Việt Nam Cộng Hòa, một thực thể lịch sử không thể mất
Văn Lang
Bộ lịch sử Việt Nam xuất bản ở Việt Nam mới đây đã chính thức đề cập
tới danh xưng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), thay gì gọi là “ngụy quân,”
“ngụy quyền” như trước đây.
Tuy nhiên, điều này có lẽ cũng không mới mẻ gì, vì kể từ thời ông Thủ
Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn đương chức, những năm trước cũng đã dùng danh
xưng này tại Quốc Hội Cộng Sản. Nhân lúc ông ta nói về sự xâm phạm chủ
quyền ở Biển Ðông do Tàu Cộng hung hãn gây ra.
Tuy vậy,
danh xưng VNCH vẫn bị không ít người bảo thủ tỏ vẻ khó chịu, thậm chí
phản ứng gay gắt. Như mới đây, có một ông trung tướng quân đội Cộng Sản
đã viết bài gọi những người chủ biên bộ sử Việt Nam này là “hèn nhát,”
“phản bội”… và đòi truy tố. Trong khi giới chuyên môn trong nước đanh
giá bộ sử này không có gì mới, ngoài tên gọi VNCH ra, thì quan điểm về
thể chế chính trị tại miền Nam trước kia hầu như vẫn không thay đổi.
Một nhà văn nữ của Sài Gòn (nổi tiếng từ trước 1975), đã nói với cán
bộ văn hóa Cộng Sản, khi những người Cộng Sản cực đoan mới tràn vào
thành phố: “Các anh có thể nói Văn Học Miền Nam là ‘phản động’,’đồi
trụy’… hay gọi như thế nào là quyền của các anh. Nhưng các anh không thể
nói miền Nam không có Văn Học-Nghệ Thuật.”
Bây giờ thì mọi chuyện đã rõ như ban ngày. Nhưng lúc đó, phải can đảm
lắm và cũng rất hiểu biết mới có thể nói với những người Cộng Sản ở
rừng về như vậy. Nói “rõ như ban ngày” là vì những trường hợp cực đoan
nhất, như Lê Hiếu Ðằng thời còn ở trong rừng, nghe lời nhạc của Trịnh
Công Sơn – “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” đã tuyên bố, khi nào về
thành thì ông ta sẽ “lấy máu” của Trịnh Công Sơn vì tội “xuyên tạc”
chính nghĩa cách mạng, là “giải phóng dân tộc” thành… nội chiến.
Nhưng ai ngờ, sau bao nhiêu năm chính Lê Hiếu Ðằng đã tuyên bố bỏ
đảng. Lại còn kêu gọi các đảng viên khác không lặng lẽ bỏ đảng, mà phải
tuyên bố rõ lý do trước khi… thoát đảng.
Lịch sử luôn phải có “độ lùi” tương đối về thời gian để đánh giá,
thẩm định lại. Mặc cho sự “đổi trắng thay đen” nhưng sự thật lịch sử
chắc chắn sẽ không thể nào chối bỏ được. Như triều đại Gia Long sau khi
thống nhất được giang san đã “bôi xóa” triều đại Tây Sơn, gọi đó là “nhà
ngụy Tây sơn,” đào mồ cuốc mả để trả thù, để hả giận. Trong khi Cộng
Sản lại ca ngợi anh em nhà Nguyễn Huệ là “anh hùng áo vải” là “anh hùng
dân tộc.”
Sử Cộng Sản cũng bôi nhọ triều Nguyễn, gọi Nguyễn Ánh-Gia Long là
“cõng rắn cắn gà nhà.” Trong khi cả Châu Á rơi vào tay tư bản phương Tây
(trừ Nhật Bản đã theo học thuyết phương Tây tự cường từ thế kỷ 17 và
Thái Lan nhờ “đu dây” trong chính sách ngoại giao giữa các cường quốc
phương Tây mà giữ được độc lập). Vậy hóa ra cả Châu Á này “cõng rắn cắn
gà nhà” hay thực ra nền kinh tế phong kiến lạc hậu không đủ sức chống
lại sức mạnh kỹ thuật vượt trội của phương Tây thời đó?
Chép sử một chiều, hoặc đem “tâm tình viết lịch sử” đều có hại. Thí
dụ như tác giả N.G.K một cựu công chức cao cấp của VNCH, trong cuốc sách
“Tổ quốc ăn năn,” đã gọi người quốc gia là kết quả của “cuộc tình” giữa
cô Tư Hồng và một viên thiếu tá Pháp. Viết “khơi khơi” như vậy, “bị
đập” thì cũng khó lòng mà kêu… oan. Nhưng nếu đọc cuốn “Lịch Sử Quân Lực
VNCH” do Phòng 5, Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực VNCH biên soạn. Thì ý kiến
của N.G.K tuy rất phiến diện nhưng cũng có chứa “một chút” sự thật. Mà
“một chút” sự thật thì không hẳn là sự thật lịch sử, mà phải nói rộng ra
từ thời Quốc Dân Ðảng của Nguyễn Thái Học, với những tấm gương của Cô
Giang, Cô Bắc… Cho tới bao nhiêu người Việt Quốc Gia đã hy sinh trong
kháng chiến chống Pháp đòi độc lập. Cuối cùng bị Cộng Sản thanh trừng,
cướp công, bôi nhọ, xóa sạch lịch sử để biến lịch sử kháng chiến của dân
tộc thành ra… lịch sử đảng.
Ngày 30 Tháng Tư năm 1975, khi xe tăng Cộng Sản húc đổ cánh cổng sắt
của dinh Ðộc Lập (dù canh cửa đã được mở sẵn và chính phủ Dương Văn Minh
đang chờ bàn giao). Cộng Sản xông vô và tuyên bố “không còn gì để bàn
giao!,” họ đã là người thắng cuộc và đòi chính phủ Dương Văn Minh đầu
hàng vô điều kiện. Dù vậy, trong những lời nói cuối với bên “thắng
cuộc,” người đại diện cuối cùng của VNCH vẫn bày tỏ, mong muốn những
người thắng cuộc sẽ là những người “mã thượng”…
Tiếc rằng, mong muốn của Tướng Dương Văn Minh cũng như mong muốn của
bao nhiêu người Việt Nam sau chiến tranh đã không được bên thắng cuộc
thể hiện. Nếu như người thắng cuộc mà “mã thượng” thì việc hòa hợp hòa
giải dân tộc đã diễn ra từ trưa ngày 30 Tháng Tư năm 1975. Và lịch sử
Việt Nam hiện đã đi theo một hướng khác, chắc chắn là tốt đẹp hơn, phồn
vinh hơn và dân chủ hơn…
Dù bên thắng cuộc đã không mã thượng, nhưng bên buông súng lại tỏ ra rất mã thượng.
Vùng 4 chưa rơi vào tay Cộng Sản, các cấp chỉ huy VNCH sắp xếp bàn
giao, cho binh sĩ trở về với gia đình, chiến tranh đã kết thúc và phải
buông súng theo lệnh của thượng cấp. Sau đó các tướng chỉ huy đã tuẫn
tiết để thể hiện khí tiết mà không trái với quân kỷ:”Tổ quốc-Danh
dự-Trách nhiệm.”
Cổ nhân có câu: “Không ai lấy thành bại để luận anh hùng.” Phe thắng
cuộc đã tỏ ra không mã thượng, khi nuốt lời hứa hòa giải dân tộc bằng
cách vội vàng giải tán MTGPMNVN… để mau chóng tiến lên “thiên đàng
XHCN.” Chính tà thuyết “xã ngãi” đã ngăn cản sự hòa hợp giữa hai người
“anh em,” mà trong cuộc huynh đệ tương tàn mỗi bên ngã xuống đều là
người Việt.
Lý thuyết Cộng Sản của ngoại bang không có chỗ cho tình anh em, tình
dân tộc. Học thuyết Cộng Sản chỉ có đấu tranh giai cấp và cướp chính
quyền bằng mọi cách, mọi giá gọi chung là “cứu cánh biện minh cho phương
tiện,” tức là đê tiện mà thắng vậy là tốt!
Cho tới khi tà thuyết Cộng Sản bị nhân loại lên án là chống lại loài
người, Liên Xô và khối Cộng Sản Ðông Âu tan rã. Trung Cộng chuyển sang
kinh tế thị trường dưới sự chỉ huy của một nhóm quân phiệt, đề cao sức
mạnh quân sự và chủ nghĩa anh hùng dân tộc cực đoan có nguy cơ trở thành
một nhà nước kiểu – Ðức Quốc Xã thứ hai.
Lúc này, mà nhà cầm quyền CSVN không mau thức tỉnh xa lánh con đường
của quốc xã Trung Hoa, để về với dân tộc, hòa giải anh em, liên kết sức
mạnh với phe yêu chuộng hòa bình-dân chủ-tự do trên toàn cầu thì việc đi
đến mất nước hay diệt vong trong cuộc chiến sắp tới là điều không thể
tránh khỏi.
Mời độc giả xem bình luận “Tình trạng chia rẽ trong cộng động người Việt trên đất Mỹ”(Phần 2)
Một ông tiến sĩ đòi sửa ‘Tiếng Việt’ thành ‘Tiếq Việt’
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một ông phó giáo sư-tiến sĩ ở
Hà Nội vừa đề nghị cải tiến cách viết tiếng Việt. Chẳng hạn, “luật giáo
dục” phải viết là “luật záo zụk,” “nhà nước” là “N’à nướk”…
Theo báo Thanh Niên, ông phó giáo sư-tiến sĩ này tên là Bùi Hiền, cựu
hiệu phó trường Đại Học Sư Phạm Ngoại Ngữ Hà Nội, cựu phó viện trưởng
Viện Nội Dung và Phương Pháp Dạy-Học Phổ Thông.
Mới đây,
trong cuốn sách “Ngôn Ngữ ở Việt Nam – Hội Nhập và Phát Triển (tập 1)”
dày 2,200 trang, do nhà xuất bản Dân Trí phát hành, nhân dịp “Hội thảo
ngữ học toàn quốc” được tổ chức tại trường Đại Học Quy Nhơn, Bình Định,
hồi Tháng Chín, trong bài viết “Chữ Quốc Ngữ và Hội Nhập Quốc Tế,” ông
Bùi Hiền với đề nghị cải tiến chữ viết tiếng Việt gây nhiều tranh cãi.
Báo Thanh Niên dẫn lời ông Bùi Hiền cho biết: “Từ năm 1924, khi toàn
quyền Đông Dương ký nghị định cho phép dạy chữ quốc ngữ bắt buộc ở cấp
tiểu học, trải qua gần một thế kỷ, đến nay chữ quốc ngữ đã bộc lộ nhiều
bất hợp lý, nên cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết
kiệm thời gian, vật tư…”
Những bất hợp lý mà ông Hiền đưa ra, đó là hiện tại, người Việt đang
sử dụng hai, ba chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm đứng đầu. Thí dụ: C
– Q – K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr – Ch (tra, cha), S – X (sa, xa)… Bên
cạnh đó, lại dùng hai chữ cái ghép lại để biểu đạt âm vị một số phụ âm
đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…).
“Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo một nguyên tắc
chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết, thậm chí gây hiểu
nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông tin. Người học như
trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do sự phức tạp này
mang lại,” ông Hiền nhận định.
Từ đó, ông Hiền kiến nghị chữ quốc ngữ cải tiến của ông dựa trên
“tiếng nói văn hóa của Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn sáu thanh điệu
chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có
một chữ cái tương ứng biểu đạt.”
Theo ông, sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ
sung thêm một số chữ cái tiếng La Tinh như F, J, W, Z. Bên cạnh đó,
thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái hiện có, cụ thể: C = Ch, Tr; D =
Đ; G = G, Gh; F = Ph; K = C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W
=Th; Z = d, gi, r. Vì âm “nhờ” (nh) chưa có ký tự mới thay thế, nên
trong văn bản trên tạm thời dùng ký tự ghép n’ để biểu đạt.
Nói với báo Thanh Niên, ông Hiền cho biết: “Đề nghị của tôi có nhiều
nhà ngôn ngữ họ thấy hợp lý vì chữ viết mới có một nguyên tắc thống
nhất. Nhưng cũng có nhiều ý kiến phản bác vì cho rằng nếu cải tiến vậy
sẽ phức tạp, có nhiều hệ lụy. Ví dụ kho tư liệu đồ sộ cũ chuyển sang chữ
viết mới thì sẽ giải quyết như thế nào. Và để thay đổi sẽ phải mất rất
nhiều thời gian: thay đổi nhận thức, thay đổi cách học, cách dạy, sách
giáo khoa cũng phải thay đổi, các văn bản, sách, báo, rồi lập trình chữ
viết trên máy tính… Phải thay đổi từng bước một. Nhưng chỉ cần mất một,
hai năm là quen dần.”
Bù lại, theo ông Hiền, cải tiến theo cách này sẽ thống nhất được chữ
viết cho Việt Nam, loại bỏ được hầu hết các thiếu sót, bất cập không
nhất quán trước đây gây khó khăn cho người dùng (dẫn mắc lỗi chính tả),
giản tiện được bộ chữ cái khi từ 38 chữ cái chỉ còn 31, dễ nắm được quy
tắc, dễ nhớ. Ngoài ra, còn tiết kiệm được thời gian, công sức, vật tư
trong quá trình tạo lập các văn bản trên giấy, trên máy tính.
Nói về vấn đề cải tiến chữ quốc ngữ, ông Nguyễn Hữu Hoành, phó viện
trưởng Viện Ngôn Ngữ Học Việt Nam, cho biết vấn đề này đã được các nhà
ngôn ngữ học trao đổi, đề cập rất nhiều trong những năm qua chứ không
riêng gì đề nghị của ông Bùi Hiền.
“Tuy nhiên, không thể thay đổi được và cũng không nên thay đổi, vì
chữ viết liên quan đến văn hóa, lịch sử và rất nhiều vấn đề khác. Ngay
cả tiếng Anh, một ngôn ngữ phổ biến có nhiều chữ đọc và viết bất hợp lý
mà cũng không ai nghĩ đến việc cải tiến. Đến nay, trải qua nhiều thế kỷ,
tiếng Việt đã định hình và chữ quốc ngữ đã tồn tại cả thế kỷ với kho tư
liệu đồ sộ từ lúc hình thành đến bây giờ,” ông Hoành nhìn nhận.
Còn ông Bùi Khánh Thế, phó chủ tịch Hội Đồng Khoa Học và Đào Tạo
trường Đại Học Ngoại Ngữ-Tin Học Sài Gòn, cho rằng: “Có một số bất hợp
lý, chẳng hạn ký tự q lại thay thế cho chữ ng, z thay gi, c thay tr, ch…
Chưa kể làm vậy sẽ mất đi sự tinh tế trong cách viết, đọc và phát âm
của tiếng Việt. Từ lúc hình thành cho đến nay, tiếng Việt có nhiều âm
thay đổi nhưng chữ viết vẫn giữ nguyên. Đó chính là sự bền vững cần có,
chỉ những gì bất hợp lý mới mất đi.”
Theo ông Thế, càng đổi mới thì càng bị rối. Đó là chưa kể, sẽ phải
tốn rất nhiều thời gian, công sức và kinh phí để thay đổi. Vì thế, đối
với chữ quốc ngữ, nên tìm cách chú ý khắc phục những cái khó, hơn là cải
tiến. (Tr.N) Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/mot-ong-tien-si-doi-sua-tieng-viet-thanh-tieq-viet/
Một đề xuất về cải
cách tiếng Việt hiện đại gây tranh cãi ở Việt Nam vì đã 'đi quá xa' với
hiện trạng của chữ quốc ngữ, theo một nhà nghiên cứu ngữ học và Việt ngữ
từ Anh quốc.
Bình luận với BBC Tiếng Việt hôm 26/11/2017 về đề
xuất cải tiến bảng chữ cái và chính tả tiếng Việt do một chuyên gia,
nguyên Phó Viện trưởng Viện Nội dung & Phương pháp dạy - học phổ
thông đưa ra trong một hội thảo ngữ học ở Việt Nam gần đây, nhà nghiên cứu Đoàn Xuân Kiên từ London nói:
"Những
đề xuất như vậy đi quá xa với tình hình của chữ Quốc ngữ, mà chữ Quốc
ngữ đã là một hệ thống chữ viết ký âm, tức là cố gắng lột tả được cách
nói của người Việt, mặc dù nó là một hệ thống không hoàn chỉnh đâu,
nhưng tương đối ở thế kỷ 16, 17, nó là một kết quả sáng tạo rất cao của
những người sáng chế ra chữ Quốc ngữ.
Cải cách 'tiếng Việt' thành 'tiếq Việt' và bình luận từ London Tiếng Việt của chúng ta: 'Nhau' hay 'rau'? Tạ Chí Đại Trường một nhân cách trí thức
"Cho
đến bây giờ, đất nước độc lập, tự chủ, nếu chúng ta (Việt Nam) muốn có
những sửa đổi để hoàn chỉnh một hệ thống chữ viết do người nước ngoài
giúp tạo ra, thì cần phải có thứ nhất, yếu tố thời gian chuẩn bị dư
luận.
"Thứ hai, phải có những người chuyên ngôn trong ngành ngôn
ngữ họp bàn, rồi vận động dư luận, rồi đi đến đề xuất. Thứ ba, phải có
một kế hoạch lâu dài trong đó toàn bộ nhà nước, hệ thống truyền thông,
sách báo và nhà trường có những hoạt động đồng bộ để có thể tạo ra những
thay đổi."
Xôn xao có lý do
Theo nhà chuyên môn từ London, có lý do đằng sau
việc dư luận Việt Nam xôn xao trước đề xuất của PGS. TS. Bùi Hiền, ông
Đoàn Xuân Kiên nói tiếp:
"Còn những đề xuất cá nhân, sáng tạo cá
nhân sẽ làm cho dư luận, công luận thêm hoang mang chứ không có lợi gì
cả, quyển sách Kỷ yếu Hội nghị in ra, trong đó có bài của Phó Giáo sư
Bùi Hiền, dư luận có vẻ xôn xao là bởi vì thấy như vậy ghê quá.
"Có
một sự đảo lộn kinh hoàng trong thực tế nói năng và viết lách của tiếng
Việt hiện nay, cho nên không lạ gì sự hoang mang của công luận là đúng,
là phải chăng, và chúng ta - nhà nước (Việt Nam) cũng như cơ quan thông
tấn cần có những nỗ lực để giải tỏa những hoang mang đó."
Hôm Chủ nhật, báo mạng Infornet.vn dẫn ý kiến của một
nhà ngôn ngữ học từ Việt Nam, Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Tổng
thư ký Hội ngôn ngữ học Việt Nam và đương kim Tổng chủ biên Chương trình
giáo dục phổ thông tổng thể, bình luận đề xuất cải cách của PGS Bùi
Hiền:
"Nếu cải tiến chữ Quốc ngữ theo đề xuất này thì các học giả
sẽ trở thành người vừa đọc vừa đánh vần, viết sai chính tả, phải đi học
lại từ đầu; tất cả các tài liệu khoa học sẽ thành văn bản cổ, chỉ các
nhà nghiên cứu về chữ cổ mới có thể đọc được."
PGS. TS. Bùi Hiền
được truyền thông Việt Nam dẫn lời cho rằng học sinh học theo hệ thống
cũ sẽ học tiếng Việt chậm hơn so với các em học theo hệ thống cải tiến
do ông đề xuất; bên cạnh đó, thời gian viết lách, soạn thảo, in ấn, xuất
bản sẽ tiết kiệm và hiệu quả hơn.
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết đưa ra nhận xét có tính phản biện, vẫn theo Infonet hôm 26/11:
"Tôi
không biết PGS.TS Bùi Hiền đã thực nghiệm dạy đối chứng hai thứ chữ ở
đâu để rút ra những kết luận này. Nhưng tôi ngờ rằng cả người dạy học,
người viết sách, người đánh máy, người biên tập, người đọc sách đều sẽ
phải loay hoay, mất thời gian hơn với thứ chữ cải tiến này.
"Đề
xuất cải tiến chữ Quốc ngữ nếu được chấp nhận sẽ làm cho hàng chục triệu
người lao động phải học lại từ đầu, hàng chục triệu tài liệu phải in
lại, như vậy thì sẽ tốn giấy mực và thời gian hơn nhiều."
"Đấy là một sự vận động xã hội lớn lao chứ không đơn
giản, thứ hai nữa, bất cứ một cuộc vận động nào cũng đòi hỏi thời gian,
nếu Giáo sư Bùi Hiền đưa ra những con số thống kê như vậy thì tôi cũng
như Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết có phần ngờ rằng sự thu thập dữ liệu
thống kê như thế chưa thỏa đáng."
Trong đề xuất cải tiến của mình, theo truyền thông Việt Nam, ông Bùi Hiền cho biết:
"Nếu
cho học sinh chưa biết chữ, chúng ta thử chia hai lớp học. Một lớp cho
học chữ hiện hành, còn một lớp học chữ theo đề xuất của tôi thì tôi tin
lớp học chữ hiện hành sẽ học chậm hơn. Tôi đã làm phép tính, nếu viết
chữ theo đề xuất của tôi sẽ có thể tiết kiệm thời gian, sức lực cũng như
vật tư khoảng 8%.
"Cũng theo phép tính đó, nếu một đơn vị phát
hành sách một năm tiêu tốn hết 100 tấn giấy thì với cách viết chữ cải
tiến này, một năm có thể tiết kiệm được 8 tấn giấy, thời gian và công
sức đánh máy cũng theo đó mà giảm được 8%".
Báo Dân trí, thuộc Hội
Khuyến học Việt Nam, hôm 25/11 trích dẫn đề xuất cải tiến bảng chữ cái
và chính tả tiếng Việt của tác giả Bùi Hiền, cho hay trải qua gần một
thế kỷ, đến nay chữ Quốc ngữ ở Việt Nam đã bộc lộ nhiều bất hợp lý, nên
cần phải cải tiến để giản tiện, dễ nhớ, dễ sử dụng, tiết kiệm thời gian,
vật tư.
Những bất hợp lý theo tác giả của bản đề xuất là:
"Hiện tại, chúng ta sử dụng 2, 3 chữ cái để biểu đạt một âm vị phụ âm
đứng đầu. Ví dụ C - Q - K (cuốc, quốc, ca, kali), Tr - Ch (tra, cha), S -
X (sa, xa)... Bên cạnh đó, lại dùng 2 chữ cái ghép lại để biểu đạt âm
vị một số phụ âm đứng cuối vần như Ch, Ng, Nh (mách, ông, tanh…)"
"Đó là những hiện tượng không thống nhất, không theo
một nguyên tắc chung nào dẫn đến khó khăn cho người đọc, người viết,
thậm chí gây hiểu nhầm hoặc không hiểu được chính xác nội dung thông
tin. Người học như trẻ em hay người nước ngoài, cũng rất hay mắc lỗi do
sự phức tạp này mang lại".
Từ đó, theo tờ báo mạng của Việt Nam,
ông Bùi Hiền đã kiến nghị một phương án làm cơ sở để tiến tới một phương
án tối ưu trình nhà nước:
"Chữ quốc ngữ cải tiến của tác giả Bùi
Hiền dựa trên tiếng nói văn hóa của thủ đô Hà Nội cả về âm vị cơ bản lẫn
6 thanh điệu chuẩn, nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi
âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.
"Sẽ bỏ chữ Đ ra khỏi
bảng chữ cái tiếng Việt hiện hành và bổ sung thêm một số chữ cái tiếng
Latin như F, J, W, Z. Bên cạnh đó, thay đổi giá trị âm vị của 11 chữ cái
hiện có trong bảng trên, cụ thể: C = Ch, Tr; D = Đ; G = G, Gh; F = Ph; K
= C, Q, K; Q = Ng, Ngh; R = R; S = S; X = Kh; W =Th; Z = d, gi, r. Vì
âm "nhờ" (nh) chưa có kí tự mới thay thế, nên trong văn bản trên tạm
thời dùng kí tự ghép n' để biểu đạt," theo báo Dân trí.
Trên mạng xã hội cuối tuần này đã có nhiều ý kiến
xoay quanh đề xuất của PGS. TS. Bùi Hiền, mà vài bình luận mà BBC Việt
ngữ biết được đưa ra một số chia sẻ:
"Sáng tạo và tâm huyết là
đáng trân trọng nhưng từ lý thuyết đến thực tế là một khoảng cách rất xa
và khó lường," một nhà giáo nữ giảng dạy Trung học Phổ thông từ Thành
phố Hải Phòng viết trên trang mạng xã hội Facebook.
"Nay ông Tiến
sỹ - Giáo sư này "sáng tạo" cách viết mới có mục đích gì, tiện lợi ra
làm sao tôi chưa rõ lắm. (Hình như "tiết kiệm được khoảng 7 mẫu tự),"
một nhà giáo đã hồi hưu từ Nha Trang cũng trên mạng này đưa bình luận.
"Nó hoàn toàn không có mục đích giống như cụ Vĩnh (nhà
văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh) cổ vũ vì lối viết Telex sẽ tiện cho việc xếp
chữ vì lẽ chữ đúc để sắp in quốc ngữ có quá nhiều dấu phụ tạo ra khó và
nhiêu khê trong sửa chữa, khi đánh điện tín thì không thể chuyển đi.
"Tuy
nhiên ngày nay thì nó đã định hình sau thời Tự lực văn đoàn rồi, viết
Quốc ngữ và học chữ ấy như hiện giờ đã ổn thì có cần thay đổi chăng? Mà
thay đổi thì có lợi gì trong thực tế?
"Thử nhìn sang các nước Đông Nam Á mà coi, có nơi đâu mà sự "tích hợp" chữ viết với hiện đại nhanh và tiện hơn mình không?
"Tôi
không chê ông ấy nhưng tôi thấy cần giải trình cái lối viết đó tiện lợi
hơn lối truyền thống chỗ nào và mục đích gì. Vậy thôi!," nhà giáo hồi
hưu từ Nhà Trang nêu nhận xét.
Nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/forum-42131337
Việt Nam Cộng Hòa Thua Để Thắng
US Marines - South Vietnam 1966.
Lời tiên tri độc đáo của
Tướng Độc Nhãn Do Thái Moshe Dayan khi sang thăm chiến trường Miền Nam Việt Nam
năm 1973, và ông đã gởi lại một thông điệp cố vấn quân sự cho Tổng Tống Nguyễn
Văn Thiệu với tầm nhìn chiến lược của ông cho cuộc chiến Việt Nam: "Muốn
thắng Cộng Sản, phía VNCH phải thua Cộng Sản trước, vì lùi một bước, để tiến
lên 3 bước". Khi ấy mọi người chúng ta tỏ ra bất bình, nhưng nay suy
nghiệm lại lời nói này đã được kiểm chứng bởi thời gian, thật đúng, rất đúng!
Nhiều người từ Bắc chí Nam đã nhìn thấy rõ CSVN đồng nghĩa với sự phản bội dân
tộc và phá hoại đất nước, và giá trị của nước VNCH là vinh quang sáng ngời, và
vì cuối cùng của vấn đề là chúng ta thua để thắng.
Ðúng 36 năm trước
đây, ngày 30 tháng 4 năm 1975, cuộc chiến tranh Quốc-Cộng giai đoạn 2 tại Việt
Nam đã chấm dứt sau 21 năm diễn biến khốc liệt (1954-1975). Một cuộc chiến
tranh kéo dài và khốc liệt như thế, nhưng đã kết thúc nhanh gọn và khá bất ngờ
với cả hai phe bản xứ tham chiến: Việt Quốc và Việt Cộng.
Sau cuộc chiến,
đã có nhiều cách lý giải và đánh giá về sự kết thúc chiến tranh Việt Nam một
cách không bình thường. Riêng chúng tôi, nhân ngày 30 tháng 4 lần thứ 36 hôm
nay, chỉ xin nhắn lại một đánh giá tổng quát mà chúng tôi đưa ra từ lâu (được
lý giải qua tập “Tài Liệu Nghiên Cứu Lý Luận: Việt Nam Trong Thế Chiến Lược
Quốc Tế Mới”, khởi thảo từ trong nước năm 1977, ấn hành lần đầu năm 1995 và tái
bản năm 2005 tại Hoa Kỳ), được nhắc lại nhiều lần qua các bài viết để quý
thính giả và độc giả cảm nghiệm xem có đúng với những gì đã và đang xây ra trên
thực tế hay không. Ðó là “ 30-4-1975: Quốc gia thua để thắng, Cộng sản Thắng để
thua”. Vì sao?
Vì cả lý luận lẫn
thực tiễn, chẳng cần đợi sau 36 năm, mà đã từ lâu, ngày một khẳng định giá trị
của sự đánh giá tổng quát này.
Thật vật, vào ngày
30-4-1975 chấm dứt chiến tranh và một thời gian sau đó, quả thực nhiều người đã
nghĩ rằng: Ðảng CSVN và chế độ độ XHCN độc tài Miền Bắc đã thắng người Việt
Quốc Gia và chế độ VNCH ở Miền Nam Việt Nam. Ðiều này dễ hiểu, vì dưới cái nhìn
hiện tượng, trong một cuộc chiến giữa hai phe, bên nào tiêu diệt được đối
phương chiếm được mục tiêu sẽ là kẻ chiến thắng. Công sản Bắc Việt đã đạt mục
tiêu thôn tính Miền Nam bằng chiến tranh vào ngày 30-4-1975,thì như vậy cứ nhìn
hiện tượng rõ ràng phe CSVN đã thắng phe Quốc Gia Việt Nam (QGVN).
Tuy nhiên chẳng
bao lâu sau đó, thực tế đã dần dần ghi nhận và cho đến hôm nay có thể khẳng
định không sợ sai lầm rằng: “Cộng sản đã THẮNG để THUA”. Cái chiến thắng mà họ
có được, chỉ là “chiến thắng biểu kiến” (giả tạo). Và ngày 30-4-1975 chỉ là
điểm mốc thời gian của một quá trình đưa CSVN đến sự thua bại hoàn toàn vào
cuối quá trình này.Vì sao?
Vì CSVN vốn là
công cụ bành trướng chủ nghĩa thực dân mới của Ðế quốc Ðỏ Nga Xô. Do đó ý đồ và
mục tiêu của đảng CSVN không thể khác ý đồ và mục tiêu của đảng Cộng Sản Nga Xô
(CSNX). Như vậy, thực tế sau ngày 30-4-1975 CSVN phải được Nga Xô và các nước
“Xã Hội Chủ Nghĩa anh em” hổ trợ tích cực, toàn diện và vô điều kiện để xây
cựng thành công chủ nghĩa xã hội tại thuộc địa kiểu mới Việt Nam, phát huy
thắng lợi để tiếp tục đẩy mạnh “Chiến tranh Cách Mạng”, “Chiến tranh Giải
phóng” đến các nước trong vùng như Thái Lan, Miến Ðiện, Mã Lai. Phi Luật
Tân.v.v…Thế nhưng thực tế hoàn toàn khác: Tất cả những điều đáng lẽ phải xẩy ra
đó đã không xẩy ra sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc.
Thực tế sau đó
Nga Xô đã thất bại trong nỗ lực “Cải Tổ” đi đến sụp đổ, kéo theo sự tiêu vong
các nước XHCN Ðông Âu. Trung Cộng thực hiện chính sách “Mở cửa” làm ăn với Tư
Bản. Công cụ CSVN vội đưa ra chính sách “Ðổi Mới” theo gương “Cải Tổ” Liên Xô
(1986). Rồi vội cầu hoà với Trung Cộng và học tập lý luận sáng tạo mới của nước
đàn anh xấu bụng và có tham vọng bá quyền này, rằng: “Chủ Nghĩa Xã Hội cũng có
thể áp dụng kinh tế thị trường” được Việt cộng hoá thành con đường “Ðổi mới”
một cách cưỡng ép rằng “Kinh tế thị trường theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”.
Ðây là lối lý
luận ngụy biện, cưỡng ép nhằm che đậy thực trạng và chiếu hướng mới không thể
đảo ngược tại Việt Nam cũng như toàn cầu: Chủ nghĩa xã hội đã phá sản, đã tiêu
vong tại Nga Xô, đang tiêu vong tại Việt Nam và các nước XHCN còn lại (Trung
Cộng, Bắc Hàn và Cuba). Quá trình tiêu vong CNXH tại Việt Nam khởi đi từ
ngày 30-4-1975 là ngày kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Là lối lý luận
cưỡng ép, ngụy biện, vì nó duy ý chí, trái ngược với thực tế. Thực tế phát
triển trong môi trường kinh tế thị trường không thể định hướng XHCN, mà tất yếu
sẽ phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. Trong môi trường này, tất yếu nhà
nước XHCN sẽ bị tư bản hoá (đã và đang từng buớc Giải tư quốc doanh), chế độ
chuyên chính vô sản sẽ được dân chủ hoá, và các cán bộ đảng viên cộng sản sẽ
được tư sản hoá (đã và đang trở thành những nhà tư bản Ðỏ).
Chiều hướng phát
triển này đã được thể hiện ngày càng rõ nét trên thực tế tại Việt nam, ai cũng
có thể thấy và kiểm chứng được.
Và như thế rõ
ràng là ngày 30-4-1975 “Cộng sản THẮNG để THUA” cuộc thực sự vào cuối quá trình
của sự tiêu vong chế độ XHCN về mặt bản thể. Bởi vì, cuối cùng thì mục tiêu và
lý tưởng của những người CSVN đã không đạt được. Trái lại, thực tế đã thúc ép,
dẫn dắt và buộc được CSVN phải đi vào quỹ đạoc ủa đối phương (Tự do, kinh tế
thị trường) và thực hiện theo đúng lý tưởng (Quốc gia, dân tộc, dân chủ) và mục
tiêu tối hậu (Dân chủ hoá Việt Nam, phát triển toàn diện đất nước trong nền
kinh tế thị trường) của đối phương.
Thật vây, đối với
những người Việt Quốc Gia, lý tưởng và mục tiêu đấu tranh trước sau như một:
Ðộc lập dân tộc, dân chủ tự do, xã hội công bằng, phát triển toàn diện đất nước
đến phú cường, văn minh tiến bộ theo đà tiến hoá chung của nhân loại.
Và vì vậy, kể từ
sau ngày giành được độc lập từ tay thực dân Pháp vào năm 1954, mong muốn chân
thành của những người Việt Quốc Gia ở Miền Nam Việt Nam, kẻ cầm quyền cũng như
dân giả, là thiết lập một chế độ độc lập dân tộc, dân chủ tự do(Việt Nam Cộng
Hoà) và phát triển toàn diện Miền Nam đến giầu mạnh. Thành quả mong muốn này sẽ
tạo thành sức mạnh tổng hợp chính trị(dân chủ), kinh tế (giầu mạnh), xã
hội(công bình) khả dĩ đánh bại chế độ độc tài đảng trị của những người Cộng sản
Bắc Việt: chính trị (độc tài toàn trị), kinh tế (nghèo đói), xã hội (áp bức,
bất công), mà không cần xử dụng sức mạnh quân sự tiêu diệt đối phương.
Nói cách khác,
ước muốn của người Việt Quốc Gia trước đây, thay vì dùng chiến tranh để áp đặt
mô hình chủ nghĩa quốc gia hay chủ nghĩa xã hội, cứ để hai chế độ chính trị đối
nghịch trên hai Miền Bắc, Nam có thời gian và cơ hội thi đua thực hiện mô hình
chính trị, kinh tế, xã hội của mình, chờ cơ may thống nhất đất nước một cách
hoà bình, thông qua con đường dân chủ. Lúc đó, mô hình xây dựng và phát triển
đất nước nào có hiệu quả thực tiễn, sẽ được nhân dân hai miền chọn lựa bằng lá
phiếu của đa số trong một cuộc trưng cầu dân ý tự do thực sự, có giám sát quốc
tế nếu cần.
Thế nhưng ước muốn
chân thành và hết sức có lợi cho đất nước và dân tộc trên đây của những người
Việt quốc gia ở Miền Nam đã không được những người CSVN ở Miền Bắc đáp ứng. Bởi
lý tưởng và mục tiêu của những người CSVN hoàn toàn khác biệt với lý tưởng và
mục tiêu của người Việt quốc gia. Sự khác biệt rõ nét nhất là Người Quốc Gia
hành động tất cả vì Quốc Gia Dân Tộc, cho Tổ Quốc Việt Nam, trong khi những
Người Cộng Sản Việt Nam hành động tất cả vì Quốc Tế Cộng Sản, cho Tổ Quốc Xã
Hội Chủ Nghĩa Liên Xô.
Do đó, để làm
tròn nghĩa vụ công cụ bành trướng ngõ hầu áp đặt chủ nghĩa cộng sản trên cả
nước, đảng CSVN đã phát động và tiến hành cuộc chiến tranh thôn tính Miền Nam,
đẩy chính quyền và nhân dân Miền Nam Việt Nam vào một cuộc chiến tranh tự vệ và
Hoa Kỳ có cớ can thiệp ngày càng sâu rộng vào chủ quyền VNCH. . . Cuộc chiến
tranh cốt nhục tương tàn này đã kéo dài hơn 20 năm (1954-1975), sát hại hàng
triệu sinh linh, tàn phá đất nước, di hại lâu dài nhiều mặt cho đất nước và dân
tộc.
Nhưng rồi sau
cùng thì cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn đã kết thúc một cách không bình
thường, do sự sắp xếp tiền định của ngoại bang, đã để cho CSBV “tạm thắng” cuộc
chiến một cách dễ dàng, không cần chiến đấu(vì Việt Quốc bị ép buộc đầu hàng)
không cần giữ đất và không đủ người để tiếp thu (vì Việt Cộng bị động, bất
ngờ, tốc độ rút lui nhanh hơn tốc độ tiến quân).
Chính vì sự kết
thúc chiến tranh không bình thường này, mà ngay từ những ngày tháng năm đầu,
khi cuộc chiến vừa tàn, người Việt Quốc Gia ở Miền Nam không khỏi nghĩ lại nhận
định có tính tiên liệu của hai ngoại nhân. Một là Tướng độc nhản Moise Dayan,
Bộ Trưởng Quốc Phòng Do Thái lúc bấy giờ khi đến thăm Miền Nam; hai là Sir
Wilson. một chuyên viên Anh quốc làm cố vấn về du kích chiến cho Hoa Kỳ trong
chiến tranh Việt Nam; Cả hai ngoại nhân này đều có chung nhận định đại ý rằng
“Muốn chiến thắng cộng sản tại Việt Nam, cần cộng sản hoá ”. Nay thì Miền Nam
Việt Nam đã bị cộng sản hoá sau ngày 30-4-1975.
Chế độ độc tài toàn trị cộng
sản đã thiết lập 36 năm qua trên toàn cõi Việt nam.Thực tế CSVN đã thất bại
hoàn toàn trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội tại Việt Nam. Đảng CSVN đã biến
chất hoàn toàn và cái bảng hiệu “Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nhhĩa Việt Nanm” thực chất
cũng như thực tế chì là trò lừa bịp theo kiểu gian thương “Treo đầu dê bán thịt
chó” để thủ lợi mà thôi.
Như vậy phải
chăng “Quốc gia đã THUA để THẮNG”? Nếu đúng như vậy thì tại sao và QUỐC sẽ
thắng CỘNG nay mai như thế nào?
1.- Tại sao? Tại
vì mục tiêu và lý tưởng đấu tranh của người Việt Quốc Gia trước sau như một,
vẫn là chân lý thời đại (độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa quốc gia), có
chính nghĩa, đáp ứng đúng khát vọng toàn dân(Ðộc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc).
Chân lý, chính nghĩa và khát vọng ấy, nếu người Việt Quốc Gia đã mất cơ hội
thành đạt trước 30-4-1975, trong chiến tranh tự vệ, trên chiến trường, thì hôm
nay, sau 36 năm kiên trì tiếp tục cuộc đấu tranh cho lý tưởng và mục tiêu của
mình, đã và đang buộc được CSVN phải tự thú sai lầm, phải sửa sai và từng bước
lùi dần về phía dân chủ, từng bước phải trả lại cho nhân dân các quyền tự do,
quyền dân chủ, dân sinh và nhân quyền căn bản…
Mặc dầu cho đến
lúc này, đảng CSVN vẫn chưa một lần dám công khai thú nhận sự chọn lựa con
đường XHCN là sai lầm, tác hại toàn diện cho đất nước và dân tộc. Ðồng thời họ
cũng chưa dám công khai thừa nhận lý tưởng và mục tiêu đấu tranh của người Việt
Quốc Gia theo đuổi từ bao lâu nay là ÐÚNG, có lợi cho đất nước và dân tộc.
Thế nhưng, tất cả
những gì chế độ CSVN đã và đang thực hiện, đem lại phần nào những hiệu quả thực
tế hôm nay, chính là họ đã làm theo sách của người Quốc Gia. Nghĩa là những
người CSVN đã và đang bị buộc phải làm, không thể khác hơn, những gì mà lý
tưởng, mục tiêu và con đường mà người Quốc gia theo đuổi.
Ðối với người
Việt Quốc gia quan niệm chiến THẮNG trong cuộc đấu tranh, không nhất thiết phải
là lật đổ, tiêu diệt đối phương để độc quyền thực hiện lý tưởng và mục tiêu đấu
tranh của mình, mà chỉ cần bất cứ ai, lực lượng nào thực hiện được đúng mục
tiêu và lý tưởng của mình. Vì vậy nếu người cộng sản Việt nam chỉ cần thực hiện
đúng lý tưởng và mục tiêu đấu tranh của người Việt Quốc Gia, thì điều đó cũng
đủ yếu tố xác định thắng lợi sau cùng của người Việt Quốc Gia và cuộc đấu tranh
chống cộng sẽ chấm dứt.
2.- Vậy QUỐC
thắng CỘNG như thế nào?
Chế độ Cộng Hoà
Xã Hội Chủ Nghĩa Việt nam do đảng CSVN áp đặt tại Việt Nam đã và đang trên quá
trình tiêu vong và đã bước vào giai đoàn cuối cùng: Tiêu vòng hoàn toàn về mặt
bản thể trong “Môi trường mật ngọt kinh tế thị trường theo định hướng tư bản
chủ nghĩa”. Trong môi trường mật ngọt này, cán bộ đảng viên CS được tư sản hoá,
nhà nước Cs được tư bản hoá và chế độ được dân chủ hoá. Ðó là quá trình tiêu
vong tất yếu của đảng và chế độ CSVN, xác định sự toàn thắng của các lực lượng
quốc gia, dân tộc, dân chủ Việt nam. Sự tất yếu này đến mau hay chậm là tùy
thuộcc vào ba lực đẩy, lực xoay chủ yếu:
– Một là sự tự
hủy do phân hoá nội bộ đảng và chế độ CSVN.
– Hai là cường độ
và hiệu quả thực tế của các hình thức đấu tranh của các lực lượng quốc gia, dân
tộc, dân chủ trong cũng như ngoài nước, thu hút được quần chúng,tạo ra cao trào
đấu tranh đòi dân chủ, dân sinh, nhân quyền của nhân dân trong nước.(Chủ lực)
– Sau cùng là áp
lực trên đảng và chế độ CSVN của các cực cường, các chính quyền dân chủ,Liên
Hiệp Quốc, các tổ chức kinh tế tài chánh quốc tế và các tổ chức bảo vệ nhân
quyền quốc tế.
Dưới áp lực của
ba mũi giáp công trên đây, đã thúc ép được chế độ độc tài toàn trị hiện nay lùi
dần về phía dân chủ. Chất dân chủ đã và đang đẩy lùi chất độc tài và tích lũy.
Khi lượng dân chủ tích lũy đủ triệt tiêu hoàn toàn chất độc tài, thì theo qui
luật duy vật biện chứng mà những người cộng sản Việt nam từng tin như giáo
điều, rằng “Lượng đổi, chất đổi”, thì chế độ độc tài toàn trị hiện nay sẽ tiêu
vong hoàn toàn bản thể để hình thành chế độ dân chủ tại Việt nam.
Tóm lại: 36 năm
trước đây, ngày 30-4-1975 cuộc chiến tranh Quốc-Cộng tại Việt Nam đã kết thúc
không bình thường đã chỉ đem lại một chiến thắng giả tạo ( biểu kiến) cho cộng
sản Việt Nam. Thực tế đã ngày một khẳng định cuộc chiến tranh kết thúc như thế
không phải là thắng lợi của phe này đối với phe kia, mà chỉ là do nhu cầu thay
đổi thế chiến lược quốc tế mới của các cường quốc cực nắm trung tâm quyền lực
thế giới. Do đó, thực tế đã ngày một khẳng định ngày 30-4-1975 chỉ là khởi điểm
một quá trình đưa CSVN đến sự tiêu vong về bản thể, để hình thành một chế độ
dân chủ mai hậu tại Việt nam theo chiều hướng mới: Dân chủ tất thắng độc tài.
Một khi chế độ độc tài cộng sản tiêu vong về mặt bản thể, lý tưởng và mục tiêu
đấu tranh của những người CSVN đã không đạt được, nay phải xoay chiều cố thực
hiện những điều mà người Việt Quốc Gia đấu tranh chưa đạt. Và như thế có thể
kết luận rằng: 30-4-1975 “Quốc Gia đã thua để Thắng và Cộng sản đã Thắng để
Thua”.
Giả định trên đã được một số người đặt ra từ lâu và thường được nhắc
lại mỗi khi có hiện tượng người quốc gia đánh người quốc gia như đòn
thù. Những người nêu ra giả định này thường là nạn nhân hay những người
cảm thấy bất bình khi thấy hiện tượng chụp mũ, vu cáo, lăng mạ lẫn nhau
giữa những người Việt quốc gia hay tổ chức chống cộng chỉ vì khác nhau
về nhận thức, quan điểm và phương cách chống cộng, với cường độ căm thù
có khi cao hơn cả cường độ căm thù Việt cộng và tập trung sức lực chống
nhau đến quên cả mục tiêu chính là chống cộng để đạt mục tiêu tối hậu là
dân chủ hóa Việt Nam.
Từ bối cảnh trên, dường như những người nêu giả định trên muốn có câu
trả lời cho gỉả thiết: Nếu ngày 30-4-1975 Việt Quốc thắng Việt Cộng,
liệu “Bên thắng cuộc Việt Quốc” có đối xử với “Bên thua cuộc Việt Cộng”,
như Việt cộng đã làm sau ngày 30-4-1975 đối với Việt quốc hay không?
Hay còn tệ hại hơn nhiều? I/-Nếu Việt Quốc thắng Việt Cộng, sẽ bằng cách nào, vào thời điểm nào?
1.- Phương cách Việt Quốc thắng Việt Cộng hoàn toàn khác Việt cộng.
Như mọi người đều biết, sau khi Hiệp định Geneve 1954 chia đôi đất
nước, Miền Bắc do đảng Cộng Sản Việt Nam nắm quyền, thiết lập một chế độ
độc tài đảng trị dưới bảng hiệu lừa mị “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa”;
Miền Nam thuộc quyền cai trị của chính quyền chính thống Quốc gia, xây
dựng chế độ dân chủ pháp trị, với quốc hiệu Việt Nam Cộng Hòa.
Theo một số các điều khoản của Hiệp Định Genève liên quan đến việc
chia cắt và thống nhất đất nước, thì vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới tạm
thời và sẽ thống nhất sau đó ít năm bằng phương thức hòa bình, thông qua
một cuộc bầu cử tự do để nhân dân hai miền chọn lựa một chế độ chính
trị thích hợp chung cho một nước việt Nam thống nhất.
Chẳng qua đây chỉ là một văn kiện xác định mốc thời gian đưa một dân
tộc nhược tiểu sau gần một thế kỷ bị thực dân Pháp khai thác thuộc địa,
bước vào thế gọng kìm của một thế chiến lược quốc tế mới hình thành sau
Thế Chiến Hai: cuộc chiến tranh ý thức hệ tư bản chủ nghĩa và cộng sản
chủ nghĩa, diễn ra giữa hai hình thái Chiến Tranh Lạnh (giữa các nước
giầu) và Chiến Tranh Nóng (nơi một số nước nghèo).
Việt cộng ở Miền Bắc trở thành công cụ của phe Xã hội chủ nghĩa, đóng
vai trò tên lính xung kích mở mang bờ cõi cho các tân đế quốc Đỏ Nga
-Tầu, Việt quốc ở Miền Nam trở thành tiền đồn Thế Giới Tự Do để ngăn
chặn sự bành trướng của cộng sản quốc tế, đứng đầu là Liên Xô và Trung
Cộng. Đất nước Việt Nam trở thành bãi chiến trường và nhân dân hai miền
Bắc-Nam trở thành bia đỡ đạn cho các phe tiêu thụ hết các loại vũ khí
còn tồn đọng sau Thế Chiến Hai và thử nghiệm các loại vũ khí giết người
mới sáng chế, làm giầu cho các nhà tư bản quân sự quốc phòng thuộc phe
Tư bản và cho tư bản nhà nước độc quyền thuộc phe XHCN.
Từ vị trí và vai trò công cụ khác biệt trên đây, đã đưa đến hai đường
lối, chinh sách để giành thắng lợi hoàn toàn khác nhau giữa Việt quốc
và Việt cộng.
Việt cộng thì chủ trương dùng bạo lực quân sự kết hợp với bạo lực
chính trị để cưỡng chiếm Miền Nam, thống nhất đất nước dưới chế độ độc
tài đảng trị. Trong khi Việt quốc thì ngay từ đầu đã chủ trương thắng
Việt cộng bằng sức mạnh chính trị và kinh tế, diễn biến hòa bình và tịnh
tiến. Theo đó, chính quyền và quân dân Miền Nam sẽ kiến tạo ở Miền Nam
một chế độ dân chủ pháp trị đích thực (Việt Nam Cộng Hòa) để thực thi
các quyền tự do, dân chủ, dân sinh và nhân quyền cho mọi người dân. Đồng
thời xây dựng và phát triển theo kinh tế thị trường, kế hoạch hóa mềm
dẻo, làm cho dân giầu, nước mạnh, nhân dân Miền Nam có đời sống tự do,
ấm no, hạnh phúc. Trên hai trụ cốt chính trị và kinh tế vững mạnh, Miền
Nam sẽ phát triển toàn diện về xã hội, văn hóa, giáo dục, đạo đức, khoa
học kỹ thuật theo kịp đà tiến hóa chung của thời đại. Chính những thành
quả toàn diện trên sẽ tạo sức mạnh đạt thắng lợi sau cùng, thống nhất
đất nước trong một chế độ tự do dân chủ pháp trị.
Vậy thì:
2.- Việt quốc sẽ thắng Việt cộng vào thời điểm nào?
Nếu Việt quốc có điều kiện thời gian thực hiện theo đúng sách lược
tổng quát vừa trình bầy ở phần trên, thì Việt quốc thắng Việt cộng cũng
không thể xẩy ra vào ngày 30-4-1975 và cũng không thể sớm hơn chiến
thắng của Tây Đức dân chủ pháp trị đối với Đông Đức độc tài đảng trị
(cuối thập niên 80).Vì nó còn tùy thuộc nhiều điều kiện chủ quan (đối
với hai phe nội thù) và khách quan (chiều hướng chiến lược toàn cầu của
các cường quốc).
Vì nếu giả định rằng Việt quốc ở Miền Nam đã đập tan được cuồng vọng
xâm lăng của Cộng sản Bắc Việt, buộc Việt cộng phải rút hết lực lượng vũ
trang về Miền Bắc, chấm dứt tham vọng “Giải phóng Miền Nam, thống nhất
đất nước”. Sau đó, chính quyền VNCH phải tồn tại được cho đến hôm nay,
thành công trong sách lược chống cộng, tạo cho Miền Nam một thực chất và
thực tế như Nam Triều Tiên hiện nay , thì quá lắm cũng chỉ duy trì được
tình trạng qua phân lãnh thổ như chế độ Bắc Triều Tiên độc tài đảng trị
nghèo nàn lạc hậu và Nam Triều Tiên dân chủ pháp trị giầu có hiện nay
(sau 3 năm Bắc Triều Tiên mở cuộc xâm lăng Nam Triều Tiên (1950-1953) bị
chặn đứng) để chờ cơ may thống nhất Triều Tiên một cách hòa bình dưới
chế độ dân chủ giầu mạnh của Miền Nam.
Thế nhưng thực tế Việt quốc đã không tạo được các điều kiện cần và đủ
để tồn tại, tạo tiền đề chủ động thắng Việt cộng trong tương lai như
Nam Triều Tiên. Thực tế, vì vậy Việt quốc đã bị Hoa Kỳ bỏ rơi khi có nhu
cầu thay đổi chiến lược, để cho Việt cộng có điều kiện thuận lợi tạo
được một chiến thắng ăn theo (bất chiến tự nhiên thành), chiếm đoạt được
Miền Nam. II/- Điều gì sẽ xảy ra nếu Việt Quốc thắng Việt Cộng?
Điều có thể khẳng định không sợ sai lầm, rằng nếu Việt quốc thắng
Việt cộng, Việt quốc sẽ không hành xử như Việt cộng, vì bản chất, lập
trường, phương thức để thành đạt mục tiêu lý tưởng của Việt quốc hoàn
toàn khác Việt cộng.
Vì vậy, nếu Việt quốc thắng Việt cộng, theo suy luận của chúng tôi,
chính quyền Việt quốc lúc đó, có thể rút kinh nghiệm từ sự thống nhất
giữa Đông và Tây Đức hay giữa Bắc và Nam Triều Tiên.
Từ suy luận tổng quát trên, chúng tôi nghĩ rằng chính quyền Việt quốc
chắc chắn sẽ thực hiện khác những gì Việt cộng đã và đang làm từ sau
ngày 30-4-1975 đối với Việt quốc, đã gây tổn hại nghiêm trọng, toàn diện
và lâu dài cho dân tộc (gây thêm hận thù, phân hóa dân tộc) và cho đất
nước (suy đồi toàn diện…)
Việt cộng đã giải tán hoàn toàn cơ cấu tổ chức chính quyền, bắt giam
dài hạn, đầy ải, sỉ nhục các viên chức chỉ huy guồng máy chính quyền
Việt Nam Cộng Hòa, dân sự, quân sự, hành chánh, chuyên môn các cấp các
ngành lập và thay thế ngay bằng các cấp chỉ huy và viên chức Việt cộng
từ trung ương đến địa phương ở Miền Nam. Đồng thời Việt cộng dùng chế độ
hộ khẩu kềm kẹp nhân dân, dùng quân đội, công an, tòa án nhân dân, nhà
tù, pháp trường đàn áp, sát hại dã man những người dân Miền Nam mà họ
cho là “phản động” chống lại chế độ, vi phạm nghiêm trọng nhân quyền,
dân quyền, bất chấp luật pháp quốc tế.
Nhưng nếu Việt quốc thắng Việt cộng, chắc chắn Việt quốc sẽ không
hành động dã man, rừng rú như Việt cộng đã đối xử với Việt quốc,vốn là
những người anh em cùng mầu da, sắc máu có chung nguồn gốc dân tộc. Việt
quốc sẽ từng bước ổn định tình hình theo một quá trình thời gian thích
hợp, trên bình diện pháp lý,chính trị, kinh tế, tài chánh,văn hóa giáo
dục cũng như thực tế xã hội. Tất cả đều được thực hiện theo một tiến
trình thời gian thích hợp, đúng những nguyên tắc và chuẩn mực của một
chế độ dân chủ pháp trị được thể hiện trong Hiến pháp và luật pháp quốc
gia thống nhất, với các quyền tự do, dân chủ, nhân quyền căn bản được
tôn trọng, bảo vệ và hành xử cho mọi công dân không phân biệt giai tầng
xã hội hay nguồn gốc quá khứ là Việt cộng hay Việt quốc. Nghĩa là Việt
quốc sẽ hành động đúng cung cách một chính quyền của một chế độ dân chủ
pháp trị trong cộng đồng thế giới văn minh, biết tôn trọng luật pháp
quốc gia cũng như luật pháp quốc tế. Những kẻ phạm pháp, dù gốc Việt
quốc hay Việt cộng,dù có chức có quyền hay dân giả,kể từ sau ngày “Việt
quốc thắng Việt cộng” thống nhất đất nước một cách hòa bình, nếu phạm
pháp đều được xét xử công minh, nếu xét thấy có tội sẽ bị nghiêm trị
theo đúng pháp luật.(chứ không phải bắn giết, bỏ tù bừa bãi, không cần
xét xử, nếu có xét xử thì theo lệnh của “Đảng” không theo pháp luật, vì
không có pháp luật mà chỉ có “nghị luật” là những nghị quyết của Đảng
được thể chế hóa…như Việt cộng đã làm sau 30-4-1975 cho đến nay). III/- Kết luận
Nói tóm lại, trong giả định, nếu Việt quốc thắng Việt cộng, điều gì
sẽ xẩy ra? Chúng ta chỉ có thể trả lời là Việt quốc sẽ hành động hoàn
toàn khác những gì mà Việt cộng đã làm kể từ sau ngày 30-4-1975.Vì Việt
quốc có bản chất, lập trường, phương thức để thành đạt mục tiêu lý tưởng
của Việt quốc hoàn toàn khác Việt cộng. Do đó, các hành động của Việt
quốc chắc chắn sẽ dẫn đến những hiệu quả tốt đẹp, toàn diện cho dân tộc
và đất nước, đáp ứng đúng ý nguyện của toàn dân Việt, chứ không đưa đến
những hậu quả tàn hại toàn diện cho dân tộc và đất nước, trái với ý
nguyện của nhân dân như hôm nay do các hành động của Việt cộng từ sau
ngày 30-4-1975 gây ra.
Vì vậy, những ai chỉ căn cứ vào hiện tượng Việt quốc “đánh” Việt
quốc như đòn thù, chỉ vì bất đồng chính kiến, để cho rằng nếu ngày
30-4-1975 Việt Quốc thắng Việt Cộng, thì “Bên thắng cuộc Việt Quốc” cũng
sẽ đối xử với “Bên thua cuộc Việt Cộng”, như Việt cộng đã làm sau ngày
30-4-1975 đối với Việt quốc hay còn tệ hại hơi nhiều, thì đó chỉ là sự
võ đoán, sai lầm. Sự hoài nghi này hoàn toàn chủ quan, đầy cảm tính và
không thực tế.
Trên thực tế, hành vi của một số người Việt quốc “đánh” Việt quốc chỉ
là một số rất ít, do lòng căm thù Việt cộng cao độ đã “giận cá chém
thớt’ nên đã trút căm thù Việt cộng lên đầu anh em nào có lời nói,thái
độ, hành động, phương thức chống cộng khác mình, cho là có lợi cho Việt
cộng. Hiện tượng này không thể phản ánh nhận thức, quan điểm chống cộng
cho toàn khối Việt quốc chân chính và không nhất thiết họ sẽ là những
người lãnh đạo đất nước sau khi Việt quốc thắng Việt cộng trong giả định
lịch sử (quá khứ) hay giả định thực tế (tương lai). Vả lại dù họ có nằm
trong thành phần lãnh đạo đất nước thì ai cũng phải lãnh đạo trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật và cũng phải tuân thủ luật pháp quốc tế
trong cộng đồng thế giới văn minh ngày nay, chứ không thể tùy tiện cảm
tính bốc đồng của cá nhân hay một phe nhóm nào được nắm quyền lãnh đạo
đất nước hậu cộng sản. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ. Nguồn: https://www.voatiengviet.com/a/neu-ngay-ba-muoi-thang-tu-viet-quoc-thang-viet-cong-dieu-gi-se-xay-ra/2715054.html
Bạn còn nhớ không ? HCM phái người đến gặp Tổng Thống Hoa kỳ ( 1946 } để
xin can thiệp với Pháp . Vì biết rỏ Ông Hồ là CS,nên HK làm ngơ .Do đó
có cuộc chiền từ 1946 đến 1954 ,và tiếp nối kéo dài 30 năm . Có không ?
Nguyên do từ đó bạn ạ !!!!!
Hàn Thực
(VN)
01/05/2015 08:33
Tôi không động đến ngày 30 tháng Tư ,Sợ " Động thời văn " ,Nay ngày 1
tháng 5 ,mới dám í é . Thôi ,thôi ,không chỉ 40,50 năm ,mà còn dài ,hết
thế hệ này qua thế hệ khác .Bởi chưng dòng máu " khuôn viên bất
đồng,thủy hoả tương khắc,mâu thuẩn nan giải ",có từ thời Lạc Long Quân
cơ mà .
Không ghi tên
30/04/2015 07:26
Tại sao không chiến thắng được TQ ? Lại chiến thắng" nồi da xáo thịt "
không lẽ Đảng cộng sản VN mừng lắm sao ? Cái giặc Tàu TQ nó mưu chiếm
Hoàng Sa và Trường Sa sao không là chiến thắng ?
Không ghi tên
28/04/2015 10:08
Nếu ngày 30/4 Việt quốc thắng Việt cộng, điều gì sẽ xảy ra?
Đây hoàn toàn là một "giấc mơ hoang tưởng đến mù quáng" của những người thất bại nhưng vẫn còn cay cú và hận thù? Thử xem người Mỹ ấy? Họ có như vậy không?
duong
(viet nam )
28/04/2015 08:30
Tất cả đều là người việt nam . không có ai thắng và không có ai thua .
Hoa Kỳ được thế giới mặc nhiên tôn vinh làm bá chủ
Nguyễn Cao Quyền (Danlambao)
- Trong những năm gần đây, dư luận chung cho rằng cán cân quyền lực
đang chuyển dần từ Mỹ sang một số nước đang nổi trong đó có Trung Quốc.
Báo cáo Global Trend 2015 của News Week cũng cho rằng một trật tự thế
giới hậu Hoa Kỳ đang xuất hiện, không phải vì Mỹ đã suy yếu mà vì các
nước khác đang lớn mạnh. Báo cáo này cho rằng vào đầu năm 2025 Mỹ sẽ
không còn giữ vị thế siêu cường duy nhất mà chỉ còn là một nước thứ nhất
giữa các quốc gia ngang hàng (first among equals).
Nhận định trên đây có nhiều phần không chính xác nên cần được góp ý thêm
trong những đoạn viết tiếp theo. Xin mời qúy độc giả tiếp tục theo
dõi.
Sức lớn mạnh mau chóng của Trung Quốc đang được thế giới quan tâm
Được quan tâm nhiều nhất trong số các nước đang nổi ấy là Trung Quốc.
Trước sự lớn mạnh nhanh chóng của Trung Quốc, nhiều nhà phân tích cho
rằng Trung Quốc sẽ thống trị thế giới sau Hoa Kỳ. Một trong những nhà
phân tích đó là tác giả người Anh tên Martin Jacques với tác phẩm “When
China Rule The World” xuất bản năm 2009.
Martin cho rằng việc đó chỉ còn là vấn đề thời gian. Tiêu chí đầu tiên
để Martin Jacques khẳng định như vậy là mức tăng trưởng kinh tế của Hoa
Lục. Ngoài sức mạnh kinh tế tác giả còn nêu ra một số yếu tố khác như
văn hóa, văn minh… Tác giả cho rằng vào giữa thế kỷ này Bắc Kinh sẽ trở
thành thủ đô của thế giới.
Tác giả cũng cho rằng hầu hết các nước Á Châu sẽ chấp nhận sự bá chủ của
Trung Quốc và như vậy hệ thống chư hầu (tributary system) có thể coi
như đã quay lại Á Châu ngay từ lúc này. Trung Quốc giờ đây đã có thể
thách thức trật tự thế giới do các nước Phương Tây thiết lập.
Lập luận quá đơn giản và thiếu dẫn chứng của Martin Jacques không mang
lại nhiều thuyết phục nên chúng ta lại phải đào sâu thêm thực chất của
vấn đề.
Thật ra Trung Quốc không có triển vọng nào để mong đợi
Một tác giả người Anh khác, trái lại đã bác bỏ hoàn toàn lập luận của
Martin Jacques. Tác giả này tên Will Hutton với tác phẩm “The writing
on the Wall: China and the West in the 21st Century” xuất bản năm 2007.
Theo Hutton, Trung Quốc chẳng có triển vọng nào để thống trị thế giới vì
nước này đang phải đối diện với sự nhập nhằng về bản sắc và những yếu
kém về kinh tế, nên chính những điều này không cho phép Trung Quốc áp
đặt sức mạnh cứng và sức mạnh mềm lên các nước khác.
Thể chế chính trị độc đoán của Trung Quốc không phải là điểm mạnh mà là
một nhược điểm vì nó không có cơ chế kiểm soát và cân bằng quyền lực.
Kinh tế của Trung Quốc vừa mạnh nhưng lại vừa yếu. Mô hình kinh tế hiện
tại của nước này chủ yếu dựa trên xuất khẩu và tiết kiệm không thể tồn
tại mãi mãi. Để thay đổi, Trung Quốc cần có một sự thay đổi về chính
trị.
Người Trung Hoa không tin tưởng vào tương lai vì họ biết rằng Đảng CSTQ
không thể mãi mãi duy trì quyền lực. Will Hutton cho rằng, vì những lý
do trên, trong tương lai Hoa Kỳ và Phương Tây vẫn dẫn đầu.
Và Trung Quốc cũng chẳng mang được cái gì mới lạ cho nhân loại
Trong số những người phủ nhận quan điểm cho rằng trật tự thế giới hiện
tại sẽ bị đe dọa bởi sự lớn mạnh của Trung Quốc, còn có một giáo sư đại
học Princeton người Mỹ tên là John Ikenberry.
Ông này cho rằng Trung Quốc chẳng mang đến cho hệ thống tổ chức và điều
hành thế giới một cái gì mới mẻ và đặc trưng. Do đó những dự đoán là
Trung Quốc sẽ khởi xướng một trật tự thế giới mới là sai lầm.
Một bài viết khác của tác giả Mixin Pei, người Trung Hoa đăng trên tuần
báo Newsweek ngày 8/12/2009 cũng cho rằng viễn cảnh Trung Quốc tạo ra
một trật tự thế giời mới để từ đó leo lên làm bá chủ nhân loại là xa
vời.
Một trong hai lý do quan trọng mà Mixin Pei đưa ra là những khó khăn
kinh tế hiện tại của nước này. Mọi chuyện không phải là xuôi chảy và
đơn giản như mọi người tưởng tượng. Vấn đề thứ hai được đặt ra là nếu
Trung Quốc thực sự mạnh thì tại sao Bắc Kinh lại không đóng một vai trò
quan trọng hơn trong các vấn đề quốc tế. Câu trả lời là điều mà Bắc
Kinh ưu tiên quan tâm hiện tại là làm sao ổn định được tình hình chính
trị trong nước. Vì những lý do trên nên Mixin Pei cho rằng Trung Quốc
sẽ không thể thống trị thế giới trong tương lai như Martin Jacques dự
báo.
Như vậy phải lý giải ra sao?
Với sự sụp đổ của mô hình cộng sản thế giới vào những năm đầu của thập
kỷ 1990 mô hình của Mỹ đã trở thành vĩ đại và được ưa chuộng khắp nơi
trên thế giới. Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ đã ngự trị thế giới không phải chỉ
vì sức mạnh kinh tế mà còn về nhiều mặt khác như khoa học, kỹ thuật,
văn minh, văn hóa… nói tóm lại là vì vị thế “bá chủ” của nước này.
Về phương diện kinh tế. Hoa Kỳ tượng trưng cho 25% của sức sản xuất thế
giới. GDP của Hoa Kỳ cao gấp rưỡi GDP của Nhật Bản. Với sức sản xuất
vô địch như vậy Hoa Kỳ đương nhiên là quốc gia mạnh nhất hoàn cầu về
phương diện mậu dịch. Nhờ những xí nghiệp đa quốc gia mang quốc tịch
Mỹ, Hoa Kỳ đầu tư khắp nơi khắp chốn trên mặt địa cầu. Đồng đô la Mỹ
được ưa chuộng trong mọi giao dịch quốc tế.
Hoa Kỳ đồng thời cũng là một mô hình văn hóa được cả thế giới ưa thích.
Tiếng Anh được thông dụng khắp hang cùng ngõ hẻm. Phim ảnh âm nhạc và
cách sống văn minh được cả thế giới bắt chước.
Vì có sức mạnh và một nền văn minh lan tỏa khắp thế giới Hoa Kỳ được thế
giới mặc nhiên tôn vinh làm bá chủ. Hoa Kỳ chinh phục thế giới không
bằng vũ lực như đế quốc cộng sản ngày nay hay những đế quốc La Mã, Mông
Cổ, Trung Quốc, Anh Quốc thời xưa, mà bằng sức mạnh của dân chủ tự do.
Và phải kết luận thế nào?
Để có thể làm bá chủ thế giới, một cường quốc cần hội đủ năm điều kiện
sau đây. Nếu nhận xét một cách thực tế và khoa học thì phải nói rằng
Trung quốc còn lâu, và cũng có thể là không bao giờ, trở thành bá chủ
của thế giới.
Điều kiện kinh tế: Gần đây nền kinh tế của Trung Quốc đã tăng
trưởng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên đó chỉ là một sự tăng trưởng về
kích thước chứ không phải là một sự tăng trưởng về chất lượng và ngay cả
về kích thước thì số lượng tăng trưởng ấy cũng chỉ đủ để chạy vào túi
những người thuộc giai cấp lãnh đạo.
Chúng ta cần để ý rằng hiện tượng nói trên không xảy ra ở nước Mỹ.
Không xảy ra ở Mỹ vì ở Mỹ nền kinh tế quốc doanh không có chỗ đứng, trừ
một vài lãnh vực thật cần thiết. Tại Mỹ nền kinh tế tự do là cơ sở căn
bản cho hệ thống tài chánh toàn cầu. Hơn 80% của khối lượng trao
đổi tài chánh thế giới được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ, và chừng nào
đồng đô la ấy còn được thế giới tin cậy thì uy tín kinh tế của Mỹ chưa
thể bị ai đánh bại.
Điều kiện quân sự: Sức mạnh và sự tân tiến của quân đội Hoa Kỳ
hiện nay vẫn chưa bị nước nào qua mặt. Ngân qũy quốc phòng của Mỹ là
37% ngân qũy quốc phòng của tất cả các quốc gia trên thế giới và tỷ lệ
này sẽ không suy xuyển trong thời gian.
Ngân sách quốc phòng Mỹ vào lúc này vẫn là bốn lần ngân sách quốc phòng
của Trung Quốc. Quân lực của Mỹ được dàn trải rộng khắp trên mặt địa
cầu và cho đến nay vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm.
Gần đây Hoa Kỳ có cắt bớt tài khoản dành cho quân số thì những tài khoản
này lại được dùng để làm mạnh thêm cho các binh chủng hải quân và không
quân chứ không phải là những dấu hiệu suy nhược. Trung Quốc làm sao
theo nổi Mỹ về phương diện này trong thời gian trước mắt.
Điều kiện chính trị: Sức mạnh chính trị của một quốc gia phải
được lượng định theo nhiều chiều kích. Đối với nước Mỹ ngoại viện là
chất xi-măng gắn liền Washington với các thủ đô khác trên thế giới. Từ
lâu, ngoại viện Mỹ đã trở thành quen thuộc trên khắp nẻo đường của nhân
loại và đã đánh bại được nhiều cảnh nghèo đói khổ cực.
Muốn có một chính sách ngoại giao tốt đẹp không phải nước nào cũng làm
được. Điều kiện trước tiên cần phải có là sự ổn định trong nước. Vì Mỹ
là một nước tự do dân chủ lâu đời nên sự ổn định là một vấn đề tự
nhiên. Năm mươi triệu dân Mỹ hiện nay là người sinh trưởng ở nước
ngoài. Con số này là vô địch. Ai cũng nhìn về nước Mỹ như một thiên
đường hạ giới.
Điều kiện khoa học tiên tiến: Trong 9 công ty có trình độ kỹ nghệ
cao của thế giới thì 8 công ty là của Mỹ. Nếu ta chú ý đến trình độ
kỹ thuật siêu đẳng của công nghệ thì phải thấy con số 8 nói trên là qúy
trọng.
Tuy sinh sau đẻ muộn nhưng Hoa Kỳ cho đến nay lúc nào cũng là quốc gia
sản xuất nhiều dầu hỏa và khí đốt nhất thế giới. Các đại học và định
chế khoa học của Mỹ được cả thế giới ngưỡng mộ và lúc nào cũng cung cấp
cho nước Mỹ đầy đủ những điều kiện cần thiết để phát triển. Hơn 30% số
tiền nghiên cứu khoa học của thế giới đã được chi tiêu tại Hoa Kỳ.
Điều kiện văn hóa và văn minh: Có thể nói là Hoa Kỳ có một trình
độ văn hoá và văn minh tiên tiến nhất thế giới hiện nay. Con số người
di cư, bỏ quê cha đất tổ, bỏ nơi chôn rau cắt rốn, đến Hoa Kỳ sinh sống
chứng tỏ kịch bản này.
Sự phát triển văn minh và văn hóa của Hoa Kỳ là một sức mạnh không nước
nào bì kịp. Thử nhắm mắt lại để tưởng tượng sức mạnh vô địch này rồi
đem so sánh với những gì đã và đang xảy ra ở Trung Quốc, thì có thể tin
rằng còn lâu Trung Quốc mới bắt kịp Hoa Kỳ còn việc có thể thay thế được
Hoa Kỳ hay không thì quả là một điều “vô vọng”./.
1/
Không những có thể giải quyết những tranh chấp, xung đột căng thẳng
hiện nay tại Biển Đông mà VNCH còn có thể thu hồi lại Hoàng Sa và Trường
Sa do Trung Cộng đã và đang chiếm đóng.
2/
Không những VNCH có thể thu hồi lại Hoàng Sa, Trường Sa mà VNCH còn có
thể thu hồi lại lãnh thổ của VNCH cũng đã và đang bị Việt Cộng xâm lăng
cưởng chiếm bất chấp công pháp quốc tế trong thời điểm 30/4/1975.
3/
Chúng ta không cần phải phát động chiến tranh, hy sinh xương máu. Không
cần phải tổ chức cách mạng để lật đổ bạo quyền Việt Cộng, VNCH sẽ trở
lại bằng Công Pháp Quốc tế. Đó là kết quả của một cuộc Hội Nghị Quốc Tế
về Việt Nam do Liên Hiệp Quốc triệu tập để xét lại các điều khoản đã thi
hành trong Hiệp Định Paris 27/ 1/1973 cũng như xét lại Bản Định Ước
Quốc Tế về Việt Nam mà 12 Nước Thành Viên đã ký kết và cam kết Ngày
3/2/1973 dưới sự chứng kiến của Ông Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc.
4/ Khẳng định rằng, chỉ có VNCH trở lại, mới có thể bảo đãm về nhân quyền, tự do, ấm no và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam.
XIN HÃY THAM GIA, HƯỞNG ỨNG HAY HỔ TRỢ ĐỂ
VIỆT NAM CỘNG HÒA TRỞ LẠI BẰNG CÔNG PHÁP QUỐC TẾ
1/ Gắn Sticker hoặc Banner mang nội dung : THE REPUBLIC OF VIET NAM IS RETURNING
(Việt Nam Cộng Hòa Trở Lại) trên xe hơi, các cửa tiệm, các cơ sở tư
nhân… nói chung là quảng bá nội dung nầy bất cứ nơi nào có thể được để
nói lên khát vọng của chúng ta đối với thế giới tự do văn minh và tiến
bộ. Sticker nầy được phân phát hoàn toàn miển phí.
2/ Vào trang Web : http://vietnamconghoa.us
Để ký tên tham gia trong LỜI KÊU GỌI của Quân, Dân, Cán, Chính VNCH gởi
đến cho Liên Hiệp Quốc, các Nhà lãnh đạo của các Nước tự do trên thế
giới. Các tổ chức nhân quyền, tự do, dân chủ. Các chính trị gia, Các cơ
quan Công quyền, các vị Dân biểu, Thượng nghi sĩ và các giới truyền
thông quốc tế. Nhằm thức tĩnh lương tâm nhân loại, về một Nước Việt Nam Cộng Hòa đã bị Cộng Sản Bắc Việt vi phạm Hiệp Định Paris 1973 xâm lăng một cách trắng trợn.
3/
Ủng hộ đóng góp tài chánh cho Ủy Ban Lâm Thời VNCH, tiếp tục công cuộc
vận động các Nước Thành viên từng ký kết trong Định Ước Quốc tế về Việt
Nam ngày 2/3/1973 nhằm tái hợp Hiệp Định Paris dựa trên điều 7b. Chỉ cần
5 trong số 8 Nước sau đây : Hoa Kỳ, Pháp, Anh, Nga Sô, Canada, Ba Lan,
Hungary và Indonesia. Loại trừ Trung Cộng, Việt Cộng và Mặt Trận GPMN.
Khi có đủ 6 Nước tán thành, Liên Hiệp Quốc có trách nhiệm triệu tập một
Hội Nghị Quốc Tế về Việt Nam nhằm duyệt xét vấn đề thi hành Hiệp Định
Paris 1973.
4/ Tích cực tham gia ĐẠIHỘI VIỆT NAM CỘNG HÒA HẢI NGOẠI 2016
để bầu ra một Ủy Ban Lãnh Đạo của tập thể Quân Dân Cán Chính Việt Nam
Cộng Hòa. Ủy Ban nầy bao gồm các cơ cấu trước đây của VNCH như hành
pháp, tư pháp, lập pháp, giám sát viện và Quân Đội. Việc bầu cử nầy rất
quan trọng để xác nhận tư cách pháp nhân của VNCH trước công pháp quốc
tế và Ủy Ban được điều hành bằng ngân sách đóng góp của Quân Dân Cán
Chính VNCH Hải Ngoại.
Ủy Ban Lãnh Đạo VNCH
có trách nhiệm theo đuổi công cuộc đấu tranh cứu Dân cứu Nước dưới mọi
hình thức,cũng như chuẩn bị sằn sàng kế hoạch tiếp thu, kế hoạch điều
hành và xây dựng đất nước một khi Chế độ Cộng Sản Việt Nam hoàn toàn sụp
đổ.
Ghi Chú:
Một Ban Tổ Chức Đại Hội VNCH Hải Ngoại sẽ được thành lập công khai với
sự tham gia của tất cả các đoàn thể tổ chức đấu tranh của VNCH. Ban Tổ
Chức sẽ soạn thảo kế hoạch bầu cử, Nội quy, vai trò và trách nhiệm, ấn
định thời gian và quyết định mọi vấn đề cho đến khi Đại Hội VNCH Hải
Ngoại được hoàn tất. Việc hội họp và thảo luận sẽ công khai trên hệ
thống Internet Paltalk Toàn Cầu Diển Đàn VIỆT NAM CỘNG HÒA mà mọi người
khắp nơi trên thế giới đều có thể tham dự.
5/
Hưởng ứng hổ trợ hay tham dự một cuộc biểu tình đông đảo của Quân Dân
Cán Chính VNCH trước Tòa Bạch Ốc Thủ Đô Nước Mỹ kêu gọi Chính giới Hoa
Kỳ xét lại Hiệp Định Paris 1973. Nhằm trả lại một sự công bằng lịch sử
cho Việt Nam Cộng Hòa cũng như 58.000 cựu chiến binh Hoa Kỳ đã hy sinh
trong trong cuộc chiến bảo vệ tự do tại Việt Nam.
Kính thưa toàn thể quý vị.
Việt
Nam Cộng Hòa vẫn còn tồn tại và hiện hữu trên khắp thế giới chính là vì
sự vi phạm Hiệp Định Paris 1973 của Trung Cộng và Việt Cộng. Hiệp Định
Paris cũng không có ấn định thời gian hiệu lực do đó vẩn còn giá trị.
Đây chính là cứu cánh của đất nước và dân tộc Việt Nam trước nguy cơ bị
diệt vong bởi Trung Cộng và Việt Cộng. Có tận nhân lực mới tri thiên
mệnh, hiện nay chúng ta đã có kế hoạch và chương trình hành động, chúng
ta đã có nhân lực chuyên môn vận động pháp lý. Chúng ta cần có thêm tài
chánh mới có thể hoàn tất đại cuộc cứu dân cứu nước đã và đang thúc
bách. Xin đừng dửng dưng, thờ ơ vô cảm trước nổi khổ đau của dân tộc,
mà những ai còn yêu nước thương nòi phải hành động ngay trước khi quá
muộn. Một đồng bạc là một giọt máu truyền vào cơ thể cho Mẹ Việt Nam
vươn mình sống dậy. Có thể nói chưa bao giờ như bây giờ mà các yếu tố
Thiên thời Địa lợi Nhân hòa chính là các yếu tố thuận lợi cho tập thể
Quân Dân Cán Chính VNCH hiện nay. Nếu chúng ta đoàn kết, quyết tâm đấu
tranh vì Đất Nước và Dân Tộc thì ngày VNCH trở lại chắc chắn sẽ không
còn xa xôi nữa.
Mọi liên lạc tham gia và yểm trợ :
VIET NAM REPUBLIC FOUNDATION
9353 Bolsa Ave. Spc J29, Westminster, CA 92683-5951
“Nếu
bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ
biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải
sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ
quốc, vô tôn giáo." Ngô Đình Diệm
(Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955)
Ý kiến của bạn
Tất cả các bình luận (173)
Đây hoàn toàn là một "giấc mơ hoang tưởng đến mù quáng" của những người thất bại nhưng vẫn còn cay cú và hận thù?
Thử xem người Mỹ ấy? Họ có như vậy không?