Xung quanh Hội nghị 13: Những ai tung ra ‘tài liệu chính trị nội bộ’?
25.12.2015
Hội nghị Trung ương 13 đảng Cộng sản Việt Nam kéo dài quá khổ đã để
lại một chút gợn buồn. Cuộc tranh đấu còn lâu mới khoan hòa giữa các
lực lượng chính trị trong đảng vẫn bế tắc đến mức giờ đây phương án tái
nhiệm tổng bí thư của ông Nguyễn Phú Trọng lại có vẻ một chiều hơn cả.
Tuổi tác “không thành vấn đề”.
Dĩ nhiên phái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn lâu mới hài lòng.
‘Tài liệu chính trị nội bộ’
Càng khó hài lòng hơn khi ba ngày trước khi Hội nghị Trung ương 13 kết thúc, trên mạng xã hội bất thần hiện ra “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị”.
“Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí à” - lời “hiệu triệu” trước đây về facebook của Thủ tướng Dũng rất có thể bị phản tác dụng vào lần này. Không gì khác hơn là facebook chính là phương tiện truyền dẫn “bức thư của Thủ tướng Dũng’’ với tốc độ kinh hoàng.
Cùng hoàn cảnh trên, trước và trong Hội nghị 13, một tổ chức chưa từng nghe tên tuổi là “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” đã nhờ một trang mạng xã hội, chứ không thể là báo chí nhà nước, đăng tải loạt bài viết tấn công dữ dội nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế. Song hai bài gần nhất trong loạt bài này lại tràn ngập ẩn ý về một trong những ứng cử viên cho chức tổng bí thư tại Đại hội 12: Trương Tấn Sang.
Có lẽ chỉ rất ít tổ chức và nhân vật nắm được “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị” là thật hay giả. Bức thư dài đến 9 trang đánh máy này được đóng dấu treo “Thủ tướng chính phủ”, và hơn nữa là dấu đỏ - một chỉ dấu cố ý làm cho người đọc hiểu đó là bản gốc, lấy thẳng từ nguồn trong nội bộ chứ không phải là tài liệu photo chuyền tay tam sao thất bản.
Tuy chưa biết độ tin cậy của bức thư trên đến mức nào, nhưng khá nhiều nội dung trong bức thư này lại không quá lạ lẫm với dư luận trong nội bộ và cả ngoài xã hội. Có chăng là chi tiết gia đình ông Dũng thông gia với ‘đại tá tình báo Mỹ Nguyễn Bá Bang” - được xem là “tài liệu nội bộ về lịch sử chính trị” - có thể gây tò mò đáng kể nơi những người hám chuyện.
“Chính trị nội bộ” lại là một đòn được một số quan chức Việt ưa dùng để thanh loại nhau. Cứ mỗi lần gần đến đại hội đảng, cơ quan Ban bảo vệ chính trị nội bộ của một số tỉnh thành lại có cơ hội để phô trương quyền lực ngầm. Những “đồng chí có vấn đề” như có thân nhân ở những nước “thù địch” như Mỹ, hoặc có “quá trình khai báo trong nhà tù Mỹ ngụy”, đều có thể bị đưa lên bàn mổ.
Tuy nhiên, đó là chuyện quá khứ, vào thời chưa có Internet. Vào thời đó, những đơn thư tố cáo về hoạt động khai báo chỉ được lan truyền dưới dạng giấy tờ thủ công trong phạm vi nội bộ các cơ quan nhà nước, cùng lắm thì đến những cán bộ về hưu.
Còn bây giờ thì quá nhiều chuyện được tung lên mạng. Nguyễn Công Khế là nạn nhân mới nhất khi bị “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” công bố một tài liệu thuộc độ “tuyệt mật”, vốn chỉ được lưu giữ trong hệ thống đảng và chính quyền, về nội dung khai báo của ông Khế trong “nhà tù Mỹ ngụy”.
Khỏi phải diễn tả là tài liệu của hiếm trên đã thu hút mối quan tâm lẫn tò mò của công luận đến thế nào. Nếu từ lâu dư luận đã thắc mắc về những chuyện cung đình của 70 năm lịch sử đảng Cộng sản vẫn chưa được bạch hóa, thì nay “tài liệu chính trị nội bộ” tự nhiên mọc cánh bay ra ngoài.
‘Tình đồng chí’
Sau 40 năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, vấn đề “lịch sử chính trị” vẫn tỏ ra phần nào hữu hiệu trong cuộc chiến quyền lực giữa các đồng chí không đồng lòng. Một trong những loại tài liệu “có giá” được sử dụng để moi móc tấn công nhau có nguồn gốc từ “Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo ngụy” - theo cách gọi của giới chính quyền và công an Việt Nam. Các bản khai báo cá nhân từ đây mà ra.
Hẳn nhiên cuộc đấu đá giữa các phe nhóm trong nội bộ đảng cũng đang dâng trào như thể “thế nước đang lên” - một luận điểm mà giới chuyên gia phản biện trung thành đang ra sức cổ vũ - trong không gian ngập ngụa nợ công, nợ xấu và mới nhất là nạn cạn kiệt ngân sách. Cùng với thủ đoạn moi móc “sân sau” của nhau ở những tổ hợp ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, vấn đề “lịch sử chính trị” hoặc cả “chính trị hiện nay” được khai thác tối đa để hạ uy tín đối thủ, khiến đối thủ không thể được giới thiệu vào “cấp ủy” và do đó có thể bị “loại từ vòng gửi xe”.
Khi chứng kiến cung cách tung tài liệu chính trị nội bộ lên mạng như thế, một cán bộ nhà nước phải nhận xét: “Gọi là đồng chí mà chơi nhau đến vậy là quá tàn mạt, không còn gì để nói!”.
Câu hỏi còn lại nhằm mục đích gì và từ ai đã khiến lộ ra những tài liệu đó trên mạng Internet?
Về nguyên tắc, “tài liệu chính trị nội bộ” nằm trong danh mục bảo vệ bí mật nhà nước, được lưu giữ bởi cơ quan công an một số cấp, cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ, cơ quan nội chính và một số quan chức có trách nhiệm liên quan. Nhưng nếu hiện thời mở một cuộc điều tra để tìm xem ai đã tiết lộ những tài liệu chính trị nội bộ lên mạng Internet, e rằng quá khó do phạm vi điều tra là quá rộng so với nguyên tắc. Ngay cả có thành lập một ban chuyên án an ninh cấp quốc gia để dò tìm nguồn gốc của “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị” cũng là một nhiệm vụ quá nan giải.
Chỉ biết rằng khi thủ đoạn đã trở nên công khai đến mức sẵn lòng dùng tài liệu chính trị nội bộ để đấu tố nhau, những người đang được coi là “đồng chí” đã thực sự biến thành kẻ thù của nhau, đẩy chế độ lao nhanh đến cuối đường tận diệt.
Cuộc bỏ phiếu sinh tử
“Tình đồng chí” biểu cảm đến thế và câu hỏi từ đâu xuất hiện những tài liệu thuộc độ “tuyệt mật” trên mạng xã hội là hoàn toàn xứng đáng được áp vào trường hợp “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị”. Nếu quả bức thư này là thật, xác suất tài liệu này được “vô tình” lộ ra từ nội bộ là rất nhỏ.
Trừ phi ai đó cố ý làm điều đó.
Tuy nhiên, nếu tạm gác lại nhiều nội dung giải trình của bức thư trên mà một số dư luận đã ít nhiều nghe đến, có lẽ chi tiết làm người ta ngạc nhiên và phải luận bàn nhiều nhất là một đoạn trong bức thư “Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ”.
Chưa cần biết nội dung trên là thật hay giả, nhưng một cựu quan chức nhà nước có nhiều kinh nghiệm về công tác tổ chức cán bộ đã khẳng định rằng nếu biết trước về ứng viên chủ động xin “rút”, ông sẽ không viết phiếu giới thiệu/bỏ phiếu thuận hoặc sẽ lưỡng lự khi viết phiếu/bỏ phiếu cho ứng viên đó.
Hội nghị Trung ương 13 vừa chìm xuống và Hội nghị Trung ương 14 đang ập đến lại là những cuộc chiến mang tính sinh tử về bỏ phiếu cho thành phần Bộ Chính trị, trong đó có các vai trò của “tứ trụ” và đặc biệt là cái ghế tổng bí thư. Hệ quả nào đã và sẽ xảy ra nếu một số ủy viên Trung ương đảng đinh ninh rằng Thủ tướng Dũng đã chính thức có thư xin “nghỉ”?
Không cần hồ nghi rằng khi chỉ còn chưa đầy một tháng nữa sẽ diễn ra Đại hội 12 của đảng cầm quyền, những cú ra đòn độc đáo lẫn độc địa nhất sẽ không còn cần mai phục chờ thời nữa.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tuổi tác “không thành vấn đề”.
Dĩ nhiên phái Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn lâu mới hài lòng.
‘Tài liệu chính trị nội bộ’
Càng khó hài lòng hơn khi ba ngày trước khi Hội nghị Trung ương 13 kết thúc, trên mạng xã hội bất thần hiện ra “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị”.
“Chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí à” - lời “hiệu triệu” trước đây về facebook của Thủ tướng Dũng rất có thể bị phản tác dụng vào lần này. Không gì khác hơn là facebook chính là phương tiện truyền dẫn “bức thư của Thủ tướng Dũng’’ với tốc độ kinh hoàng.
Cùng hoàn cảnh trên, trước và trong Hội nghị 13, một tổ chức chưa từng nghe tên tuổi là “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” đã nhờ một trang mạng xã hội, chứ không thể là báo chí nhà nước, đăng tải loạt bài viết tấn công dữ dội nguyên tổng biên tập báo Thanh Niên Nguyễn Công Khế. Song hai bài gần nhất trong loạt bài này lại tràn ngập ẩn ý về một trong những ứng cử viên cho chức tổng bí thư tại Đại hội 12: Trương Tấn Sang.
Có lẽ chỉ rất ít tổ chức và nhân vật nắm được “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ chính trị” là thật hay giả. Bức thư dài đến 9 trang đánh máy này được đóng dấu treo “Thủ tướng chính phủ”, và hơn nữa là dấu đỏ - một chỉ dấu cố ý làm cho người đọc hiểu đó là bản gốc, lấy thẳng từ nguồn trong nội bộ chứ không phải là tài liệu photo chuyền tay tam sao thất bản.
Tuy chưa biết độ tin cậy của bức thư trên đến mức nào, nhưng khá nhiều nội dung trong bức thư này lại không quá lạ lẫm với dư luận trong nội bộ và cả ngoài xã hội. Có chăng là chi tiết gia đình ông Dũng thông gia với ‘đại tá tình báo Mỹ Nguyễn Bá Bang” - được xem là “tài liệu nội bộ về lịch sử chính trị” - có thể gây tò mò đáng kể nơi những người hám chuyện.
“Chính trị nội bộ” lại là một đòn được một số quan chức Việt ưa dùng để thanh loại nhau. Cứ mỗi lần gần đến đại hội đảng, cơ quan Ban bảo vệ chính trị nội bộ của một số tỉnh thành lại có cơ hội để phô trương quyền lực ngầm. Những “đồng chí có vấn đề” như có thân nhân ở những nước “thù địch” như Mỹ, hoặc có “quá trình khai báo trong nhà tù Mỹ ngụy”, đều có thể bị đưa lên bàn mổ.
Tuy nhiên, đó là chuyện quá khứ, vào thời chưa có Internet. Vào thời đó, những đơn thư tố cáo về hoạt động khai báo chỉ được lan truyền dưới dạng giấy tờ thủ công trong phạm vi nội bộ các cơ quan nhà nước, cùng lắm thì đến những cán bộ về hưu.
Còn bây giờ thì quá nhiều chuyện được tung lên mạng. Nguyễn Công Khế là nạn nhân mới nhất khi bị “Câu lạc bộ nhà báo trẻ” công bố một tài liệu thuộc độ “tuyệt mật”, vốn chỉ được lưu giữ trong hệ thống đảng và chính quyền, về nội dung khai báo của ông Khế trong “nhà tù Mỹ ngụy”.
Khỏi phải diễn tả là tài liệu của hiếm trên đã thu hút mối quan tâm lẫn tò mò của công luận đến thế nào. Nếu từ lâu dư luận đã thắc mắc về những chuyện cung đình của 70 năm lịch sử đảng Cộng sản vẫn chưa được bạch hóa, thì nay “tài liệu chính trị nội bộ” tự nhiên mọc cánh bay ra ngoài.
‘Tình đồng chí’
Sau 40 năm “giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”, vấn đề “lịch sử chính trị” vẫn tỏ ra phần nào hữu hiệu trong cuộc chiến quyền lực giữa các đồng chí không đồng lòng. Một trong những loại tài liệu “có giá” được sử dụng để moi móc tấn công nhau có nguồn gốc từ “Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo ngụy” - theo cách gọi của giới chính quyền và công an Việt Nam. Các bản khai báo cá nhân từ đây mà ra.
Hẳn nhiên cuộc đấu đá giữa các phe nhóm trong nội bộ đảng cũng đang dâng trào như thể “thế nước đang lên” - một luận điểm mà giới chuyên gia phản biện trung thành đang ra sức cổ vũ - trong không gian ngập ngụa nợ công, nợ xấu và mới nhất là nạn cạn kiệt ngân sách. Cùng với thủ đoạn moi móc “sân sau” của nhau ở những tổ hợp ngân hàng thương mại và doanh nghiệp, vấn đề “lịch sử chính trị” hoặc cả “chính trị hiện nay” được khai thác tối đa để hạ uy tín đối thủ, khiến đối thủ không thể được giới thiệu vào “cấp ủy” và do đó có thể bị “loại từ vòng gửi xe”.
Khi chứng kiến cung cách tung tài liệu chính trị nội bộ lên mạng như thế, một cán bộ nhà nước phải nhận xét: “Gọi là đồng chí mà chơi nhau đến vậy là quá tàn mạt, không còn gì để nói!”.
Câu hỏi còn lại nhằm mục đích gì và từ ai đã khiến lộ ra những tài liệu đó trên mạng Internet?
Về nguyên tắc, “tài liệu chính trị nội bộ” nằm trong danh mục bảo vệ bí mật nhà nước, được lưu giữ bởi cơ quan công an một số cấp, cơ quan bảo vệ chính trị nội bộ, cơ quan nội chính và một số quan chức có trách nhiệm liên quan. Nhưng nếu hiện thời mở một cuộc điều tra để tìm xem ai đã tiết lộ những tài liệu chính trị nội bộ lên mạng Internet, e rằng quá khó do phạm vi điều tra là quá rộng so với nguyên tắc. Ngay cả có thành lập một ban chuyên án an ninh cấp quốc gia để dò tìm nguồn gốc của “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị” cũng là một nhiệm vụ quá nan giải.
Chỉ biết rằng khi thủ đoạn đã trở nên công khai đến mức sẵn lòng dùng tài liệu chính trị nội bộ để đấu tố nhau, những người đang được coi là “đồng chí” đã thực sự biến thành kẻ thù của nhau, đẩy chế độ lao nhanh đến cuối đường tận diệt.
Cuộc bỏ phiếu sinh tử
“Tình đồng chí” biểu cảm đến thế và câu hỏi từ đâu xuất hiện những tài liệu thuộc độ “tuyệt mật” trên mạng xã hội là hoàn toàn xứng đáng được áp vào trường hợp “Thư của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị”. Nếu quả bức thư này là thật, xác suất tài liệu này được “vô tình” lộ ra từ nội bộ là rất nhỏ.
Trừ phi ai đó cố ý làm điều đó.
Tuy nhiên, nếu tạm gác lại nhiều nội dung giải trình của bức thư trên mà một số dư luận đã ít nhiều nghe đến, có lẽ chi tiết làm người ta ngạc nhiên và phải luận bàn nhiều nhất là một đoạn trong bức thư “Tôi đã ghi rõ nguyện vọng gửi đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là: TÔI XIN KHÔNG TÁI CỬ”.
Chưa cần biết nội dung trên là thật hay giả, nhưng một cựu quan chức nhà nước có nhiều kinh nghiệm về công tác tổ chức cán bộ đã khẳng định rằng nếu biết trước về ứng viên chủ động xin “rút”, ông sẽ không viết phiếu giới thiệu/bỏ phiếu thuận hoặc sẽ lưỡng lự khi viết phiếu/bỏ phiếu cho ứng viên đó.
Hội nghị Trung ương 13 vừa chìm xuống và Hội nghị Trung ương 14 đang ập đến lại là những cuộc chiến mang tính sinh tử về bỏ phiếu cho thành phần Bộ Chính trị, trong đó có các vai trò của “tứ trụ” và đặc biệt là cái ghế tổng bí thư. Hệ quả nào đã và sẽ xảy ra nếu một số ủy viên Trung ương đảng đinh ninh rằng Thủ tướng Dũng đã chính thức có thư xin “nghỉ”?
Không cần hồ nghi rằng khi chỉ còn chưa đầy một tháng nữa sẽ diễn ra Đại hội 12 của đảng cầm quyền, những cú ra đòn độc đáo lẫn độc địa nhất sẽ không còn cần mai phục chờ thời nữa.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.