- Một số trí thức Việt Nam có nhiều ảnh hưởng trên mạng xã hội mới đây đưa ra những quan điểm có tính chất “xét lại” sự kiện 30/4, ngày Việt Nam gọi là “giải phóng miền Nam” nhưng nhiều người lại coi là “ngày quốc hận”, thu hút hàng nghìn lượt phản ứng và chia sẻ trên mạng.Nguồn:https://www.voatiengviet.com/a/mot-so-tri-thuc-co-cai-nhin-xet-lai-ngay-30-thang-4/4370803.html
Họa sĩ Thành Chương hôm 28/4 đăng một bài ngắn trên Facebook cá nhân, cho biết, năm 1967 ông đã từ chối đi học ở Đức để nhập ngũ, “sẵn sàng hy sinh, chiến đấu cho lý tưởng Cộng Sản cao đẹp và sự nghiệp Chống Mỹ Cứu Nước vĩ đại!”
Đăng cùng bài là tấm ảnh cho thấy một số huân chương, huy chương mà ông được trao, ghi nhận ông “có công” trong quân ngũ. Song họa sĩ nổi tiếng hiện sống ở Hà Nội viết: “Xưa những tấm huân chương, huy chương này là niềm vinh dự tự hào! Nay thấy chúng thật vớ vẩn, vô nghĩa!” Ông cũng tự hỏi “nên giữ hay vứt chúng đi đây???”
Họ hy sinh xương máu như vậy là để phấn đấu cho một đất nước giang sơn liền một dải, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, tiến kịp các nước. Nhưng cung cách quản lý, điều hành đất nước của nhà cầm quyền hiện nay khiến họ buồn quá.Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
Họa sĩ không nói cụ thể những người ông gọi là “một đám” đó là ai. Ông kêu gọi “Xin gác cái quá khứ hào hùng ấy lại! Sống cho hiện tại và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn!”
Bài viết 171 từ của ông đã nhận được ít nhất 5000 phản ứng ủng hộ lẫn chia sẻ trên mạng.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, một blogger có nhiều ảnh hưởng qua các bài viết phản biện về chính quyền, nói với VOA rằng ông thấy “bàng hoàng” về những ý kiến “gay gắt” của họa sĩ 69 tuổi, vốn từng có thời gian dài làm báo và suốt đời không “va chạm gì với chính trị”.
Ông Diện cho rằng quan điểm mới thể hiện của ông Chương cho thấy trong lòng cá nhân họa sĩ, và rộng hơn là nhiều trí thức Việt Nam, họ “nuối tiếc” những hy sinh ở tuổi thanh xuân để rồi nhận lại là một đất nước sau nhiều thập kỷ còn kém phát triển, cùng với tham nhũng tràn lan.
Ông Diện nói với VOA:
“Họ hy sinh xương máu như vậy là để phấn đấu cho một đất nước giang sơn liền một dải, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, tiến kịp các nước. Nhưng cung cách quản lý, điều hành đất nước của nhà cầm quyền hiện nay khiến họ buồn quá. Phản ứng đó là không phải là với quá khứ của cuộc chiến, mà đấy là sự phản ứng của người trí thức từng tham gia cuộc chiến đối với cách điều hành và lãnh đạo đất nước của nhà cầm quyền hiện tại”.
Các con số thống kê chính thức của Việt Nam và các tổ chức quốc tế cho hay GDP đầu người của Việt Nam năm 2017 ở mức 2.385 đôla. Trong khối ASEAN, con số này thua Lào, chỉ hơn Campuchia và Myanmar.
Nếu so sánh với GDP đầu người của Hàn Quốc, con số của Việt Nam chỉ bằng 8% của mức 29.780 đôla mà người Hàn đạt được năm 2017.
Bác sĩ Võ Xuân Sơn, người hay bình luận về đời sống chính trị, xã hội Việt Nam trên mạng xã hội, đã bàn về “cái giá của sự thống nhất” trong bài viết đăng hôm 27/4 trên trang Facebook cá nhân có hơn 50.000 người theo dõi.
Ông viết rằng thời nhỏ khi ông hỏi người lớn rằng tại sao Đức và Triều Tiên không có “chiến tranh giải phóng dân tộc”, ông thường nhận được câu trả lời là “chúng ta yêu nước hơn họ”.
Cuộc chiến mà những người cộng sản Việt Nam gọi là “chống Mỹ cứu nước” kết thúc năm 1975, với chiến thắng lại cho người cộng sản toàn quyền cai trị nước Việt Nam thống nhất.
Giờ đây, ở độ tuổi trung niên, bác sĩ Sơn ở thành phố Hồ Chí Minh tóm tắt lại thực trạng đất nước: “Đạo đức xã hội băng hoại, đất nước bị chia rẽ sâu sắc, xã hội ngày càng mất ổn định, những kẻ trong bộ máy cầm quyền càng ngày càng tham lam, độc ác, người dân càng ngày càng cảm thấy bế tắc, hoang mang”.
Ông cũng nhắc đến một thực tế là hàng triệu người đã bỏ đất nước ra đi “vì kinh tế, vì bức bách, vì chán chường, vì mong muốn một tương lai cho con, cháu...”
Theo báo chí trong nước, chỉ riêng năm 2017, có gần 135.000 người “lao động xuất khẩu” Việt Nam được đưa ra nước ngoài, nâng tổng số người đi làm việc theo hình thức này lên đến khoảng 500.000.
Con số chính thức đó không bao gồm hàng vạn người khác đi làm việc “chui” ở nhiều nước.
Trong khi đó, ở trong nước, giới chuyên gia kinh tế dẫn các số liệu khẳng định khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đang thể hiện vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Họ đóng góp đến 1/5 GDP, 3/4 cho xuất khẩu và 1/4 vốn đầu tư toàn xã hội. Trong số các doanh nghiệp FDI có nhiều hãng của Hàn Quốc và Đức thuê hàng trăm ngàn người lao động Việt Nam.
Đề cập đến hơn 3,3 triệu người Việt Nam thiệt mạng trong chiến tranh, bác sĩ Võ Xuân Sơn nêu ra kết luận: “Cái giá mà chúng ta phải trả cho thống nhất đất nước thật sự là quá đắt. Đấy là chưa kể, chúng ta đang trở thành những kẻ làm thuê rẻ mạt, đang bị chính những kẻ ‘không yêu nước bằng chúng ta’ sai khiến, bóc lột”.
Bên cạnh những cái nhìn bày tỏ thất vọng, đã xuất hiện ý kiến kêu gọi nhà nước và xã hội kỷ niệm ngày 30/4 theo hình thức khác.
Luật sư Nguyễn Danh Huế đề xuất qua Facebook cá nhân rằng nên lấy tên gọi chính thức là “ngày thống nhất” và cũng là “ngày đại đoàn kết toàn dân”.
Theo ông, thay vào “tổ chức kỷ niệm tưng bừng chiến thắng” sẽ là các lễ tưởng niệm những nạn nhân của chiến tranh trên khắp đất nước, thắp hương tưởng nhớ những người lính “tại các nghĩa trang cả 2 phía”.
... người cộng sản khi họ đã nghĩ điều gì thì họ không bao giờ thay đổi. Và nó như một cái đinh đã đóng chết vào một bức tường. Không bao giờ họ thay đổi ... Và chúng tôi cũng không thấy dấu hiệu nào về việc hòa hợp hòa giảiTiến sĩ Nguyễn Xuân Diện
Luật sư cho rằng những việc nêu trên “nếu không làm ngay thì sẽ muộn”.
Nhưng dưới con mắt tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, đề xuất của ông Huế - dù được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội - dường như vẫn chỉ là những lý tưởng đẹp khó trở thành hiện thực, dù nó nói lên khát vọng của đông đảo những người ở cả hai phía.
Ông Diện đưa ra lý do:
“Khó lắm. Bởi vì là người cộng sản khi họ đã nghĩ điều gì thì họ không bao giờ thay đổi. Và nó như một cái đinh đã đóng chết vào một bức tường. Không bao giờ họ thay đổi. Cái đó rất khó. Và chúng tôi cũng không thấy dấu hiệu nào về việc hòa hợp hòa giải”.
Hôm 27/4, báo chí Việt Nam đăng một bài viết dài của chủ tịch nước Trần Đại Quang về “kỷ niệm 43 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.
Bài viết dài hàng nghìn từ, như thường lệ, dành phần lớn để ca ngợi thắng lợi do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Toàn bài chỉ có một câu ngắn nói về “xây dựng con người Việt Nam yêu nước, đoàn kết, có năng lực sáng tạo, trung thực, trách nhiệm và nhân ái”, trong khi không có bất cứ từ “hòa hợp” hay “hòa giải” nào.
Phản hồi:
Hai Lúa ·Works at Self-employedNgày 30/4 là ngày " Hà Nội được giải phóng " ( miền Nam có sống khổ đâu mà phải " giải phóng" chỉ vì dân miền Nam thuộc loại " đứng núi nầy trông núi nọ" . Đến nổi khi tiến vào Sài Gòn du kích miền Nam còn cho rằng như vào chổ không người , bộ đội trên xe tank có thể " nấu mì gói ". Chính vì thế mà miền Nam khi đánh chiếm ít có sự đổ máu ! .Từ một " nơi" chưa hề biết " bồn vệ sinh" được sử dụng ra sao ( bộ đội dùng để nuôi cá ) , chưa hề biết lò xo bình nước nóng để làm gì ( họ dùng để nấu nước trực tiếp ) chưa biết dùng khăn để chùi miệng ( cán bộ , bộ đội dùng đủa để chùi miệng) , còn chưa biết đồng hồ có bao nhiêu cửa sổ ? cũng chưa hề ly nước đá tại sao có bọt chung quanh miệng cứ cho là ly bị vở ? và trong ba lô lúc nào cũng chứa " mì chính ( bọt ngọt) là gia vị thức ăn "chủ lực"....v.v. còn nhiều thứ " ngơ ngẩn" tưởng chừng như từ một " hành tinh" nào đó tới Sài Gòn ...Sau 43 năm đã tự " sướng" cho rằng HN là " trung tăm văn hóa, trí tuệ của cã nước " ( chỉ thấy toàn mua bằng , nhờ cấp dưới học " hộ" lấy bằng , mua quan bán chức ) . Hà Nội có "trai thanh gái tú " . Xài hàng hiệu là chứng ming đẵng cắp" ra nước ngoài đi đến đâu là trộm cắp " hàng hiệu ) đến đó ( bên Nhật ) ! Trước thời 1975 cũng chính vì chế độ VNCH quan cấp cao nào cũng " tham nhũng" , dân thì than oán. Đồng minh Mỹ thì phải " bỏ chạy lấy người" ! Nhìn dòng lịch sử thì tình trạng bây giờ " tham thũng , tham ô, tham vặt" có thể nói từ một " nhân viên quèn" cho tới lảnh đạo cấp TW...tiền kiếm vào thì chỉ có một đồng còn mất thì cã tỷ đồng ...cán bộ thì mạnh ai cứ " vơ vét" đến nổi ngân sách không còn tiền , nợ nần chồng chất các ngân hàng thế giới ...bây giờ Nhà nước còn " sống" là nhờ vào các DN FDI ( đầu tư nước ngoài ) , tiền kiều hối kiều bào hải ngoại, công dân trong nước đi lao động...v.v nếu như một ngày nào đó không còn DN FDI đầu tư ở VN họ rút về hết, kiều hối không còn ( thế hệ sau thì chắc chắn là không gửi VN nữa rồi ..). Nhìn thấy cã một hệ thống chính trị " lôi đâu là thấy tham nhũng tới đó! " Không lẽ đồng bào trong nước phải trở về thời kỳ cách đây 43 năm là " ăn bo bo " độn gạo lại hay sao ? chuyện gì cũng có thể xảy ra !
Tôi xin trích và tóm lược lại lời của một " cụ bà " Biệt động Sài Gòn -Gia Định " tại bến Cát Bình Dương . Cụ còn nói rằng : cục muối thì HN chia đôi- còn cục đường thì họ muốn cướp hết !
Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018
Một số trí thức Việt có cái nhìn ‘xét lại’ ngày 30/4
Sĩ quan Kiểm Huấn Bộ TTM/TCQH/QL.VNCH- Tù binh cải tạo/QL.VNCH
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét