'Học tập cải tạo' hay khổ sai, lưu đày?
Việt-Long, RFA
2015-04-27
2015-04-27
Sau ngày 30 tháng Tư 1975 chỉ trong vòng hai tháng hằng trăm ngàn quân cán chính Việt Nam Cộng Hòa bị đưa vào các trại tập trung cài tạo, nói là để học tập tư tưởng tiến bộ theo chủ nghĩa xã hội rồi trở về sinh sống hài hòa trong xã hội mới. Sĩ quan cấp úy được dặn đem theo 10 ngày tiền ăn, và 1 tháng cho cấp tá trở lên. Điều gì xảy đến với họ sau đó? Chính sách tập trung cải tạo được thực hiện thế nào?
Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn hai cựu sĩ quan và một nhân viên dân chính trung cấp của Việt Nam Cộng Hòa về đề tài này. Vào tháng tư 1975 họ là Trung úy Nguyễn Ngọc Tiên, 8 năm tù 'cải tạo', đại úy Hồ Công Bình, 9 năm, và ông Đỗ Mạnh Trường, sĩ quan quân đội biệt phái sang một nhiệm sở dân sự, 8 năm tù.
Ông Nguyễn Ngọc Tiên: Khi mà họ chiếm hết cả miền Nam rồi thì tất cả các sĩ quan, binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ở trong tay họ. Chúng tôi, một số những người , theo tin tức thì còn những tàn quân ở trong rừng, cũng có một số người cố gắng kiếm đường để vào. Cá nhân chúng tôi cũng kiếm đường để đi vào bưng nhưng cho tới giờ chót thì không còn cách nào khác hơn là đi trình diện để rồi nhận cái án tập trung của họ thôi. Nếu không thì cũng nằm trong tay họ vì sau đó bị bắt thì cũng nằm trong tay họ thôi.
Việt Long: Thưa, lúc đó ông có tin là học tập cải tạo 10 ngày hay 1 tháng rồi sẽ được trở về hay không?
Ông Nguyễn Ngọc Tiên: Tôi hoàn toàn không tin vào điều đó bởi vì có kinh nghiệm của gia đình chúng tôi. Khi ở ngoài Bắc, việc Cộng sản kêu gọi đi tập trung vào để gọi là cải tạo hay học tập thì chúng tôi không biết chắc được rằng là đi như thế nào. Tôi không tin vào thời hạn 1 tuần, 10 ngày hay 1 tháng, hay là bao lâu. Chúng tôi cũng không nghĩ rằng là họ có thể kéo dài như là họ đã làm.
Việt Long: Và ông Hồ Công Bình, cựu đại úy Biệt động quân tiếp lời:
Ông Hồ Công Bình: Lúc đó chúng tôi là Liên đoàn 4 Biệt động quân và tôi là Tiểu đoàn phó 43, Biệt động quân. Liên đoàn 4 Biệt động quân tổng trừ bị của chúng tôi được lệnh rút về Sài Gòn để phòng thủ phía Đông của Sài Gòn. Miền Nam thất thủ rồi, thì có những đường lối của họ mà mình cũng không ngờ tới. Thứ nhất họ cho binh sĩ và hạ sĩ quan học tập 7 ngày. Họ chỉ cho học có 7 ngày đó và xong xuôi thì thấy binh sĩ và hạ sĩ quan phơi phới đi ra về. Mình thấy họ nói là họ đã thống nhất và họ nói đi học tập đi rồi sẽ trở về trong 1 tháng. Như vậy, mình cũng tạm yên chí để đi vô coi như thế nào. Đến khi vào rồi mới biết rằng đó là cả một sự việc mà mình không ngờ đến.
Ông Hồ Công Bình: Họ chuyển tôi về Long Giao. Khi ở đó 8 tháng thì chúng tôi đã biết rằng đây là trại tù đầu tiên mà chúng tôi đến. Bắt đầu thấy những cơn đói đến hành hạ. Gạo tồn trữ trong rừng từ lâu đã thành mối mọt, họ cho mình ăn. Có một số anh em đã bị phù thủng rồi. Sau 8 tháng đó rồi thì xuống tàu Sông Hương. Khi xuống tàu Sông Hương rồi thì lúc đầu chúng tôi vẫn tưởng là đi ra Phú Quốc hoặc là Côn Sơn.
Không ngờ rằng trên đường thẳng đi ra lộ trình hướng Bắc. Ghé đến Hải Phòng, khi lên xe lửa thì nhốt chúng tôi vào wa-goong chở toàn súc vật. Khi tới phà Ô Lâu để qua Yên Bái thì xuống tàu để bắt đầu qua phà, chúng tôi đã bị dân ở nơi đó ném đá.
Ở Yên Bái gồm có những đoàn 776, hồi đó do quân đội quản lý, bắt phải đi rừng leo lên chặt nứa, chặt cây để về làm trại để nhốt mình ở trong đó.
Trong rừng thì làm sao có gạo được. Chúng tôi chỉ duy nhất có ăn khoai, ăn sắn (khoai mì) và bo bo. Buổi sáng họ chỉ phát 3 củ khoai mà leo lên rừng mà chặt cây. Tụi tôi phải đi ra ngoài, tìm kiếm rau.
May là tụi tôi là Biệt động quân đã được huấn luyện về “mưu sinh, thoát hiểm” nên có thể tìm ra được những rau quả để mà đỡ đói; Còn hơn là những ông sĩ quan phục vụ văn phòng thì rất là tội cho họ trong vấn đề đó.
Việt Long: Sau một thời gian dài như vậy thì tỉ lệ tử vong có nhiều không? Có người nào trốn trại thoát hay không?
Ông Hồ Công Bình: Thứ nhất là ăn uống thiếu thốn vệ sinh. Thứ hai là sốt rét. Có những người bị như thế này, thế kia. Con số tử vong có thể nói là khá. Tụi tôi ở trong rừng như vậy nên khi mà (có ai) chết thì đưa từ trại này lên trên đoàn của họ rồi phải chôn tại chỗ của họ. Cho đến bây giờ cái sĩ số đếm được người chết ở ngoài Sơn La với lại Yên Bái rất nhiều.
Tôi không thể ước lượng được khoảng bao nhiêu, tại có rất nhiều trại nằm trong đoàn 776. Do đó chỉ biết rằng một cái trại của tôi là đã chết khoảng mười mấy, hai chục người với trong số độ khoảng hai trăm mấy tù nhân.
Số lượng bịnh tật nặng nề rất là nhiều; Mà đã bịnh tật thì chỉ có ‘xuyên tâm liên’ không chứ đâu có thuốc gì nữa đâu để mà chữa. Do đó số còn sống được đây là cả một điều may.
Việt Long: Trong thời gian đó thì gia đình của quí vị, vợ con… sinh sống như thế nào, được đối xử ra sao, ông Đỗ Mạnh Trường nói:
Ông Đỗ Mạnh Trường: Khi tôi về, tôi nghĩ là cò lẽ đời sống của tù là khốn nạn nhất nhưng qua câu chuyện của gia đình thì tôi thấy hóa ra là mình còn may mắn hơn người ở nhà. Người ở nhà đã phải nhịn ăn, nhịn mặc để lo kiếm sống cho chính mình và cho con cái, mà còn phải nhịn ăn để dành để thăm nuôi chống con ở ngoài trại nữa.
Đời sống của người dân miền Nam trong giai đoạn đó, ít nhất là cho đến năm 1980, những người có gia đình đi cải tạo, đời sống của gia đình rất là khó khăn và bi thảm- phải dùng chữ bi thảm.
Ông Đỗ Mạnh Trường: Tôi có thể nhìn thấy chứ. Đó là chính sách: một là muốn giam để vô hiệu hóa những thành phần có thể chống đối sau này.
Thứ hai chính là làm tê liệt, hủy hoại nguyên cả một thế hệ-đó là những thế hệ của miền Nam. Nên nếu mà họ có khả năng giam càng lâu thì càng tốt.
Việt Long: Thưa ông, có một sử gia trong nước mới đây nói rằng chính sách cải tạo đó không phải là ngượi đãi hay là tù tội mà chỉ là cải tạo cho tốt rồi cho về thôi. Nói rằng ngược đãi là không đúng sự thật.
Ông Đỗ Mạnh Trường: Hỏi anh chàng đó là có người nhà đi tù cải tạo hay không. Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện. Những người miền Nam mà có gia đình ở miền Bắc vào thăm. Họ cũng khuyên câu đầu tiên là các bác, các chú ráng cải tạo cho tốt để được về với gia đình; Nhưng sau đó một thời gian thì những người đó họ không dám nói những điều đó nữa.
Đó là sự ngụy biện hoàn toàn. Bỏi vì đã quá rõ ràng, nếu không có áp lực của thế giới thì chắc chắn là tất cả những cựu quân nhân, với danh nghĩa là đi tù cải tạo, sẽ chẳng còn mấy người về.
Xin nhấn mạnh rằng, cho đến năm 1979, khi đã có một số người được chở vào Thanh Phong, Thanh Hóa để biến thành trại viên thay vì phạm nhân, theo danh nghĩa họ nói. Họ đã được trả lại đồng hồ, được phép đi ra khỏi trại mà không phải có tụi nó dẫn theo, thì họ lại được khuyến khích là chỉ trong một thời gian ngắn nữa các anh sẽ đưa vợ con các anh ra ngoài này.
Thế hỏi anh, giả sử chính sách tiếp tục, những thế hệ, giai cấp đó có còn hay không hay là tất cả con cái chúng ta đã trở thành người Thượng hết rồi, chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Ông Hồ Công Bình: Cái cha đó chưa bao giờ ổng ở trong tù hết. Khi nào chính những người ở bên Mỹ này họ có cần diet, tức là họ cần làm cho con người của họ nhỏ bớt đi, ốm bớt đi thì nhiều khi tôi cũng nói đùa với họ ‘Anh cần chi uống thuốc.
Anh chỉ cần về Việt Nam, chỉ cần xin Cộng sản cho anh vô ở tù thì 1 tháng anh có thể xuống 30 lbs rồi”. Tôi nghĩ tôi không cần nói nhiều. Sử gia đó cứ vô trong tù ở đi sẽ biết nó như thế nào, thưa anh.
Ông Hồ Công Bình: (nói đến) Người Cộng sản thì tôi không biết sẽ nói như thế nào. Tôi cũng đọc sách sử nhiều. Tôi cũng thấy được Civil War của Mỹ, cuộc nội chiến của Mỹ. Sau khi Bắc quân đã thắng rồi và Nam quân đã đầu hàng rồi, những người thuộc Nam quân đầu hàng vẫn được giữ vũ khí, trở về địa phương của họ sinh sống. Ngay cả những nghĩa trang của họ tất cả đều được giữ nguyên như vậy.
Ngay cả bên Thổ Nhĩ Kỳ cũng có những gương như vậy. Nếu những cấp lãnh đạo của Cộng sản, ít ra họ có hiểu được sử, và hiểu và áp dụng những cái như vậy để cho nhân dân có tự do. Họ biết trọng dụng lại những người như vậy để xây đắp lại. Họ cởi mở hơn. Và họ làm như vậy, tôi nghĩ là không có cảnh người ta bỏ đi ra vượt biên “cho đến cột đèn cũng bỏ đi nữa”.
Ông Nguyễn Ngọc Tiên: Thưa ông, ở trên thế giới này, rất là nhiều bài học mà bài học tốt nhất là sau khi Hoa Kỳ chấm dứt cuộc chiến tranh Nam Bắc.
Đó là nếu quả thực họ có ý hướng hòa hợp, hòa giải dân tộc thì (lúc đó) họ đã chiếm toàn thể đất nước rồi, những người ở miền Nam gọi là đối nghịch với họ không có vũ khí trong tay và họ đang nắm giữ quyền lực thì tôi nghĩ rằng họ phải tận dụng tất cả những nguồn nhân lực, tài lực ở miền Nam mà khi họ vào họ đã thấy được để sử dụng.
Tôi nghĩ không phải tất cả những người ở miền Nam đều là thù địch với chính sách muốn thay đổi để mà cải tiến dân tộc như vậy. Bởi vì họ sử dụng một chính sách thù địch đối tất cả những người còn lại, họ đã cắt đứt con đường gọi là hòa hợp, hòa giải dân tộc ngay từ những ngày đầu tiên.
Việt Long: Và cuối cùng, kết thúc cuộc phỏng vấn này ông Đỗ Mạnh Trường cho rằng:
Ông Đỗ Mạnh Trường: Làm gì có hòa giải, hòa hợp dân tộc. Đó là lời “ranh” để dụ dỗ những người nhẹ dạ. Mục tiêu của Cộng sản là tiêu diệt nguyên cả chế độ của miền Nam Việt Nam hay nói chung của cả dân tộc Việt Nam. Không hề có hoà giải, hòa hợp dân tộc đâu. Người nào tin vào cái chuyện đó là điều rất là khôi hài và ngu xuẩn.
Đài Á Châu Tự Do phỏng vấn hai cựu sĩ quan và một nhân viên dân chính trung cấp của Việt Nam Cộng Hòa về đề tài này. Vào tháng tư 1975 họ là Trung úy Nguyễn Ngọc Tiên, 8 năm tù 'cải tạo', đại úy Hồ Công Bình, 9 năm, và ông Đỗ Mạnh Trường, sĩ quan quân đội biệt phái sang một nhiệm sở dân sự, 8 năm tù.
Nhẹ dạ, cả tin?
Trả lời câu hỏi vì sao trong tháng 5 và tháng 6-1975 cả quân đội miền Nam đã trình diện đúng theo lệnh gọi để vào các trại tập trung, ông Nguyễn Ngọc Tiên nói:Ông Nguyễn Ngọc Tiên: Khi mà họ chiếm hết cả miền Nam rồi thì tất cả các sĩ quan, binh sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa ở trong tay họ. Chúng tôi, một số những người , theo tin tức thì còn những tàn quân ở trong rừng, cũng có một số người cố gắng kiếm đường để vào. Cá nhân chúng tôi cũng kiếm đường để đi vào bưng nhưng cho tới giờ chót thì không còn cách nào khác hơn là đi trình diện để rồi nhận cái án tập trung của họ thôi. Nếu không thì cũng nằm trong tay họ vì sau đó bị bắt thì cũng nằm trong tay họ thôi.
Việt Long: Thưa, lúc đó ông có tin là học tập cải tạo 10 ngày hay 1 tháng rồi sẽ được trở về hay không?
Ông Nguyễn Ngọc Tiên: Tôi hoàn toàn không tin vào điều đó bởi vì có kinh nghiệm của gia đình chúng tôi. Khi ở ngoài Bắc, việc Cộng sản kêu gọi đi tập trung vào để gọi là cải tạo hay học tập thì chúng tôi không biết chắc được rằng là đi như thế nào. Tôi không tin vào thời hạn 1 tuần, 10 ngày hay 1 tháng, hay là bao lâu. Chúng tôi cũng không nghĩ rằng là họ có thể kéo dài như là họ đã làm.
Việt Long: Và ông Hồ Công Bình, cựu đại úy Biệt động quân tiếp lời:
Ông Hồ Công Bình: Lúc đó chúng tôi là Liên đoàn 4 Biệt động quân và tôi là Tiểu đoàn phó 43, Biệt động quân. Liên đoàn 4 Biệt động quân tổng trừ bị của chúng tôi được lệnh rút về Sài Gòn để phòng thủ phía Đông của Sài Gòn. Miền Nam thất thủ rồi, thì có những đường lối của họ mà mình cũng không ngờ tới. Thứ nhất họ cho binh sĩ và hạ sĩ quan học tập 7 ngày. Họ chỉ cho học có 7 ngày đó và xong xuôi thì thấy binh sĩ và hạ sĩ quan phơi phới đi ra về. Mình thấy họ nói là họ đã thống nhất và họ nói đi học tập đi rồi sẽ trở về trong 1 tháng. Như vậy, mình cũng tạm yên chí để đi vô coi như thế nào. Đến khi vào rồi mới biết rằng đó là cả một sự việc mà mình không ngờ đến.
Cải tạo hay tù khổ sai?
Việt Long: Thưa, sau đó thì ông bị đưa đi những trại tập trung nào, ở đâu?Ông Hồ Công Bình: Họ chuyển tôi về Long Giao. Khi ở đó 8 tháng thì chúng tôi đã biết rằng đây là trại tù đầu tiên mà chúng tôi đến. Bắt đầu thấy những cơn đói đến hành hạ. Gạo tồn trữ trong rừng từ lâu đã thành mối mọt, họ cho mình ăn. Có một số anh em đã bị phù thủng rồi. Sau 8 tháng đó rồi thì xuống tàu Sông Hương. Khi xuống tàu Sông Hương rồi thì lúc đầu chúng tôi vẫn tưởng là đi ra Phú Quốc hoặc là Côn Sơn.
Không ngờ rằng trên đường thẳng đi ra lộ trình hướng Bắc. Ghé đến Hải Phòng, khi lên xe lửa thì nhốt chúng tôi vào wa-goong chở toàn súc vật. Khi tới phà Ô Lâu để qua Yên Bái thì xuống tàu để bắt đầu qua phà, chúng tôi đã bị dân ở nơi đó ném đá.
Trên đường ra Bắc, ghé đến Hải Phòng, khi lên xe lửa họ nhốt chúng tôi vào wa-goong chở toàn súc vật. Khi tới phà Ô Lâu để qua Yên Bái thì xuống tàu để qua phà, chúng tôi đã bị dân ở nơi đó ném đá.Sau này, chúng tôi mới được những người đó họ nói với chúng tôi rằng đã được học tập là có tù đi qua đây và những đám này là có nợ máu với nhân dân và học tập nói là phải hành động, cư xử với họ như thế nào. Sau đó thì tụi tôi vào tới trại Sơn la, Yên Bái...nhiều trại lắm.
Ô. Hồ Công Bình
Ở Yên Bái gồm có những đoàn 776, hồi đó do quân đội quản lý, bắt phải đi rừng leo lên chặt nứa, chặt cây để về làm trại để nhốt mình ở trong đó.
Trong rừng thì làm sao có gạo được. Chúng tôi chỉ duy nhất có ăn khoai, ăn sắn (khoai mì) và bo bo. Buổi sáng họ chỉ phát 3 củ khoai mà leo lên rừng mà chặt cây. Tụi tôi phải đi ra ngoài, tìm kiếm rau.
May là tụi tôi là Biệt động quân đã được huấn luyện về “mưu sinh, thoát hiểm” nên có thể tìm ra được những rau quả để mà đỡ đói; Còn hơn là những ông sĩ quan phục vụ văn phòng thì rất là tội cho họ trong vấn đề đó.
Việt Long: Sau một thời gian dài như vậy thì tỉ lệ tử vong có nhiều không? Có người nào trốn trại thoát hay không?
Ông Hồ Công Bình: Thứ nhất là ăn uống thiếu thốn vệ sinh. Thứ hai là sốt rét. Có những người bị như thế này, thế kia. Con số tử vong có thể nói là khá. Tụi tôi ở trong rừng như vậy nên khi mà (có ai) chết thì đưa từ trại này lên trên đoàn của họ rồi phải chôn tại chỗ của họ. Cho đến bây giờ cái sĩ số đếm được người chết ở ngoài Sơn La với lại Yên Bái rất nhiều.
Tôi không thể ước lượng được khoảng bao nhiêu, tại có rất nhiều trại nằm trong đoàn 776. Do đó chỉ biết rằng một cái trại của tôi là đã chết khoảng mười mấy, hai chục người với trong số độ khoảng hai trăm mấy tù nhân.
Số lượng bịnh tật nặng nề rất là nhiều; Mà đã bịnh tật thì chỉ có ‘xuyên tâm liên’ không chứ đâu có thuốc gì nữa đâu để mà chữa. Do đó số còn sống được đây là cả một điều may.
Việt Long: Trong thời gian đó thì gia đình của quí vị, vợ con… sinh sống như thế nào, được đối xử ra sao, ông Đỗ Mạnh Trường nói:
Ông Đỗ Mạnh Trường: Khi tôi về, tôi nghĩ là cò lẽ đời sống của tù là khốn nạn nhất nhưng qua câu chuyện của gia đình thì tôi thấy hóa ra là mình còn may mắn hơn người ở nhà. Người ở nhà đã phải nhịn ăn, nhịn mặc để lo kiếm sống cho chính mình và cho con cái, mà còn phải nhịn ăn để dành để thăm nuôi chống con ở ngoài trại nữa.
Đời sống của người dân miền Nam trong giai đoạn đó, ít nhất là cho đến năm 1980, những người có gia đình đi cải tạo, đời sống của gia đình rất là khó khăn và bi thảm- phải dùng chữ bi thảm.
Đời sống của người dân miền Nam trong giai đoạn đó, những gia đình có người đi cải tạo, rất là khó khăn và bi thảm- phải dùng chữ bi thảm.
Ô. Đỗ Mạnh Trường
Mưu đồ chính sách lưu đày?
Việt Long: Ông có nghĩ đến lý do vì sao mà chính quyền Cộng sản lại giam nhốt các vị lâu như vậy không?Ông Đỗ Mạnh Trường: Tôi có thể nhìn thấy chứ. Đó là chính sách: một là muốn giam để vô hiệu hóa những thành phần có thể chống đối sau này.
Thứ hai chính là làm tê liệt, hủy hoại nguyên cả một thế hệ-đó là những thế hệ của miền Nam. Nên nếu mà họ có khả năng giam càng lâu thì càng tốt.
Việt Long: Thưa ông, có một sử gia trong nước mới đây nói rằng chính sách cải tạo đó không phải là ngượi đãi hay là tù tội mà chỉ là cải tạo cho tốt rồi cho về thôi. Nói rằng ngược đãi là không đúng sự thật.
Ông Đỗ Mạnh Trường: Hỏi anh chàng đó là có người nhà đi tù cải tạo hay không. Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện. Những người miền Nam mà có gia đình ở miền Bắc vào thăm. Họ cũng khuyên câu đầu tiên là các bác, các chú ráng cải tạo cho tốt để được về với gia đình; Nhưng sau đó một thời gian thì những người đó họ không dám nói những điều đó nữa.
Đó là sự ngụy biện hoàn toàn. Bỏi vì đã quá rõ ràng, nếu không có áp lực của thế giới thì chắc chắn là tất cả những cựu quân nhân, với danh nghĩa là đi tù cải tạo, sẽ chẳng còn mấy người về.
Xin nhấn mạnh rằng, cho đến năm 1979, khi đã có một số người được chở vào Thanh Phong, Thanh Hóa để biến thành trại viên thay vì phạm nhân, theo danh nghĩa họ nói. Họ đã được trả lại đồng hồ, được phép đi ra khỏi trại mà không phải có tụi nó dẫn theo, thì họ lại được khuyến khích là chỉ trong một thời gian ngắn nữa các anh sẽ đưa vợ con các anh ra ngoài này.
Thế hỏi anh, giả sử chính sách tiếp tục, những thế hệ, giai cấp đó có còn hay không hay là tất cả con cái chúng ta đã trở thành người Thượng hết rồi, chỉ trong một thời gian rất ngắn.
Ông Hồ Công Bình: Cái cha đó chưa bao giờ ổng ở trong tù hết. Khi nào chính những người ở bên Mỹ này họ có cần diet, tức là họ cần làm cho con người của họ nhỏ bớt đi, ốm bớt đi thì nhiều khi tôi cũng nói đùa với họ ‘Anh cần chi uống thuốc.
Anh chỉ cần về Việt Nam, chỉ cần xin Cộng sản cho anh vô ở tù thì 1 tháng anh có thể xuống 30 lbs rồi”. Tôi nghĩ tôi không cần nói nhiều. Sử gia đó cứ vô trong tù ở đi sẽ biết nó như thế nào, thưa anh.
Đâu là hoà giải, đoàn kết?
Việt Long: Thưa ông, câu hỏi cuối là ngày đó, thời gian đó, các ông nghĩ chính quyền Cộng sản Việt Nam có thể làm điều gì tốt hơn thế đối với các sĩ quan, viên chức Việt Nam Công hòa để thực hiên điều họ nói là hòa hợp và đoàn kết toàn dân xây dựng đất nước?Ông Hồ Công Bình: (nói đến) Người Cộng sản thì tôi không biết sẽ nói như thế nào. Tôi cũng đọc sách sử nhiều. Tôi cũng thấy được Civil War của Mỹ, cuộc nội chiến của Mỹ. Sau khi Bắc quân đã thắng rồi và Nam quân đã đầu hàng rồi, những người thuộc Nam quân đầu hàng vẫn được giữ vũ khí, trở về địa phương của họ sinh sống. Ngay cả những nghĩa trang của họ tất cả đều được giữ nguyên như vậy.
Ngay cả bên Thổ Nhĩ Kỳ cũng có những gương như vậy. Nếu những cấp lãnh đạo của Cộng sản, ít ra họ có hiểu được sử, và hiểu và áp dụng những cái như vậy để cho nhân dân có tự do. Họ biết trọng dụng lại những người như vậy để xây đắp lại. Họ cởi mở hơn. Và họ làm như vậy, tôi nghĩ là không có cảnh người ta bỏ đi ra vượt biên “cho đến cột đèn cũng bỏ đi nữa”.
Họ sử dụng một chính sách thù địch đối tất cả những người còn lại, họ đã cắt đứt con đường gọi là hòa hợp, hòa giải dân tộc ngay từ những ngày đầu tiên.Cho đến bây giờ, báo chí hay truyền thông vần còn nói có một số người họ vẫn còn đi tới bên Úc và bị Úc phân loại ngay trên biển để trả về. Như vậy anh tính nó như thế nào. Họ vẫn chưa có một sự chuẩn bị ở trong đó.
Ô. Nguyễn Ngọc Tiên
Ông Nguyễn Ngọc Tiên: Thưa ông, ở trên thế giới này, rất là nhiều bài học mà bài học tốt nhất là sau khi Hoa Kỳ chấm dứt cuộc chiến tranh Nam Bắc.
Đó là nếu quả thực họ có ý hướng hòa hợp, hòa giải dân tộc thì (lúc đó) họ đã chiếm toàn thể đất nước rồi, những người ở miền Nam gọi là đối nghịch với họ không có vũ khí trong tay và họ đang nắm giữ quyền lực thì tôi nghĩ rằng họ phải tận dụng tất cả những nguồn nhân lực, tài lực ở miền Nam mà khi họ vào họ đã thấy được để sử dụng.
Tôi nghĩ không phải tất cả những người ở miền Nam đều là thù địch với chính sách muốn thay đổi để mà cải tiến dân tộc như vậy. Bởi vì họ sử dụng một chính sách thù địch đối tất cả những người còn lại, họ đã cắt đứt con đường gọi là hòa hợp, hòa giải dân tộc ngay từ những ngày đầu tiên.
Việt Long: Và cuối cùng, kết thúc cuộc phỏng vấn này ông Đỗ Mạnh Trường cho rằng:
Ông Đỗ Mạnh Trường: Làm gì có hòa giải, hòa hợp dân tộc. Đó là lời “ranh” để dụ dỗ những người nhẹ dạ. Mục tiêu của Cộng sản là tiêu diệt nguyên cả chế độ của miền Nam Việt Nam hay nói chung của cả dân tộc Việt Nam. Không hề có hoà giải, hòa hợp dân tộc đâu. Người nào tin vào cái chuyện đó là điều rất là khôi hài và ngu xuẩn.
Ngược đãi sau 30/4 là bi kịch lịch sử
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-04-22
2015-04-22
Đánh dấu 40 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, một vấn đề lại được đem ra mổ xẻ, đó là có hay không câu chuyện phân biệt đối xử ngược đãi quân dân cán chính VNCH sau khi miền Bắc thống nhất đất nước và đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Công dân hạng hai trên đất nước mình
Sau khi chiến tranh Quốc-Cộng kết thúc vào ngày 30/4/1975, quân dân cán chính của chế độ VNCH chịu nhiều thống khổ và bị phân biệt đối xử. Tình trạng này chỉ được cải thiện vào cuối thập niên 1980 khi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành đổi mới.
Theo nhà báo Lê Phú Khải, nguyên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tại Đồng bằng sông Cửu Long thì dùng các từ “ngược đãi” “phân biệt đối xử” là chưa chuẩn xác, vì thực tế nó ghê gớm và kinh khủng hơn thế rất nhiều. Từ Saigon ông Lê Phú Khải nhận định:
“ Đây là một đường lối sai lầm làm cho nhiều người khốn khổ, thậm chí có những người phải sống dở chết dở thì đây là bi kịch chứ không phải là ngược đãi, nó là bi kịch của cả một đất nước.”
Trong khoảng một thập niên kể từ ngày 30/4/1975, nếu nói quân dân cán chính VNCH và gia đình của họ trở thành công dân hạng hai ngay trên đất nước mình thì cũng có nhiều phần đúng. Bởi vì chính sách của Đảng Cộng sản đã thay đổi tận gốc nền tảng xã hội ở Nam Việt Nam, quyền tư hữu đất đai không còn, các đợt cải tạo công thương nghiệp tư doanh đã quốc hữu hóa đồng loạt khối doanh nghiệp tư nhân dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Ngoài ra rất nhiều tài sản và nhà ở của sĩ quan cao cấp, viên chức VNCH bị tịch thu với những lý do mơ hồ như có nợ máu với nhân dân, hoặc bị chụp mũ là tư sản.
Ông lê Phú Khải nhận thức từ hiểu biết qua công tác nhà báo của mình, ngay trong những năm đầu khi Miền Nam khởi sự được nếm mùi xã hội chủ nghĩa. Ông nói:
“ Ngoài Hà Nội tôi đã chứng kiến rồi, chứ trong Nam đương nhiên là như thế, người ta nóng vội đi lên chủ nghĩa xã hội không tưởng, cái chủ nghĩa xã hội mà ông Nguyễn Phú Trọng nói là đến cuối thế kỷ này chưa chắc đã hình thành đấy. Người ta muốn đi lên thì người ta phải cải tạo, đó là một sai lầm chết người cho nên bao nhiêu là chủ xưởng, chủ nhà máy là những người lao động giỏi, của cải của họ bị tich thu hết, công tư hợp doanh hết, đi vào làm ăn đưa cho những người không biết quản lý lên quản lý thì nó đã làm tan nát hết nền kinh tế từ năm 1975-1976 cho tới đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986, sau đó là đổ mới thì mới bắt đầu có khá lên được.”
Nhà báo Lê Phú Khải qua thời gian làm phóng viên, rồi thường trú Đài Tiếng nói VOV ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhớ lại một thời kỳ đảo điên ở miền Nam Việt Nam sau khi đất nước thống nhất. Ông nói:
“ Tôi chứng kiến nhiều lắm, ví dụ một ông chủ tiệm giày bị đuổi đi khai hoang ở Tây Ninh, nhưng khi ông thấy “đổi mới” cán bộ bắt đầu đi giày rồi, bắt đầu nhảy đầm rồi thì ông ấy kéo cả gia đình về; bây giờ ông lại có tiệm giày. Hay là ông chủ ô tô chẳng hạn, ông ấy bảo tôi có chiếc xe chở khách họ biến thành công tư hợp doanh, tôi biết công tư hợp doanh sau này dứt khoát sẽ phải trả lại tôi. Vì sao, ông ấy bảo họ đến lấy cái ô tô nhưng phụ tùng chả ông nào lấy, tôi để phụ tùng dưới gầm giường. Tôi biết mấy ông này ở nhà quê ra chẳng biết gì về ô tô, ô tô cũ phải có phụ tùng để sửa chữa. Y rằng sau này phải trả lại ô tô cho chủ cũ. Như vậy nói là ngược đãi là chưa đúng phải nói là đường lối sai lầm dẫn đến những bi kịch, những thảm họa của đất nước.”
Mặc dù hệ thống tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam cố gắng viết lại lịch sử theo quan điểm chính trị chứ không phải những sự thật đã xảy ra, nhưng sự kiện hơn 100.000 sĩ quan và viên chức VNCH bị đưa vào các trại tù khổ sai được gọi một cách mỹ miều là tập trung cải tạo thì không thể nào chối cãi và nói khác đi được. Tất cả những quân cán chính VNCH bị đi cải tạo tập trung sau 30/4/1975 nói chung đều đã bị giam cầm cả chục năm, người ít nhất thì cũng từ 3 năm tới 5 năm.
Ông Nguyễn Ngọc Tiên, cựu Trung úy Quân lực VNCH từng bị tù cải tạo 6 năm và sau khi được thả lại bị thêm 2 năm tù về tội phản động phát biểu từ San Jose Bắc California Hoa Kỳ:
Ông Đỗ Mạnh Trường cựu viên chức VNCH đã bị cải tạo tập trung 8 năm và hiện định cư ở Wesminster Quận Cam California phát biểu:
“Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện, những người ở Miền Nam có gia đình họ ở Miền Bắc vào thăm thì họ cũng khuyên câu đầu tiên là các bác các chú ráng cải tạo cho tốt để được về với gia đình. Nhưng mà sau một thời gian thì những người này không dám nói điều đó nữa, đó là sự ngụy biện hoàn toàn, bởi vì nếu không có áp lực của thế giới thì chắc chắn là tất cả cựu quân nhân dưới danh nghĩa đi tù cải tạo sẽ chẳng còn được mấy người mà về. Xin nhấn mạnh rằng cho đến năm 1979 có một số người được chở vào Thanh Phong Thanh Hóa để biến thành trại viên thay vì phạm nhân theo danh nghĩa họ nói. Họ đã được trả lại đồng hồ được phép đi ra khỏi trại mà không phải có tụi nó dẫn theo thì họ lại được khuyến khích là trong một thời gian ngắn nữa các anh sẽ đưa vợ con các anh ra ngoài này. Thử hỏi giả sử chính sách đó kéo dài thì thế hệ hay giai cấp có còn hay không hay tất cả con cái chúng ta đã trở thành người Thượng hết chỉ sau một thời gian rất ngắn.”
Trong khi người chủ gia đình theo lệnh Chính quyền đi học tập cải tạo, thực chất là đi tù thì vợ con họ ở nhà trở thành công dân hạng hai, không thể xin việc làm, con cái những người sĩ quan, viên chức VNCH đi cải tạo bị tước đoạt cơ hội vào đại học. Vì chính quyền phân loại các thí sinh thi vào đại học thành 4 nhóm và mỗi nhóm còn chia tới 14 thành phần. Con “ngụy” thời đó gọi là như thế, muốn vào đại học phải có điểm thi nhiều gấp đôi con cán bộ đảng viên mới có thể trúng tuyển, thí sinh đại học thời đó từng chế câu “học tài thi phận” thành “học tài thi lý lịch”. Một sự thật không thể chối cãi là sau khi đất nước thống nhất, đã chẳng có hòa hợp hòa giải gì, mà ngay trong giáo dục cũng đã phân biệt đối xử giữa con cán bộ và con “ngụy quân-ngụy quyền.”
“ Không chỉ ở miền Nam mà ở miền Bắc trước kia gia đình trí thức tiểu tư sản, địa chủ tư sản còn bị phân biệt đối xử nữa là sau này ‘giải phóng miền Nam thống nhất đất nước’. Cho nên việc thi vào đại học rồi đối xử không công bằng giữa các thành phần là chuyện hiển nhiên ai cũng thấy… Chuyện phân biệt đối xử lấy giai cấp công nông làm gốc rồi phân biệt đối xử với các giai cấp khác là sai lầm từ gốc rồi, cái này là có thật…mấy ông sử gia chẳng qua là bồi bút thôi, nói để vui lòng bè đảng để thăng quan tiến chức thôi. Chứ bản thân tôi là gia đình toàn cán bộ, thậm chí là cán bộ cao cấp của Đảng, nhưng khi ở Hà Nội ở xóm tôi mấy ông về hay đi xe máy, xe đạp do vậy xã nó phê cho là gia đình tư sản thế là 2 năm trời tôi không được vào đại học. Bản thân tôi đã chịu cái cảnh đó cho nên cái đó là có thật chứ không phải người ta bịa ra.”
Sau chiến thắng 30/4/1975, nếu không bỏ lỡ một thập niên u mê đem chính sách cải tạo năm 1954 ở miền Bắc vào áp dụng ở miền Nam, thì có lẽ Việt Nam đã tiến xa hơn nhiều và nếu đảng Cộng sản thực tâm muốn hòa hợp hòa giải thì đã không có làn sóng vượt biển tìm tự do kéo dài từ giữa năm 1975 đến 1990. Nhiều người đã tìm được bến bờ tự do nhưng hàng trăm ngàn người không may đã vùi thây đáy biển.
40 năm sau khi kết thúc cuộc chiến, ở đâu là nỗi vui mừng của người chiến thắng và ở đâu là tiếng thở dài u uất của người dân Việt.
Công dân hạng hai trên đất nước mình
Sau khi chiến tranh Quốc-Cộng kết thúc vào ngày 30/4/1975, quân dân cán chính của chế độ VNCH chịu nhiều thống khổ và bị phân biệt đối xử. Tình trạng này chỉ được cải thiện vào cuối thập niên 1980 khi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiến hành đổi mới.
Theo nhà báo Lê Phú Khải, nguyên thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) tại Đồng bằng sông Cửu Long thì dùng các từ “ngược đãi” “phân biệt đối xử” là chưa chuẩn xác, vì thực tế nó ghê gớm và kinh khủng hơn thế rất nhiều. Từ Saigon ông Lê Phú Khải nhận định:
“ Đây là một đường lối sai lầm làm cho nhiều người khốn khổ, thậm chí có những người phải sống dở chết dở thì đây là bi kịch chứ không phải là ngược đãi, nó là bi kịch của cả một đất nước.”
Trong khoảng một thập niên kể từ ngày 30/4/1975, nếu nói quân dân cán chính VNCH và gia đình của họ trở thành công dân hạng hai ngay trên đất nước mình thì cũng có nhiều phần đúng. Bởi vì chính sách của Đảng Cộng sản đã thay đổi tận gốc nền tảng xã hội ở Nam Việt Nam, quyền tư hữu đất đai không còn, các đợt cải tạo công thương nghiệp tư doanh đã quốc hữu hóa đồng loạt khối doanh nghiệp tư nhân dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ. Ngoài ra rất nhiều tài sản và nhà ở của sĩ quan cao cấp, viên chức VNCH bị tịch thu với những lý do mơ hồ như có nợ máu với nhân dân, hoặc bị chụp mũ là tư sản.
Đây là một đường lối sai lầm làm cho nhiều người khốn khổ, thậm chí có những người phải sống dở chết dở thì đây là bi kịch chứ không phải là ngược đãi, nó là bi kịch của cả một đất nướcNhững sai lầm chết người
nhà báo Lê Phú Khải
Ông lê Phú Khải nhận thức từ hiểu biết qua công tác nhà báo của mình, ngay trong những năm đầu khi Miền Nam khởi sự được nếm mùi xã hội chủ nghĩa. Ông nói:
“ Ngoài Hà Nội tôi đã chứng kiến rồi, chứ trong Nam đương nhiên là như thế, người ta nóng vội đi lên chủ nghĩa xã hội không tưởng, cái chủ nghĩa xã hội mà ông Nguyễn Phú Trọng nói là đến cuối thế kỷ này chưa chắc đã hình thành đấy. Người ta muốn đi lên thì người ta phải cải tạo, đó là một sai lầm chết người cho nên bao nhiêu là chủ xưởng, chủ nhà máy là những người lao động giỏi, của cải của họ bị tich thu hết, công tư hợp doanh hết, đi vào làm ăn đưa cho những người không biết quản lý lên quản lý thì nó đã làm tan nát hết nền kinh tế từ năm 1975-1976 cho tới đại hội Đảng lần thứ 6 năm 1986, sau đó là đổ mới thì mới bắt đầu có khá lên được.”
Nhà báo Lê Phú Khải qua thời gian làm phóng viên, rồi thường trú Đài Tiếng nói VOV ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhớ lại một thời kỳ đảo điên ở miền Nam Việt Nam sau khi đất nước thống nhất. Ông nói:
“ Tôi chứng kiến nhiều lắm, ví dụ một ông chủ tiệm giày bị đuổi đi khai hoang ở Tây Ninh, nhưng khi ông thấy “đổi mới” cán bộ bắt đầu đi giày rồi, bắt đầu nhảy đầm rồi thì ông ấy kéo cả gia đình về; bây giờ ông lại có tiệm giày. Hay là ông chủ ô tô chẳng hạn, ông ấy bảo tôi có chiếc xe chở khách họ biến thành công tư hợp doanh, tôi biết công tư hợp doanh sau này dứt khoát sẽ phải trả lại tôi. Vì sao, ông ấy bảo họ đến lấy cái ô tô nhưng phụ tùng chả ông nào lấy, tôi để phụ tùng dưới gầm giường. Tôi biết mấy ông này ở nhà quê ra chẳng biết gì về ô tô, ô tô cũ phải có phụ tùng để sửa chữa. Y rằng sau này phải trả lại ô tô cho chủ cũ. Như vậy nói là ngược đãi là chưa đúng phải nói là đường lối sai lầm dẫn đến những bi kịch, những thảm họa của đất nước.”
Mặc dù hệ thống tuyên truyền của Nhà nước Việt Nam cố gắng viết lại lịch sử theo quan điểm chính trị chứ không phải những sự thật đã xảy ra, nhưng sự kiện hơn 100.000 sĩ quan và viên chức VNCH bị đưa vào các trại tù khổ sai được gọi một cách mỹ miều là tập trung cải tạo thì không thể nào chối cãi và nói khác đi được. Tất cả những quân cán chính VNCH bị đi cải tạo tập trung sau 30/4/1975 nói chung đều đã bị giam cầm cả chục năm, người ít nhất thì cũng từ 3 năm tới 5 năm.
Ông Nguyễn Ngọc Tiên, cựu Trung úy Quân lực VNCH từng bị tù cải tạo 6 năm và sau khi được thả lại bị thêm 2 năm tù về tội phản động phát biểu từ San Jose Bắc California Hoa Kỳ:
Người ta muốn đi lên thì người ta phải cải tạo, đó là một sai lầm chết người cho nên bao nhiêu là chủ xưởng, chủ nhà máy là những người lao động giỏi, của cải của họ bị tich thu hết, công tư hợp doanh hết, đi vào làm ăn đưa cho những người không biết quản lý lên quản lý thì nó đã làm tan nát hết nền kinh tế từ năm 1975-1976“ Lịch sử của thế giới chưa bao giờ thấy một chính sách gọi là cải tạo nào mà giống như chính sách cải tạo của những người cộng sản từ ở bên Liên Xô, bên Tàu hay Việt Nam. Đó chỉ là những hình thức ngược đãi tù tội để mà hành hạ những người mà đi ngược lại với chủ trương của họ. Chúng tôi không thấy một hình thức nào gọi là muốn đào tạo cho người ta tốt hơn mà giống như hình thức của họ hết.”
nhà báo Lê Phú Khải
Ông Đỗ Mạnh Trường cựu viên chức VNCH đã bị cải tạo tập trung 8 năm và hiện định cư ở Wesminster Quận Cam California phát biểu:
“Tôi đã nghe rất nhiều câu chuyện, những người ở Miền Nam có gia đình họ ở Miền Bắc vào thăm thì họ cũng khuyên câu đầu tiên là các bác các chú ráng cải tạo cho tốt để được về với gia đình. Nhưng mà sau một thời gian thì những người này không dám nói điều đó nữa, đó là sự ngụy biện hoàn toàn, bởi vì nếu không có áp lực của thế giới thì chắc chắn là tất cả cựu quân nhân dưới danh nghĩa đi tù cải tạo sẽ chẳng còn được mấy người mà về. Xin nhấn mạnh rằng cho đến năm 1979 có một số người được chở vào Thanh Phong Thanh Hóa để biến thành trại viên thay vì phạm nhân theo danh nghĩa họ nói. Họ đã được trả lại đồng hồ được phép đi ra khỏi trại mà không phải có tụi nó dẫn theo thì họ lại được khuyến khích là trong một thời gian ngắn nữa các anh sẽ đưa vợ con các anh ra ngoài này. Thử hỏi giả sử chính sách đó kéo dài thì thế hệ hay giai cấp có còn hay không hay tất cả con cái chúng ta đã trở thành người Thượng hết chỉ sau một thời gian rất ngắn.”
Trong khi người chủ gia đình theo lệnh Chính quyền đi học tập cải tạo, thực chất là đi tù thì vợ con họ ở nhà trở thành công dân hạng hai, không thể xin việc làm, con cái những người sĩ quan, viên chức VNCH đi cải tạo bị tước đoạt cơ hội vào đại học. Vì chính quyền phân loại các thí sinh thi vào đại học thành 4 nhóm và mỗi nhóm còn chia tới 14 thành phần. Con “ngụy” thời đó gọi là như thế, muốn vào đại học phải có điểm thi nhiều gấp đôi con cán bộ đảng viên mới có thể trúng tuyển, thí sinh đại học thời đó từng chế câu “học tài thi phận” thành “học tài thi lý lịch”. Một sự thật không thể chối cãi là sau khi đất nước thống nhất, đã chẳng có hòa hợp hòa giải gì, mà ngay trong giáo dục cũng đã phân biệt đối xử giữa con cán bộ và con “ngụy quân-ngụy quyền.”
Lịch sử của thế giới chưa bao giờ thấy một chính sách gọi là cải tạo nào mà giống như chính sách cải tạo của những người cộng sản từ ở bên Liên Xô, bên Tàu hay Việt Nam. Đó chỉ là những hình thức ngược đãi tù tội để mà hành hạ những người mà đi ngược lại với chủ trương của họNhà báo Lê Phú Khải nhận định:
Ông Nguyễn Ngọc Tiên
“ Không chỉ ở miền Nam mà ở miền Bắc trước kia gia đình trí thức tiểu tư sản, địa chủ tư sản còn bị phân biệt đối xử nữa là sau này ‘giải phóng miền Nam thống nhất đất nước’. Cho nên việc thi vào đại học rồi đối xử không công bằng giữa các thành phần là chuyện hiển nhiên ai cũng thấy… Chuyện phân biệt đối xử lấy giai cấp công nông làm gốc rồi phân biệt đối xử với các giai cấp khác là sai lầm từ gốc rồi, cái này là có thật…mấy ông sử gia chẳng qua là bồi bút thôi, nói để vui lòng bè đảng để thăng quan tiến chức thôi. Chứ bản thân tôi là gia đình toàn cán bộ, thậm chí là cán bộ cao cấp của Đảng, nhưng khi ở Hà Nội ở xóm tôi mấy ông về hay đi xe máy, xe đạp do vậy xã nó phê cho là gia đình tư sản thế là 2 năm trời tôi không được vào đại học. Bản thân tôi đã chịu cái cảnh đó cho nên cái đó là có thật chứ không phải người ta bịa ra.”
Sau chiến thắng 30/4/1975, nếu không bỏ lỡ một thập niên u mê đem chính sách cải tạo năm 1954 ở miền Bắc vào áp dụng ở miền Nam, thì có lẽ Việt Nam đã tiến xa hơn nhiều và nếu đảng Cộng sản thực tâm muốn hòa hợp hòa giải thì đã không có làn sóng vượt biển tìm tự do kéo dài từ giữa năm 1975 đến 1990. Nhiều người đã tìm được bến bờ tự do nhưng hàng trăm ngàn người không may đã vùi thây đáy biển.
40 năm sau khi kết thúc cuộc chiến, ở đâu là nỗi vui mừng của người chiến thắng và ở đâu là tiếng thở dài u uất của người dân Việt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét