{ CƯ AN - TƯ NGUY }
QUỐC HỒN VIỆT NAM- SINH HỒN DÂN TỘC


Tổng thống Mỹ Donald Trump làm bốn phương bốc lửa
Trong 48 giờ qua, tân tổng
thống Mỹ Donald Trump liên tục quạt gió vào các lò lửa quốc tế nhất là
với Iran và Nga. Cùng lúc đó, từ Seoul, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James
Mattis đe dọa giáng trả « vùi dập » Bắc Triều Tiên nếu Bình Nhưỡng dùng
vũ khí nguyên tử tấn công Hàn Quốc hay lãnh thổ Hoa Kỳ.
Donald Trump có vẻ ưa thích thái
độ khó lường cho dù đã khoác áo lãnh đạo siêu cường kinh tế và quân sự.
Hai tuần sau ngày tuyên thệ nhậm chức, tổng thống theo xu hướng « quốc gia trước đã
», và chính phủ của ông, đã liên tục đưa ra những tuyên bố bốc lửa.
Không những đối thủ của Hoa Kỳ mà ngay các quốc gia đối tác hay đồng
minh như Mêhicô, Úc và Israel cũng bị Donald Trump dằn mặt, theo phân
tích của AFP.
Đối với Iran, sau lời « cảnh báo » của Nhà Trắng, Washington dự trù tăng cường các biện pháp mới trừng phạt chế độ Hồi giáo vì Teheran thử tên lửa đạn đạo bị xem là vi phạm thỏa hiệp hạt nhân ký kết với các đại cường vào tháng 7/2015.
Chống Iran, « không trừ một giải pháp nào »
Tổng thống Barack Obama trước đây sử dụng hiệp định hạt nhân này để làm giảm căng thẳng với Iran, tạo ra một bước ngoặt trong quan hệ song phương. Trái lại, tân tổng thống Donald Trump thẳng thừng đe dọa « không loại trừ một biện pháp nào » kể cả biện pháp quân sự. Teheran lập tức lên án tổng thống Mỹ « liên tục vu khống để khiêu khích».
Tiếp tục trừng phạt Nga
Điều ngạc nhiên hơn hết là Washington cũng lên giọng với Matxcơva. Trong khi Donald Trump, từ lúc vận động tranh cử đã chủ trương thắt chặt quan hệ với tổng thống Nga Vladimir Putin, thì tân đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley « lên án hành động gây hấn của Nga tại Ukraina ». Tại Hội Đồng Bảo An, nữ đại sứ Mỹ khẳng định lệnh trừng phạt « sẽ được duy trì cho đến khi nào Nga trả bán đảo Crimée lại cho Ukraina ».
Nhà Trắng cũng tỏ thái độ lạnh nhạt với Israel trong hồ sơ lập khu định cư người Do Thái trên lãnh thổ lấn chiếm của Palestine. Cho dù Donald Trump nhiều lần ca ngợi mối quan hệ với đồng minh truyền thống tại Trung Đông kể cả ý định dời sứ quán Mỹ từ Tel-Aviv về Jerusalem, nhưng phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer thẩm định việc « xây thêm khu định cư không giúp giải quyết xung đột Israel-Palestine ».
Nhưng rồi sau đó, có tin tân ngoại trưởng Rex Tillerson gọi điện trấn an thủ tướng Benyamin Netanyahu, cam kết một sự ủng hộ « toàn diện ».
Xem thường Úc
Donald Trump cũng làm cho đồng minh quân sự Úc ở Thái Bình Dương choáng váng. Trong cuộc điện đàm bị cắt giữa chừng, tổng thống Mỹ cho rằng ông sẽ xét lại thỏa thuận « ngu ngốc » giữa Washington và Canberra về việc Mỹ nhận di dân bất hợp pháp bị cô lập trong các trại tạm cư ngoài nước Úc.
Vùi dập Bắc Triều Tiên
Còn tại Bắc Á, trong chuyến công du trấn an hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản, tân bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis tuyên bố sẵn sàng « vùi dập » Bắc Triều Tiên nếu Bình Những dùng hạt nhân tấn công một trong các đồng minh của Mỹ. Chủ nhân Lầu Năm Góc là bộ trưởng đầu tiên của chính quyền Trump thăm nước ngoài và với chủ đề an ninh quốc phòng.
Trong hồ sơ kinh tế, tuần trước, vị tổng thống thứ 45 của Mỹ thực hiện ngay chủ trương bảo hộ thị trường, thúc giục Canada và Mêhicô thương thuyết lại hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ.
Những lời tuyên bố bốc lửa trong những ngày qua làm cho công việc của tân ngoại trưởng Rex Tillerson khó khăn thêm. Ngày thứ năm 02/02/2017, ông chính thức nhậm chức vào lúc bộ Ngoại Giao trong tình trạng « nổi loạn », với khoảng « 1000 nhà ly khai » làm lung lay. Chính sách ngoại giao « thiển cận và nghiệp dư » của tổng thống Donald Trump bị chống đối công khai.
Thật ra, giới phân tích không rõ là tổng thống doanh nhân toan tính gì ? Phải chăng ông sử dụng chiến thuật đấu trí mà người Mỹ gọi là « ván bài lừa dối » mà cứu cánh duy nhất cần đạt được là phục vụ quyền lợi nước Mỹ trước đã, đồng minh lịch sử hay kẻ thù truyền thống không đáng kể.
Theo AFP, vị khách quốc tế đầu tiên của tân ngoại trưởng Mỹ là đồng nhiệm Đức Sigmar Gabriel. Ngoại trưởng Đức đã nhắc nhở phía Mỹ là trong giai đoạn đầy bất trắc này, mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương, từ kinh tế đến quân sự, vô cùng cần thiết.
Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170203-tong-thong-my-donald-trump-lam-bon-phuong-boc-lua?ref=fb_i
Được đăng bởi
Mai Huỳnh Mai St.8872
vào lúc
06:07
Đối với Iran, sau lời « cảnh báo » của Nhà Trắng, Washington dự trù tăng cường các biện pháp mới trừng phạt chế độ Hồi giáo vì Teheran thử tên lửa đạn đạo bị xem là vi phạm thỏa hiệp hạt nhân ký kết với các đại cường vào tháng 7/2015.
Chống Iran, « không trừ một giải pháp nào »
Tổng thống Barack Obama trước đây sử dụng hiệp định hạt nhân này để làm giảm căng thẳng với Iran, tạo ra một bước ngoặt trong quan hệ song phương. Trái lại, tân tổng thống Donald Trump thẳng thừng đe dọa « không loại trừ một biện pháp nào » kể cả biện pháp quân sự. Teheran lập tức lên án tổng thống Mỹ « liên tục vu khống để khiêu khích».
Tiếp tục trừng phạt Nga
Điều ngạc nhiên hơn hết là Washington cũng lên giọng với Matxcơva. Trong khi Donald Trump, từ lúc vận động tranh cử đã chủ trương thắt chặt quan hệ với tổng thống Nga Vladimir Putin, thì tân đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Nikki Haley « lên án hành động gây hấn của Nga tại Ukraina ». Tại Hội Đồng Bảo An, nữ đại sứ Mỹ khẳng định lệnh trừng phạt « sẽ được duy trì cho đến khi nào Nga trả bán đảo Crimée lại cho Ukraina ».
Nhà Trắng cũng tỏ thái độ lạnh nhạt với Israel trong hồ sơ lập khu định cư người Do Thái trên lãnh thổ lấn chiếm của Palestine. Cho dù Donald Trump nhiều lần ca ngợi mối quan hệ với đồng minh truyền thống tại Trung Đông kể cả ý định dời sứ quán Mỹ từ Tel-Aviv về Jerusalem, nhưng phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer thẩm định việc « xây thêm khu định cư không giúp giải quyết xung đột Israel-Palestine ».
Nhưng rồi sau đó, có tin tân ngoại trưởng Rex Tillerson gọi điện trấn an thủ tướng Benyamin Netanyahu, cam kết một sự ủng hộ « toàn diện ».
Xem thường Úc
Donald Trump cũng làm cho đồng minh quân sự Úc ở Thái Bình Dương choáng váng. Trong cuộc điện đàm bị cắt giữa chừng, tổng thống Mỹ cho rằng ông sẽ xét lại thỏa thuận « ngu ngốc » giữa Washington và Canberra về việc Mỹ nhận di dân bất hợp pháp bị cô lập trong các trại tạm cư ngoài nước Úc.
Vùi dập Bắc Triều Tiên
Còn tại Bắc Á, trong chuyến công du trấn an hai đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản, tân bộ trưởng Quốc Phòng James Mattis tuyên bố sẵn sàng « vùi dập » Bắc Triều Tiên nếu Bình Những dùng hạt nhân tấn công một trong các đồng minh của Mỹ. Chủ nhân Lầu Năm Góc là bộ trưởng đầu tiên của chính quyền Trump thăm nước ngoài và với chủ đề an ninh quốc phòng.
Trong hồ sơ kinh tế, tuần trước, vị tổng thống thứ 45 của Mỹ thực hiện ngay chủ trương bảo hộ thị trường, thúc giục Canada và Mêhicô thương thuyết lại hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ.
Những lời tuyên bố bốc lửa trong những ngày qua làm cho công việc của tân ngoại trưởng Rex Tillerson khó khăn thêm. Ngày thứ năm 02/02/2017, ông chính thức nhậm chức vào lúc bộ Ngoại Giao trong tình trạng « nổi loạn », với khoảng « 1000 nhà ly khai » làm lung lay. Chính sách ngoại giao « thiển cận và nghiệp dư » của tổng thống Donald Trump bị chống đối công khai.
Thật ra, giới phân tích không rõ là tổng thống doanh nhân toan tính gì ? Phải chăng ông sử dụng chiến thuật đấu trí mà người Mỹ gọi là « ván bài lừa dối » mà cứu cánh duy nhất cần đạt được là phục vụ quyền lợi nước Mỹ trước đã, đồng minh lịch sử hay kẻ thù truyền thống không đáng kể.
Theo AFP, vị khách quốc tế đầu tiên của tân ngoại trưởng Mỹ là đồng nhiệm Đức Sigmar Gabriel. Ngoại trưởng Đức đã nhắc nhở phía Mỹ là trong giai đoạn đầy bất trắc này, mối quan hệ đồng minh xuyên Đại Tây Dương, từ kinh tế đến quân sự, vô cùng cần thiết.
Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20170203-tong-thong-my-donald-trump-lam-bon-phuong-boc-lua?ref=fb_i
http://mainguyenhuynh.blogspot.co.id/2017/02/tong-thong-my-donald-trump-lam-bon.htmlChủ Nhật, 29 tháng 1, 2017GÀ TRỐNG GÁY- DONALD TRUMP
Thứ Năm, 29/12/2016 21:36
(Thethaovanhoa.vn) - Một
trung tâm mua sắm ở Trung Quốc đang chào đón năm mới bằng cách dựng
tượng một con gà trống khổng lồ trông na ná Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Tác phẩm mô phỏng nhân vật hoạt hình của Tổng thống mới đắc cử được trưng bày tại một trung tâm mua sắm ở Thái Nguyên, thủ phủ tỉnh Sơn Tây. Gà là con vật biểu tượng của năm Âm lịch kế tiếp, sẽ bắt đầu vào ngày 28/1 tới. Hình ảnh chú gà với kiểu đầu và nhiều chi tiết khác khiến người ta liên tưởng tới Tổng thống quyền lực của nước Mỹ Điệu bộ vung tay khi phát biểu của ông Trump cũng bị copy Mọi người đến trung tâm mua sắm vui vẻ chụp hình kỉ niệm cùng biểu tượng này Vào đầu năm nay, mạng xã hội Trung Quốc từng ngập tràn hình ảnh một chú chim bờm vàng khiến dân mạng nhanh chóng bàn tán về sự "tương đồng nổi bật" giữa nó và ông Trump.
Duy AnTheo Daily MailẢnh: Daily Mail
![]() Đây là chú gà ' Nòi '- Donald Trump, vừa được tuyển chọn của QL.VNCH đem về đấu trường VN để đối đầu ' gà Tàu TQ '. Và " Ai thắng ai ", trong cuộc chiến Biển Đông này!!? https://www.facebook.com/photo.php?fbid=328868750842675&set=p.328868750842675&type=3&theater ![]() Giải mã lời 'sấm' của nhà tiên tri Nostradamus: Donald Trump sẽ bị ám sát giống Kennedy
Thứ Tư, 28/12/2016 20:58
(Thethaovanhoa.vn) - Giải mã những dự đoán cho năm 2017 của nhà tiên tri
Pháp thế kỷ 16 Nostradamus, một số nhà nghiên cứu cho rằng nhiều khả
năng năm 2017, nước Mỹ sẽ xảy ra một vụ ám sát, giống như một vụ John F.
Kennedy kế tiếp.
Nhà tiên tri Pháp thế kỷ 16 Nostradamus Những lời tiên đoán của Nostradamus đã được lấy tham vấn và cảnh báo cho các sự kiện xảy ra trên thế giới từ thế kỷ thứ 16 tới nay. Theo đó, một số nhà “giải mã” lời tiên tri của Nostradamus cho rằng nhiều yếu tố trong cuộc tranh cử Tổng thống của John F. Kennedy hồi năm 1960 cũng xuất hiện trong cuộc bầu cử Tổng thống hồi tháng 11 và rất có thể vụ ám sát ông Trump sẽ xảy ra. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump Nostradamus là tác giả cuốn sách Những lời tiên tri (Les Propheties), bộ sưu tập những lời tiên đoán của ông được xuất bản năm 1555. Cuốn sách gồm những bài đoản thi gồm 4 câu (thơ tứ tuyệt), mỗi nhóm 100 câu nói về một thế kỷ.
Tuấn VĩTheo Yibada
Được đăng bởi
Mai Huỳnh Mai St.8872
vào lúc
21:47
http://mainguyenhuynh.blogspot.co.id/2017/01/ga-trong-gay-donald-trump.html
![]() ![]()
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên TwitterChia sẻ lên FacebookChia sẻ lên Pinterest
Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2017Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào?Nixon-Kissinger đã kéo nước Mỹ vào chính sách Một Trung Quốc như thế nào?
Đức Huy |
Trong những năm 70 của thế kỉ trước, dưới bàn tay của bộ đôi Nixon-Kissinger, chính sách đối ngoại của Mỹ với Trung Quốc đã trải qua hai bước ngoặt lịch sử.
"Chúng
ta sẽ tiếp tục giữ quan hệ gần gũi, thân thiện với Đài Loan, nhưng
chúng ta cũng phải nhớ, và [chính quyền Đài Loan] cũng phải chuẩn bị tâm
lý cho một thực tế rằng, Mỹ sẽ từng bước tiếp tục đi trên quỹ đạo bình
thường hóa với cả bên còn lại - tức Trung Quốc đại lục. Đây là vấn đề
thuộc phạm trù lợi ích quốc gia. Không phải vì chúng ta yêu quý gì [đại
lục], mà vị trí chiến lược của họ [buộc ta phải làm vậy]".
- Richard Nixon (Văn phòng Lưu trữ - Bộ Ngoại giao Mỹ)
Đó
là những lời dặn dò trực tiếp qua điện thoại mà Tổng thống Mỹ Richard
Nixon gửi tới Đại sứ Mỹ tại Đài Loan bấy giờ, ông Walter McConaughy, vào
ngày 30/6/1971. Chỉ thị của "sếp" khi đó thực sự đã đặt McConaughy vào
thế khó, buộc vị Đại sứ này phải tìm cách lựa lời nói với chính quyền
Tưởng Giới Thạch về hướng đi mới của Washington.
Sở dĩ
nói ông McConaughy gặp khó là bởi giống như đại bộ phận các nước phương
Tây khác, khi đó Mỹ vẫn giữ quan hệ ngoại giao với Đài Loan và chưa
thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Quốc dân đảng (KMT) cũng nhận được rất
nhiều sự trợ giúp từ Washington kể từ khi phải rút về Đài Loan sau thất
bại trong nội chiến Trung Quốc năm 1949.
Nhưng vì
lợi ích quốc gia, mà cụ thể ở đây là tham vọng muốn bắt tay với Bắc Kinh
để kiềm tỏa Liên Xô, Washington đã quyết định thực hiện hai nước đi
mang tính bước ngoặt về ngoại giao:
- Nước đi thứ nhất
mang tính bản lề, đó là chuyến thăm lịch sử của Nixon tới Bắc Kinh năm
1972, với kết quả là Thông cáo Thượng Hải được hai bên Trung-Mỹ đưa ra,
trong đó ghi rõ: "Mỹ hiểu rằng người Trung Quốc ở cả
hai bờ eo biển Đài Loan đều trung thành với quan điểm chỉ có một chính
phủ Trung Quốc duy nhất, và Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Mỹ
không phản đối quan điểm đó".
Nixon và phu nhân trong chuyến thăm lịch sử tới Trung Quốc năm 1972. Ảnh: History.com
Chính sách "một Trung Quốc",
đúng như tên gọi của nó, có nghĩa rằng chỉ tồn tại một chính phủ hợp
pháp duy nhất quản lý Trung Quốc. Bắc Kinh và Đài Loan đều công nhận
chính sách này, và cho rằng mình, chứ không phải bên còn lại, mới là
chính phủ hợp pháp của Trung Quốc.
Chính
sách này buộc các nước trên thế giới nếu đã thiết lập quan hệ ngoại giao
cấp nhà nước với Bắc Kinh thì không được phép thiết lập quan hệ ngoại
giao cấp nhà nước với Đài Loan, và ngược lại.
-
Và nước đi thứ hai mang tính quyết định, là việc chính phủ của Tổng
thống Mỹ Jimmy Carter tuyên bố chính thức cắt đứt quan hệ ngoại giao cấp
nhà nước với Đài Loan, để thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc
vào ngày 1/1/1979, phù hợp với chính sách "một Trung Quốc" mà Mỹ vẫn
tuân thủ cho tới hiện tại.
Nhưng để có được hai
bước đi mang tính bước ngoặt như vậy, không thể không kể đến hàng loạt
những sự kiện, những cuộc đối thoại bí mật vô cùng quan trọng diễn ra
nơi hậu trường trong vài năm trước đó.
1969-1970: Mỹ đánh tiếng, Trung hưởng ứng, Đài bất bình
Ý
tưởng xích lại gần Trung Quốc trên thực tế đã được Nixon hé lộ từ khi
ông còn là ứng viên tranh cử Tổng thống. Năm 1967, trong một bài viết
đăng trên tạp chí Foreign Affairs, Nixon khẳng định: "Chúng ta không
thể cứ mãi để Trung Quốc bên ngoài tập thể các quốc gia trên thế giới,
cứ để Trung Quốc nuôi dưỡng tham vọng, nuôi dưỡng sự thù địch, và đe dọa
các nước láng giềng".
Ngày 1/2/1969, chỉ hai tuần
sau khi chính thức lên nắm quyền tại Nhà Trắng, Nixon lập tức tìm cách
thiết lập các kênh liên lạc với phía Trung Quốc. Trong một bức điện gửi
tới Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger, Nixon viết:
"Tôi
cho rằng chúng ta cần tìm mọi cách để thể hiện rằng chính phủ Mỹ hiện
tại đang 'cân nhắc mọi phương án nối lại quan hệ với người Trung Quốc'.
Nhưng tất nhiên, điều này phải được thực hiện một cách bí mật và không
được phép xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng trong bất
kì hoàn cảnh nào".
Tháng 7/1969, Nixon thăm Pakistan
và họp mặt với người đồng cấp Yahya Khan. Sau cuộc gặp, một nhà ngoại
giao Mỹ tại Pakistan đã chuyển lời tới Kissinger rằng phía Pakistan hiểu
rằng Mỹ muốn tiếp cận Trung Quốc và nhờ Pakistan, vốn có quan hệ tốt
với Bắc Kinh, "chuyển lời".
Nhưng dù có muốn bắt tay
với Trung Quốc thế nào đi nữa, thì Kissinger vẫn không muốn Mỹ phải thể
hiện hình ảnh "xuống nước" một cách thái quá như vậy. Ông lập tức cử phụ
tá Hal Saunders tới trao đổi với Đại sứ Pakistan tại Mỹ, Agha Hilaly,
để làm rõ hai điểm.
Thứ nhất, Mỹ cho rằng việc chuyển lời
không cần quá gấp gáp hay đòi hỏi nỗ lực đáng kể gì từ phía Pakistan.
Việc cho Trung Quốc thấy quan điểm của Mỹ là quan trọng, nhưng không
phải một điều gì đó cần phải thực hiện ngay lập tức.
Thứ
hai, điều mà Tổng thống Nixon muốn là Tổng thống Yahya sẽ, vào một thời
điểm thích hợp và tự nhiên, nêu quan điểm của Mỹ đối với Trung Quốc một
cách rõ ràng, nhưng không cần phải nghiêm trọng hóa vấn đề.
Tháng
12/1969, trong một động thái khác nhằm thể hiện thiện chí, Nixon đã
nghe theo lời khuyên của Ngoại trưởng William Rogers và quyết định nới
lỏng các hàng rào giao thương với Trung Quốc, trong đó có việc mua bán
các mặt hàng nông sản Mỹ.
Nỗ lực "đánh tiếng" trong suốt
năm đầu của nhiệm kì Nixon đã thu về thành quả đầu tiên, khi vào tháng
2/1970, cấp dưới của Kissinger báo cáo rằng đại diện phía Trung Quốc,
thông qua kênh liên lạc tại Warsaw, cho biết: "nếu Mỹ muốn cử một đại
diện cấp Bộ trưởng hoặc đặc phái viên của Tổng thống tới Trung Quốc để
thảo luận thêm về quan hệ Mỹ-Trung, thì Bắc Kinh sẵn sàng tiếp đón".
Dù
rất cố gắng giữ bí mật, song các động thái của Mỹ vẫn không qua nổi mắt
chính quyền Đài Loan. Tháng 3/1970, Tưởng Giới Thạch đã đích thân viết
thư gửi tới Nixon, trong đó thể hiện sự quan ngại trước cách tiếp cận
mới của Mỹ với Bắc Kinh. Một tháng sau, con trai của Tưởng là Tưởng Kinh
Quốc đã gặp trực tiếp Kissinger để bàn thêm về vấn đề này.
Một
mặt, Nixon-Kissinger tìm cách xoa dịu Đài Loan, mặt khác, bộ đôi này
vẫn tìm mọi phương án để thiết lập một kênh liên lạc với Bắc Kinh.
1971: Ngoại giao bóng bàn, chuyến thăm "mở đường" của Kissinger, và tuyên bố lịch sử của Nixon
Tháng
4/1971, hơn 2 năm sau khi Nixon bắt đầu chiến dịch "đánh tiếng" muốn
thiết lập quan hệ với Trung Quốc, Bắc Kinh lần đầu tiên công khai hưởng
ứng ý tưởng của Washington, và thể hiện thiện chí của mình bằng một hình
thức rất đặc biệt.
Trong lúc đang tham dự giải bóng bàn
thế giới tổ chức tại Nagoya, Nhật Bản, đội tuyển bóng bàn Mỹ đã bất ngờ
nhận được lời mời tới Trung Quốc thi đấu giao hữu. Không ai khác, chính
Mao Trạch Đông là người trực tiếp thông qua lời mời này, dù trước đó Bộ
Ngoại giao Trung Quốc vẫn làm theo thông lệ và từ chối không cấp thị
thực cho các thành viên đội tuyển Mỹ.
Ngày 10/4/1971,
đội tuyển bóng bàn Mỹ gồm 15 người đã bước qua cây cầu từ Hong Kong sang
đại lục, qua đó trở thành những người Mỹ đầu tiên đặt chân tới Trung
Quốc kể từ năm 1949.
Đội tuyển bóng bàn Mỹ thăm Vạn Lý Trường Thành năm 1971. Ảnh: CNN
Đáp
lại thiện chí của Bắc Kinh, trong lúc đội tuyển bóng bàn Mỹ vẫn đang ở
Trung Quốc, Nixon tuyên bố sẽ nối lại việc cấp thị thực cho người Trung
Quốc, đồng thời nới lỏng kiểm soát tiền tệ để Trung Quốc có thể dễ dàng
sử dụng đồng USD hơn.
Sau sự kiện này, các phát ngôn của Nixon về
Trung Quốc cũng cởi mở hơn hẳn. Nổi bật là trong cuộc họp báo ngày
29/4/1971, Nixon đã nói thẳng: "Tôi hi vọng và trông đợi được tới
thăm Trung Quốc đại lục - nhưng tôi chưa biết là thăm trên danh nghĩa
gì... Nước Mỹ đang hướng tới một mối quan hệ bình thường với Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa".Phía Trung Quốc đến lúc này có thể nói đã thấy rõ "bài ngửa" của Mỹ. Tháng 5/1971, thông qua Pakistan, Chu Ân Lai nhắn với Nixon rằng chính phủ Bắc Kinh sẵn sàng chào đón một chuyến thăm chính thức của Nixon, hoặc một đặc phái viên của Nixon tới Trung Quốc để đẩy mạnh tiến trình thảo luận. Sau vài tuần trao đổi qua lại, đôi bên thống nhất sẽ để Kissinger tới Bắc Kinh trong một chuyến thăm bí mật. Ngày 9/7/1971, để đánh lừa truyền thông, Kissinger trong khi đang thăm Pakistan đã vờ cáo ốm, rồi sau đó đáp chuyên cơ bay thẳng tới Bắc Kinh để hội đàm với Chu Ân Lai.
Henry Kissinger (trái) trong cuộc gặp bí mật với Chu Ân Lai năm 1971. Ảnh: Britannica
Trở về từ Bắc Kinh, Kissinger báo với Nixon rằng Tổng thống Mỹ "đã có được đúng những gì mình muốn". "Chúng tôi đã đặt nền móng để ngài và Mao Trạch Đông đưa lịch sử bước sang trang mới" - Kissinger nói thêm. Ngày 15/7/1971, trên sóng truyền hình quốc gia, Nixon công khai với người dân nước Mỹ cũng như toàn thế giới rằng ông đã cử Cố vấn An ninh Quốc gia Henry Kissinger tới Trung Quốc, và kết quả của các cuộc họp mặt tại đây là thỏa thuận về một chuyến thăm cấp nhà nước của Tổng thống Mỹ tới Trung Quốc vào mùa xuân năm 1972. "Chuyến thăm này không có ý muốn gây hại tới lợi ích của bất kì quốc gia nào khác. Tôi làm điều này bởi tôi tin chắc rằng tất cả các nước trên thế giới sẽ hưởng lợi từ một mối quan hệ bớt căng thẳng và tốt đẹp hơn giữa Mỹ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" - Nixon phát biểu.
Tuyên bố lịch sử của Nixon. Nguồn: AP
Nixon đáp:
Kính mời quý độc giả đón đọc Duyên
nợ Mỹ-Trung-Đài và chính sách "một Trung Quốc" (phần II): Xoa dịu Đài
Loan bằng 6 Đảm Bảo, Mỹ "đu dây" giữa hai bờ eo biển suốt 3 thập kỉ
theo Trí Thức Trẻ
Nguồn:http://soha.vn/nixon-kissinger-da-keo-nuoc-my-vao-chinh-sach-mot-trung-quoc-nhu-the-nao-20161213152711058.htm
Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017Ông Trump ký sắc lệnh tái thiết ‘vĩ đại’ quân đội
(PLO) – Tân Tổng thống
Mỹ Donald Trump ngày 27-1 đã ký sắc lệnh “tái thiết vĩ đại” quân đội Mỹ với cam
kết sẽ trang bị nhiều máy bay, tàu hải quân mới và thêm nhiều nguồn lực quân sự.
“Sẽ không ai phải hoài nghi sức mạnh
của quân đội Mỹ và không ai nghi ngờ sự cống hiến của chúng ta cho hòa
bình. Chúng ta muốn hòa bình”, AFP dẫn lời phát biểu sau lễ ký sắc lệnh
của ông Trump.
Theo sắc lệnh vừa ký, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ được cấp ngân sách để mua sắm các máy bay, tàu hải quân mới và các nguồn lực khác.
Tổng thống Trump nói rằng ông hi vọng Quốc hội Mỹ “sẽ thật sự hài lòng” với đề xuất ngân sách của Nhà Trắng dành cho quân đội.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu sau buổi lễ ký sắc lệnh hôm 27-1. Hai bên là Phó Tổng thống Mike Pence (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. Ảnh:
Ngoài ra, ông Trump cũng ký một sắc lệnh
nhằm tăng cường công tác kiểm duyệt hồ sơ của những người nhập cư và tị
nạn trong tương lai cũng như nhằm ngăn chặn những kẻ khủng bố Hồi giáo
cực đoan xâm nhập nước Mỹ.
Ông được dự kiến sẽ ra lệnh cho tân Bộ
trưởng Quốc phòng James Mattis tăng cường các hoạt động chống Tổ chức
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria cùng với tăng cường binh
sĩ Mỹ và khí tài quân sự như pháo binh và các trực thăng tấn công.
Một động thái khác được mong chờ từ Tổng
thống Trump là rà soát và tăng cường khả năng của nước Mỹ trong việc
phòng vệ trước các cuộc tấn công mạng.
Nguồn: http://plo.vn/quoc-te/ong-trump-ky-sac-lenh-tai-thiet-vi-dai-quan-doi-679592.html Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2017Ông Trump ký sắc lệnh tái thiết ‘vĩ đại’ quân đội
(PLO) – Tân Tổng thống
Mỹ Donald Trump ngày 27-1 đã ký sắc lệnh “tái thiết vĩ đại” quân đội Mỹ với cam
kết sẽ trang bị nhiều máy bay, tàu hải quân mới và thêm nhiều nguồn lực quân sự.
“Sẽ không ai phải hoài nghi sức mạnh
của quân đội Mỹ và không ai nghi ngờ sự cống hiến của chúng ta cho hòa
bình. Chúng ta muốn hòa bình”, AFP dẫn lời phát biểu sau lễ ký sắc lệnh
của ông Trump.
Theo sắc lệnh vừa ký, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ được cấp ngân sách để mua sắm các máy bay, tàu hải quân mới và các nguồn lực khác.
Tổng thống Trump nói rằng ông hi vọng Quốc hội Mỹ “sẽ thật sự hài lòng” với đề xuất ngân sách của Nhà Trắng dành cho quân đội.
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu sau buổi lễ ký sắc lệnh hôm 27-1. Hai bên là Phó Tổng thống Mike Pence (trái) và Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis. Ảnh:
Ngoài ra, ông Trump cũng ký một sắc lệnh
nhằm tăng cường công tác kiểm duyệt hồ sơ của những người nhập cư và tị
nạn trong tương lai cũng như nhằm ngăn chặn những kẻ khủng bố Hồi giáo
cực đoan xâm nhập nước Mỹ.
Ông được dự kiến sẽ ra lệnh cho tân Bộ
trưởng Quốc phòng James Mattis tăng cường các hoạt động chống Tổ chức
Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở Iraq và Syria cùng với tăng cường binh
sĩ Mỹ và khí tài quân sự như pháo binh và các trực thăng tấn công.
Một động thái khác được mong chờ từ Tổng
thống Trump là rà soát và tăng cường khả năng của nước Mỹ trong việc
phòng vệ trước các cuộc tấn công mạng.
Nguồn: http://plo.vn/quoc-te/ong-trump-ky-sac-lenh-tai-thiet-vi-dai-quan-doi-679592.html
NGỌC NH
http://mainguyenhuynh.blogspot.co.id/2017/01/ong-trump-ky-sac-lenh-tai-thiet-vi-ai.html
http://mainguyenhuynh.blogspot.co.id/2017/01/ong-trump-tillerson-noi-ve-bien-ong-vn.html Nguy cơ xung đột nếu Mỹ cấm Trung Quốc lên đảo ở Biển ĐôngViệc Mỹ sử dụng biện pháp quân sự để ngăn Trung Quốc tiếp cận đảo nhân tạo ở Biển Đông có thể làm gia tăng đáng kể nguy cơ nổ ra chiến tranh.
Ngoại trưởng được đề cử Mỹ Rex Tillerson trong phiên điều trần trước Ủy
ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ hôm qua tuyên bố hoạt động của Trung Quốc ở
Biển Đông là "cực kỳ đáng lo ngại" và ông muốn ngăn Trung Quốc tiếp cận
với các đảo nhân tạo nước này bồi đắp phi pháp ở Biển Đông, theo Reuters.
Các chuyên gia phân tích cho rằng quan điểm này của ông Tillerson phần
nào thể hiện sự thống nhất trong lập trường của Tổng thống đắc cử Donald
Trump và các quan chức Nhà Trắng được ông bổ nhiệm đối với các hoạt
động của Trung Quốc trên Biển Đông. Trong cuộc họp báo diễn ra sau đó,
ông Trump nói rằng Bắc Kinh đang "lấn lướt" Mỹ trên Biển Đông bằng cách
xây dựng những "pháo đài khổng lồ".
Ankit Panda, chuyên gia phân tích của Diplomat, cho rằng những
tuyên bố Ngoại trưởng được đề cử Tillerson đưa ra trong phiên điều trần
về vấn đề Biển Đông là những gì mà ngay cả những quan chức Mỹ có lập
trường cứng rắn nhất với Trung Quốc hiếm khi đề cập đến trước đây.
Theo Panda, với tuyên bố "không cho phép Trung Quốc tiếp cận các đảo
nhân tạo ở Biển Đông", ông Tillerson nhiều khả năng ám chỉ khả năng sử
dụng sức mạnh của không quân và hải quân Mỹ để ngăn chặn hoạt động của
tàu chiến, máy bay Trung Quốc tại các đảo nhân tạo nước này bồi đắp phi
pháp ở khu vực.
Đây sẽ là hành động leo thang rất lớn về cường độ của Mỹ, bởi hải quân
nước này dưới thời Tổng thống Barack Obama chỉ thực hiện các hoạt động
tuần tra bảo vệ tự do hàng hải trên Biển Đông, không hề có bất cứ hành
động nào nhằm ngăn cản tàu chiến Trung Quốc qua lại trên vùng biển.
Panda cho rằng dù việc Trung Quốc triển khai vũ khí, đưa tàu chiến, máy
bay tới các đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông là hành động đi ngược lại
luật pháp quốc tế, trái với phán quyết mà Tòa Trọng tài đã đưa ra hồi
tháng 7 năm ngoái, Mỹ cũng không hề có bất cứ cơ sở pháp lý thuyết phục
nào để ngăn cản các phương tiện quân sự của Trung Quốc hoạt động trên
Biển Đông.
Mặc dù chưa phê chuẩn Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS), hải
quân Mỹ hiện nay hoạt động trên Biển Đông chủ yếu dựa trên cơ sở pháp
lý của văn kiện này, trong đó nhấn mạnh các bên đều có quyền tự do đi
lại trên những vùng biển quốc tế.
Nếu hải quân Mỹ thực hiện theo những gì ông Tillerson đề xuất, điều tàu
chiến, máy bay ngăn chặn các phương tiện quân sự của Trung Quốc tiếp
cận đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông, Mỹ lại đang vô tình vi phạm
các quy định về tự do hàng hải trong UNCLOS, bởi Mỹ không hề có lãnh hải
hay vùng tiếp giáp lãnh hải trên Biển Đông. Hải quân các nước chỉ có
thể hạn chế hoạt động qua lại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải
hoặc vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, chứ không phải trên vùng biển
quốc tế.
Đề xuất của Tillerson không chỉ làm xói mòn lập trường của Mỹ ủng hộ
luật pháp, thông lệ quốc tế trên Biển Đông, nó còn làm gia tăng nguy cơ
nổ ra một cuộc xung đột giữa Mỹ với Trung Quốc trên vùng biển quan trọng
này.
Theo Panda, việc sử dụng biện pháp quân sự để ngăn chặn hành động của
Trung Quốc trên Biển Đông rõ ràng sẽ là hành động khiến Bắc Kinh cảm
thấy "mất mặt" và có phản ứng quyết liệt hơn. Ngoài ra, nó còn thách
thức trực tiếp tới cái mà Trung Quốc cho là "lợi ích cốt lõi" của mình
trên Biển Đông.
Dù Tillerson không nói rõ sẽ ngăn chặn Trung Quốc trên Biển Đông như
thế nào, phương án này gần như không được giới chức Mỹ nhắc đến trước
đây. Ngay cả Tổng thống đắc cử Trump, người nhiều lần kịch liệt lên án
Trung Quốc, cũng chỉ muốn nhắm vào nước này trong lĩnh vực kinh tế và
thương mại, chứ không phải là biện pháp quân sự.
Những quan chức có lập trường cứng rắn với Trung Quốc ở Washington,
chẳng hạn như thượng nghị sĩ Marco Rubio, cũng không đưa ra những đề
xuất mạnh như vậy. Trong khi muốn thay đổi hoàn toàn cách chính quyền
Obama phản ứng với Bắc Kinh, Rubio cũng chỉ dừng lại ở việc đề xuất các
biện pháp cấm vận mang tính trừng phạt nhắm vào Trung Quốc và đưa ra lập
trường về chủ quyền của các thực thể trên Biển Đông.
Nếu Thượng viện Mỹ phê chuẩn đề xuất bổ nhiệm Tillerson làm Ngoại
trưởng, Bắc Kinh chắc chắn sẽ rất lo lắng với những kế hoạch hành động
trên Biển Đông của chính quyền mới ở Washington. Tuyên bố của Tillerson
sẽ càng khiến nhiều người Trung Quốc tin rằng Mỹ đang tìm cách củng cố
vị thế "bá quyền" ở Biển Đông và hoạt động "tự do hàng hải" của chính
quyền Obama chỉ là vỏ bọc cho mục đích này, theo Panda.
Căng thẳng giữa Tổng thống đắc cử Mỹ và chính phủ Trung Quốc tới nay
vẫn chưa bùng phát một cách trực tiếp, nhưng giới lãnh đạo Bắc Kinh
dường như ngày càng lo lắng với nguy cơ Trump hiện thực hóa những lời đe
dọa về việc đánh thuế cao với hàng hóa Trung Quốc, từ bỏ chính sách Một
Trung Quốc, và đến giờ là thay đổi hoàn toàn lập trường của Washington
đối với những tranh chấp trên Biển Đông.
"Nếu các lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục suy nghĩ rằng Mỹ đang tăng cường
nỗ lực gây tổn hại đến 'lợi ích cốt lõi' của họ, đặc biệt là vấn đề Biển
Đông, nguy cơ nổ ra xung đột và chiến tranh trong khu vực càng trở nên
lớn hơn", Panda nhấn mạnh.
Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/nguy-co-xung-dot-neu-my-cam-trung-quoc-len-dao-o-bien-dong-3527365.html
Trí Dũng
http://mainguyenhuynh.blogspot.co.id/2017/01/nguy-co-xung-ot-neu-my-cam-trung-quoc.html Thứ Tư, 18 tháng 1, 2017IS, al-Qaeda xúi giục ám sát Trump vào ngày nhậm chức
Thứ tư, 18/1/2017 | 18:00 GMT+7
|
IS, al-Qaeda xúi giục ám sát Trump vào ngày nhậm chứcCác tổ chức khủng bố ở Trung Đông đang kêu gọi tấn công nhằm vào buổi lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1 tới.
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) và nhóm khủng bố al-Qaeda đang
sử dụng tạp chí tuyên truyền kêu gọi thực hiện tấn công nhằm vào buổi lễ
nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1, Daily Star hôm nay đưa tin.
Trên tạp chí Inspire, al-Qaeda kêu gọi các thành viên sử dụng máy bay
không người lái chứa chất nổ tấn công phá hủy các mục tiêu biểu tượng
của sự "giàu có" ở nước Mỹ.
Một ấn phẩm khác của nhóm này cho rằng các chiến binh thánh chiến nên
tìm cách tấn công vào các khu vực tập trung đông người, chẳng hạn như
các sự kiện thể thao với hàng trăm nghìn người tham gia, các cuộc bầu
cử, lễ hội và tụ họp khác.
Ấn phẩm này cho rằng điều quan trọng là tấn công vào người chứ không
phải các tòa nhà, đồng thời nhấn mạnh thủ đô Washington DC là mục tiêu
số một.
Trong khi đó, phiến quân IS cũng tuyên bố ý định ám sát Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Trên tạp chí Rumiyeh, IS kêu gọi tấn công vào lễ nhậm chức của ông
Trump và yêu cầu các tay súng cố gắng sát hại thật nhiều người bằng cách
tập trung vào những "mục tiêu tuyệt vời" như cuộc tấn công bằng xe tải ở
Nice trong năm 2016.
Chỉ vài tuần trước, IS tung ra đoạn video kêu gọi ám sát ông Trump cùng
các lãnh đạo thế giới khác, trong đó có cảnh các mật vụ Mỹ đẩy ông
Trump khỏi sân khấu trong khi phát biểu trước đám đông biểu tình ở
Nevada vào ngày 6/11/2016.
Lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump diễn ra vào ngày
20/1 tới. Cơ quan an ninh nội địa và phản ứng khẩn cấp Mỹ đang chuẩn bị
an ninh sẵn sàng cho ước tính 800.000 - 900.000 người tham gia lễ nhậm
chức và diễu hành khai mạc.
Nhà chức trách Mỹ dự kiến triển khai khoảng 28.000 nhân viên an ninh
bảo vệ lễ nhậm chức của ông Trump, trong đó 7.800 người đến từ lực lượng
Vệ binh Quốc gia.
Cảnh sát Mỹ đang theo dõi sát sao các nhóm có nguy cơ gây rối trong lễ
nhậm chức, đồng thời lên kế hoạch điều nhiều cảnh sát mặc thường phục
trà trộn vào đám đông.
Nguyễn Hoàng Nguồn:http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/is-al-qaeda-xui-giuc-am-sat-trump-vao-ngay-nham-chuc-3530205.html
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
WikiLeaks: Hillary tán dương việc để Trung Quốc thôn tính Đài Loan
2 hours trước 357 lượt xem
Tổ chức WikiLeaks công bố một email cá nhân của bà Hillary, nội dung email đề cập: “Để cho Trung Quốc chiếm Đài Loan bù lại Trung Quốc xóa bỏ món nợ 1140 tỷ Đô la (USD) của Mỹ”. Thông tin này đã khiến nhiều người Đài Loan sửng sốt!
Tranh cử
Tổng thống Mỹ năm 2016 có thể nói là lần tranh cử khó dự đoán nhất
trong lịch sử. Cuộc chiến tranh luận trong vấn đề Đài Loan giữa ông
Trump và bà Hillary cũng đặc biệt đáng quan tâm, chuyện bà Hillary bị
thua cũng là một cú sốc đối với nhiều người Đài Loan. Tuy nhiên một
email cá nhân do WikiLeaks mới công bố đã làm nhiều người Đài Loan thay
đổi quan điểm.
Tờ Ettoday
đưa tin, WikiLeaks đã không khai thư cá nhân của bà Hillary năm 2011,
trong thư đề cập để cứu vãn nền kinh tế Mỹ, Jake Sullivan (Cố vấn cấp
cao về chính sách ngoại giao của phe bà Clinton) đã tán đồng quan điểm
của Paul Kane trong bài viết “Để cứu kinh tế của chúng ta, hãy quên đi Đài Loan!”
(To Save Our Economy, Ditch Taiwan), nội dung bài viết kiến nghị Chính
phủ Obama hãy để Trung Quốc thôn tín Đài Loan đổi lại Trung Quốc hủy món
nợ 1140 tỷ USD của Mỹ. Khi đó bà Hillary đã trả lời: “Tôi đã đọc xong bài viết này và cho rằng cách làm này rất thông minh, chúng ta hãy thảo luận thôi” (I saw it and thought it was so clever. Let’s discuss).
Ngày 10/11/2011, Thời báo New York từng đăng bài viết “Để cứu kinh tế của chúng ta, hãy quên đi Đài Loan!”. Tác giả bài viết là Paul Kane, cựu nghiên cứu viên về vấn đề an ninh quốc tế Học viện Kennedy Đại học Harvard.
Theo công bố của WikiLeaks, ngày 11/11/2011, trong email cá nhân, bà Hillary đã đề cập để cứu vãn nền kinh tế Mỹ, cố vấn Jacob Jeremiah Sullivan đã chuyển bài viết này cho bà Hillary, tiêu đề email mà Sullivan gửi cho Hillary là “Bài viết thú vị”.
Nội dung
email nhắc đến mối đe dọa hàng đầu đối với an ninh quốc gia Mỹ chính là
món nợ của Mỹ. Để giải quyết nguy cơ này, Tổng thống Obama đưa ra nhiều
biện pháp lựa chọn. Trong một cuộc họp kín với lãnh đạo Trung Quốc từng
thảo luận vấn đề Mỹ chấm dứt hỗ trợ quân sự cho Đài Loan, hủy bỏ Hiệp
ước quốc phòng Mỹ – Đài Loan trước năm 2015, đổi lại việc Trung Quốc bỏ
khoản nợ 1140 tỷ USD của Mỹ.
Đài Loan
được xem là người bạn quan trọng tại châu Á của Mỹ, rất nhiều người Đài
Loan ủng hộ bà Hillary. Vì thế nhiều người Đài Loan biết thông tin này
đã vô cùng thất vọng, nhiều người kết luận bà Hillary thiếu chữ tín, vì
thế thất bại của bà không có gì phải nói. Cư dân mạng Đài Loan bình
luận: “Thảo nào thái độ của Mỹ đối với Đài Loan cứ đong đưa”, “Nếu
không vì vấn đề chúng ta mua vũ khí quân trang của Mỹ thì chúng ta đã bị
bán đứng rồi”, “Fan của Hillary còn gì để nói nữa không?”…
Theo thông tin, có nhiều nguyên nhân làm bà Hillary thất bại, chẳng hạn như vụ bê bối của email cũng như vấn đề quỹ Clinton làm cử tri Mỹ thay đổi thái độ vì cho rằng bà Hillary Clinton là người hay nói dối.
Mộc Vệ (T/H)
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét