Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Quan hệ Việt - Mỹ: lật ngửa lá bài?

Quan hệ Việt - Mỹ: lật ngửa lá bài?

Bao Thien (Danlambao) - Sau khi lật ngửa lá bài “Việt Nam” trong thế cờ South China Sea (biển Đông), Hoa Kỳ sẽ tiến hành kế hoạch gì tiếp theo? Hãy thử dự báo.
1. Mặt trận "chưa tiếng súng" 
Lật ngửa lá bài Việt Nam (một lá bài then chốt) chính là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Nhà Trắng dưới thời Barack Obama. 
Nhiệm vụ và cả trách nhiệm của Obama đã hoàn thành một cách mỹ mãn. 
Tiếp đến nhiệm kỳ của tổng thống mới dù Dân Chủ hay Cộng Hòa ngồi vào Nhà Trắng thì tổng thể chính sách đối ngoại và nhất là quân sự của Hoa Kỳ ở Châu Á Thái Bình Dương sẽ không có gì khác biệt trong toàn bộ kế hoạch lớn cho 20-30 năm tới. 
Với lá bài Việt Nam nước đi tiếp theo có thể dự đoán là Hà Nội và Washington trong năm 2017 sẽ tiến tới hợp tác mạnh hơn về hải quân và tất nhiên mục đích của cả hai phía không nằm ngoài “Cam Ranh”. 
Cam Ranh sẽ bổ sung vào thế kẹp Đông (các căn cứ ở Subic, Philippines) – Tây (Cam Ranh) mà Hải quân Hoa Kỳ đã và đang muốn bố trí. Vấn đề chỉ còn là thời điểm thực hiện (chứ không còn là có hay không nữa). 
Thế kẹp Đông-Tây này sẽ là đối trọng không hề nhỏ đối với các “căn cứ” hải / không quân của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) ở Paracel Islands (Hoàng Sa) và Spratly Islands (Trường Sa). 
Vòng vây hải quân Hoa Kỳ ở bờ Tây Thái Bình Dương xem như hoàn tất từ phía bắc (Hàn Quốc, Nhật Bản) xuống Đài Loan (thông qua các gói vũ khí đã cung cấp) sang Philippines, chốt ở điểm nối cuối Singapore, và điểm cuối quan trọng chính là Cam Ranh được dự báo sẽ hoàn tất sớm trong vòng cung vây hãm này. 
Với thế đang bị bủa vây Bắc Kinh cần phải đẩy nhanh kế hoạch cửa ngõ sinh tử của họ ở South China Sea nên sẽ không nhượng bộ trước bất kỳ áp lực, hay răn đe nào. Kế hoạch quân sự hóa và kiểm soát vùng nhận diện phòng không ở South China Sea sẽ được tiến hành sớm hơn. 
Hoa Kỳ sẽ vì thế trực tiếp tham gia vào mặt trận ngoại giao và thực thi nhiệm vụ sen đầm quốc tế thông qua việc tiếp tục duy trì và gia tăng các đợt tuần dương, không thám trong khu vực South China Sea. Và đây là điểm “đối đầu” yếu trước mưu đồ của Trung Quốc. Vì nó không có tác dụng răn đe để cản bước Trung Quốc và với hiện trạng đã được thay đổi, các căn cứ không / hải quân của Trung Quốc đã tồn tại mà không thể “dẹp bỏ” được. 
Để ngăn cản việc biến khu vực South China Sea thành căn cứ hải / không quân của Bắc Kinh trong tình hình như nói trên thì các bên liên quan sẽ cần làm gì? Không có nhiều chọn lựa kiểu đối đầu trực tiếp. Đối đầu hay xung đột trực tiếp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở South China Sea (cho dù Hoa Kỳ ở thế và lực trên Trung Quốc rất nhiều lần) là thất sách cho cả hai nên họ sẽ né tránh.
Dự báo ngoài nước cờ “Cam Ranh” sẽ là cuộc chạy đua “quân sự hóa” khu vực đang kiểm soát của các bên liên quan trực tiếp ở South China Sea. Tức những quốc gia có tranh chấp trực tiếp với Trung Quốc ở South China Sea sẽ được hổ trợ (ngầm hoặc công khai) từ Hoa Kỳ và các đồng minh để mở rộng đảo, bãi đá ngầm như Việt Nam đã và đang triển khai ở ít nhất 7 đảo. Philippines, và cả Đài Loan, Malaysia sẽ tham gia vào cuộc đua “xây đảo” này. Đó là lý do tại sao trong vài tuần qua truyền thông Hoa Kỳ và quốc tế đã và đang đề cập đến các công trường xây dựng, mở rộng đảo của Việt Nam ở Spratly Islands (Trường Sa) mặc dù việc này đã được diễn ra song song với các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực này nhưng không được đề cập nhiều.
Thời gian tới, có thể sẽ được thấy các sân bay hiện hữu ở South China Sea sẽ được nâng cấp, sân bay mới sẽ được xây dựng, các đảo nhân tạo sẽ được xuất hiện từ các bãi đá ngầm... với tốc độ nhanh và hiệu quả hơn bởi các quốc gia trong khu vực tranh chấp này để tạo thế cân bằng ít nhiều với sự kiểm soát Trung Quốc. 
Hiện trạng đã bị thay đổi, tất cả sẽ cùng tham gia vào các bước đi để bắt kịp với sự thay đổi đó. Đây là những dự báo có thể “đọc” được trong các bước đi của các bên liên quan trực tiếp và gián tiếp tại điểm tranh chấp – South China Sea. 
2. Mặt trận ngoại giao
Trên mặt trận ngoại giao và luật quốc tế có thể thấy phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế cho đơn kiện của Philippines sẽ bị Bắc Kinh bác bỏ hoàn toàn. Bước tiếp theo có thể dự đoán rằng các bên có liên quan được cho là có lợi ích ở khu vực này (Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật) sẽ đưa “điểm nóng South China Sea” ra Hội đồng Bảo an LHQ để thảo luận và tìm kiếm cho được một nghị quyết.
Các tuyên bố của Hoa Kỳ, Anh Quốc với tư cách thành viên thường trực đang cho thấy họ đã chuẩn bị bước đi này. Chưa thấy tuyên bố trực tiếp để ủng hộ việc này từ Pháp nhưng có thể dự báo thông qua các tuyên bố của EU về South China Sea để thấy khả năng ủng hộ của Pháp. 
Nhật Bản với tư cách thành viên không thường trực cho nhiệm kỳ 2016-2017 cho thấy họ ủng hộ kế hoạch này. 
Riêng hai quốc gia thành viên thường trực khác là Nga và Trung Quốc sẽ phản đối và ra sức ngăn cản việc đưa vấn để này lên Hội đồng Bảo an.
Hãy chờ xem các diễn biến trên hai “mặt trận” sẽ được triển khai thế nào trong thời gian tới.

Nguồn: http://danlambaovn.blogspot.com/2016/05/quan-he-viet-my-lat-ngua-la-bai.html#more

Ý kiến
 
Tôi vẫn thấy mục đích của Mỷ , cuối cùng là nắm trong tay khối dân Á CHÂU là thị trường tiêu thụ .Họ đã thất bại trong chuyến làm ăn với Trung cộng vì thị trường một tỷ người này không có lời khi bị đảng cộng sản thao túng , mọi bản quyền của họ đều bị sao chép,làm giã .bị cạnh tranh và lần lần bị ép phải thua lổ ,từ thời CLINTON bao nhiêu tư bản Mỹ đã kêu trời , Clinton VẪN CẮN RĂNG CHỊU ĐỰNG CHO TỚI BÂY GIỜ BẮT BUỘC HỌ XOAY TRỤC ,Ngoài xoay trục qua Á CHÂU không còn con đường nào khác , thời OBAMA cũng muốn hai cường quốc kinh tế chia nhau quyền lợi , nhưng Trung cộng không bằng lòng , họ muốn là số một của địa cầu ,ông OBAMA phải kêu lên , nước Mỷ không thể ở vị trí số 2 , nước Mỹ phải ở vị trí số một .Tôi vẫn nghỉ rằng tất cả những tiếng kêu và bao nhiêu nhân nhượng chỉ là một màn kịch , chỉ là thả lưởi câu , chỉ là cái bẫy , làm như Mỷ suy yếu , làm như Mỹ không có khã năng ,và qủa thực Trung cộng đã quá kiêu ngạo , hung bạo xâm lăng biển đông không cần luật pháp quốc tế , ra tay cướp như xâm lăng Tây Tạng , như xâm lăng Hoàng Trường Sa .những gì Trung cộng làm người MỸ VẪN TỈNH BƠ TUYÊN BỐ KHÔNG LIÊN QUAN , KHÔNG ĐỨNG BÊN NÀO V. V...Nay thì Trung cộng làm cã thế giới giật mình tỉnh cơn mê .Mỷ và Nga tha hồ bán súng ,Mỷ vẫn không tin Nga nên đưa Nga vào thế bị cầm chân ỡ ÂU CHÂU bị bao vây ở ÂU CHÂU ,Trung cộng hiện nay đơn độc một mình , về nội trị kinh tế gặp khó khăn , vì ruộng vườn không còn , nhân công thất nghiệp , nông dân không có ,ruộng đồntg bị lệ thuộc vào , phân và thuốc trừ sâu không còn chuột rắn nhái ếch cá , cua đồng .về chính trị dân muốn tam quyền phân lập , muốn độc lập , muốn Chinnese Dream ,biên cương thì tứ phương là những mặt trận chính đòi lại quê hương bị xâm chiếm ,hội nghị G7 vừa rồi ,đã lên án Trung cộng và khi cần họ sẽ tuyên bố CẤM VẬN TRUNG CỘNG vì không tuân theo luật quốc tế ,ai không tuân theo lệnh của G7 ban ra ?Campuchia hay Lào ?Phi Luật Tân đã có căn cứ đóng quân , rồi đây toàn Đông Dương cũng có những căn cứ đóng quân .Đông Dương đi về đâu ?Asean đi về đâu ,khi Mỷ là thị trường tiêu thụ của Asean ,VÀ NHẬT VÀ MỸ LÀ CHŨ NHÂN ĐẦU TƯ CHÍNH VÀ TUÂN THEO NHỮNG luật lệ môi trường , còn những hảng xưỡng của Tàu làm sao hoạt động ?chính phũ Việt Nam lúc đó là ai , ai nắm quyền lãnh đạo đất nước nếu không là giới trẻ đã ra mặt khi ông OBAMA qua nói chuyện .tôi tin đãng cộng sản phải chấm dứt và thị trường CHÂU Á đi vào TPP ,đất Hoa Lục phải trả lại độc lập cho những xứ đòi độc lập.và họ sẽ cũng phải đi vào luật của TPP , Mỷ sẽ nắm thị trường tiêu thụ Á CHÂU mấy tỷ người ,kể cã ẤN ĐỘ̣ ,Trung cộng nhất định phải bể ra như Liên Bang Sô Viết ,vì bị cấm vận trong nước nỗi loạn ,việt cộng đã chết hết rồi , phải trao quyền lại cho lớp người trẻ , lớp người này họ được đào tạo ở đâu , họ theo ai ?mọi chuyện đã quá rỏ ràng ,y như trong kinh chừng nào sen mộc biển Đông , sen đầm Mỷ đã mộc ở biễn Đông ,

Let's not "dream on" because the facts are:
( Hãy nhìn vào vài sự thật VN & Đừng có mộng du nữa)

1) " Việt cộng không là Mỹ ái khanh." = 1 sự thật như là sự thật => cho nên đừng có mộng du , cũng như "phê & tư phê" ( = tự sướng) quá độ nữa.
2) Một nước Tàu ngưng ở Ài Nam Quan ( còn không?) hay kéo dài tới mũi Cà Mau "có lẽ" cũng không khác mấy - kế đến, so với hiện trạng - thì VN chỉ châm hơn Tây Tạng vài bước => Nếu cần, thì Mỹ chỉ phải điều chỉnh lại chiến lược cho phù hợp. => cho dễ "thấy vấn đề" => cứ lấy Cam Ranh ra khỏi "chiến lược" của Mỹ đi ...
3) Tố chức LHQ, như thấy, là một cơ cấu "không răng" và tệ hơn nữa ( based on the facts only) LHQ chỉ là 1 công cụ phục vụ cho (quyền lợi) của những "nước lớn" là chính . =>???!!!
4) Và vấn đề quan trọng nhất - cho VN- là : con người cũng như đất nước VN hiện nay đang "khá giống" như tấm ảnh ở dưới ..
Non sông / đất nước => linh khí khô cạn
Con người => tinh hoa VN héo úa , không đủ nhựa sống.... => đang chết dần mòn và sẽ "'mất / tiệt giống"

Thấy rằng, đã có một sự tiếp cận rất mới mẻ và tiến bộ trong quan điểm của người đứng đầu Nhà Trắng trong nhìn nhận một số vấn đề được xem là lực cản trong mối quan hệ Việt - Mỹ. Việc cùng theo đuổi mục tiêu kép trong mối quan hệ với Việt Nam đã khiến người Mỹ không thể vượt quá khỏi lằn ranh giới và những mặc cảm được đã có trong quá khứ. Và việc cởi bỏ nó hoặc lựa chọn một trong 02 mục tiêu (hoặc là phát triển hoặc là nhân quyền) đang trở thành một yêu cầu hàng đầu nếu Mỹ không muốn Việt Nam mãi chỉ là một đối tác tiềm năng của mình trong thời gian tới.
Hiểu như thế để tTquan điểm của người đứng đầu Nhà Trắng trong nhìn nhận một số vấn đề được xem là lực cản trong mối quan hệ Việt - Mỹ. Việc cùng theo đuổi mục tiêu kép trong mối quan hệ với Việt Nam đã khiến người Mỹ không thể vượt quá khỏi lằn ranh giới và những mặc cảm được đã có trong quá khứ. Và việc cởi bỏ nó hoặc lựa chọn một trong 02 mục tiêu (hoặc là phát triển hoặc là nhân quyền) đang trở thành một yêu cầu hàng đầu nếu Mỹ không muốn Việt Nam mãi chỉ là một đối tác tiềm năng của mình trong thời gian tới.

Hiểu như thế để thấy rằng, đã có một sự tiếp cận rất mới mẻ và tiến bộ trong quan điểm của người đứng đầu Nhà Trắng trong nhìn nhận một số vấn đề được xem là lực cản trong mối quan hệ Việt - Mỹ. Việc cùng theo đuổi mục tiêu kép trong mối quan hệ với Việt Nam đã khiến người Mỹ không thể vượt quá khỏi lằn ranh giới và những mặc cảm được đã có trong quá khứ. Và việc cởi bỏ nó hoặc lựa chọn một trong 02 mục tiêu (hoặc là phát triển hoặc là nhân quyền) đang trở thành một yêu cầu hàng đầu nếu Mỹ không muốn Việt Nam mãi chỉ là một đối tác tiềm năng của mình trong thời gian tới.

Ngay cả bây giờ, Lào vốn dĩ là sân nhà của thằng CS Hà Nội từ mấy chục năm qua mà giờ cũng chơi bắt tay theo Trung Cộng thọc ngang sườn miền Bắc VN. Miên thì khỏi nói trở mặt với Hà nội từ lâu, Nga thì xa và yếu. Thằng Hà nội giờ hết đường chạy rồi chỉ có bắt buộc theo Mỹ (mà tụi CS Hà nội và đám CS con còn bày đặt "làm chảnh").
Lịch sữ VN chơi thằng CS Hà nội rồi, chửi nát nước VNCH là "tay sai Mỹ Ngụy" thì giờ CS Hà nội chuẩn bị làm "tay sai Mỹ Ngụy" đời mới.
Hy vọng dưới sức ép của Hoa Kỳ VN rồi sẽ có được tự do dân chủ như dưới thời VNCH của 2 vị Cố Tống Thống VNCH, cố TT Ngô Đình Diệm và cố TT Nguyễn Văn Thiệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét