Thứ Tư, 20 tháng 7, 2016

Kỷ niệmm 20- 7 năm 1954- Chia đôi đất nước VN

 Ảnh đại diện của Vo Thilinh
Vo Thilinh đã chia sẻ bài viết của cô ấy.


























Vo Thilinh
đã thêm 6 ảnh mới.

NHỮNG DÒNG NHẠC CHO NGÀY QUỐC HẬN LẦN NHẤT 20/7/1954
Năm 1954, hai bên Việt Nam là quốc gia và cộng sản, không bên nào có quyền gì về những quy định chính trong Hiệp Định Genève 1954. Những quy định này đều do Pháp và Trung Quốc quyết định. Ngày 20 tháng 7 năm 1954, Hiệp định Genève về Đông Dương được ký kết
Thực chất, Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5 vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.
Và trong Hiệp Định Genève 1954 không có điều khoản nào quy định rằng một cuộc bầu cử thống nhất đất nước sẽ được tổ chức vào tháng 7 năm 1956 - Đó chỉ là tuyên truyền xảo trá của phe cộng sản.https://vuthat.wordpress.com/…/hiep-dinh-geneve-1954-chuye…/.
Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam nhất quyết không ký vào Hiệp định Genève vì không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam và đại diện phái đoàn Quốc gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:
“… chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”
Tuy vậy, lời phản kháng và đề nghị của đại diện Quốc gia Việt nam đã không được Hội nghị bàn tới. Ngoại trưởng Trần văn Đỗ từ Genève tuyên bố với các báo chí như sau: “Từ khi đến Genève, phái đoàn không bao giờ được Pháp hỏi về ý kiến về điều kiện đình chiến, đường phân ranh và thời hạn Tổng tuyển cử. Tất cả nhưng vấn đề đó đều được thào luận ngoài Hội nghị, thành ra phái đoàn Việt Nam không làm thế nào bầy tỏ được quan niệm của mình”.Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được ký kết, Chính phủ và quân đội Quốc gia Việt Nam vẫn cùng quân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17. Ngày 28/4/1954, Uỷ ban Bảo vệ Bắc Việt Nam của Quốc gia Việt Nam tìm cách kêu gọi dân chúng di cư vào Nam. Một kế hoạch di cư được đặt ra và một Uỷ ban di cư được thành lập. Ngày 30/7/1954, Thủ tướng Ngô Đình Diệm phát biểu cổ vũ dân chúng miền Bắc di cư vào miền Nam.http://vnthoisu.bplaced.net/?p=124
Sau đó, hậu thân của Quốc gia Việt Nam là Việt Nam Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã bắt đầu việc dựng nước trong hoàn cảnh rất khó khăn lúc ban đầu. Và chính quyền miền nam VN do Tổng Thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã phải dang tay đón nhận một cuộc di cư vĩ đại nhất trong lịch sử VN vào năm 1954, những dòng người từ mền bắc đã bỏ quê cha đất tổ, trốn chạy cộng sản để vào nam tìm tự do.
Cuộc di cư 1954 mở ra cái dấu mốc lịch sử, đánh dấu sự phân chia lằn ranh Quốc - Cộng bằng vĩ tuyến 17. Miền Nam là Quốc Gia Tự Do, miền Bắc là Cộng Sản Độc tài. Cho nên, khi bước chân lên tàu vào Nam, người dân miền Bắc di cư nhận được một message rất rõ ràng: Passage to Freedom. Chính vì hai chữ TỰ DO đó, mà bỏ quê hương miền Bắc ra đi. Chết sống phải ra đi. Liều thân mà đi không cần biết tương lai sẽ ra sao? Nhưng chắc chắn ra đi sẽ tốt hơn là sống với cộng sản.
Ý nghĩa đó cần được ghi khắc cho thế hệ mai sau để sau này, và không cho phép bất cứ ai tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng cuộc di cư lịch sử 1954.
Để kỷ niệm việc việc chia đôi tình tự dân tộc năm 1954, một số nhạc sì đã ghi lại tâm tình cũa mình qua dòng nhạc thật chan chứa tình người, đầy ấp tình yêu quê hương...
TÂM TÌNH CỦA NGƯỜI MIỀN NAM SAU 1954 QUA DÒNG NHẠC:
CHUYẾN ĐÒ VỈ TUYẾN ( Lam Phương)
http://www.youtube.com/watch?v=8-6sbyFZFL8
“Đêm nay trăng sáng quá anh ơi
Sao ta lìa cách bởi dòng sông bạc hai màu
Lênh đênh trên sóng nước mông mênh
Bao đêm lạnh lẽo em chờ mong gặp bóng chàng
Vượt rừng vượt núi đến đầu làng
Đò em trong đêm thâu sẽ đưa chàng sang vĩ tuyến..”
(Lam Phương)
XA QUÊ HƯƠNG:
Xa quê hương (Đan Thọ - Xuân Tiên)
http://www.youtube.com/watch?v=6elkFqt2L7E
Chiều buồn mênh mông xa quê thân yêu
Khi bước chân đi trên bến chia ly
Áng mây lờ lững trôi êm về đâu
Cánh chim lướt bay ngàn lối
Thuyền về nơi nao cho ta luyến tiếc
Xa bóng quê hương đi tới muôn phương
Vấn vương cùng ý tơ bao lời thơ
Lắng nghe lá rơi chiều ơí.......
BÊN BỜ ĐẠI DƯƠNG
(Hoàng Trọng)
http://www.youtube.com/watch?v=DFQxjLwT9Rg
Đất nước tôi màu thắm bên bờ đại dương
Bắc với Nam, tình nối qua lòng miền Trung
Đất nước tôi từ mái tranh nghèo Bắc Giang
Vượt núi rừng già Trường Sơn
Vào tới ruộng ngọt phương Nam.....
VỀ ĐÂY ANH
Nhạc & Lời:
NHẬT BẰNG & NGUYỄN HIỀN
http://www.youtube.com/watch?v=E-aP4iCMXis
Người ơi ! Nước Nam của người Việt Nam
Vì đâu oán tranh để lòng nát tan
Ðây Bến Hải là nơi ngăn cách đôi tình
Ðứng lên tìm chốn yên vui thanh bình
Người ơi ! sống chi cuộc đời thương đau
Về đây áo cơm đùm bọc lấy nhau
Ðây nỗi lòng người dân tha thiết mong chờ
Cớ sao người vẫn đang tâm thờ ơ.....
Đây là bản nhạc xữ dụng trong vấn đề Tâm Lý Chiến về công tác chiêu hồi. Nhờ bản nhạc nầy mà Chính quyền VNCH đã làm rả ngũ 20 sư đoàn Bấc Việt và quân VC trong Nam. Thật là một thành công rất lớn trong công tác nhân đạo nầy của chính quyền miền nam VN trong cuộc chiến Quốc cộng.
Dòng nhạc được nhiều người thưởng thức nhất vẩn là bản nhạc của Phạm Duy: "1954 Cha Bỏ Quê, 1975 Con Bỏ Nước"
http://www.youtube.com/watch?v=d4RmgCVdgjY, vì nó gói ghém 2 lần đau thương của dân tộc 54 và 75.
Một ngày năm bốn, cha bỏ quê xa
Chốn đã chôn nhau, cắt rốn bao nhiêu đời
Một ngày năm bốn, cha bỏ phương trời
Một miền Bắc tối tăm mưa phùn rơi
Một ngày năm bốn, cha bỏ Sơn Tây
Dắt díu con thơ, vô sống nơi Biên Hòa
Dù là xa đó, vẫn là quê nhà
Và miền nắng soi vui gia đình ta!.....
CUỘC CHIẾN TẠI CẦU HIỀN LƯƠNG
Khi Cầu Hiền Lương được làm ranh giới chia 2 Việt tình, thì hai bên bờ Bắc Nam đã diển ra một trận chiến tranh chính trị rất ác liệt đã xãy ra.
Ngày ấy để tuyên truyền, Bắc Việt đã cho xây dựng một hệ thống loa phóng thanh gồm 5 dàn loa với chiều dài 1,500m ở bờ Bắc. Mỗi lần chính quyền miền Nam cho phát những bài tâm lý chiến qua bờ Bắc thì bờ Bắc lại lớn tiếng phát lại át tiếng nói của miền Nam. Vào đầu năm 1960, chính quyền TT Ngô Ðình Diệm cho tăng cường những loại loa tối tân, công suất mỗi loa hàng trăm watt, vang xa hàng chục cây số.
Dưới chế độ CS, tuyên truyền là chiến lược hàng đầu nên CS Bắc Việt quyết không chịu thua. Bắc Việt liền dùng chiến thuật “biển người” cố hữu áp đảo với một “biển loa” 20 cái ồn ào to họng cộng với 1 cái loa cơ động chủ lực có công suất 500W có đường kính vành loa rộng đến 1.7m và có tổng công suất là 7,000W có thể vang xa hơn 10km qua bờ Nam.
Ðó là cuộc chiến về âm thanh, cũng tại nơi đây, đã diễn ra những ngày tháng chọi nhau về cờ. Tính từ năm 1956 đến năm 1967, lực lượng giới tuyến của miền Bắc đã sử dụng đến 267 lá cờ lớn nhỏ đủ cỡ. Lá cờ to cao lớn nhất vĩ tuyến 17 của miền Bắc rộng đến 134m2, nặng 15kg, và cao 38,6m. Với bản chất gian xảo cố hữu, hằng ngày giới hữu trách miền Bắc cho kéo cờ lên sớm hơn và hạ cờ trễ hơn giờ quy định là từ 6 giờ 30 sáng đến 6 giờ 30 hầu mong dân bờ Nam chiếu cố đến lá cờ đỏ sao vàng.
Cuộc chiến đó đã chấm dứt sau mùa hè đỏ lửa 1972, Việt cộng xua quân chiếm đóng Quảng Trị, và ranh giới mới sau 1972 là cầu Thạch Hản bắc qua sông Quảng Trị.
Kỷ niệm mùa quốc nạn lần nhất 20.7.1954
Vo Thilinh 20/7/2016






Vo Thilinh



Vo Thilinh



Vo Thilinh



Vo Thilinh



Trong Vu



Nguồn: https://www.facebook.com/groups/604135212930608/1241542985856491/?notif_t=group_activity&notif_id=1468884605127909



Xem thêm; 
*Lịch sử không chối cải- " Hoàng Sa * Trường Sa là của VNCH "
http://mainguyenhuynh.blogspot.com/2016/07/lich-su-khong-choi-cai-phap-chung-minh.html


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét