Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

& Thiên hồi ký QUỐC HỒN VIỆT NAM &

Thiên hồi ký QUỐC HỒN VIỆT NAM  &
 
       Huỳnh Mai St.8872- Bh. Dạ lệ Huỳnh   
  Đôi lời cảm tạ!

Chân thành cảm ơn tất cả quý Tác giả & Độc giả có tên trong những bài viết, vô cùng giá trị đóng góp vào công trình sưu tầm, sưu khảo vào dòng lịch sử..." Quốc Hồn Việt Nam " qua cuốn sách-  Thiên hồi ký: QUÊ HƯƠNG TÀN CHINH CHIẾN, nói lên khí phách hào hùng dân tộc Việt Nam, biết yêu chuộng tự do, hòa bình và dân chủ Việt Nam, để góp phần vào nền an ninh, trật tự, hòa bình thế giới Tự Do!. Được thể hiện trong quá chiến tranh VN, qua Đạo quân chiến sĩ QL.VNCH...!!


P/s-Nếu được may mắn thành công... là công lao của quý Tác giả & Độc giả thành người ' lịch sử '- Bằng không, thì chúng ta cũng để lại giá trị lịch sử cho đời sau con cháu, bằng : " Thiên hồi ký- Quốc Hồn Việt Nam - Quê Hương Tàn Chinh Chiến! " - Thân kính chào. Huỳnh Mai St.8872

   

 


QUÊ HƯƠNG TÀN CHINH CHIẾN

Huỳnh Mai St.8872- Bh. Dạ lệ Huỳnh 


  Xin viết lại đây, cuộc đời của một cựu chiến binh còn sống và còn ‘ kẹt lại’ nơi này, một mãnh vỡ quê hương Miên Nam VN hoang tàn, đổ nát…sau ngày tàn chinh chiến. Tù binh cải tạo như chúng tôi, chỉ là… chứng nhân lịch sử “ Mất nước VN “ và là người ‘ chôn xác chết Tự Do “- Một khi, Hoa Kỳ phản bội và bức tử đồng minh VNCH, trên mặt trận lý tưởng tự do, an ninh, hòa bình thế giới…!!!

 Thiên hồi ký được ghi lại những trang sử hào hùng, vinh quang cùng những nỗi nhọc nhằng hiểm nguy của người lính chiến QL.VNCH bảo vệ tổ quốc an dân trong chánh nghĩa Tự Do VN., khi người lính chiến còn ' xương máu ' và ' súng đạn ' trong tay.!.. Nhưng khi ' thất bại rồi!' tình người mau chống lãng quên. và bao nỗi ' nhục nhằng đè nặng lên đôi vai người chiến sĩ...Họ không chết nơi mặt trận chiến trường, mà chết vì " Phản bội trong lòng dân ".Chúng tôi rất nặng lòng với quê hương, tự do dân tộc, nhưng biết ngày nào : " Trăng trắng vỗ tay reo...!! " giải tỏa tất lòng với dân tộc- Có phải Tự Do VN! là cái giá máu xương của chiến sĩ QL.VNCH

 P/s-  là vì hồi ký, ghi lại những bút tích đã xảy ra trong quá khứ, nên thời gian tính bài viết không tuân lệnh thứ tự rõ ràng...Và cũng vì thời gian và không gian, chúng không bao giờ chia cắt và có tính "chung đồng "- Không biệt Quá khứ, hiện tai, lẫn tương lai, nên tính ' thời không ' của người lính trân QL.VNCH vẫn sống mã trong lòng Việt Nam

Tg: Huỳnh Mai St.8872
                      

I- VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ BỨC TỬ


VIỆT NAM CỘNG HÒA BỊ BỨC TỬ - { LA MORT DU VIET NAM }Việt Nam Cộng Hoà Bị Bức Tử
Đại Tướng Vanuxem

Dịch giả: Dương Hiếu Nghĩa
Để kính dâng lên những vị anh hùng trẻ tuổi
người Việt Nam, người Mỹ và người Pháp,
những người đã anh dũng nằm xuống
trong một cuộc chiến cùng chung một mục đích thiêng liêng:
"TỰ DO CHO TỔ QUỐC VÀ DÂN TỘC "

Vanuxem
Xin đốt một nén tâm hương, kính cẩn cầu nguyện cho anh linh
Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa
đã hy sinh cho Tổ Quốc và cho Chánh Nghĩa Quốc Gia Dân Tộc

Xin thành tâm kính cẩn cầu nguyện cho tất cả Anh Linh
Quân Dân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa
đã anh dũng tuẩn tiết hay đã thảm thương chết tức tưởi trong ngục tù cộng sản,
hoặc trên đường đi tìm tự do từ sau ngày mất nước 30 tháng 4/1975
ĐƯỢC SỚM VỀ NƠI AN NGHỈ TRÊN CÕI THIÊN ĐÀNG, CỰC LẠC.

Dương Hiếu Nghĩa
THAY LỜI TỰA

Ngày quốc hận 30/4/1975 đã qua đi trên 20 năm rồi.

Trong khoảng thời gian 20 năm đó đã có rất nhiều người viết hay nói về những ngày cuối cùng của tháng tư đen lịch sử nầy, và gần đây nhất chúng ta thấy có ông Mac Namara cựu bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ, với quyển hồi ký "Nhìn Lại Thảm Kịch và Những Bài Học Việt Nam" (In Retrospect, The Tragedy And Lessons Of Việt Nam). Ông cho tung ra quyển nầy vào đúng lúc cộng sản Việt Nam làm lễ lớn khắp nước ăn mừng 20 năm ngày mà họ cho là "Đại Thắng Mùa Xuân", mừng ngày chiến thắng "Mỹ-Ngụy"!

Hồi ký của ông đã để lộ hẳn cái hèn của một chánh khách Mỹ có tầm cỡ, vì ông không biết thẹn là đã có hành động phản bội với đồng minh, vừa bàn giao Việt Nam Cộng Hòa cho bọn cộng sản (nếu không muốn nói là bán đứng), vừa đổ hết trách nhiệm mất nước cho quân dân cán chính Việt Nam Cộng Hòa.

Ông đã khóc (nước mắt cá sấu!) khi bị phỏng vấn trên đài ABC, thật tội nghiệp ! có lẽ khóc vì quá mắc cở và vì có quá nhiều mặc cảm tội lỗi trong chiến lược "phải để cho ta bị chiến bại". Ông không hề khóc cho 58,000 quân nhân Mỹ các cấp dưới quyền ông đã phải bị hy sinh oan uổng cho cái "thuyết domino" mà đến giờ nầy ông mới cho là sai, làm tủi hổ vong linh những người đã bỏ mình cho chính nghĩa chống Cộng của Thế Giới Tự Do (trong thời kỳ còn chiến tranh lạnh) đồng thời làm nhục cả quân nhân các cấp thuộc đủ mọi quân binh chủng Hoa Kỳ đã từng tham gia anh dũng trong cuộc chiến ở Việt Nam.

Dĩ nhiên ông cũng không bao giờ nghĩ đến hay nhắc đến quân dân cán chính miền Nam Việt Nam mà hai đời Tổng Thống Hoa Kỳ vẫn gọi và xem họ là người đồng minh kiên cường trong nhiệm vụ chống Cộng, giữ vững tiền đồn chống cộng của Thế Giới Tự Do ở Đông Nam Châu Á.

Người ta còn thấy rõ cái tồi của ngài Mc Namara là ngài "phải khóc" để được Cộng Sản cấp chiếu khán cho ông qua Việt Nam vào tháng 9/95 nầy (cũng lại là quyền lợi trên hết!) chớ không phải khóc vì trách nhiệm lịch sử của một "kiến trúc sư" về chánh sách của Hoa Kỳ từ thập niên 60 để nướng sống trên 50 ngàn chiến binh Mỹ và trên 3 triệu quân dân cán chánh Việt Nam Cộng Hòa.

Thật đáng tội nghiệp cho một người khoác áo chánh khách Mỹ có tên tuổi như ông mà cho đến 20 năm sau cuộc chiến ông vẫn còn chưa hiểu tý gì về con người Cộng Sản, mãi đến 20 năm sau mới vừa "biết được ta mà chưa biết được người" nên thua nhục là quá đúng!!!

Bây giờ chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với anh chị em trong cộng đồng người Việt tị nạn cộng sản của chúng ta một quyển sách nhỏ có tựa đề là "LA MORT DU VIệT NAM" . Lẽ ra chúng tôi phải dịch là "SỰ SỤP ĐỔ CỦA VIỆT NAM CỘNG HÒA". (Hai chữ "Việt Nam" mà người Pháp thường dùng là để chỉ cho quốc gia VNCH, và "Bắc Việt" là danh từ họ thường gọi để chỉ cho VNDCCH), hoặc để tỏ lòng kính trọng tác giả chúng tôi phải dịch sát nghĩa là: "Cái chết của nước Việt Nam ", nhưng chúng tôi xin dịch là "Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử" để cho thêm rõ nghĩa sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975.

Tác giả quyển sách bé nhỏ nầy là Đại Tướng Vanuxem, từng là sĩ quan cao cấp của quân đội Pháp tại chiến trường Bắc Việt cho đến 1954, sau đó thỉnh thoảng vẫn có sang thăm Việt Nam với tư cách một tướng Pháp, thượng khách của Việt Nam Cộng Hòa.

Ông là sĩ quan trừ bị trong quân đội Pháp. Lúc bị động viên ông là giáo sư, đã có bằng tiến sĩ Văn Chương (Docteur ès Lettres), bằng tiến sĩ Toán (Agrégé ès Math.) và bằng tiến sĩ Khoa Học (Agrégé ès Sciences). Ông được Tướng De Lattre de Tassigny gọi sang Việt Nam như một sĩ quan tùy viên với cấp bậc trung úy. Nhưng khi sang đến Việt Nam ông lại xin tình nguyện ra chỉ huy một đơn vị tác chiến để được ra mặt trận, và xin được phục vụ ở chiến trường Bắc Việt, lúc đó đang thật sôi động. Trong hai năm liền ông được thăng cấp 3 lần, toàn là tại mặt trận. Sau đó ông được gọi về chỉ huy Trường "đào tạo chỉ huy trưởng binh đoàn", với cấp bậc trung tá, rồi đại tá (lúc bấy giờ được gọi nôm na là "cours tactiques", tiền thân của trường Chỉ Huy và Tham Mưu của QLVNCH sau nầy). Hầu hết các tướng lãnh của VNCH chúng ta đều xuất thân từ trường nầy.

Ông là một sĩ quan rất bình dân, ăn mặc rất xuề xòa không giống như các sĩ quan Pháp khác, nhưng tất cả các sĩ quan khóa sinh đều rất mến phục ông sau vài ngày nhập trường vì tài giảng dạy của ông cũng như về đức tính của ông.

Sau đó Ông ra coi binh đoàn chiến thuật số 3, hoạt động ở Khu Nam, thuộc lực lượng bộ binh Bắc Việt (Groupement Tactique No 3/ Zone Sud/FTNV). Ông về nước năm 1954 với cấp bậc đại tá và thỉnh thoãng ông vẫn sang VN. Đầu năm 1975 ông có mặt thường trực tại VN và bị cộng sản trục xuất về Pháp khoản tháng 5/75.

Ông qua đời năm 1982, nhưng trước khi nhắm mắt ông vẫn còn nhớ đến VN, nên đã có trao lại cho trung tướng Trần văn Trung Chủ Tịch hội Cựu Chiến Sỉ tại Pháp, lá cờ Việt Nam Cộng Hòa, một kỹ vật rất quý mà ông đã được Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu Bình Long trao tặng lúc Ông tháp tùng Tổng Thống Thiệu đáp trực thăng xuống An Lộc trong mùa hè đỏ lửa 1972.

Đặc biệt từ đầu năm l975 Ông Vanuxem đã thường xuyên có mặt tại Sài Gòn, nên ông đã phân tách rất chính xác về những sự kiện, những nguyên nhân và những hậu quả của sự việc "Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử", chẳng những đối với quốc gia Việt Nam mà còn đối với nước Pháp và cả Thế Giới nữa.

Những nhận xét rất tỷ mỉ và tế nhị, có lúc hơi tếu và lộ vẻ biếm nhẻ, của từng sự việc một mà ông đã đích thân mắt thấy tai nghe tại chỗ trong những ngày lịch sử nầy, khác hẳn những tiếng "khóc dở hơi" của "ngài" Mc Namara.

Văn ông chan chứa tình cảm rạt rào, khóc cho người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa và xót thương cho số phận đau thương của người dân Miền Nam Việt Nam dưới ách thống trị và gông cùm của người Cộng Sản.

Chúng tôi cố gắng dịch sao cho được sát ý sát nghĩa chừng nào hay chừng nấy, miễn là không "phản ý hay phản nghĩa", vì tiếng Pháp là tiếng ngoại quốc mà trình độ học vấn của tác giả cao hơn bậc thầy của chúng tôi, trong lúc chúng tôi thì ngoại ngữ còn quá thấp, văn thì luộm thuộm, chỉ mong sao lột được hết những lời hay ý đẹp của tác giả, những lời tâm tình của một người không phải chiến hữu mà như một chiến hữu thân thương, một người không hẳn là một đồng minh mà như một đồng minh trung tín... Hơn thế nữa, về mặt chánh trị và quân sự, đại tướng là một nhân vật thuộc đẳng cấp quốc tế, những nhận xét của ông rất chính xác, có tầm mức chiến lược, đôi lúc ngoài tầm hiểu biết nông cạn của chúng tôi.

Do vậy, xin quý anh chị em độc giả niệm tình thông cảm cho những sơ sót của chúng tôi. Chúng tôi sẵn sàng xin được đón nhận những sự góp ý, chỉ bảo và sửa chửa nếu có, để bản dịch được thêm phần đúng đắn và phong phú thêm.

Kính,

Dương Hiếu Nghĩa

Kính Tặng Nhạc Sĩ Lê Trọng Nguyễn

Người đã sưu tầm được quyển sách có giá trị lịch sử nầy và đã khuyến khích chúng tôi dịch ra trong mục đích vinh danh tinh thần và ý chí bất khuất của quân nhân các cấp trong QLVNCH trong nhiệm vụ chống cộng bảo vệ quê hương, bảo vệ chánh nghĩa quốc gia dân tộc......đồng thời cho người dân Việt Nam trong nước cũng như ở hải ngoại nầy, thuộc thế hệ hiện tại hay thế hệ trẻ mai sau thấy được bộ mặt thật của người cộng sản Việt Nam, thấy rõ bản chất tàn ác vô nhân đạo của họ khi họ xé bỏ hiệp định Paris 1973 ngang nhiên xua quân vào cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam năm 1975

Nguồn; http://batkhuat.net/tl-vnch-bibuctu.htm
Được đăng bởi Mai Huỳnh Mai St.8872 vào lúc 03:33

Xin xem thêm chi tiết nơi: Phụ lục 1- Quê Hương Tàn Chinh Chiến.
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/05/viet-nam-cong-hoa-bi-buc-tu-la-mort-du.html
http://maidayhoabnh.blogspot.com/2014/06/viet-nam-cong-hoa-bi-buc-tu-la-mort-du.html

Cuộc Chiến Quốc-Cộng, Quan Trọng Ở Ý Thức Hệ

1
Nguyễn Lộc Yên
Tháng Sáu 13, 2015 nhóm Văn Tuyển 1 Bình luận
About these ads
(Viết cho ngày Quân Lực VNCH)
Học thuyết do Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels (1820-1895) là 2 người Đức (German), được Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924) và Josef Stalin (1927-1953) là 2 người Nga (Russia) phát triển và đưa đến đấu tranh giai cấp, được gọi là cuộc cách mạng của giai cấp vô sản, nhưng Marx và Lenin được nói đến nhiều hơn. Từ đấy, người ta gọi là Chủ nghĩa Marx-Lenin, được coi là ý thức hệ chính thức của Liên Xô vào giữa thập niên 1920. Chủ nghĩa Marx-Lenin tạo ra phong trào Cộng sản Quốc tế, gây ra các cuộc đấu tranh giai cấp để gầy dựng xã hội chủ nghĩa hay Cộng sản chủ nghĩa. Cộng sản chủ nghĩa đã ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới, có 15 quốc gia chính thức theo chủ nghĩa cộng sản: Albania, Bulgaria, Czechoslovakia, Đông Đức, Hungary, Mông Cổ, Ba Lan, Romania, Liên Xô, Yugoslavia, Tàu, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào và Việt Nam và 11 quốc gia có khuynh hướng cộng sản: Angola, Benin, Congo, Ethiopia, Mozambique, Zimbabwe, Grenada, Nicaragua, Campuchia, Afghanistan và Nam Yemen. Như vậy, tổng số các nước chính thức là cộng sản và các nước có khuynh hướng cộng sản là 26 nước. Cộng sản muốn nhuộm đỏ cả thế giới nên những Quốc gia tự do trên thế giới đã chống lại, tạo thành hai thế lực Quốc-Cộng rõ rệt.
– Theo học thuyết của Marx thì Chủ nghĩa duy vật dựa trên lý thuyết duy vật biện chứng để giải thích về quá trình lịch sử phát triển xã hội loài người, đã dựa trên mô hình của các nước Âu châu mà sự phát triển của “lực lượng sản xuất” sẽ đưa đến sự biến đổi của “quan hệ sản xuất” qua các giai đoạn: Thời nguyên thủy (thời đồ đá), đến chiếm hữu nô lệ (bóc lột), đến phong kiến (chế độ tập quyền), đến tư bản (thụ hưởng thiếu công bình) và cuối cùng là cộng sản (bình đẳng và văn minh)?!. Lý thuyết của Marx là mọi người sẽ bình đẳng, không có hiện tượng “người bóc lột người” đưa đến “thế giới đại đồng” và đề xướng: “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
– Học thuyết của Lenin cũng giống như Marx, các đảng cộng sản phải là đảng của giai cấp công nhân trên thế giới, đấu tranh theo sự nghiệp chung của vô sản trên toàn thế giới. Lenin đem áp dụng học thuyết của cộng sản vào đấu tranh, đề cao khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng” trong Đệ nhất thế chiến, từ tư tưởng này giai cấp vô sản Nga đã nhân cơ hội hỗn loạn trong nước, tạo điều kiện để đưa đến “cách mạng vô sản thành công”. Học thuyết của Lenin còn xác định: “Miễn là có lợi cho sự nghiệp đấu tranh của giai cấp vô sản thì đều là chính nghĩa, có hại cho cuộc đấu tranh đó thì đều là phi nghĩa.”
– Học thuyết của Mao Trạch Đông có thể gọi là Maoism (chủ nghĩa Mao) có sự khác biệt với Marxism-Leninism đã coi “động lực chính của cách mạng là giai cấp công nhân” và coi nhẹ giai cấp nông dân, nông dân chỉ là thành phần hỗ trợ mà thôi. Ngược lại, Mao Trạch Đông xuất phát từ điều kiện nước nông nghiệp, giai cấp công nhân còn phôi thai, xã hội của nước Tàu lúc ấy mâu thuẫn nông dân và địa chủ là cốt lỗi, nên Maoism coi “lực lượng cách mạng chủ lực” là giai cấp nông dân và “Nông thôn là căn cứ địa của cách mạng”, vì vậy học thuyết chủ yếu của Mao là “Lấy nông thôn bao vây thành thị” và “Súng đẻ ra chính quyền”. Mao còn đưa ra lý luận về chiến tranh du kích và chiến tranh nhân dân, đã cổ động trong tác phẩm “Du kích chiến” của Mao mà ở đấy nghiên cứu kỹ càng về quân sự, chính trị, tâm lý và các phương thức xây dựng căn cứ địa, tiến hành chiến tranh nhân dân ở nông thôn. Maoism còn khác với Marxism-Leninism tiền bối là không đặt vấn đề giai cấp lên trên dân tộc, lại coi quyền lợi quốc gia là thiết yếu dù phải chiến tranh giành quyền lợi cho đất nước mình.
Chủ nghĩa cộng sản bao gồm các lý luận về luồng tư tưởng: Chính trị, kinh tế, xã hội. Cộng sản hy vọng xóa bỏ hình thái kinh tế, xã hội của “chủ nghĩa tư bản”, để xây dựng một xã hội không giai cấp không có quyền tư hữu. Chủ nghĩa cộng sản phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ 19 và bắt đầu suy tàn trong thế kỷ 20. “Chủ nghĩa cộng sản là không tưởng” nên các nước Cộng sản Đông Âu đã sụp đổ năm 1989, Cộng sản Liên Xô đã tan rã năm 1991, quốc kỳ Liên Xô tại điện Kremlin phải hạ xuống để thay thế bằng quốc kỳ Nga và Nga tuyên bố thừa nhận nền độc lập của mười hai (12) nước Cộng hòa trong Liên bang Xô Viết. Đến nay còn tồn tại 5 nước cộng sản: Tàu, Cuba, Bắc Triều Tiên, Lào và Việt Nam. Người viết xin nói qua về “Cuộc chiến ý thức hệ Quốc-Cộng trên thế giới” và “Cuộc chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam”.
I – Cuộc chiến ý thức hệ Quốc-Cộng trên thế giới:
Cuộc chiến Quốc-Cộng tại nước Tàu thời gian từ tháng 4 năm 1927 đến tháng 5 năm 1950. Cuộc chiến bắt đầu khi phái cánh hữu của Quốc dân đảng do Tổng tư lệnh Tưởng Giới Thạch dẫn đầu đã thanh trừng những người cộng sản và cánh tả của Quốc dân đảng, Quốc dân đảng được phương Tây ủng hộ và Đảng Cộng sản do Mao Trạch Đông lãnh đạo được Liên Xô chỉ đạo. Khi quân Nhật tiến chiếm lãnh thổ Mãn Châu làm thuộc địa, thì hai phía Quốc-Cộng tạm ngưng các cuộc tấn công quân sự lẫn nhau, để thành lập “Mặt trận thống nhất Trung quốc đệ nhị” tập trung vào việc chống kẻ thù chung là đế quốc Nhật. Năm 1937, Nhật cho máy bay ném bom các thành phố của nước Tàu, đồng thời tung các đạo quân tinh nhuệ đánh chiếm miền bắc và miền duyên hải nước Tàu. Thế mà, hai phe Quốc-Cộng chỉ liên minh trên danh nghĩa, nên cả Quốc dân đảng lẫn đảng Cộng sản đều tìm cách chiếm đóng những lãnh thổ không nằm trong tay quân đội Nhật. Sau đó, Quốc dân đảng lại giao tranh với quân Nhật khiến cho lực lượng của Quốc dân đảng phải chịu nhiều tổn thất. Vì vậy, khi Đệ nhị thế chiến chấm dứt (1945) thì Đảng Cộng sản còn mạnh và chiếm ưu thế. Đến ngày 1-10-1949, tại Thiên An Môn, Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập nước “Cộng hòa Nhân dân Trung quốc” trên Lục địa Tàu, theo chế độ Cộng sản như Liên Xô, còn phe Quốc dân đảng do Tưởng Giới Thạch lãnh đạo thì giữ Đài Loan.
Đến năm 1950, các lực lượng đồng minh do Mỹ lãnh đạo, với danh nghĩa Liên Hiệp Quốc. Tại chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Bắc Triều Tiên do Tổng Bí thư Kim Nhật Thành lãnh đạo với sự chỉ đạo của Liên Xô, đã tấn công Nam Triều Tiên. Chính phủ Nam Hàn do Tổng thống Lý Thừa Vãn thống lĩnh với sự hỗ trợ của Liên Hiệp Quốc, đã đẩy lùi quân đội của Bắc Triều Tiên. Ngày 7-10-1950, quân Liên Hiệp Quốc vượt vĩ tuyến 38. Mao lo ngại chiến tranh có thể lan rộng đến Hoa Lục, nên một ngày sau đấy, Mao liền cho thành lập lực lượng Chí nguyện quân để giúp Bắc Triều Tiên, đối đầu trực diện với lực lượng Liên Hiệp Quốc. Sau 3 năm, chiến cuộc kết thúc khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27-7-1953.
II – Cuộc chiến ý thức hệ Quốc-Cộng tại Việt Nam:
Cuộc chiến tại miền Nam Việt Nam đằng đẵng 20 năm (1954-1975) giữa miền Bắc Việt Nam được gọi là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) theo chế độ Cộng sản. Miền Nam Việt Nam được gọi là Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) còn có thể gọi là chính thể Quốc gia. Cuộc chiến bằng vũ lực đã chấm dứt ngày 30-4-1975, nhưng chưa chấm dứt về “Cuộc chiến ý thức hệ Quốc-Cộng”. Cuộc chiến bằng vũ lực tại miền Nam Việt Nam đã gây ra cảnh huynh đệ tương tàn, cuộc tương tàn này có phải là nội chiến không? Cuộc tương tàn này có giống cuộc chiến tương tàn giữa hai miền Nam-Bắc Việt Nam thời Lê-Mạc phân tranh 47 năm (1545-1592) hay thời Trịnh-Nguyễn phân tranh 45 năm (1627-1672) không? Cuộc chiến này có giống cuộc nội chiến của Hoa Kỳ (1861-1865) xảy ra giữa các Tiểu bang (War Between the States) đã tương tàn, do Chính phủ Liên bang miền Bắc (Union: 25 tiểu bang) chiến đấu với Liên minh miền Nam (Confederate States of America) của Hoa Kỳ không? Xin thưa không, vì sao?: Vì cựu Tổng bí thư Lê Duẩn đã thành thật thú nhận: “Ta đánh miền Nam là đánh cho Liên Xô, cho Trung Quốc”!
Ngày 8-3-2015, Đài RFA đã phổ biến: “Hồi Ức 30/4 của người Việt tại Đông Âu”, nói về nhà báo Bắc Việt Trần Quang Thành, người từng có mặt với Trần Văn Trà và Dương Văn Minh tại dinh Độc Lập ngày 1-5-1975. Sau này, Thành viết: “…Nhìn lại 40 năm cuộc chiến gọi là chống Mỹ cứu nước nhưng thực tế nó lại là một cuộc chiến về ý thức hệ của những người Cộng sản lừa dối nhân dân ta, thực tế nó là một cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Những người chóp bu của Cộng sản đã lừa dối nhân dân Việt Nam và lừa dối cả nhân dân toàn thế giới. Họ kích động tinh thần dân tộc của người dân miền Bắc là: miền Bắc là tiền đồn phía Đông Nam Á của phe Xã hội Chủ nghĩa. Nhưng thực chất bây giờ chúng ta mới hiểu đây là một cuộc chiến của những người Cộng sản Việt Nam tay sai cho 2 nước Cộng sản là Nga sô và Trung Cộng để mà thực hiện ý thức hệ Cộng sản bành trướng trên toàn thế giới chứ không phải là một cuộc chiến tranh Vệ quốc như họ từng tuyên truyền là chống Mỹ xâm lược. Tôi thấy đó là một sự lừa dối và phản bội.”
Những nguyên nhân chính mà miền Nam Việt Nam bị thất bại vào năm 1975?!:
1 – Quân đội miền Nam Việt Nam thiếu quân dụng, đạn dược để chiến đấu, mời xem bài “Những sự thật về Chiến Tranh Việt Nam” của Giáo sư Robert F. Turner ở Đại Học Luật Khoa Virginia và Học Viện Hải Quân thuộc Trung tâm an ninh Luật Pháp Quốc Gia, ông đã thẳng thắn nói rằng: “Có một bài viết trong báo Foreign Affairs năm 2004, do Giáo sư John Lewis Gaddis là Khoa trưởng American Diplomatic Historians đã nhận định đúng đắn: Các sử gia hiện tại công nhận rằng miền Nam Việt Nam và đồng minh đã thắng cuộc chiến quân sự. Nhưng lại thua cuộc chiến tâm lý tại Mỹ. Tôi xin nhắc lại cho quý vị trẻ biết sau khi bị bỏ bom tơi bời Hà Nội vội vã trở lại đàm phán tại Paris. Và mọi chuyện êm xuôi nếu chúng ta dùng máy bay B52 để trấn giữ hiệp định. Nhưng quốc hội với áp lực của Phong trào Hòa Bình đã thông qua dự luật vào năm 1973. Sẽ là bất hợp pháp nếu Tổng thống sử dụng bất cứ đồng nào trong công quỹ cho cuộc chiến tại Việt Nam, Lào và Cambodia. Làm như vậy, Quốc hội đã chuyển thắng thành bại. Quốc hội phản bội lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng sản tại Đông Dương. Lúc ấy tôi làm việc tại Thượng nghị viện, nghị sĩ Ted Kennedy tuyên bố rằng Việt Nam không cần giúp đỡ, họ đã có lượng vũ khí trị giá vô số triệu đô la. Đó là sự thật, Việt Nam có phi cơ trực thăng, xe tăng Hoa Kỳ. Nhưng cái mà họ không biết là Việt Nam không có đạn, không có xăng, không có phụ tùng. Đống đồ đó trở nên vô dụng. Đây là câu chuyện tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe”.
2 – Trước năm 1975: Người miền Bắc lầm lẫn tin chủ nghĩa Cộng sản, người miền Nam thờ ơ với cuộc chiến. Điều này chính những người trí thức ở miền Bắc đã lầm lẫn và hối hận, như: Nhà báo Trần Quang Thành đã nêu ở trên.
Bùi Tín từng phục vụ trong đảng CSVN 44 năm, từng là Phó tổng biên tập báo Nhân Dân, kiêm Tổng biên tập tuần báo Nhân Dân Chủ Nhật. Năm 1990 Bùi Tín sang Pháp dự hội hàng năm của báo LHumanité, nhân đấy xin tỵ nạn tại Pháp. Ban đầu ông chỉ phê phán đường lối cai trị của ban lãnh đạo đảng CSVN, nhưng vẫn tin tưởng “Bác Hồ”, sau thời gian dài 25 năm sống ở Pháp, ở thế giới tự do có dịp tìm hiểu giữa Quốc-Cộng, trong bài viết bàn về hai chữ: “Giác ngộ (gửi các đảng viên CS, các đồng chí cũ)” do đài VOA phổ biến ngày 2-6-2015, ông đã giác ngộ và viết trung thực: “Ngay đối với thần tượng Hồ Chí Minh, tuy tôi biết rằng đây là bình phong cố thủ lợi hại của thế lực bảo thủ trong đảng CS do tệ sùng bái cá nhân ăn quá sâu trong quần chúng, tôi vẫn thấy cần và có thể thuyết phục ngày càng đông đảo bà con ta nhận ra sự thật. Sự thật là ông HCM không phải là thánh thần. Ông là con người với những tốt xấu, mạnh yếu, đúng sai của mình. Ông đã lầm lẫn khi chọn con đường CS, khi lao quá sâu rồi không dám quay lại nữa. Ông đã xa rời lập trường dân tộc, thực hiện lập trường giai cấp cực đoan, đặt ảo tưởng vào giai cấp vô sản quốc tế, và mù quáng đặt niềm tin ở 2 ông Anh lớn Stalin và Mao, 2 con Quỷ Đỏ mà ông cho là “không bao giờ có thể sai”.
– Phan Huy là Bộ đội cũng là Nhà thơ sinh ra và lớn lên ở miền Bắc, sau ngày “giải phóng miền Nam” đã thổ lộ qua bài thơ “Lời Anh Bộ Đội Vào Nam”:
Năm ấy tôi mới vừa khôn lớn
Hai miền đã dứt cuộc tương tranh
Hiệp định Ba Lê cùng ký kết
Tôi mừng đất nước hết đao binh…
Nhưng rồi đảng bảo tôi cầm súng
Lên đường chiến đấu ở Miền Nam
Đảng nói nguỵ quyền đầy gian ác
Dân mình trong đó sống lầm than.
Khi chiếm được Sài Gòn thì Phan Huy ngỡ ngàng và hối hận:
Bây giờ nghĩ lại càng chua xót
Cuộc chiến sao mà quá dại điên!
Sao đem xương máu người dân Việt
Xây đắp ngôi cho đảng bạo quyền?
Sau 40 năm “giải phóng Sài Gòn” thì Phan Huy tuổi đã lớn kinh nghiệm thêm già dặn, ngẫm nghĩ chính xác hơn, lại thổ lộ tâm tình qua bài thơ “Ngày Quốc hận” có đoạn:
Bốn mươi năm sau “ngày thắng cuộc”
Vẹm Cộng hiện hình đảng cướp công khai
Đất nước bên lề nô vong Hán hoá
Dân tộc trầm luân dưới ách độc tài.
Tại miền Nam Việt Nam, người chiến sĩ VNCH đang can trường chống Cộng quân nơi chiến trường vì chính nghĩa, vì bảo vệ tự do cho Đồng bào; khi đấy có bao nhiêu phần trăm Đồng bào miền Nam hiểu sự chiến đấu của chiến sĩ VNCH là hoàn toàn chính nghĩa, và sự tiến chiếm miền Nam của CSVN là hành động phi nghĩa?!
Trong khi ấy, tại miền Nam Việt Nam lại có lắm kẻ “ăn cơm Quốc gia thờ ma Cộng sản”, như: Sinh viên Huỳnh Tấn Mẫm, năm 1958 Mẫm 15 tuổi, đang học lớp Đệ ngũ, trường Pétrus Ký, Mẫm được kết nạp vào tổ chức bí mật do Nguyễn Văn Chí có biệt danh là Sáu Chí. Mẫm từng được giao công tác rải truyền đơn chống chính phủ, đến năm 1960 được kết nạp vào “Hội Liên hiệp Thanh niên Giải phóng Sài Gòn-Gia Định”?!.
Phi công Nguyễn Thành Trung (lúc đó là Trung úy Không quân VNCH) đã dùng máy bay phản lực F5-E ném bom Dinh Độc Lập vào lúc 8 giờ 30 phút sáng ngày 8-4-1975, tên thật của Trung là Đinh Khắc Chung, bí danh là Năm Chung, có anh cả là Đinh Khắc Cần, Cần đã tập kết ra Bắc rồi trở về Sài Gòn hoạt động?!.
Lê Hiếu Đằng từng là thành viên Ban chấp hành Tổng hội sinh viên Sài Gòn trước 1975, Đằng đã lén lút hoạt động cho cộng sản, sau năm 1975 Đằng được CSVN ban cho chức vị, chức sau cùng là “Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc” tại thành phố Sài Gòn, đến lúc nằm trên giường bệnh sắp lâm chung, Đằng mới tỉnh ngộ: “Quốc hội CSVN là bù nhìn”, Đằng viết: “Đó là một hiến pháp đi ngược lại lòng dân, không có dân chủ, nhất là trong vấn đề ruộng đất”. Ôi, dù tỉnh ngộ muộn màng cũng hơn không!
Còn nhiều người miền Nam đã tiếp tế lương thực, thuốc men cho VC đến sau năm 1975 mới sáng mắt sáng lòng thì hối hận muộn màng, nhưng khuôn khổ bài viết có hạn nên không thể kể hết!
III- Nước Việt Nam hiện nay:
Nhà cầm quyền CSVN cai trị đất nước bằng độc đảng, độc tài nhưng lại quỵ lụy Tàu cộng nên tương lai đất nước rất tối tăm! Vì vậy, có một số người Việt còn nặng tình quê hương đã đấu tranh quyết liệt, nhất là tuổi trẻ, như: Sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã khẳng khái xác định tại Phiên tòa phúc thẩm ở Long An năm 2013, bằng câu nói lịch sử, “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần tòa xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống ĐCS không phải chống phá đất nước, dân tộc”.
Sinh viên Đinh Nguyên Kha đã dõng dạc trả lời tại phiên tòa tại Tòa án tỉnh Long An năm 2013: “Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội”. Các Sinh viên thật là can trường không sợ quan tòa là “Người lên đồng nói những điều không do lý trí của họ, mà họ nói những điều do phù thủy điều khiển!”.
Chúng ta cũng không thể quên lòng can trường nhiệt huyết của: Nguyễn Hoàng Vi, Đỗ Thị Minh Hạnh, Huỳnh Thục Vy, Nhạc sĩ Việt Khang, Nguyễn Đắc Kiên… Tuy nhiên, lòng sắt son đáng phục ấy chưa được đông đảo?! Dù vậy, người viết nghĩ rằng chiến thắng của CSVN ngày 30-4-1975 chỉ là chiến thắng bằng vũ lực, nhưng CSVN đã/đang thất bại về “Cuộc chiến ý thức hệ Quốc-Cộng” vì thắng hay bại trong cuộc chiến ý thức hệ không thể tính bằng chiếm thành, chiếm đất mà tính bằng ý thức chính nghĩa và lòng dân.
Nhớ đến câu nói của tướng Moshe Dayan (1915-1981), ông có biệt danh “Độc nhãn tướng quân”, vì mắt bên trái mang mảnh che màu đen, ông là nhà chính trị và là một danh tướng của nước Do Thái (Israel). Tướng Moshe Dayan sang thăm Việt Nam trước năm 1975, sau khi quan sát tình hình, đã nói rằng: “Muốn thắng cộng sản, phải để cho cộng sản thắng trước”. Nếu đúng như vậy, đất nước của chúng ta có hy vọng sáng sủa vậy.
Mong thay!
Ngày 12-6-2015
Nguyễn Lộc Yên
http://vietbao.com/p112a238893/cuoc-chien-quoc-cong-quan-trong-o-y-thuc-he

Nguồn: http://vuottuonglua.org/2015/06/cuoc-chien-quoc-cong-quan-trong-o-y-thuc-he/

 http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/05/cuoc-chien-quoc-cong-quan-trong-o-y.html

Hãy Vinh Danh Người Lính Việt Nam Cộng Hoà  

Nguyễn thị Thảo An

Không biết bắt đầu từ thuở nào có một quy luật hình thành là ở một thể chế chính trị, đều thành lập một lực lượng để bảo vệ mình, lực lượng đó được gọi là quân đội. Quân đội sinh ra từ chế độ và nó cũng vẽ nên những chân dung của chế độ. Chế độ tốt sẽ xây dựng nên một quân đội tốt. Quân đội tốt sẽ không dung dưỡng một chế độ xấu.
Từ hơn hai nghìn năm về trước, người lính Việt Nam với chiếc áo trấn thủ, mang gươm giáo ngàn xưa để gồng gánh trên vai những nhiệm vu giết thù diệt loạn, bảo quốc an dân, giữ gìn cơ nghiệp của tiền nhân. Trải qua bao thăng trầm của đất nước, hình ảnh của người lính thay đổi qua bao thời thế, nhưng trách nhiệm không hề thay đổi.
Người thanh niên tuổi trẻ Việt Nam từ khi bước vào quân trường, khoác vội bộ đồ trận, lưng mang vác ba lô cho tới khi anh đứng nghiêm với lời tuyên thệ Vị Quốc Vong Thân. Người tuổi trẻ đã trở thành người lính. Anh trưởng thành hơn bóng dáng của quê hương. Người lính với chiếc nón sắt xanh đậm tròn tròn như nửa vầng trăng in rõ bóng trên nền trời xanh lơ. Anh đã bước ra, tay ôm súng và chân mang giày trận, anh giẫm mòn nửa vòng đất nước đi canh giữ cho quê hương.
Bắt đầu từ thập niên Sáu Mươi, khi kẻ thù phương Bắc, với xe tăng súng cối, với những chủ thuyết ngoại lai, với những xích cồng nô lệ, đã toan tính nhuộm đỏ quê hương, thì từ đó, người lính đã hiện diện trong tuyến đầu lửa đạn. Anh mang vác hành trang, chiếc ba lô nặng cồng kềnh để chận bước quân thù, để bảo vệ miền Nam .
Ðất nước hai mươi năm chiến tranh, hai mươi năm dài người lính hầu như không ngủ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn ngày để anh đi từ sáng tinh mơ, chân giẫm ướt ngọn sương mai trên cỏ. Hai mươi năm có tới mấy ngàn đêm, bóng anh mịt mờ trong núi rừng lạnh giá.  Hai mươi năm, anh nghe tiếng đại bác vang trời không nghỉ.
Tiếng mưa bom đạn réo bên mình. Tiếng xe tăng nghiền nát đường quê hương. Hai mươi năm, anh đã đem sinh mạng của mình đặt trên đường bay của đạn. Ðã đem hy vọng cuộc đời đặt trên khẩu súng thân quen. Hay đã đem tình yêu và nỗi nhớ đặt trên đầu điếu thuốc. Hai mươi năm chiến tranh có bao ngày anh được ngủ yên trên chiếc giường ngay ngắn. Có bao đêm anh mơ được trọn giấc bình yên. Hay anh đã sống thân quen với đời gian khổ và đánh bạn với gian nguy.
 Anh với đầu đội súng và vai mang ba lô, lội qua những vũng sình lầy nước ngang tầm ngực. Anh đã đi qua những địa danh xa lạ: Ashau , Ia Drang, Kontum, Pleime, nơi giơ bàn tay cũng không thấy được bàn tay. Hay anh truy địch ở bờ sông Thạch Hãn lừng lững sương mai, ở phá Tam Giang sóng vỗ kêu gào hay ở Cổ Thành xứ Huế mù sương. Dài dọc xuống Miền Nam với rừng Tràm, rừng Ðước, đến Ðồng Tháp Mười anh đã nghe muỗi vo ve như sáo thổi.
Anh đã đến những nơi mà anh không tưởng, anh đi diệt địch và anh đã ngã xuống địa danh chẳng quen dấu chân anh. Người lính nằm xuống ở Miền Nam xanh tươi ngọn mạ, ở những vùng trầm se rét Miền Trung, hay ở Miền Ðông xác thân thối rửa Từ Ấp Bắc, Ðồng Xoài, Bình Giả... cho tới Tống Lê Chân, An Lộc, Bình Long, người lính đã căng rộng tấm poncho để che kín bầu trời Miền Nam được yên ấm tự do. Nối gót tiền nhân, người lính, mỗi người lính đã đem 3.8 lít máu tươi, tưới cho thắm tươi hoa lá ruộng đồng, đã đem mỗi một 206 lóng xương khổ nạn của mình cắm trăm nẻo đường quê hương muôn ngã, để cho chính nghĩa quốc gia tự do được tồn tại. Ðể cho người dân quốc gia được sống no ấm ở hậu phương.
Những người dân quốc gia, những người dân quốc gia không hề muốn trở thành dân Cộng Sản, những người quốc gia luôn muốn bỏ chạy khi Cộng Sản tới và núp bóng người lính để được sống an nhàn ở chốn hậu phương. Họ hoàn toàn trao trọng trách bảo vệ quốc gia, ngăn thù dẹp loạn như một thứ công việc và trách nhiệm của người làm nghề lính, như thể không liên quan gì tới họ. Và họ tự trấn an lương tâm rằng người lính sẽ không bao giờ buông súng và sẽ mãi mãi bảo vệ họ tới cùng. Vì thế, họ luôn yên tâm sống ở hậu phương, yên tâm kiếm tiền và tranh đua đời sống xa hoa phè phỡn trên máu xương của người lính.
Và ở hậu phương, người lính đồng nghĩa với nghèo, đời lính tức là đời gian khổ, và tương lai người lính đếm được trên từng ngón taỵ Thế nên, người lính về hậu phương, anh ngỡ ngàng và lạc lỏng. Bỗng hình như anh cảm thấy mình như người Thượng về Kinh. Như vậy thì người ta tội nghiệp người lính và yêu người lính để thể hiện tình quân nhân cá nước trong sách vở, báo chí và truyền hình.
Người lính bị bắt cóc vào văn chương tiểu thuyết là những người lính giấy, vào văn chương để tự phản bội chính mình, để thoả mãn cho những kẻ trông con bò để vẽ con nai, và ngồi phòng khách để diễn tả chiến trường đỏ lửa. Người lính trên trang giấy ngang tàng và hung bạo, chửi rủa chính phủ, chống chính quyền và ghét cấp chỉ huy, lính la cà trong quán rượu, uống rượu chẳng thấy say, và càng say càng đập phá.  Người lính xuất hiện trên sân khấu thì phong lưu và đỏm dáng hay trắng trẻo no tròn. Anh mặc đồ trận mới toanh còn nguyên nếp gấp, ngọt ngào chót lưỡi đầu môi anh ca bài ca mời gọi ái tình. à người yêu của anh lính là những cô mắt ướt môi hồng, áo quần xa hoa lộng lẫy, thề non hẹn biển yêu lính trọn kiếp trong ti vi. Như vậy thì quá mỉa mai cho cái gọi là anh trai tiền tuyến, em gái hậu phương. Trong khi đó, ở ngoài đời những người vợ lính là những người chống giữ thầm lặng ở xã hội hậu phương.
Ðó là những người đàn bà bình dị với tấm áo vải nội hoá rẻ tiền, với đôi guốc vông kẻo kẹt, đóng vai vừa là người mẹ vừa là người cha nuôi con nhỏ dại, gói ghém đời sống bằng lương người chồng lính chỉ vừa đủ mua nửa tháng gạo ăn. Ðó là những người đàn bà tất tả ngược xuôi, lăn lộn thăm chồng ở các Trung Tâm Huấn Luyện, hay ở những nơi tiền đồn xa xôi với vài ổ bánh mì làm quà gặp mặt. Ðó là những người âm thầm và lặng lẽ, chịu đựng và hy sinh để chồng luôn an tâm chống giữ ngoài trận tuyến với đối phương.
Hạnh phúc của họ mong manh và nhỏ bé, bất chợt như tình cờ. Có thể ở một thỏi son nhỏ bé mà người lính mang về để tặng vợ, có thể là một chiếc nón bài thơ, hay chút tình cờ ở một buổi tối người lính chợt ghé nhà thăm vợ. Hạnh phúc ở trong chén trà thơm uống vội, hay ở lúc nhìn đứa con bé nhỏ chào đời tháng trước.
Người vợ lính cũng là những người hằng đêm thức muộn để lắng tai nghe tiếng đại bác thâu đêm, rồi định hướng với lo âu trằn trọc. Ðó là những người đàn bà mà sau mỗi lần đơn vị chồng đụng trận, đi thăm chồng giấu giếm mảnh khăn sô.
Trong nỗi chịu đựng hy sinh, âm thầm và kỳ vĩ, họ vẫn sống và luôn gắng vượt qua để cho người chồng an tâm cầm súng. Ðể anh, người lính, anh mang sự bất công to lớn, sự bạc đãi phủ phàng, anh vẫn đi và vẫn sống, vẫn chiến đấu oai hùng giữa muôn ngàn thù địch. 
Ở chiến trường, anh đối diện với kẻ thù hung ác, ở hậu phương anh bị ghét bỏ khinh khi, trên đầu anh có lãnh đạo tồi, sẵn sàng dẫm xác anh để cầu vinh cho họ, đồng minh anh đợi bán anh để cầu lợi an thân.
Những người dân của anh, những người anh hy sinh để bảo vệ từ chối giúp anh truy lùng kẻ địch, và điềm nhiên để anh lọt vào ổ phục kích của địch quân. Những người dân bán rẻ linh hồn cho quỷ, tiếp tay cho địch thác loạn ở hậu phương, đó là những kẻ chủ trương đòi quyền sống, trong đó không bao gồm quyền sống của anh.
Những kẻ để trái tim rung động tiếc thương cho cái chết của kẻ thù nhưng dửng dưng trước sự ngã xuống của anh. A dua, xu thời là bọn báo chí ngoại quốc thiên tả, lệch lạc ngòi bút, ngây thơ nhận định, mù quáng trong định kiến. ất cả vây quanh anh để tặng cho anh những đòn chí tử. Người lính bi hùng và bi thảm. Anh chống địch mười phương, tận lòng trong đơn độc, anh vẫn hy sinh và chống giữ tới hơi thở cuối cùng.
Ngày Hoà Bình, 28 tháng Giêng năm 1973 hiệp định Paris được ký kết Hoà Bình thật đến trên trang giấy, đến với thế giới tự do. Thế nên, thế giới tự do nâng ly để chúc mừng cho hoà bình của họ và nhận giải Nobel. Nhưng hoà bình đến ở Việt Nam tanh hôi mùi máu, đen ngòm như tấm mộ bia. Và anh, anh là vật thụ nạn trong cái hoà bình bi thảm.
Người lính vẫn tiếp tục ngã xuống, đem xác thân đắp nên thành luỹ để ngăn bước quân thù. Từ Ðông sang Tây, từ Nam chí Bắc, từ ngàn xưa và cho tới ngàn sau, có một quân đội nào mang số phận bi thương và oai hùng như người lính?
Những người lính chịu uống nước rễ cây và đầu không nhấc thẳng, đi luồn dưới Rừng Sát suốt 30 ngày không thấy ánh mặt trời. Những người lính đi hành quân mà không người yểm trợ để hai ngày ăn được bốn muỗng cơm, hay ăn luôn năm trái bắp sống và những lá cải hư mục ruỗng, miệng thèm một cục nước đá lạnh giữa cái nắng cháy da.
Người lính, người ở địa đạo Tống Lê Chân ăn côn trùng để tử thủ giữ ngọn đồi nhỏ bé. Người nằm xuống ở An Lộc, Bình Long. Và thủ đô, vòm trời thân yêu mà anh mơ ước để tang truy điệu cho anh chỉ có ba ngày. Ba ngày cho sinh mạng của năm ngàn người ở lại. Người ta lại tiếp tục vui chơi và quên đi bất hạnh. Bởi bất hạnh nào đó chỉ là bất hạnh của riêng anh.
Người lãnh đạo anh còn mè nheo ăn vạ. Và anh, anh phải đóng trọn vai trò làm vật hy sinh. Trước nguy nan, lãnh đạo anh tìm đường chạy trốn thì anh vẫn còn cầm súng ở tiền phương. Anh đã chống giữ, chịu đựng từng đợt xung phong ở Ban Mê Thuột mỗi ngày 24 giờ, không có ai yểm trợ, tiếp tế từ hậu phương. Nhưng ở đó, anh vẫn phải tử thủ cho con đường tẩu thoát của cấp lãnh đạo anh tuyệt đối được bình yên.
Và đồng minh của anh, người đồng minh đã từng sát cánh, cùng chia sẻ nỗi gian nguy ở Hạ Lào, Khe Sanh dưới trời mưa pháo, nay lại nghiễm nhiên nhìn anh đi những bước cuối cuộc đời. Phải chăng nhân loại đang trút những hơi thở cuối cùng nên lương tâm con người đang yên nghỉ ?
Cho nên, cả thế giới lặng câm để nhìn anh chết. Không chỉ cái chết riêng cho mỗi mình anh, vì bởi dưới đuờng đạn xuyên qua, xác thân anh ngã xuống thì đau thương đã vụt đứng lên. Cái bi thương có nhân dáng lớn lên và tồn tại suốt ngang tầm trí nhớ. Và người lính, anh vẫn kỳ vĩ và chịu đựng như vị thần Atlas mang vác quả địa cầu, người lính đã mang vác và bảo vệ mấy trăm ngàn người dân trên đường triệt thoái.
Trên những con đường từ Cao Nguyên không thiếu những người lính gồng gánh cho những người cô dân chạy loạn. Tay anh dẫn em thơ, tay dắt mẹ già chạy trong cơn mưa pháo. Và anh đã làm dù, làm khiên đỡ đạn, cho nên thân xác anh đã căng cứng mấy đường cây số, hay xác làm cầu ở tỉnh lộ 7B, anh đã chết ở Cao Nguyên lộng gió và đếm những bước cuối đời ở ngưỡng cửa thủ đô.
Bởi lãnh đạo đầu hàng nên anh nghẹn ngào vất đi súng đạn. Với nham nhở mình trần, anh vẫn chưa tin đời đã đổi thay. Có thật không?  Hai mươi năm chiến tranh kết thúc? Giã từ những hy sinh và gian khổ của hôm quả có thật không? gày buông rơi vũ khí, anh mơ được về để an phận kẻ thường dân? Và có thật không? Anh được đi, được sống giữa một quê hương rối loạn tràn ngập bóng quân thù?
Anh đã khóc nhiều lần cho quê hương chinh chiến và đã khóc nhiều lần cho những xác bơ vơ. Lính khổ lính cười, dân khổ để người lính khóc. Và có ai, từng có ai trong chúng ta đã khóc thương cho đời lính?
Thương cho người lính với trái tim tan vỡ từ lâu.  Bởi trái tim anh đã hơn một lần để lại dưới chân Cổ Thành Quảng Trị, ở một mùa Xuân xứ Huế năm nào, ở Hạ Lào, Tống Lê Chân hay ở trong cái nồi treo lủng lẳng trên ba lô khi anh hô xung phong để tiến vào An Lộc?  Người lính thật sự trái tim anh tan vỡ từ lâu.
Lịch sử đã sang trang, và loài người đã bắt đầu đi những bước cuối cùng trên trái đất? Thế nên thời trang nhân loại là thứ phấn hương tàn nhẫn, và môi tô trét thứ son vô tình. Cả thế giới đồng thanh công nhận và gửi điện văn chúc mừng sự thống nhất ở Việt Nam. Và người ta uống chén rượu mừng để truy điệu Việt Nam đi vào cõi chết, chúc mừng Việt Nam có thêm 25 triệu nô lệ mới nhập tên. Hoà bình đã nở hoa trong cộng đồng thế giới, trong đời người Cộng Sản, nhưng hoà bình không thật đến ở Việt Nam.
Người Cộng Sản chân chính có truyền thống là những người không hề biết hoà bình, không sống được trong hoà bình thật sự.  Như con giun, con dế sợ ánh sáng mặt trời. Thế nên họ dẫn dắt toàn dân đi xây dựng văn minh thời thượng.
Khởi đầu là việc cày nát nghĩa trang Việt Nam Cộng Hoà và hạ tượng Người Lính Việt Nam Cộng Hoà. Người Lính rơi xuống vỡ tan trong lòng đường phố, nhưng từ đó anh mới thực sự đứng lên, đứng thẳng và oai hùng hơn trước trong trái tim của người dân Việt Miền Nam.
Bởi từ khi những người bộ đội Cộng Sản bước chân vào thành phố, thì người dân Quốc Gia mới thật sự hiểu được giá trị của anh. Và những sự lầm lẫn và hối hận hôm nay hình như luôn theo nhau đi vào lịch sử. Vậy thì, khi ta chết trên con đường chạy loạn, khi ta chết ở bãi Tiên Sa, ta vùi thân nơi vùng kinh tế mới hay ta chìm dưới đáy biển Ðông, không phải vì khẩu súng rơi trên tay người lính, mà ta chết bởi viên đạn ích kỷ, viên đạn lãnh đạm và thờ ơ xuất phát từ trái tim bắn ngược lại chính ta. Bởi sự thật về người Cộng Sản đã đi quá tầm tưởng tượng và sự hy sinh của người lính vượt quá nỗi bi thương.
Hai mươi năm chiến tranh, hơn hai trăm ngàn người lính, hơn năm trăm ngàn thương binh đã để lại hai trăm ngàn sinh mạng và năm trăm ngàn những phần cơ thể để lại trên chiến trường khốc liệt. Ðể cho chúng ta có một bầu trời để thở, có một khoảng không gian đi đứng tự do, để cho tuổi thơ của chúng ta không phải đi lượm ve, lượm giấy, không phải đeo khăn quàng đỏ và ngợi ca những điều dối gạt chính mình.
Ðể cho bàn tay thiếu nữ không chạm bùn nhơ thủy lợi, tuổi thanh xuân không phải vùi chôn ở những gốc mì. Ðể cho bà mẹ già không phải ngồi mơ ước miếng trầu xanh, và những giọt nước mắt thôi không cần tuôn chẩy.
Nhưng lịch sử đã sang trang, những trang hồng tươi màu máu cho người Cộng Sản và cũng là những trang đẫm máu và nhơ bẩn nhất cho cả lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Anh, người lính trong thời chiến thành người tù của thời bình. Người lính chịu số phận bi thương của chiến tranh và cũng chịu luôn số phận tàn nhẫn trong thời bình. Anh người lưu vong trong lòng dân tộc, và lưu đày ở chính quê hương anh.
Bởi Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu một cuộc chiến tranh mới và đẩy anh xuống đáy trầm luân. Cũng chính từ chiến trường Tù Ngục này mà Cộng Sản đã chứng minh được Chúng và Anh không là đồng loại. Chúng, là lũ Cộng Sản cuồng tín, và tàn bạo nhất giữa thế giới Cộng Sản và vô nhân. Chúng lập nên một vương quốc mới mang tên là Lừa Dối, và mở ra một kỷ nguyên giết người theo kiểu mới, giết người bằng những mỹ từ đẹp đẻ, bằng lao động vinh quang, bằng thời gian không thể đếm.
Người lính bước vào trận chiến mới, chiến trường có tên là cải tạo, và anh người tù nhân không có án. Ở đây anh không có lãnh đạo, không có đồng đội, không có hậu phương. Kẻ thù vắt cùng, vắt kiệt sức lực anh trong rừng thẳm. ày đọa sỉ nhục anh dưới hố xí tanh hôi, đem thanh xuân và tài hoa của anh vùi chôn ở những vòng khoai vớ vẩn. Ðặt hy vọng của anh máng vào những mốc thời gian.
Người lính đã trở thành vật thụ nạn thời bình.  Anh chết đói bên những vòng xanh nở rộ do chính tay anh cày xới vun trồng. Anh chết khát khi bên ngoài mưa rơi tầm tã.  Giữa những trùng vây sóng dữ, giữa bóng tối cô đơn Anh vượt qua sự chết để đem về nghĩa sống. Anh đi xiếc qua những ranh giới tử sinh để chứng minh được phẩm giá con người. Ðôi mắt anh cao ngạo và chân đạp chữ đầu hàng.
Từ trong tăm tối hận thù, anh thắp sáng lên ý nghĩa đời người. Anh đã chiến đấu, để từ trong cõi chết anh bước ra mà sống. Ðể anh trở về từ địa ngục trần gian.  Bao đồng đội bất hạnh đã ngã xuống trong rừng thẳm, cuối cùng anh đã trở về:
Ta về cúi mái đầu sương điểm
Nghe nặng từ tâm lượng đất trời
Cám ơn hoa đã vì ta nở
Thế giới vui từ mỗi lẻ loi
(Tô Thùy Yên)
Nước mắt anh không rơi trong ngục tù Cộng Sản, nước mắt anh rơi khi anh được trả tự do. Anh bước về, anh đi giữa lòng quê hương.  Anh ngỡ ngàng như thức từ cơn mộng. Có thật chăng đất nước Việt Nam, tàn hơn 30 năm chinh chiến và tù đày, để anh có được một đất nước thanh bình điêu tàn hơn thời chiến?
Và tuổi trẻ, những mầm non đất nước hôm nay xa lạ như người không cùng chung dòng giống. Anh đi trên đường phố xưa, đường đã đổi tên. Anh tìm bạn bè cũ, đứa còn đứa mất. Quê hương này không có chỗ cho anh?
Hai mươi năm chiến chinh, mười mấy năm tù đày trên chính quê hương để rồi anh phải tha hương biệt xứ. Người lính, mười bốn năm lính, mười bốn năm tù, tài sẵn có, được trí trá vài đô la, và mái đầu sương điểm để anh bước vào đời lần nữa.
Anh không có quyền bắt đầu, chỉ có quyền tiếp tục trôi theo dòng đời nghiệt ngã. Người lính cũ ngồi bán nước đá bào cho học trò giờ tan học ở chính quê hương. Hay anh, người lính lưu vong ngồi bán thuốc lá lẻ hằng đêm trong những tiệm Seven Eleven trên đường phố Mỹ.
Ba mươi năm vết thương cũ hầu như chưa lần khép kín. Ôi, hai mươi sáu chữ cái bắt đầu từ a, b, c, đ dẫu sắp xếp khéo léo tới đâu vẫn không đủ để viết nên những bi hùng anh đã đạt. Và cần phải thêm vào bao nhiêu chữ nữa mới diễn tả lên sự xót thương anh.
Chúng ta đã quá may mắn, quá vinh dự để trang sử Việt Nam có thêm những anh hùng như người lính Việt Nam Cộng Hoà, những anh hùng vô danh và sống đời thầm lặng, những anh hùng bình thường mà ta chưa có dịp vinh danh.
Nhưng cho tới nay, ta đã làm gì để tri ân người lính Quốc Gia. Chúng ta những người dân Quốc Gia đi chung con thuyền Miền Nam do các anh chèo chống, đưa qua những con sóng dữ Việt Nam. Những người quốc gia đã sang thuyền trong cơn quốc nạn, và đã để mặc anh chìm trong cơn Hồng Thuỷ của Việt Nam.
Chúng ta, những người quốc gia tầm gửi, đã sống nhờ trên máu xương người lính, và chưa lần đóng góp nào cho chính nghĩa quốc gia. Có phải giờ đây, chúng ta tiếc thương người lính bằng đầu môi chót lưỡi, bằng những video, nức nở kêu gào, hay chúng ta khóc cho người lính bằng những trang thơ vớ vẩn? Và có ai, có ai trong chúng ta cảm thấy thẹn khi ta đã đôi lần hãnh diện vì ta nói tiếng Anh trôi chẩy hơn họ, xe ta đẹp, nhà ta to.
Ngày nay, Người Cộng Sản ở quê hương với đôi tay đẫm máu của thuở nào cũng nói lời phản tỉnh. Vậy còn ta, bao nhiêu người Quốc Gia sẽ thức tỉnh để vẽ chân dung kỳ vĩ và nhiệm màu của Người Lính chúng ta. Có ai trong chúng ta sẵn sàng chi tiêu những bữa tiệc đắt tiền trong những nhà hàng danh tiếng, mua những tấm vé vào cửa của đại nhạc hội lừng tên mà ta tiếc bỏ tiền ra để quyên góp, xây lại tượng Người Lính ở thủ đô đã ngã xuống hôm nào.
Ðể một mai, khi quê hương không còn giống Cộng Sản, ta đem anh về trở lại quê hương. Ðể anh được đứng lên chính nơi anh ngã  xuống như cùng thời với đất nước lúc hồi sinh.
Bao nhiêu chuyên gia nhóm họp nhan đề "xây dựng lại đất nước trong thời hậu Cộng Sản". Vậy có ai đã đặt kế hoạch tri ân cho người lính ? Bởi, một ngày nào mà ta chưa biết tri ân người lính và đặt họ ở một địa vị xứng đáng mà đáng lẽ họ phải ở từ lâu, thì làm sao ta có thể xây dựng được một xã hội đáng gọi là nhân bản.
Hãy vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hoà. Hãy giữ gìn và bảo vệ tinh thần Vị Quốc Vong Thân của họ như giữ gìn ngọn lửa thiêng trong lòng dân tộc, thì dân tộc ta mới mong có được những truyền nhân xứng đáng với thế hệ tương lai.

Nguyễn thị Thảo An 

Ngồn: http://batkhuat.net/bk-vinhdanh-nguoilinh-qlvnch.htm

SỰ THẬT VÌ SAO NGỤY VNCH LẠI BỊ THẤT BẠI 

Xuất bản 1 thg 10, 2015
Kể từ khi chế độ VNCH sụp đổ chúng ta thường nghe rất nhiều đến cụm từ “VHCH bị bức tử” mà dân cờ vàng luôn than vãn . Bị bức tử có nghĩa là bị buộc phải chết . Ai buộc? Họ không nói ra nhưng ai cũng có thể hiểu họ ám chỉ Mỹ. Thế nhưng họ không bao giờ tỏ ra hận Mỹ và luôn trút sự hận thù này cho CS.

Dân chống cộng cờ vàng nói như thế để chống chế và khỏa lấp rằng họ không hèn nhát, không phải họ không biết chiến đấu, không phải vì họ yếu kém phải bỏ chạy mà bị cưỡng bức phải thua, chứ họ vẫn anh hùng lắm. Mỹ đã “bức” họ phải “tử” chứ CS không thể làm họ tử được.

Võ Long Triều một bộ trưởng, một dân biểu trong chế độ VNCH, trong một bài viết đăng trên báo Người Việt mới đây lại không dùng từ này mà đặt câu hỏi “Ai bán VNCH cho cộng sản Hà Nội” rồi kết luận là bu Mỹ và Hà Nội đã thương lượng nhau để “bán” cái anh VNCH này. Võ Long Triều đặt câu hỏi như thế đã tự thú nhận VNCH là chỉ là một thứ đồ chơi hay chỉ là con cún của Mỹ cho nên bu muốn bán lúc nào thì bán muốn bán cho ai cũng được. Bị bán một cách tức tưởi.

Lúc thì Võ Long Triều nói Mỹ đi đêm với Tàu để dâng miền Nam VN:

“Được trả tự do năm 1988 tôi có dịp đọc hồi ký của Ngoại Trưởng Mỹ thời đó là ông Henry Kissinger mới biết rõ, chính ông ta dâng miền Nam Việt Nam cho Thủ Tướng Trung Cộng Chu Ân Lai .”

Lúc thì nói Mỹ thương lượng với Hà Nội để bán đứng VNCH :

“Và sự kiện chứng minh rõ ràng nhứt, Kissinger và Tướng Haig tự ý thương lượng với Bắc Việt mà không hề hỏi ý kiến chính phủ Việt Nam Cộng Hòa trong khi cả thế giới hiểu rằng sự đàm phán phải do hai bên Nam, Bắc Việt thương lượng điều kiện để tiến tới hòa bình. Hội đàm Paris chỉ là một màn kịch do Hoa Kỳ đạo diễn để trao Việt Nam Cộng Hòa vào tay cộng sản Hà Nội., “

Võ Long Triều , một bộ trưởng, một dân biểu cờ vàng còn nhận định và than thân trách phận thú nhận rằng Mỹ đã đem VNCH rao bán như bán mớ rau con cá thì các anh cờ vàng nghĩ sao? Một chế độ mà Mỹ muốn bán cho ai cũng được, muốn nó chết là nó phải chết không thể cưỡng lại thế mà cũng xưng danh là một “quốc gia” có chính nghĩa được sao? Hễ cứ ai nói rằng các anh là tay sai, là nô lệ thì các anh nhảy dựng lên mà phản bác. Các anh luôn tuyên truyền cho dân cái ảo tưởng các anh là đồng minh của Mỹ cho nó sang, đồng minh nào mà có quyền rao bán, bức tử các anh được như thế?

Báo chí và tâm lý chiến cờ vàng luôn nâng tầm quan trọng của VNCH lên hàng “đồng minh” của Mỹ và nổ rằng là VNCH là tiền đồn (của Mỹ) chống cộng số một ở Đông Nam Á cho nên Mỹ không thể xem nhẹ. Đồng minh của Mỹ nhưng chưa bao giờ tổng thống của VNCH được đón tiếp bằng nghi lễ xứng tầm đồng minh, chẳng bao giờ được phép bước chân vào nhà trắng .

VNCH đã chết rồi, dù có than thân trách phận rằng bị bức tử, bị bán, hay bị bỏ rơi thì cũng thế thôi. Nói một cách cụ thể và hình tượng thì VNCH chỉ là một thứ công cụ sử dụng cho lợi ích của Mỹ, không dùng được nữa thì vứt nó đi, sự thật đã quá rõ.

Cố thanh minh về việc phải cởi quần mà chạy nhằm giấu đi cái hèn cái nhục họ lại càng làm lòi cái bản chất nô lệ ra . Cái bản chất nô lệ đã được Nguyễn Văn Thiệu tổng thống VNCH thừa nhận công khai rằng Mỹ cho bao nhiêu thì đánh bấy nhiêu.. Thế cho nên cái kết cục phải cởi quần chen nhau mà chạy chính là hệ quả của thân phận bầy tôi nô lệ.

                                                    https://youtu.be/_FrtuOoHpUs 


Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!

Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) - Cộng Sản Hà Nội đang âm thầm mở cuộc triển lãm các loại vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất tại Hà Nội vào tháng Năm này như là một động thái mở cửa chào đón chuyến đi sắp tới đây của Tổng Thống Obama vừa được loan báo vào ngày 22 cùng tháng. Cuộc triển lãm này cho thấy ý định bãi bỏ cấm vận vũ khí của Hoa Kỳ đối với Cộng Sản Hà Nội ngày càng hiện rõ nhằm mở đường cho hợp tác quân sự giữa hai nước thêm chặt chẽ và sâu rộng.
Tham gia cuộc triển lãm có hãng Boeing và Lockheed Martin, là hai hãng hàng đầu của Hoa Kỳ sản xuất các loại vũ khí cần thiết cho Không quân, nhất là các loại chiến đấu cơ tối tân hiện đại. Điều này cho thấy Hoa Kỳ sẽ ra tay cố giúp Việt Nam hiện đại hóa khả năng không kích, vốn rất cần cho sự phòng thủ và hải chiến.
Cuộc triển lãm này được bưng bít tối đa trên truyền thông "quốc doanh" của Cộng đảng. Ngay cả phóng viên của hãng Reuter cũng không được vào quan sát phỏng vấn và bộ Quốc Phòng của Cộng đảng giữ thái độ im lặng. 
Tin tức của cuộc triển lãm được loan ra là do phát ngôn viên của hãng Lockheed thừa nhận loan báo. Riêng phát ngôn viên của hãng Boeing thì việc mua bán vũ khí của hãng cho Cộng đảng Hà Nội nếu có phải hoàn toàn phụ thuộc vào sự cho phép của chính phủ Hoa Kỳ cũng như mức độ đồng ý của bộ Quốc Phòng Mỹ.
Những lời tuyên bố của phát ngôn viên từ Boeing lẫn Lockheed cũng như sự bưng bít thông tin của Hà Nội cho thấy cuộc triển lãm này thực chất là sự chào hàng giới thiệu các loại vũ khí không kích hiện đại của chinh phủ Hoa Kỳ để cho các viên chức Quốc Phòng của Cộng đảng Hà Nội suy tính trước khi đi đến quyết định mua những loại vũ khí này. Việc chào hàng vũ khí trước khi có quyết định bãi bỏ cấm vận vũ khí sát thương làm cho vấn đề giữ kín thông tin càng thêm cần thiết.
Đối sách vừa thuyết phục, vừa o ép rất kiên nhẫn của Hoa Kỳ đối với Cộng đảng Hà Nội đã bắt đầu có hiệu lực vì từ lâu, giới chóp bu của Cộng đảng vẫn cố dựa vào Nga như là quốc gia chủ yếu cho nỗ lực hiện đại hóa quốc phòng của mình. 
Hà Nội đã tốn kém hơn cả chục tỷ Mỹ kim tiền thuế dân nghèo trong suốt mười năm qua, mua không biết bao nhiêu vũ khí hạng nhì phế thải của Nga để hy vọng Nga sẽ có lập trường thuận lợi cho Hà Nội trong lãnh vực đối ngoại khi bàn thảo đến lãnh hải tại biển Đông giữa Việt Nam - Trung Cộng. Thế nhưng Nga, tiền thì biết hốt bỏ vào túi nhưng lại không mở miệng lấy một lời nói giúp Cộng đảng Hà Nội. Biết bao nhiêu lần dàn khoan dầu HD 981 của Trung Cộng dí ra dí vào sát cạnh bờ biển Việt Nam, người ta chỉ thấy có Ngoại Trưởng Hoa Kỳ lên tiếng làm áp lực buộc Trung Cộng rút lui trong khi Nga thì im lặng như hến. 
Đối sách dựa vào Nga sai lầm này của Cộng sản Hà Nội khiến nền quốc phòng của Việt Nam bị tụt hậu nặng so các nước trong vùng, vốn tăng tốc hiện đại hóa lực lượng Không - Hải của mình tối đa trước sự hiếu chiến bành trướng của Trung Cộng. Ngày nay, Hà Nội phải nhục mặt đi xin xỏ từng chiếc tàu tuần duyên cũ của Nhật hay của Mỹ để dùng lại thay vì cần phải sớm có một hạm đội tuần duyên duyên hải hiện đại nhất nhì Đông Nam Á từ lâu để cũng cố quốc phòng trên mặt biển.
Tất cả những vũ khí mà Cộng sản Hà Nội mua của Nga, Trung Cộng điều có nhưng với số lượng nhiều hơn hẳn Việt Nam. Việt Nam có sáu tàu ngầm Kilo hạng nhì mua từ Nga thì Trung Cộng có gần 12 chiếc như vậy là ít nhất nhưng được tân trang hiện đại hơn. Còn về phần các chiến đấu cơ mua của Nga như chiếc Sukhoi-27 chẳng hạn, Việt Nam có 12 chiếc thì Trung Cộng có 59 chiếc tính vào năm 2013. Trong chiến tranh, nếu cả đôi bên điều sử dụng cùng một loại vũ khí thì bên nào có số lượng nhiều hơn, bên đó đương nhiên dành phần thắng. "Quantity is also a quality" là một sự thật hiển nhiên của mọi cuộc chiến. 
Cho nên nếu có được kỹ thuật không kích hiện đại bách chiến bách thắng của Hoa Kỳ, ưu thế về số lượng của Trung Cộng đè nặng lên nền quốc phòng Việt Nam bị giảm đi rõ rệt. Trong một trận Không hay Hải chiến, bên nào có vũ khí với kỹ thuật cao hơn, bên đó dễ dàng chiếm ưu thế và dễ dành phần thắng lợi nếu không phạm phải lỗi lầm chiến thuật. Trận không chiến trên bầu trời Triều Tiên giữa Hoa Kỳ và Không quân Liên Xô-Trung Cộng ủng hộ Cộng Sản Bắc Hàn vào năm 1950 hay cuộc không chiến trên bầu trời Irag năm 1990 đã cho thấy các loại chiến đấu cơ của Nga không thể là đối thủ của các chiến đấu cơ hiện đại của Hoa Kỳ. 
Do đó, có được vũ khí không kích của Hoa Kỳ sẽ khiến Việt Nam có thế mạnh hơn trong phòng thủ cũng như trong tấn công và có tiếng nói mạnh hơn ở mọi cuộc hòa đàm để giải quyết căng thẳng tại biển Đông. Đó là chưa kể hợp tác với Hoa Kỳ thì sẽ có sự hậu thuẫn về đối ngoại và quân sự một cách rõ ràng từ Washington chứ không phải ăn rồi quẹt mỏ như Nga mà Hà Nội đã phải tốn công phí sức chiều chuộng suốt bao năm qua một cách vô ích.
Lịch sử của Việt Nam vẫn bị ám ảnh bởi bài học của triều đình nhà Nguyễn. Về đối ngoại, nhà Nguyễn có một quân đội rất hùng mạnh trấn an hai nước Lào - Miên khỏi bị Thái Lan xâm lược. Về đối nội, nhà Nguyễn vẫn được lòng bởi hầu hết giới sĩ phu và người dân bởi có công khai phá và làm phương Nam ngày một trù phú cũng như có chính sách thuế má nông nghiệp khoan dung. Thế mà nhà Nguyễn, chỉ vì trình độ kỹ thuật quân sự bị lạc hậu nên đành thúc thủ trước người Pháp để rồi lâm vào tình trạng thuộc địa. 
Tình trạng quân sự Việt Nam nay lại một lần nữa y chang tình trạng giống triều đình nhà Nguyễn trước kia, kỹ thuật thì quá lạc hậu, không chế nổi cây đinh thì làm sao có khả năng sản xuất vũ khí hiện đại.
Hơn thế nữa, khác với triều đình nhà Nguyễn, người dân trong nước chỉ chực chờ có cơ hội thì ăn tươi nuốt sống hết bọn đảng viên Cộng đảng hà bá bức hiếp họ bấy lâu nay. Cộng Sản Hà Nội nếu không chào đón và ráng năn nỉ Hoa Kỳ giúp đỡ canh tân nền quốc phòng thì chắc chắn sẽ lãnh phải hậu quả thảm khốc, bên ngoài thì bị Trung Cộng tìm đủ cách thôn tính bá quyền, bên trong thì bị người dân chờ cơ hội vùng lên lật đổ.
Washington cũng nhanh chóng nhận ra được sự dốt nát yếu kém về chiến lược quốc phòng Không-Hải của Hà Nội nên lần lượt mời các sĩ quan cao cấp của Cộng đảng bay ra Hàng Không Mẫu Hạm thăm viếng học hỏi cũng như cử cả tướng lãnh tuần duyên sang Việt Nam mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho giới sĩ quan của Cộng đảng. 
Tin tức cho biết có bảy chiếc tàu tuần duyên cũ được Hoa Kỳ trao tặng cho Việt Nam dùng lại trước tình huống căng thẳng trước mắt khi Trung Cộng xâm nhập lãnh hải của Việt Nam ngày một nhiều như chổ không người. Dù vậy, Việt Nam vẫn không có đủ tàu tuần duyên dàn trải gần 3600 cây số bờ biển Quá bí lối đường cùng trước tình trạng bị Trung Cộng lấn hiếp lãnh hải ngày một rõ, Cộng Sản Hà Nội hết cách phải đành mở miệng công khai xin Nhật thêm tàu tuần duyên vào tuần trước.
Cuộc triển lãm vũ khí này cũng cho thấy Hà Nội đã hết đường lựa chọn trước sự đe dọa ngày mỗi tăng từ Trung Cộng, một quốc gia mà Hà Nội vẫn mong mỏi tìm thấy một "niềm tin chiến lược" để dựa dẫm vì cùng hệ thống chính trị Cộng Sản độc tài tàn bạo đối với người dân.
Điều mà giới chuyên gia muốn nhấn mạnh đến là Hà Nội có thể sử dụng một phần tiền thuê mướn cảng Cam Ranh từ Hoa Kỳ để làm kinh phí cho sự hiện đại hóa quân đội từ kỹ thuật đến vũ khí thay vì phải bòn rút ngân khố eo hẹp do bị nợ nần và bị đục khoét tham nhũng để mua vũ khí của Nga như trước kia. Rõ ràng, cuộc triển lãm này mở màn cho những thương lượng thuê mướn cảng Cam Ranh dễ dàng hơn.
Câu hỏi đặt ra là, nếu ngày nay, Cộng Sản Hà Nội nhận vũ khí của Mỹ, cho phép Mỹ hiện diện quân sự trên lãnh thổ Việt Nam để trợ giúp và bảo vệ Việt Nam thoát khỏi thảm họa thôn tính của Cộng Sản từ phương Bắc là Trung Cộng thì năm xưa, Việt Nam Cộng Hòa cần Hoa Kỳ hiện diện để trợ giúp quốc gia nhỏ bé nhưng kiên cường chống lại Cộng Sản này trước sự xâm lấn cũng của Cộng Sản cũng từ phương Bắc (Cộng Sản Bắc Việt) thì có gì là khác biệt? 
Tại sao lại chụp mũ quốc gia Việt Nam Cộng Hòa nhỏ bé kiên cường chống Cộng Sản phương Bắc là tay sai của Mỹ?
Không phải Tổng Bí thư Lê Duẩn đã viết "Ta đánh Mỹ đây là đánh cho Liên Xô - Trung Quốc (tức Trung Cộng)” hay sao? 
Ngày nay, cầu cạnh Hoa Kỳ giúp đỡ từ kinh tế đến quốc phòng tức là Cộng Sản Hà Nội tự vạch mặt cho mọi thế hệ trước lẫn sau thấy rõ hình ảnh “đế quốc” Mỹ ngày nào “xâm lược” Việt Nam chỉ là giả dối lừa bịp và xua gần một triệu con em miền Bắc phải hy sinh "kháng chiến chống “đế quốc” Mỹ" dùm cho "các nước anh em Cộng Sản", trong đó có Trung Cộng một cách quá oan uổng tàn nhẫn! 
Nếu thế thì ý nghĩa của chính nghĩa mà chính thể Việt Nam Cộng Hòa cưu mang cho dân tộc từ những ngày đầu cho đến nay - đó là ráng duy trì Việt Nam thành một quốc gia dân chủ phú cường không Cộng Sản lại quá đúng trong lòng và trong suy nghĩ mỗi người dân!
Phải chăng sự hiện diện và giúp đỡ Việt Nam từ kinh tế đến quốc phòng của Hoa Kỳ để chống họa xâm lăng của Trung Cộng sẽ khiến hình ảnh Việt Nam Cộng Hòa hồi sinh trở lại? 
Hồi sinh trong suy nghĩ của mỗi người dân với khát vọng Tư Do. 
Hồi sinh trong sử sách đang kêu gào tôn trọng Sự Thật. 
Hồi sinh ở trong hy vọng của bác nông dân có khát vọng bình dị "người cày có ruộng" sẽ thành Hiện Thực.
Quá khứ mấy mươi năm cho thấy Cộng sản chỉ đem đến thương đau, chết chóc, ai oán cho người dân Việt Nam, tìm đủ cách để xâm lược và nô lệ người dân Việt dưới mọi hình thức dối trá bịp bợm trong khi Việt Nam Cộng Hòa thì đem đến an cư lạc nghiệp, giáo dục nhân tánh để dân tộc đùm bọc thương yêu tôn trọng sự thật, không có cảnh người đấu tố người và Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi bảo vệ quyền tự do dân chủ và quyền tự quyết của dân tộc đến hơi thở cuối cùng.
Nếu thật sự đúng là như vậy thì “Việt Nam Cộng Hòa muôn năm!” có gì là sai? 
Bản tin tiếng Anh triển lãm Vũ khí tại Hà Nội:
 
Ngồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/05/viet-nam-cong-hoa-muon-nam.html#more

Người Mỹ gốc Việt và lễ Chiến sĩ Trận vong ở Hoa Kỳ

Hòa Ái, phóng viên RFA
2016-05-25
Nhân ngày lễ Chiến sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 21 tháng 5 năm 2016, Nhà Việt Nam-Vietnamese American Cultural Center tổ chức một buổi họp mặt để tri ân các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng các cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong chiến tranh Việt Nam (VN).

“Trong chiều hướng nhớ ơn những người lính Mỹ thì hôm nay chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc, một cuộc chiến dùng rất nhiều súng đạn, một cuộc chiến mà người ta không biết đặt tên là gì, có người gọi là cuộc chiến ý thức hệ, có người gọi cuộc nội chiến... Dù tên là gì đi nữa thì theo tôi đó là cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc mình.”

“Tôi rất vui khi gặp lại những người bạn VN trong quân ngũ và tôi luôn có mặt trong các sinh hoạt của cộng đồng cũng như luôn hỗ trợ họ trong khả năng của mình. Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN. Quá trình tranh đấu này sẽ không chấm dứt cho đến khi những điều đó thành hiện thực ở VN. Đối với tôi, cuộc chiến này chưa hề dứt kể từ năm 1975.”

Trao đổi với Hòa Ái, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết bà đến tham dự buổi họp mặt với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Buồn vì ký ức về chiến tranh VN vẫn hiển hiện và mỗi khi có dịp đi ngang Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington DC, bà cảm thấy xót xa vì người dân Mỹ chưa thực sự hiểu rõ về cuộc chiến tranh này cũng như chưa có đài tưởng niệm dành cho tử sĩ VNCH do Chính phủ Hoa Kỳ dựng lên ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Còn niềm vui đối với nữ Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh là được nghe những người lính Hoa Kỳ chia sẻ luôn cùng cộng đồng người Mỹ gốc Việt hỗ trợ cho hơn 90 triệu người Việt trong nước vẫn đang đấu tranh tìm kiếm tự do dân chủ.
Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN.
- Tiến sĩ Grant McClure 

H2.jpg Tiến sĩ Grant McClure phát biểu trong buổi họp mặt.

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-community-w-memorial-day-ha-05242016081305.html/052416-ha.mp3

Nhân ngày lễ Chiến sĩ Trận Vong của Hoa Kỳ, vào chiều Chủ Nhật, ngày 21 tháng 5 năm 2016, Nhà Việt Nam-Vietnamese American Cultural Center tổ chức một buổi họp mặt để tri ân các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng các cựu chiến binh Việt Nam Cộng hòa (VNCH) trong chiến tranh Việt Nam (VN).
Chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc
- Nhà văn Lê Thị Nhị
Cuộc chiến VN đã chấm dứt 41 năm nhưng dư âm của cuộc chiến này vẫn mãi đọng lại trong lòng của nhiều người Việt tại Hoa Kỳ. Đặc biệt, trong không khí ngày lễ Chiến sĩ Trận vong hàng năm, dân chúng Mỹ tưởng nhớ những người lính đã ngã xuống ở các chiến trường trên khắp thế giới vì lý tưởng tự do của người dân Hiệp chủng quốc, đây cũng là thời điểm nhắc nhở về 58 ngàn quân nhân Mỹ đã hy sinh ở chiến trường VN. Sau hơn 4 thập niên qua, Vietnamese American Cultural Center-Nhà Việt Nam lần đầu tiên tổ chức một buổi họp mặt các cựu quân nhân Mỹ và VNCH tại hội trường trong khuôn viên Đại học Nova, ở thành phố Annandale, tiểu bang Virginia. Đại diện của Nhà Việt Nam, nhà văn Lê Thị Nhị cho Đài ACTD biết ý nghĩa của buổi họp mặt này:
“Trong chiều hướng nhớ ơn những người lính Mỹ thì hôm nay chúng tôi làm một bữa tiệc nhỏ để tri ân những người lính Mỹ đã chết, những người lính Mỹ còn lại ngày hôm nay cũng như ngậm ngùi nhớ đến những đồng bào cùng quân nhân VNCH đã chết trong cuộc chiến thảm khốc, một cuộc chiến dùng rất nhiều súng đạn, một cuộc chiến mà người ta không biết đặt tên là gì, có người gọi là cuộc chiến ý thức hệ, có người gọi cuộc nội chiến... Dù tên là gì đi nữa thì theo tôi đó là cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử dân tộc mình.”
Buổi họp mặt hôm chiều Chủ Nhật, ngày 21/5/2016, Hòa Ái ghi nhận có sự hiện diện của các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt đến tham dự. Lần lượt đại diện cho các thế hệ người Việt ở Mỹ bày tỏ lòng biết ơn đối với những người lính đã anh dũng chiến đấu cho người dân Việt. Họ ngậm ngùi tưởng niệm 58 ngàn binh sĩ Mỹ cùng khoảng 260 ngàn tử sĩ VNCH và hàng trăm ngàn đồng bào đã bỏ mình trong cuộc chiến VN. Những người Mỹ gốc Việt thuộc thế hệ thứ 2, thứ 3 chia sẻ không bao giờ quên sự hy sinh cao cả của những người lính Mỹ và những người lính thuộc quân lực VNCH và không ít người Mỹ gốc Việt thuộc các thế hệ tiếp nối đã chọn con đường binh nghiệp để tiếp tục dấn thân bảo vệ cho lý tưởng tự do mà thế hệ cha chú của họ hằng đeo đuổi như lời khẳng định của Trung tá Hải quân Thiệp Võ trong buổi họp mặt này.

Untitled-12.jpg
Vietnamese American Cultural Center tổ chức buổi họp mặt các cựu quân nhân Hoa Kỳ cùng cựu chiến binh VNCH và nhiều người Mỹ gốc Việt. RFA PHOTO
Về phần cựu quân nhân Mỹ và cựu chiến binh VNCH, họ cùng ôn lại kỷ niệm thời thanh xuân ở chiến trường VN, dường như quá khứ vẫn đong đầy trong tâm thức của những người lính nay đã già. Mặc dù nhiều kỷ niệm buồn vui được hàn huyên tâm sự nhưng câu chuyện về đất nước VN hiện tại là chủ đề chính để họ thảo luận cùng nhau. Tham dự buổi họp mặt, Tiến sĩ Grant McClure, từng là cố vấn trong thời chiến tranh VN, nói với Đài RFA:
“Tôi rất vui khi gặp lại những người bạn VN trong quân ngũ và tôi luôn có mặt trong các sinh hoạt của cộng đồng cũng như luôn hỗ trợ họ trong khả năng của mình. Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN. Quá trình tranh đấu này sẽ không chấm dứt cho đến khi những điều đó thành hiện thực ở VN. Đối với tôi, cuộc chiến này chưa hề dứt kể từ năm 1975.”
Cùng tham dự trong buổi họp mặt tri ân những người lính do Nhà Việt Nam tổ chức, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh chia sẻ ký ức tuổi thơ trong những giờ phút cuối cùng ngày 30/4/75 rời quê hương VN, bà vẫn luôn nhớ về hình ảnh những người lính đã quên mình cố gắng bảo vệ sự an nguy cho người dân trong đó có bà. Và trong suốt 4 thập niên qua, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh tin rằng chính bà cũng như cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ hấp thụ được lý tưởng tự do dân chủ công bằng của xã hội Mỹ và bà nhấn mạnh đó là trách nhiệm tiếp tục gìn giữ lý tưởng này đối với quốc gia đã mở rộng vòng tay đón nhận những người tị nạn như bà.
Trao đổi với Hòa Ái, Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh cho biết bà đến tham dự buổi họp mặt với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Buồn vì ký ức về chiến tranh VN vẫn hiển hiện và mỗi khi có dịp đi ngang Đài tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam ở Washington DC, bà cảm thấy xót xa vì người dân Mỹ chưa thực sự hiểu rõ về cuộc chiến tranh này cũng như chưa có đài tưởng niệm dành cho tử sĩ VNCH do Chính phủ Hoa Kỳ dựng lên ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Còn niềm vui đối với nữ Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh là được nghe những người lính Hoa Kỳ chia sẻ luôn cùng cộng đồng người Mỹ gốc Việt hỗ trợ cho hơn 90 triệu người Việt trong nước vẫn đang đấu tranh tìm kiếm tự do dân chủ.
Chúng tôi luôn cố gắng giúp đỡ các tổ chức của đồng VN trên khắp nước Mỹ trong việc thúc đẩy tiến trình tự do dân chủ hóa và nhân quyền ở VN.
- Tiến sĩ Grant McClure
“Niềm vui hơn nữa là khi gặp những thế hệ sau của người Mỹ gốc Việt như anh Trung tá Hải quân lúc nãy thì mình nhìn thấy thế hệ tương lai VN, người trẻ VN ở Hoa Kỳ đang cố gắng tiếp bước cha anh để tiếp tục chiến đấu bảo vệ cho tự do và bình an của tất cả chúng ta ở quê hương mới này. Và lại liên tưởng đến những người trẻ người VN trong nước đang cố sức tranh đấu trong một hoàn cảnh vô cùng khắc nghiệt dưới sự đàn áp dã man của nhà cầm quyền để giành quyền sống, để đòi được những quyền căn bản nhất của con người là được tự do mưu tìm hạnh phúc của mình.”
Buổi họp mặt tri ân các cựu quân nhân Mỹ-Việt do Nhà Việt Nam tổ chức kết thúc trong tình thân ái của những người tham dự. Các cựu chiến binh và quan khách chia tay với ước nguyện cùng nhau hỗ trợ cho người Việt trong nước sớm được hưởng giá trị “tự do-dân chủ-nhân quyền” thật sự như mọi người đang thụ hưởng trên đất nước Hoa Kỳ.

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vietnamese-community-w-memorial-day-ha-05242016081305.html


  http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/05/nguoi-my-goc-viet-va-le-chien-si-tran.html
II- VIỆT NAM HÓA CHIẾN TRANH


Lần về quá khứ- NHỮNG TRẬN ĐÁNH VANG LỪNG CHIẾN SỬ

 
 

HÀNH QUÂN LAM SƠN 719- NAM HẠ LÀO.

Tác giả: Huỳnh Mai St.8872
Bh Dạ Lệ Huỳnh - July 15, 2012

 Căn Cứ Hỏa lực 6- Đồng Minh Hoa Kỳ Phản Bội

 Chúng ta là chiến sĩ QL.VNCH, đã "Gảy súng tan hàng...!??" với ngày biến cố lịch sử, 30-4-1975, là nổi đau đớn, uất hận tràn lòng.Chúng ta chiến bại là vì Mỹ phản bội đồng minh chiến sĩ VNCH. Và nỗi buồn nhục nhất:"Không chiến đấu cho quê hương chính mình!??"của  chiến hữu đồng minh Hoa Kỳ rút quân tháo chạy khỏi Miền NamViệt NamVNCH, khi Mỹ hoàn tất thương lượng bán đứng Miền Nam VN cho Tầu Cộng/TQ.Chúng ta hãy xem lại những đoạn video-Youtuble, cuộc hành quân Lam Sơn 719, tại ngả 3 biên giới Nam Hạ Lào. Để thấy được sự trải lòng,vì dân, vì nước và sự

hy sinh dũng cảm của chiến sĩ VNCH.Và còn cuộc chiến đấu nào hơn thế nữa không, mới gọi là vô trách nhiệm!??, và bị Việt gian đâm sau lưng chiến sĩ!?? của bọn thời cơ "Ăn cơm Quốc Gia, thờ ma Cộng Sản!?"

(03/17/2012 11:39 AM) (Xem: 1823)
Tác giả : Dạ Lệ Huỳnh


Cuộc Hành quân LAM SƠN 719 Thất bại nặng nề. 

 https://youtu.be/Xyun3b_fjr0?list=PLfw56uZ-u5Ouv8YdI8F5J-figJVXIqic_

                  

     
quansuvietnam: Người Mỹ Phản Bội Hay Tội Đánh Mỹ (17/03)

viet nam war



 
quansuvietnam Người Mỹ Phản Bội Hay Tội Đánh Mỹ
Một thời chinh chiến
Tg Huỳnh Mai St.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh
March 15, 2012
9:49 PM


Mỹ Cộng, Việt Cộng bắt tay Hai thằng Đối Tác Việt Nam ăn mày!
Chúng tôi, những chiến sĩ QL.VNCH nơi địa đầu, hỏa tuyến -Tây Nguyên trung phần- ngà ba biên giới Việt- Miên –Lào, trong trận địa chiến Lam Sơn 719 Nam Hạ Lào. Nơi đây căn cứ Hỏa Lục 6 của Mỹ đã bàn giao“ Lầm lộn” cho quân cộng sản Bắc Việt, để rút quân, trước khi Việt Nam hóa chiến tranh…Đã nhận rỏ hành động phản bội của đồng minh Hoa Kỳ, bắt tay, và bật đèn xanh cho quân Cộng Sản Bắc Việt xâm nhập và tiến chiếm Miền nam VNCH tại ngả ba biên giới, được sự bỏ ngỏ căn cứ hỏa lực số 6 Hoa Kỳ. Do Hà Nội áp lực “Việt Nam hóa chiến tranh” trong bàn thảo HĐ Paris có Trung Cộng cố vấn Bắc Việt-Hà Nội tham dự cùng phía Hoa Kỳ để quyết định con cờ Miền Nam VNCH trong chiến tranh VN.

Để chiếm lại ngọn núi máu Vinky, cao trên 1.886 m, thuộc Căn cứ 6 của Mỹ. Trung Đoàn 47/SĐ.22BB được lệnh chuyển quân rời bỏ vùng bình nguyên Tuy Hòa-Phú Yên đầy sóng biển, lên vùng Tây Nguyên Pleiku-KomTum rừng núi chập chùng; mây bay ngang đầu. Chuyển từ vùng Du Kích chiến sang vùng Trận Địa Chiến với mệnh lệnh tiếp viện giải cứu Căn Cứ Hỏa Lực 6 tại Đắc-Tô tỉnh Kom-Tum bị Cộng Quân chính qui Bắc Việt chiếm lấy khi Hoa Kỳ rút quân theo kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh.

viet nam war
Ông Thần “Ben Hét”- Lạc Lối Tạo Anh Hùng

Đoàn quân chúng tôi đến vùng giới tuyến địa đầu Đắk-Tô, Tân Cảnh tỉnh Kom-Tum được quân bạn và “Chị em ta…” trong quán nước vệ đường cho hay: Quân Mỹ đã bàn giao Căn Cứ 6 cho Việt Cộng và quân ta đang đánh nhau để giành lại ngọn đồi căn cứ 6.

Cũng đáng ghi nhận từ các cô ả gái điếm giang hồ này, vì là ổ tình báo chiến trường giữa ta và địch. Có những cô gái quê mùa làm giao liên VC nằm vùng đang hoạt động lấy tin tức, và cũng có những cô gái Thượng-Fulro là tình báo của Mỹ cho tin tức hổ trợ hành quân phe ta. Tất cả là một bải chiến trường đủ màu sắc, giai nhân và chiến sĩ trong lửa khói chiến tranh.

Sau khi nắm được tin tức tình hình và nhận lương thực tiếp tế hành quân, đoàn quân chúng tôi rời điểm xuất phát và tiến sâu vào vùng núi Ben-Hét bên cách mặt của căn cứ Hỏa Lực 6. Ben-Hét cũng là một ngọn núi có căn cứ tiền đồn của quân ta quan sát sự xâm nhập vũ khí, chuyển quân của địch trên đường mòn Hồ Chí minh. Quân chúng tôi chia làm 3 cánh, của 3 tiểu đoàn tiến qua những cứ điểm tiền đồn nổi tiếng khát máu của du kích quân VC, cắt cổ người, trùm poncho rồi im lặng chiếm đồn không tiếng súng. Chúng tôi tiến qua và hướng đến mục tiêu ấn định trên đỉnh Ben-Hét bắt tay quân ta.

Vì trời tối mù mờ đầy mưa gió bảo bùng và địa bàn xa lạ vùng mới đến, nên đỉnh núi nào cũng là ngọn núi! Trong đêm trên bản đồ hành quân, và tôi đi chệch phương giác theo địa bàn trong đêm mưa bảo che mờ đỉnh núi mà tôi nhận dạng lúc ban ngày. Tôi dẫn đầu đoàn quân vì là ngày trực chiến của tiểu đoàn tôi đi lệch sang đỉnh núi nối liền sau lưng Ben Hét bằng một khe suối rộng có giải đất rộng bằng phẳng mà không thấy quân ta. Đặt ống nhòm Hồng Ngoại Tuyến xuyên đêm xuống thung lũng bên kia đình núi bạn thấy lố nhố Cộng Quân đang tập trung quân, đầy đủ xe tăng, đại pháo, cao xạ phòng không hạng nặng của địch đang định nhổ chốt tiền đồn Ben Hét để chúng chuyển vũ khí từ đường mòn Hồ Chí Minh nơi đây; tăng viện quân đánh Căn Cứ Hỏa Lực số 6.

Dẫn lối lạc đường của tiểu đoàn 4/Trung Đoàn 47 do tôi hướng dẫn trở thành lực lương đánh bọc hậu tiêu diệt Cộng Quân một cách tài tình. Bất ngờ theo yếu tố chiến thuật hành quân; gây thiệt hại tối đa cho cộng quân trên đường xâm nhập ngả ba biên giới Nam Hạ Lào bằng đường mòn Hồ Chí Minh tại mặt trận Ben Hét. Và bắt đắt dĩ tôi nhận biệt danh “Ông Thần Ben Hét” của các bạn sĩ quan tác chiến trung đoàn và binh sĩ hành quân trong trận đánh “Đem con bỏ chợ” và “Đì lính” của chúa Tướng Ngô DZU Quân Đoàn II-Plei-Ku

  –{Cũng trong bài viết Cơn Uất Hạ Lào, đã cho biết là Việt Cộng biết rõ kế họach hành quân của quân lực VNCH trước khi các chiến sĩ tới, và theo Bùi Đức Lạc thì có thể gián điệp Vũ Ngọc Nhạ, cố vấn tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thông báo cho Hà.nội}.

Căn Cứ Hỏa Lực 6, Ngọn Đồi Phản Bội!
Và chúng tôi vẫn phải tiếp tục hành quân tiến chiếm lại ngọn đồi VINKY- Căn Cứ Hỏa Lực 6-cao 1.886 mét, cũng không một nguồn tin tức tình báo về địch tình của BTL/Sư Đoàn 22BB cho cuộc hành quân, chỉ có Chị Em Ta-Gái giang hồ tứ xứ- cung cấp tình báo quân sự là Quân Mỹ đã bỏ căn cứ rút quân bằng trực thăng để lại toàn bộ chiến cụ mìn bải không kịp phá hủy hay bàn giao lại cho đơn vị VNCH nên để Cộng Quân chiếm và làm chủ tình hình.

Vì đây là căn cứ chiến lược, kiểm soát toàn diện ngả ba biên giới Nam Hạ Lào- Campuchia - Việt Nam và cũng là đầu cuối đường mòn HCM có sân bay dã chiến “Phương Hoàng” của MỸ áng ngữ đổ quân, ngăn chặn Cộng quân xâm nhập Tây Nguyên trung phần.

Chúng tôi, trung đoàn 47+41+42/SĐ 22.BB có tăng phái 3 trung đoàn của SĐ.23BB cùng 3 tiểu đoàn Biệt Động Quân chia làm 3 cánh quân tiến chiến lại ngọn đồi Hỏa Lục số 6.

Ngọn núi có dốc cao, lõm chỗm đá núi, mây mù. Đơn vị quân tôi đánh vào chánh diện có ngọn đồi nhỏ nằm kề bên hông núi làm bàn đạp tấn công. Trời còn mờ tối lúc 4 giờ 30 là giờ G ấn định xuất phát hành quân. Giờ này chỉ có sao trời đưa lối dẫn đường và ru êm giấc ngủ cộng quân. Nhưng chúng tôi dẫm phải bải mìn của Mỹ để lại lúc rút quân và đánh thức cộng quân từ các hầm lô cốt Mỹ kiên cố bắn xối xả những khẩu đại liên M60 vào quân chúng tôi trước sự tấn công mãnh liệt đành lại ngọn đồi. Thây người chiến sĩ đồng đội ngả xuống trước họng súng đồng minh Mỹ bắn lại phe ta, máu đã dính lên từng vách đá khe núi quanh ngọn đồi máu đầy xác người chiến sĩ VNCH bị Mỹ phản bội.

Hai đợt tấn công tái chiến ngọn đồi không thành,trước hỏa lực hùng hậu của Mỹ để lại cho địch quân cộng sản xử dụng bắn lại phe ta, và các lô cốt kiên cố, giao thông có “Bonker, cover”, vỉ sắt che chắn vững chắc, và bải mìn dày đặt ngăn chặn sức tấn công của quân ta. Dù cho pháo binh yểm trợ bắn ngang đầu củng không làm nao núng địch quân. Hỏa pháo bắn lên soi sáng vùng trời, toàn là xác người lính ta bên rào lô cốt kiên cố của Mỹ có cộng quân bên trong ẩn núp bắn ra toàn là đạn pháo của Mỹ do cộng quân rành rẻ xử dụng như có sự chỉ dẫn của người Mỹ đồng minh.

Chúng tôi nhận lệnh rút quân xuống sườn núi và áng ngữ con đường viện binh của địch khi BTL tiền phương Sư Đoàn 22BB quyết định ra lệnh bắn pháo binh đầu đạn nổ chụp từ trên cao theo từ tính tầm nhiệt, để tiêu diệt dịch ẩn núp dưới giao thông hào hay ẩn núp kẹt đá núi. Và cho không yểm bằng máy bay ném bomb, tiêu hủy lô cốt Mỹ và dọn sạch bải mìn để quân ta tấn công tái chiếm đỉnh đồi. Nhưng vì hỏa lực của Mỹ quá mạnh, được xử dụng thuần thục như có huấn luyện chu đáo chiến thuật phòng thủ căn cứ vững chắc của đồng minh Hoa Kỳ.

Các đơn vị tấn công được lệnh ngưng bắn và bố trí tải thương về tuyến sau. Khi rút quân xuống chân núi và bố trí ẩn núp an toàn, thì pháo binh của sư đoàn và tiểu khu tỉnh Kom Tum phối hợp với pháo đội 3 tiểu đoàn Nhảy Dù 1-2-3 tăng phái thêm quân số, đang đóng tại sân bay, phía dưới chân núi bắn trục xạ lên đỉnh cao ngọn núi. Đứng dưới nhìn lên, thấy lổ chỗ từng vết bom đạn loang ra nham nhở như hành tinh mặt trăng. Các đợt pháo binh bắn phá vừa chấm dứt, thì đến các phi tuần ném bom của các phi đội Skyraider không quân Việt Nam đảm nhận phần việc san bằng ngọn núi đầy cộng quân chiếm đóng do Mỹ “Bàn giao”. Khói lửa vang rền bốc cao trắng xóa như đỉnh tuyết Phú Sĩ Sơn có pha sắc màu xám xịt tang thương cuộc chinh chiến.

Các phi tuần đánh bom chấm dứt nhiệm vụ, là các đơn vị phối hợp quân binh chủng chúng tôi mở tổng loạt tấn công lên đỉnh núi. Sức kháng cự cộng quân vẫn còn trong  đóng đổ nát, nhưng rời rạc và yếu ớt hơn, sau đợt bắn phá pháo binh và ném bom. Làm lộ nguyên hình đầy thương tích từ các lô cốt bay nóc xiêu vẹo, giao thông hào đầy xác địch chết ngỗn ngang. Còn bên rào lưới thép kẽm gai là xác quân ta nằm vắt vẻo trước họng đại liên Mỹ M60 nằm chổng trơ sau đợt bom phá hủy. Cảnh hoang tàn đổ nát, những khẩu pháo binh chôn vùi dưới lớp đá núi chất chồng phủ kín chỉ còn ló những nồng súng sáng loáng vươn cao trong nắng chiều tà tím tái máu khô. Nghe mùi tử khí ngồn ngột mà lợn cả giọng. Chỉ cần có  điếu thuốc lá mới chấn tỉnh tinh thần!. Và nhìn kỹ lại ngọn núi cao đã bị bom cày, đạn xới san bằng cụt chõm xuống vòng cao độ bản đồ hành quân, mất hết một vòng cao độ 50 mét thành một hố huyệt mộ tập thể chôn cả xác ta và địch lẫn lộn trong cát đá núi cao cho sự phản bội của đồng minh Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên VN.

Sau khi thu dọn chiến trường và tập hợp tàn quân các đơn vị chiến đấu, quân ta thiệt mất và tan rã 2 tiểu đoàn vừa tăng phái và cơ hữu sư đoàn 22BB. Phía cộng quân tan rả 3 trung đoàn  bỏ xác tại chỗ với hơn1.630 xác chết. Đơn vị hành quân hỗn hợp chúng tôi tiếp tục truy đuổi và lục soát địch trên đường tháo chạy về sườn núi phía bên kia tiếp giáp với đường mòn HCM, là cứ địa xuất phát của 2 Sư đoàn: Sao Vàng và 324 cộng quân trấn giử đường mòn HCM. Trên đường rút lui chúng bỏ lại những khẩu pháo và giàn cao xạ bắn máy bay tối tân của Trung Quốc, còn thơm mỡ bò, bọc giấy bảo dưỡng China. Trên những khẩu pháo, và có những xác chết trong tư thế bị xiềng xích chân vào ổ đại pháo. Chúng không phải là bộ đội Vn mà là quân Trung Quốc với đôi mắt xếch, một mí người Tàu Chợ Lớn, theo xác nhận của người lính Chợ lớn VNCH. Và lục xác chết trong túi  họ mang theo tiền Campuchia đầy ấp và mới tinh khôi được in ấn lậu từ phía Trung Quốc đem qua Campuchia giao cho du kích pônpốt-Khờme Đỏ phá rối nền kinh tế chính phủ Lonol thân Mỹ. Và số tiền lậu này, tiểu đoàn đơn vị chúng tôi đã tịch thu chiến lợi phẩm trong trận đánh vừa qua tại mặt trận Ben Hét và biên giới Nam hạ Lào…

Những Phát hiện này và vừa qua có dấu vết xe tăng-thiết giáp địch hạng nặng T.54; PT.76 của Liên Xô và Trung Cộng tăng cường xâm nhập chiến trường Miền Nam VN trong khi Mỹ rút quân và Việt Nam Hóa chiến tranh. Mỹ sợ quân VNCH phát hiện âm mưu đi đêm thỏa thuận với Tàu Cộng bán đứng và phản bội đồng minh qua trận đánh Căn Cứ HỎA LỰC 6, nên cả vú lấp miệng em, bằng cách chối từ nhận xét tình hình mặt trận chiến trường qua mặt Mỹ, hầu xin tăng viện vũ khí hiện đại hóa, để bắt kịp tăng trưởng đà viện trợ, tăng cường của khối Nga-Tàu cho cộng quân Cộng sản Bắc Việt tiến chiếm Miền Nam VN.

Và hậu quả đau buồn dân tộc, của người lính VNCH 30-4-1975, ngày gãy súng tan hàng.
 Xin xem link hướng dẫn cùng tác giả:
- Buồn trong chiến thắng
Nhờ tăng phái thêm 3 tiểu đoàn Dù, và 2 tiểu đoàn biệt kích biệt Lôi Hổ, Biệt Kích 81 Dù này chúng tôi chiếm lại chiếm lại ngọn đồi máu căn cứ 6 này và rảnh tay bung ra lục soát quanh vùng tạo vòng đai an toàn căn cứ trước khi chia tay quân bạn để nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ ngọn đồi. Tôi có dịp chứng kiến những mất mát của chiến tranh và tình người trong cuộc chiến.

Chiến thắng nào cũng có cái giá của nó,và miền vui nào cũng có buồn ẩn chứa bên trong, không có cái gì trọn vẹn bao giờ, xin nhớ cho!Trong trận chiến này, người lính chúng tôi phải mượn xác đồng đội trải dài trên rào kẽm thép đánh dấu bải mìn và bước qua  xác bạn để tiến tới lổ châu mai nơi đặt ổ đại liên địch. Thây người chồng chất bịt kín, làm im tiếng súng địch…Tại sao chúng tôi, người lính chiến sĩ VNCH chết nhiều như vậy là vì chúng tôi có tình thần đồng đội rất cao biết hy sinh và chết thế cho nhau trước họng súng kẻ thù để bảo vệ Tự-Do miền Nam. Người lính chúng tôi không thù hằn với anh em Bộ Đội Miền Bắc và, vì chúng tôi chỉ là nạn nhân của chiến tranh, bắt buộc phải giết  lẫn nhau tranh giành sự sống, đó là luật sinh tồn không ai muốn giết nhau giữa Bắc -Nam bao giờ!?.

Trên đường lục soát, tôi bắt gặp nhiều cán binh bộ đội Miền Bắc còn rất trẻ tuổi- Học trò cấp một- bị bắt vào Nam với khẩu hiệu; ”Sinh Bắc Tử Nam”. Vượt dãy Trường sơn vào Nam “Giải Phóng”. Họ được tuyên truyền dụ dỗ cho uống thuốc “Hùng Tâm” do Trung Quốc cung cấp {Kích thích tố hăng say chiến đấu}là chất độc mang lại hệ quả chiến tranh sau này, nhưng trước mắt vẫn là thuốc “Hăng máu” liều mạng, tấn công biển người của Cộng Sản!?. Xác chết cán binh Cộng Sản Miền Bắc có màu da trắng bệch như một xác người di động vô hồn…trên vai mang túi gạo và ít đòn bánh tết{Tét} hẩm hiu, chắc do mẹ tiễn con lên đường vào Nam chống Mỹ…Trong túi áo rách nát đầy máu vết thương, còn sót lại những bức thư tình vụng-dại tuổi học trò nào biết gì chiến tranh!?, Tôi thương họ lắm, và biết nói gì với chiến tranh, khi chính mình cũng là nạn nhân  trong  cuộc chiến phi lý và vô nhân đạo này!!!

viet nam war, người lính việt nam cộng hòa
Tội Đánh Mỹ!?

Trên con đường lên Tây Nguyên của đoàn xe-Convoi- chở đầy vợ con lính, dọn  nhà khu gia binh và quần áo mang theo rời  khỏi Phú yên, tỉnh Tuy Hòa lên núi Hàm Rồng thuộc tỉnh pkeiku, để tiếp nhận khu gia binh của căn cứ Mỹ nằm dưới chân núi. Trên đường đi theo quốc lộ 19 tới An Khê, Phù Mỹ- tỉnh Quy Nhơn- gặp đoàn  xe- Convoi GMC - chở lính Mỹ đầy máy móc dụng cụ văn phòng ngược chiều về Tuy Hòa cho kịp chuyến bay hay ra khơi với hạm đội số 7 trong đợt rút quân. Với lối ngang tàng, hống hách theo kiểu cow-boy miền tây hoang dã Hoa Kỳ của một đạo quân Viễn Chinh chủ chiến tại Miền Nam VN, không coi trọng tài sản và sinh mệnh của người dân Việt Nam trong thời chiến tranh giúp VN với một chút quyền, mà Mỹ tự cho họ có quyền sinh sát, bố thí Tự- Do cho người dân VN phải mang ơn ngươi Mỹ. Trên con đường vội  rút quân. Đoàn quân xa Mỹ lái xe cán bừa lên người, lên vật đang lao nhao hợp chợ phiên làng quê bên đường. Phiên chợ quốc lộ 19 thị trấn An Khê - Phù Mỹ đông đúc dân làng sinh hoạt. Phải một phen làm người dân chạy tán loạn, kinh hoàng bởi đoàn xe lính Mỹ bất thần ào ào tiến tới vói những hung thần Mỹ hất tung hàng hóa, gióng gánh, thúng mẹt ăng tung tóe trên vệ đường quốc lộ. Làm tôm cá, mắm thóc, rau cải của nông dân khuya sớm lặn lội, tảo tần từ trong các đồng sâu mang về đây, để bị người Mỹ đạp đổ không chút tiếc thương quê nghèo. Có người bị thương, chảy máu kêu khóc vang trời…cũng không động lòng văn minh lối sống người Mỹ, sang đây giúp đỡ nhân phẩm tự do của người Việt Nam.

Chúng tôi người lính VNCH, vì thể diện tinh thần dân tộc, không thể chịu đựng trước những hành động côn đồ, mất dạy và khoanh tay đứng nhìn người Mỹ ngang nhiên nhục mạ và sỉ nhục quyền sống đồng bào mình, và họ-Mỹ- rất khinh khi, kỳ thị sắc tộc  da màu khi tới được Miền Nam VNCH, và chà đạp nhân quyền dân bổn xứ VN. Coi đồng minh VNCH là kẻ đánh thuê. Tự cho mình là đỉnh văn minh Hoa Kỳ; khinh rẻ dân bản xứ Việt Nam. Và vì chủ động trong cuộc chiến chống cộng sản, mà Mỹ muốn bỏ rơi chiến hữu đồng minh VNCH trong hợp đồng tác chiến chống Bắc Cộng sản rất tùy tiện, và cố ý thân Tàu Cộng Trung Quốc, để rút quân vội vàng cho sự sắp xếp Việt Nam hóa chiến tranh. Nên đoàn quân chúng tôi phải can thiệp bằng vũ lực quân sự với quân đội Mỹ trong bất bình tột độ. Bắn nhiều loạt đại liên M60 đặt trên nốc xe GMC dẩn đầu mở đường, bảo vệ khu gia binh lính. bắn thẳng vào lốp xe đoàn Mỹ bể bánh, lật trái sang lề đường, gây cản trở cho đoàn xe Mỹ phải dừng lại.Và lính chúng tôi tủa xuống đường, bố trí thành trận địa sẵn sàng nghinh chiến nếu  lính Mỹ có phản ứng cứng đầu, chống lại, và nổ súng ngay, cho dù là chiến hữu, kể cả đồng minh Hoa Kỳ, khi tàn nhẫn với dân tộc minh…Rất may không gặp phản ứng gì khi đoàn xe Mỹ biết nhận lỗi về mình. Nhưng không thể xoa dịu tính tự tôn dân tộc và khí phách kiêu hùng của người lính VNCH, nên chúng tôi bảo chúng đầu hàng,hai tay để trên đầu như kẻ tù binh thua trận đứng về một bên và chúng tôi cho nổ lựu đạn phá hủy chiếc xe gây nạn khủng khiếp cho đồng bào được thỏa lòng hả dạ tự ái dân tộc mình không ai dám công khai chà đạp dân mình dù là ân nhân Mỹ trong cuộc chiến VN. Đứng xa xa là đồng bọn Mỹ thủ súng tự vệ và gọi máy truyền tin, báo cáo sự việc về cho Tướng Cố vấn Hoa Kỳ và tướng Tư lệnh Ngô Dzu SĐ 22BB lên can thiệp vì sợ chúng tôi đốt sạch hết cả đoàn xe Mỹ chở đầy hàng hóa và của cải rút quân về biếu tặng tướng lãnh Sư Đoàn…để trả thù dân tộc và bảo vệ  cho dân.

Khi tiếng trực thăng kêu phạch phạch trên bầu trời là lúc ngọn lửa sắp tàn của chiếc xe bị đốt, khói vẫn bốc lên cao tạo thành hỏa khói chỉ điểm cho trực thăng của Tướng Tư lệnh SĐ vùng II đáp xuống xử lý nội vụ. Nhưng trực thăng không đáp xuống…Mà đoàn xe chở đầy hàng của cãi hàng hóa mỹ, được lệnh tướng tư lệnh cho chở về bản doanh BTL/SĐ 22BB cầu Bà Gi. Còn trung đoàn 47/SĐ 22 BB lập tức theo lệnh lên đường trục chỉ hành quân tiếp viện căn cứ 6, không kịp đưa vợ con lính về căn cứ khu gia binh mới nhận được của Mỹ, ở căn cứ Hàm Rồng. Đây là hình phạt lưu đày lính “Cầm lựu đạn đi tiền đồn” theo luật phạt nhà binh cho lính và ít nhất lảnh “100 củ” ghi vào hồ sơ quân bạ của mỗi sĩ quan trước khi đưa ra tòa án binh giáng cấp chức vụ-xuống cấp bực quân hàm sau đó…! khi chấm dứt lệnh hành quân.

Từ đó, chúng tôi có mối bất hòa với cố vấn quân sự Hoa kỳ trong mỗi lần hành quân phối hợp Việt Mỹ. Vì người Mỹ đánh giặc theo kiểu công tử con nhà giàu rất là keo kiệt, tính toán lời-lỗ với chiến hữu đồng minh VNCH trong tiếp xúc ngoại giao vì công vụ: “Anh ăn, anh trả. Tôi ăn tôi trả…!?”{He ate his return, I eat I pay}, làm tôi muốn điên cái đầu  khi đi công tác, công vụ với cố vấn Mỹ được họ mời cơm, thì phải soát lại trong túi có đủ tiền trả cho buổi cơm đó không!? Và tôi phải mất mặt ghi nợ trước mặt ngươi đẹp bán hàng cho buổi cơm 2 người cố vấn kia theo phong cách hiếu khách dân tộc Việt. Lề lối cư xử con buôn quốc tế từ thời lập quốc tới nay, nên họ mới giàu ra! Về mặt  quyền lợi kinh tế. khi họ cho ai món quà nào thì họ móc cả lưỡi câu vào món mồi đó, có nối liền lưỡi câu bằng một sợi dây dài cằm sẵn nơi bàn tay khôn ngoan đóa để của họ. Không thua gì dân Ba Tàu Trung Quốc.

Tuy nhiên, người Mỹ thiếu kinh nghiệm về chính trị, lẫn quân sự, chỉ biết lấy sức mạnh quân sự làm phương tiện phục vụ kinh tế cho họ. Nên chiến tranh Việt Nam, Mỹ không chủ trương đánh thắng Cộng Sản Bắc Việt, mà muốn mở của thị trường đông dân Trung Quốc mà thôi. Và Hoa Kỳ cóc cần biết ai là Cộng Sản; ai là Quốc Gia tự do yêu nước trong số 25 triệu dân miền nam trong chiến tranh VN. Trước năm 75, có nhiều cố vấn quân Sự Hoa Kỳ hỏi tôi: “ Ai trong số các anh là VC làm sao tôi phân biệt được kẻ thù!???”- Tôi trả lời: “Khi chúng tôi còn mặc quân phục và người dân chúng tôi còn mang ơn các các chiến hữu Hoa Kỳ đem lại hòa bình tự do đó chính là đồng minh, bạn anh. Và khi chúng tôi đánh đuổi, đòi giết anh,thì chúng tôi mới là VC kẻ thù của anh, xin anh rõ nghĩa, thế nào là Cộng Sản rạch ròi đen trắng!?

Và có một điều thú vị, các bạn Mỹ là ân nhân cứu mạng cho Cộng Sản nằm vùng mỗi khi đơn vị Mỹ phối hợp hành quân lục soát mật cứ địch trong vùng “Giải phóng. Với tiếng động ồn ào như đi hội chợ, làm cho VC nằm vùng hoảng hồn bỏ chạy trước khi Mỹ đến mục tiêu không có VC, mà chỉ toàn là nông dân, tay lấm chân bùn…giả dạng thường dân vô tội và làm cho lính Mỹ có cảm tưởng VC hết giờ làm việc,và đi ngủ tất cả rồi! và đưa đến trạng thái ngây thơ trong cuộc chiến VN là lẽ tất nhiên phải thua cuộc với Cộng Sản MTGPMN.
Mọi sự việc xảy ra lính tôi đều chấp nhận, miễn sao gánh bớt thương đau cho dân vùng chiến nạn hằng ngày phải đối mặt với chiến tranh!

-Về… trong nỗi nhục-nhằng bơ-vơ!
Mỗi lần hành quân về, đoàn quân chiến thắng chúng tôi không được vào thành phố, là nơi chúng tôi tìm chút nghĩ ngơi và giải trí sau những ngày hành quân gian khổ, mệt nhọc, thiếu vắng tình người thành phố cho ấm lại hoang vắng núi rừng. Lính chúng tôi chỉ được đón tiếp, chào hỏi, mời mọc của những cô Ả “ Gái giang hồ”{Giải quyết chiến tranh}. Đời lính chúng tôi chỉ được vinh danh trong cái thừa thải xã hội, còn được đồng hóa với chúng tôi vào hàng đỉ điếm…!?

Cấp trên mệnh lệnh đóng quân ra xa khỏi thành phố để tránh tình trạng lính phá phách và đánh nhau giành “Gái”…Người lính trận chúng tôi bị coi thừơng về giá trị Tự-Do mà Tổ Quốc vinh dự trao cho trách nhiệm bảo vệ đến hơi thở cuối cùng, và người lính chúng tôi phải có được quyền sống -Tự- Do- cho cá nhân cộng đồng người lính sau mỗi cuộc hành quân về. Lính chúng tôi là giá trị thể hiện Tự Do tại sao chúng tôi không có quyền hưởng nhu cầu tự do chính mình làm ra cho hòa bình,Tự do dân tộc.

Các ông Tư Lệnh Quân đoàn, Sư Đoàn và Tướng Lãnh Quân khu không cho lính vào các thành phố “Ăn Chơi” của đám thanh niêm, sinh viên con ông cháu cha –Thế lực- trốn lính ăn chơi sa đọa trong các tửu lầu nhạc nhúng sập xình cùng gái đẹp-bia ôm-Cùng đám đại gia; con buôn lậu đồ Mỹ quốc viện trợ chiến tranh…làm đau lòng chiến sĩ ngày đêm đánh trận cho hậu phương an ổn ăn chơi trên xương máu các anh chiến sĩ ngoài trận địa sống chết với kẻ thù, thử hỏi ai không buồn!?.

Và chính các ông tướng lãnh này đứng ra chỉ đạo kinh doanh bằng quyền lực chiến tranh cho phép mở các quán Bar đèn mờ và các động đỉ cao sang tiếp khách quốc tế và các thương gia- Bọn gian thương-chuyên buôn bán đồ Mỹ lậu là mặt hàng viện trợ quân sự chiến tranh, cũng là xương máu của anh em chiến sĩ VNCH do các tướng lãnh quân đội đứng ra làm ma cô, ma cạo ”bảo kê”, hoặc làm chủ kinh doanh bia ôm, động điếm…nên không cho lính dưới quyền mình về phá phách xóm làng và đập bể nồi cơm, nhờ chiến tranh làm giàu cho họ.

Các tướng lãnh quân đội VNCH thời đệ nhị cộng hòa của “ Hội Đồng Cách Mạng Quân Nhân” lên nắm quyền điều hành đất nước Miền Nam thay thế chính phủ dân sự đệ nhất cộng hòa Ngô Đình Diệm, đã làm lu mờ vai trò yêu nước của người quân nhân, chiến sĩ VNCH và mất miền tin trong lòng nhân dân lẫn quần chúng Miền Nam. Người lính chiến đấu bảo vệ Tự-Do Miền Nam mà dân chúng cứ hoài nghi cho thế lực ngoại bang Mỹ-Theo lời VC/MTGPMN nói - Để rồi cuộc chiến đấu này của người lính VNCH bị phủi công ơn và quên lãng của người dân trước sự hy sinh vô bờ bến cho Tự Do Độc lập VNCH.

 -Một thời chinh chiến, một thời ngang dọc…!
Lính tôi trước sự bất công xã hội và bất bình cấp trên, nên rơi vào trạng thái, không ai biết thương mình!?-Một thành phần cuộc chiến bỏ rơi. Nên phản kháng bất cần đời…!!!

Chúng tôi kéo nguyên cả một tiểu đoàn hành quân với đầy đủ súng đạn về thành phố Pleiku-“Phố núi Mây Bay” vì có vài người lính của đơn vị chúng tôi ra phố uống rượu nhằm vào quán Bar đèn mờ của Tướng Ngô DZU thành lập kinh doanh và cho vài lính bảo vệ và có quân cảnh xét giấy tờ bắt quân nhân trên trên thành phố vào nơi có em út sập xình uốn éo cho đám thanh niên vô công rổi nghề, phè phởn ăn chơi trên xương máu, chết sống của người lính. Các chiến hữu đơn vị bị bắt, chạy về báo cáo sự việc, nên tiểu đoàn tôi tức tốc từ căn cứ núi “ Hàm Rồng” vác theo 2 khẩu đại liên M60 và 4 xe GMC đầy nhóc lính chạy ra phố và đặt 2 khẩu đại liên, hai bên đồn lính quân cảnh,và ra lệnh phải thả ngay lập tức 5 người lính của tiểu đoàn bị quân cảnh bắt giữ. Và được một sĩ quan trong đồn ra giải hòa và hứa thả với một chầu bia lon- bia Heineken- tại chổ cho các cấp sĩ quan hai bên vốn đã ghét nhau từ lâu…giữa lính kiểng và lính tác chiến không ưa gì nhau!- Một đàng sống-chết, một đàng lính cô, lính cậu….

Sau khi lấy lính ra khỏi đồn Quân Cảnh, chúng tôi chở lính đến các quán “ Bar” đèn mờ, nhà hàng hạng sang của Tướng Ngô Dzu cho các lính kiểng  đứng ra bảo kê làm đầu nậu,ma cô. Lính chúng tôi vào ăn uống rồi đập phá quán… Ông Tướng Ngô Dzu và ngài Tỉnh Trưởng Pleiku biết được và biệt phái các lính kiểng gác dinh tòa tỉnh. Cả ba chục người trên 5 xe Jeep và lại có thêm 4 xe Quân Cảnh hộ tống. Hai bên lính chúng tôi dàn trận ngay trên những con đường chính của thành phố Pleiku như một trận địa và bắn hai khẩu đại liên{Gà Cồ M6o}bay cao trên đầu họ với làn đạn lửa như pháo hoa và ném lựu đạn ra giửa lòng đường phố nổ tung, gây áp đảo tinh thần lính kiểng-chết nhát!- Làm họ phải tìm nơi ẩn núp bằng hai tay che đầu, núp dưới gốc cây hai bên đường, thấy mà thương cho đời lính kiểng. Họ bỏ xe sắp hàng dài như đi duyệt binh mà không sợ địch phục kích như chúng tôi !?. Sẵn máu nóng hăng say do rượu vào nhưng có biết đâu là bạn,đâu là thù! Lính chúng tôi châm lửa đốt 4 xe Jeep của Quân Khu II. Và lật ngửa chúng ra lộ đường cho hả giận, vì tức tối Tướng cầm quân, hy sinh xương máu chiến hữu dưới quyền tại chiến trận, để bảo vệ thành phố cho các thanh niên, thiếu nữ sống sa đọa, ăn chơi nhảy múa trên máu xương các chiến sĩ VNCH ngoài mặt trận. Không phải là nạn kiêu binh trong thời chinh chiến nhưng là sự nhắc nhở các tướng lãnh cầm quân, hãy quay về với trách nhiệm và danh dự tổ quốc giao phó, khi Miền Nam VN sắp rơi vào cộng quân Bắc Việt, mà Mỹ đã đánh mùi biết trước. Nên Hoa Kỳ rút quân rất sớm để được an toàn!!?

Và 36 năm sau bổng giựt mình nhớ lại cuộc chiến hôm nay; tưởng đã lãng quên chôn vùi trong quá vãng, nào ngờ hiện thực phủ phàng lôi tôi sống lại chiến trường xưa!

 “Ví dù miền Nam Việt Nam có bị đại bại hoàn toàn, cái yểm trợ tận lực của Hoa Kỳ sẽ cho phép người Mỹ nhún vai và nói rằng họ đã cố gắng hết sức. Nhưng, Hoa Kỳ đã không tận lực, mà trái lại người Mỹ lại còn cố gắng che đậy sự thật bằng cách bôi nhọ miền Nam Việt Nam và nhục mạ quân lực VNCH đã sai lầm, không chiến đấu cho dân tộc họ.

Bây giờ đã quá trễ để Hoa Kỳ chuộc lại tội ác tầy trời khi bỏ rơi nhân dân miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản. Nhưng nó chưa quá trễ để Hoa Kỳ thú nhận lỗi lầm trong việc nhục mạ họ-VNCH. Và cũng chưa quá trễ để bắt đầu vinh danh các thành quả và lòng dũng cảm của những binh sĩ VNCH đã chiến đấu bảo vệ lý tưởng Tự Do cho hòa bình Việt Nam!!!

Huỳnh Mai St.8872
{Thân phận chiến Tranh-VNCH}
Post a Comment     Nguồn: http://dalatngayve.blogspot.com/2013/10/hanh-quan-lam-son-719-nam-ha-lao.html

 
TÁI CHIẾM NGỌN ĐỒI HỎA LỰC - CĂN CỨ 6 HOA KỲ. 

Kết quả hình ảnh cho www. Ảnh tiể sử- Huỳnh Mai S.8872
 
Tôi là sĩ quan đơn vị biệt phái cho Trung đoàn 42/ SĐ.22BB, dưới quyền chỉ huy của Tr/Tá Nguyễn hữu Thông, cho lệnh tái chiếm lại ngọn đồi- Căn cứ Hỏa Lực 6, tại đỉnh cao ngả 3 biên giới Nam Hạ Lào trong mặt trận Lam Sơn 719.
Căn cứ Hỏa Lực 6, do Mỹ rút quân trong đợt Việt Nam hóa chiến tranh tháng 2/197i. Và người Mỹ đã phản bội đồng minh QL.VNCH, vì vô tình hay cố ý, Mỹ bỏ trống căn cứ cho quân Cộng Sản Bắc Việt chiếm cứ, mà quân Mỹ không bàn giao lại cho dơn vị trung đoàn 42/SĐ.22BB. Trung Tá Thông bấy giờ có cự cải trách nhiệm với cố vấn Mỹ quân đoàn II Plei Ku, tại bải đáp trực thăng trung đoàn 42BB, khi trực thăng tải thương tôi về đến. Ông có ra bải đáp và thăm sức khỏe tôi, với gương mặt còn trách hờn cố vấn Mỹ, và nhìn tôi an ủi như một cấp chỉ huy có trách nhiệm lương tâm...
Đêm hôm đó, tại trung đoàn 42BB, bị pháo kích hòa tiển 122 ly của quân công Sản Bắc Việt, vừa chiếm xong căn cứ Hỏa Lực 6 do quân Mỹ bàn giao lộn... cho Việt Cộng Bắc Việt, mới bị thảm họa một trái hỏa tiễn rớt trúng kho đạn Trung đoàn, cháy nổ dữ dội.
Tôi năm sát bên kho đạn, chỉ còn kịp chụp lấy dây " Ba chạt- Thắt lưng " còn treo lũng lẵng 5 quả lựu đạn, và chui vào hầm trú ẩn, nhưng mãnh đạn 122 ly vẫn không chịu tha tôi, và rượt đuổi theo tôi tới miệng hầm và cắm phập vào bao cát, rớt xuống đùi tôi mảnh đạn gần 2 Kg còn nóng hổi. Khi ngưng pháo kích, kho đạn vẩn còn cháy nổ, và có lệnh di tản... Máy bay trực thăng cất cánh... Và tôi theo trực thăng đổ tôi trở lại chiến trường gặp lại chiến hữu, đồng đôi đơn vị đang mở lại đợt tấn công tái chiếm ngọn đồi Căn cứ 6, nơi đặt giàn hỏa tiển 122ly cộng quân vừa pháo kích trung đoàn 42BB, mà trong tay tôi chỉ còn 5 quả lựu đạn, để xung phong chiếm giàn hỏa tiễn, với cây gậy nhánh cây rừng, khập khểnh lê bước trên ngọn đồi máu căn cứ 6 này, vào cuối chiều còn loan ánh thép nòng pháo 155 ly của Mỹ còn để lại cho Quân Bắc Việt pháo vào quân ta- QL.VNCH.
Tôi vẫn nuôi hy vọng sống sót sau trận chiến, để còn gặp lại Đại tá Nguyễn Hữu Thông, vả tường trình hiễm nguy, khi đồng minh Hoa Kỳ phản bội Ql. VNCH cho Đại tá am tường sự việc là như thế!. Nhưng không ngờ Đại tá ra đi... trước tôi và anh em chiến hữu khác, cũng một lòng Tiết Nghĩa hy sinh cho tổ quốc tự do Việt Nam...Chỉ là con đường Tự Do trong cái chết của kẻ trước... người sau thôi...!!!

 
              Huỳnh Mai St.8872
              3/7/2014, 2: 30 PM\

    Nhớ lại một thời chinh chiến đã qua!


Nguồn: http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2015/07/can-cu-hoa-lu-6-lam-son-719-nam-ha-lao.html


Người Mỹ Phản Bội Hay Tội Đánh Mỹ

chiến tranh

 NGƯỜI MỸ PHẢN BỘI HAY TỘI ĐÁNH MỸ
Một thời chinh chiến
Tg Huỳnh Mai St.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh
March 15, 2012
9:49 PM

Tái chiếm lai ngọn đồi Hỏa lực so 6- Chỉ còn tiểu đôi 7 người sót lại!

Mỹ Cộng, Việt Cộng bắt tay Hai thằng Đối Tác Việt Nam ăn mày!
 
Chúng tôi, những chiến sĩ QL.VNCH nơi địa đầu, hỏa tuyến -Tây Nguyên trung phần- ngà ba biên giới Việt- Miên –Lào, trong trận địa chiến Lam Sơn 719 Nam Hạ Lào. Nơi đây căn cứ Hỏa Lục 6 của Mỹ đã bàn giao“ Lầm lộn” cho quân cộng sản Bắc Việt, để rút quân, trước khi Việt Nam hóa chiến tranh…Đã nhận rỏ hành động phản bội của đồng minh Hoa Kỳ, bắt tay, và bật đèn xanh cho quân Cộng Sản Bắc Việt xâm nhập và tiến chiếm Miền nam VNCH tại ngả ba biên giới, được sự bỏ ngỏ căn cứ hỏa lực số 6 Hoa Kỳ. Do Hà Nội áp lực “Việt Nam hóa chiến tranh” trong bàn thảo HĐ Paris có Trung Cộng cố vấn Bắc Việt-Hà Nội tham dự cùng phía Hoa Kỳ để quyết định con cờ Miền Nam VNCH trong chiến tranh VN.

Căn cứ hỏa lực số 6- Ngọn đồi máu Vin ky

Để chiếm lại ngọn núi máu Vinky, cao trên 1.886 m, thuộc Căn cứ 6 của Mỹ. Trung Đoàn 47/SĐ.22BB được lệnh chuyển quân rời bỏ vùng bình nguyên Tuy Hòa-Phú Yên đầy sóng biển, lên vùng Tây Nguyên Pleiku-KomTum rừng núi chập chùng; mây bay ngang đầu. Chuyển từ vùng Du Kích chiến sang vùng Trận Địa Chiến với mệnh lệnh tiếp viện giải cứu Căn Cứ Hỏa Lực 6 tại Đắc-Tô tỉnh Kom-Tum bị Cộng Quân chính qui Bắc Việt chiếm lấy khi Hoa Kỳ rút quân theo kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh.
quân sự sư đoàn 22 bộ binhtrận đánh căn cứ hỏa lực 6 
                              Sư Đoàn 22BB- Hắc Tam Sơn, Bạch nhị Hà
            
 Ông Thần “Ben Hét”- Lạc Lối Tạo Anh Hùng 
 
Đoàn quân chúng tôi đến vùng giới tuyến địa đầu Đắk-Tô, Tân Cảnh tỉnh Kom-Tum được quân bạn và “Chị em ta…” trong quán nước vệ đường cho hay: Quân Mỹ đã bàn giao Căn Cứ 6 cho Việt Cộng và quân ta đang đánh nhau để giành lại ngọn đồi căn cứ 6.
Cũng đáng ghi nhận từ các cô ả gái điếm giang hồ này, vì là ổ tình báo chiến trường giữa ta và địch. Có những cô gái quê mùa làm giao liên VC nằm vùng đang hoạt động lấy tin tức, và cũng có những cô gái Thượng-Fulro là tình báo của Mỹ cho tin tức hổ trợ hành quân phe ta. Tất cả là một bải chiến trường đủ màu sắc, giai nhân và chiến sĩ trong lửa khói chiến tranh.
Sau khi nắm được tin tức tình hình và nhận lương thực tiếp tế hành quân, đoàn quân chúng tôi rời điểm xuất phát và tiến sâu vào vùng núi Ben-Hét bên cách mặt của căn cứ Hỏa Lực 6. Ben-Hét cũng là một ngọn núi có căn cứ tiền đồn của quân ta quan sát sự xâm nhập vũ khí, chuyển quân của địch trên đường mòn Hồ Chí minh. Quân chúng tôi chia làm 3 cánh, của 3 tiểu đoàn tiến qua những cứ điểm tiền đồn nổi tiếng khát máu của du kích quân VC, cắt cổ người, trùm poncho rồi im lặng chiếm đồn không tiếng súng. Chúng tôi tiến qua và hướng đến mục tiêu ấn định trên đỉnh Ben-Hét bắt tay quân ta.
Vì trời tối mù mờ đầy mưa gió bảo bùng và địa bàn xa lạ vùng mới đến, nên đỉnh núi nào cũng là ngọn núi! Trong đêm trên bản đồ hành quân, và tôi đi chệch phương giác theo địa bàn trong đêm mưa bảo che mờ đỉnh núi mà tôi nhận dạng lúc ban ngày. Tôi dẫn đầu đoàn quân vì là ngày trực chiến của tiểu đoàn tôi đi lệch sang đỉnh núi nối liền sau lưng Ben Hét bằng một khe suối rộng có giải đất rộng bằng phẳng mà không thấy quân ta. Đặt ống nhòm Hồng Ngoại Tuyến xuyên đêm xuống thung lũng bên kia đình núi bạn thấy lố nhố Cộng Quân đang tập trung quân, đầy đủ xe tăng, đại pháo, cao xạ phòng không hạng nặng của địch đang định nhổ chốt tiền đồn Ben Hét để chúng chuyển vũ khí từ đường mòn Hồ Chí Minh nơi đây; tăng viện quân đánh Căn Cứ Hỏa Lực số 6.
Dẫn lối lạc đường của tiểu đoàn 4/Trung Đoàn 47 do tôi hướng dẫn trở thành lực lương đánh bọc hậu tiêu diệt Cộng Quân một cách tài tình. Bất ngờ theo yếu tố chiến thuật hành quân; gây thiệt hại tối đa cho cộng quân trên đường xâm nhập ngả ba biên giới Nam Hạ Lào bằng đường mòn Hồ Chí Minh tại mặt trận Ben Hét. Và bắt đắc dĩ tôi nhận biệt danh “Ông Thần Ben Hét” của các bạn sĩ quan tác chiến trung đoàn và binh sĩ hành quân trong trận đánh “Đem con bỏ chợ” và “Đì lính” của chúa Tướng Ngô DZU Quân Đoàn II-Plei-Ku
  –{Cũng trong bài viết Cơn Uất Hạ Lào, đã cho biết là Việt Cộng biết rõ kế họach hành quân của quân lực VNCH trước khi các chiến sĩ tới, và theo Bùi Đức Lạc thì có thể gián điệp Vũ Ngọc Nhạ, cố vấn tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thông báo cho Hà.nội}.
Căn Cứ Hỏa Lực 6, Ngọn Đồi Phản Bội!
Và chúng tôi vẫn phải tiếp tục hành quân tiến chiếm lại ngọn đồi VINKY- Căn Cứ Hỏa Lực 6-cao 1.886 mét, cũng không một nguồn tin tức tình báo về địch tình của BTL/Sư Đoàn 22BB cho cuộc hành quân, chỉ có Chị Em Ta-Gái giang hồ tứ xứ- cung cấp tình báo quân sự là Quân Mỹ đã bỏ căn cứ rút quân bằng trực thăng để lại toàn bộ chiến cụ mìn bải không kịp phá hủy hay bàn giao lại cho đơn vị VNCH nên để Cộng Quân chiếm và làm chủ tình hình.
Vì đây là căn cứ chiến lược, kiểm soát toàn diện ngả ba biên giới Nam Hạ Lào- Campuchia - Việt Nam và cũng là đầu cuối đường mòn HCM có sân bay dã chiến “Phương Hoàng” của MỸ áng ngữ đổ quân, ngăn chặn Cộng quân xâm nhập Tây Nguyên trung phần.
Chúng tôi, trung đoàn 47+41+42/SĐ 22.BB có tăng phái 3 trung đoàn của SĐ.23BB cùng 3 tiểu đoàn Biệt Động Quân chia làm 3 cánh quân tiến chiến lại ngọn đồi Hỏa Lục số 6.
Ngọn núi có dốc cao, lõm chỗm đá núi, mây mù. Đơn vị quân tôi đánh vào chánh diện có ngọn đồi nhỏ nằm kề bên hông núi làm bàn đạp tấn công. Trời còn mờ tối lúc 4 giờ 30 là giờ G ấn định xuất phát hành quân. Giờ này chỉ có sao trời đưa lối dẫn đường và ru êm giấc ngủ cộng quân. Nhưng chúng tôi dẫm phải bải mìn của Mỹ để lại lúc rút quân và đánh thức cộng quân từ các hầm lô cốt Mỹ kiên cố bắn xối xả những khẩu đại liên M60 vào quân chúng tôi trước sự tấn công mãnh liệt đành lại ngọn đồi. Thây người chiến sĩ đồng đội ngả xuống trước họng súng đồng minh Mỹ bắn lại phe ta, máu đã dính lên từng vách đá khe núi quanh ngọn đồi máu đầy xác người chiến sĩ VNCH bị Mỹ phản bội.
Hai đợt tấn công tái chiến ngọn đồi không thành,trước hỏa lực hùng hậu của Mỹ để lại cho địch quân cộng sản xử dụng bắn lại phe ta, và các lô cốt kiên cố, giao thông có “Bonker, cover”, vỉ sắt che chắn vững chắc, và bải mìn dày đặt ngăn chặn sức tấn công của quân ta. Dù cho pháo binh yểm trợ bắn ngang đầu củng không làm nao núng địch quân. Hỏa pháo bắn lên soi sáng vùng trời, toàn là xác người lính ta bên rào lô cốt kiên cố của Mỹ có cộng quân bên trong ẩn núp bắn ra toàn là đạn pháo của Mỹ do cộng quân rành rẻ xử dụng như có sự chỉ dẫn của người Mỹ đồng minh.
Chúng tôi nhận lệnh rút quân xuống sườn núi và áng ngữ con đường viện binh của địch khi BTL tiền phương Sư Đoàn 22BB quyết định ra lệnh bắn pháo binh đầu đạn nổ chụp từ trên cao theo từ tính tầm nhiệt, để tiêu diệt dịch ẩn núp dưới giao thông hào hay ẩn núp kẹt đá núi. Và cho không yểm bằng máy bay ném bomb, tiêu hủy lô cốt Mỹ và dọn sạch bải mìn để quân ta tấn công tái chiếm đỉnh đồi. Nhưng vì hỏa lực của Mỹ quá mạnh, được xử dụng thuần thục như có huấn luyện chu đáo chiến thuật phòng thủ căn cứ vững chắc của đồng minh Hoa Kỳ.
Các đơn vị quân ta tấn công được lệnh ngưng bắn và bố trí tải thương về tuyến sau. Khi rút quân xuống chân núi và bố trí ẩn núp an toàn, thì pháo binh của sư đoàn và tiểu khu tỉnh Kom Tum phối hợp với pháo đội 3 tiểu đoàn Nhảy Dù 1-2-3 tăng phái thêm quân số, đang đóng tại sân bay, phía dưới chân núi bắn trục xạ lên đỉnh cao ngọn núi. Đứng dưới nhìn lên, thấy lổ chỗ từng vết bom đạn loang ra nham nhở như hành tinh mặt trăng. Các đợt pháo binh bắn phá vừa chấm dứt, thì đến các phi tuần ném bom của các phi đội Skyraider không quân Việt Nam đảm nhận phần việc san bằng ngọn núi đầy cộng quân chiếm đóng do Mỹ “Bàn giao”. Khói lửa vang rền bốc cao trắng xóa như đỉnh tuyết Phú Sĩ Sơn có pha sắc màu xám xịt tang thương cuộc chinh chiến.
 
Các phi tuần đánh bom chấm dứt nhiệm vụ, là các đơn vị phối hợp quân binh chủng chúng tôi mở tổng loạt tấn công lên đỉnh núi. Sức kháng cự cộng quân vẫn còn trong  đóng đổ nát, nhưng rời rạc và yếu ớt hơn, sau đợt bắn phá pháo binh và ném bom. Làm lộ nguyên hình đầy thương tích từ các lô cốt bay nóc xiêu vẹo, giao thông hào đầy xác địch chết ngỗn ngang. Còn bên rào lưới thép kẽm gai là xác quân ta nằm vắt vẻo trước họng đại liên Mỹ M60 nằm chổng trơ sau đợt bom phá hủy. Cảnh hoang tàn đổ nát, những khẩu pháo binh chôn vùi dưới lớp đá núi chất chồng phủ kín chỉ còn ló những nồng súng sáng loáng vươn cao trong nắng chiều tà tím tái máu khô. Nghe mùi tử khí ngồn ngột mà lợn cả giọng. Chỉ cần có  điếu thuốc lá mới chấn tỉnh tinh thần!. Và nhìn kỹ lại ngọn núi cao đã bị bom cày, đạn xới san bằng cụt chõm xuống vòng cao độ bản đồ hành quân, mất hết một vòng cao độ 50 mét thành một hố huyệt mộ tập thể chôn cả xác ta và địch lẫn lộn trong cát đá núi cao cho sự phản bội của đồng minh Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên VN.
Sau khi thu dọn chiến trường và tập hợp tàn quân các đơn vị chiến đấu, quân ta thiệt mất và tan rã 2 tiểu đoàn vừa tăng phái và cơ hữu sư đoàn 22BB. Phía cộng quân tan rả 3 trung đoàn  bỏ xác tại chỗ với hơn1.630 xác chết. Đơn vị hành quân hỗn hợp chúng tôi tiếp tục truy đuổi và lục soát địch trên đường tháo chạy về sườn núi phía bên kia tiếp giáp với đường mòn HCM, là cứ địa xuất phát của 2 Sư đoàn: Sao Vàng và 324 cộng quân trấn giử đường mòn HCM. Trên đường rút lui chúng bỏ lại những khẩu pháo và giàn cao xạ bắn máy bay tối tân của Trung Quốc, còn thơm mỡ bò, bọc giấy bảo dưỡng China. Trên những khẩu pháo, và có những xác chết trong tư thế bị xiềng xích chân vào ổ đại pháo. Chúng không phải là bộ đội Vn mà là quân Trung Quốc với đôi mắt xếch, một mí người Tàu Chợ Lớn, theo xác nhận của người lính Chợ lớn VNCH. Và lục xác chết trong túi  họ mang theo tiền Campuchia đầy ấp và mới tinh khôi được in ấn lậu từ phía Trung Quốc đem qua Campuchia giao cho du kích pônpốt-Khờme Đỏ phá rối nền kinh tế chính phủ Lonol thân Mỹ. Và số tiền lậu này, tiểu đoàn đơn vị chúng tôi đã tịch thu chiến lợi phẩm trong trận đánh vừa qua tại mặt trận Ben Hét và biên giới Nam hạ Lào…



Mỹ bắt tay TQ & Quân Cộng Sản Bắt Việt Hà Nội - Việt Nam Hóa Chiến Tranh?!
Những Phát hiện này và vừa qua có dấu vết xe tăng-thiết giáp địch hạng nặng T.54; PT.76 của Liên Xô và Trung Cộng tăng cường xâm nhập chiến trường Miền Nam VN trong khi Mỹ rút quân và Việt Nam Hóa chiến tranh. Mỹ sợ quân VNCH phát hiện âm mưu đi đêm thỏa thuận với Tàu Cộng bán đứng và phản bội đồng minh qua trận đánh Căn Cứ HỎA LỰC 6, nên cả vú lấp miệng em, bằng cách chối từ nhận xét tình hình mặt trận chiến trường qua mặt Mỹ, hầu xin tăng viện vũ khí hiện đại hóa, để bắt kịp tăng trưởng đà viện trợ, tăng cường của khối Nga-Tàu cho cộng quân Cộng sản Bắc Việt tiến chiếm Miền Nam VN.
Và hậu quả đau buồn dân tộc, của người lính VNCH 30-4-1975, ngày gãy súng tan hàng.
 Xin xem link hướng dẫn cùng tác giả:
 - Buồn trong chiến thắng
Nhờ tăng phái thêm 3 tiểu đoàn Dù, và 2 tiểu đoàn biệt kích biệt Lôi Hổ, Biệt Kích 81 Dù này chúng tôi chiếm lại chiếm lại ngọn đồi máu căn cứ 6 này và rảnh tay bung ra lục soát quanh vùng tạo vòng đai an toàn căn cứ trước khi chia tay quân bạn để nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ ngọn đồi. Tôi có dịp chứng kiến những mất mát của chiến tranh và tình người trong cuộc chiến.
Chiến thắng nào cũng có cái giá của nó,và miền vui nào cũng có buồn ẩn chứa bên trong, không có cái gì trọn vẹn bao giờ, xin nhớ cho!Trong trận chiến này, người lính chúng tôi phải mượn xác đồng đội trải dài trên rào kẽm thép đánh dấu bải mìn và bước qua  xác bạn để tiến tới lổ châu mai nơi đặt ổ đại liên địch. Thây người chồng chất bịt kín, làm im tiếng súng địch…Tại sao chúng tôi, người lính chiến sĩ VNCH chết nhiều như vậy là vì chúng tôi có tình thần đồng đội rất cao biết hy sinh và chết thế cho nhau trước họng súng kẻ thù để bảo vệ Tự-Do miền Nam. Người lính chúng tôi không thù hằn với anh em Bộ Đội Miền Bắc và, vì chúng tôi chỉ là nạn nhân của chiến tranh, bắt buộc phải giết  lẫn nhau tranh giành sự sống, đó là luật sinh tồn không ai muốn giết nhau giữa Bắc -Nam bao giờ!?.
Trên đường lục soát, tôi bắt gặp nhiều cán binh bộ đội Miền Bắc còn rất trẻ tuổi- Học trò cấp một- bị bắt vào Nam với khẩu hiệu; ”Sinh Bắc Tử Nam”. Vượt dãy Trường sơn vào Nam “Giải Phóng”. Họ được tuyên truyền dụ dỗ cho uống thuốc “Hùng Tâm” do Trung Quốc cung cấp {Kích thích tố hăng say chiến đấu}là chất độc mang lại hệ quả chiến tranh sau này, nhưng trước mắt vẫn là thuốc “Hăng máu” liều mạng, tấn công biển người của Cộng Sản!?. Xác chết cán binh Cộng Sản Miền Bắc có màu da trắng bệch như một xác người di động vô hồn…trên vai mang túi gạo và ít đòn bánh tết{Tét} hẩm hiu, chắc do mẹ tiễn con lên đường vào Nam chống Mỹ…Trong túi áo rách nát đầy máu vết thương, còn sót lại những bức thư tình vụng-dại tuổi học trò nào biết gì chiến tranh!?, Tôi thương họ lắm, và biết nói gì với chiến tranh, khi chính mình cũng là nạn nhân  trong  cuộc chiến phi lý và vô nhân đạo này!!!
người lính việt nam cộng hòa 
  


Tội Đánh Mỹ!?

Trên con đường lên Tây Nguyên của đoàn xe-Convoi- chở đầy vợ con lính, dọn  nhà khu gia binh và quần áo mang theo rời  khỏi Phú yên, tỉnh Tuy Hòa lên núi Hàm Rồng thuộc tỉnh pkeiku, để tiếp nhận khu gia binh của căn cứ Mỹ nằm dưới chân núi. Trên đường đi theo quốc lộ 19 tới An Khê, Phù Mỹ- tỉnh Quy Nhơn- gặp đoàn  xe- Convoi GMC - chở lính Mỹ đầy máy móc dụng cụ văn phòng ngược chiều về Tuy Hòa cho kịp chuyến bay hay ra khơi với hạm đội số 7 trong đợt rút quân. Với lối ngang tàng, hống hách theo kiểu cow-boy miền tây hoang dã Hoa Kỳ của một đạo quân Viễn Chinh chủ chiến tại Miền Nam VN, không coi trọng tài sản và sinh mệnh của người dân Việt Nam trong thời chiến tranh giúp VN với một chút quyền, mà Mỹ tự cho họ có quyền sinh sát, bố thí Tự- Do cho người dân VN phải mang ơn ngươi Mỹ. Trên con đường vội rút quân. Đoàn quân xa Mỹ lái xe cán bừa lên người, lên vật đang lao nhao hợp chợ phiên làng quê bên đường. Phiên chợ quốc lộ 19 thị trấn An Khê - Phù Mỹ đông đúc dân làng sinh hoạt. Phải một phen làm người dân chạy tán loạn, kinh hoàng bởi đoàn xe lính Mỹ bất thần ào ào tiến tới vói những hung thần Mỹ hất tung hàng hóa, gióng gánh, thúng mẹt ăng tung tóe trên vệ đường quốc lộ. Làm tôm cá, mắm thóc, rau cải của nông dân khuya sớm lặn lội, tảo tần từ trong các đồng sâu mang về đây, để bị người Mỹ đạp đổ không chút tiếc thương quê nghèo. Có người bị thương, chảy máu kêu khóc vang trời…cũng không động lòng văn minh lối sống người Mỹ, sang đây giúp đỡ nhân phẩm tự do của người Việt Nam.
Chúng tôi người lính VNCH, vì thể diện tinh thần dân tộc, không thể chịu đựng trước những hành động côn đồ, mất dạy và khoanh tay đứng nhìn người Mỹ ngang nhiên nhục mạ và sỉ nhục quyền sống đồng bào mình, và họ-Mỹ- rất khinh khi, kỳ thị sắc tộc  da màu khi tới được Miền Nam VNCH, và chà đạp nhân quyền dân bổn xứ VN. Coi đồng minh VNCH là kẻ đánh thuê. Tự cho mình là đỉnh văn minh Hoa Kỳ; khinh rẻ dân bản xứ Việt Nam. Và vì chủ động trong cuộc chiến chống cộng sản, mà Mỹ muốn bỏ rơi chiến hữu đồng minh VNCH trong hợp đồng tác chiến chống Bắc Cộng sản rất tùy tiện, và cố ý thân Tàu Cộng Trung Quốc, để rút quân vội vàng cho sự sắp xếp Việt Nam hóa chiến tranh. Nên đoàn quân chúng tôi phải can thiệp bằng vũ lực quân sự với quân đội Mỹ trong bất bình tột độ. Bắn nhiều loạt đại liên M60 đặt trên nốc xe GMC dẩn đầu mở đường, bảo vệ khu gia binh lính. bắn thẳng vào lốp xe đoàn Mỹ bể bánh, lật trái sang lề đường, gây cản trở cho đoàn xe Mỹ phải dừng lại.Và lính chúng tôi tủa xuống đường, bố trí thành trận địa sẵn sàng nghinh chiến nếu  lính Mỹ có phản ứng cứng đầu, chống lại, và nổ súng ngay, cho dù là chiến hữu, kể cả đồng minh Hoa Kỳ, khi tàn nhẫn với dân tộc minh…Rất may không gặp phản ứng gì khi đoàn xe Mỹ biết nhận lỗi về mình. Nhưng không thể xoa dịu tính tự tôn dân tộc và khí phách kiêu hùng của người lính VNCH, nên chúng tôi bảo chúng đầu hàng,hai tay để trên đầu như kẻ tù binh thua trận đứng về một bên và chúng tôi cho nổ lựu đạn phá hủy chiếc xe gây nạn khủng khiếp cho đồng bào được thỏa lòng hả dạ tự ái dân tộc mình không ai dám công khai chà đạp dân mình dù là ân nhân Mỹ trong cuộc chiến VN. Đứng xa xa là đồng bọn Mỹ thủ súng tự vệ và gọi máy truyền tin, báo cáo sự việc về cho Tướng Cố vấn Hoa Kỳ và tướng Tư lệnh Ngô Dzu SĐ 22BB lên can thiệp vì sợ chúng tôi đốt sạch hết cả đoàn xe Mỹ chở đầy hàng hóa và của cải rút quân về biếu tặng tướng lãnh Sư Đoàn…để trả thù dân tộc và bảo vệ  cho dân.
Khi tiếng trực thăng kêu phạch phạch trên bầu trời là lúc ngọn lửa sắp tàn của chiếc xe bị đốt, khói vẫn bốc lên cao tạo thành hỏa khói chỉ điểm cho trực thăng của Tướng Tư lệnh SĐ vùng II đáp xuống xử lý nội vụ. Nhưng trực thăng không đáp xuống…Mà đoàn xe chở đầy hàng của cãi hàng hóa mỹ, được lệnh tướng tư lệnh cho chở về bản doanh BTL/SĐ 22BB cầu Bà Gi. Còn trung đoàn 47/SĐ 22 BB lập tức theo lệnh lên đường trục chỉ hành quân tiếp viện căn cứ 6, không kịp đưa vợ con lính về căn cứ khu gia binh mới nhận được của Mỹ, ở căn cứ Hàm Rồng. Đây là hình phạt lưu đày lính “Cầm lựu đạn đi tiền đồn” theo luật phạt nhà binh cho lính và ít nhất lảnh “100 củ” ghi vào hồ sơ quân bạ của mỗi sĩ quan trước khi đưa ra tòa án binh giáng cấp chức vụ-xuống cấp bực quân hàm sau đó…! khi chấm dứt lệnh hành quân.
Từ đó, chúng tôi có mối bất hòa với cố vấn quân sự Hoa kỳ trong mỗi lần hành quân phối hợp Việt Mỹ. Vì người Mỹ đánh giặc theo kiểu công tử con nhà giàu rất là keo kiệt, tính toán lời-lỗ với chiến hữu đồng minh VNCH trong tiếp xúc ngoại giao vì công vụ: “Anh ăn, anh trả. Tôi ăn tôi trả…!?”{He ate his return, I eat I pay}, làm tôi muốn điên cái đầu  khi đi công tác, công vụ với cố vấn Mỹ được họ mời cơm, thì phải soát lại trong túi có đủ tiền trả cho buổi cơm đó không!? Và tôi phải mất mặt ghi nợ trước mặt ngươi đẹp bán hàng cho buổi cơm 2 người cố vấn kia theo phong cách hiếu khách dân tộc Việt. Lề lối cư xử con buôn quốc tế từ thời lập quốc tới nay, nên họ mới giàu ra! Về mặt  quyền lợi kinh tế. khi họ cho ai món quà nào thì họ móc cả lưỡi câu vào món mồi đó, có nối liền lưỡi câu bằng một sợi dây dài cằm sẵn nơi bàn tay khôn ngoan đóa để của họ. Không thua gì dân Ba Tàu Trung Quốc.
Tuy nhiên, người Mỹ thiếu kinh nghiệm về chính trị, lẫn quân sự, chỉ biết lấy sức mạnh quân sự làm phương tiện phục vụ kinh tế cho họ. Nên chiến tranh Việt Nam, Mỹ không chủ trương đánh thắng Cộng Sản Bắc Việt, mà muốn mở của thị trường đông dân Trung Quốc mà thôi. Và Hoa Kỳ cóc cần biết ai là Cộng Sản; ai là Quốc Gia tự do yêu nước trong số 25 triệu dân miền nam trong chiến tranh VN. Trước năm 75, có nhiều cố vấn quân Sự Hoa Kỳ hỏi tôi: “ Ai trong số các anh là VC làm sao tôi phân biệt được kẻ thù!???”- Tôi trả lời: “Khi chúng tôi còn mặc quân phục và người dân chúng tôi còn mang ơn các các chiến hữu Hoa Kỳ đem lại hòa bình tự do đó chính là đồng minh, bạn anh. Và khi chúng tôi đánh đuổi, đòi giết anh,thì chúng tôi mới là VC kẻ thù của anh, xin anh rõ nghĩa, thế nào là Cộng Sản rạch ròi đen trắng!?
Và có một điều thú vị, các bạn Mỹ là ân nhân cứu mạng cho Cộng Sản nằm vùng mỗi khi đơn vị Mỹ phối hợp hành quân lục soát mật cứ địch trong vùng “Giải phóng. Với tiếng động ồn ào như đi hội chợ, làm cho VC nằm vùng hoảng hồn bỏ chạy trước khi Mỹ đến mục tiêu không có VC, mà chỉ toàn là nông dân, tay lấm chân bùn…giả dạng thường dân vô tội và làm cho lính Mỹ có cảm tưởng VC hết giờ làm việc,và đi ngủ tất cả rồi! và đưa đến trạng thái ngây thơ trong cuộc chiến VN là lẽ tất nhiên phải thua cuộc với Cộng Sản MTGPMN.
Mọi sự việc xảy ra lính tôi đều chấp nhận, miễn sao gánh bớt thương đau cho dân vùng chiến nạn hằng ngày phải đối mặt với chiến tranh!
-Về… trong nỗi nhục-nhằng bơ-vơ!
Mỗi lần hành quân về, đoàn quân chiến thắng chúng tôi không được vào thành phố, là nơi chúng tôi tìm chút nghĩ ngơi và giải trí sau những ngày hành quân gian khổ, mệt nhọc, thiếu vắng tình người thành phố cho ấm lại hoang vắng núi rừng. Lính chúng tôi chỉ được đón tiếp, chào hỏi, mời mọc của những cô Ả “ Gái giang hồ”{Giải quyết chiến tranh}. Đời lính chúng tôi chỉ được vinh danh trong cái thừa thải xã hội, còn được đồng hóa với chúng tôi vào hàng đỉ điếm…!?
Cấp trên mệnh lệnh đóng quân ra xa khỏi thành phố để tránh tình trạng lính phá phách và đánh nhau giành “Gái”…Người lính trận chúng tôi bị coi thừơng về giá trị Tự-Do mà Tổ Quốc vinh dự trao cho trách nhiệm bảo vệ đến hơi thở cuối cùng, và người lính chúng tôi phải có được quyền sống -Tự- Do- cho cá nhân cộng đồng người lính sau mỗi cuộc hành quân về. Lính chúng tôi là giá trị thể hiện Tự Do tại sao chúng tôi không có quyền hưởng nhu cầu tự do chính mình làm ra cho hòa bình,Tự do dân tộc.
Các ông Tư Lệnh Quân đoàn, Sư Đoàn và Tướng Lãnh Quân khu không cho lính vào các thành phố “Ăn Chơi” của đám thanh niêm, sinh viên con ông cháu cha –Thế lực- trốn lính ăn chơi sa đọa trong các tửu lầu nhạc nhúng sập xình cùng gái đẹp-bia ôm-Cùng đám đại gia; con buôn lậu đồ Mỹ quốc viện trợ chiến tranh…làm đau lòng chiến sĩ ngày đêm đánh trận cho hậu phương an ổn ăn chơi trên xương máu các anh chiến sĩ ngoài trận địa sống chết với kẻ thù, thử hỏi ai không buồn!?.
Và chính các ông tướng lãnh này đứng ra chỉ đạo kinh doanh bằng quyền lực chiến tranh cho phép mở các quán Bar đèn mờ và các động đỉ cao sang tiếp khách quốc tế và các thương gia- Bọn gian thương-chuyên buôn bán đồ Mỹ lậu là mặt hàng viện trợ quân sự chiến tranh, cũng là xương máu của anh em chiến sĩ VNCH do các tướng lãnh quân đội đứng ra làm ma cô, ma cạo ”bảo kê”, hoặc làm chủ kinh doanh bia ôm, động điếm…nên không cho lính dưới quyền mình về phá phách xóm làng và đập bể nồi cơm, nhờ chiến tranh làm giàu cho họ.
Các tướng lãnh quân đội VNCH thời đệ nhị cộng hòa của “ Hội Đồng Cách Mạng Quân Nhân” lên nắm quyền điều hành đất nước Miền Nam thay thế chính phủ dân sự đệ nhất cộng hòa Ngô Đình Diệm, đã làm lu mờ vai trò yêu nước của người quân nhân, chiến sĩ VNCH và mất miền tin trong lòng nhân dân lẫn quần chúng Miền Nam. Người lính chiến đấu bảo vệ Tự-Do Miền Nam mà dân chúng cứ hoài nghi cho thế lực ngoại bang Mỹ-Theo lời VC/MTGPMN nói - Để rồi cuộc chiến đấu này của người lính VNCH bị phủi công ơn và quên lãng của người dân trước sự hy sinh vô bờ bến cho Tự Do Độc lập VNCH.
Đốt xe jeep Q Đ II- Plei Ku
 -Một thời chinh chiến, một thời ngang dọc…!
Lính tôi trước sự bất công xã hội và bất bình cấp trên, nên rơi vào trạng thái, không ai biết thương mình!?-Một thành phần cuộc chiến bỏ rơi. Nên phản kháng bất cần đời…!!!
Chúng tôi kéo nguyên cả một tiểu đoàn hành quân với đầy đủ súng đạn về thành phố Pleiku-“Phố núi Mây Bay” vì có vài người lính của đơn vị chúng tôi ra phố uống rượu nhằm vào quán Bar đèn mờ của Tướng Ngô DZU thành lập kinh doanh và cho vài lính bảo vệ và có quân cảnh xét giấy tờ bắt quân nhân trên trên thành phố vào nơi có em út sập xình uốn éo cho đám thanh niên vô công rổi nghề, phè phởn ăn chơi trên xương máu, chết sống của người lính. Các chiến hữu đơn vị bị bắt, chạy về báo cáo sự việc, nên tiểu đoàn tôi tức tốc từ căn cứ núi “ Hàm Rồng” vác theo 2 khẩu đại liên M60 và 4 xe GMC đầy nhóc lính chạy ra phố và đặt 2 khẩu đại liên, hai bên đồn lính quân cảnh,và ra lệnh phải thả ngay lập tức 5 người lính của tiểu đoàn bị quân cảnh bắt giữ. Và được một sĩ quan trong đồn ra giải hòa và hứa thả với một chầu bia lon- bia Heineken- tại chổ cho các cấp sĩ quan hai bên vốn đã ghét nhau từ lâu…giữa lính kiểng và lính tác chiến không ưa gì nhau!- Một đàng sống-chết, một đàng lính cô, lính cậu….
Sau khi lấy lính ra khỏi đồn Quân Cảnh, chúng tôi chở lính đến các quán “ Bar” đèn mờ, nhà hàng hạng sang của Tướng Ngô Dzu cho các lính kiểng  đứng ra bảo kê làm đầu nậu,ma cô. Lính chúng tôi vào ăn uống rồi đập phá quán… Ông Tướng Ngô Dzu và ngài Tỉnh Trưởng Pleiku biết được và biệt phái các lính kiểng gác dinh tòa tỉnh. Cả ba chục người trên 5 xe Jeep và lại có thêm 4 xe Quân Cảnh hộ tống. Hai bên lính chúng tôi dàn trận ngay trên những con đường chính của thành phố Pleiku như một trận địa và bắn hai khẩu đại liên{Gà Cồ M6o}bay cao trên đầu họ với làn đạn lửa như pháo hoa và ném lựu đạn ra giửa lòng đường phố nổ tung, gây áp đảo tinh thần lính kiểng-chết nhát!- Làm họ phải tìm nơi ẩn núp bằng hai tay che đầu, núp dưới gốc cây hai bên đường, thấy mà thương cho đời lính kiểng. Họ bỏ xe sắp hàng dài như đi duyệt binh mà không sợ địch phục kích như chúng tôi !?. Sẵn máu nóng hăng say do rượu vào nhưng có biết đâu là bạn,đâu là thù! Lính chúng tôi châm lửa đốt 4 xe Jeep của Quân Khu II. Và lật ngửa chúng ra lộ đường cho hả giận, vì tức tối Tướng cầm quân, hy sinh xương máu chiến hữu dưới quyền tại chiến trận, để bảo vệ thành phố cho các thanh niên, thiếu nữ sống sa đọa, ăn chơi nhảy múa trên máu xương các chiến sĩ VNCH ngoài mặt trận. Không phải là nạn kiêu binh trong thời chinh chiến nhưng là sự nhắc nhở các tướng lãnh cầm quân, hãy quay về với trách nhiệm và danh dự tổ quốc giao phó, khi Miền Nam VN sắp rơi vào cộng quân Bắc Việt, mà Mỹ đã đánh mùi biết trước. Nên Hoa Kỳ rút quân rất sớm để được an toàn!!?
Và 36 năm sau bổng giựt mình nhớ lại cuộc chiến hôm nay; tưởng đã lãng quên chôn vùi trong quá vãng, nào ngờ hiện thực phủ phàng lôi tôi sống lại chiến trường xưa!
 “Ví dù miền Nam Việt Nam có bị đại bại hoàn toàn, cái yểm trợ tận lực của Hoa Kỳ sẽ cho phép người Mỹ nhún vai và nói rằng họ đã cố gắng hết sức. Nhưng, Hoa Kỳ đã không tận lực, mà trái lại người Mỹ lại còn cố gắng che đậy sự thật bằng cách bôi nhọ miền Nam Việt Nam và nhục mạ quân lực VNCH đã sai lầm, không chiến đấu cho dân tộc họ.
Bây giờ đã quá trễ để Hoa Kỳ chuộc lại tội ác tầy trời khi bỏ rơi nhân dân miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản. Nhưng nó chưa quá trễ để Hoa Kỳ thú nhận lỗi lầm trong việc nhục mạ họ-VNCH. Và cũng chưa quá trễ để bắt đầu vinh danh các thành quả và lòng dũng cảm của những binh sĩ VNCH đã chiến đấu bảo vệ lý tưởng Tự Do cho hòa bình Việt Nam!!!
Huỳnh Mai St.8872
{Thân phận chiến Tranh-VNCH}
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
 


Người Mỹ Phản Bội Hay Tội Đánh Mỹ

chiến tranh

 NGƯỜI MỸ PHẢN BỘI HAY TỘI ĐÁNH MỸ
Một thời chinh chiến
Tg Huỳnh Mai St.8872
Bh.Dạ Lệ Huỳnh
March 15, 2012
9:49 PM

Tái chiếm lai ngọn đồi Hỏa lực so 6- Chỉ còn tiểu đôi 7 người sót lại!

Mỹ Cộng, Việt Cộng bắt tay Hai thằng Đối Tác Việt Nam ăn mày!
 
Chúng tôi, những chiến sĩ QL.VNCH nơi địa đầu, hỏa tuyến -Tây Nguyên trung phần- ngà ba biên giới Việt- Miên –Lào, trong trận địa chiến Lam Sơn 719 Nam Hạ Lào. Nơi đây căn cứ Hỏa Lục 6 của Mỹ đã bàn giao“ Lầm lộn” cho quân cộng sản Bắc Việt, để rút quân, trước khi Việt Nam hóa chiến tranh…Đã nhận rỏ hành động phản bội của đồng minh Hoa Kỳ, bắt tay, và bật đèn xanh cho quân Cộng Sản Bắc Việt xâm nhập và tiến chiếm Miền nam VNCH tại ngả ba biên giới, được sự bỏ ngỏ căn cứ hỏa lực số 6 Hoa Kỳ. Do Hà Nội áp lực “Việt Nam hóa chiến tranh” trong bàn thảo HĐ Paris có Trung Cộng cố vấn Bắc Việt-Hà Nội tham dự cùng phía Hoa Kỳ để quyết định con cờ Miền Nam VNCH trong chiến tranh VN.

Căn cứ hỏa lực số 6- Ngọn đồi máu Vin ky

Để chiếm lại ngọn núi máu Vinky, cao trên 1.886 m, thuộc Căn cứ 6 của Mỹ. Trung Đoàn 47/SĐ.22BB được lệnh chuyển quân rời bỏ vùng bình nguyên Tuy Hòa-Phú Yên đầy sóng biển, lên vùng Tây Nguyên Pleiku-KomTum rừng núi chập chùng; mây bay ngang đầu. Chuyển từ vùng Du Kích chiến sang vùng Trận Địa Chiến với mệnh lệnh tiếp viện giải cứu Căn Cứ Hỏa Lực 6 tại Đắc-Tô tỉnh Kom-Tum bị Cộng Quân chính qui Bắc Việt chiếm lấy khi Hoa Kỳ rút quân theo kế hoạch Việt Nam Hóa Chiến Tranh.
quân sự sư đoàn 22 bộ binhtrận đánh căn cứ hỏa lực 6 
                              Sư Đoàn 22BB- Hắc Tam Sơn, Bạch nhị Hà              
 Ông Thần “Ben Hét”- Lạc Lối Tạo Anh Hùng 
 
Đoàn quân chúng tôi đến vùng giới tuyến địa đầu Đắk-Tô, Tân Cảnh tỉnh Kom-Tum được quân bạn và “Chị em ta…” trong quán nước vệ đường cho hay: Quân Mỹ đã bàn giao Căn Cứ 6 cho Việt Cộng và quân ta đang đánh nhau để giành lại ngọn đồi căn cứ 6.
Cũng đáng ghi nhận từ các cô ả gái điếm giang hồ này, vì là ổ tình báo chiến trường giữa ta và địch. Có những cô gái quê mùa làm giao liên VC nằm vùng đang hoạt động lấy tin tức, và cũng có những cô gái Thượng-Fulro là tình báo của Mỹ cho tin tức hổ trợ hành quân phe ta. Tất cả là một bải chiến trường đủ màu sắc, giai nhân và chiến sĩ trong lửa khói chiến tranh.
Sau khi nắm được tin tức tình hình và nhận lương thực tiếp tế hành quân, đoàn quân chúng tôi rời điểm xuất phát và tiến sâu vào vùng núi Ben-Hét bên cách mặt của căn cứ Hỏa Lực 6. Ben-Hét cũng là một ngọn núi có căn cứ tiền đồn của quân ta quan sát sự xâm nhập vũ khí, chuyển quân của địch trên đường mòn Hồ Chí minh. Quân chúng tôi chia làm 3 cánh, của 3 tiểu đoàn tiến qua những cứ điểm tiền đồn nổi tiếng khát máu của du kích quân VC, cắt cổ người, trùm poncho rồi im lặng chiếm đồn không tiếng súng. Chúng tôi tiến qua và hướng đến mục tiêu ấn định trên đỉnh Ben-Hét bắt tay quân ta.
Vì trời tối mù mờ đầy mưa gió bảo bùng và địa bàn xa lạ vùng mới đến, nên đỉnh núi nào cũng là ngọn núi! Trong đêm trên bản đồ hành quân, và tôi đi chệch phương giác theo địa bàn trong đêm mưa bảo che mờ đỉnh núi mà tôi nhận dạng lúc ban ngày. Tôi dẫn đầu đoàn quân vì là ngày trực chiến của tiểu đoàn tôi đi lệch sang đỉnh núi nối liền sau lưng Ben Hét bằng một khe suối rộng có giải đất rộng bằng phẳng mà không thấy quân ta. Đặt ống nhòm Hồng Ngoại Tuyến xuyên đêm xuống thung lũng bên kia đình núi bạn thấy lố nhố Cộng Quân đang tập trung quân, đầy đủ xe tăng, đại pháo, cao xạ phòng không hạng nặng của địch đang định nhổ chốt tiền đồn Ben Hét để chúng chuyển vũ khí từ đường mòn Hồ Chí Minh nơi đây; tăng viện quân đánh Căn Cứ Hỏa Lực số 6.
Dẫn lối lạc đường của tiểu đoàn 4/Trung Đoàn 47 do tôi hướng dẫn trở thành lực lương đánh bọc hậu tiêu diệt Cộng Quân một cách tài tình. Bất ngờ theo yếu tố chiến thuật hành quân; gây thiệt hại tối đa cho cộng quân trên đường xâm nhập ngả ba biên giới Nam Hạ Lào bằng đường mòn Hồ Chí Minh tại mặt trận Ben Hét. Và bắt đắc dĩ tôi nhận biệt danh “Ông Thần Ben Hét” của các bạn sĩ quan tác chiến trung đoàn và binh sĩ hành quân trong trận đánh “Đem con bỏ chợ” và “Đì lính” của chúa Tướng Ngô DZU Quân Đoàn II-Plei-Ku
  –{Cũng trong bài viết Cơn Uất Hạ Lào, đã cho biết là Việt Cộng biết rõ kế họach hành quân của quân lực VNCH trước khi các chiến sĩ tới, và theo Bùi Đức Lạc thì có thể gián điệp Vũ Ngọc Nhạ, cố vấn tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã thông báo cho Hà.nội}.
Căn Cứ Hỏa Lực 6, Ngọn Đồi Phản Bội!
Và chúng tôi vẫn phải tiếp tục hành quân tiến chiếm lại ngọn đồi VINKY- Căn Cứ Hỏa Lực 6-cao 1.886 mét, cũng không một nguồn tin tức tình báo về địch tình của BTL/Sư Đoàn 22BB cho cuộc hành quân, chỉ có Chị Em Ta-Gái giang hồ tứ xứ- cung cấp tình báo quân sự là Quân Mỹ đã bỏ căn cứ rút quân bằng trực thăng để lại toàn bộ chiến cụ mìn bải không kịp phá hủy hay bàn giao lại cho đơn vị VNCH nên để Cộng Quân chiếm và làm chủ tình hình.
Vì đây là căn cứ chiến lược, kiểm soát toàn diện ngả ba biên giới Nam Hạ Lào- Campuchia - Việt Nam và cũng là đầu cuối đường mòn HCM có sân bay dã chiến “Phương Hoàng” của MỸ áng ngữ đổ quân, ngăn chặn Cộng quân xâm nhập Tây Nguyên trung phần.
Chúng tôi, trung đoàn 47+41+42/SĐ 22.BB có tăng phái 3 trung đoàn của SĐ.23BB cùng 3 tiểu đoàn Biệt Động Quân chia làm 3 cánh quân tiến chiến lại ngọn đồi Hỏa Lục số 6.
Ngọn núi có dốc cao, lõm chỗm đá núi, mây mù. Đơn vị quân tôi đánh vào chánh diện có ngọn đồi nhỏ nằm kề bên hông núi làm bàn đạp tấn công. Trời còn mờ tối lúc 4 giờ 30 là giờ G ấn định xuất phát hành quân. Giờ này chỉ có sao trời đưa lối dẫn đường và ru êm giấc ngủ cộng quân. Nhưng chúng tôi dẫm phải bải mìn của Mỹ để lại lúc rút quân và đánh thức cộng quân từ các hầm lô cốt Mỹ kiên cố bắn xối xả những khẩu đại liên M60 vào quân chúng tôi trước sự tấn công mãnh liệt đành lại ngọn đồi. Thây người chiến sĩ đồng đội ngả xuống trước họng súng đồng minh Mỹ bắn lại phe ta, máu đã dính lên từng vách đá khe núi quanh ngọn đồi máu đầy xác người chiến sĩ VNCH bị Mỹ phản bội.
Hai đợt tấn công tái chiến ngọn đồi không thành,trước hỏa lực hùng hậu của Mỹ để lại cho địch quân cộng sản xử dụng bắn lại phe ta, và các lô cốt kiên cố, giao thông có “Bonker, cover”, vỉ sắt che chắn vững chắc, và bải mìn dày đặt ngăn chặn sức tấn công của quân ta. Dù cho pháo binh yểm trợ bắn ngang đầu củng không làm nao núng địch quân. Hỏa pháo bắn lên soi sáng vùng trời, toàn là xác người lính ta bên rào lô cốt kiên cố của Mỹ có cộng quân bên trong ẩn núp bắn ra toàn là đạn pháo của Mỹ do cộng quân rành rẻ xử dụng như có sự chỉ dẫn của người Mỹ đồng minh.
Chúng tôi nhận lệnh rút quân xuống sườn núi và áng ngữ con đường viện binh của địch khi BTL tiền phương Sư Đoàn 22BB quyết định ra lệnh bắn pháo binh đầu đạn nổ chụp từ trên cao theo từ tính tầm nhiệt, để tiêu diệt dịch ẩn núp dưới giao thông hào hay ẩn núp kẹt đá núi. Và cho không yểm bằng máy bay ném bomb, tiêu hủy lô cốt Mỹ và dọn sạch bải mìn để quân ta tấn công tái chiếm đỉnh đồi. Nhưng vì hỏa lực của Mỹ quá mạnh, được xử dụng thuần thục như có huấn luyện chu đáo chiến thuật phòng thủ căn cứ vững chắc của đồng minh Hoa Kỳ.
Các đơn vị quân ta tấn công được lệnh ngưng bắn và bố trí tải thương về tuyến sau. Khi rút quân xuống chân núi và bố trí ẩn núp an toàn, thì pháo binh của sư đoàn và tiểu khu tỉnh Kom Tum phối hợp với pháo đội 3 tiểu đoàn Nhảy Dù 1-2-3 tăng phái thêm quân số, đang đóng tại sân bay, phía dưới chân núi bắn trục xạ lên đỉnh cao ngọn núi. Đứng dưới nhìn lên, thấy lổ chỗ từng vết bom đạn loang ra nham nhở như hành tinh mặt trăng. Các đợt pháo binh bắn phá vừa chấm dứt, thì đến các phi tuần ném bom của các phi đội Skyraider không quân Việt Nam đảm nhận phần việc san bằng ngọn núi đầy cộng quân chiếm đóng do Mỹ “Bàn giao”. Khói lửa vang rền bốc cao trắng xóa như đỉnh tuyết Phú Sĩ Sơn có pha sắc màu xám xịt tang thương cuộc chinh chiến.
 
Các phi tuần đánh bom chấm dứt nhiệm vụ, là các đơn vị phối hợp quân binh chủng chúng tôi mở tổng loạt tấn công lên đỉnh núi. Sức kháng cự cộng quân vẫn còn trong  đóng đổ nát, nhưng rời rạc và yếu ớt hơn, sau đợt bắn phá pháo binh và ném bom. Làm lộ nguyên hình đầy thương tích từ các lô cốt bay nóc xiêu vẹo, giao thông hào đầy xác địch chết ngỗn ngang. Còn bên rào lưới thép kẽm gai là xác quân ta nằm vắt vẻo trước họng đại liên Mỹ M60 nằm chổng trơ sau đợt bom phá hủy. Cảnh hoang tàn đổ nát, những khẩu pháo binh chôn vùi dưới lớp đá núi chất chồng phủ kín chỉ còn ló những nồng súng sáng loáng vươn cao trong nắng chiều tà tím tái máu khô. Nghe mùi tử khí ngồn ngột mà lợn cả giọng. Chỉ cần có  điếu thuốc lá mới chấn tỉnh tinh thần!. Và nhìn kỹ lại ngọn núi cao đã bị bom cày, đạn xới san bằng cụt chõm xuống vòng cao độ bản đồ hành quân, mất hết một vòng cao độ 50 mét thành một hố huyệt mộ tập thể chôn cả xác ta và địch lẫn lộn trong cát đá núi cao cho sự phản bội của đồng minh Mỹ trên chiến trường Tây Nguyên VN.
Sau khi thu dọn chiến trường và tập hợp tàn quân các đơn vị chiến đấu, quân ta thiệt mất và tan rã 2 tiểu đoàn vừa tăng phái và cơ hữu sư đoàn 22BB. Phía cộng quân tan rả 3 trung đoàn  bỏ xác tại chỗ với hơn1.630 xác chết. Đơn vị hành quân hỗn hợp chúng tôi tiếp tục truy đuổi và lục soát địch trên đường tháo chạy về sườn núi phía bên kia tiếp giáp với đường mòn HCM, là cứ địa xuất phát của 2 Sư đoàn: Sao Vàng và 324 cộng quân trấn giử đường mòn HCM. Trên đường rút lui chúng bỏ lại những khẩu pháo và giàn cao xạ bắn máy bay tối tân của Trung Quốc, còn thơm mỡ bò, bọc giấy bảo dưỡng China. Trên những khẩu pháo, và có những xác chết trong tư thế bị xiềng xích chân vào ổ đại pháo. Chúng không phải là bộ đội Vn mà là quân Trung Quốc với đôi mắt xếch, một mí người Tàu Chợ Lớn, theo xác nhận của người lính Chợ lớn VNCH. Và lục xác chết trong túi  họ mang theo tiền Campuchia đầy ấp và mới tinh khôi được in ấn lậu từ phía Trung Quốc đem qua Campuchia giao cho du kích pônpốt-Khờme Đỏ phá rối nền kinh tế chính phủ Lonol thân Mỹ. Và số tiền lậu này, tiểu đoàn đơn vị chúng tôi đã tịch thu chiến lợi phẩm trong trận đánh vừa qua tại mặt trận Ben Hét và biên giới Nam hạ Lào…
Mỹ bắt tay TQ & Quân Cộng Sản Bắt Việt Hà Nội - Việt Nam Hóa Chiến Tranh?!
Những Phát hiện này và vừa qua có dấu vết xe tăng-thiết giáp địch hạng nặng T.54; PT.76 của Liên Xô và Trung Cộng tăng cường xâm nhập chiến trường Miền Nam VN trong khi Mỹ rút quân và Việt Nam Hóa chiến tranh. Mỹ sợ quân VNCH phát hiện âm mưu đi đêm thỏa thuận với Tàu Cộng bán đứng và phản bội đồng minh qua trận đánh Căn Cứ HỎA LỰC 6, nên cả vú lấp miệng em, bằng cách chối từ nhận xét tình hình mặt trận chiến trường qua mặt Mỹ, hầu xin tăng viện vũ khí hiện đại hóa, để bắt kịp tăng trưởng đà viện trợ, tăng cường của khối Nga-Tàu cho cộng quân Cộng sản Bắc Việt tiến chiếm Miền Nam VN.
Và hậu quả đau buồn dân tộc, của người lính VNCH 30-4-1975, ngày gãy súng tan hàng.
 Xin xem link hướng dẫn cùng tác giả:
 - Buồn trong chiến thắng
Nhờ tăng phái thêm 3 tiểu đoàn Dù, và 2 tiểu đoàn biệt kích biệt Lôi Hổ, Biệt Kích 81 Dù này chúng tôi chiếm lại chiếm lại ngọn đồi máu căn cứ 6 này và rảnh tay bung ra lục soát quanh vùng tạo vòng đai an toàn căn cứ trước khi chia tay quân bạn để nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ ngọn đồi. Tôi có dịp chứng kiến những mất mát của chiến tranh và tình người trong cuộc chiến.
Chiến thắng nào cũng có cái giá của nó,và miền vui nào cũng có buồn ẩn chứa bên trong, không có cái gì trọn vẹn bao giờ, xin nhớ cho!Trong trận chiến này, người lính chúng tôi phải mượn xác đồng đội trải dài trên rào kẽm thép đánh dấu bải mìn và bước qua  xác bạn để tiến tới lổ châu mai nơi đặt ổ đại liên địch. Thây người chồng chất bịt kín, làm im tiếng súng địch…Tại sao chúng tôi, người lính chiến sĩ VNCH chết nhiều như vậy là vì chúng tôi có tình thần đồng đội rất cao biết hy sinh và chết thế cho nhau trước họng súng kẻ thù để bảo vệ Tự-Do miền Nam. Người lính chúng tôi không thù hằn với anh em Bộ Đội Miền Bắc và, vì chúng tôi chỉ là nạn nhân của chiến tranh, bắt buộc phải giết  lẫn nhau tranh giành sự sống, đó là luật sinh tồn không ai muốn giết nhau giữa Bắc -Nam bao giờ!?.
Trên đường lục soát, tôi bắt gặp nhiều cán binh bộ đội Miền Bắc còn rất trẻ tuổi- Học trò cấp một- bị bắt vào Nam với khẩu hiệu; ”Sinh Bắc Tử Nam”. Vượt dãy Trường sơn vào Nam “Giải Phóng”. Họ được tuyên truyền dụ dỗ cho uống thuốc “Hùng Tâm” do Trung Quốc cung cấp {Kích thích tố hăng say chiến đấu}là chất độc mang lại hệ quả chiến tranh sau này, nhưng trước mắt vẫn là thuốc “Hăng máu” liều mạng, tấn công biển người của Cộng Sản!?. Xác chết cán binh Cộng Sản Miền Bắc có màu da trắng bệch như một xác người di động vô hồn…trên vai mang túi gạo và ít đòn bánh tết{Tét} hẩm hiu, chắc do mẹ tiễn con lên đường vào Nam chống Mỹ…Trong túi áo rách nát đầy máu vết thương, còn sót lại những bức thư tình vụng-dại tuổi học trò nào biết gì chiến tranh!?, Tôi thương họ lắm, và biết nói gì với chiến tranh, khi chính mình cũng là nạn nhân  trong  cuộc chiến phi lý và vô nhân đạo này!!!
người lính việt nam cộng hòa   
Tội Đánh Mỹ!?
Trên con đường lên Tây Nguyên của đoàn xe-Convoi- chở đầy vợ con lính, dọn  nhà khu gia binh và quần áo mang theo rời  khỏi Phú yên, tỉnh Tuy Hòa lên núi Hàm Rồng thuộc tỉnh pkeiku, để tiếp nhận khu gia binh của căn cứ Mỹ nằm dưới chân núi. Trên đường đi theo quốc lộ 19 tới An Khê, Phù Mỹ- tỉnh Quy Nhơn- gặp đoàn  xe- Convoi GMC - chở lính Mỹ đầy máy móc dụng cụ văn phòng ngược chiều về Tuy Hòa cho kịp chuyến bay hay ra khơi với hạm đội số 7 trong đợt rút quân. Với lối ngang tàng, hống hách theo kiểu cow-boy miền tây hoang dã Hoa Kỳ của một đạo quân Viễn Chinh chủ chiến tại Miền Nam VN, không coi trọng tài sản và sinh mệnh của người dân Việt Nam trong thời chiến tranh giúp VN với một chút quyền, mà Mỹ tự cho họ có quyền sinh sát, bố thí Tự- Do cho người dân VN phải mang ơn ngươi Mỹ. Trên con đường vội rút quân. Đoàn quân xa Mỹ lái xe cán bừa lên người, lên vật đang lao nhao hợp chợ phiên làng quê bên đường. Phiên chợ quốc lộ 19 thị trấn An Khê - Phù Mỹ đông đúc dân làng sinh hoạt. Phải một phen làm người dân chạy tán loạn, kinh hoàng bởi đoàn xe lính Mỹ bất thần ào ào tiến tới vói những hung thần Mỹ hất tung hàng hóa, gióng gánh, thúng mẹt ăng tung tóe trên vệ đường quốc lộ. Làm tôm cá, mắm thóc, rau cải của nông dân khuya sớm lặn lội, tảo tần từ trong các đồng sâu mang về đây, để bị người Mỹ đạp đổ không chút tiếc thương quê nghèo. Có người bị thương, chảy máu kêu khóc vang trời…cũng không động lòng văn minh lối sống người Mỹ, sang đây giúp đỡ nhân phẩm tự do của người Việt Nam.
Chúng tôi người lính VNCH, vì thể diện tinh thần dân tộc, không thể chịu đựng trước những hành động côn đồ, mất dạy và khoanh tay đứng nhìn người Mỹ ngang nhiên nhục mạ và sỉ nhục quyền sống đồng bào mình, và họ-Mỹ- rất khinh khi, kỳ thị sắc tộc  da màu khi tới được Miền Nam VNCH, và chà đạp nhân quyền dân bổn xứ VN. Coi đồng minh VNCH là kẻ đánh thuê. Tự cho mình là đỉnh văn minh Hoa Kỳ; khinh rẻ dân bản xứ Việt Nam. Và vì chủ động trong cuộc chiến chống cộng sản, mà Mỹ muốn bỏ rơi chiến hữu đồng minh VNCH trong hợp đồng tác chiến chống Bắc Cộng sản rất tùy tiện, và cố ý thân Tàu Cộng Trung Quốc, để rút quân vội vàng cho sự sắp xếp Việt Nam hóa chiến tranh. Nên đoàn quân chúng tôi phải can thiệp bằng vũ lực quân sự với quân đội Mỹ trong bất bình tột độ. Bắn nhiều loạt đại liên M60 đặt trên nốc xe GMC dẩn đầu mở đường, bảo vệ khu gia binh lính. bắn thẳng vào lốp xe đoàn Mỹ bể bánh, lật trái sang lề đường, gây cản trở cho đoàn xe Mỹ phải dừng lại.Và lính chúng tôi tủa xuống đường, bố trí thành trận địa sẵn sàng nghinh chiến nếu  lính Mỹ có phản ứng cứng đầu, chống lại, và nổ súng ngay, cho dù là chiến hữu, kể cả đồng minh Hoa Kỳ, khi tàn nhẫn với dân tộc minh…Rất may không gặp phản ứng gì khi đoàn xe Mỹ biết nhận lỗi về mình. Nhưng không thể xoa dịu tính tự tôn dân tộc và khí phách kiêu hùng của người lính VNCH, nên chúng tôi bảo chúng đầu hàng,hai tay để trên đầu như kẻ tù binh thua trận đứng về một bên và chúng tôi cho nổ lựu đạn phá hủy chiếc xe gây nạn khủng khiếp cho đồng bào được thỏa lòng hả dạ tự ái dân tộc mình không ai dám công khai chà đạp dân mình dù là ân nhân Mỹ trong cuộc chiến VN. Đứng xa xa là đồng bọn Mỹ thủ súng tự vệ và gọi máy truyền tin, báo cáo sự việc về cho Tướng Cố vấn Hoa Kỳ và tướng Tư lệnh Ngô Dzu SĐ 22BB lên can thiệp vì sợ chúng tôi đốt sạch hết cả đoàn xe Mỹ chở đầy hàng hóa và của cải rút quân về biếu tặng tướng lãnh Sư Đoàn…để trả thù dân tộc và bảo vệ  cho dân.
Khi tiếng trực thăng kêu phạch phạch trên bầu trời là lúc ngọn lửa sắp tàn của chiếc xe bị đốt, khói vẫn bốc lên cao tạo thành hỏa khói chỉ điểm cho trực thăng của Tướng Tư lệnh SĐ vùng II đáp xuống xử lý nội vụ. Nhưng trực thăng không đáp xuống…Mà đoàn xe chở đầy hàng của cãi hàng hóa mỹ, được lệnh tướng tư lệnh cho chở về bản doanh BTL/SĐ 22BB cầu Bà Gi. Còn trung đoàn 47/SĐ 22 BB lập tức theo lệnh lên đường trục chỉ hành quân tiếp viện căn cứ 6, không kịp đưa vợ con lính về căn cứ khu gia binh mới nhận được của Mỹ, ở căn cứ Hàm Rồng. Đây là hình phạt lưu đày lính “Cầm lựu đạn đi tiền đồn” theo luật phạt nhà binh cho lính và ít nhất lảnh “100 củ” ghi vào hồ sơ quân bạ của mỗi sĩ quan trước khi đưa ra tòa án binh giáng cấp chức vụ-xuống cấp bực quân hàm sau đó…! khi chấm dứt lệnh hành quân.
Từ đó, chúng tôi có mối bất hòa với cố vấn quân sự Hoa kỳ trong mỗi lần hành quân phối hợp Việt Mỹ. Vì người Mỹ đánh giặc theo kiểu công tử con nhà giàu rất là keo kiệt, tính toán lời-lỗ với chiến hữu đồng minh VNCH trong tiếp xúc ngoại giao vì công vụ: “Anh ăn, anh trả. Tôi ăn tôi trả…!?”{He ate his return, I eat I pay}, làm tôi muốn điên cái đầu  khi đi công tác, công vụ với cố vấn Mỹ được họ mời cơm, thì phải soát lại trong túi có đủ tiền trả cho buổi cơm đó không!? Và tôi phải mất mặt ghi nợ trước mặt ngươi đẹp bán hàng cho buổi cơm 2 người cố vấn kia theo phong cách hiếu khách dân tộc Việt. Lề lối cư xử con buôn quốc tế từ thời lập quốc tới nay, nên họ mới giàu ra! Về mặt  quyền lợi kinh tế. khi họ cho ai món quà nào thì họ móc cả lưỡi câu vào món mồi đó, có nối liền lưỡi câu bằng một sợi dây dài cằm sẵn nơi bàn tay khôn ngoan đóa để của họ. Không thua gì dân Ba Tàu Trung Quốc.
Tuy nhiên, người Mỹ thiếu kinh nghiệm về chính trị, lẫn quân sự, chỉ biết lấy sức mạnh quân sự làm phương tiện phục vụ kinh tế cho họ. Nên chiến tranh Việt Nam, Mỹ không chủ trương đánh thắng Cộng Sản Bắc Việt, mà muốn mở của thị trường đông dân Trung Quốc mà thôi. Và Hoa Kỳ cóc cần biết ai là Cộng Sản; ai là Quốc Gia tự do yêu nước trong số 25 triệu dân miền nam trong chiến tranh VN. Trước năm 75, có nhiều cố vấn quân Sự Hoa Kỳ hỏi tôi: “ Ai trong số các anh là VC làm sao tôi phân biệt được kẻ thù!???”- Tôi trả lời: “Khi chúng tôi còn mặc quân phục và người dân chúng tôi còn mang ơn các các chiến hữu Hoa Kỳ đem lại hòa bình tự do đó chính là đồng minh, bạn anh. Và khi chúng tôi đánh đuổi, đòi giết anh,thì chúng tôi mới là VC kẻ thù của anh, xin anh rõ nghĩa, thế nào là Cộng Sản rạch ròi đen trắng!?
Và có một điều thú vị, các bạn Mỹ là ân nhân cứu mạng cho Cộng Sản nằm vùng mỗi khi đơn vị Mỹ phối hợp hành quân lục soát mật cứ địch trong vùng “Giải phóng. Với tiếng động ồn ào như đi hội chợ, làm cho VC nằm vùng hoảng hồn bỏ chạy trước khi Mỹ đến mục tiêu không có VC, mà chỉ toàn là nông dân, tay lấm chân bùn…giả dạng thường dân vô tội và làm cho lính Mỹ có cảm tưởng VC hết giờ làm việc,và đi ngủ tất cả rồi! và đưa đến trạng thái ngây thơ trong cuộc chiến VN là lẽ tất nhiên phải thua cuộc với Cộng Sản MTGPMN.
Mọi sự việc xảy ra lính tôi đều chấp nhận, miễn sao gánh bớt thương đau cho dân vùng chiến nạn hằng ngày phải đối mặt với chiến tranh!
-Về… trong nỗi nhục-nhằng bơ-vơ!
Mỗi lần hành quân về, đoàn quân chiến thắng chúng tôi không được vào thành phố, là nơi chúng tôi tìm chút nghĩ ngơi và giải trí sau những ngày hành quân gian khổ, mệt nhọc, thiếu vắng tình người thành phố cho ấm lại hoang vắng núi rừng. Lính chúng tôi chỉ được đón tiếp, chào hỏi, mời mọc của những cô Ả “ Gái giang hồ”{Giải quyết chiến tranh}. Đời lính chúng tôi chỉ được vinh danh trong cái thừa thải xã hội, còn được đồng hóa với chúng tôi vào hàng đỉ điếm…!?
Cấp trên mệnh lệnh đóng quân ra xa khỏi thành phố để tránh tình trạng lính phá phách và đánh nhau giành “Gái”…Người lính trận chúng tôi bị coi thừơng về giá trị Tự-Do mà Tổ Quốc vinh dự trao cho trách nhiệm bảo vệ đến hơi thở cuối cùng, và người lính chúng tôi phải có được quyền sống -Tự- Do- cho cá nhân cộng đồng người lính sau mỗi cuộc hành quân về. Lính chúng tôi là giá trị thể hiện Tự Do tại sao chúng tôi không có quyền hưởng nhu cầu tự do chính mình làm ra cho hòa bình,Tự do dân tộc.
Các ông Tư Lệnh Quân đoàn, Sư Đoàn và Tướng Lãnh Quân khu không cho lính vào các thành phố “Ăn Chơi” của đám thanh niêm, sinh viên con ông cháu cha –Thế lực- trốn lính ăn chơi sa đọa trong các tửu lầu nhạc nhúng sập xình cùng gái đẹp-bia ôm-Cùng đám đại gia; con buôn lậu đồ Mỹ quốc viện trợ chiến tranh…làm đau lòng chiến sĩ ngày đêm đánh trận cho hậu phương an ổn ăn chơi trên xương máu các anh chiến sĩ ngoài trận địa sống chết với kẻ thù, thử hỏi ai không buồn!?.
Và chính các ông tướng lãnh này đứng ra chỉ đạo kinh doanh bằng quyền lực chiến tranh cho phép mở các quán Bar đèn mờ và các động đỉ cao sang tiếp khách quốc tế và các thương gia- Bọn gian thương-chuyên buôn bán đồ Mỹ lậu là mặt hàng viện trợ quân sự chiến tranh, cũng là xương máu của anh em chiến sĩ VNCH do các tướng lãnh quân đội đứng ra làm ma cô, ma cạo ”bảo kê”, hoặc làm chủ kinh doanh bia ôm, động điếm…nên không cho lính dưới quyền mình về phá phách xóm làng và đập bể nồi cơm, nhờ chiến tranh làm giàu cho họ.
Các tướng lãnh quân đội VNCH thời đệ nhị cộng hòa của “ Hội Đồng Cách Mạng Quân Nhân” lên nắm quyền điều hành đất nước Miền Nam thay thế chính phủ dân sự đệ nhất cộng hòa Ngô Đình Diệm, đã làm lu mờ vai trò yêu nước của người quân nhân, chiến sĩ VNCH và mất miền tin trong lòng nhân dân lẫn quần chúng Miền Nam. Người lính chiến đấu bảo vệ Tự-Do Miền Nam mà dân chúng cứ hoài nghi cho thế lực ngoại bang Mỹ-Theo lời VC/MTGPMN nói - Để rồi cuộc chiến đấu này của người lính VNCH bị phủi công ơn và quên lãng của người dân trước sự hy sinh vô bờ bến cho Tự Do Độc lập VNCH.
Đốt xe jeep Q Đ II- Plei Ku
 -Một thời chinh chiến, một thời ngang dọc…!
Lính tôi trước sự bất công xã hội và bất bình cấp trên, nên rơi vào trạng thái, không ai biết thương mình!?-Một thành phần cuộc chiến bỏ rơi. Nên phản kháng bất cần đời…!!!
Chúng tôi kéo nguyên cả một tiểu đoàn hành quân với đầy đủ súng đạn về thành phố Pleiku-“Phố núi Mây Bay” vì có vài người lính của đơn vị chúng tôi ra phố uống rượu nhằm vào quán Bar đèn mờ của Tướng Ngô DZU thành lập kinh doanh và cho vài lính bảo vệ và có quân cảnh xét giấy tờ bắt quân nhân trên trên thành phố vào nơi có em út sập xình uốn éo cho đám thanh niên vô công rổi nghề, phè phởn ăn chơi trên xương máu, chết sống của người lính. Các chiến hữu đơn vị bị bắt, chạy về báo cáo sự việc, nên tiểu đoàn tôi tức tốc từ căn cứ núi “ Hàm Rồng” vác theo 2 khẩu đại liên M60 và 4 xe GMC đầy nhóc lính chạy ra phố và đặt 2 khẩu đại liên, hai bên đồn lính quân cảnh,và ra lệnh phải thả ngay lập tức 5 người lính của tiểu đoàn bị quân cảnh bắt giữ. Và được một sĩ quan trong đồn ra giải hòa và hứa thả với một chầu bia lon- bia Heineken- tại chổ cho các cấp sĩ quan hai bên vốn đã ghét nhau từ lâu…giữa lính kiểng và lính tác chiến không ưa gì nhau!- Một đàng sống-chết, một đàng lính cô, lính cậu….
Sau khi lấy lính ra khỏi đồn Quân Cảnh, chúng tôi chở lính đến các quán “ Bar” đèn mờ, nhà hàng hạng sang của Tướng Ngô Dzu cho các lính kiểng  đứng ra bảo kê làm đầu nậu,ma cô. Lính chúng tôi vào ăn uống rồi đập phá quán… Ông Tướng Ngô Dzu và ngài Tỉnh Trưởng Pleiku biết được và biệt phái các lính kiểng gác dinh tòa tỉnh. Cả ba chục người trên 5 xe Jeep và lại có thêm 4 xe Quân Cảnh hộ tống. Hai bên lính chúng tôi dàn trận ngay trên những con đường chính của thành phố Pleiku như một trận địa và bắn hai khẩu đại liên{Gà Cồ M6o}bay cao trên đầu họ với làn đạn lửa như pháo hoa và ném lựu đạn ra giửa lòng đường phố nổ tung, gây áp đảo tinh thần lính kiểng-chết nhát!- Làm họ phải tìm nơi ẩn núp bằng hai tay che đầu, núp dưới gốc cây hai bên đường, thấy mà thương cho đời lính kiểng. Họ bỏ xe sắp hàng dài như đi duyệt binh mà không sợ địch phục kích như chúng tôi !?. Sẵn máu nóng hăng say do rượu vào nhưng có biết đâu là bạn,đâu là thù! Lính chúng tôi châm lửa đốt 4 xe Jeep của Quân Khu II. Và lật ngửa chúng ra lộ đường cho hả giận, vì tức tối Tướng cầm quân, hy sinh xương máu chiến hữu dưới quyền tại chiến trận, để bảo vệ thành phố cho các thanh niên, thiếu nữ sống sa đọa, ăn chơi nhảy múa trên máu xương các chiến sĩ VNCH ngoài mặt trận. Không phải là nạn kiêu binh trong thời chinh chiến nhưng là sự nhắc nhở các tướng lãnh cầm quân, hãy quay về với trách nhiệm và danh dự tổ quốc giao phó, khi Miền Nam VN sắp rơi vào cộng quân Bắc Việt, mà Mỹ đã đánh mùi biết trước. Nên Hoa Kỳ rút quân rất sớm để được an toàn!!?
Và 36 năm sau bổng giựt mình nhớ lại cuộc chiến hôm nay; tưởng đã lãng quên chôn vùi trong quá vãng, nào ngờ hiện thực phủ phàng lôi tôi sống lại chiến trường xưa!
 “Ví dù miền Nam Việt Nam có bị đại bại hoàn toàn, cái yểm trợ tận lực của Hoa Kỳ sẽ cho phép người Mỹ nhún vai và nói rằng họ đã cố gắng hết sức. Nhưng, Hoa Kỳ đã không tận lực, mà trái lại người Mỹ lại còn cố gắng che đậy sự thật bằng cách bôi nhọ miền Nam Việt Nam và nhục mạ quân lực VNCH đã sai lầm, không chiến đấu cho dân tộc họ.
Bây giờ đã quá trễ để Hoa Kỳ chuộc lại tội ác tầy trời khi bỏ rơi nhân dân miền Nam Việt Nam vào tay Cộng Sản. Nhưng nó chưa quá trễ để Hoa Kỳ thú nhận lỗi lầm trong việc nhục mạ họ-VNCH. Và cũng chưa quá trễ để bắt đầu vinh danh các thành quả và lòng dũng cảm của những binh sĩ VNCH đã chiến đấu bảo vệ lý tưởng Tự Do cho hòa bình Việt Nam!!!
Huỳnh Mai St.8872
{Thân phận chiến Tranh-VNCH}
Trúc Lâm Yên Tử Trên Mạng Xã Hội:
 




Đọc “Trên vòm trời lửa đạn” của Vĩnh Hiếu, nhớ “Pleiku gió núi mưa rừng” (Nguyễn Hữu Thiện)
           

 

 

* Nguyễn Hữu Thiện (nguyên Sĩ Quan Báo Chí CCKQ Pleiku)
Trước khi cuốn bút ký chiến trường “Trên Vòm Trời Lửa Đạn” của Vĩnh Hiếu được ấn hành, đã có hai vị cầm bút tên tuổi viết lời giới thiệu: Đặng Chí Bình và Phạm Tín An Ninh. Tới khi chuẩn bị chính thức ra mắt độc giả, cựu Trung-tá Không Quân Võ Ý, một đàn anh dày dạn kinh nghiệm cả nghề tay mặt (bay bổng) lẫn nghề tay trái (viết lách), đã có bài “Vài ghi nhận về Bút ký Chiến trường ‘Trên Vòm Trời Lửa Đạn” của Vĩnh Hiếu”.
Riêng tôi ngày ấy chỉ là Sĩ quan Báo chí ở Căn Cứ Không Quân Pleiku, ngồi ở “văn phòng” (và lang thang ngoài phố) nhiều hơn là ra tuyến đầu, lại không quen biết tác giả, thiết nghĩ không đủ khả năng phê bình mà cũng chẳng có tư cách giới thiệu!…
Nhưng vì yêu Pleiku và luôn luôn hãnh diện mình là “dân Không Quân Pleiku”, mỗi khi có người viết về Pleiku, hoặc chỉ cần nhắc tới Pleiku, tôi lại dựa dẫm “ăn theo”. Cách đây hơn 10 năm, khi đàn anh Võ Ý, cựu Phi đoàn trưởng Phi Đoàn 118 “Bắc Đẩu” ở Pleiku ngày nào, gom lại một tập những bài thơ anh đã làm ở Pleiku, tôi đã “chạnh lòng” đi ngay bài “Một góc trời Pleiku trong thơ Võ Ý”. Nay đọc “Trên Vòm Trời Lửa Đạn” của Vĩnh Hiếu, mặc dù Pleiku chỉ là một trong nhiều địa danh anh nhắc tới, đặt chân tới, tôi cũng cảm thấy bồi hồi, bởi ở nơi chốn ấy, cách đây hơn 40 năm, “Biệt Đội Pleiku” của Phi Đoàn trực thăng 215 “Thần Tượng” – phi đoàn của Vĩnh Hiếu – chính là đơn vị phi hành đầu tiên trong quân chủng mà tôi có dịp tìm hiểu và kết thân.
Hơn thế nữa, cuốn bút ký chiến trường “Trên Vòm Trời Lửa Đạn” của Vĩnh Hiếu tuy chỉ là lời kể của một người về hoạt động của một đơn vị, nhưng thực ra “một người” ấy cũng chính là hình ảnh của bao chàng phi công trực thăng khác, và “một đơn vị” ấy cũng là biểu tượng cho 20 phi đoàn trực thăng trong Không Lực VNCH. Đặc biệt hai Phi Đoàn “tân lập” 229, 235 ở Pleiku, đã cùng với Phi Đoàn 215 chịu trách nhiệm lãnh thổ Vùng 2 Chiến Thuật trong giai đoạn khốc liệt nhất của cuộc chiến, với những địa danh sẽ mãi ghi trong chiến sử, với bao cánh chim đã vĩnh viễn lìa đàn, hay xếp cánh trong tủi hờn trọn kiếp.
“Em Pleiku má đỏ môi hồng…”
Năm 1969, khi tôi tình nguyện ra phục vụ tại căn cứ không quân Pleiku thì nơi đây còn có danh xưng “Căn Cứ Không Quân 92”, đơn vị biệt lập bé nhỏ nhất của Không Quân VNCH, với quân số lèo tèo hơn 200 chàng “trấn thủ lưu đồn”; đây cũng là đơn vị Không Quân duy nhất mà các quân nhân chỉ cần phục vụ 2 năm là được quyền xin thuyên chuyển (ngày ấy KQVN chưa tiếp nhận Căn Cứ Phù Cát của người Mỹ).
Thực ra về mặt chiến thuật, vị trí của căn cứ không quân Pleiku rất quan trọng; ngay từ thời chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, Không Quân Pháp đã có những biệt đội khu trục, oanh tạc, và quan sát đồn trú tại phi trường Cù Hanh để yểm trợ cho chiến trường Tây Nguyên.
Tới đầu thập niên 1960, trong gian đoạn phát triển của Không Quân VNCH, Không Đoàn 62 Chiến Thuật – biệt danh “Không Đoàn Biên Trấn” – được thành lập tại tại Pleiku, vị Tư lệnh tiên khởi là Trung-tá Trần Văn Minh (tức Trung-tướng Trần Văn Minh, vị Tư lệnh cuối cùng của Không Quân Việt Nam).
Nhưng tới năm 1964, có lẽ vì vị trí hiểm trở, chật hẹp của phi trường Cù Hanh, và thời tiết khắc nghiệt của xứ “đất trời giao nhau”, Không Đoàn 62 Chiến Thuật di chuyển về Căn Cứ 12 ở Nha Trang, nơi có Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân. Pleiku thu mình thành “Căn Cứ Không Quân 92” bé nhỏ, với nhiệm vụ đón tiếp, yểm trợ các biệt đội trực thăng, quan sát, khu trục từ các nơi biệt phái tới. (Xem chú thích)
Những năm cuối thập niên 1960, khi quân đội Hoa Kỳ tràn ngập vùng tây nguyên thì phi trường Cù Hanh cũng trở thành gần như một căn cứ không quân của người Mỹ, với các phi cơ tuần thám võ trang OV-10 “Bronco”, phi cơ thám thính O-2 “Skymaster”, và các loại phi cơ vận tải, liên lạc, cùng với các đơn vị yểm trợ hành quân tác chiến.
Về phần KQVN, nếu không kể Đài Kiểm Báo 921 “Peacock” ở trên đồi, chỉ còn “làm chủ” một phần đất gần cổng ra vào căn cứ – cái cổng có một cái tên quá sức thơ mộng, không thích hợp một chút nào với cảnh vật buồn chán và những con người tiều tụy ở đây: cổng Phi Vân!
Cái phần đất bé nhỏ ấy là nơi làm việc của Trung-tá Đỗ Trang Phúc (Chỉ huy trưởng), Trung-tá Trung “FM Đầu Bạc” (Trưởng Phòng Hành Quân), Thiếu-tá Quách Thu Vinh (Trưởng Phòng Không Cụ), Đại-úy Phạm Bá Mạo (Trưởng Đoàn Phòng Thủ, sau này là Trung-tá KĐT Không Đoàn Yểm Cứ Pleiku, bị Việt Cộng bắt tại Phan Rang một lượt với Chuẩn-tướng Phạm Ngọc Sang, Sư đoàn trưởng SĐ6KQ).
Và lẽ dĩ nhiên, không thể không nhắc tới Thiếu-tá “phi công khu trục kiêm nhà văn Không Quân” Lê Bá Định, vị Trưởng Phòng Chiến Tranh Chính Trị của tôi, một con người rất tài hoa (và hơi lập dị), một nhân vật đầy huyền thoại của đất Pleiku.
Trung-tá Đỗ Trang Phúc (sau này lên Đại-tá, làm Chỉ huy trưởng CCKQ Phan Rang) là một cấp chỉ huy liêm chính, tốt bụng, nhưng ăn nói thẳng thừng và réc-lô số một. Ông không phủ nhận điều đó, và thường nói nửa đùa nửa thật:
“Pleiku toàn là quan bất mãn hoặc bị đì, lính toàn là lính ba gai, không réc-lô làm sao trị các cậu được!”
o O o
Cùng với cơ sở nghèo nàn của căn cứ, “lực lượng tác chiến” của KQVN ở Pleiku (vào thời điểm năm 1969) cũng khá khiêm nhượng với ba biệt đội – một khu trục, một trực thăng, một quan sát – và thỉnh thoảng mới có thêm mấy chiếc “King Bee”, tức trực thăng H-34 của Phi Đoàn 219 chuyên nghề đổ biệt kích và “rescue”, từ Đà Nẵng bay vào.
Biệt đội khu trục là của Phi Đoàn 514 (và 518?) từ Biên Hòa (Không Đoàn 23 Chiến thuật), biệt đội quan sát của Phi Đoàn 114 và biệt đội trực thăng của Phi Đoàn 215 đều từ Nha Trang (Không Đoàn 62 Chiến thuật).
Trong số ba biệt đội này, tôi gần gũi nhất với Biệt Đội 215, vì thứ nhất tôi là… bạn nhậu của Trung-úy Phương (tôi quên mất họ của đương sự), Trưởng toán Phi đạo 215 ở Pleiku; thứ hai, tôi là nguyên là dân sưu tầm mẫu phi cơ (models), mà vào thời gian này, Phi Đoàn 215 mới được trang bị trực thăng phản lực UH-1, không chỉ tối tân nhất của Hoa Kỳ mà còn tối tân nhất của cả “Thế giới Tự do”, cho nên tôi không bỏ lỡ một cơ hội nào để tới gần chiêm ngưỡng, hoặc chụp hình, nhất là mấy chiếc “gunship” trang bị tận răng; thứ ba, một phi hành đoàn của trực thăng đông hơn một phi hành đoàn của quan sát hoặc khu trục, lại có cả sĩ quan lẫn hạ sĩ quan, binh sĩ (xạ thủ, cơ phi) cho nên quân số của Biệt Đội 215 cũng đông hơn, và… dễ thân hơn.
Đó là trong nội bộ không quân với nhau, còn ra phố Pleiku, các chàng trai của Biệt Đội 215 cũng là những hình ảnh “hào hoa phong nhã” thường thấy nhất, đại diện cho cả quân chủng Không Quân.
Ngày ấy, bài thơ “Còn một chút gì để nhớ” của Vũ Hữu Định chưa được Phạm Duy phổ nhạc. Nhưng cho dù đã được phổ và được hát khắp hang cùng ngõ hẻm, nó cũng chẳng khiến Pleiku thơ mộng thêm chút nào trước mắt các chàng không quân.
Tôi yêu Pleiku, tới giờ này vẫn yêu vẫn nhớ. Nhưng (xin lỗi các đồng hương Pleiku nhé) tôi hoàn toàn không đồng ý với những người ví Pleiku với Đà Lạt. Bởi núi Hàm Rồng ở Pleiku (mà dân phi hành gọi là núi “Lờ-i-lin-huyền-l…”) không hùng vĩ như đỉnh Lâm Viên ở Đà Lạt, Biển Hồ Pleiku không hữu tình bằng hồ Than Thở của thành phố sương mù; Pleiku cũng có rừng thông nhưng xơ xác; cũng có những con dốc nhưng không phải dốc đá thơ mộng mà là dốc đất trơn trượt, bùn lầy; cũng có em gái má đỏ môi hồng nhưng chẳng được bao “em”!
Viết như thế chỉ với mục đích so sánh chứ không phải để chê, bởi Pleiku có những quyến rũ, đáng yêu riêng của nó mà người ta, nhất là những chàng lính xa nhà, không thể tìm thấy ở một nơi chốn nào khác, kể cả hai thành phố Ban-mê-thuột và Kontum, cũng ở vùng cao nguyên.
Phố Pleiku chỉ có 5, 7 con đường ngắn, cho nên, như Vũ Hữu Định đã viết, “đi dăm phút đã về chốn cũ”. Từ cà-phê Hoàng Lan, cà-phê Dinh Điền, tới quán cơm Ngọc Hương, hội quán Phượng Hoàng, từ các nightclubs Mimosa, Hoàng Liên, bún bò “Nhà Xác” (Dân y viện), xuống thịt cầy Kim Phượng…, chỉ cần đi bộ, đi tới đâu cũng gặp nhau cho nên người ta dễ quen nhau, thân nhau. Cũng vì thế, chỉ cần các chàng trong Biệt đội 215 thay phiên nhau “đi lên đi xuống” con đường Hoàng Diệu cũng đủ để nói lên sự hiện diện của Không Quân ở “phố núi cao”.
Chưa hết, cùng với các chàng phi công, cơ phi, xạ thủ phong sương áo bay bám đầy bụi đỏ (có chàng còn lủng lẳng con dao găm Thượng bên hông), cái phù hiệu “Thần Tượng” – con voi làm xiệc, đầu đội mũ, đuôi thắt nơ, đứng trên trái banh – của 215 cũng phải được xem là độc đáo, lạ thường.
Thú thật, cho tới giờ này tôi vẫn không thể hiểu tại sao ngày ấy (năm 1964) Đại-úy Trần Minh Thiện, vị chỉ huy tiên khởi của Phi Đoàn 215 (hay một vị “cao nhân” nào khác) lại chọn cái phù hiệu hơi “tếu” này cho phi đoàn tân lập của mình – cái phù hiệu mà một số người gọi lén là “con voi… ị”!
Vì thế khi bị bạn bè thuộc các quân binh chủng khác hay các “em gái Pleiku” thắc mắc, tôi đành phải cương:
“Phi cơ trực thăng đã không có cánh lại có khả năng lên xuống thẳng đứng, lơ lửng tại chỗ, de tới de lui, cho nên người phi công cần phải có một sự khéo léo, chính xác cao độ; lái trực thăng cũng khó như con voi làm xiệc đứng trên trái banh vậy!”
“Pleiku đi dễ khó về…”
Với người lính tiền đồn biên giới trong thơ Vũ Hữu Định thì thành phố Pleiku là một “hậu phương an lành ”, nơi có những mái tóc mềm, những má đỏ, những môi hồng, nhưng với giới quân nhân tác chiến nói chung thì Pleiku là đường cùng :
Pleiku gió núi mưa rừng,
Mây Trường Sơn phủ mù vương cuộc đời
(Trần Ngọc Nguyên Vũ).
Hoặc “tàn nhẫn” hơn:
Pleiku đi dễ khó về,
Trai đi bỏ mạng gái về nát thây
(ca dao Phố Núi).
Vế thứ hai (gái về nát thây) tôi không có cơ hội kiểm chứng, nhưng vế thứ nhất (trai đi bỏ mạng) thì quả thật đúng nhiều hơn sai.
Vì thế, có lần tôi đã viết một cách khá bi lụy: Căn Cứ Không Quân Pleiku là nơi dừng chân của những toán quân đi, và nơi nhận xác người về trong quan tài bọc kẽm…
Hình ảnh “người về trong quan tài bọc kẽm” ấy đã khiến anh Võ Ý, khi cùng ông Lê Bá Định và các sĩ thuộc bộ chỉ huy Liên Đoàn 72 Tác Chiến, sáng sớm xuống Trạm Hàng Hóa (cargo terminal) đôn đốc lo liệu phi vụ đưa xác các tử sĩ về quê nhà an nghỉ, phải xúc động, đưa tay lên chào, và biến thành lời thơ:
CHÀO SÁNG
Chào anh buổi sáng Tây Nguyên,
Tay ngang tầm mắt đầu nghiêng cúi chào
Quốc kỳ phủ xuống công lao
Có bi-đông nước dựa vào xác thân
Nghĩ anh đi cũng an phần
Xum xuê có trẻ bâng khuâng đứng ngồi
Chị thì rũ tóc máy môi
Chào anh buổi sáng mắt tôi nhạt nhòa
(Võ Ý – Pleiku, 1972)
o O o
Đó Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, tôi sẽ viết trong một phần sau, còn bây giờ trở lại với năm 1970, thời căn cứ không quân Pleiku bắt đầu chuyển mình trở thành một đại đơn vị để đối phó với tình hình chiến sự ngày càng sôi động tại vùng Tây Nguyên, và từng bước thay thế các đơn vị của Không Lực Hoa Kỳ trong chương trình Việt Nam hóa chiến tranh.
Năm 1970, cùng với Không Đoàn Yểm Cứ Pleiku, Không Đoàn 72 Chiến Thuật được thành lập (còn được gọi là “Không Đoàn Biên Trấn”, biệt danh của Không Đoàn 62 trước kia).
Trung-tá Nguyễn Văn Bá làm Không đoàn trưởng, Trung-tá Nguyễn Văn Trang làm Liên đoàn trưởng 72 Tác Chiến, Liên đoàn phó là Thiếu-tá Lưu Đức Thanh (hỗn danh “Thanh mắt trừu” – với ý nghĩa “lành mạnh”: ông lai Tây, mắt đẹp như… “mắt trừu”).
Lực lượng của Liên Đoàn 72 Tác Chiến gồm phi đoàn khu trục 530 “Thái Dương” (Jupiter) của Thiếu-tá Lê Bá Định (nguyên Trưởng Phòng Chiến Tranh Chính Trị Pleiku, sếp cũ của tôi), phi đoàn quan sát 118 “BlackCat” (Huyền Miêu, sau này đổi danh hiệu là Bắc Đẩu) của Thiếu-tá Võ Công Minh, ít lâu sau bàn giao cho Thiếu-tá Võ Ý, phi đoàn trực thăng 229 “Pelican” (danh xưng tiếng Việt là “Lạc Long”) của Thiếu-tá Lê Văn Bút, và về sau thêm phi đoàn trực thăng 235 “Sơn Dương” của Thiếu-tá Vĩnh Quốc.
Tuy mang tiếng là thành lập năm 1970 nhưng trên thực tế, chỉ có phi đoàn 530 khu trục và phi đoàn 118 quan sát là có khả năng hoạt động ngay (dù chỉ giới hạn), bởi việc thành lập khá đơn giản: với thành phần nhân sự đã có sẵn, Bộ Tư Lệnh Không Quân chỉ cần “tịch thu tại chỗ” phi cơ của biệt đội khu trục và biệt đội quan sát (đang biệt phái cho Pleiku) trao cho hai phi đoàn tân lập là có ngay “lực lượng cơ hữu”, trong khi phi đoàn 229 thì nhân sự đa số là các “em mới”, sau khi tốt nghiệp bay căn bản ở Mỹ về phải tới Tiểu Đoàn 52 Không Kỵ của Lục Quân Hoa Kỳ ở căn cứ trực thăng Holloway (gần phi trường Cù Hanh) để huấn luyện hành quân, sau đó mới nhận các trực thăng UH-1 của họ đem về cho phi đoàn mình.
Vì thế, nếu không kể Biệt Đội 219 “King Bee” từ Đà Nẵng vào để đảm trách việc đổ, bốc biệt kích cho B-14, B-15 ở Kontum, thì sau khi Không Đoàn 72 Chiến Thuật đã được thành lập, lực lượng trực thăng của Phi Đoàn 215 Thần Tượng (của Không Đoàn 62 Chiến Thuật ở Nha Trang) vẫn tiếp tục là lực lượng duy nhất bao vùng cho tới đầu năm 1971.
“Vùng” nói tới ở đây là “Vùng 2 Chiến Thuật”, thu hẹp là “vùng Tây Nguyên”.
Tây Nguyên không chỉ là nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam, mà còn là “tử địa” của Không Quân. Núi rừng Trường Sơn trùng điệp, thời tiết xấu quanh năm, trần mây ở xứ “đất trời giao nhau” thấp thật là thấp, hỏa lực phòng không địch thì đủ loại đủ cỡ, bay cao 9.000 bộ vẫn bị như thường. Có lẽ trong suốt cuộc chiến, chỉ có thời gian tham gia cuộc giải tỏa An Lộc ở Vùng 3 Chiến Thuật trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, các phi cơ của Không Lực VNCH mới phải đối đầu với một hỏa lực phòng không dữ dội, khủng khiếp hơn vùng Tây Nguyên.
Nhưng trận An Lộc chỉ diễn ra trong một hai tháng, còn ở Tây Nguyên thì khốc liệt từ đầu mùa tới cuối mùa. Và trong hoàn cảnh cực kỳ nguy hiểm ấy, các trực thăng – vừa bay chậm, vừa bay thấp (đổ quân, tiếp tế, yểm trợ bộ binh…) – đã trở thành những mục tiêu “ngon lành” nhất; trong số đó, trực thăng võ trang được địch “ưu ái” cách riêng!
o O o
Mùa xuân năm 1970, chiến trường Tây Nguyên bắt đầu sôi động với cuộc tấn công quy mô của quân cộng sản vào trại Lực Lượng Đặc Biệt Dak Seang ở Kontum. Phi trường Cù Hanh (Pleiku), nơi xuất phát của biệt đội quan sát (của Phi đoàn 114) và biệt đội trực thăng (của Phi đoàn 215), trở nên “nhộn nhịp” hơn bao giờ hết.
Và cũng từ khoảng thời gian này, qua những lần nghe ông Lê Bá Định kể về việc cánh chim này vừa lìa đàn, đại bàng kia vừa gẫy cánh, tôi mới thực sự cảm nhận được tính cách bi hùng trong lời hát của bản Không Quân Việt Nam Hành Khúc: …Đi không ai tìm xác rơi!
Đầu tháng 4 năm 1971, diễn ra cuộc “giải tỏa” Căn Cứ Hỏa Lực số 6 (còn gọi là Đồi 1001) gần Tân Cảnh, Kontum. Có thể viết đây là chiến công oai hùng nhất, và gian khổ nhất của Sư đoàn Nhảy Dù và Không Quân VNCH tại Tây Nguyên trong suốt chiều dài cuộc chiến.
Lực lượng địch, dưới sự chỉ huy của tướng Hoàng Minh Thảo, gồm: 3 trung đoàn bộ binh (1 trung đoàn “công đồn”, 2 trung đoàn chờ “đả viện”), 1 tiểu đoàn pháo nặng, 1 tiểu đoàn đặc công, và 1 tiểu đoàn phòng không với 20 đơn vị cao xạ.
Lực lượng bạn là Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù của Đại-tá Trần Quốc Lịch, gồm các Tiểu Đoàn 1, 5, 6, Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh Dù, và Đại Đội 2 Trinh Sát Dù, với sự yểm trợ của pháo binh Sư Đoàn 22 BB. Về phía không quân, có 45 trực thăng đổ quân Việt – Mỹ và 2 phi đội trực thăng võ trang AH-1 Cobra của Mỹ từ Căn cứ Holloway.
Tôi xin phép hơi chi tiết về trận thư hùng tại Căn Cứ Hỏa Lực số 6 để độc giả thấy được tại sao ngày ấy, bên cạnh phóng sự của các phóng viên chiến trường nổi tiếng của Việt Nam như Nguyễn Đạt Thịnh, Phan Nhật Nam, Kiều Mỹ Duyên…, còn có các bài tường thuật, ca tụng của phóng viên các tờ báo Mỹ uy tín, xem đây là thành công điển hình của chương trình Việt Nam hóa chiến tranh, đặc biệt là khả năng của Không Quân VNCH – mà trong trận này, “đại diện” là Không Đoàn “tân lập” 72 Chiến Thuật – trong việc thay thế các đơn vị phi hành của Hoa Kỳ.
Căn Cứ Hỏa Lực (CCHL) số 6, tức Đồi 1001, là cao điểm án ngữ các cuộc tấn công của địch vào Tân Cảnh, nơi đặt Bộ tư lệnh hành quân của Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Căn cứ do một lực lượng bộ binh và pháo binh của Sư Đoàn 22 BB, quân số tổng cộng chưa tới một tiểu đoàn, trấn giữ.
Cuối tháng 3, 1971, địch cho 3 tiểu đoàn công hãm Đồi 1001 (Căn Cứ 6) đồng thời cho 10 khẩu đội phòng không án ngữ trên Đồi 1250, là điểm cao nhất, sẵn sàng “chào đón” các phi cơ. Để giải tỏa áp lực địch, Quân Đoàn 2 đã xin Bộ Tổng Tham Mưu tăng viện lực lượng tổng trừ bị, và Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù được điều động tới.
Ngày 5/4/1971, trong khi Tiểu Đoàn 1 Nhảy Dù được đưa bằng đường bộ tới phía Bắc căn cứ, các khu trục A-1 của Phi Đoàn 530 “Thái Dương” và lực lượng pháo binh của quân bạn dồn toàn nỗ lực để “dọn bãi đáp”.
Sáng ngày 6/4/1971, dưới sự yểm trợ hỏa lực của trực thăng võ trang AH-1 Cobra của Hoa Kỳ, hai Tiểu Đoàn 6 và 5 Nhảy Dù được trực thăng Việt – Mỹ lần lượt đổ xuống; Tiểu Đoàn 6 ở phía Tây với nhiệm vụ ưu tiên thanh toán các khẩu đội phòng không địch, Tiểu Đoàn 5 ở phía Đông với nhiệm vụ đánh thọc vào sườn địch để bắt tay với lực lượng bạn đang cố thủ trên Đồi 1001. Tiếp theo, Tiểu Đoàn 6 sau khi thanh toán được phân nửa lực lượng phòng không địch, đã tiến đánh lực lượng định ở sườn phía Tây căn cứ.
Địch quân bị rối loạn hàng ngũ, rút về hướng Bắc thì bị Tiểu Đoàn 1 Dù chặn đánh. Kết quả, phân nửa quân số của Trung Đoàn làm nhiệm vụ công đồn đã bỏ xác tại trận.
o O o
Viết ra thì ngắn gọn, nhưng thực sự trận chiến giải tỏa CCHL số 6 kéo dài 13 ngày đêm ấy gay go và đẫm máu chưa từng thấy ở đất Tây Nguyên. Một chi tiết vô cùng quan trọng mà nhiều tác giả khi viết về trận đánh CCHL số 6 đã không nhắc tới là việc phía Không Lực Hoa Kỳ đã “nhường” hết cho Không Lực Việt Nam.
Nói cho ngay thì lực lượng trực thăng của họ (slicks và guns) đã góp công lớn trong cuộc đổ quân Dù xuống căn cứ. Nhưng sau đó thì “bái-bai”! Trên bầu trời dầy đặc mây xám đan lưới phòng không địch, chỉ còn thấy bóng những chiếc khu trục A-1 của Phi Đoàn 530, quan sát L-19 của Phi Đoàn 118, trực thăng UH-1 của hai Phi Đoàn 215 và 229.
“Tội” nhất là các chàng trực thăng: quân Dù có nhiều thương binh cần giải phẫu, trực thăng chở toán quân y cố tìm “lỗ hổng” (trên mây) để đáp xuống trong tiếng đạn “chào mừng” ròn rã của quân địch và sự lo âu căng thẳng của quân bạn. Nhưng có những thương binh không thể giải phẫu “dã chiến”, trực thăng lại phải len lỏi đáp xuống “bốc” về Quân y viện Pleiku!
Mà giữa hai Phi Đoàn 215 và 229, thì 229 “tội” hơn. Bởi như đã viết ở phần trên, nhân sự của Phi Đoàn 229 hầu hết là các “em mới”, tuy đã tốt nghiệp bay căn bản ở Mỹ và đã được huấn luyện hành quân ở căn cứ trực thăng Holloway, nhưng nay vẫn còn phải theo “thầy” thực tập “đánh giặc” một thời gian trước khi được “xác định hành quân”.
Đa số các “em mới” này thuộc lớp tuổi của tác giả Vĩnh Hiếu, tức là gia nhập Không Quân trong khoảng thời gian từ sau Tết Mậu 1968 cho tới những tháng đầu năm 1969. Trong số này, “em” nào may mắn thì hoàn tất tiến trình huấn luyện một cách suông sẻ: tốt nghiệp sĩ quan – sang Mỹ học bay – về nước đánh giặc; “em” nào không may mắn thì tiến trình nói trên bị đảo ngược: sang Mỹ học bay – về nước đánh giặc – tốt nghiệp sĩ quan!
Nguyên nhân đưa tới tiến trình huấn luyện “không giống ai” này là do nhu cầu bành trướng quá mau lẹ của Không Quân VNCH, hàng trăm sinh viên sĩ quan sau khi học căn bản quân sự (giai đoạn 1) ở TTHL Quang Trung, đã được học sinh ngữ rồi sang Mỹ học bay; tới khi tốt nghiệp hoa tiêu trở về nước vẫn mang “con cá” (alpha, lon sinh viên sĩ quan), vì chưa học “giai đoạn 2 quân sự”!
Nói cách khác, cái bằng hoa tiêu của họ chưa được tính tương đương với bằng “Trung đội trưởng Bộ Binh”. Vì thế, dù không thể bắt các hoa tiêu này về lại TTHLKQ Nha Trang hoặc Trường Bộ Binh Thủ Đức để thụ huấn bổ túc, Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH cũng ra một cái lệnh cứng nhắc là các SVSQ này phải học “giai đoạn 2 quân sự” tại đơn vị, xong xuôi mới được mang lon. Chỉ riêng tại Pleiku thôi, đã có hơn 50 hoa tiêu, đa số là dân trực thăng, từ nay, sáng sáng theo thầy đi đánh giặc hoặc bay tập huấn, chiều chiều về học “bổ túc quân sự”, gồm các môn sinh hoạt lãnh đạo chỉ huy, chiến tranh chính trị, và bắn… súng Colt-45!
Lúc đó Phòng Huấn Luyện Pleiku thiếu người, thấy tôi lang thang suốt ngày bèn “mượn” về phong cho chức Huấn luyện viên dạy hai môn Lãnh đạo Chỉ huy và CTCT.
Cái khóa học “bổ túc quân sự” ấy không chỉ vô duyên, vô ích, mà càng ngày càng mang tích cách bi thảm: cứ lâu lâu lớp học lại vắng thêm một bóng người – một cánh chim vừa rơi rụng!
Có lẽ chỉ riêng mình tôi là được “lợi”: nhờ làm HLV cho khóa học này, ngoài một vài người bạn quen biết từ trước, tôi đã có thêm những người bạn mới của các Phi Đoàn 530, 118, 235, và nhất là 229 – phi đoàn mà tôi ỷ vào cái chức “thầy”, thường xin “học trò” cho quá giang trong các phi vụ “liên lạc” về Sài Gòn.
Viết những điều này ra, tôi cũng chẳng có ý chê trách các vị hữu trách ở Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH (bởi nguyên tắc thủ tục nó là như thế), mà chỉ muốn nhắc lại để mọi người biết rằng vào năm 1971, đã có những hoa tiêu non trẻ đền nợ nước khi trên người chỉ có đôi cánh bạc chứ chẳng có lon lá gì cả (trên giấy tờ, lon của họ lúc ấy còn là lon “alpha”!)
Mùa hè đỏ lửa
So với bề dày 420 trang của cuốn“Trên Vòm Trời Lửa Đạn” , 70 trang Vĩnh Hiếu viết về Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 được xem là hơi ít, trong khi Tây Nguyên là một trong ba mặt trận chính (hai mặt trận kia là An Lộc và Quảng Trị), mất Tây Nguyên, lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa sẽ bị cắt đôi, và khi ấy tình hình cũng sẽ bi thảm như những gì xảy ra sau đó 3 năm, khi Ban-mê-thuột bị mất và Quân Đoàn II phải “di tản chiến thuật”…
Nhưng “ít” mà không “thiếu”. Bởi chỉ cần ba bài Phi vụ mở màn, Người ở lại Charlie, và Mặt Trận Kontum, cũng đủ để nói lên tính cách khốc liệt của mặt trận Tây Nguyên, tinh thần chiến đấu dũng cảm và hy sinh xương máu của QLVNCH, của Không Quân nói chung, ngành trực thăng nói riêng.
Sau năm 1975 tại hải ngoại, đã có không ít tác giả viết về ngành trực thăng của Không Lực VNCH, tuy nhiên ngoài một số bài viết về những phi vụ, những trận đánh đơn lẻ, hầu hết đã chú trọng tới tổ chức, lực lượng, trang bị, hoạt động chứ không trình bày chi tiết về sự chiến đấu gian khổ và những hiểm nguy rình rập của “ngành phi hành có nhiều người hy sinh nhất quân chủng”!
Chỉ tính trong Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 tại hai mặt trận Kontum và An Lộc, lực lượng trực thăng VNCH tham chiến đã bị thiệt hại tới 70%, gồm 63 chiếc UH-1 bị rớt vì phòng không địch, và 391 chiếc khác trúng đạn hư hại nặng.
Nhưng đó chỉ là những con số. Phải đọc “Trên Vòm Trời Lửa Đạn” của Vĩnh Hiếu mới biết các phi hành đoàn trực thăng – hoa tiêu, cơ phi, xạ thủ – đã chiến đấu, đã sống sót như thế nào, đã chết ra sao…
Trong lịch sử thành lập, phát triển, chiến đấu trải dài hơn 20 năm của quân chủng Không Quân VNCH (từ khóa học đầu tiên vào năm 1951 cho tới năm 1975), Vĩnh Hiếu thuộc “lớp người” thứ ba.
Lớp thứ nhất là các vị đại niên trưởng, những “khai quốc công thần” của quân chủng; lớp thứ hai là những đàn anh được đào tạo từ cuối thập niên 1950 tới giữa thập niên 1960, sau này trở thành những cấp chỉ huy nòng cốt (Không đoàn trưởng, Phi đoàn trưởng…); lớp thứ ba là những người gia nhập Không Quân khi cuộc chiến đã leo thang và trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết; lớp thứ tư là những đàn em nhập ngũ sau Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.
Tùy theo cương vị, không gian và thời gian phục vụ, cả bốn lớp người ấy đều đã góp phần mồ hôi, xương máu, tô điểm cho màu cờ sắc áo của một Không Lực nay đã không còn hiện hữu, nhưng nếu chỉ xét về “xương máu” mà thôi, phải nhìn nhận lớp người thứ ba, trong đó có tác giả Vĩnh Hiếu, là lớp hy sinh nhiều nhất.
Trong cái số “nhiều nhất” ấy, ngành trực thăng chiếm tỷ lệ cao nhất. Bởi như Vĩnh Hiếu đã viết:
“Tôi cảm thấy cuộc đời bay bổng của hoa tiêu trực thăng quá mong manh, mạng sống như chỉ mành treo chuông, (…) tương lai chỉ đếm từng ngày một.” (tr. 165)
Và:
“Có thể nói ngành trực thăng là một đơn vị tác chiến lưu động gần sát nhất với bộ binh hơn cả, có một cuộc sống phong trần gian khổ của một người lính đánh trận nhưng được hưởng tất cả ưu đãi tiện nghi của thành phố” (tr.115).
Dòng chữ “…được hưởng tất cả ưu đãi tiện nghi của thành phố” đã nói lên cái may mắn của các thành phần Không Quân tác chiến. Nhưng đó cũng chính là những gì sẽ khiến cho một sự mất mát bất ngờ mang nặng tính cách bi thương, và tàn nhẫn!
Chẳng hạn “Tuấn lùn” (Trung úy Nguyễn Văn Tuấn), một “gun” của 229 “Lạc Long” mà tôi quen biết, bị trúng cao xạ và nổ tung trên trời Diên Bình. Chỉ hơn một tiếng đồng hồ trước đó, Tuấn còn ngồi bên người yêu trong một góc quán quen thuộc!
Hoặc Trung sĩ xạ thủ Linh của 215 mà Vĩnh Hiếu nhắc tới trong bài Mặt trận Kontum. Linh mới lấy vợ được một tuần lễ!
Thành thử không một người nào có can đảm tình nguyện đưa xác anh về với gia đình, sau đó phải chỉ định!
o O o
Tôi rời Pleiku vào giữa năm 1972, vài tuần lễ trước khi Căn Cứ Không Quân 92 bé nhỏ ngày nào trở thành một đại đơn vị: Sư Đoàn 6 Không Quân.
Từ đó, Pleiku chỉ còn trong trí tưởng. Sau khi ra hải ngoại, đôi khi tôi đã tìm lại được những hình ảnh thân thương ngày cũ ở “phố núi cao” qua thơ văn của Hoàng Khởi Phong, Trần Ngọc Nguyên Vũ, Võ Ý, Phạm Hữu Dương, và một số tác giả khác.
Trong số “tác giả khác” ấy không có Vĩnh Hiếu, bởi anh là “dân Nha Trang” (Không Đoàn 62 Chiến Thuật). Nhưng hôm nay, tôi trân trọng nhắc tới Vĩnh Hiếu bởi anh đã làm được một việc mà chưa ai làm, hoặc đã làm nhưng chưa đủ: đó là viết về sự chiến đấu và hy sinh của ngành trực thăng trong cuộc chiến bảo vệ miền Nam.
Tôi và Vĩnh Hiếu không hề quen nhau, cùng lắm cũng chỉ vô tình gặp nhau ở trong phi trường Cù Hanh hoặc ngoài phố Pleiku vào Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, thời gian phi đội trực thăng võ trang của anh được tăng phái yểm trợ mặt trận Tây Nguyên.
Không “quen” nhưng “biết” – biết qua những bài viết của anh sau khi ra hải ngoại. Tài cầm bút của Vĩnh Hiếu, nhà văn Phạm Tín An Ninh đã nhận xét một cách khá tỉ mỉ, và dĩ nhiên là ca tụng. Tôi có viết thêm cũng bằng thừa, chưa kể có khi còn mang tiếng “ca” gà nhà!
Thành thử chỉ xin trình bày đôi dòng cảm tưởng của cá nhân sau khi đọc cuốn sách của anh.
Trước tiên là sự thích thú. Trong cương vị một Sĩ quan Báo chí Không Quân thường đi để viết, ngày ấy bạn bè bên trực thăng cũng khá nhiều – cả slicks lẫn guns – quanh năm được nghe họ kể chuyện đánh đấm, vào sinh ra tử, nhưng nay đọc “Trên Vòm Trời Lửa Đạn” vẫn cảm thấy thích thú. Hình như Vĩnh Hiếu có biệt tài kể chuyện.
Cũng một câu chuyện ấy, nếu người kể biết cách sắp xếp bố cục, sử dụng lối hành văn thích hợp để diễn tả, sẽ có sức thu hút hơn rất nhiều.
Thứ đến là sự khâm phục, trân quý. Vẫn biết “đi không ai tìm xác rơi”, nhưng bay vào “vòm trời lửa đạn” mà vẫn hiên ngang, vẫn bình tĩnh, không thở than cho thân phận, không oán trách cao xanh, thậm chí có khi còn vô tư khôi hài, có lúc lại tình tứ thơ mộng, như Vĩnh Hiếu, quả thật đáng phục, đáng quý, đáng yêu.
Từ chỗ yêu quý, mến phục, tôi cảm thấy hãnh diện lây, đau thương lây. Bởi Vĩnh Hiếu chính là hình ảnh điển hình của bao chàng hoa tiêu trực thăng trong Không Lực VNCH, trong đó có những người bạn thân thương của tôi ở 215, 229 – những người đã góp phần máu xương ở đất Tây Nguyên thuở ấy, hay vẫn còn sống lây lất đâu đó bên này, bên kia bờ đại dương.
Đường mây đã vĩnh viễn khép lại, nhưng những cánh chim ngày tháng cũ, còn hay mất, chúng ta sẽ không bao giờ quên.
Xin cám ơn Vĩnh Hiếu đã góp phần nhắc nhớ.
Nguyễn Hữu Thiện
Melbourne, tháng 6/2012
CHÚ THÍCH:
Theo cuốn “Quân Sử Không Quân VNCH”, số hiệu của bốn căn cứ không quân đầu tiên chính là thứ tự bàn giao từ người Pháp, lần lượt là Căn Cứ Trợ Lực Không Quân số 1 (Nha Trang), số 2 (Biên Hòa), số 3 (Tân Sơn Nhất), và số 4 (Đà Nẵng).
Tới khi tổ chức của QLVNCH được hoàn chỉnh, chia thành 4 Vùng Chiến Thuật, thì số hiệu của các căn cứ không quân cũng được hệ thống hóa, bằng cách thêm con số của Vùng Chiến Thuật vào phía sau, 1 thành 12 (Nha Trang), 2 thành 23 (Biên Hòa), 3 thành 33 (Tân Sơn Nhất), và 4 thành 41 (Đà Nẵng).
Tuy nhiên đó chỉ là trên văn bản, còn ngoài thực tế, ngoại trừ Căn Cứ 12 ở Nha Trang được một số người gọi bằng danh xưng mới, các căn cứ còn lại vẫn thường được mọi người gọi bằng danh xưng cũ là Căn Cứ 2, Căn Cứ 3, Căn Cứ 4.
Phải đợi đầu thập niên 1960, khi các phi đoàn riêng lẻ được tập hợp thành các Không Đoàn Chiến Thuật (không đoàn đặt bộ tư lệnh tại căn cứ nào, sẽ lấy số hiệu của căn cứ đó) thì các con số 23, 33, 41 mới trở nên phổ biến.
Về việc không đoàn thứ tư được thành lập ở Pleiku, sở dĩ mang danh xưng Không Đoàn 62 Chiến Thuật, tức là nhảy thẳng từ số 4 lên số 6, là vì trước kia số 5 đã được dự trù dành cho phi trường Phú Bài (Huế).
Sau khi Không Đoàn 62 Chiến Thuật di chuyển về Nha Trang, lãnh thổ của Căn Cứ 12 được chia làm hai: một bên là Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang, một bên Không Đoàn 62 Chiến Thuật, còn danh xưng “Căn Cứ 12” thì chìm vào quên lãng!
Tương tự, sau đó căn cứ không quân Pleiku mang danh xưng “Căn Cứ 92” là vì số 7 đã được sử dụng cho Cần Thơ (Không Đoàn 74 Chiến Thuật) và số 8 đã được dự trù dành cho Sóc Trăng.
Nguồn: https://baovecovang2012.wordpress.com/2013/10/17/doc-tren-vom-troi-lua-dan-cua-vinh-hieu-nho-pleiku-gio-nui-mua-rung-nguyen-huu-thien/

Xem tiếp...
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/06/thu-hai-ngay-31-thang-8-nam-2015-my.htmlhttp://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/06/thu-hai-ngay-31-thang-8-nam-2015-my.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét