Thứ Năm, 5 tháng 12, 2019

ĐẠO LUẬT Pub.L. 93 - 559 NHẮC TỚI VIỆC PHỤC HOẠT HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973



ĐẠO LUẬT Pub.L. 93 - 559 NHẮC TỚI VIỆC PHỤC HOẠT HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973


ĐẠO LUẬT Pub.L. 93 - 559 NHẮC TỚI VIỆC PHỤC HOẠT HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973 Nhiều người vẫn còn hoài nghi về khả năng phục hoạt Hiệp định Ba L...

ĐẠO LUẬT Pub.L. 93 - 559 NHẮC TỚI VIỆC PHỤC HOẠT HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973
Nhiều người vẫn còn hoài nghi về khả năng phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973, họ còn cho rằng điều đó là hoang tưởng, ngáo đá, mị dân,... Họ nói kệ họ, mình cứ nói theo căn cứ pháp lý vậy.
Căn cứ pháp lý ở đây đó chính là Luật công của Mỹ đó là Đạo luật Viện trợ Nước ngoài năm 1974, viết tắt là Pub.L. 93 - 559 đã được tổng thống Gerald R. Ford ký ban hành ngày 30/12/1974.
Tại mục số (4) của Pub.L. 93 - 559 ghi rõ:
1. Tiếng Anh: to reconvene the Paris Conference to seek full implementa￾tion of the provisions of the Agreement of January 27, 1973, on the part of all Vietnamese parties to the conflict;
2. Tạm dịch: để tái lập Hội nghị Paris để tìm cách thực hiện đầy đủ các quy định của Hiệp định ngày 27 tháng 1 năm 1973, về phía tất cả các bên Việt Nam tham gia cuộc xung đột;
Đạo luật Pub.L. 93 - 559 có hiệu lực sau Hiệp định Ba Lê gần 02 năm, Đạo Luật Pub.L. 93 - 59 có hiệu lực trước chiến dịch mùa xuân của cộng quân đúng 01 ngày (chiến dịch mùa xuân của cộng quân bắt đầu từ ngày 31/12/1974). Điều này cho thấy tổng thống Gerald R. Ford ký ban hành Đạo luật Pub.L. 93 - 559 nhằm ngăn chặn hành vi xé bỏ Hiệp định Ba lê 1973 và đánh cướp Miền Nam của cộng quân. Nó tương tự như vừa rồi tổng thống Donald Trump đã ký ban hành 2 Đạo Luật nhằm bảo vệ Hong Kong trước khả năng Tàu cộng xua quân nghiền nát Hong Kong.
Tuy nhiên, thời điểm cộng quân xua quân đánh cướp Miền Nam diễn ra trong lúc lực lượng phản chiến đang áp đảo ở Quốc Hội Mỹ, ông Gerald R. Ford mới vừa tiếp quản chức tổng thống, đặc biệt là lúc này cú đêm Kissinger đang nắm giữ chức Cố vấn an ninh quốc gia và kiêm luôn Ngoại trưởng Mỹ nên chánh quyền của tổng thống Gerald R. Ford đã không thực thi khoản (4) của Đạo Luật Pub.L. 93 - 559.
Hơn 44 năm qua kể từ khi cộng quân đánh cướp Miền Nam, Việt cộng ngoài việc đã xé bỏ Hiệp định Ba Lê 1973 ra thì nó còn liên tục gia tăng vi phạm nhơn quyền, bóp nghẹt tự do, dân chủ, không tổ chức tổng tuyển cử tự do,... theo đúng nội dung của Hiệp định Ba Lê 1973 và các Công ước của Liên Hợp quốc. Vì vậy, để xóa sổ độc tài cộng sản bằng giải pháp hòa bình, không đổ máu, nhân dân Việt Nam chỉ có thể làm theo dân Hong Kong là biểu tình rầm rộ, liên tục và yêu cầu chánh phủ Mỹ phải thực thi ngay khoản (4) của Đạo Luật Pub.L. 93 - 559.
Phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 đã được nhắc nhở tại Đạo Luật Pub.L. 93 - 559. Đạo luật của Mỹ không phải là trò chơi vẽ ra bỏ đó. Ông Trump sẽ không làm cho Nước Mỹ vĩ đại và giữ cho Nước Mỹ vĩ đại nếu như ông phớt lờ hành vi phạm pháp của Việt cộng. Con khát sữa phải khóc thì mới được mẹ cho bú. Dân Hong Kong họ khóc và đã được Mỹ ủng hộ, bảo vệ bằng 2 Đạo Luật thì dân Việt Nam cũng sẽ được hưởng điều tương tự như Hong Kong nếu đồng lòng khóc đúng chỗ, gào đúng nơi.
Phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 ngoài ý nghĩa xóa sổ cộng sản trong hòa bình ra thì nó còn có ý nghĩa to lớn khác đó là cơ sở pháp lý để trục xuất Tàu cộng ra Biển Đông phần thuộc chủ quyền không thể chối cãi của dân tộc Việt Nam./.
Tran Hung.

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ VIỆC AI SẼ ĐỨNG RA PHỤC HOẠT HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973


GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ VIỆC AI SẼ ĐỨNG RA PHỤC HOẠT HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973 Trước tiên, phải khẳng định lại rằng, Hiệp định Ba Lê 1973 tới hôm na...

GIẢI ĐÁP THẮC MẮC VỀ VIỆC AI SẼ ĐỨNG RA PHỤC HOẠT HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973

Trước tiên, phải khẳng định lại rằng, Hiệp định Ba Lê 1973 tới hôm nay còn nguyên giá trị vì Hiệp định này chưa được thực thi, các bên tham gia quá trình hòa đàm và ký kết Hiệp định Ba Lê 1973 chưa có văn bản chánh thức để hủy bỏ Hiệp định này, chỉ có hai bên trực tiếp ký kết Hiệp định đã đơn phương vi phạm Hiệp định là cộng sản Bắc Việt và cộng phỉ Miền Nam.

Một Hiệp định chưa được thực thi, chưa bị tất cả các bên tham gia ký kết ra văn bản phủ quyết, hủy bỏ thì nó vẫn còn nguyên giá trị pháp lý và phải được thực thi để hoàn tất Hiệp định. Hiện nay, Hiệp định Ba Lê vẫn còn nguyên giá trị pháp lý của nó mặc dù phía Việt cộng đã đơn phương vi phạm nhưng Nước Mỹ mà một trong 4 bên tham gia ký kết và tất cả các thành viên đại diện cho các quốc gia có trách nhiệm trong tiến trình hòa đàm như Canada, Tàu cộng,... vẫn chưa có quyết định phủ quyết Hiệp định Ba Lê 1973, tuyên bố nó vô hiệu nên dĩ nhiên nó vẫn còn nguyên giá trị.

Việc phục hoạt Hiệp định Ba Lê như thế nào thì các bậc trưởng bối có chuyên ngành luật công pháp quốc tế như ông Lê Trọng Quát, Lâm Chấn Thọ đã nói cụ thể, chi tiết, đầy đủ nên tui không lập lại nữa. Ở đây, tui chỉ nói tới những thắc mắc của nhiều người, cụ thể họ thắc mắc là "Hiện nay, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam đã còn đâu mà phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973?".

Xin trả lời, Hiệp định Ba Lê 1973 được ký kết trên ý nguyện "chấm dứt chiến tranh - tái lập hòa bình trên bán đảo Đông Dương" mà tất cả các bên trực tiếp và gián tiếp tham chiến đều đồng thuận ký vào.

Các bên trực tiếp tham chiến ký vào là Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa, Việt Nam dân chủ cộng hòa (cộng sản Bắc Việt) và Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam (cộng phỉ Miền Nam). Cả 4 bên ký vào với tư cách:

- Mỹ là đại diện cho dân Mỹ;
- Chánh quyền Việt Nam Cộng Hòa đại diện cho nhân dân Miền Nam tự do;
- Cộng sản Bắc Việt đại diện cho nhân dân miền Bắc cộng sản;
- Cộng phỉ Miền Nam đại diện cho những người Miền Nam đi theo cộng sản.

Vì vậy, mặc dù Việt cộng (bao gồm cộng sản Bắc Việt và cộng phỉ Miền Nam) đã vi phạm trắng trợn Hiệp định Ba Lê, dùng võ lực bức tử Việt Nam Cộng Hòa và sau khi cướp xong Miền Nam vào ngày 30/4/1975 thì cộng sản Bắc Việt đã xóa sổ luôn đứa con trung thành là Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam. Tuy nhiên, vẫn còn hàng chục triệu người là công dân của Việt Nam Cộng Hòa và hàng triệu người là người của Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam còn sống sau ngày 30/4/1975 tới nay, họ sanh con, đẻ cái sau ngày 30/4/1975 tới nay. Những người này chính là những người đại diện cho Việt Nam Cộng Hòa và cộng phỉ Miền Nam để phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973.

Vẫn còn nhiều người chưa thông và vẫn còn nhiều kẻ gièm pha, mỉa mai rằng phục hoạt Hiệp định Ba Lê là hoang tưởng, là mị dân, là giọng điệu của tuyên giáo,... Họ vẫn xoáy vào việc đặt câu hỏi "ai đứng ra để phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973". Tiếp tục trả lời, làm rõ như sau:

- Chính nhân dân Việt Nam sẽ đứng ra nhận lãnh sứ mạng phục hoạt Hiệp định Ba Lê bằng cách yêu cầu Mỹ phải thực thi Đoạn 34, điểm b của Đạo Luật Pub.L. 93-559 có nhắc tới Hiệp Định Ba Lê 1973 với đại ý "Quốc Hội xét thấy cuộc chiến đang diễn ra khốc liệt ở Nam Việt Nam và Cambodia không lợi ích cho các bên liên quan và cho nền hoà bình ở Đông Dương và trên thế giới; để giảm bớt nỗi thống khổ cho người dân Đông Dương và đem lại nền hoà bình thực sự tại khu vực này, Quốc Hội "hối thúc và yêu cầu - urges and requests" Tổng Thống và Ngoại Trưởng thực hiện 5 điều. Điều thứ 5 là tái triệu tập Hiệp Định Ba Lê 1973 nhằm bảo đảm việc thực thi đầy đủ".

Phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 có nhứt nhứt phải có đại diện Việt Nam Cộng Hòa, đại diện Mặt trận dân tộc giải phóng Miền Nam hay không? Theo cá nhơn thì không, bởi vì:

1. Đìều khoản tiên quyết của Hiệp định Ba Lê 1973 là phải "chấm dứt chiến tranh - tái lập hòa bình" ở Việt Nam bằng việc thống nhứt hai miền Nam - Bắc Việt Nam bằng việc tổng tuyển cử tự do có giám sát của cộng đồng quốc tế để thiết lập một nhà nước Việt Nam thống nhứt bằng ý nguyện của người dân Việt Nam thông qua lá phiếu bầu cử của mỗi công dân Việt Nam.

2. Hòa bình không được xây dựng từ bạo lực, chiếm đoạt. Vì vậy mặc dù Việt cộng đã cướp thành công Miền Nam vào ngày 30/4/1975 nhưng thứ hòa bình này là giả tạo và bởi vì sau khi cướp xong Miền Nam, Việt cộng đã trả thù hèn hạ công dân Việt Nam Cộng Hòa, đây là điều bị cấm trong Hiệp định Ba Lê 1973 mà chính Việt cộng đã đặt bút ký kết.

3. Từ ngày cướp xong Miền Nam cho tới nay, Việt cộng chưa hề thực thi một lần tổng tuyển cử tự do mà chỉ bầu cử theo hình thức "đảng cử - dân bỏ đại phiếu bầu" bởi vì một thể chế độc tài đảng trị sẽ không dám và không bao giờ có khái niệm tổng tuyển cử tự do, người dân quyết định bỏ phiếu cho ứng viên mà mình tin tưởng, phó thác.

4. Như đã nói, các bên tham gia ký kết Hiệp định Ba Lê 1973 không đại diện cho đảng phái mà đại diện cho chế độ được người dân sống trong chế độ đó ủy thác. Vì vậy dù cho hiện nay Việt Nam Cộng Hòa đã bị bức tử, cộng phỉ Miền Nam đã bị xóa sổ nhưng người dân sống dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa vẫn còn, con cháu của họ vẫn còn và người dân đi theo cộng phỉ vẫn còn, con cháu tụi nó vẫn còn. Lực lượng này chính là đại diện để phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973.

Tin hay không do nhận thức của mỗi người nhưng tui có thể lấy một ví dụ điển hình để chứng minh đó là câu chuyện về Hong Kong và món nợ ngàn tỷ Mỹ kim công phiếu thời nhà Thanh bên Tàu.

Nếu nói vì Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, cộng phỉ Miền Nam bị xóa sổ nên không biết phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 thì sẽ không có chuyện Anh Quốc dễ dàng cho Tàu cộng chuộc lại Hong Kong bởi vì:

Hong Kong được nhà Thanh nhượng địa "vĩnh viễn" cho Anh Quốc tại Điều ước Nam Kinh ký ngày 29/8/1842. Nhà Thanh chánh thức bị cáo chung vào năm 1912. Trung Hoa lục địa sau đó chìm đắm trong ly loạn bởi các cuộc chiến tranh quân phiệt và sau đó mới thống nhứt dưới chế độ của Tưởng Giới Thạch rồi lại rơi vào tay cộng sản vào ngày 01/10/1949 tới nay. Cộng sản Trung Quốc phủ nhận việc thừa kế từ triều đình Mãn Thanh vì Tàu cộng cho rằng chúng đã đánh đổ phong kiến chớ không có thừa kế. Vậy tại sao Anh Quốc lại trả Hong Kong cho Tàu cộng, Bồ Đào Nha trả Macau cho Tàu cộng mà không đi tìm bên đã trực tiếp ký bán là nhà Thanh ? 

Việc Anh Quốc, Bồ Đào Nha trả Hong Kong, Macau lại cho khổ chủ là trả cho nhân dân Trung Hoa chớ không phải trả cho cộng sản Tàu. Vì vậy mới có chuyện Anh Quốc với Tàu cộng phải lập Tuyên bố Trung - Anh để sau đó Quốc Hội Tàu cộng phải thông qua Hiến pháp riêng cho Hong Kong chớ không phải đảng cộng sản Tàu vì theo danh nghĩa thì Quốc Hội là cơ quan đại biểu cao nhứt của người dân.

Phục hoạt Hiệp định Ba Lê cũng vậy, không bắt buộc phải dựng lại Việt Nam Cộng Hòa, dựng lại cộng phỉ Miền Nam bởi vì hai thực thể này chỉ là đại diện của nhân dân Miền Nam. Phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 cũng không phải để chia cắt lại Việt Nam theo vỹ tuyến 17 bởi vì từ Hiệp định Geneva 1954 xuyên suốt tới Hiệp định Ba Lê 1973 đã khẳng định "vỹ tuyến 17 không phải để chia cắt lãnh thổ Việt Nam mà chỉ là giới tuyến tạm thời phân biệt hai thể chế chánh trị đối lập. Nó sẽ bị dở bỏ khi có được một cuộc tổng tuyển cử tự do để thống nhứt hai miền Nam - Bắc Việt Nam theo đúng các điều khoản tại Hiệp định Ba Lê 1973".

Tương tự như Hong Kong, Macau thì món nợ công phiếu ngàn tỷ Mỹ kim tính cả gốc lẫn lời do nhà Thanh phát hành cũng vậy, nếu lý luận rằng do nhà Thanh đã cáo chung từ năm 1912 nên Tàu cộng sẽ không trả mà các trái chủ phải đi tìm nhà Thanh để đòi thì nói thiệt chẳng có ai dại gì đầu tư vào công phiếu cả và nước Nga nó cũng không dại gì è lưng trả nợ do Liên bang Sô viết mắc nợ cả. Hiệp định Ba Lê 1973 cũng vậy, phục hoạt nó phải căn cứ vào quyền thừa kế mà người dân Miền Nam của Việt Nam Cộng Hòa và những người theo cộng phỉ Miền Nam chính là đối tượng thừa kế, thực thi.

Nước Mỹ sẽ không cần triệu tập các bên để phục hoạt Hiệp định Ba Lê theo lý giải của luật sư Lâm Chấn Thọ bởi vì không nhứt thiết phải quá cầu toàn như vậy. Lý do là Nước Mỹ đã ban hành Đạo Luật hỗ trợ nước ngoài năm 1974 viết tắt là Pub.L. 93-559 đã được tổng thống Gerald R. Ford ký ban hành ngày 30/12/1974. Cứ tuân theo Đạo Luật này mà ra điều kiện với Việt cộng rằng "hãy chọn việc xóa bỏ Hiến pháp, thực thi tổng tuyển cử tự do lập nên định chế tam quyền phân lập, đa nguyên, đa đảng hay chọn giải pháp trừng phạt do đã vi phạm Hiệp định Ba Lê 1973".

Điều người dân Việt Nam cần làm trong lúc này là tác động để chánh quyền của tổng thống Donald Trump sớm phục hoạt lại Hiệp định Ba Lê 1973 với yêu cầu Việt cộng phải hủy bỏ Hiến pháp và tiến hành tổng tuyển cử tự do đa đảng, đa nguyên, tam quyền phân lập. 

Vấn đề là do dân Việt Nam đã bị Việt cộng tẩy não, xỏ mũi, lực lượng chống cộng ở hải ngoại đã bị Việt cộng nằm vùng lấn át nên đã đi sai đường. Hãy nhìn qua Israel với Cao nguyên Golan và Hong Kong với hai Đạo Luật vừa được tổng thống Donald Trump ký ban hành sẽ thấy rõ tại sao Nước Mỹ chưa ủng hộ dân Việt Nam một cách nhiệt thành trong việc phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973. Vấn đề cao nguyên Golan với việc ông Trump công nhận nó thuộc lãnh thổ của Israel và quyết định dời Đại sứ quán Mỹ về Jerusalem đâu có cần phải triệu tập hội nghị quốc tế nhưng ông Trump vẫn làm và bị các quốc gia lẫn Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc lên án kịch liệt nhưng có sao đâu? Hong Kong cũng vậy, bất chấp Tàu cộng hăm he trả đũa nhưng vẫn ký ban hành 2 Đạo Luật đó thì sao ?

Tại sao các tổ chức, cá nhơn hô hào đấu tranh dân chủ cho Việt Nam lại phớt lờ thậm chí dè bỉu quyết tâm phục hoạt Hiệp định Ba Lê 1973 nhưng lại đi làm những trò phủi bụi cho Việt cộng nào là ký thỉnh nguyện thơ về môi trường, nhơn quyền, phản đối Tàu cộng,... Không cần nói ra nhưng tin tưởng nhiều người sẽ nhận ra và tự trả lời cho câu hỏi tại sao? Họ là ai./.

Tran Hung.


HÃY HIỂU ĐÚNG MỤC ĐÍCH CỦA HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973

HÃY HIỂU ĐÚNG MỤC ĐÍCH CỦA HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973 Mục đích của Hiệp định Ba Lê 1973 là "chấm dứt chiến tranh - tái lập hòa bình" trê...

HÃY HIỂU ĐÚNG MỤC ĐÍCH CỦA HIỆP ĐỊNH BA LÊ 1973

Mục đích của Hiệp định Ba Lê 1973 là "chấm dứt chiến tranh - tái lập hòa bình" trên toàn cõi Đông Dương. Miền Nam Việt Nam sớm tiến hành tổng tuyển cử tự do sau đó tiến tới tổng tuyển cử tự do có sự giám sát của cộng đồng quốc tế để thống nhứt hai Miền Nam Bắc.

Ngay từ đầu, ở thời điểm ban hành Hiệp Geneva 1954 đã nêu lên mục đích này. Tuy nhiên, tổng tuyển cử tự do là khắc tinh của cộng sản độc tài, vì vậy Hán tặc hồ chí minh đã tìm cách phá hoại Hiệp định Geneva rồi vu cáo do chánh quyền ông Ngô Đình Diệm không thực thi Hiệp định Geneva. 

Người Mỹ sau một thời gian tham chiến, họ nhận ra chiến tranh ở Đông Dương không mang lại hòa bình vĩnh cửu cho xứ sở này. Chỉ có tổng tuyển cử tự do, đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập thì mới kìm hãm, tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa cộng sản độc tài.

Nếu vẫn chia đôi hai Miền Nam Bắc thì vô tình dung dưỡng cho cộng sản tồn tại ở miền Bắc và liên tục đánh phá Miền Nam. Bởi vì chắc chắn đám Bắc cộng sẽ như Hàn cộng và nó sẽ nguy hiểm hơn Hàn cộng ở chỗ đặc thù của Miền Nam.

Bởi vì theo lịch sử, Miền Nam là vùng đất thuộc các cố quốc Champa, Chân Lạp,... Vì vậy Bắc cộng sẽ kích động các sắc tộc này nổi dậy phục quốc, lúc đó Miền Nam ta phải đứng trước thực trạng tứ bề thọ địch, rất nguy nan bởi nạn phân qua, ly loạn.

Hiệp định Ba Lê 1973 kế thừa Hiệp định Geneva 1954, tại hai Hiệp định này đều khẳng định "vỹ tuyến 17 chỉ là giới tuyến tạm thời". Tuy nhiên, một số người vì có thâm cừu đại hận với Bắc cộng, cộng phỉ Miền Nam và do một bộ phận không nhỏ người miền Bắc có thói hư, tật xấu do nhiễm văn hóa bần nông, cao ngạo, tự phụ, ích kỷ, xảo trá, quỷ quyệt, bội nghĩa, vong ân,... nên họ thù lây dân miền Bắc. Vì thù ghét dân miền Bắc nên họ không muốn hợp nhứt hai Miền Nam, đây chính là điểm yếu để cộng sản khoét sâu, cho rằng người Việt Nam Cộng Hòa kỳ thị, chia rẽ,... dẫn tới hiểu sai ý nghĩa của Hiệp định Ba Lê 1973.

Khẳng định lại, mục đích của Hiệp định Ba Lê 1973 là "chấm dứt chiến tranh - tái lập hòa bình" để thống nhứt hai Miền Nam Bắc bằng lá phiếu của toàn thể dân tộc Việt Nam sống trên dải đất hình chữ S có điểm cực Bắc là Ải Nam Quan, điểm cực Nam là Mũi Cà Mau thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do có sự giám sát của cộng đồng quốc tế. Những ai hiểu sai rằng Hiệp định Ba Lê 1973 là chia đôi hai miền Nam Bắc hoặc do nghe lời tuyên truyền của cộng sản, hoặc vì thù hằn cá nhơn và phần lớn đó là tụi tuyên truyền viên của Việt cộng./.

Tran Hung.





Nguồn:http://www.thesaigonposts.net/2019/12/hay-hieu-ung-muc-ich-cua-hiep-inh-ba-le.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét