Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2015

Kỷ Niệm 40 Năm Di Tản Trên Con Lộ 7B Tuy Hòa

Kết quả hình ảnh cho www. Di tản trên con lộ 7B Tuy Hòa
Kết quả hình ảnh cho www. Di tản trên con lộ 7B Tuy Hòa


Kỷ Niệm 40 Năm Di Tản Trên Con Lộ 7B Tuy Hòa

Nhân ngày kỷ niệm 40 năm về cuộc di tản kinh hoàng của Quân Đoàn II trên con lộ máu 7B xuống Tuy Hòa, xin đăng bài của một độc giả viết trên Facebook gửi đến tất cả cựu Chiến sĩ VNCH, để tưởng nhớ đến đồng bào cũng như những đơn vị đã bỏ mình cho một cuộc chiến...

Vĩnh Hiếu

***
Phi Công Trực Thăng Võ Trang Vừa Chiến Đấu Với Việt Cộng, Vừa Giải Cứu Người Tị Nạn

Lời nói đầu:
Trong cuộc chiến Việt Nam, trực thăng võ trang là trực thăng được trang bị hỏa tiễn và súng minigun, được dùng để bay yểm trợ các trực thăng chở quân, hay được quân bộ chiến gọi yểm trợ, bắn phá các mục tiêu như súng phòng không, hay hầm hố trang bị súng nặng của quân địch.
Vào tháng Ba năm 1975, trong những phi vụ bay yểm trợ đoàn quân di tản ở Quân Khu II, các phi công bay trực thăng võ trang vừa bay những phi vụ yểm trợ, chiến đấu với địch quân, vừa lo bốc dân tị nạn, và mang theo nhiều bao vải lớn chất đầy bánh mì để thả xuống cho dân tị nạn dùng cho đỡ đói, thật là một hành động anh hùng và đầy tính nhân bản, đúng với câu “Bảo Quốc, An Dân”.
Trong cuộc di tản tại Cao Nguyên, Đại Úy Vĩnh Hiếu có cho một phóng viên Hoa Kỳ, ông Richard Blystone theo chiếc trực thăng võ trang do anh lái trong một phi vụ vào ngày 18-3-1975. Về lại Sài Gòn, người phóng viên nầy viết về cuộc “du ngoạn” với viên phi công Việt, và bài viết được đăng trên nhiều tờ báo tại Hoa Kỳ, như tờ The News, xuất bản vào ngày 24-3-1975 tại thành phố Frederick, bang Maryland.
Nhiều năm sau, người phóng viên nầy gặp lại Đại Uý Vĩnh Hiếu tại Hoa Kỳ, ông ta đã gởi cho Đại Uý Vĩnh Hiếu bài viết của ông. Riêng về Đại Uý Vĩnh Hiếu, anh có viết nhiều bài viết về những phi vụ bay bảo vệ đoàn di tản trên Cao Nguyên Trung Phần, cùng những trận đánh khác và cho in thành sách, “Trên Vòm Trời Lửa Đạn”, xuất bản năm 2012.

Phuc Nguyen 18/03/1975 – 18/03/2015 - 40 năm.

Sông Ba, Nam Việt Nam (AP)
By Richard Blystone

Những người dân tị nạn mệt mỏi, đói khổ phóng nhanh, chạy xuyên qua đám cỏ tranh, băng qua vùng đất bị cháy xém sát bên con sông, ngay lúc chiếc trực thăng bay qua đoàn xe và đoàn người đang bị rơi vào cái bẫy sập.

Họ chạy từng nhóm nhỏ trong điên cuồng, tay giữ chặt trẻ thơ và hành lý, vung vẫy những mảnh vải nhỏ lên không trung.

Họ la hét, “Đây nè, nơi nầy nè! Cho chúng tôi lên trực thăng với! Hãy cứu chúng tôi”. Nhưng tiếng kêu cứu của họ bị tiếng động ầm ầm và tiếng đập mạnh của cánh quạt trực thăng át mất đi.

Trung Uý Vĩnh Hiếu đang trong trạng thái thống khổ, lúc ông quan sát cả ngàn cánh tay giơ cao.

Ông than van, “Ôi Đấng Tối Cao, làm ơn giúp cho tôi tìm được một điều gì mà tôi có thể lo được.

Viên phi công trực thăng võ trang, 26 tuổi đời, dành nửa ngày, cố gắng tiêu diệt càng nhiều quân địch, và nửa ngày còn lại, cố cứu thoát được càng nhiều người tị nạn càng tốt. Ông tiếc là cả hai con số nầy lại không được cao cho lắm.

“Tôi phải tìm một nhóm nhỏ” của người tị nạn, ông nói. “Tôi không thể để họ tràn đầy lên trực thăng hay bám quanh làm trực thăng bị rơi. Lú́c ấy thì chả cứu được người nào cả.

Bay tới bay lui, Hiếu săn lùng cả mấy trăm xe bus, xe nhà binh, xe lam, xe hơi và cả xe gắn máy, bay bên trên hàng chục ngàn thường dân đang tụ nhóm, hội họp, ngồi dưới những tấm poncho, dưới lườn xe, trốn nắng trong các lùm cây, hay tắm rửa trong các vũng cạn bên dòng sông. Các người lính Công Binh cố gắng hoàn thành cây cầu nổi để cho đoàn xe di tản tiếp tục lên đường.

Những người dân tị nạn, kiệt sức vì tám ngày trườn, bò qua thung lũng, đồi cao, mệt mỏi vì thiếu ăn, phơi mình dưới ánh nắng mặt trời, cảm sốt và bị lãnh pháo cối của Bắc Việt, nằm đầy, dọc theo con sông.

Họ cho biết cả hàng trăm, hàng trăm người bị bỏ lại dọc theo hai bên vệ đường, nạn nhân của những vết thương hay bịnh tật hoặc kiệt sức.

Những viên phi công trực thăng mang thức ăn mỗi sáng đến cho người tị nạn, một ít từ chính quyền, phần khác là do họ tự quyên góp. Nhưng chỉ giúp được một phần nhỏ vì có cả hàng chục ngàn, hàng trăm ngàn người đang di chuyển, chạy lánh nạn.

Đột nhiên, Hiếu lượn và đáp tàu nghe cái rầm. Ông ta trông thấy một gia đình nông dân đang đứng dưới gốc cây. Chỉ trong một tích tắc, ông cho trực thăng bay lên cao với mười bốn người tị nạn và thêm cả hàng chục người khác đứng dưới đất tiếc rẽ nhìn lên càng trực thăng. Viên xạ thủ trực thăng lấy những ổ bánh mì nhỏ trong túi quần của chiếc áo bay và phân phát cho dân tị nạn.

Nhiều người phụ nữ khóc than. Mấy người đàn ông cười vui và bắt tay viên phi công. Đám trẻ con ngồi sát cạnh nhau, trong vòng tay mấy bà mẹ.

Hiểu nghĩ vẫn còn thêm hai chỗ nữa. Điều khó là: Tìm cho ra họ. Viên phi công phụ của Hiếu, Trung Úy Nguyễn Đức Liên điều khiển tàu bay lên bay xuống, tìm kiếm; rồi lượn trực thăng qua lại, tiếp tục việc tìm kiếm.

Hai cô gái đang giặc giũ ngay sát bên bờ sông. Nhiều người tị nạn khác chỉ cách đó gần hai mươi thước. Hai cô gái lại tránh xa chiếc trực thăng vừa đáp xuống.

Hiếu nói, “Họ muốn ở lại với gia đình họ.”

Có hai đứa bé trai đứng gần đó, có vẻ không hiểu chuyện gì đang xảy ra, bỏ chạy, tránh xa trực thăng và té nhào vào đám cỏ tranh.

Giờ thì xăng đã gần cạn, Hiếu và Liên không thể tiếp tục tìm người được nữa.

Trên đường về, trực thăng bay ngang qua một ngọn đồi nhỏ. Họ dành mười phút, phóng 14 trái hỏa tiễn và bắn 12,500 viên đạn đại liên vào chỗ Việt cộng ẩn núp, ngay những nơi chúng đang làm các chốt chận trên quốc lộ.

“Tôi không biết tại sao họ lại bắn vào thường dân như vậy”, Hiếu nói. Tôi dự đoán là họ muốn đẩy dân tị nạn về lại Cao Nguyên. Họ không muốn cai trị những thành phố trống rỗng, không một bóng người dân.

Trực thăng mang dân tị nạn đến một trung tâm tạm cư, một nơi mà hàng trăm người tị nạn khác bu quanh bãi đáp trực thăng, chờ mong, đón nhận tin tức của thân nhân mình.

Rồi thì, Hiếu lại bay đi, khai hỏa, bắn vào quân địch và tìm, cứu giúp thêm người tị nạn.

Ghi chú:
Người dịch căn cứ theo nguyên bản tiếng Anh của phóng viên Richard Blystone: Lt. Vinh Hieu and Lt. Nguyen Duc Lien. Trung Úy Vĩnh Hiếu và Trung Úy Nguyễn Đức Liên.
Cấp bậc thật là Đại Uý Vĩnh Hiếu và Thiếu Úy Nguyễn Đức Liên.
Tham khảo thêm về chuyến bay do Đại Uý Vĩnh Hiếu viết, xin đọc bài “Tuy Hòa Và Con Lộ Máu” trên trang web Bảo Vệ Cờ Vàng.


Little Saigon/2015
Phuc Nguyen

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33244

TỊNH NGỌC TRƯỞNG KHỐI KỸ THUẬT UBTTTAĐCSVN KÍNH GỞI ÔNG NGUYỄN ĐÌNH THẮNG GIÁM ĐỐC BPSOS TẠI WASHINGTON DC VỀ NGÀY QUÂN LỰC 19/6

TỊNH NGỌC TRƯỞNG KHỐI KỸ THUẬT UBTTTAĐCSVN KÍNH GỞI ÔNG NGUYỄN ĐÌNH THẮNG GIÁM ĐỐC BPSOS TẠI WASHINGTON DC VỀ NGÀY QUÂN LỰC 19/6

From: UBTTTAĐCSVN <ubtttadcsvn.vg@gmail.com>
Date: 2015-03-20 20:24 GMT-07:00
Subject: TỊNH NGỌC TRƯỞNG KHỐI KỸ THUẬT UBTTTAĐCSVN KÍNH GỞI ÔNG NGUYỄN ĐÌNH THẮNG GIÁM ĐỐC BPSOS TẠI WASHINGTON DC VỀ NGÀY QUÂN LỰC 19/6
To: DinhThang Nguyen <thang.nguyen@bpsos.org>


ỦY BAN TRUY TỐ TỘI ÁC ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
TRUNG TÂM ĐIỀU HỢP TRUNG ƯƠNG
P.O. Box 6147, Fullerton, CA 92834
Điện thoại: 626-257-1057
Email: ubtttadcsvn.vg@gmail.com



TỊNH NGỌC TRƯỞNG KHỐI KỸ THUẬT UBTTTAĐCSVN
KÍNH GỞI ÔNG NGUYỄN ĐÌNH THẮNG GIÁM ĐỐC BPSOS TẠI WASHINGTON DC
Đồng kính gởi: Quý Chiến hữu Quân Lực VNCH, CSQG/VNCH tại Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu, và Úc Châu
Về việc: Ông Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc BPSOS, lợi dụng và làm lệch lạc ý nghĩa ngày Quân Lực 19/6
----------------------------------
Bản văn số: 32015
Orange County, California, USA, ngày 20 tháng 3 năm 2015

Thưa ông Nguyễn Đình Thắng,
Thời gian gần đây, những ngày tiếp cận Quốc Hận 30/4, tại Canada ông “Thượng Nghị Sĩ được chỉ định” Ngô Thanh Hải với dự luật S-219 mưu toan xóa bỏ ngày Quốc Hận 30/4 thành “Ngày Hành Trình Đến Tự Do”. Dự luật này đã được một số thành phần đón gió trở cờ, Việt gian tay sai như Nguyễn Ngọc Bích và Đặng Chí Hùng cổ động và ca ngợi.

Bây giờ cũng là thời điểm gần đến Ngày Quân Lực 19/6, thì chính ông, một người chưa bao giờ cầm súng cùng với dân quân miền Nam chống lại quân thù cộng sản Việt Nam trước 30/4/1975, cũng đang rầm rộ tổ chức Ngày Quân Lực 19/6 tại Hí Viện Eisenhower tại Kennedy Center, vùng Hoa Thịnh Đốn.

Theo thông cáo BPSOS ngày 15 tháng 3 năm 2015 của ông, Ngày 19/6 sẽ được tổ chức tại hí viện Eisenhower tại Kennedy Center, lấy tên là:
““Hành Trình Đến Tự Do của Chúng Tôi”, được thực hiện để đánh dấu 40 năm người Việt ly hương; chủ đề là: Vinh danh và tri ân đất nước Hoa Kỳ, các người Mỹ đã tham chiến ở Việt Nam và các quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa”.

Buổi lễ sẽ được tổ chức tại Kennedy Center, những ai muốn tham dự đều phải mua vé vào cửa với giá hạng chót là US $75, hạng nhất là US $1,000 và bảo trợ là từ US $10,000 trở lên.

Trích bản giá vé của BPSOS của ông phổ biến vào ngày 19 tháng 2 năm 2015:

Ghế ngồi và giá vé
Tổng cộng có 1,159 ghế ngồi ở hí viện Eisenhower. Chúng tôi chỉ bán vé cho 1,094 ghế, phân hạng như sau:

- 66 ghế yếu nhân (VIP) trong "hộp " (Box), trong đó 46 chỗ dành cho các người được vinh danh và những nhà bảo trợ từ $10,000 trở lên. Chỉ có 20 ghế được bán ra với giá $1,000/chỗ.

- 184 ghế danh dự (Premium) ở 8 hàng đầu của tầng chính (Orchestra), với phân nửa dành cho các người bảo trợ từ $1,000 đến $10,000. Số 92 ghế còn lại bán vé giá $500/chỗ.

- 193 ghế thượng hạng (Dignitary): $250/chỗ, ở những hàng ngay sau khu ghế danh dự ở tầng chính (Orchestra).

- 569 ghế trung hạng (Regular Gold): $150/chỗ, ở cả tầng chính và tầng lầu.

- 58 ghế đồng hạng (Regular): $100/chỗ, tầng lầu (Balcony)

- 24 ghế cho học sinh: $75/chỗ, tầng lầu (Balcony)


Chương trình Ngày 19/6 tại hí viện Eisenhower tại Kennedy Center sẽ có phần trình diễn thời trang của 12 “Người Mẫu” do nhà thiết kế thời trang Thái Nguyễn đảm trách. Hiện tại số người mẫu này đang được Thái Nguyễn phỏng vấn bằng điện thoại. Ông Thái Nguyễn sẽ có mặt tại Bắc Virginia vào trung tuần tháng 4/2015 để tuyển chọn 12 người mẫu vào vòng chung kết. Muốn tham gia thi tuyển thì ghi danh với cô Loan (BPSOS).

Như vậy, ông Nguyễn Đình Thắng dùng Ngày Quân Lực 19/6 để bán vé cho buổi trình diễn thời trang của Người Mẫu?

Quý bà, quý cô muốn đặt may áo Dạ Hội tham dự Kennedy Center thì liên lạc với nhà thiết kế thời trang Thái Nguyễn. Để lấy hẹn thì liên lạc qua cô Kim Cúc (BPSOS).

Ngoài ra trong chủ đề "Hành Trình Đến Tự Do của Chúng Tôi" sẽ có chương trình Dạ Tiệc Hội ngộ thuyền nhân và tỵ nạn tại Marriott Hotel vào thứ Bảy 20/6/2015. 

Thưa Ông Nguyễn Đình Thắng,
Nhìn qua chương trình của ông, ông dùng ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa 19/6 đổi tên thành ngày “Hành Trình Đến Tự Do của Chúng Tôi”. Hành động này có khác gì tên Ngô Thanh Hải đang mưu toan dùng Dự luật S-219 đổi tên Ngày Quốc Hận 30/4 thành ngày “Hành Trình Đến Tự Do”?

Ngô Thanh Hải với nhiệm vụ xóa bỏ Ngày Quốc Hận 30/4 qua Dự Luật S-219. Nguyễn Đình Thắng xóa bỏ ngày Quân Lực VNCH 19/6 bằng cách bán vé vào Kennedy Center dự lễ ngày 19/6 Ngày “Hành Trình Đến Tự Do của Chúng Tôi”.

Thưa Ông Nguyễn Đình Thắng, 1975 thì ông mới 17 tuổi. Nên trong cuộc chiến Việt Nam vào thời điểm 1965 thì ông mới 7 tuổi. Một tuổi quá nhỏ để có thể hiểu biết ngày 19/6/1965 là ngày mang ý nghĩa gì?
Thưa ông,
Ngày 5/6/1965, Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ Tướng Phan Huy Quát bất lực trong việc ổn định tình hình nên trao quyền điều khiển Quốc Gia lại cho Quân Đội.

Ngày 19 tháng 6 năm 1965 là ngày Chính thức Quân lực Việt Nam Cộng Hòa nắm quyền lãnh đạo Quốc Gia với Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu là Chủ Tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia. Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ là Thủ Tướng cùng danh xưng là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung ương.

Vì Tổ Quốc, vì Danh Dự, vì Trách Nhiệm được giao phó, mà hàng ngàn, hàng vạn xương trắng máu đào của người lính Việt Nam Cộng Hòa đã trãi dài trên mảnh đất quê hương từ Bến Hải đến Cà Mau để bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ từng tấc đất của tiền nhân để lại, bảo vệ từng sinh mạng của 17 triệu người dân miền Nam trước sự xâm lăng của quân cộng sản miền Bắc.

Và cũng từ ngày đó, hàng năm chính phủ Việt Nam Cộng Hòa đã dùng ngày 19/6 để kỷ niệm ngày mà Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nhận lãnh trách nhiệm điều hành đất nước; 19/6 là ngày vinh danh Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa; 19/6 là ngày tuyên dương sự hy sinh cao cả của người lính Việt Nam Cộng Hòa đã Vị Quốc Vong Thân.

Thưa ông Nguyễn Đình Thắng,
Hành động ông đổi trắng thay đen tổ chức ngày Quân Lực 19/6 thành ngày “Hành Trình Đến Tự Do của Chúng Tôi” là một trọng tội đối với sự hy sinh cao cả của biết bao nhiêu anh linh của người lính Việt Nam Cộng Hòa.

Ông đã lợi dụng Ngày Quân Lực 19/6 để làm thương mại, thủ lợi qua các buổi bán vé vào cửa hí viện tại Kennedy Center. Qua các buổi bán vé trình diễn Người Mẫu, Dạ Vũ vui chơi kỷ niệm thuyền nhân, tỵ nạn là một hành động đáng phỉ nhổ, không thể chấp nhận được.

Cả hai ông Ngô Thanh Hải và Nguyễn Đình Thắng đều cùng ca một điệp khúc “Hành Trình Đến Tự Do” để làm lệch lạc ý nghĩa và xóa bỏ ngày Quốc Hận 30/4 của toàn dân Việt Nam và ngày Quân Lực 19/6, ngày tri ân sự hy sinh cao cả của người lính VNCH.

Vì vậy, với tư cách là một người Việt Quốc Gia, cùng với anh chị em cựu quân nhân và CSQG trong Ủy Ban Truy Tố Tội Ác Đảng Cộng Sản Việt Nam, chúng tôi mạnh mẽ phản đối hành động lợi dụng ngày Quân Lực 19/6 để làm thương mại và đổi tên ngày Quân Lực 19/6 thành ngày “Hành Trình Đến Tự Do của Chúng Tôi”. Đây là một hành động thiếu lương thiện của ông Nguyễn Đình Thắng.

Nhân đây chúng tôi, UBTTTADCSVN, thành tâm kêu gọi Cộng Đồng người Việt tại Washington DC và các vùng phụ cận, Tập thể Chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cùng các hội đoàn quân nhân tại Washington DC và vùng phụ cận, cùng các bạn hậu duệ VNCH, xin đừng tham gia chương trình của Nguyễn Đình Thắng.

Chúng tôi cũng mong mỏi các hội đoàn Quân Đội khắp nơi tại Hoa Kỳ, Âu Châu, và Úc Châu cùng lên tiếng phản đối hành vi dùng ngày Quân Lực 19/6 để làm thương mại trục lợi và mưu toan đổi ngày Quân Lực 19/6 ra ngày “Hành Trình Đến Tự Do của Chúng Tôi” của Nguyễn Đình Thắng.

Trân trọng,
Tịnh Ngọc
Trưởng Khối Kỹ Thuật/UBTTTADCSVN

CA Hà nội cho chặt 6700 cây xanh để bán đấu giá ?


‘Nhà tài trợ’ chặt 6700 cây xanh là công an Hà Nội
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1269x544.


Bạn đọc Danlambao - Phát biểu trong cuộc họp báo chiều 20/3, phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội – ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng dư luận không đồng tình kế hoạch chặt hạ 6700 cây xanh là do ‘sự nôn nóng của các nhà tài trợ’.

‘Nhà tài trợ’ này là ai không được tiết lộ, vì sau đó ông phó chủ tịch Hà Nội đã vội vàng ‘tháo chạy’ trước các câu hỏi dồn dập của phóng viên, nhà báo.

Dù vậy, một văn bản được phổ biến trên facebook đã khẳng định ‘nhà tài trợ’ chặt cây chính là công an thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp thế lực lớn như tập đoàn VINCOM, ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK)…

Bức công văn được ký bởi ông Nguyễn Thịnh Thành, chánh văn phòng UBNDTP Hà Nội. Theo đó, kế hoạch chặt phá và thay thế 6700 cây xanh dự tính sẽ mất kinh phí 60 tỷ đồng.

Theo giám đốc sở Xây dựng Hà Nội, ông Lê Văn Dục cho biết số lượng gỗ thu được từ 6700 cây xanh bị chặt sẽ được mang ra bán đấu giá. Trong số này có nhiều loại cây gỗ quý, tuổi thọ lên đến hàng chục năm.




(Dân Làm Báo)

=====================

AI ĐÃ KÝ LỆNH CHẶT CÂY VÀ CÁC ĐƠN VỊ NÀO GÓP TIỀN PHÁ CÂY?



Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND Tp Hà Nội - người ký lệnh tàn phá cây xanh HN.

Ảnh: Vẻ mặt của ông Hùng lúc bắt đầu họp báo.(Ảnh của MotThegioi)

Nhà báo Son Kieu Mai

Thông tin chính thức từ Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, có 2 đơn vị đỡ đầu vụ đốn cây là:

1- Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng VP Bank, mỗi nhân viên góp 30k.
2- Cán bộ chiến sĩ Công an Thành phố Hà Nội đóng góp từ 15-20k.

Hoan hô các đồng chí.
Mùa xuân Hà Nội đốn cây!

Da, cụ tỉ thế này bác ạ. Chiều nay UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo về việc xử tử cây xanh. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm ký bút trảm cây chủ trì. Ông ấy cho biết việc chặt cây thì kinh phí do doanh nghiệp đóng góp, cụ thể ở đây là Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VP bank) và có cả cổ phần của Công an Hà Nội. Việc chặt cây là đúng chủ trương, đúng quy trình, có mỗi cái là doanh nghiệp quá nôn nóng nên chặt đồng loạt. Zá như doanh nghiệp cứ trảm từ từ thì dân tình không nháo nhác dư lày đâu, He he.
____________

Nhưng có bác còn bổ sung bằng văn bản này, cho thấy không chỉ có hai nhà tài trợ đâu:

Luật sư Vu Hai Tran

Tôi yêu cầu ông Phó chủ tich UBND thành phố Hà nội Nguyễn Quốc Hùng và ông Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục từ chức ngay .

Nhà văn Pham Nguyen Truong

Mình đề nghị cuộc vận động cách chức Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội và tống cổ Phan Đăng Long, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy HN, bắt hắn về nhà đuổi gà cho vợ.
_____________

Chiều nay, ngày 20-3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng chủ trì cuộc họp báo về “Cải tạo, thay thế” cây xanh trên đô thị địa bàn TP.

Cuộc họp báo này lúc đầu định tổ chức tại Sở Xây Dựng HN (52 Lê Đại Hành). Giấy mời đã gửi đến các báo. Nhưng chắc là TP HN sợ dân kéo đến biểu tình phản đối chính quyền, vì sáng nay đã có cuộc biểu tình ở Nhà hát Lớn. Địa bàn Sở Xây dựng HN ở gần khu vực Triển lãm Vân Hồ địa thế khá hiểm, lại là địa bàn không quen thuộc đối với công an Hà Nội nên cuối cùng phải dời cuộc họp báo về trụ sở UBND TP Hà Nội ở 12 Lê Lai (sát gần Tượng Lý Thái Tổ).

Từ 13h30 tôi và vài người bạn đã có mặt ở Sở Xây Dựng, uống trà đợi bà lão Lê Hiền Đức đi taxi đến. Chúng tôi đến là để xem có ông dám vẫn bảo rằng "DÂN RẤT ĐỒNG THUẬN CHẶT CÂY" thì để chúng tôi lên bẻ ngay mấy cái răng ông ta đi. Nhưng mà khi vào hỏi thì mới được thường trực ở Sở này thông báo là chuyển về phòng 209 ở bên Ủy ban TP. Lại tức tốc chạy sang bên ấy.

Ngang qua chân tượng cụ Lý thì thấy một đám người đang kê sàn, sắp đặt cho một hoạt động ngoài trời nào đó. Có lẽ họ đoán rằng Chủ nhật này lại có biểu tình chăng?

Đến nơi, thấy rất đông công an mặc cảnh phục hẳn hoi, trang bị rất đầy đủ đứng ngay cổng vào, sát đường Lê Lai. Tôi và cụ Lê Hiền Đức đếm được khoảng 2 chục chú. Các chú này, già có, trẻ có, chú nào cũng lừng lững như võ sĩ thời cổ, mặt lạnh như kem, đứng sắp hàng hai bên như một hàng rào danh dự đón nguyên thủ quốc gia nào đó. Mấy chỉ huy còn có máy bộ đàm nữa. Cứ như đám nhà báo sắp tấn công cảm tử các sếp của họ. Đã thế bên kia đường, lại có mấy chú an ninh chìm quen mặt thỉnh thoảng đánh mắt sang bên này xem có biến hay không. Lão bà Lê Hiền Đức bảo: Ở đây chỉ cần 2 người là đủ, sao lại lãng phí thế này.

Về sau, đi về rồi, đọc stt của Son Kieu Mai thì biết Công an Hà Nội có góp tiền để chặt cây, có nhẽ là bên Công an HN cũng đến thị uy để các ngòi bút báo chí oằn oằn cong cong đi tý chăng?!


Cụ bà Lê Hiền Đức và tôi vào, họ hỏi giấy, hỏi thẻ đỏ nhưng mà chúng tôi không có. Cụ Đức gọi cho Phan Đăng Long thì anh này nói chiều nay cháu không họp báo. Lạ quá! (Đoán là Thành ủy không dám cho cái anh chàng ngơ ngẩn này ra trình công chúng nữa, vì sợ mất mặt nên giấu anh ấy đi?). Nhưng anh này hẹn sẽ nhờ bên ủy ban cho người ra cổng đưa cụ vào. Đợi mãi, leo cây mãi, đành ra về.

Với cánh báo chí thì cũng chẳng khá hơn. Ngay từ đầu, các phóng viên đã vấp phải vấn đề giấy mời. Rất đông các nhà báo bị ách lại ngay cổng ủy ban. Nhưng chỉ vài phút sau những phóng viên có thẻ Nhà báo đã được giải quyết cho vào dự.

Xem ra, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tỏ rõ vẻ sợ sệt khi tổ chức cuộc họp báo chiều nay.

Không tin, các bác cứ gọi điện cho ông Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng và Chánh văn phòng Nguyễn Thịnh Thành mà xem, giờ này, chắc tim vẫn đập thình thịch!

(Blog Xuân Diện)

Last edited by M&M; hôm qua at 02:15 PM.

  #2  
Chưa đọc hôm qua, 01:33 PM
M&M M&M is offline
Tướng 4 sao



Chặt cây ở Hà Nội: 1 giờ họp báo và 21 câu hỏi chưa được trả lời!

Trọng Phú

Đúng 14 giờ chiều nay 20-3, TP Hà Nội đã tổ chức cuộc họp để cung cấp thông tin và trả lời các thắc mắc của dư luận về việc đốn hạ cây xanh. Cuộc họp bắt đầu từ 14 giờ chiều, kết thúc vào 15 giờ với 21 câu hỏi của báo chí không được giải đáp!


Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Trọng Phú

Buổi họp có hơn trăm phóng viên các báo tham gia, khiến ban tổ chức phải chuyển cuộc họp từ phòng 701 sang hội trường UBND TP tại tầng 3 mới đủ chỗ ngồi.

Mở đầu cuộc họp, Chánh Văn phòng UBND TP Hà Nội Nguyễn Thịnh Thành thông tin lý do tổ chức họp báo.

Chủ trì cuộc họp báo, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết Hà Nội luôn lắng nghe, tiếp thu, cầu thị ý kiến của mọi người dân Thủ đô, người dân cả nước, tổ chức xã hội, nhà khoa học, báo chí trong việc thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình.

Hà Nội từng có quyết định khó khăn nhưng cũng đem lại sự đồng thuận cao của nhân dân, báo chí, ví dụ như quyết định không xây dựng khách sạn tại vườn hoa 19/8, công viên Thống Nhất... Mọi quyết định của TP đều nhằm để mong muốn xây dựng thủ đô xanh sạch đẹp, chất lượng đời sống nhân dân nâng cao hơn.

Ông Nguyễn Thịnh Thành công bố quyết định của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo sau khi chủ trì cuộc họp vào buổi sáng cùng ngày về việc thực hiện đề án cải tạo, thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn.

Theo đó, Chủ tịch TP đã quyết định:

1. Dừng việc chặt hạ, thay thế cây trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định. Những cây đã hạ chuyển thì trồng ngay cây thay thế theo quy hoạch và tiến hành chăm sóc, quản lý theo phân cấp và quy định; hoàn thiện hè đường, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Chỉ thay thế những cây có nguy cơ đổ gẫy ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

2. Rà soát, đánh giá, phân loại những cây phải hạ chuyển, bổ sung, thay thế, lập kế hoạch lộ trình thực hiện từng bước, đảm bảo duy trì mật độ xanh thường xuyên liên tục cho từng tuyến phố. Đối với những cây cong nghiêng, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và những cây không đúng chủng loại cây đô thị thực hiện chỉnh trang thay thế từng bước; chỉ thay thế những cây không thể chỉnh trang và duy trì được.

3. Việc chỉnh trang trồng bổ sung thay thế cây xanh đô thị phải thực hiện theo đúng quy trình quy định; đồng thời thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai minh bạch và tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhân dân, tạo sự đồng thuận trước khi thực hiện.

Việc bảo tồn, cải tạo chỉnh trang, bổ sung và thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn Thủ đô là một chủ trương đúng đắn, việc làm cần thiết và hệ trọng, không chỉ trong công tác quản lý, phát triển đô thị mà còn thể hiện mong muốn, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Sở xây dựng và các đơn vị liên quan phải kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện thời gian vừa qua. UBND Thành phố hoan nghênh và cảm ơn các cơ quan báo chí đã quan tâm, phản ánh kịp thời ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân; đề nghị các cơ quan thông tin đại chúng, các chuyên gia, nhà khoa học và nhân dân tiếp tục quan tâm đóng góp xây dựng Thủ đô xanh, văn hiến, văn minh hiện đại.

Sau đó, buổi họp báo chuyển qua phần hỏi đáp với rất nhiều câu hỏi được phóng viên các báo đưa ra.

Báo Tuổi Trẻ TP.HCM hỏi: Cho đến thời điểm này đã chặt bao nhiêu cây, kinh phí tốn bao nhiêu, ai sẽ bị kỷ luật chính sau khi chặt cây này. Chỉnh trang đô thị là một chủ trương đúng đắn nhưng cần làm từ từ và có nghiên cứu. Hạ 6.700 cây mà xã hội hóa thì hơi phản cảm? Việc dừng này như thế nào, bao lâu, có tiếp tục chặt hạ, bao nhiêu cây? Trong văn bản, ông Chánh văn phòng nói hầu hết việc chặt cây được người dân đồng thuận thì điều này khảo sát như thế nào?

Xã hội hóa có bao nhiêu DN tham gia, gồm DN nào? Họ được gì, có quyền lợi gì?

VnMedia: Ai là người thẩm định, quyết định những cây cần chặt. Tôi được biết việc thẩm định cây có sâu mọt không rất khó. Ngay TP.HCM quyết định đầu tư 2 tỷ khoan tham dò thì cũng rất khó khăn. Vậy ai quyết định việc này?

Những cây xanh chặt đi đưa về đâu, tập kết ở đâu? Cây trồng mới mua ở đâu, giá bao nhiêu một cây?

Đất Việt: Hà Nội đã chặt bao nhiêu cây và đã bán chưa, bán đấu giá bao nhiêu tiền, nếu chưa bán thì để ở đâu?

Người đưa tin: Nhiều chuyên gia nói cây được chọn thay thế có vòng đời sinh trưởng lâu, tán cây không rộng, liệu chọn có hợp lí hay không?

Người tiêu dùng: Dư luận cho rằng các DN đứng sau việc chặt cây, TP khẳng định có phải thế không hay là chủ trương TP, DN chỉ hỗ trợ. Số lượng cây chặt lớn, gỗ lớn lên hàng trăm tỉ thì sau khi bán gỗ đi thì mục đích sử dụng là gì?

Một thế giới: Đánh giá tác động môi trường như thế nào khi chặt hạ cây? Việc chặt này đích thân ông Hùng cho phép, cá nhân ông có nhận khuyết điểm gì trong việc này? Sở Xây dựng có mặt ở đây tôi từng hỏi nhưng các anh hứa mà chưa trả lời, đó là việc hạch toán, thống kê kiểm kê việc chặt cây trên tuyến phố...?

Pháp luật TP.HCM: TP cho biết việc chặt cây có thể minh bạch thông tin về giá cây, gỗ trong vòng 5 năm thế nào?

Thanh Niên: Bình quân cây xanh đầu người ở Hà Nội là bao nhiêu? Việc chặt 6.700 cây có tính mật độ?

VnMedia: Ông Hùng cảm thấy thế nào khi đi qua tuyến phố trước đây rợp bóng cây nay thay cây trơ trụi không tán lá?

Lao Động: Hà Nội nên thơ bởi những hàng cây như bằng lăng, sấu ở Phan Đình Phùng... chúng ta thay nhiều loại cây hay chỉ một loại cây? Nguồn từ ngân sách bao nhiêu, xã hội hóa bao nhiêu phần trăm?

VTC: Đơn vị cung ứng cây là đơn vị nào, có tin cậy không? Đây dự án lớn đến nay dừng lại thì trách nhiệm của đơn vị đầu tư, cung ứng này như thế nào?

Đất Việt: Những cây trồng thời Pháp thuộc thì liệu quy hoạch đã sai rồi không?

An ninh Thủ đô: Quy trình lập đề án này, căn cứ để chặt cây là gì? Tại sao chặt số lượng nhiều như vậy?.

VietNamNet: Quyết định sáng nay là do dư luận xã hội hay là lí do nào? Việc rà soát sẽ tiến hành trong bao lâu, giải trình khi nào có?
...


Phó Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng phát biểu tại cuộc họp chiều nay. Ảnh: Trọng Phú.

Tổng cộng có đến 21 câu hỏi đã được các phóng viên gửi tới những người có chức trách trong cuộc họp báo. Sau khi nghe xong các câu hỏi này, Phó Chủ tịch TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng trả lời: "Tất cả những ý kiến đều xuất phát từ tấm lòng xây dựng Thủ đô, TP sẽ ghi nhận cũng như sau này tiếp tục tiếp thu các ý kiến.

HN có cây xanh do cha ông để lại và phải có trách nhiệm bảo tồn duy trì, phát triển để thế hệ sau thừa hưởng hệ thống cây xanh này.

Hệ thống cây xanh đã đi vào tiềm thức của người HN, đi vào thơ ca. Do đó đối xử, ứng xử với cây xanh có cả một hệ thống quy đinh, mỗi thời kỳ đều có bổ sung sửa đổi để phù hợp. Là lá phổi của thủ đô, giữ lá phổi là việc cần thiết phải làm. Vừa qua có việc chặt hạ cây xanh. Đây là chủ trương đúng, thực hiện đúng quy trình, quy định pháp luật. Hoàn toàn không có lợi ích nhóm, tiêu cực trong việc này.

Sự đóng góp của người dân, tổ chức, doanh nghiệp là đáng quý, Hà Nội trân trọng. Do việc thực hiện do thiếu minh bạch đã gây sự bức xúc. Tôi xin tiếp thu, xin nhận trách nhiệm của các cơ quan thực hiện. Xin nghiêm túc nhận thiếu sót, kiểm điểm rút kinh nghiệm. Từ nay sẽ rút kinh nghiệm những quyết định liên quan đến nhiều người dân, việc chung sẽ lắng nghe ý kiến của dư luận.

Xin hứa, từ nay trở đi, những quyết định liên quan đến cộng đồng sẽ nghiêm túc, trân trọng ý kiến của dân. Thành bại do dân. Những quyết định được dân ủng hộ sẽ thông suốt, không được ủng hộ sẽ không làm được".

Việc xử lý số gỗ sau khi chặt cây, kinh phí thay thế cây mới, ông Hùng đề nghị báo chí xuống tận cơ sở tìm hiểu cho minh bạch thông tin. Đồng thời yêu cầu các cơ quan, ban ngành liên quan đến việc chặt hạ, thay thế cây xanh cung cấp thông tin đầy đủ cho báo chí.
Nói xong, ông Hùng cảm ơn báo chí, đồng thời tuyên bố kết thúc cuộc họp báo. 21 câu hỏi của phóng viên các báo không được giải đáp. Mặc dù các phóng viên dự họp đề nghị ông Hùng trả lời nhưng không được như mong muốn.

Buổi họp báo kết thúc lúc 15 giờ cùng ngày với rất nhiều thông tin còn bỏ ngỏ.


Trọng Phú


(Pháp Luật)

==========================

PHÓ CHỦ TỊCH UBND TP HÀ NỘI THÁO CHẠY KHỎI CUỘC HỌP BÁO

Phó Chủ tịch UBND Tp Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng nhục nhã tháo chạy khỏi cuộc họp báo

Họp báo vụ 6.700 cây xanh: 21 câu hỏi không được trả lời

Dương Tùng
14:22 - 20 tháng 3, 2015


Cuộc họp báo kết thúc, phóng viên đứng hết lên yêu cầu ông Hùng trả lời 21 câu hỏi, tuy nhiên ông đã nhanh chân đi ra cửa phòng họp. Các phóng viên ngơ ngác” vì quá bất ngờ trước diễn biến cuộc họp.

Trước luồng dư luận quá nóng, chiều nay (20.3), UBND thành phố Hà Nội đã tổ chức cuộc họp báo về việc cải tạo, thay thế 6.700 cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố.

Diễn biến cuộc họp:
15h00, trước khi kết thúc phần phát biểu của mình, ông Hùng đề nghị các cơ quan chức năng của Thành phố trả lời câu hỏi của phóng viên, cụ thể là 21 câu hỏi trong buổi họp báo này. Ông Hùng nhấn mạnh, nếu cơ quan nào không trả lời hết trách nhiệm, phải chịu trách nhiệm trước UBND Thành phố.

Sau câu nói trên của ông Phó Chủ tịch Thành phố, cuộc họp báo kết thúc. Hiện tại các phóng viên đứng hết lên yêu cầu ông Hùng trả lời 21 câu hỏi, tuy nhiên ông đã nhanh chân đi ra cửa phòng họp.

Các phóng viên vẫn tiếp tục nán lại hội trường “ngơ ngác” vì quá bất ngờ trước diễn biến cuộc họp.

Nhà báo Nguyễn Việt Chiến trao đổi với phóng viên sau buổi họp báo
Kết thúc cuộc họp báo, rất nhiều nhà báo vẫn chưa ra về vì còn "ngỡ ngàng". Trả lời phỏng vấn báo chí sau cuộc họp, Nhà báo Nguyễn Việt Chiến (trước là phóng viên báo Thanh Niên - nay đã về hưu) - người từng theo dõi thông tin hoạt động Hà nội nhiều năm cho rằng, cuộc họp báo rất đáng chú ý bởi tại đây ông Phó Chủ tịch Thành phố đã nhận thiếu sót.
"Hôm nay, ông Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng nhận được 21 câu hỏi của phóng viên. Trong đó, có câu hỏi ông Hùng cần phải nghiên cứu thêm tài liệu nhưng cũng có nhiều câu với "tầm" của mình ông dư sức trả lời. "Dù ông Hùng có giao cho các cơ quan chức năng trả lời nhưng xét về tính thời sự tại cuộc họp báo thì ông Hùng đã không trả lời câu hỏi nào. Điều này, làm cho các nhà báo có mặt tại cuộc họp chưa cảm thấy hài lòng", ông Chiến bày tỏ.
14h30, bắt đầu phần hỏi đáp, Hội trường họp báo "nóng lên" bởi rất nhiều cánh tay của phóng viên đưa lên. Phóng viên Dân Việt đặt câu hỏi: "Đến thời điểm này, Thành phố đã chặt hạ bao nhiêu cây? Số cây chặt được đã bán đấu giá chưa? Nếu bán rồi thì được bao nhiêu tiền, chưa bán thì số cây tập kết ở đâu"? Tiếp theo, một số phóng viên hỏi "Phó Chủ tịch Thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng có cảm nghĩ gì khi đi qua các con đường vừa chặt hạ cây và thay thế bằng cây mới?".

Phần hỏi đáp "nóng" với nhiều câu hỏi của phóng viên
gửi đến Phó Chủ tịch Thành phố Hà Nội


Buổi họp thu hút rất đông đảo giới truyền thông

Các phóng viên cũng đề nghị Thành phố cho biết, ai phải chịu trách nhiệm trước việc chặt hạ cây vừa qua? Vì sao Hà Nội lại chọn đường Nguyễn Chí Thanh – từng được mệnh danh là đường đẹp nhất Việt Nam để chặt hạ cây.

Trả lời các câu hỏi của phóng viên, ông Nguyễn Quốc Hùng bày tỏ cảm ơn các ý kiến đóng góp. Sau này nếu có các ý kiến, Hà Nội tiếp tục lắng nghe, cầu thị.

Theo ông, Hà Nội được thừa hưởng hệ thống cây xanh và kiến trúc cho cha ông để lại. Do vậy, tất cả mọi người đều có trách nhiệm bảo tồn, phát triển để thế hệ sau tiếp tục thừa hưởng. Cây xanh đặc biệt quan trọng với người dân Thủ đô, đi vào thơ ca, trang sách, tình cảm người dân.

Ông Hùng tiếp tục nói về tầm quan trọng của cây xanh: “Cây xanh là lá phổi của Thủ đô nên phải gìn giữ, chăm sóc”.

Ông cho rằng thay thế cây xanh là chủ trương đúng, cần thiết. Tuy nhiên, ông Hùng lý giải sự thiếu đồng thuận của nhân dân đối với việc chặt hạ cây xanh vừa qua là do người thực hiện chưa cung cấp đầy đủ thông tin đến người dân và sự “nôn nóng của nhà tài trợ”.

Theo ông Hùng, nhiều ý kiến băn khoăn có gì tiêu cực không? Có lợi ích nhóm không? “Tôi khẳng định không có lợi ích nhóm, không có mờ ám ở đây”.

Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội cho rằng, quyết định chưa nhận được sự ủng hộ của người dân là quyết định chưa đúng đắn. Nếu được dân ủng hộ nghĩa là quyết định đúng đắn. Qua sự việc, ông nhận sự thiếu sót về mình và xin “nghiêm túc kiểm điểm”.
Ông Hùng cho biết thêm, việc thu hồi gỗ, đánh chuyển đều theo quy định của pháp luật. Phó Chủ tịch mời các cơ quan báo đài đến những nơi đánh chuyển cây, vườn ươm… để kiểm chứng. Thành phố sẽ tiếp tục xin ý kiến của đông đảo của nhân dân Thủ đô, các nhà khoa học… về những vấn đề quan trọng của Thủ đô.
14h20, thông tin về Kết luận của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tại cuộc họp về thực hiện đề án cải tạo thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn, ông Nguyễn Thịnh Thành – Người phát ngôn của thành phố cho biết, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu dừng chặt hạ, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định.

Ông Nguyễn Quốc Hùng- Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp
Những cây đã hạ chuyển thì trồng ngay cây thay thế theo quy hoạch và chăm sóc, quản lý theo phân cấp và quy định; hoàn thiện hè đường, đảm bảo an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và cảnh quan đô thị. Chỉ thay thế những cây có nguy cơ đổ gãy ảnh hưởng đến giao thông, an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Đối với những cây cong nghiêng, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và những cây không đúng chủng loại cây đô thị thực hiện chỉnh trang thay thế từng bước; chỉ thay thế những cây không thể chỉnh trang và duy trì được.
Việc chỉnh trang, trồng bổ sung thay thế cây xanh đô thị phải thực hiện theo đúng quy trình quy định; đồng thời thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai minh bạch và tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, nhân dân, tạo sự đồng thuận trước khi thực hiện.
Việc bảo tồn, cải tạo chỉnh trang, bổ sung và thay thế cây xanh đô thị trên địa bàn Thủ đô là một chủ trương đúng đắn, việc làm cần thiết và hệ trọng, không chỉ trong công tác quản lý, phát triển đô thị mà còn thể hiện mong muốn, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Sở xây dựng và các đơn vị liên quan phải kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện thời gian vừa qua.

14h10, bắt đầu cuộc họp báo chiều 20.3, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết, Thành phố luôn lắng nghe ý kiến, kiến nghị của người dân, nhà khoa học... đối với Thủ đô.
Ông Hùng cho hay, vừa qua, Hà Nội cũng luôn lắng nghe, tiếp thu những ý kiến đóng góp của người dân. Sáng 20.3, Chủ tịch UBND Hà Nội ông Nguyễn Thế Thảo đã có cuộc họp và ra kết luận dừng việc chặt hạ cây xanh trên một số tuyến phố.


Hình ảnh tại buổi họp báo vụ chặt hạ 6.700 cây xanh
Vừa qua, sự việc Hà Nội chặt hạ thay thế 6.700 cây xanh trên tuyến phố gây tranh cãi
trong dư luận. Nhiều nhà khoa học lên tiếng trong đó có Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng, Giáo sư GS.TSKH. Đặng Huy Huỳnh...
Nhiều người nổi tiếng cũng chia sẻ băn khoăn trên trang mạng cá nhân của mình về việc chặt cây như nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn, nữ đạo diễn, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát, diễn viên, Nghệ sỹ ưu tú Chiều Xuân, ca sỹ Tuấn Hưng, “Giáo sư” Cù Trọng Xoay – Đinh Tiến Dũng... Nhiều cơ quan thông tin đại chúng cũng phản ánh, đăng thư ngỏ gửi Chủ tịch UBND thành phố của ông Trần Đăng Tuấn (nguyên Phó Tổng giám đốc Đài TH Việt Nam)...
Trước băn khoăn của dư luận, ngày 18.3, đại diện Hà Nội đã có ý kiến giải thích lý do vì sao chặt hạ thay thế cây.
Theo đại diện UBND Hà Nội. hiện nay, Hà Nội có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát. Hệ thống cây xanh đa dạng với khoảng 70 loài.
Trong đó, nhiều cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp thuộc và sau ngày giải phóng Thủ đô đã xuất hiện dấu hiệu sâu mục ở thân, gốc, rễ bị thối, dễ đổ gãy trong mùa mưa bão, nhất là cây xà cừ. Nhiều cây cong, nghiêng, phát triển không đều như phượng, cơm nguội, quếch, bàng, xà xừ, long não… ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, an toàn giao thông, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân.
Qua rà soát, Hà Nội có khoảng 6.700 cây (tỷ lệ 5,58%) già cỗi, sâu mục, cong nghiêng ảnh hưởng giao thông, cây chết và gần chết, nhiều cây không thuộc chủng loại cây xanh đô thị. Vì vậy, các cây này cần được từng bước thay thế bằng các loài cây phù hợp với quy hoạch phát triển hệ thống cây xanh đô thị đã được phê duyệt.
Trên cơ sở đó, Sở Xây dựng đã đề xuất thành phố cho thay thế 6.700 cây, thời gian thực hiện trong 3 năm (2015-2017), dự tính kinh phí xấp xỉ 60 tỷ đồng.
Ngày 20.3, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu dừng chặt hạ, thay thế cây xanh trên một số tuyến phố và quản lý chặt chẽ cây xanh đô thị theo đúng quy định. Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo yêu cầu Sở xây dựng và các đơn vị liên quan phải kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện thời gian vừa quă


(Blog Tễu)

Last edited by M&M; hôm qua at 02:31 PM.

  #3  
Chưa đọc hôm qua, 01:38 PM
M&M M&M is offline
Tướng 4 sao




Hà Nội 'dừng chặt cây do áp lực dư luận'



UBND TP Hà Nội phải yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh do áp lực từ người dân lẫn truyền thông trong nước, theo một nhà quan sát.

Trong cuộc họp sáng 20/3, Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng TP Hà Nội và các đơn vị liên quan tạm dừng việc thay thế hàng loạt cây xanh trên đường phố để phục vụ việc "rà soát, phân loại" lại, báo điện tử VnExpress đưa tin.

"Chỉ hạ chuyển những cây phải giải phóng mặt bằng xây dựng hạ tầng theo quy hoạch, thay thế những cây mục ruỗng có nguy cơ đổ gãy, cây nghiêng ảnh hưởng đến an toàn giao thông, tính mạng, tài sản của nhân dân,” ông được dẫn lời nói.

“Với những cây cong nghiêng ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị và cây không đúng chủng l oại đô thị thì thực hiện chỉnh trang thay thế từng bước. Chỉ thay thế những cây không thể chỉnh trang và duy trì được.”

Ông Thảo cũng 'hoan nghênh' báo chí đã phản ánh kịp thời ý kiến dư luận, VnExpress cho biết thêm.

Đề án cải tạo và thay thế 6.700 cây xanh do Sở Xây dựng Hà Nội đề ra đã gây nhiều sự phản đối trong nước.

Trang '6.700 người vì 6.700 cây xanh' đã thu hút gần 40.000 thành viên chỉ trong vài ngày.

Nhiều trí thức trong và ngoài nước cũng đã đặt câu hỏi về tính hợp lý của đề án trên, trong đó có Giáo sư Ngô Bảo Châu, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng.

'Sức ép từ dư luận'

Vụ này phải truy đến cùng. Nếu không thì cần gì luật thủ đô? Các ông nói cần luật riêng để chúng tôi hành động và khi được cho rồi thì chính các ông phá

Luật sư Trần Vũ Hải


Trả lời BBC ngày 20/3 Luật sư Trần Vũ Hải, từ Hà Nội, cho biết chính quyền địa phương Hà Nội đang "chịu sức ép rất lớn từ dư luận".

"Sáng nay theo tôi được biết đã có nhiều phụ nữ, sinh viên giơ các khẩu hiệu phản đối trước cửa phòng tiếp dân của UBND TP Hà Nội", ông nói.

"Trước đây phản ứng trên báo chí nhà nước còn phải mất nhiều ngày qua biên tập".

"Hiện nay có mạng xã hội thì họ có thể biểu đạt sự phản đối một cách thoải mái và phản ứng đó sẽ có tác động ngay tức thì."

"Cho dù thế nào thì các nhà cầm quyền từ trung ương đến địa phương cần biết rằng họ không thể tự tung tự tác được."

Tuy nhiên ông cũng cho rằng "để nói là sức ép của người dân lên chính sách đã đủ lớn thì cũng không hẳn".

"Sức ép phải được gây từ khi ban hành chính sách," ông nói.

"Hiện nay người dân chỉ có thể gây sức ép khi chính sách đã bắt đầu gây hậu quả."


Luật sư Trần Vũ Hải nói việc chặt cây đi ngược lại với chính luật lệ mà chính quyền TP Hà Nội đã đề ra

Sai pháp luật

Trước đó, UBND TP Hà Nội trong công văn hôm 18/3 nói việc thay thế cây được "hầu hết nhân dân khu vực" ủng hộ.

Bình luận về việc này, Luật sư Hải cho rằng "không phải là có hỏi ý kiến dân mà là việc hỏi ý kiến như thế nào, có đúng hình thức hay không".

"Chính quyền thì phải làm đúng thẩm quyền và đúng pháp luật."

"Ở đây việc chặt cây tôi khẳng định là trái pháp luật, cụ thể là Nghị định 64 về quản lý cây xanh đô thị."

"Theo Nghị định 64 thì cây bị bão đổ, già mục yếu thì có thể chặt, nhưng có rất nhiều cây trong này không thuộc đối tượng bị chặt."

"Cái thứ hai là phải hợp lý và được dân chấp nhận, ở đây không chỉ là người dân trong địa bàn nào đó mà là người dân toàn thành phố, vì là cây xanh trên đường chung. Và cho tới giờ thì tôi chưa thấy ai hỏi người dân thành phố cả."

"Theo luật về quy hoạch đô thị năm 2009 thì việc thay đổi cây xanh phải có sự bàn bạc của dân cư tại khu vực bị ảnh hưởng."

"Luật thủ đô cũng ghi rõ là "nghiêm cấm chặt phá rừng, cây xanh". Cây trong khu vực dự án cũng không được chặt mà là chuyển đi khu vực khác."

"Họ không những chưa tôn trọng người dân mà còn chưa tôn trọng chính luật lệ đã ban hành."

Ông Hải cũng cho rằng cần phải có người chịu trách nhiệm trước những hậu quả đã gây ra.

"Hiện đã có 500 cây bị chặt rồi, đường Nguyễn Chí Thanh từng được xem là một trong các đường đẹp nhất Việt Nam, thì đã đốn sạch", ông nói.

"Việc đốn như thế tôi khẳng định là không đúng luật, mà đã làm không đúng luật là phải có người chịu trách nhiệm."

"Vụ này phải truy đến cùng. Nếu không thì cần gì luật thủ đô? Các ông nói cần luật riêng để chúng tôi hành động và khi được cho rồi thì chính các ông phá."

"Chính quyền Hà Nội đang vi phạm luật mà chính họ yêu cầu. Điều này là trách nhiệm rất lớn của lãnh đạo Hà Nội."

BBC

Last edited by M&M; hôm qua at 01:41 PM.

   
Chưa đọc hôm qua, 01:50 PM
M&M M&M is offline
Tướng 4 sao



Số phận những cây gỗ sưa giá hàng chục tỷ?

Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội theo số liệu của cơ quan chức năng có khoảng 120.000 cây xanh bóng mát được trồng trên gần 3000km đường đô thị, tỉnh lộ, quốc lộ.

Hiện trạng cây xanh đa dạng với khoảng 70 loài, trong đó có các cây cổ thụ được trồng từ thời Pháp, có những cây có khả năng lên tới hàng trăm năm tuổi.

Đặc biệt trên hè phố Hà Nội có nhiều tuyến phố có những cây gỗ sưa cổ thụ có giá từ hàng chục tới hàng trăm tỷ đồng đang là mục tiêu nhóm ngó của bọn “tặc sưa”.

UBND Hà Nội cho biết, trên địa bàn có 3.781 cây sưa được trồng chủ yếu trên các hè phố và nằm rải rác tại 24 quận, huyện. Những cây sưa lớn có giá trị kinh tế cao.


Từ đầu năm 2014 đến nay, trên địa bàn TP Hà Nội xảy ra 19 vụ đối tượng cưa trộm cây gỗ sưa đỏ, trong đó quận Đống Đa 4 vụ, Cầu Giấy 4 vụ, Ba Đình 2 vụ, Hoàng Mai 2 vụ, Hoàn Kiếm 1 vụ, Hai Bà Trưng 1 vụ, Tây Hồ 1 vụ, Quốc Oai 4 vụ.

Gỗ sưa đột nhiên có giá từ vài chục năm nay do nhu cầu của người Trung Quốc tăng; giá của gỗ sưa được mua bằng kg, thậm chí những đồ đạc giường ghế đã đóng bằng gỗ sưa đều được người Trung Quốc thu mua tính bằng kg.

Trong thời gian bị tù vừa qua, tôi có dịp sống chung cùng buồng giam với một bạn tù là thợ mộc, quê ở Chàng Sơn, Hà Tây cũ; anh này làm nghề thợ mộc và buôn lậu gỗ sang Trung Quốc.

Anh ta bị tù vì tội đánh bạc nên được xếp ở chung buồng giam với tôi. Anh cho biết: Sỡ dĩ gỗ sưa có giá do nhu cầu của người Trung Quốc tăng đột biến.

Nếu đám sưa này nằm trong “quy hoạch” của đám gian thương Trung Quốc thì rất dễ trong chiến dịch “cắt tỉa 6700 cây”, nhân thể “ đắm đò giặt mẹt”, trong số cây đã cỗi, đã già, sâu mọt, cong nghiêng, không đúng chủng loại sẽ có nhiều cây sưa sẽ bị cưa để xuất sang Trung Quốc.

Người Trung Quốc bắt đầu chú ý tới gỗ sưa từ những năm 90 thế kỷ trước khi Bắc Kinh cho tu bổ Di Hoà Viên, một công trình văn hoá tiêu biểu tại Bắc Kinh phần lớn được kiến trúc bằng gỗ theo ý chỉ của Từ Hy Thái Hậu.

Khi những người thợ Bắc Kinh dỡ những dãy trường lang dài thì phát hiện loại gỗ sử dụng để xây dựng Phật Hương Các, một toà kiến trúc trong Di Hoà Viên và trường lang đều được lắp dựng bằng gỗ sưa. Đặc điểm gỗ sưa là tuy đã trải hàng trăm năm nhưng màu sắc, chất lượng, hương thơm của nó không thay đổi.

Sau phát hiện này, cây gỗ sưa lên đời tại Trung Quốc và lan sang đến Việt Nam.

Anh bạn tù đã chỉ cho tôi biết những góc đường nào của Hà Nội có những cây gỗ sưa có giá mà anh ta đã từng đến ngắm nghía để chờ cơ hội. Có một số cây rất có giá theo anh cho biết nằm ở góc đường Hoàng Hoa Thám, trong công viên Bách Thảo gần Phủ Thủ tướng. Mấy cây sưa này theo tính toán của đám sưa tặc thì có giá mỗi cây phải trên 300 tỷ VNĐ.


Nếu đám sưa này nằm trong “quy hoạch” của đám gian thương Trung Quốc thì rất dễ trong chiến dịch “cắt tỉa 6700 cây”, nhân thể “đắm đò giặt mẹt”, trong số cây đã cỗi, đã già, sâu mọt, cong nghiêng, không đúng chủng loại sẽ có nhiều cây sưa sẽ bị cưa để xuất sang Trung Quốc.

Chính quyền Hà Nội cần tìm biện pháp bảo vệ những cây sưa quý hiếm, cổ thụ trên đường phố Hà Nội không bị triệt hạ trong chiến dịch thảm sát cây xanh vô tiền khoáng hậu này.

Blogger Phạm Viết Đào Gửi cho BBC từ Hà Nội

(BBC)

   
Chưa đọc hôm qua, 06:15 PM
Hạ sĩ quan


Default Việc nầy đâu có gì lạ đâu

Quote:
Trích dẫn từ bài viết của M&M Xem Bài
‘Nhà tài trợ’ chặt 6700 cây xanh là công an Hà Nội

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1269x544.



Bạn đọc Danlambao - Phát biểu trong cuộc họp báo chiều 20/3, phó chủ tịch UBND TP. Hà Nội – ông Nguyễn Quốc Hùng cho rằng dư luận không đồng tình kế hoạch chặt hạ 6700 cây xanh là do ‘sự nôn nóng của các nhà tài trợ’.

‘Nhà tài trợ’ này là ai không được tiết lộ, vì sau đó ông phó chủ tịch Hà Nội đã vội vàng ‘tháo chạy’ trước các câu hỏi dồn dập của phóng viên, nhà báo.

Dù vậy, một văn bản được phổ biến trên facebook đã khẳng định ‘nhà tài trợ’ chặt cây chính là công an thành phố Hà Nội và các doanh nghiệp thế lực lớn như tập đoàn VINCOM, ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBANK)…


Bức công văn được ký bởi ông Nguyễn Thịnh Thành, chánh văn phòng UBNDTP Hà Nội. Theo đó, kế hoạch chặt phá và thay thế 6700 cây xanh dự tính sẽ mất kinh phí 60 tỷ đồng.


Theo giám đốc sở Xây dựng Hà Nội, ông Lê Văn Dục cho biết số lượng gỗ thu được từ 6700 cây xanh bị chặt sẽ được mang ra bán đấu giá. Trong số này có nhiều loại cây gỗ quý, tuổi thọ lên đến hàng chục năm.






(Dân Làm Báo)



=====================

AI ĐÃ KÝ LỆNH CHẶT CÂY VÀ CÁC ĐƠN VỊ NÀO GÓP TIỀN PHÁ CÂY?



Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND Tp Hà Nội - người ký lệnh tàn phá cây xanh HN.

Ảnh: Vẻ mặt của ông Hùng lúc bắt đầu họp báo.(Ảnh của MotThegioi)


Nhà báo Son Kieu Mai

Thông tin chính thức từ Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, có 2 đơn vị đỡ đầu vụ đốn cây là:

1- Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng VP Bank, mỗi nhân viên góp 30k.
2- Cán bộ chiến sĩ Công an Thành phố Hà Nội đóng góp từ 15-20k.

Hoan hô các đồng chí.
Mùa xuân Hà Nội đốn cây!

Da, cụ tỉ thế này bác ạ. Chiều nay UBND TP Hà Nội tổ chức họp báo về việc xử tử cây xanh. Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm nhiệm ký bút trảm cây chủ trì. Ông ấy cho biết việc chặt cây thì kinh phí do doanh nghiệp đóng góp, cụ thể ở đây là Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng (VP bank) và có cả cổ phần của Công an Hà Nội. Việc chặt cây là đúng chủ trương, đúng quy trình, có mỗi cái là doanh nghiệp quá nôn nóng nên chặt đồng loạt. Zá như doanh nghiệp cứ trảm từ từ thì dân tình không nháo nhác dư lày đâu, He he.
____________

Nhưng có bác còn bổ sung bằng văn bản này, cho thấy không chỉ có hai nhà tài trợ đâu:


Luật sư Vu Hai Tran

Tôi yêu cầu ông Phó chủ tich UBND thành phố Hà nội Nguyễn Quốc Hùng và ông Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Lê Văn Dục từ chức ngay .

Nhà văn Pham Nguyen Truong

Mình đề nghị cuộc vận động cách chức Lê Văn Dục, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội và tống cổ Phan Đăng Long, Phó ban Tuyên giáo Thành ủy HN, bắt hắn về nhà đuổi gà cho vợ.
_____________

Chiều nay, ngày 20-3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng chủ trì cuộc họp báo về “Cải tạo, thay thế” cây xanh trên đô thị địa bàn TP.

Cuộc họp báo này lúc đầu định tổ chức tại Sở Xây Dựng HN (52 Lê Đại Hành). Giấy mời đã gửi đến các báo. Nhưng chắc là TP HN sợ dân kéo đến biểu tình phản đối chính quyền, vì sáng nay đã có cuộc biểu tình ở Nhà hát Lớn. Địa bàn Sở Xây dựng HN ở gần khu vực Triển lãm Vân Hồ địa thế khá hiểm, lại là địa bàn không quen thuộc đối với công an Hà Nội nên cuối cùng phải dời cuộc họp báo về trụ sở UBND TP Hà Nội ở 12 Lê Lai (sát gần Tượng Lý Thái Tổ).

Từ 13h30 tôi và vài người bạn đã có mặt ở Sở Xây Dựng, uống trà đợi bà lão Lê Hiền Đức đi taxi đến. Chúng tôi đến là để xem có ông dám vẫn bảo rằng "DÂN RẤT ĐỒNG THUẬN CHẶT CÂY" thì để chúng tôi lên bẻ ngay mấy cái răng ông ta đi. Nhưng mà khi vào hỏi thì mới được thường trực ở Sở này thông báo là chuyển về phòng 209 ở bên Ủy ban TP. Lại tức tốc chạy sang bên ấy.

Ngang qua chân tượng cụ Lý thì thấy một đám người đang kê sàn, sắp đặt cho một hoạt động ngoài trời nào đó. Có lẽ họ đoán rằng Chủ nhật này lại có biểu tình chăng?

Đến nơi, thấy rất đông công an mặc cảnh phục hẳn hoi, trang bị rất đầy đủ đứng ngay cổng vào, sát đường Lê Lai. Tôi và cụ Lê Hiền Đức đếm được khoảng 2 chục chú. Các chú này, già có, trẻ có, chú nào cũng lừng lững như võ sĩ thời cổ, mặt lạnh như kem, đứng sắp hàng hai bên như một hàng rào danh dự đón nguyên thủ quốc gia nào đó. Mấy chỉ huy còn có máy bộ đàm nữa. Cứ như đám nhà báo sắp tấn công cảm tử các sếp của họ. Đã thế bên kia đường, lại có mấy chú an ninh chìm quen mặt thỉnh thoảng đánh mắt sang bên này xem có biến hay không. Lão bà Lê Hiền Đức bảo: Ở đây chỉ cần 2 người là đủ, sao lại lãng phí thế này.

Về sau, đi về rồi, đọc stt của Son Kieu Mai thì biết Công an Hà Nội có góp tiền để chặt cây, có nhẽ là bên Công an HN cũng đến thị uy để các ngòi bút báo chí oằn oằn cong cong đi tý chăng?!


Cụ bà Lê Hiền Đức và tôi vào, họ hỏi giấy, hỏi thẻ đỏ nhưng mà chúng tôi không có. Cụ Đức gọi cho Phan Đăng Long thì anh này nói chiều nay cháu không họp báo. Lạ quá! (Đoán là Thành ủy không dám cho cái anh chàng ngơ ngẩn này ra trình công chúng nữa, vì sợ mất mặt nên giấu anh ấy đi?). Nhưng anh này hẹn sẽ nhờ bên ủy ban cho người ra cổng đưa cụ vào. Đợi mãi, leo cây mãi, đành ra về.

Với cánh báo chí thì cũng chẳng khá hơn. Ngay từ đầu, các phóng viên đã vấp phải vấn đề giấy mời. Rất đông các nhà báo bị ách lại ngay cổng ủy ban. Nhưng chỉ vài phút sau những phóng viên có thẻ Nhà báo đã được giải quyết cho vào dự.

Xem ra, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội tỏ rõ vẻ sợ sệt khi tổ chức cuộc họp báo chiều nay.

Không tin, các bác cứ gọi điện cho ông Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng và Chánh văn phòng Nguyễn Thịnh Thành mà xem, giờ này, chắc tim vẫn đập thình thịch!

(Blog Xuân Diện)
Đảng cộng sản bán đất bán nước bán biển đảo cho giặc Tàu,nay chặt cây bán tiếp thì đâu có gì lạ đâu,trên thế giới người ta tìm cây xanh để trồng thì đảng cộng sản vn lại chặt cây đề bán bỏ tiền vaò túi,thằng nao có chức quyền ăn được thì ăn
Reply With Quote
   
Chưa đọc hôm qua, 09:36 PM
Sĩ quan cấp tá



Cây thì phải xanh chứ (trừ khi nó chết khô).
Bọn khỉ Trường Sơn xài từ ngữ "cây xanh"; ta lại bắt chước chúng à?
mc

The Following User Says Thank You to minhcanh For This Useful Post:
SAO BĂNG (hôm nay)
   
Chưa đọc hôm nay, 05:33 AM
Thống soái



Quote:
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo: yêu cầu Sở xây dựng và các đơn vị liên quan phải kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện thời gian vừa qua
Mấy thằng VC này mở mồm ra nói là thấy ngu: Cây thì chặt mẹ nó rồi, còn rút kinh nghiệm cái gì nữa ?
Quote:
Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Phan Đăng Long: Việc chặt cây để thay thế cây khác ở Hà Nội do cơ quan quản lý quyết định, không cần thiết phải hỏi ý kiến người dân.
Hách chưa ! Thằng bã đậu này quên câu nói: "Nhân dân làm chủ" (không biết của thằng nào nói ) Chặt cây của chủ mà không xin phép chủ thì láo quá đi chớ !


Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng

Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng

  #8  
Chưa đọc hôm nay, 06:16 AM
Thống soái



Chặt cây xanh Hà Nội lên báo quốc tế
21/03/2015 08:15



Chia sẻ:
Một loạt trang báo nước ngoài như Daily Mail, The Sun Daily và cả trang thông tấn Reuters đã đưa tin về kế hoạch đốn hạ 6.700 cây xanh của thành phố Hà Nội.

Giới truyền thông nước ngoài đã đồng loạt đưa tin về việc chính quyền thủ đô Hà Nội hoãn kế hoạch đốn dỡ hàng nghìn cây xanh của Hà Nội vào hôm nay (20/3) sau khi kế hoạch này gây bất bình cho dư luận vì lo ngại có thể ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.

Trang Daily Mail dẫn lại từ trang thông tấn Reuters về kế hoạch đốn hạ 6.700 cây xanh tại Hà Nội

Cụ thể, trang thông tấn Reuters đã đưa tin về kế hoạch này cách đây vài phút, sau đó được trang The Daily Mail dẫn lại với tiêu đề: “Thủ đô Việt Nam đảo ngược kế hoạch chặt đốn cây do phản đối của người dân”.
Tin này cho hay: tuần này, các phương tiện truyền thông xã hội đã đi vào chỉ trích khi chính quyền Hà Nội bắt tay chặt đốn 500 trong tổng số 6.700 cây xanh trong thành phố được mệnh là “Paris của châu Á”.
Tin tức về việc UBND thành phố Hà Nội hoãn lại kế hoạch này đã trở thành bản tin nóng trên các phương tiện vào trưa nay.
“Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo đã yêu cầu Sở Xây dựng Hà Nội cũng như các sở ban ngành ngừng việc đốn hạ cây,” theo đài truyền hình VTV thông báo.
Việc này thể hiện một phần nào sức mạnh của các kênh mạng xã hội như Facebook, vốn được ¼ trong tổng số 90 triệu người Việt sử dụng trong việc can thiệp vào những quyết định chính sách của chính quyền Việt Nam.

Trang The Sun Daily của Mỹ cũng đăng tin về kế hoạch chặt hạ cây xanh của Hà Nội

Trước đó, tờ The Sun Daily của Mỹ cũng đăng tin về kế hoạch chặt đốn 6.700 cây xanh tại Hà Nội vấp phải sự phản đối kịch liệt của công chúng vào thứ 5 (19/3) với tiêu đề "Kế hoạch đốn hạ cây xanh của Hà Nội khiến công chúng bất bình".
Tờ báo còn nhắc đến trang Facebook có tên “6.700 người vì 6.700 cây xanh” được lập ra nhằm mục đích phản đối kế hoạch này. Trang Facebook trên đã nhận được 23.000 lượt thích chỉ trong 3 ngày.
Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, người đứng đầu thành phố đã xem xét lại kế hoạch xây dựng sau khi dư luận có nhiều phản ứng tiêu cực.
Nhiều ý kiến cho rằng điều này gây lãng phí và ảnh hưởng đến màu xanh của thành phố. Trong khi đó, có ít nhất 500 cây xanh trên đường phố thủ đô Hà Nội đã bị đốn hạ. 
 
Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=33221