VN giúp Campuchia thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ hay xâm lược?
Quốc Việt, thông tín viên RFA
2012-01-08
2012-01-08
Hình ảnh hoạt động mừng ngày chiến thắng 7/1 trên đường lộ của thành viên thuộc đảng Nhân dân Campuchia (CPP).
Photo by Quốc Việt/RFA
Góp phần xóa bỏ Khmer Đỏ
Kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng đất nước (7/1/1979 - 7/1/2012), đảng Nhân dân Campuchia đang cầm quyền đã tổ chức hàng năm nhằm nhắc lại những kỷ niệm đấu tranh chống chế độ Khmer Đỏ, do quân đội nhân dân Việt Nam góp phần xóa bỏ chế độ vừa nói, và cảm ơn Việt Nam trong công cuộc góp phần xây dựng xứ Chùa Tháp.Phát biểu trong đợt kỷ niệm 33 năm tại trụ sở Trung Ương ở Phnom Penh, Chủ tịch Thượng nghị viện, kiêm Chủ tịch đảng Nhân dân Campuchia là ông Chea Sim cho biết ngày 7/1/1979 là ngày xóa bỏ chế độ Polpot, giải phóng đất nước và nhân dân. Người dân sống sót đến hôm nay là do quân đội nhân dân Việt Nam giúp đỡ. Ông Chea Sim nhấn mạnh khi đất nước Campuchia rơi vào thảm họa diệt chủng dưới chế độ Pol Pot từ năm 1975 - 1979, đội ngũ cán bộ ưu tú, trung kiên của đảng Nhân dân Campuchia đã thành lập Mặt trận đoàn kết Dân tộc cứu nước Campuchia vào cuối năm 1978 để tập hợp lực lượng quần chúng đứng lên đấu tranh, giành được đại thắng lịch sử 7/1/1979, lật đổ chế độ Khmer Đỏ.
Chính phủ Campuchia ghi nhớ mãi sự giúp đỡ và sự hy sinh của các anh hùng, thanh thiếu niên yêu nước đã góp phần xây dựng đất nước để xứ Chùa Tháp tồn tại và phát triển đến bây giờ, đặc biệt là những quân tình nguyện Việt Nam mà giới lãnh đạo hiện nay cho rằng mãi ghi nhớ công lao to lớn của Việt Nam vì đã giúp Campuchia hồi sinh từ chế độ Khmer Đỏ.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen. AFP/Tang Chhin Sothy.
Ông Chea Sim cho biết thêm, “33 năm vừa qua, Campuchia đã gặp phải và đứng trước nhiều thách thức to lớn, trong đó cũng có nguy cơ quay trở lại chế độ Khmer Đỏ, tuy nhiên chính phủ đã nỗ lực hết mình để hồi sinh và phát triển đất nước, đấu tranh và đứng lên bảo vệ chủ quyền dân tộc nhằm mục đích xây dựng một xã hội văn minh, hòa bình, an ninh. Đặc biệt là đấu tranh chống sự xâm lấn của Thái Lan. Hiện, chính phủ đang thúc đẩy tiến độ cắm mốc biên giới giữa Campuchia – Việt Nam và Lào. Ngoài ra, chính phủ còn tăng cường hợp tác phát triển khu vực tam giác ngày càng mạnh mẽ hơn.”
Tuy nhiên Thủ tướng Hun Sen đã có phản ứng gay gắt trước những người nói quân tình nguyện Việt Nam xâm lược Campuchia khi qua giúp nước này thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ. Ông Hun Sen giải thích rằng hoạt động của quân tình nguyện của Việt Nam tại đây là vì có sự yêu cầu của nhân dân địa phương. Chính nhân dân và quân đội Việt Nam đã giúp giải phóng khỏi chế độ Polpot và ngăn cản sự quay trở lại của chế độ nói trên. Thời gian Việt Nam rút quân khỏi Campuchia đã trôi qua hơn 20 năm, chính vì vậy chính phủ của ông càng không thể chấp nhận được cách nói xuyên tạc là Việt Nam có ý đồ xâm lược Campuchia.
Thủ tướng Hun Sen phát biểu trong đợt kỷ niệm 33 năm ngày giải phóng đất nước khỏi chế độ Khmer Đỏ không có gì vui hơn khi Campuchia được giải phóng khỏi chế độ này. Campuchia từng đứng trước cái chết và rồi được hồi sinh nhờ quân tình nguyện Việt Nam và phong trào đấu tranh của Mặt trận Đoàn kết cứu nước Campuchia.
Ông còn cho biết Campuchia ngày càng phát triển, thủ đô ngày càng sầm uất, cho nên phương tiện giao thông ngày càng nhiều. Từ một thành phố không người, sau ngày 7/1, thủ đô Phnom Penh đã dần hồi sinh và phát triển không ngừng. Hiện nay, thủ đô Phnom Penh có trên 230 ngàn xe ô tô, hơn 900 ngàn xe máy, cho nên đã xảy ra ùn tắc tại những điểm giao lộ, cần phải có biện pháp giải quyết.
Mưu đồ sát nhập lãnh thổ?
Công an biên phòng Việt
Nam ngăn chặn không cho DB Sam Rainsy đến xem xét cột mốc biên giới tạm
số 103, ở xóm Rong, huyện Mê mót, tỉnh Kampong Cham hôm 14/12/2010.
Photo by Quốc Việt, RFA
- Thứ nhất, vì Khmer Đỏ đã có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc mặc dù trước đó Việt Nam vẫn là nước có mối liên kết đặc biệt với chế độ Khmer Đỏ. Điều này, khiến Việt Nam sợ Khmer Đỏ giải phóng miền Nam của Việt Nam nơi mà có rất nhiều người dân tộc Khmer bản địa sinh sống.
- Thứ hai, Việt Nam giúp Campuchia là để đạt được những mưu đồ sáp nhập lãnh thổ và quản lý xứ này.
Trong giai đoạn năm 1960 – 1979, Việt Nam đã sử dụng đủ mưu kế để phá hoại cuộc cách mạng Campuchia và sự phát triển của đất nước này. Việt Nam còn xúi dục, kích động, chia rẽ, lôi kéo nhân dân và quân đội cách mạng Campuchia để nảy sinh sự bất đồng, gây rối loạn, phá hoại chính sách phát triển nước này, đây là lời khai báo trước phiên tòa của cựu Chủ tịch quốc hội Khmer Đỏ là ông Nuon Chea.
Việt Nam cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ, khi lực lượng nước này bắt đầu tấn công vào Campuchia, và đóng quân mọi nơi kể từ Trung Ương đến địa phương… mà không rút quân sau cuộc chiến kết thúc.Theo lời khai báo của Nuon Chea hồi ngày 13/12/2011 cho đến giờ này vẫn còn hàng ngàn quân tình nguyện Việt Nam có mặt ở đây, bên cạnh đó còn có hàng triệu người Việt nhập cư bất hợp pháp. Việc các tình báo viên Việt Nam có mặt ở xứ này là để phá hoại chính sách chính trị, kinh tế, độc lập, hòa bình, công lý và theo dõi cộng đồng người Khmer Krom.
Tiến sĩ Sok Touch
Tiến sĩ Sok Touch, nhà phân tích chính trị độc lập, chuyên gia nghiên cứu và tham gia quan sát sự kiện này đưa ra nhận định rằng Việt Nam chưa bao giờ nghĩ rằng họ sẽ rút quân khỏi Campuchia vì việc rút quân sẽ ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, chính trị, và có thể nói dẫn đến rối loạn xã hội và bất an. Thứ hai, Việt Nam muốn tuyên truyền học thuyết của Liên Xô tại xứ Chùa Tháp. Theo ông thì ông chỉ thấy có tài liệu mà Việt Nam cương quyết phải giữ quân đội tại đây chứ không có tài liệu nào minh chứng chính phủ Việt Nam muốn rút quân sau khi cuộc chiến ở xứ này kết thúc. Ông nói:
“Bất cứ quân tình nguyện của nước nào đến giúp giải phóng thì phải rút quân sau khi cuộc chiến đã kết thúc. Việt Nam cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ, khi lực lượng nước này bắt đầu tấn công vào Campuchia, và đóng quân mọi nơi kể từ Trung Ương đến địa phương… mà không rút quân sau cuộc chiến kết thúc. Do đó, muốn hay không Việt Nam vẫn là nước có ý đồ lâm xược.”
Hợp tác phát triển
Một gian hàng VN tại Hội chợ triển lãm hàng hóa Việt Nam tại Phnom Penh ngày 15 tháng 7. Photo by Quốc Việt/RFA.
“Theo tôi sau khi miền Nam giải phóng hoàn toàn thì lúc đó người dân cũng nghèo khổ lắm nên họ chạy qua đây (Campuchia), để tìm cuộc sống dễ hơn như chúng tôi vậy đó. Tôi thấy thời điểm đó nếu Việt Nam không nhúng tay vào vấn đề đất nước Campuchia thì người dân sống rất là khốn khổ. Tại vì thời điểm đó rất là khó có người sống sót như tôi đã từng đi nhiều tỉnh này tỉnh kia. Đời sống người dân tiến triển như mọi năm do sự hợp tác giữa nhà nước Việt Nam – Campuchia. Nếu không có Việt Nam qua đây giải phóng đất nước Campuchia thì nước này sẽ không còn đông người mười mấy triệu dân như ngày hôm nay đâu.”
Nhân dịp đảng Nhân dân Campuchia tổ chức kỷ niệm 33 năm ngày chiến thắng 7/1, đã có hàng ngàn tờ truyền đơn được rải tại thủ đô Phnom Penh, tỉnh Kampong Speu, tỉnh Banteay Meanchey, tỉnh Battambang, Pailin, và tỉnh Pursat với nội dung chống lãnh đạo đảng Nhân dân Campuchia đang cầm quyền và cáo buộc rằng ngày 7/1 là ngày Việt Nam sát hại dân Campuchia lần hai.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-help-cam-escape-fr-krouge-or-agg-qviet-01082012132457.html
Tất cả các ý kiến của bạn đọc về
VN giúp Campuchia thoát khỏi chế độ Khmer Đỏ hay xâm lược?
vo thanh lam
nơi gửi
vinh long
:
Dkm! Polpot xam luoc mien nam VN gjet
chet hon 3000 dan vn...VNCH ko danh no dc ak??? Xuong mau cua nhan dan
ta bi polpot gjet haj bo dj ak??? Thang cko...
29/12/2013 10:54
Reply to this comment
khantoria
nơi gửi
tphcm
:
Polpot xâm lược VN trước, VN phản công
là lẽ đương nhiên. Còn chính quyền Saddam Hussein có xâm lược Mỹ trước
không. Mẹ mấy thằng nói ngu như chó.
16/05/2013 23:43
Reply to this comment
Độc giả không muốn nêu tên
:
- Cái Đảng NDCM đó cuối năm 78 mới thành
lập rồi 1 tháng sau giải phóng CPC đúng là tài hơn cả thánh sống, muốn
dựng chính quyền mới ở CPC thì nói thẳng ra cho rồi, mà rõ ràng là vi
fạm luật quốc tế rồi chẳng thế mà bị trừng phạt kinh tế hơn chục năm
ròng.. nói xấu nói tốt chẳng qua là bịp
11/01/2012 10:12
Reply to this comment
Độc giả không muốn nêu tên
:
Dân Cà Mau nói không sai. Đảng Cộng sản
Campuchia chính là đang Nhân dân Campuchia hiện nay. Lãnh đạo đảng này
đều được Cộng sản Việt Nam nhường chức nên họ đành phải cảm ơn VN.
10/01/2012 03:26
Reply to this comment
Độc giả không muốn nêu tên
:
Việc bộ đội Việt Nam đánh sang Kampuchia
là vi phạm chủ quyền quốc gia của Cam Bốt. Lúc đó dù Khmer Đỏ có giết
nhiều người dân thì họ cũng là người cầm quyền và người chủ của quốc gia
Kampuchia. Nếu những người cầm quyền Việt Nam cho rằng việc đánh
Kampuchia là chính đáng vì Khmer Đỏ tàn ác thì có nghĩa là họ công nhận
rằng một nước có quyền vi phạm chủ quyền của nước khác khi thấy chính
quyền nước kia tàn ác với dân. Nếu những người CSVN cho rằng việc đánh
sang Kampuchia là việc phải thì họ cũng phải công nhận việc Mỹ đánh Iraq
là việc phải vì Mỹ cũng có quyền cho rằng chính quyền Saddam Hussein
tàn ác với dân nên Mỹ có quyền đánh vào Iraq để giải cứu dân Iraq.
09/01/2012 13:50
Reply to this comment
Độc giả không muốn nêu tên
:
Sau khi hoàn tất giải phóng VN năm 1975,
chính quyền Cộng sản Hà Nội đã trải thảm đỏ đón chào Ngài Polpot và
Ieng Sary (đại diện đảng Cộng sản Campuchia) sang thăm VN (xem trong
cuốn VN Đất nước - Con người). Sau đó 2 đảng anh em đồng chí Cộng sản -
Xã hội chủ nghĩa thắm thiết mới quay ra đánh nhau chí tình !
08/01/2012 21:33
Reply to this comment
Độc giả không muốn nêu tên
:
Có một điều cần phải nói rõ là lực lượng Khmer Đỏ, chính là Đảng Cộng sản Campuchia.
08/01/2012 21:24
Reply to this comment
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét