Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

CHỢ NỔI CÁI RĂNG CẦN THƠ tưng bừng với những giọng ca siêu đặc biệt

Cuộc Sống Sài Gòn Ngày Nay Tập 73 Đồn Cây Mai Saigon Vietnam Tour 2020

Gs Lê Nguyễn Công Tâm: Tiết Lộ Tin Tối Mật Từ Tòa Bạch Ốc - 03/09/2020...

Gs Lê Nguyễn Công Tâm: Tiết Lộ Tin Tối Mật Từ Tòa Bạch Ốc - 03/09/2020...

Thông Điệp Tổng Thống Đào Minh Quân Đến Quốc Dân Đồng Bào

TTCL Nr 98, Ngày 05/09/20 CHÂN MỆNH THIÊN TỬ, NGƯỜI LÍNH VÔ DANH TRONG Q...

TTCL Nr 98, Ngày 05/09/20 CHÂN MỆNH THIÊN TỬ, NGƯỜI LÍNH VÔ DANH TRONG Q...

4/09/2020 : Hiện nay Nguyễn Phú Trọng còn Sống hay đã Chết ?

Ngày 05/9/2020: Tình hình Việt-Nam và thế giới

Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2020

TPB - VNCH: buổi gặp gỡ ngày 1/9/2020 cũng sẽ là buổi cuối cùng. trong n...

4/09/2020 : Hiện nay Nguyễn Phú Trọng còn Sống hay đã Chết ?

HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC: NGÀY 05/09/2020 -V0NG KIM CÔ T+

Truyền hình VOA 5/9/20: Chính trị gia Mỹ từ chức sau vụ ca ngợi Hồ Chí Minh

�� TIN CỰC NÓNG: VN B.ẮT GIỮ HẦM IN TIỀN GIẢ LÊN ĐẾN 10 TẤN, MỆNH GIÁ 2 Đ...

Thứ Năm, 3 tháng 9, 2020

�� TRIỆU THỊ TRINH 03/09/2020 || Việc gì đến sẽ đến, ngày tàn của cs đã đến.

�� TRIỆU THỊ TRINH 03/09/2020 || Việc gì đến sẽ đến, ngày tàn của cs đã đến.

EM VỀ KẺO TRỜI MƯA, HOA NỞ VỀ ĐÊM | LK Nhạc Trữ Tình Đậm Đà Tuyển Chọn...

��NGƯỜI NGOÀI HÀNH TINH LẶN DƯỚI BIỂN TẤẤN CÔÔNG TÀU NGẦM HẠT NHÂN CỦA TQ...

��TIN CHẤN ĐỘNGNGƯỜI NGOÀI H.À.N.H T.I.N.H XUẤT HIỆN CHÈN SÓG TRUYỀN HÌH ...

RẠNG SÁG30/8:PHI CÔNG TRẦN.D.CHIẾN ĐÃ NHẬN ĐLỜI TT R.ÙÙ.G MÌNH VỀNGƯỜI N...

�� PHA LE & KIM HUYNH 31/08/2020 || TÂM THƯ CỦA TT ĐÀO MINH QUÂN- CUỘC CÁ...

30/08/2020: VN còn hay không có phần ảnh hưởng vào bầu cử Mỹ

30/08/2020: VN còn hay không có phần ảnh hưởng vào bầu cử Mỹ

��TIN RÚNG ĐỘNG: Đập Tam Hiệp Bị Tia Lazes H.Kỳ Ta ấn Cô ông Từ Trên Vũ T...

VN HỔ TRỢ Q.KHƠ ME TỰ DO Đ.TAN CUỘC TỔG TẤẤN CÔÔNG VÀO CC ĐỊA RỪNG XANH ...

Thứ Tư, 2 tháng 9, 2020

Cuộc Triệt Thoái Lớn Nhất của Quân Lực VNCH

Những trận đánh cuối cùng
P2





30-4 Binh sĩ VNCH ngăn địch trên cầu xa lộ (Tân Cảng)

Từ 4 giờ sáng ngày 29-4 BTTM, phi trường Tân Sơn nhất, BTL Hải quân bị pháo kích dữ dội. Cộng quân chiếm được Nhơn Trạch đặt hai khẩu 130 ly pháo 300 quả vào Tân Sơn Nhất gây nhiều thiệt hại nặng, các bãi đậu phi cơ, bồn chứa nhiên liệu, kho đạn bị trúng pháo kích gây nhiều đám cháy lớn. Sư đoàn 325 BV chiếm Nhơn Trạch, thành Tuy Hạ, tiến về Cát Lái. Sư đoàn 304 chiếm căn cứ Nước Trong.

Trong khi ấy Dương văn Minh cử ba người sứ giả đến trại Đê Vít tại Tân Sơn Nhất để thương thuyết ngưng bắn với phái đoàn Quân sự VC nhưng bị Đại tá Võ Đông Giang bác bỏ.

Tại Biên Hòa sư đoàn 18 cùng với lực lượng xung kích Quân đoàn 3, Lữ đoàn 4 Dù và 469 TQLC … vẫn giữ được phòng tuyến. Buổi chiều Bộ Tư lệnh Hải quân và Không quân di tản. Một liên đoàn BĐQ tại Bến Tranh Bắc Mỹ Tho được lệnh trực thăng vận về Cần Đước ngăn chận Việt Cộng trên liên tỉnh lộ 5A nhưng không có trực thăng, do đó Chợ Lớn được coi như bỏ ngỏ. Đến tối Cộng quân đụng độ với các chiến đoàn 315, 322 tại hai hướng đông bắc thành phố. Trung tướng Vĩnh Lộc, tân Tổng tham mưu trưởng lệnh cho sư đoàn 18 BB về giữ khu vực nằm giũa Thủ Đức và nghĩa trang Quân đội.

Phía bắc, căn cứ Lai Khê của sư đoàn 5 bị địch pháo kích dữ dội, quận Bến Cát bị tấn công.

Phía tây 2 liên đoàn 8, 9 BĐQ bị thiệt hại nặng , VC bỏ xác cả trăm tên cùng 18 xe tăng bị bắn cháy, quốc lộ 1 giữa Sài Gòn và Củ Chi bị gián đoạn.

Sư đoàn 22 BB vẫn làm chủ được tình hình phía nam, mặc dù bị VC tấn công.

Chiều 29-4 toà Đại sứ Mỹ bắt đầu di tản bằng trực thăng, sau 19 giờ bay liên tục 80 trực thăng đã chở đi được hơn 1,000 người Mỹ và khoảng 6,000 người Việt Nam ra ngoài hạm đội.

Ngày 30-4 một trung đoàn BV giao tranh ác liệt với quân Dù tại Ngã Tư Bẩy Hiền và Lăng Cha Cả, VC bị thiệt hại nặng tới 50% quân số. Địch tấn công trại Hoàng Hoa Thám, BTL không quân, căn cứ sư đoàn 25 BB VNCH thất thủ, chuẩn Tướng Lý Tòng Bá bị bắt.






Mặt trận Ngã Tư Bảy Hiền, Tổng Tham Mưu, những chiến sĩ Biệt Kích 81 Dù bắn cháy xe tăng cộng sản ngay tại cổng Phi Long (cổng vô phi trường Tân Sơn Nhất), Lăng Cha Cả. Hình dưới: Các chiến sĩ binh chủng Biệt Động Quân được điều động trấn giữ tại mặt trận Phú Lâm.





Cộng quân xâm nhập Ngã Tư Bẩy Hiền, trong vòng 15 phút có 6 chiến xa bị liên đoàn 81 Biệt Cách Dù 

Cuộc Di Tản Của Không Quân VNCH

Trần Lý




Tập 'Quân sử Không Quân' trang 199 ghi lại: 'Về Không quân VNCH ngoài một số nhỏ quân nhân và gia đình được di tản bằng phi cơ C130, C141 của KQHK từ ngày 20/4, đa số còn lại chỉ di tản sau ngày 28/4/1975, khi Bộ Tư lệnh KQ không còn hoạt động theo đúng chức năng của một Bộ Tư lệnh nữa..

Số lượng phi cơ của KQVN bay thoát được sang Utapao, Thái Lan, do các tác giả đưa ra, không thống nhất, theo Robert Miskesh trong 'Flying Dragons: the South Vietnamese Air Force thì tổng cộng vào khoảng 132 chiếc, gồm khoảng 25 F5, 27 A37, 11 A1, 13 C47, 6 C130, 3 AC 119, 5 C7 và 45 UH1., trong khi đó Wayne Muntza, trong The A-1 Skyraider in Viet Nam: The Spad's Last War, và Ralph Wetterhahn trong 'Escape to Itupao thì con số máy bay được cho là 165 chiếc. thêm vào đo là các U-17 và O-1, ngoài ra không kể vài phi cơ dân sự của Air VN..

Cũng vào ngày cuối cùng, một số trực thăng đã bay ra đáp xuống các chiến hạm của HQHK, con số này được ước lượng là khoảng 100 chiếc, đa số là UH1 và CH47..Cũng có những chiếc tuy bay được ra biển nhưng do trục trặc kỹ thuật, hoặc hết nhiên liệu đã rớt xuống biển..Con số này được ước lượng là khoảng 18 chiếc..'

37 năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, các tài liệu quân sự được giải mật và những bài hồi ký, bút ký của nhiều tác giả trong cuộc đã giúp 'vẽ lại' toàn cảnh (tuy có thể chưa hoàn toàn chính xác) về cuộc di tản..hay đúng hơn là 'tự tan hàng' của KQVNCH.

ftp://motgoctr@motgoctroi.com/public...hHuanLuyen.jpg


Cuộc di tản chiến thuật, rút bỏ Quân Đoàn 2, ngày 6 tháng 3 năm 1975 đã bỏ lại tại Pleiku 64 phi cơ các loại.

Ngày Quân Đoàn 1 tan hàng tại Đà Nẵng (30 tháng 3, 1975), 180 phi cơ đã bị bỏ lại.. trong số này có 33 phi cơ vận tải C-7 Caribou đang bị đình động còn bọc kin trong bao tồn trữ..

Trong những tháng cuối củng của cuộc chiến, khả năng chiến đãu của KQ VNCH càng ngày càng bị giơi hạn do không còn một Hệ thống chỉ huy và kiểm soát hữu hiệu. KQ VNCH không có những phi cơ trang bị hệ thống chỉ huy, dẫn đạo không trợ bay trên vùng cần yểm trợ hành quân (theo phương pháp của KQ HK, dùng các C-130 làm trạm chỉ huy trên vùng). Trong khi đó sự kiện bị mất các Đài Kiểm báo và Không trợ như Trung Tâm CRC (Combat Report Center) Panama Đà Nẵng, các Trạm CRP (Combat Report Point) Peacock PleiKu, Pyramid Ban Mê Thuột.. đã khiến Hệ thống Kiểm Báo Chiến Thuật trở thành tê liệt, vô hiệu.. Tuy Trung Tâm CRC Tân Sơn Nhất vẫn còn hoạt động nhưng nhiệm vụ chinh lại.. không phải là để điều hành cac phi vụ yểm trợ chiến trường, hoặc hương dẫn oanh tạc các mục tiêu dươi đất.. Các phi vụ oanh tạc tùy thuộc vào các phi cơ Quan sát FAC (Forward Air Controller= Điều không tiền tuyến) và tùy phi công có mặt trên vùng.. nhận định mục tiêu bằng mắt thường..

Vào thời điểm của Trận Xuân Lộc: KQVNCH còn 1492 phi cơ các loại, trong đó có 976 chiếc hoạt động được, 135 chiếc hư hỏng không bay được và 381 chiếc kể như phế thải.. Lực lượng phi cơ chiến đấu gồm 169 chiếc A-37 (trong đó 92 chiếc khả dụng) và 109 F-5s (93 chiếc khả dụng).

Những phi vụ hành quân cuối cùng của KQ VNCH trên không phận Sài Gòn:

Trong những ngày cuối cùng của VNCH, KQVN vẫn còn hoạt động với một số phi vụ yểm trợ bộ binh và chống pháo kích. Đ/úy Phi công Trần văn Phúc PĐ 518 ghi nhận một số phi xuất trong những ngày 28 và 29 tháng 4 như:


PĐ 518 với Phi vụ Phi Long 51 do một phi tuần gồm 2 Skyraiders..(một do Đ/u Phúc và 1 do Th/tá Trương Phùng) bay vào sáng 29/4. Phi cơ của Th/tá Phùng bị phòng không BV bắn hạ. Ông đáp xuống ruộng gần cầu Bình Điền, bị bắt và sau đó bị CQ hành quyết vào ngày 30 tháng 4.

PĐ 514 với một phi tuần 2 Skyraiders cất cánh từ Cần Thơ để bay trên không phận Sài gòn vào sáng 29..do các Th/tá Hồ ngọc Ân và Đ/u Nguyễn Tiến Thụy điều khiển.

Những phi vụ Tinh Long của các AC-119 như Tinh Long 06, Tinh Long 07..

Tinh Long 07 (sáng 29) do Tr/u Trang văn Thành điều khiển đã bị SA-7 của CQ bắn hạ, phi cơ gẫy làm đôi và rơi ngày tại vòng đai phi trường.. Phi hành đoàn gồm 9 người, 8 hy sinh ngoại trừ nhân viên nhảy dù thoát được.

Theo Đ/u Phúc 'ngoài Tinh Long 07, còn có thể cò thêm 2 AC 119 khác bị bắn hạ (?) (một rơi tại đường Ngô Quyền, và một rơi tại Tân Tạo..).

Sáng 30 tháng 4, một phi xuất A-37 (PĐ 526) từ Cần Thơ, phối hợp với O-1 (PĐ112) từ Đồng Tâm..bay yểm trợ khu vực Hoàng Hoa Thám ngay trước giờ DV Minh tuyên bố đầu hàng..(A-37 do Tr/u Nguyễn Mạnh Dũng điều khiển); (O-1 do Đ/u Mai Tri Dung). Đây có thể là phi vụ hành quân cuối cùng của KQ VNCH..

(Xin xem bài: Những Phi vụ hành quân sau cùng của KQ VNCH, của Trần Lý)


Những giờ phút cuối cùng tại Bộ Tư lệnh KQVNCH

Chiều 28 tháng 4, CSBV đã dùng 4 A-37 (lấy được, từ Phan Rang) oanh kich Phi trường TSN, gây tổn hại cho 3 chiếc C-119 và nhiều C-47.

Tối 28 tháng 4: một sự kiện 'kỳ lạ' đầy bí ẩn đã xẩy ra tại TSN: Tác giả Thiên Lôi Ngô Đưc Cửu trong 'Chuyện 30 năm trước' (website bgkq.net/hoiky) ghi lại như sau:

..'8 giờ tối 28 tháng 4 năm 1975..tôi trở về ụ đậu phi cơ đầu phi đạo 07 phải, nơi tạm trú của 3 Phi đoàn 524, 534 và 548 di tản từ các căn cứ về.. Bước xuống xe, tôi thấy các nhân viên phi đạo đang bận rộn kéo các A-37 trang bị đầy bom đạn từ trong vòm trú ẩn ra đậu hàng ngang dài phía trước, cách ụ 50 feet. Tôi bước đến hỏi Trưởng phi đạo tại sao dời phi cơ khỏi ụ ? Anh ta trả lời: theo lệnh Trung tá kỹ thuật và Bộ CH Hành quân.. Tôi vào phòng trong ụ, nhắc điện thoại gọi TT Hành quân, thì sĩ quan trực cho biết hình như lệnh của Bộ Tư lệnh KQ hay.. Bộ TTM..gì đó ? Tôi hỏi: Anh có biêt là hồi chiều phi đạo 07 vừa bị dội bom không ?..Tôi liên lạc với Đ/tá Ước, nhưng không được.. Trở lại bãi đậu,tôi yêu cầu Trưởng phi đạo di chuyển phi cơ trở lại ụ, nhưng không được..

Tôi tự hào trong hàng ngũ phi công khu trục KL VNCH, nhất là KĐ 92 có các PĐ 524, 534, 548 cho đến giờ phút này: 22 giờ 18 tối 28 tháng 4 tất cả phi công đều có mặt ứng chiến, không thiếu một ai.

Suốt đêm tất cả anh em 3 phi đoàn chờ đợi, điều động cất cánh..nhưng tuyệt nhiên không một tiếng điện thoại reo..

Nửa đêm VC bắt đầu..pháo kích.. và hơn 50 chục A-37..bị phá hủy.. Giờ đây hơn trăm phi công chiến đấu bằng tay không ư?

6 giờ 15 sáng 29, tât cả phi công lên xe chạy về Bộ Chỉ huy KĐ 33.. Đ/tá Thảo chạy vào rồi chạy trở ra.. Đến nơi các phòng vắng lặng, không còn ai cả.. Trở lại sân cờ KĐ 33, Đ/tá Thảo tuyên bố tạm thời tan hàng, anh em rán tự tìm lấy phương tiện di tản..

Mọi người xuống xe, nhưng chạy về đâu bây giờ ? Tan hàng, nghe thảm thiết quá. Một trong những đơn vị chiến đấu kiên cường nhất của QL VNCH, giờ đang bị bó tay. Lệnh ai sắp hàng ngang trên 50 chiếc A-37, cánh liền cánh, xăng nhớt, bom đạn trang bị đầy đủ để hủy diệt ? Nếu không cho chúng tôi chiến đấu thì cũng để chúng tôi có phương tiện ra khỏi vòng đai đang bủa quanh phi trường chứ ? Chúng tôi đâu có..rã ngũ ?..'


Sự kiện phi cơ bị 'tự hủy'(?) này cũng được ghi nhận trong 'Can trường trong Chiến bại' của Tướng Hải Quân Hồ văn Kỳ Thoại, trang 306-307' như sau:

'Tới đêm 28 tháng 4, tại căn cứ Duyên đoàn ở Vũng Tàu, một sĩ quan KQ cấp tá xin vào gặp tôi và cho biết có một số trực thăng đang đậu tại Vũng Tàu.. có Tướng Huỳnh Bá Tính, Sư đoàn trưởng SĐ 3 KQ muốn đến gặp tôi, cần trình bầy một sự kiện quan trọng..

Tương Tinh vào căn cứ duyên đoàn gặp tôi và các tướng lãnh khác (Nguyễn duy Hinh, Trần văn Nhựt..).. kể chuyện xẩy ra, rất bi thảm Ông không biết lịnh từ đâu..bỗng nhiên một số phi cơ phát nổ, sau đó được biết có lệnh của Saigon..cho phá hủy các phi cơ của KQ ?

Tướng Tính phân vân..không muốn về trình diện Bộ TLKQ.. khi ông chưa biết ai ra lệnh hủy phi cơ thuộc SĐ của ông ? Chúng tôi thuyết phục ông Tính liên lạc trực tiếp với Tướng Minh TL KQ..


Trong đêm 28, rạng sáng 29 tháng 4 CQ bắt đầu pháo kích vào Phi trường TSN phá hủy nhiều phi cơ..
Khoảng 8 giờ sáng, Tướng Phan Phụng Tiên, Sư đoàn trưởng SĐ5 KQ, đến gặp Tướng Minh, và sau đó bỏ đi.
10 giờ 30 phút sáng 29 tháng 4, sau khi họp riêng vơi Tướng Minh Tư lệnh KQVN, Tướng Nguyễn Cao Kỳ (không có một chức vụ chính thức nào trong Chính Phủ cũng như trong Quân lực VNCH), bay trực thăng riêng về Bộ TTM.. Thấy không còn ai.. Tướng Kỳ gặp Tướng Ngô Quang Trưởng.. ngồi không nên rủ Ông Trưởng cùng lên trực thăng, theo đoàn tùy tùng bay ra USS Midway đang đậu ngoài khơi Vũng Tàu.

Khoảng 11 giờ, Trung tướng Nguyễn văn Mạnh Cựu TMT Liên quân cùng với Trung tướng Dư Quốc Đống vào gặp Tướng Minh.. Sau khi chờ không thấy HK liên lạc như đã dự trù, Tướng Minh cùng các Tướng Tá Bộ binh và KQ tùy tùng đã di chuyển sang DAO để chờ di tản..

Kể từ 1 giờ trưa: Trung Tâm Hành quân KQ kể như bỏ trống. Các Phi đoàn trưởng.. ra lệnh tự tan tan hàng.. phi công bay đi đâu hoặc chạy đâu, tự ý quyết định..

Riêng SĐ 4 KQ tại Trà Nóc Cần Thơ, còn hoạt động (cho đến sáng 30/4 một số phi vụ vẫn từ Cần Thơ bay lên yểm trợ chiến trường quanh Sài Gòn) và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Tần, Sư đoàn trưởng có thể được xem là vị Tư lệnh sau cùng của KQ VNCH (?)

Trong bài bút ký 'Giây phút nát lòng' (Lý Tưởng Tháng 4/2002) Tác giả Không Quân Liệt Lão, Chỉ huy trưởng Phòng vệ BTLKQ đã kể lại những giây phút tan hàng tại Tân Sơn Nhất với những đoạn tạm trích như sau:

..' tôi lên trình diện Tư lệnh bộ, toan phúc trình tình hình phòng thủ, nhưng chẳng ai bận tâm. Người người nhìn nhau đăm chiêu dường như trong thâm tâm ai cũng muốn buông rơi tât cả.. Ai cũng thần sắc không còn, dũng khí tiêu tan như 'đại bàng xệ cánh'..'Tôi trông chờ một lệnh họp khẩn cấp, duyệt xét tình hình chung, lấy quyết định tối hậu 'Chiến' hay 'lui' Chiến thì chiến ra sao ? Lùi thì lùi thế nào ? Có tuần tự, trước sau, không bỏ một ai hay hỗn loạn.. mạnh ai nấy chuồn ?.. Tôi chờ lệnh, nhưng không có lệnh ?


Bài viết có thêm những chi tiết di tản của một số Tướng KQ và BB như:

..' Tôi đưa tay chào nghiêm túc theo quân cách, Cửu Long (danh hiệu của Tường Minh, Tư lệnh KQ), chào trả, ngập ngừng chân bước, ái ngại nhìn tôi và đột nhiên dứt khoát: - Toa ở lại, đi sau với Lành (Tương Võ Xuân Lành) nghe..

..' Tôi mỉm cười, quay bước vào phòng tình hình, lúc này chỉ còn Ông Linh, ông Lành; ông Lượng đã đi đâu lúc nào tôi không biết. Được một lúc khoảng 10 giờ gì đó, Ông Ươc (Đ tá Vũ văn Ươc) đáp trực thăng trên sân banh, chạy vội vào gặp ông Lành, xong cùng ông Lành trở ra, kéo luôn theo tôi, miệng nói: - Đi mày..

Tôi nhìn Lành, quay qua hỏi Ươc: - Đi dâu ?
- Qua Tổng Tham mưu xem tìmh hình ra sao ?

Ước nói và nắm tay tôi..lôi đi.. Tôi, Ước, Linh lên trực thăng qua đáp tại sân cờ trươc tiền đình Bộ TTM.Linh, Ươc chạy lên văn phòng TTM trưởng.. Tôi không theo..

Đảo mắt chỗ khác thấy trực thăng Tương Kỳ. Đàn em trước kia của tôi hiện là cận vệ ông Kỳ, vội từ trực thăng nhảy xuống chạy đến tôi nói nhỏ: - Trực thăng sẽ bay ra Blue Ridge.. ông hãy lên, cùng đi..

Tôi hỏi:

- Tương đâu ?

- Họp trên văn phòng TTM Trưởng..

Tôi bước lại trực thăng, nhìn vào.. thấy Hà Xuân Vịnh (Đ tá) ngồi trên đó từ hồi nào.. Tôi leo lên ngồi cạnh.. Đang miên man suy nghĩ cho mạt vận của đất nước, mạt kiếp của mình thì ông Linh từ bộ TTM chạy ra một mình đến bên trực thăng có tôi và Vịnh đang ngồi đăm chiêu, mỗi người một ý nghĩ.. Linh cứ loanh quanh ở dưới chẵng chịu bước lên cùng chúng tôi. Tôi vội leo xuống, lại gần Linh nhỏ to:' Linh, Kỳ sẽ rút ra Đệ Thât hạm đội. Hảy lên, cùng đi. Hết cách thôi..'

Linh có điều gì bất ưng, nhất định không lên tàu..Tôi hỏi:

- Sao ?



Linh nói:

- thiếu gì máy bay..



Tôi vội báo động:

- Máy bay nào ?, còn duy nhất chiếc này thôi.

- 'Chiếc kia kìa',



Linh vừa nói vừa chỉ tay về chiếc trực thăng mà tôi, Ươc và Linh vừa đáp hồi nẫy..

- 'Tàu còn đó, hoa tiêu bỏ đi rồi..'



Tôi nói vơi Linh vì thấy họ phóng jeep ra khỏi TTM... Linh nhất định không lên tàu..tôi đành ở lại bên anh.. Tôi còn đang phân vân bàn thảo vơi Linh những bước kế tiếp, thì ông Kỳ, từ đại sảnh bộ TTM bước ra, hướng về trực thăng, dẫn theo số đông tương lãnh bay đi cùng Ươc.. để lại tôi và Linh tự quyết định lấy phận mình..

Tôi và Linh, đồng thời cả Đặng Duy Lạc (KĐ trưởng KĐ 62) không biết từ đâu chui ra, gọi QC/TTM yêu cầu hộ tống chúng tôi về lại Bộ TL KQ.. Xe rồ máy phóng đi trực chỉ cổng Phi Long..

Tinh cầu trên vai, Linh cho lệnh mở cửa..Quân ta phớt tỉnh.. không nghe. Đặng Duy Lạc ngồi yên như khúc gỗ.. Tình hình thực gây cấn.

Thấy ông Linh hết 'linh', tôi bước xuống xe tiến thẳng đến chỗ anh KQ bất tuân thượng lệnh, điềm đạm ra lệnh..mở cỗng. Anh liu riu vâng lời..

Chúng tôi vào Bộ Tư lệnh KQ gặp ông Lành..

Niềm tự hào của KQ đang ở chỗ này: Tương Lành, trước thế quân tan vỡ, quân binh đang đua nhau bỏ ngũ, ông vẫn trầm tĩnh, kiên trì thủ đài Chỉ huy Hành quân Chiến cuộc KQ. Ông giữ vững liên lạc vơi SĐ 4 KQ, SĐ KQ duy nhất còn hăng say chiến đấu trong khi nhiều đơn vị đã tự ngừng nghỉ.

Ông Linh tóm lược tình hình bên Bộ TTM cho ông Lành rõ.. ông đề nghị rút khỏi Tân Sơn Nhưt..Tướng Lành, nói vơi Linh trươc sự hiện diện của tôi và Đặng Duy Lạc:
- Moa chưa có lệnh..

Ông vẫn đợi lệnh.. phải chúng tôi vẫn đợi, vẫn chờ.. nhưng chờ lệnh ai đây ?. Mọi người đã bỏ đi cả rồi, tội cho ông Lành vẫn ngồi chờ lệnh.. mà lệnh của ai đây ? Tôi buột miệng:
- Ông chờ lệnh ai ? còn ai đây nữa mà ra lệnh cho mình?

Ông Lành trầm ngâm không nói, chúng tôi lặng yên chờ.. (lại chờ) quyết định của ông, chợt Tướng Lê quang Lưỡng (Nhảy dù) xịch jeep đến, thấy tụi này còn đương nhìn nhau, hỏi:
- Tụi toa định làm gì đây ?

Ông Lành ngượng nghịu chưa biết phải nói sao cho đỡ khó nói? Tôi nhìn thẳng Tướng dù nói nhanh:
- Tụi này zulu dây. Ông có theo thì cùng đi ?
- Zulu ? zulu bỏ mây đứa con (ý nói quân dù) lang thang..sao đành ?

Ông Lành hỏi:
- Toa còn mấy đứa con ?
- Sáu đứa chung quanh Đô thành..

Lúc này trực thăng TQLC Mỹ đổ bộ và bốc người loạn cào cào trên không phận SàiGòn.. Tôi đỡ lời ông Lành:
- Tân sơn Nhất không giữ được..KQ chúng tôi phải rút khỏi tầm pháo địch trước đã..

Ông Lưỡng vội hỏi:

- Tụi toa định rút đi đâu ?

Tôi nhanh nhẩu:

- Có thể vùng 4..có thể đi luôn..
- Chờ moa một chút, cho moa về thu xếp với mấy đứa con cái đã..

Nói xong, ông Lưỡng lên xe jeep về Sư đoàn Dù..
Trong khi chờ Tương Dù trở lại, các sĩ quan cấp Không đoàn và Tham mưu Bộ Tư lệnh KQ hiện diện cùng vơi một số binh sĩ thuộc Tổng hành dinh KQ vội tập họp quanh chúng tôi tại tiền đình Bộ TL.. bao quanh, nghe ngóng tình hình.. Tôi nói thẳng:
- Dưới áp lực của pháo Cộng, Bộ TLKQ buộc phải rút khỏi đây..Ai muốn đi theo, hãy sẵn sàng.. Kể từ giờ phút này, các anh không còn trách nhiệm gì với KQ nữa..Các anh có thể rời đơn vị lo cho sự an nguy của vợ con càng sơm càng tốt..

Cùng trong lúc đó, Tướng Dù đã trở lại. Chúng tôi thảo luận kế rút đi. Khi xét kỹ lại trong chúng tôi.. không ai là hoa tiêu vận tải. Tướng Lành, Thảo nâu, Duy Lạc..đều là hoa tiêu phóng pháo. Ông Linh đề nghị qua DAO.. Tôi hỏi nhỏ ông Linh:

- SĐ 5 KQ thì sao ?..

- Các hoa tiêu đã tự ý rút cả rồi..Linh thở dài trả lời..



Sau phút suy tính, vị chỉ huy đoạn hậu BTLKQ cho lệnh rút..Tất cả lên 3 jeep trực chỉ DAO.
Tới cổng DAO, một dân sự Mẽo, mặc áo giáp, M17 cầm tay chặn lại:
- Generals only.. Y hách dịch ra lệnh..

Hai Tướng KQ, một Tương Dù bước vào trong hàng rào kẽm gai.. Tôi lắc đầu quay ra, tự tay gỡ kẽm gai bước khỏi vùng phân ranh Mỹ-Việt.

Anh Mẽo gác cửa chẳng hiểu tại sao cái anh phi hành đã vào rồi lại bỏ ra..khi nhiều người muốn vào lại không được..


Tác giả sau đó, cùng một số sĩ quan cấp Tá quay lại BTL KQ để tìm phương cách khác tự di tản..


(Ghi chú:

Danh sách một số Tướng, Tá và chức vụ tại Bộ TLKQ, trong những ngày cuối cùng của VNCH:
- Trung Tướng Trần văn Minh, Tư lệnh KQVN
- Thiếu Tướng Võ Xuân Lành: Tư lệnh phó
- Chuẩn Tướng Võ Dinh: TM Trưởng
- Ch/Tướng Đặng Đình Linh: TM Phó Kỹ thuật/Tiếp vận)


Bác sĩ Phạm gia Lữ trong bài 'Tân sơn Nhất trong giờ hấp hối' (Lý Tưởng, tháng 4/2002) kể lại một số diễn biến tại Trung Tâm Y Khoa KQ.. với nhiều tiết khá..chua chát của một đơn vị.. hầu như bị.. bỏ quên ?

..'chiều thứ hai 28 tháng tư..lệnh giới nghiêm 24/24 bắt đầu, cổng Phi Long đóng cửa.. Phi trường TSN vừa bị A-37 oanh kích trước đó..

Khoảng nửa đêm, Th/t L. nhào vào bô bô nói: Tình hình thế này mà các cậu ngủ được thì lạ thật. Đàn anh biến đi đâu hết rồi. (hắn ám chỉ các anh lớn của KQ).. họ đang lập cầu không vận đi Côn sơn kia kìa.. SĐ5 KQ đang tổ chức di tản cho thân nhân binh sĩ thuộc SĐ đi Côn sơn..

Đêm 28, CQ pháo kich vào phi trường.. gây thiệt hại cho nhiều máy bay..

..Khoảng 7 giờ sáng. (29/4) trong lúc quanh quẩn tại BCHHKQ, tôi gặp Đ/tá H Giám đốc Trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp KQ trước cửa văn phòng ông, vẻ buồn bã lộ trên nét mặt.. tuy thuộc cấp chỉ huy nhưng không cổ cánh, máy bay không có trong tay, nên cũng chẳng xoay sở gì được.. Đ/tá Th. Chỉ huy trưởng Trung Tâm Kiểm báo, cũng là người rất kỷ luật, cứ nằm lỳ trong đơn vị để làm gương cho thuộc cấp nên cũng bị kẹt trong cơn hấp hối của TSN..

Khoảng 10 giờ.. cùng Th/t Vũ BH thuộc trường CH/TM.. chúng tôi cùng lái xe..đi thăm tình hình..Trên đường chạy ra Phi đạo, một dẫy dài xe hơi bỏ trống, nối dài từ cửa chính vào văn phòng Tư lệnh ra đến ngoài đường..

Tôi gặp chiếc falcon màu vàng nhạt của Th/t Khoa (đen), vẫy tay ra hiệu cho anh ngưng lại và hỏi: - Đi đâu bây giờ ?'. Khoa trả lời vắn tắt: Theo moa...' Vừa khỏi vòng rào BTL, Kh quẹo phải rồi quẹo trái, thì ra anh ở nhà cũ của LCK, sau khi vợ con hành lý lên xe, chúng tôi nối đuôi nhau trở ra phi đạo. Trạm canh ra phi đạo không còn quân cảnh canh gác..'


Bay đi Utapao:
Để thoát khỏi Việt Nam, các phi cơ vận tải, phản lực.. nếu đủ nhiên liệu có thể tự bay sang Singapore (590 miles về phia Tây-Nam) hoặc gần hơn là sang Utapao (Thái Lan) (350 miles phia Tây-Bắc). Đa số các phi cơ vận tải và phản lực đã chọn Utapao, chỉ một số rất ít C-130 bay đến Singapore..


Bài viết chinh thức về cuộc di tản của các phi cơ VNCH đến Utapao trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến VN: Escape to Utapao của Tác giả Ralph Westerhaan đã được đăng trên Tập san Air and Space/ Smithsonian Số Dec-Jan 1997.

..' Vài ngày trước khi xẩy ra cuộc di tản của KQVNCH ra khỏi Sài gon, Tướng KQ HK Harry Aderholt, Chỉ huy trưởng Phái bộ Quân viện HK tại Thái Lan (MAC-Thai) đã gửi Đại úy KQ Roger L YoungBlood bay đến Phi trường Trat, nằm sát biên giới Thái-Miên. Bay trên một chiếc phi cơ AU-23 của Không lực Thái (AU -23 là một phi cơ cải biến từ loại Pilatus PC-6, có khả năng đáp được xuống những phi đạo thật ngắn) YoungBlood bay vòng vòng trên không phận Thái cùng một phi công phụ VNCH. Phi công phụ này giữ tần số vô tuyến và hướng dẫn các phi cơ VN bay về Utapao..'


Skyraiders A-1:
11 chiếc Skyraiders đã đến được Utapao, gồm 5 A-1E, một A-1G và 5 A-1H. Trong số này 7 chiếc thuộc Phi đoàn 514, 3 chiếc thuộc PĐ 518 và một thuộc PĐ 530:

Chiếc Skyraider A-1H, số hiệu 139606 thuộc PĐ 518 là chiếc Skyraider sau cùng bay khỏi VN đến Utapao, phi công đã chở cả gia đình 'nêm' chật cứng trong phòng lái (danh từ lóng của KQ Mỹ gọi đây là một hell hole).

Trên một chiếc A-1E, phi công (Th/tá Hồ văn Hiển PD 514) đã cất cánh, chở theo 15 người, nhét cứng trong..'blue room'.. Tác giả Phi Long 51 trong bài 'Chuyến bay định mệnh' (trên Diễn đàn Cánh thép) ghi lại:

..' Sáng 29..tôi trở lại Bộ chỉ huy Hành quân KQ sau 10 giờ và khám phá ra PĐ 518 đã cất cánh đi Cần Thơ. Tôi gặp Tr/tá NCP trong BCH và tìm phi cơ để đi.. Do cơ trưởng Lợi huớng dẫn, chúng tôi tìm được một AD-5 (chiếc này có 2 chỗ ngồi lái và một phòng trống khoảng 3x4x3 feet cao ở phía sau ghế pilot). Phi cơ trang bị đầy bom đạn..Sau khi thay bình điện, phi cơ rời ụ và tuy quá tải cũng cất cánh được, không liên lạc được với đài kiểm soát.. Phi cơ bay đi Cần Thơ xin đáp nhưng bị từ chối.. sau đó đành bay ra An Thới (Phú Quốc), thả bớt bom xuống biển.. Tại An thới phi cơ được bỏ bớt đạn đại bác, tạm bị giữ, không cho cất cánh.. Đến 10 giờ sáng, sau khi có lệnh đầu hàng, phi cơ bay đi Utapao.cũng vẫn vơi 15 người trên phi cơ..

Số Skyraiders bị bỏ lại là 40 chiếc, trong đó 26 chiếc bỏ lại ở TSN.


F-5s:
Trong số 26 chiếc F-5s bay thoát khỏi VN (gồm 22 chiếc F-5E và 4 chiếc F-5A/B), có 2 trường hợp đặc biệt được Anthony Tambini ghi lại trong F-5 Tigers over Việt Nam:

Một chiếc F-5F (loại 2 chỗ ngồi), đã chở theo 4 phi công trong 2 phòng lái, bằng cách tháo bỏ các dù, hạ ghế xuống thấp hết mức, một phi công ngồi và phi công thứ nhì đứng khom lưng đối mặt, lưng dựa vào cockpit.. Phi cơ cất cánh khi phi trường đang bị pháo kích: lúc đầu phi cơ định bay lên với hệ thống thắng để mở. Cảm nhận được tình hình không thể bay lên, phi công đã phải mở dù 'drag chute) để làm chậm vận tốc..sau đó đóng hệ thống thắng để phi cơ bay lên được và bay đi Thái Lan. Tuy nhiên, có lẽ hệ thống thắng đã bị hư hại khi bị pháo kích nên không còn sử dụng được..Phi cơ đáp xuống một phi dạo thô sơ và chật hẹp.. không ngừng được nên đâm vào cây và phát nổ, gây tử thương cho cả 4 phi công..(Các phi công tử nạn gồm các Th/tá Mai Tiến Đạt, Nguyễn Đức Toàn, Ngô văn Trung và Đ/u Lê Thiện Hữu..)


Một F-5A khác, cất cánh với 3 phi công, cất cánh ngược hướng bay, bay qua đầu các phi cơ đang đậu trên phi đạo chờ đến lượt bay lên..Phi cơ đến được Utapao..

Số F-5 bị bỏ lại gồm 87 chiếc, trong đó có 27 F-5E


A-37s:
Gần 50 chiếc A-37 đã bị hủy diệt trong đợt pháo kich đêm 28/4 (xem phần trên) và Đ/tá Thảo (KĐ trưởng KĐ 33) đã cho lệnh tan hàng vào khoảng 8 giờ sáng 29..
Th/tá Ngô đức Cửu, đón được một L-19 và về được Trà Nóc (Cần Thơ).. Tại đây ông trình bày tình hình của Bộ Tư lệnh KQ Sàigòn (bỏ ngỏ..) và hướng dẫn các PĐ A-37 còn lại bay đi Utapao:

..' từ Bình Thủy đi Utapao, hướng 300, khoảng 45 phút là đến.. Anh em nên lấy bản đồ ra kiểm soát lại.. và ghi các chi tiết tần số tower..'


10 giờ sáng 30/4 khi có lệnh 'đâu hàng' Căn cứ Bình Thủy cũng tự động tan hàng..Bãi đậu phi cơ vắng lặng, không còn quân cảnh, không còn chuyên viên kỹ thuật..

..'tôi rất thán phục anh em A-37 Cần Thơ, có nôn nóng nhưng rất trật tự có thể nói là.. lịch sự.. Tôi lên tiếng vì nhu cầu, tất cả hoa tiêu A-37 phải rời VN, anh em bắt cặp lấy, mỗi phi cơ phải đi được 3 người, không dù không hành lý..ngoại trừ Phi công bay ghế trái phải đội helmet để liên lạc.. tất cả phi cơ phải bay ở 12 ngàn bộ, không cần dưỡng khí..'


Đa số phi cơ bình điện yếu, Th/tá Cửu và Th/tá Kim (Liên đoàn trưởng Kỹ thuật) đã dùng APU để khởi động từng phi cơ theo thứ tự.. Thiếu tá Cửu lên chiếc sau cùng.. rời phi đạo để cùng hợp đoàn gần 30 chiếc A-37 bay đi Utapao.

Đây có thể được xem là 'chuyến di tản' trật tự và 'thành công' nhất của KQ VNCH.
Ngoài ra, còn có một A-37 đáp xuống một xa lộ gần Căn cứ KQ Korat, phía Bắc Bangkok, gần một trường học, bom đạn còn đầy dưới cánh và Tướng Aderholt đã phải gửi một Đ/u phi công Mỹ đến để bay chiếc này về Căn cứ Udorn.

  1. Cuộc Di Tản Của Không Quân VNCH
    P2


    Theo thống kê 27 chiếc A-37 đến được Utapao..95 chiếc bị bỏ lại VN

    Phi cơ vận tải:
    Tân Sơn Nhất là căn cứ tập trung của nhiều Phi đoàn vận tải của KQVNCH.. Cuộc di tản cũng rất hỗn loạn, nhiều phi cơ bị bỏ lại vì không có phi công, không người đổ xăng.. có những trường hợp phi cơ không cất cánh nổi do quá tải, hay do quá vội. Một số phi cơ vận tải đã bay được sang Utapao do đã ở sẵn tại Côn đảo, tất cả đều chở vượt quy định.. có những C-47 bay đến Utapao với cả trăm hành khách (bình thường chỉ chở 30 binh sĩ)..bánh đáp bị gãy khi chạm đất..

    Phi công Hungphan trong bài hồi ký 'Những giờ phút sau Tinh Long 07' ghi lại: Sáng 29/04/75

    ..' đồng loạt không ai bảo ai, chúng tôi tháo chạy về phia Không đoàn bộ (PĐ 437), cạnh một bên là đại bản doanh của PĐ 435, chúng tôi đang ngơ ngác tìm nơi trú ẩn, thì thấy ông PĐ trưởng Tr/tá MMC bước ra, nhìn chúng tôi lên tiếng..' Giờ này pilot quý lắm, ai ở phi đoàn nào..về phi đoàn nấy..' chúng tôi im lặng rút sâu vào tầng dưới của SĐ bộ.. thấy đủ mặt văn võ bá quan.. TT Vinh con 435, TT Vinh Trô 437, TrT Dinh, Đ/u Chư.. đã có mặt từ lúc nào ?.. gần giống một cuộc họp của Không đoàn..

    Không biết thời gian nặng nề, dai dẵng này kéo dài bao lâu, thỉnh thoảng như để phá tan bầu im lặng, tiếng pháo lại vang lên phía bên ngoài.. bỗng nghe tiếng điện thoại reo vang trên lầu, rồi lại im lặng, tất cả mọi khuôn mặt không dấu vẻ lo lắng, đợi chờ.. tình hình căng thẳng.. khoảng mười phút sau, tiếng chuông điện thoại lại một lần nữa reo lên.. và chưa hết tiếng reo..bỗng một tiếng của.. ai đó hét to: "Ra xe".. (nghĩa là chưa ai nghe điện thoại..)..Không ai bảo ai, chúng tôi chạy nhanh và chen chân nhẩy lên xe..

    Tôi cũng nhảy lên một step van, chạy một quãng, 4-5 anh phòng thủ, súng ống đầy mình chạy ra chận lại, có tiếng trong xe la lớn: 'ĐM, lên xe luôn, giờ này mà chặn cái gì?' thế là thêm đông.. Đến parking tôi chạy về chiếc GZA 027, Herky 027, mà tôi biết tàu tốt..vì tôi mơi bay về tối hôm qua...Trên phòng lái, có độ 10 ông pilot C-130.. phí thật..

    Chỉ một phút sau, chúng tôi take-off..2 phút sau đã có cao độ an toàn (TT Nhân nhẩy vào ghế pilot thay Đ/u Chuân, ngồi co-pilot là Tr/T Đinh..)

    (14 chiếc C-130 bị bỏ lại, 9 chiếc đến được Utapao,

    ngoài ra còn 1 chiếc đã đào thoát sang Singapore từ khoảng đầu tháng 4)


    Tác giả 'Không quân liệt lão' trong bài 'Giây phút não lòng' (xem phần trên) ghi tiếp:

    ..Thảo bảo tôi: Mình ra khu trực thăng, moa thấy nhiều lắm, đậu phía gần phi đạo hướng Bà quẹo đó.. Đến khu trực thăng, lên chiếc nào mở máy cũng không..nổ.. tàu nào cũng khô ran..(Tướng Tiên cho lệnh rút xăng..khỏi tàu vì..sợ các phi công..tự động tan hàng).. Chọn trực thăng không xong, Thảo Nâu chở tôi trên jeep đi tìm Cessna..Gặp Cessna, Thảo leo lên, bảo tôi ngồi ghế phài..hắn quay máy, máy nổ. Bỗng nhiên con tàu xao động dữ dội.. Quan quân ở đâu đông thế đang dành nhau leo lên tàu..Cessna chỉ có 5 chỗ, làm sao chở nỗi cả chục người..Không ai chịu xuống..

    Tôi tự quyết định.. nhường chỗ, mở cửa buớc xuống., leo lên jeep để lái đi,có QC Vân cùng bỏ Cessna lái đi.. tìm xem còn chiếc nào để quá giang..

    Trên đường rời khỏi SĐ 5KQ, ngang qua văn phòng Tư lệnh phó SĐ, thấy có ánh đèn, cửa mở, tôi đậu xe bước vào.. Gặp Đinh thạch On ngồi thẫn thờ sau bàn giấy..Tôi hỏi:
    - On, sao còn ngồi đây?

    - Tât cả bỏ đi hết rồi, anh cũng đi đi thôi..
    On như người mât hồn: - C-130 tụi nó lấy trốn cả rồi..
    Tôi nhắc: - còn C-47 mà..

    On thở dài: - Đã lâu lắm, tôi không lái C47.

    .. Sau khi ngồi chờ ông On, lôi quyển kỹ thuật C-47..ra 'ôn bài', cả đám đi tìm C-47 để chạy..Đến bãi đậu, các phi cơ đều bất khả dụng: hoặc không xăng, hoặc bị trúng đạn pháo kích..Đang tuyệt vọng, cả đám tìm được một C-47 đang nằm trong hangar. khóa kín..Đó là chiếc phi cơ riêng của Tư lệnh Vùng 2..Sau đó có thêm Đ/u Qui chạy đến.. Phi cơ chở đến gần 80 người, cộng theo thiết bị linh tinh..cố gắng cất cánh..để sau cùng đến được..Utapao.


    Nhóm của BS Phạm gia Lữ (xem phần trên) sau đó đến phi đạo C-47 để tìm máy bay di tản, có chiếc không khởi động được do bình điện yếu..Chiếc DC-6 'Bình Long Anh dũng' tuy nằm cạnh nhưng được.. canh giữ. Sau đó tìm được chiếc C-47 của Tư lệnh KQ, Kh bắn bể khóa.. Tất cả leo lên tàu để bay ra Côn sơn.. Sau những trục trặc như không có bản đồ phi hành, phi cơ hết dầu thắng (tìm được 2 gallon nơi đuôi phi cơ).. phi cơ đáp được xuống Côn sơn.. Th/t Khoa bay thêm một chuyến trở lại Saigon (TSN đã bỏ ngỏ) để đón thân nhân và bay lại ra Côn sơn.. Dùng nón sắt để chuyển xăng, phi cơ đã bay đi Utapao sáng 30/4 khi DV Minh ra lệnh đầu hàng..

    Tác giả Nguyễn Cao Thiên trong bài 'PĐ 314, Chuyến bay không phi vụ lệnh '(Đặc san Liên khóa 64SVSQ, 2009) ghi lại một số chi tiết mô tả tình trạng hoảng loạn, vô trật tự.. tại TSN khi phi trường bị pháo kich.. Sau khi PĐ phó Tấn từ KĐ trở về cho biết 'Trên đó có ai đâu ? vắng hoe ?'.. Mạnh ai nấy chạy.. tự tìm phi cơ để..bay đi.. Có phi cơ cất cánh quá vội, quên cả gỡ kẹp đuôi, nên bị..rơi ngay tại phi trường. Chiếc C-47 của PĐ 314 bay đến Utapao với trên 40 người..



    (16 chiếc C-47, đủ loại kể cả EC, AC đến được Utapao.. 38 chiếc bỏ lại..)

    Ngoài ra cũng có 3 AC-119 và 6 C-7A Caribou đến Utapao,

    37 chiếc AC-119 cùng 6 chiếc C-119 vận tải bị bỏ lại..

    Số Caribou lên đến 33 (trong tình trạng đình động..)


    Tại Utapao còn có:

    - 14 chiếc Cessna U-17 Skywagon
    - 12 chiếc UH-1
    - 3 chiếc O-1 Bird dog


    Bảng tổng kết của HK ghi nhận: số phi cơ của KQVN bỏ lại còn có:

    - 434 chiếc UH-1,

    - 114 chiếc O-1,

    - 32 chiếc CH-47 Chinook và

    - 72 phi cơ các loại khác gồm U-17, O-2A, T-37, T-41 và cả U-6 Beaver..


    Bay ra biển:
    Các phi cơ trực thăng (UH-1 và Chinook), khi tự động tan hàng.. đa số tìm đường thoát bằng cách bay ra biển, để đáp xuống bất cứ tàu bè nào đang di chuyển ngoài khơi: đáp trên chiến hạm Mỹ, nếu có chỗ đáp là tốt nhất, đáp trên chiến hạm VN.. và trong tinh trạng 'bi thảm 'nhất' là đáp xuống biển..và phi công tự thoát, nếu may mắn sẽ được tiếp cứu và vớt lên tàu..

    Trường hợp đặc biệt nhất được ghi vào lịch sử KQ và HQ Hoa Kỳ là trường hợp đáp của một L-19 chở đầy..'hành khách' trên Hàng Không Mẫu hạm..

    Sau đây là một số trường hợp được kể lại trong các bài hồi ký:


    Phi đoàn Thần Tượng 215
    Khoảng 10 giờ sáng 29 tháng 4, bộ chỉ huy Phi đoàn 215 đã dùng 3 trực thăng để 'di tản 'về Côn Sơn. Trên các trực thăng có Phi đoàn trưởng (Tr/tá Khưu văn Phát), PĐ phó (Th/tá Đức)..các phi đội trưởng.. Tuy nhiên do hết xăng nên cả 3 chiếc sau khi gặp Tàu chở dầu của hãng Shell, đã cố gắng thả người (nhảy từ máy bay xuống sàn tàu từ cao độ chừng 3 m) và phi công còn lại sau cùng đã đáp xuống biển, bơi thoát khỏi chiếc phi cơ đang chìm và được canô vớt..Cả 3 phi công (Đ/úy Chín, Đ/u Vĩnh và Th/tá Lương) đều được an toàn..(Vĩnh Hiếu: Phi đoàn Thần tượng Giờ thứ 25)

    Phi đoàn Lôi Vũ 221:
    Phi đoàn di tản từ Biên Hòa về TSN trong đêm 27 tháng 4, khi phi trường bị pháo kích..Chiều 29 tháng 4, Tr/Tá Nguyễn văn Trọng, PĐT tuyên bố giải tán Phi đoàn.. 13 trực thăng của PĐ bay được ra Hạm đội HK..Trong đoàn di tản còn có các Đ/tá Phước, Đ/tá Vy (Sư đoàn phó SĐ 1 KQ) (Tâm tư Lôi Vũ -52, Van Nguyên).

    Phi đoàn Lôi Thanh 237 (Chinook CH-47)
    Ngày 29 tháng 4, lúc 4 giờ sáng, 4 trực thăng Chinook CH-47 đậu song song vơi nhau trước phi cảng Hàng Không dân sự. Các nhân viên phi hành.. chờ quyết định của Th/tá Nguyễn văn Ba, Phi đoàn phó.. nhưng ông vẩn trì hoãn chờ PĐ trưởng (Tr/tá Ch.) còn đang kẹt ở Biên Hòa.. Các sỉ quan tham mưu của PĐ đều vắng mặt.. Sau đó, ông quyết định di tản 4 phi cơ khả dụng đi Vũng Tàu.. khi 4 phi cơ vứa đáp xuống Vũng tàu.. thì phi trường này cũng vừa bị pháo kích.. Chỉ 3 phi cơ bay về Cần Thơ, một chiếc đã tự tách khỏi hợp đoàn.. 3 phi cơ đáp xuống Mỹ Tho, 1 bay trở lại Sàigòn để.. đón gia đình.. khi trở lại Mỹ Tho, phi cơ bị trục trặc nên đành bỏ lại nơi bờ sông..Hai chiêc còn lại cất cánh lúc 2 giờ trưa.. bay ra hạm đội HK.. thả người xuống chiến hạm Kirk,và phi công 'ditching' để sau đó được vớt (Chuyến bay cuối cùng-Nguyển văn Ba- Lý Tưởng Úc châu, số kỷ niệm Ngày Không Lực 1-7-2011)

    O-1 Birđ Dog (L-19) đáp trên Hàng Không Mẫu hạm:
    Một trường hợp đặc biệt nhất của cuộc di tản, được ghi vào quân sử Hoa Kỳ, phi cơ được lưu giữ tại Viện bảo tàng là trường hợp dùng L-19 đáp xuống Hàng không Mẫu hạm Midway của Thiếu tá Lý Bửng, Sĩ quan trưởng phòng hành quân của PĐ Sao Mai 114/ KĐ 62 CT/ SĐ 2 KQ.

    Việc O-1 đáp trên Hàng không Mẫu hạm đang di chuyển là chuyện không thể tưởng tượng nổi, ngay cả với các phi công Hoa Kỳ và những chuyên viên thiết kế máy bay của hãng Cessna..

    Điều gây 'kinh ngạc' hơn nữa là trên phi cơ còn có thêm 6 người (vợ và 5 đứa con) ngồi chật cứng trên ghế sau..

    Phi công Lý Bửng kể lại như sau (Chuyến bay về vùng tự do của KQ Lý Bửng- Đặc san Lý Tưởng số 02/2010):

    ..'Sáng 29 tháng 4, tôi và Hường, Nhị cùng bay chiếc O-1 này ra Côn Sơn. Vợ con tôi đã ra Côn sơn bằng phương tiện trực thăng trước, hình như của PĐ 215..Chiếc O-1 này tình trạng máy tốt, chỉ có vô tuyên là không hoạt động được...Tôi cất cánh từ TSN trong lúc phi trường đang bị pháo kich.. Chúng tôi quyết định bay ra Côn sơn vì không rõ tình hình Cần Thơ.. Đêm nghỉ tại Côn sơn, chúng tôi chưa biết chắc sẽ đi Thái bằng phi cơ gì.. Sáng 30 tháng 4, có lệnh đầu hàng, tôi sắp xếp cho tất cả anh em PĐ 114 trật tự lên các C-123 và C-130 đi Thái Lan.. Tôi và gia đình dự trù sẽ đi chiếc C-123 sau cùng. .nhưng chiếc này bị hư không cất cánh được. Khoảng 130 người còn lại đành chờ tàu HQ.. Cảnh tượng xuống tàu rất hỗn loạn. Tôi quyết định dùng chiếc O-1 mà tôi đã bay ra Côn sơn hôm qua để chở cả gia đình để bay đi.. nhưng chưa biết đi đâu? Trời rất xấu, mưa mù mịt, tôi bay rase motte trên mặt biển, khoảng từ 500 đến 700 bộ. Trong lúc bay tôi thấy nhiều trực thăng bay ra biển. .tôi cũng lấy hướng bay này.. cho đến khi thấy chiếc hàng không mẫu hạm..

    Chiếc O-1 bị hỏng hệ thống vô tuyến nên tôi không thể liên lạc được với ai..Tôi dùng phương thức bay qua đài kiểm soat của chiến hạm, lắc cánh để cho biết hệ thống vô tuyến bị hỏng và xin đáp. Dưới mẫu hạm bắn hỏa pháo đỏ liên tiếp ra dấu cho biết là họ không chấp thuận cho hạ cánh.. có lẽ vì không còn chỗ ? Tôi lấy bản đồ, giấy tờ trong máy bay viết chữ xin hạ cánh vì phi cơ còn có vợ con..và buộc vào botte để thả xuống.. sàn tàu. Sau đó nhân viên trên tàu xô một số trực thăng xuống biển và dọn các trực thăng khác để lấy chỗ cho tôi đáp.. Phi đạo họ dành cho cho tôi đáp là cạnh ngắn, khoãng 150 feet..'


    Sau một lần đáp thử để ước lượng các thông số kỹ thuật, như gió ngang, sự di chuyển của mẫu hạm..Phi công Lý Bửng đã đáp thành công..xuống Mẫu hạm Midway trước sự kinh ngạc và thán phục của nhân viên thủy thủ trên tàu..

    Trong 'chiến dịch di tản' Frequent Wind':

    Hàng không mẫu hạm Midway đã tiếp nhận khoảng 60 trực thăng của KQ VNCH, trong đó có chiếc UH-1 của Tướng Kỳ và cả vài trực thăng của Air America..

    Chiến hạm USS Kirk, trong thời gian yểm trợ đoàn tàu di tản của HQ VNCH đã là nơi đáp cho 16 chiếc trực thăng của KQ VNCH.. Sàn đáp của chiến hạm chỉ dành cho một trực thăng nên sau khi đáp, trực thăng phải đẩy xuống biển để lấy chỗ cho chiếc kế tiếp.. Ngoài 16 chiếc UH-1, còn có 1 Chinook sau khi thả người trên sàn đáp đã phải đáp xuống biển, phi công được cứu thoát.. Số người trên các trực thăng đáp xuống USS Kirk lên đến gần 200 người.. USS Kirk chở được về Subic Bay 3 chiếc UH-1..

    Các chiến hạm khác như Blue Ridge, Mobile (LK 115).. đều tiếp nhận các trực thăng của KQVN..


    Tài liệu của Air America ghi nhận một số trường hợp các phi công VN dùng súng..'tạm mượn' phi cơ của Air America để bay ra Hạm đội Hoa Kỳ: Chiếc UH-1H (69-16715) của Air America màng dấu hiệu ICSS (Ủy Ban Liên hợp 4 bên) đã do phi công VN bay ra đáp tại Chiến hạm Blue Ridge.. trưa ngày 29/4. Tất cả có 6 chiếc trực thăng bị phi công VN mượn tạm, trong đó 5 chiếc loại UH-1 và một chiếc Bell 204B (?), chiếc Bell này sau đó đáp trên USS Kirk. (Air America in South Viet Nam: The Collapse. Tác giả Joe Leeker)

    Số phận những phi cơ..đến được Utapao:
    Ngay khi các phi cơ của KQ VNCH đáp xuống Utapao, vừa ngừng bánh, tắt máy..các nhân viên phi đạo lập tức sơn lại cờ.. chuyển từ VNCH sang thành máy bay của Hoa Kỳ. Người Thái không muốn 'chứa chấp' những người Việt vừa phải bỏ nước ra đi nên HK đã phải lập cầu không vận, dùng các C-141 để đưa người tỵ nạn sang Guam.

    Một trục trặc nhỏ đã xẩy ra: 65 người, tất cả trên cùng một chuyến C-130 đến Utapao.. đã đòi trở về VN.. Dưới sự lãnh đạo của Tr/Uy Cao van Le (?), những nhân viên KQVN này.. khi bay khỏi TSN, không biết là họ sẽ phải..biệt xứ, trong khi gia đình còn kẹt lại tại VN..và dọa sẽ tự tử nếu không được như ý. Một Đại tá KQVN và một Tuyên úy QĐ HK đã giúp điều đình để giải quyết vấn đề và còn 13 người cương quyết đòi về.. Sau cùng cả 13 người đã được chích thuốc ngủ để đưa lên C-141 đi Guam..

    CSVN đã lên tiếng đòi hỏi chủ quyền về những máy bay tỵ nạn tại Thái và Hà Nội đã đòi đưa một phái đoàn đến Thái để kiểm kê các phi cơ.. Chính quyền Thái, do áp lực của Hà Nội đã đòi' tạm giữ' các máy bay đang ở Utapao. Tướng Aderholt cho biết' các phi cơ này thuộc quyền sỡ hữu của HK theo một điều khoản có ghi trong Thỏa ước Viện trợ Quân sự Mỹ-Việt' nhưng chưa chắc Thái.. đồng ý nên ông tìm cách chuyển các phi cơ.. khỏi Thái.. càng nhanh càng tốt. Trước hết, Aderholt 'tặng' cho Tư lệnh KQ Thái 5 chiếc F-5 (đễ..mua chuộc giới quân sự Thái, thật ra Aderholt..không có quyền.. nhưng trước chuyện đã rồi HK khó lấy lại được 5 phi cơ này). Và ngay khi Hàng không mẫu hạm Midway ghé một Căn cứ HQ Thái gần Utapao ngảy 5 tháng 5.. khoảng 140 phi cơ đủ loại đã được chở ra khỏi Thái (trong số này có lẽ gồm cả một số phi cơ, trong tổng số 93 chiếc của Không lực Kmer đã bay sang Thái khi Nam Vang thất thủ). 4 chiếc Skyraiders được Aderholt cho bay đi, cất giấu tại Căn cứ Takhli.. Mẫu hạm Midway đã chở về Guam 101 phi cơ của KQVN, trong đó có 21 chiếc F-5E..

    Theo 'Escape to Utapao' một chiếc C-123K được đưa ra khỏi Thái (số đuôi 54-00592).. chiếc này hiện ở Phi trường Avra Valley và.. không ai biết về trường hợp này.. (Theo danh mục trong Flying Dragons trang 164 thì chiếc này của KQVN)

    Tài liệu của Hải Quân Thái ghi nhận: trong danh mục phi cơ thuộc HQ Thái có một số phi cơ 'cũ' của KQVN như:


    - C-47A (43-48101, VNAF)

    - VC-47D (43-48777, VNAF 'EY'

    - AC-47D (43-49095, VNAF 'EK'

    - RC-47 (43-49701, VNAF) và (43-49925, VNAF 'EF') và (44-76418, VNAF 'EB')

    - EC-47 P (45-1044, VNAF 'WA')

    Ngoài ra còn 3 chiếc U-7 mang các số đuôi 71-1438; 71-1442 và 7-1455 được ghi là VNAF(?)



    Trần Lý
    (tháng 4/2012)
  2. #54
    alamit is offline
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Người về từ cõi chết trên liên tỉnh lộ 7
    Bởi Ngô Trúc Khánh



    NGÔ TRÚC KHÁNH : NGƯỜI VỀ TỪ CÕI CHẾT

    TRÊN TỈNH LỘ 7 PHÚ BỔN - TUY HÒA

    –––––––––––––––––––– –––––––––––––––––-





    Ngô Trúc Khánh sinh tại Chợ Lầu, Hòa Ða, Bình Thuận. Cựu học sinh Trung Học Phan Bội Châu, Phan Thiết 1958-1965. Trước khi vào lính, là công chức Bộ Thông Tin-Chiêu Hồi (Sài Gòn). Tốt nghiệp Khóa 7/1968 tại Trường Bộ Binh Thủ Ðức.



    - Từ 1969 tới 1971, Ðại Ðội Phó/ÐÐ 238 ÐPQ thuộc Chi Khu Hòa Ða(Bình Thuận).

    - 1972 Biệt phái ngoại ngạch Cảnh Sát Quốc Gia : Trung Uý Trưởng Cuộc Hòa An và Lại An (Thiện Giáo-BT).

    - 1973 Trưởng Cuộc Cảnh Sát, Thị Xã Hậu Bổn (Phú Bổn) ố Sĩ quan Hành Chánh , Phụ Tá Biện Lý Tòa Hòa Giải Pleiku.

    - 1974 tới tháng 2/1975 : Phụ Tá Trưởng phòng Hành Quân/BCH/CSQG/Phú Bổn.



    Ngày 10-3-1975 thủ phủ của cao nguyên Trung Phần là thành phố Ban Mê Thuộc thất thủ. Pleiku tổng hành dinh của Bộ Tư Lệnh Quân Khu /Quân Ðoàn II Chiến Thuật coi như bị cô lập và vây hảm vì hai quốc lộ chính 14 và 19 đã bị cộng sản Băc Việt cắt đứt và bịt kín nhiều đoạn. Mặc dù ở đây có rất nhiều đơn vi chiến đấu thiện chiến nhất là Biệt Ðộng Quân nhưng giờ chót cũng được lệnh di tản chiến thuật về duyên hải, nói là để bảo tồn lực lượng cố thủ các tỉnh còn lại của quân đoàn.



    Ngày 17-3-1975, bắt đầu cuộc triệt thoái của Quân Ðoàn II tại Pleiku, chặng đầu tới Phú Bổn tình hình tốt đẹp, mọi liên lạc, từ đoàn xe về Nha Trang, qua hệ thống siêu tầng số, liên tục và rõ ràng. Liên Ðoàn 6 Công Binh và những Ðơn Vị BÐQ mở đường, nhiều Liên Ðoàn BÐQ khác + Lử Ðoàn 2 Thiết Giáp đoạn hậu. Cảnh tượng xô bồ chưa từng có khi đoàn xe bắt đầu chuyển bánh . Nguyên do là hầu như ai kể cả cây cột đèn ở đây cũng đều muốn chạy khỏi vùng đất chết sắp xãy ra. Vì vậy nên mọi kế hoạch của cuộc hành quân di tản gần như đảo lộn với sự có mặt của hàng vạn đồng bào chạy loạn bằng đủ thứ phương tiện từ xe gắn máy, xe thồ, xe ngựa, xe kéo tới xe ô tô các loại. Cứ thế dân theo lính nối đuôi nhau không làm sao mà đếm nổi số lượng kéo dài hằng hằng cây số.



    Hởi ôi chiến tranh là chết chóc đau khổ thế nhưng cộng sản VN vì chủ nghĩa đế quốc và lợi lộc nên lúc nào cũng gây ra chiến tranh. Ðồng bào vô tội qua thời gian của cuộc chiến quá sợ cộng sản phi nhân bạo tàn nên biết đi là chết nhưng vẫn cứ chạy theo QLVNCH để xa lánh quỷ dử Việt Cộng. Những trang lịch sử cận đại của nước nhà ngày nay đã ghi rõ ràng từng đoạn đường thảm tuyệt của người dân chiến nạn từ Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Ðỏ Lửa 1972 và tàn khốc dã man có một không hai, đó là cuộc thảm sát của cộng sản Bắc Việt nhắm vào dân thường trên liên tỉnh lộ 7. Ðó là mồ chôn nhiền chục ngàn xác đồng bào và trẻ thơ vô tội, xóa sổ cả một đoàn quân cùng chiến cụ của cao nguyên lừng danh, từng làm cho giặc xiêu hồn bạt vía, kéo theo sự sụp đổ của đất nước vào cuối tháng 4-1975.



    Lúc 18 giờ 15 ‘ cùng ngày, đoàn xe tới Phú Bổn, ban đêm lính Thượng nổi loạn, đốt nhà, cướp của, đồng lúc VC pháo kích dồn dập vào Thị Xã Cheo Reo, khiến cho thành phố nhỏ bé của miền núi, như đắm chìm trong biển lửa và hổn loạn. Vì vậy mọi đơn vị của Tiểu Khu, cũng tự động di tản theo Quân Ðoàn. Phòng Hành Chánh của Cảnh Sát Phú Bổn lúc đó, gồm ba sĩ quan (1 Ðại Úy + 2 Trung Úy ) với gia đình tôi (vợ + ba con nhỏ), tổng cộng 7 người, chất trên 1 xe Jeep. Riêng tôi đi bằng chiếc xe Honda Dame, chạy trước dẫn đường về được Chi Khu Phú Túc, sau hai ngày đêm may mắn, thoát khỏi đạn pháo của Cộng Sản và các nút chặn của Thượng Cộng

    + Thượng Fulro, trên Tỉnh Lộ 7.



    Lúc này, một số du kích VC đã dùng súng cối, pháo vào đoàn xe với mục đích làm trì trệ cuộc di chuyển, chờ quân chính qui của Sư Ðoàn 320, từ Ban Me Thuột, kéo tới với nhiều đại bác 122 ly của SD23BB bỏ lại. Bấy giờ , Tư lệnh QÐ2 là Tướng Phạm Văn Phú, đang bay trên C-47, ra lệnh cho Tướng Trần văn Cẩm, điều động LÐ7BÐQ và Lữ Ðoàn 2 Thiêt Giáp, phối hợp bảo vệ đoàn xe. Các đơn vị trưởng có trách nhiệm trong cuộc di tản trên, ngoài Tướng Phú (Tư Lệnh), Tướng Cẩm (Tư Lệnh Phó), còn có Ðại Tá Lý (TMT/QÐ2), Tướng Tất (CHT/BDQ/V2), Ðại Tá Ðồng (CHT/TG) và Các Liên Ðoàn Trưởng BÐQ. Rút sau cùng là LÐ4 và 25 BÐQ, vì kẹt ở Thanh An (Pleiku).



    Trong lúc mọi việc tưởng đâu tốt đẹp, thì xui xẻo lại tơi, khi Không Quân bỏ bom lầm, làm cháy 2 Thiết Vận Xa M113, khiến một số Binh sĩ TG và BDQ thương vong. Chết chóc, khổ đau.. bắt đầu từ giây phút đó.



    Hổn loạn bắt đầu từ 15 giờ ngày 18-3-1975. Theo nhận xét chung của mọi người, nếu người chỉ huy lúc đó là Cố Ðại Tướng Ðổ Cao Trí, tướng Trương Quang Ân hay Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn. thì họ sẽ nhảy ngay vào Mặt Trận, để trực tiếp chỉ huy , nên chăc chắn sẽ không có cảnh ‘ mạnh ai náy làm, coi mệnh lệnh của thượng cấp, kể cả chỉ thị của TT Thiệu, Bộ TTM/QLVNCH như cỏ rác ‘.Nhưng tướng Phú đã không bao giờ làm vậy thay vì bay trực thăng xuống thẳng Phú Bổn, để trực tiếp chỉ huy đoàn quân di tản, lúc đó như rắn không đầu vì chẳng ai phục ai, mà chỉ ngồi chờ tại Bộ Tư Lệnh QÐ2 ở Nha Trang, để chực đón phái đoàn cao cấp từ Sài Gòn của Thủ tướng Khiêm tới ban lệnh miệng. Trong khi đó tin tức dồn dập từ mặt trận báo về, Trung Ðoàn 9/SÐ968 của Cộng Sản Bắc Việt + nhiều Tiểu đoàn Du kích Thượng Cộng, đã lập xong một phòng tuyến dài trên tỉnh lộ, để chờ chận đánh đoàn xe, trong đó có rất nhiều đồng bào tháp tùng chạy loạn lánh nạn.



    Lúc 1 giờ 15 sáng ngày 19-3-1975, Tướng Tất báo cáo từ dưới đất về Nha Trang : Quận Phú Túc bị pháo nặng và tràn ngập nhưng LÐ7 BÐQ và Thiết Giáp đã tới giải vây. Trận chiến thật ác liệt, cuối cùng LÐ7 BÐQ cũng đã tái chiếm lại được quận, mặc dù chung quanh VC vẫn còn bám trụ, đóng chốt, pháo kích pha nátÔ đoàn xe. Cùng lúc, hai Tiểu đoàn K9, K13 của VC Phú Yên, đã đóng chốt từ Hiếu Xương lên tới quận Sơn Hòa. Tuy đoạn đường này, chỉ dài 25 cây số nhưng lại là đoạn đường máu lệ, chẳng khác nào chốn quỷ môn quan, đã tàn sát không biết bao nhiêu mạng lính và dân, trong đoàn người di tản phải vượt qua, trước khi tới được Tuy Hòa.



    Tại Phú Túc, tôi và các bạn đi chung với vợ con trên chiếc xe Jeep, đã bị thất lạc, trong chốn loạn quân, cho tơi ngày thứ 4 (21-3), mới gặp lại bên bờ này sông Ba. Từ đó, mọi người chia tay vì chiếc xe Jeep phải bỏ lại. Riêng gia đình tôi, còn phải chịu thêm 8 ngày nữa, trong địa ngục trần gian, để vượt qua đoạn đường tử thần này, dưới đất có hàng trăm ngàn quả mìn gài sẳn, của cả VC và Ðại Hàn từ bao năm trước. Còn trên đầu thì đầy trời Rocket và bom lửa của Không Quân + hàng trăm chốt của giặc, luôn nả đạn pháo vào đoàn người, bất kể quân, dân, người lớn hay trẻ con, khi chạy ngang tầm súng.



    Ðoàn xe ứ đọng kéo dài và ngừng hẳn vì giòng sông Ba chắn ngang trước mặt. Ðâu đâu cũng vang dậy tiếng khóc của đồng bào di tản từ trẻ sơ sinh thiếu sửa cho tới những nạn nhân đang quằn quại vì bom đạn và sự cướp bóc diễn ra. Tội nghiệp nhất là các đơn vị QLVNCH vừa phải mở đường, chiến đấu và thêm trọng trách đùm bọc đồng bào đang cùng với lính trong cơn chiến nạn.



    Ai cướp của dân, ai giết dân để mà cướp của thì ngày lịchsử cũng đã ghi lại rõ ràng qua miệng đời của chính những nhân chứng còn sống sót. Tuy vậy lịch sử cũng không thể nào bỏ sót công trạng thật là vĩ đại của những người lính Công Binh Chiến Ðấu của QLVNCH. Không có họ can đãm đầu đội bom dạn, mệt nhọc hy sinh tánh mạng , hiên ngang trầm mình dưới giòng nước lủ sông Ba để hoàn thành cho được một cây cầu nổi bằng vỹ sắt nối hai bờ sông, giúp đoàn xe tiếp tục về Tuy Hòa, tránh một cuộc thảm sát khi bộ đội Bắc Việt đang trên đường truy đuổi sắp bắt kịp.



    Hởi ôi đời là vậy đó vì ngày trước hay bây giờ vẫn còn một số người đâu có bao giờ nghĩ tới sự hy sinh vô bờ bến của những người lính VNCH. Họ chiến đấu vì ai mà phải hy sinh xác thân nơi sa trường, lại phải chịu đói khát cực khổ như đơn vị Công Binh đang thi hành nhiệm vụ tại Sông Ba. Toán này lo đón nhận những chiếc vỷ được thả xuống từ trực thăng trong khi toán khác tiếp ngay để ráp lại thành một chiếc cầu dã chiến. Phía dưới nước chảy thật xiết, mặc kệ hai chiếc xe ủi vẫn liên tục làm việc ủi đất và đá lấp kín một khoảng sông và thả vỷ sắt trên đó.



    Có một cảnh tượng mà tới bây giờ chắc những người có mặt bên bờ sông Ba sẽ không bao giờ quên được. Ðó là chuyện đàn bò gần 200 con của đồng bào quận Cũng Sơn được dẫn theo với chủ tị nạn. Nhưng khi chúng vừa lội qua tới bờ bên kia thì bị đơn vị Việt Cộng đang chốt sã súng đủ loại kể cả lựu đạn giết không chừa một con. Tội nghiệp thịt xương của những con vật vô tội văng tứ phía còn nước sông thì nhuộm đỏ máu bò. Một vài con may mắn dù bị thương vẫn cố lết lên bờ và lũi vào rừng núi biệt dạng.



    Cảnh tượng trên làm cho mọi người thêm khiếp đãm, thêm vào đó là sự chen lấn leo bừa lên trực thăng gây nên cảnh chết tan xương nát thịt khiến cho ai nhìn thấy cũng phải đau lòng.



    Suốt thời gian này, ai cũng vậy chẳng riêng gì gia đình tôi, đói thì lượm đọt rau và củ sắn dại trong rừng để an, còn khát thì uống nước vũng bùn, lợn cợn đầy máu, mỡ của xác người. Riêng đạn bom, mìn bẩy thì đành giao cho số mệnh . Cuối cùng nhờ Trời Phật và Tổ Tiên hộ trì, Tôi cùng Vợ và ba con nhỏ, sau 12 ngày đêm đói khát, lặn lội trong địa ngục bom đạn máu lửa, cũng về được Tuy Hòa ngày 25-3-1975 rồi Khánh Hòa.



    Tại Nha Trang, Ðài truyền hình liên tiếp tường thuật lại cuộc di tản của QÐ2 trên Liên Tỉnh Lộ 7, mở đầu là Những Thiết Vận Xa M113 của Lử Ðoàn 2 Thiết Giáp, kế tới là hình ảnh của một sĩ quan trẻ tuổi, râu tóc dựng ngược, mặt mày hốc hác, quần áo rách nát tả tơi, chỉ còn nguyên vẹn 1 đôi giầy lính, tấm bản đồ hành quân và khảu P.38 ngắn nòng. Dân chúng tại Nha Trang đã túa ra hai bên đường, để đón mừng, tiếp tế cho đoàn người về từ cỏi chết, mà người dẫn đầu, chính là Trung Úy Ngô Trúc Khánh, chỉ có chiếc xe Honda Dame, đã mang được vợ và ba con về từ địa ngục có thật.



    Sau ngày CSQT cưởng chiếm được toàn Miền Nam VN, như hằng triệu quân công cán cảnh của VNCH, Trung Uý Khánh lần lượt trải qua nhiều địa ngục trần gian, từ Kà Tót, Tổng Trại 8 Sông Mao, Lương Sơn, Tà Dôn, Long Hoa tới trại A.30 Tuy Hòa, Tổng cộng hơn 7 năm tù khổ sai. Ðược tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ ngày 26-4-1992, qua diện HO 11, cùng vợ với 2 con. Cuối cùng ngày 28-3-2006, sau 14 năm chờ đợi, đứa con trai lớn mới tới Mỹ để đoàn tụ cả gia đình. Ðời trai kiếp lính thời loạn là vậy đó, bi thảm, cùng tận.. thế nhưng tới nay có được mấy người cảm thông thương tiếc ?



    Tóm lại cuộc di tản của QD2 coi như hoàn toàn thất bại, không phải vì người lính không chịu chiến đấu hay không đủ vũ khí đạn dược, để chống chọi với kẻ thù, mà do một hệ thống chỉ huy tồi tệ, từ Bộ TTM/QLVNCH cho tới BTL/QÐ2, toàn những kẻ sợ chết, ganh tị, vô kỷ luật, chỉ biết chia phe kết đảng, mới đưa đến cái thảm họa mất nước vào tay đảng CSQT, đẩy dân lính vào con đường chết. Cũng may trong đoàn di tản, còn có được những Liên Ðoàn BÐQ thiện chiến, Các đơn vị Thiết Giáp, Công Binh, những đơn vị Lôi Hổ, Biệt Kích.. chịu hy sinh, nên mới đem được hơn 2000 xe đủ loại và mấy chục ngàn người từ các tỉnh Cao nguyên Kon Tum, Pleiku, Phú Bổn về được Phú Yên.



    Kết quả 70% chiến xa M48,41 bị hũy diệt, 100% Pháo binh tan hàng. Có hơn mấy chục ngàn đồng bào, đa số là trẻ thơ, đàn bà bị thảm sát, 20.000 chiến sĩ thuộc QD2, gồm BÐQ, Lử Ðoàn 2 Thiết Kỹ, Liên Ðoàn 6 Công Binh Chiến Ðấu. Pháo Binh, Lực lương Thám Sát, Biệt Kích, Lôi Hổ.. tán mạng.. Ðau đớn như vậy, thế nhưng suốt 13 ngày đoàn quân di tản, cho tới lúc số sống sót về được Tuy Hòa, Nha Trang. Trong lúc đó, các tướng lãnh Cao Văn Viên (TTMT), Lê Nguyên Khang và Ðồng văn Khuyên được coi là ba tướng lãnh có quyền uy cao nhất lúc đó, cũng không hề rời Sài Gòn, đi máy bay ra Tuy Hòa hay Nha Trang.. thăm viếng, ủy lạo các nạn nhân mới từ địa ngục về. Ðó là sự thật của lịch sử.



    Trong nổi buôn ly xứ dường như trong tôi luôn ‘ Còn Một Chút Gì Ðể Nhớ ‘ như nhà thơ Vũ Hữu Ðịnh đã nhớ về Pleiku thời binh lửa năm nào :



    ‘ phố núi cao phố núi đầy sương

    phố núi cây xanh trới thấp thật buồn

    anh khách lạ đi lên đi xuống

    may mà có em đời còn dễ thương .’





    California tháng 8-2008

    NGÔ TRÚC KHÁNH
  3. #55
    alamit is offline
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    QLVNCH Tử Chiến Trong Giờ 25
    Mường Giang 2010/04/30


    [Chiến Đấu Giờ Thứ 25]

    Sau khi được 400 ngàn quân Trung Cộng phòng thủ đất Bắc, cọng sản Hà Nội xua toàn bộ quân đội xâm lăng miền Nam. Mai mỉa nhất là lúc mà Dương Văn Minh cùng nội các mới, hy vọng được hoà hợp hoà giải với VC, để chúng chia chức nhín cho một chút quyền trong cái chính phủ liên hiệp, nếu có cũng chỉ là thứ bù nhìn, như MTGPMN được dựng lên, từ 12/1960 tới tháng 05/1975. Ðây chính là thời điểm, mà Bắc Bộ Phủ gọi là giờ G, ngày N, để tổng tấn công chiếm Sài Gòn. Ðó là lúc nửa đêm 29/04/1975, thời gian Hà Nội quy định cho tất cả các cánh quân, từ năm hướng tiến vào thủ đô. Ðây cũng là thời gian qui định cho bọn đặc công, biệt động nằm vùng, chui ra khỏi các hang ổ để gây hỗn loạn trong thành phố, chỉ đường, bắt tay cho bộ đội miền Bắc.

    Tại Mặt Trận Miền Ðông Nam Phần, từ sau ngày SÐ18BB và Lữ Ðoàn 1 Dù, rút lui an toàn về Bà Rịa, Quân Ðoàn III đã tái phối trí lại các phòng tuyến mới vào những ngày cuối tháng 04/1975.

    Vì SD18BB của Thiếu Tướng Lê Minh Ðảo bị thiệt hại nặng nề sau 12 ngày ác chiến với cọng sản Bắc Việt. Ngoài Trung Ðoàn 48/18 của Trung Tá Công, tương đối quân số còn nguyên vẹn, các Trung Ðoàn 52/18 của Ðại Tá Ngô Kỳ Dũng, tại Mặt Trận Ngã Ba Dầu Giây-Túc Trưng, thiệt hại hơn 80 % quân số và Trung Ðoàn 43/18 của Ðại Tá Lê Xuân Hiếu, tử thủ trong thị xã Xuân Lộc, thiệt hại trên 30 % nhất là Tiểu Ðoàn 2/43/18 của Thiếu Tá Nguyễn Hữu Chế, là đơn vị cuối cùng rời Long Khánh. Do đó sau khi chỉnh đốn lại đơn vi, SD18BB được giao trách nhiệm phòng thủ tuyến phía đông Sài Gòn, từ kho đan thành Tuy Hạ chạy dài tới Tổn g Kho Long Bình. Riêng BCH Hành quân của SD18BB đặt tại căn cứ Hải Quân Cát Lái. Phòng tuyến của SD 18BB tiếp giáp với vị trí phòng thủ của Lực lượng Nhảy Dù, Trường Thiết Giáp và Bộ Binh Thủ Ðức.

    Tỉnh Phước Tuy và Ðặc Khu Vũng Tàu, trong đó có quốc lộ 15 được Lữ Ðoàn 1 Nhảy Dù, SD3BB phối họp với các lực lượng DPQ + NQ của Phước Tuy và Bình Thuận di tản từ miền Trung vào. Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, tư lệnh SDTQLC kiêm Tổng trấn đặc khu Vũng Tàu. Riêng SD3BB từ vùng1CT di tản vào, quân số kể luôn SD1BB cộng được hơn 1000 người, lập thành 2 tiểu đoàn thuộc Trung Ðoàn 2/3 và 56/3 vẫn do Thiếu tướng Nguyễn Duy Hinh làm tư lệnh. SD3BB được tăng cường thêm Chi đoàn 2/15 Thiết Kỵ và Lữ Ðoàn 1 Dù, bảo vệ QL15, thị xã Bà Rịa-Vũng Tàu.

    Tỉnh Biên Hoà và phi trường do Lực lượng III xung kích của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, được tăng phái thêm 2 Lữ đoàn 147 và 258 TQLC phòng thủ. Từ ngày 28/04/1975, để bảo vệ thành phố Biên Hoà, Liên Ðoàn 81 Biệt Kích Dù bố trí trong phi trường giữ mặt bắc Bộ tư Lệnh QDIII. Một TĐ/TQLC thuộc Lữ Ðoàn 2 bảo vệ BTL.QDIII, các thành phần còn lại của Lữ Ðoàn, phòng thủ mặt nam BTL. Quân Ðoàn. Lữ Ðoàn Nhảy Dù giữ hai Cầu Mới và Sắt cùng các nút chận vào thị xã. Riêng Lực Lượng III Xung kích gồm Chiến Ðoàn 315phòng thủ từ Ngã ba Hố Nai đến Ngã tư Lò Than. Chiến đoàn 322 giữ từ Ngã tư Lò Than tới cổng phi trường Biên Hoà và Chiến đoàn 318 từ phi trường tới Cầu Mới.

    Về phía bắc Sài Gòn có SD25BB của Chuẩn tướng Lý Tòng Bá được tăng phái thêm hai Liên Ðoàn 8 và 9 Biệt Ðộng Quân, trách nhiệm Tây Ninh và Củ Chi-Hậu Nghĩa. Mặt trận phiá bắc tỉnh Bình Dương là trách nhiệm của SD5BB của Chuẩn Tướng Lê NguyênVỹ, kể cả Trung Ðoàn 8/5 của Ðại Tá Nguyễn Bá Mạnh Hùng tăng phái cho Lực Lượng III Xung kích của Tướng Khôi ở Hưng Lộc, vừa được trả về. Phòng tuyến phía nam Sài Gòn là Long An, có SD22BB ở Bình Ðịnh di tản tới, phối hợp với Lực Lượng 99 Tuần Thám Ngăn Chặn của Hải Quân và DPQ + NQ Long An, từ lâu nổi tiếng là kiêu dũng thiện chiến, không kém gì quân chủ lực. Như vậy trừ ba SD7, 9 và 21BB của QDIV phải bảo vệ lãnh thổ của các tỉnh thuộc Vùng 4/CT. Phía VNCH chỉ còn lại : sáu Sư Ðoàn gồm SD5, 18, 22, 25 bô binh + Hai Lữ Ðoàn 1 và 4 Nhảy Dù + Sư đoàn TQLC + Lực Lượng III Xung Kích + Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù + 4 LiênÐoàn BDQ + DPQ và NQ + 625 chiến xa đủ loại và 400 pháo, tất cả chừng 240 ngàn người, để bảo vệ Sài Gòn. Trong khi đó VC tung vào 5 lộ quân với quân số trên 280 ngàn, gồm 15 Sư đoàn BB + 5 Lữ đoàn biệt lập + 4 Lữ đoàn thiết giáp + 6 Trung Ðoàn Ðặc công.Tất cả được trang bị đầy đủ với các vũ khí bom đạn hiện đại, không thua gì quân đội Mỹ.

    Từ chiều ngày 29/04/1975, hai Bộ Tư Lệnh Không quân và Hải quân VNCH đã di tản chiến thuật, kể cả Tướng Nguyễn Văn Toàn (Tư lệnh QDIII) và Ðại Tướng Cao Văn Viên, Tổng TMT từ chức. Do đó, Tổng Thống mới nhậm chức là Dương Văn Minh, cử Tướng Vĩnh Lộc lên thế chức Tổng Tham Mưu Trưởng. Ðến tối cùng ngày, Tướng Lộc ra lệnh cho SD18BB về bố trí từ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hoà, tới Thủ Ðức.

    Từ đầu tháng 04/1975, trường Bộ Binh Thủ Ðức đã dời về Long Thành-Biên Hoà, đông nghẹt sinh viên các khoá, trong đó có hai quân trường từ Ðà Lạt di chuyển về là Trường Võ Bị và Chiến Tranh Chính Trị. Lúc 8 giờ tối ngày 27/04/1975, trường Bộ Binh lại có lệnh di chuyển trở về trường củ ở Thủ Ðức. Tới 8 giờ sáng ngày 30/04/1975, có bốn T54 của cọng sản Bắc Việt từ Xa Lộ Biên Hoà, tấn công trường, bị Pháo Binh 105 bán trực xạ cháy 3 chiếc tại chỗ. Nhưng chiếc còn lại đã nhập dược vào trung tâm, sau khi thoát được các tầm đạn M72 của sinh viên, bắn tử thượng Trung Tá Ông Văn Tuyên, Trung Sĩ I Nhân và 5 sinh viên, cùng 10 người bị thương, trong số này có Trung Tá Vương Bá Thuần. Cuối cùng chiếc tăng trên bò ra khỏi trường và bi M72 bắn đứt xích, nằm tại Niệm Phật Ðường cạnh Chợ Nhỏ, nhưng vẫn tác xạ dữ dội vào trường. Giờ chót, có hai sinh viên Thủ Ðức, chưa được gắn Alpha, tình nguyện mang lựu đạn lân tinh loại xuyên phá, mới tiêu diệt được chiếc T54 này.

    Cũng tại Long Bình vào sáng ngày 29/04/1975, Tiểu đoàn 43 thuộc Liên Ðoàn 4 BDQ, do Thiếu Tá Xẻn làm TĐT, được lệnh của Biệt Khu Thủ Ðô, tăng phái phòng thủ Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung. Từ 2 giờ 30 chiều cùng ngày, VC đã về tới Trung Chánh-Hóc Môn, sau khi chiếm được Căn cứ Ðồng Dù của SD25BB, căn cứ Pháo binh Lòng Tảo và đánh tan Trung Ðoàn 46/25BB trên QL số 1 từ Củ Chi về Tân Phú Trung. Lúc đó Trường Quân Vận đối diện với TTHL Quang Trung cũng đã mất, nên Chiến xa của VC bắt đầu tấn công trung tâm, nhưng không ngờ trong đó không phải chỉ có tân binh quân dịch, mà còn sự hiện diện của một tiểu đoàn BDQ vơí hơn 500 tay súng, suốt cuộc chiến, đã cùng với các TĐ41, 42, 44 là những cọp ba đầu rằn tung hoành như chỗ không người trong mật khu sình lầy của Vùng 4 Chiến thuật. Tối 29/04/1975, qua hệ thống truyền tin của TĐ43BDQ, mới biệt BTL Biệt Khu Thủ Ðô đã bỏ chạy, chỉ còn các sĩ quan cấp uý ở lại nhưng BCH.Biệt Ðộng Quân và Tướng Ðổ Kế Giai vẫn còn nguyên vẹn tại Trại Tô Hiến Thành. Bên trong chiến hào của TTHL Quang Trung, cũng như suốt đoạn đường từ ngã ba Trung Chánh- Hóc Môn, về tới Ngã tư Bảy Hiền, các đơn vị kiệt hiệt nhất của QLVNCH như BDQ, Biệt Cách Dù và Nhảy Dù đang đợi chờ một trận đánh cuối cùng dũng liệt như SD18BB, LD1ND, TĐ82BDQ và DPQ Long Khánh, t ại Xuân Lộc, thì trưa 30/04/1975 bị Dương Văn Minh ban lệnh buông súng rã ngũ, một cách tức tủi đoạn trường.

    5 giờ chiều ngày 29/04/1975, các mặt trận, lính vẫn chiến đấu không ngừng nghĩ. Tại Biên Hoà, các đơn vị TQLC, Biệt Cách Dù và các Chiến Ðoàn thuộc Lực Lượng III Xung Kích, đã ngăn chống VC tại các phòng tuyến vô cùng đẫm máu kinh hoàng.

    Tại BCH.Thiết Giáp trong trại Phù Ðổng, cũng là nơi đặt tạm BTL.QDIII từ Biên Hoà di tản về, cũng như Trung Tâm Hành Quân /BTTM/QLVNCH gần như không còn đại bàng để nhận tin chiến trường và quyết định lệnh lạc. Cho tới 22 giờ 30 đêm 29/04/1975, Phế tướng Nguyễn Hữu Có, người vào năm 1965 bị Nguyễn Cao Kỳ lột chức và bắt ở lại Hồng Kông không cho về nước, cách đó vài giờ, vừa được TT.Dương Văn Minh gắn cho cái lon Trung Tướng, lên máy ra lệnh cho SD18BB của Thiếu Tướng Ðảo và LL3XK của Tướng Khôi, cố gắng giữ yên phòng tuyến trong đêm 29/04/1975, để rạng sáng ngày 30/04/1975 sẽ có hoà bình vì cọng sản Bắc Việt đã chịu hoà họp hoà giải hoà chung máu lệ với TT. Minh và lực lượng thứ ba đối lập.

    Nhưng 23 giờ 45 đêm 29/04/1975, Bắc Việt đã không hoà hợp mà lại tấn công dữ dội bằng bộ binh và chiến xa khắp các phòng tuyến tại Biên Hoà. Hai bên gần như cận chiến với khoảng cách chừng 10-15m, nhất là tại phòng tuyến do quân Dù, TQLC và Chiến Ðoàn 315 của Trung Tá Ðổ Ðức Thảo có chiếnxa M48 tham chiến.

    2 giờ sáng ngày 30/04/1975, phòng tuyến SD18BB của Tướng Ðảo tại Long Bình bị VC tràn ngập, quân ta từ Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hoà phải rút về Thủ Ðức.

    Riêng Chiến Ðoàn 3, thuộc Liên Ðoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù của Thiếu Tá Phạm Châu Tài, quân số hơn 1000 người, từ Biên Hoà được điều động về bảo vệ Bộ Tổng Tham Mưu từ 5 giờ 30 ngày 26/04/1975. Bộ Chỉ Huy Chiến Ðoàn đóng tại Building số 1, đối diện vối Trại Võ Tánh. Các Biệt đội 811 của Ðại Uý Lâm đóng trong Lục Quân Công Xưởng. Biệt đội 812 của Ðại Uý Ánh đóng ở giữa cổng sau TTM và Tổng Y Viện Cộng Hoà. Biệt đội 813 của Ðại Uý Thạch rải quân từ Ngã Tư Bảy Hiền tới Trại Phi Long của Nhảy Dù và Biệt Ðội 815 của Ðại Uý Lợi là lực lượng trừ bị của Chiến Ðoàn, đóng trước cổng Bộ TTM.

    Từ ngày 28/04/1975, các đại bàng ở Bộ TTM, Bộ Tư Lệnh QD3, Quân Khu Thủ Ðô ... từ Ðại Tướng trở xuống đã di tản chiến thuật, nên coi như không còn ai ra lệnh cho thuộc cấp dưới quyền. Về việc tên phi công nội tuyến Nguyễn Thành Trung, dẫn đoàn máy bay của KQ.VNCH bỏ lại ở Phù Cát, Phan Rang vào oanh tạc phi trường Tân Sơn Nhất, không bị Chiến Ðoàn 3 Biệt Cách Dù bắn hạ, vì đã tưởng là phe ta làm đảo chánh.

    Chiều ngày 29/04/1975, tướng Vĩnh Lộc được TT Minh cử làm Tổng Tham Mưu Trưởng thay Cao Văn Viên, còn Nguyễn Hữu Có thì gắn 3 sao, xưng là Tổng Tham Mưu Phó. Ngoài ra còn có VC nằm vùng Nguyễn Hữu Hạnh, cũng được Dương Văn Minh gắn sao tướng, dù Có và Hạnh đã bị giải ngũ từ lâu. Mới đây VC lại cho các tên hề Có, Hạnh và Triệu Quốc Mạnh làm cuộc phỏng vấn cuội tại Sài Gòn, do bọn Việt gian Hải Ngoại từ Canada về thực hiện, rồi đem phát trên đài để lừa bịp người Việt trong và ngoài nước, một cách trơ trẽn vì câu chuyện lãng xẹt của đám sâu bọ, từng làm xấu hổ danh dự và thể thống của người lính VNCH năm nào.

    Từ 6 giờ 30 sáng ngày 30/04/1975, VC pháo kích bừa bãi hoả tiễn 122 ly vào khu dân cư đông đúc, có mấy trái rớt xuống đường Võ Di Nguy, làm nhiều đồng bào thương vong. Các trái khác rơi vào vòng thành Bộ TTM. Trên các đường phố dẫn tới Ðại Lộ Chí Lăng, chiến xa Bắc Việt đã xuất hiện, bắn vào Bệnh Viện Vì Dân tại Ngã Tư Bảy Hiền nhưng bị Biệt Cách Dù, dùng súng đại bác M90 ly không giựt, chỉ trong vòng 15 phút, bắn cháy 6 chiếc T54, PT76 cùng với một khẩu pháo phòng không có bánh xe kéo, với nhiều đặc công bị chết, nằm rải rác từ Bảy Hiền tới Bộ TTM.

    09 giờ 30 sáng ngày 30/04/1975, Dương Văn Minh ra lệnh cho Chiến Ðoàn 3 Biệt Cách Dù, lúc đó còn đang tử chiến với VC, phải ngưng đánh nhau, để chờ đầu hàng. Tuy nhiên nhiều toán không tuân lệnh, vẫn tiếp tục bắn vào các đoàn xe của VC, sau đó tự tử tập thể bằng lựu đạn vào giờ thứ 25. Riêng 2 Chiến Ðoàn Biệt Cách Dù do Ðại Tá Phan Văn Huấn chỉ huy, sáng ngày 30/04/1975, từ Suối Máu rút về Nghĩa trang Quân Ðội Biên Hoà, khi nghe lệnh Dương Văn Minh bắt đầu hàng, nên cũng rã ngũ tại đây.

    Sài Gòn náo loạn khắp nơi, dân chúng ùn ùn kéo tới các ngân hàng rút tiền ký thác. Các Toà Ðại Sứ lần lượt đóng cửa, cũng như nhiều Hãng Máy bay ngưng hoạt động vì sợ hoạ lây. Hòn Ngọc Viễn Ðông như đã chết vào những ngày gần cuối tháng 04/1975

    Thế rồi 9 giờ 30 sáng ngày 30/04/1975, trong lúc mọi người đang mê tỉnh trong cơn hấp hối của đất nước, thì Dương Văn Minh vì nghe lời xúi dại của bọn thân Cộng như Lý Quý Chung, Nguyễn Hữu Thái, Nguyễn Hữu Hạnh, nên lợi dụng chức vụ Tổng Thống tổng tư lệnh quân đội, ép QLVNCH buông súng rã ngủ, trong khi tất cả còn đang tử chiến với giặc ngoài biên đình.

    Phút cuối vẫn còn một số đơn vị Dù, TQLC, BDQ, Biệt Cách Dù.. không thèm nghe lệnh của Dương Văn Minh. Họ chận đánh cọng sản Bắc Việt, trên các đường phố Hồng Thập Tự, Thị Nghè. Tại Ðại lộ Thống Nhất, lính Dù và BDQ bắn M72 vào xe tâng VC khi chúng tiến vào chiếm Dinh Ðộc Lập.

    Ðúng 12 giờ 30 trưa ngày 30/04/1975, lá cờ vàng ba sọc đỏ của quốc dân VN treo trên nóc Dinh Tổng Thống VNCH bị giặc tước bỏ. Dương văn Minh và toàn bộ nội các có mặt tại dinh, bị bộ đội miền bắc, nhốt giữ tại chỗ, dù từ lớn tới nhỏ, đã sùi bọt mép nịnh bợ ca tụng chúng. Nhục nhã muôn đời là cả đám bị thu hình trước ống kính của hằng trăm nhà báo ngoại quốc. Cũng vào giờ phút mà Dương văn Minh bị còng tay gục đầu, thì tại Bộ Quốc Phòng, Trung Tá Nguyễn văn Cung, thuộc SD18BB khi nghe tin đầu hàng đã tự sát. Nhiều lính Dù cũng dùng súng M16 kết liễu đời trai trước Tổng Cục Chiến Tranh Chính trị. Trong trạ i Hoàng Hoa Thám, một toán lính Nhảy Dù, nắm tay làm thành vòng tròn, rồi mở chốt lựu đạn để cùng chết tập thể. Một Ðại Uý Cảnh Sát tự bắn vào đầu chết trước Quốc Hội. Trong khi đó các tướng lãnh Phạm văn Phú, Nguyễn Khoa Nam, Lê văn Hưng, Lê nguyên Vỷ, Phạm Văn Hai.. cũng quyên sinh khi thành mất. Ðó là những hình ảnh tuyệt vời, ngàn đời khắc sâu trong tâm khảm của người Việt và những trang sử bất diệt của dân tộc.

    Sài Gòn đã chết từ đó, dân chúng thành đô dửng dưng trước chủ mới. Cùng lúc, có nhiều con khỉ trong sở thú, vừa được sổ chuồng, cổ quàng khăn đỏ, tay phất cờ máu, trang bị súng đạn lượm được của lính bõ bên vệ đường, chễm chệ trên các xe quân đội, tung tăng múa rối khắp đường phố, cổ võ, làm oai, hoan hô, đã đảo một cách lố bịch.

    Trưa đó, 125 nhà báo ngoại quốc còn nán lại, đổ xô tới chiêm ngưỡng những anh hùng cách mạng, mà từ năm 1960-1975, họ đã không ngớt xưng tụng và tô son đánh phấn khắp thế giới không tiếc lời. Nhưng sự thật đã làm té ngửa các trái tim thú vật, khi biết được tất cả chỉ là sự tuyên truyền lừa bịp của miệng lưỡi cọng sản, mục đích để cho thế giới có thành kiến không tốt và ghét bỏ VNCH. Có như vậy họ mới bỉ ổi ca tụng một chiều cuộc xâm lăng miền Nam của Bắc Việt, mà không cầ n phải tìm hiểu sự thật.

    Luân Ðôn và Hoa Thịnh Ðốn.

    Ngày nay, lịch sử đã ngừng lại và quay tròn đúng vào thời điểm củ trên đất nước tội nghiệp VN. Cả hai : Tài phiệt Hoa Kỳ và cọng sản đệ tam quốc tế cũng đều vì quyền lợi riêng tư của mình, nên muối mặt đổi thù thành bạn. Lần này không còn có chiêu bài VN là tiền đồn chống cộng, nên người Mỹ đã công khai tới VN qua danh phận lái buôn lái súng. Hiện trong cộng đảng cầm quyền đã manh nha hai phe theo Tàu, theo Mỹ. Nhưng dù VN có theo phe nào chăng nửa, thì chắc chắn đất nước chúng ta cũng sẽ bị cuốn hút theo vết xe lịch sử, khi Trung Cộng công khai gây nên thế chiến lần thứ 4 tại Á Châu-Thái Bình Dương.

    Ðọc và viết lịch sử, không phải để khóc hận than thân, mà là lấy đó làm một kinh nghiệm để hành động cứu nước trong thực tại và tương lai. Năm 1954, khi cọng sản đệ tam chiếm được miền bắc, một số ít trí thức khoa bảng chạy vào làm trùm tại VNCH, nên họ chẳng hề biết gì về kinh nghiệm sống chung với VC. Ngày 30/04/1975, khi VC chưa vào Sài Gòn, số trí thức khoa bảng trên lại ù trốn chạy sang Mỹ hay ngoại quốc. Họ không hề biết thế nào là sự đổi đời của phận người xuống hàng súc vật. Ở ngoại quốc, vì quá tự do, nên vẫn chứng nào tật đó, coi sự hiểu biết của mình ngang hàng với lãnh tụ, muốn ai cũng phải theo ý và đứng sau lưng mình. Họ vì không sống thật với lịch sử nên chẳng bao giờ có kinh nghiệm lịch sử, vẫn ảo tưởng xây lâu đài và chức phận trên cát biển, vẫn ngây thơ muốn hoà hợp hoà giải, với một đảng cướp tàn bạo bất lương, qua bảy mươi năm chỉ lừa bịp lường giết đồng bào và ban nước mình mà thôi. Tệ nhất là mình và gia đình lúc nào cũng thích sang giàu hạnh phúc nơi thiên đường Âu Mỹ, mà mồm thì luôn xuí người khác, nếu đi hết biển, thì phải trở về để làm nô lệ cho cọng sản .

    Cũng may bọn người này không nhiều và ngày nay hầu hết đều giống như những bình vội gìa nua, mà Phan Khôi từng ví với bọn cán ngố miền bắc trong tác phẩm « Trăm Hoa Đua Nở », chỉ nổ trên giấy hay nằm trơ trọi trong góc đời hiu quạnh về chiều..

    Thảm thê cho thân phận nhược tiểu VN, hết bị Tàu đô hộ tới Pháp, Nhật, Mỹ, Liên Xô.. rồi nay lại làm đầy tớ cho cả thế giới, mà điển hình nhất là hình ảnh của những công nhân lao động và phụ nữ bị bán ra nước ngoài. Không biết bao giờ đất nước và đồng bào mới thoát được nổi thống hận trên, để cho con cháu có cơ hội ngẩn mặt nhìn trời, người Việt Tỵ Nạn tha phương, trở về cố quốc, một cõi lòng mà ai cũng hoài vọng ao ước, khi quê hương không còn bóng dáng lá cờ máu và đảng CSQT .

    Ba mươi lăm năm trước, đầu tháng 04/1975 Cộng Sản Bắc Việt chiếm Phước Long, mở đầu cuộc xâm lăng VNCH, đưa cả nước và dân tộc Việt vào tận cùng của địa ngục trần gian. Ðầu năm 2010 tới nay, cả nước đang đắm chìm trong ách nô lệ của Tàu đỏ, đưa đồng bào cả nước vào tận cùng cảnh nghèo đói thảm tuyệt, chưa từng thấy trong dòng Việt Sử. Có điều chỉ có người dân nghèo mới nhận chịu nổi đau cùng khốn này, còn đảng, cán bộ nhà nước Và Việt kiều.. thì làm gì bị ảnh hưởng tới thời cuộc đổi thay, vì vàng đô la vơ vét mấy chục qua, xài phí biết bao giờ mới cạn ?

    Mường Giang
    Từ Xóm Cồn Ha Uy Di Quôc Hận 30/04/2010
  4. #56
    alamit is offline
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    www DI TẢN CHIẾN THUẬT-TÂY NGUYÊN 1975


    Qua những tư liệu " Cuộc Triệt Thoái Quân,1975"- Phạm Huấn.Dù đã 36 năm trôi qua,nhưng những hình ảnh kiên cường chiến đấu,vừa rút quân vừa bảo vệ làn sóng người dân di tản theo đoàn quân.Đã nói lên cái chết bi tráng hào hùng của người chiến sĩ VNCH.Đó là sự hy sinh cống hiến,bảo vệ Tự Do Miền Nam của bạn bè chiến hữu Sư Đoàn 22BB lần cuối cùng trong cuộc Triệt Thoái Quân ra khỏi vùng Tây Nguên của Quân Đoàn II theo quốc lộ 14 về liên tỉnh lộ 7 ra cửa biển Phú Yên-Tuy Hòa.
    Những Cái chết bi thảm và hào hùng đó của bạn chiến hữu tôi đã rơi rớt và nằm lại ven rừng làm phân bón lá trong cuộc "Di Tản Quân Về" được ghi đậm nét trong những ngày tù cải tạo.


    1. Di Tản Quân Về!

    Di tản quân về trong cơn chiến loạn,
    Loạn cả dân tình loạn cả Tự-Do,
    Ai đem chinh chiến cho dân Nam khổ!
    Thiên đàn Xã Nghĩa khuất tất Tự-Do, ...........***
    Đường núi chập chùng rừng xe nghẹt kín,
    Gánh gồng,bồng bế mịch khói đoàn quân
    Rừng lá trơ cành trong cơn đói lạnh,
    Suối cạn nguồn trong cơn khát điêu linh,
    Bao xác người rơi rớt đường di tản,
    Trốn bỏ quê hương lủ giặc cộng về!
    Rừng cây đá núi chôn bao mầm sống
    Lệ máu tràn đầy tiếng khóc thãm thương,
    Sỏi đá còn buồn hởi người vô tánh!?
    Cây còn khóc lá giữa trời bảo giông!
    ***
    Khiếp đời lính chiến an dân cứu nước,
    Nửa gánh sơn hà lịm chết Tự-Do!
    Không còn dân chủ người dân chạy trốn,
    Tay súng nầy gẩy gánh nợ nước non,
    Cung đướng di tản thây người chặt núi,
    Xác dân lành vung vắt khắp lối đi,
    Người lính chiến đem thân chống đạn,
    Súng đâu còn đạn bắn hởi người ơi!
    Vận nước trơ cờ phản dân đón giặc
    Hoan hô “Giải Phóng “Cộng Hồ rừng Xanh,
    ***
    Lệnh hàng giặc Cộng thôi đành gẩy súng!
    Súng bể cong nòng áo trận vất tung,
    Bờ rào chiến lũy gục đầu khó`c ngất,
    Máu xương này là cái giá Tự-Do,
    Chiến sĩ anh hùng lưu dang tự sát,
    Thiên thần gảy cánh Tự-Do vào tù,
    Lời song núi Tư-Do không Cộng sản,
    Quốc Việt muôn đời là của dân Nam,
    Chớ lầm yêu nước là yêu Xã Nghĩa,
    Tự Do này cả thế giới cùng theo,
    ***
    Thưở Tự-Do ba mươi lăm năm cũ!
    Tháng Tư về trong nổi nhớ miền đau,
    Vận nước chưa thông,dân tình chưa tỉnh,
    Men say chiến thắng xích xiềng tay dân,

    Huỳnh Mai
    [Di tản chiến thuật]


    SƯ ĐOÀN 22 BB/ QL.VNCH
    Quân Sự Lục Quân Việt Nam Cộng Hòa - Trở Lại Những Ngọn Đồi Vô Danh - Phạm Huấn (Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, 1975)11 giờ sáng ngày 31/03/1975, tại Bộ Tư Lệnh Hành Quân Mặt Trận Bình Định, vị Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh nhận được lệnh «điều động» Sư Đoàn về phòng thủ Quy Nhơn.11 giờ 01 phút, trên hệ thống truyền tin chỉ huy giữa Sư đoàn với Trung đoàn; và sau đó, Trung đoàn- Tiểu đoàn, các Trung đoàn trưởng, Tiểu đoàn trưởng đều nghẹn ngào khi nghe tin này. Cả 3 Trung đoàn 41, 42, 47 lúc đó đều đang giao tranh với địch. Trung đoàn 41 và 42 Bộ Binh tại các mặt trận Quốc lộ 19, cách Quy Nhơn hơn 30 cây số, và Trung đoàn 47 ở phía Bắc Bình Định.Có những quân nhân nhà nghề đã chiến đấu trong đại đơn vị này suốt 2 thập niên, ngay từ khi Sư đoàn mới thành lập. Đã trải qua bao nhiêu thăng trầm, biến đổi, vinh quang, bi hùng trong suốt 20 năm dòng dã. «Những người lính già của chiến trường», tưởng không bao giờ gục ngã. Nhưng, với cái lệnh rút khỏi vùng hành quân hôm nay, họ biết ngay, đây là giai đoạn chót cuối đời binh nghiệp!!Sư đoàn đã từng bị đánh tan tành, và tưởng rằng bị xóa tên, trong Mùa Hè 72. Họ đã rút lui, đã tan hàng, chạy bộ suốt cả chục cây số đường rừng, núi để về tới «điểm tập trung».Nhưng họ không sờn lòng, nản chí. Họ vẫn giữ vững tinh thần, tin tưởng rằng sẽ có ngày Sư Đoàn hồi sinh, trở lại phong độ.Một cuộc «rút lui» khác nữa mà họ cũng không bao giờ quên. Đó là cuộc chuyển quân thần tốc của một Trung đoàn – Trung đoàn 42 Bộ Binh – từ Tây Nguyên trở về Bình Định tái chiếm đèo Nhông – đây cũng là một chiến thắng kỳ diệu nhất của Trung đoàn 42 trong năm 1974. Trung đoàn 42 Bộ Binh đang hành quân tại vùng Pleime, Tây Nam Pleiku, trong một buổi chiều, được lệnh về giải tỏa áp lực của địch tại mặt trận Bình Định. Cuộc chuyển quân tưởng rằng phải được thực hiện trong vòng 2 hay 3 ngày. Nhưng, ngay đêm ấy, toàn bộ Trung đoàn đã về tới Bắc Phù Cát. Và từ đó, dùng bàn đạp, đánh thẳng vào hậu phương địch, khiến Bắc quân trở tay không kịp. Những trận đánh đẫm máu dòng dã suốt 3 ngày sau. Trung đoàn 42 đã tiêu diệt gần 1 Trung đoàn CSBV của Sư đoàn 3 Sao Vàng, dựng nên «Chiến Thắng Đèo Nhông».Trước khi mặt trận Ban Mê Thuột bùng nổ, lần nữa, Trung đoàn 42 Bộ Binh lại biến 2 ngọn đồi vô danh từ Tây Tây Nam quận Hoài Nhơn, Bình Định thành những «di tích» của chiến sử, nói lên tinh thần chiến đấu chống Cộng phi thường của người quân nhân QLVNCH.Hai ngọn đồi vô danh, đó là những ngọn đồi chiến lược, được mang số 82 và 174, nằm trên huyết lộ vận chuyển của Cộng quân, trên trục Quảng Ngãi – Bình Định – cũng tại hai cao điểm chiến lược này, bọn nhà báo bất lương ngoại quốc, sau gần 20 năm xuyên tạc về chiến tranh Việt Nam, đã ngả nón kính phục về tinh thần dũng cảm của QLVNCH. Một phái đoàn Quốc hội Hoa Kỳ cũng được gởi tới đó quan sát chiến trường, và khi trở về nước, đã lên tiếng binh vực, ủng hộ Việt Nam. Nhưng, mọi chuyện đã quá muộn!22 giờ đêm, Tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh cuối cùng của Quân đoàn 2 và chiến trường Cao Nguyên, bay trên đầu những cánh quân Sư đoàn 22 Bộ Binh. Với phương tiện và Hải pháo yểm trợ của Hải Quân vùng 2. Ông hy vọng sẽ cứu được 50% lực lượng của Sư đoàn. Tuy nhiên, điều mong ước của Ông không bao giờ đến!Giờ phút này, trước đó, và sau đó suốt 22 tiếng đồng hồ, các Trung đoàn 41, 42, 47, trên chặng đường rút quân và cũng là một trận tuyến dài hơn 30 cây số; từng đơn vị bị phục kích, bị đánh tan tác, bị «chặt đứt» ra từng khúc nhỏ.Đây là một cuộc trả thù tàn ác, man rợ nhất trong trận chiến sau cùng của chiến tranh Việt Nam. Trên 30 cây số đường máu, chiến đấu không yểm trợ, không tiếp tế, không tản thương. «Hậu phương» rã ngũ, bỏ súng.Trước mặt, sau lưng, đều là địch.«Đối thủ» tuy vẫn là Sư đoàn 3 Sao Vàng, và những Tiểu đoàn đặc công CSBV. Nhưng Bắc quân ở thế thượng phong, có pháo, chiến xa yểm trợ, và một «hậu phương lớn nổi dậy». Những người cộng sản đã không cần biết đến quy luật của chiến tranh. Chúng thẳng tay tàn sát «kẻ thù» trong đơn vị, mà trước đây đã gây cho chúng những tổn thất lớn lao, những thất bại đau đớn.Trên 30 cây số đường máu, các chiến sĩ Sư Đoàn 22 Bộ Binh đã chiến đấu trong tình trạng tuyệt vọng, nhưng dũng cảm, anh hùng.Họ đã bắn đến viên đạn cuối cùng rồi, gục xuống, có những hành động thật hào hùng, thật phi thường.Một cấp chỉ huy Trung đoàn 47 đã quỳ xuống, ôm lấy người lính bị thương, rồi bật khóc. Người lính chỉ còn thoi thóp, nhưng ngón tay vẫn để trên cò súng. Hình ảnh này làm Ông đau đớn. Ông đứng dậy bỏ đi. Nhưng rồi trở lại. Và thật bình tĩnh. Ông rút súng…kết liễu đời đứa em thân yêu, sau đó, bắn vào đầu mình.Có một «Người Anh Lớn» khác, đợi cho các chiến hữu của mình lên tầu hết, rồi lững thững bỏ đi. Trời bừng sáng, nhưng Anh không đi về hướng mặt trời. Anh trở lại con đường cũ. Trở lại phía có «Những Ngọn Đồi Vô Danh». Nơi đó, anh sẽ gặp «Dũng sĩ» Mai Hồng Bướm – người Binh Nhất Trung Đội Trưởng anh hùng Sư Đoàn 22 Bộ Binh – «người Trung Đội Trưởng thứ…sáu» của Trung Đội, đã chỉ huy đơn vị đánh bật kẻ thù khỏi đỉnh Du Tự, Hoài Ân trước khi gục ngã. Và, gặp lại rất nhiều những anh hùng vô danh khác của Sư Đoàn, những người đã lấy máu mình tô thắm cho mầu cờ đơn vị, trong những năm sau cùng!!!
    …Có một hy sinh của người anh hùng – một đại anh hùng – sáng ngày 1/4/1975, cũng bị rơi vào quên lãng. Và cũng là một thiệt thòi lớn lao cho đất nước! Đó là trường hợp Đại tá Nguyễn Hữu Thông, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 42, Sư đoàn 22 Bộ Binh.Tôi có thể quả quyết rằng, trong 20 năm sau cùng của chiến tranh Việt Nam, không một tướng lãnh nào khi chỉ huy cấp trung đoàn và lữ đoàn, đã tạo dựng những chiến công to lớn như người anh hùng Nguyễn Hữu Thông. Những Tướng CSBV chỉ huy Sư đoàn 320 Điện Biên Phủ, Sư đoàn 3 Sao Vàng trong những năm 73, 74, 75, cho đến bây giờ và mãi mãi sẽ phải cúi mặt khi nhớ đến thảm bại nhục nhả. Những thảm bại bởi Trung đoàn 42 Bộ Binh, do Đại tá Nguyễn Hữu Thông chỉ huy, tại Pleime, đèo Nhông, và «Những Ngọn Đồi Vô Danh» (Cao điểm chiến lược 82 và 174) tại Tây Tây Nam Hoài Nhơn, Bình Định.«Nhân vật và hình ảnh» Nguyễn Hữu Thông, sau khi đưa «những chiến hữu anh em còn lại» về vùng an toàn; đã một mình lững thững…trở lại con đường cũ, về phía «Những Ngọn đồi vô danh»…thật phi thường, thật hào hùng.Ngày 1/4/1975, nếu người anh hùng Nguyễn Hữu Thông là Thiếu tướng Nguyễn Hữu Thông, chắc chắn cái chết của Ông sẽ tạo thành một trận cuồng phong. «Trận cuồng phong» từ vùng đất linh thiêng của Quang Trung Đại Đế, sẽ làm quân thù khiếp sợ. Và gây được sự tin tưởng, phấn khởi cho toàn Quân, toàn Dân trong những ngày cuối cùng!Hai năm trước đây, tôi có dịp hầu chuyện với một vị tiền bối cùng thời với Hồ chí Minh. Tôi có thưa với Cụ về tài ba, anh hùng, của những Sĩ quan các khóa 16, 17, 18…Đà Lạt. Họ được huấn luyện 4 năm cả về Quân Sự lẫn Văn Hóa, như tại các trường Võ Bị của Mỹ, Anh, Pháp. Trong trận chiến sau cùng, các Sĩ quan này giữ những chức vụ Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng đa số đều tự tử chết; hoặc ở lại chiến đấu với chiến hữu của mình cho đến phút cuối cùng. Như các Trung tá Nguyễn Xuân Phúc, Thủy Quân Lục Chiến, ngoài vùng I; Nguyễn Hữu Thông, Lê Cầu, tại mặt trận Bình Định; Bùi Quyền, Lữ đoàn 3 Nhảy Dù…Nếu Hiệp Định Paris 27/1/1973 được ký kết trễ hơn khoảng 2 năm nữa, miền Nam không bao giờ mất vào tay cộng sản. Bởi vì, đất nước và quân đội sẽ được lãnh đạo và chỉ huy bởi những Tướng Lãnh anh hùng, có khả năng cả về quân sự lẫn văn hóa, với đầy đủ Trí, Đức, Dũng.Vị tiền bối thở dài nói:- Đó là một chuyện đáng tiếc, và cũng là vận nước đã hết!! Khi cố Tổng thống Ngô Đình Diệm nhìn thấy cái «chu kỳ quân nhân cầm quyền» tại Việt Nam, tại những quốc gia chậm tiến, có chiến tranh, và trong «tay» của Mỹ. Ông đã bổ nhiệm một người có gần…đầy đủ những đức tính đó về «dạy» Trường Võ Bị Đà Lạt. Nhưng, Ông Diệm đã «để trể» mất 1 năm, nên «người đó» chỉ đào tạo được những «De Gaulle, Eisenhower …cấp Đại Tá» cho Việt Nam!!Nghe lời vị tiền bối, tôi đã nhớ lại một, vài sự việc đã xẩy ra cách đây hơn 20 năm. Năm 1965, Tướng Moshe Dayan của Do Thái, với tư cách một chuyên gia quân sự, và sang «hành nghề» phóng viên chiến tranh tại Việt Nam. Trong một cuộc gặp gỡ thân mật với nhóm phóng viên quân đội, Ông cho biết tinh thần chiến đấu dũng cảm của những chiến sĩ QLVNCH rất đáng ca ngợi. Những Sĩ quan cấp Đại đội trưởng, Tiểu đoàn trưởng đều là những anh hùng. «Chắc chắn họ sẽ là những nhà Lãnh Đạo, những Tướng Lãnh tài ba của Việt Nam trong tương lai!»Một sự việc khác, liên quan đến một Cấp Chỉ Huy, và cũng là người có công rất lớn trong việc đào tạo cán bộ trẻ trong Quân Đội, kể từ đầu thập niên 1960, đồng thời, nói lên tin thần «cao ngạo anh hùng» của người Sĩ Quan này, đó là trường hợp Đại tá Trần Ngọc Huyến, Cựu Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Đà Lạt. Thời Tướng Nguyễn Khánh là Quốc Trưởng, Ông đã cải lệnh Tướng Khánh, bỏ chức Thứ Trưởng Thông Tin, bỏ lên Tướng, bỏ Sài Gòn, bỏ người yêu (!), mang lon Đại tá đi hành quân cùng với 1 Tiểu đoàn Bộ Binh, Sư đoàn 22 tại Dakto, Kontum.Trong gần 30 năm Trường Võ Bị Quốc Gia Việt Nam được thành lập, Đại Tá Trần Ngọc Huyến cũng là Sĩ quan Trừ Bị duy nhất (tốt nghiệp Trường Sĩ Quan Thủ Đức), được đề cử chỉ huy Trường này.Và với tài ba, kiến thức sâu rộng, Ông đã cho áp dụng đúng theo những phương châm «Tự Thắng Để Chỉ Huy», «Chỉ Huy và Lãnh Đạo» để huấn luyện, đào tạo những Sĩ quan ưu tú, và anh hùng của QLVNCH trong gần 2 thập niên sau cùng của chiến tranh Việt Nam.Phạm Huấn (Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên, 1975)*/*/*Sư Đoàn 22 Bộ Binh"Tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 42 thuộc Sư Đoàn 22 đã trấn thủ nơi đây, cho đến khi được lệnh rút về cảng Quy Nhơn. Gần 1 tháng quần thảo với hai Sư Đoàn Cộng sản, Trung Đoàn 42 vẫn giữ nguyên được quân số cho đến khi được lệnh rút lui chiến thuật về cảng Quy Nhơn, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 đã đưa hơn 10 ngàn quân gồm Trung đoàn 42 và các đơn vị khác theo con đường vòng qua Ghềnh Ráng đi theo con đường nay có tên là Nguyễn Huệ.

    Người ta ước tính số linh bị tử trận chỉ trong 2 ngày rút quân này cao gấp 2 lần toàn thể số lính tử trận sau hơn 1 tháng trấn giữ mặt trận An Khê - Phú Phong. Dân Quy Nhơn không dám ăn cá suốt mấy tháng trời vì xác anh em binh sĩ bơi ra tàu bị chết chìm đến 10 ngày sau vẫn còn tấp vào bờ biển. Đoạn đường rút quân đươc gọi là eo "Nín Thở'. Con đường từ Phú Phong về Quy Nhơn mà tôi đang đi hôm nay, ngày rút quân được gọi là "con đường buồn thiu". Về Quê Hương Nguyễn Huệ, Đất Võ Tây Sơn - Nguyễn Ngân
    Được đăng bởi MAI ĐÂY HÒA BÌNH
  5. #57
    alamit is offline
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Những giờ phút cuối tại Bộ Tư Lệnh Hải Quân VNCH
    Tác giả: Phạm Kim





    1. Tư lệnh HQ, đáp ứng tình hình di tản

    Lễ nhậm chức của tân tư lệnh Hải Quân diễn ra vào trưa ngày 24 tháng 3, 1975 có khoảng 7 tư lệnh các vùng đứng 1 hàng ngang trước bàn tư lệnh chứng kiến và một sĩ quan báo chí hiện diện để quan sát và tường thuật, trong văn phòng tư lệnh nhỏ nhắn trên lầu hai nằm bên tay mặt của trụ sở Bộ Tư Lệnh trông ra bến Chương Dương.

    Phó Ðô Ðốc Chung Tấn Cang lúc đó đang là tư lệnh Biệt Khu Thủ Ðô, một trong vài “chỗ ngồi” sáng giá nhất chung quanh Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu. Ông được đổi về gấp nhậm chức Tư Lệnh Hải Quân lần thứ nhì sau khi đã rời Hải Quân trên 10 năm về trước. Ðiều này cho thấy kế hoạch “di tản và lui binh” là mối quan tâm nhất của Tổng Thống Thiệu trong việc bổ nhậm chức vụ này. Ông Cang thổ lộ rằng nếu còn ở vị trí Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Ðô trực thuộc Bộ TTM, thì ông sẽ ở lại Sài Gòn tử thủ.

    Hồi đảo chính tháng 11, 1963, lần đầu ông Cang được giao nắm chức vụ Tư Lệnh Hải Quân cũng là vì được lòng tin cậy của nhóm tướng lãnh đối với ông. Và lần đầu ông làm tư lệnh kéo dài khoảng 16 tháng. Còn lần thứ nhì này với cấp bậc cao hơn và giao tiếp khẩn cấp rộng lớn hơn hẳn trước nhưng ông cũng chỉ ở lại chức vụ khoảng trên một tháng, với một kế hoạch di tản Quân Lực VNCH và các công nhân viên chức chánh phủ khi có nguy biến, để về miền Tây, tập trung tại Côn Sơn hoặc đi tỵ nạn.

    Lễ Bàn Giao căng thẳng đó gồm cả những người đã có bất hòa trước đây với cá nhân tân tư lệnh cũng hiện diện như: Phó Ðề Ðốc Nghiêm Văn Phú, Phó Ðề Ðốc Ðặng Cao Thăng.

    Chỉ vài ngày sau ngày nhậm chức ông đã thành lập đơn vị Lực Lượng Ðặc Nhiệm 99 bao gồm những Giang Ðoàn Ngăn Chặn và nhiều căn cứ hải quân do Ðại Tá Lê Hữu Dõng là tư lệnh, với sự đóng góp đáng kể của Phó Ðề Ðốc Phú.

    Tân Tư Lệnh Chung Tấn Cang lúc đó có cấp bậc cao nhất quân chủng, và ngang cấp với các tư lệnh quân binh chủng khác, dễ dàng nói chuyện với Dinh Ðộc Lập và Tổng Tham Mưu. Trong những ngày giờ dầu sôi lửa bỏng đó, quả ông đã quan tâm thực sự đến kế hoạch “Di Tản” một cách chặt chẽ, với tiêu chuẩn phải mang đi được nhiều tướng lãnh, quân nhân của các quân binh chủng khác và Hải Quân, dĩ nhiên.

    Và ông thường xuyên có mặt trong Trung Tâm Hành Quân thuộc Bộ Tư Lệnh Hành Quân Lưu Ðộng Biển, trong tầng ba một cao ốc tân kỳ mới xây vài năm. Ông ngồi bề thế chỉ huy oai nghiêm như một tổng tham mưu trưởng chiến trường Lục Quân. Phó Ðô Ðốc Cang liên lạc hàng ngang với tổng thống và giới chức cao cấp nhất của Tổng Tham Mưu, cũng như bên Biệt Khu Thủ Ðô.

    2. Bộ TL/HQ và cuộc di tản QK 1 & Tướng Trưởng

    Tư Lệnh Chung Tấn Cang theo dõi giải quyết cuộc di tản và tình hình trận liệt ngoài Quân Khu 1, và Ðà Nẵng.

    Ông biết từng bước đi của tướng Bộ Binh, tướng Không Quân và các đơn vị tác chiến với những khi tạm trú trong căn cứ HQ Ðà Nẵng hoặc TTHQSÐ/TCLC. Sĩ Quan Báo Chí của Hải Quân lúc đó cũng được chỉ định ngồi không xa những hải bàn chỉ huy của vị tướng Hải Quân ba sao này.

    Tướng Trưởng, Tướng Lân, Tướng Khánh, Phó Ðề Ðốc Thoại… thường xuyên họp tham mưu tại TTHQ/ Sư Ðoàn TCLC hiện đóng tại Non Nước (Ðà Nẵng).

    Trong khoảng thời gian này 2 sĩ quan của BTL Sư Ðoàn TCLC vừa trúng pháo của VC khi đang trên mặt nước để lên chiến hạm, đó là Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc và Trung Tá Ðỗ Hữu Tùng, theo như lời thổ lộ của Trung Tâm Trưởng TTHQ/SÐ/TCLC Trần Vệ và sĩ quan TCLC, Tô Văn Cấp. Vào phút chót Trung Tướng Trưởng đành bó tay, đã rời bỏ Quân Khu I… Nếp đạo đức, khôn ngoan và thói quen chịu đựng đau đớn cho thấy ông tướng danh tiếng này, vượt thắng hơn sự tính toán của TT Thiệu… Theo lời một sĩ quan Thủy Quân Lục Chiến cho biết, Tướng Trưởng ngồi lẻ loi trên ghế bố cùng với Ðại Tá TLP/TCLC Nguyễn Thành Trí và độc nhất một anh lính truyền tin Bộ Binh, chờ ôm poncho lội nước để lên Hải Vận Hạm 404 vào lúc 10 giờ sáng ngày 29 tháng 3, thay vì tin theo lời hứa hẹn của Sài Gòn là: “Cứ ở yên trong đó không lội ra khơi chờ đến khi HQ 404 vô đón.” Và ông đã phải chọn một bộ quân phục vải xám của Hải Quân để mặc trong suốt thời gian tạm trú trên tầu.

    Dù theo dõi chặt chẽ, nhưng thực ra Trung Tâm Hành Quân HQ ở Sài Gòn không nắm vững được phương vị di chuyển của tư lệnh Quân Ðoàn 1, Tướng Ngô Quang Trưởng: Khi ông ra tới chiến hạm, thì Tướng Hồ Văn Kỳ Thoại vẫn còn đang thất lạc ở bờ biển chờ tiểu đỉnh vào đón. Và trước đó, một vài viên chức người ngoại quốc đã được sắp xếp lên HQ-5 rồi…

    Em trai của Phó Ðề Ðốc Thoại là Hồ Văn Kỳ Tường, hạm phó HQ-5, đã cầm tận tay công điện mật của chính tổng thống giao cho Tướng Trưởng và nói: “Tổng thống muốn trung tướng theo tiểu đỉnh trở lại đất liền để tiếp tục chỉ huy.” Sau khi đọc công điện một lúc khá lâu, Tướng Trưởng đã xin với Sài Gòn để được cùng với TCLC “tiếp tục chỉ huy trên Bộ Tư Lệnh Nổi tại Hải Vận Hạm HQ 404”… (Thực ra không ai rõ ngày giờ ấy: Tướng Trưởng đang ở chiến hạm nào?)

    Trung Ương sau một khoảng thời gian chờ đợi, đồng ý cho Tướng Trưởng được theo chiến hạm xuôi về Nha Trang, Phan Rang về đến Sài Gòn. Buổi chiều cùng ngày, tin từ Ðà Nẵng gọi về cho Tư Lệnh Chung Tấn Cang biết một oanh tạc cơ không rõ của Không Quân VN hay Hoa Kỳ đã bắn lầm một hải vận hạm, có lẽ là hộ tống hạm loại 400, gây cho khoảng 4 sĩ quan cùng với nhân viên, thủy thủ trúng thương và tử nạn.

    Một sĩ quan trẻ được báo cáo tử nạn là HQ Trung Úy Chiến Binh Nguyễn Ðộ, cũng là người bạn cùng đơn vị của tôi trong Hải Quân vài năm trước. Tin buồn này cứ ám ảnh trong lòng tôi như không bao giờ nguôi quên.

    Không đầy một tuần sau, khi chiến hạm có Tướng Trưởng về đến cầu tầu Tư Lệnh HQ, Phòng Báo Chí cũng theo ra đón Tướng Trưởng, chứng kiến tận mắt cảnh tượng Tướng Chức thay mặt Tổng Thống Thiệu tỏ rõ sự bất bình. Có tin là Tướng Trưởng bị quản thúc cùng với một số tướng khác qua lệnh của Tướng Trần Văn Ðôn.

    3. Tuyến Thép Phan Rang và Phó Ðề Ðốc Minh

    Chỉ vài ngày sau khi Ðà Nẵng thất thủ, Bộ Tư Lệnh Hải Quân đã muốn Phòng Báo Chí chuẩn bị các bài diễn văn soạn sẵn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Ðại Tướng Viên và Tư Lệnh Hải Quân nhằm nêu cao vai trò “Tư Lệnh Tuyến Thép” và một sĩ quan báo chí theo ra Nha Trang giao trực tiếp để trao tận tay và đề cao chiến dịch mới: “Tuyến phòng thủ cuối cùng dự định tại Nha Trang, mang tên Tuyến Thép, do PÐÐ Hoàng Cơ Minh là tư lệnh chiến trường – là vinh dự cho HQVN,” nhưng lễ nghi quân cách và lệnh chưa kịp chính thức loan tải và phát thanh thì lãnh thổ kiểm soát của VNCH đã phải cắt thêm về tới Tuyến Thép Phan Rang. Rồi cũng từ Phan Rang, chưa kịp thực hiện những nghi lễ trang trọng bảo vệ Tuyến Thép thì tư lệnh, lẫn sĩ quan báo chí đã phải theo chiến hạm chạy dọc theo bờ duyên hải để đón người di tản từ Phan Rang và các thành phố khác nữa xuôi Nam. Tôi, sĩ quan báo chí HQ, có dịp rút lui khỏi Nha Trang, đi chung chiến hạm với Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh, cùng gặp gỡ trong phòng ăn sĩ quan chiến hạm cùng những lúc chen chân giữa quân nhân tác chiến, và heo gà trên chiến hạm kêu oang oác, ồn ào.

    Ðây là dịp tôi có giờ trò chuyện riêng tư với Tướng Minh. Chúng tôi kể lại thời ăn cơm chung giữa chúng tôi với nhà văn HQ Chu Sĩ Lương, Sĩ Quan Tùy Viên HQ, Lê Rĩnh; HQ Trung Tá Lê Công Bình; Thiếu Tá Phi Ðoàn Trưởng Thần Trùy 211; Nguyễn Kim Hườn, với Thiếu Úy KQ Trần Thụy Chi thường chở ông trên trực thăng, những ngày tôi được quan sát cuộc hành quân Thủy Bộ, ông tiếc cho buổi triển lãm tranh ở Hội Việt-Mỹ khai mạc đầu tháng 4 sẽ không có nhân vật chính là tôi về kịp tham dự… Chúng tôi ngậm ngùi chung những mất mát… Và chúng tôi lênh đênh như thế trên biển hơn 3 ngày, chen lẫn trong số hàng ngàn chiến binh tướng tá di tản, trên cả 3 soái hạm, HQ 2, HQ 3, HQ 5 và bao gồm cả Dương Vận Hạm HQ 500.

    4. Hải quân họp tiết lộ chi tiết: Di tản

    Bộ Tư Lệnh Hải Quân và Ðại Tá Nguyễn Xuân Sơn, tư lệnh hạm đội đã họp với khoảng 100 hạm trưởng các loại chiến hạm lớn nhỏ vào chiều ngày 26 tháng 4, ông Sơn tuyên bố rằng lấy quyền tư lệnh hạm đội thông báo đến quý vị hạm trưởng rõ 3 chuyện:

    “Vũng Tầu, Phan Rang và Bộ Tổng Tham Mưu đã tan rã, địa điểm Sư Ðoàn 3 Không Quân đang bị giội bom, trong khi Hạm Ðội HQ còn an toàn và nguyên vẹn, chúng ta chuẩn bị tinh thần có thể di chuyển về Phú Quốc.”

    Chỉ vài ngày sau hôm 28 tháng 4, Ðại Tá Sơn bị “cách chức,” người thay thế là Ðại Tá Khuê. Ông Khuê tuyên bố trong buổi họp đầu tiên để trấn an và đánh lạc hướng: “Di tản không đặt ra nữa vì Hoa Kỳ đã giúp ta thả bom CBU ở Xuân Lộc, ta sẽ thắng…”

    Vào sáng sớm ngày 29 tháng 4 lại có một cuộc họp tham mưu cao cấp cho biết: “Nếu không có một phản lệnh nào khác, thì toàn bộ hạm đội sẽ rời Bộ Tư Lệnh Sài Gòn vào lúc ‘Không Giờ’ – Khuya 29 rạng 30, các hạm trưởng cứ thế mà tuân hành.”

    Trong khi đó thì Phó Ðề Ðốc Nguyễn Thanh Châu khi bỏ Bộ Tư Lệnh Vùng về Sài Gòn, ông thường xuyên có mặt tại Căn Cứ Hải Quân Cát Lái, cùng với toán Quân Cảnh và toán nhân viên làm một nút chặn ngay tại ngoài tuyến đường lộ gần căn cứ, nơi được đặt là trại tỵ nạn cho quân nhân và đồng bào về từ Phú Quốc. Trong lúc đó HQ Ðại Tá Trần Văn Triết điều khiển kiểm soát vòng đai Hải Quân Sài Gòn.

    Vào lúc 1730 giờ chiều 29 tháng 4, 1975, cơn mưa chiều vừa tạnh, khi Hạm Trưởng Ðinh Mạnh Hùng của HQ 2 mang tên Trần Quang Khải, chuẩn bị xuống chiến hạm, chuẩn bị công tác chiến dịch “Di Tản-Lui Binh,” Sĩ Quan BTL Ưng Văn Ðức (một trung tá và một thiếu tá) thi hành lệnh của Ðại Tá Triết đã đến ngăn cản không cho hạm trưởng và nhân viên được xuống tầu di chuyển nếu không do chính ông cho phép.

    Hạm Trưởng Ðinh Mạnh Hùng đã bị cản không được xuống tầu, đã phải dùng máy liên lạc cho một tiểu đỉnh đón ông trước nhà hàng Majestic, và lên tầu phía tả hạm, bằng thang dây.

    5. TT Dương Văn Minh đồng ý cho di tản về miền Tây

    Cũng khoảng 16 giờ hôm ấy, trong cơn mưa nhỏ và mây xám, Phó Ðề Ðốc Nguyễn Hữu Chí, tư lệnh hành quân lưu động biển đã cùng với gia đình Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh xuống HQ 3. Trong khi Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh đứng trên một chiếc PCF, đậu ngay cầu tầu Tư Lệnh để dàn xếp mọi diễn biến. Lệnh chiến hạm “Nội bất xuất, ngoại bất nhập.” Và cho đến chiều tối mới chuyển qua HQ 5, chiến hạm này được chọn làm soái hạm chỉ huy cùng với Tư Lệnh Chung Tấn Cang.

    Ðô Ðốc Cang muốn bảo toàn đơn vị đến giờ chót hoặc lên đường ra Phú Quốc hoặc Miền Tây. Những điều này khi trình bày với TT Dương Văn Minh đều được tổng thống gật đầu và không phản đối điều gì. Chủ trương của ông Cang cùng với các vị tướng tham mưu là không chấp nhận liên hiệp. Xung quanh ông là những tướng lãnh chủ trương chống Cộng, chống Liên Hiệp với CS… như Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh, Phó Ðề Ðốc Ðinh Mạnh Hùng, Phó Ðề Ðốc Ðặng Cao Thăng, Phó Ðề Ðốc Nguyễn Hữu Chí.. Và Phó Ðề Ðốc Nghiêm Văn Phú, là một sĩ quan chỉ huy mà trước đây từng có những bất hòa riêng với tư lệnh, nhưng chính cuộc chiến đấu và di tản cuối cùng gay go này đã đưa những người có những bất đồng ngồi lại gần nhau… cùng hữu hiệu làm việc.

    Họ thường xuyên liên lạc với Ðại Tướng Minh, Ðại Tướng Minh đã bày tỏ rõ ý muốn ở lại của riêng ông, và mệt mỏi đồng ý cho các đơn vị quân đội và HQ được quyền tự giải quyết hoặc đưa quân nhân các cấp “di tản… lui binh,” sau khi ông cảm thấy đã tuyệt vọng và bị lừa.

    Phó Ðề Ðốc Chí, tức nhà thơ Hữu Phương lại là vị tướng độc nhất trong BTL HQ (?)muốn phá hủy cơ sở Trung Tâm Hành Quân để bảo mật. Trong lúc rời nhiệm sở, ông nói ra ý định muốn dùng lựu đạn lân tinh để tiêu hủy hồ sơ theo mục đích bảo vệ những người còn kẹt lại và ngăn chặn khi VC tới. PÐÐ Chí sau đó xuống chiến hạm bằng tiểu đỉnh và lên bằng thang dây vì cầu tầu đã bị kiểm soát nghiêm nhặt.

    Các phòng sở khác êm ắng như nhà hoang cửa trống, ai cũng túa ra về vì tất cả họ tâm trạng đều rối bời, không ai tiếc nuối gì hoặc có một hành động gì khác, ngoài nhóm người thân cận với tân Tổng Thống Dương Văn Minh thì vẫn cố vớt vát tìm giải pháp… chiến đấu (?)…Có lẽ vì vậy vài sĩ quan Hải Quân giờ chót chưa đi, gốc Miền Nam, thân cận với ông Dương Văn Minh khi ở lại, vừa bị trên 16 năm tù “cải tạo” vừa bị mang tiếng là đặc công nằm vùng! như Ðại Tá Nguyễn Văn Tấn, được khẩu lệnh của TTMinh hành xử quyền Tư Lệnh Hải Quân, Trung Tá Lê Như Linh, Trưởng Phòng Tâm Lý Chiến Bộ Tư Lệnh HQ, Thiếu Tá Trần Bá Hạnh, Phó Trưởng Phòng TLC.

    Suốt bao nhiêu năm trong Hải Quân tôi chỉ biết có một trung sĩ Tâm Lý Chiến, Huỳnh Thanh Vân, cũng là tài tử điện ảnh, là cán bộ nằm vùng sau 1975 đã trở thành thủ trưởng phòng Tài Chánh và Ngân Hàng quận Tân Bình. Còn những tiếng đồn khác như nhà văn Chu Sĩ Lương và những người khác ở lại, hoặc không đi được gọi họ là “nằm vùng” thì tôi không tin.

    Phó Ðô Ðốc Cang, theo sát an ninh vào những giờ cuối cùng. Ông liên lạc với TTM, cũng như Ðại Tá TCLC Cổ Tấn Tinh Châu, chỉ huy trưởng Ðặc Khu Rừng Sát và Thủy Trình sông Lòng Tảo, Vàm Cỏ-Soài Rạp… để giữ an ninh cho đoàn chiến hạm có khả năng di chuyển trên sông Sài Gòn trong vòng vài giờ ra khơi, cùng hướng về điểm hẹn đặt dưới quyền chỉ huy toàn diện của chính ông, không trở thành mục tiêu của VC sẽ trải dài hai bên bờ sông. Ông Cang là vị tướng đã thu gọn quân nhân dưới quyền tập hợp di tản nhẹ nhàng nhất mà chắc rằng không ai có khả năng điều động rộng lớn và khó khăn được như thế.

    Nếu không có lệnh đầu hàng, và nếu không có lệnh khác thì một khối lượng lớn tướng lãnh, sĩ quan, quân nhân các quân binh chủng và Hải Quân đã có mặt tại Miền Tây (?),như chính lời ông Cang cho biết như vậy.


    Lực Lượng Ðặc Nhiệm 99 cũng là con đẻ của ông, một tổ chức cần thiết để giữ an ninh giờ chót cho Sài Gòn. Có lẽ chính vì thế mà nhiều người còn rời Sài Gòn được trong ngày 30 tháng 4, như cụ thể trường hợp nhà thơ Nhất Tuấn, và nhiều người khác còn cơ hội lên được Quân Vận Ðỉnh 9604 ra khỏi sông Sài Gòn từ Nhà Bè hoặc Tướng Trung và Tướng Vĩnh Lộc rời Sài Gòn trong khoảng 4 giờ trên sông mà không bị VC bắn từ hai bên bờ sông.

    Tới trưa 30 tháng 4, những vụ hôi của dọc kho Trịnh Minh Thế và Khánh Hội gây ra những vụ nổ súng và khói lửa trong khi VC vẫn chưa xuất hiện dọc đường như nhiều người lo âu.

    6. Hải quân ra khơi

    Tư Lệnh HQ Chung Tấn Cang đã không ra đi bằng phương tiện hàng không. Mặc dù cũng giống như Phó Ðề Ðốc Chí, Ðề Ðốc Chơn, Ðại Tá Tấn – Khối An Ninh HQ đều được cơ quan DAO dành chỗ sẵn để họ lên máy bay.

    Trước đó một ngày, đề đốc hồi hưu Trần Văn Chơn ra Vũng Tầu đón cha mẹ về cùng đi, chờ lên máy bay của Quân Ðội HK, nhưng cuối cùng ông đã quyết định ở lại. Con trai, là hạm trưởng HQ 601, HQ Ðại Úy Trần Minh Chánh, cũng từ chối cùng di tản trong chiều tối 29 tháng 4.

    Trong cơn mưa chiều 29, vài tướng lãnh bị “tạm giam” trong khu vực BTL Hải Quân như: Trung Tướng Lâm Quang Thi, Lâm Quang Thơ, Nguyễn Bảo Trị, Nguyễn Ðức Thắng, Phạm Quốc Thuần, Chuẩn Tướng KQ Nguyễn Ðức Khánh… được Hải Quân nhanh chóng mời đón lên chiến hạm HQ. 2 cùng di tản chiến đấu.

    Phó Ðề Ðốc Lâm Nguơn Tánh vừa rời chức vụ tư lệnh Hải Quân tháng trước, ngày đó cũng mới từ xa về, được hướng dẫn xuống Soái Hạm HQ 1, đậu ở vị trí 1 gần sát đường lộ mặt tiền BTL. HQ. HQ 1 rời bến đầu tiên sau đó mắc cạn phải chờ kéo đi. Ở vị trí số 2 cặp chính giữa là HQ 3 – Phạm Ngũ Lão, Ngoài cùng vị trí số 3 là HQ 2 – Trần Quang Khải do Trung Tá Ðinh Mạnh Hùng là Hạm Trưởng đã tuân theo kế hoạch rời bến gần giữa đêm “giờ Zéro.” Có các chiến hạm khác kể cả các chiến hạm PCF trong nhóm tầu của Phó Ðề Ðốc Hoàng Cơ Minh chỉ huy đã rời bến từ sớm. Mỗi khi có một chiến hạm tách bến lại có vài người trên bờ nổ súng… Và nhiều trực thăng bay lượn xa gần vòng quanh Bộ Tư Lệnh càng lúc càng nhiều như muốn được nhảy xuống nước để được HQ vớt.

    Khi chiến hạm rời bến, người ta nhìn thấy ngọn lửa đang bốc cao từ Kho Ðạn Thành Tuy Hạ và Kho Xăng Nhà Bè. Mặc dù trước đó cũng có nhiều người rời Sài Gòn từ khu vực Quân Cảng vùng Cát Lái hướng về Phú Quốc. Trong lúc này Phi Trường Tân Sơn Nhất và Bộ Tư Lệnh Không Quân đã là trọng điểm của những đợt pháo kích, nhiều cấp tướng và cấp tá đã cho biết họ không còn tìm được máy bay để rời Sài Gòn. Hình ảnh Bộ Tư Lệnh Hải Quân và sông Sài Gòn bị pháo kích cũng trong tầm tiên liệu và lo âu như phi trường, nhưng làn sóng người vẫn kéo về thật đông.

    Sáng sớm ngày 30 tháng 4, theo lệnh từ Trung Ương chính phủ, HQ Trung Tá Lê Như Linh cho phát ra lời kêu gọi các chiến hạm đừng rời bến trên hệ thống truyền tin nội bộ. Riêng HQ Ðại Tá Nguyễn Văn Tấn quyền Tư Lệnh BTLHQ, sau khi đi họp với Tướng Vĩnh Lộc từ 7 giờ 30 sáng, có cả ông Vanuxem cựu tướng lãnh Pháp trong buổi họp này. Tướng Vĩnh Lộc đã ra lệnh Hải Quân phải cung cấp chiến hạm cho ông. Trở về BTL/HQ ngay sau đó Ðại Tá Tấn đã ra lệnh cho sĩ quan báo chí viết các lời kêu gọi của TL/HQ “ban hành lệnh cho anh em chiến sĩ tiếp tục giữ vững tay súng” và không đi đâu cả. Sĩ Quan Báo Chí HQ lúc ấy đã không viết hoặc đọc được lời kêu gọi này.

    Trưởng khối CTCT là Ðại Tá Triết đã rời nhiệm sở, để nắm quyền kiểm soát, cho phép từng người xuống chiến hạm. Theo lời Tướng Chí cho biết: ông Triết đã rời bến nhanh chóng và có mặt ở Phi đầu tiên, mà không đi theo 3 phân đội di tản của HQVN.

    Lúc bấy giờ Bộ Tư Lệnh HQ có Thiếu Tá Trần Bá Hạnh là người thân cận nhất với hàng tổng trưởng mới, thân tín của Tổng Thống “Big Minh.” Ông Hạnh đi ra đi vào nói năng với nét mặt lạc quan, kể cả trong giờ phút tân nội các Vũ Văn Mẫu đòi trục xuất cơ quan DAO và lực lượng Hoa Kỳ. Thực sự Tướng Cang, là người lâu nay thường xuyên liên lạc chặt chẽ với Tổng Tham Mưu, Dinh Ðộc Lập, với ông Thiệu… Ông nổi danh từ khi tham gia đảo chánh 1 tháng 11, 1963 thành công. Nhưng giờ phút này ông Cang để cho Phó Ðề Ðốc Diệp Quang Thủy có Thiếu Tá Phước đi cùng, thay mặt ông là “con thoi” với ông Dương Văn Minh khi cần.

    Các chức vụ xung quanh Tướng Cang như: Phó Ðề Ðốc Nguyễn Hữu Chí, Tư Lệnh Hành Quân Lưu Ðộng Biển; Ðại Tá Nguyễn Xuân Sơn, Tư Lệnh Hạm Ðội; Ðại Tá Ðỗ Kiểm, Tham Mưu Phó Hành Quân; Ðại Tá Luân, Chỉ Huy Trưởng Khối Tiếp Vận; Ðại Tá Phạm Mạnh Khuê-tân Tham Mưu Trưởng Hành Quân Biển, thế chỗ Ðại Tá Sơn vào ngày chót; Phó Ðề Ðốc Diệp Quang Thủy, Tham Mưu Trưởng Hải Quân; Phó Ðề Ðốc Ðinh Mạnh Hùng, Tư Lệnh Hành Quân Lưu Ðộng Sông; Ðại Tá Dõng, Tư Lệnh Lực Lượng Ðặc Nhiệm 99. Những cách biệt cá nhân không còn nữa, cuộc di tản mang họ lại gần nhau.

    Riêng trường hợp cá nhân tôi, là một sĩ quan rất trẻ, lúc ấy mang cấp bậc trung úy, và phục vụ trong phòng Báo Chí thuộc BTL/HQ, tôi còn nhớ trong những giây phút hoang mang ấy có bạn thân quen lo toan xung quanh. Như Ðại Úy Ðặng Phú Thiệt từ Ðại Học Chiến Tranh Chính Trị về phục vụ trong Khối Chính Huấn Hải Quân cũng bàn với tôi, chiếm đoạt một chiến hạm loại nhỏ càng sớm càng tốt rời Sài Gòn ra đi khi bị bỏ rơi.., Trung Tá Trịnh Tiến Hùng, rất thân, ông cũng là cánh tay mặt của Ðại Tá Sơn, sau khi lo cho người thân và nhân viên thuộc cấp cũng muốn tôi và gia đình lên tầu, ông Hùng đã lên máy bay đi vào ngày cận chót.

    Như anh Nguyễn Viết Kim tức nhà văn Người Khăn Trắng, trong ngày 29 tháng 4, nhân việc đi săn tin tức, chở tôi trên chiếc xe Honda đàn ông đỏ của anh, tâm sự với nhau những lời từ giã vì vợ con anh đã ra Vũng Tầu và ra khơi rồi. Anh đang tìm đường gấp rút ra đi. Chúng tôi nói những lời chia tay từ đó.

    Như Võ Hà Anh, vừa là thượng sĩ phóng viên và cũng là nhà văn nổi tiếng thời ấy tên Dung- Võ Hà Anh, thì rất chu đáo và lo cho phòng Báo Chí chúng tôi những giấy tờ lên máy bay đặc biệt do cơ quan DAO cấp cho thân nhân người Hoa Kỳ

    Như Thiếu Tá Nguyễn Ðình Sài, tác giả của vài bài thơ mới thời ấy vẫn rất nghiêm chỉnh cùng với nhóm sĩ quan BTL vào doanh trại kiểm soát các toán trực gác mỗi đêm kể cả vào những đêm cuối.

    Và chúng tôi vẫn gặp bạn cũ, Ðại Úy Lê Rĩnh, tùy viên của Phó Ðề Ðốc Ðinh Mạnh Hùng; Hà Thúc Sinh say mê làm thơ và dịch sách là Trung Úy Ðơn Vị Trưởng Hải Tiếp Vụ tại HQCX. Tuy nhiên giống như trường hợp nhiều người khác, họ cũng không liên lạc được với máy bay của DAO, vì con số người cần bốc khỏi Sài Gòn ngày càng tăng, nhiều quân nhân và giới chức Hoa Kỳ vẫn chưa kịp lên máy bay rời Sài Gòn được…

    Và dù biết danh sách các địa điểm trực thăng đón và có danh sách được đón đi, tôi cũng chẳng màng chờ nghe bài hát White Christmas được cho biết mật từ một tuần trước…

    Tôi không còn gặp một bạn hữu hoặc nhân viên nào của Phòng Thông Tin Báo Chí nữa, như Triều Dương, Nguyễn Tất Ứng, Trung, Cẩm Vân… từ chiều 29 tháng 4, 1975.

    Ðêm 29 tháng 4 tại Bộ Tư Lệnh, sĩ quan và đoàn viên, họ gọi nhau ới ới, mở lối đi về hướng cầu tầu cho quân nhân “Xuống tầu đi kìa, gấp lên tầu rời bến đêm nay…” Chiếc TV để giữa cổng ra vào từ đêm 21 tháng 4, ông Thiệu đọc diễn văn từ chức vẫn chớp hình mà không ai muốn nhìn. Tôi lại rời BTL, lái xe về nhà với ý định mang gia đình xuống chiến hạm ra đi theo bạn bè, đồng đội.

    7. Chi tiết di tản của Hải quân và ông Armitage

    Lúc này có một sĩ quan liên lạc cấp tốc từ Hoa Thịnh Ðốn cử tới là cựu Thiếu Tá Richard Armitage, là tùy viên viên quân sự Tòa Ðại Sứ Hoa Kỳ. Nay là thứ trưởng Bộ Ngoại Giao. Ai cũng có thể hiểu ông đã đóng vai trò theo dõi, đôn đốc cuộc “Di Tản-Lui Binh” êm thấm và bí ẩn theo ý muốn của chánh phủ Hoa Kỳ chứ không hẳn là theo ý của Tư Lệnh Cang. Tuy vậy Phó Ðô Ðốc Cang cho biết “ông Armitage cũng không làm điều gì to tát và không tỏ lộ là người có quyền chỉ huy trong cuộc di tản như những lo ngại”… khi nhắc tới vai trò sĩ quan Hoa Kỳ này.

    Ðối với chính phủ Hoa Kỳ, ông Armitage mới là người đích thực lãnh trách vụ trong chiến dịch mang quân nhân, viên chức Hoa Kỳ liên quan đến HQ còn lại, toàn thể quân nhân HK tại Sài Gòn lúc ấy chỉ còn khoảng 900 người cần mang ra khỏi VN càng sớm càng tốt.

    Phó Ðề Ðốc Ðinh Mạnh Hùng đã hướng dẫn sĩ quan liên lạc Armitage thăm vùng cầu Bình Lợi, quan sát khu Quân Cảng và HQCX sau đó đi xuống Chiến Hạm HQ 3 rồi chuyển qua HQ 5, và sau đó đón Tướng Cang và Tướng Diệp Quang Thủy từ một tiểu đỉnh lên soái hạm, thay vì xuống chiến hạm từ Bộ Tư Lệnh như bao nhiêu người khác để bảo mật.

    8. Ai là quyền tư lệnh cuối cùng trên đất liền?

    Chiều hôm 29 tháng 4, 1975, Phòng báo chí Hải Quân nhận lệnh theo dõi các diễn biến đi họp tại Tổng Tham Mưu, như lời kêu gọi. Khuya 29 và rạng sáng ngày 30 tháng 4 lại được lệnh từ Ðại Tá Tấn, hành xử như nhân vật số 1 của HQ; Ðại Tá Tấn cũng mời Phó Ðề Ðốc Ðặng Cao Thăng từ Miền Tây về cùng ông chỉ huy, Tướng Thăng nói “Chờ tôi lấy trực thăng và sẽ có mặt tại BTL.” Và đến gần trưa 30 tháng 4 vài giờ trước khi Tổng Thống Minh chính thức đọc lời đầu hàng lại có sự xuất hiện của Ðại Tá Trần Bình Phú, trưởng khối nhân viên Bộ Tư Lệnh được Tư Lệnh Cang (hay ông Tấn) chuyển lại quyền ra mặt, ở lại kiểm soát, chỉ huy Hải Quân.

    Nhiều người gọi ông Ðại Tá Tấn là Tư Lệnh cuối Tháng Tư, và ông cũng ra lệnh cho vài hạm trưởng trong ngày 29 tháng 4 – “nhân danh Tư Lệnh” (dù không nói rõ tư lệnh tên gì), nhưng không xác định tư lệnh là chính ông hay không? Người ta thấy trong ngày 29 tháng 4, ông Tấn trong quân phục đại lễ HQ, có hai xe Jeep Quân Cảnh hộ tống vào Bộ Tư Lệnh HQ.

    Người ta tin rằng Ðại Tá Tấn đã được Tổng Thống Dương Văn Minh bổ nhậm bằng khẩu lệnh ngay sau khi biết ý định của Tư Lệnh Hải Quân Chung Tấn Cang xin có kế hoạch di tản. Ông Minh nói: “Các anh cứ việc đi và cho mang theo hai người thân cũng là sĩ quan cao cấp VNCH,” đồng thời từ chối lên một chiến hạm chuẩn bị chu đáo “dành riêng để nghinh đón Nội Các và di tản các giới lãnh đạo quốc gia.”

    Sau 16 năm tù “cải tạo” cay đắng nhục nhằn, đi Hoa Kỳ tỵ nạn, Ðại Tá Tấn có ý định định cư tại thành phố Seattle cùng với Ðại Tá Dũ (Cơ Khí), sau đó ông Tấn di chuyển về Cali. Khi được hỏi ông có phải là quyền tư lệnh ngày 30 tháng 4 không? Ðại Tá Tấn giữ thái độ yên lặng và xác nhận vai trò của ông trong nỗ lực tuyệt vọng này.

    Bấy giờ nhiều cánh quân VC đã vào tới Sài Gòn, xe tăng T-54 đã nghiến lòng đường phố Sài Gòn tới góc đường Ðinh Tiên Hoàng, Hiền Vương, Hai Bà Trưng và nhiều nơi khác. Mặt khác đoàn quân CS Bắc Việt cũng trên đường tiến tới ủi sập cổng sắt Dinh Ðộc Lập và đòi chánh phủ VNCH phải đầu hàng.

    Trong khi đó Ðại Tá Trần Bình Phú, trưởng khối nhân viên cũng được các sĩ quan tham mưu và nhân viên có mặt lúc ấy xác nhận ông là người ra mặt chỉ huy tại Bộ Tư Lệnh. Trung Úy Ðỗ Anh Tuấn em vợ của Ðại Tá Trần Bình Phú cùng với Trung Tá Phan Ngọc Xuân chỉ huy trưởng Tổng Hành Dinh BTL/HQ tiếp tục cầm súng chỉ huy những vị này và vài sĩ quan, hạ sĩ quan thuộc Khối An Ninh đi theo Ðại Tá Tấn là những người cuối cùng tôi gặp và từ giã ở vòng vây rào kẽm gai chằng chịt.

    9. Bộ TL/HQ bỏ ngỏ từ lúc tổng thống đầu hàng

    Giờ phút ấy tôi không nghĩ được phải làm gì, bỏ chạy ra xe về đón gia đình xuống tàu hay ra vài điểm hẹn “chờ trực thăng”? Không hiểu tại sao giờ phút đó chúng tôi còn đủ bình tĩnh, không sợ pháo kích và T-54 càn nát người và tiến vào vòng rào Hải Quân không chừng?

    Trong giờ phút căng thẳng tôi nghe theo lời yêu cầu của người bạn, chỉ biết Trung Úy Ðỗ Anh Tuấn là người thân tín, kỷ luật bạn học trường Taberd, vào cùng quân chủng giao súng, khẩn khoản mong tôi đứng trong đội ngũ bảo vệ cuối cùng Bộ Tư Lệnh dưới quyền chỉ huy của Ðại Tá Phú. Tôi làm theo yêu cầu, cho đến khi biết rằng: Thật sự tuyệt vọng rồi, như lời anh Ðệ thông tấn viên truyền hình ABC, anh Nick Út thông tấn AP, hai anh hôm trước đến chia tay tôi tại BTL/HQ và muốn rủ cô em Bình Minh cùng theo anh lên máy bay Hoa Kỳ. Họ đưa tôi bản tin từ tờ New York Times từ ngày 24 tháng 4, 1975 viết về sự thất thủ đã là sự thực không chối cãi được khi viện trợ Hoa Kỳ cho VNCH đã bị ngưng. Chấm dứt bao nhiêu năm sát cánh: với 58, 000 người lính Hoa Kỳ tử vong có lúc quân số lính Mỹ ở VN lên tới trên nửa triệu người, cũng như tổng cộng gần 200 tỷ đô la đã tiêu pha cho cuộc chiến tranh VN, với khoảng 500 triệu cho tài khóa năm cuối, viện trợ không bằng hiện kim mà viện trợ bằng thuốc lá dự trù cho tài khóa sau 1975 cũng bị cắt đứt. Hải Quân lúc ấy có quân số trên 40 ngàn chiến sĩ… nhưng viện trợ nay thực sự bị cắt ngang rồi!

    “Hãy rời Sài Gòn ngay hôm nay đi – không thể là ngày mai!” Phóng viên AP, Nick Út, và Ðệ của hệ thống truyền hình Hoa Kỳ ABC và ông Ba Lê của truyền hình Nhật NHK cùng nói như vậy. “Ðừng để quá muộn!”

    Cũng vào gần buổi trưa, Trung Tướng Vĩnh Lộc rời Bộ TTM và Trung Tướng Trần Văn Trung cũng đi vào Bến Bạch Ðằng gặp Ðại Tá Tấn tìm tầu ra đi. Lúc này thì công trường Bạch Ðằng cũng vẫn còn nhiều người chen lấn. Trước đó một giờ Giáo Sư Lê Ðình Chi, cùng với gia đình ông có Lê Ðình Cẩm, Nguyễn Hữu Phúc (Puyallup), Huyên… là những người thân cũ trên một chiếc xe van đến kiếm chúng tôi tìm đường ra đi, nhưng tôi cũng đang trong trạng thái vô cùng bối rối nên không thực hiện được lời hứa: cùng đi với họ trên chuyến Tàu của Trung Úy Ðỗ Anh Tuấn, nếu giờ phút đau lòng tuyệt vọng xảy ra.

    Lúc ấy Thiếu Tá Trần Thiện Hiệp trong một may mắn bất ngờ sau khi chờ đợi được đi theo cựu Tư Lệnh Trần Văn Chơn, đã nhẩy xuống chiếc chiến hạm nhỏ đậu gần HQCX, mang theo được 2 vị tướng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa vào giờ chót: Tướng Trung và Tướng Vĩnh Lộc lúc ấy là tổng tham mưu trưởng Quân Lực theo lời yêu cầu của Ðại Tá Tấn, giúp Tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Vĩnh Lộc rời Sài Gòn, đúng vào lúc Tướng Nguyễn Hữu Hạnh lên thay.

    Tướng Lộc trước đó cũng đã từng kêu gọi giữ vững tay súng, Tướng Lộc cũng miệt thị Ðại Tướng Viên về hành động đào tẩu. Nhưng vào sáng ngày 30 tháng 4, ông Vĩnh Lộc đã nhờ Trung Úy Hùng lái xe Jeep “chở tới Ðài Phát Thanh Sài Gòn để gửi đi thêm một thông điệp mới.” Thay vì tới đài phát thanh, ông đã đi đón ca sĩ Minh Hiếu và chia tay với Hùng ở Bộ Tư Lệnh Hải Quân.

    Vào sáng ngày này, hệ thống vô tuyến có rất nhiều lời gọi máy của các tướng tá, sĩ quan Bộ Binh thiết tha kêu gọi: “Các anh Hải Quân ơi, chờ chúng tôi đi với, hãy cứu lấy chúng tôi vì phi trường Tân Sơn Nhất cũng đã tan nát rồi. Ðâu còn ngả nào để tránh CS đâu? VC đã vào tới. HQ đừng đi vội kiên nhẫn chờ cứu chúng tôi.”

    Nhưng bây giờ là trưa 30 tháng 4 – quá muộn thật rồi”… Các nẻo đường đã rền tiếng xe tăng, và tiếng đạn pháo kích thi nhau rền vang rất gần, và súng đã cùng với quân phục mũ nón vung vãi chất đống khắp nẻo đường từ BTL/HQ về tới Phú Nhuận nơi tôi đang cư trú tạm.

    Khác với Ðại Tá Tấn ở lại và đi tù trên 16 năm, Ðại Tá Phú cũng xuất hiện như chớp nhoáng trong ngày 30 tháng 4, nhưng Ðại Tá Phú cùng Trung Úy Tuấn đã kịp xuống tầu rời Bến Bạch Ðằng ra biển ngay vào giờ phút ông Minh đọc lời đầu hàng trên radio.

    Và giờ phút ấy đã xảy ra thật. Nhanh chóng như một chợp mắt. Từ đó radio đã nhiều lần đọc lời kêu gọi buông súng và đầu hàng. Thôi thế là hết tất cả, không theo tầu di tản về Miền Tây, không ra Phú Quốc, và cũng không được theo tầu ra khơi đi tỵ nạn.

    Tôi rời công trường Bạch Ðằng có tượng đài Ðức Thánh Trần, cổng vào Bộ Tư Lệnh, tìm Tuấn, sau đó lái xe lách xe qua những tốp người đang hôi của tại khách sạn và căn cứ Mỹ tại các cao ốc xung quanh Bộ Tư Lệnh Hải Quân, để về nhà đón người thân yêu ra đi.

    Tôi cùng với gia đình trở lại Bến Bạch Ðằng và chạy tiếp tới Ðặc Khu Rừng Sát để tìm tàu rời Sài Gòn thì bến bờ đã hoang vắng… Vô phương trong lúc tiếng pháo kích nổ vang.

    Lòng cảm thấy như ông Dương Văn Minh đã mở “Lỗ Lù” (*) của chiến hạm đời tôi… Lúc ấy tôi cảm thấy như đã quá muộn, tôi như lặng lờ chết chìm, chìm dần… khoan thai xuống lòng biển.

    Như từ đáy biển sâu, tôi cầu mong cho vài chục chiến hạm và vài chục ngàn quân nhân và dân chúng miền Nam đi thoát được, khai mở ra những đợt thuyền nhân kế tiếp, Nếu họ không tập trung chiến đấu ở Miền Tây được, thì cũng tiếp tục “Khai phá mở mang bờ cõi sơn hà theo bước chân tiền nhân” bằng hình thức “mang Việt Nam ra khơi tới khắp năm châu, tận cuối chân trời và trên toàn cõi địa cầu.”

    Tác giả: Phạm Kim. Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

    Chú thích: (*) Lỗ Lù: danh từ kỹ thuật Hải Quân còn gọi là “Van Ðắm Tàu,” nhằm mở ngỏ cho nước vào khi muốn đánh chìm chiến hạm khi muốn thủy táng.
  6. #58
    alamit is offline
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Những Hồn Hoang Nơi Pháp Trường Cát THUẬN AN!
    Captovan


    Sau khi TQLC Cao Xuân Huy “lên tàu”, nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh yêu cầu Phan Văn Đuông và tôi lên Hồn Việt T.V để anh phỏng vấn về tác giả và tác phẩm “Tháng Ba Gẫy Súng”, trước ống kính, tôi nói với anh Trinh rằng Cao Xuân Huy viết đúng nhưng chưa đủ, phải thêm vài cuốn Gẫy Súng nữa mới thấy hết cái bi thương và lý do gây nên thảm cảnh đó.



    Trong chương trình Huynh Đệ Chi Binh của nhà văn Huy Phương trên SBTN nói chuyện về việc đồng bào thôn An Dương, Thuận An, Huế, đã cải táng nấm mồ tập thể 132 quân nhân tử trận trên bãi biển Thuận An vào những ngày cuối tháng 3.1975, nhân dịp này ông có phỏng vấn tôi một số chi tiết liên quan đến “biến cố” Thuận An

    .


    Buổi nói chuyện của ông đã được phổ biến trên TV khắp các tiểu bang Hoa Kỳ và gây xúc động cho nhiều người, nhất là những gia đình có chồng, con, anh, em, còn mất tích trên bãi cát này, nên quý vị đó đã gọi điện thoại cho tôi yêu cầu nói rõ thêm về cuộc rút quân của Lữ Đoàn 147/TQLC.

    Thời gian của mỗi buổi nói chuyện chỉ trong vòng 20 phút trong khi muốn hiểu rõ đầu đuôi thì phải cần cả ngày. Quý khán thính giả đã xem chương trình của anh Huy Phương như các anh Tô Đức Hạnh (Alhambra, anh của cố Đ/Uy Tô Thanh Chiêu), Phan Hữu Hạnh (Witchita), Nguyễn Công Thân (AZ), Lữ Minh Đức (San Francisco), Đỗ Văn Minh (Houston TX) và nhất là chị Hồng Bạch (San Jose) đã khóc ngất khi hỏi tin tức về em trai là Tr/ Sĩ TQLC Lâm Phi Hạnh mất tích tại Thuận An. Vì vậy tôi xin được nói rõ THÊM về những điều tôi đã nghe và thấy trong nhiệm vụ của một người trực trung tâm hành quân SĐ/TQLC tại Non Nước, ĐN và tôi tham khảo thêm bài viết của các Mũ Xanh khác. Ngoài nhà văn Cao Xuân Huy với “Tháng Ba Gẫy Súng” đã in sách và xuất bản, còn thì mỗi người lính TQLC bị đẩy ra bãi cát Thuận An đều có “cây súng bị gẫy”, nhưng mới chỉ phổ biến trong nội bộ TQLC mà thôi, đó là:

    _ Tháng Ba Buồn Hiu của Tiểu Cần, âm thoại viên của Tư Lệnh/TQLC. (1).

    _ Những Người Lính Bị Bỏ Rơi của bs TQLC Pạm Vũ Bằng (2)

    _ Người Lính Sau Cùng Tuyến Sông Bồ củaTh/Úy Phan Văn Đuông (3)

    _TĐ 7/TQLC Từ Cuộc Di Tản 23/3/75 của Th/tá Phạm Cang, TĐT/ TĐ7 (4).

    _Ngày Tháng Không Quên của Tango Nguyễn Thành Trí, TLP/SĐTQLC. (5)

    (1 và 2 đăng trong web TQLC. Còn 3,4,5 đăng trong Tuyển Tập II TQLC, khi trích dẫn tôi sẽ dùng những số này để rút gọn thay vì viết đầy đủ tên bài viết)

    Chiến đấu là có thắng thua, mà phần quyết định thắng thua thường do khả năng chỉ huy và tài lãnh đạo của cấp chỉ huy. Viết về một chiến thắng thì quá dễ dàng. vui trong bụng và làm hài lòng những người tham dự, nhất là những cấp chỉ huy và lãnh đạo trận đánh đó. Nhưng rất dễ “lãnh đạn” khi viết về một chiến bại, dù cho là “Can Trường Trong Chiến Bại”. Viết về biến cố Thuận An thì lại càng khó. Nó không chỉ là chiến bại, mà là một tan hoang! Tan hoang không hoàn toàn do địch quân*, mà có phần trách nhiệm chỉ huy cao cấp của cuộc rút quân đó! Lại càng khó khi những nhân vật chỉ huy cao cấp đó còn đây. Không khéo lại bị mang vạ là hỗn hào, sao dám phê bình thượng cấp?

    Biết vậy nhưng tôi vẫn phải viết, viết để trả lời cho những người đã khóc, đang khóc và còn khóc mãi khi thân nhân của họ là những oan hồn* chưa tìm được nơi tạm trú, những hồn hoang vẫn còn lang thang trên pháp trường cát Thuận An vào những buổi hoàng hôn.

    Biết vậy nhưng vẫn phải viết khi mà những người lãnh đạo cuộc chiến nay quay sang bưng bô cho kẻ thù như ông thủ C-K, như cụ thủ T-K chào dạy thuộc cấp xưa rằng dịch quân của họ cũng là người “iêu-lước”. Các cựu thủ KK thà cứ thủ như bình, không cần nói lời xin lỗi. Nhưng lại mở miệng ra làm ô nhiễm môi trường thì tôi đành phải cầm viết. Hơn nữa khi tôi ghi lại những dòng này là đã đọc các hồi ký của những người trách nhiệm ở bãi biển Thuận An, tôi đọc và tôi viết ở cái tuổi gấp đôi khi các ông KK mang sao trên cổ áo. Nếu tôi không ghi lại bây giờ mà để thêm vài năm nữa thì lại sinh lẩm cẩm, lẫn lộn giữa bạn và thù.

    (* Khi nghe tin SĐ1/BB và TQLC đã rút thì Thiếu Tá Hoàng Trai, CHT trung tâm huấn luyện SĐ.1 tại Dạ Lê mới cho TTHL rút theo. Trước khi rút, ông còn dùng xe jeep chạy khắp thành phố Huế để nhìn lại “quê hương” một lần chót mà không hề hấn gì, chỉ gặp một vài trái pháo rơi vãi đó đây, áp lực địch không mạnh, tức là hậu quả thê thảm trong giai đoạn rút quân là do vị chỉ huy cao cấp và ban tham mưu không nắm vững tình hình hoặc bỏ “nhiệm sở”

    Trong buổi nói chuyện trên SBTN, nhà văn Huy Phương hỏi tôi:

    _Nhiệm vụ của Sư Đoàn TQLC tại vùng I.

    _Lý do rút quân và diễn tiến cuộc rút quân. Những gì xẩy ra trên bãi biển Thuận An?

    _Tổn thất như thế nào? Có bao nhiêu TQLC về được Đà Nẵng?

    _Nếu có mặt của vị chỉ huy cao cấp (?) tại chỗ thì tình thế sẽ ra sao?

    _Hoạt động của TQLC sau đó và những ngày cuối cùng của cuộc chiến.

    Xin trả lời:

    Cuộc hành quân Lam Sơn 719 Hạ Lào năm 1971, một cuộc chiến kỳ quái thí quân, rồi sau đó tới “Mùa Hè Đỏ Lửa”, tái chiếm Cổ Thành đã khiến hai binh chủng Nhẩy Dù và TQLC bị tiêu hao khá nặng. Tổng trừ bị là vậy, nhưng rồi sau đó thượng cấp biến TTB thành “binh chủng” ĐPQ và NQ của vùng I, đóng đồn giữ đất, cắm chốt, đào giao thông hào, trải quân từ bờ biển vào tận dãy Trường Sơn. Một trung đội trưởng còn biết sự cần thiết của lực lượng trừ bị, vậy mà giới lãnh đạo lại không biết điều đó sao!

    Sau khi Ban Mê Thuột bị mất ngày 10/3075 thì ngày 13/3.75. “thượng cấp” mới giật mình tỉnh cơn mê, không có tổng trừ bị bèn vội vàng kéo Dù về Nam, và để trám vào chỗ trống đó là kéo LĐ 258 và LĐ 369/TQLC, đang giữ đất ở QT, Huế di chuyển vào Đà Nẵng, Thường Đức, thay thế Dù, và chỉ còn lại LĐ 147/TQLC phòng thủ tuyến sông Bồ và bảo vệ Huế. Lực lượng thay thế 2 Lữ Đoàn TQLC với 5 ngàn tay súng là Liên Đoàn 14/BĐQ với quân số 1400.

    BMT bị mất, Dù về Nam, TQLC xuôi vào ĐN đã ảnh hưởng rất lớn đến các lực lượng chiến đấu ở QT, Huế, đấy là chưa nói đến áp lực địch gia tăng và dân chúng hoảng loạn bắt đầu di tản, thì việc phòng thủ Huế đã quá mong manh.

    Lúc 14.30 giờ ngày 24/3/75, Tại căn cứ Hải Quân Thuận An, Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I Tiền Phương (QĐITP) Lâm Quang Thi họp với Tướng TL/SĐ1/BB. Đại Tá Hy TMT/QĐITP, Đại Tá Duệ tỉnh trưởng Thừa Thiên, Đại Tá Nguyễn Thành Trí, TLP/TQLC để bàn kế hoạch rút quân. Kế hoạch đã được trình lên Trung Tướng TL/QĐI và được chấp thuận. Khoảng 17 giờ 30 cùng ngày Đ/Tá Hy đi trực thăng đến trao công điện cầm tay cho Đ/tá Nguyễn Thành Trí lệnh rút quân và Đ/Tá Trí ra lệnh cho các đơn vị TQLC thi hành vào lúc 18 giờ ngày 24/3/75.

    Trong phạm vi bài viết này, tôi không đề cập tới lệnh rút quân của QĐITP đã được soạn thảo vội vàng như thế nào và tôi cũng không đề cập tới việc rút quân của các đơn vị bạn như SĐIBB, BĐQ, TG v.v.. mà chỉ đề cập tới lệnh rút quân ban cho LĐ.147/TQLC.

    Đ/Tá Nguyễn Thành Trí Tư TLP/TQLC kiêm Tư Lệnh lực lượng Tây-Bắc, mà nỗ lực chính là LĐ.147, đã viết trong “Những Ngày Tháng Không Quên” như sau:

    _ “Tướng Thi quyết định đề nghị kế hoạch rút quân khỏi Huế lên Tướng Trưởng như sau: Lực lượng Tây Bắc Huế do tôi chỉ huy sẽ rút về Thuận An, sau đó đi chuyển về cửa Tư Hiền. Tại đây, Hải Quân và Công Binh QĐI sẽ phối hợp thiết lập cầu phao để các cánh quân vượt sông nhanh chóng và dễ dàng. SĐ.1BB do Tướng Điềm chỉ huy sẽ rút theo trục quốc lộ 1 và sẽ tập trung về điểm vượt sông, song song với cánh quân TQLC. (5 trang 538 ).

    _ “Sáng sớm ngày 25 tháng 3, LĐ147/TQLC báo cáo đã hoàn tất việc tập trung bên này bờ biển, cách Thuận An 9 cây số về phía Đông Nam (5 trg 539). Khoảng 1030 giờ, qua tần số không lực, LĐ147/TQLC nhận được lệnh của QĐ1TP hãy chuẩn bị tại chỗ để tàu vào bốc, kế hoạch di chuyển về cửa Tư Hiền bị hủy bỏ vì không thể thực hiện được cầu phao do tình trạng an ninh và thủy triều bất lợi. (5 trg 540).

    Tư lệnh lực lượng Tây Bắc ra lệnh rút lúc 18 giờ ngày 24/3 mà sáng sớm ngày 25/3, chỉ trong vòng hơn một đêm mà LĐ147/TQLC đã di chuyển từ tuyến sông Bồ (TĐ5) và sẵn sàng tại điểm tập trung, phía Nam cửa Thuận An 9 km, tiếp tục đi chuyển về cửa Tư Hiền để vào Đà Nẵng là một cuộc hành quân lui binh rất khó khăn nhưng LĐ147 đã hoàn tất đúng với lệnh của QĐITP. Tuy nhiên đến 10 giờ 30 thì kế hoạch thay đổi, vì không bắc được cầu phao qua cửa Tư Hiền* nên LĐ147TQLC dừng quân tại chỗ để tàu Hải Quân vào bốc.

    (* cửa Thuận An và Tư Hiền rộng như một con sông lớn nối liền biển với các đầm nước trong đất liền, phòng thủ và vận chuyển tại cửa Thuận An là trách nhiệm của Duyên Đoàn 12 và tại cửa Tư Hiền là Duyên Đoàn 13, thuộc BTL Hải Quân vùng I Duyên Hải)



    Rút quân bằng đường bờ biển vào Đả Nẵng qua cửa Tư Hiền thì yếu tố quyết định là phải có cầu phao tại đây, hay tối thiểu phải là các tàu há mồm để chuyện quân từ bờ này sang bờ kia. Tướng tiền phương đã ra lệnh cho HQ và CB thi hành, vậy mà chỉ trong một đêm đã báo cáo kết quả là không thực hiện được. Thượng cấp ra lệnh khi chưa cho thám sát địa thế, khi phương tiện chưa sẵn sàng, chưa nghiên cứu thủy triều, hay thuộc cấp (HQ&CB) không tuân lệnh hành quân? Điểm chết người là ở chỗ này đây.





    Bãi biển từ cửa Thuận An đến cửa Tư Hiền là một hòn đảo cát, Đông Tây Nam Bắc là nước, đã ra đến đây rồi thì đường rút quân vào ĐN chỉ có duy nhất vượt qua cầu phao tại cửa Tư Hiền. Nhưng bắc cầu phao đâu phải vẽ trên giấy? Kết quả là thế đấy!

    Nhưng thôi, không có cầu phao thì QĐITP ra lệnh dừng quân tại chỗ để tàu HQ vào đón. Thật là tuyệt diệu vừa nhanh chóng, an toàn, vì dưới tay Quân Đoàn là cả một lực lượng Hải Quân hùng hậu đầy đủ tầu thuyền của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại Tư Lệnh Vùng I Duyên Hải, ông biết mọi đặc tính của vùng biển này như trên bàn tay. Nhưng rồi chuyện gì xẩy ra? Xin nghe Đ/Tá TL lực lượng Tây-Bắc nói:

    “Khoảng 1300 giờ,(ngày 25.3), một hải vận hạm (LSM) đến bãi bốc, nhưng lại đậu cách xa bờ 200m, làm sao binh sĩ lội ra được trong tình trạng sóng to gió lớn lại còn phải đem theo thương binh và tử sĩ?Nếu có vài chiếc LCM để chuyển quân từ bờ ra tàu lớn thì mọi việc đã có thể giải quyết tốt đẹp, vì loại tàu LCM có thể vào sát bờ hơn. Thấy không thể giúp gì được nên chiếc LSM di chuyển đi nơi khác sau khi hứa sẽ gọi tàu LCU đến để bốc quân (5 trg 540).



    Từ khi ra lệnh dừng quân đến khi tàu đến phải mất gần 3 tiếng đồng hồ (1030-1300)? Đến rồi lại bỏ đi! Thiếu Tá Phạm Cang TĐT/TĐ7/TQLC nói về trường hợp tàu HQ vào đón (kể trên) như sau:

    “Tàu đậu cách bờ 200m lại thêm sóng to gió lớn là một trở ngại vô cùng khó khăn. Từng toán 20 TQLC nắm tay nhau lội ra tàu nhưng bị sóng đánh dạt vào bờ trông thật thê thảm! Các đơn vị cố gắng nhiều lần nhưng đến 5 giờ chiều thì không một quân nhân nào ra đến tàu được. Đ/Tá LĐT gọi các tiểu đoàn trưởng đến họp (3,4,5,7,TĐ2PB) và ra lệnh phòng thủ tại chỗ để chờ xuống tàu theo kế hoạch Alfa” (4 trg 489).

    Ngồi chờ tàu vào đón từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều, tàu đến rồi tàu lại đi vì sai kế hoạch, trong khi địch quân thì có 7 tiếng đồng hồ, quá dư thời gian để bám sát đuổi theo, trận chiến xảy ra, địch đã núp sẵn trên các cao điểm, hướng đủ mọi loại súng vào quân ta. Thiếu Tá Nguyễn Trí Nam TĐP/TĐ.4 và Đại Úy Tô Thanh Chiêu ĐĐT/ĐĐ.3 tử thương vào lúc này. Kế hoạch Alfa như thế nào và đã được thực hiện ra sao? Th/Tá Cang viết tiếp:

    “Tối hôm đó (25/3) LĐ đóng quân đợi thi hành kế hoạch Alfa tức là xuống tàu Hải Quân vào lúc 12 giờ đêm, theo thứ tự BCH/LĐ, TĐ 2PB rồi tới các TĐ 4,3,5 và 7. Thế rồi 12 giờ đêm đã tới, 1 giờ đã qua rồi 3 giờ sáng, các con tàu vẫn không vào bờ! Xa xa ngoài khơi, ánh đèn các con tàu vẫn còn đó, nhưng mọi vật hình như bất động! Đến 8 giờ sáng ngày hôm sau (26/3) mới có một chiếc LCM vào đón thương binh và BCH/LĐ.” (4 trg 490).
  7. #59
    alamit is offline
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Những Hồn Hoang Nơi Pháp Trường Cát THUẬN AN!
    P2









    Hành quân lui binh khó khăn gấp trăm lần hành quân tấn công, vậy mà LĐ147/TQLC với các Tiểu Đoàn 3,4,5,7 và TĐ2PB đã thi hành đúng theo lệnh, dừng quân trên đảo cát để tàu vào đón, nhưng chờ gần một ngày một đêm (10.30 sáng ngày 25/3 đến 8 giờ sáng ngày 26/3) vẫn không có con tàu nào, chúng vẫn bất động trước mặt. Nhưng địch quân nó có “bất động” như tàu không? Chúng không ngu mà đã thần tốc bám theo, mỗi khắc giá đáng ngàn vàng thì gần 24 giờ đồng hồ “ta đứng, địch đuổi” chuyện gì sẽ xẩy ra? Địch đã dư thừa thời gian đuổi theo và tăng cường quân số quyết tấn công LĐ.147, nên khi chiếc LCM vào đón thương binh là chúng tấn công bằng hỏa tiễn và 12.7, Đ/Tá LĐT bị thương Th/Tá Phạm Cang chỉ huy LĐ thay thế Đ/Tá Nguyễn Thế Lương. Nếu đêm 25/3, kế hoạch Alfa được thi hành, địch chưa đuổi kịp thì không xảy ra đại họa. Đã quá trễ khi địch đã sẵn sàng hướng súng vào tàu, vào quân ta như những tấm bia trên thềm bắn. Th/Tá Phạm Cang XLTV/LĐ viết:
    “Nếu đêm qua kế hoạch Alfa được thi hành thì ít nhất một nửa lữ đoàn có thể thoát khỏi khu vực này để lên tàu. Nhưng không rõ vì lý do gì không thực hiện được. Khoảng 10 giờ sáng HQ cho biết sẽ có LCM vào đón. Tôi ra lệnh cho TĐ 4 và 3 xuống tàu theo như đã định, nhưng khi LCM vừa cập bến thì quân nhân các đơn vị bạn cùng dân chúng cũng nhanh chân tranh nhau xuống tàu gây nên cảnh hỗn loạn. Vì số lượng người quá đông nên tàu mắc cạn. Vị chỉ huy tàu yêu cầu ai không phải TQLC thì xuống bớt tàu mới có thể ra khơi được. Nhưng ai là người chịu xuống khi biết rằng đây là cái phao cuối cùng. Tuyệt vọng! Tự sát và VC tác xạ vào gây thêm cảnh chết chóc cho những ngươi xung quanh” (4 trang 491).

    Lời của Th/Tá Phạm Cang trên đây cũng như Tr/Úy Cao Xuân Huy trong “Tháng Ba Gẫy Súng” đã nói giống nhau về con tàu vào đón quân trễ 24 giờ so với lệnh hành quân của QĐITP (10 giờ 30 ngày 25/3 đến10 giờ ngày 26/3) khiến nó trở thành cái quan tài sắt chứa bao nhiêu xác người, có khác chăng là chi tiết giữa cái nhìn của ĐĐT và TĐT. Đó là hậu quả mà người dân thôn An Dương, Thuận An, Thừa Thiên Huế vừa cải táng nấm mồ tập thể của 132 tử sĩ VNCH, tuy không xác định được danh tánh nhưng phần lớn là TQLC. Còn bao nhiêu lần 132 xác nữa vẫn còn nằm rải rác khắp đó đây dưới cát hoặc thủy triều kéo ra biển khơi?






    Từ 10 giờ sáng, con tàu đến trễ 24 tiếng đã mắc cạn biến thành “con tàu ma” thì chẳng còn “ma” nào vào đón LĐ.147 nữa. Họ phải làm gì đây? Trong cơn nắng hè giữa bãi cát, cả lữ đoàn đang chết khát giữa biển nước mênh mông. Đến 2 giờ chiều Tướng Lâm Quang Thi bay trực thăng ngoài biển khơi gọi máy hỏi quân số dưới đất còn bao nhiêu, Th/Tá Cang trả lời:

    _“Ngoài 5 Tiểu Đoàn TQLC, còn có các đơn vị bạn đi theo, tổng số khoảng 3000”.

    Vị tướng tiền phương hứa sẽ có tàu lớn (?) vào đón và rồi ông bay đi và im lặng vô tuyến. Đến 4 giờ chiều, tức 2 giờ sau lời ông tướng hứa thì Th/Tá Phạm Cang XLTX/LĐ nhận được lệnh từ TLP/TQLC rằng không còn tàu nào nữa! Đ/tá ghi lại (5 trg 541) như sau:

    “Chiều đã xuống, BCH nhẹ SĐ đã gọi bất cứ hệ thống vô tuyến nào có thể xen vào để xin tiếp tục gửi tàu đến bãi bốc, nhưng mọi trả lời nhận được đều bi quan và tuyệt vọng.”



    Kể từ 4 giờ chiều ngày 26/3, cả LĐ.147/TQLC coi như đã bị đưa ra pháp trường cát Thuận An. Trước mặt là biển Đông, sau lưng là đầm Thanh Lam, đầm Hà Trung, phía Bắc là cửa Thuận An và phá Tam Giang, Nam là cửa Tư Hiền, giữa bãi cát mênh mông không nơi che dấu thì có thể làm gì được đây?





    Đã 6 giờ chiều, những người lính TQLC phải quyết định thật nhanh, Th/Tá Phạm Cang cho họp các tiểu đoàn trưởng để đi đến một quyết định: “Tiếp tục đánh và đi về phía Nam”, đi về cửa Tư Hiền dù biết rằng không có cầu phao, nhưng hy vọng vào cái cầu bằng “bọt nước” tức là hy vọng vào Duyên Đoàn 13 thuộc BTL/HQ vùng I Duyên Hải còn trấn giữ ở đây. Nhưng tất cả đúng là “bọt nước”, không tầu, không cầu, không bạn, hết đạn, hết lương thực, hết nước, chỉ còn súng địch thì không tử trận cũng tự sát, và bị bắt! Còn ai thoátđược?

    Trong một bài viết của vị Tướng Tư Lệnh Tiền Phương (TL/TP), ông đã nói rằng “đa số TQLC đã về tới Đà Nẵng”. Xin thưa, chỉ duy nhất một LCM vào đón thương binh lúc 8 giờ sáng ngày 26/3, nhưng bị VC bắn nên vội rút ra! Bác Sĩ Phạm Vũ Bằng là người được lệnh ra đón thương binh đã kể lại trong bài viết “Những Người Lính Bị Bỏ Rơi” nói rõ con số, bài này đã gửi tới cựu Trung Tướng Lâm Quang Thi TL/TP, có đoạn như sau:

    _ “Vào lúc 2 giờ chiều ngày 26/3, thì một chiếc LCM từ từ cập bến, khi bửng tàu mở ra, tôi rất mừng vì thấy màu áo rằn ri quen thuộc, đi đầu là mấy anh em khiêng xác của 3 tử sĩ, xác họ được gói kỹ trong những chiếc poncho, một trong 3 xác này là Thiếu Tá Nguyễn Trí Nam TĐP/TĐ.4/TQLC, sau đó là Đại Tá Nguyễn Thế Lương LĐT/LĐ 147, ông bị thương ở chân, mặc dù được các quân y tá dìu xuống cầu tàu nhưng ông di chuyển rất khó khăn và đau đớn. Theo sau LĐT là bác sĩ Rậu, bác sĩ Khoa và toán y tá cùng khoảng 100 thương binh. Cuối cùng là khoảng hai trăm quân nhân thuộc các tiểu đoàn TQLC hiện đang bị kẹt lại tại bãi biển Thuận An. Tôi nhanh chóng phân loại các thương binh rồi ra lệnh mang họ lên đoàn xe tải thương để về căn cứ Non Nước.”

    Trên đây là ghi lại thật tóm tắt diễn biến xảy ra trên pháp trường cát Thuận An. Còn câu hỏi của nhà văn Huy Phương rằng nếu có sự chỉ huy của giới chức “có thẩm quyền” thì tình thế có thay đổi không? Vì tế nhị ông đã không hỏi đích danh “thẩm quyền” là ai, nhưng tôi có thể khẳng định “thảm họa” Thuận An không do cấp chỉ huy TQLC. Lữ đoàn trưởng bị thương đã có người thay thế và các Tiểu Đoàn Trưởng 3, 4, 5, 7, TĐ2PB vẫn luôn sát cánh cùng thuộc cấp. Xin nghe tâm sự của Cao Xuân Huy về tiểu đoàn trưởng Đinh Long Thành của mình:

    -“Làm tiểu đoàn trưởng được mấy ngày thì chạy, chết mất tiểu đoàn phó*, chết mất một đại đội trưởng*, banh luôn một đại đội, một đại đội cũng đang lênh đênh trên biển ngoài sự kiểm soát của ông.. Vậy mà ông vẫn chạy ngược chạy xuôi, cố gắng tập trung, gom góp những thằng mang bảng tên màu đỏ tiểu đoàn 4 để hướng dẫn, để biết tin tức, để khích lệ tinh thần. Ông đã không lợi dụng tình trạng tan rã của tiểu đoàn để bỏ trốn một mình. Phải chi quân đội chỉ có tinh những cấp chỉ huy như Thiếu Tá Cang, Thiếu Tá Thành” (Tháng 3 Gẫy Súng, trg 93)

    Không chỉ có tiểu đoàn trưởng, mà tiểu đoàn phó cũng thế. Phạm Cang nói về TĐP Lê Quang Liễn (có em ruột đi theo anh nhưng bị tử thương) như thế này:

    _“Khi một tàu vào gần bờ để bốc thương binh tử sĩ, Th/Tá Liễn ôm xác người em trai bơi ra tàu vừa kịp lúc tàu kéo “bửng” lên nên cả hai anh em Liễn, người sống và người chết nằm gọn trong tàu. Vừa khi tàu lui ra thì Liễn nhẩy xuống biển, bơi lại vào bờ để tiếp tục chiến đấu cùng đồng đội và rồi bị bắt cùng đồng đội”.

    Gặp Liễn tôi hỏi động cơ nào đã khiến anh hành động như thế thì Liễn nói:

    _ “Không có gỉ ghê gớm lắm đâu anh, đơn giản là các tiểu đoàn trưởng Cang, Tiền, Sử, Thành còn trên bờ, lính tôi còn trên bờ, tôi phải trở lại để sống chết với anh em. Nếu bây giờ gặp hoàn cảnh như thế, tôi vẫn làm như thế”.

    Những cán bộ nồng cốt của LĐ.147/TQLC là như thế đó nhưng không thể làm gì hơn, họ chỉ là Bộ Binh (nói chung) không có quyền điều động tàu thủy và tàu bay. Ngay cả Đại Tá TLP cũng phải than trời:

    “Kêu cứn tàu vào bốc nhưng mọi trả lời đều tuyệt vọng”. (5,trg 541)

    Nên nhớ rằng LĐ.147/TQLC trực thuộc quyền điều động của QĐITP, nằm ngoài thẩm quyển điều động của TL/TQLC. Khi biết LĐ.147 đang bị sa lầy, TL/TQLC đành phải ra mật lệnh cứu nguy. Đại Úy Nguyễn Quang Đan, chánh văn phòng của Thiếu TướngTL/SĐTQLC, gửi cho tôi một e-mail nguyên văn như sau:

    “Thưa niên trưởng. Một buổi sáng tháng 3/75, tôi quên ngày rồi, tôi đọc lệnh hành quân từ Tướng Thi gửi xuống, tôi trình ngay lên Thiếu Tướng Tư Lệnh và xin ông đọc ngay. Đọc xong, ông nói:“đ..m..thế này thì chết lính tao rồi!”. Đó là cái lệnh mà Đại Tá Trí đã ghi lại lệnh rút lui của Tướng Thi. Sau đó Thiếu Tướng Tư Lệnh đi liên lạc với Đại Tá Trí tại TTHQ/SĐ. Ngày hôm sau, tôi lấy trực thăng bay ra Thuận An đưa tận tay lá thư của Thiếu Tướng TL cho Đ/Tá Lương, kèm theo lời dặn của TT/TL/SĐTQLC:“Tìm ra quốc lộ 1 mà đi”.

    Nhưng tiếc thay, đã quá trễ để Đ/Tá Lương đổi hướng ra QL.1. Lệnh rút theo bờ biển và tàu vào đón là ưu điểm với điều kiện ắt có tàu và đủ điều kiện bắc cầu phao.Nếu không, lui binh theo đường bộ, dọc theo QL1 dù cho có gặp nhiều khó khăn, dẫu có gặp địch kháng cự, cũng không đến nỗi như đã bị dồn vào cửa tử Thuận An, vào thế bí như cái nhìn của Tướng TQLC và nhiều cấp chỉ huy khác nữa.

    Tình thế chắc chắn khá hơn, tốt hơn nếu không muốn nói là không xẩy ra “pháp trường cát” nếu như TL/QĐITP ra lệnh được cho HQ cho tàu vào đón TQLC, lệnh cho KQ đưa máy bay lên yểm trợ hỏa lực ngăn chặn địch quân, cho trực thăng tải thương tiếp tế. Nhưng vì sao lại không có cái c.. gì cả thì TQLC chúng tôi không biết? Chuyện gì xẩy ra giữa Tướng TL/TP với Tướng TL/SĐIKQ, với Phó Đề Đốc TLHQ Vùng I Duyên Hải và cả với Tướng TL/QĐI, đây chính là những giới chức có thẩm quyền quyết định để KHÔNG xảy ra pháp trường cát.

    Trong lệnh rút quân của QĐITP cho SĐ.1BB và LĐ.147/TQLC có nhấn mạnh:

    “Kế hoạch hỏa lực ngăn chặn phải được áp dụng tối đa trong khi các đơn vị rút quân”.

    Đây là một điểm son trong lệnh hành quân của Tướng TLTP, nhất là hành quân lui binh. Lui binh nên PB cũng lui, chỉ còn KQ và HQ là hữu hiệu nhất, mà cả 2 thành phần này chưa hề sứt mẻ. Nhưng “ou` est Robert đánh đu?” Họ đi đâu cả rồi?

    Đà Nẵng có sân bay lớn, SĐIKQ có nhiều trực thăng, thẩm quyền nào điều động họ đi đâu cho đến nỗi cần trực thăng để tiếp tế đạn, nước uống, thực phẩm cho lính ở bãi cát Thuận An mà không có, Đại Úy Đan, chánh văn phòng và Tiểu Cầm, âm thoại viên của TL/TQLC đã phải dùng C&C của Tư Lệnh để tiếp tế vàì thùng lương khô xuống cho anh em. Tiểu Cần đã ghi lại trong bài “Tháng Ba Buồn Hiu”:

    _ “Một số anh em thuộc TĐ/THD đang chất những thùng gạo sấy lên trực thăng C&C,, tôi phụ một tay để cố sắp xếp sao cho càng nhiều càng tốt, nhưng khoang tàu chỉ có sức chứa 10 thùng là tối đa. Vậy với chỉ một chiếc như thế này thì chở không được bao nhiêu, và phải bao nhiêu chuyến trong lúc hơn 3000 người đang “bụng không, bãi cát trống”?Bay dọc theo bờ biển lên hướng Bắc, khi gần đến vị trí LĐ.147 thì phi công hỏi Đại Úy Đan kế hoạch tiếp tế những thùng gạo xấy này thì anh Đan cho lệnh đáp xuống bãi cát, anh em dưới đất phụ vào để giải tỏa rất nhanh cho trực thăng cất cánh làm chuyến khác. Qua chuyến thứ hai, theo tính toán của anh Đan và phi công thì đáp và cất cánh tốn nhiều thời gian nên các anh cho trực thăng bình phi cách mặt đất chừng 10m rồi chúng tôi xô các thùng gạo sấy xuống, làm cách này rất nhanh, nhưng sau đó thì được biết một vài anh em bị thương vì thùng gạo rơi trúng người!

    Cao Xuân Huy đã ghi lại trường hợp tiết tế này trong Tháng Ba Gẫy Súng:

    _ “Một chiếc trực thăng từ phía biển bay vào, quần trên đầu chúng tôi rồi ném chừng một chục bao cát đựng gạo xấy và thịt hộp. Một sự hỗn loạn xảy ra …Có một bao rơi trúng đầu làm bất tỉnh một người lính .. (T3GS, trg 75)

    Hải Quân thì có đủ mọi tàu lớn nhỏ và các cấp thừa hành cũng sẵn sàng hy sinh cộng khổ cùng TQLC, nhưng họ có nhận được lệnh hay không, lệnh ra có đúng lúc đúng chỗ hay không?. Đón quân trên bờ mà cho tàu lớn đậu xa bờ 200 thì đón ai? Đón các “thằng chỏng*” chăng? Trong khi nếu điều động đúng lúc, đúng chỗ, đúng loại là tàu “há mồm” thì hoàn tất kế hoạch chính xác nhanh chóng an toàn và thành công. (* thằng chỏng tức người chết trôi).

    Hải Quân và Quân Vận vùng I Duyên Hải có tàu há mồm không? Th/tá Phạm Cang viết:

    “Khoảng 10 sáng 25/3, trên tần số Không-Lục, tôi nhận ra tiếng người bạn cùng khóa, Thiêu tá Trần Văn Thao, anh chỉ huy đoàn tàu quân vận (5 chiếc LCM) từ Đà Nẵng ra Thuận An để đón BĐQ, nhưng không thể nào liên lạc được. Anh hỏi tôi có thấy anh em mũ nâu không, nhìn quanh tôi chỉ thấy vài anh thôi, tôi cho Thao biết. Thao nói với Cang: “tôi sẽ đưa các bạn vào Đà Nẵng, chuẩn bị và đánh dấu bãi bốc” (4 trg 487).

    Đúng lúc đó thì Cang nhận lệnh di chuyển về phía Nam đề gặp Long Mỹ, tức Đại Tá Nguyến Thế Lương LĐT/LĐ.147, để vào ĐN bằng tàu 801, nên Cang cám ơn Thao, còn Thao mang 5 tàu LCM đi đâu thì không ai biết, trong khi đó thì LĐ.147 ngồi chờ mãi đến 13 giờ mới có LSM đến, lại đậu xa bờ, không cứu được ai. TĐ.7 đã mất dịp được LCM của Th/tá Thao cứu. Điều này chứng tỏ lệnh cho tàu của HQ vào đón TQLC là một mớ “bòng bong”, bòng bong đến nỗi không ai hiểu nổi WWWWW?

    Còn câu hỏi về hoạt động của TQLC vào những ngày cuối của cuộc chiến thì tôi xin trả lời thật vắn tắt như sau:

    Lúc 7 giờ sáng ngày 29/3/75, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng cùng với Đại Tá Nguyễn Thành Trí TLP/TQLC và quân nhân các cấp bơi ra tàu HQ tại bãi biển thuộc căn cứ (sân bay) Non Nước, Đà Nẵng. Về đến Vũng Tàu thì đóng quân trong căn cứ cũ của quân đội Úc sát ngay bãi biển sau Vũng Tàu, đồng thời TL/TQLC lại kiêm Quân Trấn Trưởng Vũng Tàu, kiểm soát mọi tàu thuyền. Phải nói thẳng rằng không có một đơn vị nào lại có điều kiện thuận lợi để “ra đi” như TQLC, nếu muốn.

    Nhưng, trong khi giới chức cao cấp tại Saigon nhao nhao tìm trốn thì TQLC lại tiếp tục lên đường chiến đấu, đánh từ Long Khánh, Long Thành, Long Bình và cứ điểm tử thủ cuối cùng là Căn Cứ Sóng Thần Thủ Đức và rồi phải gẫy súng theo lệnh TT! Và rồi từ Tư Lệnh Phó, các Lữ Đoàn Trưởng, Tiểu Đoàn Trưởng, Trưởng Phòng, CHT/TTHL, các Đại Đội Trưởng đều vào tù. Các Tr/Tá Nguyễn Văn Nhiều, Nguyễn Đằng Tống, Huỳnh Văn Lượm, Th/tá Trần Văn Hợp v.v.. đã “tử nạn” trong tù.

    Thưa quý đọc giả.

    Cực chẳng đã tôi mới phải cố gắng ghi lại ngắn gọn diễn tiến biến cố “Thuận An” để trả lời cho những vị có chồng, con, anh, em, “mất tích” tại đây vào những ngày cuối tháng 3/75. Mỗi lần nghĩ đến là đầu tôi bốc khói, nếu không kiềm chế để viết thì tôi dễ xúc phạm đến các thượng cấp có trách nhiệm về mạng sống của những nấm mồ như nấm mồ 132 bộ xương mà đồng bào thôn An Dương, Thuận An đã cải táng và vào thời điểm này (tháng 1/2011) các ân nhân ấy đang chuẩn bị lập Trai Đàn Chẩn Tế.

    Dẫu biết rằng “thời thế thế thời phải thế”, không xoay đổi được vận nước, nhưng nếu như quý thượng cấp có trách nhiệm điều quân khiển tướng làm việc như những người lính chúng tôi, cùng lính chúng tôi chiến đấu, dẫu có thua, thì đâu xẩy ra những nấm mồ tập thể 132 bộ xương và còn bao nhiêu nữa đang nằm trong cát, dưới đáy biển Thuận An và khắp mọi miền đất nước!

    Thưa quý vị có thân nhân nằm lại Thuận An cũng như tôi có anh em nằm lại đó mà chưa tìm ra tung tích thì hãy hãnh diện thay vì thương tiếc. Anh em họ sống chiến đấu bên nhau thì khi chết cũng nằm bên nhau, chung một nấm mồ tập thể ngay tại nơi họ đã chiến đấu, chắc những anh linh đó cũng chẳng muốn xa lìa đồng đội để về nằm riêng lẻ một mình. Xin nhớ đến các anh linh đã hy sinh cho chúng ta được sống, một lời cầu nguyện chung.

    Nếu ai còn nhớ đến các anh linh tử sĩ thì hãy nhớ đến họ bằng câu kinh tiếng kệ, cây nhang, bó hoa, tùy lòng đóng góp cho Trai Đàn Chẩn Tế*. Hãy tin tưởng rằng không ai trong chúng ta, con dân VNCH, dám tìm danh lợi trên xác chết. Các anh sống khôn khi cầm súng chiến đấu thì thác cũng thiêng. Xin các anh phù hộ cho những người có tấm lòng, dù ở hải ngoại hay tại thôn An Dương, Thuận An, Huế.

    (*TQLCVN tạm thời đã đóng góp 2 ngàn mỹ kim đến ban tổ chức Trai Đàn Chẩn Tế Những Anh Hùng Tử Sĩ VNCH)

    Tô Văn Cấp


  8. #60
    alamit is offline
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Đơn vị tan hàng tháng 4 đen 1975

    SU DOAN 3 BO BINH
    Vũ Văn Giai 1/4/1972 Tan hàng lần thứ nhất tại Quảng Trị (1/4/1972)

    SU DOAN 22 BO BINH
    Lê Đức Đạt 25/4/1972 Sau khi tan hàng lần thứ nhất tại Tân Cảnh, Kontum (25/4/1972), được tái thành lập và di chuyển từ Pleiku về Kontum

    SU DOAN 23 BO BINH
    Lê Trung Tường 16/3/1975 Tham dự hành quân tái chiếm Ban Mê Thuột, Darlac, sau đó tan hàng tại đây (16/3/1975)

    SU DOAN 1 BO BINH
    Nguyễn Văn Ðiềm 25/3/1975 SD 1 BB tan hàng ngày 25 tháng 3/1975 tại cửa Tư Hiền và trên đường rút về Đà Nẵng

    SU DOAN 2 BO BINH
    Trần Văn Nhựt 16/4/1975 Ngày 16 tháng 4/1975, phòng tuyến Phan Rang bị tràn ngập, các đơn vị phòng thủ trên đường rút về Phan Thiết, trong đó có SD 2 BB, coi như tan hàng

    SU DOAN 25 BO BINH
    Lý Tòng Bá 29/4/1975 Tan hàng ngày 29 tháng 4/1975 tại Củ Chi

    SU DOAN 18 BO BINH Lê Minh Đảo 30/4/1975 Tại Thủ Đức, Sư đoàn tiếp tục chiến đấu cho đến khi tân Tổng thống Dương văn Minh ra lệnh buông súng tan hàng (30/4/1975)

    SU DOAN 22 BO BINH
    Phan Đình Niệm 30/4/1975 Về Long An tái phối trí, chiến đấu với lực lượng Địa phương quân tại đây cho tới trưa ngày 30 tháng 4/1975 thì tan hàng lần hai.

    SU DOAN 3 BO BINH
    Nguyễn Duy Hinh 30/4/1975 Tan hàng lần hai tại Phước Tuy ngày 30 tháng 4/1975

    SU DOAN 5 BO BINH
    Lê Nguyên Vỹ 30/4/1975 Tan hàng tại Lai Khê, Bình Dương (30/4/1975)

    SU DOAN 7 BO BINH
    Trần Văn Hai 30/4/1975 Sư đoàn tan hàng ngày 30 tháng 4/1975, tại căn cứ Đồng Tâm, Định Tường

    SU DOAN 21 BO BINH
    Mạch Văn Trường 1/5/1975 Tan hàng tại Cần Thơ (1/5/1975)

    SU DOAN 9 BO BINH
    Huỳnh Văn Lạc 1/5/1975 SD 9 BB coi như tan hàng (1/5/1975)


    Vị quốc Vong thân
    Sau khi Quân đoàn 1 và 2 tan rã, các tư lệnh chiến trường khi về đến tuyến an toàn thì đa số đều nghĩ đến chuyện tìm đường di tản. Hầu hết các tư lệnh sư đoàn, quân binh chủng biết rằng Mỹ sẽ bỏ rơi VNCH. Cuộc chiến coi như cáo chung. Riêng mặt trận miền Tây và một phần của miền Đông vẫn yên tĩnh. Chính ở các vùng đất chưa nổi sóng này, các vị lãnh đạo và nhiều anh em binh sĩ đã lựa chọn cái chết Vị quốc Vong thân.

    Nguồn: http://ydan.org/showthread.php?t=23664&page=6