“Tùy bút là thể loại mà Võ Phiến thành công nhất, để lại nhiều tác phẩm và tư liệu hay nhất.”
Image copyrightPhát biểu từ Úc, nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc,
người viết nhiều về ông Võ Phiến, nói thế hệ cầm bút sau này vẫn còn học
được ở Võ Phiến.
Những bài bình luận chính trị của ông trước 1975 chứng tỏ ông rất am hiểu chủ nghĩa cộng sản.Nguyễn Hưng Quốc
“Ông
viết nhiều đề tài nhưng lúc nào phong cách của ông luôn là Võ Phiến.
Nhà văn chỉ thành công khi anh có phong cách riêng, để khi đọc một câu,
một đoạn, độc giả biết ngay là của anh.”
Từ sau 1975 đến nay, hầu hết tác phẩm của Võ Phiến vẫn chưa được xuất bản tại Việt Nam.
Vài năm trước, tại Việt Nam xuất hiện hai cuốn tạp văn của Võ Phiến nhưng in với bút danh Tràng Thiên.
Ông
Quốc giải thích: “Những bài bình luận chính trị của ông trước 1975
chứng tỏ ông rất am hiểu chủ nghĩa cộng sản. Ông phê phán nó rất sắc
sảo, mới mẻ so với thời đại bấy giờ.”
“Vì vậy ông bị miền Bắc xem là nhà văn ‘biệt kích, phản động’, toàn bộ sách của ông bị tịch thu sau 1975.”
Từ trong nước, nhà phê bình, giáo sư Trần Đình Sử cho biết tại Việt Nam hiện nay, đánh giá về Võ Phiến “rất phân tán”.
“Chủ yếu là do nhìn vào khuynh hướng chính trị của tác giả.”
“Tuy
vậy, nhà văn nào cũng có khuynh hướng chính trị của họ. Nếu đặt nó sang
bên để nhìn khía cạnh sáng tạo văn học, tôi nghĩ Võ Phiến là người viết
tùy bút lớn.”
Trước đây ta cho rằng Nguyễn Tuân viết tùy bút số
một, nhưng còn Võ Phiến. Nhiều khi tôi trộm nghĩ tùy bút Võ Phiến không
hề thua kém, thậm chí có khi hơn.Trần Đình Sử
Giáo sư Trần Đình Sử đánh giá rất cao các bài tùy bút của Võ Phiến.
“Trước
đây ta cho rằng Nguyễn Tuân viết tùy bút số một, nhưng còn Võ Phiến.
Nhiều khi tôi trộm nghĩ tùy bút Võ Phiến không hề thua kém, thậm chí có
khi hơn.”
Nhà phê bình Nguyễn Hưng Quốc nói “ân oán chính trị sẽ ngày càng phôi phai”. (Toàn bài đã đăng
tại đây).
Thanh Tâm Tuyền (1936-2006):
Nhà thơ Thanh Tâm Tuyền (Dzư Văn Tâm) qua đời tại bang Minesota, Hoa Kỳ, sáng thứ Ba, ngày 22 tháng Ba, 2006, hưởng thọ 70 tuổi.
Di cư vào Nam năm 1955, ông được xem là có đóng góp khai phá hàng đầu trong phong trào Thơ Tự Do không vần.
Khoảng
năm 1957, ông Thanh Tâm Tuyền chủ trương tạp chí Sáng Tạo cùng với Mai
Thảo, Nguyên Sa, Vũ Khắc Khoan, Tô Thùy Yên, Doãn Quốc Sỹ, Quách Thoại,
Lý Hoàng Phong, Lữ Hồ, Trần Thanh Hiệp, Thanh Nam... và các họa sĩ Thái
Tuấn, Ngọc Dũng, Tạ Tỵ, Duy Thanh.
Năm 1960, tạp chí Sáng Tạo bộ
mới ra đời, cũng do Thanh Tâm Tuyền thực hiện cùng các bạn hữu như Cung
Trầm Tưởng, Thạch Chương, Dương Nghiễm Mậu.
Theo tiểu sử, năm
1962, Thanh Tâm Tuyền bi động viên, vào học ở Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ
Đức, rồi về dạy Đại Học Chính Trị Đà Lạt và phụ trách Nguyệt San Quốc
Phòng.
Image copyrightthanh tam tuyenImage caption
Thanh Tâm Tuyền trên bìa tạp chí Văn
Sau năm 1975, ông bị bắt giam và ở trại cải tạo nhiều năm.
Với
cách viết thơ Tự Do, Thanh Tâm Tuyền được xem là một trong những người
đưa vào sự cách tân trong thơ Việt Nam vào lúc ảnh hưởng của thơ Tiền
chiến còn rất mạnh.
Trong một bài viết về ông của Bùi Vĩnh Phúc,
tác giả nói Thanh Tâm Tuyền đã "đẩy thơ tự do của ông, thời ấy, vào
những con đường hết sức mới lạ."
Một số tác phẩm đã xuất bản của
Thanh Tâm Tuyền: Tôi Không Còn Cô Ðộc (thơ, 1955); Liên, Ðêm, Mặt Trời
Tìm Thấy (thơ, 1964); Khuôn Mặt (truyện, 1964); Bếp Lửa (truyện); Dọc
Ðường (truyện, 1966); Ba Chị Em (truyện, 1967); Cát Lầy (truyện, 1967);
Mù Khơi (truyện, 1970); Tiếng Ðộng (truyện, 1970); Tạp Ghi (1970); Thơ Ở
Ðâu Xa (thơ, Hoa Kỳ). Toàn bài đã đăng
tại đây.
Nguyễn Mộng Giác (1940-2012):
Đặng Tiến
viết năm 2012 để tưởng niệm Nguyễn Mộng Giác và thể loại tiểu thuyết của ông:
"Trường
thiên tiểu thuyết là thuật ngữ Nguyễn Mộng Giác đã dùng để gọi thể loại
mà ông sử dụng khi viết Mùa biển động: một tiểu thuyết dài nhiều lần
hơn mức trung bình, chia thành nhiều tập, đưa ra một tuyến nhiều nhân
vật, sống trong một giai đoạn lịch sử dài, và những hoàn cảnh khác nhau.
Image copyrightCó thể nói Nguyễn Mộng Giác là "chuyên gia" về thể
loại này. Ông còn là tác giả bộ tiểu thuyết lịch sử, lấy thời kỳ Tây Sơn
làm bối cảnh, bộ truyện Sông Côn Mùa Lũ, bốn cuốn, dài khoảng 2000
trang, viết tại Sài Gòn từ tháng 5-1978 đến tháng 3- 1981, tu chính tại
Hoa Kỳ 1990, và nhà An Tiêm của Thanh Tuệ xuất bản, cùng năm, tại
Cachan- Paris và California.
Sách được tái bản trong nước, tôi
không nhớ xuất xứ, vì tôi có một bộ nhưng đã gửi tặng…tác giả! Sách, vì
ấn hành trong nước, đã gây tai tiếng và phiền hà cho người viết tại Mỹ.
Như
vậy, mấy chữ trường thiên tiểu thuyết đã mất nghĩa đầu tiên của nó:
trước kia, nó chỉ là truyện dài, khác với trung thiên tiểu thuyết là
truyện vừa, và đoản thiên tiểu thuyết là truyện ngắn. Từ ngày báo Phong
Hóa, năm 1932, đưa ra từ truyện ngắn, thì dần dần người ta chỉ còn dùng
hai chữ truyện dài, truyện ngắn. Cũng cần thêm rằng, hai chữ truyện ngắn
mượn của người Anh, dịch từ short story, chớ người Pháp và người Trung
Quốc, thầy ta lúc ấy, không có khái niệm truyện ngắn, hiểu theo quan
niệm bây giờ...
...Tiểu thuyết xưa nay vẫn là niềm an ủi của quần
hùng chiến bại, là tiếng kèn bi thảm của hiệp sĩ Roland từ đèo Roncevaux
đáp lại lời kêu cứu thất thanh của Quan Công khi thất thủ Kinh Châu, là
tâm sự của Từ Hải, chết rồi còn đứng giữa trận tiền để đợi chàng Julien
Sorel rụng đầu bên máy chém.
Tiểu thuyết, nơi hẹn hò của những
Hạng Võ khi biệt Ngu Cơ. Ngược lại lịch sử là triều đình của những người
chiến thắng, của Tần Thủy Hoàng, Lưu Bang, Câu Tiễn, Trần Thủ Độ, Đặng
Trần Thường, tiểu thuyết là lối về của người chiến bại, những Kinh Kha,
Ngũ Tử Tư hay Ngô Thời Nhậm. Trong đám tàn quân rã ngũ đó, có cả nhân
vật Mùa biển động của Nguyễn Mộng Giác – và có lẽ có cả Nguyễn Mộng
Giác.
Tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa, ở
một chân trời khác, thì lật ngược quy luật: các nhân vật chính và chính
diện – con người mới – sau khi chiếm đoạt lịch sử thì chế ngự luôn cả
nghệ thuật; họ làm anh hùng hai lần, chỉ với một mũi tên; họ xe duyên
với Thúy Vân rồi ép duyên cả Thúy Kiều, họ có cái vẻ vang luộm thuộm lẫn
cái hạnh phúc lúng túng của những người đàn ông hai vợ.
Ngày nay,
mấy chữ tiểu thuyết trường thiên nghe nó xa xôi quá. Cứ gọi là bộ
truyện Cửa biển, Mùa biển động, Sông Côn mùa lũ, nghe gần gũi hơn, và
đúng hơn. Vì khái niệm tiểu thuyết, du nhập từ phương Tây, từ thời kỳ
này sang thời đại khác, đã nhiều lần biến chất, và hiện nay là một văn
loại đang tự hủy hay băng hoại trước nhưng thể loại khác và phương tiện
truyền thông mới.
Cái còn lại là cốt lõi, là phần "truyện", hiểu
theo nghĩa nôm na: truyện Tam Quốc, truyện Thạch Sanh. Khi mọi người đều
nói truyện Mùa Biển Động, thì Nguyễn Mộng Giác có quyền sung sướng."
Hoàng Anh Tuấn (1932-2006):
Đỗ Văn Trọn
viết trên trang BBC Tiếng Việt:
"Hoàng Anh Tuấn sinh ngày
7-5-1932 tại Hà Nội. Ngoài làm thơ, viết văn, viết kịch với những vở
kịch như: Ly Nước Lọc, Hà Nội 48, ông còn là đạo diễn điện ảnh với những
phim: Ngàn Năm Mây Bay, Xa Lộ Không Đèn…
Năm 1949 ông du học bên Pháp và lập gia đình tại đó, vợ ông là bà Ngô Thị Liên.
Hai
người có với nhau sáu người con là: Hoàng Hôn Thắm, Hoàng Ánh Thép,
Hoàng Thu Thuyền, Hoàng Hương Thao, Hoàng Mạc Tiên, và cô gái út là
Hoàng Thái Trang kết duyên cùng anh Trần Văn Học, con trai của cố thi sĩ
Nguyên Sa.
Thời gian sau này ông sống chung với bà Khương Thị Phương Trâm.
Suốt thời gian ông bị bệnh bà Trâm là người cận kề chăm sóc ông.
Năm 1958 thi sĩ Hoàng Anh Tuấn về Việt Nam cộng tác với các tạp chí văn nghệ, cùng nhiều tuần báo và nhật báo ở Sàigòn.
Ông
là một trong những thi sĩ được cố nhà văn Mai Thảo yêu mến nhất. Trước
đó, mặc dù ông chưa có một thi phẩm nào ấn hành nhưng thơ của ông rất
được mọi người yêu mến và nhìn nhận ở ông là một tài thơ lớn.
Với
Hoàng Anh Tuấn lúc nào cũng là bạn hữu. Tính ông thích bông đùa. Người
lớn tuổi hoặc nhỏ tuổi hơn ông cũng xưng hô với nhau là 'tao-mày'.
Nữ
tài tử Kiều Chinh hay gọi đùa ông là đạo diễn 'trẻ mãi không già'. Thi
sĩ Du Tử Lê gọi ông là 'Châu Bá Thông'. Còn tôi, thân mến gọi anh là
'Hoàng Công Tử'.
Hoàng Anh Tuấn là một trường hợp vô cùng đặc biệt. Chưa có tác phẩm nhưng lại vô cùng nổi tiếng.
Người
ta biết nhiều đến ông qua bản nhạc: 'Mưa Sàigòn, Mưa Hà Nội' viết chung
với cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương trên một căn gác ở Sài Gòn.
Những năm gần đây, nhạc sĩ Phan Nguyên Anh phổ nhạc bài thơ 'Yêu Em Hà Nội' của ông được ca sĩ Như Mai trình bày rất xuất sắc.
Năm 1965 ông làm quản đốc đài phát thanh Đà Lạt cho đến năm 1975.
Năm 1979 thì ông được qua Pháp. Năm 1981 ông định cư tại Mỹ..."
Nguyễn Ánh 9 (1940-2016):
Hoàng Nguyên Vũ viết về 'Nhân chứng âm nhạc Sài Gòn':
"...Sau sự kiện tháng 4/1975, ông không đi nước
ngoài mà ở lại với Sài Gòn, cũng là một hình thức “quyết liệt nghe theo
cảm xúc của mình” như thế.
Sau này, ông có tâm sự, ông muốn ở lại
để thử thách cảm xúc của mình có bị mất đi một cách dễ dàng với mọi đổi
thay hay không. Và trong dòng người đi, ông lại muốn mình ở lại. Vì ông
thuộc về Sài Gòn, lớn lên với Sài Gòn, cuồng yêu với Sài Gòn.
Ở
lại với công việc của người chơi nhạc ở một đoàn văn công khi ấy, chẳng
bao lâu, vì mưu sinh, người nhạc sĩ, nhạc công này tạm xa cây đàn để làm
một công việc không liên quan: nhân viên soát vé tại xa cảng miền Tây
trong 2 năm.
Tôi đã từng ái ngại hỏi ông, rằng con người thuộc về
âm nhạc, những ngón tay nhỏ nhắn dạo phím một đời thế, thì ông làm việc
soát vé như thế nào, ông nói: “Nhà chú còn bỏ để mà đi thì việc soát vé
đâu có gì con. Hơn nữa, những nghệ sĩ khi qua Mỹ cũng làm những việc phổ
thông, thì mình ở đây, cũng làm việc phổ thông. Như nhau thôi mà.”
Ông
cho rằng, ông đã ở lại và nếm trải đủ cảm xúc của mình với Sài Gòn, đủ
cảm xúc của mọi kiếp người như ngoài phố, để hiểu Sài Gòn qua những trải
nghiệm suốt cuộc đời.
Và ông lại về chỗ của ông, là cây dương cầm. Ông thuộc về nơi đó...
...Và hôm nay, người ngồi đó với cây đàn bao nhiêu năm, đã thành người thiên cổ.
Ừ
thì, sinh lão bệnh tử, vòng luân hồi tự nhiên ấy ai cũng phải trải qua.
Nhưng tiếc nuối thực sự cho một nhân chứng âm nhạc, là cảm xúc của tôi
lúc này.
Lẽ ra, ông nên ngồi đó thêm nhiều năm nữa, để người đời
vẫn nghe tiếng đàn ông. Và, một số những câu chuyện, những giai thoại về
làng nhạc Sài Gòn năm xưa, khi mà những ca khúc cũ đã được biểu diễn
trở lại một cách mạnh mẽ ở Việt Nam, cần nhân chứng xác tín một số giai
thoại.
Và tôi thực sự tiếc nuối cho một nhân cách đẹp thực sự của
làng nhạc, một người có đời sống lặng lẽ, tận hiến cho những điều tốt
đẹp trong số ít những người như thế giữa đời, đã không ở lại với đời lâu
hơn."
Phạm Duy (1921-2013):
Tiến sỹ Eric Henry, ĐH North Carolina, cựu binh lục quân Mỹ (Củ Chi - Xuân Lộc - Quảng Trị) trả lời
phỏng vấn về Phạm Duy:
"Tôi thấy rằng Phạm Duy là "đại vương" của nhạc phổ thông Việt Nam.
Image copyrightBBC World ServiceImage caption
John Steinbeck và Phạm Duy
Không có một nhà sáng tác nào khác có thể nói là đa dạng, sâu sắc, và đầy sức tưởng tượng bằng ông.
Nhưng
tôi nói thế nhất định không có nghĩa là tôi muốn bác bỏ những thành tựu
của các người soạn nhạc khác. Trong giới nhạc phổ thông Việt Nam, có
rất nhiều nhân vật mà ta chỉ thể nói là "vĩ đại" đến tột độ.
Đối
với con người Phạm Duy, thì tôi thấy là ông không những là nhạc sỹ, mà
là một vị tư tưởng gia nữa, và rất quan tâm đến tương lai và số mệnh của
người Việt Nam.
Điều đó có thể thấy rõ khi đọc bốn quyển Hồi Ký của ông.
Tôi
đã được cái may mắn làm quen với nhiều người "không phàm," nhưng chưa
hề gặp một ngưởi nào thông minh hơn, hoặc phức tạp hơn, nhạc sỹ Phạm
Duy.
Nếp sống của ông đã bận rộn vô cũng và ông lúc nào cũng phải
chuyên tâm về nghề nghiệp của mình—tuy vậy ông luôn luôn đối xử với tôi
một cách tử tế, đẹp đẽ không thể tả được.
Tôi không khó mà thấy tại sao những người gọi ông bằng "bố" là nhiều như thế.
Ông Phạm Duy được cho là chỉ muốn trung thành với văn hóa dân tộc chứ không phải chính quyền.
Image copyrightPD...Việc dịch Hồi Ký đã giúp tôi hiểu là: suốt đời
ông, Phạm Duy đã rất quyết tâm không công nhận là người Việt Nam có một
thứ chia lìa nào cả về chính trị, tư tưởng, nếp sống.
Phần đông
người khác cảm thế là mình có bổn phận ủng hộ phe nọ phe kia, nhưng Phạm
Duy từ chối làm như thế, và trái lại tiếp tục đứng ở trung gian.
Thái độ đó đã khiến nhiều người đâm ra hoài nghi đối với ông.
Họ đều tin tưởng là bổn phận của mỗi con người là có một thứ 'lập trường' chính trị.
Họ đều tin tưởng là 'thiếu lập trường' giống như không có nguyên tắc ăn ở nào cả.
Nhưng đối với Phạm Duy, trên đời này không có gì đáng ghét hơn 'lập trường'.
Theo
ông, hai chữ "yêu nước" chỉ thể mang một ý nghĩa thôi; đó là 'trung
thành với văn hóa, ngôn ngữ, và cảnh vật của nước mình', tôi thấy là
cách suy nghĩ đó rất là có lý..."
Dương Nghiễm Mậu (1936-2016):
Tên
thật là Phí Ích Nghiễm, sinh tại làng Mậu Hòa, Ðan Phượng, phủ Hoài
Ðức, Hà Ðông. Ông di cư vào Nam năm 1954, là nhà văn, phóng viên quân
đội VNCH và làm họa sỹ sơn mài để mưu sinh sau 1975.
Image copyrightImage caption
Ảnh của Lý Đợi chụp Dương Nghiễm Mậu
Nhà thơ, blogger Trần Tiến Dũng viết trên Facebook 03/08/2016:
"Tôi
không có câu chuyện gì để kể về anh, chưa tặng anh tập thơ nào cũng như
anh chưa từng muốn để lại trong tôi vài câu chuyện văn và nghiệp văn
chương của anh.
Những gì tôi biết về anh đều qua việc đọc các tác phẩm đã in của anh.
Tôi không muốn đi quá vị trí của một độc
giả thế hệ văn nghệ sau biến cố 1975; tôi muốn gìn giữ trạng thái cảm
xúc trước một nhà văn lớn đáng kính trọng, rồi thu mình lại giữ ranh
giới giữa độc giả và nhà văn.
Có lần đến thăm anh khi anh vừa qua khỏi cơn đột quỵ nhẹ.
Tôi nghe anh Trịnh Cung hỏi:
'Sao toa không viết hồi ký?'
Anh cười; đó là lần đầu tôi thấy từ đôi mắt thấu thị của nhà văn ánh nhìn thanh thản.
Anh nói: 'Lâu nay moa là thợ tranh, hồi ký cái gì!'
...Hôm nay, tôi ngồi đục mưa trong quán cà phê, nhận tin nhắn cho biết anh mất đêm qua.
Sài Gòn mấy ngày nay mưa mù trời, mù người. Bỗng nhiên hình ảnh của anh hiển hiện khiến tôi nhớ bài hài cú của thiền sư Ba-Sô.
"Lữ khách!
Xin gọi tôi là thế
Cơn mưa thu này."
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét