Thứ Bảy, 15 tháng 7, 2017

Ý nghĩa của việc ăn chay trong đời sống thực và đời sống tâm linh

Ý nghĩa của việc ăn chay trong đời sống thực và đời sống tâm linh

Ý nghĩa của việc ăn chay
Theo phạm trù Phật giáo, ăn chay mang tính chất và ý nghĩa vạn sự lành trong đời sống thực tại cũng như trong thế giới tâm linh.
Ăn chay trong đời sống thực tại
Trong cuộc sống thực tại – tức thế giới mà chúng ta đang sống – một thế giới Ta Bà – thế giới mà đức Phật Thích Ca đang ngự trị. Trong thế giới thực tại, việc ăn chay có ý nghĩa là tốt lành. Vì những món chay sở hữu tính hàn nên khi ăn rất dễ tiêu – tạo cho chúng ta cảm giác nhẹ nhàng hơn.y_nghia_cua_viec_an_chay
Bên cạnh đó, các món chay đều có nguồn gốc từ rau, củ, quả – các thành phần tự nhiên nên ít hóa chất và độc hại – trong lành và tốt cho cơ thể.
Thông qua những nghiên cứu khoa học cho thấy thức ăn chay ít năng lượng và protein. Mặc dù nằm ở mức thấp nhất trong tháp năng lượng nhưng bù lại chúng cung cấp nhiều chất sơ do đó chúng mang tính dưỡng sinh và dẻo dai nhiều hơn so với ăn mặn.
Tốt nhất là những người lớn tuổi nên thực hành việc ăn chay vì nó giúp kéo dài tuổi thọ nhờ những gì tự nhiên có trong các món chay. Với trẻ nhỏ thì việc ăn chay là không nên vì chúng cần nhiều protein và năng lượng để phát triển đầy đủ – các bà mẹ và các bà nội trợ nên chú ý điều này.
Xuất phát từ những lo toan trong cuộc sống nên có không ít người ít quan tâm đến các bữa ăn hằng ngày của bản thân dẫn đến ăn chay sơ sài. Đây là một trong số nhiều nguyên nhân gây thiếu chất cũng như mất cân bằng cơ thể – sinh ra hiện tượng choáng váng, mệt mỏi và da dẻ tái xanh. Vậy, ăn chay như thế nào là đúng và đủ chất? Ngoài bữa các bữa chính cần có các món ăn dinh dưỡng thì các bữa phụ như hoa quả/ trái cây cũng không thể thiếu. Để hấp thụ một cách dễ dàng, bạn nên xay hoa quả thành sinh tố hay nước.
Mặt khác sữa có nguồn gốc động vật vẫn có thể dùng trong các bữa ăn chay. Tuy nhiên nhiều người thiếu hiểu biết nên cho rằng sữa có nguồn gốc động vật không thể dùng cho bữa chay – cách hiểu này là không đúng. Mặc dù có nguồn gốc từ động vật nhưng trong đạo nhà Phật thì sữa vẫn được xem là một thực phẩm chay. Giờ đây, khi biết sữa có thể dùng như một món chay thì bạn không nên bỏ qua thức uống dinh dưỡng nhiều vitamin và khoáng chất này trong các bữa ăn chay nhé!
Hãy nhớ rằng việc ăn chay hay mặn đều xuất phát từ múc đích sống. Vậy nên mỗi người cần có một cách nhìn đúng đắn về bản chất của nó. Quan trọng là làm sao cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất trong các bữa ăn để đảm bảo sức khỏe.
Ăn chay đối với thế giới tâm linh
Thế giới tâm linh mà chúng ta đang nói đến đó chính là Cực Lạc – thế giới của đức Phật A DI ĐÀ – một thế giới hướng thiện, tốt đẹp, không có sinh-lão-bệnh-tử, không hỉ-nộ-ái-ố, tất cả chỉ một lòng hướng đạo và những điều tốt đẹp.y nghia cua an chay
Có thể nói đây là thế giới không bao giờ tồn tại hai chữ SÁT SINH. Trong Phật giáo thì việc ăn chay mang tính chất tích phúc, đức, làm lành. Những người trường chay tức là ăn chay suốt đời – không ăn mặn, không sát sinh và làm thiện. Ở đây, ăn chay là chỉ ăn những thực phẩm có nguồn gốc thực vật (bao gồm cả sữa).
Đối với thế giới tâm linh, việc ăn chay và làm nhiều việc tốt thường xuyên thì đạo hạnh càng cao nhanh chóng đạt đến chánh quả. Theo quan điểm sống gửi – thác nhờ, tức trần gian là cõi tạm bợ – một nơi không có gì là mãi mãi nên phải gắng tu tập để khi từ giã cõi trần được về với thế giới của đức Phật A DI ĐÀ – nơi cực lạc vĩnh hằng.
Là tu tập theo đạo hạnh, nên những người ăn chay sẽ có phúc đức cao dày nếu luân hồi kiếp sau sẽ được hưởng những hạnh lành. Ngoài ra ăn chay cũng là để thân tâm thanh tịnh, giảm tính khí nóng nảy và để mọi thứ trở nên hiền hòa hơn. Việc ăn chay ở đây đồng nghĩa với việc làm cho chúng ta hiền lành hơn.
Mặt khác, động lực giúp nhiều người tìm đến ăn chay và thực hiện thường xuyên là vì hướng thiện làm lành từ đó truyền bá tư tưởng này một cách rộng rãi. Và tất nhiên ai cũng muốn những điều lành nên việc ăn chay trở thành một xu hướng trong xã hội dư giả vật chất như hiện nay.
Tóm lại, việc ăn chay là để mang lại một cơ thể khỏe mạnh, giúp chúng ta tu tâm dưỡng tính, làm lành tránh dữ, trở nên gần gũi và thân thiện với thiên nhiên. Đặc biệt trong thế giới tâm linh, ăn chay là với mong muốn về cõi niết bàn và đạt thành chánh quả.

Nguồn:  http://congdonganchay.com/y-nghia-cua-viec-chay-trong-doi-song-thuc-va-doi-song-tam-linh/

Ảo vọng ăn chay - Tôi ăn cây, còn cây ăn gì?

Ảo vọng ăn chay - Tôi ăn cây, còn cây ăn gì?

Chương 2: Ăn chay vì đạo đức (phần 1)

Hãy bắt đầu với một quả táo. Một thứ thực phẩm hiền hòa đến mức nó mời mọc được ăn, những người ăn chay trái cây, những người cố gắng sống chỉ bằng trái cây, hoặc chết trong cố gắng đó, nói vậy. Một số loài cây bao bọc hạt của chúng bằng vị ngọt mềm mại và màu sắc tươi sáng để cám dỗ động vật ăn chúng, và rồi thông qua đó, mang những hạt đó đến chỗ đất mới, có thể màu mỡ hơn. Động vật làm việc mà cây không thể làm do chúng bị gắn chặt ở một chỗ: tìm một nơi cho thế hệ sau của chúng phát triển.

Vậy nên ăn quả táo là chấp nhận được đối với tiêu chuẩn đạo đức của hầu hết mọi người ăn chay do không có chết chóc nào ở đây cả. Hay câu chuyện nó là vậy.

Vấn đề thứ nhất là con người không đi trồng những cái hạt đó. Chúng ta vứt bỏ chúng đi. Chúng ta loại bỏ cái lõi một cách có ý thức để tránh ăn phải những cái hạt, rồi vứt bỏ chúng đi. "Vứt đi" trong một đất nước công nghiệp có nghĩa là cho nó vào một túi ni lông và vùi sâu tất cả xuống đất ở khu xử lý rác. Hoặc là các nhà máy sẽ ép hoặc chặt nhỏ quả táo ra, biến nó thành nước táo hoặc bánh táo, và vứt vỏ, bã và hạt vào một nơi không gần một khu đất trống đẹp đẽ màu mỡ chút nào.

Hoặc nếu chúng ta thực sự quan tâm đến sinh thái, chúng ta sẽ ném những cái hạt đó vào đống ủ phân xanh, nơi mà thời gian, nhiệt độ và vi khuẩn sẽ giết chúng. Suy cho cùng thì một trong những mục đích của bất cứ kỹ thuật ủ phân xanh nào là giết chết bất cứ hạt nào lẫn trong đó.

Tất cả những cái đó không phải thứ mà cái cây muốn.

Cái cây không dâng trái ngọt cho chúng ta vì lòng tốt trong trái tim gỗ của chúng. Nó đang thực hiện một giao kèo, và mặc dù chúng ta bắt tay, ký và nhận phần của chúng ta, chúng ta không thực hiện phần việc của chúng ta trong thỏa thuận.

Có chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm rất rõ ràng trong tất cả lập luận này. Đây là điều kỳ lạ khi nó đến từ những người ủng hộ phong trào giải phóng động vật. "Cái cây cho tôi quả của nó và tôi trả lại hạt vào tự nhiên để chúng có thể mọc thành những cây khác," một người ăn chay viết. Vâng, nhưng anh ta không trả lại hạt vào tự nhiên. Tại sao con người chúng ta được phép lấy đi mà không trả lại? Không phải đó gọi là sự bóc lột hay sao? Hay ít nhất, ăn cắp? Trái cây không phải là, như ai đó tuyên bố, "thực phẩm duy nhất cho đi một cách tự nguyện." Mục đích của trái cây ấy không phải là để phục vụ con người. Mục đích của nó là những cái hạt. Lý do mà cái cây dành bao nhiêu công sức để tích tụ chất xơ và đường là để đảm bảo tương lai tốt nhất cho con cái của nó. Và chúng ta lấy con cái của chúng, vẫn còn bọc trong lớp vỏ bọc ngọt ngào, và giết chết chúng.

Đấy không phải là điều những người ăn chay muốn nghe, ít nhất là những người mà tôi gọi là người ăn chay vì đạo đức. Có những nhánh khác của cái cây ăn chay - những người ăn chay vì sinh thái tin rằng một chế độ ăn dựa trên thực vật là công bình và bền vững hơn, và những người ăn chay vì dinh dưỡng tin rằng thực phẩm từ động vật là nguồn gốc của mọi thứ có hại trong dinh dưỡng. Tôi sẽ xem xét những lập luận đó trong các chương sau. Nhưng lập luận về đạo đức là tiếng gọi thu hút hầu hết những người ăn chay đến với phong trào này. Nó cũng là thứ khiến tôi không thể xem xét hay đặt dấu hỏi về chế độ ăn thuần chay của tôi, bất chấp tất cả các bằng chứng rằng sức khỏe tôi đang suy sụp. Tôi muốn tin rằng sự sống của tôi — sự tồn tại thể xác của tôi — có thể diễn ra mà không có giết chóc, không có cái chết. Nó không thể. Không có sự sống nào có thể như vậy. Nhưng vì câu chuyện cổ tích chứa đầy các quả táo, hãy cùng tiếp tục đi theo dấu vết của chúng xuyên qua khu rừng trái cây.

Chúng dẫn chúng ta đến vấn đề thứ hai: không tồn tại quả táo nào trong tự nhiên. Táo là giống được thuần chủng. Táo bắt đầu là loài Malus sieversii, ở vùng núi của Kazakhstan và, ngày xửa ngày xưa, chúng có vị đắng.

"Hãy tưởng tượng cắn ngập răng vào một củ khoai tây chua hay một hạt Brazil nut xôm xốp bọc trong da bò," Michael Pollan viết về trải nghiệm nếm thử quả táo dại thực sự. "Ngay khi cắn miếng đầu tiên, những quả táo này bắt đầu bằng một lời hứa rất ngọt ngào với cái lưỡi của tôi — Đây là một quả táo! — để rồi đột nhiên quay phắt sang vị đắng đến mức bây giờ dạ dày tôi vẫn còn dâng lên khi chỉ cần nhớ lại nó."

Điều này đúng với hầu hết các trái cây được thuần chủng. Tổ tiên của chúng con người gần như không thể ăn được.

"Cái cây cho tôi quả của nó và tôi trả lại hạt vào tự nhiên để chúng có thể mọc thành những cây khác." Thật không? Bạn có dám không? Bởi vì hầu hết các cây cho ra quả ăn được — và chắc chắn bao gồm cả táo — không mọc lên từ hạt. Nếu bạn thực sự trồng những cái hạt ấy, hầu hết các cây mọc lên sẽ cho ra quả con người không ăn được. Cây cho quả được chiết cành chứ không trồng từ hạt.

Thực phẩm "tự nhiên" cho con người không tồn tại trong tự nhiên. Nếu giờ đây chúng ta lạc lối (và đói cồn cào) trong khu rừng không ăn được, có thể đấy là vì kim chỉ nam đạo đức của chúng ta đã sai lầm.

Nói rằng có một thứ "thực phẩm cho đi một cách tự nguyện" hàm ý rằng có ai đó cho — cái cây hay nhánh lúa. Ủng hộ thực phẩm "không đòi hỏi sự giết chóc hay đánh cắp từ bất cứ động vật hay thực vật nào" là nhận ra rằng cây cối và động vật yêu mạng sống và thân thể của chúng, dù là bằng chất xơ hay xương thịt. Nhưng còn con cái của chúng? Lập luận ấy thất bại ngay ở đây. Nếu chúng ta tin rằng chúng có tri giác, tại sao con cái của chúng không có tri giác? Nếu đánh cắp từ một cái cây là sai, lẽ nào giết chết hạt của nó không phải là sai hơn nữa? Chúng ta không thể có cả hai thứ được. Hoặc là có một bên cho, một sinh linh đáng được chúng ta đáp lại, hoặc là không có. Nếu sát sinh là vấn đề thì mạng sống của một con bò ăn cỏ sẽ đủ để nuôi sống tôi trong cả năm. Nhưng một bữa ăn thuần chay làm từ con cái của cây cối — gạo, hạt hạnh nhân, hạt đậu tương — nghiền ra hoặc luộc chín lên khi vẫn còn sống, sẽ bao gồm hàng trăm cái chết. Tại sao chúng không có giá trị?

"Tôi không ăn thứ gì có mẹ hay có một gương mặt." Đó từng là một trong những tuyên bố cửa miệng của tôi. Nhưng mọi thứ sống đều có mẹ. Một số chúng có cả cha nữa. Sao lúc ấy tôi không biết điều đó? Điều tôi muốn nói thực ra là: Tôi sẽ không ăn bất cứ thứ gì được nuôi nấng bởi mẹ của nó, về cơ bản, nó bao gồm động vật có vú và chim chóc, mặc dù tôi cũng không ăn đồ biển. Một số loài cho đi mạng sống của chúng khi sinh ra con cái. Điều đó có nghĩa là chúng không còn để nuôi nấng những đứa con nữa, nhưng có phải điều đó có nghĩa là chúng yêu con cái của chúng ít hơn? Tình mẹ — và đôi khi tình cha — như một sự hy sinh tối thượng. Chẳng phải hành động đó cho thấy chúng yêu con cái của chúng nhiều nhất? Và giả sử mẹ bạn không yêu bạn: có phải điều đó khiến mạng sống của bạn có giá trị thấp hơn?

Rồi đến phần khuôn mặt. Tại sao việc sở hữu một khuôn mặt quyết định ai có giá trị và ai không? Cái mà nó thực sự quyết định là ai giống con người nhất, ai khác hơn: chúng có giống chúng ta không? Lại cái chủ nghĩa lấy con người làm trung tâm ấy, cái hệ thống giá trị đạo đức dựa trên việc một sinh linh giống con người đến mức nào. Tại sao điều đó quan trọng? Tại sao con người là tiêu chuẩn quyết định ai được sống và ai phải chết?

Một quả táo rơi từ trên cây xuống. Chúng ta ăn phần ngọt của nó và, trái với những tuyên bố gian trá của chúng ta, giết đi những cái hạt. Ai đó có thể lập luận rằng ở thời kỳ trước, con người đóng vai trò như người gieo trồng không tình nguyện, nhổ hoặc ỉa ra những cái hạt đắng, và một số trong đó sẽ mọc thành cây. Không phải lúc nào chúng ta cũng đánh cắp và giết chết con cái của cây táo. Có thể nếu asphalt trải đường được gỡ bỏ và Trái Đất được phục hồi, thì sự qua lại trong quan hệ con người - cây táo sẽ được thể hiện một cách tự nhiên.

Nhưng con người không thể sống chỉ ăn mỗi táo. Và trong thế giới đạo đức của những người ăn chay, tất cả mọi loại hạt đều được coi là cho đi một cách tự nguyện. Trong trường hợp những hạt đó, không có lớp cùi ngọt ngào nào để đánh đổi lấy những đứa con của cây ở trong. Chính những cái hạt là thứ con người ăn. Tôi còn nhớ lập luận của tôi: các loại cây một năm đằng nào cũng chết vào thời gian thu hoạch, vậy nên tôi không thực sự sát sinh. Dĩ nhiên, vấn đề là ở chỗ tôi không ăn cái phần chết đi: sợi rơm. Con người không tiêu hóa được cellulose. Tôi ăn chính cái phần rất muốn được sống: cái hạt. Trên thực tế, chúng muốn được sống đến mức ngay cả sau hàng ngàn năm, một số hạt vẫn nảy mầm. Ai có thể nói đây là một sinh linh không yêu cuộc sống?

Tôi biết từ kinh nghiệm bản thân rằng vấn đề tri giác và ý thức của thực vật thường xuyên được lôi ra để ném vào những người ăn chay bởi những kẻ gièm pha họ. Tôi biết thái độ tự mãn và thù địch của những kẻ gièm pha ấy. Thực ra ý tưởng tôn trọng thực vật đối với họ cũng nực cười như ý tưởng tôn trọng động vật vậy. Họ chỉ tranh luận để lấy được. Nhưng tôi không muốn làm vậy. Điều đó chỉ làm mọi chuyện tệ hơn. Tôi muốn xem xét vấn đề này một cách nghiêm túc. Tôi nghe thấy lời cầu xin trong những câu chữ của những người ăn chay, một lời cầu xin gần như trở thành lời cầu nguyện. Hãy cho tôi sống mà không làm hại những sinh linh khác. Hãy cho tôi sống mà không phải sát sinh. Lời cầu nguyện này bao gồm trong nó cả tình thương mãnh liệt và sự ghê tởm khốc liệt. Tình thương đối với tất cả mọi sinh linh và sự ghê tởm, kinh sợ đối với sự tàn ác mà con người đang gây ra. Lời cầu nguyện này đập trong tôi như một trái tim thứ hai. Điều tách tôi ra khỏi những người ăn chay không phải là giá trị đạo đức hay sự tận tâm. Nó là sự hiểu biết.

Bởi vì tôi đã trồng táo và tôi biết những gì đi vào trong quả táo. Tôi có thể đi đến cửa hàng gần nhà, mua một túi phân hữu cơ cho cây và không hỏi gì thêm nữa. Nhưng bản tính của tôi là không bỏ qua những dòng chữ in nhỏ. Tôi muốn biết. Tôi đọc mọi thông tin trên nhãn. Niềm đam mê được sống một cuộc sống tốt, một cuộc sống trong đạo đức và danh dự đã thúc đẩy tôi bắt đầu tự gieo trồng những thứ tôi ăn đến hết mức có thể. Tôi biết rằng ba hành động sinh thái quan trọng nhất mà cá nhân chúng ta có thể thực hiện là: không sinh con, không dùng xe hơi, và tự trồng thực phẩm cho bản thân. Tôi không tiếp xúc với nguyên nhân nào dẫn đến mang thai; tôi quá nghèo để mua được xe hơi. Vậy là chỉ còn tự trồng thực phẩm cho bản thân.

Tôi không bị bắt buộc khi bắt đầu khu vườn đầu tiên của mình. Ý tưởng làm vườn đi vào tâm trí tôi như một tia nắng ấm. Nếu bạn từng bị trầm cảm, bạn sẽ hiểu bất cứ thứ gì mang lại cho bạn cảm xúc là một điều kỳ diệu. Khi cả thế giới này là một màu xám trống rỗng vĩnh cửu, khu vườn mang lại sự sống. Và nó tràn đầy màu xanh. Tôi cuốn những cái hạt bé nhỏ trong vải ướt và hai ngày sau, một cái mầm bé xíu, ngập ngừng như tia hy vọng, thò ra từ mỗi cái hạt. Chúng muốn sống và tôi cũng vậy. Tôi từng trải qua những đêm New England dài dưới lớp chăn dày và nặng, cố chống lại cơn đau chỉ đỡ chứ không bao giờ chấm dứt, và cơn trầm cảm, giống như cái lạnh, có ở mọi nơi và luôn luôn đói. Tất cả những gì thò ra ngoài không khí thù địch là cái đầu và một bàn tay của tôi, nắm giữ bảng danh sách hạt giống như lá cờ trắng kêu gọi lòng thương xót. Và khu vườn mang lại lòng thương xót ấy. Mọi thứ phát triển, bò lên, nở hoa, kết trái, một bài hát thầm lặng và không gì cưỡng lại được, một vòng tròn vô tận của sự khát khao lớn hơn nhiều so với bản thân tôi, cơn đau của tôi. Tôi tìm thấy niềm an ủi trong khu vườn và những khoảnh khắc bé xíu của niềm vui xuất hiện đột ngột, kỳ diệu, như những núm hoa violet tự nguyện xuất hiện vào mỗi mùa xuân mà không cần bất cứ sự trợ giúp nào của tôi.

Tôi phát hiện ra tạp chí Làm Vườn Hữu Cơ, và điều tốt hơn nữa là thư viện cho phép tôi mượn về những số cũ. Tôi đọc tất cả chúng. Tôi viết đầy một quyển sổ với những dòng chữ nhỏ, nghiêm túc của mình. Tôi đã không biết gì. Tôi không biết cà chua không thể mọc được trước khi tan băng.
Đó là ngày Memorial Day, tôi viết, và rồi gạch dưới. Tôi không biết đỗ không thể lai ghép được và cây mõm chó chỉ sống một năm.

Với sống lưng của mình, tôi không thể cuốc đất, bê nặng hay làm bất cứ việc nặng nào. Nhưng không sao. Tôi lập tức tìm kiếm những kỹ thuật làm vườn triệt để nhất, bền vững nhất. Ruth Stout là một sự tiết lộ kỳ diệu. Permaculture (nguyên lý trồng trọt bền vững, phù hợp với tự nhiên) cũng vậy. Tôi sẽ làm luống lớn, với lớp mùn vĩnh viễn. Tôi sẽ phát triển lớp đất màu từ trên xuống, giống như trong tự nhiên. Sẽ không có cuốc xới đất, không có đất trống. Nhận thức rằng lý do đằng sau những kỹ thuật này thực sự là bản cáo trạng đối với ngũ cốc - và bản thân nông nghiệp - tôi sẽ nói đến vào lúc khác.

Có nhiều thứ khác còn cơ bản hơn mùa gieo trồng mà tôi không biết. Có một thứ tri thức mà tôi tìm kiếm, nhưng rồi lại từ chối tiếp nhận: Tôi không phải là sinh linh duy nhất ăn. Những cái cây cũng đang đói. Và rồi đất cũng vậy. Hãy cho đất ăn, các cuốn sách làm vườn thúc giục. Đất có thực sự ăn không? Đất là gì? Có phải nó cũng sống không?

Một thìa đất chứa hơn một triệu sinh vật sống, và vâng, tất cả chúng đều đang ăn. Đất không chỉ là cát bụi. Một mét vuông đất màu có thể chứa một ngàn loài động vật khác nhau. Chúng có thể bao gồm 120 triệu con giun tròn, 100.000 con bọ mạt, 45.000 con bọ đuôi bật, 20.000 con giun enchytraeid, và 10.000 động vật thân mềm.

Tất cả những sinh vật tí hon này sống trong và xung quanh mùn, một hỗn hợp của axit humic và polysaccharide. "Không ai biết axit humic hình thành như thế nào, nhưng khi đã hình thành, nó hoạt động như một thứ vật chất sống," Stephen Harrod Buhner viết. Thêm nhiều sự sống nữa. Tôi phải đào sâu đến đâu thì mới không tìm thấy sinh vật sống? Bởi vì nếu nó sống, tôi không thể giết nó. Tôi đọc rằng "những động vật rất bé có thể sống một đời sống thủy sinh trong đất, bên trong lượng nước chứa trong đất." Có cả một thế giới ở dưới chân tôi, một thế giới bao gồm cả đại dương của riêng nó. Một thế giới nơi mà sự sống thật sự — sản sinh và thoái hóa — đang diễn ra. Những động vật như tôi chỉ là kẻ tiêu thụ, đi nhờ. Tôi không thể quang hợp — biến ánh nắng mặt trời thành vật chất sống — và tôi cũng không thể biến vật chất sống đó trở lại thành carbon và chất khoáng. Chúng có thể làm vậy và chúng đang làm vậy, và nhờ có chúng, sự sống mới có thể diễn ra. Tôi thấy kính phục.

Nhưng tôi đã đặt cược tất cả giá trị đạo đức của mình — và xây dựng tất cả bản thể của mình — trên ý tưởng rằng sự sống của tôi có thể diễn ra mà không cần cái chết. Tôi càng học hỏi nhiều thì tôi càng phải bỏ qua nhiều câu hỏi nếu tôi muốn cứu vãn cái định hướng đạo đức ấy trước sự thật. Sự sống của những con giun tròn và nấm mốc có giá trị không? Tại sao không? Có phải vì chúng quá bé đến mức tôi không nhìn thấy không? Hay bởi vì chúng nằm bên kia cái ranh giới trí tuệ ngăn cách chúng ta và chúng nó? Nhưng tôi muốn là một trong những người dũng cảm từ chối đặt ra cái ranh giới ấy, từ chối đặt con người lên trên động vật và tôn thờ Mẹ Thiên Nhiên cùng tất cả các sinh vật của Người.

Nhưng có vẻ như đấy chỉ bao gồm những sinh vật giống tôi theo một cách cụ thể nào đó. Tôi nhận ra điều đó trong những ánh nhấp nháy nho nhỏ của mỗi mẩu thông tin mới như những con đom đóm. Nhưng tia sáng nho nhỏ ấy cho thấy một khu rừng tối tăm mà tôi từ chối không muốn vào. Thay vào đó, tôi quay lại những gì quen thuộc, một xâu chuỗi những số liệu thống kê làm sự cứu rỗi và tấm khiên bảo vệ cho tôi. Lượng ngũ cốc sản xuất được, lượng nước cần thiết, những cái bụng đói của trẻ em. Tôi ở bên của lẽ phải, và như bất cứ kẻ cuồng tín nào khác, tôi chỉ có thể giữ mình ở đó bằng cách né tránh thông tin.

Vậy là axit humic — sinh vật bí ẩn và đầy sự sống ấy — phân hủy các mảnh thực vật và giữ chúng ở trong bản thân nó. Để rồi khi nhận được tín hiệu từ hệ thống sinh thái, nó tổng hợp và giải phóng ra những chất dinh dưỡng cần thiết. "Thông qua những quá trình phản hồi chặt chẽ, thông tin về các chất dự trữ trong axit humic được truyền lên cho cộng đồng cây ở trên mặt đất, thông báo các cây phải mọc như thế nào trong những điều kiện sinh thái gì và những chất nào chúng phải tạo ra để giữ cho đất được tốt." Đất không phải là một thứ, nó là một triệu thứ, và chúng đều đang sống. Những quá trình sống của chúng — ăn vào, thải ra, đào bới, giao tiếp, trao đổi — là điều khiến cho những sinh vật còn lại của hành tinh này có thể sống được. Chúng phân hủy vật chất chết từ thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn và tạo ra vật chất cơ bản cho sự sống mới. Steven Stoll viết rằng đất mùn "là một cái máy lọc và một thùng chứa, một khối tổng hợp của vật chất vi mô và vĩ mô, và là một thứ sống động mà không thể nắm bắt bằng cách tìm hiểu từng phần của nó được. Trạng thái cuối cùng của nó chứa nhiều thành viên và những quan hệ cộng sinh đến nỗi nó có thể được coi, theo lời nhà nghiên cứu về đất Nyle Brady, là 'sự hình thành của một cơ thể tự nhiên khác hẳn với những chất liệu tạo nên nó.'"

"Cho đất ăn chứ không phải cho cây ăn," đó là điều răn thứ nhất trong trồng cây hữu cơ. Tôi phải cho đất ăn bởi vì nó sống.

Nitơ, phốt-pho, kali — NPK — là ba thiên thần của người làm vườn, bộ ba chất quyết định sự phát triển của cây. Đất và cây ăn gì và tôi có thể lấy những chất ấy từ đâu? Tôi chưa học được cụm từ "hệ thống khép kín," nhưng đó là thứ mà tôi muốn hướng tới. Nitơ là cái quan trọng. Có những loại cây có thể lấy nitơ từ không khí. Thế không đủ cho vườn của tôi hay sao? Tại sao? Tôi van xin. Nhưng tôi đang van xin một triệu sinh vật sống với những mối liên kết qua lại từ hàng triệu năm trước. Chúng không quan tâm gì đến nỗi thống khổ về đạo đức của tôi. Không một loại cây hấp thu nitơ nào có thể bù lại tất cả những chất dinh dưỡng mà tôi đang lấy ra. Đất muốn phân bón. Tồi tệ hơn nữa, nó muốn thứ không thể tưởng tượng được: máu và xương.

Có những nguồn nitơ khác mà tôi có thể dùng. Ngay lúc này, nhiên liệu hóa thạch đang cung cấp nitơ cho cây trồng trên toàn thế giới. Phân bón tổng hợp là thứ đã tạo ra cuộc cách mạng xanh, với 250% gia tăng trong sản lượng thu hoạch. Nhưng ngoài thực tế rằng không có thứ gì làm từ nhiên liệu hóa thạch là bền vững — chúng ta không thể trồng nhiên liệu hóa thạch và nó cũng không tự tái tạo — phân bón tổng hợp cuối cùng sẽ hủy hoại đất.

Vậy là nitơ tổng hợp không dùng được. Và thế là tôi phải đối mặt với sản phẩm động vật. Dĩ nhiên, điều trớ trêu là cả hai nguồn nitơ, tổng hợp hay hữu cơ, đều đến từ động vật. Dầu mỏ và khí đốt là những gì còn lại của những con khủng long. Vậy là lựa chọn của tôi — thực ra là của chúng ta — là nitơ từ những con thằn lằn đã chết hay là từ những con thú ăn cỏ đang sống.

Khu vườn của tôi muốn ăn động vật, ngay cả khi tôi không muốn làm vậy.

Thế là tôi đi đến một ngã rẽ nữa trên hành trình của mình. Tôi có thể mua một hộp NPK bán sẵn, thành phần cân bằng và đều hữu cơ, hoặc tôi có thể làm bạn với một nông dân nuôi bò. Cái hộp rất hấp dẫn, bởi vì tôi có thể tự dối mình. Không, không hẳn là dối mình. Tôi có thể "không biết" những gì tôi đã biết. Tôi có thể nhắm mắt không đọc thông tin. Bởi vì tôi đã biết cái gì ở trong cái hộp ấy. Bảng thành phần lấp lánh mời gọi như trái cây tri thức vẫn như vậy. Tôi là Eva, và đây là quả táo của tôi. Cái giá sẽ là gì nếu tôi ăn nó? Cái giá thực sự tính bằng tiền mà cuối cùng tôi phải trả? Cái giá về tinh thần đối với những ước vọng tâm linh, niềm đam mê, bản thể của tôi? Và tại sao nó lại cứ về vấn đề ăn uống?

Tôi cắn một miếng. Tôi đọc thông tin trên nhãn. Máu, thịt, xương, động vật chết, sấy khô và nghiền vụn. Tôi đặt cái hộp xuống và đi tìm nguồn phân chuồng. Bạn của một người bạn, với một khu chuồng từng nuôi dê, giờ bỏ không nhưng chứa đầy phân dê. Hóa ra tôi biết người phụ nữ từng nuôi dê đó và cô ta là một người tốt. Những con vật của cô ta chắc chắn được chăm sóc tốt, được chiều chuộng nữa là khác. Khi đó tôi hẹn hò với một người có cái xe bán tải và một tấm lưng khỏe mạnh. Chỗ phân dê được trở về và khu vườn của tôi nở tung. Những cây cà chua nuốt chửng cái giàn của chúng, rồi cả luống đất dành cho chúng, rồi chúng lăm le tiến ra lối ra vào. Ngoài cửa sổ tôi, nó trông như mảnh đất mà thời gian lãng quên vậy. Tôi có đủ rau quả cho ba hộ gia đình ăn. Vậy mà một số cây xà lách vẫn quá già khi tôi tìm đến chúng.

Tôi vừa đói lại vừa no đủ. Đây không phải là cơn đói của sự thèm muốn, như khi bạn ngửi thấy bữa ăn từ cửa, hay nhìn người yêu đứng bên kia căn phòng đông người. Đây là cơn đói gặm nhấm trong tôi mà không có gì làm nguôi ngoai được. Giờ tôi đã khép kín vòng sinh thái của khu vườn tôi, nhưng hệ thống giá trị đạo đức của tôi đã bị phá vỡ tung.

Nhiều năm sau, tôi có một cuộc thảo luận với một người ăn thuần chay trẻ tuổi, nhiệt thành.

"Họ lấy xác gà nghiền vụn và rải nó trên cánh đồng." Giọng anh ta run rẩy. Anh ta nghĩ rằng tôi sẽ thông cảm, rằng bất cứ ai với tư tưởng như tôi cũng sẽ tự động thấy kinh hoàng. Chế độ ăn dựa trên sản phẩm thực vật, tinh khiết về mặt sinh thái và phi bạo lực của anh ta đã bị xâm phạm bởi những thế lực tà ác, bởi cái chết.

"Cây cũng phải ăn," tôi cố gắng giải thích. "Chúng cần nitơ, chúng cần chất khoáng. Bạn phải bù lại những thứ bạn đang lấy ra. Lựa chọn của bạn là nhiên liệu hóa thạch hoặc sản phẩm động vật."

"Nhưng — nhưng — " Bây giờ cả người anh ta cũng run rẩy cùng với giọng nói. Tôi biết điều anh ta muốn nói. Nó không đúng. Nó không thể đúng. Có một cách thoát khỏi sự sát sinh và tôi đã tìm thấy nó.

"Không," là từ duy nhất anh ta có thể thốt ra. Rồi anh ta bỏ đi.

Tôi đã bỏ đi bao nhiêu lần rồi? Hết lần này đến lần khác, rồi lại lần khác nữa. Nhưng tôi không thể rời bỏ khu vườn của mình, từ bỏ cố gắng không trở thành một động vật ký sinh trên hành tinh này. Vậy là trong khi tôi đã khép kín được vòng tròn dinh dưỡng, tôi không biết phải làm gì với những kiến thức mà tôi thu thập được trong khi thực hiện nhiệm vụ đó. Nếu cố gắng, tôi vẫn có thể tự biện hộ về đống phân dê — nó đã ở đấy rồi, chất đống trong chuồng, tại sao lại không dùng nó. Tôi không phải là người duy nhất bóc lột động vật để lấy thịt và sữa — nhưng cái phần P và K trong NPK không dễ dàng né tránh được như vậy.

Trên toàn thế giới, phốt pho tồn tại với trữ lượng cực kỳ hạn chế. "Chỉ đứng sau nước sạch," Bill Mollison viết, "phốt pho sẽ là một trong những hạn chế không thể tránh khỏi đối với dân số nhân loại trên hành tinh này." Nó tồn tại trong đá trầm tích. Tôi không liệt đá vào cùng một thể loại như động vật: Tôi không ngại sử dụng chúng. Vấn đề là ở chỗ lấy được chúng. Chúng phải được đào lên — khai thác — rồi nghiền vụn và vận chuyển đi. Nếu không có lượng nhiêu liệu hóa thạch khổng lồ, liệu điều đó có thể xảy ra không? Và đến khi chúng ta dùng hết nó thì sao? Tôi quay trở lại gian hàng ở gần nhà khi trước. Tôi có thể mua đá phốt phát, tự nhủ rằng vì nó là "hữu cơ", tôi đang làm điều tốt, hợp với sinh thái và không nghĩ thêm về nó nữa. Nhưng liệu có một nguồn bền vững nào khác mà tôi có thể tự kiếm được không? Tôi đặt câu hỏi, nhưng căm ghét câu trả lời.

"Bột xương của động vật trên cạn là nguồn cổ truyền, và hầu hết các trang trại (cho đến năm 1940) nuôi một bầy chim bồ câu cho mục đích đó." Hoặc trên lý thuyết, tôi có thể lấy nó từ "chim biển và cá hồi, những con đang cố gắng chuyển khoáng chất từ biển trở lại cho chúng ta. Nhưng chúng ta có xu hướng làm suy giảm con số của chúng thông qua việc phá hoại môi trường sinh sản của chúng." Hơn nữa, tôi sống cách đại dương 145 km. Tôi chỉ cách sông Connecticut có một dặm. Đây là một trong những môi trường sống xa nhất về phía nam của cá hồi Đại Tây Dương, nhưng không còn con cá nào lội ngược dòng để đẻ ở sông Connecticut kể từ khi nó bị chặn dòng gần 200 năm trước để phục vụ các nhà máy xay.

Và rồi còn có K, kali, có trong tro, xương, nước tiểu, phân và một số loại cây. Tôi có thể giả bộ rằng tôi sẽ tìm được một nguồn cung cấp tro củi —
bếp đun củi ở miền tây Massachusetts cũng phổ biến như cây phong vậy — và trồng thêm những cây cho kali nữa, nhưng tôi nghĩ rằng cho đến khi làm được việc đó thì tôi không còn sức lực nữa. Thực phẩm của tôi phải ăn trước khi tôi ăn chúng.

Có những vấn đề nhỏ hơn, tất cả đều sắc nhọn và đang đói, mà tôi học được về việc trồng cây ăn quả. Tôi chưa có cây ăn quả, nhưng chúng là một phần của khu vườn trong truyện cổ tích đang đợi trong tương lai mờ mịt của tôi. Canxi luôn luôn là một yếu tố hạn chế trong đất. Khi không có canxi, sự phát triển ngừng lại. Và một lần nữa, canxi đến từ ... Liệu tôi có kết thúc câu ấy với một cái hộp hữu cơ từ cửa hàng chăn nuôi, trồng trọt gần nhà, chứa đầy năng lượng và bụi bặm từ lò mổ gia súc không? Hay liệu tôi có học theo các cụ tổ của tôi và cho cây ăn bằng xương của những động vật sống bên tôi? Liệu có sự an ủi nào trong kiến thức này không? Tôi tìm thấy sự an ủi nho nhỏ trong cuốn sách Người Trồng Táo của Michael Phillips. Ông trích dẫn từ một cuốn sách trồng táo khác từ năm 1871, kể lại câu chuyện về một cây táo gần ngôi mộ của Roger Williams, người sáng lập bang Rhode Island, và vợ ông Mary Sayles. Người ta thấy các rễ cây đã mọc vào trong ngôi mộ và mang hình bộ xương người trong khi "ngôi mộ không còn một hạt bụi nhỏ nào từ những người nằm đấy trước đó. Không còn một dấu tích nào."

Câu chuyện ấy làm dịu tâm trí tôi, bởi vì cái cây đã ăn người. Câu chuyện phổ biến về Người Đàn Ông - Thợ Săn khiến tôi ghê tởm bởi việc ca tụng sự thống trị, bạo lực, cưỡng đoạt và cái chết của nó. Câu chuyện truyền thuyết luôn kết thúc với Người Đàn Ông ở trên tất cả: động vật, phụ nữ, chuỗi thức ăn và cả hành tinh này. Nó có thể là thực tế xã hội hiện nay, nhưng có một cái tên cho nó — chế độ phụ hệ — và một giải pháp — chống đối có tổ chức. Tôi bác bỏ khẳng định rằng hệ thống phân cấp là không thể tránh khỏi, rằng Vũ trụ đã chọn con người là đỉnh cao của tạo hóa, rằng con người phải là đàn ông. Và tôi muốn tin rằng tôi cũng sẽ bác bỏ sự tuyên truyền này cũng quyết liệt như thế nếu tôi là đàn ông, mặc dù tôi biết rằng những đặc quyền và quyền lực của đàn ông khiến điều đó ít có khả năng hơn.

Ngay cả những người lẽ ra phải biết hơn cũng rơi vào cái bẫy của huyền thoại Con Người - Đàn Ông là đỉnh cao của vạn vật. Tại một buổi tập trung kỷ niệm ngày Trái Đất, một hàng vũ công hóa trang đứng tượng trưng cho chuỗi thức ăn, bắt đầu là thực vật và kết thúc là con người. Nhưng nó không kết thúc với chúng ta, tôi tiếp tục khẳng định với bất cứ ai sẵn lòng nghe, hầu hết các bạn của tôi đã nghe nó đến chán rồi. Còn những động vật ăn xác thối, những con cáo, những con quạ thì sao? Rồi còn các con côn trùng, con giòi, vi khuẩn? Chúng ta không ở điểm cuối bởi vì nó không phải là một đường thẳng. Nó là một vòng tròn, và nếu nó dừng lại ở bất cứ đâu, đó sẽ là những sinh vật phân hủy tiếp nối bởi những sinh vật sản xuất. Chúng ta chỉ là món tráng miệng ngon lành mà thôi.

Nhưng tôi đã không thể lắng nghe cây táo ấy, nói với dấu hiệu chậm rãi, chậm rãi, với bộ rễ hình bộ xương người của nó, rằng: bạn mang đúng hình dạng cái đói của tôi. Bộ xương động vật của chúng ta, dòng máu con người của chúng ta; chúng ta cũng thuộc về nơi đây, nếu chúng ta chấp nhận vị trí của mình. Chúng ta bị ăn cũng như chúng ta được ăn, là nguyên liệu cho những bữa tiệc bất tận. Đó sẽ là niềm an ủi: một chỗ trên bàn tiệc. Chúng ta không ở trên, chỉ ở giữa rất nhiều sinh linh cấu thành bởi carbon mà một ngày nào đó sẽ buông ra.

Nhưng tôi phải chấp nhận cái chết trước khi tôi có thể nhận vị trí của mình.

~ ~ ~ ~ ~ ~

Tôi ước gì tôi có thể quay trở lại mười năm và nói với tôi hồi còn trẻ: một ngày nào đó em sẽ có một bầy chim bồ câu, và em sẽ rải phân của chúng và chôn chúng dưới gốc những cây dâu và cây táo.. Và em sẽ khóc khi làm vậy, nhưng không phải vì đấy là việc đáng buồn. Đó là vì nó là thiêng liêng và nó đã được thực hiện một cách tốt đẹp. Em đã khép kín vòng tròn, và nó sẽ mở rộng trái tim em. Em sẽ có gà, vịt, ngỗng, thỏ nữa. Chúng sẽ ăn những con sâu. Em sẽ ăn trái cây, trứng và thịt. Chúng sẽ chấp nhận em — hãy tìm đến với chúng để nhận sự giúp đỡ và ôm ấp — và em sẽ yêu chúng. Và em sẽ ăn, tất cả các em, chim chóc, những cây dâu, con người, đất, và bị ăn. Em sẽ viết trong di chúc của mình: hãy rắc nắm tro của tôi khi đến lượt tôi, cho những cây dâu và cây táo ăn.

Liệu nó có giúp khi được nghe như vậy không, hay là sự kinh hoàng về cái mà tôi sẽ trở thành — kẻ ăn thịt, kẻ sát sinh — không cho phép nhìn thấy con đường dài, khó nhọc đến với sự ân sủng? Tôi muốn nói với bản thân tôi: em sẽ ăn những quả dâu tây chín mọng đến nỗi mỗi quả là một sự hiển linh, mỗi miếng cắn là một lễ ban thánh, vượt xa ra ngoài sự tha thứ và cứu rỗi. Mỗi miếng cắn sẽ đưa em về nhà. Đấy là trái quả duy nhất đáng ăn, vừa chua vừa ngọt, chín mọng đầy sự sống mọc lên từ cái chết, nở ra và chín trong mùa của nó.

Dịch bởi Sott.net

Nhận xét: Xem những phần khác:

Ảo vọng ăn chay

Hay nhất mạng

Ảo vọng ăn chay - Tự sự của một người từng ăn chay suốt 20 năm

Chương 1: Tại sao có cuốn sách này?

Đây không phải là một cuốn sách dễ viết với tôi. Với nhiều người trong các bạn, nó sẽ không phải là một cuốn sách dễ đọc. Tôi biết. Tôi là một người ăn chay trong gần 20 năm. Tôi biết những lý do đã buộc tôi đi theo một chế độ ăn khắc nghiệt, và đó là những lý do đáng trân trọng, thậm chí là cao quý. Những lý do như là công lý, lòng từ bi, một nỗi khao khát đến tuyệt vọng làm sao để thế giới này trở nên tốt hơn. Để cứu lấy hành tinh này - những cái cây cuối cùng đã chứng kiến hàng bao thế hệ, những mẩu đất hoang sơ cuối cùng vẫn đang nuôi dưỡng những loài thú sắp tuyệt chủng, lặng im đợi số phận của chúng trong bộ lông hay bộ cánh của mình. Để bảo vệ những kẻ yếu ớt, những kẻ không có tiếng nói. Để nuôi dưỡng những người đang chịu cảnh đói ăn. Hay ít nhất là không tham gia vào cái điều kinh khủng gọi là nền chăn nuôi công nghiệp.

Những cảm xúc khát khao này sinh ra từ một nỗi niềm đau đáu sâu sắc đến nỗi nó gần như chạm đến thế giới tâm linh. Ít nhất chúng là như vậy đối với tôi, và đến giờ chúng vẫn thế. Tôi muốn cuộc đời của tôi là một cuộc chiến đấu, là tiếng thét xung trận, là một mũi tên sắc nhọn bay vào trái tim của sự thống trị: chế độ phụ hệ, chủ nghĩa đế quốc, sự công nghiệp hóa, và mọi hệ thống quyền lực bạo tàn khác. Nếu những hình ảnh bạo lực này khiến bạn thấy không thoải mái, tôi có thể diễn đạt lại. Tôi muốn cuộc đời của tôi - cơ thể của tôi - là một nơi mà trái đất được ấp ủ, chứ không phải bị nhai nuốt, nơi mà sự bạo tàn không có chỗ đứng, nơi mà bạo lực dừng bước. Và tôi muốn việc ăn uống - hành động cơ bản nuôi dưỡng tôi - là một hành động nuôi dưỡng vạn vật chứ không phải là hành động giết chóc.

Cuốn sách này được viết để phát triển tiếp những nỗi khát khao ấy, nỗi niềm đau đáu ấy. Nó không phải được viết để chế nhạo khái niệm quyền động vật hay chế giễu những người muốn có một thế giới hiền hòa hơn. Thay vào đó, cuốn sách này là một nỗ lực để tôn vinh những niềm khát khao sâu thẳm nhất của chúng ta cho một thế giới công bình. Và những khát vọng ấy - cho lòng từ bi, cho sự lâu bền, cho sự phân phối công bằng các tài nguyên - không được đáp ứng bởi triết lý hay sự thực hành chế độ ăn chay. Chúng ta đã bị dẫn đi lầm đường. Những người tiên phong trong phong trào ăn chay có những ý định tốt. Tôi tuyên bố ngay ở đây điều mà tôi sẽ còn lặp lại nữa: rằng mọi điều họ nói về chế độ chăn nuôi công nghiệp là đúng. Đó là một hệ thống độc ác, lãng phí và hủy hoại. Không một dòng nào trong cuốn sách này biện hộ hay quảng bá cho hệ thống sản xuất thực phẩm công nghiệp ở bất cứ mức độ nào.

Tuy nhiên, sai lầm đầu tiên là cho rằng chế độ chăn nuôi công nghiệp - một cách làm mới được thực hành 50 năm - là cách duy nhất để nuôi gia súc, gia cầm. Những tính toán của họ về mức năng lượng sử dụng, lượng calo tiêu thụ, con số những người bị đói ăn vì thực phẩm của họ bị đem nuôi gia súc, đều dựa trên quan điểm rằng gia súc, gia cầm ăn ngũ cốc.

Bạn có thể cho gia súc, gia cầm ăn ngũ cốc, nhưng đấy không phải là chế độ ăn thích hợp với chúng. Ngũ cốc chỉ xuất hiện khi con người thuần hóa một số loài họ cỏ, sớm nhất là 12.000 năm trước, trong khi auroch, tổ tiên hoang dã của loài bò được thuần hóa hiện nay, đã có mặt hai triệu năm trước đó. Trong phần lớn lịch sử nhân loại, những loài ăn cỏ không cạnh tranh với con người. Chúng ăn cái chúng ta không ăn được - cellulose - và biến nó thành cái chúng ta ăn được - protein và chất béo. Ngũ cốc sẽ làm tăng mạnh tốc độ tăng trưởng của bò lấy thịt và sản lượng sữa của bò sữa. Ngũ cốc cũng sẽ giết chúng. Sự cân bằng vi khuẩn tinh tế trong dạ cỏ của bò sẽ chuyển thành acid và tự hoại. Gà sẽ mắc bệnh gan nhiễm mỡ nếu cho ăn toàn ngũ cốc, và chúng có thể sống mà không cần chút ngũ cốc nào. Cừu và dê, cũng là những động vật nhai lại, không bao giờ nên động vào ngũ cốc.

Sự hiểu lầm này sinh ra do thiếu hiểu biết, một sự thiếu hiểu biết chạy xuyên suốt huyền thoại ăn chay, xuyên qua bản chất của nông nghiệp và kết thúc ở bản chất của sự sống. Chúng ta sống trong môi trường công nghiệp đô thị, và chúng ta không biết nguồn gốc thực phẩm chúng ta ăn. Đây bao gồm cả những người ăn chay, mặc dù họ tự coi chân lý nằm ở phía họ. Nó bao gồm cả tôi nữa, trong suốt hai mươi năm. Những người ăn thịt đã nhắm mắt trước sự thật, chỉ có tôi đối diện với nó. Chắc chắn là hầu hết những người ăn thịt sản xuất từ chế độ chăn nuôi công nghiệp chưa bao giờ tự hỏi cái gì đã chết và nó chết như thế nào. Nhưng thẳng thắn mà nói, hầu hết những người ăn chay cũng vậy.

Sự thật là nông nghiệp là thứ tàn hại nhất mà con người đã làm với hành tinh này, và tiếp tục làm điều đó sẽ không cứu được chúng ta. Sự thật là nông nghiệp đòi hỏi sự tận diệt của cả hệ sinh thái. Sự thật nữa là sự sống không thể có được nếu không có cái chết, rằng dù bạn ăn gì đi nữa, một sinh linh nào đó đã phải chết để nuôi sống bạn.

Tôi muốn một sự liệt kê đầy đủ, liệt kê không chỉ những gì nằm chết trên đĩa thức ăn của bạn. Tôi muốn hỏi về tất cả những gì đã chết trong suốt cả quá trình, tất cả những gì đã bị giết để có được bữa ăn đó trên đĩa của bạn. Đó là câu hỏi triệt để hơn, và đó là câu hỏi duy nhất sẽ dẫn đến sự thật. Bao nhiêu dòng sông đã bị ngăn dòng và tháo cạn nước, bao nhiêu thảo nguyên bị cày xới lên và bao nhiêu cánh rừng bị đốn trụi, bao nhiêu lớp đất màu bị biến thành bụi và thổi vào hư không? Tôi muốn biết về tất cả các loài - không phải chỉ các cá thể, mà cả loài - cá hồi, bò rừng, chim sẻ, sói xám. Và cái tôi muốn không chỉ là con số những gì đã chết và biến đi. Tôi muốn chúng trở lại.

Trái với những gì bạn đã được nghe, mặc cho người nói có tha thiết đến đâu, ăn đậu nành sẽ không mang chúng trở lại. Chín mươi tám phần trăm các đồng cỏ của Mỹ đã biến mất, chuyển thành đất trồng ngũ cốc độc canh. Việc cày bừa ở Canada đã phá hủy 99% lớp đất màu gốc. Trên thực tế, sự biến đi của đất màu là một mối đe dọa môi trường "sánh ngang với sự nóng lên toàn cầu." Khi những khu rừng nhiệt đới biến thành thịt bò, những người cấp tiến trong chúng ta nhận thức được và sẵn sàng hành động. Nhưng khi thủ phạm là lúa mì và nạn nhân là những thảo nguyên, sự gắn bó với huyền thoại ăn chay khiến chúng ta im lặng, cảm thấy khó nói và cuối cùng là không làm gì. Chúng ta chấp nhận như một đức tin rằng ăn chay là con đường dẫn đến sự cứu rỗi, cho chúng ta, cho hành tinh này. Làm sao nó có thể là thủ phạm được?

Chúng ta phải sẵn sàng đối mặt với câu trả lời. Những gì đang hiện ra lờ mờ trong bóng tối của sự thiếu hiểu biết và chối bỏ sự thật của chúng ta là một bản cáo trạng đối với chính nền văn minh này. Điểm khởi đầu có thể là những gì chúng ta ăn, nhưng điểm kết là toàn bộ lối sống, sự xếp đặt quyền lực và một gắn bó cá nhân không nhỏ. Tôi nhớ cái ngày tôi học lớp bốn khi cô Fox viết hai chữ lên bảng đen: văn minh và nông nghiệp. Tôi nhớ bởi sự trang trọng trong giọng nói của cô và lời giải thích gần như một bài hùng biện. Cái này là Quan Trọng. Và tôi hiểu. Mọi điều tốt đẹp trong văn hóa nhân loại đều bắt nguồn từ đó: mọi sự thoải mái, ân sủng, công lý. Tôn giáo, khoa học, y học, nghệ thuật được sinh ra và cuộc đấu tranh bất tận chống lại nạn đói, bệnh tật, bạo lực có thể kết thúc trong thắng lợi, tất cả vì con người đã tìm ra cách trồng thức ăn của riêng mình.

Sự thật là nông nghiệp đã dẫn đến sự đi xuống của quyền con người và văn hóa: chế độ nô lệ, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quân phiệt, sự phân chia tầng lớp trong xã hội, nạn đói kinh niên và bệnh tật. "Vấn đề thực sự ở đây không phải là việc giải thích tại sao một số người lại chậm chạp trong việc áp dụng nông nghiệp mà là giải thích tại sao lại có bất cứ người nào muốn áp dụng nó, trong khi nó tồi tệ một cách quá rõ ràng," Colin Tudge ở trường cao đẳng Kinh Tế London viết. Nông nghiệp còn là một thảm họa đối với những sinh vật khác mà chúng ta cùng chia sẻ trái đất với, và sau cùng nó là một thảm họa đối với chính sự sống trên hành tinh này. Tất cả mọi thứ đều bị đe dọa. Nếu chúng ta muốn có một thế giới bền vững, chúng ta phải sẵn sàng xem xét lại những mối quan hệ quyền lực đằng sau huyền thoại căn bản nhất của nền văn hóa chúng ta. Bất cứ điều gì ít hơn thế cũng sẽ dẫn đến thất bại.

Đặt câu hỏi ở mức độ đó quả là khó khăn với hầu hết mọi người. Trong trường hợp này, những khó khăn về tình cảm vốn có trong việc chống lại bất cứ thế lực hùng mạnh nào còn bị làm phức tạp hơn bởi sự lệ thuộc của chúng ta vào nền văn minh và sự bất lực của mỗi cá nhân trong việc chống lại nó. Hầu hết chúng ta không có chút cơ hội sống sót nào nếu cơ sở hạ tầng công nghiệp sụp đổ vào ngày mai. Và nhận thức của chúng ta càng phát triển bao nhiêu thì ý thức về sự bất lực của chúng ta cũng sâu sắc bấy nhiêu. Không có một danh sách Mười Điều Đơn Giản Cần Làm ở chương cuối của cuốn sách này bởi vì, thẳng thắn mà nói, không có mười điều đơn giản nào có thể cứu trái đất này. Không có giải pháp cá nhân. Chỉ có một mạng lưới đan xen của những hệ thống phân cấp thứ bậc và những hệ thống quyền lực khổng lồ mà chúng ta cần đối mặt với và phá bỏ. Chúng ta có thể bất đồng quan điểm về việc thực hiện điều đó thế nào, nhưng chúng ta phải làm điều đó nếu chúng ta muốn trái đất có chút cơ hội tồn tại nào.

Cuối cùng, tất cả lòng dũng cảm trên thế giới này cũng sẽ là vô dụng nếu không có đủ tri thức để vạch ra một lối đi bền vững vào tương lai, cả trên phương diện cá nhân và tập thể. Một trong những mục tiêu của tôi trong việc viết cuốn sách này là để cung cấp tri thức đó. Đại đa số dân chúng ở Hoa Kỳ không tự trồng thức ăn chứ đừng nói săn bắn và hái lượm. Chúng ta không có cơ sở nào để đánh giá bao nhiêu chết chóc có trong một khẩu phần salad, một bát hoa quả, một đĩa thịt. Chúng ta sống trong môi trường đô thị, trong tiếng thì thầm cuối cùng của rừng cây, cách xa hàng ngàn dặm từ những dòng sông, thảo nguyên và đầm lầy bị tàn phá, và hàng triệu sinh vật đã chết cho bữa ăn của chúng ta. Chúng ta thậm chí không biết phải hỏi câu hỏi gì để tìm ra sự thật.

Trong cuốn sách Long Life, Honey in the Heart (Cuộc Sống Lâu Dài, Mật Ngọt Trong Trái Tim), Martin Pretchel viết về người Maya và khái niệm kas-limaal của họ, tạm dịch là "sự mang nợ lẫn nhau, sự nuôi dưỡng lẫn nhau." "Tri thức rằng mọi động vật, thực vật, con người, gió, mùa đều mang nợ công sức của mọi thứ khác là tri thức của người trưởng thành. Không muốn mang nợ có nghĩa là bạn không muốn là một phần của sự sống, và bạn không muốn lớn lên thành một người trưởng thành," một trong những bô lão giải thích với Pretchel như vậy.

Cách duy nhất ra khỏi huyền thoại ăn chay là theo đuổi kas-limaal, tri thức của người trưởng thành. Đây là một khái niệm chúng ta cần, đặc biệt với những người trong số chúng ta đang sôi sục bởi sự bất công. Tôi biết nó là cần thiết với tôi. Trong đời tôi, miếng thịt đầu tiên tôi cắn sau hai mươi năm ăn chay đánh dấu điểm kết của thời non dại của tôi, thời điểm mà tôi bắt đầu đảm nhận trách nhiệm của tuổi trưởng thành. Đấy là thời điểm tôi ngừng không tìm cách chống lại phép tính cơ bản của sự sống: rằng để một sinh linh được sống, một sinh linh khác phải chết. Sự chấp nhận đó, với tất cả nỗi đau buồn xé lòng của nó, mang đến khả năng lựa chọn một cách khác, một cách tốt hơn.

Những người nông dân cấp tiến có một kế hoạch rất khác để đưa chúng ta từ sự huỷ diệt đến sự bền vững. Họ bắt đầu với những thông tin hoàn toàn khác. Tôi từng nghe những người ăn chay tuyên bố rằng một acre đất (0.4 hecta) chỉ nuôi sống được 2 con gà. Joel Salatin, một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất trong lĩnh vực canh tác bền vững, một người tự tay nuôi gà, đặt con số ấy ở 250 con gà trên một acre. Bạn tin ai? Bao nhiêu người trong số chúng ta có đủ tri thức để đánh giá? Frances Moore Lappe nói cần 12 đến 16 cân ngũ cốc để làm ra một cân thịt bò. Trong khi đó, Salatin nuôi gia súc mà không cần chút ngũ cốc nào, luôn chuyển đàn gia súc trên cánh đồng trồng cây lâu năm đa canh, và bồi đắp thêm đất màu sau mỗi năm. Những cư dân của nền văn hóa công nghiệp đô thị không hề được tiếp xúc với ngũ cốc, gà, bò hay thậm chí đất. Chúng ta không có cơ sở trải nghiệm để chống lại luận điểm của những người ăn chay. Chúng ta không có khái niệm gì về việc thú vật, cây cối và đất đai ăn gì, hay bao nhiêu. Điều đó cũng có nghĩa rằng chúng ta không biết chính chúng ta đang ăn gì.

Đối mặt với sự thật về chế độ chăn nuôi công nghiệp - cách nó tra tấn súc vật và hậu quả của nó lên môi trường - đối với tôi ở tuổi 16 là một hành động có tầm quan trọng sâu sắc. Tôi biết trái đất này đang chết. Đấy là nỗi đau mà tôi cảm nhận hàng ngày từ đó tới giờ. Tôi sinh ra năm 1964. "Mùa xuân" và "im lặng" trở thành không thể tách rời. Chúng nhập lại thành một từ. Địa ngục là đây, trong những nhà máy lọc dầu ở vùng bắc New Jersey, trong hơi nóng thiêu đốt từ những con đường trải nhựa chạy dài tít tắp, trong làn sóng người đang nhấn chìm hành tinh này. Tôi cùng khóc với Iron Eyes Cody, cùng khao khát mong về một lục địa nguyên sơ với những dòng sông, đầm lầy, chim, thú, cá và một con thuyền độc mộc. Tôi và anh trai tôi thường trèo lên cây crabapple cổ thụ ở công viên gần nhà và mơ mộng về việc mua cả một quả núi. Không người nào được vào, chuyện đó không phải bàn cãi. Ai sẽ sống ở đó? Những con sóc là tất cả những gì tôi nghĩ được. Bạn đọc đừng cười. Ngoài Bobby, con chuột cảnh của chúng tôi, sóc là động vật duy nhất mà chúng tôi từng thấy. Anh tôi, thấm dần nguyên mẫu nam tính của xã hội, dành những năm còn lại của tuổi thơ tra tấn côn trùng và mang súng cao su đi bắn chim sẻ. Còn tôi trở thành người ăn thuần chay.

Vâng, tôi là một đứa trẻ quá nhạy cảm. Bài hát yêu thích của tôi ở tuổi lên năm - và ở đây bạn được phép cười - là bài Those Were The Days (Những Ngày Xưa Ấy) của Mary Hopkin. Liệu có quá khứ lãng mạn, bi thương nào để tôi có thể khóc thương vào lúc năm tuổi? Nhưng bài hát ấy buồn và tinh tế đến nỗi tôi thường nghe đi nghe lại cho đến khi quá mệt thiếp đi vì khóc.

Vâng, thật là buồn cười. Nhưng tôi không thể cười những nỗi đau tôi cảm nhận khi phải chứng kiến một cách bất lực sự hủy diệt của hành tinh này. Nỗi đau ấy là thật và nó tràn ngập trong tôi. Và những người ăn chay cho tôi một lối thoát hấp dẫn. Không có chút hiểu biết gì về bản chất của nông nghiệp, bản chất của tự nhiên, và cuối cùng là bản chất của sự sống, tôi không thể biết được rằng dù cho những động cơ của họ có cao cả đến đâu, cách làm của họ là một ngõ cụt đi sâu hơn vào chính sự hủy diệt mà tôi đang khao khát ngăn chặn.

Những động cơ và những sự thiếu hiểu biết ấy gắn liền với huyền thoại ăn chay. Trong hai năm sau khi tôi quay lại ăn thịt, tôi vẫn không thể dừng không đọc các diễn đàn ăn chay trên mạng. Tôi không biết tại sao. Tôi không phải tìm chỗ để tranh luận. Tôi không hề viết một bài nào. Rất nhiều cộng đồng văn hóa nhỏ với động cơ mãnh liệt có mang một số yếu tố sùng bái khó cưỡng lại, và cộng đồng ăn chay cũng vậy. Có thể sự cưỡng bách đó có liên quan đến sự mơ hồ, rối rắm trong tôi - về mặt tâm linh, lý tưởng và cá nhân. Có thể tôi giống như người trở lại thăm nơi mình đã bị tai nạn: Đây là nơi tôi đã hủy hoại cơ thể mình. Có thể tôi vẫn còn những câu hỏi và tôi muốn xem liệu tôi có thể giữ bản thân chống lại những câu trả lời đang mời chào, những câu trả lời mà đã có lúc tôi ấp ủ trong tim, những câu trả lời mà có lúc tôi thấy thật là chính đáng, nhưng giờ chỉ thấy trống rỗng. Có thể tôi không biết tại sao. Mỗi lần nó lại khiến tôi cảm thấy lo âu, giận dữ và tuyệt vọng.

Nhưng một bài viết đánh dấu bước ngoặt. Một người ăn chay tuôn ra ý tưởng của anh ta để giữ cho thú vật khỏi bị giết - không phải bởi con người, mà là bởi những con thú khác. Chính phủ nên xây một hàng rào giữa vùng Serengeti, và ngăn cách những con thú săn mồi khỏi những con mồi của chúng. Sát sinh là sai trái và không có con thú nào đáng phải chết cả, vì vậy những con hổ báo và sói sẽ sống ở một bên, trong khi những con linh dương và ngựa vằn sẽ sống ở bên kia. Anh ta biết rằng những con thú ăn thịt sẽ không sao cả bởi vì chúng không cần ăn thịt. Đấy là một lời dối trá mà ngành công nghiệp thịt nói với chúng ta. Anh ta đã nhìn thấy con chó của anh ta ăn cỏ.

Không ai phản đối cả. Trên thực tế, những người khác còn chêm vào. Con mèo của tôi cũng ăn cỏ, một người phụ nữ viết với tất cả lòng nhiệt tình. Con mèo tôi cũng thế!, một người khác viết. Tất cả đều đồng ý rằng hàng rào là giải pháp tốt để thú vật khỏi chết.

Lưu ý cho rằng địa điểm của dự án giải phóng này là châu Phi. Không ai nhắc đến những thảo nguyên Bắc Mỹ, nơi cả động vật ăn thịt lẫn ăn cỏ đều đã bị trừ tiệt để lấy chỗ trồng ngũ cốc mà những người ăn chay mở rộng vòng tay đón chào. Nhưng tôi sẽ quay lại vấn đề đó trong chương 3.

Tôi có đủ hiểu biết để biết rằng ý tưởng này là điên rồ. Nhưng không một ai khác trên diễn đàn đó thấy có gì không ổn với chương trình ấy cả. Vì vậy, trong trường hợp bạn đọc cũng không có đủ kiến thức để đánh giá kế hoạch ấy, tôi sẽ phân tích nó từng bước một.

Động vật ăn thịt không thể tồn tại bằng cellulose được. Chúng có thể thỉnh thoảng ăn cỏ, nhưng chúng dùng cỏ như một loại thuốc, thường là để tẩy ruột của chúng khỏi ký sinh trùng. Ngược lại, động vật nhai lại đã tiến hóa để ăn cỏ. Chúng có dạ cỏ, cái đầu tiên trong một chuỗi dạ dày đóng vai trò như những cái thùng lên men. Điều thực sự xảy ra trong một con bò hay một con ngựa vằn là những con vi khuẩn ăn cỏ, và rồi con thú ăn vi khuẩn.

Sư tử, linh cẩu và con người không có hệ thống tiêu hóa của động vật nhai lại. Suốt từ răng đến hậu môn, chúng ta thực sự được thiết kế cho thịt. Chúng ta không có cơ chế nào để tiêu hóa cellulose.

Vì vậy, ở phía bên các động vật ăn thịt, nạn đói sẽ lấy đi đến con thú cuối cùng. Một số sẽ sống sót lâu hơn những con khác, và một số sẽ sống sót bằng cách ăn thịt đồng loại. Những con thú ăn xác sẽ có một bữa tiệc ra trò, nhưng khi những bộ xương đã bị gặm trơ, chúng cũng sẽ chết đói. Sự chết chóc không dừng lại ở đó. Không có động vật ăn cỏ gặm cỏ, đất đai sẽ dần dần biến thành hoang mạc.

Tại sao? Bởi vì nếu không có động vật ăn cỏ, những cây lâu năm cứ lớn lên, tỏa bóng râm che không cho những bụi cây thấp ở dưới phát triển. Ở một môi trường khô hanh như Serengeti, sự phân huỷ chủ yếu là dưới dạng vật lý (tan vụn) và hóa học (ôxi hóa), chứ không phải dưới dạng sinh học do vi khuẩn như trong một môi trường ẩm ướt. Trên thực tế, những con thú nhai lại làm thay vai trò sinh học của đất bằng cách tiêu hóa cellulose và trả lại các chất dinh dưỡng dưới dạng nước tiểu và phân.

Khi không có động vật nhai lại, cành và lá cây rơi xuống sẽ chất mãi lên, hạn chế sự sinh trưởng và cuối cùng giết chết cây cối. Đất bây giờ bị lộ trần ra dưới nắng, gió và mưa, khoáng chất sẽ bị rửa trôi và cấu trúc đất bị phá huỷ. Với cố gắng cứu những con thú khỏi chết, chúng ta đã giết tất cả.

Bên phía các động vật ăn cỏ, bầy đàn những con linh dương sẽ sinh sản mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Nhưng vì không có động vật ăn thịt để hạn chế chúng, chẳng bao lâu sẽ có nhiều động vật ăn cỏ hơn là cỏ. Con số những con thú sẽ vượt xa nguồn thức ăn của chúng. Chúng sẽ ăn cây cối đến tận gốc, và rồi chết đói, để lại phía sau một vùng đất xuống cấp nghiêm trọng.

Mặc dù bài học ở đây là hiển nhiên, nó cũng đủ sâu sắc để truyền cảm hứng cho một tôn giáo: Chúng ta cần bị ăn cũng như chúng ta cần ăn. Những con thú ăn cỏ cần lượng cellulose hàng ngày của chúng, nhưng cỏ cũng cần những con thú ăn cỏ. Nó cần nguồn phân, với lượng nitơ, khoáng chất và vi khuẩn; nó cần sự hạn chế mang tính cân bằng của động vật ăn cỏ; và nó cần nguồn dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể động vật, nguồn dinh dưỡng sẽ được giải phóng bởi các tác nhân phân huỷ khi những con thú ấy chết đi.

Cỏ và thú ăn cỏ cần lẫn nhau cũng tương tự như thú ăn thịt và con mồi cần lẫn nhau. Đây không phải là những mối quan hệ một chiều, không phải là những sắp xếp của sự thống trị và lệ thuộc. Chúng ta không phải đang bóc lột những sinh linh khác khi ăn chúng. Đấy chỉ là lượt của chúng ta mà thôi.

Đó là lần cuối cùng tôi vào những diễn đàn ăn chay. Khi ấy tôi nhận ra rằng những người thiếu hiểu biết sâu sắc đến như vậy về bản chất của sự sống, với chu kỳ luân chuyển khoáng chất và carbon của nó, với sự cân bằng của một vòng tròn từ ngàn xưa bao gồm những sinh linh với vai trò sản xuất, tiêu thụ và phân huỷ sẽ không có khả năng hướng đạo cho tôi, hay đưa ra một ý tưởng có ích nào về một nền văn hóa bền vững của con người. Bằng cách quay lưng lại với tri thức của người trưởng thành, tri thức hiển hiện trong sự sống của mọi sinh vật, từ vi khuẩn cho đến những con gấu xám, họ sẽ không bao giờ có thể làm dịu nỗi khao khát tâm linh và tình cảm vẫn nhoi nhói trong tôi, nỗi khao khát chỉ có thể được làm dịu bởi việc chấp nhận tri thức đó. Có lẽ suy cho cùng, cuốn sách này là một cố gắng để làm dịu bớt nỗi đau của bản thân tôi.

* * * * * *

Tôi có những lý do khác để viết cuốn sách này. Một trong số đó là sự nhàm chán. Tôi thấy mệt mỏi với những cuộc thảo luận lúc nào cũng giống nhau, đặc biệt là khi đó không phải là những cuộc thảo luận dễ dàng. Những người ăn chay có thể tóm gọn lý thuyết của họ trong những khẩu hiệu nghe rất kêu - Thịt Là Sát Sinh - và những giải pháp nghe có vẻ hiển nhiên, như là khi họ nói cần 16 cân ngũ cốc để có được một cân thịt. Tôi có thể đưa ra những khẩu hiệu của riêng tôi - Độc Canh Là Sát Sinh? Cuộc Diễu Hành Của Triệu Con Vi Khuẩn? - nhưng những khẩu hiệu ấy không dễ hiểu đối với công chúng. Tôi phải bắt đầu từ đầu, từ những protein đầu tiên tự tổng hợp thành sự sống, rồi đến sự quang hợp, cây cối, động vật, vi khuẩn, đất, và cuối cùng là nông nghiệp. Tôi gọi cuộc trò chuyện ấy là "Vi Khuẩn, Phân, và Quá Trình Độc Canh", và tôi cần ít nhất nửa tiếng để đi qua phần mở đầu, về cơ bản là một đại cương về bản chất của sự sống. Vâng, tất cả đấy là tri thức - thông tin, tình cảm, tâm linh - mà lẽ ra tất cả chúng ta đều phải được nhận trước khi lên bốn. Nhưng còn ai để dạy chúng ta? Và chẳng phải tất cả những gì là không ổn với nền văn hóa này đều được tóm gọn trong câu hỏi đó hay sao?

Nhưng không phải chỉ có lượng thông tin quá nhiều làm cho cuộc thảo luận trở nên khó khăn. Thường thường, người nghe không muốn nghe nó, và sự chống đối có thể lên đến mức cực điểm. "Ăn chay" không chỉ là những gì bạn ăn hay thậm chí là những gì bạn tin. Nó là bạn, toàn thể con người bạn. Khi đưa ra một bức tranh đầy đủ hơn về thực phẩm, tôi không chỉ soi xét một triết lý hay một thói quen ăn uống. Tôi đe dọa tất cả nhận thức về bản thân của người ăn chay. Và hầu hết các bạn sẽ phản ứng với sự giận dữ. Tôi nhận được những bức thư đe dọa từ khi tôi vừa mới bắt đầu cuốn sách này. Và cảm ơn, tôi không cần thêm nữa.

Nhưng tôi cũng viết cuốn sách này như một lời cảnh báo. Một chế độ ăn chay - đặc biệt là chế độ ăn chay ít chất béo, và đặc biệt hơn cả là chế độ ăn thuần chay (chỉ ăn sản phẩm từ cây, không ăn cả sữa, trứng) - không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự bảo dưỡng và duy trì về mặt lâu dài của cơ thể. Nói trắng ra là nó sẽ làm hại bạn. Tôi biết. Hai năm sau khi tôi bắt đầu ăn chay, sức khỏe của tôi suy sụp, và nó suy sụp một cách thê thảm. Tôi mắc một căn bệnh thoái hóa khớp mà tôi vẫn còn đến bây giờ. Nó bắt đầu vào mùa xuân ấy như một cảm giác đau đau lạ lùng, âm ỉ ở sâu tận chỗ mà lúc trước tôi không biết là có thể có cảm giác. Đến cuối mùa hè, nó cảm giác như những mảnh đạn mắc trong cột sống của tôi.

Tiếp theo đó là những năm tháng đau đớn ngày càng tăng và những chuyến viếng thăm vô vọng đến các bác sĩ chuyên môn. Phải mất 15 năm tôi mới nhận được một chẩn đoán thay vì một cái vỗ kẻ cả vào đầu. Cột sống của thanh niên mới lớn không tự nhiên suy sụp mà không có lý do, và vì vậy, mặc dù các triệu chứng của tôi khớp hoàn toàn, không một bác sĩ nào nghĩ đến bệnh thoái hóa đĩa sụn. Bây giờ tôi có những tấm phim chụp, và tôi nhận được sự tôn trọng của các bác sĩ. Cột sống của tôi giờ trông như kết quả của một tai nạn ngã từ nhà cao tầng. Về mặt dinh dưỡng, những gì xảy ra cũng gần như vậy.

Sáu tuần sau khi bắt đầu ăn chay, tôi có trải nghiệm hạ đường huyết lần đầu tiên, mặc dù tôi không biết nó được gọi tên như vậy cho đến 18 năm sau và khi đó nó đã trở thành một phần của cuộc sống tôi. Ba tháng sau khi bắt đầu, tôi ngừng kinh nguyệt, một đầu mối cảnh báo rằng đây không phải là một ý tưởng hay ho. Sự mệt mỏi cũng bắt đầu cùng thời gian đó, và nó chỉ có tồi tệ hơn với thời gian, cùng với cảm giác lạnh thường trực. Da tôi khô đến mức nó vỡ ra thành các vẩy nhỏ, và vào mùa đông nó đau đến mức làm tôi không ngủ được. Năm 24 tuổi, tôi bị bệnh không tiêu. Một lần nữa, nó không được chẩn đoán hay chữa trị cho đến khi tôi 38 tuổi và tìm thấy một bác sĩ chuyên chữa những người từng ăn thuần chay. Đấy là 14 năm với cảm giác buồn nôn liên tục, và đến giờ tôi vẫn không ăn được sau 5 giờ chiều.

Rồi đến chứng lo lắng và trầm cảm. Gia phả dòng họ tôi có một chuỗi dài những người nghiện rượu và trầm cảm, vì vậy rõ ràng là tôi không được thừa hưởng một bộ gen tốt lắm về mặt sức khỏe tinh thần. Sự suy dinh dưỡng là thứ cuối cùng mà tôi cần trong tình trạng đó. Việc ăn thuần chay không phải là nguyên nhân duy nhất cho chứng trầm cảm của tôi nhưng nó là một yếu tố đóng góp quan trọng. Tôi trải qua nhiều năm khi thế giới bên ngoài chỉ là một màu xám vô tận và vô vọng, thỉnh thoảng điểm xuyết bởi những cơn hoảng loạn. Tôi thường xuyên tan biến trong những cơn hoảng loạn ấy. Nếu tôi không tìm thấy chìa khóa nhà, tôi sẽ lại đổ sụp xuống sàn phòng khách, chênh vênh bên bờ Vực Thẳm Vô Tận. Làm thế nào tôi có thể tiếp tục bây giờ? Để làm gì? Chìa khóa mất rồi và tôi cũng vậy, thế giới, vũ trụ cũng vậy. Mọi thứ đều sụp đổ, trống rỗng, vô nghĩa. Tôi biết những cảm giác ấy là phi logic nhưng tôi không thể dừng một khi chúng đã bắt đầu. Và bây giờ tôi biết tại sao. Serotonin được làm ra từ amino acid trytophan. Và không có nguồn trytophan tốt nào từ thực vật. Thêm vào đó, tất cả lượng trytophan trên thế giới này cũng không có ích gì cho bạn nếu không có chất béo bão hòa, cần thiết để các chất truyền dẫn thần kinh của bạn có thể thực sự truyền được. Tất cả những năm tháng suy sụp tinh thần ấy không phải là lỗi của cá nhân tôi; nó có nguyên nhân hóa sinh, mặc dù là tôi tự chuốc lấy nó.

Có gì nhàm chán hơn những vấn đề sức khỏe của một người khác không? Tôi sẽ cố gắng nói ngắn thôi. Cột sống của tôi không hồi phục được. Nhưng một chế độ ăn bao gồm những sản phẩm từ động vật ăn cỏ đã chữa những tổn thương một chút và làm giảm bớt mức độ đau đớn của tôi. Các thụ thể insulin của tôi cũng bị suy giảm, nhưng protein và chất béo giữ cho chỉ số đường huyết của tôi ổn định. Đã năm năm rồi tôi không bị mất một chu kỳ kinh nguyệt nào, mặc dù nếu tôi bị ung thư ở một trong những cơ quan sinh sản, tôi đổ lỗi cho đậu nành. Dạ dày của tôi tạm ổn - không hoàn hảo, nhưng tạm ổn - chừng nào tôi vẫn uống betaine hydrochrolide với mỗi bữa ăn. Với những theo đuổi về tâm linh và một chế độ ăn đầy dinh dưỡng, tôi giờ không còn bị trầm cảm nữa, và tôi biết ơn về điều đó mỗi ngày. Nhưng cảm giác lạnh và sự mệt mỏi là vĩnh viễn. Có một số ngày, chỉ thở thôi cũng có vẻ cần nhiều năng lượng hơn tôi có.

Bạn không cần phải thử những gì tôi đã làm. Bạn được phép học từ những sai lầm của tôi. Tất cả bạn bè thời trẻ của tôi đều đầy nhiệt huyết và theo đuổi sự công bình đến mức cực đoan. Ăn chay là con đường hiển nhiên, và ăn thuần chay còn tốt hơn nữa. Và những người trong số chúng tôi theo đuổi nó trong thời gian dài cuối cùng bị tổn hại. Nếu tôi đặt dấu hỏi về cách sống, về triết lý sống của bạn, bạn có thể cảm thấy bối rối, sợ hãi và tức giận khi đọc cuốn sách này. Nhưng hãy tin tôi: bạn sẽ không muốn cuối cùng trở thành như tôi. Tôi mong bạn hãy tiếp tục, đọc cuốn sách này, xem xét các nguồn tham khảo trong phần phụ lục. Làm ơn. Đặc biệt là nếu bạn có con nhỏ hay muốn có. Tôi lạy bạn đấy.

* * * * * *

Những người hút thuốc sẽ nói với bạn rằng không có gì khó chịu hơn một người đã cai thuốc. Sự thôi thúc giảng đạo cho người khác có vẻ như đi cùng với việc được cứu rỗi. Tôi đã cố gắng hết sức để tránh một giọng trịch thượng và hướng đến một cuộc thảo luận mang tính xây dựng. Suy cho cùng, tôi muốn giúp ích hơn là tỏ ra mình đúng. Đặc biệt là khi xem xét tương lai mà chúng ta đang phải đối mặt và những gì đang bị đe dọa. Những giá trị cơ bản mà những người ăn chay tuyên bố là hướng tới - công lý, lòng từ bi, sự bền vững - là những giá trị duy nhất mà sẽ tạo ra một thế giới mà mọi sinh linh liên hệ với nhau thay vì thống trị lẫn nhau; một thế giới mà con người tiếp cận mọi sinh linh - mọi hòn đá, mọi hạt mưa, mọi người anh em có lông hay có cánh của chúng ta - với sự khiêm nhường và kính trọng; thế giới duy nhất mà trong đó chúng ta có hy vọng sống qua được cái kinh khủng vẫn được gọi là nền văn minh. Tôi cung cấp cho bạn cuốn sách này trong hy vọng rằng một thế giới như vậy là có thể.

Dịch bởi Sott.net

Nhận xét: Xem những phần khác: Nguồn:  https://vi.sott.net/article/1283-Ao-vong-an-chay-Tu-su-cua-mot-nguoi-tung-an-chay-suot-20-nam

Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam cuối cùng đã bị bộc lộ

Sự dối trá trắng trợn của truyền thông Mỹ về cuộc chiến tại Việt Nam cuối cùng đã bị bộc lộ

https://youtu.be/JzXnMpAI_bc

Chelsea Schilling * Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch - Nào là hình chụp nhà sư tự thiêu gây bàng hoàng cho người Mỹ vào năm 1960. Nào là hình chụp Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia bắn du kích Việt Cộng ngay tại đường phố Sài Gòn. Nào là hình chụp người con gái nhỏ trần truồng chạy giữa đường, toàn thân bị cháy do bom napalm.
Đó là hình ảnh của cuộc chiến Việt Nam qua ống kính lệch lạc của giới truyền thông Hoa Kỳ mà ta được biết bấy lâu.
Hình ảnh người lính Mỹ tại cuộc chiến Việt Nam được giới truyền thông Hoa Kỳ mô tả như là những kẻ nghiện ngập, cuồng sát, giết cả trẻ em. Đồng minh của Hoa Kỳ là chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũng chịu chung số phận bị xuyên tạc bởi giới truyền thông Mỹ. Chính thể này cũng được giới truyền thông Mỹ mô tả nào là tham nhũng, hối lộ, hèn nhát và không đáng hay không có chính nghĩa để cho người Mỹ hy sinh bảo vệ.
Câu hỏi đặt ra là những hình ảnh và những lời xuyên tạc trên nhan nhãn khắp các đài truyền hình tại Mỹ, khắp các tờ báo tại Mỹ có thật sự diễn tả đúng bản chất của cuộc chiến nhằm bảo vệ tự do và ngăn ngừa thảm họa Cộng Sản, cũng như có nói đúng về thảm cảnh mà người Việt phải hứng chịu trước thảm họa này?
Hai nhà điều hành và sản xuất phim Richard Botkin và Fred Koster đã can đảm nhìn vào sự thật của cuộc chiến khi cho ra cuốn phim tài liệu với tựa đề: “Ride the Thunder: A Vietnam War Story of Victory and Betrayal,” tạm dịch là "Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bội trong cuộc chiến tại Việt Nam,” trình chiếu tại Westminster vào ngày 27 tháng Ba năm 2015. Bộ phim đưa ra những mẩu chuyện có thật về tình đồng đội, về lòng quả cảm, về tinh thần quốc gia cũng như sự hy sinh trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn Cộng Sản, điều mà giới truyền thông Hoa Kỳ cố tình chối bỏ.
Botkin thành thật thừa nhận là người dân Mỹ đã bị giới truyền thông Mỹ lừa phỉnh!
Botkin cho tạp chí mạng Worldnetdaily (www.WND.com) biết như sau: "Những người lính Mỹ chiến đấu tại Việt Nam cũng quả cảm can trường không thua kém gì thế hệ trước của họ khi tham dự đệ nhị thế chiến." Botkin còn cho biết thêm: "Có cả hàng trăm ngàn sĩ quan Hoa Kỳ các cấp phục vụ tại Việt Nam lập nhiều công trạng nhưng chỉ có mỗi một trung úy William Calley là được báo chí bàn đến rầm rộ vì bị kết tội giết 22 thường dân tại làng Mỹ Lai vào ngày 16 tháng Ba năm 1968." 
Botkin khẳng định: “Chúng ta cần phải nhìn lại vấn đề cho công bằng không thể thiên lệch như vậy."
Sau khi cuộc chiến Việt Nam chấm dứt được vài năm, tổng thống Nixson đã phải thở dài mà thừa nhận rằng: "Không có sự kiện nào trong lịch sử nước Mỹ lại bị che giấu dối gạt nhiều như cuộc chiến tại Việt Nam. Một cuộc chiến trước thì bị truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, sau thì bị đánh giá thiên lệch."
Theo như Botkin tâm sự, nhiều bộ phim khác về cuộc chiến tại Việt Nam như: "Apocalypse Now", "The Deer Hunter", "Good Morning, Vietnam,” "Rambo", hay “Full Metal Jacket” cũng chỉ là những bộ phim có tính giải trí mua vui, và những bộ phim này không nêu rõ được những gian lao hung hiểm mà những người lính đã phải chiến đấu hết sức dũng cảm khi đối diện trong nỗ lực ngăn chặn thảm họa Cộng Sản.
Nhà làm phim Botkin nói: “Giới truyền thông Mỹ đã mô tả những người lính Mỹ tham chiến tại đã bị lừa để đẩy vào cuộc chiến vô nghĩa, để rồi khi những người lính này trở về thì họ bị cả xã hội gạt bỏ quên lãng và bị coi như là công cụ của giới kỹ nghệ sản xuất vũ khí mà thôi. Còn những người Việt Nam đồng minh của chúng ta (tức Việt Nam Cộng Hòa) thì lại còn bị mô tả một cách xuyên tạc nặng nề hơn nữa, nào là tham nhũng, độc tài, hèn nhát, và không đáng để nước Mỹ phải hy sinh cứu giúp "
Thế nhưng cũng theo nhà làm phim Botkin, cũng là người viết cuốn sách "Lội ngược dòng oan nghiệt" ("Ride the Thunder") để rồi từ đó, cuốn phim tài liệu: "Lội ngược dòng oan nghiệt: sự thật về chiến thắng và phản bôi trong cuộc chiến tại Việt Nam" được dựng lên, sau khi đích thân đi điều nghiên tại những nơi xảy ra giao tranh cũ của Thủy Quân Lục Chiến (của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa) cùng các cố vấn Hoa Kỳ trước sự tấn công của Cộng quân, thì lại khẳng định rằng mọi xuyên tạc của giới truyền thông Hoa Kỳ đối với Việt Nam Cộng Hòa là hoàn toàn sai!
Botkin giải thích như sau: "Cuốn phim tài liệu này là cố gắng của chúng tôi nhằm xóa đi hiểu lầm về cuộc chiến Việt Nam do truyền thông (Mỹ) xuyên tạc, trả lại danh dự cho những người lính Mỹ tham chiến và đồng minh Việt Nam Cộng Hòa của chúng ta. Cộng Sản là thảm họa cần phải ngăn chận và sự tham dự cuộc chiến của người Mỹ chúng ta là chính đáng."
Vào thập niên 1970, theo chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh" của tổng thống Nixon, Việt Nam Cộng Hòa phải tự mình đương đầu ngăn chặn Cộng quân. Phim của Botkin kể lại câu chuyện có thật bị lãng quên chẳng còn ai biết đến nữa về sự can đảm của những cố vấn Mỹ và những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa trong một trận đánh chống lại sự tấn công ồ ạt của Cộng quân trong kế hoạch tổng tấn công vào mùa hè năm 1972, cứu vãn cho quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nhỏ bé này thoát khỏi tình thế nguy ngập. 
Người thật việc thật - cuốn phim diễn tả lại diễn biến của trận đánh tại Đông Hà, khi Cộng quân với quân số trên 20 ngàn người và 200 chiến xa đã hoàn toàn bị đánh bật lại bởi một lực lượng chỉ có 700 lính thuộc binh chủng Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa và vài cố vấn quân sự của Mỹ.
Do anh dũng chiến đấu và chiến thắng trên chiến trường, những người lính Thủy Quân Lục Chiến đã phải chịu đựng sự trả thù của Cộng sản bị bỏ đói và lao động khổ sai trong các trại tập trung (không luật sư toà án xét xử) gọi là trại "học tập cải tạo."
Cuốn phim tài liệu cũng đề cập lại quãng đời học tập cải tạo của Trung tá Thủy Quân Lục Chiến Lê Bá Bình ở Nam Hà năm 1979. Người thủ vai ông là diễn viên Joseph Hiếu.
"Chúng tôi mở đầu bằng cuộc đời ông trong trại tù tập trung "học tập cải tạo" rồi từ đó truy ngược về lại quá khứ trước đó của đời ông. Thông qua sự truy ngược đó, chúng tôi dựng lại bối cảnh Việt Nam sau đệ nhị thế chiến, khi ông còn là đứa trẻ. Chúng tôi cũng phỏng vấn những người Mỹ, những người Việt sinh sống cùng thời với ông.”
Trung tá Bình, một quân nhân thứ thiệt khó ai bì, phục vụ 13 năm trong quân đội và chịu 11 năm tù trong trại tập trung. Bất chấp bao nhiêu lần bị thương và bao nhiêu mất mát, ông vẫn can trường bình thản đối diện oan nghiệt. Ông bị thương chín lần và được thưởng huân chương American Silver Star.
Botkin giải thích thêm: "Khi chúng ta tham chiến tại Việt Nam, mỗi người lính chỉ ở đó từ 12 tháng đến 13 tháng, nhưng Trung tá Bình thì ở đó đối diện chiến tranh từ đầu cho đến cuối. Thông qua cuộc đời của Trung tá Bình, tôi hy vọng người Mỹ chúng ta sẽ thấy sự hy sinh của chúng ta tại Việt Nam là chính nghĩa và cần thiết "
Khi cuộc chiến đi đến hồi kết thúc, hàng triệu công dân Việt Nam Cộng Hòa chạy giặc tìm đủ cách di tản tị nạn Cộng sản. Bao nhiêu người bị bỏ tù hoặc bị tử hình. Sáng 30 tháng Tư, những người lính Thủy Quân Lục Chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa buông súng, kết thúc 21 năm chiến đấu.
Những diễn viên của cuốn phim này có rất nhiều người là người Việt tị nạn Cộng Sản. Nơi mà cuốn phim này được quay, Southern California (miền Nam tiểu bang California) thực ra cũng đã có 370 ngàn người Mỹ gốc Việt sanh sống mà hầu hết là những người Việt tỵ nạn Cộng sản, cựu chiến binh, thuyền nhân; có gần 200 ngàn người Việt định cư tại Orange County.
Botkin tâm sự thêm: "Đối với những người Việt hải ngoại tỵ nạn Cộng Sản, kể lại những oan nghiệt từ cuộc chiến mà họ chịu đựng không phải chỉ là để kiếm tiền mà là những nỗi lòng u uất của kẻ mất nước, cảm thấy có trách nhiệm phải nói lên sư thật. Họ chống Cộng tới cùng. Họ chống Cộng vì họ nhìn rõ bộ mặt thật của Việt Cộng. Gia đình thân nhân của họ hoặc là bị giết, hoặc là bị tù đày bởi Việt Cộng. Họ mất tất cả và sẵn sàng bỏ tất cả để có được tự do. Tôi đã hết cách lánh né mà buộc phải nhìn thẳng vào sự thật với lòng cảm thông kính trọng họ."
Hệ quả của cuộc chiến tại Việt Nam, cũng theo nhà làm phim theo Botkin, đã giúp toàn khối Đông Nam Á và Á Châu né tránh được thảm họa Cộng Sản vốn đang lây lan mạnh lúc bấy giờ cũng như có hòa bình ổn định để phát triển.
Botkin nói: "Khi chúng ta đổ bộ lên Việt Nam năm 1965, du kích Cộng Sản đã gây rối ở Philippine, Mã Lai, Indonexia và Thái Lan. Nhờ có sự hiện của Hoa Kỳ tại Việt Nam, bất chấp bao nhiêu lời xuyên tạc từ truyền thông như đã nghe đã thấy, đã giúp trì hoãn sự bành trướng của thảm họa Cộng Sản và khiến nền kinh tế của những quốc gia kể trên có thời giờ chấn hưng và phát triển để đủ sức tự mình thoát khỏi ảnh hưởng của Cộng Sản. Tôi hoàn toàn không còn nghi ngờ gì nữa, không có nỗ lực của người Mỹ chúng ta tham chiến tại Việt Nam thì các quốc gia này không được như ngày nay."
"Và đối với nước Mỹ chúng ta ngày nay," Botkin bàn thêm, "chúng ta đang loay hoay tìm lấy chính mình. Biết bao nhiêu người Mỹ trong chúng ta nghĩ rằng đất nước mình là một quốc gia ác độc tàn nhẫn (cũng bởi do truyền thông Mỹ gây ra,) nhưng trên thực tế, nước Mỹ chúng ta là ánh sáng của nhân loại, người Mỹ chúng ta là biểu tượng của nhân bản tốt đẹp cho thế giới."
Rồi ông Botkin khẳng định: "Chúng ta đã cứu thế giới vào thời đệ nhị thế chiến, chúng ta đã cứu Nam Hàn khỏi thảm họa Cộng Sản cũng như đã cố giúp Việt Nam ngăn chận Cộng Sản khi tham chiến ở nơi này.”
26/5/2017
Nguồn:  http://danlambaovn.blogspot.com/2017/05/su-doi-tra-trang-tron-cua-truyen-thong.html

Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

VC nằm vùng...!!


VC nằm vùng trong Văn Phòng Tổng Tham Mưu Trưởng và Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH
1 bài đăng của 1 tác giả
tuan...@gmail.com
02/04/2014
1* Mở bài

Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Khi tập kết ra Bắc, cài người ở lại. Cho gián điệp trà trộn vào đoàn người di cư vào Nam. Chiêu dụ trí thức háo danh, lừa gạt người có máu phản bội…thế là bọn nằm vùng, bọn người ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản, bọn trở cờ tràn lan ở đâu cũng có khắp miền Nam.

Những trí thức háo danh bị lừa gạt, khi mở mắt ra thì đã muộn. Một số phóng lao phải theo lao, một số ngậm bồ hòn để còn hưởng chút lợi danh dỏm. Một số còn chút đỉnh liêm sỉ trước khi tắt thở nói những lời ăn năng sám hối, đó là những Trương Như Tảng, bác sĩ Dương Huỳnh Hoa, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Hộ…. Ngay cả thiếu tướng tình báo, anh hùng quân đội nhân dân, Phạm Xuân Ẩn, trước khi chết cũng trối trăng “Xin đừng chôn tôi gần Cộng Sản”. Bạn thân của Phạm Xuân Ẩn là phóng viên chiến trường David DeVoss viết trên Weekly Standard số ngày 9-10-2006, Volume 012-Issue 04 do Trà Mi dịch.

Tất cả bọn vô liêm sỉ và phản bội đó đã góp phần đưa dân tộc Việt Nam vào chế độ độc tài, tàn bạo cai trị bằng đàn áp và những mánh khóe, chiêu bài lừa bịp.

Người dân miền Nam mất nước, mất dân chủ và tự do, mất tài sản cũng vì cái chế độ quái ác nầy, cũng vì cái đảng mắc dịch có thành tích cướp của giết người trong “cải tạo công thương nghiệp (đánh tư sản, đuổi đi kinh tế mới để cướp nhà cướp đất). Nhưng tiếc thay, đánh tư sản lại trở thành tư sản như vậy là “Kách Mệnh” thoái trào. Không gì bằng phải vực cái hồn của Đỗ Mười dậy tiến hành khẩn trương cuộc đánh tư sản lần thứ hai. Tịch thu nhà cửa tài sản hắn, vợ hắn ta xài, con cái hắn ta bắt làm nô lệ. Đó chỉ là bài bản cũ, bổn cũ soạn lại, “nôm na” gọi là dĩ bỉ chi đạo, hoàn thi bỉ thân.

Đảng nầy chỉ có một thành tích muôn đời là tham nhũng đầy ấn tượng thôi.

2* Nằm vùng trong các cơ quan đầu não của Việt Nam Cộng Hòa

Áp dụng chủ trương trèo cao lặn sâu, gián điệp Cộng Sản đã xâm nhập vào nằm vùng ngay tại những cơ quan đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.

Bắt đầu từ cụm tình báo A-22 tại Dinh Độc Lập gồm có Vũ Ngọc Nhạ, Huỳnh Văn Trọng, Lê Hữu Thúy…

Cụm Tình Báo VC A.22 Trong Dinh Độc Lập

Tại Nha Cảnh Sát Đô Thành thì có đại úy Triệu Quốc Mạnh mà Dương Văn Minh phong chức Chỉ huy trưởng Nha Cảnh Sát Đô Thành. Người nầy cho những trưởng ty cảnh sát ở các quận đô thành được bỏ nhiệm sở, về nhà lo thu xếp chuyện gia đình, đồng thời hắn lấy lịnh của Tổng Thống Dương Văn Minh, phối hợp với Tư lịnh phó Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia là đại tá Phạm Kim Quy thả tù VC, người đầu tiên là Huỳnh Tấn Mẫm.

Tại Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH thì có đại tá VC nằm vùng trong văn phòng của Đại tướng Cao Văn Viên, đó là người giữ chìa khoá tủ hồ sơ tối mật, thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh.

Tại phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo thì có Nguyễn Văn Tá, bí danh Ba Quốc tức là thiếu tướng tình báo VC Đặng Trần Đức. Như vậy, không còn chỗ nào lưu giữ hồ sơ gọi là tối mật của quốc gia cả.

Tại Hạ Viện Quốc Hội VNCH thì có đại tá Đinh Văn Đệ, bí số U-4.

Tóm lại chỗ nào cũng có bọn sâu bọ nằm vùng đánh phá đó cả. Số phận chết yểu của Việt Nam Cộng Hòa là ở chỗ đó. Đại tướng Cao Văn Viên tức mình phải nói: “Tài liệu của Bộ Tổng Tham Mưu, Tổng Tham Mưu Trưởng chưa đọc mà Hà Nội đã đọc hết rồi”

3* Người giữ chìa khoá tủ hồ sơ mật của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH

3.1. Người thân tín nhất của Đại tướng Cao Văn Viên là đại tá Việt Cộng

Theo tài liệu Việt Cộng thì người thân tín nhất của Đại tướng Cao Văn Viên là một đại tá Việt Cộng mang bí số H-3. Người nầy được phép ra vào văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng bất cứ lúc nào cũng được, không cần phải xin phép. Người tin cẩn nầy được giữ chìa khoá tủ hồ sơ mật của văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng.

Đó là thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh, thơ ký đánh máy của văn phòng Đại tướng Cao Văn Viên. Nằm vùng suốt 10 năm, từ Nguyễn Hữu Có rồi Đại tướng Cao Văn Viên, đến ngày 30-4-1975 mà vẫn chưa bị lộ. Ba Minh giữ toàn bộ tài liệu mật của Bộ Tổng Tham Mưu gồm hồ sơ hơn một triệu quân của VNCH cùng toàn bộ giấy tờ thuộc văn phòng Tổng Tham Mưu Trưởng, không mất một tờ nào, rồi giao lại cho Việt Cộng.

Cho mãi đến năm 2006, CIA Mỹ cũng chưa biết người đó là ai.

Năm 2006, trong một cuộc hội thảo quốc tế về Tình Báo Trong Chiến Tranh Việt Nam, Merle Pribbenow, cựu nhân viên CIA cho biết: “Đúng là phải có một điệp viên Cộng Sản nằm vùng ngay trong lòng Bộ Tổng Tham Mưu. Dường như không phải là một sĩ quan cao cấp, không phải là một tùy viên thân cận Tổng thống Thiệu nhưng chắc chắn là người nầy đã gởi ra Bộ Chính trị Bắc Việt những tin tình báo chiến lược”.

3.2. Phương thức chuyển tài liệu

Thượng sĩ nhất Nguyễn Văn Minh, sinh năm 1943, học hết tiểu học, cao 1.7 m, nặng 40kg, vợ và có 10 con thường xuyên nghiên cứu và đánh số đề, lương hàng tháng không đủ nuôi gia đình nên Việt Cộng xuất tiền mua một chiếc xe Honda để y chạy xe ôm. Đó là phương tiện chuyển tài liệu mật một cách công khai mà không bị nghi ngờ. Ba Minh là người che giấu thân phận rất kín, luôn luôn đánh số đề và chạy xe ôm.

Đường dây giao liên chung quanh người Việt Cộng nằm vùng nầy gồm cả gia đình, vợ tên Đinh Thị Nữ, em gái tên Nguyễn Thị Nguyệt (H-4), em rể và em trai là Nguyễn Văn Chí, (cảnh sát áo trắng).

Lịch hẹn trao tài liệu ban đầu là 2 tháng một lần, rồi nhồi lên mỗi tháng một lần và thời điểm cao nhất là 5 ngày một lần. Hàng chục giao liên được cử để phục vụ cho đường dây của H-3, Nguyễn Văn Minh, họ phải thề độc là bị bắt, bị đánh ngay cả sắp bị giết cũng không khai H-3.

3.3. Những “tài liệu vàng”

Tài liệu của Việt Cộng cho biết chưa đầy một năm, Ba Minh chuyển ra 90 tài liệu, mỗi bản hàng chục trang giấy pelure viết tay. Những tài liệu quan trọng được gọi là “tài liệu vàng”.

“Tài liệu Ba Minh gởi về rất sớm. Ngay từ tháng hai năm 1974 mà kế hoạch quân sự năm 1975 của Sài Gòn đã nằm trong văn phòng bộ chỉ huy Hà Nội”, một cán bộ cho biết như thế.

Tài liệu vàng gồm có:

- Kế hoạch năm 1974-1975 của Hải Quân VNCH.

- Những thơ của Văn Phòng Tùy Viên Quân Sự DAO về kế hoạch Mỹ viện trợ cho VNCH. (DAO=Defense Attaché Office).

- Những văn bản mà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu gởi cho Cao Văn Viên cũng đã qua tay thượng sĩ nhất H-3 Nguyễn Văn Minh nầy. Thậm chí những tài liệu thuộc diện tối mật chỉ có 5 người được đọc cũng được Ba Minh lưu vào tủ hồ sơ mật.

4* Việt Cộng nằm vùng từ Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội đến Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo VNCH

4.1. * Sở Nghiên Cứu Chính Trị, Xã Hội và bác sĩ Trần Kim Tuyến

4.1.1. Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội

Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội (tiếng Pháp là Service des Études Politiques et Sociales), là cơ quan tình báo, phản gián chiến lược của Đệ Nhất Việt Nam Cộng Hòa, được thành lập năm 1956, trực thuộc Phủ Tổng Thống. Nhiệm vụ điều tra, thu thập tin tức tình báo chiến lược về mọi mặt. Tổ chức và chỉ huy các hoạt động gián điệp tại Bắc Việt và bảo vệ an ninh nội bộ.

Sở có chi nhánh ở Huế, Vientiane (Lào), Phnom Penh (Campuchia), Bangkok (Thái Lan), Kuala Lumpur (Malaysia) và Singapore.

Bác sĩ Trần Kim Tuyến làm giám đốc sở nầy, ngoài ra còn có những người thân cận của ông Ngô Đình Nhu như Hoàng Ngọc Điệp, Cao Xuân Linh, Nguyễn Văn Chiểu và Nguyễn Duy Bách.

4.1.2. Bác sĩ Trần Kim Tuyến

1). Thân thế

Bác sĩ Trần Kim Tuyến sinh năm 1925 tại Thanh Hoá. Năm 1949 lên Hà Nội ghi tên hai đại học là Trường Luật và Y Khoa. Tốt nghiệp ngành luật năm 1952. Về Y Khoa, đang học thì bị động viên và chuyển sang Trường Quân Y. Tốt nghiệp với cấp bậc trung úy.

Thời gian ở Hà Nội, ông kết bạn với nhóm trí thức trong đó có Ngô Đình Nhu. Ông gia nhập đảng Cần Lao và trở thành người thân tín của Ông Nhu.

Năm 1956 được giao chức vụ Giám Đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội, thực chất là Sở Mật Vụ, còn có tên là Phòng 4, thuộc Phủ Tổng Thống.

2). Trần Kim Tuyến bị thất sủng

Sau cuộc đảo chánh ngày 11-11-1960 của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông, và việc hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc dội bom Dinh Độc Lập mà Sở Mật Vụ không dự đoán được những vụ đó. Trần Kim Tuyến bị thất sủng. Sở Mật Vụ bị giải thể.

Trần Kim Tuyến được cử đi làm Tổng Lãnh Sự ở Ai Cập. Trên đường đi, khi quá cảnh Hongkong, ông xin tỵ nạn chính trị. Lưu vong lần thứ nhất.

Sau vụ đảo cháng 1-11-1963 lật đổ Ngô Đình Diệm, ông trở về Sài Gòn và bị bắt, biệt giam, nhờ đại tá Phạm Ngọc Thảo cứu vớt nên khỏi chết.

Chính quyền mới không trọng dụng vì ông đã có quá khứ liên hệ chặt chẽ với chế độ Ngô Đình Diệm. Ông chuyển sang viết báo với hai bút hiệu là Thảo Lư và Lương Khải Minh. Viết cho tờ Chính Luận và tờ Xây Dựng.

Ngày 30-4-1975, trên đường chạy đến Toà Đại sứ Pháp xin tỵ nạn, ông được một phóng viên làm việc cho tờ báo ngoại quốc (Time) giúp đở phương tiện rời Việt Nam. Lưu vong lần thứ hai. Trớ trêu thay, người đó là tình báo chiến lược Việt Cộng, Phạm Xuân Ẩn.

Trước đó, năm 1963 ông liên hệ với một sĩ quan quân đội âm mưu đảo chánh Ngô Đình Diệm, người đó cũng là tình báo chiến lược của VC, Đại tá Phạm Ngọc Thảo.

Sau khi thoát khỏi Việt Nam ông xin tỵ nạn ở Anh Quốc. Ông mất ngày 23-7-1995. Thọ 70 tuổi.

4.2. Gián điệp Việt Cộng Nguyễn Văn Tá (Ba Quốc) tiếp cận với Trần Kim Tuyến

Trong bối cảnh chuyển giao quyền hành giữa Pháp và Mỹ, Nguyễn Văn Tá, biệt hiệu là “Tá bụt” nắm được tin tức, có một chuyến tàu chuyển vàng lậu về Pháp, tin tức do trưởng Phòng Nhì Pháp là Trần Ginard tiết lộ. Người Việt Cộng nằm vùng nầy liền xử dụng tin tức đó làm quà ra mắt với mục đích “tiếp cận” với trùm mật vụ, bác sĩ Trần Kim Tuyến. Người làm trung gian là Kiều Văn Lân, quản lý nhật báo Tự Do, thân cận với bác sĩ Tuyến.

Ngay lúc đó một chỉ thị mật được ban hành, là biệt phái người kế toán Nha Công An Nam Phần về Ban Công tác Đặc biệt Phủ Tổng thống, đặc trách điệp vụ săn vàng.

“Nào ngờ sự việc mới bắt đầu thì bổng nhiên tôi bị bắt mà không biết lý do gì. Trong phòng giam hai nhân viên của tôi cũng bị bắt, họ ném giấy cho biết: “Bọn em bị tra tấn tàn bạo. Chúng buộc bọn em phải khai là anh cùng bọn em đã nhận lịnh của bác sĩ Tuyến ám sát trung tá Lý Thái Như, lữ đoàn trưởng Lữ Đoàn Phòng Vệ Phủ Tổng Thống và trung tá Nguyễn Cao, biệt bộ Phủ Tổng Thống.

Sau khi phân tích và kiểm điểm mọi việc, tôi biết mình là nạn nhân giữa hai phe đàn em của Ngô Đình Nhu và đàn em của Ngô Đình Cẩn. Bác sĩ Tuyến là người của ông Nhu, trung tá Lý Thái Như và trung tá Nguyễn Cao là người thuộc phe Ngô Đình Cẩn.

Tôi quyết định đứng về phía ông Nhu. Khoảng một tuần lễ sau, đại úy Nguyễn Đức Xích vào phòng giam cho biết: “Anh cứ an tâm. Bác sĩ Tuyến bảo tôi phải lo cho anh ra”.

Một tháng sau, trung tá Như bị cách chức, và bác sĩ Tuyến được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Nghiên Cứu Chính Trị và Xã Hội, thay thế ông Vũ Tiến Huân”.

Từ đó, Ba Quốc trở thành thuộc hạ trung thành của bác sĩ Trần Kim Tuyến.

4.3. Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung và Dương Văn Hiếu

1). Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung

Là cơ quan tình báo, phản gián của Ngô Đình Cẩn do Dương Văn Hiếu chỉ huy và Nguyễn Tư Thái làm phụ tá về hành chánh. Nguyễn Tư Thái có biệt hiệu là Thái Đen, biệt danh là “Đại tá Thanh Tùng”. Thái Trắng là Lê Văn Thái làm việc cho Sở Mật vụ của bác sĩ Trần Kim Tuyến.

Đoàn được thành lập năm 1957 với mục đích là “Cải tạo và xử dụng các cán bộ cựu kháng chiến”. Trụ sở đặt tại Trại Lê Văn Duyệt, gần Biệt Khu Thủ Đô. Đoàn có 8 nhân viên, hai thư ký đánh máy, được coi như trực thuộc Ty Công An Thừa Thiên và thành phố Huế.

“Tôi làm việc gần với ông Nhu hơn. Khi có chuyện hệ trọng Tổng thống Diệm gọi tôi và Dinh. Tôi chỉ gởi bản sao một vài phúc trình cho ông Ngô Đình Cẩn mà thôi”. Trong những ngày cuối cùng trước cuộc đảo chánh 1-11-1963 ông Cẩn đã hiểu lầm tôi làm tôi rất nhức đầu”. Dương Văn Hiếu trả lời phỏng vấn như thế.

Tóm lại ĐCT/ĐB/MT làm việc với ông Ngô Đình Nhu nhiều hơn với ông Cẩn. Sở dĩ gọi ĐCT/ĐB/MT là do thi hành “chính sách” đặc biệt của ông Ngô Đình Cẩn.

Đoàn công tác nầy có những thành công đặc biệt, đã từng bắt giữ những cán bộ tình báo gộc của Việt Cộng như: Mười Hương (tháng 6, 1958), Vũ Ngọc Nhạ (tháng 12, 1958), Lê Hữu Thúy (năm 1959), Nguyễn Văn Nghiệp (1960), đại tá Lê Câu (1961). Lê Câu là chỉ huy quân báo Việt Cộng ở miền Nam. Đoàn nầy cũng theo dõi Phạm Ngọc Thảo và đề nghị tổng thống Diệm lưu ý đến người nầy.

Sau vụ lật đổ tổng thống Diệm đoàn công tác nầy bị giải tán và Dương Văn Hiếu bị điều tra và kết án khổ sai chung thân, đày ra Côn Đảo.

2). Phương pháp thẩm vấn đặc biệt của Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung

Dương Văn Hiếu, trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung (ĐCT/ĐB/MT) cho biết:

“Trong các nhà tù không song sắt, công an, mật vụ ăn ở, học tập, chơi và sinh hoạt chung với những cán bộ Việt Cộng sa lưới. Các toán trưởng thu thập những lời khai của các cán bộ VC, nạp cho Ban Cải Tạo.

Khi phát hiện những VC nằm vùng chúng tôi không bắt công khai mà tổ chức bắt bí mật. Giữ kín hoàn toàn các cá nhân đầu hàng hay hợp tác. Đoàn của tôi tạo nên một màng lưới phục kích, bao vây từ những đường dây giao liên và các cơ sở cũ.

Khi bị bắt về, thay vì hỏi cung thông thường, chúng tôi áp dụng biện pháp mạn đàm, trao đổi, tranh luận cởi mở với các đối tượng. Nếu cần, mua chuộc dụ dỗ chuyển hướng.

Đối với những cán bộ VC ngoan cố chúng tôi xử dụng tập thể cải tạo để khuyên nhũ, lôi cuốn hoặc tấn công bằng xa luân chiến, tranh luận áp đảo đối với các thắc mắc và các phản ứng của những người bị bắt. Tuyệt đối không có tra khảo hay chửi bới…

Với phương pháp nầy Đoàn đã phá hai màng lưới tình báo chiến lược và quân báo VC từ Bến Hải đến Sài Gòn”.

Ông Dương Văn Hiếu cho biết, ông đã đưa Trần Quốc Hương (Mười Hương) từ Sài Gòn ra Thuận An để bí mật gặp hai ông Nhu và Cẩn. Chuyến bay đặc biệt do phi công Nguyễn Cao Kỳ lái.

Mười Hương đã giao ước gì với hai ông Nhu và Cẩn tôi không được biết.

Mười Hương đã được Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng phóng thích vào tháng 5 năm 1964.

Trần Quốc Hương (tên thật là Nguyễn Ngọc Ban) là ủy viên Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, người chỉ huy mạng lưới tình báo của Việt Cộng ở miền Nam, là cấp chỉ huy trực tiếp của Vũ Ngọc Nhạ (thiếu tướng tình báo VC), Lê Hữu Thúy, Phạm Ngọc Thảo (đại tá), Phạm Xuân Ẩn (thiếu tướng).

“Đại tá Lê Câu (VC) đã giúp tôi khám phá ra Phạm Bá Lương, công cán ủy viên của Bộ trưởng Ngoại Giao Vũ Văn Mẫu. Lương ăn trộm và chuyển hồ sơ mật về kế hoạch kinh tế Staley&Vũ Quốc Thúc. Tôi gài bẫy và bắt Lương khi lên máy bay tại phi trường Tân Sơn Nhất để đi Thái Lan vì công vụ. Ông Mẫu không hay biết việc nầy”.

3). Dương Văn Hiếu với Phạm Ngọc Thảo

“Trong vai trò phản gián tôì theo dõi Phạm Ngọc Thảo. Thảo trình báo với Tổng thống Diệm là ĐCT/ĐB/MT đã bám sát y. Tôi lưu ý Tổng thống Diệm vì y có bà con làm việc cho Bắc Việt với chức vụ hệ trọng”. Anh ruột là luật sư Gaston Phạm Ngọc Thuần, tập kết ra Bắc, làm đại sứ Cộng Sản Hà Nội (CSHN) tại Đông Đức. Một người anh khác là Phạm Ngọc Hùng, ủy viên chánh phủ Cộng Hoà miền Nam Việt Nam. Vợ Thảo là Phạm Thị Nhiệm, em của Phạm Thiều làm đại sứ CSHN ở một số nước Đông Âu”.

Dương Văn Hiếu cho biết, tướng Đỗ Mậu không ưa ông vì ông đã phát hiện và bắt giữ thiếu úy Lê Hữu Thúy, một điệp viên VC được Đỗ Mậu đặt làm trưởng phòng An Ninh tại Nha An Ninh Quân Đội. ĐCT/ĐB/MT cũng đã bắt Vũ Ngọc Nhạ khi làm công chức tại Bộ Công Chánh. Bộ trưởng Nội Vụ Hà Thúc Ký đã thả Vũ Ngọc Nhạ sau năm 1963.

4). Vài nét về Dương Văn Hiếu.

Dương Văn Hiếu sinh tại Hà Nam trong một gia đình trung lưu. Học trung học Louis Pasteur và Thăng Long. Có bằng Diplôme d’Études primaire supérieures. Sau năm 1954 được tuyển vào làm công an. Năm 1957 giữ chức trưởng ban khai thác Nha Công An Cảnh Sát Trung Phần, rồi làm trưởng ty Công An Thừa Thiên-Huế. Giữa năm 1957 được bổ nhiệm làm Trưởng Đoàn Công Tác Đặc Biệt Miền Trung.

Sau khi Đệ Nhất Cộng Hoà sụp đổ, bị kết tội chung thân khổ sai, đày đi Côn Đảo.

Năm 1964, Dương Văn Hiếu được phóng thích và làm nghề bán thuốc tây sinh sống.

Đêm 28-4-1975 Dương Văn Hiếu và con trai đầu lòng rời Việt Nam bằng tàu hải quân trên đó có Trung tướng Nguyễn Văn Là, cựu Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Quốc Gia.

Năm 1989 vợ và 8 con của Dương Văn Hiếu được đoàn tụ gia đình ở Hoa Kỳ.

4.2. Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo

Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo Việt Nam Cộng Hòa (Central Intelligence Office-CIO) là cơ sở tình báo chiến lược trực thuộc Phủ Tổng Thống. Tên giao dịch hành chánh là “Nha Hành Chánh và Nhân Viên Phủ Tổng Thống”. Trụ sở đặt tại số 3 Bến Bạch Đằng, nằm cạnh Nha Quân Pháp và Bộ Tư Lịnh Hải Quân.

Cơ quan nầy được thành lập do sắc lịnh số 109/TTP ngày 5-5-1961 do tổng thống Ngô Đình Diệm ký.

4.2. Hệ thống tổ chức của Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo

Phủ Đặc Ủy gồm có những tổ chức như sau:

4.2.1. Cục Tình Báo Quốc Nội

Cục Tình Báo Quốc Nội gồm có:

1). Nha Điệp Báo (Ban K)

2). Nha Phản Gián (Ban U)

3). Nha Chính Trị (Ban Z)

4.2.2. Cục Tình Báo Quốc Ngoại

Cục Tình Báo Quốc Ngoại gồm có các tổ chức:

Phú Xuân (Pháp), Lam Sơn (Anh), Thái Bình Dương (Nhật), Tiền Giang (Thái Lan), Phú Quốc (Campuchia)

4.3. Các Đặc Ủy Trưởng

Theo thời gian: Đại tá Lê Liêm, Đại tá Nguyễn Văn Y, Trung tướng Mai Hữu Xuân, Chuẩn tướng Nguyễn Ngọc Loan, Trung tướng Linh Quang Viên, Thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình và ông Nguyễn Phát Lộc.

Sau ngày 30-4-1975 phần lớn nhân viên Phủ Đặc Ủy bị kẹt lại ở Việt Nam. Chiều ngày 28-4-1975 tòa Đại Sứ Mỹ yêu cầu tất cả nhân viên tập hợp tại trụ sở số 3 Bến Bạch Đằng để chờ. Sau đó chuyển sang địa điểm số 2 đường Nguyễn Hậu nhưng đến 1 giờ sáng 30-4-1975 thì tất cả liên lạc giữa Tòa Đại Sứ và Phủ Đặc Ủy đều bị cắt.

5* Gián điệp Việt Cộng Đặng Trần Đức

5.1. Tiểu sử Đặng Trần Đức (Nguyễn Văn Tá)

Đặng Trần Đức (1922-2004) sinh tại Thanh Trì, Hà Nội. Bí danh Ba Quốc, Thiếu tướng tình báo, Cục trưởng Cục 12 thuộc Tổng Cục 2, Bộ Quốc Phòng.

Vợ của Ba Quốc tên Ngô Thị Xuân, 3 con: hai trai tên Phong, Vũ và con gái tên Thảo. Ba Quốc còn có một vợ bỏ lại Hà Nội khi di cư.

Năm 1954 Đặng Trần Đức theo đoàn người di cư vào Nam mang tên Nguyễn Văn Tá (Tá bụt). Làm kế toán tại Nha Công An Nam Phần. Từ năm 1963 trở thành phụ tá trung thành của bác sĩ Trần Kim Tuyến.

Sau khi ông Diệm bị lật đổ, nhiều cấp chỉ huy Sở Nghiên Cứu Chính Trị Xã Hội bị điều tra, thẩm vấn, bắt giam, kết án tù hoặc tịch thu tài sản. Ba Quốc bị chuyển sang Ty Sưu Tầm thuộc Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Sau đó giáng xuống làm nhân viên thường và bi điều về Sở Giao Tế Dân Sự, một bộ phận chống đảo chánh của Phủ Đặc Ủy TW Tình Báo. Nhờ có quan hệ tốt với trung tá Trần Ngọc Châu, giám đốc Sở, và sau đó vào làm việc tại Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo.

Chết ngày 26-3-2004 tại Quân Y Viện 175, Sài Gòn.

5.2. Hoạt động tình báo

Đặng Trần Đức đánh phá Việt Nam Cộng Hòa bằng những cách: gây chia rẻ giữa Nguyễn Cao Kỳ với Tổng thống Thiệu, giữa các đoàn thể và các dân biểu nghị sĩ chống lại chính quyền. Đánh cắp và chuyển tài liệu mật cho Việt Cộng đồng thời khám phá những cán bộ VC làm nội tuyến cho Việt Nam Cộng Hòa.

1). Xúi giục Nguyễn Cao Kỳ đảo chánh

Việt Cộng nằm vùng Nguyễn Văn Tá (Ba Quốc) xúi giục Nguyễn Cao Kỳ làm đảo chánh nhưng không thành công vì ông Kỳ không được Phật giáo ủng hộ do vụ Phật Giáo miền Trung, và do Mỹ không chấp nhận một cuộc đảo chánh.

2). Gây chia rẻ giữa bà Thiệu và bà Trần Thiện Khiêm

Gián điệp nằm vùng Ba Quốc kể lại như sau:

“Qua điều tra tôi biết bà Thiệu và bà Khiêm có mâu thuẩn nhau, tôi xúi giục cháu bà Thiệu là trung úy trẻ Nguyễn Thành Long báo cáo với bà Thiệu là Tướng Nguyễn Khắc Bình trọng dụng người của Trần Thiện Khiêm là Đại tá Nguyễn Phi Phụng, trong kế hoạch sẽ đưa Nguyễn Thành Long lên thay thế Phụng ở chức vụ chỉ huy Phòng Chính Trị (Ban Z).

Kết quả ngoài dự tính là, Đại tá Nguyễn Phi Phụng bị đưa ra khỏi Phủ ĐU/TW/TB, về Tổng Nha Quan Thuế. Người thay thế Phụng là Đại tá Huỳnh Thới Tây.

Riêng Trung úy Nguyễn Thành Long thì bị đổi về Trường Bộ Binh Thủ Đức làm Phó phòng An Ninh Quân Đội. Trung tá Võ Thanh Phong thay thế Long chỉ huy phòng Chính Trị (Ban Z)

Về sau Đại úy Nguyễn Thành Long bị bắn gãy chân trong một vụ nhậu nhẹt ở Sài Gòn.

3). Ba Quốc ăn cắp tin mật của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH

Ba Quốc thuật lại: “Biết được sự mâu thuẩn giữa Tướng Nguyễn Khắc Bình và Đại tướng Cao Văn Viên nên không chính thức chia xẻ tin mật, tôi móc nối với trung úy Vũ Văn Mùi, em của bạn thân tôi là trung tá Vũ Văn Nho, Trưởng Phòng 2 Bộ TTM. Mùi thuộc trung tâm trận liệt và lãnh thổ, tin rằng những tin tức đó được cung cấp cho Phủ ĐU/TW/TB.”

Một hôm trung tá Vũ Văn Nho cho biết, ở Bộ TTM có gián điệp VC nằm vùng, Nho nói: “Đại tướng Cao Văn Viên gọi tôi lên văn phòng, đập bàn hét “Tài liệu của Bộ TTM, Tổng Tham Mưu Trưởng chưa đọc mà Hà Nội đã đọc hết rồi”.

Cao Văn Viên nghi thủ phạm là Vũ Văn Nho, nhưng thực ra đó là Vũ Văn Mùi, em của Nho.

Ngày 22-5-1974, đến địa điểm hẹn thường xuyên, tôi được cho biết là người nữ giao liên của tôi bị bắt ở Hồng Ngự.

Ngày 23-5-1974, tôi được lịnh của cấp trên là phải ra căn cứ gấp vì có thể bị lộ. Cấp trên cho biết quy ước bắt liên lạc vào các ngày lẻ là 25, 27, 29.

Tôi đến điểm hẹn là một rạp chiếu bóng ở Mỹ Tho và được giao liên đưa ra căn cứ.

Trước khi ra căn cứ Ba Quốc dặn vợ và các con cứ khai thật tất cả những gì đã làm. Người con thứ hai khai là đã chụp hình các tài liệu và phụ giúp cha trong công việc của Phủ Đặc Ủy.

4). Ba Quốc giải cứu Nguyễn Văn Linh

Ba Quốc thuật lại, do lời khai của tên phản bội Huỳnh Kim Hiệp về hoạt động của 10 thành ủy viên của Đặc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định, Ba Quốc được chỉ định theo dõi điều tra. Ngô Đình Nhu ra lịnh cho Phủ Đặc Ủy phối hợp với Nha An Ninh Quân Đội tổ chức truy bắt.

Trước tình thế khó xử, Ba Quốc lập một kế hoạch báo cáo cho An Ninh Quân Đội làm thế nào để y có đủ thì giờ báo động để các ủy viên lẫn trốn trước khi An Ninh QĐ mở cuộc hành quân.

Bí thư Đặc Khu ủy có bí danh là Trịnh Văn Thanh đang làm thợ sửa radio tại tiệm của Nguyễn Văn Ba ở đường Nguyễn Trãi.

Sau nầy đối chiếu lại mới biết Trịnh Văn Thanh là Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh.

5). Khám phá cán bộ Việt Cộng làm việc cho Việt Nam Cộng Hòa

“Tháng 5 năm 1972 cấp trên chỉ thị cho tôi phải lấy cho bằng được hồ sơ của hai cán bộ làm mật vụ cho địch ở hai tỉnh, cần nhất là tên họ và chức vụ”.

Đó là một công tác vô cùng khó khăn, vì tổ chức an ninh ở Phủ ĐU/TW/TB rất chặt chẽ. Làm việc ở ban nào thì chỉ biết trong phạm vi của ban đó mà thôi.

Tôi tìm cách kết thân với người giữ hồ sơ là Nguyễn Đăng Khiêm qua việc hùn hạp trồng trọt ở Long Khánh.

Qua Nguyễn Đăng Khiêm tôi phát hiện ra 2 cán bộ làm việc cho địch, một là bác sĩ dân y của Mặt Trận Giải Phóng tỉnh Quảng Đà, một là tỉnh ủy viên trong đảng bộ Tây Ninh. Danh sách được người giao liên là Nguyễn Văn Thương chuyển đi, nhưng rủi thay là Thương đã bị địch bắt. Cũng may là Thương đã hủy bản tin và nhất quyết không khai, mặc dù đã bị cưa chân 6 lần”.

6). Người giao liên bị cưa chân sáu lần mà vẫn không khai

Nguyễn Văn Thương sinh năm 1938 tại xã Lộc Hưng, quận Trảng Bàng, Tây Ninh. Giữ nhiệm vụ giao liên khu vực Bắc Sài Gòn, gồm Sài Gòn, Bến Cát (Bình Dương).

Tài liệu Việt Cộng cho biết, ngày 10-2-1969, bị máy bay Mỹ phát hiện, hạ thấp xuống định bắt sống nhưng Hai Thuơng đã dùng tiểu liên bắn rơi một chiếc máy bay lên thẳng và diệt được 3 tên lính Mỹ. Ngay sau đó, quân đội Mỹ huy động 72 chiếc máy bay lên thẳng chở toàn bộ Trung Đoàn 48 của Sư Đoàn 5 mới bắt được tên giao liên nầy sau khi bị anh ta bắn hạ 3 trực thăng bằng súng tiểu liên.

Sau nhiều lần mua chuộc bằng đô la, xe hơi, nhà lầu và gái đẹp nhưng vẫn không thu phục được Hai Thương, Mỹ ngụy đập nát hai bàn chân và sau đó họ đã 6 lần cưa sáu khúc xương của hai chân.

Hai tài liệu ngày hôm đó là của Ba Quốc (thiếu tướng Đặng Trần Đức) và của Hai Trung (thiếu tướng Phạm Xuân Ẩn.

Việt Cộng thường hay “nổ sảng” để thần thánh hóa các điệp viên xuất quỷ hập thần của họ. Những công việc bí mật thuộc về tình báo gián điệp thường không có nhân chứng, nên tự do vẽ rồng vẽ rắn, thêm mắm dậm muối nhưng những điều quá lố không che đậy được người đọc, người nghe.

6* Vụ án Việt Cộng nằm vùng Thái Khắc Chuyên

Vụ án Thái Khắc Chuyên là những diễn tiến chung quanh vụ hạ sát thủ tiêu gián điệp đôi là thông dịch viên người Việt Nam tên Thái Khắc Chuyên, thuộc toán biệt kích B-57 của Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ vào tháng sáu năm 1969.

6.1. Lịnh thủ tiêu

Ngày 20-6-1969, lịnh thủ tiêu gián điệp hai mặt Thái Khắc Chuyên được thi hành.

Khoảng 8 giờ tối, đại úy Robert Marasco và những nhân viên của ông thi hành lịnh của chỉ huy trưởng Lực lượng mũ xanh, đại tá Robert B. Rheault, là hạ sát và thủ tiêu Thái Khắc Chuyên.

Binh sĩ Ed Boyle đè giữ Thái Khắc Chuyên nằm duới sàn nhà trong khi Brumley chích mũi morphine thứ hai vào Chuyên. Vài phút sau, Chuyên nhắm nghiền đôi mắt, hơi thở yếu dần và mê mang như một xác chết.

Dán băn keo bịt miệng. Trói hai cườm tay ra sau lưng. Thân thể Chuyên được cuốn tròn trong chiếc poncho, và chi trong vài phút cuộn poncho được đưa lên xe tải chở ra bờ sông.

Hai quân nhân Mỹ khiêng cuộn poncho xuống tàu, trên đó đã có đại úy Robert Marasco và Williams chờ sẵn.

Chiếc tàu vượt qua những con sóng lớn, nhấp nhô hướng ra cửa biển. Bổng nhiên có tiếng rên nho nhỏ từ chiếc poncho, đó là tiếng của Thái Khắc Chuyên sau khi thuốc ngủ đã tan dần.

Brumley vội rút khẩu súng nòng dài có gắn ống hãm thanh, loại súng đặc biệt để trang bị cho nhân viên CIA, số súng không có ghi trong các danh mục vũ khí của quân đội, mà nó được đăng ký ở trung tâm Okinawa. Một phát súng bắn vào đầu Chuyên. Tiếng rên im bặt.

Đến nửa đêm, con tàu ra tới cửa biển, đảo Hòn Tre lù lù hiện ra ở phía xa. Ba người dùng dây xích thật nặng bó chặt chiếc poncho rồi ném xuống biển.

Tưởng đâu việc thủ tiêu gián điệp hai mang nầy là kết thúc câu chuyện nhưng không ngờ nó lại bắt đầu một vụ án mà tạp chí Time gọi là “vụ bê bối tình báo nghiêm trọng chỉ đứng sau vụ Mỹ Lai mà thôi”.

6.2. Thái Khắc Chuyên và trung sĩ Alvin P. Smith

Ngày 15-10-1968, trung sĩ Alvin P. Smith, mật danh là Peter Sands, được cử đến toán biệt kích Mỹ B-57, căn cứ tại Mộc Hóa, Kiến Tường. Một tuần lễ sau, Thái Khắc Chuyên, 31 tuổi nguyên quán ở miền Bắc Việt Nam, đến Mộc Hóa nạp đơn xin làm thông dịch viên. Alvin Smith tuyển dụng anh ta dưới số nhân viên SF7-166. Từ đó, hai người trở thành bạn thân với nhau.

6.3. B-57 và Dự án Gamma

Tháng giêng năm 1969, đại úy Robert Marasco, mật danh là Mike Martin, được cử đến Mộc Hóa chỉ huy toán biệt kích B-57 để thực hiện một công tác bí mật có tên là Dự án Gamma. Mục đích là trinh sát thu thập tin tức tình báo về hoạt động của Cục R, đầu não của tổ chức Việt Cộng ở miền Nam Việt Nam. Cục R nằm ở vùng Mỏ Vẹt bên lãnh thổ Campuchia.

Công tác trinh sát thường xuyên vượt qua biên giới xâm nhập lãnh thổ nước nầy.

6.4. Sự mất tích của những cộng tác viên của toán B-57

Cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1969, số người Việt Nam cộng tác với toán biệt kích B-57, bổng nhiên mất liên lạc, không có những báo cáo như trước kia.

Một số nghi vấn được đặt ra, không loại bỏ có Việt Cộng nằm vùng trong toán biệt kích.

Đại úy Bob Marasco gặp khó khăn trong việc sưu tra lý lịch của Thái Khắc Chuyên, anh ta nói tiếng Anh rất thông thạo nhưng không phục vụ với một cơ quan nào trước đó cả.

6.5. Báo cáo của trung sĩ McIntosh

Trung sĩ Terry McIntosh chỉ huy một toán mũ xanh gồm 12 người đi phục kích, Thái Khắc Chuyên có mặt trong toán đó. Khi chạm địch, giao tranh dữ dội xảy ra nhưng Chuyên cứ loay quay với khẩu súng mà không bắn ra viên đạn nào cả. Máy truyền tin bị trục trặc nên không gọi pháo binh yểm trợ được. Phải vất vả lắm toán biệt kích mới thoát ra khỏi tầm đạn của địch.

Sáng hôm sau, kiểm tra lại thì thấy máy truyền tin bị ai đó bật qua kênh khác, sai tần số nên không hoạt động. Chuyên cho biết là súng của anh bị kẹt đạn nên không bắn trả lại được.

Một vài tuần sau đó, trong một cuốn phim tịch thu được của Việt Công ở bên biên giới Campuchia, thấy hình ảnh của Thái Khắc Chuyên hội họp với các sĩ quan Việt Cộng. Bạn thân của Chuyên là trung sĩ Alvin Smith xác nhận hình ảnh đó đúng là của Chuyên.

Thế là Chuyên bị bắt giữ để thẩm vấn suốt 10 ngày. Chuyên không vượt qua được máy phát hiện nói dối (Polygraph) nhưng anh ta không công nhận hoạt động cho Việt Cộng, kể cả việc tiếp xúc với một nữ giao liên ở Mộc Hóa mà anh thường xuyên tiếp xúc, đã bị theo dõi.

B-57 liên lạc với văn phòng CIA Sài Gòn để xin ý kiến xem nên giải quyết vụ việc như thế nào. CIA im lặng. Thêm một công điện mật và khẩn, nhưng CIA trả lời lập lờ.

Cuối cùng đại tá Robert B. Rheault, tư lịnh Lực lượng Đặc biệt ở Việt Nam ra lịnh hạ sát và thủ tiêu đương sự.

Ngày 20-6-1969 Thái Khắc Chuyên bị giết, ném thây xuống Biển Đông.

Sau khi thủ tiêu Thái Khắc Chuyên lực lượng mũ xanh dàn dựng một câu chuyện để giải thích lý do mất tích của Chuyên. Đó là Chuyên được cử đi thực hiện một công tác bí mật bên biên giới Campuchia để kiểm chứng lòng trung thành của Chuyên sau vụ điều tra 10 ngày.

6.6. Nổ bùng vụ án Thái Khắc Chuyên

Trung sĩ Alvin P. Smith là người tuyển dụng Chuyên, cũng là bạn thân của Chuyên và là người duy nhất phản đối việc hạ sát Chuyên.

Khi thấy Chuyên bị thủ tiêu, Smith lo sợ cho số phận của anh ta, có thể giống như Chuyên, giết người diệt khẩu.

Smith liền chạy đến văn phòng CIA Nha Trang tố cáo hành động giết người và xin được tỵ nạn. CIA Nha Trang báo cáo về CIA Sài Gòn và vụ việc được báo cáo lại cho tướng Creighton Abrams Jr. Tướng Abrams gọi đại tá Rheault về trình diện. Rheault trình bày với các viên chức cao cấp trong MACV, cho biết Thái Khắc Chuyên được cử đi công tác bên biên giới Campuchia không thầy trở về.

Tướng Abrams nổi giận vì bị đại tá Rheault nói dối để gạt ông ta, ông ra lịnh bắt điều tra những người liên hệ.

Đại tá Rheault, đại úy Ramasco và 6 quân nhân khác bị bắt để điều tra, và bị kết tội giết người và đồng lõa giết người. Tám người bị đưa về giam ở căn cứ Long Bình ngày 21-7-1969.

6.7. Xếp lại vụ án

Luật sư của các bị cáo đòi tướng Abrams và những lãnh đạo CIA ra trước tòa làm nhân chứng. Những người nầy từ chối ra tòa.

Theo chỉ thị của Toà Bạch Ốc (Tổng thống Nixon), Bộ trưởng Lục quân Mỹ, Stanley Reson, tuyên bố bãi bỏ vụ truy tố vì lý do an ninh quốc gia. Đó là các toán biệt kích B-57 hoạt động tình báo bên trong lãnh thổ Campuchia, vi phạm luật quốc tế và lộ bí mật quân sự.

Đại úy Marasco cho biết, ông là quân nhân thi hành mệnh lịnh của cấp trên nên không chịu trách nhiệm. Việc truy tố được bãi bỏ, tất cả các bị cáo được tự do.

Riêng đại tá chỉ huy trưởng Lực Lượng Đặc Biệt ở Việt Nam, Robert B. Rheault bị buộc phải nghỉ hưu. Ông từ trần ngày 16-10-2013 tại nhà riêng thuộc Owls Head, bang Maine hưởng thọ 87 tuổi.

Dự án Gamma ngưng hoạt động sau đó, ngày 31-3-1970.

6.8. Liên Xô phát động chiến dịch tuyên truyền ầm ĩ

Vụ án Thái Khắc Chuyên nổ ra bị cho là “bê bối tình báo chỉ đứng sau vụ Mỹ Lai mà thôi”, tạp chí Time nhận định như thế.

Liên Xô lợi dụng sự việc nầy phát động chiến dịch tuyên truyền rầm rộ. Đài phát thanh Moscow, Hà Nội và báo chí Cộng Sản tố cáo lực lượng mũ xanh Hoa Kỳ là những kẻ suy thoái tâm thần, bản chất cướp bóc, phá hủy, chà đạp phần còn lại của thế giới loài người tiến bộ. Tố cáo lính mũ xanh giết nông dân, không thương xót, không buông tha phụ nữ, người già và trẻ em Việt Nam.

7* Kết luận

Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có, ở đâu cũng có. Thời nay, ở nước ngoài cũng không vắng bóng cái đám lăng nhăng lố nhố đó.

Số phận của người dân nước Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam bị mất tự do, dân chủ, mất nước cũng do cái bọn sâu bọ nầy. Tệ nhất là quý vị trở cờ, quý vị háo danh, ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản sẵn sàng chịu nhục để bợ đít Việt Cộng, đau nhất là khi không còn lợi dụng được nữa thì bị “vắt chanh bỏ vỏ”. Quý vị trí thức “vịt kiều yêu quái” gồm các luật sư, giáo sư đại học, đại tá, trung tá trở cờ, lén lén lút lút, thập thập thò thò nâng bi Cộng Sản. Bề ngoài được ca ngợi yêu nước nhưng bên trong khinh vì bản chất phản bội.

Những bộ mặt nham nhở đó đã bị nhận diện, cô lập, tẩy chay…

Trúc Giang

Minnesota ngày 1-4-2014 
Nguồn: https://groups.google.com/forum/#!searchin/soc.culture.vietnamese/www.$20Vi%E1%BB%87t$20gian$20C%E1%BB%99ng$20h%C3%B2a$3B$20%22$20%C4%82n$20c%C6%A1m$20qu%E1%BB%91c$20gia$20th%E1%BB%9D$20ma$20c%E1%BB%99ng$20s%E1%BA%A3n%7Csort:relevance/soc.culture.vietnamese/UOcn6re08uY/IoX4QtZYyDUJ

VB, 2.4.2014