa trang, chưa có tường thành chung quanh nhưng dẫu sao, những ngôi mộ chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa ở Phú Ninh, Quảng Nam vẫn có bà con Phật tử khói nhang hằng tháng, mỗi rằm và xây dựng thêm một am thờ tập thể trước nghĩa trang. Người đến đây thăm viếng, thắp nhang không bị công an làm khó dễ.
Đây là điểm khá đặc biệt của nhà cầm quyền Quảng Nam so với nhà cầm quyền các địa phương khác.
Nghĩa trang Đồi Hoa Sim
Cổng vào nghĩa trang Trung Quốc ở Bình Dương. Hình do thính giả gửi cho RFA.
Nghĩa trang Đồi Hoa Sim ở xã Hiệp Hòa, Bảo An, Lagi – Bình Thuận thì bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, đến mùa hạ cháy trơ phơi gốc, trâu bò giẫm nát những độc bình sứ gắn bên cạnh bia mộ, người ta thi nhau xúc cát trong nghĩa trang về xây dựng, theo chúng tôi đoán là để xây dựng công trình công cộng, chứ không có nhà dân nào dám mang cát nghĩa trang về xây nhà cho mình cả. Nhiều áo quan lộ thiên giữa mưa nắng, thậm chí các hài cốt nổi lên, xương tay chân và sọ người lộ thiên. Nhìn vào, chỉ biết xót xa, đau buồn cho một kiếp chiến binh đã bỏ mình vì lý tưởng dân tộc, để rồi, cuối cùng phải phơi xương ngay trên mưa nắng quê nhà. Rất may, Soeur Nguyễn Thị Thanh Mai, Dòng Mến Thánh Giá, phụ trách cộng đoàn Đồng Tiến, đã vận động, quyên góp tài chánh để cải táng nhiều mộ về nghĩa trang của Giáo xứ.
Dường như tất cả những nghĩa trang Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đều bị bỏ hoang, trừ những nghĩa trang đã cải táng như Phú Ninh và nghĩa trang mà các Soeur qui tập trong Giáo xứ Đồng Tiến. Còn lại, có nhiều nghĩa trang đã mất dấu, mọc lên nhiều công trình, xác người lẫn lộn với đất đá, làm nền cho những ngôi nhà đồ sộ. Riêng phần nghĩa trang mất dấu, chúng tôi sẽ đề cập trong một bài viết khác.
Đến bao giờ?
Người Việt với người Việt, trước cái chết của đồng bào, đồng tộc, sao chỉ thấy dửng dưng và hờ hững, chỉ thấy phá phách, xóa sổ và san bằng phần yên nghĩ của liệt sĩ đối phương. Trong khi đó, ở Lái Thiêu, nghĩa trang rộng 400 hecta, cây xanh um tùm, có chùa, hồ nước, sân quần vợt và đài tưởng niệm, có bảo vệ nghiêm ngặt, mộ nằm thẳng thớm, khang trang của người Trung Quốc ngay trên đất Việt. Sau mấy ngày tìm cách tiếp cận, chúng tôi vào được bên trong nghĩa trang. Chúng tôi thật sự ngỡ ngàng trước sự đồ sộ, rộng lớn và nghiêm mật của khu nghĩa trang này.
Tự dưng, chúng tôi nghĩ đến thân phận người Việt Nam, cũng là người Việt với nhau, nhưng sau ba mươi mấy năm, tình anh em một nhà vẫn cứ là cừu thù, mặc dù trên ngôn từ vẫn là hòa hợp, hòa giải. Nhưng thực tế, trước cái chết, trước mộ phần của đối phương, người ta không những không biết kính cẩn nghiêng mình đúng đạo làm người mà còn đập phá, xóa sổ một cách không hề thương tâm. Và, sau ba mươi mấy năm, những cái chết mang dòng máu Việt Nam bị dày vò, giẫm đạp, không may mắn như những cái chết của người Trung Quốc tại đất nước này, họ được chôn cất tử tế, có người chăm sóc mộ phần và có nghĩa trang rộng bao la để tiếp tục duy trì phần Tổng lãnh sự âm ti của mình trên đất khách.
Đến bao giờ người Việt biết yêu thương nhau? Đến bao giờ người Việt thôi giẫm đạp lên cái chết của nhau? Đến bao giờ người Việt sống tử tế và biết nghiêng mình trước cái chết? Câu hỏi này đã bỏ ngõ suốt ba mươi mấy năm nay. Câu hỏi này sẽ rất khó trả lời trong khi Việt Nam chúng ta đang sống dưới triều đại xã hội chủ nghĩa. Vì sao lại như thế? Lại thêm một câu hỏi khác trong hàng tỉ câu hỏi về quyền làm người!
Uyên Nguyên, tường trình từ Biên Hòa, Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/discrimination-against-cemeteries-04282013082720.html

TỔ QUỐC TRÊN HẾT

Saturday, April 13, 2013


Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang lâm nguy - Tin, Ảnh Lê Tùng Châu


Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa đang lâm nguy
Lê Tùng Châu


Nhân Đạo?


Như chúng ta đã biết, ngày 7/3/2013 vừa qua, ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn dẫn đầu một phái đoàn đã viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH ở Biên Hòa (từ đây gọi là Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa)

Thông tin sau đó được lan tỏa bởi RFA, BBC và các báo Việt Nam ở hải ngoại.

Nghĩa Dũng Đài nhìn từ lối vào chính khi xưa. Bệ thờ lớn và bậc cấp vừa được xây thêm mấy ngày trước Tết Quý Tỵ 



Người ta cũng còn được đọc tiếp theo sự kiện này các tin tức, bình luận của báo giới và Blogger cho rằng, đang có các động tác được gọi là "hòa giải", "nhân đạo" của Hanoi khi bạn đọc được nhìn thấy qua ảnh các cố gắng "tôn tạo" lại Nghĩa Trang như:

- Hơn chục bậc cấp bước lên Nghĩa Dũng Đài làm bằng gạch đá cimént và ốp đá granite, vừa mới được làm vội trong 10 ngày cuối năm Âm Lịch Nhâm Thìn (trước Tết Quý Tỵ chưa đầy 10 ngày) dẫn lên một bệ đá rộng đủ chỗ cho cả chục người hành lễ ngay dưới chân "thanh kiếm cụt ngọn", 1 đỉnh nhang lớn ốp đá và bàn thờ lớn sơ sài, lộ thiên cũng được làm vội trong thời điểm nói trên.

- Khoảng giữa vòng quanh dưới chân Nghĩa Dũng Đài là 1 vòng tròn rộng vừa được trồng vội các loại hoa tầm thường, vòng hoa này ôm lấy chân "thanh kiếm cụt ngọn" nằm giữa Vành Khăn Tang vĩ đại. 1 lối đi đã cán ciment cũng ôm vòng tròn ngoài vòng trồng hoa nhưng hẹp hơn. Tưởng cũng nên biết Công trình biểu tượng kiêu hùng này đã bị bỏ hoang 37 năm qua và ngập trong cỏ và cây xà cừ do bộ đội miền Bắc trồng từ 2003 khi đến chiếm đóng ở đây. Căn nhà mà bộ đội miền Bắc xây để ở ngay dưới chân Nghĩa Dũng Đài trước đây cũng đã bị dẹp bỏ, trả lại gần nguyên vẹn cảnh quang cho Nghĩa Dũng Đài khi xưa.




các bệ thờ nhỏ ở mỗi Khu mộ

- Ngoài ra tại 8 Khu [chung quanh Nghĩa Dũng Đài là 8 Khu mộ tử sĩ đặt tên từ A tới I (không có Đ và F)], ngay lối vào, chính giữa mỗi Khu đều xây vội cuối tháng Chạp vừa qua (10 ngày trước Tết Quý Tỵ) một bệ thờ (nhỏ hơn cái ở Nghĩa Dũng Đài) ốp bằng đá, cũng với bát nhang, và 1 đĩa để đựng lễ vật trang nghiêm.

Với phần lớn người Việt miền Nam dù trong hay ngoài nước khi hay tin này, dẫu là thân nhân hay khách thăm viếng hương hồn tử sỹ quốc gia cũng không khỏi thấy tạm yên lòng khi đến viếng Nghĩa Trang, một hiện tượng kỳ lạ của "bên thắng cuộc" lần đầu sau 37 năm thù hận dai dẳng.

Niềm Vui Chưa Trọn

Nhưng niềm vui này chưa kịp trọn thì hiện nay, tức chỉ 1 tháng sau ngày viếng Nghĩa Trang của ông Lê Thành Ân, đang có những dấu hiệu báo biểu rằng, Nghĩa Trang đang lâm nguy:

- 4, 5 ngày nay, 1 toán nhân viên của Giao Thông Vận Tải huyện Dĩ An (nơi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa tọa lạc theo địa danh hành chánh của chính quyền Hanoi hiện tại) đến vòng ngoài Nghĩa Trang cắm cọc "GPMB" (giải phóng mặt bằng).

- Họ cũng vào cả bên trong Nghĩa Trang, khu D3, cắm 1 loạt cọc như thế.

- Khoảng giữa 2 hàng cọc là 22 met. Toán nhân viên này cho hay, "nhà nước" sẽ làm 1 con đường đi từ phía ngoài xa lộ Saigon - Biên Hòa đâm vào trong đất Nghĩa Trang và xuyên qua Khu D3 để đi lên Bình Dương.





cọc "GPMB" vừa được cắm mấy ngày đầu tháng 4/2013 

hàng cọc đi xuyên qua Khu D3. Hàng chữ định vị ở dưới cùng bia mộ Trung Úy Nguyễn Văn Phấn: D3 / 1 / 31 



hàng cọc đi xuyên qua Khu D3



Nhận Định

Có thể đây chỉ là 1 "Dự Án", chưa xảy ra ngay vì nhiều lý do như thường thấy tại VN nhưng điều này chứng tỏ nhà nước CS Hanoi đã ngang nhiên coi thường nơi yên nghỉ của tử sỹ quốc gia VNCH. Họ ngang nhiên phóng đường xâm hại Nghĩa Trang, đâm xuyên qua phần đất Khu D3.

Nếu việc này không được báo động cho đồng bào hải ngoại biết kịp thời để các hội đoàn quốc gia hải ngoại nhanh chóng vận động mạnh bằng nhiều cách, tỉ như thông tin cho các thế lực dân cử Mỹ ủng hộ VNCH (như TNS Jim Webb chẳng hạn) thì chẳng ai dám chắc Hanoi có chùng tay hay không khi ngang nhiên phá hủy mộ phần chiến sĩ quốc gia để làm đường đi!!!

Càng chứng tỏ chính quyền CS hiện tại vẫn giữ nguyên 1 não trạng vô nhân đạo như xưa: không coi trọng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa.

Đây là Nghĩa Trang chớ có phải là đất trống đâu mà họ ngang nhiên phóng đường đi rộng 22 met, không đếm xỉa gì tới phần mộ của bao người quá cố 40 năm qua??????

Người ta không thể không đặt câu hỏi: nếu một ngày mai đây, chế độ CS Hanoi bị sụp đổ, thì họ có nghĩ tới việc hàng hàng lớp lớp người từng là nạn nhân của các chính sách độc ác của họ 6, 7 chục năm qua xông vào phá tan Nghĩa trang Mai Dịch??? Việc đó hoàn toàn tùy thuộc vào những gì họ toan tính làm hôm nay!

Những ai quá dễ dãi và vội tin cái gọi là "nhân đạo" của CS hãy tự rút lại những gì đã tung hô vừa qua vẫn còn kịp!

LTC khấp báo từ Saigon

12/4/2013



Bài Liên Quan:

- Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ Tại Sài Gòn viếng thăm Nghĩa Trang Quân đội VNCH cũ ở Biên Hòa - tin RFA và Phụ Lục Bài, Ảnh của LTC

Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa, Tiếng Kêu Khẩn Thiết Từ Ngôi Đền Thiêng-LTC

Tin Cập Nhật về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa,

 Apr. 23, 2013


Tin Mới về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa
Sáng nay, Apr. 23, 2013, VC đã cho nhổ hết các cọc GPMB mà chúng đã cắm xuyên qua Khu D3 Nghĩa Trang vào những ngày đầu tháng Tư này.
Việc phối hợp thông báo tin tức của chúng ta đã có hiệu quả nhanh.
LTC khẩn báo từ Saigon






Lại giở trò buôn xương tử sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà

- LÃO MÓC-
 
Dẫn nhập: Năm 2013, báo Người Việt đã phỏng vấn cựu Thiếu Tá Nguyễn đạc Thành về chuyện trùng tu Nghĩa Trang Quân đội Biên Hoà. Tôi đã viết bài vạch rõ trò buôn xương tử sĩ QLVNCH của ông ta.
Nay, ông ta lại được báo NV phỏng vấn cũng về việc này. Xin đăng tải lại bài viết này để rộng đường dư luận.
 
Nguyễn Đạc Thành áo vest, VC Nguyễn Thanh Sơn áo thun vàng! Trong lịch sử công dân giáo dục của VNCH, chưa bao giờ thấy một người thắp nhang với áo thun. Điều này cho thấy sự xuống cấp tệ hại của cái gọi là chế độ xã hội chủ nghĩa.
 
Nghĩa trang với tên mới  : "Nhân Dân Bình An "
NHỮNG KẺ NHÂN DANH NHÂN ĐẠO “HÚT MÁU THƯƠNG PHẾ BINH, BUÔN XƯƠNG TỬ SĨ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA”
Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà cách đây nhiều năm đã là đối tượng khai thác và bàn tán của nhiều thành phần khác nhau, trong đó có cả cố Phó Tổng Thống Nguyễn Cao Kỳ.
Trong bài “Thắp Hương Và Thăm Viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa: Thực Tâm Hay Chỉ Là Trò Mèo Khóc Chuột?” tôi có đề cập đến đề nghị của 2 cựu Sĩ quan QLVNCH là cựu Đại Tá Vũ Văn Lộc và cựu Trung úy Tạ Chí Đại Trường với Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.
Cả 2 đề nghị của 2 vị cựu Sĩ quan QLVNCH đều bị Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng chẳng trả lời, trả vốn gì cả – dù là những đề nghị có lý, có tình!
Nhưng mới đây vụ Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà lại rùm beng lên với chuyện Nguyễn Thanh Sơn, Thứ Trưởng Ngoại Giao CSVN kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài (UBVNVNONN) đến thăm viếng và thắp nhang với cựu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành. Và kế đó, ông cựu Thiếu Tá này lại cùng đến thắp hương và thăm viếng Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà với ông Lê Thành Nhân, Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sàigòn.
Trước khi đi vào chuyện có phải ông cựu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành khoe mẽ với ký giả Đỗ Dzũng trong bài phỏng vấn “Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa việc làm nhân đạo” hay không, xin mời độc giả cùng chúng tôi tìm hiểu về một tổ chức đã ra đời trước tổ chức VAF (Vietnamese American Foundation) rất lâu là “Hội Trợ Giúp Phế Nhân Việt Nam” tức “Vietnam Assistance For the Handicap” viết tắt VNAH được thành lập năm 1991 do Trần Văn Ca, cựu Trung sĩ QLVNCH làm Chủ Tịch.
Vào ngày 25-11-1997, khi ông P. Peterson, một cựu sĩ quan Hoa Kỳ tham chiến tại VN, Đại sứ của Hoa Kỳ tại VN viếng thăm Little Saigon Nam Cali, Trần Văn Ca đã mở tiệc khoản đãi nhân dịp đó kêu gọi cộng đồng Nam Cali ủng hộ cho tổ chức từ thiện của ông ta, nhưng Trần Văn Ca đã hoàn toàn thất bại vì ông ta đã không minh xác được là đối tượng nào ở bên VN được hưởng chương trình của ông ta. Đã thế, nhiều tài liệu lúc đó cho thấy Trần Văn Ca được CSVN hỗ trợ hết mình qua việc Thứ Trưởng Văn Hoá Thông Tin cho phép Đoàn Ca Múa Trung Ương hợp với Đoàn Thanh Niên CS Hồ Chí Minh yểm trợ văn nghệ cho ông Ca nhân Ngày Thế Giới Chống bệnh AIDS cũng như giấy ban khen của “Đại sứ Mò Sò” của VC là Lê Văn Bằng tuyên dương Trần Văn Ca là người hoạt động rất tích cực.
Cách đó một năm, ngày 13-3-1996, Trần Văn Ca đã cùng với Hội Thiện Nguyện Y Tế Giáo Dục (Health and Education Volunteers) của Thượng Nghị Sĩ Patrick Leahy tổ chức một buổi tiếp tân tại trự sở Thượng viện để gây quỹ cho chương trình giúp đỡ tay chân giả do hội VNAH của Trần Văn Ca thực hiện tại VN từ năm 1991.
Sau đó, vào khoảng năm 2006, Hội Trợ Giúp Phế Nhân VN của Trần Văn Ca đã tổ chức Đại nhạc hội Vòng Tay Nhân Ái tại San José; nhưng đã hoàn toàn thất bại và gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng.
*
Trong bài phỏng vấn “đưa banh” của báo Người Việt (lại báo Người Việt) người ta thấy ông cựu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành (NĐT) đã tự mâu thuẫn khi lớn tiếng rộng họng ca tụng “tính nhân đạo” của ông Nguyễn Thanh Sơn (NTS), Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao VC kiêm Chủ Tịch UBNVNONN:
“Việc ông NTS có mặt đã nói lên tính nhân đạo, ông đã ủng hộ, ông ủng hộ việc nhân đạo, chứ không ủng hộ vấn đế chính trị” (sic!).
Xin được hỏi ông NĐT: “Ông đâu có ở trong ruột (già) của ông NTS mà ông biết là “ông NTS ủng hộ việc nhân đạo, chứ không ủng hộ chuyện chính trị”?
Là một cựu Thiếu Tá QLVNCH, là một cựu tù “cải tạo”, chẳng lẽ ông cựu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành không biết là đối với người cộng sản thì các sinh mệnh văn hóa, xã hội, kinh tế… đều nằm trong sinh mệnh chính trị.
“… Mình cứ đưa vấn đề chính trị vô nghĩa trang Biên Hoà, rồi mình lợi dụng để mình chửi, nói này nói kia, thì đương nhiên, nếu mình là người cầm quyền trong nước, mình cũng khó chịu, và mình cũng có thái độ thôi. Mình phải công bằng như vậy.”
Thấy ông cựu Thiếu Tá NĐT bênh vực “người cầm quyền” của CSVN còn hơn cả chúng nó bênh vực chúng nó mà tội nghiệp!
Càng tội nghiệp khi nghe ông ta bốc phét: “Từ 40-50%. Những cây lớn đã nhổ hết rồi, những con đường đã xong rồi, và trồng bông như chúng tôi muốn…”
khi phóng viên báo NV “đưa banh”: “Cho đến giờ phút này, mình xây dựng được phần nào, tới đầu rồi, ông có thể nói sơ sơ được không?”
Ông cựu tù “cải tạo” Nguyễn Đạc Thành cứ làm như những hàng cây bạch đàn mà bọn CSVN nó cố tình trồng để những rễ bàng của loại cây này ăn sâu vào và phá hoại bên dưới 16.000 ngôi mộ của các tử sĩ QLVNCH ở Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là loại “cỏ đuôi chó” nên ông “muốn nhổ” là bọn VC nó phải… nhổ!
*
Trước khi có kết luận về bài viết này và những việc làm của cưu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành, chúng tôi xin ghi ra đây 2 ý kiến về việc làm của ông Thành:
– Ý kiến thứ 1:
“Tôi không thấy được những hình ảnh được phổ biến vừa qua về Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà là một điều mừng và ngược lại có nhiều lo lắng:
-Nghĩa Trang Quân Đội (NTQĐ) không còn là NTQĐ nữa mà là Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An.
-Bức Tượng Thương Tiếc đã bị giật đổ.
-Biết được hành vi thâm độc này và sự tráo trở của VC, những thân nhân của các tử sĩ đã tìm mọi cách di dời người thân, nay VC lại “tạo điều kiện dễ dàng” cho thân nhân di dời!?
Tôi nghĩ ông Thành đã lọt vào bẫy của tụi VC và kéo theo nhiều người khác trong đó có bạn trẻ Tuấn Lê của chúng ta! Ông đã đồng lõa với tụi VC để lập lờ đánh lận trong việc trùng tu NTQĐ.
Chắc chắn ông Thành biết việc VC đã đổi tên NTQĐ nhưng vẫn dùng tên NTQĐ để kêu gọi sự trùng tu của người Việt hải ngoại, các thân nhân của tử sĩ từ nước ngoài.
Nhưng sau khi đã trùng tu, kết thúc công trình, quý vị có nghĩ rằng những ngôi mộ của các tử sĩ VNCH sẽ bị đuổi đi hết (tạo điều kiện dễ dàng), những ngôi mộ không có thân nhân sẽ bị san bằng như những nghĩa trang đã bị giải tỏa vì đây là ‘Nghĩa Trang Nhân Dân”. Quí vị cãi vào đâu được. Người sống còn đi tù cho đến chết thì người chết có nghĩa lý gì?! Trò lật lọng tráo trở của VC từ bao nhiêu năm qua quý vị không nhìn ra sao? Từ đó hãy suy ra công hay tội của những việc ông NĐT làm…” (Trích đoạn ý kiến của bà PML, Úc Châu trên diễn đàn Phố Nắng).
–Ý kiến thứ 2:
“Con cám ơn chú Lão Móc. Ít ra có người chịu viết như chú. Cháu thiết nghĩ 6 tấm hình đang nằm trên bàn thờ nhà cháu với bộ quân phục oai nghiêm của người lính VNCH có bò ra khỏi lòng đất đập cho cháu một trận nếu cháu có ý định mọp mặt xuống xin xỏ bọn quỷ đỏ cho cháu tu bổ lại Nghĩa Trang Quân Đội. Còn các vong linh của các anh hùng tử sĩ trong nghĩa trang ấy họ có bị cái đám người già hai thứ tóc lại sỉ nhục họ và sỉ nhục sự hy sinh của họ không thưa chú?
Xin thay mặt người bác người bác cuối cùng vừa qua đời của cháu chưa đầy 30 ngày với bộ quân phục của người lính VNCH trong gia đình cháu cám ơn chú”. (Email của một người ký tên Thu Trang gửi bề BBT Diễn đàn BaCayTruc).
Trong trường hợp ông NĐT chê bai không trả lời hai vị phụ nữ, một già, một trẻ vì trong bài “phỏng vấn đưa banh” của báo NV, ông Thành đã “sút thẳng cẳng” vào những vị này, như sau:
“…Đừng để cho những người không có một ngày lính nào, không có sự hy sinh nào và nhờ sự hy sinh xương máu này, mà họ có mặt ở bên đây, nói lên những điều trái với đạo đức lương tâm của con người, để làm cho công việc này của chúng ta bị ngưng đọng.
Đó là những điều tôi muốn nói, đó là danh dự của người lính đối với người lính” (Trích bài “Trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà là nhân đạo” của báo NV).
Theo thiển ý của tôi: hai vị này đã nói lên Lẽ Phải và Sự Thật, những điều “hợp với đạo đức lương tâm của con người”; nhưng dĩ nhiên những điều này trái với ý của ông NĐT. Và ông cũng khó mà trả lời.
-Riêng ý kiến của tôi, Lão Móc (Nguyễn Thiếu Nhẫn), một cựu sĩ quan QLVNCH “đã có hy sinh”: ở tù VC qua 8 trại tù “cải tạo” từ Nam ra Bắc, vượt biên tàu gặp hải tặc 2 lần, tôi đã có ý kiến trong bài viết “Thắp Hương và Thăm Viếng Nghĩa Trang Biên Hòa: Thực Tâm Hay Chỉ Là Trò Mèo Khóc Chuột?”
Nay, với bài viết này, tôi xin khẳng định hai ông Trần Văn Ca và Nguyễn Đạc Thành là “những người đã nhân danh nhân đạo hút máu thương phế binh và buôn xương tử sĩ QLVNCH”!
– Ông Trần Văn Ca, cựu Trung sĩ QLVNCH với “Hội Trợ Giúp Phế Nhân VN” đã “hút máu thương phế binh QLVNCH” với sự yểm trợ đắc lực của Thứ Trưởng Thông Tin Văn Hoá VC, “Đại sứ Mò Sò” Lê Văn Bằng, Thượng Nghị Sĩ Patrick Leahy của Hoa Kỳ đã giúp được VC hưởng trọn số tiền 33 triệu đô-la trợ giúp thương phế binh 2 miền trong cuộc chiến từ tay Bộ Trưởng Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ trao cho Đại Tướng VC Phùng Quang Thanh.
– Cũng như ông Trần Văn Ca, ông cựu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành với dịch vụ “buôn xương tử sĩ QLVNCH” trong dịch vụ tu bổ “Nghĩa Trang Nhân Dân Huyện Dĩ An” với sự yểm trợ đắc lực của Thứ Trưởng VC Nguyễn Thanh Sơn, ông Lê Thành Nhân, Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sàigòn và một số người khác; nhưng ông lại lớn tiếng qua hai cái loa là “Đài RFA” và nhật báo “Người Việt chống Cộng… Đồng” lúc nào ông ta cũng ong óng cái họng là “Nghĩa Trang Biên Hoà” của “Quân Đội Nam Việt Nam”. Xin hỏi ông Nguyễn Đạc Thành: “Quân Đội Nam Việt Nam là quân đội nào?” Theo tôi biết, những binh sĩ của QLVCH từ “deuxième cùi bắp” tức “binh nhì đi lên Đại Tướng” đều hãnh diện với danh xưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà mà mình đã phục vụ!
Qua bài phỏng vấn cò mồi của nhật báo Người Việt với những lời tuyên bố huênh hoang, khoác lác viện cớ “làm chuyện nhân đạo không dính líu gì tới chính trị”, ông cựu Thiếu Tá QLVCH Nguyễn Đạc Thành hiện nguyên hình chỉ là một lá bài trong canh bạc tráo bài ba lá là Nghị Quyết 36 của những tay tráo bài nhà nghề – không hơn, không kém!
*
Hình như có cái huông!
Nhân vật nào được nhật báo Người Việt phỏng vấn, tung hô rốt cuộc cũng lòi mặt mẹt:
Hết Hoàng Duy Hùng “vỡ trận trực diện -đối thoại” với Nguyễn Thanh Sơn đến nhà báo VC Huy Đức “vỡ trận Bên Thắng Cuộc”.
Qua bài phỏng vấn cò mồi “Trùng tu Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà” của báo Người Việt ông cựu Thiếu Tá QLVNCH Nguyễn Đạc Thành hiện rõ khuôn mặt của “kẻ nhân danh nhân đạo buôn xương tử sĩ QLVNCH” trong canh bạc Nghị quyết 36 của CSVN!
Qua bài phỏng vấn của báo Người Việt, ông cựu Thiếu tá Nguyễn Đạc Thành đã là một lá bài bị cháy – như Nguyễn Phương Hùng, Phùng Tuệ Châu, Đinh Viết Tứ, Hoàng Duy Hùng và bọn bồi thần.
Không hơn, không kém!

LÃO MÓC
tieng-dan-weekly.blogspot.com
Posted by
Nguồn: http://tieng-dan-weekly.blogspot.com/2016/01/lai-gio-tro-buon-xuong-tu-si-quan-luc.htm

NHỮNG SỰ THẬT VỀ NGHĨA TRANG QUÂN ĐỘI BIÊN HÒA
* Bài của Phong Thu- Bái 1

Từ việc anh Đỗ Ngọc Vinh lần đầu tiên trở về Việt Nam thăm viếng nghiã trang QĐBH sau 30 xa quê hương, QGNT Heritage đã ra đời. Tìm lại mồ mả của cha anh luôn là niềm mơ ước của anh em QGNT Heritage. Ngày 10 tháng 5 năm 2007, anh Đỗ Ngọc Vinh, Nguyễn Hà, Nguyễn Linh đã mạnh dạn vào toà Đại Sứ Cộng Sản Việt Nam tại Thủ Đô Washington D.C gặp người đại diện để trình bày việc trùng tu nghiã trang QĐBH. Sau đó, các anh cũng đã trao thỉnh nguyện thư cho ông Nguyễn Minh Triết (Chủ Tịch nhà nước Việt Nam). QGNT Heritage đã tiến hành những bước chuẩn bị và hành động mà không một tổ chức nào ở hải ngoại dám làm, luôn cả việc hứng chịu những oan khuất, vu khống, chụp mũ từ phiá những người cùng chung chiến tuyến. 
Bất chấp sự vu khống, mạ lị, cuối tháng 10 năm 2007 anh Nguyễn Linh đã trở về Việt Nam dãy cỏ và đắp lại một ít mộ trong nghiã trang. Việc tiến hành trùng tu nghiã trang đã chựng lại do tình hình biến động chính trị trong nước và những khó khăn mà một số phần tử ở hải ngoại muốn tìm credit cho băng nhóm mình đã tiếp tục đánh phá QGNT Heritage.
Gần một năm qua, QGNT Heritage vẫn im lặng để theo dõi tình hình trong nước và cân nhắc cẩn thận để tìm hiểu rõ hơn về tình hình nghiã trang QĐBH. Bởi trăm nghe không bằng một thấy, chúng tôi muốn thấy tận mắt, nghe tận tai và tiếp cận với sự thật mới có thể hành động đúng mà không phải ân hận về sau. Trong tất cả các anh chị QGNT, tôi là người hiểu rõ tỉnh Bình Dương. Dù rất bận rộn với công việc công ty, công việc gia đình nhưng tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đã nhận một sứ mệnh quan trọng là trở lại Việt Nam để gặp trực tiếp chính quyền địa phương và xin giấy phép trùng tu lại toàn bộ nghiã trang QĐBH. Mười mấy năm qua, tôi chưa bao giờ rời gia đình và các con trong ngày lễ Giáng Sinh. Cây Noel năm nay không có bàn tay tôi treo đèn, kết hoa và quà Noel không ai gói cho các con. Nhưng tôi không thể quên nhiệm vụ trả ơn cho những người đã khuất. 
Chúng tôi trở lại Việt Nam vào lúc nửa đêm ngày 12 tháng 12 năm 2008. Dù 2 ngày đêm liên tiếp không ngủ, nhưng sáng hôm sau anh Đỗ Ngọc Vinh đã có mặt tại nhà tôi. Cùng đi với anh là một QGNT trong nước. L, một người bạn lâu đời của tôi ở Việt Nam cũng nhiệt tình nhập cuộc. Tôi hỏi L rằng anh không có cha anh chôn trong nghiã trang, đi với chúng tôi có sợ bị vạ lây không? L cười đáp “Có gì phải sợ. Con người nào cũng chỉ chết có một lần. Sống mà hèn nhát cái gì cũng tính toán lợi hại, cái gì cũng sợ thì chết quách cho xong.” Bên cạnh tôi là một nhóm bạn sống bằng tình người và sẵn sàng giúp đỡ tôi khi cần thiết. Họ đã cư xử và sống có tình nghiã với tôi hơn 30 mươi năm. Cảm ơn Trời đã ban tặng cho tôi những tấm lòng vàng.
Từ Quốc Lộ 1 Biên Hoà nay đổi tên là xa lộ Hà Nội, quẹo vào một con đường nhỏ sẽ dẫn đến nghiã trang QĐBH. Nếu bạn đi lạc thì nên hỏi thăm những người lớn tuổi. Nhưng có người biết và có người không. Những người trẻ tuổi sống gần đó có khi họ cũng không biết nghiã trang nằm ở đâu, và đôi khi họ sẽ chỉ bạn đến nghĩa trang liệt sĩ. Nghiã trang liệt sĩ thì nhiều vô kể và xây rất khang trang. Người ta đã lãng quên nghiã trang QĐBH một thời vang bóng. Nó đã chìm khuất trong lớp bụi thời gian và chôn vùi trong nỗi buồn mất nước của người dân Miền Nam Việt Nam. Ngay cả những người ngày xưa sống bình an, cơm no áo ấm, hưởng biết bao bỗng lộc của chế độ VNCH. Họ chưa bao giờ biết hy sinh một giọt máu nào để bảo vệ Miền Nam, họ vẫn làm ngơ, quên lãng những người đã chết cho họ được sống giàu sang, quyền thế. Và ngày nay, họ còn tự tạo cho mình những danh xưng cao quý để tiếp tục đòi lãnh đạo người khác.
Chiếc xe chúng tôi chạy bon bon vào con đường nhỏ. Càng vào trong đường càng thu hẹp, bụi bay mù mịt. Khi qua khỏi một cái nhà máy, chúng tôi nhìn bên tay trái thấy một ngọn đồi cây cối um tùm, quẹo trái sẽ gặp Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ. Nếu quẹo phải chạy qua trung tâm Quân Khu 7 chiếm đóng nay đổi tên là trường Cao Đẳng sẽ gặp cái Đình Thần của xã Bình Thắng. Vào sâu một con đường chật hẹp độ 50 thước, nhìn bức tường xây bằng gạch đất, màu đen xỉn, trên có giăng kẻm gai, chúng tôi nhìn kỷ mới tìm thấy nghiã trang QĐBH. Trước cổng gạch đá ngổn ngang. Bên trái một cái lò gạch đổ nát còn xót lại một ít gạch ống đỏ au. Bên phải là căn nhà nhỏ có tấm bảng treo “Ban Quản Lý Nghiã Trang” và phiá dưới có hàng chữ Nghiã Trang Nhân Dân Bình An”. Trước cửa có tấm bản màu xanh dương ghi rõ “Nghiã Trang Nhân Dân” và những quy định dành cho người vào thăm viếng mộ. Trên tường có treo Bản Nội Quy
(Xin Xem hình 496, 497).

Hình 496   Hình 497
Chúng tôi bước xuống xe và cố gắng tìm Ban Quản Trang. Một người đàn ông trạc 45 tuổi đang nằm trên sàn nhà ngủ ngon lành, nghe tiếng chúng tôi nói ông thức giấc. Chúng tôi nói với ông là muốn vào thăm nghĩa trang, ông gật đầu không nói gì. Nghiã trang đó sao? Bao nhiêu năm người ta nhắc đến, bàn tới, bàn lui, giành giựt credit cho mình, chửi lộn nhau như phường vô học nhưng sự thật về nghĩa trang ít ai biết rõ. Nhiều người đã nói với tôi rằng những kẻ vô ơn thì nhiều, người có tấm lòng thì ít. Nếu bạn mời họ về Việt Nam du lịch, du hí, ăn chơi, đàng điếm thì họ sẽ ùn ùn kéo nhau đi. Nhưng nếu bảo họ vào nghiã trang thắp nhang, thăm viếng thì họ lắc đầu e ngại. Họ sợ tốn tiền, tốn thời gian, công sức và còn sợ bị chính quyền Việt Nam để ý không cho về Việt Nam kiếm tiền, ăn chơi, khoe giàu sang... trách chi những người sống ở Việt Nam. Ngay cả ông Vũ Văn Lộc và băng nhóm của ông ngồi mát ăn bát vàng ở hải ngoại, gào thét, hô hào tảo mộ sửa sang nghiã trang. Nhưng hơn 15 năm qua, nghiã trang vẫn chỉ là những nấm mộ hoang tàn, xơ xác. Nhóm cuả ông Vũ Văn Lộc đã làm gì trong nghiã trang nầy 15 năm qua? Làm cỏ vài nơi... rồi năm sau lại làm cỏ vài nơi (đa số gần đường đi) rồi hò hét, rồi viết bài “NỔ NHƯ BOM NGUYÊN TỬ”, rồi dùng cái mác Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà (không phải ai mặc áo nầy cũng đều là người tốt, đáng để con cháu như chúng tôi kính trọng) để phô trương thanh thế, mang cái nghiã trang và cái nhà bảo tàng đem khoe tứ phương... Tôi nghĩ, ông Vũ Văn Lộc và ông Nguyễn Tường Thược, ông Thế Phương nên một lần vào nghĩa trang để không phải ngồi một chỗ đoán mò và nói dóc. Những người viết bài chửi bậy trên Take2tango cũng nên bỏ tiền túi như chúng tôi về VN để xem nghiã trang ra sao. 
(Xin xem hình 027, 028, 035, 037, 465, 466, 468, 472, 476, 491)

Hinh 027   Hình 028
Hình 035  Hình 037
Hình 465  Hình 466
Hình 468  Hình 472
Hình 476  Hình 491
Nghiã trang vẫn chìm trong hoang sơ. Những vạt cỏ nâu khô, cháy xém, cao ngang thắt lưng che phủ mộ chí. May là có những hàng cây xanh được trồng trải dài từng lô đất bao quanh mộ chí nên đã che nắng che mưa, che bão tố cho những người xấu xố. Năm vừa qua, ông Vũ Văn Lộc đã viết hàng loạt bài nói về nghĩa trang QĐBH. Trong bài “Nghiã Dũng Đài Tại Nghiã Trang Quân Đội” ông viết “Hiện nay ông Thu, nguyên là một sĩ quan Quân Nhu, theo đặc san của ngành nầy cho biết, đã trở về Việt Nam để tìm cách thực hiện lại bức tượng Thương Tiếc. Ngoài bức tượng kể trên, trên con đường chính xuyên tâm, lên dốc cao, phải qua cổng Tam Quan, một công trình xây cất giản dị, bề thế, và rất chân phương. Giưã cảnh hoang tàn rêu phong hiện nay, Cổng Tam Quan vẫn giữ được nét vững vàng và gần như nguyên vẹn...”. Hay trong một bài khác mang tựa đề “Nghiã Trang Quân Đội Biên Hoà, Chuyện Kể Từ Đầu”, ông đã khoe “Năm 1994, cơ quan IRCC, Inc. bắt đầu cho người về thăm lại nghĩa trang và ghi nhận phần lớn còn tồn tại nhưng rất hoang phế. Một trung tá công binh đã đi một vòng đem về các báo cáo sơ khởi. Chương trình dự án tảo mộ hàng năm bắt đầu từ cuối năm 1997 với các điểm chính: Làm dưới hình thức thân hữu gia đình từng toán nhỏ. Giúp phương tiện cho anh em thương phế binh Sài Gòn thực hiện. Khích lệ Việt kiều về thăm và sửa sang phần mộ thân nhân.
Phần mộ vô danh được làm cỏ, sơn quét lại, dựng mộ bia. Cổng Tam Quan và Ðền Liệt Sĩ cũng đã được dọn dẹp. Tuy nhiên chỉ làm từng phần và làm nhiều lần. Chương trình tảo mộ đã hoàn tất qua các năm Mậu Dần (1998), Kỷ Mão (1999), Canh Thìn (2000), Tân Tỵ (2001), Nhâm Ngọ (2002) và tiếp tục cho đến năm 2006 vừa qua. Những năm sau này khó khăn hơn nhưng thật ra đối với người lạ ghé qua thường trở ngại.
Ông Vũ Văn Lộc chưa một lần đặt chân đến viếng thăm nghiã trang để tận mắt nhìn thấy sự tàn phá và đổ nát của Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ. Tất cả các chữ viết khắc phía trên và hai bên cổng đã bị xóa hoàn toàn không còn đọc được. Những bệ đá bao quanh cổng đã bể ra từng mảnh nhỏ. Những bậc tam cấp dẫn lên Đài Tử Sĩ mốc meo, cỏ mọc um tùm, rêu phong, đầy rác rưỡi. Hơn ba mươi năm không tu bổ, chăm sóc, những vòng đay, bệ đá chạm trổ công phu đã bể nát. Nóc Đền Tử Sĩ ngói đã bể, cũ kỷ rêu phong nhưng vết sơn, vôi mờ ảo vẫn in dấu một thời vàng son của nó. Nền gạch có ai đó lau chùi nên vẫn mới và sáng bóng. Cửa ra vào mở toang và gãy đổ. Trên tường ai đó đã viết những hàng chữ bằng than đen nguệch ngoạc. Một chiếc võng mắc giữa 2 cột đền. Bên trong đền, hai cái bàn có bày hoa quả, nhang đèn, hương khói và những chiếc ly nho nhỏ. Ai đang sống ở đây? Có lẽ là một kẻ vô gia cư nào đó không nơi trú ngụ đã tìm đến chốn đền thờ hoang vu nầy để trú thân. Ban ngày đi kiếm sống, ban đêm về đây ngả lưng tìm giấc ngủ. Họ vẫn kiêng sợ người chết nên đã cúng bái nhang đèn xin tá túc. Chúng tôi nhìn thấy một bộ đồ nhà tu phơi trên sào bay phất phơ. Tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đi vòng quanh Đền Tử Sĩ, đi lần xuống bậc tam cấp phía sau. Những bậc tam cấp bằng đá vững chắc, đầy cỏ bao phủ vẫn còn nguyên nét cũ. Nhưng con đường dẫn đến trung tâm nghiã trang đã bị cắt ra nhiều mảnh nhỏ. Một con đường bao quanh và nhà cửa, nhà máy mọc lên đã cắt hẳn Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ ra khỏi nghiã trang. Nơi đó chỉ còn lại một ngọn đồi cây cối hoang vu đã che khuất một công trình kiến trúc tinh xảo mang dấu ấn lịch sử của cuộc nội chiến khốc liệt, đẫm máu và nước mắt. 
(Xin xem hình minh họa 319, 320,321,323,448,449,450,451,455, 456, 457, 458).

Hình 319   Hình 320
Hình 321  Hình 323
Hình 448  Hình 449
Hình 450  Hình 452
Hình 457  Hinh 458
Còn bao nhiêu người nhớ đến nắm xương tàn nằm trong lòng đất lạnh. Xương máu ai đã đổ xuống cho bao người được sống nay cũng chỉ là một con số không vô nghiã. Tôi đi trong đau xót, ngậm ngùi, tôi đi trong sự câm lặng để hình dung những hình dáng và bước chân cuả họ hiện về trong giấc ngủ của tôi cách đây hai tháng. Tôi vẫn còn nhớ khuôn mặt người đàn ông thon nhỏ, nước da ngâm đen, ngồi xoay mặt lại phiá tôi. Mái tóc anh cắt ngắn, miếng thẻ bài trên cổ đong đưa. Một người đàn ông khác mắt to, mũi cao, tóc quăn cứ nhìn tôi cười. Một đứa bé gái trạc năm tuổi đuổi theo sau lưng tôi, mặt tròn, tóc dài nửa lưng, mặc áo trắng cổ lá trầu, quần đen... Tôi còn hình dung ra được một đoàn người toàn đàn ông đi rầm rập trong đêm. Họ cười nói rộn ràng. Họ đi đâu và về đâu trong giấc ngủ của tôi? Họ đang chờ tôi trở về thăm? “Nầy Thu, em nhìn kìa, những ngôi mộ không còn bia, không còn tên, chỉ còn một nắm đất”- L thì thầm bên tai tôi. Tôi trả lời “Em đã nghe và đã nhìn thấy trong những bức ảnh bạn em chụp năm vừa qua. Nhưng không thể hình dung nó lại tồi tàn đến như vậy. Người chết rồi vẫn bị đày đoạ”. Anh Đỗ Ngọc Vinh đi về hướng khác trong nghiã trang. Anh vẫn lo sợ bị bắt giữ, bị tịch thu máy ảnh...v..v... Tôi và L bình thản lội vào các phần mộ để chụp hình. Có những ngôi mộ mới đắp đất còn mới, đã được cắm một tấm bia bằng gổ. Những đóm lửa vàng vọt quyện những làn khói trắng từ những vạc cỏ cháy xém bay lên giữa buổi trưa oi bức, nóng hầm hập. Một thanh niên cao lớn đi mô tô đến gần chúng tôi và hỏi “Cô chú đi thăm mộ người thân phải không?”. Tôi đáp “Vâng, chúng tôi tìm mộ người thân. Anh có làm trong đây không?”. Anh hiền hậu nhìn tôi nói “Em làm trong nghiã trang nầy tử nhỏ nên biết nhiều về nghiã trang. Có ai mướn làm cỏ thì làm. Có khi mướn làm một cái thấy mấy cái kế bên không ai làm cỏ thì cũng làm luôn”. Tôi hỏi “Ai đã đắp những ngôi mộ gần đường đi vậy?” Anh đáp “Bà con xung quanh. Họ đi cúng, cầu siêu ở ngôi Đình Thần kế bên rồi tới đây làm cỏ để làm phước. Còn nhiều lắm cô ơi!”. Sâu bên trong không ai lội tới được nên cỏ cao hơn ngực. Nhiều ngôi mộ chìm khuất trong đám cỏ voi, cỏ dại. Đi sâu vào trong mới thấy hàng hàng lớp lớp những ngôi mộ không còn một tấm mộ bia để biết tên người chết. Đây đó, nổi lên một vài ngôi mộ đã được xây cao bằng gạch bông trông khang trang nhưng làm tăng thêm sự tồi tàn, thảm hại của hàng chục ngàn ngôi mộ khác bao quanh. Vòng đai của nghiã trang đã bị thu hẹp đáng kể. Ban Quản Trang cho biết khoảng 20 ha đất. Những nắm mồ được bao bọc bởi một bức tường xây theo vòng tròn của Nghiã Dũng Đài. 
(Hình minh họa 002, 004, 007, 009, 012, 474, 475, 477).

Hình 002  Hình 007
Hình 004  Hình 012
Hình 009  Hình 474
Hình477  Hình 475
Con đường dẫn vào Nghiã Dũng Đài sụp lở trông xơ xác, tiêu điều. Anh Đỗ Ngọc Vinh và anh P đi về hướng khác. Tôi và L khó khăn lắm mới leo lên Nghiã Dũng Đài. Bậc tam cấp bao quanh chỉ còn trơ lại nền đất và cỏ dại. Từng vạc cỏ đã bị đốt cháy đen xạm. Vành khăn tang bao quanh đen đuá mốc meo. Nghiã Dũng Đài là một thanh kiếm của người anh hùng thất trận đã gãy ngọn. Nó được đúc bằng ciment cốt sắt nên chỉ có đặt bom mới phá nổi. Thân kiếm có bốn cánh, với những đường sọc xếp từng nếp nhỏ, đan lại vững chắc hướng thẳng về phía ánh nắng mặt trời. Những dãy phòng trên Nghiã Dũng Đài, cửa sơn màu xanh lá cây đã được khoá kín. Nơi đây những toán bộ đội của Quân Khu 7 canh giữ nghĩa trang nay đã dọn đi. Tôi đặt bàn tay sờ lên chân thanh kiếm để biết độ cứng và sự vững chắc của nó. Xung quanh hoang tàn không có sự sống, chỉ có hai cây hoa sứ trơ trụi lá còn nở được một vài cánh hoa lẻ loi, cô đơn giưã hoang vắng, tịch liêu. Bên tai tôi tiếng nói của L “Ngày xưa  trên đó có chạm khắc những cái phù điêu rất tinh xảo và đẹp. Nó đã bị phá nát hết. Tôi hỏi “Anh đã từng lên đây”. L gật đầu “Lên đây rất nhiều lần. Tất cả những ai sống gần Sài Gòn, Đồng Nai đều có một hai lần ghé ngang đây. Chiến tranh mà em. Kẻ còn người mất, kẻ được người thua. Ai mang danh nghiã gì cho ý thức hệ của mình đều để lại vết thương cho đất nước và dân tộc. Chúng ta đều là người Việt Nam. Chiến tranh đã lùi xa quá rồi. Ngay cả thế hệ của anh và em cũng đã gần hết một đời đau thương rồi”. Tôi và L đi vòng quanh Nghiã Dũng Đài và gặp một hố sâu rêu phong đầy nước và một cái bàn thờ nhỏ bằng gổ đã mục nát, ngã gục. Tôi không biết nơi nầy có mộ phần của ai chôn nơi đây, sao hình dạng như mộ huyệt ai đó vừa mới quật lên. 
Ông Nguyễn Văn  Đức và ông HuỳnhVăn Côn, hai người trong Ban Quản Trang đã trò chuyện với chúng tôi và cho biết Ban Quản Trang mới tiếp nhận nghiã trang từ tháng 5 năm 2007. Đến nay đã hơn một năm, Huyện Uỷ Huyện Dĩ An đang có kế hoạch, phương án cho nghiã trang. Khi chúng tôi hỏi về số liệu của nghiã trang thì các ông tỏ vẻ nghi ngại không dám nói. Hai ông hẹn tôi ngày thứ hai có thể lên gặp Trưởng Ban Quản Lý Nghiã Trang để hỏi. Khi chúng tôi hỏi về ngôi mộ tập thể thì họ không dám dẫn chúng tôi đi tìm. Chúng tôi lên xe ra về...
ĐI TÌM NGÔI MỘ TẬP THỂ
(Hình minh họa 050)

Hình 050
Tôi chưa bao giờ nghe ai nói về ngôi mộ tập thể trong nghiã trang QĐBH. Nếu có ai biết họ cũng không dám nói. Người thanh niên trẻ mà tôi gặp đầu tiên trong nghiã trang đã chạy đuổi sau xe chúng tôi. Tôi yêu cầu tài xế quay đầu xe lại. Anh bạn trẻ tốt bụng dẫn chúng tôi đến chiếc cổng lúc trước quân khu 7 xây dựng, chiếm đóng nay trở thành trường Cao Đẳng. Anh nói chuyện với người gác cổng và xin phép cho xe chúng tôi vào. Người lính dễ tính mở rộng cánh cổng sắt. Chúng tôi chạy vào cuối trung tâm của dãy nhà nơi trú đóng của quân đội và lọt vào một khu đất trống, bụi đất ngổn ngang. Trước mặt chúng tôi bên trái là một nhà máy, bên phải là một cánh đồng rộng lớn cỏ cao hơn nửa ngực. Chúng tôi hối hả lội theo anh bạn trẻ. Cỏ cắt hai bàn chân tôi rát bỏng. Đường vào khu mộ tập thể nhấp nhô khó đi. Tôi nhiều lần muốn ngã. Đến một cái hố có một gò đất nhô lên cỏ mọc um tùm. Anh bạn trẻ nói với chúng tôi “Đây là ngôi mộ tập thể”. Anh Vinh kêu lên “Sao không thấy gì hết trơn vậy?”. Người bạn trẻ giải thích “Em biết ngôi mộ nầy vì mọi người sống ở đây đều biết. Lâu ngày không ai viếng thăm nên biến thành cái gò, cỏ mọc đầy hết. Cô chú có thấy cái nhà xác không? Nó ở đàng kia nhưng đã bị phá nát, sụp đổ rồi”. Anh bạn trẻ chỉ khu vực nhà xác nay không còn và tiếp “Sau 75 nhiều người chết đem về đây nhưng không ai chôn cất và tẩn liệm, nên người ta đào lổ chôn hết vào đây, nhiều người chôn ở đây lắm. Còn bên cái hàng rào có dãy nhà quét vôi trắng là nhà liệm xác người chết. Bộ đội ở đó nay đã dọn đi”. Anh Vinh và tôi bấm máy lia lịa. Chúng tôi quan sát địa hình ở đây và biết rõ rằng cả một vùng đất nầy đã bị cắt rời khỏi nghiã trang và nằm trong quy hoạch của Huyện. Tất cả không còn nguyên dạng như xưa. Ngôi mộ tập thể nầy làm sao quật lên được và tìm hiểu rõ có bao nhiêu người vùi xác nơi đây? Chúng tôi cảm thấy bất lực khi không thể nào tìm ra sự thật 
(Hình minh họa từ 042 cho đến 057)

Hình 042   Hình 043
HÌnh 044  Hình 045
Hình 046  Hình 047
Hình 048  Hình 050
HÌnh 051  Hình 052
Hình 053  Hình 054
Hình 055  Hình 057

Bốn tiếng đồng hồ chúng tôi loanh quanh trong nghiã trang. Nắng đổ lửa trên mặt, trên lưng và đốt cháy da thịt. Trời oi bức lạ lùng, mồ hôi chúng tôi chảy thành những giọt lớn trên mặt, trên trán và ướt đẫm cả lưng. Chúng tôi bắt đầu rời khỏi nghiã trang trong cơn đói và khát.... Ngày đầu tiên đến nghiã trang đã kết thúc. Chúng tôi đã khám phá những sự thật mà chưa ai biết đến. Ngôi mộ tập thể có hay không? Chúng tôi tin lời cậu thanh niên dẫn đường nói thật. Ngay cả hai nhân viên làm trong Ban Quản Trang cũng gật đầu xác nhận rằng có “ngôi mộ tập thể”. Nhưng làm sao có thể quật ngôi mộ đó lên và có thể đem từng người vào nghiã trang chôn cất? Câu hỏi nầy đã ám ảnh chúng tôi suốt hai tuần lễ ở Việt Nam. 
Những ngày tiếp theo tôi và anh Đỗ Ngọc Vinh đã làm những gì? Những khó khăn và thuận lợi của chúng tôi ra sao khi tiếp xúc với chính quyền điạ phương các cấp? Chúng tôi đã quyết định ra sao trong việc trùng tu nghiã trang QĐBH. Xin kính mời quý vị theo dõi bài 2 sẽ khởi đăng trong số tới.
Phong Thu (Ngày 9/01/2009)  
 
 Nguồn: http://www.saigonhdradio.com/index.php?option=com_content&view=article&id=112&Itemid=67


Nghĩa tử là nghĩa tận: Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa

Nguyễn Ngọc Chính
Bức tượng Thương Tiếc, Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa.
Bức tượng Thương Tiếc,
Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa.
” Thế giới đã có không ít những bài học về tinh thần hòa giải dân tộc qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Hoa Kỳ đã trải qua thời nội chiến phân tranh khốc liệt giữa hai miền Nam-Bắc, kéo dài từ năm 1861 đến năm 1863.
Khi cuộc nội chiến kết thúc, tử sĩ của cả hai miền đều được an nghỉ bên nhau tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở thủ đô Washington DC. Mỗi năm có gần 4 triệu người Mỹ đến viếng Arlington với lòng thành kính biết ơn những người đã nằm xuống cho đất nước đứng lên. Họ hoàn toàn không phân biệt liệt sĩ là người của quân đội miền Nam hay miền Bắc.

***
Sài Gòn xưa có xa lộ Biên Hòa là con đường huyết mạch nối liền Sài Gòn với Biên Hoà. Đây là xa lộ đầu tiên tại miền Nam do Hoa Kỳ xây dựng năm 1959 và khánh thành năm 1961. Hãng thầu phụ trách xây dựng xa lộ là RMK-BRJ của Mỹ, họ áp dụng công nghệ tân tiến của thời đó là đổ bê-tông toàn bộ con đường.
Xa lộ Biên Hòa dài 31km, rộng 21m, bắt đầu từ cầu Phan Thanh Giản (nay là cầu Điện Biên Phủ) và kết thúc tại ngã tư Tam Hiệp, Biên Hoà. Khi người Mỹ xây dựng, họ cũng tính đến trường hợp khẩn cấp, xa lộ có thể sử dụng làm phi đạo dã chiến cho các loại phi cơ quân sự. Tuy nhiên, từ năm 1971 xa lộ được xây vách ngăn giữa tim đường phân đôi xa lộ thành 2 chiều riêng biệt.
Xa lộ Biên Hòa (Tổng thống Ngô Đình Diệm khánh thành ngày 28/4/1961)
Xa lộ Biên Hòa
(Tổng thống Ngô Đình Diệm khánh thành ngày 28/4/1961)
Tuy nhiên, chủ đề của bài viết này không nói về xa lộ Biên Hòa mà là Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa nằm phía trái dọc theo xa lộ nếu đi từ Sài Gòn. Ngày nay, nếu có dịp viếng nghĩa trang này, người Sài Gòn không khỏi chạnh lòng trước cảnh điêu tàn, đổ nát của những nấm mồ hoang phế tại đây.
Được thành lập từ năm 1965 với quy hoạch 30.000 mộ phần, Nghĩa trang Quân đội tính đến năm 1975, đã là nơi an nghỉ của khoảng 16.000 tử sĩ. Trong số đó có hơn 10.000 quân nhân tử trận trong hai chiến trường đẫm máu nhất: Tết Mậu Thân năm 1968 và Mùa hè đỏ lửa năm 1972.
Dù sao đi nữa, xét về khía cạnh nhân bản, những người sống vẫn còn được an ủi là nghĩa trang chỉ mới đạt một nửa công suất thiết kế. Nếu 30.000 mộ được lấp kín, niềm đau thương sẽ tăng gấp đôi khi cuộc chiến vẫn chưa chấm dứt. Tuy nhiên, xét về mặt chính trị, sự hoang phế của Nghĩa trang Quân đội ngày nay nằm ở trách nhiệm của chính quyền mới. Ông cha ta đã có câu nghĩa tử là nghĩa tận. Dù tử sĩ trước khi nằm xuống có khoác áo quân đội miền Nam hay miền Bắc thì họ vẫn là người Việt.
Năm 1964, nghĩa trang Quân đội ở Gò Vấp trở nên chật hẹp, không gánh vác được hậu quả của chiến tranh khi những người lính tử trận được đưa về ngày một nhiều. Cuộc chiến vẫn tiếp tục leo thang, phần lớn sĩ quan thuộc khu vực thủ đô đều được chôn tại nghĩa trang Mạc Ðĩnh Chi. Ở Mạc Đĩnh Chi, đất cũng bắt đầu khan hiếm và việc chôn cất ngày một tốn kém hơn.
Bình đẳng trong thế giới người chết: Mộ Thiếu tá nằm cạnh Trung Sĩ tại Nghĩa trang Quân đội Gò Vấp.
Bình đẳng trong thế giới người chết:
Mộ Thiếu tá nằm cạnh Trung sĩ tại Nghĩa trang Quân đội Gò Vấp.
Từ những lý do đó, người ta nghĩ đến một nghĩa trang rộng lớn hơn. Ðơn vị Chung sự, chuyên lo hậu sự cho những chiến sĩ đã nằm xuống, cũng có nhu cầu về cơ sở để hoạt động. Kiến nghị được trình lên cấp trên, thông qua hệ thống Cục quân nhu, Tổng tham mưu, Tổng cục Tiếp vận. Các sĩ quan Quân nhu, Công binh, Ðịa ốc Tổng tham mưu đã phải bay trực thăng trên không phận Thủ Ðức, Bình Dương, Biên Hòa, nghiên cứu địa thế thật đẹp dành làm nơi an nghỉ cho các chiến hữu.
Đầu năm 1965, Liên đoàn 30 Công binh Kiến tạo đóng tại Hóc Môn đảm nhận công tác xây dựng và những chiếc xe ủi đất đầu tiên của Tiểu đoàn 54 Công binh bắt đầu hoạt động. Năm 1966, doanh trại của Liên đội Chung sự và khu nhà xác được xây dựng để tiếp nhận những di hài tử sĩ đầu tiên. Công binh tiếp tục làm đường, phân lô, xây Cổng Tam Quan, dựng Ðền Liệt Sĩ, đúc các tấm ciment và làm mộ bia.
Nghĩa trang Quân đội được xây dựng theo mô hình của một con ong. Đầu ong hướng về phía xa lộ Biên Hòa với mũi kim là con đường đâm ra xa lộ. Từ Cổng Tam Quan có hai con đường dẫn lên Nghĩa Dũng Ðài cao 43m. Ðầu ong là đền thờ chiến sĩ, cũng có lúc gọi là Ðền Tử Sĩ hay Ðền Liệt Sĩ. Phía dưới chân đền là Cổng Tam Quan nối thẳng một đường dài ra xa lộ. Con đường này làm thành cây kim nhọn của con ong và đầu kim là bức tượng Thương Tiếc ngay bên xa lộ.
Không ảnh Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa.
Không ảnh Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa.
Bức tượng Thương Tiếc là hình ảnh người lính ngồi nghỉ chân trên bệ đá, súng để ngang đùi, nét mặt buồn bã. Tác giả pho tượng đồng đen này là nhà điêu khắc Nguyễn Thanh Thu, ông đã chọn người mẫu là một hạ sĩ quan thuộc binh chủng nhảy dù.
Người ta kể rằng vào những buổi chiều mờ sương, anh lính rời bệ đá, đi lững thững xuống con suối gần đó để uống nước. Còn có rất nhiều huyền thoại về bức tượng Thương Tiếc. Sau ngày 30/4/1975, tượng Thương Tiếc đã bị phá sập. Người ta nói anh lính đã chui vào lò nấu kim loại tái sinh… và như thế đã được đầu thai sang kiếp khác.
Số phận của Thương Tiếc sau năm 1975
Số phận của tượng Thương Tiếc sau năm 1975
Từ chân Nghĩa dũng đài, lưng ong chia làm hình nan quạt hướng ra 4 phía và tạo thành một lưới nhện. Phần đuôi ong hẹp, phần dưới dài ra như quả trứng. Các ngôi mộ giống nhau chia thành từng khu. Khu quốc gia dành cho các vị lãnh đạo, khu tướng lãnh, khu cấp tá, cấp úy và binh sĩ.
Quân nhu nhận tử sĩ từ mặt trận được đưa về bất kể ngày đêm để chôn cất, trong đó có những người lính tham gia các trận Mậu Thân 68, trận Mùa Hè 72, trận Hạ Lào, trận Cambodia. Tử sĩ của các đơn vị tổng trừ bị đem về từ 4 quân khu bên cạnh các tử sĩ thuộc quân khu thủ đô và các tiểu khu lân cận. Tử sĩ của các quân chủng, nữ quân nhân, thiếu sinh quân, tất cả đều nằm trong lòng đất Biên Hòa.
Tử sĩ chôn từ trung tâm Nghĩa Dũng Ðài lần lượt tỏa ra các khu bên ngoài. Ðã có trên 10 tướng lãnh nằm tại nghĩa trang Biên Hòa trong đó có cả các vị đại tá được vinh thăng sau khi tử trận. Người có cấp bậc cao cấp nhất được chôn tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa là cố Ðại Tướng Ðỗ Cao Trí. Hiện nay ngôi mộ này đã được gia đình cải táng nhưng tại vị trí cũ vẫn còn dấu tích.
Trên đường vào nghĩa trang, đi theo con đường chánh xuyên tâm, lên dốc cao, phải qua Cổng Tam Quan, một công trình xây cất giản dị nhưng bề thế và chân phương. Giữa cảnh hoang tàn rêu phong hiện nay, Cổng Tam Quan vẫn giữ được đường nét vững vàng và gần như còn nguyên vẹn dù cỏ mọc, rêu phong.
Cổng Tam Quan ngày nay.
Cổng Tam Quan ngày nay.
Qua Cổng Tam Quan là con đường dẫn đến ngôi Ðền Tử Sĩ trên một ngọn đồi nhỏ có 4 lối dẫn lên từ bốn phía. Ðây là nơi để linh cữu trước khi chôn cất. Ðây cũng là nơi Tổng thống, Thủ tướng hay các giới chức cao cấp trong chính quyền chủ tọa các buổi lễ chiêu hồn tử sĩ.
Tháng 3/1975, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm lên thăm nghĩa trang và làm lễ đặt vòng hoa. Không ai có thể nghĩ đây là lần viếng sau cùng của một viên chức cao cấp sau biến cố tháng 4.
Đền Tử Sĩ (1969)
Đền Tử Sĩ (1969)
Nghĩa trang có các toán quân danh dự canh gác theo lễ nghi quân cách tại Vành Khăn Tang của Nghĩa Dũng Ðài. Quân nhân từ các quân binh chủng mặc sắc phục được điều động về theo đơn xin khi họ có đủ điều kiện. Với vóc dáng trẻ trung, khỏe mạnh, cao lớn, đoàn quân này được huấn luyện để canh gác và biểu diễn các thao tác nghi lễ như các đoàn quân danh dự tại nghĩa trang Arlington, Hoa Kỳ.
Sau Ðền Tử Sĩ, phải đi một đoạn rất dài mới đến đỉnh một dải đất cao, chính giữa trung tâm là Nghĩa Dũng Ðài. Ðây là công trình quan trọng nhất mà Công binh Việt Nam đã thực hiện từ tháng 11/1967.
Trên nền đất phẳng, Công binh đổ 10,000m3 đất làm thành một ngọn đồi nhân tạo trong gần hai tháng. Trên ngọn đồi nhỏ này, Công binh xây bệ tròn, chính giữa là ngọn kiếm hướng mũi lên trời. Cây kiếm có thân bốn cánh hình chữ thập cao 43m. Chân của chữ thập đường kính 6,5m và trên mũi nhọn là 3,5m, có bậc thang để leo lên đỉnh và đứng trên này sẽ nhìn thấy thành phố Sài Gòn.
Nghĩa Dũng Đài chụp năm 2000.
Nghĩa Dũng Đài chụp năm 2000.
Nếu không có biến cố năm 1975, Nghĩa trang Quân đội khi hoàn chỉnh sẽ là Nghĩa trang Quốc gia. Đây sẽ là nơi an nghỉ của không riêng gì tướng lãnh, sĩ quan và binh sĩ mà còn là nơi chôn cất các thành viên chính phủ thuộc các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Công trình xây dựng nghĩa trang do điêu khắc gia Lê Văn Mậu phụ trách, được dự kiến bước vào giai đoạn 2, kéo dài 6 năm, với ngân khoảng 100 triệu, tiền VNCH năm 1973. Bức tượng Thương tiếc,Cổng Tam Quan và Đền Tử Sĩ đã hoàn tất trước năm 1970. Nghĩa Dũng Đài với ngọn tháp cao cũng đã làm xong, Vành Khăn Tang vĩ đại chung quanh đang gần đến giai đoạn khánh thành vào ngày Quân Lực 19/6/1975 thì biến cố tháng 4/1975 ập đến.
Không biết đây là cảnh ‘bình minh’ hay ‘hoàng hôn’ của bức tượng Thương Tiếc ?
Không biết đây là cảnh ‘bình minh’ hay ‘hoàng hôn’ của bức tượng Thương Tiếc ?
 Trong thập niên 1990, những người tù cải tạo rời khỏi Việt Nam để đi định cư tại Mỹ. Khi họ trở về thăm quê hương, không ít người, bằng cách này hay cách khác, đã trở lại Nghĩa trang Quân đội để viếng các chiến hữu đã nằm xuống tại quê nhà.
Năm 1994, cơ quan IRCC, Inc. đã cử người về thăm lại Nghĩa Trang Quân Đội và ghi nhận phần lớn mộ phần còn tồn tại nhưng đang trong tình trạng hoang phế. Cuối năm 1997, chương trình tảo mộ hàng năm được bắt đầu thực hiện dưới hình thức thân hữu gia đình và làm từng toán nhỏ để tránh sự dòm ngó của chính quyền. Ngoài ra, anh em thương phế binh Sài Gòn cũng được hỗ trợ tiền bạc từ bên ngoài để âm thầm chăm lo cho những ngôi mộ vô chủ.
Thế giới đã có không ít những bài học về tinh thần hòa giải dân tộc qua những giai đoạn lịch sử khác nhau. Hoa Kỳ đã trải qua thời nội chiến phân tranh khốc liệt giữa hai miền Nam-Bắc, kéo dài từ năm 1861 đến năm 1863.
Khi cuộc nội chiến kết thúc, tử sĩ của cả hai miền đều được an nghỉ bên nhau tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở thủ đô Washington DC. Mỗi năm có gần 4 triệu người Mỹ đến viếng Arlington với lòng thành kính biết ơn những người đã nằm xuống cho đất nước đứng lên. Họ hoàn toàn không phân biệt liệt sĩ là người của quân đội miền Nam hay miền Bắc.
Bên mộ Tổng thống Kennedy, Nghĩa trang Arlington  (hình chụp năm 1971).
Bên mộ Tổng thống Kennedy, Nghĩa trang Arlington
(Hình tác giả chụp năm 1971).
Năm 1863, Tổng thống Mỹ Abraham Lincohn đã khánh thành nghĩa trang Quốc gia với lý do thật giản dị, “tất cả những người chết đều là đồng bào”. Ông Lincoln tuyên bố trong diễn văn khánh thành nghĩa trang ngày 19/9/1863: “Tại đây chúng ta đoan quyết rằng cái chết không bao giờ là vô ích – rằng, dân tộc này, nhờ ơn Chúa, sẽ có sự hồi sinh mới của tự do – rằng một Chính phủ của nhân dân, do nhân dân và vì dân sẽ không thể bị phá hủy trên trái đất này”.
Cuộc nội chiến kết thúc, 20 vạn tù binh miền Nam được thả về nhà mà không cần cải tạo và cũng không có lễ ăn mừng chiến thắng. Lý do, một lần nữa cũng dễ hiểu, “những người bại trận cũng là đồng bào”.
Lớp hậu duệ của những người Đức đã bỏ mình trong những trận mưa pháo của hạm đội Hoa Kỳ và Anh Quốc cùng con cháu những chiến binh Anh-Pháp-Mỹ đã gục ngã trước họng súng đại liên của Đức quốc xã trong ngày đổ bộ lên bãi biển Normandy (6/6/1944) hồi Đệ nhị thế chiến… ngày nay đều cùng quay trở về thăm mộ bia của cha ông đến từ cả hai chiến tuyến.
Tại Trung Hoa, Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương của quân đội Tưởng Giới Thạch – trong đó có cả mộ phần của liệt sĩ chống Pháp Phạm Hồng Thái đến từ Việt Nam – vẫn được chính phủ Hoa Lục trùng tu và chăm sóc cẩn thận. Ngày nay nghĩa trang này đã trở thành di tích lịch sử, thu hút một lượng khách du lịch đông đảo. Họ có thể là những người đến tham quan thắng cảnh và cũng có thể là hậu duệ của những tử sĩ đã nằm xuống tại đây.
Mộ Phạm Hồng Thái trong nghĩa trang Hoàng Hoa Cương.
Mộ Phạm Hồng Thái trong nghĩa trang Hoàng Hoa Cương.
Tại Việt Nam, biết bao gia đình có con em phục vụ dưới hai mầu áo khác nhau nhưng mẹ Việt Nam vẫn không hề phân biệt trong những dịp cúng giỗ. Tình cảm thiêng liêng đó đã có từ trước 1975 và tiếp tục duy trì sau ngày Sài Gòn mất tên. Sao chúng ta không mở lòng như người mẹ bình thường đã và đang làm?
Người mẹ bên nấm mộ mới chôn (1972)
Người mẹ bên nấm mộ mới chôn (1972)
Nghĩa tử là nghĩa tận. Tại sao chúng ta không làm được như những dân tộc khác đã làm? Đối với những người còn sống, chúng ta vẫn có thể phân biệt chính kiến nhưng đối với người đã chết, liệu sự phân biệt đối xử đó có hợp với đạo lý muôn đời của người Việt hay không?
Học sinh trường Quốc Gia Nghĩa Tử tham dự lễ Quốc Khánh 1/11/1969 tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa.
Học sinh trường Quốc Gia Nghĩa Tử tham dự lễ Quốc Khánh 1/11/1969
tại Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa.
***
 Mời xem thêm: Huyền thoại về tượng Thương Tiếc – Trần Công Nhung
7007603745_9198ce0b0e_b





Ảnh hồ sơ
Trân trọng kính chào
Huỳnh Mai St.8872
Đại Úy Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH
Cựu tù binh cải tạo tù cộng sản VN