Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2020

TIN KHẨN CẤP-Mức Án Cao Nhất Dành Cho NGUYỄN NGỌC NGẠN Sau Khi Xúc Phạm ...

Trò chuyện với những người lính Mỹ gốc Việt


Trò chuyện với những người lính Mỹ gốc Việt

02/03/2010

Trò chuyện với những người lính Mỹ gốc Việt
Tuần này, chúng ta sẽ bàn đến cái đẹp của lòng dũng cảm và tinh thần tự nguyện dấn thân để bảo vệ sự bình yên cho mọi người.
Trong chương trình phát thanh kỳ trước, chúng ta đã nhắc đến những nét đẹp của lòng từ tâm và nhân ái khi nói về các bạn trẻ Việt Nam ở Mỹ tình nguyện tham gia các chuyến y tế nhân đạo hằng năm của Project Vietnam để về nước chăm sóc sức khoẻ cho những người khốn khó. Tuần này, chúng ta sẽ bàn đến cái đẹp của lòng dũng cảm và tinh thần tự nguyện dấn thân để bảo vệ sự bình yên cho mọi người, qua cuộc trao đổi với 4 người lính Mỹ gốc Việt trẻ tuổi đang phục vụ trong các binh chủng khác nhau của quân đội Hoa Kỳ.

Cuộc sống, nếp sinh hoạt, những nghĩa vụ và quyền lợi, cũng như tâm tình của những người lính Mỹ gốc Việt như thế nào? Mời quý vị cùng chia sẻ trong câu chuyện hôm nay với các vị khách mời của chương trình Tạp chí Thanh Niên của đài VOA.
Chinh: Tên em là Phan Vĩnh Chinh, thiếu tá luật sư của hải quân. Em từng đi Iraq 6 tháng từ 2006-2007, hiện em đang là lính trừ bị ở San Diego.

Tín: Em tên là Trần Trung Tín, đại úy hải quân Hoa Kỳ.

Chương:
 Em là Nguyễn Kiên Chương, thượng sĩ thủy quân lục chiến, hiện đang đóng quân ở Los Alamitos, California. Em từng đi Afghanistan cuối năm 2004-2005 và đi Iraq năm 2006.

Triết:
 Đây là Bùi Minh Triết, đại úy lục quân, hiện đang đóng quân ở California, trong lực lượng trừ bị. Triết đi Kosovo từ năm 2008-2009.

Trà Mi: Cảm ơn các anh rất nhiều. Trà Mi rất hân hạnh đựơc làm quen với các anh ở nhiều binh chủng khác nhau, với nhiều kinh nghiệm trong quân ngũ khác nhau. Ở Việt Nam, nghĩa vụ quân sự là điều bắt buộc, ngay cả trong thời bình. Trong khi đó, theo Trà Mi được biết, ở Mỹ thì ngược lại, phải không các anh?

Chinh: Dạ đúng. Đến 18 tuổi, thanh niên ở đây phải ký tên đăng ký với Sở Quân vụ (Selective Service). Mình ký nhưng không bị bắt buộc đi quân dịch trừ khi nào nhà binh cần mà họ thiếu người. Ngoài ra, việc đi lính là tự nguyện, chứ không bắt buộc.

Trà Mi:
 Ai cũng biết đời lính đầy gian khổ và hiểm nguy. Vì sao các anh lại tự nguyện đi lính giữa bối cảnh nước Mỹ trong những năm gần đây có tham chiến ở một số nơi rất nguy hiểm như Iraq hay Afghanistan chẳng hạn?

Tín: Lúc em đang học đại học, em không biết hướng đời của mình sẽ đi đâu, em mới chọn vào hải quân Hoa Kỳ. Lúc vào đây giống như mình tìm lại đựơc gia đình của mình một lần nữa. Em đã tìm cho mình một hướng đi tốt đẹp và xứng đáng. Cuộc sống sau 9 năm trong hải quân Hoa Kỳ em đã có cơ hội từ hạ sĩ quan lên làm một sĩ quan và quân lực Hoa Kỳ đã gửi em đi học miễn phí.
Trò chuyện với những người lính Mỹ gốc Việt
Trò chuyện với những người lính Mỹ gốc Việt
Triết: Nguyên nhân khiến mình gia nhập quân đội là vì ngày xưa khi mình đến Mỹ, mình đã mang ơn đất nước này. Người ta đã mở rộng vòng tay đón người Việt Nam mình, nhất là những thuyền nhân. Mình nghĩ nếu mình đã mang ơn một đất nước nào, một người nào, thì mình sẽ làm một điều gì đó để trả ơn họ. Thì không có cách gì hay bằng việc gia nhập quân đội để cống hiến thời gian của mình để trả ơn đất nước này. Khi vào rồi, mình thấy đời sống quân ngũ rất thích hợp với mình, đã giúp mình rèn luyện được nhiều kỷ luật, nhiều ý chí, lại học hỏi đựơc rất nhiều điều. Cho nên, từ đó tới giờ mình vẫn chưa ra.

Chinh: Nói thiệt là em cũng muốn vào quân ngũ để có dịp được đi chơi. Bởi vì vào hải quân, mình có thể đi nhiều nước khác để học hỏi mà nếu chỉ đi du lịch thì không có đựơc cơ hội đó. Lý do này cộng với những gì mà mấy anh đã nói.

Trà Mi:
 Dạ nhưng đi chơi kiểu này thì có phần nguy hiểm, phải không anh?

Chinh: Nhưng chị biết không, mình giống như một chiếc lá bay vậy. Nếu trời Phật thương thì mình đi về may mắn chứ không sao đâu.

Trà Mi: 
Là những người đang trong quân ngũ Hoa Kỳ, các anh có thể chia sẻ với bạn nghe đài khắp nơi về đời sống cũng như môi trừơng rèn luyện của ngừơi lính Mỹ như thế nào không?

Chương:
 Em là hạ sĩ quan. Ba anh kia là sĩ quan. Thường lính hạ sĩ quan ở Hoa Kỳ đăng ký đi lính xong sẽ trải qua khoảng 3 tháng quân trường, theo như thủy quân lục chiến. Sau đó, mình được vô trường để học các ngành nghề của mình. Cho nên, em được đi học thêm 2,5 tháng ở trường bộ binh nữa. Rồi em được đưa đi ra chỗ binh chủng của mình. Đội mình đi đâu thì mình phải đi theo đó. Thường thủy quân lục chiến mỗi ba năm được dời đi một chỗ khác.

Trà Mi:
 Thời gian phục vụ quân đội có quy định ít nhất và dài nhất là bao nhiêu năm không?

Chương: 
Đối với thuỷ quân lục chiến, thường mình đăng ký 4 năm. Sau 4 năm đó, nếu muốn đi thêm, mình xin được gia hạn. Nếu đựơc chấp nhận thì mình được đi thêm. Đi đến 20 năm thì mình có thể được về hưu.

Trà Mi: 
Đúng 20 năm phải về hưu?

Chương:
 Có thể đi hơn 20 năm, nhưng bắt đầu 20 năm là mức có thể về hưu.

Trà Mi: Thế có quy định thời gian tối đa phải về hưu không?

Chương:
 Có, tối đa là 30 năm, nhưng cũng tùy chức vụ mình nắm giữ lúc đó.

Triết: Mình vào không quân 4 năm, cũng là hạ sĩ quan. Mình được cho học những cái nghề. Khi ra, mình có được học bổng để trở lại đi học. Khi Triết học xong, ra trường mình xin vào trường sĩ quan trừ bị bên quân y.

Trà Mi: Các anh nói được học những “cái nghề”, đó là những nghề chuyên môn trong quân đội hay những nghề dân sự bên ngoài nữa?

Triết: 
Tùy theo từng binh chủng khác nhau. Lúc ở trong không quân, mình được học ngành thầu khoán, có thể sửa chữa nhà cửa, nhưng chuyên môn quân sự là cái cốt yếu.

Trà Mi: Những anh khác có gì chia sẻ thêm không?

Chinh: Em là luật sư cho hải quân. Em học xong trường luật rồi mới vào hải quân. Mình phải đậu được một cái bằng trước khi hải quân nhận mình vào.

Trà Mi: Có phải quy định của hải quân cao hơn những binh chủng khác? Trà Mi hiểu là chỉ cần tốt nghiệp trung học thì có thể gia nhập quân ngũ. Điều đó đúng không?

Chinh: Thưa đúng, nhưng cũng tuỳ theo cái ngành mình làm nữa. Ví dụ làm bác sĩ hay luật sư cho hải quân thì phải đậu cái bằng chuyên môn của tiểu bang. Sau đó mình mới được nhận vô. Khi nhận vô rồi mình thực tập thêm nữa.
Tín: Điều kiện để đựơc làm sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ là phải có một bằng cử nhân trở lên. Nhưng điều này không có nghĩa là các hạ sĩ quan trong quân lực Hoa Kỳ không có bằng cấp. Nhiều anh em là hạ sĩ quan nhưng họ đã có bằng cấp rồi. Tuy nhiên, nếu muốn làm sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ mà không kinh qua con đường của một hạ sĩ quan thì mình phải có bằng cấp trước mới vào được vị trí này.

Trà Mi:
 Trong lúc phục vụ quân ngũ, các anh được phép về thăm nhà bao lâu một lần?

Chinh:
 Mỗi năm mình đựơc 30 ngày nghỉ.

Trà Mi: Mình cũng được nghe nói rằng ở Mỹ khi phục vụ quân ngũ thì cũng đựơc lãnh lương như phục vụ dân sự vậy, phải không các anh?

Triết: Khi bị kêu đi hiển dịch, hoặc được gửi ra chiến trường, tuỳ theo chỗ mình làm họ có cho mình thì mình mới đựơc quyền lợi đó.

Trà Mi:
 Nghĩa là có lương hay không cũng tùy quy định từng vùng, thành phố, tiểu bang, hoặc nơi mình đang phục vụ?

Tín: Đó là anh Triết và anh Chinh đang nói về quân dự bị. Còn những người giống anh Chương với Tín đây là đang hiển dịch thì có lãnh lương của chính phủ.

Trà Mi:
 Nề nếp sinh hoạt thường nhật của các anh như thế nào, trong vòng kỷ cương nghiêm ngặt hay cũng có chút thoải mái, tự do, có giờ vui chơi, giải trí, liên lạc với gia đình?

Tín: 
Như Tín là đại uý trong hải quân, đang làm việc trên chiến hạm của hải quân Hoa Kỳ. Cứ mỗi 5 giờ làm việc thì mình có 5 giờ để ngủ. Có rảnh thì mình viết thư, email, hoặc lâu lâu gọi về nói chuyện với gia đình qua computer.

Trà Mi: Xin được hỏi thăm bên lục quân hay thủy quân lục chiến?

Triết:
 Lục quân mình sáng ra phải tập thể dục. Mình làm việc một ngày cũng 8-10 tiếng. Sau đó mình cũng có thời gian để học hỏi thêm hoặc giải trí với bạn bè. Đó là những người đang trong hiển dịch, đóng tại trong trại lính. Còn những người trong trừ bị như Triết, mỗi tháng mình phải vào trong đó 2 ngày, rèn luyện thêm chuyên môn quân sự hoặc học hỏi thêm về ngành nghề của mình, tập lại để đừng quên.
Trò chuyện với những người lính Mỹ gốc Việt
Trò chuyện với những người lính Mỹ gốc Việt
Trà Mi: Lính thuỷ quân lục chiến thì ra sao, anh Chương?

Chương: Khi tụi em đi rừng để huấn luyện hoặc đi qua Iraq, Afghanistan, hay mấy nứơc khác thì thời khoá biểu của mình cũng khác. Có nhiều khi phải làm việc 24/24 mỗi ngày.

Trà Mi:
 Trong lúc các anh hiển dịch, sự tiếp cận của các anh với thế giới bên ngoài như thế nào?

Chương:
 Khi làm việc thường nhật xong, đến tối, nếu mình chưa có vợ, thì mình về phòng ở mà được cung cấp. Trong phòng đó, mình muốn có TV, internet, phone…v..v.., muốn bỏ gì vô thì bỏ, mình có đầy đủ tiện nghi. Nếu đã cưới vợ, sau giờ làm việc mình được về nhà, ngày hôm sau trở lại làm thôi.

Trà Mi: Nghe nói những người lính Mỹ đóng quân ở căn cứ nào thì được đem theo vợ con, nếu đã lập gia đình?

Triết: 
Mình bên quân y, tuỳ theo từng đơn vị chỗ đóng quân như thế nào. Chẳng hạn nếu đi qua Hàn Quốc, nhiều nơi họ không chấp nhận cho gia đình mình đi theo. Tuy nhiên thường những căn cứ trong nước Mỹ thì gia đình có thể đi theo, hoặc ở trong trại lính, hoặc ở bên ngoài.

Trà Mi:
 Nếu gia đình đi theo, phương tiện ăn ở-sinh hoạt có phải tự túc?

Triết:
 Nếu ở ngay trong trại lính thì không phải trả tiền. Còn nếu ở bên ngoài thì quân đội sẽ cho tiền phụ cấp.

Trà Mi:
 Có những nơi trở thành các khu vực chuyên biệt cho quân đội sinh hoạt, giống như những thành phố thu nhỏ dành riêng cho người lính và gia đình của họ sinh sống, phải không ạ?

Triết: Dạ có. Cái đó thường nằm trong trại lính. Tất cả những gia đình của quân đội họ ở trong trại lính hết.

Trà Mi: 
Những sinh hoạt trong thành phố thu nhỏ đó có đầy đủ giống một thành phố dân sự bên ngoài hay không?
Triết: Rất đầy đủ, không thiếu một tiện nghi gì hết.
Trà Mi: Trong lúc các anh đang hiện dịch mà muốn đi học thêm, thì các anh học ngay trong doanh trại luôn hay các anh có giờ học riêng, ngoài giờ phục vụ quân đội, để ra các trường bên ngoài học?

Tín: Tùy từng nơi. Có nơi họ mướn các giáo sư đến dạy. Chẳng hạn trên chiến hạm, trong các chuyến hải hành 6 tháng như vầy thì thường có giáo sư bay ra giảng dạy. Cứ mỗi 3 tháng họ lại đổi người ra dạy.

Triết:
 Bên bộ binh thì họ cho đi học, hoặc học hàm thụ trên internet, hoặc có lớp mở ngay trong trại lính. Trong thời gian học, nếu mình đang hiển dịch thì không phải trả tiền. Còn nếu mình đang trong trừ bị thì chính phủ sẽ trả cho mình 75%.

Trà Mi: Sau khi xuất ngũ, người lính Mỹ có những cơ hội như thế nào trong đời sống, công ăn việc làm?

Chinh: Ra quân đội, cơ hội của mình sẽ cao hơn nếu trong thời gian phục vụ mình làm tốt.

Triết: Những quyền lợi mà chính phủ dành cho cựu quân nhân rất nhiều, nhưng để mình tóm tắt những cái chính. Thứ nhất, mình có thể được tiền để đi học. Thứ nhì, mình có thể mua nhà với tỷ lệ tiền lợi đặc biệt của chính phủ dành cho. Sau 20 năm phục vụ, mình sẽ có được hưu bổng hoặc những khoản trợ cấp về y tế.

Trà Mi:
 Trong đây có anh từng đi tham chiến ở các chiến trường nguy hiểm như Iraq hay Afghanistan, nơi mà sự nguy hiểm không chỉ nằm giữa các lằn đạn mà nó luôn rình rập đe doạ từ các vụ tấn công tự sát. Các anh có những kinh nghiệm vui buồn, hay những câu chuyện chiến trường nào muốn chia sẻ không?

Chinh: Lúc mình đi xa nhà vào những dịp lễ thì thiệt là nhớ và buồn, vì không đựơc có thời gian cùng gia đình ăn lễ. Cho nên lý do mà tụi em muốn tạo ra Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt VAAFA là để giúp các anh em đi sau. Tới những dịp lễ, mình gửi quà cho họ để họ biết là mình vẫn nhớ tới họ.

Trà Mi:
 Là người gốc Việt tóc đen da vàng, khi khoác lên mình bộ quân phục Hoa Kỳ, tới những chiến trường xa xôi nguy hiểm, tham dự vào những cuộc chiến mà đôi khi chính người Mỹ cũng lên án, như chiến trường Iraq chẳng hạn, cảm tưởng của các anh như thế nào?

Triết: Đây là đất nước của mình, đây là nghĩa vụ và là sự tự nguyện của mình. Da vàng, trắng, hay đen gì đi nữa thì máu cũng màu đỏ cả. Khi mình đã khoác áo lính vào rồi thì tất cả đều là anh em của nhau hết.

Trà Mi: Bây giờ xin đựơc hỏi về những niềm vui đời lính. Những người lính Mỹ gốc Việt, các anh có những niềm vui nào để chia sẻ với bạn nghe đài không?

Chinh: Em thấy trong quân đội Hoa Kỳ, sự công bằng cao lắm. Hai nữa, sau khi tụi em tạo ra Hội Quân nhân người Mỹ gốc Việt thì càng vui hơn nữa vì mình có chung lịch sử và ngôn ngữ với nhau.

Trà Mi:
 Nếu có một lời nhắn gửi tới những thanh niên đồng trang lứa, các anh sẽ nói gì?

Chinh: Em thấy rằng cơ hội của mình rất là tốt. Ngoài sự nguy hiểm, đôi khi cực khổ hay phải đi xa gia đình, nhưng nếu mình có đựơc cơ hội để làm được điều gì hơn cái cá nhân của mình, để giúp dân, giúp nước, bảo vệ độc lập, thì em thấy mình nên làm. Lý do mình làm là mình muốn bảo vệ những gì mà mình thương.

Trà Mi: 
Đó cũng là thông điệp chính mà các anh, những quân nhân đang phục vụ trong quân ngũ Hoa Kỳ, muốn gửi gắm trong chương trình hôm nay. Xin cảm ơn các anh rất nhiều đã dành thời gian tham gia chương trình này, và thân chúc các anh thành công trong binh nghiệp và được nhiều bình an trong cuộc sống.

Trà Mi hẹn mang đến quý vị và các bạn một câu chuyện mới trong chương trình kỳ tới. Mong quý vị, nhất là các bạn trẻ, đón nghe tiết mục Tạp chí Thanh Niên của đài VOA trong chương trình 10 giờ tối thứ ba mỗi tuần.


    1-1-202O TIẾNG NÓI CỤC DÂN VẬN:MÙA XUÂN MỚI VỀ.

    Sĩ quan Mỹ ở nhà bao nhiêu tiền ? Housing for US Military Officer - Sail...

    Quyền lợi của vợ lính Mỹ - Military Spouse benefits - Sailor Family

    �� Đi Lính Mỹ Được Hưởng Những Phúc Lợi Gì [2019]

    �� Đi Lính Mỹ Được Hưởng Những Phúc Lợi Gì [2019]

    Quan hệ với Trung Quốc: ‘Chính phủ Việt Nam phải nghe dân, bằng không sẽ mất hết quyền lợi dân tộc’ RFA


    Quan hệ với Trung Quốc: ‘Chính phủ Việt Nam phải nghe dân, bằng không sẽ mất hết quyền lợi dân tộc’

    Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, Thượng Tướng Ngụy Phượng Hòa tại Trụ sở Bộ Quốc phòng ở Hà Nội ngày 27/05/19.
    Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, Thượng Tướng Ngụy Phượng Hòa tại Trụ sở Bộ Quốc phòng ở Hà Nội ngày 27/05/19.
    Courtesy: chinhphu.vn

    Vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp

    Mặc dù bên cạnh sự kiện tranh chấp tại Bãi Tư Chính do Trung Quốc có động thái lấn át Việt Nam ngày càng gia tăng căng thẳng suốt hơn 4 tháng dài trong năm 2019, tuy nhiên truyền thông quốc nội luôn đăng tải những thông tin về mối quan hệ Việt-Trung được duy trì trên tinh thần hữu hảo qua các hoạt động liên quan ngoại giao, quốc phòng và thương mại.
    Trong lĩnh vực thương mại, Tổng cục Hải quan Việt Nam cho biết tính đến hết tháng 11 năm 2019, thương mại song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc vượt con số 100 tỷ đô la Mỹ (USD). Trước đó, vào năm 2018, thương mại song phương giữa hai nước cũng đạt con số tương tự đồng thời Trung Quốc đứng thứ 3 trong số các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với vốn đăng ký lên đến 13,4 tỷ USD cho hơn 2.000 dự án.
    Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 10 năm 2019, Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc hơn 62 tỷ USD, tăng mạnh gần 9 tỷ so với cùng kỳ năm 2018. Trong khi đó xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong 10 tháng đầu năm 2019 chỉ đạt gần 33 tỷ USD, giảm khỏang 500 triệu USD so với cùng kỳ năm trước đó và được ghi nhận là thâm hụt lớn trong quan hệ ngoại thương với Trung Quốc đang bị nới rộng.
    Trong lĩnh vực ngoại giao và quốc phòng, các chuyến viếng thăm của giới chức cấp cao hai nước như Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc-Thượng Tướng Ngụy Phượng Hòa, dẫn đầu đoàn đại biểu quân sự cấp cao Trung Quốc sang thăm Việt Nam hồi hạ tuần tháng 5 hay bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cùng phái đoàn Việt Nam sang thăm Trung Quốc vào trung tuần tháng 7 được truyền thông loan báo năm 2019 là năm “bản lề mang tính đột phá” trong quan hệ quân đội cũng như tiếp tục đưa mối quan hệ Việt-Trung “phát triển lành mạnh và ổn định”.

    Những hệ lụy xấu Việt Nam gánh chịu

    Nhà văn Phạm Viết Đào, người vừa cho ra mắt bản thảo bút ký-tiểu luận-điều tra có nhan đề “Vị Xuyên và thế sự Việt-Trung”, vào tối ngày 2/1 lên tiếng với RFA rằng những thông tin tốt đẹp về quan hệ Việt-Trung như thế không phản ảnh trung thực được tinh thần và cảm nhận của người dân Việt Nam đối với Trung Quốc.
    Qua ghi nhận của Nhà văn Phạm Viết Đào, ông nói rằng dân chúng tại Việt Nam rất “căm ghét” các nhà đầu tư đến từ Hoa Lục và những con số hàng trăm tỷ USD trong thương mại và đầu tư của Trung Quốc ở Việt Nam không thể nào so sánh được với những hậu quả nghiêm trọng mà người dân Việt Nam đang gánh chịu. Nhà văn Phạm Viết Đào lý giải:
    Quan trọng nhất, tiêu cực nhất là Trung Quốc ép ba mặt trận: là phải công nhận chủ quyền của họ ở Biển Đông (vấn đề đó là họ rất nhất quán trong việc độc chiếm Biển Đông thông qua tuyên bố về đường 9 đoạn); không được khai thác ở đây và không được tập trận chúng với các nước ở xung quanh. Thế thì Việt Nam phản đối lại bằng cách vẫn tiếp tục với các nước ở bên ngoài khu vực cùng khai thác dầu mỏ, đặc biệt là Nga. Thứ hai nữa là Việt Nam không chấp nhận đường lưỡi bò thuộc chủ quyền của Trung Quốc...
    -Tiến sĩ Hà Hòang Hợp
    “Rõ ràng là chưa bao giờ như năm nay mà môi trường của Việt Nam, chẳng hạn ở Hà Nội lại ngột ngạt đến như thế. Nhiều nhà khoa học cho rằng đấy là do nguyên nhân từ các nhà máy nhiệt điện của Trung Quốc tống sang Việt Nam. Thứ hai nữa là những đồng tiền đầu tư của Trung Quốc uy hiếp đến nền kinh tế, có thể nói đấy là những đồng tiền đầu tư làm phá hoại nền kinh tế, làm mất ổn định và khiến Việt Nam thành con nợ.
    Ví dụ, hàng chục dự án mà báo chí đã nói nhiều rằng những dự án đấy không mang lại lợi ích gì cho Việt Nam cả, mà lại làm hỏng tất cả kết cấu hạ tầng trong đó có hai dự án gần đây báo chí nêu rất rõ. Đấy là dự án về Gang-Thép Thái Nguyên. Dự án này lúc đầu phê duyệt khỏang 4 nghìn tỷ đồng, vào khoảng 200 triệu USD. Thế bây giờ vọt lên đến 8 nghìn tỷ, tức là tăng thêm lên 400 triệu USD. Nếu như tăng đầu tư mà tạo ra sản phẩm thì cũng được, nhưng lại thành đống sắt gỉ. Đấy là dự án lớn, còn những dự án tầm 50-70 triệu USD giống như thế thì rất nhiều. Hay dự án Đường sắt Cát Linh-Hà Đông, khởi đầu có trên 8 nghìn tỷ đồng còn bây giờ lên 18 nghìn tỷ mà không biết bao giờ dự án này vận hành trong khi tiền tăng lên như thế. Có một nguồn tin nói rằng tiền lãi trả hàng năm cho dự án này là 5-6 nghìn tỷ đồng. Thế thì bây giờ trở thành một con nợ như thế thì người dân rất sốt ruột và không chịu được.”
    Nhà văn Phạm Viết Đào cùng một vài nhà quan sát tình hình Việt Nam khác mà Đài Á Châu Tự Do trao đổi còn nhấn mạnh trong năm 2019, Việt Nam bị ảnh hưởng rất nhiều từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, qua tuyên bố của Tổng thống Donald Trump hồi tháng 6 rằng “Việt Nam đang lạm dụng thương mại với Mỹ còn tệ hơn Trung Quốc” và kéo theo nhiều sản phẩm, hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ bị tăng thuế chống bán phá giá như mặt hàng thép hơn 450%.
    Bên cạnh đó, giới quan sát tình hình Việt Nam khẳng định tác động từ Trung Quốc lên Việt Nam qua vấn đề xung đột ở Biển Đông và vùng đồng bằng sông Cửu Long bị hủy hoại sẽ càng thêm nhiều rủi ro và phức tạp.
    Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp, nhà nghiên cứu độc lập làm việc tại Singapore, cho biết thông tin liên quan vấn đề sông Mekong mà Việt Nam nằm ở khu vực hạ lưu của dòng sông này:
    “Về vấn đề Mekong, Trung Quốc dự kiến xây dựng 91 nhà máy thủy điện ở Lào và đã xây được 46 cái. Đồng thời Trung Quốc sẽ xây một loạt các đâp thủy điện giữa Lào và Campuhica, đã được 4 cái. Việc xây dựng này gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sinh thái, sinh quyển, đa dạng sinh học và ảnh hưởng đến toàn bộ sinh hoạt đời sống ở Campuchia và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Bây giờ đã có tác hại rất lớn rồi chứ không phải chờ tới những 30 năm sau nữa. Chuyện này là chuyện Việt Nam chắc chắn không bỏ qua.”
    Hành trình tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc ở phía Bắc Bãi Tư Chính từ ngày 01/07/19 đến 15/07/19.
    Hành trình tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc ở phía Bắc Bãi Tư Chính từ ngày 01/07/19 đến 15/07/19. Courtesy of AMTI
    Về vấn đề căng thẳng ở Bãi Tư Chính giữa Việt Nam và Trung Quốc trong năm 2019, Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp nêu lên nhận định của ông:
    “Quan trọng nhất, tiêu cực nhất là Trung Quốc ép ba mặt trận: là phải công nhận chủ quyền của họ ở Biển Đông (vấn đề đó là họ rất nhất quán trong việc độc chiếm Biển Đông thông qua tuyên bố về đường 9 đoạn); không được khai thác ở đây và không được tập trận chúng với các nước ở xung quanh. Thế thì Việt Nam phản đối lại bằng cách vẫn tiếp tục với các nước ở bên ngoài khu vực cùng khai thác dầu mỏ, đặc biệt là Nga. Thứ hai nữa là Việt Nam không chấp nhận đường lưỡi bò thuộc chủ quyền của Trung Quốc là do Việt Nam dựa theo một nền pháp lý thống nhất gồm Công ước và Luật biển 1982 của Liên Hiệp Quốc (LHQ) và trật tự quốc tế đã được thiết lập từ năm 1947 bởi tất cả các nước dưới ngọn cờ của LHQ.
    Đấy là các điểm tiêu cực từ phía Trung Quốc, tuy nhiên lại là điểm mạnh cho Việt Nam. Mặc dù Việt Nam không nói nặng lời, không nói mạnh nhưng rõ ràng là Việt Nam cương quyết. Tựu trung lại năm 2019 có những điểm lớn không tốt như thế gây ra ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Chính phủ Việt Nam phản ứng như thế rất phù hợp. Nhưng phải đợi đến năm 2020 xem sẽ như thế nào vì tình hình sẽ bộc lộ rõ hơn nữa.”

    Việt Nam-Trung Quốc năm 2020

    Tình hình bộc lộ rõ hơn mà Tiến sĩ Hà Hoàng Hợp vừa đề cập là có thể sẽ xảy ra đụng độ quân sự giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới. Đồng quan điểm với nhà nghiên cứu Hà Hoàng Hợp, ba nhà quan sát tình hình Việt Nam gồm nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan-Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng, Chuyên gia nghiên cứu Biển Đông-Thạc sĩ Hoàng Việt và Nhà báo Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải, trong một cuộc hội luận mới đây với RFA cũng nhận định rằng tình hình căng thẳng ở Biển Đông giữa Việt Nam và Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp diễn và Việt Nam ở vị thế bị áp đảo.
    Nhà văn Phạm Viết Đào khẳng định với Đài Á Châu Tự Do rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ từ bỏ ý muốn áp đảo đối với Việt Nam ở Biển Đông, mà còn ở mọi lĩnh vực khi Việt Nam là một quốc gia nhỏ bé bên cạnh đất nước láng giềng khổng lồ Trung Quốc:
    “Tôi nghĩ những xung đột lợi ích ấy là xung đột sống còn của Việt Nam. Nếu như Trung Quốc bị mất vị thế nước lớn thì họ sẽ cà khịa và gây sự đến cùng. Về phía Việt Nam thì rõ ràng xưa nay vẫn duy trì chính sách hòa hoãn, tức là thương lượng, nhường nhịn họ nhưng nhường nhịn thế nào nữa, đã nhường nhịn đến cùng rồi mà Trung Quốc cũng đâu có dừng lại. Hay là bây giờ Việt Nam thông qua Luật Đặc khu hay chấp nhận đường sắt cao tốc Bắc-Nam thì đó gần như là đầu hàng và bán nước, chứ không còn là nhân nhượng nữa.”
    Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hà Lan-Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng lưu ý rằng trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến, mà trước mắt trong năm 2020 Việt Nam gặp phải tình cảnh gay go trong mối quan hệ tay ba Việt-Trung-Mỹ. Do đó, Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng cho rằng giới lãnh đạo Việt Nam phải thận thận trọng trong các quyết sách chiến lược của quốc gia.
    “Năm nay là năm Việt Nam chuẩn bị Đại hội Đảng. Vấn đề Đại hội sẽ chiếm nhiều thời gian và năng lượng của Việt Nam đối với cả lãnh đạo lẫn các nhà hoạch định chính sách. Vậy thì Việt Nam sẽ phân bổ quỹ thời gian như thế nào giữa ứng phó trong quan hệ tay ba Việt-Mỹ-Trung với ASEAN-Mỹ-Trung (do Việt Nam đảm trách vai trò Chủ tịch ASEAN 2020) bởi vì các tương tác này sẽ là một phép tổng – tích hợp giữa nội trị với ngoại giao của Việt Nam và sự cộng hưởng của hai ‘tay ba’ này sẽ có ảnh hưởng lớn đến đường lối ở Đại hội Đảng sắp tới.”
    Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ, ở Na-Uy phân tích rằng từ năm 2020, thương chiến Mỹ-Trung tiếp diễn như thế nào đều là những dự đoán và không ai biết được một cách chắc chắn điều gì sẽ xảy ra. Tuy nhiên, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ cho rằng Chính quyền Trump sẽ chủ trương chính sách của Hoa Kỳ luôn ở thế mạnh “làm chủ cuộc chơi” và muốn nền kinh tế Mỹ tiếp tục đà tăng trưởng trong bối cảnh nước Mỹ chuẩn bị bầu cử tổng thống nên rất có thể chiến tranh thương mại Trung-Mỹ sẽ không đi quá xa để đẩy kinh tế thế giới đến bờ vực khủng hoảng. Và do đó, các nhà đầu tư sẽ có quyết định đa dạng hóa đất nước đầu tư, trong đó có Việt Nam.
    Vấn đề giải bài toán Trung Quốc như thế nào là vấn đề mà chính quyền nghe dân và theo lòng dân thì có cách. Còn nếu họ vẫn theo nếp cũ thì cứ để cho Đảng và Nhà nước lo thì họ sẽ dẫn đến chỗ mất hết quyền lợi dân tộc
    -Nhà văn Phạm Viết Đào
    Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ lập luận rằng có thể nói Việt Nam được hưởng lợi trong khía cạnh vừa nêu trong năm 2020. Tuy nhiên:
    “Vấn đề của Việt Nam là thiếu lực lượng lao động có tay nghề và thiếu một mạng lưới cung cấp hậu cần cho các nhà sản xuất. Vì vậy mà một số nhà sản xuất sẽ không chọn Việt Nam mà chuyển sang các nước khác như Malaysia hay Thái Lan.”
    Từ Canada, Luật sư Vũ Đức Khanh có cái nhìn lạc quan rằng với vị thế là Chủ tịch ASEAN 2020 và Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhiệm kỳ 2020-2021, đồng thời Việt Nam đang có mối quan hệ tốt với Hoa Kỳ và thế giới phương Tây trong lúc tạm gọi là Trung Quốc ngày càng tỏ ra dã tâm muốn Việt Nam phải bị “thần phục” nên Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo cần thực hiện chính sách đại đoàn kết quốc gia để có đủ nội lực cũng như cần phải xây dựng những giá trị chung đối với thế giới, đặc biệt trong việc bảo vệ và gìn giữ sự ổn định, hòa bình trong khu vực, nhất là tại Biển Đông.
    Còn Nhà văn Phạm Viết Đào thì cho rằng nội lực của quốc gia chính là lòng dân, nhất là:
    “Vấn đề giải bài toán Trung Quốc như thế nào là vấn đề mà chính quyền nghe dân và theo lòng dân thì có cách. Còn nếu họ vẫn theo nếp cũ, cứ để cho Đảng và Nhà nước lo thì họ sẽ dẫn đến chỗ mất hết quyền lợi dân tộc.”
    Nhà văn Phạm Viết Đào khẳng định “Đừng bao giờ tin vào lời phát biểu của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Quốc hội Việt Nam là ‘Lợi ích chung trong quan hệ hai nước lớn hơn bất đồng…’ vì đó chỉ là lời ru nguy hiểm để Việt Nam chịu nằm im trong cái vòng kim cô của Trung Quốc.”

    Việt Nam làm Chủ tịch HĐBA tháng 1, không nêu ra vấn đề Biển Đông



    Việt Nam làm Chủ tịch HĐBA tháng 1, không nêu ra vấn đề Biển Đông

    03/01/2020



    Ngày 02/01, Đại sứ - Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại LHQ Đặng Đình Quý đã chủ trì Họp báo quốc tế đầu tiên trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ tháng 1/2020. Photo UN




    Ngày 2/1, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc Đặng Đình Quý đã chủ trì họp báo quốc tế đầu tiên trên cương vị là Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ tháng 1/2020. Tân Chủ tịch Qúy nói Việt Nam sẽ không đưa vấn đề tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông ra Hội đồng.
    Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) cho biết đây là hoạt động mở đầu cho nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực HĐBA 2020-2021. Trước đó, đại sứ Đặng Đình Quý tuyên thệ trước Hiến chương LHQ tại Lễ thượng cờ.
    TTXVN trích lời đại sứ Đặng Đình Quý phát biểu: “Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp cho các hoạt động chung của hội đồng nhằm đảm bảo tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và thúc đẩy đa phương”.
    Đại sứ Qúy cho biết HĐBA LHQ sẽ tổ chức 27 cuộc họp trong tháng 1 này, sẽ có 2 cuộc tranh luận mở và 11 cuộc họp giao ban, liên quan đến các khu vực từ Trung Á đến Trung Đông và Châu Phi - cũng như đổi mới các nhiệm vụ khác nhau, theo thông cáo của LHQ hôm 2/1.
    Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc liệu Việt Nam với vai trò là Chủ tịch HĐBA LHQ trong tháng 1/2020 có nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông lên Hội đồng xem xét hay không, ông Qúy trả lời là “không,” nhưng nói thêm rằng Việt Nam sẽ “đảm bảo rằng phái đoàn của ông đang theo dõi tình hình [Biển Đông] một cách cẩn thận”.
    Ông Qúy lý giải: “Hội đồng thường có hành động khi một mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế xuất hiện”. Ông nói thêm: “Đề mục đó không nằm trong chương trình nghị sự tháng 1”.


    Phái đoàn Việt Nam chủ trì cuộc họp báo HĐBA LHQ hôm 2/1/2020. Photo UN.
    Phái đoàn Việt Nam chủ trì cuộc họp báo HĐBA LHQ hôm 2/1/2020. Photo UN.
    Liên quan đến cuộc tấn công đang diễn ra tại thành trì cuối cùng của phiến quân ở Syria, ông Quý cho biết Việt Nam ủng hộ giải quyết hòa bình cuộc xung đột Syria kéo dài 8 năm cùng với lệnh ngừng bắn. Ông cho biết ưu tiên số một của đất nước này là bảo vệ thường dân, theo hãng tin AP.
    Trả lời câu hỏi của phóng viên quốc tế về vấn đề Triều Tiên, Đại sứ Đặng Đình Quý cho biết các lệnh trừng phạt đối với Triều Tiên “không phải là kết thúc, các lệnh trừng phạt là một phương tiện, nhưng mục đích cuối cùng vẫn là hòa bình, ổn định và phi hạt nhân hóa trong khu vực”.
    Các phóng viên đặt ra nhiều câu hỏi với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng Đại sứ Qúy nói rằng ông không có đủ thông tin để phản hồi, mặc dù ông có “nghiên cứu,” vì ông mới vừa đảm nhận vai trò Chủ tịch HĐBA trong cùng ngày.
    Các thành viên Hội đồng Bảo an lần lượt giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bảo an theo thứ tự Alphabet của tên nước bằng tiếng Anh. Nhiệm kỳ Chủ tịch kéo dài 1 tháng và phiên Chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ của Việt Nam tiếp theo là vào tháng 4/2021.
    Hội đồng Bảo an gồm 15 thành viên: 5 thành viên thường trực - Trung Quốc, Pháp, Nga, Anh và Mỹ; và 10 thành viên không thường trực có nhiệm kỳ 2 năm do Đại hội đồng LHQ bầu. 10 ghế không thường trực Hội đồng Bảo an được phân theo khu vực địa lý.
    Mỗi thành viên thường trực và không thường trực nắm một lá phiếu, tuy nhiên, chỉ 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết.


    Việt Nam bắt đầu nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc

    Hình minh họa. Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc hôm 30/4/2019
    Hình minh họa. Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc hôm 30/4/2019
     AP
    Ngày 2/1/2019, Việt Nam chính thức đảm nhiệm vai trò là Chủ tịch luân phiên của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp quốc tháng đầu tiên trong nhiệm kỳ 2020 – 2021 tại buổi lễ diễn ra ở trụ sở của Liên Hiệp quốc (UN) tại New York.
    Đại sứ, Trưởng phái đoàn Đại diện thường trực của Việt Nam tại UN Đặng Đình Quý phát biểu tại buổi lễ rằng đây là một vinh dự cho Việt Nam. Ông Quý nói Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức để đóng góp vào công việc của Hội đồng Bảo an nhằm bảo đảm việc tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp quốc và thúc đẩy chủ nghĩa đa phương. Ông đồng thời cũng bày tỏ mong muốn có được sự ủng hộ của các nước đối với những nỗ lực của Việt Nam không chỉ trong Tháng Chủ tịch mà trong cả thời gian tới.
    Trong cùng ngày, Hội đồng Bảo an đã thông qua chương trình làm việc của tháng 1/2020 do Việt Nam đề xuất bao gồm 12 cuộc họp công khai và 15 cuộc họp kín. Các vấn đề được thảo luận bao gồm tình hình Trung Đông, Syria, Yemen, Tây Phi, Sahel, Mali, Libi, Trung Á và Síp.
    Trọng tâm của các hoạt động của Hội đồng Bảo an trong tháng 1 là thúc đẩy tuân thủ Hiến chương Liên Hiệp quốc và tăng cường hợp tác giữa Liên Hiệp quốc và ASEAN.
    Cũng trong năm 2020, Việt Nam nhận ghế Chủ tịch luân phiên của ASEAN.
    Việt Nam đảm nhận hai vai trò quan trọng vào khi đang có những căng thẳng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề tranh chấp ở Biển Đông.
    Một số chuyên gia cho rằng đây là cơ hội để Việt Nam đưa các vấn đề về vi phạm luật quốc tế của Trung Quốc ra diễn đàn quốc tế.
    Hồi tháng 9 năm 2019, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã đề cập đến căng thẳng Biển Đông với Trung Quốc trong bài phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp quốc, dù không nêu tên Trung Quốc trực tiếp.
    Đây là lần thứ hai Việt Nam là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an kể từ năm 2008.
    Việt Nam nhận được 192/193 phiếu thuận tại lần bầu chọn vào ghế thành viên không thường trực nhiệm kỳ này hồi năm ngoái.
    Cùng với Việt Nam, còn có 4 quốc gia khác cũng được bầu vào ghế thành viên không thường trực nhiệm kỳ này là Estonia, Niger, Tunisia Saint và Grenadines.

    Việt Nam bác bỏ cáo buộc “chiếm đảo” của Trung Quốc

    Ảnh minh họa: Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng.
    Ảnh minh họa: Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng.
    AFP
    Việt Nam bác bỏ hoàn toàn cáo buộc của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vào ngày 8/11, cho rằng phía Việt Nam “chiếm đảo” của nước này.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố như vừa nêu trong cuộc họp báo vào ngày 13 tháng 11.
    Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng, vào hôm 8 tháng 11 rằng Việt Nam đã “xâm lược và chiếm đóng” các đảo của Trung Quốc, bà Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh là “Việt Nam bác bỏ hoàn toàn mọi nội dung phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 8/11 về vấn đề chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa”.
    Bà Lê Thị Thu Hằng còn nói thêm rằng Việt Nam đã nhiều lần khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý đối với chủ quyền hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa, cũng như luôn mong muốn giải quyết những tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng đồng thời nhắc lại Việt Nam mong muốn cùng Trung Quốc nỗ lực đóng góp vào sự phát triển mối quan hệ giữa hai nước, duy trì hòa bình, an ninh và ổn định ở khu vực.
    Vào ngày 8/11 vừa qua, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng kêu gọi Việt Nam không “làm phức tạp” vấn đề ở Biển Đông, sau khi một giới chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Việt Nam tuyên bố Hà Nội có thể cân nhắc biện pháp pháp lý trong tranh chấp lãnh hải với Bắc Kinh ở Biển Đông, kéo dài hơn 4 tháng qua tại khu vực Bãi Tư Chính.