Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Chiếm được Biển Đông, TQ sẽ 'Phần Lan hóa' Việt nam, Philippines


Chiếm được Biển Đông, TQ sẽ 'Phần Lan hóa' Việt nam, Philippines

21.06.2015 | 09:17 AM


Biển Đông là một khu vực có vị trí chiến lược đối với Trung Quốc tương tự như biển Caribe với Mỹ trong giai đoạn thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.


Tờ The Globe and Mail mới đây đã có bài phỏng vấn về vấn đề Biển Đông với học giả người Mỹ Robert D. Kaplan, thành viên Trung tâm An ninh mới của Mỹ, giáo sư thỉnh giảng Học viện Hải quân Hoa Kỳ, biên tập viên tạp chí The Alantic.
sao ông cho rằng Biển Đông là một trong những khu vực có vị trí địa lý quan trọng nhất trên thế giới?


Học giả người Mỹ Robert D. Kapman.

Biển Đông với Trung Quốc tương tự như biển Caribe đối với Mỹ trong giai đoạn thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Hoa Kỳ đã trở thành một cường quốc bằng cách thống trị vùng biển Caribe. Khi đó, người Mỹ kiểm soát khu vực Tây bán cầu và làm thay đổi cán cân quyền lực ở Đông bán cầu, nơi diễn ra Chiến tranh thế giới cũng như Chiến tranh Lạnh.
Nếu như Trung Quốc có thể chiếm ưu thế trên Biển Đông, Bắc Kinh mở ra cách cửa đến khu vực rộng lớn hơn ở Thái Bình Dường, qua eo biển Malacca, đến Ấn Độ Dương và tiếp cận với khu vực giàu dầu mỏ ở Trung Đông. Ngoài ra, nếu Trung Quốc kiểm soát Biển Đông, nươc này có thể "Phần Lan hóa" Việt nam và Philippines, khiến cán cân quyền lực châu Á thay đổi.
"Phần Lan hóa" là một phần chiến lươc của Trung Quốc trên Biển Đông?
Trong Chiến tranh Lạnh, "Phần Lan hóa" là một chiến lược thành công của quân đội Liên Xô. Phần Lan hoàn toàn độc lập nhưng bị chi phối bởi chính sách đối ngoại. Do vậy, Phần Lan không thể gia nhập NATO hay làm những việc mà ảnh hưởng đến quyền lợi của Nga.
Đối với trường hợp của Việt Nam, Philippines hay Malaysia, đa số những quốc gia này hoàn tách biệt với Trung Quốc nhưng chính sách đối ngoại có liên quan đến Bắc Kinh. Đây cũng là bước tiến của Trung Quốc trong việc kiểm soát vùng lãnh thổ Đài Loan.
Vì sao Trung Quốc bất ngờ gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng?
Sau Chiến tranh thế giới lần 2 và Chiến tranh Lạnh, các quốc gia ở Biển Đông đều phải giải quyết những xung đột nội bộ. Trong nhiều thập kỷ, những nước này không phát triển tiềm lực quân sự. Nhưng điều đó đã thay đổi. Một số quốc gia đã xây dựng hải quân và không quân quy mô và bắt đầu hướng đến Biển Đông.
Trong khi Trung Quốc không còn duy trì được mức tăng trưởng kinh tế hai con số hàng năm. Áp lực kinh tế, dân số cũng như chủ nghĩa dân tộc đã đẩy Bắc Kinh xây dựng đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông
Phụ thuộc lẫn nhau với Trung Quốc, liệu Mỹ sẽ lùi lại trong căng thẳng Biển Đông?

This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 780x489.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong chuyến thăm Việt Nam.

Chính sách của Mỹ liên quan đến hai vấn đề. Điều đầu tiên là ngăn chặn việc "Phần Lan hóa" các quốc gia ở Biển Đông nhưng vấn đề thứ hai là tránh xung đột quân sự với Trung Quốc.
Bởi Mỹ-Trung luôn duy trì mối quan hệ song phương quan trọng nhất trên thế giới. Do vậy, một mặt Mỹ cần phải bảo vệ đông minh như Philippines, mặt khác không thể để Philippines đẩy Mỹ vào cuộc chiến tranh với Trung Quốc.
Liệu Mỹ có thúc đẩy các quốc gia ở Biển Đông liên minh chống lại Trung Quốc?
Mỹ rõ ràng sẽ tiếp tục việc tuần tra trên Biển Đông và biển Hoa Đông. Bởi Hoa Kỳ không thể đơn thuần rút lực lượng quân sự khỏi Biển Đông. Mỹ sẽ tiếp tục tuần tra nhưng không muốn dẫn đến một cuộc đối đầu quân sự.
Thách thức của Lầu Năm Góc là việc buộc Trung Quốc làm chậm lại quá trình thống trị quân sự ở Biển Đông. Trong vòng 10-15 năm tới, thế giới có thể sẽ thay đổi rất nhiều. Trung Quốc cũng có những vấn đề khác cần phải giải quyết như khủng hoảng kinh tế, vấn đề nổi dậy ở các khu tự trị hay nội bộ chính trị thay đổi.
Liệu trong tương lai có xảy ra căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc?
Điều này hoàn toàn có thể. Việt Nam là một thách thức lớn nhất với Trung Quốc ở Biển Đông. Philppines là đồng minh của Mỹ, tương tự như Nhật Bản và Hàn Quốc. Nhưng tiềm lực quân sự Philippines hết sức yếu kém.
Trong khi đó, Việt Nam đã có lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm từ phương Bắc. Việt Nam cần sự hiện diện của Mỹ trên Biển Đông như một yếu tố ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.



Hải quân trở thành lực lượng lòng cốt trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam
Nhiều người cho rằng sức mạnh hải quân ngày nay quan trọng tương tự như giai đoạn thế kỷ 18-19. Ông có nghĩ rằng điều này vẫn có tầm ảnh hưởng đến vấn đề địa chính trị?
Điều này là hoàn toàn hiển nhiên. Chúng ta đang trong thời đại toàn cầu hóa với những tàu chở hàng container cỡ lớn. Hải quân đóng vai trò hết sức quan trọng trong để đảm bảo an ninh tại các tuyến đường giao thông và hàng hải trên biển.
Đa số con người đều tập trung sinh sống tại như khu vực gần bờ biển, do vậy hải quân sẽ vấn đóng vai trò chủ chốt trong tương lai cùng với lực lượng không quân. Hải quân Mỹ là yếu tố chiến lược của Hoa Kỳ, lớn hơn nhiều so với kho vũ khí hạt nhân.
Đăng Nguyễn

Nguồn: http://www.thegioinguoiviet.net/showthread.php?t=34579

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét